1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc

125 2,6K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 9,16 MB

Nội dung

Phân tích các tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn

Trang 1

Lời Cảm Ơn !

Đầu tiên em không có gì hơn, xin gởi đến quý thầy cô đang giảng dạy và làmviệc tại trường Đại Học Nha Trang, cô Cao Thị Hồng Nga cùng tập thể BanLãnh Đạo và cán bộ nhân viên Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn(SAIGON SHIP CHANDLER JOINT STOCK COMPANY) lời chúc sức khỏe

Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn thành công trong sự nghiệp giáo dụcđào tạo cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Em xin chúc ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công Ty Cổ PhầnCung Ứng Tàu Biển Sài Gòn luôn gặt hái được nhiều thành công trong côngviệc, luôn gia tăng lợi nhuận cho công ty

Em xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong trường đã dạy dỗ, giúp đỡ vàhướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian em theo học tại trường

Em xin cảm ơn cô Cao Thị Hồng Nga, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốtnghiệp theo đúng thời gian và quy định của trường

Em chân thành cảm ơn Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, đơn

vị đã nhận em vào thực tập và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình emthực tập tại công ty

Một lần nữa em xin chúc tất cả mọi người sức khỏe dồi dào và luôn thànhcông trong công việc cũng như trong cuộc sống

Em xin trân trọng kính chào !

1

Trang 2

Tóm tắt

Đề tài này phân tích ba vấn đề chủ yếu, thứ nhất là phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái bao gồm cán cân thanh toán, lạm phát, lãisuất…Qua phân tích tác giả đã cho thấy được những nguyên nhân chính nào đãlàm cho tỷ giá giữa USD và VND tăng cao trong những năm vừa qua Thứ hai,

đề tài đi sâu vào tình hình thực tế của công ty, phân tích các yếu tố doanh thu,kim ngạch XNK, tỷ giá NK, tỷ giá thực tế, các khoản phải thu, phải trả…đểthấy được sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK của công ty.Cuối cùng, từ những phân tích trên, đề tài cho người đọc thấy được tầm quantrọng của rủi ro tỷ giá đối với hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là công tyXNK, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Công ty CP Cung Ứng Tàu BiểnSài Gòn và các công ty XNK trong ngành có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá như

sử dụng hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh Trong phần kiến nghị, emcũng đã đề xuất ý kiến đến các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp cóthể phòng tránh những rủi ro tỷ giá, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình Cònđối với các ngân hàng, cần cung cấp thêm nhiều công cụ bảo hiểm tỷ giá vàđào tạo nhân viên am hiểu về các công cụ này để có thể tư vấn cho kháchhàng, giúp ngân hàng có thêm nhiều khách hàng và gia tăng lợi nhuận Đối vớicác cơ quan chức năng cần có các giải pháp nhằm giúp cho tỷ giá USD/VND ổnđịnh hơn nhằm ổn định nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển

Trang 3

Chương I Giới thiệu I.1 Lý do chọn đề tài

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với xu hướng khu vực hóa vàtoàn cầu hóa, việc mua bán hàng hóa không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi củamột quốc gia mà dần dần được mở rộng ra phạm vi toàn thế giới, các quốcgia giao thương với nhau nhiều hơn Nhưng mỗi quốc gia lại sử dụng mộtđồng tiền riêng cho mình, do đó việc mua bán hàng hóa gặp nhiều khó khăntrong việc tính giá cả của hàng hóa Chính vì vậy mà TGHĐ ra đời nhằm giúpchuyển đổi đồng tiền giữa các quốc gia, thuận lợi hơn trong quá trình muabán

TGHĐ là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong quan hệ kinh tếquốc tế hiện nay, nó đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại, đầu tư vàtín dụng quốc tế, trong việc xác định, tính toán cán cân thanh toán nói riêngcũng như sức mạnh kinh tế đối ngoại của một quốc gia nói chung TGHĐ giúpchúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nướckhác nhau Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiếtchính sách khuyến khích XK hay NK hàng hóa của một nước

Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK như Công

ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn thì tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng rất nhiềuđến kết quả hoạt động của công ty Vì là một công ty XNK, thường xuyên muabán với các công ty nước ngoài, khi tỷ giá thay đổi sẽ làm cho dòng tiền củacông ty luôn thay đổi, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Nhưng tỷ giá hốiđoái thì luôn biến động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty Vì vậyviệc dự đoán và đưa ra các giải pháp nhằm giúp công ty hạn chế rủi ro về tỷ giá

là hết sức cần thiết, giúp công ty hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận Thấyđược tầm quan trọng của tỷ giá đối với hoạt động XNK của doanh nghiệp em

quyết định chọn đề tài “Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt

động XNK của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn”.

3

Trang 4

I.2 Mục tiêu nghiên cứu

• Tìm hiểu những nguyên nhân làm biến động tỷ giá giữa đồng USD và VND

từ năm 2008 đến 2010

• Phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNKcủa công ty từ năm 2008 đến 2010

• Đề ra các giải pháp giúp công ty giảm thiểu rủi ro về tỷ giá

I.3 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này thông qua một số phương pháp sau:

Phương pháp luận phân tích: Lý thuyết cân bằng sức mua, Lý thuyết nganggiá lãi suất (IRP), lạm phát theo quan điểm của K.Marx và hiện đại, hợp đồng kỳhạn và các công cụ phái sinh, lãi suất, quy luật cung cầu ngoại tệ

 Thu thập số liệu

+ Số liệu sơ cấp:

Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

+ Số liệu thứ cấp:

• Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính và các tài liệu báo cáo của Công ty

CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn qua các năm 2008, 2009, 2010 như báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán…

• Thu thập thông tin về tỷ giá trên website của niên giám thống kê, bộthương mại…

• Thu thập thông tin về các chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhànước Việt Nam trên sách, báo, tạp chí, truyền hình và internet

• Số liệu thu thập được phân tích bằng các phương pháp như: phương pháp

so sánh, thống kê…

Phân tích số liệu bằng một số phương pháp sau:

+ Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu giữa các năm rồi đi đến kếtluận

+ Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê theo năm để từ đó so

sánh, phân tích và rút ra kết luận

Trang 5

+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phân tích các số liệu trong một thờiđiểm nhất định, trong từng trường hợp cụ thể.

I.4 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian và điều kiện tiếp cận với Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn

có hạn, hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài này cònnhiều hạn chế nên phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hốiđoái giữa USD và VND đến hoạt động của Công ty CP Cung Ứng Tàu BiểnSài Gòn từ năm 2008 đến 2010

I.5 Ý nghĩa của đề tài

Điểm mới của đề tài này là : cho đến nay, đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên vềtác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty CP CungỨng Tàu Biển Sài Gòn Và đề tài này được nghiên cứu trong thời điểm tỷ giáhoái đối đang biến động phức tạp, cho nên việc nghiên cứu đề tài này là có khảthi Đề tài nghiên cứu này hy vọng mang lại ý nghĩa rất lớn cho các bên liênquan sau:

Đối với Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn và các doanh nghiệp trong ngành

Việc nghiên cứu những vấn đề nêu trên nhằm giúp Công ty CP Cung Ứng TàuBiển Sài Gòn và các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩuxây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, gópphần tăng lợi nhuận cho Công ty

5

Trang 6

I.6 Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm 3 bước cơ bản:

Bước 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái chẳng hạn như: cáncân thanh toán quốc tế, lạm phát, lãi suất,…

Bước 2: Đánh giá những tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK củacông ty như tác động đến doanh thu, chi phí và cuối cùng là ảnh hưởng đếnlợi nhuận của công ty như thế nào

Bước 3: Từ kết quả phân tích ở bước 2, chúng ta thấy được sự ảnh hưởng của tỷgiá hối đoái đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp từ đó mà ta đưa ra cácgiải pháp giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như: Hợp đồng kỳ hạn,hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn…

tỷ giá

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng tương

lai

Hợp đồng quyền chọn

Các giải pháp khác…

Tỷ giá hối đoái

Hoạt động XNK của công ty

Doanh

Lợi nhuận

Trang 7

Chương II Cơ sở lý thuyết II.1 Khái niệm TGHĐ

Tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ được biểu hiện qua một loạitiền tệ khác Nó được coi như là một loại giá quốc tế bị tác động bởi nhiềuyếu tố khác nhau trong không gian quốc tế

giá là một trong các công cụ của chính sách tài chính - tiền tệ của Chínhphủ, nên ngoài việc chịu điều tiết bởi cung cầu tiền tệ, tỷ giá còn chịu tác độngbởi các mục tiêu của các chính sách kinh tế - tài chính của quốc gia trongtừng thời kì nhất định Trên thế giới, hầu hết các chính phủ đều tác đông trựctiếp hay gián tiếp đến tỷ giá hối đoái Mức độ tác động này phụ thuộc vào sựbiến động của môi trường kinh tế vĩ mô trong từng thời kì nhất định, mục tiêucủa chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, niềm tin của công chúng vào chínhsách phát triển đất nước của chính phủ, sự tác động của nền kinh tế toàn cầu,thực trạng của nền kinh tế Các biện pháp bảo vệ cũng là nhân tố quan trọnglàm thay đổi cung cầu ngoại tệ và làm tỷ giá biến động

II.2 Các loại tỷ giá

Tỷ giá chính thức: Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước thông báo Tỷ giá kinh doanhbao gồm:

+ Tỷ giá mua tiền mặt: áp dụng cho trường hợp mua - bán ngoại tệ bằng giấybạc ngân hàng, tiền kim loại

+ Tỷ giá chuyển khoản: áp dụng cho trường hợp mua - bán ngoại tệ dưới dạng

số dư tài khoản tại NH

+ Tỷ giá kì hạn: là một mức tỷ giá cố định sẽ được thực hiện trong 1 thời điểmgiới hạn, là loại tỷ giá mà các ngân hàng thương mại đưa ra nhằm kinh doanhtiền tệ, xác định dựa vào tỷ giá của NHNN đưa ra Tỷ giá này giúp các doanhnghiệp kinh doanh XNK giới hạn được những rủi ro khi tỷ giá tăng lên hayxuống thấp

7

Trang 8

Trong kinh doanh hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp còn phải xem xét tỷ giá

XK và tỷ giá NK:

Giá mua hàng hóa trong nước bằng nội tệ

Tỷ giá XK =

Giá XK hàng hoá đó bằng ngoại tệ

Giá bán hàng NK tại thị trường trong nước bằng nội tệ

Tỷ giá NK =

Giá NK hàng hóa đó bằng ngoại tệ

II.3 Các chế độ tỷ giá

II.3.1 Tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá được quản lí cố định trong một thời gian nhất định không biến động theothị trường nhằm thực hiện những mục tiêu của Chính phủ Ngày nay, chế độquản lí này không còn phù hợp với yêu cầu thực tế nữa, nhưng vẫn được xemnhư là chế độ nhằm quản lí tỷ giá theo hướng ổn định trong một khoảng thờigian nhất định khi có những biến cố xảy ra

II.3.2 Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn

Đây là loại chế độ mà tỷ giá hoàn toàn xác lập theo quan hệ cung cầu ngoại tệtrên thị trường Chính phủ hoàn toàn không có bất kỳ tác động hoặc cam kết gì

về việc điều tiết tỷ giá Giá của một đồng tiền nội tệ đối với một đồng tiềnngoại tệ được xác định tại điểm mà cung ngang bằng cầu Khi XK tăng hoặcluồng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên sẽ làm tăng cung ngoại tệ, đồng tiền ngoại

tệ giảm giá và ngược lại

II.3.3 Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí

 Chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền dự trữ:

Trong chế độ tỷ giá này, đồng tiền nội tệ của một quốc gia được gắn chặt vàomột đồng ngoại tệ mạnh Quốc gia thực hiện chế độ tỷ giá như vậy sẽ phảinắm giữ đồng tiền nước ngoài làm đồng tiền dự trữ để bảo vệ giá trị đồng tiềnnội tệ của mình

Kể từ sau năm 1972, chế độ tỷ giá này được hầu hết các nước đang phát

Trang 9

triển áp dụng Đồng USD thường là đồng tiền được các nước dùng để gắncác đồng tiền của mình.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vì các cuộc khủng hoảng tài chínhthường xuyên xảy ra và để giảm thiểu bớt sự bất ổn do việc gắn chặt vào mộtđồng tiền, các nền kinh tế đang chuyển đổi thực hiện chính sách gắn đồng tiềncủa mình vào một rổ tiền tệ Hệ thống quỹ dự trữ ngoại hối của các nước nàyđược duy trì gồm nhiều loại ngoại tệ khác nhau theo một cơ cấu tỷ lệ nhất địnhtùy theo quan hệ thương mại quốc tế

Nhìn chung, trong chế độ tỷ giá gắn vào một đồng tiền hay một rổ tiền tệ,muốn ổn định đòng tiền của mình đòi hỏi các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá

đó, phải có một hệ thống dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp có hữu hiệu trênthị trường ngoại hối

 Chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch:

Ở một số quốc gia, trong quá trình áp dụng chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền dựtrữ, nếu như tiềm lực dự trữ ngoại tệ không đủ mạnh và để ổn định tỷ giá, ngânhàng trung ương thường áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch Chế

độ tỷ giá này cho phép tỷ giá giao dịch trên thị trường biến động trong biên độ

mà ngân hàng trung ương công bố, được xác định theo công thức:

Tỷ giá

giao dịch = Tỷ giá chính thức x ( 1 ± biên độ X% ) thị trường

II.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

II.4.1 Cán cân thanh toán quốc tế

Tất cả những giao dịch giữa một quốc gia với quốc gia còn lại trên thế giới đượcthể hiện thông qua sự chuyển dịch hàng hóa, di chuyển của thu nhập, nhữngluồng vốn đầu tư được ghi trong một bảng cân đối kế toán gọi là cán cân thanhtoán quốc tế Như vậy, có thể đưa ra khái niệm cán cân thanh toán quốc tế là:bảng cân đối kế toán ghi chép toàn bộ các giao dịch dưới hình thức giá trị

9

Trang 10

giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một khoảng thờigian nhất định, thường là một năm.

Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tácđộng tới tỷ giá Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, theo tác động của quyluật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá.Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệlên giá, đồng nội tệ mất giá Làm tỷ giá thay đổi

Thuyết Ngang giá Sức Mua (Puchasing Power Parity Theory – PPP theory)

Thuyết Ngang giá Sức Mua (PPP Theory) chỉ ra rằng: “Tỷ giá hối đoái giữa hailoại tiền tệ sẽ được điều chỉnh sao cho giá của cùng một loại mặt hàng ở thịtrường nội địa của hai nước đó có mức giá tương đương nhau”

Giả sử tỷ giá hối đoái giữa VND và USD là 20.000VND/USD Một kilogram càphê có giá 5USD tại thị trường Mỹ và có giá 40.000VND tại thị trường VN Khi

đó giá của 1kg cà phê chỉ có giá 2USD nếu thanh toán bằng USD tại thị trường

VN Điều này sẽ dẫn tới xu hướng có những người ở Mỹ sang VN mua cà phêthay vì mua tại nước họ Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thì:

 Những người Mỹ phải ra các điểm đổi tiền để đổi tiền USD sang VND,điều này dẫn đến tiền VND sẽ trở nên có giá trị hơn và do đó tỷ giá VND/USD sẽ giảm

 Nhu cầu mua cà phê tại thị trường Mỹ giảm nên theo Quy luật Cung –Cầu, giá bán của cà phê cũng giảm đi

 Nhu cầu mua cà phê tại thị trường VN gia tăng, nên theo Quy luật Cung –Cầu, giá bán của cà phê sẽ phải tăng lên

Nếu những điều ở trên xảy ra, tỷ giá VND/USD sẽ giảm từ 20.000VND xuống18.000VND đổi được 1USD, giá cà phê ở thị trường Mỹ giảm còn 3USD, giá càphê tại thị trường VN tăng lên 54.000VND, thì ý định mua cà phê từ VN đem về

Mỹ bị phá sản hoàn toàn Thực vậy, việc đổi 3USD sang 54.000VND (với tỷ giá

Trang 11

18.000VND/USD) để mua cà phê tại VN trở nên vô nghĩa Nghĩa là, ThuyếtNgang giá Sức Mua đảm bảo cùng một loại hàng hóa thì mức giá của nó tại thịtrường nội địa của hai nước đó sẽ ngang nhau sau khi quy đổi theo tỷ giá hốiđoái.

Tương tự, nếu như những người ở VN có xu hướng đem cà phê từ VN giá40.000VND sang bán tại thị trường Mỹ với giá 5USD thì những điều sau sẽ xảyra:

 Nhu cầu mua cà phê tại thị trường VN gia tăng, nên theo Quy luật Cung –Cầu, giá bán của cà phê tại VN sẽ tăng lên

 Nhu cầu mua cà phê tại thị trường Mỹ giảm, nên theo Quy luật Cung –Cầu, giá bán của cà phê tại Mỹ sẽ giảm

 Sau khi thu được USD từ việc bán cà phê tại Mỹ, những người này phải racác điểm đổi tiền để đổi tiền USD sang lại VND Điều này dẫn đến đồngUSD sẽ có giá trị hơn và tỷ giá VND/USD sẽ tăng

Và nếu như những điều trên đây xảy ra, giá cà phê tại VN tăng lên 54.000VND,giá cà phê tại thị trường Mỹ giảm xuống 3USD và tỷ giá USD/VND giảm xuống18.000VND; thì việc mua 1kg cà phê với giá 54.000VND, đem sang Mỹ bán thu

về 3USD, sau đó quy đổi trở lại sang lại 54.000VND (theo tỷ giá 18.000VND) làmột chuỗi hoạt động kinh tế vô nghĩa Một lần nữa, Thuyết Ngang giá Sức Mualại đảm bảo mức giá của cùng một loại hàng hóa ở hai thị trường hai nước khácnhau sẽ có mức giá ngang nhau sau khi quy đổi theo tỷ giá hối đoái

Tuy nhiên, thuyết Ngang giá Sức Mua chỉ có giá trị trong lý thuyết kinh tế vàtrong các hoạt động kinh tế ngắn hạn, ít khi xảy ra trong thực tế vì các lý do liênquan tới chính sách xuất – nhập khẩu, thuế, chi phí đi lại, vị trí địa lý… mặc dùcác bên tham gia thị trường (người mua, người bán, các nhà đầu cơ) luôn có xuhướng làm cân bằng mức giá của loại hàng hóa đó trên các thị trường

Về cơ bản Cán cân Thanh toán bao gồm những hạng mục sau

11

Trang 12

I Tài khoản vãng lai

1 Cán cân thương mại

2 Cán cân dịch vụ

3 Cán cân thu nhập

4 Kiều hối và các khoản chuyển nhượng khác

II Tài khoản vốn

1 Đầu tư trực tiếp (FDI)

2 Vay trung hạn và dài hạn

3 Vay ngắn hạn

4 Đầu tư gián tiếp

III Sai số

IV Dự trữ ngoại hối

Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn luôn phải ở trong trạng thái cân bằng.Nếu ở đâu đó có nhắc tới thặng dư cán cân thanh toán, thì đó là nhắc tới chênhlệch giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn (hạng mục sai số, thường nhỏ) Vànếu có thặng dư giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thì lúc đó vai trò của

dự trữ ngoại hối sẽ phát huy tác dụng Nếu tài khoản vãng lai bị thâm hụt, và số

dư trên tài khoản vốn không đủ để đáp ứng cho thâm hụt tài khoản vãng lai, thìnhà nước phải sử dụng tới nguồn dự trữ ngoại hối Trong cán cân thanh toán,khi nhà nước sử dụng dự trự ngoại hối Mặc dù điều này làm giảm dự trữngoại hối, nhưng bút toán trên cán cân thanh toán sẽ mang dấu dương, do đây lànguồn tiền từ dự trữ ngoại hối đưa vào cán cân thanh toán Ngược lại, khi tàikhoản vãng lai có thặng dư lớn, làm tăng dự trữ ngoại hối, thì bút toán trên cáncân thanh toán sẽ mang dấu âm (do tiền được rút ra khỏi cán cân thanh toán vàđưa vào dự trữ ngoại hối)

II.4.2 Lạm phát

 Theo quan điểm của K.Marx:

Trang 13

Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông, vượt quá nhu cầucủa lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền và phân phối lại thunhập quốc dân.

 Theo quan điểm hiện đại:

Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá cả chung của hàng hóa tăng liên tục

và kéo dài trong một thời gian nhất định

Như vậy, khi lạm phát xảy ra làm cho đồng nội tệ mất giá và đồng ngoại tệ lêngiá, làm cho tỷ giá tăng lên

II.4.3 Lãi suất

II.4.3.1 Ngắn hạn

Lãi suất là giá cả thuê vốn trên thị trường Lãi suất có tác động rất lớn đến tỷ giáhối đoái Thật vậy, nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suấttrên thị trường quốc tế, điều này sẽ thu hút những dòng vốn trên thị trườngquốc tế chảy vào trong nước hay sẽ làm gia tăng sự chuyển hóa lượng ngoại tệtrong nước sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao Kết quả là, cung ngoại tệ trênthị trường trong nước tăng lên, từ đó làm cho đồng ngoại tệ có xu hướng giảmgiá hay đồng nội tệ lên giá Ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suấtngoại tệ hay lãi suất trên thị trường quốc tế thì sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá

và đồng nội tệ mất giá

II.4.3.2 Dài hạn

Trong dài hạn, TGHĐ thay đổi theo lý thuyết ngang giá lãi suất IRP

Ngay khi các áp lực của thị trường làm cho lãi suất và tỷ giá thay đổi thì hoạtđộng kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không còn khả thi nữa,chúng sẽ ở vào một vị thế cân bằng gọi là ngang giá lãi suất

Mối quan hệ giữa phần bù (hoặc chiết khấu) của ngoại tệ và chênh lệch lãi suấttheo IRP có thể được xác định như sau: Chúng ta hãy xem xét trường hợp mộtnhà đầu tư Việt Nam

Thực hiện kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa, tỷ suất sinh lợi từ hoạt

13

Trang 14

động này được xác định như sau:

Ah: Số lượng đồng bản tệ đầu tư ban đầu

St: Tỷ giá giao ngay của đồng bản tệ

if: Lãi suất tiền gửi ở nước ngoài

Fn: Tỷ giá kỳ hạn khi chuyển ngoại tệ sang nội tệ

Số lượng đồng bản tệ nhận được ở cuối kỳ An được xác định như sau: An=(Ah/St)(1+if)Fn

Vì Fn=St(1+p) nên ta có thể viết lại công thức như sau: An=(Ah/St)(1+if)

 Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ:

Khi chính phủ thực hiện thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnhhưởng đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách

… Tất cả đều gây ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái

ƒ Đối với các nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao động

Trang 15

thì ngân hàng trung ương thực hiện điều chỉnh tăng hoặc giảm biên độ giaodịch theo một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá chính thức.

ƒ Phá giá đồng tiền: Đây là giải pháp mang tính tình thế của ngân hàng trungương nhằm giảm giá trị đồng nội tệ, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa

XK Phá giá đồng tiền thường gây tiêu cực đối với thị trường ngoại hối Kinhnghiệm cho thấy biện pháp này chỉ thành công khi mà nền kinh tế có tiềm năngkinh tế vững chắc

ƒ Nâng giá đồng tiền: Theo kinh nghiệm phát triển quốc tế biện pháp này chỉthực hiện khi:

 Giá hàng hóa và dịch vụ XK được đánh giá là thấp hơn giá trên thị trườngthế giới

 Hạn chế XK nhằm cân bằng thương mại quốc tế tránh được sức ép của cácnước khác trong thương mại mậu dịch quốc tế

 Tăng khả năng NK và kiềm chế lạm phát

Yếu tố tâm lý:

Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các

sự kiện kinh tế, chính trị… từ những sự kiện này, người ta dự đoán chiềuhướng phát triển của thị trường và thực hiện những hành động đầu tư về ngoạihối làm cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị trường

II.5 Hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh

II.5.1 Hợp đồng kỳ hạn

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ

mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từkhi thỏa thuận hợp đồng Lý do xuất hiện loại giao dịch này là để cung cấpphương tiện phòng ngừa rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do sự biến độngbất thường của tỷ giá gây ra Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợpđồng có kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷgiá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường Tham

15

Trang 16

gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đaquốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công tyXNK, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởngmột cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá Khi có nhu cầu giao dịch ngoại

tệ, hai bên ngân hàng và khách hàng thoả thuận giao dịch và ký kết hợp đồnggiao dịch ngoại tệ kỳ hạn Thị trường hối đoái kỳ hạn chính là thị trường thựchiện giao dịch loại hợp đồng này

Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàngNhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyếtđịnh số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998 Theo quy chế nàygiao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán vớinhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽđược thực hiện trong tương lai Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷgiá giao dịch do ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển yết giáhoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thoả thuận với nhau, nhưngphải bảo đảm trong biên độ qui định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngânhàng Nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng

Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thựchiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫnchưa nhiều Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giaodịch này Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trongsuốt thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ

để khuyến khích XK nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động NK Chính

lý do này khiến các nhà XK không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi kýkết hợp đồng XK nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn Về phía nhà NK,tuy ngoại tệ có lên giá so với VND khiến nhà NK lo ngại, nhưng sự lên giácủa ngoại tệ vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức có thể kiểm soát đượcnên nhà NK vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn để quản lý rủi ro tỷ giá.Tuy nhiên, trong tương lai khi Việt Nam gia nhập WTO và dần dần hội nhập

Trang 17

tài chính với quốc tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ bớt dần can thiệp vào thịtrường ngoại hối, khi ấy rủi ro tỷ giá đáng lo ngại và nhu cầu giao dịch hốiđoái kỳ hạn sẽ gia tăng Do vậy, các ngân hàng và công ty XNK nên làm quenvới loại giao dịch này càng sớm càng tốt.

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ củakhách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai Tuy nhiên, dogiao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi haibên vẫn phải thực hiện hợp đồng

Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầukhi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiệntại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ Đôi khi trên thực tế, khách hàngvừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bánngoại tệ ở trong tương lai Chẳng hạn, một nhà XNK hiện tại cần VND để thanhtoán các khoản chi tiêu trong nước nhưng đồng thời cần ngoại tệ để thanh toánhợp đồng NK ba tháng nữa sẽ đến hạn Đáp ứng nhu cầu này, nhà XNK có thểliên hệ với ngân hàng thực hiện hai giao dịch:

• Bán ngoại tệ giao ngay để lấy VND chi tiêu trong nước

• Mua ngoại tệ kỳ hạn để ba tháng sau có ngoại tệ thanh toán hợp đồng

NK đến hạn

Trong hai giao dịch trên, giao dịch thứ nhất là giao dịch hối đoái giaongay, giao dịch thứ hai là giao dịch hối đoái kỳ hạn Rõ ràng trong tình huốngnày chỉ với giao dịch hối đoái giao ngay hay chỉ với giao dịch hối đoái kỳ hạnchưa thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng, mà phải kết hợp cảhai loại giao dịch này lại với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng Sự kết hợp này hình thành nên một loại giao dịch mới, đó là giao dịchhoán đổi

II.5.2 Hợp đồng hoán đổi

Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng nhànước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số

17

Trang 18

17/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998 Theo quyết định này, giaodịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giaodịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiềnkhác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá củahai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng Quyết định 17 đã mởđường cho các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai thực hiện các giaodịch hoán đổi ngoại tệ ở Việt Nam Năm 1998 là năm thị trường ngoại hối ởViệt Nam có nhiều biến động, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệĐông Nam Á Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi với ngânhàng có thể là các công ty XNK, các ngân hàng khác hoặc là một tổ chức tíndụng phi ngân hàng.

Khách hàng có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thoả mãnnhu cầu ngoại tệ và VND Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giaodịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn thì ngân hàng và khách hàng phải thỏathuận đến hai loại hợp đồng, theo đó khách hàng bán giao ngay và mua kỳ hạnhoặc mua giao ngay và bán kỳ hạn với cùng một loại ngoại tệ Giao dịch riêng

lẻ này khiến cho khách hàng phải chịu thiệt hai lần do chênh lệch giữa giá bán

và giá mua và những phiền toái trong thoả thuận hợp đồng giao dịch Thay vìthực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn riêng biệt, ngân hàng kếthợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp đồng, gọi là hợp đồng hoán đổitiền tệ

Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàngthỏa thuận với nhau một số nội dung chính như sau:

Thời hạn giao dịch – Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6tháng

Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuậnchọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thựctế

Trang 19

 Điều kiện thực hiện – Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủcác điều kiện sau: (1) có giấy phép kinh doanh, (2) xuất trình các chứng từchứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ, (3) mở tài khoản ngoại tệ và tài khoảnVND ở ngân hàng, (4) trả phí giao dịch theo qui định, (5) duy trì một tỷ lệ đặtcọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng,

và (6) ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng

 Ngày thanh toán – Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hailoại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn Ngày hiệu lực là ngày thựchiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiệnthanh toán giao dịch có kỳ hạn

 Xách định tỷ giá hoán đổi – Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷgiá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngânhàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thoả thuận Tỷ giá có kỳ hạnđược tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ,

• Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp

tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào Điều này có mặt lợi là bảohiểm được rủi ro ngoại hối cho khách hàng nhưng đồng thời đánh mất đi cơhội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng

• Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm

19

Trang 20

đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quảng thờigian giữa hai thời điểm đó.

II.5.3 Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên TGHĐ được sở giao dịch chứngkhoán Philadelphia đưa ra lần đầu tiên vào năm 1983 Ngày nay thị trườngquyền chọn là một trong những phân khúc thị trường có tốc độ phát triểnnhanh nhất trên thị trường hối đoái toàn cầu

Quyền chọn (options) là một công cụ tài chính mà cho phép người mua

nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một công cụ tài chínhkhác ở một mức giá và thời hạn được xác định trước Người bán hợp đồngquyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người mua muốn Bởi vìquyền chọn là một tài sản tài chính nên nó có giá trị và người mua phải trả mộtkhoản chi phí nhất định khi mua nó Để có thể hiểu rõ thêm khái niệm quyềnchọn, chúng ta cần hiểu rõ thêm một số khái niệm sau:

• Người mua quyền: Người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn và

có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình

• Người bán quyền: Người nhận chi phì mua quyền của người mua quyền, do

đó, có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền

• Tài sản cơ sở: Tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được giao dịch Giá cả trênthị trường của tài sản cơ sở là cơ sở để xác định giá trị của quyền chọn Tài sản

cơ sở có thể là hàng hóa như cà phê, dầu hỏa, vàng, chứng khoán và ngoại tệ

• Tỷ giá thực hiện: Tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người mua quyền chọn yêucầu thực hiện quyền chọn

• Trị giá hợp đồng quyền chọn: Trị giá được chuẩn hóa theo từng loại ngoại tệ

Trang 21

được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn Chi phí này thường được tính bằng một

số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch

• Loại quyền chọn: Loại quyền mà người mua nắm giữ Loại quyền nào chophép người mua có quyền được mua một vài loại tài sản cơ sở ở mức giá xácđịnh trước trong thời hạn nhất định gọi là quyền chọn mua Ngược lại, loạiquyền cho phép người mua có quyền được bán gọi là quyền chọn bán

• Kiểu quyền chọn: Kiểu giao dịch do hai bên thỏa thuận cho phép người muaquyền được lựa chọn thời điểm thực hiện quyền Kiểu quyền chọn cho phépngười mua quyền được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lựccủa quyền chọn gọi là quyền chọn kiểu Mỹ Kiểu quyền chọn chỉ cho phépngười thực hiện khi quyền chọn chỉ cho phép người mua thực hiện khi quyềnchọn đến hạn gọi là quyền chọn kiểu Châu Âu

Quyền chọn có thể áp dụng cho nhiều loại thị trường với nhiều loạihàng hóa khác nhau Do vậy, có nhiều loại quyền chọn khác nhau theo nhữngloại thị trường khác nhau, chẳng hạn quyền chọn trên thị trường hàng hóa,quyền chọn trên thị trường chứng khoán và quyền chọn trên thị trường ngoạihối Trong phần này chỉ đề cập đến quyền chọn trên thị trường ngoại hối vớihai hình thức khác nhau: quyền chọn mua và quyền chọn bán

• Quyền chọn mua là kiểu hợp đồng quyền chọn mà cho phép người mua nó

có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ ở một mứcgiá và trong thời hạn được xác định trước

• Quyền chọn bán là kiểu hợp đồng quyền chọn mà cho phép người mua nó

có quyền, nhưng không bắt buộc, được bán một số lượng ngoại tệ ở một mức giá

và trong thời hạn được xác định trước

Nếu tỷ giá biến động thuận lợi cho người mua, người mua sẽ thực hiện hợpđồng, ngược lại người mua sẽ không thực hiện cho đến khi hợp đồng hết hạn

Công ty XNK có thể sử dụng loại hợp đồng quyền chọn để phòng ngừarủi ro tỷ giá Với hợp đồng quyền chọn, công ty XNK đều có thể biết trước

21

Trang 22

được doanh thu và chi phí của mình như thế nào trước khi hợp đồng đến hạnthanh toán, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc ấy là bao nhiêu Điềunày có thể giúp họ kiểm soát được rủi ro tỷ giá.

II.6 Tổng quan về cơ chế điều hành tỷ giá và tỷ giá ở Việt Nam

Trước năm 1989, Việt Nam sử dụng cơ chế đa tỷ giá: tỷ giá kết toán nội bộ, tỷgiá đối ngoại và tỷ giá thanh toán NK Từ tháng 3/1989, tỷ giá đã thống nhấtthành một mức tỷ giá chính thức là 4.500 VND/USD Các Ngân hàng thươngmại được phép giao dịch với biên độ ± 0,5% tỷ giá chính thức do Ngân hàngNhà nước Việt Nam qui định

Vào đầu năm 1990, với việc hình thành 2 trung tâm giao dịch ngoại

tệ tại TPHCM và Hà Nội, tỷ giá chính thức được xác định trên cơ sở các phiêngiao dịch tại trung tâm, trong đó NHNN Việt Nam tham gia với vai trò chủ đạo

Năm 1994, Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời thay thế 2 trungtâm giao dịch ngoại tệ (Quyết định 203/QĐ-NH13 ngày 20/09/1994), tỷ giáchính thức được ổn định và do NHNN Việt Nam công bố dựa trên tỷ giá giaodịch trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng thương mại được phép xácđịnh tỷ giá giao dịch của mình trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN Việt Namcông bố với biên độ ±0,5%

Tiếp theo đó, biên độ được nới rộng lên ±1%, ±5%, ±10% Đồng thời,NHNN Việt Nam cũng đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá chính thức từ 11.175 VND/USD lên 11.800VND/USD và tiếp tục lên 12.998 vào 7/8/1998 Ngày25/02/1999 NHNN Việt Nam đã không xác định và công bố tỷ giá chính thức

mà thông báo tỷ giá bình quân giao dịch ngày hôm trước trên thị trường ngoại

tệ liên ngân hàng và biên độ giao dịch của các ngân hàng thương mại là

Trang 23

Ngày 26/6/2008, Thống đốc NHNN có Quyết định số 1436/QĐ-NHNNnới rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức ± 1% quy định từ ngày 10-3-2008, tănglên ± 2% so với tỷ giá liên ngân hàng do NHNN công bố, thực hiện kể từ ngày27/6/2008.

Quyết định số 2635/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh biên

độ mua bán ngoại tệ giao ngay của các TCTD đối với khách hàng từ ± 2% lên

±3% thực hiện từ 7/11/2008

Kể từ ngày 25/12/2008, NHNN điều chỉnh tăng 3% đối với tỷ giá bìnhquân liên ngân hàng từ 16.494 VNđ/USD tăng lên 16.989 VNđ/USD Đây làmức điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng cao nhất trong một ngày từ nhiềunăm qua Với biên độ ± 3%, tỷ giá mua bán của các NHTM nhìn chung cũngđiều chỉnh tăng lên trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng của NHNN Theo đó mặtbằng tỷ giá mới sẽ góp phần kích thích XK, kiểm soát nhập siêu và đảm bảobền vững cán cân thanh toán quốc tế

Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chínhsách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ Diễn biến tỷ giá trongnăm 2010 là khá phức tạp Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngânhàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷgiá trên thị trường tự do luôn ở mức cao Tỷ giá chính thức có thời điểm thấphơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10% Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trênthị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD

Như vậy, có thể thấy rằng trước năm 1997, tỷ giá được kiểm soát trựctiếp, cố định với đồng đô la Mỹ và cố gắng giữ mức ổn định Ngân hàng Nhànước Việt Nam xác định và công bố mức tỷ giá chính thức Sau đó do tác độngcủa cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và thâm hụt cán cân tài khoản vãng laicủa Việt Nam tăng cao, vì vậy NHNN Việt Nam đã hai lần điều chỉnh tỷ giáchính thức Kể từ thời kì này, tỷ giá đã được điều chỉnh trên cơ sở bằng việcđiều chỉnh biên độ giao dịch tỷ giá và thay vì công bố tỷ giá chính thức, NHNN

23

Trang 24

Việt Nam thông báo tỷ giá bình quân giao dịch ngày hôm trước trên thị trườngliên ngân hàng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã phân loại Việt Nam có cơ chế tỷgiá thả nổi có quản lí.

II.7 Hoạt động XNK và ảnh hưởng của tỷ giá đến hiệu quả hoạt động XNK II.7.1 Hoạt động XNK

XK là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặcdịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước.Ngược lại, NK là việc dùng ngoại tệ mua hàng hóa từ thị trường bên ngoàiphục vụ yêu cầu trong nước Như vậy, XNK là hoạt động trao đổi mua bánhàng hóa qua phạm vi của một quốc gia để thu về ngoại tệ hay dùng nội tệ đổilấy ngoại tệ mua hàng hóa nước ngoài vào trong nước XNK sẽ tác động lêncung và cầu ngoại tệ, tác động lên tỷ giá hối đoái

Hoạt động XNK là chiếc cầu nối, là ống dẫn, giữa nền kinh tế quốc gia

và thế giới bên ngoài Nhờ sử dụng những lợi thế so sánh của mình hòa nhậpvào môi trường kinh tế thế giới đã mang lại lợi ích và sự phát triển ngày một

đi lên XNK là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kì quốc gia nàomuốn tối ưu hóa lợi nhuận và chuyên môn hóa sản xuất

II.7.2 Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động XNK

II.7.2.1 Khi tỷ giá tăng

Giá hàng NK tính bằng nội tệ tăng lên, người tiêu dùng có xu hướngkhông mua hàng NK nữa, khiến cho hàng NK bị ế thừa, NK bị hạn chế Hoặcđối với những khoản nợ, vay ngoại tệ giờ đây tăng giá lên, gây nên tình trạngkhông có có khả năng trả nợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp

Ngược lại giảm giá nội tệ sẽ có lợi cho XK vì nhà XK sẽ hưởng lợi quachênh lệch số lượng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ tăng lên Những khoản

Trang 25

tiền gửi hay đầu tư bằng ngoại tệ lúc bấy giờ có lời hơn nhờ vào chênh lệch tỷgiá.

II.7.2.2 Khi tỷ giá giảm

Số luợng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ giảm đi sẽ có tác động ngượclại Khi đó giá cả hàng hóa đối với sản phẩm NK đối với người tiêu dùngtrong nước sẽ giảm, hay họ sẽ cần ít nội tệ hơn để mua lấy sản phẩm như trướckia, do vậy nhu cầu đối với hàng NK tăng lên, NK sẽ có lợi Đồng thời nhữngkhoản nợ vay ngoại tệ hay nợ nước ngoài sẽ mất đi một phần gánh nặng nhờchênh lệch tỷ giá, người nhận nợ sẽ chi trả ít nội tệ hơn so với khi vay mượn

Và khi đó hàng hóa trong nước đối với người tiêu dùng nước ngoài sẽ tăng giábởi họ sẽ phải chi tiền nhiều hơn trước kia để trả cho hàng hóa đó

Tuy nhiên, nhà kinh doanh XNK cần phải xem xét tỷ giá biến động ởmức nào thì có lợi, vì khi nhà XK đồng thời là người sản xuất hàng XK sẽ phảinhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất Nếu tỷ giá tăng(đồng nội tệ mất giá) sẽ khiến cho giá nguyên vật liệu NK tăng theo, điều đó

sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

Vì vậy, trong kinh doanh XNK cần quan tâm đến cả tỷ giá XK và tỷ giá

NK Để có lợi cho XK thì phải chọn theo công thức :

Tỷ giá XK ≤ Tỷ giá thị trường ≤ Tỷ giá NK

Một công ty XNK thì hàng ngày phải xem xét và tính toán với mức tỷgiá nào thì XK có lời và NK có lợi hơn Đồng thời, những khoản thanh toán vàđầu tư ngoại tệ của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào khi tỷ giá tăng lênhoặc giảm xuống Đó là những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp Kế toán doanh nghiệp sẽ hạch toán và tính toán theo nhữngqui tắc được sử dụng trong kế toán chênh lệch tỷ giá

II.8 Khảo sát các nghiên cứu trước

Tác giả khảo sát đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Đại Quốc Lớp: DH6KD2 –Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học An

-25

Trang 26

Giang có cùng chủ đề về tỷ giá hối đoái

Ưu điểm của đề tài: đề tài này tác giả cho thấy được xu hướng biến động của tỷgiá hối đoái qua các năm từ 2006 đến 2008, tác giả đã phân tích, đã cho thấy sựtác động của tỷ giá đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như doanh thu XK,chi phí nhập khẩu, lợi nhuận…

Hạn chế của đề tài: mặc dù tác giả đã chỉ ra xu hướng biến động của tỷgiá qua các năm nhưng tác giả không nêu được rõ ra các nguyên nhân làm cho

tỷ giá biến động, mà chỉ nói rất chung chung Thêm nữa, từ những phân tíchtrên, các tác giả đã đưa ra các giải pháp để giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi

ro về tỷ giá nhưng tác giả cũng chỉ viết rất sơ sài, không chi tiết, làm chongười đọc khó hình dung

CHƯƠNG III Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty

Trang 27

III.1 Giới thiệu về Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn

III.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn

Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, tên giao dịch “Saigon Shipchanco” hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:

4103004388 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày01/03/2006, là công ty cổ phần được chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước Công

Ty Cung Ứng Tàu Biển Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động từ năm 1975, vớivốn điều lệ 11,200,000,000 đồng Trụ sở chính đặt tại số 3G, đường Phổ Quang,phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh (Lầu 5)

Các đơn vị trực thuộc tính đến ngày 31/12/2010 gồm:

 Chi nhánh Hạnh Long

 Chi nhánh Mộc Bài

 Chi nhánh Tân Thủ Đô

 Chi nhánh Tịnh Biên

Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại, dịch vụ và Du lịch.

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính củaCông ty là:

 Đại lý hưởng hoa hồng

 Mua bán lương thực, thực phẩm, đồ uống rượu bia, thuốc lá điếu sản xuấttrong nước, thuốc lào và sản phẩm từ sợi thuốc lá, giày dép, túi xách, thiết

bị chụp ảnh, thiết bị ngành ảnh (máy ảnh, hóa chất rửa ảnh(trừ hóa chất cótính độc hại mạnh), tráng phim, tấm kính ảnh), máy quay phim

 Kinh doanh dịch vụ ăn uống đầy đủ

 Kinh doanh vận tải đường sông bằng Cano, đại lý bán vé tàu thủy

 Kinh doanh lữ hành nội địa và dịch vụ du khách khác, dịch vụ nhiếp ảnh

27

Trang 28

 Kinh doanh vũ trường, dịch vụ xông hơi, tắm hơi (không kinh doanh vũtrường, xông hơi, tắm hơi tại trụ sở).

 Bán hàng miễn thuế (theo giấy phép của Bộ Thương Mại nay là Bộ CôngThương)

 Dịch vụ hàng hải, sửa chữa nhỏ (cạo hà, rỉ, sơn, sừa chữa các thiết bịthông tin, đường nước, ống hơi, hàn vá)

 Đưa rước sĩ quan, thủy thủ lên bờ làm việc, tham quan, hồi hương, chuyểnđổi đoàn thủy thủ, dịch vụ lưu trú cho đoàn thủy thủ

 Bán hàng lưu niệm, mỹ nghệ, đại lý bán vé máy bay

 Mua bán thiết bị dụng cụ hệ thống điện, máy móc thiết bị khai thác khíđốt- lọc dầu- khai thác dầu-giàn khoan, thiết bị khoan dầu mỏ, dụng cụthiết bị và máy móc ngành công nghiệp hóa chất, pin, bộ nạp điện, thiết bị

đo lường- kiểm tra thử nghiệm, linh kiện điện tử- viễn thông và điềukhiển, thiết bị nâng hạ, thang nâng, thang máy chở hàng, thang máy chởngười

 Kinh doanh lữ hành quốc tế

 Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu dân cư, kinh doanh nhàở

 Kinh doanh khách sạn (đạt tiêu chuẩn sao), nhà hàng ăn uống (không kinhdoanh khách sạn, nhà hàng tại trụ sở)

Từ khi thành lập đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm, Công ty vẫn khẳngđịnh được vị trí của mình trên thương trường, là thương hiệu được khách hàngtín nhiệm Ngoài các chức năng hiện hữu, trong tương lai Công ty sẽ phát triểnthêm các loại hình kinh doanh khác mang lại hiệu quả nhiều hơn đáp ứng được

sự mong đợi của các cổ đông

Lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay của Công ty là kinh doanh bán hàng miễn thuế.

III.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu

Trang 29

III.1.2.1 Chức năng

Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn là một Công ty cổ phần có chức năngkinh doanh chủ yếu là các dịch vụ hàng hải, các dịch vụ vui chơi giải trí cho thủythủ đoàn nước ngoài, cung cấp lương thực thực phẩm, kinh doanh hàng miễnthuế, dịch vụ du lịch thương mại tổng hợp, xuất nhập khẩu, phim ảnh, đại lýhưởng hoa hồng, mua bán giao nhận dầu nhờn Castrol, mua bán hóa chất hàng

hải, công nghiệp, dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế… III.1.2.2 Nhiệm vụ

– Kinh doanh đúng ngành nghề được giao trong giấy phép kinh doanh.– Tiếp tục nâng cao điều kiện kinh doanh và chất lượng sản phẩm theo yêucầu của thị trường, nâng cao tay nghề và năng suất lao động, tạo công ăn việclàm, thu nhập ổn định và chăm lo cho tinh thần đời sống người lao động

– Quản lý chặt chẽ tài sản, lao động vật tư, tiền vốn và chấp hành nghiêmchỉnh các nguyên tắc, chế độ theo qui định của Nhà nước

– Thực hiện các qui định về bảo vệ Công ty, bảo vệ tài nguyên môi trường,Quốc phòng và an ninh Quốc gia

– Thực hiện hạch toán kế toán và báo cáo thường xuyên trung thực theoquy định của Nhà nước

– Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước

III.1.2.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu

Lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay của Công ty là kinh doanh bán hàng miễnthuế

III.1.3 Cơ cấu tổ chức

Các phòng ban chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc Mỗiphòng ban đều đặt dưới sự quản lý của trưởng phòng, được phân công nhiệm vụ

cụ thể đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt

III.1.3.1 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

29

Trang 30

Nguồn: Phòng kế hoạch - Xuất nhập khẩu

III.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danhCông ty để quyết định mọi vấn đề của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩmquyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị là cổ đông góp vốn gồm 4người

Ông Trương Nhật Quang Chủ tịch

Ông Nguyễn Quang Trung Phó chủ tịch

Ông Phạm Hữu Phú Thành viên

Ông Nguyễn Kim Khánh Thành viên

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

PHÒNG TÀI VỤ KẾ TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

Trang 31

Ban kiểm soát:

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt cho các cổ đông tiến hànhkiểm tra giám sát các hoạt động quản lý điều hành, các hoạt động kế toán tàichính, sản xuất kinh doanh của Công ty

Giám đốc điều hành:

Giám đốc điều hành là người điều hành cao nhất và toàn diện trên các mặtcủa Công ty, chịu trách nhiệm trước Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Sở công nghiệp vàpháp luật Ngoài ra, Công ty còn có 2 phó Giám Đốc giúp Giám Đốc điều hànhCông ty, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về hoạt động của các bộ phận trựcthuộc Như Phó giám đốc phụ trách kinh doanh giúp Giám Đốc trong công táckinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và Phó giám đốc phụ trách tàichính giúp Giám Đốc phụ trách về mặt tài chính và kế toán Trong lĩnh vực phụtrách, quyết định của Phó Giám Đốc có hiệu lực như quyết định của Giám đốcnhưng chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về quyết định của mình

Các phòng ban: Gồm các phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, phòng kế toán,

phòng tổ chức và mỗi phòng ban sẽ tham mưu cho cấp trên và làm đúng chuyênmôn trách nghiệm của từng phòng ban

Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triểnthị trường; giao dịch với khách hàng; lập hợp đồng và tham mưu cho Phó Giámđốc việc ký kết các hợp đồng mua bán; lập các chứng từ thủ tục hải quan để nhậphàng Có hai nhân viên xuất nhập khẩu chuyên phụ trách đàm phán, lên hợpđồng và theo dõi thực hiện hợp đồng, tìm kiếm và khai thác các nguồn cung ứngmới trong và ngoài nước

Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chính

sách liên quan đến việc quản lý nhân sự của Công ty như công tác tuyển dụng, đào tạo

và phát triển nguồn nhân lực; công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, điều chuyển nhân viên; công tác giải quyết chính sách chế độ và các hoạt động phúc lợi khác phục

vụ cho người lao động.

31

Trang 32

Phòng Tài vụ kế toán: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác thu chi, quyết

toán tài chính toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán Việt Nam; tập hợp chứng từ của các chi nhánh và hạch toán lãi lỗ định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định chung; thực hiện các công tác quản lý tài chính khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty.

III.1.4 Các nhóm sản phẩm

Bảng III.1.4 Danh mục các sản phẩm của Công Ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn

11 JACK DANIEL'S

Nguồn: Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu

Trang 34

Hình III.1.4: Một số sản phẩm chính của công ty

III.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty.

III.1.5.1 Thuận lợi

– Mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng hoạt động kinh doanh vẫn khá thuận lợi và vượt mức các chỉ tiêu đề ra về sản lượng, doanh thu tiêu thụ, thực hiện ngân sách Nhà nước – Sản phẩm của công ty luôn ổn định về chất lượng, và ngày càng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

– Đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn có kinh nghiệm, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý, nhiệt tình, sáng tạo trong kinh doanh.

– Công tác tập trung xây dựng chiến lược, định hướng thị trường và chương trình tiêu thụ các loại sản phẩm đã góp phần tăng doanh số tiêu thụ, giảm rủi ro thất thoát

III.1.5.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì Công ty cũng gặp không ít khó khăn như:

– Tình hình suy giảm kinh tế ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập thấp gây tâm

lý hạn chế chi tiêu làm ảnh hưởng về sản lượng tiêu thụ.

– Bên cạnh đó giá điện kinh doanh tăng, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng dogiá xăng dầu tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng… dẫn đến chi phí nhập hàng, giáthành sản phẩm tăng lên trong khi giá bán của Công ty hầu như không tăng

– Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trên địabàng Như Satra, Nam Phát, GC, WIN,… Các đối thủ cạnh tranh cũng kinh nhập

về các mặt hàng tương tự, từ đó làm cho thị phần của Công ty ngày càng bị chiacắt đáng kể gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ của Công ty Hiện nay chi

Trang 35

phí dành cho đầu tư quảng cáo, khuyến mãi của Công ty cao hơn so với các nămtrước đây nhưng mức tăng trưởng cũng như hiệu quả mang lại chưa cao.

– Một số chính sách của nhà nước gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh củacông ty trong lĩnh vực này Như từ tháng 7/2008, khi quyết định bỏ chính sáchmiễn thuế cho du khách nội địa (được miễn thuế khi mua hàng dưới 500 nghìnđồng một người một ngày) có hiệu lực, tình hình thương mại tại khu cửa khẩuMộc Bài bị đình trệ hoàn toàn Sau đó, Chính phủ đã cho nối lại chính sách phithuế quan với khách nội địa đến hết năm 2012 tại Mộc Bài Các hoạt độngthương mại tại đây mới tái khởi động trở lại Khi quyết định này có hiệu lựcdoanh thu của công ty giảm xuống rất nhiều

– Công tác xúc tiến bán hàng, quảng bá thương hiệu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩmcòn hạn chế về chiến lược cũng như nhân sự Năng lực nhân viên ở các thịtrường chưa đồng đều Hoạt động marketing còn chưa được đầu tư đúng mức kể

cả về số lượng và chất lượng, chưa có tính chuyên môn hóa cao.

III.1.5.3 Phương hướng hoạt động năm 2011 và những năm tới

– Duy trì nhập hàng ổn định, sát với nhu cầu thị trường, tồn kho vừa phải trên cơ sở các mục tiêu đề ra.

– Phải bố trí kinh doanh khoa học, rà soát từng khâu để nâng cao năng suất giảm chi phí đối phó với tình hình giá cả hàng hóa nhập về tăng.

– Đề ra các giải pháp cụ thể, phát động phong trào từng bộ phận, phòng ban, trong công ty thực hành tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh.

– Công tác tiêu thụ cố gắng duy trì thị phần tiêu thụ các sản phẩm bia Heineken, sữa Ensure Tiếp tục định hướng cho thị trường, cơ cấu lại sản phẩm Và công tác Marketing cần nhạy bén hơn nữa, thường xuyên nắm bắt thị trường, đối thủ cạnh tranh đưa ra các đối sách, chiến lược cạnh tranh phát triển tiêu thụ.

– Đầu tư xây dựng cửa hàng miễn thuế tại khu vực cửa khẩu Hoa Lư tỉnh Bình Phước – Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu trong thời gian tới.

III.1.6 Năng lực kinh doanh của Công ty

III.1.6.1 Vốn

35

Trang 36

Ngày 1/3/2006 Công ty chính thức chuyển hình thức sở hữu vốn, từ hình thức sở hữu 100% vốn nhà nước sang hình thức sở hữu cổ phần nhưng nhà nước vẫn có cổ phần vốn năm 2010 chiếm 10 % như bảng sau:

Nguồn: Phòng tài vụ kế toán

Và số vốn đầu tư của chủ sở hữu dựa trên số lượng cổ phiếu phát hành là:

Nguồn: Phòng tài vụ kế toán

Toàn bộ cổ phiếu được phép phát hành và đang lưu hành là cổ phiếu phổ thông Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành: 10.000 VND/cổ phiếu.

Việc chuyển đổi này tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của công ty, những quyết định sẽ được đưa ra nhanh chóng hơn, sẽ tận dụng được những

cơ hội mà không phải lúc nào cũng có Với hình thức sở hữu này người lao động sẽ là chủ, sẽ gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty, họ có trách nhiệm hơn trong quá trình sử dụng vốn, làm đồng vốn quay vòng nhanh hơn, hiệu quả hơn Và Công ty

sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm tới để huy động vốn tốt hơn.

III.1.6.2 Tình hình lao động

Công ty hiểu rằng để có thể thành công lớn ngày hôm nay cũng như đạt được kỳvọng cho tương lai, yếu tố con người là vô cùng quan trọng Vì thế công ty ngày

Số lượng cổ phiếu phổ thông đầu năm 1.120.000 1.120.000

Số lượng cổ phiếu phổ thông phát hành trong

-Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Trang 37

càng tận dụng nhân tài, tuyển dụng người có trình độ, luôn tận tâm và cống hiếngắn bó với công ty

Dưới đây là cơ cấu nguồn lao động của công ty qua 3 năm gần đây

Bảng III.1.6.2.1 Cơ cấu sử dụng lao động theo giới tính, trình độ, theo tính chất công việc:

Bảng III.1.6.2.2 Thu nhập bình quân của người lao động

Trang 38

Tiền lương bq Đồng/người/

Nguồn: Phòng tổ chức

Chính sách tiền lương và thưởng :

Thu nhập bình quân đầu người trong công ty luôn được nâng cao qua từngnăm trên cơ sở, điều kiện lao động được cải thiện, năng suất lao động được nângcao Tiền lương bình quân cán bộ công nhân viên năm 2010 đạt: 4,5 triệu/người/tháng

Ngoài tiền lương, hàng năm công ty còn trích các quỹ tiền thưởng, phúc lợichi cho người lao động nhân các ngày lễ lớn trong năm như quốc tế lao động 1/5,quốc khánh 2/9 hoặc các ngày Tết dương lịch và Âm lịch, sinh nhật hay đámtang, kỷ niệm ngày cưới của nhân viên Công ty còn tổ chức cho người lao động

có thể tham quan, du lịch ngắn ngày trong các dịp lễ như : 8/3; 1/5 hoặc 1/6…

Về tuyển dụng: tùy theo vị trí cụ thể mà công ty đề ra những tiêu chuẩn bắtbuộc riêng Song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng yêu cầu cơ bản như:trình độ chuyên môn, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, năng động, nhiệt tình, hamhọc hỏi, có ý thức sáng tạo Đối với các vị trí quan trọng, các yêu cầu tuyển dụngkhá khắt khe, với các tiêu chuẩn kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích, quản

lý và trình độ ngoại ngữ, tin học…

Về công tác đào tạo, ngoài việc tuyển dụng các lực lượng lao động có đàotạo tại các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp thì công tác đào tạo lại vànâng cao ý thức cho người lao động cũng được công ty quan tâm Công ty cũng

đã tạo điều kiện cho mọi nhân viên có điều kiện nâng cao trình độ bằng các lớpđào tạo ngắn hạn như các lớp quản trị nhân sự, quản trị tài chính, Marketing, vitính…nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ được giao

Và nhờ một phần những chính sách của công ty góp phần làm cho nhânviên gắn bó lâu dài với công ty và làm năng suất lao động tăng lên, bình quân cứmột người lao động tạo ra 3,030,629 nghìn đồng doanh thu năm 2010, trong khi

đó chỉ tạo ra 1,294,462 nghìn đồng doanh thu năm 2009

Trang 39

III.1.6.3 Về trang thiết bị, công nghệ của công ty

Hiện tại Công ty đang hoạt động trên một hệ thống máy tính đời mới đượcnối mạng internet tốc độ cao, máy photocoppy, máy in, máy Fax…phục vụ nhucầu làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty Nhân viên làm việc vớimột hệ thống văn phòng đầy đủ trang thiết bị làm việc, đặc biệt có hệ thống máylạnh, máy điều hoà tạo không khí dễ chịu khi làm việc

III.2 Phân tích khái quát về tài sản, nguồn vốn của công ty từ năm 2010:

III.2.1 Phân tích khái quát về tài sản nhằm:

- Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản công ty hiện tại

- Đánh giá tính hợp lý của những chuyển biến về giá trị, cơ cấu tài sản

Bảng III.2.1.1 Phân tích tình hình tài sản của công ty năm 2010 so với năm 2009

ĐVT: 1000 đ

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

A TÀI SẢN

NGẮN HẠN 25,437,321 41.61 20,191,954 19.93 -5,245,367 -21.681.Tiền và các

Trang 40

Đầu tư tài chính ngắn hạn doanh nghiệp năm 2010 tăng 2,200,000,000 đồng,tăng 11.92% so với năm 2009.

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 5,132,421,000 đồng, tỷ trọng giảm17.72% chứng tỏ doanh nghiệp tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, làmgiảm lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán

Hàng tồn kho tăng 46,550,000 đồng, tỷ trọng tăng 11.96% cho thấy công ty cóchiến lược giữ hàng chờ sang đầu năm 2011 tung ra thị trường Vì thời điểmđầu năm rất hút hàng, hầu như các đối thủ của công ty không còn hàng nữa Đây

là kinh nghiệm rút ra từ các năm trước Và thực tế sang đầu năm 2011 xảy rađúng như vậy Điều này chứng tỏ chiến lược tồn kho của công ty hiệu quả

Tài sản ngắn hạn khác giảm 1,349,162,000 đồng, tỷ trọng giảm 3.61% so vớinăm 2009 Do ký quỹ thanh toán L/C với Ngân hàng để thanh toán với đối tác ở

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
Đọc từ http://www.vntrades.co m /tintuc/na m e-N e w s-file-article-sid-34972.htm ngày 11/4/2009 Link
Đọc từ http:// m y.opera.co m /nguoitin h cuaem_8x/blog/s h ow.d m l/1337032 ngày 18/2/2009 Khác
Ngày 23/7/2008. Dự báo tỷ giá 6 tháng cuối năm tăng 4,9%, gấp đôi tốc độ 2004-2007 [trực tuyến]. Công ty TNHH Dịch vụ thông tin ATP. Đọc từ http://atpvietna m .co m /vn/thongtinnganh/17079/index.aspx ngày 31/3/2009 Khác
1. Báo cáo tài chính của Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn 2. Một số số liệu về Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn Khác
3. Bùi Lê Hà. 2005. Quản trị kinh doanh quốc tế. TP HCM. NXB Thống kê Khác
4. Hoàng Thị Chỉnh. 2005. Giáo trình kinh tế quốc tế. TP HCM. NXB Thống kê Khác
5. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Thanh toán quốc tế. TP HCM. NXB Thống kê Khác
6. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định. 2005. Tài Chính Quốc tế. TP HCM. NXB Thống Kê Khác
8. Khảo sát đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Đại Quốc - Lớp: DH6KD2 –Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học An Giang có cùng chủ đề về tỷ giá hối đoái Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

III.1.3.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
1.3.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (Trang 30)
Bảng III.1.4. Danh mục các sản phẩm của Công Ty cổ phần Cung  Ứng Tàu  Biển Sài Gòn - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
ng III.1.4. Danh mục các sản phẩm của Công Ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn (Trang 32)
Hình III.1.4: Một số sản phẩm chính của công ty - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
nh III.1.4: Một số sản phẩm chính của công ty (Trang 35)
Bảng III.1.6.2.2. Thu nhập bình quân của người lao động - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
ng III.1.6.2.2. Thu nhập bình quân của người lao động (Trang 39)
Bảng III.2.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty năm 2010                                                                                     ĐVT: 1,000 đồng - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
ng III.2.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty năm 2010 ĐVT: 1,000 đồng (Trang 43)
Bảng III.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản  và trên chi phí của công ty - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
ng III.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và trên chi phí của công ty (Trang 45)
Bảng III.4.1. Vòng luân chuyển Tài sản, VLĐ và hiệu quả sử dụng vốn  của công ty qua 3 năm 2008-2010 - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
ng III.4.1. Vòng luân chuyển Tài sản, VLĐ và hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua 3 năm 2008-2010 (Trang 48)
Hình III.7.2.1: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu thị trường NK của công ty năm 2010 - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
nh III.7.2.1: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu thị trường NK của công ty năm 2010 (Trang 54)
Hình IV.1.1.  Tỷ giá VND/USD từ năm 1/01/2008 đến 21/04/2011 Bảng tỷ giá VND/USD từ năm 1/01/2008 đến 21/04/2011 - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
nh IV.1.1. Tỷ giá VND/USD từ năm 1/01/2008 đến 21/04/2011 Bảng tỷ giá VND/USD từ năm 1/01/2008 đến 21/04/2011 (Trang 56)
Hình 3 cho thấy về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị  trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
Hình 3 cho thấy về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng (Trang 64)
Hình IV.1.2. Biểu đổ thể hiện tỷ giá USD/VND từ 2006 đến 2011 - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
nh IV.1.2. Biểu đổ thể hiện tỷ giá USD/VND từ 2006 đến 2011 (Trang 65)
Hình IV.1.3. Biểu đồ thể hiện lãi suất của USD và VND trong năm 2008 - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
nh IV.1.3. Biểu đồ thể hiện lãi suất của USD và VND trong năm 2008 (Trang 70)
Bảng IV.2.1  Doanh thu và  lợi nhuận qua các năm của  Công ty Cổ Phần  Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn - Phân tích các  tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc
ng IV.2.1 Doanh thu và lợi nhuận qua các năm của Công ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w