> Chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch: Ở một số quốc gia, trong quá trình áp dụng chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền dự trữ, nếu như tiềm lực dự trữ ngoại tệ không đủ mạnh và để ổn địn
Trang 1Tran g
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN 5
1.1 Những khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái: 5
1.1.2 Giá cả cho giao dịch quốc tế: tỉ giá hối đoái thực tế và danh nghĩa 5
1.1.3 Lý thuyết đầu tiên về xác định tỉ giá hối đoái: sự ngang bằng sức mua 8
1.1.3.2 Ý nghĩa của lý thuyết ngang bằng sức mua 9
1.1.3.3 Những hạn chế của lý thuyết ngang bằng sức mua 11
1.2 Các loại tỷ giá 12
1.3 Các chế độ tỷ giá 13
1.3.1 Tỷ giá hối đoái cố định 13
1.3.2 Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn 13
1.3.3 Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí 13
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 14
1.4.1 Cán cân thanh toán quốc tế 14
1.4.2 Lạm phát 16
1.4.3 Lãi suất 16
1.4.3.1 Ngắn hạn 16
1.4.3.2 Dài hạn 16
1.4.4 Các yếu tố khác 17
1.5 Hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh 18
1.5.1 Hợp đồng kỳ hạn 18
1.5.2 Hợp đồng hoán đổi 20
1.5.3 Hợp đồng quyền chọn 22
1.6 Hoạt động XNK và ảnh hưởng của tỷ giá đến hiệu quả hoạt động XNK 24
1.6.1 Hoạt động XNK 24
Trang 21.6.2 Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động XNK 24
1.6.2.1 Khi tỷ giá tăng 24
1.6.2.2 Khi tỷ giá giảm 25
1.7 Khảo sát các nghiên cứu trước 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN 27
2.1 Giới thiệu về Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn 27
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn 27
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu 28
2.1.2.1 Chức năng 28
2.1.2.2 Nhiệm vụ 29
2.1.2.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu 29
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 29
2.1.3.1 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 29
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: 30
2.1.4 Các nhóm sản phẩm 32
2.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty 34
2.1.5.1 Thuận lợi 34
2.1.5.2 Khó khăn 34
2.1.5.3 Phương hướng hoạt động năm 2011 và những năm tới 35
2.1.6 Năng lực kinh doanh của Công ty 35
2.1.6.1 Vốn 35
2.1.6.2 Tình hình lao động 36
2.1.6.3 Về trang thiết bị, công nghệ của công ty 39
2.2 Tình hình kinh doanh của công ty 39
2.2.1 Phân tích khái quát về tài sản, nguồn vốn của công ty từ năm 2010: 39
2.2.1.1 Phân tích khái quát về tài sản nhằm: 39
2.2.1.2 Phân tích khái quát về nguồn vốn 42
Trang 32.2.2 Lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận 44
2.2.3 Vòng quay tổng vốn 48
2.2.4 Vòng quay hàng tồn kho 51
2.2.5 Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước 53
2.2.6 Tình hình tiêu thụ trong nước và cơ cấu thị trường NK của Công ty 54
2.2.6.1 Tình hình tiêu thụ trong nước 54
2.2.6.2 Cơ cấu thị trường NK 55
2.2.7 Thuận lợi và khó khăn 55
2.2.7.1 Thuận lợi 55
2 2.7.2 Khó khăn 56
2.3 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của Công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn 56
2.3.1 Những nguyên nhân gây biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến 2010 56
2.3.1.1 Cán cân thanh toán quốc tế 59
2.3.1.2 Lạm phát 61
2.3.1.4 Các nguyên nhân khác 75
2.3.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK của Công ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn 77
2.3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008 đến 2010 77
2.3.2.2 Kim ngạch NK 78
2.3.2.3 Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến chi phí NK 79
2.3.2.5 Số lượng hợp đồng không thực hiện được qua các năm do tỷ giá tăng 83
2.3.2.6 Lãi, lổ do chênh lệch tỷ giá qua các năm 84
CHƯƠNG 3: CÁC PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO DO TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN 85
3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn 85
Trang 43.2 Dự báo triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển
Sài Gòn trong thời gian tới 87
3.2.1 Dự báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới 87
3.2.2 Dự báo triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn trước sự biến động của tỷ giá hối đoái 88
3.2.2.1 Dự báo môi trường kinh doanh 88
3.2.2.2 Phương hướng hoạt động năm 2011 và những năm tới 89
3.3 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro do tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn 90
3.3.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 90
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện mục tiêu phương hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 91
3.3.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với việc tăng tỷ giá trong những năm qua 92
3.3.4 Giải pháp đưa ra của doanh nghiệp khi lãi suất tăng 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
KẾT LUẬN 102
Tài liệu tham khảo 106
Trang 5Tran g
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh mục các sản phẩm của Công Ty cổ phần_Cung Ứng Tàu
Biển Sài Gòn 32
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty 36
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn thông qua số lượng cổ phiếu 36
Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng lao động theo giới tính, trình độ, theo tính chất công việc 37
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân của người lao động 38
Bảng 2.6: Phân tích tình hình tài sản của công ty năm 2010 so với năm 2009 40
Bảng 2.7: Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty năm 2010 43
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và trên chi phí của công ty 45
Bảng 2.9: Vòng luân chuyển Tài sản, VLĐ và hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua 3 năm 2008-2010 49
Bảng 2.10: Vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty năm 2008 - 2010 52
Bảng 2.11: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước của công ty năm 2010 53
Bảng 2.12: Tỷ giá VND/USD từ năm 1/01/2008 đến 21/04/2011 57
Bảng 2.13: Cán cân thanh toán giai đoạn 2008-2010 59
Bảng 2.15: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý I năm 2010) 65
Bảng 2.16: Một số ngân hàng và các mức lãi suất cam kết cho vay đã báo cáo với NHNN 66
Bảng 2.17: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý II năm 2010) 68
Bảng 2.18: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý III năm 2010) 70
Bảng 2.19: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến ngày 10/12/2010) 73
Trang 6Bảng 2.20: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí lãi vay qua các năm của Công ty Cổ
Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn 75Bảng 2.21: Doanh thu và lợi nhuận qua các năm của Công ty Cổ Phần Cung
Ứng Tàu Biển Sài Gòn 78Bảng 2.22: Biến động số lượng và giá cả USD qua các năm 79Bảng 2.23: Các khoản mục có số dư ngoại tệ của công ty từ năm 2008 đến
2010 81Bảng 2.24: Số lượng hợp đồng không thực hiện được qua các năm và thiệt
hại ước tính 83Bảng 2.25: Lãi, lổ do chênh lệch tỷ giá qua các năm 84Bảng 3.1: Dự báo tỷ giá danh nghĩa một số ngoại tệ chủ chốt 87
Trang 7Tran g
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 30
Hình 2.2: Một số sản phẩm chính của công ty 33
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và trên chi phí của công ty 46
Hình 2.4: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu thị trường NK của công ty năm 2010 55
Hình 2.5: Tỷ giá VND/USD từ năm 1/01/2008 đến 21/04/2011 56
Hình 2.6: Biểu đồ tỷ giá USD/VND trong 5 năm trở lại đây (2006-2011), 58
Hình 2.7: Biểu đồ diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2010 61
Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện lãi suất của USD và VND trong năm 2008 62
Hình 2.9: Biểu đồ diễn biến lãi suất trong quí 1/2010 64
Hình 2.10: Biểu đồ tỷ giá USD/VND từ năm 2009 đến nay 76
Hình 2.11: Biểu đồ biểu hiện kim ngạch NK của công ty qua các năm 78
Hình 2.12: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến chi phí NK năm 2009 so với chi phí NK năm 2008 80
Hình 2.13: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến chi phí NK năm 2010 so với chi phí NK năm 2009 80
Trang 8TGHĐ là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong quan hệ kinh tếquốc tế hiện nay, nó đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại, đầu tư và tíndụng quốc tế, trong việc xác định, tính toán cán cân thanh toán nói riêng cũngnhư sức mạnh kinh tế đối ngoại của một quốc gia nói chung TGHĐ giúp chúng ta
so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau.Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyếnkhích XK hay NK hàng hóa của một nước
Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK như Công ty
CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn thì tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng rất nhiều đếnkết quả hoạt động của công ty Vì là một công ty XNK, thường xuyên mua bánvới các công ty nước ngoài, khi tỷ giá thay đổi sẽ làm cho dòng tiền của công tyluôn thay đổi, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Nhưng tỷ giá hối đoái thìluôn biến động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty Vì vậy việc dựđoán và đưa ra các giải pháp nhằm giúp công ty hạn chế rủi ro về tỷ giá là hết sứccần thiết, giúp công ty hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận Thấy được tầm quantrọng của tỷ giá đối với hoạt động XNK của doanh nghiệp em quyết định chọn đề
tài “Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK của Công ty CP
Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
• Tìm hiểu những nguyên nhân làm biến động tỷ giá giữa đồng USD và VND từnăm 2008 đến 2010
Trang 9• Phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK củacông ty từ năm 2008 đến 2010
• Đề ra các giải pháp giúp công ty giảm thiểu rủi ro về tỷ giá
3 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này thông qua một số phương pháp sau:
> Phương pháp luận phân tích: Lý thuyết cân bằng sức mua, Lý thuyết ngang giálãi suất (IRP), lạm phát theo quan điểm của K.Marx và hiện đại, hợp đồng kỳ hạn
và các công cụ phái sinh, lãi suất, quy luật cung cầu ngoại tệ
• Thu thập thông tin về tỷ giá trên website của niên giám thống kê, bộ côngthương, ngân hàng nhà nước
• Thu thập thông tin về các chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nướcViệt Nam trên sách, báo, tạp chí, truyền hình và internet
• Số liệu thu thập được phân tích bằng các phương pháp như: phương pháp sosánh, thống kê
> Phân tích số liệu bằng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu giữa các năm rồi đi đến kếtluận
+ Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê theo năm để từ đó sosánh, phân tích và rút ra kết luận
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phân tích các số liệu trong một thờiđiểm nhất định, trong từng trường hợp cụ thể
Trang 104 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố liên quan đến TGHĐ và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 21/02/2011 đến ngày 20/5/2011
• Số liệu dùng để nghiên cứu đề tài chủ yếu trong 3 năm từ 2008 đến 2010
Do thời gian và điều kiện tiếp cận với Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn cóhạn, hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài này còn nhiềuhạn chế nên phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hối đoáigiữa USD và VND đến hoạt động của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn
từ năm 2008 đến 2010
6 Ý nghĩa của đề tài
Điểm mới của đề tài này là : cho đến nay, đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về tácđộng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty CP Cung ỨngTàu Biển Sài Gòn Và đề tài này được nghiên cứu trong thời điểm tỷ giá hoái đốiđang biến động phức tạp, cho nên việc nghiên cứu đề tài này là có khả thi Đề tàinghiên cứu này hy vọng mang lại ý nghĩa rất lớn cho các bên liên quan sau:
Đối với em
J Củng cố các kiến thức lý luận chung về tỷ giá hối đoái đã được học trong chương
trình đại học vào thực tiễn doanh nghiệp
J Tăng cường kỹ năng của chính em trong việc nghiên cứu tác động của tỷ giá hối
đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đây cũng là cơ sở để em có thể thựchiện những cuộc nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn trong nhiều lĩnh vực khác
Đối với Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn và các doanh nghiệp trong ngành
Việc nghiên cứu những vấn đề nêu trên nhằm giúp Công ty CP Cung Ứng Tàu
Trang 11Biển Sài Gòn và các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu xây
Trang 12dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá,
tăng lợi nhuận cho Công ty
7 Kết cấu luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoáiđến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển SàiGòn
Chương 2: Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhậpkhẩu tại công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn
Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro do tác động của tỷ giáhối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Cung Ứng TàuBiển Sài Gòn
Kết luận và kiến nghị
Do thực tế và lý thuyết có những khoảng cách nhất định, thời gian thực tậpngắn, kiến thức có hạn và lần đầu tiên em làm đề tài mới nên còn nhiều thiếu sót.Kính mong nhận được sự thông cảm, góp ý của quý thầy cô
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN
1.1 Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ được biểu hiện qua một loạitiền tệ khác Nó được coi như là một loại giá quốc tế bị tác động bởi nhiều yếu tốkhác nhau trong không gian quốc tế
TGHĐ là một trong các công cụ của chính sách tài chính - tiền tệ của Chínhphủ, nên ngoài việc chịu điều tiết bởi cung cầu tiền tệ, tỷ giá còn chịu tác độngbởi các mục tiêu của các chính sách kinh tế - tài chính của quốc gia trong từngthời kì nhất định Trên thế giới, hầu hết các chính phủ đều tác đông trực tiếp haygián tiếp đến tỷ giá hối đoái Mức độ tác động này phụ thuộc vào sự biến độngcủa môi trường kinh tế vĩ mô trong từng thời kì nhất định, mục tiêu của chính sáchtiền tệ trong từng thời kỳ, niềm tin của công chúng vào chính sách phát triển đấtnước của chính phủ, sự tác động của nền kinh tế toàn cầu, thực trạng của nềnkinh tế Các biện pháp bảo vệ cũng là nhân tố quan trọng làm thay đổi cung cầungoại tệ và làm tỷ giá biến động
1.1.2 Giá cả cho giao dịch quốc tế: tỉ giá hối đoái thực tế và danh nghĩa.
Cho đến nay chúng ta đã thảo luận về luồng chu chuyển hàng hóa và vốngiữa các quốc gia Bên cạnh các biến lượng này, các nhà kinh tế vĩ mô còn nghiêncứu các biến số phản ánh giá cả của giao dịch quốc tế Cũng giống như trên bất cứthị trường nào, giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp người mua vàbán: giá quốc tế phối hợp quyết định của người tiêu dùng và sản xuất khi họ tươngtác với nhau trên thị trường thế giới Ở đây, chúng ta bàn hai loại giá cả quan trọngnhất là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế
- Tỉ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà tại đó một người đổi đồng tiền củamột quốc gia này lấy một đồng tiền quốc gia khác Ví dụ khi đến ngân hàng, bạnthấy người ta niêm yết 80 yên/đô la Nếu đưa cho ngân hàng một đô la, họ sẽ đưa lại
Trang 14cho bạn 80 yên Nhật; và nếu bạn đưa cho ngân hàng 80 yên, họ sẽ
la Trong thực tế, ngân hàng niêm yết giá bán và mua yên khác nhau
Tỷ giá hối đoái có thể được biểu diễn dưới hai dạng Nếu tỷ giá hối đoái là
80 yên một đô la thì nó cũng là 1/80 (=0.0125) đô la một yên
Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho một đô la có thể đổi được nhiều ngoại tệ hơn,chúng ta nói đó là sự lên giá của đồng đô la Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao chomột đô la mua được ít ngoại tệ hơn, ta nói đó là sự xuống giá của đồng đô la
Có thể có lúc nào đó bạn thấy các phương tiện truyền thông nói rằng đồng đô
la mạnh hay yếu Các thuật ngữ này thường được dùng để chỉ sự thay đổi trong tỷgiá hối đoái danh nghĩa Khi một đồng tiền lên giá, người ta nói đồng tiền đó mạnhlên vì nó có thể mua được nhiều ngoại tệ hơn Ngược lại, khi một đồng tiền xuốnggiá, người ta nói nó yếu đi
Đối với bất kỳ nước nào, chúng ta cũng thấy có nhiều tỷ giá hối đoái danhnghĩa Đồng đô la Mỹ có thể dùng để mua đồng Việt nam, yên Nhật, bảng Anh,Peso Mêhicô,v.v Khi nghiên cứu những sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái, các nhàkinh tế thường sử dụng các chỉ số được tính bằng số bình quân của nhiều tỷ giá hốiđoái Cũng như chỉ số giá bán lẻ chuyển nhiều loại giá trong nền kinh tế thành mộtđại lượng duy nhất để phản ánh mức giá, chỉ số tỷ giá hối đoái chuyển các tỷ giá hốiđoái khác nhau thành một đại lượng duy nhất để phản ánh giá trị quốc tế của đồngtiền Cho nên, khi các nhà kinh tế nói đồng đô la lên giá hay xuống giá, họ thường
ám chỉ một chỉ số tỷ giá hối đoái tính đến nhiều tỷ giá hối đoái cá biệt
- Tỉ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ mà tại đó một người trao đổi hàng hóa và dịch
vụ của nước này lấy hàng hóa và dịch vụ của nước khác Ví dụ khi mua hàng, bạnthấy két bia Đức có giá gấp đôi két bia Mỹ Chúng ta có thể nói rằng tỷ giá hối đoái
Trang 15thực tế là 1/2 két bia Đức bằng 1 két bia Mỹ Hãy chú ý rằng tương tự như tỷ giá hốiđoái danh nghĩa, chúng ta biểu hiện tỷ giá hối đoái thực tế bằng số đơn vị hàng hóanước ngoài trên một đơn vị hàng hóa trong nước.
Trang 16Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế có quan hệ mật thiết với nhau Để hiểutại sao, chúng ta hãy xét ví dụ sau Giả sử một giạ lúa của Mỹ bán được 100 đô la,
và một giạ lúa của Nhật bán được 16.000 yên Tỷ giá hối đoái thực tế giữa lúa của
Mỹ và lúa của Nhật là bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này trước tiên ta sử dụng tỷ giáhối đoái danh nghĩa để chuyển các loại giá về cùng một đồng tiền Nếu tỷ giá hốiđoái danh nghĩa là 80 yên một đô la và giá lúa của Mỹ là 100 đô la một giạ, thì giálúa của Mỹ sẽ là 8.000 yên một giạ lúa Lúa của Mỹ rẻ bằng một nửa lúa của Nhật
Tỷ giá hối đoái thực tế là 1/2 giạ lúa của Nhật trên một giạ lúa của Mỹ
Chúng ta có thể tóm tắt cách tính tỷ giá hối đoái thực tế này bằng công thức sau:
Tỷ giá hối đoái thực tế
=
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá trong
nướcGiá nước ngoài
=
8.000 yên giạ lúa củaMỹ16.000 yên giạ lúa của Nhật
= 1/2 giạ lúa của Nhật trên một giạ lúa của Mỹ
Như vậy tỷ giá hối đoái thực tế phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa vàhàng hóa của hai nước tính bằng đồng tiền trong nước của họ
Tại sao tỷ giá hối đoái thực tế lại quan trọng? Có thể bạn cũng đoán ra, tỷ giá hốiđoái thực tế là yếu tố then chốt quyết định việc nước sẽ xuất và nhập khẩu baonhiêu Ví dụ, khi công ty Chú Ben quyết định mua lúa của Mỹ hay của Nhật để dựtrữ, nó quan tâm đến việc lúa của nước nào rẻ hơn Tỷ giá hối đoái thực tế đưa racâu trả lời cho mối quan tâm này Ví dụ khác là bạn phải quyết định xem sẽ đi nghĩmát ở đâu, ở Phuket thuộc Thailand hay ở Bali thuộc Indonesia Bạn hỏi giá kháchsạn ở Phuket (tính baht) và giá khách sạn ở Bali (tính bằng rupi) và tỷ giá baht và
Trang 17rupi Nếu muốn quyết định đi nghĩ mát ở đâu bằng cách so sánh chi phí,
bạn đang ra quyết định dựa vào tỷ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá hối đoái thực tế của một nước là nhân tố chủ chốt quyết định xuấtkhẩu ròng của nó về hàng hóa và dịch vụ Sự xuống giá (giảm) trong tỷ giá hối đoáithực tế của Mỹ hàm ý hàng hóa của Mỹ trở nên rẻ hơn so với hàng ngoại Sự thayđổi này khuyến khích cả người tiêu dùng trong nước và nước ngoài mua nhiều hàngcủa Mỹ hơn và mua ít hàng ngoại hơn Kết quả là, xuất khẩu của Mỹ tăng Trái lại,
sự lên giá (tăng) trong tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ có nghĩa là hàng hóa Mỹ trởnên đắt hơn so với hàng ngoại và xuất khẩu ròng của Mỹ giảm
1.1.3 Lý thuyết đầu tiên về xác định tỉ giá hối đoái: sự ngang bằng sức mua
Tỷ giá hối đoái thay đổi đáng kể theo thời gian Trong năm 1970, một đô la
có thể mua được 3,65 mác Đức hoặc 627 lia Ý Trong năm 1998, một đô la Mỹ muađược 1,76 mác Đức hoặc 1737 lia Ý Nói cách khác, trong giai đoạn này giá trị của
đô la giảm hơn một nửa so với đồng mác và tăng gấp đôi so với đồng lia
Nguyên nhân nào gây ra những sự thay đổi lớn và ngược chiều này? Các nhàkinh tế đã phát triển rất nhiều mô hình để lý giải quá trình hình thành tỷ giá hối đoái
và mỗi lý thuyết chỉ tập trung vào một số lực lượng nhất định Ở đây, chúng ta xemxét mô hình đơn giản nhất để lý giải tỷ giá hối đoái được gọi là lý thuyết ngangbằng sức mua Lý thuyết này quả quyết rằng một đơn vị của một đồng tiền nhấtđịnh cần có khả năng mua một lượng hàng hóa như nhau ở tất cả các nước Các nhàkinh tế tin rằng lý thuyết ngang bằng sức mua cho biết quá trình xác định tỷ giá hốiđoái trong dài hạn Bây giờ chúng ta hãy xem xét lý thuyết xác định tỷ giá hối đoáidài hạn này dựa vào căn cứ nào, cũng như những hàm ý và hạn chế của nó
1.1.3.1 Logíc cơ bản của lý thuyết ngang bằng sức mua
Lý thuyết ngang bằng sức mua dựa trên một nguyên lý gọi là quy luật mộtgiá Nguyên lý này cho rằng hàng hóa phải được bán với mức giá như nhau ở mọinơi Nếu không, sẽ có những cơ hội kiếm lợi nhuận chưa được khai thác Ví dụ, giả
sử giá cá tra ở An giang thấp hơn ở Tp HCM Một người có thể mua cá tra ở Angiang với giá 40 ngàn đồng một kg và bán lại ở Tp HCM với giá 50 ngàn đồng một
Trang 18kg, qua đó kiếm được lợi nhuận là 10 ngàn một kg từ sự chênh lệch
trình này tiếp diễn cho đến khi giá trên hai thị trường bằng nhau
Bây giờ chúng ta hãy xét xem lý thuyết ngang bằng sức mua được vận dụngnhư thế nào vào thị trường quốc tế Nếu một đô la (hay bất cứ đồng tiền nào khác)
có thể mua được nhiều cà phê ở Việt nam hơn ở Mỹ, các nhà buôn quốc tế có thểkiếm lời bằng cách mua cà phê ở Việt nam và bán lại ở Mỹ Việc xuất khẩu cà phê
từ VN sang Mỹ sẽ làm giá cà phê ở VN tăng trong khi giá cà phê ở Mỹ giảm Cuốicùng, quy luật một giá cho rằng một đô la có thể mua được một lượng cà phê nhưnhau ở tất cả các nước
Lôgíc này dẫn chúng ta đến quy luật một giá Theo lý thuyết này, một đồngtiền phải có sức mua như nhau ở tất cả các nước Nghĩa là, 1 đô la Mỹ có thể muađược một lượng hàng hóa như nhau ở Mỹ và Nhật và một yên có thể mua được mộtlượng hàng hóa như nhau ở Nhật và ở Mỹ Quả thật tên của lý thuyết này nói rõ nộidung của nó Ngang bằng nghĩa là bằng nhau và sức mua nói lên giá trị của tiền Lýthuyết ngang bằng sức mua nói rằng một đơn vị tiền tệ phải có giá trị thực tế nhưnhau ở mọi quốc gia
1.1.3.2 Ý nghĩa của lý thuyết ngang bằng sức mua
Lý thuyết ngang bằng sức mua cho biết điều gì về tỷ giá hối đoái? Nó chochúng ta biết rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền của hai nước phụthuộc vào mức giá cả ở các nước đó Nếu một đô la mua được lượng hàng hóa nhưnhau ở Mỹ (giá tính bằng đô la) và ở Nhật (giá tính bằng đồng yên) thì số yên trênmột đô la phải phản ánh giá hàng hóa ở Mỹ và Nhật Ví dụ, một cân cà phê có giá
500 yên ở Nhật và 5 đô la ở Mỹ thì tỷ giá hối đoái phải bằng 100 yên trên một đô la(500 yên/5 đô la = 100 yên/1 đô la) Nếu không như vậy, sức mua của đô la sẽkhông giống nhau ở hai nước
Trang 19Để hiểu rõ hơn cơ cấu này hoạt động như thế nào, chúng ta hãy sử dụng một
số công thức toán Giả sử P là giá của một giỏ hàng hóa ở Mỹ tính bằng đô la, và P*
là giá một giỏ hàng hóa ở Nhật tính bằng yên, và e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (sốyên mà một đô la có thể mua được) Bây giờ chúng ta sẽ xem 1 đô la có thể muađược bao nhiêu hàng hóa trong nước và nước ngoài Ở trong nước, do giá cả là P,nên sức mua của 1 đô la là I/P ở nước ngoài, 1 đô la có thể đổi ra e đơn vị ngoại tệ
và có sức mua bằng e/P* Để cho sức mua của một đô la ngang nhau ở cả hai nước,chúng ta có:
Để xem hàm ý phân tích này đối với tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chúng ta cóthể viết lại phương trình trên để biểu diễn tỷ giá hối đoái danh nghĩa như sau:
e = P*/P
Như vậy, tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng tỷ lệ giữa giá ở nước ngoài tínhbằng ngoại tệ và giá ở trong nước tính bằng nội tệ Theo lý thuyết ngang bằng sứcmua, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai nước phải phản ánh sựkhác nhau về giá cả ở hai nước
Hàm ý then chốt của lý thuyết này là tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ thay đổinếu giá cả thay đổi Như chúng ta đã biết trong chương trước, mức giá cả của bất kỳquốc gia nào cũng sẽ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về tiền Do tỷ giá hối đoáidanh nghĩa phụ thuộc vào mức giá cả, nó cũng phụ thuộc vào cung và cầu về tiền ởmỗi nước Khi ngân hàng trung ương của một nước tăng cung ứng tiền tệ và làmcho giá cả tăng, đồng tiền của nước đó sẽ xuống giá so với các đồng tiền khác trênthế giới Nói cách khác, khi ngân hàng trung ương in lượng tiền lớn, đồng tiền của
Trang 20nó sẽ mất giá cả khi tính bằng lượng hàng hóa và dịch vụ mà nó có
bằng lượng các đồng tiền của nước khác mà nó có thể mua
Bây giờ, chúng ta có thể trả lời câu hỏi đặt ra ở phần này: tại sao đô la Mỹmất giá so với mác Đức và tăng giá so với lia Ý? Câu trả lời là Đức theo đuổi chínhsách tiền tệ chặt hơn, còn Ý theo đuổi chính sách tiền tệ lỏng hơn với Mỹ Từ năm
1970 đến năm 1998, lạm phát ở Mỹ là 5,3% một năm Ngược lại, lạm phát ở Đức là3,5% và ở Ý là 9,6% Như vậy, do giá cả ở Mỹ tăng nhanh hơn ở Đức, nên đô lagiảm giá so với mác Tương tự như vậy, do giá cả ở Mỹ giảm so với Ý, nên giá trị
đô la tăng với lia
1.1.3.3 Những hạn chế của lý thuyết ngang bằng sức mua
Lý thuyết ngang bằng sức mua là mô hình đơn giản nhất cho biết tỷ giá hốiđoái danh nghĩa được xác định như thế nào Lý thuyết này có thể giải thích tốt hiệntượng kinh tế Đặc biệt, nó giải thích các xu hướng dài hạn như sự xuống giá của đô
la so với mác Đức và sự lên giá của đô la so với đồng lia Đồng thời, nó có thể lýgiải những thay đổi lớn trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa xảy ra khi có siêu lạm phát.Tuy nhiên, lý thuyết ngang bằng sức mua không hoàn toàn chính xác Nghĩa là, tỷgiá hối đoái luôn thay đổi để đảm bảo rằng 1 đô la luôn có giá trị thực tế như nhau ởtất cả các nước Có hai lý do khiến cho lý thuyết ngang bằng sức mua không phảilúc nào cũng đúng trong thực tế
Lý do thứ nhất là có rất nhiều mặt hàng khó đem ra trao đổi Hãy tưởngtượng ra rằng giá cắt tóc ở Pari cao hơn ở New York Một số người có thể tránh cắttóc ở Pari và một số thợ cạo có thể chuyển từ Mỹ đến Pari Nhưng những hành vi đóquá yếu để có thể xóa đi sự chênh lệch giá Khi đó mức sai lệch so với sự ngangbằng sức mua có thể kéo dài và một đô la (hay 1 franc) có thể vẫn tiếp tục muađược ít dịch vụ cắt tóc ở Pari hơn so với New York
Lý do thứ hai làm cho lý thuyết ngang bằng sức mua không luôn đúng làngay cả hàng hóa trao đổi được không phải lúc nào cũng thay thế cho nhau khichúng được sản xuất ở các nước khác nhau Ví dụ, một số người tiêu dùng thích biaĐức hơn bia Mỹ Ngoài ra, sở thích của người tiêu dùng còn thay đổi theo thời gian
Trang 21Nếu đột nhiên bia Đức được ưa chuộng hơn, sự gia tăng nhu cầu sẽ
Đức Kết quả là, một đô la hay mác Đức có thể mua được nhiều bia hơn ở
Trong kinh doanh hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp còn phải xem xét tỷgiá XK và tỷ giá NK:
Trang 22Giá mua hàng hóa trong nước bằng nội tệ
Tỷ giá XK = -
-—-Giá XK hàng hoá đó bằng ngoại tệ
Giá bán hàng NK tại thị trường trong nước bằng nội tệ
Tỷ giá NK = ’ 2 ’ ’
Giá NK hàng hóa đó bằng ngoại tệ 1.3 Các chế độ tỷ giá
1.3.1 Tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá được quản lí cố định trong một thời gian nhất định không biến độngtheo thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu của Chính phủ Ngày nay, chế độquản lí này không còn phù hợp với yêu cầu thực tế nữa, nhưng vẫn được xem như
là chế độ nhằm quản lí tỷ giá theo hướng ổn định trong một khoảng thời giannhất định khi có những biến cố xảy ra
1.3.2 Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn
Đây là loại chế độ mà tỷ giá hoàn toàn xác lập theo quan hệ cung cầungoại tệ trên thị trường Chính phủ hoàn toàn không có bất kỳ tác động hoặc camkết gì về việc điều tiết tỷ giá Giá của một đồng tiền nội tệ đối với một đồng tiềnngoại tệ được xác định tại điểm mà cung ngang bằng cầu Khi XK tăng hoặc luồngvốn đầu tư nước ngoài tăng lên sẽ làm tăng cung ngoại tệ, đồng tiền ngoại tệ giảmgiá và ngược lại
1.3.3 Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí
> Chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền dự trữ:
Trong chế độ tỷ giá này, đồng tiền nội tệ của một quốc gia được gắn chặtvào một đồng ngoại tệ mạnh Quốc gia thực hiện chế độ tỷ giá như vậy sẽ phảinắm giữ đồng tiền nước ngoài làm đồng tiền dự trữ để bảo vệ giá trị đồng tiền nội
tệ của mình
Kể từ sau năm 1972, chế độ tỷ giá này được hầu hết các nước đang phát triển
áp dụng Đồng USD thường là đồng tiền được các nước dùng để gắn các đồngtiền của mình
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vì các cuộc khủng hoảng tài chínhthường xuyên xảy ra và để giảm thiểu bớt sự bất ổn do việc gắn chặt vào một đồng
Trang 23tiền, các nền kinh tế đang chuyển đổi thực hiện chính sách gắn
thương mại quốc tế
Nhìn chung, trong chế độ tỷ giá gắn vào một đồng tiền hay một rổ tiền tệ,muốn ổn định đồng tiền của mình đòi hỏi các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá đó,phải có một hệ thống dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp có hữu hiệu trên thịtrường ngoại hối
> Chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch:
Ở một số quốc gia, trong quá trình áp dụng chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền
dự trữ, nếu như tiềm lực dự trữ ngoại tệ không đủ mạnh và để ổn định tỷ giá,ngân hàng trung ương thường áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch.Chế độ tỷ giá này cho phép tỷ giá giao dịch trên thị trường biến động trong biên
độ mà ngân hàng trung ương công bố, được xác định theo công thức:
TGGDTT = Tỷ giá chính thức x ( 1 ± biên độ X% )
Trong đó:
- TGGDTT: Tỷ giá giao dịch thị trường
- X%: là biên độ mà ngân hàng nhà nước công bố Biên độ giao dịch hiệnnay là +_1% áp dụng từ ngày 11/02/2011, ngay sau khi có quyết định giảm biên độ
tỷ giá từ +_3% xuống +_1%
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá bình quân trên thị tường liên ngân hàng củangày giao dịch gần nhất trước đó do ngân hàng nhà nước công bố
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
1.4.1 Cán cân thanh toán quốc tế
Tất cả những giao dịch giữa một quốc gia với quốc gia còn lại trên thế giớiđược thể hiện thông qua sự chuyển dịch hàng hóa, di chuyển của thu nhập, nhữngluồng vốn đầu tư được ghi trong một bảng cân đối kế toán gọi là cán cân thanhtoán quốc tế Như vậy, có thể đưa ra khái niệm cán cân thanh toán quốc tế là:bảng cân đối kế toán ghi chép toàn bộ các giao dịch dưới hình thức giá trị giữamột quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một khoảng thời gian nhấtđịnh, thường là một năm
Trang 24Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua đótác động tới tỷ giá Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, theo tác động của quyluật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá.Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệ lêngiá, đồng nội tệ mất giá Làm tỷ giá thay đổi.
Về cơ bản Cán cân Thanh toán bao gồm những hạng mục sau:
I Tài khoản vãng lai
1 Cán cân thương mại
2 Cán cân dịch vụ
3 Cán cân thu nhập
4 Kiều hối và các khoản chuyển nhượng khác
II Tài khoản vốn
1 Đầu tư trực tiếp (FDI)
2 Vay trung hạn và dài hạn
3 Vay ngắn hạn
4 Đầu tư gián tiếp
III Sai số
IV Dự trữ ngoại hối
Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn luôn phải ở trong trạng thái cânbằng Nếu ở đâu đó có nhắc tới thặng dư cán cân thanh toán, thì đó là nhắc tớichênh lệch giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn (hạng mục sai số, thường nhỏ)
Và nếu có thặng dư giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thì lúc đó vai trò của
dự trữ ngoại hối sẽ phát huy tác dụng Nếu tài khoản vãng lai bị thâm hụt, và số
dư trên tài khoản vốn không đủ để đáp ứng cho thâm hụt tài khoản vãng lai, thìnhà nước phải sử dụng tới nguồn dự trữ ngoại hối Trong cán cân thanh toán, khinhà nước sử dụng dự trự ngoại hối Mặc dù điều này làm giảm dự trữ ngoại hối,nhưng bút toán trên cán cân thanh toán sẽ mang dấu dương, do đây là nguồn tiền từ
dự trữ ngoại hối đưa vào cán cân thanh toán Ngược lại, khi tài khoản vãng lai cóthặng dư lớn, làm tăng dự trữ ngoại hối, thì bút toán trên cán cân thanh toán sẽmangdấu âm (do tiền đượcrútra khỏi cán cân thanh toán và đưa vào dự trữ ngoạihối)
Trang 251.4.2 Lạm phát
• Theo quan điểm của K.Marx:
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông, vượt quá nhu cầucủa lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền và phân phối lại thu nhậpquốc dân
• Theo quan điểm hiện đại:
Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá cả chung của hàng hóa tăng liêntục và kéo dài trong một thời gian nhất định
Như vậy, khi lạm phát xảy ra làm cho đồng nội tệ mất giá và đồng ngoại tệlên giá, làm cho tỷ giá tăng lên
1.4.3 Lãi suất
1.4.3.1 Ngắn hạn
Lãi suất là giá cả thuê vốn trên thị trường Lãi suất có tác động rất lớn đến tỷgiá hối đoái Thật vậy, nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suấttrên thị trường quốc tế, điều này sẽ thu hút những dòng vốn trên thị trường quốc
tế chảy vào trong nước hay sẽ làm gia tăng sự chuyển hóa lượng ngoại tệ trongnước sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao Kết quả là, cung ngoại tệ trên thịtrường trong nước tăng lên, từ đó làm cho đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá hayđồng nội tệ lên giá Ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất ngoại tệhay lãi suất trên thị trường quốc tế thì sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá và đồngnội tệ mất giá
1.4.3.2 Dài hạn
Trong dài hạn, TGHĐ thay đổi theo lý thuyết ngang giá lãi suất IRP
Ngay khi các áp lực của thị trường làm cho lãi suất và tỷ giá thay đổi thì hoạtđộng kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không còn khả thi nữa, chúng
sẽ ở vào một vị thế cân bằng gọi là ngang giá lãi suất
Mối quan hệ giữa phần bù (hoặc chiết khấu) của ngoại tệ và chênh lệch lãi suấttheo IRP có thể được xác định như sau: Chúng ta hãy xem xét trường hợp một nhàđầu tư Việt Nam
Thực hiện kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa, tỷ suất sinh lợi từ
Trang 26hoạt động này được xác định như sau:
Ah: Số lượng đồng bản tệ đầu tư ban đầu
St: Tỷ giá giao ngay của đồng bản tệ
if: Lãi suất tiền gửi ở nước ngoài
Fn: Tỷ giá kỳ hạn khi chuyển ngoại tệ sang nội tệ
Số lượng đồng bản tệ nhận được ở cuối kỳ An được xác định như sau:
rf = ih(1+if)(1+p)-1=ih
> Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ:
Khi chính phủ thực hiện thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnhhưởng đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách Tất cả đều gây ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái
Đối với các nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao độngthì ngân hàng trung ương thực hiện điều chỉnh tăng hoặc giảm biên độ giao dịch
Trang 27theo một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá chính thức.
Phá giá đồng tiền: Đây là giải pháp mang tính tình thế của ngân hàng trungương nhằm giảm giá trị đồng nội tệ, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa XK.Phá giá đồng tiền thường gây tiêu cực đối với thị trường ngoại hối Kinh nghiệmcho thấy biện pháp này chỉ thành công khi mà nền kinh tế có tiềm năng kinh tếvững chắc
Nâng giá đồng tiền: Theo kinh nghiệm phát triển quốc tế biện pháp này chỉthực hiện khi:
• Giá hàng hóa và dịch vụ XK được đánh giá là thấp hơn giá trên thị trường thếgiới
• Hạn chế XK nhằm cân bằng thương mại quốc tế tránh được sức ép của các nướckhác trong thương mại mậu dịch quốc tế
• Tăng khả năng NK và kiềm chế lạm phát
> Yếu tố tâm lý:
Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các sựkiện kinh tế, chính trị từ những sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng pháttriển của thị trường và thực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối làm cho tỷgiá có thể đột biến tăng, giảm trên thị trường
1.5 Hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh
1.5.1 Hợp đồng kỳ hạn
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ màviệc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khithỏa thuận hợp đồng Lý do xuất hiện loại giao dịch này là để cung cấp phương tiệnphòng ngừa rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của
tỷ giá gây ra Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳ hạn được
sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biếttrước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường Tham gia giao dịch kỳ hạnchủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tưtrên thị trường tài chính quốc tế và các công ty XNK, tức là những người màhoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biếnđộng của tỷ giá Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách
Trang 28hàng thoả thuận giao dịch và ký kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ
hối đoái kỳ hạn chính là thị trường thực hiện giao dịch loại hợp đồng này
Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàngNhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định
số 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 01 năm 1998 Theo quy chế này giao dịchhối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một sốlượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiệntrong tương lai Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch dongân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên thamgia giao dịch tự tính toán và thoả thuận với nhau, nhưng phải bảo đảm trong biên
độ qui định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thờiđiểm ký kết hợp đồng
Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thựchiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưanhiều Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịchnày Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thờigian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để khuyếnkhích XK nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động NK Chính lý do nàykhiến các nhà XK không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng
XK nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn Về phía nhà NK, tuy ngoại tệ cólên giá so với VND khiến nhà NK lo ngại, nhưng sự lên giá của ngoại tệ vẫnđược Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức có thể kiểm soát được nên nhà NK vẫnchưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn để quản lý rủi ro tỷ giá Tuy nhiên, trong tươnglai khi Việt Nam gia nhập WTO và dần dần hội nhập tài chính với quốc tế thìNgân hàng Nhà nước sẽ bớt dần can thiệp vào thị trường ngoại hối, khi ấy rủi ro
tỷ giá đánglo ngại và nhu cầu giao dịch hối đoái kỳ hạn sẽ gia tăng.Do vậy, cácngânhàngvà côngty XNK nên làm quen với loại giao dịch này càngsớm càngtốt
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ củakhách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai Tuy nhiên, dogiao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bênvẫn phải thực hiện hợp đồng
Trang 29Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khinào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tạikhông có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ Đôi khi trên thực tế, khách hàng vừa
có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ
ở trong tương lai Chẳng hạn, một nhà XNK hiện tại cần VND để thanh toán cáckhoản chi tiêu trong nước nhưng đồng thời cần ngoại tệ để thanh toán hợp đồng
NK ba tháng nữa sẽ đến hạn Đáp ứng nhu cầu này, nhà XNK có thể liên hệ vớingân hàng thực hiện hai giao dịch:
• Bán ngoại tệ giao ngay để lấy VND chi tiêu trong nước
• Mua ngoại tệ kỳ hạn để ba tháng sau có ngoại tệ thanh toán hợp đồng NKđến hạn
Trong hai giao dịch trên, giao dịch thứ nhất là giao dịch hối đoái giao ngay,giao dịch thứ hai là giao dịch hối đoái kỳ hạn Rõ ràng trong tình huống này chỉ vớigiao dịch hối đoái giao ngay hay chỉ với giao dịch hối đoái kỳ hạn chưa thể đáp ứngđược nhu cầu giao dịch của khách hàng, mà phải kết hợp cả hai loại giao dịchnày lại với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Sự kết hợp nàyhình thành nên một loại giao dịch mới, đó là giao dịch hoán đổi
1.5.2 Hợp đồng hoán đổi
Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng nhànước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số17/1998/QĐ- NHNN ngày 10 tháng 01 năm 1998 Theo quyết định này, giao dịchhoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua
và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó
kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch đượcxác định tại thời điểm ký hợp đồng Quyết định 17 đã mở đường cho các ngânhàng thương mại tiến hành triển khai thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ ởViệt Nam Năm 1998 là năm thị trường ngoại hối ở Việt Nam có nhiều biếnđộng, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á Khách hàng cónhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng có thể là các công ty XNK,các ngân hàng khác hoặc là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Trang 30Khách hàng có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thoả mãn nhucầu ngoại tệ và VND Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giao dịch giaongay và giao dịch kỳ hạn thì ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận đến hailoại hợp đồng, theo đó khách hàng bán giao ngay và mua kỳ hạn hoặc mua giaongay và bán kỳ hạn với cùng một loại ngoại tệ Giao dịch riêng lẻ này khiến chokhách hàng phải chịu thiệt hai lần do chênh lệch giữa giá bán và giá mua vànhững phiền toái trong thoả thuận hợp đồng giao dịch Thay vì thực hiện giaodịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn riêng biệt, ngân hàng kết hợp hai loại giaodịch này lại trong một hợp đồng, gọi là hợp đồng hoán đổi tiền tệ.
Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàngthỏa thuận với nhau một số nội dung chính như sau:
> Thời hạn giao dịch - Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6tháng
Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoảthuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngàythực tế
> Điều kiện thực hiện - Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có
đủ các điều kiện sau: (1) có giấy phép kinh doanh, (2) xuất trình các chứng từchứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ, (3) mở tài khoản ngoại tệ và tài khoảnVND ở ngân hàng, (4) trả phí giao dịch theo qui định, (5) duy trì một tỷ lệ đặt cọctối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng, và (6)
ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng
> Ngày thanh toán - Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồmhai loại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn Ngày hiệu lực là ngày thựchiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiệnthanh toán giao dịch có kỳ hạn
> Xách định tỷ giá hoán đổi - Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại
tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngânhàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thoả thuận Tỷ giá có kỳ hạnđược tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và
số ngày thực tế của hợp đồng
Trang 31> Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi - Tại ngân hàng thương mạiquy trình thực hiện giao dịch hoán đổi tiến hành qua các bước sau đây:
• Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ vớiphòng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng
• Căn cứ vào cung và cầu ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và
• Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thờiđiểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quảng thờigian giữa hai thời điểm đó
1.5.3 Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên TGHĐ được sở giao dịch chứngkhoán Philadelphia đưa ra lần đầu tiên vào năm 1983 Ngày nay thị trường quyềnchọn là một trong những phân khúc thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhấttrên thị trường hối đoái toàn cầu
Quyền chọn (options) là một công cụ tài chính mà cho phép người mua
nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một công cụ tài chính khác
ở một mức giá và thời hạn được xác định trước Người bán hợp đồng quyền chọnphải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người mua muốn Bởi vì quyền chọn là mộttài sản tài chính nên nó có giá trị và người mua phải trả một khoản chi phí nhấtđịnh khi mua nó Để có thể hiểu rõ thêm khái niệm quyền chọn, chúng ta cần hiểu
rõ thêm một số khái niệm sau:
• Người mua quyền: Người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn
và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình
• Người bán quyền: Người nhận chi phì mua quyền của người muaquyền,
Trang 32• do đó, có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầucủa người mua quyền.
• Tài sản cơ sở: Tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được giao dịch Giá cảtrên thị trường của tài sản cơ sở là cơ sở để xác định giá trị của quyền chọn Tàisản cơ sở có thể là hàng hóa như cà phê, dầu hỏa, vàng, chứng khoán và ngoại tệ
• Tỷ giá thực hiện: Tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người mua quyền chọnyêu cầu thực hiện quyền chọn
• Trị giá hợp đồng quyền chọn: Trị giá được chuẩn hóa theo từng loại ngoại
• Loại quyền chọn: Loại quyền mà người mua nắm giữ Loại quyền nào chophép người mua có quyền được mua một vài loại tài sản cơ sở ở mức giá xácđịnh trước trong thời hạn nhất định gọi là quyền chọn mua Ngược lại, loại quyềncho phép người mua có quyền được bán gọi là quyền chọn bán
• Kiểu quyền chọn: Kiểu giao dịch do hai bên thỏa thuận cho phép ngườimua quyền được lựa chọn thời điểm thực hiện quyền Kiểu quyền chọn cho phépngười mua quyền được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lựccủa quyền chọn gọi là quyền chọn kiểu Mỹ Kiểu quyền chọn chỉ cho phépngười thực hiện khi quyền chọn chỉ cho phép người mua thực hiện khi quyềnchọn đến hạn gọi là quyền chọn kiểu Châu Âu
Quyền chọn có thể áp dụng cho nhiều loại thị trường với nhiều loại hànghóa khác nhau Do vậy, có nhiều loại quyền chọn khác nhau theo những loại thịtrường khác nhau, chẳng hạn quyền chọn trên thị trường hàng hóa, quyền chọn trênthị trường chứng khoán và quyền chọn trên thị trường ngoại hối Trong phần nàychỉ đề cập đến quyền chọn trên thị trường ngoại hối với hai hình thức khác nhau:quyền chọn mua và quyền chọn bán
• Quyền chọn mua là kiểu hợp đồng quyền chọn mà cho phép ngườimua
Trang 33• nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng
giá và trong thời hạn được xác định trước
• • Quyền chọn bán là kiểu hợp đồng quyền chọn mà cho phép ngườimua
nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được bán một số lượng ngoại tệ ở một mứcgiá và trong thời hạn được xác định trước
• Nếu tỷ giá biến động thuận lợi cho người mua, người mua sẽ thực hiệnhợp đồng, ngược lại người mua sẽ không thực hiện cho đến khi hợp đồng hết hạn
• Công ty XNK có thể sử dụng loại hợp đồng quyền chọn để phòng ngừarủi
ro tỷ giá Với hợp đồng quyền chọn, công ty XNK đều có thể biết trước đượcdoanh thu và chi phí của mình như thế nào trước khi hợp đồng đến hạn thanhtoán, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc ấy là bao nhiêu Điều này cóthể giúp họ kiểm soát được rủi ro tỷ giá
1.6 Hoạt động XNK và ảnh hưởng của tỷ giá đến hiệu quả hoạt động XNK 1.6.1 Hoạt động XNK
• XK là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặcdịch
vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước Ngượclại, NK là việc dùng ngoại tệ mua hàng hóa từ thị trường bên ngoài phục vụ yêucầu trong nước Như vậy, XNK là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa qua phạm
vi của một quốc gia để thu về ngoại tệ hay dùng nội tệ đổi lấy ngoại tệ mua hànghóa nước ngoài vào trong nước XNK sẽ tác động lên cung và cầu ngoại tệ, tácđộng lên tỷ giá hối đoái
• Hoạt động XNK là chiếc cầu nối, là ống dẫn, giữa nền kinh tế quốc giavà
thế giới bên ngoài Nhờ sử dụng những lợi thế so sánh của mình hòa nhập vàomôi trường kinh tế thế giới đã mang lại lợi ích và sự phát triển ngày một đi lên.XNK là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kì quốc gia nào muốn tối ưuhóa lợi nhuận và chuyên môn hóa sản xuất
1.6.2 Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động XNK
1.6.2.1 Khi tỷ giá tăng
• Giá hàng NK tính bằng nội tệ tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng
Trang 35• Ngược lại giảm giá nội tệ sẽ có lợi cho XK vì nhà XK sẽ hưởng lợi quachênh lệch số lượng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ tăng lên Những khoản tiềngửi hay đầu tư bằng ngoại tệ lúc bấy giờ có lời hơn nhờ vào chênh lệch tỷ giá.
I.6.2.2 Khi tỷ giá giảm
• Số luợng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ giảm đi sẽ có tác động
Khi đó giá cả hàng hóa đối với sản phẩm NK đối với người tiêu dùng trong nước
sẽ giảm, hay họ sẽ cần ít nội tệ hơn để mua lấy sản phẩm như trước kia, do vậynhu cầu đối với hàng NK tăng lên, NK sẽ có lợi Đồng thời những khoản nợ vayngoại tệ hay nợ nước ngoài sẽ mất đi một phần gánh nặng nhờ chênh lệch tỷ giá,người nhận nợ sẽ chi trả ít nội tệ hơn so với khi vay mượn Và khi đó hàng hóatrong nước đối với người tiêu dùng nước ngoài sẽ tăng giá bởi họ sẽ phải chi tiềnnhiều hơn trước kia để trả cho hàng hóa đó
• Tuy nhiên, nhà kinh doanh XNK cần phải xem xét tỷ giá biến động ởmức
nào thì có lợi, vì khi nhà XK đồng thời là người sản xuất hàng XK sẽ phải nhậpnguyên phụ liệu từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất Nếu tỷ giá tăng (đồngnội tệ mất giá) sẽ khiến cho giá nguyên vật liệu NK tăng theo, điều đó sẽ làmảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
• Vì vậy, trong kinh doanh XNK cần quan tâm đến cả tỷ giá XK và tỷ
Để có lợi cho XK thì phải chọn theo công thức :
• Tỷ giá XK < Tỷ giá thị trường < Tỷ giá NK
• Một công ty XNK thì hàng ngày phải xem xét và tính toán với mức tỷgiá
nào thì XK có lời và NK có lợi hơn Đồng thời, những khoản thanh toán và đầu tưngoại tệ của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào khi tỷ giá tăng lên hoặc giảmxuống Đó là những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanhnghiệp Kế toán doanh nghiệp sẽ hạch toán và tính toán theo những qui tắc được
sử dụng trong kế toán chênh lệch tỷ giá
Trang 361.7 Khảo sát các nghiên cứu trước
• Tác giả khảo sát đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Đại
-Lớp: DH6KD2 -Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học An Giang
có cùng chủ đề về tỷ giá hối đoái
Trang 37• Ưu điểm của đề tài: đề tài này tác giả cho thấy được xu hướng biến
tỷ giá hối đoái qua các năm từ 2006 đến 2008, tác giả đã phân tích, đã cho thấy sựtác động của tỷ giá đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như doanh thu XK, chiphí nhập khẩu, lợi nhuận
• Hạn chế của đề tài: mặc dù tác giả đã chỉ ra xu hướng biến động của tỷgiá
qua các năm nhưng tác giả không nêu được rõ ra các nguyên nhân làm cho tỷ giábiến động, mà chỉ nói rất chung chung Thêm nữa, từ những phân tích trên, cáctác giả đã đưa ra các giải pháp để giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro về tỷ giánhưng tác giả cũng chỉ viết rất sơ sài, không chi tiết, làm cho người đọc khóhình dung
Trang 38• CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HÓI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG
2.1 Giới thiệu về Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn
• Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, tên giao dịch “Saigon Shipchanco” hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103004388
được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 01/03/2006, làcông ty cổ phần được chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước Công Ty Cung ỨngTàu Biển Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động từ năm 1975, với vốn điều lệ11,200,000,000 đồng Trụ sở chính đặt tại số 3G, đường Phổ Quang, phường 2,quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh (Lầu 5)
• Các đơn vị trực thuộc tính đến ngày 31/12/2010 gồm:
• Chi nhánh Hạnh Long
• Chi nhánh Mộc Bài
• Chi nhánh Tân Thủ Đô
• Chi nhánh Tịnh Biên
• Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại, dịch vụ và Du lịch.
• Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính củaCông ty là:
• Đại lý hưởng hoa hồng
• Mua bán lương thực, thực phẩm, đồ uống rượu bia, thuốc lá điếu sản xuấttrong nước, thuốc lào và sản phẩm từ sợi thuốc lá, giày dép, túi xách, thiết bịchụp ảnh, thiết bị ngành ảnh (máy ảnh, hóa chất rửa ảnh(trừ hóa chất có tínhđộc hại mạnh), tráng phim, tấm kính ảnh), máy quay phim
• Kinh doanh dịch vụ ăn uống đầy đủ
Trang 39• Kinh doanh vận tải đường sông bằng Cano, đại lý bán vé tàu thủy.
Trang 40• Kinh doanh lữ hành nội địa và dịch vụ du khách khác, dịch vụ nhiếp ảnh.
• Kinh doanh vũ trường, dịch vụ xông hơi, tắm hơi (không kinh doanh vũtrường, xông hơi, tắm hơi tại trụ sở)
• Bán hàng miễn thuế (theo giấy phép của Bộ Thương Mại nay là Bộ CôngThương)
• Dịch vụ hàng hải, sửa chữa nhỏ (cạo hà, rỉ, sơn, sừa chữa các thiết bị thôngtin, đường nước, ống hơi, hàn vá)
• Đưa rước sĩ quan, thủy thủ lên bờ làm việc, tham quan, hồi hương, chuyểnđổi đoàn thủy thủ, dịch vụ lưu trú cho đoàn thủy thủ
• Bán hàng lưu niệm, mỹ nghệ, đại lý bán vé máy bay
• Mua bán thiết bị dụng cụ hệ thống điện, máy móc thiết bị khai thác khí lọc dầu- khai thác dầu-giàn khoan, thiết bị khoan dầu mỏ, dụng cụ thiết bị vàmáy móc ngành công nghiệp hóa chất, pin, bộ nạp điện, thiết bị đo lường-kiểm tra thử nghiệm, linh kiện điện tử- viễn thông và điều khiển, thiết bịnâng hạ, thang nâng, thang máy chở hàng, thang máy chở người
đốt-• Kinh doanh lữ hành quốc tế
• Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu dân cư, kinh doanh nhà ở
• Kinh doanh khách sạn (đạt tiêu chuẩn sao), nhà hàng ăn uống (không kinhdoanh khách sạn, nhà hàng tại trụ sở)
• Từ khi thành lập đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm, Công ty vẫn khẳngđịnh được vị trí của mình trên thương trường, là thương hiệu được khách hàngtín nhiệm Ngoài các chức năng hiện hữu, trong tương lai Công ty sẽ phát triểnthêm các loại hình kinh doanh khác mang lại hiệu quả nhiều hơn đáp ứng được
sự mongđợi của các cổ đông
• Lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay của Công ty là kinh doanh bán hàng miễn thuế.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu
2.1.2.1 Chức năng
• Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn là một Công ty cổ phần có chứcnăng kinh doanh chủ yếu là các dịch vụ hàng hải, các dịch vụ vui chơi giải trí cho