1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng acb chi nhánh nghệ an

66 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng ACB - Chi Nhánh Nghệ An
Tác giả Trần Thị Mỹ Ý
Người hướng dẫn ThS. Phan Tiến Nam
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính quốc tế
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 322,46 KB

Nội dung

So sánh thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ với các phương thức thanh toán quốc tế khác...14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG

Trang 1

- -SINH VIÊN: TRẦN THỊ MỸ Ý

LỚP: CQ57/08.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập./.

Tác giả luận văn

Trần Thị Mỹ Ý

Trang 4

MỤ LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤ LỤC ii

DANHMỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Khái quát chung về thanh toán quốc tế 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Vai trò của dịch vụ thanh toán quốc tế 4

1.2 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế 6

1.2.1 Điều kiện tiền tệ 6

1.2.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán 6

1.2.3 Điều kiện về thời gian thanh toán 7

1.2.4 Điều kiện về phương thức thanh toán 7

1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế 7

1.3.1 Phương thức chuyển tiền 7

1.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ 10

1.3.4 So sánh thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ với các phương thức thanh toán quốc tế khác 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH NGHỆ AN 16

Trang 5

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nghệ An 16

2.1.1 Tổng quan về ACB 162.1.2 Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nghệ An 17

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Nghệ An năm 2019 - 2021 18

-2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 182.2.2 Hoạt động huy động vốn 19

2.3 Khái quát về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nghệ An 20 2.4 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Nghệ An .22

2.4.1 Quy trình thánh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từtại ACB – Chi nhánh Nghệ An 22

2.5 Kết quả thực hiện hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Nghệ An 28

2.5.1 Kết quả đạt được 282.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 30

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH NGHỆ AN 39 3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Nghệ An 39

Trang 6

3.2 Những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng TMCP Á Châu –

Chi nhánh Nghệ An 40

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thanh toán L/C tại ACB – Chi nhánh Nghệ An 40

3.2.2 Thực hiện hiệu quả quy trình thanh toán L/C 40

3.2.3 Đầu tư và đổi mới sản phẩm công nghệ thanh toán 42

3.2.4 Phát triển dịch vụ khách hàng 43

3.2.5 Nâng cao năng lực của cán bộ thanh toán quốc tế 44

3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động marketing 47

3.2.7 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ 49

3.2.8 Các hoạt động hỗ trợ khác 49

3.3 Một số kiến nghị 50

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 50

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nghệ An54 3.3.3 Kiến nghị đối với khách hàng 55

KẾT LUẬN 57

Trang 7

DANHMỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1.1 So sánh các phương thức thanh toán quốc tế 15

Bảng 2.3 Kết quả thực hiện các phương thức thanh

toán của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nghệ

An 2019 - 2021

21

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hóa ngày càng cao, Việt namđang ngày càng phát triển mở rộng các mối quan hệ kinh tế chính trị, đẩymạnh các hoạt động thương mại Xu thế toàn cầu hóa tự do thương mại diễn

ra nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy các quan hệ thương mại và hợp tác quốc

tế của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng Xuất nhậpkhẩu đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng để một đất nước tham gia vào đờisống kinh tế sôi động, đa dạng và phong phú của toàn cầu nhằm tìm kiếm cacnguồn lực dồi dào với chi phí hợp lý, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,mang lại thu nhập ngày càng cao cho nhà sản xuất và các doanh nghiệp, gópphần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của quốc gia trêntrường quốc tế

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập phát triển sâu rộngvới các quốc gia trên thế giới, tích cực tham gia hiệp định thương mại tự doFTA và sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thúc đẩy hoạt độngthương mại quốc tế của Việt Nam sẽ ngày càng lớn mạnh Những phươngthức thanh toán đảm bảo, hiện đại, nhanh chóng hơn dần thay thế vào chỗnhững phương thức thanh toán chuyền thống bằng tiền mặt Trong đó,phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C được sử dụng rộng rãi và ưuviệt hơn cả, vì đảm bảo được quyền lợi cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhậpkhẩu Tuy nhiên, phương thức này cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sựtranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó

Chính vì vậy, dựa vào kiến thức đã học và thời gian thực tập tại ngânhàng ACB – Chi nhánh Nghệ An, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng hoạtđộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàngTMCP Á Châu – Chi nhánh Nghệ An” làm đề tài cho khóa luận văn tốt

Trang 10

nghiệp của mình để tìm ra những nguyên nhân cũng như các giải pháp, kiếnnghị khắc phục với hi vọng góp phần thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện hệthống thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh.

2 Mục đích nghiên cứu

 Hệ thống hóa những kiến thức về thanh toán bằng tín dụng chứng từ

và những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế theophương thức L/C

 Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển dịch vụ thanh toánquốc tế theo phương thức L/C tại ngân hàng ACB – Chi nhánh Nghệ An Từ

đó, chỉ ra những nguyên nhân còn tồn đọng trong hoạt động thanh toán quốc

tế bằng phương thức tín dụng chứng từ

 Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục và phát triển dịch vụ thanhtoán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP ÁChâu – Chi nhánh Nghệ An

3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tạiNgân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nghệ An

4 Phạm vi nghiên cứu

Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tíndụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Nghệ An giai đoạnnăm 2019-2021

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứ như thống kê, hệ thốnghóa, phân tích, tổng hợp, so sánh,…để luận giải các vấn đề có liên quan đếnđối tượng nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Nghệ An

6 Kết cấu đề tài

Trang 11

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em được chia thành 3chương như sau:

 Chương 1: Lý luận chung về thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

 Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Nghệ An

 Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Nghệ An

Trang 12

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm

Quan hệ quốc tế giữa các quốc gia bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế,chính trị ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật,… trong đó, hoạt động ngoạithương chiếm chủ đạo, là cơ sở cho các cơ quan quốc tế tồn tại và phát triển.Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến nhu cầu thanh toán giữacác nhầ xuất nhập khẩu ở các nước Từ đó, hình thành hoạt động TTQT vàngân hàng trở thành cầu nối trung gian

Từ phân tích trên ta đi đến khái niệm: "Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên hệ."

Từ góc độ NHTM, dịch vụ TTQT, ngôn từ sử dụng chuẩn trong hiệpđịnh GATS – chính là dịch vụ được NHTM cung ứng cho các doanh nghiệpXNK nhằm mục đích thu phí

1.1.2 Vai trò của dịch vụ thanh toán quốc tế

TTQT là một công cụ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, là một mắt xích không thể thiếu trong lưu thông hàng hoá.

TTQT là cầu nối giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vì nó gắn quyềnlợi, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các bên liên quan

TTQT phát sinh từ hoạt động ngoại thương, thông qua thanh toán cácdoanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu có thể chủ động nắm bắt tốt nhất cácthông tin về thị trường trong và ngoài nước cũng hiểu rõ thêm về các đối táccủa mình

Trang 13

 TTQT là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn sản xuất vàkinh doanh, do vậy sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của các bên thamgia Thông qua hoạt động thanh toán mà người ta có thể đánh giá khả năng tàichính, uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị

 TTQT trên phương diện quản lý nhà nước.

Thông qua việc quản lý và kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế, nhànước coi đó là công cụ quan trọng để có thể quản lý được luồng ngoại tệ ravào đất nước, làm cơ sở để thiết lập và thực hiện chính sách tài khoá phù hợpvới từng thời kỳ phát triển nhất định

 Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

- TTQT đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao: Cán bộ ngân hàng làmcông tác thanh toán quốc tế phải hiểu, nắm rõ và biết cách vận dụng cácphương thức thanh toán quốc tế đúng thông lệ quốc tế

- TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng: Tiêu chí củahoạt động thanh toán là nhanh chóng, kịp thời, an toàn và chính xác Do đócác công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thựchiện ngày càng tốt hơn các tiêu chí này

- TTQT đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng trên cơ sở thu phí dịch vụthanh toán quốc tế

- TTQT làm tăng cường quan hệ đối ngoại

Như vậy, trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung giangiúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành antoàn, nhanh chóng, tiện lợi, đồng thời tư vấn, giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi củakhách hàng trong giao dịch thanh toán nhằm giảm rủi ro cho khách hàng

Trang 14

trong quan hệ mua bán với nước ngoài Mặt khác, tạo điều kiện thực hiệnquản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sáchkinh tế đối ngoại đề ra.

1.2 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế

Trong quan hệ thanh toán quốc tế, để đảm bảo quyền lợi của các bêntham gia, cần thiết phải đưa ra các điều kiện về thời gian thanh toán, điều kiện

về phương thức thanh toán, về thời gian thanh toán, về phương thức thanhtoán

1.2.1 Điều kiện tiền tệ

Hoạt động ngoại thương liên quan ít nhất đến hai loại đồng tiền khácnhau và mục tiêu tiền tệ của người xuất khẩu cũng như người nhập khẩu làkhông giống nhau Cho nên, cần thiết phải có những điều kiện tiền tệ thanhtoán trong quan hệ ngoại thương

Điều kiện tiền tệ là những điều kiện mà hai bên thoả thuận đưa ra, baogồm việc chọn lựa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán, cũng như cácquy định về cách xử lý như thế nào khi có sự biến động sức mua của các đồngtiền đó

Đồng tiền tính toán là đồng tiên biểu hiện gí cả và xác định giá trị hợpđồng mua bán Nó là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc củanước thứ ba Tuy nhiên, hai bên thường thoả thuận dùng đồng tiền có tínhtương đối ổn định nhằm đảm bảo tính vững chắc giá trị hợp đồng

Đồng tiền thanh toán là đồng tiền dùng để chi trả hợp đồng hay thanhtoán nợ giữa hai bên Thông thường nước xuất khẩu thích đồng tiền mạnh hayđồng tiền tự do chuyển đổi, còn nước nhạp khẩu lại thích thanh toán bằngđồng tiền mình dang sẵn hoặc đồng tiền của chính nước mình để tiết kiệmngoại tệ và tránh rủi ro tỷ giá

1.2.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán

Trang 15

Điều kiện này uy định việc trả tiền được thực hiện ở nước xuất khẩu,nước nhập khẩu hay một nước thứ ba nào đó do hai bên quyết định Trrongthanh toán vì những lý do như: thu tiền nhanh, ngân hàng thu được các lệ phínghiệp vụ.

1.2.3 Điều kiện về thời gian thanh toán

Điều kiện thời gian thanh toán trong ngoại thương có thể thoả thuận làmột trong ba điều kiện sau đây: trả trước, trả ngay, trả sau

- Trả trước: bên nhập khẩu trả tiền một phần hay toàn bộ cho bên xuấtkhẩu trước khi giao nhận hàng hoá Mục đích trả trước là để người nhập khẩucung cấp tín dụng thương mại ngắn hạn cho người xuất khẩu hoặc để ràngbuộc người nhập khẩu phải thực hiện hợp đồng

- Trả ngay: người mua trả tiền cho người bán ngay khi người ban hoànthành nghĩ vụ giao hàng tương đương với khoảng thời gian từ lúc chuẩn bịgiao hàng xong đến lúc hàng được giao đúng nơi quy định

- Trả sau: người mua trả tiền cho người bán sau một thời hạn nhất định

1.2.4 Điều kiện về phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán tức là cách thức để người bán thu tiền về vàngười mua thực hiện chi trả Trong buôn bán quốc tế, có nhiều cách khácnhau để thự hiện việc thanh toán, do đó hai bên cần thoả thuận phương thứcthanh toán cụ thể Có thể chọn một trong các phương thức sau: phương thứcchuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ

Việc lựa chọn phương thức nào còn phụ thuộc vào mục tiêu và khả năngthương lượng của hai bên

1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế

1.3.1 Phương thức chuyển tiền

Khái niệm: “Chuyển tiền là phương thức thanh toán mà theo đó

người trả tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định

Trang 16

cho người thụ hưởng tại một địa điểm được xác định bằng phương tiện thanh toán phù hợp (chuyển tiền điện - telegraphic transfer (T/T) và chuyển tiền thư

- mail transfer (M/T)).”

Có hai hình thức chuyển tiền:

 Hình thức điện báo (T/T – Telegraphic Transfer): Việc chuyển tiềnđược thực hiện bằng cách ngân hàng sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ởnước ngoài trả tiền cho người nhận

 Hình thức thư chuyển tiền (M/T – Mail Transfer): Ngân hàng thựchiện việc chuyển tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nướcngoài trả tiền cho người nhận

Quy trình thanh toán:

Bước 1: Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giaochứng từ như: hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn, cho nhà nhập khẩu

Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết địnhtrả tiền thì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền cùng với ủy nhiệm chi gửingân hàng phục vụ mình

Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu chứng từ hợp lệ và đủ khả năng thanh toánthì ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ nhànhập khẩu

Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý để chuyểntiền cho nhà thụ hưởng

Ưu nhược điểm của phương thức này

 Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, không có chứng từ phức tạp, rườm rà,người mua và người bán không phải tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau

 Nhược điểm: Độ an toàn trong thanh toán không cao, không đảm bảoquyền lợi cho người bán, hàng đã chuyển nhưng việc trả tiền phụ thuộc vàothiện chí của người mua Trong trường hợp người mua chuyển tiền trước khi

Trang 17

giao hàng mà vì một lý do nào đấy, việc giao hàng của người bán chậm trễ,hoặc không đúng theo yêu cầu thì người mua sẽ ứ đọng vốn Vì vậy, phươngthức này chủ yếu áp dụng để thanh toán phi mậu dịch, các chi phí liên quanđến trả nợ, bồi thường, còn nếu áp dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu thìchủ yếu đối với khách hàng quen biết, có tín nhiệm cao.

1.3.2 Phương thức nhờ thu

Khái niệm:

"Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, bên bán ( nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho Ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua ( nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận điều kiện

 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): là phương thứctrong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người mua khôngnhững căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèmtheo với điều kiện người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thìngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hóa

Quy trình thanh toán:

Bước 1: Ký kết hợp đồng mua bán trong đó điều khoản thanh toán quyđịnh áp dụng phương thức nhơ thu phiếu trơn

Trang 18

Bước 2: Nhà ủy thác( nhà xuất khẩu) gửi hàng hóa và bộ chứng từthương mại trực tiếp cho Người trả tiền (nhà nhập khẩu)

Bước 3: Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài tínhcho ngan hàng nhờ thu để thu tiền từ nhà nhập khẩu

Bước 4: Ngân hàng nhờ thu lập và gửi lệnh nhờ thu cùng chứng từ tàchính tới ngân hàng thu hộ để thu tiền từ nhà nhập khẩu

Bước 5: Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhơ thu để nhà nhập khẩu:

- Trả tiền ngay (séc, kì phiếu hoặc hối phiếu trả ngay) hoặc

- Ký chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn) hoặc

- Chấp nhận các điều kiện và điều khoản

Bước 6: Nhà nhập khẩu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền

Bước 7: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đãchấp nhận cho nhà xuất khẩu

Bước 8: Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn

đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu

Ưu nhược điểm của phương thức này:

 Ưu điểm: thuận lợi cho những đối tác có mối quan hệ lâu dài, chủđộng trong việc sử dụng vốn

 Nhược điểm: phương thức này chỉ có lợi cho nhà Nhập khẩu NhàXuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên Nhập khẩu không thanh toán hoặcchậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đủ

Chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mốiquan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau Để đảm bảo an toàn cho nhàXuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp đảm bảo như bão lãnh Ngânhàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc,

1.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ

Khái niệm:

Trang 19

“Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C) là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) phát hành một tín dụng thư, theo đó Ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho người thụ hưởng khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.".

Phân loại L/C:

 Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là L/C mà người mở(nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị Ngân hàng phát hành sửa đổi bổ sung hoặchủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước củangười thụ hưởng (nhà xuất khẩu)

 Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại Thư tíndụng mà sau khi đã mở thì Ngân hàng phát hành không được sửa đổi bổ sunghay hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận củangười thụ hưởng và Ngân hàng xác nhận

 Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Irrevocableconfirmed L/C): là loại Thư tín dụng không thể huỷ ngang được một ngânhàng thứ ba đứng ra đảm bảo thanh toán bên cạnh ngân hàng phát hành Thưtín dụng

Trang 20

Quy trình thanh toán:

(6)(3)(7)

(1)(1)

Bước 1: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại,với điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Bước 2: Nhà nhập khẩu căn cứ hợp đồng thương mại, lập đơn xin mởthư tín dụng cho nhà xuất khẩu thụ hưởng

Bước 3: Căn cứ nội dung đơn xin mở tín dụng thư, nếu đáp ứng yêu cầu,NHPH sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ởnước nhà xuất khẩu, thông báo về việc mở thư tín dụng và chuyển bản chỉnhcủa thư tín dụng cho nhà xuất khẩu

Bước 4: Khi nhận được thông báo về việc mở thư tín dụng và thư tíndụng, ngân hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển giao thư tín dụng cho nhàxuất khẩu

Bước 5: Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thìgiao hàng; nếu không thì đề nghị NHPH tu chỉnh cho phù hợp rồi tiến hànhgiao hàng

Ngân hàng thông báo(Advising bank)

Ngân hàng mở L/C

(Issuing bank)

Người xuất khẩu(Benificiary)Người nhập khẩu

(Applicant)

Trang 21

Bước 6: Sau khi chuyển giao hàng hóa, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từthanh toán theo quy định của thư tín dụng; thông qua ngân hàng thông báo,xuất trình cho NHPH để yêu cầu thanh toán tiền Nếu thư tín dụng cho phépthương lượng tại ngân hàng khác thì nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng

từ thanh toán cho một ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chấp nhậnchiết khấu được xác định trong thư tín dụng

Bước 7: NHPH kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp vớiquy định của tín dụng thư thì trả tiền (hoặc chấp nhận hay chiết khấu) Nếuthấy không phù hợp, ngân hàng từ chối và gửi trả lại toàn bộ chứng từ thanhtoán cho nhà xuất khẩu Thời hạn kiểm tra bộ chứng từ theo quy định là 7ngày làm việc nếu quá thời hạn trên NHPH phải thanh toán cho nhà xuấtkhẩu

Bước 8: NHPH giao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và yêu cầu thanhtoán

Bước 9: Nhà nhập khẩu kiểm tra lại toàn bộ chứng từ và tiến hành hoàntrả tiền cho ngân hàng

Ưu nhược điểm của phương thức L/C:

 Ưu điểm:

- Đối với người mua: do hầu hết chứng từ được Ngân hàng kiểm tra vàchịu trách nhiệm nên người mua có thể mở rộng nguồn thu mua hàng hóa màkhông phải tốn quá nhiều thời gian vào việc tìm đối tác tin cậy và uy tín.Người mua được đảm bảo rằng bên bán giao hàng thì mới trả tiền Ngoài racác khoản kí quỹ được hưởng lãi

- Đối với người bán: Được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ,

do đó nhà Xuất khẩu có thể thu hồi vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn

Trang 22

- Đối với Ngân hàng: thu được một khoản phí theo giá trị hợp đồng, thuhút được một khoản tiền lớn khi ký quỹ Ngân hàng còn thực hiện được một

số nghiệp vụ: bảo lãnh, cho vay Xuất khẩu, Đồng thời uy tín của ngân hàng

sẽ được mở rộng và củng cố trên thị trường quốc tế

 Nhược điểm:

- Trong phương thức này cũng chứa đựng những điều bất lợi cho cả bênmua và bên bán như bên mua sẽ phải thanh toán dù hàng tốt hay xấu vì Ngânhàng chỉ có trách nhiệm tính chân thực bề ngoài của bộ chứng từ, bên bán đôikhi do điều kiện khắt khe của chứng từ nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn,thậm chí bị từ chối

- Quy trình thanh toán tỉ mỉ, máy móc nên các bên tham gia phải cẩntrọng trong việc lập và kiểm tra chứng từ Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể

là nguyên nhân của từ chối thanh toán Đối với ngân hàng phát hành, việc saisót trong kiểm tra chứng từ gây ra hậu quả lớn đặc biệt là mất uy tín vớikhách hàng

- Phương thức thanh toán này đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng nhất.Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra bề ngoài của bộ chứng từ trong thời hạnquy định do người Xuất khẩu gửi đến, nếu xét thấy các chứng từ phù hợp vớicác quy định do người Xuất khẩu gửi đến , nếu xét thấy các chứng từ phù hợpvới các quy định trong L/C và không mâu thuẫn với nhau thì phải trả chongười Xuất khẩu và đòi tiền người Nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanhtoán Nếu kiểm tra không kĩ, người Nhập khẩu khi kiểm tra lại bộ chứng từthấy không hợp lệ thì có thể từ chối thanh toán lại cho Ngân hàng

1.3.4 So sánh thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng

từ với các phương thức thanh toán quốc tế khác

Trang 23

Bảng 1.1 So sánh các phương thức thanh toán quốc tế

dụng chứng từ

Quy trình thanh toán Đơn giản Đơn giản Phức tạp

Nguồn luật điều chỉnh

Không chịu sựđiều chỉnh nào

Chịu sự điềuchỉnh bởi quytắc thống nhất

về nhờ thuURC

Chịu sự điềuchỉnh của cácnguồn luật,côngước quốc tế,thông lệ và tậpquánquốc tế nhưUCP, ISBP,

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG

TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH NGHỆ AN 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nghệ An

2.1.1 Tổng quan về ACB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) có tên tiếng Anh làAsia Commercial Joint Stock Bank Là một trong những ngân hàng TMCPhàng đầu tại Việt Nam, cùng hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp cáctỉnh thành trên cả nước với đa dạng nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ

Các ngành nghề kinh doanh:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền

gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển củacác tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;

- Hùn vốn và liên doanh theo luật định;

- Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại

tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài vàcác dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngânhàng Nhà nước cho phép;

- Hoạt động bao thanh toán;

- Đại lý bảo hiểm;

- Mua bán trái phiếu; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác trước “đại lý

bảo hiểm”;

- Cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính;

- Kinh doanh chứng khoán;

- Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán;

Trang 25

- Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành;

- Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp

các dịch vụ ngân hàng khác

Với nhiều năm hoạt động trên thị trường ACB đã và đang lấy được vịthế của một ngân hàng hàng đầu, với quy tắc hoạt động là quản lý chuyênnghiệp, tăng trưởng bền vững, thu nhập chính đáng, lợi nhuận mức hợp lý.Cùng ngành nghề kinh doanh đa dạng như huy động vốn, cho vay, chiết khấuthương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn, bảo hiểm, dịch vụ thanhtoán, mua bán vàng, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, cho thuê tàichính, lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành

Hiện tại, Ngân hàng ACB sở hữu hơn 384 chi nhánh và phòng giao dịchvới không gian giao dịch hiện đại, 11.000 máy ATM và 850 đại lý WesternUnion đang hoạt động rộng khắp 47 tỉnh thành trong cả nước Tổng số nhânviên đang làm việc gần 10,000 người, nhân viên đã tốt nghiệp đại học trở lênchiếm 100%

2.1.2 Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nghệ An

Ngày 23/03/2010, Ngân hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Vinh - Nghệ An

đã khánh thành và đưa vào hoạt động tại địa chỉ : 37A - Quang Trung, thànhphố Vinh

Cũng như các chi nhánh và phòng giao dịch khác trong hệ thống ACB,chi nhánh Nghệ An hoạt động với các chức năng chủ yếu:

- Huy động tiền gửi bằng VND, ngoại tệ;

- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng;

- Tài trợ xuất nhập khẩu;

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng

Chi nhánh Nghệ An được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chinhánh, phòng giao dịch trong hệ thống Khách hàng có thể gửi tiền tại CN

Trang 26

Nghệ An và rút tiền tại bất kỳ chi nhánh/phòng giao dịch trong hệ thốngACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (ACB Online, phonebanking, và mobile banking).

Qua 13 năm hoạt động, vượt qua những khó khăn ban đầu, trong thờigian qua Ngân hàng đã cố gắng hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều sản phẩmdịch vụ mới để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của kháchhàng đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế Cho đến thời điểm hiện tại,Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Vinh Nghệ An đã khẳng định được vịthế thương hiệu của mình trong lòng khách hàng, là Ngân hàng có chất lượngdịch vụ tốt và đáng tin cậy

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nghệ An năm 2019 - 2021

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh ACB chi nhánh Nghệ An

Trang 27

là 3,69 tỷ đồng Đến năm 2021, lợi nhuận đạt 45,87 tỷ đồng, tăng 10,72 tỷđồng so với năm 2020.

Nguyên nhân của sự biến động này là do sự xuất hiện của đại dịch Covid

- 19 vào đầu năm 2020 Dịch Covid-19 bùng phát không chỉ gây ảnh hưởngnghiêm trong đến sức khỏe và còn tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế ởcác quốc gia trên toàn thế giới Các chính sách đóng cửa biên giới quốc giacũng như hạn chế lưu thông hàng hóa, dịch vụ đã làm cho hoạt động thươngmại giảm sút nghiêm trọng

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Theo bảng 2.2.2 ta thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là

từ tiền gửi của khách hàng Năm 2019, tiền gửi khách hàng đạt 490 tỷ đồngchiếm 60,49% tổng số vốn huy động Năm 2020, con số này giảm nhẹ, còn

426 tỷ đồng chiếm 60,51% và đến năm 2021 tăng lên 520 tỷ đồng chiếm60,82% tổng số vốn huy động được Nguồn vốn huy động từ khách hàng tăng

Trang 28

trưởng cao qua các năm Ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huyđộng giảm nhẹ trong năm 2020, tuy nhiên đến năm 2021 có sự tăng trưởng.Nguyên nhân là do sự tác động của đại dịch dẫn đến sự biến động nền kinh tế

tế thị trường, tỷ giá, ảnh hưởng tới đời sống dân cư Do đó ảnh hưởng tớilượng tiền gửi ngân hàng của khách hàng, dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng

Nguồn vốn huy động của chi nhánh Nghệ An chủ yếu là huy động từ tiềngửi tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế Đây là nguồn tiền gửi khá ổnđịnh trong tổng nguồn vốn huy động, là nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng đểkinh doanh, đầu tư và cho vay

2.3 Khái quát về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Nghệ An

Trang 29

Bảng 2.3 Kết quả thực hiện một số phương thức thanh toán quốc

tế tại ACB - Chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: USD

Chỉ

Tỷ trọng 2020/2019 2021/2020

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Chuyể

-L/C NK

2.590.02

6

1.951.50 5

1.621.60

2 - 638.521 - 24,65

329.903 - 16,91

-L/C XK 405.767 90.040 266.095 - 315.727 - 77,81 176.055 195,53

Nhờ

thu

654.378 548.611 605.979 - 105.767 - 16,16 57.368 10,46

(Nguồn: ACB - Chi nhánh Nghệ An)

Năm 2020 doanh số thực hiện chuyển tiền sụt giảm: năm 2020 giảm sovới 2019 với mức giảm 22,63% tương đương 1.130.278 USD Và đến năm

2021 doanh số chuyển tiền tiếp tục giảm nhẹ, giảm đi 11,50% (444.359 USD)

so với 2020

Trang 30

Thanh toán bằng phương thức nhờ thu năm 2020 giảm 16,16% (105.767USD) so với năm 2019, và đến năm 2021 tăng 10,46% (57.368 USD)

Trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại chinhánh năm 2020 giảm so với năm 2019, L/C giảm 31,85% tương đương954.248 USD Trong đó, L/C NK giảm 24,65% (638.521 USD), còn L/C XKcũng giảm với mức giảm 77.81% (315.727 USD) Đến năm 2021, L/C tiếptục giảm nhẹ 7,54% tương đương 153.848 USD so với 2020 Trong đó, L/C

NK giảm 16,91% (329.903 USD), còn L/C XK tăng 195,53% (176.055 USD)

2.4 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Nghệ An

2.4.1 Quy trình thánh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB – Chi nhánh Nghệ An

2.4.1.1 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu

Trong nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu, khách hàng của ACB Nghệ An làngười xuất khẩu, ACB đảm nhận vai trò là ngân hàng thông báo thư tín dụngcho khách hàng Ngoài ra, liên quan thanh toán đến L/C xuất khẩu, ACB Chinhánh Nghệ An còn cung cấp các dịch vụ khác như: cung cấp thông tin xuấtkhẩu, thông tin về NHPH thư tín dụng và các vấn đề liên quan đến thư tíndụng, tư vấn hợp đồng ngoại thương, tư vấn nội dung thư tín dụng, hướng dẫnlập chứng từ và tra soát thanh toán

(1) Nhận thư tín dụng, kiểm tra thư tín dụng

Khi nhận được L/C từ ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo thanhtoán viên kiểm tra tính chân thật và thống nhất của L/C hoặc các sửa đổi L/Ccủa NHPH trước khi thông báo cho khách hàng

 Kiểm tra tính chân thật

 Kiểm tra mã khoá nếu nhận L/C bằng điện SWIFT/ TELEX

Trang 31

 Kiểm tra chữ kí ủy quyền nếu nhận L/C bằng thư do ngân hàng đại lýchuyển đến

 Kiểm tra bản gốc thông báo chuyển tiếp có dấu, chữ kí ghi rõ họ tên,chức danh nếu ngân hàng thông báo trước đó là ngân hàng đóng trụ sở tạiViệt Nam Thông báo của ngân hàng chuyển tiếp phải có xác nhận về việc họ

đã kiểm tra đúng mã hoặc chữ kí ủy quyền

Trường hợp chi nhánh Nghệ An không xác nhận được tính chân thật củaL/C hoặc sửa đổi L/C thì ACB – Chi nhánh Nghệ An phải lập điện tra soáthoặc có văn bản gửi ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng chuyển tiếp sau yêucầu họ xác nhận lại

Việc thông báo thực hiện trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được L/Csửa đổi hoặc sửa đổi L/C Thông báo gửi khách hàng hoặc ngân hàng thốngbáo kế tiếp phải đóng dấu giáp lai và gồm các chứng từ sau: Bản gốc Thôngbáo tín dụng thư/sửa đổi tín dụng thư và bản gốc L/C hoặc sửa đổi L/C

(3) Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ

Trang 32

 Thanh toán tiếp nhận bộ chứng từ của khách hàng xuất trình bao gồmbản gốc L/C, các sửa đổi L/C có liên quan (nếu có) cũng như thông báo L/C,sửa đổi L/C có xác nhận chữ kí

 Phòng KHDN tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, số hiệu của từng loạichứng từ và thư yêu cầu thanh toán của khách hàng Sau đó Phòng KHDN kýnhận chứng từ, phải ghi rõ ngày giờ nhận chứng từ trên yêu cầu thanh toáncủa khách hàng

 Phòng KHDN kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ sovới các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi liên quan (nếucó) Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ, kiểm tra sự phù hợp của chứng từvới UCP 600

 Sau khi kiểm tra xong thanh toán viên phải ghi ý kiển của mình trênphiếu kiểm tra chứng từ và chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan chokiểm soát viên

 Sau khi có ý kiến của kiểm soát viên về tình trạng bộ chứng từ, nếuchứng từ có sai sót, thanh toán viên phải thông báo ngay cho khách hàng

(4) Gửi chứng từ và đòi tiền

Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ phù hợp, không có sai sót, ngânhàng sẽ lập thư gửi chứng từ và lệnh đòi tiền bằng thư hoặc bằng điện rồi gửicho ngân hàng nhận chứng từ được chỉ định trong L/C Điện đòi tiền và thưđòi tiền kèm bộ chứng từ trước khi gửi đi phải được kiểm soát viên ký duyệt

(5) Thanh toán L/C xuất khẩu

Khi nhận được báo có trả tiền của ngân hàng nước ngoài, thanh toán viênhạch toán trả tiền cho khách hàng và thu phí theo biểu phí dịch vụ của ngânhàng hiện nay

2.4.1.2 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu

(1) Tiếp nhận, kiểm tra và thẩm định hồ sơ

Trang 33

 Với khách hàng lần đầu giao dịch, ACB Nghệ An phải tiến hành thẩmđịnh hồ sơ để tiến hành cấp mức tín dụng và tỷ lệ kí quỹ theo đúng quy định

 Đối với khách hàng đã thực hiện cấp hạn mức tín dụng và có quy định

tỷ lệ kí quỹ, ACB Nghệ An sẽ thực hiện:

- Tiếp nhận hồ sơ bao gồm

+ Giấy yêu cầu mở L/C

+ Hợp đồng ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tươngđương Trường hợp nhập khẩu ủy thác phải có thêm hợp đồng nhập khẩu ủythác

+ Nếu hàng nhập khẩu nằm trong danh mục mặt hàng theo giấy phépcủa Bộ Thương mại thì phải có giấy phép nhập khẩu thuộc diện quản lýchuyên ngành

+ Văn bản chứng minh thẩm quyền ký bảo lãnh ( trường hợp bên cấp tíndụng để thanh toán L/C là đơn vị phụ thuộc

+ Chứng từ bảo hiểm (đối với trường hợp nhà nhập khẩu có trách nhiệmmua bảo hiểm)

- Kiểm tra hồ sơ:

+ Kiểm tra hạn mức phát hành L/C

+ Kiểm tra số lượng hồ sơ để đảm bảo hồ sơ đề nghị thực hiện là đầy đủ.+ Kiểm tra chữ kí và dấu để đảm bảo phù hợp với mẫu đã đăng kí tạingân hàng

+ Kiểm tra các chỉ dẫn trên hồ sơ để đảm bảo không có tẩy xóa, sửachữa

+ Kiểm tra danh mục hàng hóa được nhập khẩu theo từng thời kì banhành của Bộ Thương mại

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung Giấy yêu cầu mở L/C và hợpđồng

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w