Kết cấu của luận vănBên cạnh phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương nhưsau:CHƯƠNG 1: Lý luận chung về rủi ro TGHĐ và phòng ngừa rủi ro TGHĐtrong hoạt động xuất khẩu c
Trang 1“PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH HUỆ ANH ”
Chuyên ngành : Tài chính quốc tế
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS.Đinh Trọng Thịnh
HÀ NỘI – 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tếcủa đơn vị thực tập
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Sinh viên
Nguyễn Lê Thu
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC BẢNG BIỂU xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của luận văn 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1 Tỷ giá hối đoái 3
1.1.1 Khái niệm, cách biểu thị tỷ giá, phân loại 3
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 7
1.1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK 9
1.2 Rủi ro tỷ giá hối đoái 12
1.2.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động của doanh nghiệp .12
1.2.2 Phân loại 12
1.2.3 Một số chỉ tiêu tài chính cần nghiên cứu liên quan đến công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động XNK của doanh nghiệp 13
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp XNK 14
1.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái 15
Trang 41.3.1 Một số kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái truyền thống công ty
đang áp dụng 15
1.3.2 Sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ 17
1.3.3 Các biện pháp phòng ngừa thay thế 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH HUỆ ANH 26 GIAI ĐOẠN 2020-2022 26
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Huệ Anh 26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ phòng ban 26
2.2.Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty 31
2.2.1 Thị trường và sản phẩm xuất khẩu của công ty 31
2.2.2 Quy trình xuất nhập khẩu của công ty TNHH Huệ Anh 33
2.2.3 Các loại ngoại tệ chủ yếu và ngân hàng phục vụ 35
2.2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế của công ty TNHH Huệ Anh 35
2.3 Thực trạng tình hình rủi ro TGHĐ và công tác phòng ngừa rủi ro TGHĐ tại công ty TNHH Huệ Anh 36
2.3.1 Tình hình biến động tỷ giá 3 năm gần đây (2020-2022) 37
2.3.2 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Huệ Anh 42
2.4 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro TGHĐ mà công ty TNHH Huệ Anh đang thực hiện 44
2.5 Các đánh giá công tác phòng ngừa rủi ro TGHĐ trong hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH Huệ Anh 47
2.5.1 Kết quả đạt được 47
2.5.2 Hạn chế, tồn tại trong công tác phòng ngừa rủi ro TGHĐ tại công ty .48
Trang 52.5.3 Nguyên nhân: từ phía DN, phía hệ thống Ngân hàng 49
CHƯƠNG 3: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động XNK tại công ty TNHH Huệ Anh 52
3.1 Dự báo về ngành may và diễn biến tỷ giá năm 2023 52
3.1.1 Dự báo về xuất khẩu ngành may năm 2023 52
3.1.2 Dự báo diễn biến tỷ giá năm 2023 55
3.2 Chiến lược phát triển và mục tiêu phòng ngừa rủi ro TGHĐ của công ty TNHH Huệ Anh 56
3.2.1 Chiến lược phát triển của công ty 56
3.2.2 Mục tiêu phòng ngừa rủi ro TGHĐ của công ty 59
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa rủi ro TGHĐ tại công ty 59
3.3.1 Nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa rủi ro TGHĐ truyền thống đang áp dụng 59
3.3.2 Tích cực đàm phán với các đối tác trong việc lựa chọn đồng tiền thanh toán 61
3.3.3 Đa dạng hoá phương thức thanh toán 62
3.3.4 Tăng cường xây dựng mối quan hệ với ngân hàng 63
3.3.5 Nghiên cứu áp dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro TGHĐ tại công ty 64
3.4 Một số kiến nghị 68
3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước 68
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Bỉm Sơn 69
PHỤ LỤC 72
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC BẢNG BI
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022 27
Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng công ty TNHH Huệ Anh giai đoạn 2020 -2022 28
Bảng 2.3 Giá trị xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2020-2022 32
Bảng 2.4 Một số mặt hàng xuất khẩu có số lượng biến động đặc thù 43
Bảng 2.5 Lãi/lỗ TGHĐ của từng quý các năm 2020-2022 44
Y Biểu đồ 2.1 Tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2020 đến ngày 29/12/2020 38
Biểu đồ 2.2 Diễn biến các tỷ giá điều hành của Ngân hàng Nhà nước 39
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy của công ty 27
Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền 36
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Dịch bệnh, thảm hoạ, biến động chính trị xã hội là những tác nhân gây ranhững biến động khôn lường của nền kinh tế thế giới, mà phải kể đến là nềnkinh tế mạnh nhất có sức ảnh hưởng nhất thế giới đó là Mỹ Khi những biếnđộng đó xảy ra sẽ kéo theo những hệ luỵ không mong muốn, trong số đó có
sự thay đổi đầy bất ngờ của TGHĐ Đây được coi là nhân tố cần quan tâmmạnh mẽ hơn nữa khi mà ngày nay, hoạt động của các doanh nghiệp ngàycàng mở rộng thông qua hoạt động XNK trên thị trường thế giới
TGHĐ luôn được Nhà nước giữ ở mức ổn định tương đối, biến động tỉgiá không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên,hiện nay, biến động của tỷ giá là rất nhanh làm cho NHNN đôi khi khôngphản ứng kịp thời Do đó công tác quản trị rủi ro TGHĐ được đặt ra như mộtnhu cầu cần thiết tất yếu đối với các doanh nghiệp có hoạt động thu chi bằngngoại tệ
Với công ty TNHH Huệ Anh, là một doanh nghiệp XNK trong lĩnh vựcdệt may, thì sự biến động của tỷ giá là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ tớihoạt động XNK của doanh nghiệp cũng như kết quả kinh doanh Chính vìvậy, việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt độngxuất khẩu tại công ty TNHH Huệ Anh” là rất có ý nghĩa cả về lý luận và thựctiễn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là đa dạng hoá các giải pháp phòng ngừa rủi ro TGHĐtrong hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH Huệ Anh, ngoài những biệnpháp mà công ty đã và đang áp dụng Điều này giúp công ty tìm cho mìnhđược giải pháp phù hợp hơn và đạt hiệu quả phòng ngừa cao hơn
Để đạt được mục tiêu chung này, các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
Trang 10• Hệ thống hoá các vấn đề về rủi ro TGHĐ và các biện pháp phòng ngừarủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất khẩu.
• Phân tích thực trạng phòng ngừa rủi ro TGHĐ tại công ty TNHH HuệAnh, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế
• Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phòng, ngừa rủi ro TGHĐ chocông ty TNHH Huệ Anh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạtđộng XNK
• Phạm vi nghiên cứu: tại công ty TNHH Huệ Anh giai đoạn 2020-2022
4.Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sosánh, thống kê, phân tích, tổng hợp trên cơ sở các số liệu thu thập được tạicông ty TNHH Huệ Anh giai đoạn 2020-2022 và một số nguồn tài liệu đángtin cậy khác
5 Kết cấu của luận văn
Bên cạnh phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương nhưsau:
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về rủi ro TGHĐ và phòng ngừa rủi ro TGHĐ
trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro TGHĐ trong hoạt động xuất khẩu
tại công ty TNHH Huệ Anh trong 3 năm gần đây
CHƯƠNG 3: Giải pháp phòng ngừa rủi ro TGHĐ trong hoạt động xuất khẩu
tại công ty TNHH Huệ Anh
Trang 11CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Tỷ giá hối đoái
1.1.1 Khái niệm, cách biểu thị tỷ giá, phân loại
1.1.1.1 Khái niệm
Phổ biến trên thị trường hối đoái quốc tế hay thị trường ngoại hối của các
quốc gia, TGHĐ thường được hiểu là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác Theo cách hiểu này thì vị thế của hai đồng
tiền trong quan hệ tỷ gia đó là khác nhau Một đồng tiền ở vị trí yết giá với tưcách là hàng hoá và được mua bán, đồng tiền còn với tư cách là tiền tệ, đảmnhiệm chức năng thanh toán cho việc mua bán đồng tiền yết giá
Ngày nay, tỷ giá không chỉ được sử dụng rộng rãi trên thị trường hối đoái,
mà còn được sử dụng thường xuyên trong hoạt động về nghiên cứu, thống kê,phân tích, tính toán, đánh giá, dự báo…các hoạt động kinh tế quốc tế Lúcnày, nếu hiểu tỷ giá là giá cả… như trên là không phù hợp, mà phải được hiểu
là tỷ lệ quy đổi, chuyển đổi giữa các đồng tiền.Theo cách hiểu này, các đồng
tiền trong quan hệ tỷ giá đều bình đẳng như nhau và có vị trí là tiền
Vậy thực chất tỷ giá là gì? Có thể hiệu một cách đầy đủ về TGHĐ như sau
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi, quy đổi, chuyển đổi giữa các đồng tiền,
về thực chất là so sánh tương quan sức mua của các đồng tiền với nhau.
1.1.1.2 Cách biểu thị tỷ giá
a, Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
Trong mua bán tiền tệ, có một đồng tiền được đem ra để đổi lấy một sốlượng đồng tiền khác Đồng tiền được đem đi trao đổi, mua bán thành đồng
Trang 12tiền khác gọi là đồng tiền yết giá; đồng tiền còn lại được gọi là đồng tiền định giá
Ví dụ: Ngày 01/04/2023: 1GBP=1,1968 USD; USD là đồng định giá, còn
GBP là đồng yết giá
b, Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp
Xét trên góc độ một quốc gia, thì chỉ có đồng nội tệ do NHTW nước đóphát hành mới được coi là tiền tệ, còn các đồng tiền khác khi đem trao đổi vớiđồng nội tệ này đều được coi là hàng hoá cần định giá thông qua đồng nội tệ
Chính vì vậy, căn cứ vào việc xác định xem một ngoại tệ đổi được bao nhiêu nội tệ hay một nội tệ đổi được bao nhiêu ngoại tệ mà có hai phương pháp yết
tỷ giá
• Yết giá trực tiếp: là phương pháp lấy ngoại tệ làm đồng tiền yết giá,còn đồng nội tệ là đồng tiền định giá Chẳng hạn, tại Hà Nội ngày01/04/2023, 1USD= 23.600 VND (USD/VND=23.600)
• Yết giá gián tiếp: là phương pháp lấy nội tệ làm đồng tiền yết giá, cònngoại tệ là đồng tiền định giá Ví dụ, tại New York ngày 08/11/2019,1USD= 0,9948 CHF (USD/CHF= 0,9948)
Tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 9, điều 4 Pháp lệnh ngoại hối củaVăn phòng Quốc hội số 07/VBHN-VPQH ngày 11 tháng 07 năm 2013 thì tỷgiá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tínhbằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam Như vậy tại Việt Nam áp dụng phươngpháp yết giá trực tiếp
1.1.1.3 Phân loại tỷ giá
a, Ở góc độ quản lý nhà nước
• Tỷ giá chính thức (Official rate): là tỷ giá được NHTW hoặc Viện Hối
đoái của quốc gia công bố vào đầu giờ làm việc hàng ngày Tỷ giá nàyđược sử dụng trong các giao dịch tài chính giữa hai Chính phủ, sử dụng
Trang 13để tính thuế XNK Quan trọng hơn, tỷ giá chính thức là cơ sở để cácNHTM định tỷ giá kinh doanh.
• Tỷ giá liên ngân hàng: là tỷ giá hình thành trên thị trường liên ngânhàng (thị trường giao dịch ngoại hối chỉ dành riêng cho các ngân hàng,
tổ chức tín dụng và một số doanh nghiệp lớn) do NHTW các nước tổchức
• Tỷ giá chợ đen: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngânhàng, do quan hệ cung- cầu trên thị trường chợ đen quyết định Tỷ giáchợ đen thường có chênh lệch lớn so với tỷ giá chính thức cũng như tỷgiá giao dịch mua bán của các ngân hàng thương mại, nhất là tại cácquốc gia có tỷ lệ lạm phát cao, nền kinh tế tiềm ẩn nhiều bất ổn
Cùng với đó, nếu căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của quốc gia,
có thể chia tỷ giá thành:
• Tỷ giá cố định (Fixed rate): là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong
một biên độ dao động hẹp Dưới áp lực của cung cầu trên thị trường, đểduy trì tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp vào thịtrường ngoai hối
• Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely floating rate): là tỷ giá được hình
thành hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu tiền tệ trên thị trường,không có (hạn chế ở mức tối đa) sự can thiệp của NHTW
• Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed floating rate): về cơ bản tỷ giá
được vận hành theo các quy định trên thị trường ngoại hối, nhưngNHTW có sự giám sát, định hướng và sẵn sàng can thiệp để tránhnhững cú sốc tỷ giá cho nền kinh tế
b, Ở góc độ kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại
- Tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra và tỷ giá chuyển khoản
Trang 14Đều là tỷ giá thị trường, do các NHTM và Tổ chức tín dụng công bố hàngngày trên cơ sở là tỷ giá chính thức của NHTW và các yếu tố liên quan trựctiếp đến kinh doanh ngoại tệ.
• Tỷ giá mua vào (bid rate): là tỷ giá mà tại đó NHTM sẵn sàng mua vàongoại tệ theo mức giá đã yết
• Tỷ giá bán ra (ask rate hay offer rate): là tỷ giá mà tại đó NHTM sẵnsàng bán ra ngoại tệ theo mức giá đã yết
• Tỷ giá chuyển khoản (transfer rate): là tỷ giá áp dụng cho các trườnghợp giao dịch thanh toán ngoại hối được thực hiện bằng cách chuyểnkhoản qua ngân hàng Tỷ giá mua chuyển khoản thường cao hơn tỷ giámua tiền mặt, tỷ giá bán chuyển khoản thường thấp hơn tỷ giá bán tiềnmặt
Thực tế trong hoạt động hàng ngày, NHTM luôn yết song song hai tỷ giá mua
và bán.Tỷ giá mua vào được đứng trước và thấp hơn tỷ giá bán ra
- Tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa
• Tỷ giá mở cửa (opening rate): là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịchđầu tiên của ngày làm việc
• Tỷ giá đóng cửa (closing rate): là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuốicùng được giao dịch trong ngày làm việc
c, Căn cứ vào giá trị của tỷ giá
• Tỷ giá danh nghĩa (Nominal Exchange Rate – NER): là tỷ lệ trao đổi
giữa hai đồng tiền biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnhhưởng nào của lạm phát
• Tỷ giá thực tế (Real Exchange Rate – RER): là tỷ giá có tính đến tác
động của lạm phát và sức mua của một cặp tiền tệ phản ánh tương quangiá cả nước ngoài và giá cả trong nước Qua đó, giá cả nước ngoài sẽ
Trang 15được chuyển đổi thành giá cả tính bằng tiền tệ trong nước thông qua tỷ giá danh nghĩa.
d, Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
• Tỷ giá giao ngay (Spot rate): là tỷ giá được thoả thuận ngay tại thời
điểm hiện tại cho việc chuyển đổi tiền tệ, việc thanh toán được diễn ra tối đa trong vòng 2 ngày làm việc kế tiếp kể từ ngày thoả thuận giao dịch
• Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate): là tỷ giá được xác định ngay tại thời
điểm hiện tại cho việc thanh toán xảy ra vào một ngày nhất định trong tương lai
Ngoài ra, nếu căn cứ theo phương tiện thanh toán thì TGHĐ gồm: Tỷ giá séc,
tỷ giá hối phiếu, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá tiền mặt
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
TGHĐ là mối quan hệ so sánh sức mua của các đồng tiền với nhau Màsức mua của các đồng tiền của mỗi quốc gia biến động không ngừng do chịuảnh hưởng của quy luật cung - cầu, quy luật giá cả… Chính vì thế TGHĐcũng thay đổi khi các nhân tố tác động tới nó thay đổi Dưới đây là những yếu
tố ảnh hưởng đến TGHĐ
1.1.2.1 Sự biến động của cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
Trên thị trường ngoại hối của một quốc gia, có thể nói tác động mạnhnhất tới TGHĐ đến từ sự thay đổi cung cầu ngoại tệ
a, Cung ngoại tệ không đổi, cầu ngoại tệ biến động
b, Cầu ngoại tệ không đổi, cung ngoại tệbiến động
Khi cung ngoại tệ (S) không đổi, cầu ngoại
tệ tăng (từ M0 lên M1), đường cầu (D) dịchchuyển sang phải.(từ Do đến D1) thì TGHĐtăng (từ Eo lên E1) Ngược lại, cung ngoại
tệ không đổi và cầu ngoại tệ giảm thìTGHĐ giảm
Trang 16M
1.1.2.2 Chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các đồng tiền
Mối quan hệ giữa TGHĐ và tỷ lệ lạm phát được thể hiện qua học thuyếtngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP) của Ricardo Cassel(1772-1823) Theo lý thuyết này, nước nào có tỷ lệ lạm phát lớn hơn thì đồngtiền nước ấy có sức mua thấp hơn, mất giá nhiều hơn trong quan hệ tỷ giá vàngược lại
1.1.2.3 Sự can thiệp của Nhà nước
Tác động trực tiếp: là việc các chính phủ dùng nội tệ để mua hoặc bán
đồng ngoại tệ để gây áp lực làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Tuy nhiênviệc chính phủ can thiệp trực tiếp như thế này có thể đạt được mục tiêu màcũng có thể không đạt được mục tiêu
Tác động gián tiếp: NHTW có thể can thiệp trực tiếp đến giá trị của một
đồng ngoại tệ bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái, ví dụ như tác động vào lãi suất
Ngoài ra, tỷ giá cũng bị tác động nếu Chính phủ lập các hàng rào tàichính, mậu dịch hoặc các chính sách của Nhà nước đối với các hoạt độngXNK, chính sách đầu tư, đối ngoại, chính sách tài khoá trong nước…
1.1.2.4 Sự thay đổi lãi suất của các đồng tiền
Lý thuyết nghiên cứu mối tương quan của lãi suất giữa hai đồng tiền đếntác động của tỷ giá gọi là lý thuyết ngang lãi suất (Interest Rate Parity- IRP)
Khi cầu ngoại tệ không đổi, cung ngoại tệtăng (từ M0 lên M3), đường cung dịchchuyển sang phải (từ So xuống S1) thìTGHĐ giảm từ E0 xuống E1 Ngược lại cầungoại tệ không đổi và cung ngoại tệ giảmthì TGHĐ tăng
Trang 17Theo đó, khi mà lãi suất trong nước tăng lên, TGHĐ giữa đồng ngoại tệ vàđồng nội tệ giảm xuống Ngược lại, trong trường hợp lãi suất trong nước thấpthì TGHĐ giữa đồng ngoại tệ và nội tệ tăng lên.
1.1.2.5 Một số yếu tố khác
Tâm lý dân chúng
Các yếu tố tác động tới tâm lý tiêu dùng thường là các tin tức về tình hìnhkinh tế - chính trị - xã hội, về các rủi ro của hệ thống tài chính ngân hàng vềcác quyết định, chính sách quan trọng của chính phủ và ngân hàng Trungương về lãi suất, chính sách tài chính, tiền tệ và giá cả
Các yếu tố tâm lý này sẽ gây ra các tác động mang tính chất ngắn hạn vàtức thời làm thay đổi mối quan hệ cung cầu trên thị trường, do đó ảnh hưởngtới sự biện động của TGHĐ
Nạn đầu cơ tiền tệ quốc tế
Là hiện tượng một hoặc một số tác nhân kinh doanh tiền tệ trong mộtkhoảng thời gian ngắn đã tập trung mua vào môt đồng tiền nào đó có bán trênthị trường, thường là ngoại tệ mạnh, găm giữ lại mà không bán ra, gây ra sựkhan hiếm giả tạo khiến tỷ giá đồng tiền ấy tăng lên một cách đột biến Chờđến khi đạt đỉnh điểm sẽ bán ra nhằm thu chênh lệch giá
Hậu quả của nạn đầu cơ quốc tế: Gây nên những cơn sốc, thậm chí làkhủng hoảng về tỷ giá, đồng nội tệ bị phá giá nặng nề
1.1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK
1.1.3.1 Đối với hoạt động Nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu là việc chi ngoại tệ ra nước ngoài để mua hàng hoá
và dịch vụ về trong nước Như vậy, nhà Nhập khẩu phải đổi nội tệ của mình sang đồng tiền thanh toán cho bên Xuất khẩu (ngoại tệ) Do đó, hoạt động Nhập khẩu chịu ảnh hưởng của TGHĐ của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ
Trang 18 Khi TGHĐ giảm thì hoạt động Nhập khẩu sẽ được hưởng lợi khi với
cùng một lượng hàng hóa mua về họ chỉ mất một lượng nội tệ ít hơn đểthanh toán cho bên Xuất khẩu, tức chi phí nhập khẩu giảm Do đó làmtăng khả năng cạnh tranh và lượng hàng nhập khẩu dẫn đến sự tăng lêntrong kim ngạch nhập khẩu, nhưng lại làm hạn chế phát triển sản xuấttrong nước.Vì vậy, chính phủ các nước thường dùng chính sách nâng cao
tỷ giá, tức phá giá đồng nội tệ để hạn chế hàng nhập khẩu nhằm khuyếnkhích phát triển sản xuất trong nước
Ngược lại, khi TGHĐ tăng thì hoạt động Nhập khẩu sẽ chịu bất lợi
Ví dụ: Một hợp đồng mua bán thiết bị sản xuất giữa bên Nhập khẩu là Việt
Nam và bên Xuất khẩu là Nhật Bản có giá trị hợp đồng là 10.000.000 JPY.Thời hạn thanh toán là 30 ngày bằng JPY Giả sử tỷ giá ngày ký kết hợp đồng
là JPY/VND= 205 Tỷ giá ngày thanh toán là JPY/VND= 208
1.1.3.2 Đối với hoạt động Xuất khẩu
Các doanh nghiệp kinh doanh Xuất khẩu, sau khi chuyển giao hàng hóacho bên Nhập khẩu sẽ thu về một khoản ngoại tệ (thường là đồng tiền củanước Nhập khẩu hay một ngoại tệ mạnh nào đó) Bên cạnh đó để chi trả cáckhoản chi phí sản xuất như: nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, vậnchuyển,… bằng nội tệ thì doanh nghiệp cần phải chuyển đổi lượng ngoại tệ
Trang 19trên sang nội tệ Vậy TGHĐ có ảnh hưởng tới hoạt động Xuất khẩu Cách mà
nó tác động tới xuất khẩu hoàn toàn ngược lại so với nhập khẩu
Khi TGHĐ giảm xuống thì hoạt động Xuất khẩu lại phải chịu bất lợi
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra nội tệ bị thu hẹp
Ví dụ 1: Giá bán 1 tấn tinh bột sắn giá FOB là 600 USD Khi tỷ giá
USD/VND giảm từ 20.200 xuống 19.500 thì nhà Xuất khẩu bị mất đi mộtkhoản lợi nhuận là: (20.200-19.500)*600 = 420.000 VND
Sự giảm xuống của TGHĐ, tức giá trị đồng nội tệ cao, sẽ làm cho giá
cả hàng hóa của một quốc gia ở nước ngoài tăng lên, đắt hơn so với hànghóa của nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đóhạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu Ngoài ra còn khiến cho các
cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thay đổi Các mặt hàng nông sản, dệt may,nguyên liệu thô nhạy cảm hơn đối với mọi biến động của tỷ giá so với cácmặt hàng như máy móc, thiết bị, xăng dầu…nên chúng dễ bị loại ra khỏidanh sách sử dụng của người tiêu dùng nước ngoài và sẽ mất dần trong cơcấu các mặt hàng xuất khẩu
Khi TGHĐ tăng thì hoạt động xuất khẩu được hưởng lợi.
Bởi khi tỷ giá tăng, trong khi chi phí đầu vào ở thị trường nội địa khôngđổi, các nhà Xuất khẩu có thể giảm giá bán để nâng cao khả năng cạnhtranh của hàng hóa ở thị trường thế giới Hoặc giữ nguyên giá bán thì nhàXuất khẩu sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn
Ví dụ 2: Cũng như VD1, nhưng tỷ giá USD/VND lại tăng thì nhà Xuất khẩu
sẽ thu thêm được: (20.200-19.500)*600 = 420.000 VND
Tỷ giá tăng, tức giá trị đồng nội tệ thấp, làm cho giá cả hàng hóa củamột quốc gia ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với hàng hóa của nước khác, làmtăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều kiện để mở rộngphát triển hoạt động xuất khẩu
Trang 20Đây là một trong những lý do khiến các nước phá giá đồng nội tệ để thúcđẩy hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, việc phá giá đồng nội tệ dẫn đến nhiều
hệ lụy và bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện khác nên chính phủ các nướckhông thể thực hiện việc phá giá đồng nội tệ một cách dễ dàng
Xuất, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lạilẫn nhau Những doanh nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên chịu tácđộng của rủi ro tỷ giá thì giá trị của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi sựbiến động của tỷ giá
1.2 Rủi ro tỷ giá hối đoái
1.2.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động của doanh nghiệp
Rủi ro tỷ giá hay còn được gọi là rủi ro tiền tệ, rủi ro ngoại hối là rủi rophát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trongtương lại Nói cách khác, rủi ro TGHĐ là sự không chắc chắn về giá trị củamột khoản thu nhập hay chi phí do sự biến động tỷ giá gây ra có thể gây ra sựchênh lệch giữa giá trị thực tế với giá trị dự kiến của hợp đồng
Rủi ro TGHĐ là loại rủi ro dễ thấy nhất ở các doanh nghiệp kinh doanhXNK Đối với nghiệp vụ nhập khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ mà nhànhập khẩu phải trả trong tương lai tăng giá so với nội tệ, hay đối với nghiệp
vụ xuất khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ thu được khi xuất khẩu giảm giá
so với nội tệ Mọi chuyện có thể trở nên tốt đẹp hơn nếu tỷ giá biến động tíchcực, hoặc trở nên tồi tệ hơn nếu tỷ giá biến động tiêu cực Điều này tạo ra sựkhó khăn trong công tác quản lý lợi nhuận, phí của doanh nghiệp gây ảnhhưởng tới hoạt động kinh doanh
1.2.2 Phân loại
Các doanh nghiệp kinh doanh XNK thường xuyên có nguồn thu hay chi bằngngoại tệ nên họ cũng thường phải đối mặt với 4 loại rủi ro tỷ giá chính sau:
Trang 21- Rủi ro tài chính: Là loại rủi ro phát sinh khi đối tượng nắm giữngoại tệ như tài sản Giá trị của tài sản ngoại tệ nắm giữ so với các tàisản tính bằng nội tệ khác của người nắm giữ sẽ thay đổi khi tỷ giá giữangoại tệ với nội tệ thay đổi
- Rủi ro chuyển đổi: Là loại rủi ro phát sinh khi chuyển đổi từngoại tệ sang nội tệ hay khi chuyển đổi các bản báo cáo tài chính, chỉtiêu tài chính từ đồng ngoại tệ sang đồng tiền nội tệ để tiện cho côngviệc tổng hợp, so sánh, đánh giá tình hình, hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp
- Rủi ro giao dịch (rủi ro thực hiện): Là loại rủi ro phát sinh khimột bên đồng ý mua hay bán với một ngoại tệ nhất định vào một ngàyxác định, nhưng thực sự thanh toán hay nhận thanh toán vào một ngàysau đó Nếu tỷ giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá cả trongthương vụ bán hoặc mua theo đồng tiền nội tệ sẽ thay đổi
- Rủi ro kinh tế (rủi ro vận hành hay rủi ro cạnh tranh): Là loại rủi rophát sinh khi thay đổi trong TGHĐ làm thay đổi sức cạnh tranh của mộtdoanh nghiệp Rủi ro này thường xảy ra khi doanh nghiệp có doanh thu bằngmột đồng tiền và chi trả chi phí lại bằng một đồng tiền khác Đôi khi rủi rokinh tế cũng xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động chỉ với một đồng tiền
1.2.3 Một số chỉ tiêu tài chính cần nghiên cứu liên quan đến công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động XNK của doanh nghiệp
• Chi phí cho hoạt động phòng ngừa rủi ro TGHĐ
Doanh nghiệp luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa việc chấp nhận rủi
ro (bàng quan với rủi ro) hay phòng ngừa rủi ro- mà thực tế chính là việc sosánh giữa những tổn thất (tiềm ẩn) mà biến động tỷ giá gây ra và chi phí choviệc phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Trang 22Chi phí cho hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá là các khoản chi bỏ ra đểgiảm thiểu, khắc phục một phần hay toàn bộ những ảnh hưởng từ biến động tỷgiá gây ra Chi phí đó có thể là số tiền bỏ ra để mua hợp đồng quyền chọn,hợp đồng kỳ hạn…Đó còn có thể là các khoản chi phí “ngầm” từ việc phảiduy trì quỹ dự phòng rủi ro hay dự trữ ngoại tệ mà đánh mất đi các cơ hội mởrộng kinh doanh, phát triển sản xuất.
• Tổn thất trong kinh doanh do ảnh hưởng tỷ giá
Tổn thất giao dịch phát sinh khi có các khoản phải thu bằng ngoại tệ khigiá trị quy đổi ra nội tệ thu về bị sụt giảm do ngoại tệ xuống giá so với nội tệ.Tổn thất kinh tế là tổn thất phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá làm ảnhhưởng đến dòng tiền quy ra nội tệ của doanh nghiệp Tổn thất kinh tế xảy ratương tự tổn thất giao dịch, chỉ khác biệt ở chỗ nó là những khoản tổn thấtkhông xuất phát từ các khoản phải thu có hợp đồng rõ ràng mà từ dòng tiềnhoạt động của doanh nghiệp Chẳng hạn, sự lên giá của nội tệ làm sụt giảmdoanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp Tổn thất kinh tế này khiến cho khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút và làm ảnh hưởng đến dòng tiềnhoạt động nói chung của doanh nghiệp Không giống như tổn thất giao dịch,tổn thất kinh tế thường không thể kế hoạch hay dự báo chính xác được
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp XNK
Theo dõi tình hình biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền trên thếgiới so với đồng Việt Nam, có thể nhận thấy, đồng Việt Nam đang ngày càngmất giá so với các đồng tiền mạnh.Vậy các nguyên nhân gây ra biến động tỷgiá hối đoái đó là gì?
Về phía các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp XNK chưa có nhu cầucao hoặc chưa có sự hiểu biết rõ ràng về các công cụ tài chính và CCPS
ở Việt Nam, dẫn đến việc chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quảcác công cụ đó
Trang 23 Về phía các NHTM: Việc giới thiệu phổ biến rộng rãi các CCPS đếncác doanh nghiệp XNK chưa được chú trọng Một phần nguyên nhân là
do nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp chưa mạnh mẽ
Về thị trường: Do các nhân tố thị trường như lãi suất, lạm phát và triểnvọng của nền kinh tế thế giới biến động không ngừng gây ra rủi roTGHĐ
1.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái
Có thể thấy rằng, rủi ro tỷ giá tác động lớn tới hoạt động của doanh nghiệpnói chung và hoạt động XNK nói riêng Vì vậy, để tồn tại và phát triển mộtcách bền vững, các công ty XNK cần phải thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá
là một tất yếu khách quan không thể xem nhẹ Tuy nhiên, để thực hiện tốtcông tác quản lý rủi ro TGHĐ không phải là một công việc đơn giản Chính
vì thế, nếu muốn thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tỷ giá thì đối với từngnghiệp vụ cụ thể ta phải có từng biện pháp phòng ngừa và chúng không hoàntoàn giống Có thể kể đến các kỹ thuật phòng ngừa phổ biến để lựa chọn là:
1.3.1 Một số kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái truyền thống công
ty đang áp dụng
a, Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành.
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiếnhành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giátrị và thời hạn tương đương nhau Bằng cách này, nếu USD lên giá so vớiVND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuấtkhẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp đồng nhập khẩu.Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi dobiến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷgiá của hợp đồng xuất khẩu Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và íttốn kém nếu như công ty có thể hoạt động đa dạng hoá cả xuất khẩu và nhập
Trang 24khẩu Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm đượccùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn thanh toán và giá trị tương đươngnhau hay không.
Đối với những công ty sản xuất theo phương án FOB tức là nhập khẩunguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm thì việc áp dụng phương pháp này là rấtkhả quan
b, Thực hiện việc dự báo tỷ giá
Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đoái nói riêng, các chuyên gia thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản:
• Phân tích cơ bản: Là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiêncứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho tăng giá lên hoặc giảm xuống Nóchú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu cầu tiền tệ trên thị trường: lãisuất, lạm phát tăng trưởng… Phần khó nhất của phương pháp này là quyếtđịnh thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành.Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là: lý thuyết đồng sức mua, lý thuyếtngang giá lãi suất, mô hình cán cân thanh toán quốc tế…
• Phân tích kỹ thuật: Đơn giản là phương pháp dự báo vào nghiên cứu vềquá khứ, tâm lý và quy luật xác suất Nó chủ yếu là dựa vào đồ thị tỷ giá và sốlượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướngtrong tương lai Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanhchóng Những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được tự do lựachọn Công cụ này cần làm theo nguyên tắc chứ không phải phụ thuộc vàocảm tính, điều đó rất nguy hiểm
Như vậy mỗi loại hình đều có ưu nhược điểm riêng.Vì vậy nhà kinhdoanh phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quancủa bản thân để ra quyết định nhanh chóng và chính xác
Trang 25c,Tạo lập và sử dụng các quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá hối đoái
Nếu công ty không thể có được cùng một lúc cả hai hợp đồng xuấtkhẩu và nhập khẩu có thời hạn và giá trị tương đương nhau, công ty
có thể sử dụng quỹ dự phòng để tránh rủi ro tỷ giá Theo phương phápnày, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giáthuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bùđắp rủi ro tỷ giá Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất,công ty sử dụng quỹ này để bù đắp
Cách này cũng khá đơn giản và không tốn kém nhiều chi phí khithực hiện Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòngsao cho quỹ này không bị lạm dụng vào mục đích khác
1.3.2 Sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ
a, Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận mua hoặc bán một lượng ngoại tệ tạimột thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định trước ngay tạithời điểm thỏa thuận hợp đồng
Thời hạn của hợp đồng kỳ hạn rất đa dạng Các hợp đồng kỳ hạn thườngđược sử dụng bởi các công ty lớn có mong muốn phòng ngừa rủi ro
Để phòng ngừa rủi ro TGHĐ bằng hợp đồng kỳ hạn, doanh nghiệp kýmột thỏa thuận mua - bán ngoại tệ Ngân hàng ở một mức giá nhất định vàomột thời điểm xác định trong tương lai Chính vì thế mà doanh nghiệp cố địnhđược khoản phải trả hay phải thu trong tương lai nên loại trừ được rủi ro biếnđộng tỷ giá hối đoái trên thị trường
Tuy nhiên, công ty cũng phải xem xét có phòng ngừa bằng hợp đồng kỳhạn so với không phòng ngừa đối với khoản phải thu bằng cách xác định chiphí thực của việc phòng ngừa khoản phải thu (RCHr) theo công thức:
RCHr= NRr - NRHr
Trang 26NRr: thu nhập bằng đồng tiền trong nước nhận được khi không phòng ngừa.NRHr: thu nhập bằng đồng tiền trong nước nhận được khi được phòng ngừa.Nếu RCHr âm, việc phòng ngừa nên lựa chọn.
Nếu RCHr dương, công ty cần đánh giá liệu lợi ích tiềm tàng từ việc duytrì tình trạng không phòng ngừa có đáng giá hơn mức rủi ro
RCH không thể xác định được tận khi kỳ hạn của khoản phải thu kết thúc.Các công ty nên hài lòng khi chúng phòng ngừa nếu RCH trở nên rất thấp vàđặc biệt nếu nó âm Các công ty bảo thủ, tuy vậy, có thể cảm thấy phòng ngừa
là đáng giá ngay cả nếu RCH cao
Ví dụ đối với khoản phải thu:
Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có một khoản thu 100.000USD từ xuất khẩu sau 6 tháng nữa Lo sợ VND xuống giá so với USD trongtương lai nên công ty ký một hợp đồng kỳ hạn 6 tháng với tỷ giá kỳ hạn USD/VND là 20.000 Biết tỷ giá giao ngay tại thời điểm hiện tại là 20.350, sau 6tháng là 19.450
Giải
Trị giá khoản phải thu nếu không phòng ngừa là:
100.000* 19.450= 1.945.000.000 VNDTrị giá khoản thu nếu được phòng ngừa bằng hợp đồng ký hạn là:
100.000* 20.000= 2.000.000.000 VNDKhoản lợi nhuận thu được từ phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn là:
2.000.000.000- 1.945.000.000= 55.000.000 VNDTrong trường hợp này, RCH âm nên việc phòng ngừa là đúng đắn và nên lựachọn
b, Phòng ngừa với hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua bán ngoại tệ nhất định theomột mức giá chuyển giao tại một thời gian có hiệu lực trong tương lai và việc
Trang 27chuyển giao ngoại tệ tại thời gian đáo hạn được thực hiện theo các quy địnhcủa Sở giao dịch có tổ chức
Phòng ngừa rủi ro TGHĐ với hợp đồng tương lai tương tự như với hợpđồng kỳ hạn, nhưng hợp đồng tương lai lại phù hợp hơn đối với những nghiệp
vụ với một lượng tiền nhỏ hơn và trong hợp đồng này cả người mua và ngườibán đều phải ký quỹ, phải trả các phí giao dịch
Để phòng ngừa sự biến động tỷ giá cho khoản phải thu trong tương laibằng ngoại tệ, công ty có thể muốn bán một hợp đồng tương lai về tiền tệ thểhiện bằng đồng tiền nó sẽ nhận được Bằng cách này công ty biết được baonhiêu đơn vị tiền tệ trong nước nó sẽ nhận được sau khi chuyển đổi khoảnphải thu bằng ngoại tệ thành đồng tiền trong nước của nó
Việc bán một hợp đồng tương lai về tiền tệ có thể gây hại cho công ty.Trong trường hợp công ty phòng ngừa khoản phải thu trong tương lai, tỷ giá
cố định trong hợp đồng tương lai về tiền tệ tại đó công ty sẽ bán ngoại tệ cóthể thấp hơn tỷ giá giao ngay của đồng tiền Tuy nhiên, vì sự không chắc chắncủa giá trị tiền tệ trong tương lai, công ty có thể hài lòng với việc phòng ngừahơn là chịu rủi ro do sự biến động tỷ giá gây ra
Tương tự để phòng ngừa cho việc trả tiền về một khoản phải trả trongtương lai bằng ngoại tệ, công ty có thể mua một hợp đồng tương lai về tiền tệbằng đồng tiền mà họ sẽ cần trong tương lai gần
c, Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ
Phòng ngừa TGHĐ thông qua thị trường tiền tệ là việc sử dụng một tình trạngthị trường tiền tệ bù đắp một tình trạng khoản phải trả hoặc khoản phải thutrong tương lai Thực chất đây là thực hiện hoán đổi hối đoái
Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ đối với khoản phải thu là vay ngoại tệphải thu, đổi nó thành nội tệ và đầu tư nó Sau đó trả khoản vay bằng tiền mặt
và khoản phải thu Với khoản phải trả là vay đồng nội tệ và đổi thành ngoại tệ
Trang 28ghi trên khoản phải trả Đầu tư số tiền này cho tới khi chúng được dùng để trảcho khoản phải trả.
Ví dụ phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ đối với khoản phải thu
Giả sử một công ty Mỹ dự kiến nhận 400.000 EUR sau 90 ngày Một phòngngừa đơn giản thông qua thị trường tiền tệ có thể được thi hành nếu công tycần vay tiền của Mỹ cũng trong 90 ngày Thay vì vay dollar, hãng này nênvay bằng EUR và đổi chúng thành USD để sử dụng Nếu lãi suất năm là 8%hay 2% cho thời gian 90 ngày, số EUR cần vay để phòng ngừa khoản phải thutrong tương lai sẽ là:
Nếu công ty vay 392.157 EUR và đổi chúng thành USD, sau đó khoảnphải thu có thể được dùng để trả khoản vay bằng EUR sau 90 ngày Như vậy
số tiền có được từ khoản vay có thể được dùng cho bất kỳ mục tiêu nào màcông ty mong muốn, ví dụ như đầu tư vào đồng tiền trong nước
Tóm tắt quá trình như sau:
B1: Vay 392.175 EUR từ ngân hàng Mỹ với lãi suất 2% trong 90 ngày
B2: Đổi 392.175 EUR ra USD theo tỷ giá giả định EUR/USD= 1,50 được588.235,5 USD
B3: Sử dụng số USD đổi được để đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ với lãisuất 7,2%/năm (1,8% trong 90 ngày)
B4: Khoản đầu tư vào Mỹ sẽ trị giá là 598.823,8 USD sau 90 ngày (588.235,5
x 1,018) Bởi vì khoản phải thu có thể bù đắp khoản vay hiện tại nên công ty
sẽ có 598.823,8 USD như là kết quả của việc thực thi phòng ngừa thông quathị trường tiền tệ
Số tiền phải vay để phòng ngừa khoản phải
400.000 1+0,02= 392.175 EUR
Trang 29Ngoài ra còn áp dụng IRP (Interest Rate Parity) đối với phòng ngừa quathị trường tiền tệ Việc phòng ngừa khoản phải thu trong tương lai sẽ tương tựviệc vay với lãi suất nước ngoài và đầu tư theo lãi suất trong nước Ngược lại,việc phòng ngừa khoản phải trả trong tương lai sẽ tương tự việc vay với lãisuất trong nước và đầu tư theo lãi suất nước ngoài.
ta sử dụng một biện pháp phòng ngừa khác là mua các hợp đồng quyền chọntiền tệ Tuy nhiên để có được một hợp đồng quyền chọn doanh nghiệp cần bỏ
ra một chi phí để mua hợp đồng đó, gọi là phí quyền chọn.Vì vậy việc so sánhgiữa chi phí bỏ ra và rủi ro có thể mang tới cho doanh nghiệp là một côngviệc cần thiết mỗi khi doanh nghiệp sử dụng biện pháp này
Ví dụ mua hợp đồng quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro khoản phải thu
Ngày 1/6/2015, doanh nghiệp H của Hà Lan ký một hợp đồng xuất khẩu hànghoá cho doanh nghiệp M của Mỹ với trị giá 1.000.000 USD Thời hạn giaohàng là 1/8/2025 Việc thanh toán được thực hiện khi hàng đã giao Lo lắng
sự thay đổi của tỷ giá, doanh nghiệp H đã mua một hợp đồng quyền chọn bánUSD kiểu châu Âu có thời hạn hiệu lực 2 tháng của ngân hàng A, với giá thựchiện hợp đồng quyền chọn là tỷ giá kỳ hạn 2 tháng của USD/EUR Biết rằng:-Lệ phí quyền chọn: 1,5% (0,015 EUR cho 1 USD)
Trang 30-Tỷ giá giao ngay ngày 1/6/2015 của USD/EUR: 0,6050/60
-Lãi suất EUR: 5%-7%/năm, lãi suất USD: 4%-6%/năm
Yêu cầu: Tính lãi/lỗ của doanh nghiệp H nếu nó dự đoán tỷ giá USD/EURvào ngày 1/8/2025 của ngân hàng là
Lệ phí quyền chọn: 0,015 x 1(triệu USD)= 0,015 triệu USD
Bảng xác định lãi lỗ khi đáo hạn hợp đồng:
Đvt: triệu EUR
Tỷ giá giao ngay
USD/EUR khi đáo hạn 0,5800 0,6020 0,6040 0,6100Khoản thu nếu bán 1
triệu USD theo tỷ giá
giao ngay đáo hạn
0,60400,0150
0,6040
0,0150 0,0150
Nếu tỷ giá giao ngay khi đáo hạn là 0,5800 thì chọn thực hiện hợp đồng
vì thực hiện hợp đồng có lãi 0,0090 triệu EUR
Trang 31Nếu tỷ giá giao ngay khi đáo hạn là 0,6020 thì chọn thực hiện hợp đồng
vì thực hiện hợp đồng bị lỗ 0,0130 triệu USD, vẫn ít hơn số lỗ khi không thựchiện hợp đồng là 0,0150 triệu EUR
Còn với các tỷ giá còn lại thì chọn không thực hiện hợp đồng vì số lỗ khi thực hiện hợp đồng cao hơn khi không thực hiện hợp đồng và chỉ mất phí quyền chọn
So sánh các biện pháp phòng ngừa bằng các CCPS trên thị trường tiền tệ
Khi sử dụng phòng ngừa bằng hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hoặcthông qua thị trường tiền tệ, công ty có thể dự tính được số tiền (thể hiện bằngđồng bản của chúng) nó sẽ cần để thanh toán trong tương lai, hoặc số tiền nó
sẽ nhận được sau khi chuyển đổi khoản phải thu bằng tiền tệ Do vậy, có thể
so sánh chi phí hoặc thu nhập và lựa chọn nên áp dụng biện pháp phòng ngừanào là thích hợp hay không thực hiện phòng ngừa sẽ tốt hơn.Tuy nhiên, luồngtiền đi cùng với phòng ngừa bằng quyền chọn tiền tệ không thể xác định đượcmột cách chắc chắn, hầu như không thể biết trước được một cách chính xác.Với hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng tương lai khi đáo hạn, mặc dù có thể
bị lỗ nhưng công ty vẫn phải thực hiện hợp đồng, tức vẫn phải chịu tổn thấtrủi ro và có thể đánh mất cơ hội kinh doanh Nhưng hợp đồng quyền chọn chophép khi đáo hạn, nếu bị lỗ thì công ty có quyền từ chối không thực hiện hợpđồng mà không bị vi phạm hợp đồng Bù lại khi ký hợp đồng quyền chọn,công ty phải trả một khoản phí gọi là phí quyền chọn; còn khi ký hợp đồng kỳhạn hay hợp đồng tương lai không phải trả phí nhưng phải ký quỹ
Thời gian thực hiện hợp đồng kỳ hạn là không bị giới hạn thông thườngđược lựa chọn là 1,2,3… tháng Với hợp đồng tương lai là vào ngày thứ 4,tuần thứ 3 của các tháng 3,6,9,12 Còn hợp đồng hoán đổi tiền tệ thường là 30ngày Và với hợp đồng quyền chọn thì có 2 kiểu thanh toán: Quyền chọn kiểu
Trang 32Mỹ: thanh toán bất cứ thời điểm nào trước thời gian đáo hạn; Quyền chọnkiểu Châu Âu: chỉ thanh toán khi đến hạn.
Khác với tất cả các loại hợp đồng trên thì giao dịch giao ngay có thời gianthanh toán ngắn: Thanh toán trong vòng 2 ngày kể từ ngày cam kết (T+0,T+1, T+2)
Về loại tiền tệ giao dịch trong các hợp đồng trên thì rất đa dạng Với hợpđồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi tiền tệ, công ty có thể giao dịch đối với tất
cả các đồng tiền Hợp đồng tương lai thì loại tiền tệ giao dịch được được tiêuchuẩn hoá gồm 2 nhóm tiền tệ: loại thứ nhất là nhóm đồng tiền phổ biến, cógiá trị trao đổi cao Loại thứ 2 là tiền tệ nền kinh tế mới nổi Còn đối với hợpđồng quyền chọn thì áp dụng chủ yếu với các cặp tiền tệ: EUR/USD,GBP/USD, AUD/USD, USD/CAD, USD/JPY, đặc biệt có ngân hàng chưa ápdụng đối với Vàng và cặp Ngoại tệ/VND
Mức lãi/lỗ khi đáo hạn hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là khônggiới hạn.Trong khi đó, với hợp đồng quyền chọn thì giới hạn được mức lỗ tối
đa bằng phí quyền chọn và lãi không giới hạn
Giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi tiền tệ thực hiện trên Thị trường phitập trung và do thời gian thực hiện hợp đồng dài nên rủi ro cao Hợp đồngtương lai thì thực hiện trên Sở giao dịch hối đoái nên rủi ro thấp hơn hợpđồng kỳ hạn Còn giao dịch quyền chọn thực hiện trên Sở giao dịch hoặc thịtrường phi tập trung
Trên đây là một số so sánh đặc điểm giữa các hợp đồng phòng ngừa rủi ro
tỷ giá.Đó là cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp nhất cho công
ty TNHH Huệ Anh sẽ được đề cập ở chương 3
1.3.3 Các biện pháp phòng ngừa thay thế
Trang 33Các biện pháp nên trên chỉ có thể phòng ngừa một cách tương đối rủi ro
tỷ giá hối đoái, vì thế ngoài chúng doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp một
số biện pháp phòng ngừa thay thế sau:
Phòng ngừa bằng vay song song: Một khoản vay song song bao gồmmột sự chuyển đổi tiền tệ giữa hai tỷ giá với một cam kết đổi lại tiền tệ theomột tỷ giá nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai Nó đượcthể hiện bằng hai swap tiền tệ, một swap tại thời điểm hợp đồng vay, vàswap kia tại ngày nhất định trong tương lai
Phòng ngừa bằng việc thu sớm, trả trễ: Với việc thu các khoản phải thusớm hơn, và trả các khoản phải trả muộn hơn sẽ giảm được sự biến độngcủa tỷ giá nếu tỷ giá có biến động không thuận lợi cho công ty
Phòng ngừa chéo: Là một phương pháp phổ biến nhằm giảm rủi ronghiệp vụ khi đồng tiền không thể phòng ngừa được Thực chất củaphương pháp phòng ngừa này là khi một công ty lo sợ đồng tiền phải trảtăng giá vào lúc đến hạn phải trả tăng giá so với đồng nội tệ, nên nó sẽ tìmkiếm một đồng tiền khác có thể phòng ngừa được và có mối quan hệ vớiđồng tiền phải trả
Đa dạng hóa các đồng tiền
Với biện pháp này, công ty có thể dễ dàng, linh hoạt trong việc chuyểnđổi các ngoại tệ, từ đó né tránh rủi ro TGHĐ
Đa dạng hoá đồng tiền thanh toán còn hàm ý rằng, các công ty XNK cóthể linh hoạt và cân nhắc trong lựa chọn, đàm phán đồng tiền tính toán, thanhtoán trong hợp đồng ngoại thương Việc lựa chọn đồng tiền trong thanh toántuỳ thuộc chủ yếu vào tập quán sử dụng tiền tệ trong thương mại và thanhtoán quốc tế Ngoài ra nó cũng phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ và vị thếcủa hai bên tham gia hợp đồng ngoại thương
Trang 34CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH HUỆ ANH
Có được thành quả như ngày hôm nay đó là nhờ vào sự đoàn kết của toàncông ty và sự lãnh đạo nhạy bén của ban lãnh đạo công ty Đồng thời công ty
sở hữu đội ngũ nhân viên, công nhân lao động nhiều năm kinh nghiệm, tâmhuyết và lành nghề, luôn nỗ lực học tập, tìm tòi sáng tạo nâng cao tay nghềmang đến cho quý đối tác những sản phẩm có chất lượng tốt nhất
Phương châm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển công ty là :“ Phát triển công ty bền vững vì lợi ích của người lao động và xã hội hài hòa” cùng mục tiêu lâu dài : “Vươn ra biển lớn ”.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ phòng ban
Cơ cấu phòng ban: đứng đầu là Đại hội đồng quản trị, theo sau là Ban kiểmsoát, 1 Tổng giám đốc, 1 Phó giám đốc và các giám đốc phòng ban bao gồm:giám đốc sản xuất, giám đốc kinh doanh, giám đốc kiểm tra cuối cùng (kiểm
Trang 35tra về mọi mặt trong công ty như kiểm tra hàng hoá, nhân sự cuối cùng),phòng Tài chính Kế toán Các phòng ban bao gồm: phòng hành chính nhân sự
có 2 người, phòng quản lí hệ thống, phòng kiểm soát bộ phận sản xuất có 20người Phòng kiểm soát sản xuất sẽ có nhiệm vụ quản lí kho hàng hoá củacông ty, kiểm soát quá trình lập kế hoạch sản xuất, XNK và kiểm soát mảng
kỹ thuật của công ty Cuối cùng là các chuyền, tính đến giờ có 15 chuyền làmcác công đoạn lần lượt là: cắt, may, là, đóng gói
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy của công ty
2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022
Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022
4
Trang 362 Các khoản giảm trừ doanh
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Huệ Anh giai đoạn 2020-2022
Qua bảng số liệu trên cho thấy sức ảnh hưởng không nhỏ của đại dịchcovid và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung trong 2 năm 2020-2021 và
đà phục hồi ấn tượng của công ty trong năm 2022
Doanh thu xuất khẩu của công ty tương đối lớn và tăng trưởng không đềuqua các năm Nhưng chúng ta đều thấy sự trở mình mạnh mẽ của công ty vào
Trang 37năm 2022, sau 2 năm đại dịch bùng phát, doanh thu và lợi nhuận đều tăngtrưởng cao Cụ thể tình hình tăng trưởng được thể hiện trong bảng dưới đây
Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng công ty TNHH Huệ Anh giai đoạn
(%)
2021/202 2
Trang 38chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng củacuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc
• Nhờ các cam kết vào tháng 4/2021 về cắt giảm khí thải giữa Mỹ- Trung
để làm dịu đi bầu không khí căng thẳng giữa 2 bên, đã ảnh hưởng không nhỏtới cơ cấu sản xuất của Trung Quốc Theo đó,Trung Quốc đã cắt giảm sảnxuất một số ngành công nghiệp như sắt thép, dệt may, đồ nội thất… Điều đócũng đã mang lại nhiều lợi thế cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Tuynhiên, đứng trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và lan nhanh, Chínhphủ đã nhiều lần đưa ra chỉ thị cách ly toàn quốc Mặc dù là rủi ro khônglường trước, nhưng đã làm trì trệ hoạt động xuất khẩu, cho nên so với 2020,doanh thu của công ty cũng chỉ tăng 0,1% trong năm 2021
• Với mục tiêu “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịchCOVID-19” thể hiện trong Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, cho nênsau sau hơn 2 năm đầy khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã bắt tayvào giai đoạn phục hồi kinh tế Hưởng ứng tinh thần phục hồi của đất nước,công ty TNHH Huệ Anh cũng đã có 1 năm xuất khẩu đầy ấn tương với doanhthu tăng trưởng 17,22% so với năm 2021 và tăng 13,14% so với năm 2020
Trang 39của năm 2021 giảm mạnh (10,21%) so với năm 2020 Đây cũng là một trongnhững nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2021tăng mạnh (gấp 10 lần) so với lợi nhuận năm 2020 Bên cạnh đó, thu nhậpkhác của năm 2021 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2020 cũng làm cho lợinhuận năm 2021 có sự bứt phá như vậy
Kết thúc năm 2022 với kết quả kinh doanh khá tốt với sự mức tăng trưởng33,58% đối với lợi nhuận sau thuế Bước vào giai đoạn phục hồi thì hoạt độngxuất khẩu cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, và kết quả đẹp cho một năm
nỗ lực là tăng 17,22% so với năm ngoái; chi phí nhập khẩu cũng tăng(14,07%) nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng của doanh thu do đó làm cholợi nhuận công ty tăng Đây là tín hiệu phục tích cực trong việc phục hồi hoạtđộng kinh doanh của công ty hậu covid
2.2.Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty
2.2.1 Thị trường và sản phẩm xuất khẩu của công ty
Đối tác xuất khẩu chủ yếu của công ty TNHH Huệ Anh là các doanhnghiệp của Mỹ và Trung Quốc Có thể liệt kê một số đối tác đó là:
1.Công ty TNHH Thương mại FOREVER21 (THƯỢNG HẢI) (forever 21shanghai trading co ltd)- TRUNG QUỐC
2.Công ty TNHH KOSTROMA (KOSTROMA LTD)- HONGKONG
3.DBA danny& Nicole- Mỹ
4.Tập đoàn LEVY (the levy group)- NEWYORK, MỸ
6.Tập đoàn thời trang may mặc G-III (G-III Apparel Group)- MỸ
7.On Time Worldwide Logistics Pte Ltd- Singapore
Công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu (trừ trangphục từ da lông thú) Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty như là áo(đa dạng các loại áo cho cả nam và nữ như áo sơ mi, áo khoác…); váy (nhiềumẫu mã dành cho đi làm, đi chơi hay cả mặc ở nhà như váy công sở, váy hai
Trang 40dây, chân váy…); quần (cho cả nam và nữ như quần dài, quần sooc) Ngoài racông ty còn nhận gia công hàng nhập khẩu.
Sản phẩm nhập khẩu khá đa dạng và được nhập khẩu từ cả trong và ngoàinước, có thể kể đến: vải (chính + lót), mex, nguyên phụ liệu (chỉ, chun, cúc,nhãn , thẻ bài ) Chủ yếu phụ thuộc vào nguyên phụ liệu cấu thành nên sảnphẩm để nhập Và trong 3 năm gần đây thì nguyên phụ liệu nhập về chủ yếu
là vải, cúc, nhãn các loại
Giá trị và tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của công ty trong các năm gần đây
Bảng2.3 Giá trị xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2020-2022
Giá trị
Tỷtrọng
%)
Giá trị
Tỷtrọng(%)Tổng giá trị
xuất khẩu
116,745,716,617.08
100.00 118,227,4
19,842.18
100.00
131,308,531,950.95
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu công ty TNHH Huệ Anh
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy giá trị xuất khẩu của công ty tăng trưởngtrong thời gian qua, điều này là phù hợp với đà tăng trưởng của doanh thu nóichung của công ty Có thể thấy, doanh thu xuất khẩu là nguồn thu chủ lực củacông ty, phần ít là doanh thu bán hàng hoá trong nước Mặt hàng áo chiếm tỷ