1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam giai đoạn 1992 2010

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Ở Việt Nam Giai Đoạn 1992 - 2010
Tác giả Lê Minh Tiên
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Học Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền nước này so với đồng tiền nước khác.. Công c có th ụ ể chia thành các nhóm như sau:a Các công cụ trực tiếp:Nhằm duy trì tỷ giá hoặc ản

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH Tiểu luận môn học: KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ Chủ đề: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1992 - 2010 LỚP HỌC PHẦN: INE302_231_10_L01 SVTH: Lê Minh Tiên MSSV: 050610221407 KHÓA HỌC: 2023-2024 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế mở hiện nay, hoạt động thương mại trên thị trường thế giới là vô cùng năng động và đa dạng Nhắc đến hoạt động thương mại, ta không thể bỏ qua hai hoạt động chủ yếu đó chính là xuất khẩu và nhập khẩu Dù cho một quốc gia lớn hay nhỏ, một quốc gia đang phát triển hay phát triển thì đều chú trọng vào các hoạt động thương mại bởi lợi ích mà nó mang lại Thương mại là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để một quốc gia tích góp vốn, giải quyết những khoản nợ Do đó các quốc gia đã và đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với bài toán tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái gắn liền với các giao dịch quốc tế, nó biến đổi liên tục qua từng ngày hay thậm chí là qua từng giờ bởi có rất nhiều yếu tố tác động và làm biến đổi tỷ giá Thương mại là hoạt động giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau, do có nhiều quốc tham gia vào hoạt động mua bán nên cần có một đồng tiền chung để quy đổi giúp hoạt động trao đổi, mua bán được diễn ra dễ dàng hơn Tỷ giá hối đoái là công cụ, là cơ sở chuyển đổi giữa các đồng tiền với nhau, vậy nên sự lên giá, xuống giá của một đồng tiền phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá Như vậy đối với hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, trong bài tiểu luận này sẽ làm rõ hơn về vấn đề này I Tổng quan về tỷ giá hối đoái: 1 Tỷ giá hối đoái: 1.1 Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là thương số giữa giá trị của đồng tiền quốc gia này so với giá trị của đồng tiền quốc gia khác Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền nước này so với đồng tiền nước khác Vì vậy, tỷ giá hối đoái là giá của một loại hàng hóa đặc biệt: tiền tệ Mỗi quốc gia đều có một đồng tiền riêng, đồng tiền của nước này là ngoại tệ của nước khác, việc thanh toán giữa các quốc gia là việc quy đổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác Từ đó, xuất hiện thêm hai khái niệm cụ thể hơn về tỷ giá * Tỷ giá hối đoái được tính bằng cách chia ngoại tệ cho nội tệ Khái niệm này đại diện cho việc định giá trực tiếp Ví dụ: tỷ giá EUR/ VND (EUR: Euro, tiền chung Châu Âu) trên thị trường Việt Nam là 26.753 VNĐ tính đến ngày 16/01/2024, và ở đây giá 1 EUR được biểu thị trực tiếp bằng VND * Tỷ giá là kết quả của phép chia đồng nội tệ cho đồng ngoại tệ Đây là khái niệm chỉ cách yết giá gián tiếp, ví dụ yết giá 1GBP = 1,27 USD ở London Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong hoạt động thương mại, đầu tư nước ngoài và các hoạt động tài chính khác trên thị trường quốc tế Ví dụ: một công ty ở Việt Nam muốn nhập một số ô tô từ Mỹ về bán, họ phải thanh toán đơn hàng bằng đồng Đô la Mỹ (USD) Tỷ giá hối đoái được niêm yết tại ngân hàng sẽ quyết định số tiền Đô la Mỹ (USD) mà công ty Việt Nam sẽ phải trả để mua số hàng hóa đó Các tỷ giá hối đoái được quyết định thông qua các thị trường hối đoái, quốc gia có nền kinh tế càng vững mạnh thì giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó càng lớn Các tỷ giá này thay đổi liên tục và thường xuyên, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế đặc biệt là phạm vi vĩ mô của nền kinh tế (Bank, n.d.) 1.2 Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái: Quá trình hình thành và phát triển tỷ giá hối đoái là một quá trình lâu dài, không thể tách rời khỏi sự phát triển của thương mại thế giới Từ hệ thống bản vị vàng (1875-1914) đến hệ thống bản vị trao đổi vàng (1944-1972) đến hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi và có kiểm soát (1975-nay), tỷ giá hối đoái đã được hình thành bằng cách so sánh giá trị đồng tiền của một quốc gia với giá trị đồng tiền của quốc gia đó sở hữu tiền tệ tiền tệ của đất nước giá trị từ đồng tiền của một quốc gia khác tiền tệ của đất nước tiền tệ của đất nước , bất kể đó là vàng hay tiền tệ của một quốc gia cụ thể Có thể nói, trong lịch sử phát triển, tỷ giá hối đoái bao gồm hai điểm cân bằng cơ bản: ngang giá vàng và ngang giá sức mua (Luận, n.d.) Việc xác định tỷ giá cần dựa trên cung cầu ngoại tệ và sự biến động trên thị trường ngoại hối mà cụ thể là cầu ngoại tệ chính là cung nội tệ và cung ngoại tệ chính là cầu nội tệ Ta cụ thể hóa cung ngoại tệ ở đây là USD bắt nguồn từ thu nhập của các hoạt động xuất khẩu hay từ nguồn tiền kiều hối từ nước ngoài gửi về Việt Nam, các nguồn đầu tư nước ngoài như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FID) Còn cầu ngoại tệ bắt nguồn từ nhu cầu thanh toán các đơn hàng nhập khẩu hay các khoản đầu tư ra nước ngoài Khi không có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá hối đoái được xác định bởi sự cân bằng giữa cung và cầu về đồng USD phát sinh từ các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của cán cân thanh toán quốc tế Đó chính là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi Khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng cách điều chỉnh lượng ngoại tệ trên thị trưởng và lượng ngoại tệ dự trữ nhằm duy trì tỷ giá ở một mức đã định trước, đây chính là tỷ giá cố định Để giảm tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước tăng lượng cung ngoại tệ, đồng thời làm giảm lượng ngoại tệ dự trữ và ngược lại khi muốn tăng tỷ giá 1.3 Phân loại tỷ giá: Tỷ giá là một yếu tố vô cùng đa dạng và phong phú Dựa vào nhiều yếu tố mà tỷ giá được chia làm nhiều loại khác nhau Căn cứ vào thời điểm thanh toán: Tỷ giá giao ngay: tỷ giá được sử dụng cho các giao dịch tiền tệ được thực hiện trong cùng ngày hoặc 2 ngày sau đó Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được sử dụng trong các hợp đồng kỳ hạn, chẳng hạn như các hợp đồng thường có kỳ hạn hàng tháng: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm Căn cứ vào tính chất của tỷ giá: Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá chỉ đo lường giá trị danh nghĩa của một đồng tiền và không phản ánh khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước trong thương mại quốc tế Tỷ giá thực tế: là tỷ giá được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa các quốc gia, bao gồm cả khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước Căn cứ vào phương tiện thanh toán: Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, là cơ sở xác định các loại tỷ giá khác Tỷ giá thư hối: Tỷ giá hối đoái qua đường bưu điện Tỷ giá bưu điện thấp hơn tỷ giá điện tử vì chuyển khoản qua bưu điện rẻ hơn chuyển khoản ngân hàng Ngoài ra, việc chuyển tiền qua thư chậm hơn nên phải tính đến việc tiền lãi tích lũy trong thời gian này sẽ được trừ vào tỷ giá hối đoái (CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI - Góc Học Tập - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - Đại Học Duy Tân, n.d.) Căn cứ vào cơ chế quản lý hối đoái: Ngoài thị trường ngoại hối chính thức, ở các nước đang phát triển còn xuất hiện thị trường chợ đen Nếu ở thị trường ngoại hối chính thức được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước thì ở thị trường chợ đen, tỷ giá được quy định bởi quan hệ cung cầu ngoại tệ Căn cứ bào hoạt động thanh toán ngoại thương: Tỷ giá xuất khẩu: Tỷ giá xuất khẩu là tỷ số giữa giá bán xuất khẩu tính theo điều kiện F.O.B và giá bán tại nhà máy và thuế xuất khẩu bằng nội tệ Tỷ giá nhập khẩu: Tỷ giá nhập khẩu được tính giữa giá bán buôn bằng nội tệ và giá nhập ngoại tệ của hàng hóa tại cảng Căn cứ vào chế độ tỷ giá hối đoái: Có 3 loại tỷ giá chính: Tỷ giá hối đoái cố định: Tỷ giá hối đoái được cố định và kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ Biến động tỷ giá phải nằm trong giới hạn cho phép theo quy định trước đây của Chính phủ Nếu biến động quá lớn, chính phủ là tổ chức duy nhất có quyền quyết định tỷ giá sẽ tăng hay giảm bao nhiêu Ưu điểm của tỷ giá này là ổn định đồng tiền, tạo niềm tin, an tâm cho nhà đầu tư, giúp các công ty xuất nhập khẩu tránh được hầu hết các rủi ro về tiền tệ Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái cố định là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế vì chính sách tiền tệ thường phụ thuộc vào quốc gia có đồng tiền cố định Ngoài ra, các ngân hàng trung ương thường can thiệp vào thị trường tiền tệ để duy trì tỷ giá ổn định khiến dự trữ ngoại hối cạn kiệt Tỷ giá hối đoái hoàn toàn là tỷ giá hối đoái được xác định hoàn toàn bởi cung và cầu của một loại tiền tệ Diễn biến hàng ngày của tỷ giá này phản ánh chính xác sự lưu thông của dòng tiền giữa các quốc gia và ngân hàng Sự cạn kiệt dự trữ ngoại hối không còn đe dọa đến việc quản lý tiền tệ như với tỷ giá hối đoái cố định và sự độc lập của chính sách tiền tệ Nhưng nhược điểm ở đây là sự thay đổi tỷ giá dẫn đến thay đổi bức tranh thanh toán Tỷ giá thả nổi có quản lý: Đây là tỷ giá phổ biến nhất vì nó khắc phục được nhược điểm của tỷ giá hối đoái cố định và tỷ giá hối đoái thay đổi Trong trường hợp tỷ giá hối đoái thả nổi được quản lý, tỷ giá hối đoái hoạt động theo biến động cung cầu thị trường, nếu cần thiết, chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái được điều chỉnh dựa trên sự thay đổi tỷ giá hối đoái chính thức Mặt khác, tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý phản ánh cung cầu tỷ giá hối đoái, đồng thời phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế thông qua việc điều tiết tỷ giá hối đoái của Chính phủ, tại sao chúng lại quan trọng và phổ biến giữa các nước 2 Chính sách tỷ giá hối đoái: 2.1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái: Chính sách tỷ là tập hợp các công cụ, biện pháp được Nhà nước áp dụng nhằm điều chỉnh tỷ giá sao cho phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó Mục tiêu của việc quản lý tỷ giá trước hết là nhằm ổn định tỷ giá trong biên độ nhỏ, từ đó ổn định thương mại, đầu tư và thanh toán quốc tế Thêm vào đó, với việc quản lý tỷ giá hối đoái cũng nhằm góp phần vào thực hiện các chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô 2.2 Các công cụ của chính sách tỷ giá: Các công cụ giúp Nhà nước điều hành các chính sách liên quan đến thanh toán quốc tế và ngoại tệ một cách hiệu quả nhất để đem lại nguồn lợi nhuận cao nhất cho nền kinh tế quốc gia Công cụ có thể chia thành các nhóm như sau: a) Các công cụ trực tiếp: Nhằm duy trì tỷ giá hoặc ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi tới một mức nhất định theo mục tiêu đề ra, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện thông qua hoạt động mua bán đồng nội tệ Hoạt động can thiệp trực tiếp này làm thay đổi lượng cung tiền và gây áp lực lạm phát hay thiểu phát ngoài dự tính cho nền kinh tế Thế nên, biện pháp này phải đi kèm với nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung bổ sung cho khoản thiếu hụt tiền trong lưu thông Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước thực hiện thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Khi Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ sẽ làm giảm lượng cung trên thị trường ngoại hối, đẩy tỷ giá tăng và ngược lại Vậy nên, đây là công cụ tác động mạnh mẽ lên tỷ giá hối đoái Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là hành động mua bán các giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Nghiệp vụ này ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ giá nhưng lại có tác động trực tiếp gây biến đổi về lãi suất và giá cả Nghiệp vụ này kết hợp với nghiệp vụ thị trường ngoại tệ với mục đích hạn chế sự biến đổi trong lượng cung nội tệ do thị trường mở gây ra Ngoài ra, để hạn chế lượng cầu ngoại tệ, Chính phủ có thể ban hành một số điều lệ như hạn chế lượng ngoại tệ được mua, giữ khi không có lý do thích hợp Document continues below Discover more fKrionmh :tế Học Hội Nhập Quốc tế INE301_222_1 Trường Đại học Ngâ… 23 documents Go to course bài đọc chương 2 2 None DE THI KINH TE HOC QUOC TE 1 3 None The freshman teachers guide final 100% (5) 21 Emerging technology Prokaryote vs Eukaryote Worksheeet 3 Intro to 86% (44) Speech Micro Projects Format Final 100% (4) 9 Diploma in mechanical… Disbursement Voucher - DISBUSRSEMENT 2 b) Các công cụ gián tiếp: Accountancy 100% (2) Trong nhóm các công cụ gián tiếp tác động đến tỷ giá hối đoái thì lãi suất tái chiết khấu là công cụ hiệu quả nhất Lãi suất trên thị trường thay đổi cùng chiều với lãi suất tái chiết khấu, nếu lãi suất tái chiết khấu giảm thì lãi suất trên thị trường cũng giảm theo Từ đó, người nắm giữ vốn có xu hướng chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ có lãi suất cao hơn nhằm thu về nguồn lợi nhiều hơn Hành động đổi nội tệ sang ngoại tệ làm tăng cầu ngoại tệ và do đó tỷ giá hối đoái cũng tăng Ngoài ra, một số công cụ gián tiếp khác chính là tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà Ngân hàng Nhà nước quy định cho các Ngân hàng Thương mại hay mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi ngoại tệ, thậm chí vào năm 2017 ở Việt Nam, mức lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ là 0% (n.d.) 2.3 Tác động của tỷ giá, chính sách tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu: Tỷ giá có tác động trực tiếp đến giá cả xuất nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường Khi giá đồng nội tệ giảm sẽ làm cho hàng hóa dịch vụ của quốc gia đó giảm theo, khi đó giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường quốc tế rẻ hơn so với giá cả hàng hóa dịch vụ của các quốc gia khác Từ đó, cầu hàng hóa dịch vụ của quốc gia đó từ thị trường quốc tế tăng dẫn đến xuất khẩu tăng vì có lợi thế cạnh tranh hơn về giá cả và ngược lại khi tăng giá đồng nội tệ II Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái và tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn hiện nay: 1 Giai đoạn 1992 – 1999: 1.1 Chính sách tỷ giá: Tiếp tục đổi mới trong chính sách tỷ giá, ngày 20/10/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thành lập với quy mô lớn hơn, hoạt động đa dạng hơn Ngân hàng Nhà nước nắm bắt tình hình tỷ giá hối đoái thông qua thị trường tỷ giá liên ngân hàng, tỷ giá được cập nhật mỗi ngày và thông báo cho các Ngân hàng Thương mại (Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, n.d.) Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, từ tháng 7/1997, đồng Việt Nam bị giảm giá đáng kể đã gây ra hiện tượng cầu ngoại tệ vượt cung ngoại tệ Trong giai đoạn 1997-1998, Nhà nước đã ba lần điều chỉnh tỷ giá VND/USD 1.2 Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu: Vào thập niên 90, có ý kiến cho rằng tỷ giá không hề ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu mà chỉ chịu sự tác động của lãi suất, hạn ngạch và các chính sách phát triển ngoại thương Tỷ giá USD/VND tăng (tức giá trị đồng nội tệ giảm) đã làm giảm tốc độ xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ nhập khẩu, gây tổn hại đến sản xuất trong nước Việc tăng tỷ giá dường như ưu ái cho các mặt hàng nhập khẩu hơn Tỷ giá danh nghĩa được định cao hơn tỷ giá thực bao nhiêu thì giá hàng nhập khẩu cũng được rẻ đi bấy nhiêu Ngoài ra, việc đồng Việt Nam tăng giá so với đồng USD một phần cũng dẫn đến việc đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác như đồng nhân dân tệ, đồng yên Nhật Điều này cũng dẫn đến việc mở rộng thị trường Tuy nhiên, từ khi công tác xúc tiến thị trường đưa hàng Việt Nam ra thị trường nước ngoài được triển khai mạnh mẽ, quy mô thị trường không những giảm mà còn ngày càng được mở rộng, tức là thời gian tỷ giá trong giai đoạn này ít có tác dụng trên thị trường xuất nhập khẩu (Luận, n.d.) Khủng hoảng giai đoạn 1997 – 1998 đã thay đổi toàn bộ quan điểm về tỷ giá ở Việt Nam Nhận thấy không thể áp đặt tỷ giá ở mức quá cao, Ngân hàng Nhà nước đã có một số hành động làm giảm tỷ giá, thu hẹp khoảng chênh lệch giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa Nhờ vậy, hoạt động xuất khẩu tăng nhẹ đồng thời có sự giảm trong hàng nhập khẩu Thời kỳ này đã nêu lên mối quan hệ giữa tỷ giá với hoạt động xuất nhập khẩu và điều chỉnh tỷ giá theo hướng tích cực giảm chênh lệch giữa lượng hàng nhập khẩu và xuất khẩu 2 Thời kỳ 2000 – 2010: Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và dần dần hội nhập hơn vào nền kinh tế thế giới Nổi bật là sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2005 Sau khi gia nhập, Việt Nam nhận được một số ưu đãi như giảm bớt một số rào cản thuế quan và có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn 2.1 Chính sách tỷ giá: Chính sách thả nổi tỷ giá được thi hành ở Việt Nam trong giai đoạn này Nghĩa là Ngân hàng Nhà nước ấn định một biên độ giao động của tỷ giá và các Ngân hàng Thương mại niêm yết tỷ giá mua và tỷ giá bán của mình trong phạm vi cho phép Khi đó, tỷ giá biến động như thế nào là phụ thuộc vào biên độ giao động từ Ngân hàng Nhà nước Cứ như thế, biên độ giao động của tỷ giá ở mức 1% cho đến tháng 3/2008, ở Mỹ xảy ra khủng hoảng tài chính làm cho tỷ giá bán ngoại tệ ở Việt Nam neo ở mức trần Nhằm cải thiện tình hình, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng biên độ từ 1% lên 3% và sau đó tiếp tục tăng đến 5% Với sự điều chỉnh từ phía Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại được quyền chủ động hơn trong việc quyết định tỷ giá mua bán tại ngân hàng của mình Sau khi nền kinh tế dần ổn định, biên độ trở về mức 1% vào nhữnng năm 2009, 2010 2.2 Đánh giá tác động: Giai đoạn 2001 – 2005, khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, tỷ giá đồng Việt Nam tương đối ổn định nhưng hoạt động xuất khẩu còn hạn chế kèm theo tình trạng thiếu hụt hàng hóa trong nước Tuy nhiên, sau đó vào năm 2007, khi đã mở nền kinh tế, sự thiếu hụt hàng hóa trong nước được giải quyết những hoạt động xuất khẩu vẫn chưa phát triển vượt bậc Do nhập siêu nên giai đoạn này, Việt Nam bị thiếu hụt một lượng lớn ngoại tệ Vào năm 2009, đồng nội tệ của Việt Nam bị giảm giá liên tục 8.3% vào năm 2009 và 7.3% vào năm 2010 Tuy nhiên, cán cân thương mại chỉ được cải thiện rõ rệt vào năm 2009 và không có sự biến đổi lớn vào năm 2010 Qua đó, ta thấy sự tác động không thống nhất của tỷ giá lên cán cân thương mại III Các giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 1 Căn cứ lựa chọn các giải pháp: Đầu tiên, các chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái cần quan tâm đến mọi biến động về tiền tệ của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt chú trọng đến đồng tiền của các nước phát triển như Mỹ, Nhật, anh, Pháp, Đức Vì để hội nhập với thế giới thì Việt Nam cần bắt kịp xu hướng trên toàn cầu Thứ hai, việc điều chỉnh tiền tệ hay hoạt động thương mại cần cân nhắc đến uy tín của VND trên thị trường thế giới Có như vậy thì rủi ro về tỷ giá được giảm bớt, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trước sự biến động của tỷ giá Thứ ba, các giải pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện, môi trường hoạt động của tỷ giá để tỷ giá có thể thực hiện hết chức năng Môi trường thuận lợi là khi kinh tế chính trị ổn định, hàng hóa được lưu thông trên thị trường mở, các hàng rào thuế quan được hạn chế, xuất khẩu ròng dương Thứ tư, các giải pháp phải vì mục đích phát triển kinh tế, không chỉ chú trọng thương mại mà gây ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực khác Thứ năm, cần quan tâm đến tính ứng dụng cao trong các chính sách, phải đảm bảo chính sách có khả năng thực hiện được, tránh đặt mục tiêu quá cao, vượt khỏi khả năng thực hiện của các chủ thể thực hiện Thứ sáu, việc quyết định hình thành chính sách phải phù hợp với Việt Nam, tránh tình trạng chạy theo xu hướng thế giới mà không hiệu quả đối với Việt Nam Thứ bảy, việc tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa trong nước trên thị trường thế giới cũng bị ảnh hưởng bởi các chính sách Vậy nên, trong quá trình hình thành chính sách việc cân nhắc để không “chèn ép” hàng hóa nội địa là vô cùng cần thiết Thứ tám, vì là hoạt động trao đổi, giao dịch giữa nhiều quốc gia nên lợi ích luôn được cân nhắc cho cả đôi bên để không bên nào bị thiệt khi giao thương với nhau Thứ chín, không chỉ dựa vào yếu tố định tính để đưa ra chính sách mà cần bổ sung thêm các yếu tố định lượng bởi ưu điểm dễ dàng thống kê và phân tích, từ đó đưa ra kết quả chính xác và thực tế hơn Cuối cùng, các biện pháp vừa phải phát huy được những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu vừa hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp và chủ thể tham gia hoạt động ngoại thương 2 Các giải pháp: 2.1 Nhóm giải pháp đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước cần nắm rõ tình tình hoạt động bán hàng thu bằng ngoại tệ trong nước cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu để có thể đưa các chính sách phù hợp nhất Ngoài ra cần có sự minh bạch, rõ ràng trong chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng Để có thể dự báo về lượng cung cầu ngoại tệ nhằm đưa ra sự chuẩn bị trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước cần có các biện pháp, công cụ và nguồn nhân lực chuyên nghiệp để hệ thống hóa lượng ngoại tệ ra – vào trong nước Hoạt động kiểm tra, theo dõi lượng ngoại tệ trên thị trường sẽ bớt khó khăn hơn nếu có sự phối hợp giữa các bộ ngành, do đó hoạt động liên ngành luôn được khuyến khích Như đã nhắc ở trên, lãi suất cũng là một trong những yếu tố liên quan đến tỷ giá Vậy nên việc cân nhắc tăng hay giảm lãi suất tái chiết khấu vào đúng thời điểm cũng rất quan trọng 2.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Đối tượng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương chính là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nếu muốn phát triển về ngoại thương thì trước hết cần chú tầm từ nguồn gốc của vấn đề chính là các doanh nghiệp Việc lựa chọn đồng tiền nào để thanh toán đơn hàng quốc tế là vô cùng quan trọng bởi gắn với từng đồng tiền là một tỷ giá khác nhau Thông thường để đạt lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp sẽ chọn đồng tiền xuống giá nếu là doanh nghiệp xuất khẩu và ngược lại nếu là doanh nghiệp xuất khẩu thì sẽ chọn đồng tiền lên giá Để đưa ra những quyết định đúng đắn trong vấn đề thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp cần có một lượng kiến thức cũng như sựu hiểu biết nhất định để có đầy đủ chuyên môn thực hiện DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bank V I C J S (n.d.) Tỷ giá hối đoái là gì ? Chính sách điều chỉnh và yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái | VIB Tỷ giá hối đoái là gì ? Chính sách điều chỉnh và yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái | VIB Retrieved January 16, 2024, from https://www.vib.com.vn/vn/cam-nang/ngan-hang-so/tien-ich-va-trai-nghiem/ty- gia-hoi-doai 2 CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI - Góc học tập—Khoa Quản trị kinh doanh—Đại học Duy Tân (n.d.) Retrieved January 16, 2024, from https://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/1801/cac-loai-ty-gia-hoi- doai 3 Luận B T (n.d.) KH OA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 4 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (n.d.) Retrieved January 16, 2024, from https://vbpl.vn/nganhangnhanuoc/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=8123 5 (N.d.) Retrieved January 16, 2024, from https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftW idth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV292796&r ightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=41392220466607466#%40% 3F_afrLoop%3D41392220466607466%26centerWidth%3D80%2525%26dDocNa me%3DSBV292796%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26 showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Dz25yzfstf_9 MỤC LỤC I Tổng quan về tỷ giá hối đoái: 3 1 Tỷ giá hối đoái: 3 1.1 Khái niệm: 3 1.2 Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái: 3 1.3 Phân loại tỷ giá: 4 2 Chính sách tỷ giá hối đoái: 6 2.1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái: 6 2.2 Các công cụ của chính sách tỷ giá: 6 a) Các công cụ trực tiếp: 6 b) Các công cụ gián tiếp: 7 2.3 Tác động của tỷ giá, chính sách tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu: 7 II Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái và tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn hiện nay: 7 1 Giai đoạn 1992 – 1999: 7 1.1 Chính sách tỷ giá: 7 1.2 Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu: 7 2 Thời kỳ 2000 – 2010: 8 2.1 Chính sách tỷ giá: 8 2.2 Đánh giá tác động: 9 III Các giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 9 1 Căn cứ lựa chọn các giải pháp: 9 2 Các giải pháp: 10 2.1 Nhóm giải pháp đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước: 10 2.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: 10 More from: Kinh tế Học Hội Nhập Quốc tế INE301_222_1 Trường Đại học Ngâ… 23 documents Go to course bài đọc chương 2 2 Kinh tế Học Hội None Nhập Quốc tế DE THI KINH TE HOC QUOC TE 1 None 3 Kinh tế Học Hội Nhập Quốc tế Bài đọc 3 cho chương 4 - KTHN None 14 Kinh tế Học Hội Nhập Quốc tế Bài đọc 2 cho chương 2 - KTHN None 19 Kinh tế Học Hội Nhập Quốc tế More from: Lê Minh Tiên 408 Trường Đại học Ngân… Discover more Tiểu luận Kinh tế học vĩ mô None 17 Kinh tế vĩ mô Ngân hàng trắc nghiệm HUB Kinh tế học quốc… 117 Kinh tế Học Hội None Nhập Quốc tế Recommended for you The freshman teachers guide final 100% (5) 21 Emerging technology Prokaryote vs Eukaryote Worksheeet 3 Intro to 86% (44) Speech Micro Projects Format Final 100% (4) 9 Diploma in mechanical… Disbursement Voucher - DISBUSRSEMENT 2 Accountancy 100% (2)

Ngày đăng: 11/03/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w