1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cptđ cát vàng

67 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Đến Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Của Công Ty CPTĐ Cát Vàng
Tác giả Trịnh Huỳnh Diệp
Người hướng dẫn TS. Đinh Trọng Thịnh
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính Quốc tế
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 472,24 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (10)
    • 1.1. Các vấn đề cơ bản của tỷ giá hối đoái (10)
      • 1.1.1. Các khái niệm cơ bản (10)
      • 1.1.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái (11)
    • 1.2. Rủi ro tỷ giá hối đoái (13)
      • 1.2.1. Khái niệm về rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động của doanh nghiệp (13)
      • 1.2.2. Phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái (14)
    • 1.3. Tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu (14)
      • 1.3.1. Đối với hoạt động xuất khẩu (15)
      • 1.3.2. Đối với hoạt động nhập khẩu (16)
    • 1.4. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu (17)
      • 1.4.1. Quan điểm về phòng ngừa rủi ro Tỷ giá hối đoái (17)
      • 1.4.2. Nhận dạng rủi ro (17)
      • 1.4.3. Phân tích rủi ro tỷ giá (18)
      • 1.4.4. Đo lường rủi ro tỷ giá (18)
      • 1.4.5. Biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá (18)
      • 1.4.6 Vai trò của phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái (23)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty CPTĐ CÁT VÀNG (26)
      • 2.1.1. Thông tin chung về Công ty CPTĐ Cát Vàng (26)
      • 2.1.2. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPTĐ Cát Vàng (28)
      • 2.1.3. Hoạt động xuất khẩu của công ty CPTĐ Cát Vàng (33)
      • 2.1.4. Đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán (36)
    • 2.2. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến tình hình xuất nhập khẩu của công (37)
      • 2.2.1. Tình hình biến động tỷ giá hối đoái trong thời gian qua (37)
      • 2.2.2. Tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty CPTĐ Cát Vàng (41)
      • 2.2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái mà công ty CPTĐ Cát Vàng đang thực hiện (44)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại công ty CPTĐ Cát Vàng (46)
      • 2.3.1. Những thành tựu mà công ty đã đạt được (46)
      • 2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục (47)
      • 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế (48)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (26)
    • 3.1 Chiến lược phát triển và chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của Công ty CPTĐ Cát Vàng (52)
      • 3.1.1 Chiến lược phát triển của công ty CPTĐ Cát Vàng (52)
      • 3.1.2 Chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của Công ty CPTĐ Cát Vàng (54)
    • 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho công (55)
      • 3.2.1 Giải pháp nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng về quản trị rủi ro tỷ giá (55)
      • 3.2.2 Giảp pháp tăng cường sự đa dạng trong sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá (57)
      • 3.2.3 Giải pháp tăng tính chủ động và tinh thời gian trong việc phòng ngửa rủi ro tỷ giá (59)
      • 3.2.4 Giải pháp tăng cường tiếp cận với các công cụ và công nghệ phòng ngừa rủi ro (61)
  • KẾT LUẬN (25)

Nội dung

LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Các vấn đề cơ bản của tỷ giá hối đoái

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Định nghĩa về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước, là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền của nước khác hay nói khác đi, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.

1.1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái

- Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm: tỷ giá chính thức, tỷ giá kinh doanh, tỷ giá chợ đen.

+ Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do Ngân hàng Trung ương của nước đó xác định Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi. + Tỷ giá kinh doanh: Là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ tại ngân hàng Cơ sở hình thành của tỷ giá này là quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường và tỷ giá chính thức do Ngân hàng Trung ương công bố.

+ Tỷ giá chợ đen là: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.

- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái gồm: tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn.

+ Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá mua bán ngoại tệ được công bố vào đầu ngày giao dịch.

+ Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá mua bán ngoại tệ ở cuối ngày giao dịch.+ Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá mua bán ngoại hối do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng đảm bảo phải trong biên độ do ngân hàng Nhà nước quy định Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết hoặc mua bán.

+ Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối được tiến hành theo kỳ hạn của hợp đồng, tỷ giá này được các bên thỏa thuận và theo biên độ do ngân hàng Nhà nước quy định

- Căn cứ vào chế độ quản lý thì tỷ giá hối đoái gồm: Tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi.

+ Tỷ giá cố định: là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ giao động hẹp Dưới áp lực của cung cầu trên thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.

+ Tỷ giá thả nổi: Là tỷ giá hối đoái được hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu của thị trường Nó bao gồm tỷ giá thả nổi tự do và tỷ giá thả nổi có quản lý.

- Căn cứ theo phương tiện thanh toán thì tỷ giá hối đoái gồm: tỷ giá séc, tỷ giá hối phiếu, tỷ giá chuyển khoản.

+ Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.

+ Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ

+ Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản ngoại hối không phải bằng tiền mặt, bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.

1.1.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái

TGHĐ được hình thành nhờ quá trình tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Tỷ giá hối đoái thay đổi khi các nhân tố tác động đến nó thay đổi.

1.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia

Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia nhanh và ổn định thì sức mua của đồng tiền quốc gia đó sẽ tăng, đồng tiền của quốc gia đó trở nên có giá trị hơn, dẫn tới tỷ giá hối đoái có chiều hướng giảm và khi quốc gia suy thoái thì tỷ giá hối đoái có chiều hướng tăng.

1.1.2.2 Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia phản ánh mối quan hệ cung-cầu về ngoại tệ của nước đó Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, nghĩa là cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ nên tỷ giá hối đoái có chiều hướng giảm đi và khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi thì tỷ giá hối đoái có chiều hướng tăng lên

1.1.2.3 Mức lạm phát của đồng tiền quốc gia Đối với bất kỳ nền kinh tế nào lạm phát luôn là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới sức mua của đồng tiền nước đó, vì thế lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá hối đoái Khi mức lạm phát của đồng tiền quốc gia cao hơn hơn ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái với ngoại tệ đó có xu hướng tăng và khi mức lạm phát của đồng tiền quốc gia thấp hơn ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái với ngoại tệ đó sẽ có xu hướng giảm.

Chính sách tiền tệ của nhà nước: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong chính sách tỷ giá hối đoái của mỗi quốc gia Nhà nước có thể dùng các công cụ quản lý của mình để thay đổi cung – cầu ngoại tệ như: Các quy định về quản lý ngoại tệ, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các chính sách về lãi suất,

… hay áp dụng các chế độ tỷ giá (thả nổi, cố định,…) từ đó ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái.

Các yếu tố tâm lý tác động tới tâm lý tiêu dùng như các tin tức về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, về các rủi ro của hệ thống tài chính ngân hàng về các quyết định, chính sách quan trọng của chính phủ và ngân hàng Trung ương về lãi suất, chính sách tài chính, tiền tệ và giá cả Các yếu tố tâm lý này sẽ gây ra các tác động mang tính chất ngắn hạn và tức thời làm thay đổi mối quan hệ cung cầu trên thị trường, do đó ảnh hưởng tới sự biện động của tỷ giá hối đoái.

Rủi ro tỷ giá hối đoái

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động của doanh nghiệp

Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.

Rủi ro tỷ giá hối đoái là loại rủi ro dễ thấy nhất ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Đối với nghiệp vụ nhập khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ mà nhà nhập khẩu phải trả trong tương lai tăng giá so với nội tệ, hay đối với nghiệp vụ xuất khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ thu được khi xuất khẩu giảm giá so với nội tệ Sự biến động liên tục của tỷ giá làm cho giá trị của các hợp đồng xuất nhập khẩu trở nên khó xác định cụ thể Mọi chuyện có thể trở nên tốt đẹp hơn nếu tỷ giá biến động tích cực, hoặc trở nên tồi tệ hơn nếu tỷ giá biến động tiêu cực Điều này tạo ra sự khó khăn trong công tác quản lý lợi nhuận, phí của doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh Để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và hạn chế rủi ro, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường lựa chọn các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá Tuy nhiên công việc này hoàn toàn không đơn giản, nó đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật kết hợp với sựu khéo léo về nghệ thuật và nhạy cảm với môi trường kinh doanh Do đó cần phải nhận biết và dự đoán được mức độ rủi ro hối đoái của từng nghiệp vụ tiền mặt tương lai từ đó có các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp.

1.2.2 Phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường xuyên có nguồn thu hay chi bằng ngoại tệ nên họ cũng thường phải đối mặt với 4 loại rủi ro tỷ giá chính sau:

- Rủi ro tài chính: là bất kỳ dạng rủi ro nào liên quan đến tài chính, bao gồm cả các giao dịch tài chính bao gồm cả khoản vay công ty của người khác mà có nguy cơ vỡ nợ Thông thường nó được hiểu là chỉ bao gồm rủi ro mất mát, có nghĩa là tiềm năng của sự mất mát tài chính và sự không chắc chắn về mức độ của nó.

- Rủi ro chuyển đổi: là khả năng đồng nội tệ không thể chuyển đổi thành tiền tệ của một quốc gia khác do giá trị danh nghĩa thay đổi hoặc các hạn chế trao đổi.

- Rủi ro giao dịch: Là loại rủi ro phát sinh khi một bên đồng ý mua hay bán với một ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định, nhưng thực sự thanh toán hay nhận thanh toán vào một ngày sau đó Nếu tỷ giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá cả trong thương vụ bán hoặc mua theo đồng tiền nội tệ sẽ thay đổi

- Rủi ro kinh tế: Là loại rủi ro phát sinh khi thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm thay đổi sức cạnh tranh của một doanh nghiệp Rủi ro này thường xảy ra khi doanh nghiệp có doanh thu bằng một đồng tiền và chi trả chi phí lại bằng một đồng tiền khác Đôi khi rủi ro kinh tế cũng xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động chỉ với một đồng tiền.

Tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu

Khi hoạt động kinh tế, sản xuất ngày càng phát triển, thị trường đầu ra nội địa sẽ ngày càng bị chia nhỏ hơn nên nhu cầu vươn ra các thị trường mới là điều vô cùng bức thiết Kinh doanh ở thị trường nước ngoài không đơn giản như kinh doanh tại thị trường trong nước, công ty đối mặt và cần phải giải quyết: Rủi ro về chính trị, kinh tế, pháp luật của nước ngoài, vướng mắc trong vấn đề huy động vốn, quảng bá sản phẩm, các vấn đề về văn hóa, tôn giáo,… Chính vì vậy để tận dụng được lợi thế thị trường mới, lợi nhuận tiềm năng từ thị trường ngoài nước, các công ty kinh doanh ra thị trường nước ngoài cần phải có các chính sách, chiến lược kinh doanh hiệu quả và các phương án phòng tránh các rủi ro, rào cản gặp phải.

Trong các rủi ro và rào cản mà công ty gặp phải khi kinh doanh ở thị trường ngoài nước thì rủi ro về tỷ giá hối đoái là rủi ro tác động mạnh và trực tiếp nhất tới lợi nhuận và kết quả, chiến lược kinh doanh của công ty Tỷ giá hối đoái có thể tác động tốt (gia tăng lợi nhuận) hoặc tác động xấu (giảm trừ lợi nhuận) tới công ty.

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động trong các hoạt động của kinh doanh quốc tế nên vì thế tỷ giá hối đoái cũng tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

1.3.1 Đối với hoạt động xuất khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu, sau khi chuyển giao hàng hóa cho bên nhập khẩu sẽ thu về một khoản ngoại tệ (thường là đồng tiền của nước nhập khẩu hay một ngoại tệ mạnh nào đó) Bên cạnh đó để chi trả các khoản chi phí sản xuất như: nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, vận chuyển,… bằng nội tệ thì doanh nghiệp cần phải chuyển đổi lượng ngoại tệ trên sang nội tệ Vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu.

Khi tỷ giá hối đoái tăng giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ thì hoạt động xuất khẩu được hưởng lợi Bởi khi tỷ giá tăng, trong khi chi phí đầu vào ở thị trường nội địa không đổi, các nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa ở thị trường thế giới Hoặc giữ nguyên giá bán thì nhà xuất khẩu sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống thì hoạt động xuất khẩu lại phải chịu bất lợi.

Tỷ giá hối đoái tác động tới hoạt động xuất khẩu theo hai mặt tích cực và tiêu cực Để kích thích hoạt động xuất khẩu người ta thường tăng tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ Nhưng việc tỷ giá hối đoái tăng hay giảm một cách đột ngột sẽ dễ tạo ra cú sốc khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị xáo trộn, từ đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, muốn kích thích hoạt động xuất khẩu chỉ nên tăng tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ ở một mức độ hợp lý nào đó thôi.

1.3.2 Đối với hoạt động nhập khẩu

Khi một doanh nghiệp trong nước muốn mua hàng hóa, dịch vụ nước ngoài thì cần phải thanh toán bằng ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ hối đoái, thông qua hệ thống ngân hàng Muốn thanh toán được nhà nhập khẩu phải đổi nội tệ của mình sang đồng tiền thanh toán cho bên xuất khẩu (ngoại tệ) Do vậy, hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.

Khi tăng tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và nội tệ thì hoạt động nhập khẩu sẽ chịu bất lợi vì họ phải bỏ ra nhiều đồng nội tệ hơn để thanh toán cho cùng một lượng hàng hóa, dịch vụ mua về Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm thì hoạt động nhập khẩu sẽ được hưởng lợi khi với cùng một lượng hàng hóa mua về họ chỉ mất một lượng nội tệ ít hơn để thanh toán cho bên xuất khẩu.

Tỷ giá hối đoái tác động tới hoạt động nhập khẩu theo hai mặt tích cực và tiêu cực Để kích thích hoạt động nhập khẩu người ta thường giảm tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ Nhưng việc giảm tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ với đồng nội tệ đột ngột có thể tạo ra giảm phát gây ảnh hưởng đến tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, muốn kích thích hoạt động nhập khẩu chỉ nên giảm tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ ở một mức độ hợp lý nào đó thôi.

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu

1.4.1 Quan điểm về phòng ngừa rủi ro Tỷ giá hối đoái

Rủi ro tỷ giá hối đoái đôi khi gây ra tổn thất nhưng đôi khi tạo ra lợi nhuận bất thường cho doanh nghiệp Vấn đề là doanh nghiệp nên đối xử như thế nào với biến động tỷ giá hay rủi ro tỷ giá? Phòng ngừa rủi ro tỷ gía hối đoái là một quá trình theo đó các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp để bảo vệ mình khỏi tác động của biến đổi tỷ giá, quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái hay không thực ra một là quyết định đầu cơ, nó phụ thuộc vào dự báo biến động tỷ giá và thái độ của người quản lý đối với rủi ro Thái độ của nhà quản lú có thể chia thành: thích rủi ro, ngại rủi ro và bàng quan với rủi ro Doanh nghiệp hoặc là chấp nhận sự bất ổn có thể xảy ra để đổi lại được một khoảng lợi nhuận kỳ vọng, hoặc là từ chối một khoản lợi nhuận kỳ vọng chứa đựng yếu tố rủi ro để đổi lại một sự chắc chắn không còn rủi ro tỷ giá hối đoái.

Nếu nhà quản lý là người thích rủi ro hay sẵn sàng chấp nhận rủi ro thì trước tiên nhà quản lý nên dựa vào dự báo để hình thành kỳ vọng của mình đối với sự biến động tỷ giá Nếu người quản lý là người ngại rủi ro thì trong mọi tình huống tốt nhất nên áp dụng cấc biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái để có một sự chắc chắn

1.4.2 Nhận dạng rủi ro Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro Nhận dạng rủi ro tỷ giá là quá trình xác định liên tục và có hệ thống rủi ro trong hoạt động kinh doanh của DN Hoạt động nhận dạng nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro tỷ giá, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng của rủi ro tỷ giá và các loại tổn thất Bao gồm các công việc: theo dõi các hợp đồng XNK; xem xét, nghiên cứu sự biến động của tỷ giá để dự báo và đánh giá mức độ thiệt hại, phát hiện thêm những nguy cơ rủi ro trong hoạt động của DN.

1.4.3 Phân tích rủi ro tỷ giá Đây là bước tiếp theo để xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá Trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa Đây là công việc phức tạp bởi vì không phải rủi ro tỷ giá chỉ là do một nguyên nhân gây ra mà do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân trực tiếp như cung cầu ngoại tệ, lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế, Nguyên nhân gián tiếp như tâm lý, kì vọng của các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối

1.4.4 Đo lường rủi ro tỷ giá

Bởi vì rủi ro có nhiều loại nên một DN không thể nào cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cả rủi ro Do đó, cần phải phân loại rủi ro để biết được đối với DN loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, loại nào gây ra hậu quả không nghiêm trọng… từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp Kế đó, xác định tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro Tỷ giá đang được đánh giá là một trong 5 áp lực chính mà DN phải đối mặt Vì vậy cần quan tâm đến vấn đề kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tỷ giá

1.4.5 Biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Như đã phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động kinh doanh quốc tế là hết sức cần thiết,nhất là đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì công việc này là một phần không thể tách rời trong hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái không phải là việc làm dễ dàng Trong quá trình kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩu luôn xuất hiện rất nhiều nhiệp vụ có liên quan tới ngoại tệ, mỗi nghiệp vụ đó lại mang nhiều đặc điểm, điều kiện và từng loại đồng tiền khác nhau Chính vì thế mà ở mỗi nghiệp vụ lại tiềm ẩn những rủi ro tỷ giá ở các mức độ không như nhau.

Từ đó, nếu muốn thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tỷ giá thì đối với từng nghiệp vụ cụ thể ta phải có từng biện pháp phòng ngừa và chúng không hoàn toàn giống nhau Các biện pháp phòng ngừa thường gặp để phòng ngừa rủi ro tỷ gái hối đoái là:

1.4.5.1 Sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro

Quỹ phòng ngừa rủi ro hay còn gọi là quỹ phòng hộ Đây là một khoản đầu tư nhằm được thiết lập để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi những biến cố của thị trường Từ đó, tạo ra khoản lợi nhuận tích cực cho cả khi thị trường thay đổi lên và xuống Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, công ty sử dụng quỹ này để bù đắp Cách này cũng khá đơn giản và không tốn kém nhiều chi phí khi thực hiện

1.4.5.2 Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song song cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau Bằng cách này, nếu USD lên giá so vớiVND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu.Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi nhuận do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như công ty có thể đa dạng hóa cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có giá trị và thời hạn tương đương nhau hay không. Đối với những công ty sản xuất theo phương án FOB tức là nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm thì việc áp dụng phương pháp này là rất khả quan

1.4.5.3 Sử dụng điều khoản giá linh hoạt

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương thường bị thay đổi bởi nhiều yếu tố chi phối như quan hệ cung cầu, thời tiết thay đổi, biến động chính trị - xã hội,… Khi quy định điều khoản giá cả người ta có thể sử dụng điều khoản giá linh hoạt:

Giá linh hoạt: Là giá có thể chỉnh lại (Revisable price) là giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng, nhưng có thể được xem xét lại sau này, vào lúc giao hàng,… Phương pháp này được áp dụng khi giá trị trường của hàng hóa đó có sự biến động tới một mức nhất định Trong hợp đồng các bên phải quy định giá gốc, tỷ lệ biến động, thời gian định lại giá, nguồn tài liệu tham khảo.

1.4.5.4 Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ a Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày ký kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái bằng hợp đồng kỳ hạn, doanh nghiệp ký một thỏa thuận mua - bán ngoại tệ ngân hàng Doanh nghiệp được phép mua - bán một loại ngoại tệ ở một mức giá nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai Chính vì thế mà doanh nghiệp cố định được khoản phải trả hay phải thu trong tương lai nên loại trừ được rủi ro biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường. b Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là một thỏa thuận trong đó nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định.

+ Phòng ngừa khoản phải trả là mua quyền chọn mua tiền tệ thể hiện đồng tiền và số lượng liên quan đến khoản phải trả.

+ Phòng ngừa khoản phải thu là mua quyền chọn bán tiền tệ thể hiện đồng tiền và số lượng liên quan đến khoản phải thu. c Swap tiền tệ

Swap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược lại trở lại như ban đầu.

Phòng ngừa bằng hợp đồng swap tiền tệ xảy ra khi có hai công ty có nhu cầu về vay tiền tệ dài ngắn khác nhau Phòng ngừa bằng swap tiền tệ làm cho số lượng mua một đồng tiền luôn bằng số lượng bán một đồng tiền cho nên không bao giờ thay đổi trạng thái về ngoại tệ Nếu có thay đổi trong tỷ giá giao ngay của các đồng tiền cũng không làm phát sinh khoản lỗ hay lãi nào, bởi vì đã có hợp đồng swap Nếu như đồng ngoại tệ lên giá số ngoại tệ bị mất giá ở giao dịch bán sẽ được bù đắp ở giao dịch mua tiếp theo. d Hợp đồng tương lai

Tổng quan về Công ty CPTĐ CÁT VÀNG

2.1.1 Thông tin chung về Công ty CPTĐ Cát Vàng

Tên công ty: Công ty CPTĐ Cát Vàng

Tên tiếng anh: CAT VANG GROUP

Email: sales@catvanggroup.com.vntvanggroup Điện thoại: 0913.282.903

Website: http://catvanggroup.com.vn/

Mã số thuế: 21600314379 Địa chỉ: Tổ 8B, phố Bạch Hạc, phường Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân là Công ty TNHH Cát Vàng được thành lập năm 2004 Hoạt động trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng và vận tải đường thủy nội địa Sau 19 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty trở thành Công ty cổ phần tập đoàn Cát Vàng (Cát Vàng Group)

2.1.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

Ngành nghề kinh doanh chinh:

- Chuyên sản xuất đá trắng, cao lanh và các loại gốm sứ cao cấp

- Chuyên dịch vụ cảng, bốc xếp kho bãi

- Vận tải đường thủy nội địa

Business Dept PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU

PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN

PHÒNG KỸ THUẬT – DỰ ÁN

PHÒNG HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ

2.1.1.4 Cơ cáu tổ chức, bộ máy của công ty

 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty:

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy Công ty

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Số lượng nhân sự là 500 người trong đó:

- Phó tổng giám đốc: 1 người

- Phòng hành chính nhân sự: 3 người

- Phòng tài chính kế toán: 3 người

- Phòng xuất nhập khẩu: 10 người

- Phòng kỹ thuật – giải pháp: 30 người

- Phòng kế hoạch/chiến lược: 18

2.1.2 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPTĐ Cát Vàng Để đánh giá thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPTĐ Cát Vàng, ta có thể xem xét thông qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm liên tiếp 2020, 2021 và 20222 dưới đây.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gầy đây (2020 - 2022) ĐVT: VND

Chỉ tiêu MS Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 =

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 50.154.876 100.157.516 126.846.748

8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 17.568.277.747 47.532.580.025 51.191.575.716

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

15 Tổng lợi nhuận kế toán

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 -

(Nguồn: Phòng tài chinh- kế toán)

Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đưa ra 1 số nhận xét sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản thu chính của công ty từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ Theo bảng kết quả kinh doanh, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã tăng từ 86.708.766.391 đồng trong năm 2020 lên 170.638.585.720 đồng trong năm

2021, và tiếp tục tăng lên 204.766.302.864 đồng trong năm 2022.

Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản phí, chiết khấu hoặc trả lại tiền khách hàng đã mua sản phẩm Theo bảng kết quả kinh doanh, các khoản giảm trừ doanh thu của công ty cũng đã tăng từ 7.070.403.296 đồng trong năm 2020 lên 19.020.983.629 đồng trong năm 2021, và tiếp tục tăng lên 26.629.377.081 đồng trong năm 2022.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản thu chính còn lại sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu Từ bảng kết quả kinh doanh, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã tăng từ 79.638.363.095 đồng trong năm 2020 lên 151.617.602.091 đồng trong năm

2021, và tiếp tục tăng lên 178.136.925.783 đồng trong năm 2022.

Giá vốn hàng bán là chi phí để sản xuất, nhập khẩu hoặc mua hàng để bán Từ bảng kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán của công ty đã tăng từ 52.886.705.055 đồng trong năm 2020 lên 99.270.901.831 đồng trong năm

2021, và tiếp tục tăng lên 119.125.082.197 đồng trong năm 2022.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính của công ty, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi chi phí hàng bán và dịch vụ Từ năm 2020 đến năm

2022, lợi nhuận gộp của công ty đã tăng từ 26.751.658.040 đồng lên 59.011.843.586 đồng Điều này cho thấy rằng công ty đã có sự tăng trưởng về mặt kinh doanh và đang tạo ra doanh thu lớn hơn từ hoạt động kinh doanh của mình.

Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu thu được từ hoạt động tài chính, chẳng hạn như tiền lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng hoặc doanh thu từ các khoản đầu tư tài chính khác Từ năm 2020 đến năm 2022, doanh thu hoạt động tài chính của công ty đã tăng đáng kể, từ 100.236.568 đồng năm 2020 lên 421.483.117 đồng năm 2022 Điều này cho thấy rằng công ty đang có sự tăng trưởng về hoạt động tài chính và đang sử dụng các nguồn tài chính một cách hiệu quả.

Chi phí tài chính là các chi phí liên quan đến hoạt động tài chính của công ty, chẳng hạn như chi phí lãi vay hoặc chi phí hoạt động kho bạc Từ năm 2020 đến năm 2022, chi phí tài chính của công ty đã tăng đáng kể, từ85.623.815 đồng năm 2020 lên 400.698.290 đồng năm 2022 Điều này cho thấy rằng công ty đang phải đối mặt với chi phí tài chính ngày càng tăng.Chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng từ 17.568.277.747 đồng năm 2020 lên 47.532.580.025 đồng năm 2021, tăng gấp hơn 2,7 lần Trong năm 2022, chi phí này tiếp tục tăng lên thành 51.191.575.716 đồng, tăng khoảng 7,6% so với năm 2021.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm đáng kể từ 9.197.933.046 đồng năm 2020 xuống còn 4.831.440.924 đồng năm 2021, giảm khoảng 47,47% Tuy nhiên, trong năm 2022, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng trở lại lên thành 7.841.052.697 đồng, tăng khoảng 62,3% so với năm 2021.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty giảm đáng kể từ 9.237.801.169 đồng năm 2020 xuống còn 4.873.054.458 đồng năm 2021, giảm khoảng 47,3% Tuy nhiên, trong năm 2022, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty tăng trở lại lên thành 7.857.701.171 đồng, tăng khoảng 62,18%

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty đã có nhiều biến động Năm 2020, công ty đã đạt được một lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ấn tượng là 8.074.398.734 đồng Tuy nhiên, trong năm 2021, lợi nhuận này giảm xuống còn 3.870.765.230 đồng, tức là giảm hơn 50% so với năm trước Trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tăng lên 6.289.488.888 đồng, nhưng vẫn chưa đạt được mức lợi nhuận như năm 2020.

Công ty đã trải qua nhiều biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, điều này cho thấy rằng công ty cần đối mặt với nhiều thách thức và thay đổi không ngừng trên thị trường Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty rất đa dạng, có thể kể đến như sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường thị trường, đối thủ cạnh tranh, chiến lược kinh doanh của công ty, khả năng quản lý tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, v.v.

Do đó, để giải quyết các vấn đề này, công ty cần phải đưa ra các biện pháp và chiến lược phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh,nâng cao lợi nhuận và duy trì sự ổn định trong dài hạn Các biện pháp và chiến lược này có thể bao gồm tăng cường quản lý tài chính, tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác kinh doanh tiềm năng, và tăng cường quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng mới.

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến tình hình xuất nhập khẩu của công

2.2.1 Tình hình biến động tỷ giá hối đoái trong thời gian qua

Trong năm 2020, thị trường ngoại tệ đã trải qua nhiều biến động do tác động của các yếu tố kinh tế và chính trị trong nước và quốc tế Trong đó, tệ đô la Mỹ (USD) - đồng Việt Nam đồng (VND) là một trong những cặp tiền tệ phổ biến và tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hình 2.1: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2020

Trong quý đầu tiên của năm 2020, tý giá hối đoái USD/VND có xu hướng tăng đột biến Điều này được giải thích bởi nhiều yếu tố như: tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực của dịch bệnh đến hoạt động kinh tế nội địa, nguồn cung tiền tệ thế giới giảm mạnh do các quốc gia phải chi trả nhiều cho chính sách hỗ trợ trong đại dịch, và ảnh hưởng của các thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong quý 2/2020, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, khiến nhu cầu sử dụng đồng USD tăng lên. Đồng thời, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng có những biến động lớn, đặc biệt là ở Mỹ, khiến các nhà đầu tư trốn vào tài sản an toàn và đồng USD là một trong số đó Do đó, tý giá hối đoái USD/VND tiếp tục tăng nhẹ trong quý 2, với mức tăng trưởng khoảng 0,5%.

Tuy nhiên, trong quý 3/2020, tình hình kinh tế toàn cầu đã dần bắt đầu hồi phục, khi nhiều nước đã mở lại nền kinh tế của mình và các hoạt động sản xuất, thương mại trở lại Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng đã triển khai những biện pháp kích thích kinh tế, giúp nhu cầu sử dụng VND tăng lên Nhờ vậy, tý giá hối đoái USD/VND đã giảm xuống khoảng 23.200 VND/USD vào cuối quý 3/2020, giảm khoảng 0,5% so với đầu năm. Đến quý 4/2020, tình hình kinh tế toàn cầu đã hồi phục mạnh mẽ hơn và các hoạt động thương mại quốc tế trở lại đầy đủ Nhu cầu sử dụng đồng USD tiếp tục tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra Đồng thời, Chính phủ Việt Nam đã giữ vững việc triển khai các biện pháp kích thích kinh tế, giúp nhu cầu sử dụng VND tăng lên Nhờ vậy, tý giá hối đoái USD/VND tiếp tục giảm xuống mức khoảng 23.130 VND/USD vào cuối năm 2020, giảm khoảng 0,9% so với đầu năm.

Trong năm 2021, tỷ giá hối đoái USD/VND đã trải qua nhiều biến động khá phức tạp và không đồng đều trên thị trường dẫn đến khó nắm bắt dự đoán và phòng ngừa các rủi ro về tỷ giá.

Hình 2.2: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2021

(Nguồn: Vietstock.vn) Đầu năm 2021, tỷ giá hối đoái USD/VND tăng nhẹ từ mức 23,155 đồng/ USD lên 23,168 đồng/USD Trong quý này, giá trị đồng Việt Nam được hỗ trợ bởi việc tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, đồng thời đà giảm của đồng USD trên thị trường thế giới.

Tỷ giá hối đoái USD/VND trong quý 2/2021 tiếp tục giảm nhẹ từ mức 23,168 đồng/USD xuống còn 23,110 đồng/USD Điều này được giải thích bởi sự gia tăng của các hoạt động xuất khẩu và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cũng như việc kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Trong quý 3/2021, tỷ giá hối đoái USD/VND tiếp tục giảm từ mức23,110 đồng/USD xuống còn 22,966 đồng/USD Giá trị đồng Việt Nam được hỗ trợ bởi sự gia tăng của các hoạt động xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong nước.

Trong quý 4/2021, tỷ giá hối đoái USD/VND tăng trở lại từ mức 22,966 đồng/USD lên 23,000 đồng/USD Điều này có thể được giải thích bởi tình hình lạm phát và sự suy yếu của đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế, cũng như các yếu tố tác động khác trên thị trường nội địa.

Trong năm 2022, tý giá hối đoái USD/VND tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế.

Trong quý đầu tiên của năm 2022, tý giá hối đoái USD/VND có xu hướng tăng cao Cụ thể, từ đầu năm đến giữa tháng 3, tý giá hầu như liên tục tăng từ mức 22.500 đồng/USD lên tới mức 23.400 đồng/USD, tương đương với mức tăng gần 4% Yếu tố chính đẩy giá tăng trong quý này là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu và tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.

Trong quý thứ hai, tý giá hối đoái USD/VND có sự chịu áp lực giảm Từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 6, tý giá liên tục giảm từ mức 23.400 đồng/USD xuống còn mức 22.500 đồng/USD, tương đương với mức giảm gần 4% Lý do chính là do sự điều chỉnh của thị trường và sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trong việc đẩy mạnh mua vào ngoại tệ để giảm áp lực lạm phát trong nước

Trong quý thứ ba, tý giá hối đoái USD/VND tiếp tục giảm và dao động ở mức thấp Từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9, tý giá dao động ở mức trung bình từ 22.300 đồng/USD đến 22.400 đồng/USD Lý do chính là sự giảm áp lực lạm phát trong nước cùng với sự ổn định của thị trường ngoại tệ toàn cầu.Trong quý cuối cùng của năm, tý giá hối đoái USD/VND có xu hướng tăng trở lại Từ giữa tháng 9 đến cuối năm, tý giá tăng từ mức 22.400 đồng/USD lên tới mức 23.000 đồng/USD, tương đương với mức tăng gần 3%.

Lý do của sự tăng giá trong quý này có thể do nhiều yếu tố như sự tăng trưởng kinh tế ổn định, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước, cùng với việc ổn định của thị trường tài chính và nguồn cung tiền tệ được điều chỉnh phù hợp.

Tổng kết lại Tỷ giá hối đoái USD/VND trong 3 năm 2020 đến 2022 đã trải qua nhiều biến động Năm 2020, tý giá tăng từ mức 23.175 đồng/USD lên tới mức 23.216 đồng/USD vào cuối năm Năm 2021, tý giá xuất hiện nhiều biến động, tăng từ mức 23.159 đồng/USD ở đầu năm lên tới mức 23.284 đồng/USD vào tháng 2, rồi giảm dần xuống mức thấp nhất trong năm là 22.150 đồng/USD vào tháng 8 trước khi tăng trở lại ở cuối năm lên mức 22.820 đồng/USD Năm 2022, tý giá tiếp tục tăng từ mức 22.800 đồng/USD ở đầu năm lên tới mức cao nhất trong 3 năm là 23.150 đồng/USD vào tháng 4, sau đó giảm dần xuống mức 22.600 đồng/USD vào tháng 9 trước khi tăng trở lại ở cuối năm lên mức 22.900 đồng/USD.

Tỷ giá hối đoái USD/VND trong 3 năm này chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như biến động của thị trường tài chính và kinh tế quốc tế, sự thay đổi của các chính sách kinh tế của Việt Nam và các nước có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng đã góp phần tác động đến biến động của tý giá hối đoái USD/VND.

2.2.2 Tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty CPTĐ Cát Vàng

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Chiến lược phát triển và chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của Công ty CPTĐ Cát Vàng

3.1.1 Chiến lược phát triển của công ty CPTĐ Cát Vàng

Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đang chứng kiến xu hướng hội nhập toàn diện, đặc biệt là thông qua việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do, như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) Đây tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương.

Trước những cơ hội này, Công ty CPTĐ Cát Vàng đã đề ra một chiến lược riêng để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng cường hoạt động ngoại thương của mình.

Trong chiến lược phát triển ngắn hạn, Công ty đặt trọng tâm vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bằng cách cải thiện bộ máy tổ chức, mở rộng quy mô kinh doanh và khai thác tối đa lợi thế từ thị trường và đối tác hiện có Công ty sẽ tăng cường hợp tác với các đối tác kinh doanh để mở rộng phạm vi hoạt động và khai thác tiềm năng của thị trường hiện tại.Trong chiến lược phát triển dài hạn, Công ty CPTĐ Cát Vàng đặt mục tiêu gia tăng phát triển trong năm sau so với năm trước đó Để đạt được mục tiêu này, công ty sẽ tối ưu hóa chiến lược kinh doanh để phù hợp với từng thị trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên việc đảm bảo chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu Đồng thời, công ty sẽ đa dạng hóa danh mục mặt hàng kinh doanh và mở rộng thị trường nhập khẩu Nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên là một yếu tố quan trọng, công ty sẽ tăng cường tuyển dụng và đào tạo thế hệ nhân viên trẻ, đồng thời đảm bảo có những chính sách đãi ngộ hấp dẫn cho nhân viên lâu năm Công ty cũng sẽ tìm kiếm các đối tác mới và xây dựng m mối quan hệ chặt chẽ, hợp tác cùng phát triển với các đối tác kinh doanh lâu năm. Để thực hiện chiến lược này, Công ty CPTĐ Cát Vàng sẽ đầu tư vào việc nâng cao hiệu suất và hiệu quả của bộ máy tổ chức Công ty sẽ tăng cường đào tạo và phát triển cán bộ công nhân viên, đảm bảo họ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Đồng thời, công ty sẽ mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng hóa danh mục sản phẩm Việc mở rộng quy mô sẽ giúp tăng cường khả năng cung ứng và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Đa dạng hóa danh mục sản phẩm cũng giúp công ty giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một mặt hàng cụ thể.

Công ty CPTĐ Cát Vàng cũng sẽ mở rộng mạng lưới đối tác bạn hàng nhập khẩu Việc tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với các đối tác mới sẽ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường mới, mở rộng đối tác và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra, công ty sẽ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và hợp tác cùng phát triển với các đối tác kinh doanh lâu năm Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chia sẻ kinh nghiệm, tài nguyên và cùng nhau khai thác các cơ hội thị trường.

Tổng quát, Công ty CPTĐ Cát Vàng đã đề ra một chiến lược phát triển rõ ràng và chi tiết để tận dụng cơ hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn diện hiện nay Các biện pháp tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường nhân sự và xây dựng mối quan hệ với đối tác kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu phát triển và thành công của công ty.

3.1.2 Chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của Công ty CPTĐ Cát Vàng

Trong nửa cuối năm 2022, Công ty đã đặt thống nhất chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định sau khi gặp nhiều khó khăn do biến động tỷ giá Để đạt được mục tiêu này, Công ty đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể trong chiến lược như sau:

Thứ nhất, tìm hiểu và nghiên cứu thêm về các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái và tăng cường cải thiện các biện pháp hiện đang được áp dụng Điều này đòi hỏi phòng kế toán và các phòng xuát nhập khẩu phối hợp với các phòng ban chức năng khác để nghiên cứu nhằm hiểu rõ cơ chế tác động cũng như các ưu và nhược điểm của các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá Từ đó làm cơ áp dụng những biện pháp tại đơn vị Việc sử dụng các biện pháp cần kịp thời và có chọn lọc tránh tinh trạng sử dụng tràn lan gây tốn kém chi phí hoặc sử dụng thụ động dẫn tới kém hiệu quả.

Thứ hai, tăng cường hợp tác và xây dựng mối quan hệ tốt với các ngân hàng Điều này bao gồm việc thiết lập cơ chế cung cấp thông tin dự báo tỷ giá từ ngân hàng để cải thiện và nâng cao hiệu quả dự báo biến động tỷ giá hối đoái trong công ty Sự hợp tác với các ngân hàng có thể mang lại thông tin quan trọng và hỗ trợ tài chính trong việc quản lý rủi ro tỷ giá Đồng thời, Qua việc hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng, công ty có thể hưởng lợi từ kiến thức và kinh nghiệm của họ trong việc quản lý rủi ro tỷ giá.

Thứ ba, công ty sẽ hoàn thành chương trình phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách xác định các chi phí cụ thể cho từng yếu tố Để đạt được điều này,công ty cần đề ra các mục tiêu cụ thể và thiết lập các chỉ tiêu liên quan đến việc dự kiến tổng chi phí, chi phí tài chính, chi phí cơ hội và lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá Điều này có thể đòi hỏi công ty thiết lập các quy tắc và quy trình mới để giảm thiểu tác động của biến động tỷ giá, đồng thời xây dựng các giải pháp đối phó trong trường hợp tỷ giá biến đổi mạnh.

Thứ tư, xây dựng phòng ban phân tích và đánh giá tỷ giá hối đoái Điều này nhằm đảm bảo công ty có khả năng dự đoán tỷ giá một cách chính xác hơn, từ đó phục vụ cho việc kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái. Phòng ban này sẽ sử dụng các phương pháp phân tích và công cụ đánh giá để nắm bắt xu hướng và biến động của tỷ giá hối đoái Bằng cách này, công ty có thể đưa ra các quyết định chiến lược về quản lý rủi ro tỷ giá và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Tổng hợp lại, thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Công ty hy vọng sẽ đạt được mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái và đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách ổn định và hiệu quả Điều này sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến động tỷ giá và tối đa hóa lợi ích từ việc quản lý tỷ giá hối đoái trong môi trường kinh doanh không chắc chắn.

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w