Phân tích những ảnh hưởng gây ra sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2008 dựa trên phân tích nền kinh tế
Trang 1LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán là một hệ thống huy động vốn nhanh, mạnh phục vụ cựctốt cho tái đầu tư sản xuất, cũng là một trong những nền tảng quan trọng để đưa VN hộinhập sâu, rộng với thế giới Sự phát triển của TTCK một cách ổn định là tác nhân quantrọng không chỉ cho sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng mà đối với cả nềnkinh tế nói chung.
Thị trường chứng khoán ngày càng phát huy vai trò trọng yếu trong nền kinh tế,ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người Tuy nhiên, thời gian vừa qua (cuốinăm 2006 và đầu năm 2007) đã có lúc ồn ào sôi động thông tin từ thị trường chứngkhoán, nhưng từ giữa năm 2007 đến nay TTCK Việt Nam đã trải qua một đợt suy giảmrất mạnh Trong khi đó Việt Nam đã trở thành thành viên tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), điều này đặt TTCK Việt Nam trước những khó khăn và thách thức lớn đòi hỏimột thị trường lớn mạnh để có thể đứng vững trước những biến động của thế giới.
3 tháng đầu năm 2008 này là đợt giảm sút kéo dài nhất trong 2 năm 2006 và 2007,do vậy tháng 3 vừa rồi Chính phủ đã họp bàn với UBCKNN đề ra mục tiêu ổn địnhtình hình TTCK trong thời gian trước mắt Để có thể tìm ra phương hướng vực thịtrường dậy trong bối cảnh hiện nay, theo em, trước hết phải thấy được những nguyênnhân gây ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam từ đó xây dựng biện pháp chính sách “giảicứu” thị trường Song do kiến thức còn hạn hẹp nên phạm vi nghiên cứu của em chỉ bóhẹp trong việc phân tích các nhân tố tác động của nền kinh tế tới TTCK Do vậy em
chọn đề tài “ Phân tích những ảnh hưởng gây ra sự đi xuống của thị trường chứngkhoán Việt Nam đầu năm 2008 dựa trên phân tích nền kinh tế ”
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Phương Luyến cùng cácanh chị hướng dẫn của công ty chứng khoán VNDirect đã nhiệt tình giúp đỡ em hoànthành bài báo cáo này.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, nhận thức còn hạn chế, vì thế bàichuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Em rất mong nhận được sựgiúp đỡ, hướng dẫn của các thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn nữa chuyên đề này.
Trang 2Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng nền kinh tế trong nước, nền kinh tế thế giới cũng nhưTTCK thế giới hiện nay trong mối quan hệ với TTCK trong nước, từ đó rút ra cácnguyên nhân gây nên sự sụt giảm của thị trường.
Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đó ta có thể đề xuất những giải pháp,kiến nghị cho TTCK, cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và nền kinh tế nhằmtháo gỡ cho tình hình thị trường hiện nay cũng như lâu dài.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung tìm hiểu phân tích các nhân tố trong nền kinh tế trong vàngoài nước ảnh hưởng đến sự suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầunăm 2008 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề có sử dụng một số phương pháp như:Phương pháp biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp logic, phương pháp sosánh,
Kết cấu
Chuyên đề nghiên cứu gồm các nội dung chính và được trình bày như sau:
Chương I : Những vấn đề cơ bản về Phân tích thị trường chứng khoán
Chương II : Phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán ViệtNam hiện nay
Chương III : Giải pháp khắc phục tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam hiệnnay
Trang 3CHƯƠNG I
Những vấn đề cơ bản về Phân tíchthị trường chứng khoán
1.1.Tổng quan về thị trường chứng khoán1.1.1 Khái niệm
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệmlà nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn Việcmua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoánlần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bánlại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạtđộng trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thểnắm giữ chứng khoán
1.1.2 Chức năng cơ bản của TTCK
Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các tráiphiếu, chứng chỉ thụ hưởng phục vụ cho hoạt động của họ
Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK
Trang 4- Các nhà đầu tư cá nhân- Các nhà đầu tư có tổ chức
Các tổ chức kinh doanh trên TTCK- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán- Các trung gian tài chính
Các tổ chức có liên quan đến TTCK- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Sở giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
1.1.4 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK
- Nguyên tắc công khai- Nguyên tắc trung gian - Nguyên tắc đấu giá
1.1.5 Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
- Thị trường sơ cấp: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoánmới phát hành Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà pháthành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
- Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đãđược phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoánđã phát hành.
Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứngkhoán) và phi tập trung (thị trường OTC).
Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
- Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua báncác loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi
- Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua báncác trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, tráiphiếu đô thị và trái phiếu chính phủ
Trang 5- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường các chứng khoánphái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như:quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn
1.2.Phân tích thị trường
Việc phân tích kinh tế hay phân tích thị trường cho phép dự đoán xu hướng biếnđộng của các dòng tiền, lãi suất, và tính toán mức bù rủi ro trong tương lai Thực tế chothấy diễn biến tình hình kinh tế ( tình hình thị trường) là nhân tố có tác động lớn nhấttới thu nhập các chứng khoán riêng lẻ cũng như của các danh mục đầu tư Việc phântích nền kinh tế bao gồm phân tích tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
1.2.1 Phân tích tình hình kinh tế trên thế giới
Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, diễn biến hoạt động kinh tế chínhtrị, xã hội trên thế giới có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh tế trong nước, qua đóảnh hưởng tới TTCK Để đánh giá sự tác động của các yếu tố của nền kinh tế thế giớitới TTCK nhà phân tích thường căn cứ vào một số chỉ tiêu sau :
- Môi trường kinh tế: Đầu tư vào nền kinh tế mở rộng có khả năng thu lợi nhuậncao hơn so với đầu tư vào nền kinh tế đang thi hẹp.
- Điều kiện chính trị, pháp lý: Những biến động về chính trị, sự thay đổi về thể chếchính sách cũng có tác động tới khả năng sinh lời khi đầu tư vào các quốc gia.
- Tỷ giá hối đoái: Sự thay đổi về tỷ giá có thể tác động tới thu nhập tính theo đồngnội tệ của các khoản đầu tư quốc tế.
- Tỷ lệ lạm phát: được phản ánh bởi sự tăng lên của mức giá chung (bình quân).Những biến động của tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng tới thu nhập thực tế của nhà đầu tư.- Lãi suất: Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn cay trong một thời giannhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó Giá cả của các chứng khoán thayđổi một cách nhạy cảm trước sự thay đổi của lãi suất trên thị trường.Do vậy sự biếnđộng của lãi suất có thể tác động đến thu nhập của người đầu tư chứng khoán.
1.2.2 Phân tích tình hình kinh tế trong nước
Hoạt động của nền kinh tế trong nước có liên quan tới khả năng sinh lời của cácngành và các doanh nghiệp trong quốc gia đó Trạng thái của nền kinh tế vĩ mô đượcbiểu hiện thông qua một số biến số sau :
- Tổng sản phẩm quốc nôi (GDP): phản ánh tổng sản lượng hàng hoá, dịch vụ mànền kinh tế tạo ra trong một thời kì(1 năm) GDP tăng nhanh thể hiện nền kinh tế đangmở rộng, các công ty có cơ hội tăng doanh số của mình và ngược lại.
Trang 6- Tỷ lệ thất nghiệp: được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng lực lượng lao độngchưa tìm được việc làm Tỷ lệ thất nghiệp xác định mức toàn dụng nguồn nhân côngnền kinh tế.
- Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát cao thường đi liền với nên kinh tế “quá nóng”.Tỷ lệ lạm phát cao sẽ không có lợi khi tham gia đầu tư vì nó làm xói mòn thu nhậpthực tế của nhà đầu tư.
- Lãi suất: Như trên, lãi suất liên quan đến chi phí cơ hội của hoạt động đầu tư.Do vay lãi suất xác định tính hấp dẫn của các cuộc đầu tư.
- Thâm hụt ngân sách: Để bù đắp thâm hụt NSNN,Chính phủ sử dụng nhiều biệnpháp khác nhau như: phát hành tiền, sử dụng dữ trữ ngoại tệ, vay trong nước thông quaphát hành tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ, vay nước ngoài Các giải pháp nàyđều có những tác động nhất định đối với nền kinh tế.
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ+ Các chính sách tác động tới cầu:
Chính sách tài khoá: bao gồm các hoạt động về thuế và chi tiêu của Chính phủ,nó tác động trực tiếp tới nền kinh tế nhưng không chính xác và ngay lập tức như dựđoán.
Chính sách tiền tệ: NHTƯ thông qua các công cụ của mình như nghiệp vụ thịtrường mở, lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc để thực hiện việc kiểm soát và điều tiếtkhối lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu về giá cả, sản lượng và công ănviệc làm Nó tác động trực tiếp tới nền kinh tế một cách nhanh chóng, dễ dàng.
+ Các chính sách tác động tới cung, các chính sách này giải quyết vấn đề nhằmnâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế:
Nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị kỹ thuật nhằm tăngnăng lực sản xuất.
Chính sách đối với người lao động, đào tạo đội ngũ người lao động.
Chính sách thuế: áp dụng các biểu thuế suất khác nhau nhằm khuyến khích đầutư, khuyến khích người lao động.
Phát triển cơ sở hạ tầng .
Nói tóm lại việc phân tích tình hình thị trường chứng khoán dựa trên phân tíchnền kinh tế cần sự tổng hợp mối tương quan giữa các yếu tố tác động của nền kinh tếtrong, ngoài nước và cả các yếu tố nội tại của chính TTCK.
Trang 7CHƯƠNG II
Phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tớithị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng TTCK Việt Nam2.1.1 Tổng hợp thị trường niêm yết
Bảng 1 : Tổng quan thị trường chứng khoán
Tổng giá trị thị trường (tỷ USD) 4.6 9.2 13.7 7.4 21.3 28.7Tổng giá trị thị trường / GDP (%) 7.5 15.0 22.5 10.4 30.0 40.4Chỉ số P/E (gia quyền) 26.0 28.7 27.1 29.4 25.2 26.2Sở hữu nước ngoài ( % trên tổng số) 14.2 26.9 22.7 16.0 24.9 24.9Giá trị giao dịch trung bình (triệu
Nguồn : HOSE và HaSTC TTCK Việt Nam đã phát triển nhanh trong 2 năm qua Vào cuối năm 2005, mớichỉ có 41 công ty được niêm yết với tổng giá trị thị trường dưới 1 tỷ đôla, hay khoảng1,2% GDP Đến hết ngày 20/11/2007, số lượng các công ty niêm yết đã tăng lên 221công ty, trong đó có 125 công ty niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán tpHCM (HOSE) và 96 công ty niem yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán HN(HaSTC) Tổng giá trị cả ở hai thị trường đạt gần 29 tỷ đôla hay trên 40% GDP ướctính cho năm 2007 Tuy nhiên phần lớn mức tăng tổng giá trị thị trường đó là nhờ cáccông ty mới lớn phát hành cổ phiếu lần đầu vào tháng 10-11 năm 2007, chứ không phảido tăng giá cổ phiếu.
Trang 8Bảng 2 : Top 10 công ty niêm yết tại HOSE (Ghi theo tên cổ phiếu)KL CP đang
lưu hành (triệu)
Cổ phần nhànước (%)
Cổ phầnnước ngoài
Giá trị thịtrường(tỷ USD)
EPS (000
VNM
Trang 9blue-nắm giữ 22% tổng số cổ phiếu đang lưu hành và 36% tổng giá trị thị trường củaHaSTC Biến động về khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của các công ty blue-chipnày thường gây ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số thị trường nói chung.
Sau một giai đoạn phát triển sôi động, từ tháng 3 năm 2007 thị trường bình lặnghơn, mặc dù vẫn có những lúc lên xuống thất thường.
Hình 1: Chỉ số VNIndex từ đầu năm 2007 đến nay
Đến quý IV năm 2007, TTCK Việt Nam bắt đầu quá trình đi xuống Thời điểmnày được cho là giai đoạn cuối cùng để các NHTM đáp ứng yêu cầu của Chỉ Thị 03nên xuất hiện tâm lý lo ngại việc cung hàng nhằm giảm tỷ lệ dư nợ xuống Hơn nữa, 6tháng trước đó là thời điểm thị trường “nóng”, các hợp đồng cầm cố chứng khoán cũng“nóng” theo và QIV/2007 là thời hạn phải thanh toán Cùng với sự nóng lên của thịtrường bất động sản và thị trường vàng, VNINDEX đã giảm từ 1.106,6 ngày 3/10/2007xuống chỉ còn 927,02 vào ngày giao dịch cuối cùng của năm 2007.
Nếu như giai đoạn Quý IV/2007, VNINDEX dao động ở mức 900 - 1100 điểm thìbước sang QI/2008 VNINDEX lần lượt hình thành những mức đáy mới sâu hơn,
Trang 10khoảng thời gian hình thành mức đáy mới ngày càng nhanh Chỉ trong một quý, cácmức đáy 808,8 điểm (15/1); 764,5 điểm (24/1); 643,8 điểm (5/3); 496,6 điểm (25/ 3) đãđược xác lập Thị trường những ngày cuối QI/2008 vẫn trong quá trình đi xuống, mặccho một nguồn vốn rút ra từ thị trường bất động sản có nhu cầu tìm kiếm cơ hội đầu tưdo các chính sách điều chỉnh thị trường của Chính phủ Nguồn cung tăng lên, giá tiếptục giảm xuống nhanh hơn và áp lực phải bán ra của ngân hàng và các CTCK ngàycàng cao Vòng luẩn quẩn này đã kéo thị trường xuống mức thấp nhất kể từ tháng8/2006 Kết thúc QI/2008, VNINDEX dừng ở mức 516,85 điểm.
- Đợt lên điểm từ điểm số (4) lên điểm số (5) trên đồ thị kéo dài từ ngày05/03/2008 đến 14/03/2008 gắn với với SCIC tạm ngừng thoái vốn, công bố giải ngân;JP Morgan tuyên bố rót 1 tỷ đô la vào TTCK VN.
Trang 11- Điểm (6) là điểm lên điểm gần nhất ngày 25/3/2008 gắn với quyết định hạ biênđộ giao động của UBCK và NHNN đề nghị NH quốc doanh và NH cổ phần ngừng bánchứng khoán cầm cố.
Bảng 3: Khối lượng giao dịch
+/-% Quý I/2007 %
CP 538.753.325
655.422.325 - 18%
36.551.970 531.141.412 37.056.970 -1 % 83.999.970 -56 %
TP 164.612.224
81.791.224 101 % 115.081.224
43 %
Bảng 4: Cung - Cầu chứng khoánKLGD (CK) Quý I/2008 Quý IV/2007 +/-%
Quý I/2007 %KL đặt mua 1.070.385.26
-12% 910.772.010
Số lệnh đặt mua 750.285 1.006.801 -25% 567.430 32%KL đặt
KL đặt bán 1.062.961.130
-8% 799.402.480
33%
Trang 12Bảng 5: Giao dịch chứng khoán của NĐTNNKLGD
Quý I/2008 QuýIV/2007
+/-Quý I/2007 +/-%
Mua 158.816.906
156.556.906 17% 165.016.906
3.8%Bán 96.959.658 88.259.658 10% 118.359.65
Thị trường tài chính không ổn định, lạm phát tăng cao dẫn đến một số mã CPOTC biệt vô âm tín Sự thiếu thông tin nghiêm trọng trên OTC càng làm cho thị trườngnày đi vào bế tắc Các mã CP một thời được coi là “nóng” như MB, ABB, MSB,VPB… thì giờ đây chìm vào quên lãng khi giá giao dịch đã về gần bằng mệnh giá.
Trước tình thế đó Chính phủ chỉ đạo bộ tài chính kết hợp với UBCK họp bàn vàđưa ra các chính sách tối ưu hoá nhằm bình ổn thị trường và trấn an tâm lý NĐT bằngcác biện pháp như : kéo dài thời gian nộp tiền các CP IPO, hạn chế các công ty lớnIPO, cho vay tiền đầu tư CK, cho phép SCIC mua CP với số lượng lớn Nhưng việc lớnnhất là giảm biên độ dao động trên TTCK niêm yết đã làm trấn an tinh thần NĐT, hạnchế việc sụt giảm TTCK một cách hiệu quả Chính các yếu tố này thị trường OTC sôiđộng hơn Khi không thể giao dịch trên thị trường niêm yết, nhiều NĐT đã rút tiềnsang thị trường OTC để “lướt sóng”.
Trang 13Các NĐT đang giao dịch mua bán với khối lượng lớn từ 50.000 cổ phiếu trở lên,các mã CP được các nhà đầu tư quan tâm, giao dịch sôi động nhất là các cổ phiếu củaNgân hàng như MB, VPB, ABB đã tăng vài giá trong ngày Các CP được đánh giá caovà tăng nhanh trong mấy ngày gần đây vì có tin tốt và phương châm kinh doanh rõràng như: Nosco( vận tải biển bắc) lợi nhuận quý I dự tính Thép Đình Vũ : Chia cổ tức45 % bằng tiền mặt và tăng vốn với tỷ lệ cho cổ đông hiện hữu là 1:1,1.
Các tổ chức nước ngoài đầu tư rất nhiều vào các công ty chứng khoán Mới đây,TTCK chứng kiến một số vụ mua tới 49% cổ phần của các CTCK, đơn cử như MorganStandley đã mua cổ phần của Công ty Chứng khoán Hướng Việt và công ty chứngkhoán này sau đó được đổi tên thành CTCP Chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt;Golden Bridge mua 49% cổ phần của Công ty Chứng khoán Nhấp & Gọi; Ngân hàngRHB (Malaysia) mua 49% cổ phần Công ty Chứng khoán Việt Nam.(ĐTCK,4/4) vàmua 15 % cổ phần Ngân hàng An Bình với mức giá cao hơn giá giao dịch trên thịtrường khá nhiều.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm nhẹ từmức 3,9% năm 2006 xuống 3,7% năm 2007 Liên hợp quốc dự báo nền kinh tế toàncầu sẽ tiếp tục phát triển chậm lại trong năm 2008 với tốc độ tăng trưởng dự báo là3,4%, nhưng những rủi ro đe dọa nền kinh tế thế giới ngày càng lớn hơn so với năm2007.
Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng GDP các nước
2008Các nước phát triển 2,8 2,5 2,2 %
Trang 14% %Các nước Châu Âu 3,0
2,5 %
Các nền kinh tế chuyểnđổi
6,0% 5,4 %
Các nước đang phát triển 7,0%
6,5 %
Hiện tại, hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đã cảm nhậnđược sự ảnh hưởng của nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu, biểu hiện qua sự bấtổn lớn của thị trường chứng khoán trong nước và biên độ chi phí lãi vay của các khoảnnợ nước ngoài ngày càng rộng Tuy nhiên các tác động này sẽ không tồn tại lâu bởiđiều kiện kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế này đã được cải thiện, lượng dự trữ ngoại tệlớn, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm qua, điển hình là 2 nền kinh tếmới nổi đông dân nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
Nếu các rủi ro của hệ thống tài chính toàn cầu tiếp diễn, thị trường nhà đất và thếchấp ở Mỹ tiếp tục khủng hoảng mạnh hơn cùng với sự giảm giá mạnh và nhanh củađồng đôla thì tốc độ phát triển của kinh tế toàn cầu sẽ giảm mạnh Trường hợp bi quanxuất phát từ những rủi ro trên đó là sự suy thoái hoàn toàn của nền kinh tế Mỹ và sựgiảm tốc của nền kinh tế toàn cầu ở mức 1,6% năm 2008.
Tỷ lệ lạm phát ngày càng cao
Lạm phát đang trở thành nguy cơ toàn cầu cùng với sự suy giảm kinh tế Giá nănglượng và thực phẩm tăng cao đã đẩy chi phí chung lên cao, và sự khác biệt về trọng sốtrong rổ hàng hóa tính CPI làm cho xu hướng lạm phát ở các quốc gia đang phát triểncó sự khác biệt đáng kể.
Bảng 7: Tỷ lệ lạm phát của các nước
2008Các nước phát triển 2,2
1,7 %
Các nước Châu Âu 2,1 2,0 2,0 %
Trang 15% %Các nền kinh tế chuyển
8,5 %
Các nước đang phát triển 5,0%
5,4 %
Vấn đề thất nghiệp đáng lo ngại
Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tình hình việc làm tiếp tục được cải thiện năm2006 và 2007 ở phần lớn các nền kinh tế Sự tăng nhanh của số lượng việc làm mới đãlàm giảm tỷ lệ thất nghiệp và làm tăng áp lực về lương ở hầu hết các quốc gia pháttriển, các nền kinh tế đang chuyển đổi và một vài quốc gia đang phát triển Phần lớncác quốc gia đang phát triển tạo được rất ít việc làm thêm mặc dù kinh tế phát triểnnhanh Ở châu Phi, tỷ lệ thất nghiệp rất cao do số lao động tăng lên tiếp tục vượt quá sốviệc làm tạo mới.
Mức thâm hụt tài khoản vãng lai ngày một lớn
Sự thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng lớn (3.000 tỷ năm 2007, khoảng 25%GDP) và tỷ lệ nợ của Mỹ sắp đạt tới mức độ không an toàn là 2 yếu tố góp phần gâynên sự giảm giá mạnh của đồng đôla so với các đồng tiền mạnh khác bên cạnh nguyênnhân FED liên tục cắt giảm lãi suất từ mức 5,25% xuống 2,25% (USD giảm khoảng35% từ năm 2002) Khoảng 1/4 sự mất giá đó diễn ra vào khoảng tháng 1 dến tháng 11năm 2007 Sự mất giá mạnh của đồng đôla sẽ làm cho sự mất cân đối toàn cầu thêmtrầm trọng, và sự mất ổn định hơn của hệ thống tài chính Điều này ảnh hưởng mạnhtới tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu Sự giảm giá mạnh của đồng đôla ngay lập tứclàm giảm mạnh cầu của Mỹ với hàng hóa của các quốc gia còn lại Thêm nữa, các quốcgia đang phát triển đang nắm giữ một lượng dự trữ ngoại tệ lớn là đồng đôla nên mộtsự giảm giá mạnh của đồng đôla sẽ gây thâm hụt tài khoản vãng lai ngày một lớn.
Nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Sự sụt giảm thị trường nhà đất tại Mỹ đã tác động xấu lên thị trường tài chính từgiữa năm 2007 Sự mất khả năng thanh toán các khoản vay thế chấp dưới chuẩn đãchính thức gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Mặc dù thế chấp bất động sảndưới chuẩn chỉ chiếm một phần trong thị trường thế chấp và thậm chí rất nhỏ trong thịtrường tín dụng toàn cầu, nhưng sự phức tạp đan xen của hệ thống tài chính, với đòn
Trang 16bẩy quá lớn, thiếu sự minh bạch và giám sát hợp lý, đã làm lan toả và nhân rộng rủi rora các thị trường khác ngoài thị trường thế chấp dưới chuẩn Sự thắt chặt các điềukhoản trong thị trường thế chấp, đặc biệt các thị trường không đạt chuẩn, càng làm chothị trường nhà đất Mỹ lao dốc mạnh.
Sự mất khả năng thanh toán của các hợp đồng thế chấp sẽ tiếp tục tăng lên, làmtăng áp lực lên thị trường tài chính toàn cầu Sự thắt chặt tín dụng và sự giảm giá mạnhhơn của thị trường nhà đất sẽ làm giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng, có thể gây nên sự suythoái toàn diện nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới như một hệ lụy Sự xuống dốccủa thị trường nhà ở tại Mỹ ngày càng mạnh mẽ và vẫn tiếp tục trong năm 2008
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ thị trường cho vay thế chấpdưới chuẩn của Mỹ đã lan tỏa và ảnh hưởng mạnh tới các nền kinh tế lớn của Châu Âu,trong khi tác động tới Nhật Bản và các nước phát triển khác với mức độ nhẹ hơn Triểnvọng tăng trưởng của các nền kinh tế này trong năm 2008 cũng bị giảm đi, và điều đókhẳng định một điều là sự phát triển của các nền kinh tế lớn này vẫn chưa đủ mạnh đểthay thế Mỹ như là một động lực chính cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
2.2.1.2 Thị trường chứng khoán thế giới
Từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng cho vay cầm cố bất động sản dưới chuẩn(Subprime- Mortgage Crisis) của Mỹ diễn ra (bắt đầu ảnh hưởng từ tháng 8/2007), rấtnhiều các tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư trên thế giới (mà chủ yếu ở Mỹ) phải chịunhững tác động rất lớn, tính tới thời điểm này tổng mức thiệt hại đã là trên 232 tỷ USD.Sự đổ vỡ của Ngân hàng đầu tư từng đứng thứ 5 của Mỹ, Bear Stearns, vào tháng3/2008 đã làm chấn động thị trường tài chính toàn cầu Niềm tin của giới đầu tư toàncầu với thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung ngày càngbị xói mòn.
Bảng 8: Chỉ số chứng khoán của các nướcChỉ số 02/01/0
+/- %
Dow Jones 13.043 12.262 -6 %
FTSE 100 6.416 5.702 -10,8 %NIKKEI 14.691 12.525 -14,7 %
Trang 17Hangseng 27.560 22.849 -17,41%
Nguồn: Yahoo finance
2.2.1.3 Tác động tới nền kinh tế và TTCK Việt Nam
Tác động trực tiếp tới nền kinh tế
Sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu đặc biệt là của Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu (3thị trường nhập khẩu chiếm 45,1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) đã ảnh hưởngtrực tiếp tới các doanh nghiệp xuất khẩu và ngành liên quan của Việt Nam như maymặc, thủy sản, đồ gỗ, giầy dép và đồ da Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn vềthị trường đầu ra, đồng thời với tỷ lệ lớn các hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng đồngđôla Mỹ nên sự giảm giá đồng đôla khiến các doanh nghiệp chịu thiệt hại kép, dẫn tớiảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam.
Sự mất cân đối về tỷ trọng các loại ngoại tệ trong dự trữ của Việt Nam (chủ yếu làđồng đôla Mỹ) khiến Việt Nam chịu rủi ro và thiệt hại khi đồng đôla suy yếu Dự trữngoại tệ năm 2007 tăng hơn 10 tỉ đô la so với 2006, đạt 21,6 tỉ đô la tức là khoảng30,2% GDP, tương đương 3,3 tháng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Đôla Mỹmất giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác dẫn tới sự thua thiệt khi Việt Nam phảithanh toán bằng các đồng tiền này Thậm chí khi thanh toán bằng đồng đôla Mỹ thì sứcmua của khoản dự trữ này đã bị giảm đáng kể, nếu tính từ năm 2002 thì đôla Mỹ giảmgiá 35%, tương ứng sức mua giảm 35% khi Việt Nam thanh toán bằng đồng đôla ViệcNgân hàng Nhà nước neo tỷ giá USD/VND đã làm cho đồng Việt Nam không tăng giáhợp lý so với đôla Mỹ trong một thời gian dài (3 tháng gần đây mới có sự điều chỉnhbiên độ rộng hơn), dẫn tới chi phí nhập khẩu của Việt Nam tăng cao hơn so với việcnới rộng biên độ tỷ giá Thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng lớn,năm 2006 là 8,5% GDP, năm 2007 tăng gần gấp đôi ở mức 11 tỷ tương ứng 16,5%GDP Theo chúng tôi, năm 2008 Việt Nam có thể phải chứng kiến mức thâm hụt cáncân thương mại gần 20% GDP (quý 1/2008 nhập siêu đã là 7 tỷ đô)
Sự tăng giá của các loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm, năng lượng, cácnguyên liệu đầu vào, đặc biệt sự tăng giá mạnh của dầu mỏ và sắt thép, đã ảnh hưởngtrực tiếp tới các ngành sản xuất công nghiệp của nền kinh tế Việt Nam Năm 2007,tổng kim ngạch nhập khẩu tăng gần 40%, trong đó máy móc thiết bị tăng 56,5% do nhucầu đầu tư của các dự án lớn trong nước Mức tăng nhập khẩu cũng rất cao đối với
Trang 18nguyên vật liệu (40%) dùng trong sản xuất hàng may mặc và giày dép xuất khẩu, hoáchất, chất dẻo và sản xuất thức ăn gia súc Đây cũng là một trong những nguyên nhângây nên tình trạng lạm phát căng thẳng từ giữa năm 2007 tới nay Hiện lạm phát quý1/2008 của Việt Nam đã là 9,19% (cả năm 2007 là 12,6%).
Tác động gián tiếp tới Thị trường chứng khoán Việt Nam
Sự suy giảm của nền kinh tế thế giới tác động trực tiếp tới nền kinh tế trong nước,qua đó ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị chậm lại, lạm phát tăng cao buộcChính phủ phải thắt chặt tiền tệ thông qua tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản,phát hành tín phiếu bắt buộc hút tiền về và một loạt các biện pháp quyết liệt khác đãlàm cho thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh.
Các doanh nghiệp trên 2 sàn niêm yết cũng chịu sự tác động và trực tiếp nhất làcác doanh nghiệp xuất khẩu Rõ ràng trong một nền kinh tế lạm phát cao, tăng trưởngchậm lại và kìm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ thì chắc chắn tốc độphát triển của các doanh nghiệp cũng sẽ bị chậm lại, tuy nhiên với mức độ khác nhau ởmỗi ngành và mỗi doanh nghiệp.
Sự mất giá của đồng đôla và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ cũng như nềnkinh tế toàn cầu đã khiến giới đầu tư và đầu cơ thế giới chuyển danh mục sang hànghoá nhất là vàng, dầu và lương thực Hệ lụy là giá vàng trong nước tăng mạnh, hút mộtlượng lớn dòng tiền và sự quan tâm của giới đầu tư và đầu cơ trong nước Một lượngvốn lớn từ thị trường chứng khoán đã bị hút sang thị trường vàng Bất động sản cũngtrong xu hướng tăng giá mạnh một phần do tâm lý đầu tư vào hàng hóa, tài sản lâu bềncủa giới đầu tư và đầu cơ trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từMỹ Một nguồn vốn lớn từ thị trường chứng khoán bị hút sang thị trường bất động sảncũng từ lý do này, và do đó việc suy giảm thị trường chứng khoán là khó tránh khỏi.
Đồng Việt Nam tăng giá so với USD khiến cho các cổ phiếu trên 2 sàn niêm yếtcủa Việt Nam cũng kém đi tính hấp dẫn, dòng vốn đầu tư gián tiếp tăng chậm lại, đócũng là một nguyên nhân khiến thị trường CKVN suy giảm.
Trong quý I/2008, VN Index đã giảm 40%, cuối quý 1/2008 đứng ở 516,85 (ngày31/3/2008).
Trang 19Hình 3: Bảng biến động của VNIndex so với Nikkei và Dow Jones trong QI/2008
2.2.2 Kinh tế Việt Nam và sự ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam2.2.2.1 Kinh tế Việt Nam từ những thách thức tăng trưởng
Nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước kém phát triển, thu nhậpbình quân đầu người năm 2007 theo ước tính của IMF là 809 USD, xếp thứ 141 trong192 quốc gia và ở một khoảng cách rất dài so với các nước Đông Á và nhiều nướcĐông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia.
Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên với tốc độ chậm lại Tổng sảnphẩm trong nước quí I/2008 ước tính tăng 7,4% thấp hơn mức tăng trưởng 7,8% củaquí I/2007, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng chỉtăng 8,1% giảm so với mức tăng của cùng kỳ 2007 Việt Nam khó có thể duy trì đượctốc độ tăng trưởng cao (trên 8%) như 3 năm 2005, 2006 và 2007 Theo dự báo của EIUthì trong giai đoạn 2011 - 2020 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ có thể duy trì ởmức 5,1% mỗi năm thay vì mức trên 8% như hiện nay.
Báo cáo của Worldbank cũng dự đoán năm 2008 tốc độ tăng trưởng của Việt Namsẽ giảm 0,5% so với năm 2007.
Những thách thức căn bản
Trang 20Nguyên nhân vì đâu các tổ chức lớn như IMF, WB, EIU có những dự báo khôngmấy lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam? Quí I năm 2008, tình hình kinh tế thế giớicó nhiều biến động phức tạp, đồng đô la Mỹ giảm giá so với hầu hết các đồng tiềnkhác, giá cả tiêu dùng của nhiều nền kinh tế lớn đã tăng cao so với nhiều năm trước đó,giá dầu và giá của nhiều loại vật tư, nguyên liệu cũng tăng cao.
Tuy nhiên những thách thức tăng trưởng của Việt Nam xuất phát đa phần từnhững yếu tố nội tại Những nguồn lực chính cho tăng trưởng thời gian qua của ViệtNam bao gồm duy trì tỉ lệ đầu tư cao, xuất khẩu chủ yếu dựa trên những ngành nghề sửdụng nhiều lao động ít có khả năng mở rộng thêm Để đạt mục tiêu tăng trưởng, ViệtNam phải duy trì một tỷ lệ đầu tư rất cao lên tới 40,4% GDP năm 2007, cao hơn nhiềuso với các nước cùng khu vực Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội trong Q1/2008 theogiá thực tế là 461,9 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực Nhà nước chiếm 200 nghìn tỷđồng chiếm 42,5% và khu vực ngoài Nhà nước cùng FDI chiếm 57,5% tổng vốn đầutư Các ngành XK chủ lực như dệt may, đồ gỗ của Việt Nam sẽ không đóng góp đượcnhiều cho GDP vì giá trị gia tăng của ngành vốn đã thấp, nay còn bị co hẹp lại do
Báo động về hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế: Với mức đầu tư trên 40,4%nhưng tăng trưởng GDP lại chỉ đạt 8,5% , hệ số sử dụng vốn (ICOR) của Việt Namnăm 2007 khoảng gần 5 lần (nghĩa là Việt Nam cần gần 5 đồng đầu tư để tạo ra 1 đồngtăng trưởng thêm) Hệ số này cao hơn rất nhiều so với Đài Loan giai đoạn 1961 -1980là 2,7 lần Với cùng với tỷ lệ đầu tư so với GDP tương đương với Việt Nam, TrungQuốc đạt được mức tăng trưởng 9-10%, trong khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mứckhoảng 8%.
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam yếu kém trên cả 3 cấp độ quốc gia, doanhnghiệp và sản phẩm Theo bản xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đànKinh tế Thế giới (WEF) năm 2006, Việt Nam được xếp hạng 77/125 quốc gia, tụt 3 bậcso với năm 2005, thua xa các nước cùng khu vực như Singapore xếp thứ 23; Malaysiaxếp thứ 26; Thái Lan xếp thứ 35; Indonesia xếp thứ 50; Philippines xếp thứ 71 Cụ thểtrong 9 tiêu chí của Việt Nam: thể chế kinh tế xếp thứ 74; cơ sở hạ tầng xếp thứ 83;kinh tế vĩ mô xếp thứ 53; hệ thống giáo dục và y tế phổ thông xếp thứ 56; giáo dục đạihọc xếp thứ 90; hiệu quả của cơ chế thị trường xếp thứ 73; mức độ sẵn sàng về côngnghệ xếp thứ 85; mức độ hài lòng doanh nghiệp xếp thứ 86 và mức độ sáng tạo xếp thứ75.
Đánh giá về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh năm 2006, Ngân hàngthế giới (WB) và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) xếp Việt Nam thứ 104 trên 175 nềnkinh tế được đánh giá, tụt thêm 6 bậc so với năm 2005 Môi trường kinh doanh của
Trang 21Việt Nam còn rất yếu với thứ hạng 17/23 nền kinh tế khu vực châu Á- Thái BìnhDương, theo bảng xếp hạng WB và IFC Để thành lập một doanh nghiệp ở Việt Namtính bình quân phải hoàn tất 11 thủ tục với thời gian hơn 50 ngày ở Trung Quốc là 13thủ tục, mất 35 ngày; ở Thái Lan là 8 thủ tục, mất 33 ngày; của OECD là 6,2 thủ tục,mất 16,6 ngày; ở Australia là 3 thủ tục, mất 2 ngày Chi phí để thành lập doanh nghiệptrong năm 2006 tại Việt Nam mất khoảng 276 USD (ở Trung Quốc mất 162 USD; ởThái Lan mất 160 USD) Trong đó đăng ký kinh doanh mất 15 ngày, tốn 12,54 USD;đăng ký mã số thuế mất 15 ngày, tốn 188 USD; mua hoá đơn VAT từ cơ quan thuếhoặc tự in mất 15 ngày, tốn 0,88 USD khắc dấu mất 14 ngày; thành lập công đoàn mất15 ngày
Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam về nguồn tàinguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ đang suy giảm trong xu thế của thương mại quốctế.
Tỷ trọng giao dịch nông, lâm, thủy, khoáng sản trên thị trường thế giới ngày cànggiảm so với các mặt hàng công nghệ, kỹ thuật Trong khi cơ cấu ngoại thương của ViệtNam lại nghiêng về hàng thô, sơ chế, hàm lượng công nghệ thấp, thủy sản, giày dép vàthủy sản chiếm tới 29% kim ngạch xuất khẩu Q1/2008 Do vậy, các nước đang pháttriển phải cạnh tranh gay gắt với nhau để giành được những biên độ lợi nhuận rất thấpthông qua việc khai thác cạn kiện tài nguyên, bán rẻ khoáng vật cho các quốc gia pháttriển Trong khi đó, lợi thế cạnh tranh dựa vào chất lượng nhân lực, công nghệ và R&Dtại Việt Nam còn đóng vai trò thấp.
Hiệu suất lao động và giá thành sản phẩm nội địa của Việt Nam đang ở mức rấtkém cạnh tranh Trong tiến trình hội nhập sâu rộng, nhiều lĩnh vực sản xuất của ViệtNam đang được bảo hộ chặt chẽ có thể bị thua ngay trên sân nhà Một ví dụ đơn giản làthịt gà nội đang có giá thành rất cao Vào những thời điểm giá bán gà nội địa lên tới50.000 - 60.000 đồng/kg gà thịt loại tam hoàng, thì thịt gà Mỹ tương đương bán chongười tiêu dùng giá chỉ 32.000-34.000 đồng/kg (chênh lệch tới 56% -74% so với giá gàMỹ).Rõ ràng tại Việt Nam sức lao động rất rẻ, tuy nhiên để lý giải tại sao giá thành sảnxuất của Việt Nam vẫn cao tới vậy? Hiệu suất lao động, quy mô, công nghệ và kỹ năngquản lý yếu kém đã đẩy giá thành lên rất cao khiến cho việc cạnh tranh về giá của ViệtNam đang vô cùng bất lợi không chỉ trên thương trường quốc tế mà ngay cả trên sânnhà.
Chất lượng các yếu tố căn bản trong nền kinh tế, xã hội đang ở mức yếu kém sẽtrở thành trở ngại lớn cho Việt Nam trên con đường phát triển như giáo dục, khoa họccông nghệ, đô thị hóa, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao.
Trang 22Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Đa phần các công ty của Việt Nam phụthuộc nặng nề vào các lĩnh vực có hàm lượng giá trị gia tăng thấp tương tự như hầu hếtcác nước công nghiệp mới 30 năm trước Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư rất ítcho R&D và gần như không có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc nâng cao kỹ năng,công nghệ, tri thức tiên tiến để có thể xâm nhập thị trường sản phẩm mới và hiện đạihóa quá trình sản xuất Các nước Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc, … đã xây dựngcác viện nghiên cứu, hệ thống sáng tạo cấp quốc gia để tiếp thu và nâng cao năng lựckỹ thuật và hoàn thiện các công nghệ nhập khẩu Các nhà cung ứng trong nước còn quánhỏ và công nghệ quá lạc hậu dẫn đến hạn chế thu hút FDI và tham gia phân công hóatoàn cầu cho dù Việt Nam có một mạng lưới dầy đặc các nhà cung ứng địa phương vốnlà một nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua.
Việt Nam và TTCKVN chưa có những nguồn hàng xứng tầm doanh nghiệp đầungành có sức cạnh tranh quốc tế Sức hút đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam nhìntrên khía cạnh nhân lực, chiến lược, quản lý, công nghệ, R&D là rất thấp Trong khi đó,sự hút bền vững của TTCK lại chủ yếu đến từ tiềm năng hoạt động của các doanhnghiệp nội địa Đây cũng chính là một bài toán trọng yếu trong các quyết sách đảm bảosự tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế cũng như của TTCKVN.
2.2.2.2 Những chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam
Lạm phát tăng cao
Duy trì một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh luôn là điều kiện trọng yếu thuhút vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp, tạo môi trường lành mạnh để phát triểnkinh tế Tuy nhiên sự yếu kém trong dự báo và hành xử thời gian qua cho thấy ViệtNam còn nhiều lúng túng trong xử lý tình thế Lạm phát Q1 năm 2008 đã lên tới mứckỷ lục kể từ năm 2000 và đang có chiều hướng tiếp diễn Gần đây có nhiều tổ chức lêntiếng cảnh báo về lạm phát bùng nổ tại Việt Nam Giá tiêu dùng bình quân 3 tháng đầunăm 2008 so với 3 tháng đầu năm 2007 theo tổng cục thống kê đã lên tới 16,38%.ADB dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm sẽ ở mức 15,6%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như: lạm phátchi phí đẩy do tăng giá dầu và một số nguyên liệu sản xuất trên thị trường thế giới tăngmạnh, lạm phát do xuất, nhập khẩu, do cơ cấu và do tiền tệ, do thiên tai, dịch bệnh….Tuy nhiên, cũng cùng thời điểm năm 2007, các quốc gia cùng khu vực như TrungQuốc, Thái Lan, Malaysia… lạm phát lại thấp hơn một cách đáng kể so với Việt Nam.Nguyên nhân của chính lạm phát ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ cung tiền quá lớntrong khi hiệu suất của nền kinh tế còn rất thấp.
Trang 23Lạm phát và lãi suất: Tháng 2/2008 đã diễn ra cuộc đua lãi suất huy động vốn,
có ngân hàng lên tới 14%/năm Nguyên nhân trực tiếp có thể từ quyết định của NHNNyêu cầu các NHTM mua 20.300 tỉ tín phiếu bắt buộc gây ảnh hưởng tới tính thanhkhoản của hệ thống ngân hàng Tuy nhiên trong thị trường Tài chính tiền tệ, lãi suấtthực được coi là “giá” của tiền, một mặt hàng đặc biệt, nó làm cân bằng giữa cung vàcầu tiền Thị trường tiền tệ chỉ có thể tồn tại bền vững nếu như giá của tiền là dương(tương đương với lãi suất tiền gửi lớn hơn lạm phát) Vì vậy để thu hút được tiền gửitrong dân, các ngân hàng cần đảm bảo lãi suất thực dương Trong điều kiện lạm pháttăng cao, để thu hút người dân gửi tiền thay vì các kênh hàng hóa, vàng, ngân hàngphải đưa lãi suất huy động vốn lên mức cao hơn hoặc tương đương lạm phát.
Tuy nhiên lãi suất huy động tăng cao sẽ làm lãi suất cho vay tăng cao Điều nàylàm chi phí tiếp cận vốn của doanh nghiệp tăng đột biến dẫn tới hoạt động của doanhnghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh, từ đó làm giảm sức sản xuất xã hội và tiếp tụcgóp phần hạn chế cung hàng thúc đẩy lạm phát Bài toán vòng tròn này sẽ chỉ tìm đượclời giải khi Việt Nam giải quyết được những vấn đề bản chất về hiệu quả sử dụng vốncủa nền kinh tế.
Bên cạnh đó, chống lạm phát có thể hiểu là chống mất giá trị của đồng tiền haynói cách khác là duy trì sức mua ổn định của đồng tiền Hai vấn đề này liên quan mậtthiết đến nhau do vậy chống lạm phát bằng các chính sách khác không thể hiệu quả nếunhư giá của tiền là âm.
Bất động sản - bong bóng đang phình to
Theo báo cáo về chỉ số minh bạch thị trường bất động sản (RETI - Real EstateTransparency Index) năm 2006 của tập đoàn đứng đầu thế giới về quản lý tiền tệ vàdịch vụ bất động sản Jones Lang LaSalle đối với 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thếgiới, Việt Nam có điểm số minh bạch thị trường bất động sản thấp nhất với số điểm4,69 (vùng xám cấp 5) là nhóm có độ minh bạch thấp nhấp và tham nhũng cao nhất.Cấp 4 có Trung Quốc, Macao và Indonesia Các nước Úc, New Zealand, Hong Kongvà Singapore theo thứ tự đều nằm trong nhóm cấp 1, nhóm có mức độ minh bạch caonhất.Giá đất vẫn tiếp tục tăng rất nhanh trong năm 2007, giá đất hiện nay được coi làvượt quá khả năng chi trả củangười dân.
Nguyên nhân trực tiếp nhất của hiện tượng này là việc tăng cung tiền, tăng cungtín dụng đầu tư bất động sản, kiều hối, tiền tham nhũng và thất thoát trong đầu tư xâydựng cơ bản v.v… dẫn đến nguồn tiền trong nền kinh tế quá dồi dào trong khi đó lợi