1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan điểm của triết học mác lênin về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Triết Học Mác - Lênin Về Thực Tiễn Và Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức
Tác giả Phạm Phương Linh, Nguyễn Ngọc Diệp, Sìn Hà Dương, Vũ Thị Diễm Quỳnh, Bùi Thị Quý Phượng, Nguyễn Thị Yến Nhi, Hoàng Ngọc Ánh
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 199,24 KB

Nội dung

Nhận thức...12 Trang 3 I.Giới thiệuBài báo cáo của nhóm 9 trình bày quan điểm của triết học Mác-Lênin vềthực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.Bài báo cáo gồm:- Quan điểm

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

BÁO CÁO

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ THỰC TIỄN

VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 9

Thành viên:

Trang 2

MỤC LỤC

I Giới thiệu 1

II Quan điểm của triết học Mác-Lênin về thực tiễn 1

1 Khái niệm 1

2 Các hình thức cơ bản của thực tiễn 1

III Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nhận thức 3

1 Khái niệm 3

2 Các cấp độ của nhận thức 6

IV Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 7

1 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức 7

2 Thực tiễn là mục đích của nhận thức 7

3 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí 8

V Ý nghĩa phương pháp luận 9

VI Liên hệ thực tiễn 11

1 Thực tiễn 11

2 Nhận thức 12

3 Kết luận 12

Trang 3

I Giới thiệu

Bài báo cáo của nhóm 9 trình bày quan điểm của triết học Mác-Lênin về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Bài báo cáo gồm:

- Quan điểm của triết học Mác-Lênin về thực tiễn

- Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nhận thức

- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với vai trò của thực tiễn đối với nhận thức trong đổi mới kinh tế ở Việt Nam

II Quan điểm của triết học Mác-Lênin về thực tiễn

1 Khái niệm

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin: Thực tiễn là toàn bộ

những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn có 3 đặc trưng:

⮚ Thực tiễn là những hoạt động vật chất - cảm tính

⮚ Hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người

⮚ Thực tiễn là những hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người

2 Các hình thức cơ bản của thực tiễn

Thực tiễn tồn tại dưới những hình thức cơ bản sau:

⮚ Hoạt động sản xuất vật chất: là quá trình con người sử dụng công

cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại

và phát triển của con người Hoạt động này là hình thức thực tiễn

có sớm nhất, cơ bản nhất

Trang 4

VD: Người nông dân trồng lúa ngô để có lương thực

Thợ dệt vải lấy vải may quần áo

⮚ Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động thực tiễn thể hiện tính

tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội,… nhằm tạo ra môi trường

xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho con người phát triển VD: Hoạt động bầu cử Đại biểu Quốc hội

Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa

Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên

⮚ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt

động thực tiễn, con người chủ động tạo ra những điều kiện không

có sẵn trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mà mình đề ra; vận dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất vật chất, cải tạo chính trị - xã hội, cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội Hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như ngày nay

VD: Dùng chuột bạch để thử nghiệm thuốc

Nghiên cứu vacxin phòng chống COVID-19

Ba hình thức thực tiễn này có mối quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau Trong đó hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng nhất Bởi vì:

✔ Không có sản xuất vật chất, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển

Trang 5

✔ Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống của con người

Hai hình thức thực tiễn khác (hoạt động chính trị - xã hội; hoạt động thực nghiệm khoa học) có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất, thiếu hình thức hoạt động thực tiễn nào cũng khiến cho con người và xã hội loài người không thể phát triển bình thường

Ví dụ: Quá trình phòng chống dịch bệnh COVID-19 là tiêu

biểu cho mối quan hệ biện chứng giữa các hình thức thực tiễn khi nhu cầu về lương thực thực phẩm và vật tư y tế tăng cao đòi hỏi đẩy mạnh hoạt động sản xuất vật chất (lương thực - thực phẩm thiết yếu, khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, vật tư y tế, thuốc dùng để chữa trị COVID-19,…); các hoạt động chính trị - xã hội góp phần ổn định tình hình đất nước và hỗ trợ đồng bào mắc COVID-19 như: các kì họp từ trung ương đến địa phương đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, khống chế khu vực bùng dịch, thực hiện các chuyến bay đón đồng bào từ nước ngoài trở về, thực hiện các chương trình tình nguyện đóng góp vật chất giúp đỡ những bệnh nhân COVID hoặc những người dân bị mắc kẹt trong vùng dịch; hoạt động thực nghiệm khoa học giúp nghiên cứu vacxin phòng chống COVID-19, các phương pháp chữa bệnh và thực hiện thí nghiệm trên động vật,… Các hoạt động thực tiễn có mỗi quan hệ biện chứng, liên hệ mật thiết với nhau, giúp tạo nên một chiến dịch chống dịch thành công

III Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nhận thức

1 Khái niệm

Theo quan điểm của triết học Mác-Leenin, nhận thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới vật chất, hiện thực khách quan vào bộ óc của con người

Trang 6

Quá trình nhận thức bao gồm: Nhận thức cảm tính & Nhận thức lí tính

Nhận thức cảm tính: là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận

thức, gắn liền với thực tiễn

Ở giai đoạn này, nhận thức của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan: cảm giác, tri giác và biểu tượng

⮚ Cảm giác: là sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan, đưa lại những thông tin trực tiếp, đơn giản nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật

VD: Tay đụng vào vật nhọn thấy đau, chạm vào nước đá thấy lạnh; Mùa đông gió thổi vào da cảm thấy lạnh; Đi qua bãi rác cảm thấy mùi bốc lên rất khó chịu

⮚ Tri giác: là sự tác động trực tiếp của sự vật lên đồng thời các giác quan của con người Tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác

VD: Nghe những nốt nhạc đoán được tên bài hát; Khi cầm quả bóng, sẽ biết nó có hình cầu, làm bằng da, có màu trắng đen xen lẫn

⮚ Biểu tượng: là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc, khi sự vật không trực tiếp tác động vào giác quan của con người

VD: Khi nhắc đến xe đạp, con người sẽ hình dung ra sự vật có hai bánh bằng cao su, có bàn đạp, tay lái, ghi đông,…

Nhận thức cảm tính chưa đem lại những hiểu biết sâu sắc, khái quát trong tính chỉnh thể về sự vật, chưa phân biệt được cái riêng

và cái chung, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả,… của sự vật

Nhận thức lí tính:

Trang 7

Thông qua tư duy trừu tượng, con người phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khái quát hơn, đầy đủ hơn trong tính tất yếu, chỉnh thể toàn diện, dưới các hình thức: khái niệm, phán đoán, suy lý

⮚ Khái niệm: phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng một từ hoặc một cụm từ - biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ: thuật ngữ

⮚ Phán đoán: bằng cách liên kết các khái niệm lại để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật - biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ: mệnh đề

⮚ Suy lý (suy luận): là các phán đoán liên kết với nhau theo quy tắc ‘phán đoán cuối cùng (kết luận) được đưa suy ra từ những phán đoán đã biết làm tiền đề - biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ: đoạn (lập luận)

Nhận thức lí tính có thể phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật nên sâu sắc hơn nhận thức cảm tính Nhận thức lí tính phải gắn liền với thực tiễn và được kiểm tra bởi thực tiễn

Kết luận: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính là hai giai

đoạn khác nhau về chất nhưng lại thống nhất với nhau, liên hệ bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức của con người

Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính:

⮚ Nhận thức cảm tính cung cấp những hình ảnh chân thực, bề ngoài của sự vật hiện tượng, là cơ sở của nhận thức lí tính

⮚ Nhận thức lí tính cung cấp cơ sở lí luận và các phương pháp nhận thức cho nhận thức cảm tính nhanh và đầy đủ hơn

Trang 8

⮚ Tránh tuyệt đối hóa nhận thức cảm tính vì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy cảm; hoặc phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính sẽ rơi vào chủ nghĩa duy lí cực đoan

2 Các cấp độ của nhận thức

Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển Trong quá trình nhận thức của con người luôn nảy sinh quan

hệ biện chứng giữa các cấp độ của nhận thức

Dựa vào mức độ thâm nhập của quá trình nhận thức, chia ra thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận

⮚ Nhận thức kinh nghiệm: nhận thức dựa trên sự quan sát trực

tiếp các sự vật, hiện tượng hay các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học Từ đó rút ra được tri thức kinh nghiệm có vai trò lớn trong hoạt động của con người

⮚ Nhận thức lý luận: là nhận thức một cách gián tiếp, trừu tượng

và khái quát tính bản chất, quy luật, tính tất yếu của sự vật hiện tượng, có tính hệ thống, sâu sắc hơn nhận thức kinh

nghiệm

Dựa vào mức tính tự giác hoặc tự phát trong quá trình nhận thức, chia ra thành nhận thức thông thường và nhận thức khoa học

⮚ Nhận thức thông thường: được hình thành một cách từ phát,

trực tiếp trong hoạt động hằng ngày của con người, phản ánh

sự vật hiện tượng với tất cả sự phong phú sinh động, chi phối thường xuyên hoạt động của con người

⮚ Nhận thức khoa học: được hình thành một cách tự giác, chủ

động nhằm phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của khái đối tượng nghiên cứu

Trang 9

IV Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

1 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

⮚ Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người

⮚ Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức; rèn luyện các giác quan của con người ngày càng tinh tế hơn và hoàn thiện hơn

⮚ Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra công cụ, phương tiện, máy móc

hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức

Ví dụ:

Chẳng hạn như xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người:

cần phải đo đạc diện tích: ruộng, đất đai, hoặc đo lường thể tích

của một vật chứa, hoặc sự tính toán về thời gian, đó chính là cơ sở,

nguồn gốc cho sự ra đời và phát triển của toán học.

Thực tiễn cho thấy: Trong cơn khủng hoảng của đại dịch

Covid-19 đã khiến nhiều người thiệt mạng Điều đó đã trở thành cơ

sở, nguồn gốc để con người đã nghiên cứu cơ chế hoạt động của

virus corona để điều chế ra vaccine phòng ngừa Covid -19 tiêm chủng cho con người

2 Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Nhận thức của con người ngay từ khi mới xuất hiện trên trái đất

đã bị quy định bởi những nhu cầu thực tiễn Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn soi đường dẫn dắt và chỉ đạo thực tiễn Nói thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực gì chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn Và mọi trí thức khoa học- kết quả của nhận thức

Trang 10

chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người

Ví dụ:

Từ mục đích chữa trị cho các căn bệnh nan y và từ mục đích

muốn tìm hiểu và khai thác tiềm năng của con người Mà những thành tựu của các nhà khoa học mới đây nhất là khám phá và giải

mã bản đồ gen người đấy chính là thực tiễn.

3 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực nên phải được kiểm tra trong thực tiễn

Theo triết học Mác-Lênin thực tiễn đạt tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý dựa vào thực tiễn người ta có thể chứng minh kiểm tra chân lý Bởi chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hóa được tri thức, hiện thực hóa được tư tưởng, qua đó mới khẳng định được một chân lý hoặc phủ định một sai lầm nào đó Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên các hình thức kiểm nghiệm bằng thực tiễn đối với tri thức là chân lý cũng khác nhau

Thực tiễn là tiêu chuẩn của triết lý vừa có tính chất tuyệt đối vừa có tính chất tương đối:

Tính tuyệt đối: thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể thực tiễn sẽ chứng minh được chân lý bác bỏ những sai lầm

Tính tương đối: thực tiễn có quá trình vận động, biến đổi và

phát triển do đó: "Không bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một

cách hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người, dù biểu tượng ấy là thế nào đi chăng nữa.".

Trang 11

Vì thế nếu xem xét thực tiễn trong không gian càng rộng, trong thời gian càng dài, trong chỉnh thể thì càng rõ, thì càng biết đâu là chân lý, đâu là sai lầm

Cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động để khắc phục bệnh giáo điều

Ví dụ: Một vài thế kỷ trước, kiến thức tầm nhìn và hiểu biết

của con người còn rất hạn chế Họ luôn coi mình là trung tâm của

vũ trụ vì vậy đều quan niệm rằng: mặt trời quay quanh trái đất.

Nhưng sau khi đã có những phát minh khoa học, con người có thể tính toán, chế tạo ra kính thiên văn và hơn thế nữa là sự phát triển công nghiệp vũ trụ Con người đã nhận thức được rằng là trái đất quay quanh mặt trời Điều đó chứng tỏ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Càng chứng tỏ rằng không thể lấy tri thức để kiểm tra tri thức, cũng không thể lấy sự hiển nhiên hay sự tán thành của số đông hoặc sự có lợi, có ích để kiểm tra sự đúng sai của tri thức Kết luận: Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, ta nhận thấy cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động Quan điểm thực tiễn yêu cầu nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn, phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng đắn của kết quả nhận thức, tăng cường tổng kết thực tiễn để rút ra những kết luận góp phần bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức, lý luận

V Ý nghĩa phương pháp luận

1 Khẳng định lý luận phải đi đôi với thực tiễn

Lý luận mà không có thực tiễn làm giảm ý nghĩa và tầm quan trọng của lý luận

Trang 12

Thực tiễn không được định hướng bởi lý luận sẽ thiếu đi mục tiêu, phương hướng, làm cho hoạt động trở nên bị động, rơi vào tình trạng mò mẫm, tự phát

Vậy nên, lý luận và thực tiễn phải bám sát nhau, không thể tách rời

2 Tránh những sai lầm trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

⮚ Chủ nghĩa kinh nghiệm: Tuyệt đối hóa kinh nghiệm, xem thường tri thức lý luận Chủ thể nhận thức thường thỏa mãn với tri thức hiện có của bản thân, không chịu khó học tập, đổi mới tiến bộ, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ

⮚ Chủ nghĩa giáo điều: Tuyệt đối hóa tri thức lý luận, coi nhẹ thực tiễn hoặc tách rời lý luận khỏi thực tiễn Chủ thể nhận thức thường không nắm bắt được bản chất khoa học, áp dụng lý luận một cách rập khuôn, máy móc, không tính đến điều kiện trong hoàn cảnh cụ thể

⮚ Vậy nên, chủ thể nhận thức trong hai trường hợp trên thường có những hành động gây ra tình trạng kém hiệu quả cho các hoạt động thực tiễn

3 Ví dụ

Trong nền kinh tế công nghiệp, các công nhân hoạt động sản xuất trong nhà máy để tạo ra của cái vật chất (thực tiễn) Tuy nhiên,

sự xuất hiện của loại hình kinh tế mới đặt ra một yêu cầu mới, đó là sản xuất theo dây truyền, đòi hỏi con người phải thay đổi cách làm việc cho phù hợp (lý luận sẽ giải quyết vấn đề này)

Nếu rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, con người áp dụng tư duy nông nghiệp vào trong sản xuất thì nền kinh tế công nghiệp không thể xuất hiện, tồn tại và kinh tế sẽ không có sự tiến bộ, phát triển

Ngày đăng: 28/02/2024, 21:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w