LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀITHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – HỘI SỞ CHÍNH Sinh viên thực hiện : Đo
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀITHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) – HỘI SỞ CHÍNH
Sinh viên thực hiện : Đoàn Thu Hiền
Giảng viên hướng dẫn : T.S Lê Thanh Hà
Hà Nội - 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập
Sinh viênĐoàn Thu Hiền
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu luận văn 3
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4
1.1 Lý luận chung về thanh toán quốc tế 4
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 4
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 5
1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 8
1.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 11
1.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ 11
1.2.2 Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ .12
1.2.3 Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 15
1.3 Sự cần thiết của phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại 16
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng thương mại 20
Trang 41.4.1 Nhân tố chủ quan 201.4.2 Nhân tố khách quan 21CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾTHEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNGTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) – HỘI SỞ CHÍNH 242.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội
sở chính 242.1.1 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Hội sở chính 242.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng – Hội sở chính 252.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng –Hội sở chính 272.1.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2021-2022 302.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) – Hội sởchính 322.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCPViệt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính 322.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tíndụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sởchính 392.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tíndụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sởchính 552.3.1 Những kết quả đạt được 552.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 57
Trang 52.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 60
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – HỘI SỞ CHÍNH 63
3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 63
3.2 Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 64
3.2.1 Nhóm giải pháp chung 64
3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể 68
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 71
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 73
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ 14
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 27
Sơ đồ 3 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu 45
Sơ đồ 4 Quy trình thanh toán BCT theo L/C xuất khẩu 52
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng – Hội sở chính (2021-2022) 30
Bảng 2 Tổng trị giá thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính giai đoạn 2019 – 2022 33
Bảng 3 Tình hình thanh toán quốc tế theo các phương thức tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính (2019-2022) 35
Bảng 4 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính (2019-2022) 37
Bảng 5 Doanh số phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 42
Bảng 6 Doanh số phát hành và thanh toán L/C xuất khẩu 48
Biểu đồ 1 Cơ cấu thanh toán quốc tế theo các phương thức tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính (2019-2022) 35
Biểu đồ 2 Doanh số Thanh toán L/C / Tổng doanh số TTQT 39
Biểu đồ 3 Doanh số thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT 40
Biểu đồ 4 Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu 43
Biểu đồ 5 Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu 49
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu buôn bán hàng hóa giữa cácquốc gia ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi không chỉ dừng lại ở một số nước
mà hoạt động mua bán đã lan rộng khắp các nước, các khu vực trên thế giới.Chính vì vậy, một nghiệp vụ mới đã ra đời đáp ứng được các yêu cầu đó, đó
là Nghiệp vụ “Thanh toán quốc tế”
Hơn thế, trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đặt cáchoạt động giao lưu kinh tế quốc tế lên đầu và một trong những chiếc cầu nốiquan trọng đưa mỗi nước tham gia vào đời sống kinh tế chung toàn cầu chính
là hoạt động xuất nhập khẩu Về cơ bản, Thanh toán quốc tế phát sinh dựatrên cơ sở hoạt động ngoại thương, là khâu cuối cùng của một quá trình sảnxuất và lưu thông hàng hóa, là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạtđộng kinh tế đối ngoại Có thể nói, nếu không có hoạt động thanh toán quốc
tế thì sẽ không có hoạt động kinh tế đối ngoại
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, thanh toán quốc tế làmột hoạt động thuần túy làm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng, việchoàn thiện và phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế ngân hàng hiện đại làphương hướng quan trọng nhất cho sự tồn tại và phát triển của tất cả các ngânhàng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng đang từngbước nỗ lực đẩy mạnh hoạt động Thanh toán quốc tế, trong đó Hội sở chính –
là cơ quan đầu não cho hoạt động này, trực tiếp quản lý, kiểm tra, xử lý cáchoạt động thanh toán quốc tế trên tổng bộ và các ngân hàng đại lý
Cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại quốc tế, hoạt độngthanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cũng ngày càng đa dạng vàphong phú, những phương thức truyền thống như tiền mặt đã dần được thay
Trang 10thế Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) được sử dụng phổ biến
và ưu việt hơn cả, bởi nó đảm bảo được quyền lợi tương đối cho cả ngườimua và người bán
Trong thời gian được thực tập tại Phòng Thanh toán - Bộ phận Thanhtoán quốc tế của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - Hội
sở chính, em đã được tiếp cận, làm quen với quy trình Thanh toán quốc tế tạiđây, đặc biệt là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Em nhận thấyrằng, phương thức này được sử dụng chủ yếu hơn cả bởi lẽ nó chặt chẽ, antoàn, nhanh chóng và thuận tiện Cùng với những vấn đề đã nêu trên, em
muốn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thực trạng hoạt động thanh toán quốc
tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) – Hội sở chính” nhằm tìm hiểm thêm về tình hình
hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, việc thựchiện phương thức này trong thực tế như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhấttại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - Hội sở chính
2 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những kiến thức lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế nóichung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, kết hợp với việc tìmhiểu thực tế hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từtại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính, bài viết vớimục đích nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ tại nơi đây, đánh giá thực trạng của việc sử dụngphương thức này thông qua việc đưa ra những hạn chế và kết quả đạt được
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những kiến thức, lý luận về thanhtoán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại
Trang 11Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động thanh toán quốc tế theophương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng– Hội sở chính trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022.
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương thu thập, tổng hợp số liệu, phương pháp thống
kê số liệu, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp so sánh, … để nghiêncứu
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm ba chương chính:
Chương 1 Lý luận chung về thanh toán quốc tế theo phương thức tíndụng chứng từ
Chương 2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tíndụng chứng từ tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) –Hội sở chính
Chương 3 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán theo phương thứctín dụng chứng từ tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) –Hội sở chính
Trang 12CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 Lý luận chung về thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động tài chính quốc tế đầu tiên vì
nó gắn liền với các mối quan hệ thương mại quốc tế Hoạt động thương mại
và hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan và gắn liền với nhiều lĩnh vực,mỗi lĩnh vực là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động tàichính quốc tế của mỗi quốc gia Hoạt động này được hình thành từ rất lâu đời,khi mà việc giao lưu buôn bán hàng hàng hoá từ trao đổi hàng lấy hàng, sangtrao đổi hàng lấy tiền Theo thời gian, sự phát triển của các phương tiện thanhtoán từ hàng sang tiền là các phương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu,thương phiếu, séc, điện chuyển tiền, … đã ngày một phát triển, hoàn thiện vàdần thay thế cho phương thức truyền thống trước đây như tiền mặt Có thểnói, thanh toán quốc tế là khâu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và nhiều khi làkhâu quyết định đến hiệu quả và tăng trưởng thương mại, bởi chỉ khi mà hoạtđộng thanh toán diễn ra an toàn, trôi chảy thì người bán mới thu được tiền vàngười mua mới nhận được hàng
Như vậy, Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả vàquyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phikinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, các nhân nước khác,hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngânhàng của các nước liên quan
Dựa vào khái niệm trên, ta thấy thanh toán quốc tế phục vụ cho cácnghĩa vụ phát sinh trên cả hoạt động kinh kế và phi kinh tế Hơn nữa, cơ sởhình thành quan hệ thanh toán quốc tế xuất phát từ hoạt động ngoại thương,nên trong quy chế các ngân hàng thương mại, cũng phân hoạt động thanh toán
Trang 13quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoại thương (Thanhtoán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (Thanh toán phi mậu dịch).
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên
cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại cung ứng cho nướcngoài theo giá cả thị trường quốc tế và dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương
để tiến hành việc mua bán giữa các bên
Thanh toán quốc tế phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán khôngdựa trên cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu và cung ứng dịch vụ cho nước ngoài,
là việc thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại Đó là việcchi trả cho các chi phí cơ quan ngoại giao ở nước ngoài; chi phí đi lại, ăn ởcủa các đoàn khách Nhà nước, tổ chức, cá nhân; chi phí quà biếu, trợ cấp của
tổ chức thiện nguyện nước ngoài cho các tổ chức, đoàn thể trong nước, …
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế
Trước hết, TTQT tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hànghoá, dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tíndụng quốc tế khác Đồng thời, cũng là khâu cuối cùng của một quá trình sảnxuất và lưu thông hàng hóa Việc TTQT được diễn ra nhanh chóng, chính xác
sẽ là tiền đề cho các hoạt động giao thương quốc tế được diễn ra sôi động, trôichảy và có hiệu quả; là cơ sở để các nhà sản xuất yên tâm đẩy mạnh hoạtđộng xuất nhập khẩu của mình Nói cách khác, dưới góc nhìn kinh doanh, thì
nó phản ánh tính hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính trong hoạt động của cácdoanh nghiệp
Hơn thế, thanh toán quốc tế còn góp phần thúc đẩy mở rộng và đầu tưnước ngoài, chu chuyển vốn trên toàn thế giới thông qua các ngân hàngthương mại, du lịch, hợp tác quốc tế; thúc đẩy thị trường tài chính quốc giahội nhập quốc tế, thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước
Trang 14Đồng thời, hoạt động TTQT còn là một trong những yếu tố hạn chế rủi
ro trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương Bởi, trong kinh tế đốingoại, sự xa cách về vị trí địa lý là rào cản để các bên tham gia tìm hiểu vềtình hình tài chính, khả năng thanh toán của nhau trước khi thực hiện một hợpđồng kinh tế Chính vì vậy, việc tổ chức chặt chẽ các hoạt động thanh toánquốc tế là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hạn chếđược những rủi ro trong kinh doanh, qua đó tạo điều kiện phát triển hoạt độngkinh tế đối ngoại
1.1.2.2 Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì ngân hàngthương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợinhuận Và thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng đốivới hoạt động kinh doanh của các NHTM
TTQT có vai trò trung gian thanh toán giúp cho quá trình thanh toánđược tiến hành một cách nhanh chóng, an toàn và trôi chảy Quá trình nàyđược thực hiện tốt, các NHTM sẽ đẩy nhanh được tốc độ chu chuyển củaluồng tiền, tăng tốc độ quay vòng vốn, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chiphí cho ngân hàng
Bên cạnh đó, thanh toán quốc tế là một hoạt động sinh lời của ngânhàng Các ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế chokhách hàng và thu về khoản phí tương ứng với dịch vụ đó Khoản phí nàykhông những bù đắp cho những chi phí mà ngân hàng bỏ ra khi cung cấp dịch
vụ thanh toán quốc tế, mà còn tạo ra một khoản lợi nhuận cho ngân hàng
Giảm thiểu rủi ro trong giao dịch quốc tế: các ngân hàng thương mạiđóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro trong giao dịch quốc tế
Trang 15Các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ bảo đảm thanh toán và đảm bảotính an toàn và minh bạch trong quá trình giao dịch.
Và hơn thế, thanh toán quốc tế không chỉ giúp các ngân hàng tăng thunhập, mở rộng quy mô vốn, đa dạng các dịch vụ và là yếu tố tạo nên mức độ
uy tín của khách hàng cả trong và ngoài nước, tạo độ tin cậy giữa các doanhnghiệp và ngân hàng Từ đó là điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng tăng cácgiao dịch quốc tế về cả số lượng và tỷ trọng, tăng hỗ trợ doanh nghiệp trongtình trạng thiếu vốn, đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
1.1.2.3 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệpxuất nhập khẩu Việc thực hiện thanh toán quốc tế một cách hiệu quả và antoàn là rất cần thiết để đảm bảo các giao dịch xuất nhập khẩu được hoàn thành
và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Cụ thể, vai trò của thanh toán quốc
tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như sau:
Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thu hồi tiền về từ các đốitác nước ngoài: điều này giúp các doanh nghiệp có thể thu được tiền bán hàngcủa mình một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu rủi ri trongviệc chậm trễ thanh toán hoặc mất mát tiền Từ đó, thúc đẩy tốc độ thanh toán
và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, tăng quay vòng vốn
Đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong quá trình giao dịch: cácphương thức thanh toán quốc tế như chuyển khoản ngân hàng hay thẻ tíndụng bảo đảm tính minh bạch và trung thực trong việc thanh toán Điều nàygiúp các doanh nghiệp cảm thấy an tâm hơn khi thực hiện giao dịch, khuyếnkhích các doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng khối lượng giao dịch hàng hoá.Thanh toán quốc tế còn tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp với cácngân hàng, các ngân hàng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc
Trang 16thanh toán cho đối tác nước ngoài Điều này giúp các doanh nghiệp nhập khẩu
có thể mua hàng hoá một cách linh hoạt và tiết kiệm được chi phí
Tóm lại, thanh toán quốc tế có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệpxuất nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường nước ngoài
và thực hiện các giao dịch một cách an toàn và hiệu quả
1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
Trong ngoại thương, có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế được ápdụng như ghi sổ, trả trước, chuyển tiền, nhờ thu hay tín dụng chứng từ, …Mỗi phương thức thanh toán quốc tế đều có những ưu điểm và nhược điểmriêng, phụ thuộc vào tính chất, mục đích và quy mô của các giao dịch Do đó,khi lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp cho giao dịch quốc tế, cácdoanh nghiệp cần phải cân nhắc lựa chọn để bảo đảm tính an toàn, hiệu quả
và tiết kiệm chi phí trong quá trình thanh toán
Hiện nay, trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có ba phương thức thanhtoán quốc tế phổ biến được áp dụng rộng rãi là phương thức chuyển tiền,phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ
1.1.3.1 Phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó một khách hàng(người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển trả một số tiềnnhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định vàtrong một thời gian nhất định
Trong quá trình chuyển tiền quốc tế, thành phần tham gia bao gồm:người chuyển tiền thường là người là người mua, người nhập khẩu, người cónhu cầu gửi tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác, … Người thụ hưởng làngười được nhận tiền, thường là người bán, nhà xuất khẩu, … Và thêm vào
đó là ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền, ngân hàng này đóng vai trò trunggian giữa người yêu cầu chuyển tiền và người hưởng lợi Ngân hàng này sẽ
Trang 17xác nhận và xử lý việc chuyển tiền giữa người gửi và người nhận, đảm bảothanh toán đúng và đủ số tiền đến người hưởng lợi
Phương thức chuyển tiền gồm ba loại là chuyển tiền trả trước, chuyểntiền trả sau và chuyển tiền trả ngay Phương thức này thường được tiến hànhbằng hình thức chuyển tiền bằng điện (T/T – Telegraphic transfer) và chuyểntiền bằng thư (M/T – Mail Transfer) Hình thức chuyển tiền bằng điện nhanhhơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn vàngược lại Do đó, căn cứ vào từng trường hợp mà khách hàng có thể lựa chọnhình thức phù hợp cho mình
Trong thanh toán quốc tế, phương thức này là một giải pháp thanh toánthuận tiện, đơn giản, nhanh chóng cho người sử dụng Chi phí ngân hàng chophương thức này không cao, giúp cho người gửi tiền và người nhận tiền đềuđược hưởng lợi về mặt chi phí Tuy nhiên, điểm yếu của phương thức này là
sẽ có một số rủi ro cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu Người xuấtkhẩu có thể đối mặt với rủi ro khi người nhập khẩu không thanh toán tiềnhàng, kéo dài thời gian trả tiền, bị chiếm dụng vốn Điều này có thể gây ra sựmất mát đáng kể cho người xuất khẩu và ảnh hưởng đến quá trình kinh doanhcủa họ Ngược lại, nhà nhập khẩu cũng có thể đối mặt với rủi ro khi chuyểntiền trả trước Sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, giaokhông đúng thời hạn hoặc giao sai số lượng, chất lượng hàng hoá Chính vìthế, bên cạnh những ưu điểm phương thức này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro,
do đó thường chỉ áp dụng với các giao dịch quốc tế mà các bên mua bán uytín và tin tưởng lẫn nhau
1.1.3.2 Phương thức nhờ thu
Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, bên bán (người xuấtkhẩu) sau khi hoàn thành giao hàng, cung cấp dịch vụ, lập chỉ thỉ nhờ ngânhàng phục vụ mình gửi bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý làm chức
Trang 18năng thu hộ, xuất trình cho bên mua (người nhập khẩu) để được thanh toánhoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu.
Các bên tham gia phương thức này bao gồm: Người uy thác nhờ thu(người xuất khẩu hay còn gọi chung là bên bán), ngân hàng nhận uỷ thác nhờthu (ngân hàng chuyển chứng từ, cũng là ngân hàng phục vụ cho bên bán),người trả tiền (người nhập khẩu, bên mua), ngân hàng thu hộ, ngân hàng xuấttrình (ngân hàng phục vụ cho bên mua)
Phương thức nhờ thu có hai hình thức đó là nhờ thu trơn và nhờ thukèm chứng từ:
* Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu
uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu
do mình lập ra (chứng từ tài chính), còn các chứng từ thương mại (chứng từhàng hoá) được người xuất khẩu gửi thẳng cho người nhập khẩu mà khôngcần thông qua ngân hàng phục vụ mình Phương thức này còn được gọi là nhờthu hoàn hảo
Thực tế thì phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi cho bênbán và có rủi ro cho bên mua Trong trường hợp, hối phiếu trả ngay đến trước,người mua sẽ phải thanh toán tiền ngay mà chưa biết hàng hoá chuyển đến cóđạt tiêu chuẩn hay không Tuy nhiên, rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất nhau,bao gồm khả năng nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền nhưng đã có đượcchứng từ để nhận hàng, khi đó người xuất khẩu dễ bị chiếm dụng vốn, thanhtoán chậm hoặc từ chối thanh toán từ nhà nhập khẩu Nếu nhà nhập khẩukhông có khả năng trả tiền hoặc vỡ nợ, nhà xuất khẩu sẽ không nhận đượctiền và việc thanh toán cũng có thể dây dưa, chậm trễ ảnh hưởng đến việckinh doanh của người xuất khẩu
* Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó người
xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu không những
Trang 19căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo vớiđiều kiện người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàngthu hộ mới trao bộ chứng từ hàng hoá cho người mua để đi nhận hàng
Khi thanh toán theo phương thức này, cả nhà nhập khẩu và nhà xuấtkhẩu đều có thể gặp một số rủi ro Nhà xuất khẩu có thể gánh chịu hậu quảkhi ngân hàng đại lý nhờ thu sai sót trong quá việc thực hiện lệnh nhờ th, hoặcngười nhập khẩu từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận thanh toán trong khihàng hoá đã được gửi đi từ trước thì toàn bộ rủi ro sẽ do người xuất khẩugánh chịu Bên cạnh đó, nhà nhập khẩu cũng có rủi ro khi nhà xuất khẩu gianlận thương mại khi lập bộ chứng từ gỉa dẫn đến sai sót trong khớp hàng vớichứng từ, hoặc khi nhà nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạnthì buộc phải thanh toán hối phiếu khi đến hạn thanh toán, nếu không, có thể
bị nhà xuất khẩu kiện ra toà
1.1.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được xem là phổ biến nhấttrong thanh toán quốc tế bởi vì đảm bảo tính an toàn cho cả người xuất khẩu
và người nhập khẩu Phương thức này đảm bảo cho người xuất khẩu rằng họ
sẽ được thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn, trong khi đó người nhập khẩu sẽchỉ thanh toán khi đã được chứng minh rằng hàng hoá đã được vận chuyểnđầy đủ và chính xác theo thoả thuận Tính an toàn và minh bạch của tín dụngchứng từ khiến nó trở thành một trong những phương thức thanh toán được sửdụng phổ biến nhất trong thương mại quốc tế, khắc phục được những rủi ro cơbản mà các phương thức khác chưa giải quyết được
1.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
1.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ
Theo định nghĩa trong bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụngchứng từ số 600, bản sửa đổi năm 2007 (UCP 600) do Phòng thương mại
Trang 20quốc tế (ICC) phát hành thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là “một
sự thoả thuận” trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêucầu của một khách hàng (người xin mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ
ba hoặc trả cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba đó hoặc sẽ trả,chấp nhận mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc cho phép mộtngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hay mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủcác chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều thực hiện đầy đủ”
Theo UCP 600, thư tín dụng (Credit, Letter of Credit – L/C) là một vănbản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngânhàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên
cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng được các điều khoản trong tín dụng thư.Thư tín dụng được tạo lập trên cơ sở hợp đồng thương mại giữa người mua vàngười bán, giấy đề nghị mở L/C do người mua lập và nộp vào ngân hàng.Phần lớn các điều khoản trên L/C xuất phát từ các nội dung cơ bản của hợpđồng ngoại thương, nhưng khi L/C đã được mở thì nó hoàn toàn độc lập vớihợp đồng thương mại đó
1.2.2 Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
* Các bên tham gia:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): Là người mua, ngườinhập khẩu, người trả tiền Là bên đề nghị ngân hàng phục vụ phát hành L/C
để làm căn cứ xác nhận nghĩa vụ thanh toán cho người bán Người xin mở L/
C có thể là người mua, người nhập khẩu, người mở L/C hoặc người trả tiền,
có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho người thụhưởng L/C
- Người thụ hưởng (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toánhay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán số tiền quy định trong L/C Người
Trang 21thụ hưởng L/C có thể là người bán, người xuất khẩu, người ký phát hối phiếu,
…
- Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng phục vụ ngườimua, phát hành L/C theo yêu cầu của người đề nghị cho người bán hưởng Cótrách nhiệm gửi điện mở, thông báo sửa đổi nội dung L/C đến ngân hàng củangười xuất khẩu Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thỏathuận và quy định trong hợp đồng mua bán
- Ngân hàng thông báo (Advising bank): là ngân hàng được ngân hàngphát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng Ngân hàng thông báothường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ởnước người xuất khẩu, thường là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng bổ sung sự xácnhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàngphát hành
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): Là ngân hàng mà tại đóL/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C
có giá trị tự do Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng được chỉ định
là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ
Trang 22* Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
Sơ đồ 1 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu kí kết hợp đồng thương mại, vớiđiều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
(2) Nhà nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa, lập đơn xin
mở L/C cho người xuất khẩu hưởng
(3) Căn cứ vào nội dung đơn đề nghị mở L/C, nếu đáp ứng yêu cầu,ngân hàng phát hành sẽ phát hành L/C và thông qua ngân hàng đại lý củamình ở nước người xuất khẩu, thông báo về việc mở L/C và chuyển bản chínhcủa L/C cho người xuất khẩu
(4) Khi nhận được thông báo về việc mở L/C, ngân hàng thông báo sẽthông báo và chuyển giao thư tín dụng cho người xuất khẩu
(5) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở thì giao hàng,nếu không thì đề nghị ngân hàng phát hành chỉnh sửa lại cho phù hợp rồi tiếnhành giao hàng
(6) Sau khi chuyển giao hàng hóa, người xuất khẩu tiến hành lập bộchứng từ thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến ngân hàng phát hành
Trang 23thông qua ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán cho ngân hàngđược chỉ định.
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phùhợp với quy định của L/C thì trả tiền (hoặc chấp nhận hay chiết khấu) Nếuthấy không phù hợp, ngân hàng từ chối và gửi trả lại toàn bộ chứng từ chongười xuất khẩu
(8) Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ cho người nhập khẩu vàyêu cầu thanh toán
(9) Nhà nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp vớinhững điều quy định trong L/C, thì hoàn trả tiền cho ngân hàng, nếu thấykhông phù hợp có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng
1.2.3 Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT được quản lý
và điều chỉnh bởi các quy định pháp luật của quốc gia, tổ chức hoặc liên minhquốc tế tương ứng Dưới đây là một số cơ sở pháp lý quan trọng liên quan đếnhoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ:
Luật và công ước quốc tế:
Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) UNCITRAL là tổ chức củaLiên hợp quốc, chịu trách nhiệm quản lý và phát triển các quy định thươngmại quốc tế UNCITRAL đã thiết lập một số quy tắc và khung pháp lý để hỗtrợ thanh toán tín dụng chứng từ quốc tế
Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United nationsconvention on contracts for the international sale of good – Wien convention1980); Công ước Genene 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Lawfor bill of exchange – ULB 1930)
Các nguồn luật quốc gia
Trang 24 Thông lệ vầ tập quán quốc tế:
UCP 600, 2007, ICC: Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụngchứng từ, sổ 600, bản sửa đổi năm 2007” của Phòng thương mại Quốc tế(Uniform Customs and Practice for Documentary Credits ICC, 2007Revision, No 600)
INCOTERM: Điều kiện thương mại quốc tế (International CommercialTerms); ISBP 681, 2007, ICC: Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế vềkiểm tra chứng từ theo L/C số 681 năm 2007 của Phòng thương mại Quốc tế(International Standard Banking Practice for the examination of documentsunder documentary credits)
Luật Ngân hàng và Luật thương mại: Các quy định của Luật ngân hàng
và Luật thương mại của từng quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt độngthanh toán tín dụng chứng từ
Đối với các bên tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế theophương thức tín dụng chứng từ, việc hiểu và tuân thủ các cơ sở pháp lý liênquan là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của các giaodịch Tùy thuộc vào từng quốc gia và lãnh thổ, các quy định và quy tắc có thểkhác nhau, vì vậy cần phải nắm rõ và áp dụng đúng đắn để giảm thiểu rủi ro
và tranh chấp trong quá trình thanh toán
1.3 Sự cần thiết của phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại
Phương thức TDCT đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thanhtoán quốc tế của các ngân hàng thương mại Sự cần thiết của phương thức nàyđược thể hiện qua một số lý do như sau:
Trước hết là sự bảo đảm an toàn giao dịch: Phương thức TDCT cung cấp
sự bảo đảm an toàn cho cả người mua và người bán trong giao dịch quốc tế.Người bán có thể yên tâm về việc nhận được thanh toán nếu đáp ứng đầy đủ
Trang 25các yêu cầu của tín dụng Người mua cũng chắc chắn rằng thanh toán sẽ chỉđược thực hiện khi nhận được chứng từ hợp lệ, đảm bảo rằng hàng hóa hoặcdịch vụ đã được cung cấp đúng theo yêu cầu.
Giảm rủi ro thanh toán: Tín dụng dụng từ giúp giảm rủi ro thanh toán chocác bên trong giao dịch quốc tế Người mua không phải thanh toán trước khinhận hàng hoặc dịch vụ, mà chỉ thanh toán khi đã kiểm tra và chấp nhận cácchứng từ hợp lệ Điều này giúp đảm bảo rằng thanh toán chỉ được thực hiệnkhi mọi điều kiện và điều khoản đã được thỏa thuận
Tăng cường tin cậy và uy tín: phương thức này mang lại một mức độ tincậy và uy tín cao trong hoạt động thanh toán quốc tế Sự tham gia của ngânhàng thương mại làm bên trung gian, đảm bảo việc xác nhận và xử lý thanhtoán được thực hiện một cách chính xác và đáng tin cậy Điều này tạo ra lòngtin và sự tin tưởng giữa các bên trong giao dịch
Giải quyết vấn đề khả năng thanh toán: Trong nhiều trường hợp, ngườimua và người bán không có mối quan hệ kinh doanh lâu dài và không tintưởng nhau đủ để thực hiện thanh toán trực tiếp Tín dụng dụng từ giúp giảiquyết vấn đề này bằng cách cung cấp sự bảo đảm từ ngân hàng trung gian.Người bán có thể yên tâm rằng ngân hàng sẽ đảm bảo thanh toán nếu họ cungcấp đầy đủ chứng từ hợp lệ, trong khi người mua có thể hoàn toàn kiểm soátquá trình thanh toán
Bên cạnh đó, ưu điểm và nhược điểm của phương thức này đối với cácbên tham gia được cụ thể như sau:
* Đối với người nhập khẩu:
Ưu điểm đối với người nhập khẩu:
Phương thức TDCT từ trong TTQT là một hình thức đảm bảo thanhtoán an toàn và đáng tin cậy cho các bên tham gia Đối với người nhập khẩu,việc tham gia thực hiện phương thức này mang lại nhiều lợi ích như sau:
Trang 26Đảm bảo an toàn cho người nhập khẩu: Việc sử dụng L/C giúp đảmbảo rằng người nhập khẩu sẽ không phải trả tiền cho người xuất khẩu cho đếnkhi hàng hóa được vận chuyển và chứng từ liên quan được trình bày đầy đủ
và chính xác với điều khoản ký kết trong hợp đồng ngoại thương Điều nàygiúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho người nhập khẩu
Hỗ trợ tài chính cho người nhập khẩu: Khi thực hiện giao dịch quốc tế,người nhập khẩu có thể gặp khó khăn trong việc tài trợ cho các hoạt độngxuất nhập khẩu Ngân hàng phát hành L/C có thể cung cấp cho người nhậpkhẩu một khoản tín dụng để tài trợ cho việc nhập khẩu hàng hoá Sau khihàng hoá được vận chuyển và các chứng từ liên quan được xuất trình đầy đủ
và chính xác, ngân hàng phát hành L/C sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.Người nhập khẩu sau đó sẽ phải thanh toán cho ngân hàng phát hành LC theothỏa thuận ban đầu
Nhược điểm đối với người nhập khẩu:
Rủi ro thanh toán: Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàngcủa nhà nhập khẩu cam kết thanh toán cho người bán hàng khi nhận đượcchứng từ hợp lệ Tuy nhiên, nếu ngân hàng của nhà nhập khẩu không thựchiện thanh toán đúng hạn hoặc không thanh toán cho người bán hàng, nhànhập khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm và thiệt hại về tài chính
Thanh toán L/C dựa trên chứng từ xuất trình mà không kiểm tra hànghoá Nhà xuất khẩu gian lận có thể sử dụng chứng từ giả để lừa ngân hàng.Nhà nhập khẩu không đảm bảo được hàng hoá và có thể phải hoàn trả tiềncho ngân hàng phát hành
Rủi ro chứng từ: Chứng từ nhập khẩu là cơ sở để ngân hàng của nhànhập khẩu thực hiện thanh toán cho người bán hàng Nếu chứng từ khôngchính xác hoặc không đầy đủ, ngân hàng có thể từ chối thanh toán và nhànhập khẩu sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề này
Trang 27* Đối với người xuất khẩu:
Ưu điểm
Đảm bảo thanh toán: Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo chongười xuất khẩu được thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn với bộ chứng từxuất trình phù hợp với quy định của thư tín dụng
Thu hồi vốn nhanh chóng: Sau khi giao hàng và lập bộ chứng từ phùhợp với L/C, nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay lập tức, không cần đợingười nhập khẩu thanh toán, tránh được rủi ro về khả năng thanh toán củangười nhập khẩu
Nhược điểm:
Nhà xuất khẩu phải đảm bảo rằng các chứng từ được cung cấp đầy đủ,chính xác và hợp lệ để được thanh toán Nếu chứng từ không chính xác hoặckhông đầy đủ, ngân hàng phát hành chứng từ có thể từ chối thanh toán và nhàxuất khẩu sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề này
Rủi ro thanh toán: Nếu ngân hàng phát hành chứng từ không thực hiệnthanh toán đúng hạn hoặc không thanh toán cho nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu
sẽ phải chịu thiệt hại về tài chính và uy tín
* Đối với ngân hàng
Ưu điểm:
Phí dịch vụ: Ngân hàng phát hành L/C thu phí dịch vụ từ các bên liênquan trong giao dịch, bao gồm người xuất khẩu, người nhập khẩu và các ngânhàng tham gia Điều này giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng
Ngân hàng phát hành L/C đóng vai trò như một người bảo lãnh tíndụng cho người nhập khẩu và người xuất khẩu Việc cung cấp L/C bảo đảm
sẽ giúp tăng độ tin cậy của ngân hàng và tăng cơ hội thu hút khách hàng mới
Theo quy định trong UCP 600, ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra
bề ngoài của các chứng từ và không chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực,
Trang 28hợp lệ, pháp lý của chúng Những tranh chấp "bên trong" của các chứng từ sẽđược giải quyết bởi các bên xuất khẩu và nhập khẩu Ngân hàng sẽ được miễntrách nhiệm nếu xảy ra các rủi ro bất khả kháng như chiến tranh, đình công,thiên tai
Nhược điểm:
Rủi ro thanh toán: Nếu ngân hàng phát hành chứng từ không thực hiệnthanh toán đúng hạn hoặc không thanh toán cho người xuất khẩu, ngân hàngphát hành L/C sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính và uy tín bị giảm sút
Rủi ro về tính chính xác của chứng từ: Nếu người XK giả mạo hoặc sửađổi chứng từ, NHPH L/C có thể phải chịu trách nhiệm và bị phạt Hoặc, nếungân hàng không kiểm tra BCT cẩn thận mà vẫn quyết định thanh toán thì cóthể dẫn đến những tranh chấp về sau, gây rủi ro cho ngân hàng
Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận (NHXN) Khi một NHXN xác nhậnmột L/C cho nhà xuất khẩu, thì NHXN phải đảm bảo rằng NHPH có khả năngthanh toán Tuy nhiên, rủi ro xảy ra khi NHXN không kiểm tra được năng lựcchính của NHPH hoặc không biết rõ về năng lực tài chính của NHPH nhưngvẫn đồng ý xác nhận L/C theo yêu cầu Nếu NHPH không thanh toán được,NHXN sẽ phải lãnh đạo trách nhiệm thanh toán thay cho NHPH Rủi ro đốivới NHXN là phải đảm bảo tính khả thi của NHPH trước khi xác nhận L/C, vìnếu NHPH không thể thanh toán được, NHXN sẽ phải chịu tổn thất tài chính
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng thương mại
1.4.1 Nhân tố chủ quan
Chính sách, chiến lược phát triển của ngân hàng: đây là yếu tố quantrọng để quyết định việc đầu tư vào hoạt động thanh toán quốc tế Nếu ngânhàng có chính sách phát triển rõ ràng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thích
Trang 29hợp cho khách hàng, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp và đầu tư công nghệhiện đại thì hoạt động thanh toán quốc tế sẽ được nâng cao.
Trình độ chuyên môn của nhân viên: đội ngũ nhân viên phải có trình độchuyên môn cao, hiểu rõ về quy định pháp luật và các điều khoản của UCP vàISBP Điều này sẽ giúp nhân viên xử lý các vấn đề liên quan đến tín dụngchứng từ một cách chính xác và nhanh chóng
Sức mạnh tài chính của một ngân hàng có thể được đánh giá qua tiềmlực vốn Khi một ngân hàng sở hữu một mức vốn đủ lớn, điều này cho phépngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời đầu tưvào các thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ cho quá trình thanh toánquốc tế nói chung và thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nóiriêng Việc này sẽ giúp tăng cường năng lực vận hành của ngân hàng và nângcao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng đối với khách hàng
Mức độ uy tín của NHTM cũng là một trong những yếu tố quan trọngảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT Khi ngân hàng cómức độ uy tín cao, khách hàng sẽ có độ tin cậy cao hơn khi sử dụng dịch vụthanh toán quốc tế của ngân hàng Ngân hàng cũng sẽ có khả năng thu hútđược nhiều khách hàng mới và duy trì được mối quan hệ tốt với khách hànghiện tại, từ đó tăng doanh số và lợi nhuận của ngân hàng và ngược lại
1.4.2 Nhân tố khách quan
Quy mô và tính phân tán của thị trường xuất nhập khẩu: nếu thị trườngxuất nhập khẩu có quy mô lớn và tính phân tán cao thì sẽ tạo ra cơ hội cho cácngân hàng thương mại tham gia hoạt động thanh toán quốc tế Ngược lại, nếuthị trường này quá nhỏ hoặc tập trung vào một số ngành hàng cụ thể thì sẽ ảnhhưởng đến khả năng tham gia của ngân hàng
Các rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế: các rủi ro nàybao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hậu quả của thay đổi tỷ giá và rủi ro pháp lý
Trang 30Việc giảm thiểu các rủi ro này là một yếu tố quan trọng để tăng cường hoạtđộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại.
Tình hình thương mại quốc tế: thị trường quốc tế có thể thay đổi với tốc
độ nhanh chóng, ảnh hưởng đến quy trình thanh toán quốc tế của ngân hàng.Chẳng hạn, các biện pháp thương mại có thể bị áp đặt bởi một số quốc gia,những thay đổi về thuế nhập khẩu và xuất khẩu, thị trường mất cân bằng, rủi
ro chính trị, tài chính và kinh tế Tất cả những yếu tố này có thể làm cho hoạtđộng thanh toán quốc tế trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi ngân hàng thươngmại phải tăng cường giám sát và quản lý rủi ro để đảm bảo tính an toàn vàhiệu quả trong các giao dịch tín dụng chứng từ
Sự ổn định chính trị xã hội: Khi có sự bất ổn trong môi trường chính trị
xã hội, các doanh nghiệp có thể đối mặt với các rủi ro trong giao dịch quốc tế,chẳng hạn như chậm trễ trong việc thanh toán, khó khăn trong chuyển tiền,hoặc thậm chí là mất mát về vốn đầu tư Điều này có thể dẫn đến sự mất lòngtin của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Do đó, sự ổn định chính trị xã hội là một nhân tố quan trọng cần được đảmbảo để tăng cường sự tin tưởng và phát triển hoạt động TTQT tại NHTM
Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại Ngân hàngthương mại Biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm thay đổi giá trị của cáckhoản phí và tiền tệ trong giao dịch quốc tế, gây khó khăn cho việc đánh giárủi ro và tính toán chi phí Do đó, Ngân hàng thương mại cần phải đánh giá vàquản lý rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái để đảm bảo hoạt động thanh toánquốc tế của mình được thực hiện một cách hiệu quả và an toàn
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) – HỘI
SỞ CHÍNH 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội
sở chính
2.1.1 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Hội sở chính
Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Việt Nam Thịnh Vượng haycòn gọi là VPBank, là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và đăng
ký tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam VPBank được thành lậptheo giấy phép hoạt động số 0042/NH – GP do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam cấp ngày 12/08/1993
Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 04/09/1993 theo giấy phépthành lập số 1525/QĐ-UB ngày 04/09/1993 Giấy chứng nhận Đăng ký Kinhdoanh số 0100233583 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày08/09/1993, sửa đổi lần thứ 43 ngày 06/12/2022
Tên giao dịch tiếng việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Việt Nam
Thịnh Vượng
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial
Bank
Hội sở chính đặt tại: Số 89 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống
Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Trang 32VPBank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sửlâu đời ở Việt Nam, từ khi thành lập cho đến nay Ngân hàng đã hoạt độngđược hơn 29 năm Trải qua những năm tháng phấn đấu và phát triển, giờ đâyVPBank đã khẳng định mình và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Ngânhàng Việt Nam và quốc tế
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng, cho đến nay vốnđiều lệ của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2022 là hơn 67 nghìn tỷđồng Quy mô và mạng lưới hoạt động của VPBank đã ngày càng bao phủkhắp cả nước với bảy mươi hai (72) chi nhánh, một trăm bảy mươi tám (178)phòng giao dịch trên cả nước và bốn (4) công ty con
Hội sở chính Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một trongnhững địa điểm quan trọng nhất trong hoạt động của ngân hàng Đây là nơitập trung các bộ phận quản lý và hoạt động chủ chốt của ngân hàng, đảm bảohoạt động của ngân hàng được thực hiện một cách hiệu quả và bền vững.Ngoài ra, hội sở chính còn có các chức năng khác như cung cấp dịch vụ ngânhàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, quản lý tài chính vàthúc đẩy phát triển kinh tế
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập ngày12/08/1993 Sau hơn 29 năm hoạt động, ngân hàng đã phát triển mạng lướitrên toàn quốc, với đội ngũ gần 27.000 cán bộ nhân viên
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đang từng bước khẳng định
uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có tráchnhiệm với cộng đồng Sự tăng trưởng vượt bậc thể hiện qua việc liên tục mởrộng và phát triển mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, đồng thời đa dạng hóacác sản phẩm, dịch vụ tài chính để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Trang 33Trong giai đoạn 2011-2017, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
đã thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyềnthống sang ngân hàng kỹ thuật số và dịch vụ tài chính bền vững Điều nàygiúp ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng tiên phong về kỹ thuật
số hóa trong ngành tài chính ở Việt Nam
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được đánh giá là một trongnhững ngân hàng đổi mới nhanh nhất tại Việt Nam, với sự đầu tư mạnh mẽvào công nghệ và năng lực nhân sự Ngân hàng đã được trao giải thưởng
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2020” bởi Euromoney (Tạp chí của Anh).Đây là sự thể hiện cho nỗ lực phát triển của ngân hàng trong việc đáp ứng nhucầu ngày càng cao của khách hàng
Năm 2018, được Vietnam Report bình chọn là “Ngân hàng TMCP uytín nhất Việt Nam Năm 2019, giải thưởng "Ngân hàng có trách nhiệm xã hộitốt nhất Việt Nam" từ tạp chí tài chính quốc tế Asiamoney Đây là một trongnhững giải thưởng uy tín nhất trong ngành tài chính, được tổ chức hàng năm
để vinh danh các ngân hàng và tổ chức tài chính có thành tích vượt trội tronglĩnh vực này
Không chỉ thế, trong những năm gần đây Ngân hàng TMCP Việt NamThịnh Vượng tiếp tục được vinh danh với nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó,giải thưởng "Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam" (năm 2020) dotạp chí Euromoney trao tặng là một trong những giải thưởng quan trọng nhất.Đây là giải thưởng dành cho các ngân hàng có thành tích xuất sắc trong việccung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng thương mại
Các giải thưởng trên là minh chứng cho sự phát triển bền vững và thànhcông của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong việc cung cấp cácsản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng, tiên tiến và đáp ứng các nhu cầu khácnhau của khách hàng, đồng thời cam kết và thực hiện các hoạt động xã hội vàmôi trường bền vững, góp phần tích cực vào sự phát triển của cộng đồng
Trang 342.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng
Trang 35Khối Quản trị rủi ro
Khối quản trị rủi ro tại hội sở Ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng có nhiệm vụ quản lý, giám sát và kiểm soát các rủi ro trong hoạt độngcủa ngân hàng Chức năng của khối này bao gồm đánh giá, phân loại và quản
lý các rủi ro tài chính, tín dụng và hoạt động khác, đưa ra các chính sách, quytrình và giải pháp phù hợp để giảm thiểu các rủi ro, theo dõi và đánh giá cácchỉ số về rủi ro, đề xuất các biện pháp để giảm thiểu các rủi ro đó và thực hiệncác kế hoạch phòng ngừa và khắc phục sự cố khi có
Khối Quản trị nguồn nhân lực
Khối quản trị nguồn nhân lực có nhiệm vụ quản lý và phát triển nguồnnhân lực, đảm bảo có đội ngũ nhân sự chất lượng cao đáp ứng mục tiêu kinhdoanh của ngân hàng Khối này thực hiện các chức năng tuyển dụng, đào tạo,chăm sóc, phát triển nhân sự, thiết lập chính sách và quy trình liên quan đếnnhân sự, quản lý bộ phận lương và phúc lợi và giám sát đạo đức và nội quycủa ngân hàng Qua đó, khối quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọngtrong phát triển và duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng cao
Khối Pháp chế và kiểm soát tuân thủ
Khối pháp chế và kiểm soát tuân thủ tại hội sở Ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng có chức năng chính là đảm bảo sự tuân thủ các quy địnhpháp luật và các quy trình nội bộ của ngân hàng Khối này đóng vai trò rấtquan trọng trong việc đảm bảo sự minh bạch và đạo đức trong hoạt động củangân hàng, xây dựng các chính sách, quy trình về Phòng chống rửa tiền Chứcnăng của khối pháp chế và kiểm soát tuân thủ tại hội sở Ngân hàng TMCPViệt Nam Thịnh Vượng bao gồm nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các chínhsách, quy định pháp luật và quy trình nội bộ để đảm bảo hoạt động của ngânhàng tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và nội quy của ngân hàng.Ngoài ra, khối pháp chế và kiểm soát tuân thủ còn có nhiệm vụ quản lý và
Trang 36kiểm soát các rủi ro pháp lý của ngân hàng, đảm bảo hoạt động của ngân hàngđược thực hiện một cách chính đáng và hợp pháp.
Khối Vận hành
Khối vận hành tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có nhiệm
vụ quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống thông tin và công nghệ củaVPBank Chức năng của khối này bao gồm quản lý và phát triển hệ thốngthông tin, quản lý mạng lưới và hệ thống máy chủ, cung cấp và hỗ trợ cácdịch vụ công nghệ thông tin cho các đơn vị khác Khối vận hành cũng đảmbảo an toàn thông tin và kiểm soát các rủi ro liên quan đến công nghệ thôngtin, giúp Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng hoạt động hiệu quả vàcung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Khối vận hành tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sởchính sẽ bao gồm các trung tâm, trong đó có Trung tâm xử lý nghiệp vụ ngânhàng giao dịch Đây là bộ phận chịu trách nhiệm xử lý và giám sát các hoạtđộng giao dịch của ngân hàng Đây là nơi các giao dịch hàng ngày như rúttiền, gửi tiền, chuyển khoản và các dịch vụ khác được thực hiện Trung tâm
xử lý nghiệp vụ ngân hàng giao dịch thường chia ra các phòng ban khác như:Phòng thanh toán, phòng dịch vụ tài khoản, …
Phòng thanh toán là bộ phận chịu trách nhiệm xử lý các hoạt độngthanh toán trong và ngoài nước của ngân hàng Các hoạt động trong phòngthanh toán bao gồm cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tiếp, dịch vụ trunggian thanh toán, thanh toán hoá đơn, ngân hàng điện tử (E-Banking), kết nốithanh toán với khách hàng và quản lý luồng tiền, trả lương qua tài khoản, …Mỗi dịch vụ thanh toán sẽ do các bộ phận liên quan tiếp nhận xử lý Phòngthanh toán tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính baogồm bốn bộ phận được phân công thực hiện các nhiệm vụ đó là: thanh toántrong nước, thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử và Western Union Trong
Trang 37đó, bộ phận thanh toán quốc tế là nơi xử lý các hoạt động thanh toán liên quốcgia và quốc tế Nhiệm vụ của bộ phận này bao gồm xử lý các giao dịchchuyển khoản quốc tế, giao dịch ngoại tệ, quản lý rủi ro quốc tế và cung cấp
hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế Bằngcách thực hiện các quy trình và chính sách quốc tế, bộ phận thanh toán quốc
tế đảm bảo rằng các giao dịch thanh toán được thực hiện một cách an toàn,chính xác và tuân thủ các quy định và quy tắc tài chính quốc tế
2.1.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2021-2022
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính (2021-2022)
lãi thuần 14.973.504
19.381.43 8
25.606.09
7 4.407.934 29,44 6.224.659
32,1 2 Chi phí
hoạt động 6.351.227 6.004.437 7.842.805 -346.79 -5,46 1.838.368
30,6 2 Tổng Lợi
28.655.32 8
307,8
7 -13.957.951
36,7 7 Tổng Lợi
23.642.45 4
317,5
6 -11.878.933
38,2 1
-Nguồn: Báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2021,2022
Nhìn vào bảng trên, ta thấy, thu nhập lãi thuần tăng từ 14.973.504 triệuđồng, năm 2020 lên 19.381.438 triệu đồng năm 2021, tăng 29,44% so vớinăm trước đó Trong khi đó chi phí hoạt động năm 2021 giảm 5,46% so vớinăm 2020, từ 6.351.227 triệu đồng giảm xuống 6.004.437 triệu đồng Lợi
Trang 38nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều tăng đáng kể, lợi nhuận trước thuếtăng 307,87%, lợi nhuận sau thuế tăng 317,56% so với năm 2020.
Đến năm 2022, Thu nhập lãi thuần tăng từ 19.381.438 triệu đồng năm
2021 lên 25.606.097 triệu đồng năm 2022, tăng 29,44% so với năm trước đó.Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng từ 6.004.437 triệu đồng năm 2021 lên7.842.805 triệu đồng năm 2022, tăng 30,62% so với năm trước đó Tuy nhiên,tổng lợi nhuận trước thuế và tổng lợi nhuận sau thuế lại cho thấy sự giảm sútnghiêm trọng trong năm 2022, khi tổng lợi nhuận trước thuế giảm 36,77% vàtổng lợi nhuận sau thuế giảm 38,21% so với năm trước đó
Trước hết, về tổng thu nhập lãi thuần, sự tăng trưởng mạnh mẽ trongnăm 2021 và 2022 có thể được giải thích bởi các chính sách ưu đãi của chínhphủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19 Điều này đãgiúp cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính thu hútđược nhiều khách hàng và tăng cường hoạt động cho vay, đặc biệt là cho cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên, khi nhìn vào chi phí hoạt động, ta thấyrằng chi phí tăng cao trong năm 2022 so hai năm trước đó Nguyên nhânchính là do việc tiếp tục đầu tư vào công nghệ và nâng cao năng lực cạnhtranh của ngân hàng, đồng thời phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt từcác đối thủ trong ngành
Trong khi đó, tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng – Hội sở chính đã tăng rất đáng kể trong năm 2021 nhờvào sự tăng trưởng về thu nhập lãi và giảm chi phí hoạt động Tuy nhiên, năm
2022 lại có sự suy giảm lớn khiến tổng lợi nhuận trước thuế của Hội sở Ngânhàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giảm đáng kể so với năm trước Nguyênnhân chính là do VPBank phải dành nhiều chi phí hơn để nâng cao năng lựccạnh tranh và cải thiện dịch vụ cho khách hàng
Trang 39Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã tăng đầu tư vào các hoạtđộng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường ngân hàng.Điều này bao gồm việc phát triển và đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới, cảithiện hệ thống công nghệ thông tin, và đầu tư vào quảng cáo và tiếp thị đểtăng khả năng thu hút khách hàng Các chi phí này có thể đã tác động đến lợinhuận của ngân hàng trong năm 2022 Cải thiện dịch vụ cho khách hàng: Hội
sở chính đã chú trọng vào việc cải thiện dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.Điều này bao gồm đầu tư vào đào tạo nhân viên để cung cấp dịch vụ chấtlượng cao hơn, cải tiến hệ thống hỗ trợ khách hàng và điều hành quy trình đểtăng tính hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng Bên cạnh đó, là việc đầu tưvào các dự án phát triển dài hạn, như việc ngân hàng mở thêm 03 chi nhánh
và 09 phòng giao dịch trong năm 2022 cũng đồng nghĩa với việc tăng chi phíhoạt động trong năm này
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) – Hội
vụ cốt lõi của ngân hàng, là một lĩnh vực quan trọng trong chiến lược pháttriển của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giúp tăng cường tínhcạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường và đóng góp vàodoanh thu và lợi nhuận của ngân hàng Chính vì thế, Ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng luôn thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ để cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất cho khách hàng
Trang 40Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng – Hội sở chính trong các năm giai đoạn 2019 đến 2022tiếp tục phát triển ổn định, an toàn và tuân thủ các quy định của Ngân hàngNhà nước (NHNN) Chất lượng dịch vụ thanh toán cung ứng cho khách hàngđược cải thiện đáng kể và có nhiều tiện ích vượt trội.
Với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính, tronggiai đoạn 2019 – 2022, đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển hoạtđộng thanh toán quốc tế Các chỉ tiêu cho thấy rõ sự phát triển đó, bao gồm sốlượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, tổng giá trị giao dịchquốc tế được thực hiện, tỉ lệ hoàn thành giao dịch, độ chính xác và tốc độ xử
lý các giao dịch Và quá trình đó, được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2 Tổng trị giá thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Hội sở chính giai đoạn 2019 – 2022
Số lượng giao
Doanh số thanh
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình thanh toán tại Hội sở chính
Dựa trên số liệu ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022, sốlượng giao dịch thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng – Hội sở chính tăng đáng kể từ 58.649 món lên đến 85.744 món Cùngvới đó, doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng cũng tăng từ 4,68 tỷ USDnăm 2019 lên 6,78 tỷ USD vào năm 2022
Lý giải cho sự tăng trưởng này, có thể nhận thấy rằng nền kinh tế ViệtNam đang phát triển mạnh mẽ Việt Nam thu hút đầu tư từ nhiều quốc giakhác nhau, dẫn đến nhu cầu tăng của các doanh nghiệp trong việc giao dịch