ĐỀ TÀI Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích ảnh hưởng của đị dịch Covid-19 đối với giáo dục Việt Nam hiện nay,ĐỀ TÀI Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích ảnh hưởng của đị dịch Covid-19 đối với giáo dục Việt Nam hiện nayĐỀ TÀI Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích ảnh hưởng của đị dịch Covid-19 đối với giáo dục Việt Nam hiện nayĐỀ TÀI Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích ảnh hưởng của đị dịch Covid-19 đối với giáo dục Việt Nam hiện nayĐỀ TÀI Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích ảnh hưởng của đị dịch Covid-19 đối với giáo dục Việt Nam hiện nay
Trang 1KHOA
ĐỀ TÀI Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích ảnh hưởng của đị dịch Covid-19 đối với giáo
dục Việt Nam hiện nay
Họ tên sinh viên:
Mã số sinh viên:
Lớp học phần:
GV HƯỚNG DẪN:
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
MỤC LỤC
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Quan điểm duy vật biện chứng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.1 Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.3 Quan điểm toàn diện
2 Thực tiễn những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay Đề xuất giải pháp để học tập tích cực trong bối cảnh đại dịch
2.1 Thực tiễn những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến giáo dục Việt nam hiện nay
2.2 Những vấn đề đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19
2.3 Đề xuất giải pháp để học tập tích cực trong bối cảnh đại dịch COVID-19 2.4 Liên hệ thực tiễn vấn đề và giải pháp học tập cho bản thân
III PHẦN KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vào những năm giữa thế kỉ XIX, C Mác và Ph Ăngghen đã nghiên cứu và sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng, về sau được V.I Lênin tiếp tục kế thừa và phát triển vào đầu thế kỉ XX Chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là sự thống nhất hữu cơ giữa phương pháp luận biện chứng và thế giới quan duy vật Chính nhờ sự thống nhất hài hòa đó mà chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được rất nhiều hạn chế của phép biện chứng chất phác xuất phát từ thời cổ đại cũng như phép biện chứng duy tâm khách quan của thời cận đại Nó được coi là thành quả cuối cùng và thành công nhất sau cả một hành trình phát triển,
nó khái quát được đúng nhất những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động
và phát triển của thế giới Phép biện chứng duy vật được xem là một môn khoa học Dựa trên cơ sở của một hệ thống những nguyên lý, những quy luật phổ biến, những phạm trù cơ bản, phép biện chứng duy vật đã được hình thành Trong hệ thống cơ sở đó, có hai nguyên lý được coi là cơ bản nhất, một trong số
đó chúng ta phải kể đến nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Hiện nay, chúng ta
đã và đang chung sống trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 Đại dịch Covid-19
kể từ khi xuất hiện đến nay đã ảnh hưởng to lớn dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cuộc sống của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực, mọi mặt của cuộc sống Trong đó đặc biệt là ảnh hưởng đối với giáo dục ở Việt nam hiện nay Nó gây nên những ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là tích cực,…Chính
vì vậy, em đã lựa chọn đề tài để qua đó làm sáng tỏ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, đồng thời vận dụng nguyên tắc toàn diện nhằm phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến giáo dục Việt nam hiện nay Từ đó bản thân
có những giải pháp nhằm học tập một cách tích cực trong bối cảnh đại dịch Covid-19
2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài có ý nghĩa to lớn trong việc làm sáng tỏ những giá trị,
nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ đó khát quát lên ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý, làm
Trang 4cơ sở nền tảng lý luận quan trọng đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn cuộc sống
Ý nghĩa thực tiến: Thông qua việc làm sáng tỏ lý luận chủ nghĩa Mác Lê-nin
về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, đề tài có đóng góp to lớn trong việc nâng cao hiệu quả việc vận dụng nguyên lý vào thực tiến Đặc biệt, đề tài giúp chỉ ra những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến giáo dục và trên cơ sở có những
đóng góp về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập trong bối cảnh dịch bệnh
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Quan điểm duy vật biện chứng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.1 Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ dùng để chỉ những quy định, sự qua lại, sự tác động lẫn nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới Cơ sở lý luận của mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật là tính thống nhất vật chất của thế giới Từ đó, các sự vật, hiện tượng dù có khác nhau và đa dạng đến thế nào
đi chăng nữa thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới duy nhất với tên gọi là thế giới vật chất mà thôi Một số ví dụ về những mối liên hệ phổ biến trong cuộc sống: Luôn luôn tồn tại những mối liên hệ giữa con người, động vật, thực vật và khí hậu,
Mối liên hệ phổ biến bao gồm một số những tính chất cơ bản như: Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng và phong phú Đi sâu vào phân tích từng tính chất
đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối liên hệ này trong phép biện chứng duy vật
Tính khách quan:
Theo như quan điểm của phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ: mọi mối liên hệ của các sự vật tồn tại và hiện tượng xảy ra trên Trái Đất đều có tính khách quan Tất cả những sự tác động, quy định, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng đều là xuất phát từ trong chính chúng, đó là cái vốn có của nó chứ hoàn toàn không chịu bất kì một sự tác động nào từ ý chí con
Trang 5người hay một yếu tố nào khác Con người chỉ có khả năng nhận thức được vấn đề
và vận dụng các mối liên hệ vào trong hoạt động thực tiễn của mình Có rất nhiều loại liên hệ, có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng và cái tinh thần Cũng có những mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, cũng có những mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượg vật chất với nhau Sau khi xem xét hết các mối liên hệ, suy cho cùng, nó đều là sự phản ánh mối liên hệ và quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan
Tính phổ biến:
Phép biện chứng duy vật khẳng định không có bất kì một sự vật hay hiện tượng, quá trình nào có thể tồn tại một cách riêng lẻ, độc lập tuyệt đối đối với các
sự vật, hiện tượng hay quá trình khác mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau Không có bất cứ một sự vật hay hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm cả những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó Tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống mở tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau
Tính đa dạng, phong phú:
Ngoài tính phổ biến và tính khách quan, mối liên hệ này còn có cả tính đa dạng
và phong phú Theo Mác- Lênin, tính chất này được biểu hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ
vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng
có tính chất và vai trò khác nhau Do đó, không thể đồng nhất tính chất, vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng trong những điều kiện xác định
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Trang 6Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó Tính vô hạn của thế giới, cũng như tính vô lượng các sự vật, hiện tượng đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng các mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau; do vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn như sau
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức trong chỉnh thể thống nhất của “mối tổng hoà những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với các
sự vật khác” (V.I.Lênin)
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng
Thứ ba, cần xem xét đổi tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật nguy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và
Trang 7chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến)
1.3 Quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện là quan điểm mà trong quá trình nghiên cứu, xem xét hiện tượng, sự vật, sự việc…chính ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố kể cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật Điều này xuất phát từ mối liên hệ nắm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự vật trên thế giới Bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự việc và không có bất cứ sự vật nào có thể tồn tại được một cách riêng biệt, độc lập với các sự vật khác nên cũng chính vì vậy phải có quan điểm toàn diện
Khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng lý thuyết
hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”); mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét
nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó…Mặt khác, chúng ta cũng cần phải xem xét sự vật
ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó…
Ví dụ: Nếu như trong câu chuyện “ Thầy bói xem voi”: thầy sờ vòi con voi thì phán rằng con voi “ sun sun như con đỉa”; thầy sờ ngà voi thì phán con voi vài
và cứng cứng như cái đòn gánh; thầy sờ tai thì phán con voi như cái quạt thóc; thầy sờ chân voi thì phán nó như cái cột đình… Như vậy trong câu chuyện, các thầy bói không có được cái nhìn một cách toàn diện mà thay vào đó là một cái nhìn phiến diện, máy móc chỉ quan tâm và cho rằng 1 bộ phận của con voi đã phán ra hình thù của cả một con voi…mà chưa thấy được mối quan hệ của các
bộ phận đó Trong thực tế đời sống, khi chúng ta vận dụng quan điểm toàn diện thì chúng ta sẽ định hình được hình thù của con voi thay vì những quan điểm phiến diện từ các ông thầy bói…
Trang 82 Thực tiễn những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay Đề xuất giải pháp để học tập tích cực trong bối cảnh đại dịch
2.1 Thực tiễn những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến giáo dục Việt nam hiện nay
Mặt tiêu cực:
Đại dịch Covid-19 xuất hiện mới mức độ lây lan nhanh chóng cùng với tính chất nguy hiểm khôn lường của nó đã buộc đất nước phải thực hiện các biện pháp chống dịch như giãn cách xã hội, thực hiện khuyến cáo 5K, tạm dùng các hoạt động tập trung đông người…Nhìn một cách khách quan, toàn diện, đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng to lớn tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong
đó đặc biệt là đối với giáo dục Việt Nam
Giáo dục Việt nam là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề Công cuộc xây dựng và đổi mới giáo dục Việt nam cũng gặp nhiều những khó khăn, cản trở Đại dịch đã làm cho hàng triệu học sinh, sinh viên Việt nam không được tới trường học tập trong một khoảng thời gian dài Hoạt động dạy học trực tiếp của nhà trường bị đình trệm tạm dừng, việc dạy học của giáo viên, giảng viên cũng chịu những ảnh hưởng tiêu cực Chính vì điều ấy đã khiến cho chất lượng giáo dục của Việt Nam cũng như hiệu quả giáo dục có sự đi xuống Theo số liệu thống kê có khoảng trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường theo đúng dự định gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc cung cấp nguồn nhân lực cho
xã hội…
Đại dịch đã khiến cho nền giáo dục Việt nam có sự chuyển biến, thay đổi từ
mô hình dạy học trực tiếp chuyển sang mô hình dạy học trực tuyến trên các phương tiện, thiết bị thông minh Tuy nhiên, việc giáo dục theo hình thức trực tuyến lại đang phải đối mặt với khó khăn bởi điều kiện hạ tầng còn hạn chế, sự thiếu tốn nhất là đối với những vùng sâu, vùng xa gây nên nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực…
Trang 9Dịch bệnh diễn ra đã và đang gây ra nhiều những áp lực đè nặng lên giáo viên, học sinh cũng như phụ huynh, khiến cho học sinh căng thẳng, mệt mỏi, giáo viên cực nhọc và áp lực đồng thời là tâm lý lo lắng của phụ huynh học sinh Việc học tập trực tuyến gây nên những hạn chế về khả năng tương tác, sự quản
lý, kiểm soát của giáo viên tới lớp học qua đó khiến cho chất lượng giáo dục có
sự giảm sút Nó gây lên sự thiếu hụt kiến thức nghiêm trong của học sinh, sinh viên so với khi được học tập trực tiếp trên trường
Dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông Công tác tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương và Chương trình đào tạo (đào tạo lại) giáo viên phổ thông bị chậm tiến độ Thời lượng học lý thuyết, học thực hành, học thực nghiệm, trải nghiệm thực tế, thí nghiệm chưa bảo đảm Việc xây dựng, cải tạo các công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ gặp nhiều khó khăn Một số hoạt động quản lý, quản trị như công tác thanh tra, kiểm tra, khảo thí và kiểm định chất lượng phải
tổ chức trực tiếp ở cơ sở giáo dục không thực hiện được trong điều kiện giãn cách xã hội
Dịch bệnh đã khiến cho chất lượng giáo dục Việt nam bị ảnh hưởng tiêu cực Công tác kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên thiếu đi tính thực
tế, khách quan, công bằng, để lộ nhiều lỗ hỏng trong công tác quản lý, kiểm tra, thi cử, gây ảnh hưởng to lớn tới chất lượng đầu ra của học sinh và sinh viên Cũng vì thế mà nhiều những hành vi tiêu cực trong thi cử, giáo dục xuất hiện… Đồng thời, giáo dục trong bối cảnh của dịch bệnh Covid-19 đã chỉ đem lại những giá trị, hiệu quả về lý thuyết mà bị hạn chế đi tính thực hành nhất là đối với những môn học yêu cầu kỹ năng, thực hành thực tế…
Dịch bệnh cũng khiến cho vấn đề tài chính của nhiều cơ sở giáo dục nhất là đối với cơ sở giáo dục tư thục, tự chủ gặp nhiều khó khăn Công tác tuyển sinh
và tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học cũng bị thay đổi và điều chỉnh…
Trang 10Mặt tích cực:
Nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, đại dịch Covid-19 mặc dù gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền giáo dục Việt nam song nó vẫn tạo ra những ảnh hưởng hết sức tích cực đối với nền giáo dục…
Đại dịch Covid-19 khiến cho giáo dục Việt nam chuyển sang hình thức học trực tuyến Đây chính là cơ hội để ngành giáo dục có thể thực hiện việc chuyển đổi số, nâng cao khả năng thích nghi của ngành giáo dục trước những biến đổi to lớn từ yếu tố ngoại cảnh Nó cũng chính là cơ hội, điều kiện để ngành giáo dục Việt Nam có thể phát huy năng lực đổi mới, tư duy sáng tạo trong việc dạy và học với sự ra đời của nhiều mô hình, phương pháp, cách học trực tuyến mới mẻ nhưng không kém phần hiệu quả, từng bước giúp khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng hưởng của dịch bệnh gây ra…Nó cũng chính là một cú hích để ngành giáo dục, nhà trường thay đổi trong tư duy quản lý, phát huy sự sáng tạo của mỗi
cá nhân, nhà trường và toàn ngành giáo dục
2.2 Những vấn đề đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19
Trong bối cảnh của dịch bệnh Covid-19, những vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục Việt Nam là rất lớn…
Vấn đề đầu tiên đặt ra đó chính là sự xây dựng và đổi mới phát triển giáo dục dạy và học của toàn ngành giáo dục Khả năng thích ứng của ngành giáo dục trong bối cảnh của dịch bệnh Covid-19 nhất là khi tình hình dịch bệnh đang ngày càng trở nên phức tạp…
Vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay đó chính là việc thực hiện triển khai chương trình giáo dục tới học sinh, sinh viên sao cho hiệu quả dưới hình thức học trực tuyến khi mà xã hội đang phải thực hiện giãn cách, học sinh, sinh viên không được đến trường do ảnh hưởng của dịch bệnh