1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với giáo dục ở việt nam hiện nay

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và Vận Dụng Quan Điểm Toàn Diện Để Phân Tích Những Ảnh Hưởng Của Đại Dịch Covid -19 Đối Với Giáo Dục Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Việt Ánh
Người hướng dẫn Đào Thu Hương
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Triết học Mác – Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 203,52 KB

Nội dung

Trang 1 HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Học phần: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINĐỀ TÀI: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾNVÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN ĐỂ PHÂNTÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ĐỂ PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID -19 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Đào Thu Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Việt Ánh

Lớp : K24NHC

Hà nội, ngày 6 tháng 1 năm 2022

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC

PHẦN

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài………3

2 Mục đích của đề tài……… 3

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ………4

NỘI DUNG Phần 1: Quan điểm của phép biện chứng duy vật về nguyên lý của mối liên hệ phổ biến I Phép biện chứng duy vật ………4

II Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến ……… 5

1 Khái niệm của mối liên hệ phổ biến ………5

2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến……… 6

II.1 Tính khách quan … ……… 6

II.2 Tính phổ biến ……… 7

II.3 Tính phong phú và đa dạng ……… 7

3 Ý nghĩa phương pháp luận ……… 8

3.1 Quan điểm toàn diện……… 8

3.2 Quan điểm lịch sử - cụ thể ……… 9

Phần 2: Phân tích những ảnh hưởng của đại dịch covid – 19 đối với nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay I Những ảnh hưởng của Covid- 19 và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục Việt Nam hiện nay………10

II Liên hệ bản thân: Là sinh viên Học viện Ngân Hàng chúng ta cần có những giải pháp gì để học tập tích cực trong đại dịch………12

KẾT LUẬN………13

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 14

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong ba năm gần đây, cả thế giới đang lao đao về vô cùng chỉ vì những con

vi rút bé xíu nhưng rất nguy hại: Corona Số nạn nhân mất mạng vì Covid- 19 đang lũy tiến từng ngày từng giờ khiến chúng ta đều lo sợ và hoảng loạn Dịch bùng phát cũng là lúc vô số vấn dề đươc đặt ra, đại dịch đã làm đảo lộn

và tàn phá rất nhiều các lĩnh vực đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình

và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trường học phải chuyển sang dạy học trực tuyến, học sinh không được đến trường, kế hoạch học tập bị đảo lộn dẫn đến một vài điều đáng lo ngại như học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu gây nên tình trạng hổng tình trạng hổng kiến thức Chính vì vậy chúng ta cần đặt ra một vài giải pháp để giải quyết tình trạng đáng lo ngại này

Phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động thực tiễn và nhận thức Chức năng này thể hiện ở chỗ con người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù và các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật để đề ra các nguyên tắc tương ứng, định hướng cho hoạt động lý luận và thực tiễn của mình Dựa trên cơ sở

khái niệm này của phép biện chứng duy vật em đã chọn đề tài: “ Nguyên lý

về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 đối với giáo dục của Việt Nam hiện nay ” để phân tích lý luận cho đề tài của mình

2 Mục đích chọn đề tài

Qua việc nghiên cứu đề tài lý luận này, em muốn giúp cho mọi người hiểu những khái niệm cơ bản của phép biện chứng duy vật, nắm bắt được rõ các nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện để từ đó thấy được

Trang 4

những ảnh hưởng của đại dịch Covid đối với nền giáo dục nước nhà và cùng nhau tìm ra được giải pháp để tích cực học tập trong đại dịch

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Thông qua việc nắm bắt các khái niệm và kiến thức trọng tâm của phép biện chứng cũng như là mối liên hệ phổ biến chúng ta có thể thấy được quan điểm toàn diện đòi hỏi phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng từ

đó tìm ra được khuynh hướng phát triển trong thực tiễn

Qua nghiên cứu đề tài cũng giúp thấy được tình hình đại dịch hiện nay không chỉ là vấn đề của Bộ y tế mà còn là ảnh hưởng lớn đối với Bộ giáo dục: Gần

20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một khoảng thời gian rất dài Trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nhân lực… Đề tài cũng góp phần tìm ra hướng giải quyết, những chính sách phù hợp đối với những vấn đề nêu trên

NỘI DUNG PHẦN 1: QUAN ĐIỂM CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ NGUYÊN LÝ CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN I.Phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật là “ linh hồn sống ” , là “ cái quyết định ” của chủ nghĩa Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và của nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn Chức năng này thể hiện ở chỗ, con người dựa vào các nguyên lý, được

cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy

Trang 5

vật để đề ra các nguyên tắc tương ứng, định hướng hoạt động lý luận và thực tiễn của mình

Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lenin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Đây là sự khác biệt tinh tế về trình độ phát triển so với các tư tửing biện chứng trong các thời kỳ trước đây

Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac- Lenin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan ( duy vật biện chứng) và phương pháp luận ( biện chứng duy vật) Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới Vai trò của phép biện chứng duy vật: Xuất pháp từ các ưu điểm tiến bộ của mình, phép biện chứng duy vật trở thành một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nó là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Từ đặc trưng và vai trò nêu trên, ta thấy phép biện chứng duy vật tồn tại dựa trên các nguyên lý cơ bản Làm sáng tỏ và phong phú thêm những quy luật thể hiện hai nguyên lý này chính là đối tượng của phép biện chứng duy vật

II.Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến

1.Khái niệm của mối liên hệ phổ biến

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên

hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất,

Trang 6

khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng…Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định, nhưng đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật hiện tượng khách quan tồn tại trong mỗi liên hệ, rằng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới Nguyên lý này biểu hiện thông qua 6 cặp phạm trù cơ bản

2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến

2.1 Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến

Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ với nhau,

dù nhiều dù ít Điều này là khách quan, không lệ thuộc vào việc con người có nhận thức được các mối liên hệ hay không

Sở dĩ mối liên hệ có tính khách quan là do thế giới vật chất có tính khách quan Các dạng vật chất (bao gồm sự vật, hiện tượng) dù có vô vàn, vô kể, nhưng thống nhất với nhau ở tính vật chất Có điểm chung ở tính vật chất tức

là chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản chất một cách khách quan Có những mối liên hệ rất gần gũi ta có thể nhận thấy ngay

Ví dụ như mối liên hệ giữa con gà và quả trứng

Nhưng có những mối liên hệ phải suy đến cùng, qua rất nhiều khâu trung gian, ta mới thấy được Gần đây, chúng ta hay được nghe về lý thuyết “hiệu ứng cánh bướm” Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng những sự vật, hiện tượng ở rất xa nhau nhưng đều có liên quan đến nhau

Trang 7

2.2 Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến

Các mối liên hệ tồn tại giữa tất cả các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội

và tư duy Không có sự vật, hiện tượng bất kỳ nào mà không có sự liên hệ với phần còn lại của thế giới khách quan

Lấy lĩnh vực tự nhiên để phân tích, ta có những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng thuộc riêng lĩnh vực tự nhiên Cũng có những mối liên hệ giữa các

sự vật, hiện tượng thuộc tự nhiên với các sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực xã hội Lại có những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên với các hiện tượng thuộc lĩnh vực tư duy (hay tinh thần)

Khi lấy lĩnh vực xã hội hoặc tư duy để phân tích, ta cũng có những mối liên

hệ đa lĩnh vực như trên

2.3 Tính phong phú, đa dạng của mối liên hệ phổ biến

Đó là sự muôn hình, muôn vẻ của những mối liên hệ Tính đa dạng, nhiều loại của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, vận động và phát triển của chính các sự vật, hiện tượng quy định

Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng Ta có thể nêu một số loại hình cơ bản sau:

Liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài:

Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa các yếu

tố, các bộ phận, các thuộc tính, các mặt khác nhau… trong cùng một sự vật

Nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau Nhìn chung, nó không có ý nghĩa quyết định Mối quan hệ này thường phải thông qua mối liên hệ bên trong để phát huy tác dụng

Liên hệ bản chất và không bản chất, liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên: Cũng

có những tính chất, đặc điểm nêu trên Ngoài ra, chúng còn có tính đặc thù

Trang 8

Chẳng hạn, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong mối quan hệ này, lại là tất nhiên trong mối quan hệ khác

Liên hệ chủ yếu và thứ yếu; liên hệ trực tiếp và gián tiếp: Cách phân loại này nói đến vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của sự vật

Liên hệ bản chất và không bản chất; liên hệ cơ bản và không cơ bản: Cách phân loại này nói lên thực chất của mối liên hệ là gì

Liên hệ bao quát toàn bộ thế giới và liên hệ bao quát một số hoặc một lĩnh vực: Cách phân loại này vạch ra quy mô của mối liên hệ

Sự phân chia từng loại cặp mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên

hệ phổ biến Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính sự vật

Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật Con người phải nắm bắt đúng mối liên hệ để có cách tác động phù hợp nhằm đưa loại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có thể rút ra ý nghĩa về phương pháp luận sau:

3.1 Quan điểm toàn diện

Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng và các mối liên hệ có tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện

Trang 9

Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính

sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng sự vật

Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên và lưu ý đến sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với sự vật khác Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp các phương tiện khác nhau

để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

3.2 Quan điểm lịch sử toàn diện - cụ thể

Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú Sự vật hiện tượng khác nhau không gian thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thứ và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể

Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường

cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển Thực tế cho rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác

Trang 10

PHẦN 2: PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

HIỆN NAY

I. Những ảnh hưởng của covid- 19 và những vấn đề đặt ra đối với

nền

giáo dục Việt Nam hiện nay

Kể từ khi Covid- 19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, rồi lan rộng ra toàn cầu, trở thành một cuộc khủng hoảng y tế: số ca nhiễm mới tăng lên mỗi ngày,

số ca tử vong vì đại dịch cũng không hề suy giảm Bên cạnh đó Covid-19 cũng có những tác động mạnh lên chính trị, xã hội, nó khiến các hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế bấp bênh rơi vào trạng thái bất ổn định và nghiêm trọng là đại dịch đã tạo ra sự gián đoạn hệ thống giáo dục lớn nhất trong lịch sử Toàn thế giới phải hứng chịu sự chênh lệch của nền giáo dục trong đó có Việt Nam

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trường hợp phải tạm thời đóng cửa để bảo đảm giãn cách trong công tác phòng chống dịch Nhiều học sinh, sinh viên phải chuyển sang học trực tuyến việc này đã góp phần tang chi tiêu gia đình lên rất nhiều bởi học sinh học trực tuyến cần có đủ thiết bị trực tuyến như điện thoại, máy tính, tai nghe, loa, mic… Hay đối với gia đình nào

có hai con thì đối với các thiết bị như này cần hai bộ để như vậy nguyên chi phí để đầu tư cho các con học của các bậc phụ huynh cũng mất ít nhất là 10 triệu đồng Thậm chí có nhiều nhà ở vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế eo hẹp không thể có khả năng chi trả cho khoản kinh phí này những bạn học sinh của những gia đình đó thường xuyên phải đi mượn thiết bị học tập hoặc phải mắc một túp lều nhỏ dưới chân núi để bắt sóng mạng để có thể học trực tuyến Nhiều trường hợp mạng bị nghẽn không thể nghe được lời cô giảng dẫn đến thiếu hụt kiến thức và không hiểu bài

Ngày đăng: 28/02/2024, 21:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w