1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình

68 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Đến Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Phúc Bình
Tác giả Phùng Đức Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Hà
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính quốc tế
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 256,4 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ PHÒNG NGỪA (13)
    • 1.1. Các vấn đề cơ bản của tỷ giá hối đoái (13)
      • 1.1.1. Các khái niệm cơ bản (13)
      • 1.1.2. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái (14)
    • 1.2. Rủi ro tỷ giá hối đoái (16)
      • 1.2.1. Khái niệm về rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động của doanh nghiệp. .6 1.2.2. Phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái (16)
    • 1.3. Tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu (17)
      • 1.3.1. Đối với hoạt động xuất khẩu (18)
      • 1.3.2. Đối với hoạt động nhập khẩu (19)
    • 1.4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu (20)
      • 1.4.1. Sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro (20)
      • 1.4.2. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành (21)
      • 1.4.3. Sử dụng điều khoản giá linh hoạt (21)
      • 1.4.4. Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ (22)
      • 1.4.5. Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ (23)
      • 1.4.6. Các biện pháp phòng ngừa thay thế (24)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (26)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty CPCN Phúc Bình (26)
      • 2.1.1. Thông tin chung về Công ty CPCN Phúc Bình (26)
      • 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (26)
      • 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu (26)
      • 2.1.4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty (26)
      • 2.1.5. Cơ cấu nhân sự (27)
    • 2.2. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPCN Phúc Bình 18 1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty CPCN Phúc Bình (29)
      • 2.2.2. Hoạt động nhập khẩu của Công ty CPCN Phúc Bình (33)
    • 2.3. Các ngoại tệ chủ yếu và công tác quản lí ngoại tệ của Công ty CPCN Phúc Bình (38)
    • 2.4. Hoạt động thanh toán quốc tế của công ty (38)
    • 2.5. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp24 1. Tình hình biến động tỷ giá trong thời gian qua (38)
      • 2.5.2. Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CPCN Phúc Bình (44)
    • 2.6. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái mà Công ty CPCN Phúc Bình đang thực hiện (48)
      • 2.6.1. Thực hiện công tác dự báo tỷ giá và xây dựng quỹ dự phòng rủi ro (48)
      • 2.6.2. Bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng cán bộ phụ trách công tác quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái (49)
    • 2.7. Đánh giá các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty (49)
      • 2.7.1. Những mặt đạt được (49)
      • 2.7.2. Những tồn tại, hạn chế (50)
      • 2.7.3. Nguyên nhân (51)
      • 2.7.4. Những mặt cần cải thiện (52)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (54)
    • 3.1. Chiến lược phát triển và mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của Công ty CPCN Phúc Bình (54)
      • 3.1.1. Chiến lược phát triển của Công ty CPCN Phúc Bình (54)
      • 3.1.2. Mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của Công ty CPCN Phúc Bình . 41 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại Công ty (55)
      • 3.2.1. Đa dạng hóa phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu (56)
      • 3.2.2. Tích cực đàm phán với các đối tác trong việc lựa chọn đồng tiền thanh toán (57)
      • 3.2.3. Tăng cường xây dựng mối quan hệ với ngân hàng (58)
      • 3.2.4. Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái (59)
    • 3.3. Một số kiến nghị (60)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ và Ngân Hàng Nhà Nước (60)
  • KẾT LUẬN ...................................................................... 48 (25)
  • Phụ Lục .......................................................................... 49 (63)

Nội dung

LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ PHÒNG NGỪA

Các vấn đề cơ bản của tỷ giá hối đoái

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Định nghĩa về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước, là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền của nước khác hay nói khác đi, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.

1.1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái

- Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm: tỷ giá chính thức, tỷ giá kinh doanh, tỷ giá chợ đen.

+ Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do Ngân hàng Trung ương của nước đó xác định Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.

+ Tỷ giá kinh doanh: Là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ tại ngân hàng Cơ sở hình thành của tỷ giá này là quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường và tỷ giá chính thức do Ngân hàng Trung ương công bố.

+ Tỷ giá chợ đen là: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.

- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái gồm: tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn.

+ Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá mua bán ngoại tệ được công bố vào đầu ngày giao dịch. + Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá mua bán ngoại tệ ở cuối ngày giao dịch.

+ Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá mua bán ngoại hối do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng đảm bảo phải trong biên độ do ngân hàng Nhà nước quy định Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết hoặc mua bán.

+ Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối được tiến hành theo kỳ hạn của hợp đồng, tỷ giá này được các bên thỏa thuận và theo biên độ do ngân hàng Nhà nước quy định.

- Căn cứ vào chế độ quản lý thì tỷ giá hối đoái gồm: Tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi.

+ Tỷ giá cố định: là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ giao động hẹp. Dưới áp lực của cung cầu trên thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.

+ Tỷ giá thả nổi: Là tỷ giá hối đoái được hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu của thị trường Nó bao gồm tỷ giá thả nổi tự do và tỷ giá thả nổi có quản lý.

- Căn cứ theo phương tiện thanh toán thì tỷ giá hối đoái gồm: tỷ giá séc, tỷ giá hối phiếu, tỷ giá chuyển khoản.

+ Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.

+ Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ

+ Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản ngoại hối không phải bằng tiền mặt, bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.

1.1.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái

TGHĐ được hình thành nhờ quá trình tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Tỷ giá hối đoái thay đổi khi các nhân tố tác động đến nó thay đổi.

1.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia

Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia nhanh và ổn định thì sức mua của đồng tiền quốc gia đó sẽ tăng, đồng tiền của quốc gia đó trở nên có giá trị hơn, dẫn tới tỷ giá hối đoái có chiều hướng giảm và khi quốc gia suy thoái thì tỷ giá hối đoái có chiều hướng tăng.

1.1.2.2 Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia phản ánh mối quan hệ cung-cầu về ngoại tệ của nước đó Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, nghĩa là cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ nên tỷ giá hối đoái có chiều hướng giảm đi và khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi thì tỷ giá hối đoái có chiều hướng tăng lên

1.1.2.3 Mức lạm phát của đồng tiền quốc gia Đối với bất kỳ nền kinh tế nào lạm phát luôn là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới sức mua của đồng tiền nước đó, vì thế lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá hối đoái Khi mức lạm phát của đồng tiền quốc gia cao hơn hơn ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái với ngoại tệ đó có xu hướng tăng và khi mức lạm phát của đồng tiền quốc gia thấp hơn ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái với ngoại tệ đó sẽ có xu hướng giảm.

Chính sách tiền tệ của nhà nước: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong chính sách tỷ giá hối đoái của mỗi quốc gia Nhà nước có thể dùng các công cụ quản lý của mình để thay đổi cung – cầu ngoại tệ như: Các quy định về quản lý ngoại tệ, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các chính sách về lãi suất,… hay áp dụng các chế độ tỷ giá (thả nổi, cố định,…) từ đó ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái.

Rủi ro tỷ giá hối đoái

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động của doanh nghiệp

Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.

Rủi ro tỷ giá hối đoái là loại rủi ro dễ thấy nhất ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Đối với nghiệp vụ nhập khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ mà nhà nhập khẩu phải trả trong tương lai tăng giá so với nội tệ, hay đối với nghiệp vụ xuất khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ thu được khi xuất khẩu giảm giá so với nội tệ Sự biến động liên tục của tỷ giá làm cho giá trị của các hợp đồng xuất nhập khẩu trở nên khó xác định cụ thể Mọi chuyện có thể trở nên tốt đẹp hơn nếu tỷ giá biến động tích cực, hoặc trở nên tồi tệ hơn nếu tỷ giá biến động tiêu cực Điều này tạo ra sự khó khăn trong công tác quản lý lợi nhuận, phí của doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh Để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và hạn chế rủi ro, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường lựa chọn các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá Tuy nhiên công việc này hoàn toàn không đơn giản, nó đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật kết hợp với sựu khéo léo về nghệ thuật và nhạy cảm với môi trường kinh doanh Do đó cần phải nhận biết và dự đoán được mức độ rủi ro hối đoái của từng nghiệp vụ tiền mặt tương lai từ đó có các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp.

1.2.2 Phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường xuyên có nguồn thu hay chi bằng ngoại tệ nên họ cũng thường phải đối mặt với 4 loại rủi ro tỷ giá chính sau:

- Rủi ro tài chính: là bất kỳ dạng rủi ro nào liên quan đến tài chính, bao gồm cả các giao dịch tài chính bao gồm cả khoản vay công ty của người khác mà có nguy cơ vỡ nợ Thông thường nó được hiểu là chỉ bao gồm rủi ro mất mát, có nghĩa là tiềm năng của sự mất mát tài chính và sự không chắc chắn về mức độ của nó.

- Rủi ro chuyển đổi: là khả năng đồng nội tệ không thể chuyển đổi thành tiền tệ của một quốc gia khác do giá trị danh nghĩa thay đổi hoặc các hạn chế trao đổi.

- Rủi ro giao dịch: Là loại rủi ro phát sinh khi một bên đồng ý mua hay bán với một ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định, nhưng thực sự thanh toán hay nhận thanh toán vào một ngày sau đó Nếu tỷ giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá cả trong thương vụ bán hoặc mua theo đồng tiền nội tệ sẽ thay đổi.

- Rủi ro kinh tế: Là loại rủi ro phát sinh khi thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm thay đổi sức cạnh tranh của một doanh nghiệp Rủi ro này thường xảy ra khi doanh nghiệp có doanh thu bằng một đồng tiền và chi trả chi phí lại bằng một đồng tiền khác Đôi khi rủi ro kinh tế cũng xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động chỉ với một đồng tiền.

Tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu

Khi hoạt động kinh tế, sản xuất ngày càng phát triển, thị trường đầu ra nội địa sẽ ngày càng bị chia nhỏ hơn nên nhu cầu vươn ra các thị trường mới là điều vô cùng bức thiết Kinh doanh ở thị trường nước ngoài không đơn giản như kinh doanh tại thị trường trong nước, công ty đối mặt và cần phải giải

Lớp: CQ54/08.04 quyết: Rủi ro về chính trị, kinh tế, pháp luật của nước ngoài, vướng mắc trong vấn đề huy động vốn, quảng bá sản phẩm, các vấn đề về văn hóa, tôn giáo,… Chính vì vậy để tận dụng được lợi thế thị trường mới, lợi nhuận tiềm năng từ thị trường ngoài nước, các công ty kinh doanh ra thị trường nước ngoài cần phải có các chính sách, chiến lược kinh doanh hiệu quả và các phương án phòng tránh các rủi ro, rào cản gặp phải.

Trong các rủi ro và rào cản mà công ty gặp phải khi kinh doanh ở thị trường ngoài nước thì rủi ro về tỷ giá hối đoái là rủi ro tác động mạnh và trực tiếp nhất tới lợi nhuận và kết quả, chiến lược kinh doanh của công ty Tỷ giá hối đoái có thể tác động tốt (gia tăng lợi nhuận) hoặc tác động xấu (giảm trừ lợi nhuận) tới công ty.

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động trong các hoạt động của kinh doanh quốc tế nên vì thế tỷ giá hối đoái cũng tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

1.3.1 Đối với hoạt động xuất khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu, sau khi chuyển giao hàng hóa cho bên nhập khẩu sẽ thu về một khoản ngoại tệ (thường là đồng tiền của nước nhập khẩu hay một ngoại tệ mạnh nào đó) Bên cạnh đó để chi trả các khoản chi phí sản xuất như: nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, vận chuyển,… bằng nội tệ thì doanh nghiệp cần phải chuyển đổi lượng ngoại tệ trên sang nội tệ Vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu.

Khi tỷ giá hối đoái tăng giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ thì hoạt động xuất khẩu được hưởng lợi Bởi khi tỷ giá tăng, trong khi chi phí đầu vào ở thị trường nội địa không đổi, các nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa ở thị trường thế giới Hoặc giữ nguyên giá bán thì nhà xuất khẩu sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống thì hoạt động xuất khẩu lại phải chịu bất lợi.

Tỷ giá hối đoái tác động tới hoạt động xuất khẩu theo hai mặt tích cực và tiêu cực Để kích thích hoạt động xuất khẩu người ta thường tăng tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ Nhưng việc tỷ giá hối đoái tăng hay giảm một cách đột ngột sẽ dễ tạo ra cú sốc khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị xáo trộn, từ đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, muốn kích thích hoạt động xuất khẩu chỉ nên tăng tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ ở một mức độ hợp lý nào đó thôi.

1.3.2 Đối với hoạt động nhập khẩu

Khi một doanh nghiệp trong nước muốn mua hàng hóa, dịch vụ nước ngoài thì cần phải thanh toán bằng ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ hối đoái, thông qua hệ thống ngân hàng Muốn thanh toán được nhà nhập khẩu phải đổi nội tệ của mình sang đồng tiền thanh toán cho bên xuất khẩu (ngoại tệ).

Do vậy, hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.

Khi tăng tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và nội tệ thì hoạt động nhập khẩu sẽ chịu bất lợi vì họ phải bỏ ra nhiều đồng nội tệ hơn để thanh toán cho cùng một lượng hàng hóa, dịch vụ mua về Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm thì hoạt động nhập khẩu sẽ được hưởng lợi khi với cùng một lượng hàng hóa mua về họ chỉ mất một lượng nội tệ ít hơn để thanh toán cho bên xuất khẩu.

Tỷ giá hối đoái tác động tới hoạt động nhập khẩu theo hai mặt tích cực và tiêu cực Để kích thích hoạt động nhập khẩu người ta thường giảm tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ Nhưng việc giảm tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ với đồng nội tệ đột ngột có thể tạo ra giảm phát gây ảnh hưởng đến tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, muốn kích thích hoạt động nhập khẩu chỉ nên giảm tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ ở một mức độ hợp lý nào đó thôi.

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu

Như đã phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động kinh doanh quốc tế là hết sức cần thiết, nhất là đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì công việc này là một phần không thể tách rời trong hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái không phải là việc làm dễ dàng Trong quá trình kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩu luôn xuất hiện rất nhiều nhiệp vụ có liên quan tới ngoại tệ, mỗi nghiệp vụ đó lại mang nhiều đặc điểm, điều kiện và từng loại đồng tiền khác nhau Chính vì thế mà ở mỗi nghiệp vụ lại tiềm ẩn những rủi ro tỷ giá ở các mức độ không như nhau Từ đó, nếu muốn thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tỷ giá thì đối với từng nghiệp vụ cụ thể ta phải có từng biện pháp phòng ngừa và chúng không hoàn toàn giống nhau Các biện pháp phòng ngừa thường gặp để phòng ngừa rủi ro tỷ gái hối đoái là:

1.4.1 Sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro

Quỹ phòng ngừa rủi ro hay còn gọi là quỹ phòng hộ Đây là một khoản đầu tư nhằm được thiết lập để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi những biến cố của thị trường Từ đó, tạo ra khoản lợi nhuận tích cực cho cả khi thị trường thay đổi lên và xuống Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, công ty sử dụng quỹ này để bù đắp Cách này cũng khá đơn giản và không tốn kém nhiều chi phí khi thực hiện.

1.4.2 Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song song cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau Bằng cách này, nếu USD lên giá so với

VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu.

Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi nhuận do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như công ty có thể đa dạng hóa cả xuất khẩu và nhập khẩu Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có giá trị và thời hạn tương đương nhau hay không Đối với những công ty sản xuất theo phương án FOB tức là nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm thì việc áp dụng phương pháp này là rất khả quan

1.4.3 Sử dụng điều khoản giá linh hoạt

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương thường bị thay đổi bởi nhiều yếu tố chi phối như quan hệ cung cầu, thời tiết thay đổi, biến động chính trị - xã hội,… Khi quy định điều khoản giá cả người ta có thể sử dụng điều khoản giá linh hoạt:

Giá linh hoạt: Là giá có thể chỉnh lại (Revisable price) là giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng, nhưng có thể được xem xét lại sau này, vào lúc giao hàng,… Phương pháp này được áp dụng khi giá trị trường của hàng hóa đó có sự biến động tới một mức nhất định Trong hợp đồng các bên phải quy định giá gốc, tỷ lệ biến động, thời gian định lại giá, nguồn tài liệu tham khảo.

1.4.4 Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ

Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày ký kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái bằng hợp đồng kỳ hạn, doanh nghiệp ký một thỏa thuận mua - bán ngoại tệ ngân hàng Doanh nghiệp được phép mua - bán một loại ngoại tệ ở một mức giá nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai Chính vì thế mà doanh nghiệp cố định được khoản phải trả hay phải thu trong tương lai nên loại trừ được rủi ro biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường.

Hợp đồng quyền chọn là một thỏa thuận trong đó nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định.

+ Phòng ngừa khoản phải trả là mua quyền chọn mua tiền tệ thể hiện đồng tiền và số lượng liên quan đến khoản phải trả.

+ Phòng ngừa khoản phải thu là mua quyền chọn bán tiền tệ thể hiện đồng tiền và số lượng liên quan đến khoản phải thu.

Swap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược lại trở lại như ban đầu.

Phòng ngừa bằng hợp đồng swap tiền tệ xảy ra khi có hai công ty có nhu cầu về vay tiền tệ dài ngắn khác nhau Phòng ngừa bằng swap tiền tệ làm cho số lượng mua một đồng tiền luôn bằng số lượng bán một đồng tiền cho nên không bao giờ thay đổi trạng thái về ngoại tệ Nếu có thay đổi trong tỷ giá giao ngay của các đồng tiền cũng không làm phát sinh khoản lỗ hay lãi nào, bởi vì đã có hợp đồng swap Nếu như đồng ngoại tệ lên giá số ngoại tệ bị mất giá ở giao dịch bán sẽ được bù đắp ở giao dịch mua tiếp theo.

Hợp đồng tương lai là một hợp đồng chuẩn hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, ngày giao hàng.

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái với hợp đồng tương lai tương tự như với hợp đông kỳ hạn, nhưng hợp đồng tương lai lại phù hợp hơn đối với những nghiệp vụ với một lượng tiền nhỏ hơn.

Khi doanh nghiệp mua hợp đồng tiền tệ tương lai, họ sẽ được nhận một lượng ngoại tệ nhất định với một mức giá đã được công bố ở một ngày nhất định Để phòng ngừa sự biến động tỷ giá cho khoản phải trả trong tương lai bằng ngoại tệ doanh nghiệp có thể mua hợp đồng tương lai về tiền tệ với đồng tiền mà họ cần trong tương lai Khi doanh nghiệp muốn phòng ngừa biến động tỷ giá đối với khoản phải thu thì họ có thể mua hợp đồng tương lai bán tiền tệ Với việc nắm giữ hợp đồng tương lai này, doanh nghiệp sẽ cố định được khoản phải trả trong tương lai.

1.4.5 Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ

Phòng ngừa tỷ giá hối đoái thông qua thị trường tiền tệ là việc sử dụng một tình trạng thị trường tiền tệ bù đắp một tình trạng khoản phải trả hoặc khoản phải thu trong tương lai.

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Tổng quan về Công ty CPCN Phúc Bình

2.1.1 Thông tin chung về Công ty CPCN Phúc Bình

Tên công ty: Công ty CPCN Phúc Bình

Tên tiếng anh: Phuc Binh Technology Joint Stock Company

Email: info@phucbinh.com.vn Điện thoại: 0963 113 698

Website: http://phucbinh.com.vn/

Mã số thuế: 0104999587 Địa chỉ: Cụm 4, Xã Võng Xuyên, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội

Trụ sở giao dịch: Tầng 3 Mỹ Đình Plaza, 138 Trần Bình, Mỹ Đình, Q.

Nam Từ Liêm, Hà Nội.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Từ khi còn là một trung tâm nhỏ là Trung tâm công nghệ Phúc Bình

2008 cho đến nay công ty đã có những bước phát triển vượt bậc Hiện nay

Công ty CPCN Phúc Bình là một trong những nhà cung cấp hệ thống điện nhẹ hàng đầu Việt Nam.

2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

Ngành nghề kinh doanh chính: Hạ tầng an ninh, hạ tầng IT trong đó điển hình là CCTV, báo cháy, báo động 24/7, nhà thông minh.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty:

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG

KINH XUẤT TÀI MARKE KỸ HÀNH

KHẨU KẾ TOÁN Marketing DỰ ÁN

Import – Financial – Dept Technology on – Human

HÌNH 2.1: CƠ CẤU BỘ MÁY CÔNG TY

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Số lượng nhân sự là 190 người trong đó:

SV: Phùng Đức Anh Lớp: CQ54/08.04

Phòng hành chính nhân sự : 5 người

Phòng tài chính kế toán : 5 người

Phòng xuất nhập khẩu : 10 người

Phòng kỹ thuật – giải pháp : 30 người

Phòng kế hoạch/chiến lược: 18

Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPCN Phúc Bình 18 1 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty CPCN Phúc Bình

2.2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty CPCN Phúc Bình Để đánh giá thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPCN Phúc Bình, ta có thể xem xét thông qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 dưới đây.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gầy đây (từ 2017- 2019) ĐVT: VND

Chỉ tiêu MS Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 102.465.290.446 145.652.077.579 216.457.090.3

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 0

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay 8 Chi phí bán hàng

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 30 1.619.625.230 2.510.309.496 3.038.781.37 + (21 - 22) - (25 +26)}

SV: Phùng Đức Anh Lớp: CQ54/08.04

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 1.637.625.230 2.530.309.496 3.273.325.66

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 409.406.308 632.577.374 818.331.415

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0 0 0

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 =

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty CPCN Phúc Bình)

SV: Phùng Đức Anh Lớp: CQ54/08.04

Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng Công ty CPCN Phúc Bình giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: VND

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty CPCN Phúc Bình) Qua bảng số liệu trên, nhận thấy trong 3 năm qua Công ty CPCN Phúc Bình liên tục đạt kết quả lợi nhuận cao và mức tăng trưởng tương đối tốt Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức hợp lý qua các năm chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đang trong giai đoạn ổn định và phát triển theo chiều hướng bền vững.

Năm 2017 Việt Nam ký với Châu Âu 12 hiệp định thương mại tự do.

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam có khởi sắc Chính vì vậy hoạt động kinh doanh của Phúc Bình đạt kết quả tương đối cao Doanh thu năm 2017 của

Phúc Bình là hơn 102 tỉ đồng và lợi nhuận là hơn 1.2 tỉ đồng.

Năm 2018 Công ty CPCN Phúc Bình tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh lên khoảng 1.5 lần so với năm 2017 Doanh thu Công ty CPCN Phúc Bình năm 2018 là hơn 145 tỉ đồng, tăng 43 tỉ đồng so với năm 2017, mức tăng trưởng doanh thu chiếm 41.15% năm 2017 Lợi nhuận năm 2018 gần 1.9 tỉ đồng, mức tăng trưởng lợi nhuận chiếm 51.54% lợi nhuận năm 2017 Do trong năm 2018 Công ty CPCN Phúc Bình ra mắt thương hiệu Huviron Việt Nam sau khi mua lại toàn bộ thương hiệu và dây chuyền sản xuất của Huviron Hàn Quốc, Công ty CPCN Phúc Bình đẩy mạnh marketing “Người Việt dùng hàng Việt”, bán được nhiều hàng hóa hơn.

Năm 2019 doanh thu Công ty CPCN Phúc Bình khoảng 216 tỉ đồng, mức tăng trưởng doanh thu chiếm 48.61% doanh thu năm 2018 Lợi nhuận công ty năm 2019 là hơn 2.4 tỉ đồng, tăng 29.35 % so với năm 2018 Tăng trưởng doanh thu do công ty làm đối tác của công ty mạng Ruijie và nhập khẩu các sản phẩm chất lượng, giá cạnh tranh và liên tục trúng thầu các dự án lớn và nhỏ trong nhà nước và khu vực tư nhân về hạ tầng tích hợp hệ thống điện nhẹ, mở rộng kênh phân phối sản phẩm an ninh và IT khắp 3 miền Nhu cầu về thiết bị hà tầng tích hợp hệ thống liên tục tăng cao Mức tăng trưởng lợi nhuận giảm do trong năm 2019, chi phí tài chính của công ty tăng mạnh làm giảm lợi nhuận công ty.

2.2.2 Hoạt động nhập khẩu của Công ty CPCN Phúc Bình

Ta tiến hành xem xét các bảng sau:

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp thị trường nhập khẩu của Công ty CPCN Phúc Bình ĐVT: VND

Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ

3.020.434.870 34.39 4.587.512.353 33.97 8.423.732.773 42.72 Quốc Đài Loan 1.223.468.359 13.93 1.636.747.336 12.12 1.555.366.344 7.89 Nhật Bản 3.090.467.464 35.19 4.786.358.610 35.44 5.446.864.094 27.62

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CPCN Phúc Bình)

Bảng 2.4: Giá trị nhập khẩu theo mặt hàng (2017-2019) ĐVT: VND

Giá trị trọn Giá trị trọn g g

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty CPCN Phúc Bình)

Bản Năm 2019 sản lượng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên 42.72% trong khi đó sản lượng nhập khẩu từ Nhật Bản giảm xuống 27.62% Đây là 2 nước mà Phúc Bình nhập khẩu nhiều nhất với hàng hóa điển hình là “camera an ninh và hội nghị truyền hình trực tuyến” Công ty CPCN Phúc Bình cần chú trọng nhiều nhất đến rủi ro tỉ giá hối đoái khi nhập khẩu hàng hóa của 2 nước này Tiếp đến là Đài Loan và Mỹ, tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan giảm nhẹ trong 2018 và giảm hơn 4% vào năm 2020 Tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng dần qua 3 năm với mức tăng hơn 1% trong năm 2018 và tăng 2,6% trong năm 2019 Tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa từ Canada và Malaysia tương đối nhỏ, riêng trong năm 2019, tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa của Canada chiếm hơn 8%. Để tránh các tác động tiêu cực và giảm rủi ro từ tỉ giá hối đoái Công ty CPCN Phúc Bình đã chú ý đến các chính sách của quốc gia và chủ động nguồn nguyên vật liệu cho nhà máy đặt tại Trung Quốc Công ty đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên vào quý 4 năm 2020 để giảm thiểu rủi ro tỉ giá hối đoái cho các mặt hàng phải phụ thuộc vào nhập khẩu của TrungQuốc.

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy nguồn nhập khẩu công ty tăng trưởng khá tốt qua các năm Chiếm tỉ trọng lớn nhất là Camera Huviron từ Trung Quốc và CameraPanasonic, hội nghị truyền hình trực tuyến của Nhật Bản, sau đó là video door phone của Đài Loan, Honeywell của Mỹ, Paradox của Canada, khóa smartlock củaMalaysia bởi vì trong các năm gần đây công ty liên tục trúng thầu các dự án cung cấp hệ thống tích hợp cho các dự án thuộc chính phủ và tư nhân như: Tòa nhà, công trình sân bay, nhà ga, trường học,… Trong năm 2018 giá trị nhập khẩu của công ty tăng chủ yếu vào thế mạnh của công ty là Camera an ninh, thiết bị báo động báo cháy Đặc biệt tăng nhanh nhất là từ năm 2019 công ty được nhiều đơn đặt hàng trong nước cung cấp hạ tầng điện nhẹ Điển hình là camera Huviron, đây là sản phẩm chiến lược và thế mạnh của công ty Chứng tỏ sản phẩm đã trở nên quen thuộc với đại đa số khách hàng của Phúc Bình Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh củaCông ty CPCN Phúc Bình ngày càng mở rộng và phát triển.

Các ngoại tệ chủ yếu và công tác quản lí ngoại tệ của Công ty CPCN Phúc Bình

Là doanh nghiệp với hoạt động nhập khẩu là hoạt động chính mạng lại lợi nhuận to lớn đối với công ty, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh nên công ty thường xuyên sử dụng ngoại tệ Ngoại tệ chủ yếu là USD, các ngoại tệ khác đóng góp không đáng kế đến hoạt động kinh doanh nên ta chỉ bàn chủ yếu là USD Ngân hàng Công ty CPCN Phúc Bình mở ngoại tệ là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) chi nhánh Mỹ Đình để tiện thanh toán cho các đối tác và thu ngoại tệ từ họ.

Hoạt động thanh toán quốc tế của công ty

Quá trình thanh toán hàng nhập khẩu tại Công ty CPCN Phúc Bình được tiến hành dựa trên phương thức thanh toán là thư tín dụng Các đơn hàng có giá trị lớn, hoặc đối với đối tác mới, thời gian giao hàng dài, công ty sử dụng phương thức L/C nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro.

- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit) sự cam kết, thanh toán của ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp24 1 Tình hình biến động tỷ giá trong thời gian qua

2.5.1 Tình hình biến động tỷ giá trong thời gian qua

Năm 2017, tỷ giá USD/VND khá ổn định Tính đến tháng 12/2017, tỷ giá trung tâm ước tăng khoảng 1,5-1,7% so với đầu năm Trong khi đó, tỷ giá ngân hàng thương mại giảm khoảng 0,2%, tỷ giá thị trường tự do giảm khoảng 1,5 % so với đầu năm.

Theo lý giải của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên nhân khiến tỷ giá tương đối ổn định do đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế (chỉ số USD Index giảm 9,1% so với đầu năm) bất chấp Cục Dự trữ liên bang (Fed) tăng lãi suất nhiều lần do tác động của chính sách chống thâm hụt thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Bên cạnh đó, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD vẫn còn ở mức lớn (khoảng 6-7%), nghiêng về việc nắm giữ VND Huy động ngoại tệ tăng thấp, ước tăng 4% so với cuối năm 2016, trong khi Ngân hàng Nhà nước mua được khoảng 7 tỷ USD từ hệ thống ngân hàng Do vậy, có thể một lượng lớn ngoại tệ đã được tổ chức kinh tế và cá nhân bán và chuyển sang VND.

Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư trong năm qua Trong đó, lý giải thêm về nguyên nhân này, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng trong năm qua cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu; Cán cân vốn và tài chính năm 2017 ước thặng dư ở mức khá cao (dự báo ở mức 4,03% GDP); FDI tăng khá, dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng tăng trưởng mạnh (dự báo cuối năm 2017 ở mức 12 tỷ USD, cao hơn mức 11,6 tỷ USD của năm 2016).

Niềm tin vào VND và sự ổn định vĩ mô ngày càng được nâng cao (chỉ sốCDS giảm khoảng 37% so với đầu năm), giúp cho khoản mục Lỗi và sai sót trong cán cân thanh toán tổng thể giảm đáng kể (Lỗi và sai sót ước giảm còn 3,38 tỷ USD tính đến hết cuối năm 2017 so với 8,46 tỷ USD cuối năm 2016).

HÌNH 2.2: BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND NĂM 2017

Trước đó, lý giải về sự "lặng sóng" của thị trường ngoại hối, một số chuyên gia cũng cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường ngoại hối linh hoạt ngay từ đầu năm, với việc cho phép tỷ giá trung tâm USD/VND tăng với mức độ vừa phải từ đầu năm đến nay đã giúp thị trường không phải chịu áp lực quá lớn để rồi tăng sốc như trước đây.

Năm 2018 diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2018 có thể được chia thành 3 giai đoạn cụ thể sau:

Giai đoạn 1 (Tháng 01/2018 - 05/2018): Tiếp nối thành công trong năm

2017, tỷ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục duy trì trạng thái ổn định cho đến thời điểm cuối tháng 5/2018.

Giai đoạn 2 (Tháng 6/2018 – 8/2018): Tỷ giá VND/USD liên tục nằm trong xu hướng tăng mạnh trên cả thị trường chính thức và thị trường tự do.Đặc biệt, ngày 29/7/2018, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do vượt trần tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đạt đỉnh tới 23.650 VND/1 USD vào ngày 17/8/2018 (Hình 1) – Mốc cao nhất từ trước đến nay.

Giai đoạn 3 (Tháng 9/2018-12/12/2018): Tỷ giá VND/USD ổn định xoay quanh mức cân bằng mới khoảng 23.400 VND/1USD.

HÌNH 2.3: BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND NĂM 2018

Tính đến ngày 31/12, tỷ giá trung tâm được duy trì ở mức cao kỷ lục 22.825 đồng Như vậy, so với phiên giao dịch đầu tiên của năm 2018 (2/1/2018), tỷ giá trung tâm đã tăng tới 410 đồng Khi tỷ giá trung tâm tăng kỷ lục giá USD tại các ngân hàng cũng tăng mạnh khoảng 480-500 đồng/USD Đây có thể coi là diễn biến đáng quan tâm trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối Việt Nam nói riêng Diễn biến này bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính, trong đó có cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, từ trong nước cũng như trên thị trường quốc tế, cụ thể:

Năm 2019 Tỷ giá USD/VND tăng đều nhưng vẫn ổn định nhờ chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây áp lực không nhỏ lên tỷ giá.

Kết thúc năm 2019, NHNN đã tăng tỷ giá trung tâm giữa đồng ViệtNam (VND) và đô la Mỹ (USD) thêm 330 đồng, lên mức 23,155 đồng/USD,tương đương tăng 1.4% so với hồi đầu năm 2019.

Từ đầu năm đến nay, NHNN đã giảm tỷ giá trung tâm 81 lần, những lần giảm tỷ giá này chỉ dao động khoảng từ 1 đến 15 đồng Riêng ngày gần cuối tháng 1 trước khi chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên đán (28/01/2019), NHNN đã giảm tỷ giá trung tâm từ 22,880 đồng xuống còn 22,858 đồng, tương đương giảm 22 đồng so với phiên trước đó, đây được xem là mức giảm cao nhất trong năm 2019.Sau đợt giảm mạnh, tỷ giá trung tâm bất ngờ bật tăng mạnh

47 đồng vào ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, những phiên còn lại, mức tăng tỷ giá trung tâm chỉ dao động từ 1 đến 20 đồng.Trong năm 2019, tỷ giá trung tâm USD/VND đã có 3 lần lập đỉnh mới Lần đầu tiên, khi tỷ giá trung tâm USD/VND vượt qua mốc 22,998 đồng, lên mức 23,004 đồng từ cuối tháng 4 Sau đó, tỷ giá trung tâm biến động nhưng vẫn trong kênh tăng, và đạt mốc mới thứ hai tại 23,115 đồng vào đầu tháng 8 Mốc cuối cùng được lập trong năm 2019 chạm mức 23,169 đồng vào cuối tháng 12, tăng 344 đồng, tương đương tăng 1.5% so với đầu năm 2019.

Trong năm qua, tỷ giá chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, gây sức ép phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất 3 lần trong năm qua và sự điều tiết nguồn cung ngoại hối của NHNN cũng ảnh hưởng lên các đợt tăng mạnh của tỷ giá trong năm.

Từ đầu tháng 8, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 10% với 300 tỷUSD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 01/08 Đẩy tỷ giá CNY so với USD rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua, vượt ngưỡng 7 CNY/USD ngày 05/08/2019 Động thái này gây sức ép lên tỷ giá USD/VND bởi đồngCNY là một trong 8 loại tiền tệ trong rổ tính tỷ giá trung tâm của Việt Nam.Kết quả NHNN đã có động thái điều chỉnh tăng thêm 15 đồng, đưa tỷ giá trung tâm lên mức 23,115 đồng vào ngày 06/08/2019.

HÌNH 2.4: BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND NĂM 2019

Về điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động sử dụng một loạt các công cụ thị trường tiền tệ như hạ lãi suất điều hành, hạ lãi suất thông qua kênh tín phiếu/thị trường mở, hạ tỷ giá mua vào song song với việc điều chỉnh tăng dần tỷ giá trung tâm phù hợp với diễn biến thị trường.

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái mà Công ty CPCN Phúc Bình đang thực hiện

Rủi ro tỷ giá hối đoái là yếu tố tồn tại một cách hiển nhiên và song song với các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Đồng thời yếu tố rủi ro tỷ giá hối đoái này ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Công ty CPCN Phúc Bình cũng nhận định được điều đó nên cũng thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái với một số biện nhất định Dưới đây là một số biện pháp Công ty CPCN Phúc Bình đã và đang thực hiện.

2.6.1 Thực hiện công tác dự báo tỷ giá và xây dựng quỹ dự phòng rủi ro

Công tác dự báo tỷ giá hiện được ban giám đốc công ty giao cho phòng tài chính kế toán phối hợp với phòng kinh doanh cùng thực hiện, trên cơ sở có sự tham khảo từ ngân hàng Techcombank Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan rằng, công tác này hiện nay chỉ dừng ở mức giải pháp mang tính hình thức bởi các dự báo do phòng ban chức năng của công ty đưa ra thường chậm trễ và không sát với các yếu tố thị trường Việc tham khảo từ ngân hàngTechcombank – ngân hàng phục vụ công ty cũng thiếu tính khả thi bởi những vấn đề về dự báo biến động tỷ giá thường được ngân hàng bảo mật hoặc chỉ cung cấp dưới dạng các dự báo dài hạn Nhân lực của công ty cũng vừa thiếu, vừa yếu và không đáp ứng được yêu cầu của thực hiện dự báo này Việc xây dựng quỹ dự phòng rủi ro được công ty thực hiện từ lợi nhuận của những lần được lợi từ sự thay đổi của tỷ giá hối đoái Trong khi hoạt động nhập khẩu của công ty chiếm tỷ trọng lớn, đồng Việt Nam lại luôn có xu hướng mất giá so với các đồng tiền khác thì giải pháp này của công ty còn thiếu tính khả quan Các bảng số liệu qua các năm cho thấy, quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá có rất ít tác dụng trong việc giảm nhẹ rủi ro, khiến chi phí tài chính mà công ty phải chi ra ngày một gia tăng.

2.6.2 Bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng cán bộ phụ trách công tác quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái

Công ty CPCN Phúc Bình bước đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị tỷ giá hối đoái chính vì việc ban giám đốc công ty không chỉ có những biện pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong thời điểm hiện tại mà còn tăng cường công tác đào tạo cán bộ phụ trách về quản trị rủi ro tỷ giá nhằm đảm bảo giải quyết vấn đề này một cách chuyên nghiệp và triệt để trong tương lai Công ty hiện đã và đang bồi dưỡng một kế toán học, thêm về lĩnh vực này với mong muốn sau khóa học sẽ nâng cao nghiệp vụ và trình độ để giải quyết các vấn đề về tỷ giá, giúp công ty cho thể giảm thiểu được phần lỗ do tỷ giá một cách tối đa nhất.

Đánh giá các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

Các biện pháp phòng ngừa mà Công ty CPCN Phúc Bình đang thực hiện có xu hướng kém hiệu quả qua các năm, công ty cần nâng cao năng lực trong công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái để tránh

Năm 2020 là năm thách thức và đầy biến động với Công ty CPCN Phúc Bình Rủi ro tỷ giá vẫn là vấn đề đau đầu với công ty Nhưng với sự liên tục trúng thầu các dự án nhà nước và khu vực tư nhân về cung cấp thiết bị, hạ tầng điện nhẹ Công ty đã gặt hái được một số thành công nhất định Với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên, công ty đã vượt qua khó khăn và đạt được những thành công đáng ghi nhận như: Bước đầu ban giám đốc và các phòng ban chức năng của công ty đã có nhận thức về tính cần thiết của việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung Đã bắt đầu có những biện pháp mang tính bước đầu để thực hiện việc phòng ngừa và giảm thiểu những tác động do biến động tỷ giá hối đoái đưa đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong một số trường hợp cụ thể, các giải pháp mà công ty đề ra phần nào đã có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa rủi ro mà tỷ giá đem lại.

2.7.2 Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định song công tác phòng ngừa rủi ro hối đoái của công ty vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: Việc phòng ngừa cho các hợp đồng nhập khẩu tuy sử dụng một số kỹ thuật như đã trình bày ở trên, tuy nhiên có thể nhận thấy những giải pháp là thiếu tính đa dạng và linh hoạt, chỉ dừng lại ở các kỹ thuật nghiệp vụ Khi sử dụng các kỹ thuật này thường khó có thể đạt được hiệu quả phòng ngừa rủi ro cao.

Nhìn chung công ty có sự nhìn nhận tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro hối đoái nhưng chưa thực sự thực hiện có hiệu quả việc phòng ngừa rủi ro hối đoái Các giải pháp được áp dụng hiện chỉ dừng ở mức độ “tự bảo hiểm” là chính và tính chủ động của công ty là chưa cao.

Công ty hiện thiếu sự chủ động nhằm liên kết với các đơn vị hay các chuyên gia phân tích để có thể có được tư vấn cần thiết, kịp thời và những dự báo chính xác hơn.

Các kỹ thuật được sử dụng chỉ là sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty nhằm tạo ra sự cân đối các khoản thu chi bằng ngoại tệ nhưng các biện pháp này không phải lúc nào cũng thực hiện được Công ty chưa có sự tiếp cận với các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, và chưa sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro phái sinh nào.

Công ty chưa xây dựng được cho mình công tác quản trị rủi ro tỷ giá. Điều này cũng làm giảm tính hiệu quả cũng như chưa chỉ rõ định hướng của công ty trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro từ biến động tỷ giá hối đoái.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên

Công ty hiện nay chưa có đội ngũ nhân lực hay cán bộ chuyên trách thực sự am hiểu rõ về các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái vì vậy công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái chưa thực sự có hiệu quả Điều này làm giảm tính chuyên môn trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng như trong quản trị rủi ro tỷ giá của công ty.

Công tác quản trị rủi ro cần có sự đầu tư cả về nguồn lực, vật lực và thời gian thì mới có thể đạt được hiệu quả cao Tuy nhiên, những khó khăn này trong thời gian ngắn chưa thể giải quyết ngay được

Các giải pháp hiện đang được công ty áp dụng hiện chỉ mang tính chất bị động, nặng về tính giảm thiểu rủi ro và thiếu hẳn việc phòng ngừa rủi ro ảnh hưởng của biến động rủi ro tỷ giá hối đoái.

Mối quan hệ giữa công ty và các ngân hàng phục vụ chưa thực sự gắn bó ở mức cao Trong nhiều trường hợp, công ty không vay được ngoại tệ đáp ứng kịp thời yêu cầu phát sinh trong quá trình thanh toán do biến động tỷ giá.

Sự hạn chế trong khả năng đàm phán các hợp đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam Việc đưa vào áp dụng các điều khoản như giá linh hoạt, chia sẻ rủi ro không phải lúc nào cũng áp dụng được; công ty lại đang có những khó khăn nhất định trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do dịch Covid 19 gần đây.

Tách bạch giữa biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, trong đó hoạt động xuất khẩu chưa được xem xét chú trọng Đây là quan điểm còn nhiều hạn chế của công ty Nếu sử dụng chính sách linh hoạt, hoàn toàn có thể bù trừ những rủi ro trong 2 hoạt động có tích chất ngược chiều này Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, công ty cần xem xét vấn đề này một cách đúng đắn hơn.

2.7.4 Những mặt cần cải thiện

Công tác phòng ngừa rủi ro tỉ giá hối đoái của Công ty CPCN Phúc Bình mới chỉ đạt được ở mức trung bình, tuy đã giảm đáng kể thua lỗ nhưng công ty vẫn lỗ trong 3 năm gần đây Công ty cần cải thiện như áp dụng triệt để hơn các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỉ giá hối đoái mà công ty đang áp dụng Cần sử dụng thêm một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tỉ giá hối đoái để tránh thua lỗ cho hoạt động xuất nhập khẩu do rủi ro tỉ giá hối đoái gây ra.

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Chiến lược phát triển và mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của Công ty CPCN Phúc Bình

đoái của Công ty CPCN Phúc Bình

3.1.1 Chiến lược phát triển của Công ty CPCN Phúc Bình

Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế toàn cầu hóa, cách mạng 4.0 đem đến nhiều thách thức và cơ hội cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với Công ty CPCN Phúc Bình đòi hỏi công ty phải cần phải có chiến lược rõ ràng và phù hợp.

Về sản phẩm: Phát triển đa dạng hóa sản phẩm Ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm thế mạnh (Camera an ninh, báo động, báo cháy, chuông cửa có hình, hội nghị truyền hình trực tuyến) đã được thị trường tin dùng.

Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm mà công ty có tiềm năng và lợi thế.

Về thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của Công ty trên thị trường Thực hiện tốt chính sách chất lượng đối với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần Phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn hơn Tăng cường tìm kiếm các đối tác mới, đa dạng hóa nhà cung cấp và tìm kiếm bạn hàng để mở rộng thị trường.

Về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh vào việc nghiên cứu các hệ thống tích hợp để tăng sức cạnh tranh cho hệ thống điện nhẹ mà công ty đang cung cấp Nâng cao công nghệ sẵn có, nghiên sản phẩm, giải pháp mà công ty có thế mạnh như giải pháp: kiểm soát thân nhiệt, bãi đỗ xe thông minh, căn hộ thông minh.

Về đầu tư: Công ty CPCN Phúc Bình dự kiến quý 4/năm 2020 công ty sẽ xây dựng nhà máy ở Thái Nguyên với mục tiêu sản xuất ra sản phẩm mang nhãn hiệu: Made in Vietnam Sản xuất tại Việt Nam sẽ có giá thành rẻ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Tối ưu hóa lợi nhuận cho công ty

Về tài chính: Quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo phát triển liên tục, ổn định, vững chắc.

3.1.2 Mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của Công ty CPCN Phúc Bình

Trong 3 năm vừa qua, sau khi chịu rất nhiều ảnh hưởng từ biến động tỷ giá hối đoái tới kết quả kinh doanh, ban lãnh đạo Công ty CPCN Phúc Bình đã dần có sự thay đổi trong nhận thức; từ đó công ty đã đề ra mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái với các nhiệm vụ cụ thể:

Thứ nhất, giao cho phòng tài chính kế toán làm đầu mối phối hợp với các phòng ban chức năng khác tìm hiểu thêm về các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái; nâng cao và tăng cường hơn các biện pháp truyền thống đang thực hiện theo xu hướng tích cực đàm phán cải thiện vị thế của công ty với các đối tác.

Thứ hai, tăng cường hợp tác với ngân hàng phục vụ trên cơ sở cơ chế mua thông tin về dự báo tỷ giá từ ngân hàng để cải thiện và nâng cao hiệu quả của dự báo biến động tỷ giá hối đoái tại công ty

Thứ ba, dự kiến tới hết năm 2020 công ty hoàn thành chương trình cụ thể và tổng quát về phòng ngừa rủi ro tỷ giá; với các nhiệm vụ: dự kiến được tổng chi phí, chi phí tài chính; chi phí cơ hội cũng như lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại Công ty CPCN Phúc Bình

3.2.1 Đa dạng hóa phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu

Hiện tại Công ty CPCN Phúc Bình chỉ đang sử dụng một phương thức thanh toán là phương thức L/C, đây là hình thức thanh toán phổ biến và an toàn Đây là phương thức được sử dụng để đảm bảo quyền lợi cho các bên xuất khẩu và nhập khẩu Khi thanh toán bằng phương thức này, công ty mang theo hợp đồng ngoại thương để thực hiện nghiệp vụ mở thư tín dụng Nếu không có ngoại tệ thì phải có ủy nhiệm chi từ tài khoản tiền nội tệ sang ngoại tệ, đơn xin mua ngoại tệ và hợp đồng mua ngoại tệ với ngân hàng Nếu vay vốn kinh doanh thì phải có tài sản đảm bảo và hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố thế chấp lô hàng, hợp đồng thuê kho… kèm theo bộ chứng từ xin mở thư tín dụng Công ty cần thêm một số phương thức thanh toán khác như: phương thức thanh toán bằng séc, thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, thanh toán theo phương thức nhờ thu.

Phương thức thanh toán tiền mặt, séc: Séc hay chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.

Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance): Là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.

Phương thức thanh toán điện chuyển tiền: Phương thức này có mức phí thấp nhưng rủi ro cao, do đó cần được xem xét kỹ lưỡng việc chấp nhận thanh toán trước như tiền đặt cọc, tiền hàng.

Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.

3.2.2 Tích cực đàm phán với các đối tác trong việc lựa chọn đồng tiền thanh toán

Ngày đăng: 20/09/2023, 15:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty: - (Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình
Sơ đồ t ổ chức bộ máy công ty: (Trang 27)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gầy đây (từ 2017- 2019) - (Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gầy đây (từ 2017- 2019) (Trang 30)
Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng Công ty CPCN Phúc Bình giai đoạn 2017 – 2019 - (Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình
Bảng 2.2 Tình hình tăng trưởng Công ty CPCN Phúc Bình giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 32)
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp thị trường nhập khẩu của Công ty CPCN Phúc Bình - (Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp thị trường nhập khẩu của Công ty CPCN Phúc Bình (Trang 33)
Bảng 2.4: Giá trị nhập khẩu theo mặt hàng (2017-2019)ĐVT: VND - (Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình
Bảng 2.4 Giá trị nhập khẩu theo mặt hàng (2017-2019)ĐVT: VND (Trang 34)
HÌNH 2.2: BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND NĂM 2017 - (Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình
HÌNH 2.2 BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND NĂM 2017 (Trang 40)
HÌNH 2.3: BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND NĂM 2018 - (Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình
HÌNH 2.3 BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND NĂM 2018 (Trang 41)
HÌNH 2.4: BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND NĂM 2019 - (Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình
HÌNH 2.4 BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ USD/VND NĂM 2019 (Trang 43)
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp lãi, lỗ do yếu tố tỷ giá giai đoạn 2017 – 2019 - (Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp lãi, lỗ do yếu tố tỷ giá giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 47)
Bảng 2.6: Bảng tính lãi/lỗ từ tỷ giá hối đoái qua một số thương vụ nhập khẩu của Công ty CPCN Phúc Bình năm 2019 - (Tiểu luận) đề tài phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần công nghệ phúc bình
Bảng 2.6 Bảng tính lãi/lỗ từ tỷ giá hối đoái qua một số thương vụ nhập khẩu của Công ty CPCN Phúc Bình năm 2019 (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w