1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thủ tục hải quan xuất khẩu gạch ốp lát tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hoàng hà

60 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 174,35 KB

Nội dung

Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài: “Thủ tục hải quan xuất khẩu gạch ốp lát tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩuHoàng Hà” 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hội nhập nền k

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

Phạm Thị Việt Trinh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU GẠCH ỐP LÁT CỦA DOANH NGHIỆP 8

1.1 Một số nhận thức cơ bản về hàng gạch ốp lát 8

1.1.1 Khái niệm cơ bản về gạch ốp lát 8

1.1.2 Phân loại gạch ốp lát 8

1.1.3 Các chủng loại gạch 9

1.2 Quy trình xuất khẩu của doanh nghiệp 9

1.2.1 Nghiên cứu thị trường 9

1.2.2 Xây dựng quy trình xuất khẩu gạch ốp lát của doanh nghiệp 11

1.2.2.1 Tìm kiếm và lựa chọn khách hàng 11

1.2.2.2 Tổ chức đàm phán và ký kết hợp đồng sản xuất xuất khẩu 11

1.2.2.3 Thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán tiền hàng 14

1.3.Giới thiệu chung về thủ tục hải quan 16

1.3.1 Khái niệm thủ tục Hải Quan 16

1.3.1.1 Khái niệm 16

1.3.1.2 Nguyên tắc chung 16

1.3.2 Thủ tục Hải quan đối với gạch ốp lát xuất 17

CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU GẠCH ỐP LÁT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ 25

2.1.Giới thiệu 25

Trang 3

2.1.1 Lịch sử hỡnh thành Cụng ty 25

2.1.1.1 Sơ đồ bộ mỏy Cụng ty 25

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của cỏc phũng ban 29

2.2 Tỡnh hỡnh hoạt động của Cụng ty trong thời gian qua 31

2.2.1 Thực trạng xuất khẩu của cụng ty trong vài năm gần đõy 31

2.2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu qua cỏc năm 32

2.2.1.2 Cơ cấu, chủng loại gạch xuất khẩu 32

2.2.1.3 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng xuất khẩu của Cụng ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 33

2.2.1.4 Nguồn nhõn lực 33

2.2.1.5 Thương hiệu, uy tớn 34

2.3 Quy trỡnh xuất khẩu gạch ốp lỏt tại Cụng ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 34

2.3.1 Thị trường xuất khẩu của Cụng ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 34

2.3.2 Chất lợng, giá bán sản phẩm xuất khẩu 35

2.3.3 Những biện pháp tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Cụng ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 36

2.3.3.1 Nghiên cứu thị trờng, tìm hiểu đối tác 36

2.3.3.2 Thiết lập mạng lới kênh phân phối 38

2.3.4 Trỡnh tự thực hiện hoạt động giao hàng theo cỏc điều kiện cơ sở giao hàng: 39

2.3.5 Hoạt động xỳc tiến xuất khẩu 42

2.4 Bộ hồ sơ Hải quan, thủ tục hải quan tại Cụng ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 43

2.4.1 Khai bỏo và đăng ký Hải quan 43

2.4.1.1 Địa điểm đăng ký làm thủ tục hải quan 43

Trang 4

2.4.1.2 Cách thức khai báo 43

2.4.1.3 Nội dung khai báo 43

2.4.1.4 Kết quả phân luồng hồ sơ 44

2.4.2 Kiểm tra thực tế hàng hóa 45

2.4.2.1 Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa của doanh nghiệp 45

2.4.2.2 Cách thức kiểm tra thực tế 46

2.4.2.3 Kết quả kiểm tra thực tế 46

2.4.3 Giải phóng hàng 47

2.4.4 Lưu trữ hồ sơ 47

2.4.5 Phúc tập hồ sơ và kiểm tra sau thông quan 47

2.4.5.1 Phúc tập hồ sơ 47

2.4.5.2 Kiểm tra sau thông quan 48

2.5 Đánh giá thực hiện thủ tục hải quan tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 49

2.5.1 Kết quả đạt được 49

2.5.2 Hạn chế 50

2.5.3 Nguyên nhân 51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU GẠCH ỐP LÁT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ 53

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển hoạt động nhập khẩu của công ty 53

3.1.1 Phương hướng phát triển hoạt động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 53

3.1.2 Mục tiêu kế hoạch thực hiện thủ tục hải quan 54

Trang 5

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan tại

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà 54

3.2.1 Giải pháp từ phía công ty : 54

3.2.1.1 Nâng cao trình độ quản lý nhân lực 54

3.2.1.2 Về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng 56

3.2.1.3 Lựa chọn phương thức nhập khẩu phù hợp với từng loại hàng hóa và điều kiện giao nhận 56

3.2.1.4 Thực hiện tốt công tác giao nhận hàng hóa 57

3.2.1.5 Về điều kiện làm thủ tục hải quan 58

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Sau gần 20 năm đổi mới, đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể, nền kinh

tế đang có sự phát triển về mọi mặt, đời sống nhân dân ngày càng được nângcao Để có được những thành quả như vậy, chúng ta không thể không nói đếnvai trò to lớn của hoạt động ngoại thương mà đặc biệt là hoạt động xuất khẩu

So với những năm trước thì ngày nay số lượng các đơn vị tham gia vàohoạt động xuất nhập khẩu ngày càng nhiều và có mặt tại tất cả các địa phươngtrong cả nước

Mặt hàng gạch ốp lát là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty cổ phầnxuất nhập khẩu Hoàng Hà Trong vài năm qua kim ngạch xuất khẩu của cácmặt hàng này ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày một mở rộng hơn.Đạt được điều trên là nhờ Công ty luôn coi trọng công tác tổ chức thực hiệnhợp đồng xuất khẩu, đặc biệt là khâu giao nhận hàng xuất khẩu, để đảm bảogiao hàng đúng tiến độ, thu hồi tiền hàng nhanh chóng, góp phần nâng cao uytín của mình đối với khách hàng Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài: “Thủ tục hải quan xuất khẩu gạch ốp lát tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩuHoàng Hà”

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế hội nhập nền kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng đựcbiệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra gần đây thì pháp luật về vấn

đề xuất nhập khẩu hàng hóa là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp ViệtNam nói riêng và Việt Nam nói chung Nhận thức được tầm quan trọng đó vôcùng to lớn và qua quá trình thực tập thực tế tại Công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu Hoàng Hà em đã chọn đề tài “ Thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩugạch ốp lát tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà” Trong quá trìnhgiới hạn phạm vi nghiên cứu về quy trình thực hiện thủ tục hải quan cho loạihàng này bằng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, phương pháp

Trang 7

phân tích dữ liệu, chuyên đề đã trình bày được một số lý luận cơ bản vè thựctrạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình xuất khẩu khẩugạch ốp lát cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà

1.2 Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

- Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu của chuyên đề, qua thời gian em đã

tìm hiểu và nghiên cứu quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu gạch ốplát và các giải pháp để nâng cao hiệu quả quy trình xuất khẩu gạch ốp lát choCông ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà

- Những mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu đề tài “ Thủ tục hải quan

xuất khẩu gạch ốp lát tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà” cần đạtđược như sau:

+, Khảo sát thực tế quá trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu gạch

ốp lát tại công ty để phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thựchiện thủ tục hải quan

+, Giải pháp, đề cuất kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan xuấtkhẩu gạch ốp lát tại Công ty cố phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà

1.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà

- Quy mô nghiên cứu phù hợp với mức của một công trình nghiên cứu

cá nhân tốt nghiệp bậc Đại học, khoa Thuế và Hải quan, trong đó tập trungvào công các thủ tục hải quan xuất khẩu gạch ốp lát

- Về thời gian:Trong giai đoạn 2014-2016

1.4 Kết cấu của đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Quy trình xuất khẩu gạch ốp lát tại doanh nghiệp

Chương 2

Chương 3

Trang 8

CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU GẠCH ỐP LÁT CỦA

DOANH NGHIỆP

1.1 Một số nhận thức cơ bản về hàng gạch ốp lát

1.1.1 Khái niệm cơ bản về gạch ốp lát

Vật liệu nung hay gạch ốp lát là loại vật liệu được sản xuất từ nguyênliệu chính là đất sét bằng cách tạo hình và nung ở nhiệt độ cao Do quá trìnhthay đổi lý, hóa trong khi nung nên sản phẩm ra có tính chất khác hẳn so vớinguyên liệu ban đầu.Trong xây dựng gạch ốp lát được dùng trong nhiều chitiết lát nền, ốp tường, các sản phẩm gạch bền axit, bền nhiệt

Ưu điểm chính của vật liệu gạch ốp lát là có độ bền cao, từ nguyên liệuđịa phương có thể sản xuất ra các sản phẩm khác nhau thích hợp với các yêucầu sử dụng, công nghệ sản xuất khác nhau thích hợp với các yêu cầu sửdụng, công nghệ sản xuất tương đối đơn giản, giá thành phù hợp với từng yêucầu của thị trường Song vật liệu gạch vẫn còn những hạn chế là giòn, dễ vỡ,tương đối nặng, khó cơ giới hóa trong xây dựng

1.1.2 Phân loại gạch ốp lát

- Gạch ốp lát lên tường thường được chăm chút kỹ hơn với những họatiết trang trí đặc sắc kèm theo từ gạch viên và gạch điểm Thôngthường gạch viên và gạch điểm có họa tiết nền giống gạch tường trong cùngmột bộ

- Gạch nền thường đơn giản và đậm màu hơn gạch tường (trong cùngmột bộ) Gạch nền cũng cần có gạch viền góc cho nền và gạch viền cạnh chonền

Thông thường, các nhà sản xuất đã đưa ra công thức sản xuất phù hợpvới chức năng sử đụng của từng loại gạch Gạch tường có độ rỗng xốp để nhẹhơn và độ hút nước cao để bám dính tốt hơn khi ốp

Trang 9

Với gạch nền có kết cấu đặc, chắc chắn hơn để đảm bảo độ cứng khithường xuyên chịu tác động của những tải trọng lớn trong sử dụng Để phânbiệt bằng mắt thường, bạn có thể đổ một ít nước lên mặt sau của viên gạch,viên gạch nào có độ hút nước nhanh là gạch tường, còn lại là gạch nền vì độhút nước của gạch nền rất thấp.

1.1.3 Các chủng loại gạch

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại gạch khác nhau, nhưng chủ yếu tậptrung vào hai loại:

- Gạch ceramic (gạch men): gồm phần thân bằng đất sét, tràng thạch và

bề mặt tráng men (thủy tinh) với các họa tiết và hoa văn trang trí

- Gạch porcelain (gạch đá, gạch bóng kính, gạch đồng chất ): gồm phầnthân được làm bằng đất sét, tràng thạch và bột đá có hoặc không có phủ mentrên bề mặt

Ngoài chức năng ốp lát, gạch còn một chức năng mà ít ai để ý đến, đó làlàm phong nền để tôn nội thất của ngôi nhà lên và nội thất là nội dung chínhcủa ngôi nhà

1.2 Quy trình xuất khẩu của doanh nghiệp.

1.2.1 Nghiên cứu thị trường.

Ngay từ khi tham gia thị trường các doanh nghiệp đã đặt cao nhiệm vụcủa hoạt động nghiên cứu thị trường Cùng với đội ngũ cán bộ có trình độcao, trợ giúp đắc lực ngay từ công tác nghiên cứu thị trường Doanh nghiệpnhanh chóng tìm hiểu, phân tích đánh giá các thị trường và lựa chọn thị trường

để tiến hành thâm nhập Từ khi bước vào sản xuất, lưạ chọn thị trường xuấtkhẩu chính

Với sự hỗ trợ của tỉnh và nhà nước, doanh nghiệp thường xuyên cửngười sang thị trường hiện tại và các thị trương mới - thị trường mục tiêutrong tương lai Một mặt, để nghiên cứu, nắm bắt kịp thời biến động nhu cầucủa thị trường để có kế hoạch sản xuất sản phẩm, thiết kể sản phẩm mới đáp

Trang 10

ứng tối đa nhu cầu khách hàng, luôn đứng vững trên các thị trường hiên tại.Mặt khác, tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới.Khi mới vào đầu tư, thị trường tiêu thụ khá thuận lợi do đang xây dựng

đã có đơn đặt hàng nhưng chất lượng sản phẩm thế nào để thị trường nướcbạn chấp nhận, thực sự là một bài toán khó Để làm ra sản phẩm đạt chấtlượng tốt, yếu tố con người và vấn đề đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến kỹthuật được công ty coi là những khâu then chốt Trước tiên là tuyển chọn độingũ kỹ sư và công nhân có trình độ, có tay nghề cao, xây dựng nề nếp làmviệc, củng cố công tác quản lý sản xuất kinh doanh Bằng những chính sáchnhân sự cụ thể như xây dựng chế độ khoán tiền lương, khoán sản phẩm chotừng bộ phận; xây dựng chế độ thưởng, phạt với mức cao trong các công đoạnsản xuất để giảm sản phẩm kém chất lượng, từ đó đã nâng cao trách nhiệmcủa công nhân với công việc và khuyến khích người lao động tích cực làmviệc Các sản phẩm gạch ốp lát là sản phẩm được doanh nghiệp tập trung sảnxuất với mục tiêu xuất khẩu là chính, vì vậy bên cạnh chất lượng sản phẩmtốt, doanh nghiệp còn đặc biệt quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã để theo kịpvới sự biến đổi nhanh chóng của thị trường nước ngoài Phương châm củadoanh nghiệp là sử dụng vật liệu trong nước để hạ giá thành sản phẩm nhằmtăng tính cạnh tranh và phân đoạn thị trường để phát triển các mẫu mã sảnphẩm thời trang, phù hợp với từng thị trường xuất khẩu Trong đó tập trungvào một số sản phẩm phổ biến trong từng giai đoạn để đảm bảo tính ổn định

về nguồn nguyên vật liệu và chất lượng sản phẩm Doanh nghiệp thực hiệncải tiến công nghệ ở từng khâu công việc trong quy trình sản xuất theophương thức "sản phẩm có điểm yếu nào thì nghiên cứu khắc phục ngay điểmyếu đó", đồng thời nghiên cứu, xây dựng sản phẩm mới Bên cạnh việc đổimới công nghệ, xây dựng sản phẩm mới, doanh nghiệp còn đặc biệt quan tâmđến việc mở rộng và củng cố thị trường tiêu thụ Khắc phục khó khăn là thịtrường nước ngoài khó tiếp cận, doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch tiếp thị,

Trang 11

hợp tác với tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị các sảnphẩm tương tự như của Nhà máy, đồng thời cử cán bộ kế hoạch thị trườngchuyên tìm hiểu, khai thác mở rộng thị trường.

1.2.2 Xây dựng quy trình xuất khẩu gạch ốp lát của doanh nghiệp.

1.2.2.1 Tìm kiếm và lựa chọn khách hàng

Các doanh nghiệp thường tìm kiếm bạn hàng của mình bằng cách quảngcáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các đại lýhay các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình Nhưng chủ yếukhách hàng đã tự đến với doanh nghiệp bởi uy tín và chất lượng sản phẩmhoặc qua môi giới

1.2.2.2 Tổ chức đàm phán và ký kết hợp đồng sản xuất xuất khẩu.

Các nhà khinh doanh xuất khẩu luôn nhận thức được rằng đàm phánkhông chỉ có nghĩa là ngồi trên bàn giấy để thảo luận mà đàm phán diễn radưới mọi góc độ của công việc kinh doanh và bằng nhiều hình thức Sự tàitình khéo léo và kĩ thuật đàm phán là hành lang không thể thiếu được của cácdoanh nghiệp, nó mang lại thành công trong sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp

Các hình thức giao dịch, đàm phán: Các doanh nghiệp kinh doanh

trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thường áp dụng các hình thức giao dịch đàmphán như: gioa dịch đàm ohasn qua thư tín, qua điện thoại và gặp gỡ trực tiếpcác đối tác làm ăn của mình

A, Giao dịch đàm phán qua thư tín:

Ngày nay, thư từ và điện tín vẫn còn là phương tiện chủ yếu để giao dịchgiữa những người làm công tác xuất khẩu Đây là hình thức mà các doanhnghiệp xuất khẩu thường áp dụng Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường quathư từ ngay cả khi hai bên có điều kiện gặp gỡ nhau trực tiếp thì việc duy trìquan hệ cũng ohair thông qua thư tín thương mại

Trang 12

Với hoạt động kinh doanh trong nước cũng như hoạt động xuất khẩuCông ty thường xuyên gửi thư tín cho các nhà phân phối về các hoạt độngchạy chương trình mới cũng như các mẫu mã gốm mới mà Công ty chuẩn bịđưa ra thị trường.

B, Giao dịch đàm phán qua điện thoại:

Để biết được thông tin một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đây làhình thức giao dịch rất phổ biến trong quá trình kinh doanh Tuy nhiên, nhữngthông tin phải giao dịch qua điện thoại là những thông tin khẩn hoặc nhữngthông tin ngắn gọn hoặc muốn được phục vụ ngay

Những cuộc gọi này thường là các đơn đặt hàng trong nước do các nhàphân phối gọi đến để đặt cho phòng bán hàng Bộ phận bán hàng sẽ đánhphiếu xuất kho, viết hóa đơn cho nhà phân phối xếp theo thứ tự để lấy hàngtại kho của nhà máy

- Doanh nghiệp đi tìm hoặc mời các nhà phân phối lớn của các tỉnh bán sản phẩm:trách nhiệm này thuộc về phòng bán hàng – các nhân viên thị trường do doanh nghiệp đào tạo sẽ tìm đến các tỉnh thành trong cả nước, gặp

gỡ các nhà phân phối để giới thiệu về sản phẩm và mời làm phân phối Trongquá trình tìm kiếm nhà phân phối tại các tỉnh Phòng kinh doanh có trách

nhiệm sàng lọc mẫu mã cũng cũng giá cả mà doanh nghiệp đưa ra cho từng

vùng miền

Trang 13

Hình thức đàm phán này đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề của haibên, gặp gỡ trực tạo điều kiện hiểu biết nahu tốt hơn và duy trì được quan hệtốt, lâu dài Các cuộc đàm phán khi ký kết hợp đồng thường được thực hiện

tại doanh nghiệp, nội dung chủ yếu là thảo luận về các vấn đề tiên quan đến

giá cả, mẫu mã, ưu đãi

Quá trình đàm phán thường diễn ra theo các bước sau:

1 Chào hàng( Offers)

Đây là bước nhà xuất khẩu chào hàng tới nhà nhập khẩu Có 2 loại chàohàng là chào hàng cố định (Firm offer or Binding offer) và chào hàng tự do( Free offer)

Nội dung chào hàng: Số hiệu chào hàng, tên người mua, tên người bán,

tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng,thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì, kỹ mã hiệu, thể thức giaonhận hàng v.v

2 Hoàn giá ( Counter Offer)

Có thể xuất phát từ phía người bán hoặc người mua

Thực chất hoàn giá là việc mặc cả các điều kiện giao dịch trong thươngmại Khi một hoàn giá đã được đưa ra, nó làm vô hiệu bản phát giá trước đó

và được coi là một bản phát giá mới

3 Chấp nhận ( Acceptance)

Bên nhận chào hàng hoặc hoàn giá thông báo chấp nhận toàn bộ nộidung đã nêu ra trong chào hàng hoặc hoàn giá

* Điều kiện hiệu lực của chấp nhận:

- Chấp nhận hoàn toàn không có bảo lưu: Không thay đổi 6 nội dung chủyếu: Tên hàng, Chất lượng, Số lượng, Giá cả, Thanh toán, Giao hàng

- Chấp nhận đó phải do chính tay người được chào hàng (Offeree) chấpnhận

* Giá trị pháp lý của chấp nhận:

Trang 14

Làm thủ tục hải quan

Mua bảo hiểm( nếu giao hàng theo hình thức CIF)

Kiểm tra hàng hoá

Thuê tàu( nếu giao

- Đối với chào hàng tự do: Hợp đồng chưa được ký kết

- Đối với chào hàng cố định: Hợp đồng được ký kết

4 Xác nhận ( Confirmation)

Là việc khẳng định lại các điều kiện hai bên đã thoả thuận bằng văn bản.Xác nhận thường làm thành hai bản, bên lập xác nhận ký trước rồi gửi cả haibản cho phía bên kia, sau khi ký bên nhận giữ lại một bản rồi gửi trả lại mộtbản cho bên lập xác nhận

Quy trình thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp

Trang 15

1.2.2.3 Thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán tiền hàng.

Sau khi đã ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung vàtrình tự công việc phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nênthiệt hại Tất cả những sai sót là cơ sở phát sinh khiếu lại Các công việc tronggiai đoạn này gồm:

- Chuẩn bị hàng để xuất khẩu: Doanh nghiệp đóng gói hàng hoá, chuẩn

bị hàng hóa đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để xuất khẩu Đồng thời doanhnghiệp phải sắp xếp những việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ thựchiện hợp đồng

- Tiến hành làm các thủ tục để giao hàng như: thuê phương tiện vận tải,mua bao hiểm, làm thủ tục hải quan Tuy theo điều khoản trong hợp đồng màdoanh nghiệp tiến hành làm các thủ tục khác nhau

- Giao hàng theo đúng điều kiện đã được thể hiện trong hợp đồng : giaotheo điều kiện FOB, CIF,…tuỳ theo hợp đồng đã thoả thuận theo hình thứcnào

- Cuối cùng là nghiệp vụ thanh toán tiền hàng : thanh toán theo hình thứcnhờ thu, L/C,…:

+ Thanh toán bằng thư tín dụng

Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, đơn

vị kinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tíndụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/C và khảnăng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu L/C đó Nếu L/C khôngđáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại rồi tamới giao hàng

Trang 16

Khi lập bộ chứng từ thanh toán, những điểm quan trọng cần được quántriệt là: Nhanh chóng, chính xác, phù hợp với những yêu cầu của L/C cả vềnội dung lẫn hình thức.

+ Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.Nếu hợp đồng xuất khẩu quyđịnh thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giaohàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuấttrình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền.Chứng từthanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác và được nhanh chóng giao chongân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn

1.3.Giới thiệu chung về thủ tục hải quan

1.3.1 Khái niệm thủ tục Hải Quan

1.3.1.1 Khái niệm

Đó là thủ tục bắt buộc để hàng hóa / phương tiện vận tải có thể xuấtkhẩu / xuất cảnh và nhập khẩu / nhập cảnh qua cửa khẩu / biên giới của quốcgia Kê khai hải quan là trách nhiệm của chủ hàng cho hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu hàng hóa của mình với cơ quan Hải quan, thông qua đó nhà nướcquản lý hoạt động xuất nhập khẩu và thu thuế theo chính sách thuế của nhànước Tất cả các loại hàng hóa, phương tiện qua biên giới quốc gia đều phải

có trách nhiệm phải làm thủ tục hải quan

Để tiến hành thủ tục hải quan, chủ hàng cần kê khai, cung cấp cho cơ

quan hải quan thông tin và các tài liệu theo quy định

Đối với một số mặt hàng nhất định, thủ tục hải quan chỉ được hoàn thànhsau khi đồng thời thực hiện xong thủ tục kiểm tra chuyên ngành như: kiểm tra

về an toàn thực phẩm, về kiểm dịch động vật, thực vật, về y tế, về an toàncông nghiệp, về thú y,… theo quy định của pháp luật nước sở tại

Để làm điều đó công ty phải có bộ phận, nhân viên chuyên trách để thựchiện công việc này – việc kê khai đòi hỏi phải được thực hiện đúng trình tựthủ tục, hàng hóa phải được áp mã thuế (HS code) theo quy định; đảm bảo

Trang 17

quyền lợi cho doanh nghiệp tránh tình trạng hàng hóa bị tạm giữ, tịch thu,truy thu thuế, kiểm tra sau thông quan, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của công ty

1.3.1.2 Nguyên tắc chung

Nguyên tắc chung về thủ tục hải quan của các quốc gia trên thế giớicũng như của Việt Nam quy định đối tượng là hàng hóa, hành lý, phương tiệnvận tải… khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh phảilàm thủ tục hải quan trên cơ sở tuân thủ các bước sau:

 Khai báo với hải quan cửa khẩu về tình hình đối tượng xuấtkhẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh theo quy định của

cơ quan hải quan

Xuất trình đối tượng làm thủ tục hải quan tại địa điểm và thời gianquy định tại cơ quan hải quan

Chấp hành quyết định giải quyết của cơ quan hải quan và thực hiệncác nghĩa vụ khác có liên quan

Ở Việt Nam, theo Điều 1 của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtHải Quan, Điều 16 Luật Hải Quan Việt Nam được sửa đổi, bổ sung, thủ tụchải quan được quy định cụ thể như sau:

Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan cần phải

- Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp; xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hảiquan, trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hảiquan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống dữ liệu điện tử củahải quan

- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định choviệc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định củapháp luật

Khi làm thủ tục hải quan công chức hải quan phải:

Trang 18

- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan, trong thực hiện thủ tục hải quanđiện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ được thực hiện thông qua hệ thống

dữ liệu điện tử của hải quan

- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vậntải

- Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

- Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải

1.3.2 Thủ tục Hải quan đối với gạch ốp lát xuất

Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng

ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểmtra thực tế hàng hóa, cụ thể như sau:

- Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo quy địnhtại Điều 11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC

- Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, viphạm, chính sách mặt hàng):

+ Nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra doanhnghiệp có bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan hay không, kiểm tra ân hạn thuế,kiểm tra vi phạm để xác định việc chấp hành pháp luật của chủ hàng

Trường hợp hệ thống thông báo bị cưỡng chế nhưng doanh nghiệp có hồ

sơ chứng minh đã nộp thuế hoặc thanh khoản, công chức kiểm tra thấy phùhợp thì báo cáo lãnh đạo chi cục chấp nhận, lưu kèm hồ sơ và tiến hành cácbước tiếp theo

+ Kiểm tra thực hiện chính sách mặt hàng (giấy phép, điều kiện xuấtkhẩu, nhập khẩu)

Điều kiện đối với thương nhân để có quyền tham gia kinh doanh xuất khẩu gạch ốp lát:

- Doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định củapháp luật

Trang 19

+ Xử lý kết quả kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:

a) Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì trả hồ sơ vàthông báo bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ (mẫu 01/PYCNV/2009) cho ngườikhai hải quan biết rõ lý do;

b) Nếu đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì tiến hành tiếp các công việcdưới đây

- Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệthống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ

+ Nhập thông tin trên tờ khai vào hệ thống hoặc tiếp nhận dữ liệu dongười khai hải quan khai qua mạng;

+ Kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trong hệ thống với hồ sơ hải quan (đối vớitrường hợp khai báo qua mạng);

+ Chấp nhận (lưu) dữ liệu để hệ thống tự động cấp số tờ khai, phânluồng hồ sơ và làm cơ sở để khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu về trị giá, mã

số, xuất xứ và thông tin khác

- Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)

+ Ghi số, ký hiệu loại hình, mã Chi cục Hải quan (do hệ thống cấp) vàghi ngày, tháng, năm đăng ký lên tờ khai hải quan

+ Ký, đóng dấu công chức vào ô “cán bộ đăng ký tờ khai”

- In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan

Lệnh chỉ in 01 bản để sử dụng trong nội bộ hải quan và lưu cùng hồ sơhải quan Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan bao gồm:

+ Hồ sơ hải quan:

a) Kiểm tra sơ bộ đối với hồ sơ của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hảiquan và pháp luật về thuế theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan, điểm a,khoản 2, Điều 10 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Quyết định số48/2008/QĐ-BTC;

b) Kiểm tra chi tiết đối với hồ sơ của chủ hàng khác theo quy định

Trang 20

tại Điều 28 Luật Hải quan, điểm b, khoản 2, Điều 10 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC;

+ Thực tế hàng hóa:

a) Miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, khoản 2,Điều 30 Luật Hải quan, điểm a, khoản 2, Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-

CP và Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC;

b) Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều

30 Luật Hải quan,điểm b, khoản 2, Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP vàQuyết định số 48/2008/QĐ-BTC cụ thể:

b1) Mức (1): Kiểm tra tỷ lệ (%);

b2) Mức (2): Kiểm tra toàn bộ lô hàng

- Kiểm tra hồ sơ hải quan

Căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh và các thông tin khác cóđược tại thời điểm kiểm tra, công chức tiếp nhận hồ sơ thực hiện:

+ Kiểm tra sơ bộ hoặc kiểm tra chi tiết theo hình thức, mức độ kiểm traghi trên Lệnh và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra:

a) Kiểm tra sơ bộ:

Nội dung kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định154/2005/NĐ-CP, cụ thể: công chức Hải quan kiểm tra việc khai các tiêu chítrên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan, kiểm đếm

đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan Trường hợpphát hiện có sai phạm thì thực hiện kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm bmục này

b) Kiểm tra chi tiết:

b1) Nội dung kiểm tra theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghịđịnh 154/2005/NĐ-CP, cụ thể: công chức Hải quan kiểm tra nội dung khaicủa người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hảiquan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân

Trang 21

thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy địnhkhác của pháp luật;

b2) Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa;

b3) Kiểm tra xuất xứ hàng hóa;

b4) Kiểm tra trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, tham vấn giá trongtrường hợp cần tham vấn ngay; Giải quyết các thủ tục xét miễn thuế, xét giảmthuế… (nếu có)

Việc kiểm tra mã số, xác định trị giá, xuất xứ hàng hóa hoặc ấn địnhthuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế… thực hiện theo các quy trình của Tổngcục Hải quan

b5) Thực hiện các bước :

+ Ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ vào Lệnh;a) Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu,trước khi lãnh đạo chi cục duyệt, quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa(theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP);

b) Đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra hải quan thực hiện theo hướngdẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan, gồm:

b1) Chấp nhận hình thức, mức độ kiểm tra hồ sơ do hệ thống xác địnhnếu không có thông tin khác; đề xuất cụ thể mức độ kiểm tra thực tế hàng hóađối với trường hợp hệ thống xác định hàng hóa phải kiểm tra thực tế:

- Mức (1) theo tỷ lệ 5% hoặc 10% tùy theo tính chất, quy cách đóng gói,

… của lô hàng

- Mức (2) kiểm tra toàn bộ

b2) Trường hợp có thông tin khác thì đề xuất lãnh đạo chi cục thay đổiquyết định hình thức, mức độ kiểm tra trên cơ sở có căn cứ, có lý do xácđáng, được ghi cụ thể vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra theo (số, ngàycông văn hoặc các căn cứ đề xuất theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổngcục Hải quan)

Trang 22

c) Đề xuất hoàn chỉnh hồ sơ hoặc cho nợ chứng từ; và/hoặc

d) Đề xuất trưng cầu phân tích, giám định hàng hóa; và/hoặc

đ) Đề xuất tham vấn giá, ấn định thuế; và/hoặc

e) Đề xuất lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm hành chính về hảiquan

g) Đề xuất thông quan; hoặc

h) Giao cho chủ hàng mang hàng về bảo quản

+ Ghi kết quả kiểm tra và ý kiến đề xuất vào Lệnh

- Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hóatheo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quanLãnh đạo chi cục căn cứ hồ sơ hải quan, các thông tin khác có được tạithời điểm đăng ký tờ khai và đề xuất của công chức tiếp nhận hồ sơ để duyệthoặc quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan; duyệt kết quảkiểm tra hồ sơ của công chức Ghi hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hànghóa (tỷ lệ hoặc toàn bộ) trên Lệnh và trên tờ khai hải quan

- Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra saukhi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo

+ Thực hiện nội dung đã được lãnh đạo chi cục duyệt, có ý kiến chỉ đạoghi trên Lệnh;

+ Trường hợp có thay đổi về số thuế thì ghi vào phần kiểm tra thuế và kýtên, đóng dấu công chức trên tờ khai hải quan Riêng hồ sơ phải kiểm tra thực

tế hàng hóa thì chờ kết quả bước 2 mới ghi phần kiểm tra thuế vào tờ khai.+ Đánh giá kết quả kiểm tra theo nội dung tại mục 5 của Lệnh Việcđánh giá thực hiện theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan.+ Nhập đầy đủ kết quả kiểm tra, ý kiến đề xuất của công chức, kết quảduyệt, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo chicục và nội dung chi tiết đánh giá kết quả kiểm tra ghi trên Lệnh và trên tờkhai vào hệ thống

Trang 23

- Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơđược miễn kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tếhàng hóa sang Bước 2.

+ Ký, đóng dấu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” đốivới hồ sơ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa được thông quan

+ Chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa (đã kiểm tra chi tiết hồsơ) sang Bước 2

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải

kiểm tra thực tế:

- Kiểm tra thực tế hàng hóa

+ Số lượng công chức kiểm tra thực tế hàng hóa do lãnh đạo chi cụcquyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể

+ Nội dung kiểm tra theo quy định tại Điều 14 Thông tư BTC: Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dungkhai trên tờ khai hải quan và chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về: tên hàng, mãsố; lượng hàng; chất lượng; xuất xứ

79/2009/TT-+ Cách thức kiểm tra:

Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa;

Kiểm tra nhãn mác, ký, mã hiệu, quy cách đóng gói, các đặc trưng cơbản của hàng hóa để xác định tên hàng và mã số, xuất xứ hàng hóa;

Kiểm tra lượng hàng (cân, đo, đong đếm, giám định,…tùy theo từngtrường hợp cụ thể);

+Quá trình kiểm tra cần chú ý trọng tâm, trọng điểm theo chỉ dẫn rủi rotại mục

- Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và kết luận kiểm tra

- Xác nhận đã làm thủ tục hải quan

+ Ký, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “Xác nhận đã làm thủ tục hảiquan” nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không có sai phạm

Trang 24

Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa do nhiều công chức thực hiện thìviệc ký, đóng dấu vào ô xác nhận đã làm thủ tục hải quan do lãnh đạo chi cụcchỉ định một người (ghi vào Lệnh) ký, đóng dấu công chức.

+ Chuyển hồ sơ sang Bước 3

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu” đã làm thủ tục hải quan”,

trả tờ khai cho người khai hải quan

-Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định;

- Đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái

tờ khai hải quan (đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM);

- Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan)cho người khai hải quan

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU GẠCH ỐP LÁT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ

2.1.Giới thiệu

2.1.1 Lịch sử hình thành Công ty.

Tên gọi: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà

Tên viết tắt: Hoàng Hà Group

Trụ sở: Cụm công nghiệp Kim Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh.Điện thoại : (0333) 58.67.67

Mã số thuế: 5700639665

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Hà luôn đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp kinh doanh, phong cách phục vụ khách hàng, nghiên cứu khai thác triệt để khả năng tiềm lực sẵn có để mở rộng thị trường, tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các bạn hàng trong và ngoài nước Bằng ưu thế vượt trội về năng lực, kỹ thuật sản xuất phối các sản

phẩm gạch men trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, cùng chiến lược đầu tư

mở rộng và phát triển toàn diện, với chính sách chất lượng "Vì lợi ích tiêudùng” và phương châm hành động “Chất lượng và truyền thống” công ty luônđổi mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng

Công ty hoạt động trên các lĩnh vực sau:

- Xuất nhập khẩu

- Sản xuất gạch ốp lát

- Sản xuất Kết Cấu Thép

- Sản xuất bao bì Carton

- Sản xuất Bê tông thương phẩm

- Thầu xây dựng

- Bất động sản

2.1.1.1 Sơ đồ bộ máy Công ty.

Trang 26

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ

Mối quan hệ phối hợp

Công ty được thành lập và hoạt động theo mô hình của công ty cổ phầntại Luật doanh nghiệp 2005, theo đó công ty có mô hình tổ chức:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ THƯỜNG TRỰC

BAN KSNB BAN DỰ

PHÓ TGĐ SẢN XUẤT P.Kỹ thuât

Trang 27

a) Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có vốn góp tại

công ty Là cơ quan có quyền lực cao nhất công ty, đại hội đồng cổ đông sẽbao gồm cáo cổ đông có thẩm quyền tham dự theo quy định của điều lệ côngty

Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua quyết định thuộc thẩm quyền bằnghình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 80%tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận

Đại hội đồng cổ đông cũng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểuquyết thông qua điều lệ tổ chức hoạt động của công ty và định hướng pháttriển của công ty Bên cạnh đó kiểm soát hoạt động của Hội đồng thành viên

và Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị công ty là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyềnnhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyềnlợi của công ty, trừ vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Phạm Văn Thể Là người có quyền lực

cao nhất trong hội đồng quản trị

Tổng Giám đốc: Ông Phạm Anh Thắng Là người điều hành mọi hoạt

động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị vềviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao

b) Trung tâm kinh doanh: bao gồm Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kinh

doanh nội địa chịu trách nhiệm về tiêu thụ hàng hóa của công ty và Ban Thumua chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất

Ngoài ra, trung tâm kinh doanh còn chịu trách nhiệm xây dựng kếhoạch, phương án kinh doanh, tính giá bán thành phẩm, soạn thảo các hợpđồng kinh tế, tổng hợp báo cáo tiêu thụ hàng; tham gia đề xuất với giám đốckinh doanh các quy chế quản lý nội bộ, tham mưu cho giám đốc về cácnghiệp vụ hoạt động kinh doanh

Trang 28

Phó tổng giám đốc thường trực kiêm Giám đốc Trung Tâm kinhdoanh: Phạm Thu Hà chịu trách nhiệm điều hành trung tâm kinh doanh, soạn

thảo một số quy định về hoạt động của trung tâm kinh doanh.

- Phòng Hành chính – Tổng hợp: Trưởng phòng hành chính – tổng hợp:

Bà Nguyễn Thu Huyền

d, Phòng kế toán: bao gồm phòng kế toán của nhà máy và phòng kế

toán của Văn phòng đại diện Chức năng, nhiệm cụ của phòng kế toán:

- Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinhdoanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác.Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khácnhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiếtthành dạng cô đọng và hữu dụng

- Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đápứng yêu cầu của người ra các quyết định, cung cấp và giải thích các thông tinkinh tế cần thiết cho việc ra các quyết định

Kế toán trưởng: Bà Hoà Thị Thu Hà , chịu trách nhiệm về toàn bộ

hoạt động tài chính kế toán của công ty, phản ánh giám sát các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh thường xuyên, từ đó lập các báo cáo tài chính kế toán, các bảngthống kê hàng tháng và hàng quý, đưa ra kế hoạch tài chính cho công ty

- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, về trang thiết bịmáy móc của công ty

- Phòng KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm của công

ty từ khâu nhập nguyên vật liệu đến khi sản phẩm được xuất xưởng

- Số lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy số 1 khoảng: 400 cán bộ,công nhân viên

Cơ cấu lao động và trình độ lao động của công ty tại thời điểm cuối năm 2016:

Trang 29

Tại văn phòng hà nội: vào ngày 31/12/2016 có 34 công nhân viên trong

đó ở trình độ đại học, cao đẳng là những nhân viên làm trong các phòng bannhư phòng hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh tổng hợp, phòngxuất nhập khẩu và lãnh đạo; ở trình độ trung cấp là phòng bảo vệ và ban lễtân

Tại nhà điều hành: 45 nhân viên trong đó các nhân viên làm việc tại cácphòng ban đều được tuyển với trình độ đại học và cao đẳng còn nhân viên bảo

vệ, tiếp tân, nhà ăn là trình độ trung cấp và phổ thông

Các nhà máy : lao động trình độ trung cấp và phổ thông là những côngnhân làm việc trong nhà máy, lao động ở trình độ cao đẳng và đại học là cácnhân viên quản lý tại nhà máy bao gồm giám đốc nhà máy, ban kế toán, bankiểm soát chất lượng, kỹ thuật viên

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động về kế toán

của phòng Tài chính Kế toán; có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kếtoán và báo cáo kế toán ở phòng Tài chính kế toán theo đúng qui định hiệnhành và điều lệ của công ty; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của tổng giám đốc vềchuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra báo cáo tài chính, báo cáo quản trị; đưa ranhững tham mưu về tình hình tài chính của công ty; tham gia ý kiến với tổnggiám đốc về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng , kỷluật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ trong công ty; báo cáo bằng văn bản

Trang 30

cho cấp trên khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trongcông ty

Văn phòng đại diện: đóng vai trò là đơn vị kế toán cấp trên thực hiện chức năng quản lý đơn thuần

- Phụ trách kế toán văn phòng đại diện: kiểm tra công việc hạch toán

chi tiết của các bộ phận kế toán; tính giá thành sản phẩm, tiền lương côngnhân viên trên văn phòng hà nội; tính dự phòng công nợ, dự phòng hàng tồnkho; lập báo cáo tài chính cuối năm, điều hành công việc kế toán tại vănphòng đại diện

- Kế toán công nợ: thực hiện kiểm tra công nợ nước ngoài, các khoản

phải trả trong nước, lập báo cáo công nợ nước ngoài, nhận báo cáo công nợ vàchứng từ liên quan từ kế toán công nợ tại nhà điều hành, quản lý các khoảntạm ứng trên văn phòng đại diện, kiểm tra các đề nghị thanh toán trên vănphòng Hà Nội

- Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Phản ánh đầy đủ, kịp thời các

khoản thu, chi hoạt động, lập và quản lý phiếu thu, phiếu chi, viết sec thanhtoán liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện; lập báo cáo thu chi theotháng; làm việc với ngân hàng về các khoản thu chi

- Thủ quỹ kiêm kế toán các khoản phải thu trong nước: quản lý tiền mặt,

thực hiện giao dịch với ngân hàng; kiểm tra công nợ phải thu trong nước vàlập báo cáo công nợ trong nước

Nhà điều hành: đóng vai trò là bộ phận đứng đầu của đơn vị cấp dưới,

chịu trách nhiệm trực tiếp đến việc ghi nhận các hoạt động sản xuất kinhdoanh Được xây dựng bộ máy kế toán riêng nhà điều hành là nơi có tráchnhiệm lập, ghi nhận các chứng từ, vào sổ kế toán Nó hạch toán phụ thuộcvào văn phòng đại diện

- Kế toán thuế: lập báo cáo thuế (tờ khai và quyết toán thuế), làm việc

trực tiếp với cơ quan thuế Ngoài ra kế toán thuế còn kiêm thêm việc làm

Ngày đăng: 06/08/2018, 18:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w