1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích vai trề của thị trường chứng khoán. đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam 12 năm qua. bènh luận nhận định ô thị trường chứng khoán việt nam như một sềng bạc

63 649 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 757,5 KB

Nội dung

Như vậy, trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài chính trênthị trường vốn và công tài chính trên thị trường tiền tệ.- Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI 2

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐÁNH GIÁ

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 12NĂM QUA BÌNH LUẬN NHẬN ĐỊNH: « THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM NHƯ MỘT SÒNG BẠC »

Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Lớp : Thị trường chứng khoán 1 Khóa : 51 Hệ : Chính quy

Hµ Néi, n¨m 2012

Trang 2

Phần 1: Cở sở lý thuyết về thị trường chứng khoán

1 Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính

Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính Vị trí của thịtrường chứng khoán trong tổng thể thị trường tài chính thể hiện:

- Thị trường chứng khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn

TT Tiền tệ Thị trường vốn

TTCK

Thời gian đáo hạn 1 năm

Trang 3

Như vậy, trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài chính trênthị trường vốn và công tài chính trên thị trường tiền tệ.

- Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơidiễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ Nợ và công cụ Vốn (các công cụ

Trang 4

2 Phân loại thị trường chứng khoán

3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

a Nhà phát hành: Cty cổ phần, quỹ đầu tư…

GD CK

Hình thức tổ chức

Cổ phiếuTrái phiếu

CK phái sinh

Trang 5

- Free rider: đưa ra quyết định theo tâm lý thị trường, theo tin đồn, theo độngthái của các nhà đầu tư profession.

- Vĩ nhân”: những người mua bán chứng khoán theo xu hướng ngược với xuhướng chung của thị trường

c Các tổ chức kinh doanh trên TTCK

- NHTM: ở Việt Nam, NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanhchứng khoán, đặc biệt là trái phiếu cính phủ

- Công ty chứng khoán: được lập ra để chuyên sâu vào thực hiện các nghiệp

vụ liên quan đến chứng khoán

+ Môi giới

+ Quản lý danh mục

+ Tư vấn đầu tư

+ Tư doanh chứng khoán

+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán

d Các cơ quan quản lý và giám sát TT

- Cơ quan quản lý Nhà nước: ở Việt Nam: quản lý cấp cao nhất: Ủy ban CKNhà nước

- Sở giao dịch CK

- Hiệp hội Nhà kinh doanh chứng khoán

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

Trang 6

- Tổ chức tài trợ chứng khoán

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm (Standard & Poor, Moody, Fich…): cungcấp các dịch vụ đánh giá năng lực trả cả gốc và lãi đúng hạn, hoặc tiềm lựctài chính của tổ chức phát hành

4 Đặc diểm khác của TTCK:

- Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cầm vốn và ngườicung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung giantài chính

- Là thị trường gắn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Mọi người đều tự dotham gia vào thị trường Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứngkhoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu

- Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được pháthành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thịtrường thứ cấp Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thểchuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn

III Vai trò của thị trường chứng khoán

TTCK là một thể chế tài chính bậc cao, hoạt động của nó thông qua các công

cụ là cổ phiếu, trái phiếu… và với nhiều loại hình khác nhau phù hợp với tâm límuôn vẻ của người dân, qua đó cho phép các DN, các tổ chức tài chính và chínhphủ huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư phát triển kinh tế Thực tếphát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng củathị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế, 6 vai trò cơ bản bao gồm:

Trang 7

1 Tập trung tích tụ và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.

Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóngvai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sựnghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Năm 2010, TTCK Việt Nam phát huy vai trò này như sau:

Thứ nhất, mức vốn hóa thị trường có tăng, nhưng thanh khoản của thị trườngthấp hơn năm 2009 Tổng giá trị vốn hóa thị trường của 623 công ty niêm yết trêncác SGDCK (sàn giao dịch chứng khoán) là 726.000 tỷ đồng, chiếm 39% GDPnăm 2010, tăng khoảng 1,7% so với mức vốn hóa thị trường năm 2009

Thứ hai, số lượng các trung gian tài chính không tăng, nhưng tổng mức vốnđiều lệ các công ty gia tăng đáng kể Thị trường hiện có 105 công ty chứng khoánvới tổng vốn điều lệ là 33.300 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2009; 47 công tyquản lý quỹ, với tổng vốn điều lệ là 2.100 tỷ đồng, quản lý tổng tài sản trên100.000 tỷ đồng, trong đó có 23 quỹ đầu tư với tổng vốn điều lệ là 13.300 tỷ đồng.Thứ ba, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư gia tăngmạnh, đạt 1,1 triệu tài khoản, tức tăng 126% so với 793.000 tài khoản năm 2009.Trong đó, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài khoảng 15.000 tài khoản vàgóp phần đáng kể trong giao dịch dẫn dắt thị trường

Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việcphân phối vốn một cách có hiệu quả.Thị trường tài chính là nơi tiên phong áp dụngcông nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên thay đổi.thực tế trên thịtrường chứng khoán, tất cả các thông tin được cập nhật và được chuyển tải tới tất

cả các nhà đầu tư, nhờ đó, họ có thể phân tích và định giá cho các chứng khoán

Trang 8

Chỉ những công ty có hiệu quả bền vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻtrên thị trường.

Thị trường chứng khoán tạo một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tàichính, điều này buộc các ngân hang thương mại và các tổ chức tài chính phải quantâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính

Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự có củacác công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soátchặt chẽ của các ngân hang thương mại Thị trường chứng khoán khuyến khíchtính cạnh tranh của các công ty trên thị trường Sự tồn tại của thị trường chứngkhoán cũng là yêu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đây chính làcác yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc giacũng như trong phạm vi quốc tế

1 Vai trò tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp

Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, việc cạnh tranh trên thị trường ngàycàng tăng, nhu cầu về quản lý chuyên nghiệp cũng tăng theo Bởi việc nắm giữ vốnkhông đi đôi với năng lực quản lý Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việcchuyên môn hóa, tiết kiệm vốn và chất xám (chính là việc kết hợp giữa người nắmgiữ vốn nhưng không có khả năng quản lý với người quản lý tốt nhưng không cóvốn trong tay) Một trong những biểu hiện của vai trò này có thể thấy thông quaquá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Chúng ta biết rằng trong những năm trước thời kỳ đổi mới cũng như nhiềunăm về sau này, việc hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả.Một trong những nguyên nhân là do nhà nước vừa là người sở hữu vừa là ngườiquản lý các doanh nghiệp nhà nước mà không có sự giám sát nào từ bên ngoài.Chúng ta biết rằng tuy nói rằng nhà nước sở hữu và quản lý nhưng thực chất nhà

Trang 9

nước cử ra những cá nhân đứng ra đảm nhận những công việc này Động cơ nàothúc đẩy DNNN tìm kiếm lợi nhuận, động cơ nào thúc đẩy DNNN làm ăn uy tín,động cơ nào thúc đẩy DNNN minh bạch trong tài chính hoàn toàn không có.Chính vì nhập nhằng giữa sở hữu và quản lý, đồng thời nguồn vốn lại từ ngân sáchnhà nước, chính vì thế việc thất thoát vốn, tham nhũng, việc sử dụng vốn khônghiệu quả đang là thực trạng đáng buồn của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.Rất nhiều DNNN làm ăn yếu kém vẫn thường “sống sót” sau một thời gian dàithua lỗ.

Việc thị trường chứng khoán ra đời đã tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hóacác doanh nghiệp nhà nước Từ đó góp phần mình bạch hóa, thực hiện việc gián sát

từ bên ngoài đối với các hoạt động của chúng Tính đến cuối năm 2009, Việt Nam

đã cổ phần hóa được khoảng 4.000 doanh nghiệp nhà nước, trong đó Nhà nước vẫnnắm 53% tổng vốn điều lệ Đã có nhiều doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưVietcombank, Vietinbank, Bảo Việt góp phần cho các doanh nghiệp này hoạt độngphát triển hơn, đồng thời cũng góp phần tăng tuy mô hàng hoa của thị trường, làmnền tảng cho thị trường phát triển Tuy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhànước vẫn còn rất nhiều bất cập, thế nhưng, nhìn nhận về mặt tích cực, việc này sẽlam tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước

2 Thực hiện tái phân phối công bằng hơn

Vai trò này được hiểu là thị trường buộc các tập đoàn gia đình trị phát hànhchứng khoán ra công chúng, giải tỏa sự tập trung vốn cho phát triển kinh tế

Gia đình trị, khép kín sẽ dẫn đến quản trị yếu kém, thiếu minh bạch, không đủniềm tin đối với người bên ngoài, trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanhyếu, nguồn lực hạn chế, không tập trung và tích tụ là những nguyên nhân dẫn đếnkhông phát triển

Trang 10

Gia đình trị đến cổ phần hóa: 1/3 số công ty trong danh sách S&P 500 (500công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ) và hơn 40% trong số 250công ty lớn nhất ở Pháp và Đức là những công ty gia đình Những con số này đủ đểnói lên sự thành công của mô hình công ty gia đình ngay trong thời đại kinh doanhmới.

Tuy nhiên, để đạt đến vị thế đó, các công ty này phải đối mặt với rất nhiềuthách thức.Chưa tới 30% trong số đó tồn tại được qua thế hệ thứ 3 Và để thànhcông lâu dài, các ông chủ công ty gia đình phải đồng thời làm được 2 mục tiêu vốnrất khó song hành: đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất và tiếp tục giữ quyền sởhữu công ty

Ở châu Á, điển hình là Hàn Quốc, một số tập đoàn lớn vẫn nằm dưới sự kiểmsoát của các gia đình như Samsung của gia đình Lee, Hyundai thuộc về gia tộcChung, LG là của họ nhà Koo Tuy nhiên, theo các nhà phân tích phương Tây, cáccông ty gia đình muốn lớn mạnh và cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì cần phảilột xác, trong đó có việc giảm bớt vai trò của quản trị gia đình và mở rộng quyền

sở hữu cổ phần cho đối tác bên ngoài

Tại Việt Nam, rất hiếm thấy công ty gia đình tồn tại qua thế hệ thứ 3 Sựchuyển giao công ty theo hình thức “cha truyền con nối” cũng chỉ mới bắt đầu ởthế hệ thứ 2, như Gốm sứ Minh Long, Nệm Liên Á Còn lại, khi đứng trước sứmệnh đưa doanh nghiệp tăng trưởng, hầu hết các nhà sáng lập công ty gia đình đềuchọn hình thức chuyển đổi cổ phần để gọi vốn và tăng hiệu quả quản lý

Công ty Minh Phúc, Giấy Sài Gòn và Gỗ Đức Thành là 3 trường hợp đã trảiqua thời kỳ chuyển đổi cổ phần với nhiều thách thức Câu chuyện của 3 công tynày cho thấy, việc chuyển đổi đã mang lại những hiệu quả kinh doanh rất khả quannhư tốc độ tăng trưởng được cải thiện, quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn, phần

Trang 11

lớn được nhận vốn từ các quỹ đầu tư và có triển vọng niêm yết trên thị trườngchứng khoán Tuy nhiên, mỗi công ty đều gặp những vấn đề khó giải quyết Đócũng chính là những thách thức chung cho các công ty gia đình trong quá trìnhchuyển đổi thành công ty cổ phần.

Cụ thể, đến tháng 10.2004 Cty Minh Phúc (được thành lập năm 1998 với hoạtđộng chính là nhập và phân phối nguyên vật liệu cho ngành in, chủ yếu là giấy) đã

cổ phần hóa để gọi vốn phát triển quy mô , Trước khi chuyển đổi, ông Tiến sở hữu60% Công ty Sau khi chuyển đổi, tỉ lệ sở hữu giảm còn 32,4% Những kế hoạchphát triển của ông Tiến đã được hiện thực hóa sau khi Minh Phúc gặp được mộtquỹ đầu tư lớn vào tháng 11.2004, không lâu sau khi Công ty chính thức chuyểnđổi sang cổ phần Quỹ này đã đầu tư vào Minh Phúc 1 triệu USD, tương đương28,2% vốn điều lệ Công ty Năm 2009, doanh thu của Minh Phúc đạt 174 tỉ đồng

Và với sự hỗ trợ của cổ đông, ông Tiến bắt đầu kế hoạch chuyển Công ty về mộtđịa điểm có diện tích 12.000 m2, gấp đôi diện tích hiện tại trong Khu Công nghiệpPhong Phú (huyện Bình Chánh, TP.HCM) Tuy vậy Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ đápứng hơn 50% nhu cầu vốn , Ông cũng không giấu việc sẽ đưa Công ty bước quamột giai đoạn mới: niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào cuốinăm 2010 Cho đến nay Công ty đã tăng 24 lần so với khi chưa chuyển đổi cổphần, cổ đông tham gia cũng đa dạng về thành phần và số lượng

3 Hiệu quả của quốc tế hóa TTCK

Chúng ta biết rằng việc mở cửa TTCK làm tăng tình lỏng và cạnh tranh trênthị trường quốc tế, cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăngcường đầu tư từ nguồn tiết kiệm bên ngoài

CôngThương - Nhà đầu tư nước ngoài hiện đang sở hữu khoảng gần 6 tỷ USDtrên thị trường chứng khoán Việt Nam 77% trong số đó tập trung vào 20 mã

Trang 12

chứng khoán vốn hóa lớn nhất Nếu tính về số lượng nhà đầu tư mới tham gia thịtrường, thông tin từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán cho thấy, tháng 1/2012, lượngnhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch tăng thêm 0,13% so với cuối năm

2011 Điều dễ nhận thấy là khối ngoại đang có xu hướng chuyển từ các giao dịchmua bán nhỏ, lẻ cổ phiếu sang các thương vụ chuyển nhượng lớn, hướng tới cácdoanh nghiệp ăn nên làm ra, có nền tảng quản trị lành mạnh

Tháng 1/2012, lượng nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch tăngthêm 0,13% so với cuối năm 2011 Điều đó cho thấy, nhiều nhà đầu tư cá nhân, tổchức nước ngoài vẫn thể hiện tin tưởng vào sự ổn định của nền kinh tế của ViệtNam

4 Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho Chính phủ phát hành huy động nguồn tài chính mà không tạo áp lực lạm phát

Chúng ta biết rằng Chính phủ đã không còn sử dụng biện pháp in tiền để tàitrợ cho chi tiêu từ năm 1998 Chính vì thế, TTCK đã trở thành một kênh huy độngvốn quan trọng của Chính phủ

TPCP bằng ngoại tệ phát hành trong nước trong những đợt gần đây, đặc biệttrong năm 2009 đều không thu được kết quả như mong muốn, nguyên nhân chính

là do vấn đề lãi suất không hấp dẫn Đợt phát hành thứ nhất vào tháng 3/2009, 3lần đấu thầu chỉ huy động được 230,11 triệu USD trong tổng số 300 triệu USDđược đưa ra mời thầu Đợt 2 vào tháng 8/2009, trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn dài sốlượng bỏ thầu rất ít Trong đó, cả 3 phiên chỉ huy động được 100 triệu USD/100triệu USD trái phiếu chào bán kỳ hạn 1 năm; 47 triệu USD/100 triệu USD tráiphiếu kỳ hạn 2 năm; và 10 triệu USD/50 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm Đợtphát hành thứ 3, và thứ 4 vào ngày 29/12/2009, kết quả chỉ huy động được 73 triệuUSD trong tổng số 200 triệu USD giá trị trái phiếu gọi thầu, đạt 36,5% Tỷ lệ huy

Trang 13

động thành công có xu hướng giảm dần theo từng đợt phát hành kể từ đầu 2009 tớinay Tính chung cả năm 2009, khối lượng huy động đạt 530,2 triệu USD (tươngđương 9.278 tỷ đồng, theo tỷ giá ước tính 17.500 đồng/USD) trên tổng số 850 triệuUSD gọi thầu.

Đối với trái phiếu bằng nội tệ, việc huy động cũng còn nhiều hạn chế

Tính đến hết năm 2009, có khoảng 70 đợt phát hành trái phiếu được thực hiệnbao gồm trái phiếu: kho bạc nhà nước (KBNN), ngân hàng phát triển, ngân hàngchính sách xã hội và các trái phiếu chính quyền địa phương Theo thống kê củaNgân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam (BIDV), chỉ có trên 2.000 tỷ đồng giá trịtrái phiếu KBNN được phát hành trên tổng số 15.000 tỷ đồng gọi thầu Dư nợ tráiphiếu Chính phủ (TPCP) tính đến cuối 2009 vào khoảng 16,9% GDP Nguyênnhân do thị trường trái phiếu thứ cấp ảm đạm, thanh khoản ở mức thấp, thể hiệnqua giá trị trái phiếu được chuyển nhượng trên thị trường cũng như các số liệuthống kê giao dịch trung bình trong phiên Tổng giá trị trái phiếu được chuyểnnhượng qua sàn trong năm 2009 vào khoảng 77.500 tỷ đồng, chỉ bằng 40% so vớimức 195.600 tỷ đồng của năm 2008 Giá trị trái phiếu được chuyển nhượng trungbình trong một phiên giao dịch cũng giảm mạnh, xoay quanh mức 300 tỷđồng/phiên, thấp hơn nhiều so với mức 800 tỷ đồng/phiên của năm 2008.Đặc biệt,trái phiếu chính quyền địa phương gần như không được quan tâm Trái phiếu khobạc bằng Việt Nam đồng chỉ thành công với tỷ lệ 15%, một con số rất khiêm tốn.Như vậy có thể nói TTCK đã tạo ra một kênh huy động vốn khá tiềm năngcho Chính phủ, cung cấp lượng vốn đáng kể cho việc đầu tư cũng như thực hiệncác chính sách tiền tệ của nhà nước

Trang 14

5 Một trong những vai trò của TTCK là cung cấp một dự báo tuyệt vời

về các chu kì kinh doanh trong tương lai (hay nói cách khác là phong vũ biểu của nền kình tế)

Tuy nhiên khi xem xét vấn để này cần nhận thức một điều là TTCK Việt Namchưa phải là phong vũ biểu của nền kinh tế Lý do được đưa ra là: TTCK Việt Namchỉ được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế khi đo lường được "sức khỏe" củatoàn bộ nền kinh tế, chỉ số của thị trường phải thể hiện chu kỳ phát triển của nềnkinh tế, từ đó tạo mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ giữa TTCK và thị trường tàichính Nó phải đáp ứng đủ 3 yếu tố chính sau:

a Quy tụ đầy đủ DN lớn tiêu biểu của mọi ngành nghề

Một trong những yếu tố bắt buộc để TTCK Việt Nam trở thành hàn thử biểucủa nền kinh tế, đó là thị trường phải chứa đựng những DN lớn tiêu biểu cho mọingành nghề, đại diện cho một nền kinh tế

Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay, TTCK Việt Nam có 712 DN niêm yết.Con số này còn quá ít so với con số hàng trăm nghìn DN thực tế đang hoạt động.Mặt khác, các DN niêm yết chủ yếu là những DN nhỏ và vừa, chưa phải là những

DN lớn có sức chi phối nền kinh tế

Về mức vốn hóa của thị trường, năm 2007 đạt khoảng 40% GDP.Song đếnthời điểm hiện tại, TTCK đang suy giảm từng ngày, thì mức vốn hoá thị trườngcũng giảm đi tương ứng Trong khi đó, theo kế hoạch Chính phủ đặt ra, tới năm

2010, tỷ lệ vốn hóa TTCK phải chiếm 50% GDP và con số này phải tăng đến 70%vào năm 2020 Khi đó, quy mô thị trường mới đủ lớn để có thể đưa TTCK thực sựtrở thành hàn thử biểu của nền kinh tế theo đúng nghĩa của nó

Trang 15

b Giá chứng khoán phản ánh tương đối chính xác giá trị thực của DN niêm yết

Một thực tế hiện nay là phần lớn con số tính toán về giá trị thực của cổ phiếuđều chỉ sử dụng một cách máy móc những số liệu ghi trên báo cáo tài chính củacác DN niêm yết; chưa thể hiện được đầy đủ giá trị nội tại của DN mà nó phảnánh Ngoài ra, sự kém minh bạch còn phổ biến, kèm theo đó là những yếu tố thuộc

về tài sản vô hình của công ty (trình độ quản lý, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thươngmại, chất lượng sản phẩm ) chưa phản ánh hết trong báo cáo tài chính

Mặt khác, sự thiếu kiến thức và tâm lý đám đông của NĐT đã và đang tácđộng mạnh mẽ tới TTCK Rõ ràng, tâm lý NĐT chứ không phải phương pháp xácđịnh hay hoạt động kinh doanh của DN quyết định giá chứng khoán

c Phản ánh tương đối chính xác sự biến động của nền kinh tế

Ngày 8/11/2006, VN-Index xuất phát với mức 525,99 điểm, chỉ 4 tháng sau(ngày 12/3/2007) VN-Index đã leo lên tới đỉnh 1.170,67 điểm, để rồi hiện tại VN-Index đã quay trở lại và thậm chí phá mốc 400 điểm Tất nhiên, lên xuống làchuyện bình thường của thị trường, nhưng lên xuống với biên độ lớn trong thờigian ngắn là bất thường.Và điều này có phản ánh chính xác sự biến động của nềnkinh tế hay không?

Câu trả lời là không!

Ngoài ra, nếu nền kinh tế Việt Nam chủ yếu có 4 kênh đầu tư: TTCK, thịtrường tín dụng trung và dài hạn, thị trường bất động sản và thị trường tiền tệ thìtrong thời gian qua, sự ảm đạm của TTCK dường như cũng chưa ảnh hưởng nhiềutới các thị trường còn lại, nếu có, thì cũng chỉ như sự ảnh hưởng của một hàng hóa

Trang 16

này tới một hàng hóa thay thế khác Nhìn vào TTCK, chưa thấy được bức tranhkhái quát của toàn bộ nền kinh tế.

Như vậy, rõ ràng VN-Index hiện chưa phải là hàn thử biểu của kinh tế ViệtNam

Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò trên, có thể nói thị trường chứng khoánViệt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế Trước hết là nói đến vấn đề thông tin khôngcân xứng Ở Việt Nam hiện nay có thể nói thông tin được chuyển đến các nhà đầu

tư là không đầy đủ và không giống nhau tình trạng tùy tiện trong công bố thôngtin, công bố thông tin chậm, thiếu chính xác, không trung thực đang gây bức xúccho cộng đồng đầu tư và ngày càng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quảnlý

Vẫn có những hoạt động làm giá, thao túng cổ phiếu, thao túng thị trườngkhiến cho nhà đầu tư (NĐT) bất an, họ rất ngại trong việc đầu tư giá trị, mà dầndần chuyển sang lướt sóng nhiều hơn

Hiện trạng sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích Hoạt động phát hànhcủa các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trênnhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Không ít

tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán màkhông phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thịtrường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm Hoạt động chào bán riêng lẻkhông có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩmquyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK Bêncạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN còn hạnchế (đặc biệt vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới ban hành) đã tạo nênnhững rủi ro tiềm ẩn cho TTCK Hoạt động phát hành TPCP còn nhiều bất cập,

Trang 17

công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu chưa tốt, cơ chế phát hành trái phiếucòn nhiều bất cập, chưa có các tổ chức tạo lập thị trường TPCP đúng nghĩa để đảmbảo thành công cho các đợt phát hành cũng như tạo tính thanh khoản cho thịtrường thứ cấp Thiếu đường cong lợi suất chuẩn và tổ chức định mức tín nhiệm.Tuy nhiên, theo nhận định, sau 10 năm phát triển, thị trường CK Việt Nam đã

có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, góp phần tăng trườngkinh tế, gia tăng thu nhập cho người dân

Phần 2: Sự phát triển của TTCK trong 12 năm qua.

I Sự ra đời và những bước đi đầu tiên

1.1 Sự ra đời

Ngày 11-7-1998, Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứngkhoán và TTCK, chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam.Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập trung tâm giao dịchchứng khoán tại TP HCM và Hà Nội

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) đượcthành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTG ngày 11-7-1998 và chính thức đivào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000

Ngày 8/3/2005, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đãchính thức chào đời Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giaodịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các

DN nhỏ và vừa với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng)

Trang 18

1.2 Phiên giao dịch đầu tiên

Ngày 28/7//2000, phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên của TTCK Việt Nam

mở cửa với mốc khởi điểm là 100 và một "mô hình đơn giản đến mức khó tin:2+2+1+1, tức chỉ 2 cổ phiếu (REE của công ty cổ phần Cơ Điện lạnh và SAM củaCông ty CP Cáp và Vật liệu viễn thông), 2 công ty chứng khoán, 1 trung tâm giaodịch chứng khoán kiêm chức năng trung tâm lưu ký, 1 ngân hàng chỉ định thanhtoán và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch

II Giai đoạn 2000- 2005: những bước đi đầu tiên

Ngay sau phiên giao dịch đầu tiên, VNIndex liên tục tăng điểm trong 12tháng, đạt đỉnh 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001 Thời kỳ này, do lượng hàng hóaban đầu còn ít, cầu lớn hơn cung gấp nhiều lần dẫn đến hiện tượng các nhà đầu tưtranh nhau mua giá trần khiến chỉ số VNIndex tăng liên tục

Sau khi đạt đỉnh 571,04 VNIndex điều chỉnh giảm liên tục trong gần 4 tháng,mất 64% giá trị,còn 203 điểm vào ngày 5/10/2001 Tiếp đó là cú nảy lên 301 điểmtrước khi rơi vào giai đoạn suy giảm kéo dài trong 2 năm từ tháng 11/2001 đếntháng 11/2003

Năm 2004 và 2005, thị trường “đi ngang”, không có tăng giảm lớn

Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN)chính thức đi vào hoạt động Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ

lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vựcngân hàng)

=> Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được

sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường

Trang 19

chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nềnkinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.

Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005,tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69%tổng thu nhập quốc nội (GDP) Thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này có 4.500

tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng tráiphiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giaodịch Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi sovới năm 2004, huy động được 44,600 tỷ đồng, hiện giờ giá trị cổ phiếu so với GDPcủa cả nước đạt gần 1%

III Năm 2006: bước phát triển đột phá của TTCK Việt Nam

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “độtphá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới vớihoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 sàn: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trungtâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC

Trang 20

Điểm lại những con số nổi bật của thị trường chứng khoán VN trong năm

2006:

- Vào giữa năm 2006, kênh truyền thông CNN đã nhận định chỉ số Index của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam lên gần 600 điểmvào đầu tháng 4 là chỉ số tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới chỉ sauZimbabwe Đến cuối năm 2006 chỉ số VN-Index tiếp tục tăng hơn 30%

VN-và đạt mức 751,77 điểm (tăng 144,8% so với cuối năm 2005), chỉ sốHASTCIndex tăng 152,4%, chính thức ghi dấu Việt Nam trở thànhTTCK tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2006

- Mức 809,86 điểm mà VN-Index đạt được ngày 20-12 khiến tất cả các nhàđầu tư trong và ngoài nước phải thừa nhận tỷ suất lợi nhuận cực cao củaTTCK Việt Nam Đây là chỉ số VN-Index đạt mức cao nhất kể từ khiTTCK chính thức hoạt động 28-7-2000 Tính chung, so với đầu năm, chỉ

số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới170% Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừanhận là quá ấn tượng Điều này cũng khiến hàng loạt quỹ đầu tư nướcngoài đã và đang gấp rút tìm kiếm cơ hội đầu tư tại thị trường mới nổinhưng cực kỳ hấp dẫn này

- Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến.Tổng giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu toàn TTCK theo số liệu mớicông bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đạt trên 240.000 tỷ đồng (15

tỷ USD), chiếm khoảng 25% GDP cả nước.Trong đó giá trị thị trường cổphiếu niêm yết tại sàn TPHCM gần 148.000 tỷ đồng (9 tỷ USD) chiếm15,36 GDP; giá trị thị trường cổ phiếu giao dịch tại sàn Hà Nội trên102.000 tỷ đồng (6 tỷ USD) chiếm khoảng 10% GDP Như vậy mục tiêu

Trang 21

Chính phủ đặt ra cho chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010 có quy

mô bằng 10%-15% GDP đã nhanh chóng vượt xa trong năm 2006

- Tính đến phiên 29/12/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM

đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu vớitổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng Còn tạiTrung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, số lượng chứng khoán thamgia đã lên đến 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng mức đăng ký giaodịch theo mệnh giá đạt 29 nghìn tỷ đồng Mỗi ngày có khoảng 80-100công ty có cổ phiếu giao dịch, đây là những cổ phiếu được phát hành theoLuật Doanh nghiệp là chính

- Trên thị trường phi tập trung, tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần

so với khối lượng giao dịch trên Hastc Số công ty niêm yết tăng gần 5lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịchđạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước Trongvòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối

2005 lên 800 điểm cuối 2006

Những điểm đáng chú ý khác trong năm 2006:

- Luật chứng khoán tạo ra một cuộc đua mới: Luật Chứng khoán sau

khi được thông qua trong phiên họp thứ 9 của Quốc hội khóa XI ngày 6-2006 đã được ban hành ngày 1-7-2006 và bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-

23-2007 Luật ra đời với nhiều sửa đổi như nâng vốn điều lệ tối thiểu củamột công ty chứng khoán lên 170 tỷ đồng, của công ty quản lý quỹ lên 25

tỷ đồng Chính những thay đổi này đã gián tiếp tạo ra cuộc đua thành lậpcông ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong vài tháng qua với tổngcộng hơn 70 công ty đã được cấp phép mới

Trang 22

- Chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất: Ngay đầu năm,

TTCK đã khởi đầu một cơn sốt kéo dài hơn 2 tháng làm nhiều người longại cho nguy cơ “bong bóng” do việc tăng giá quá nhanh của thị trường

và nhiều nhà đầu tư lao vào mua cổ phiếu theo phong trào Nhiều ngườidân đã chuyển từ các kênh đầu tư phổ biến trước đây như gửi tiết kiệm,mua ngoại tệ, nhà đất… sang đầu tư cổ phiếu Chứng khoán trở thànhkênh đầu tư mới và hấp dẫn nhất trong năm 2006 bất chấp điều này làmcản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

- Cắt giảm ưu đãi thuế, các doanh nghiệp đua nhau lên sàn: Theo Công

văn số 10997/CV-BTC của Bộ Tài chính ngày 8-9-2006, các doanhnghiệp lên niêm yết và đăng ký giao dịch trên TTCK sau ngày 31-12-

2006 không được hưởng ưu đãi miễn giảm 50% thuế thu nhập doanhnghiệp trong 2 năm liên tiếp kể từ ngày lên sàn như trước đây, tạo ra cuộcđua thứ hai trên TTCK là đua lên sàn Chỉ trong tháng 12 có đến 51chứng khoán mới niêm yết tại TTGDCK TPHCM và 69 cổ phiếu kháctranh nhau giao dịch tại TTGDCK Hà Nội, nâng tổng số cổ phiếu vàchứng chỉ quỹ giao dịch trên cả 2 thị trường lên con số 195 đơn vị vớiquy mô vốn hơn 25.000 tỷ đồng mệnh giá

- TTCK tăng nóng sau ngày VN gia nhập WTO: Nhiều nhà phân tích

đánh giá cao triển vọng của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO.Bên cạnh các cơ hội thì vẫn còn phải chịu nhiều thách thức, nhưng TTCKkhông cảm nhận vậy, các nhà đầu tư chỉ nhìn thấy một “biển” cơ hội phíatrước và giá cổ phiếu cứ vùn vụt tăng từng ngày kể từ đầu tháng 11, thờiđiểm Việt Nam ký kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 23

- Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã đến thăm Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TPHCM và gặp gỡ quan chức của các doanh nghiệp

lớn tại Việt Nam Việc Tổng thống Mỹ đích thân gõ chiêng mở cửa phiêngiao dịch đã kích thích sức mua mạnh mẽ trên thị trường Lần đầu tiêngiá trị giao dịch khớp lệnh của sàn chứng khoán TPHCM vượt ngưỡng

21 triệu USD/ngày và với hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài cùng lúc đánhgiá rất tốt về Việt Nam, các kỷ lục về giá trị giao dịch liên tục bị phá vỡ (Ngày 20-11-2006)

IV Năm 2007: giai đoạn thị trường chứng khoán VN bùng nổ

Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thịtrường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế.Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường

4.1 3 tháng đầu năm 2007

Đây là giai đoạn có có những đợt sóng cao, khiến Index của cả 2 sàn giao dịchđều lập kỷ lục: chỉ số VNIndex đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau 7 năm hoạtđộng và HASTC Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểm sau 2 năm hoạt động Cóthể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạtmức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giao dịch

Nhờ sự tăng trưởng về giá của các cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa của thịtrường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng So với tổng giá trị vốnhóa 492.900 tỷ đồng của cả năm 2007, con số của 3 tháng đầu năm đã chiếm tỷtrọng 4/5 Nhưng điều quan trọng góp phần gia tăng giá trị vốn hóa của thị trườngkhông phải do số lượng chứng khoán niêm yết gia tăng mà do yếu tố giá cổ phiếutăng mạnh

Trang 24

Trong giai đoạn này, giá các cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ phi mã, đồng loạtcác cổ phiếu từ Bluechip, Penny stock, các cổ phiếu mới niêm yết trên sàn… tất cảđều đạt mức tăng trưởng trên 50% giá trị so với mức giá giao dịch đầu năm, trong

đó có những cổ phiếu đạt mức tăng trưởng trên 100% như: STB (113,57%), REE(122,66%), ACB (197%),… Rất nhiều mã CP thiết lập mức giá đỉnh kể từ khi lênsàn trong giai đoạn này như: SJS (728.000 đ/CP), FPT (665.000 đ/CP), DHG(394.000đ/CP), REE (285.000đ/CP), SSI (255.000đ/CP), SAM (250.000đ/CP),KDC (246.000đ/CP), VNM (212.000đ/CP), ACB (292.000đ/CP)…

Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng nóng trong giai đoạn này phải

kể đến sức cầu trên thị trường tăng một cách đột biến khiến giá trị giao dịch trungbình mỗi phiên giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng Tại sàn HCM, bình quân mỗiphiên giá trị giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, sàn HN cũng đạt con số 300 tỷ đồng

4.2 5 tháng tiếp theo từ 4/2007 đến dầu tháng 9/2007

Do nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà nướccũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểmsoát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quánóng của thị trường Phản ứng trước điều này, TTCK đã có những đợt điều chỉnh

rõ rệt

Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE vàHASTC, tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng VNIndex chỉtrong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm (24/04/2007), giảmtới 22,6% so với mức đỉnh vào tháng 3 HASTC – Index trở về mốc 321,44 điểm(24/04/2007), giảm 30% so với mức đỉnh

Thị trường đã mất điểm quá nhanh trong 1 thời gian ngắn khiến giá giao dịchcủa các cổ phiếu đã trở về gần mức giá thiết lập vào đầu năm

Trang 25

Trong giai đoạn này, thị trường cũng có một đợt hồi phục vào giai đoạn cuốiTháng 5/2007 khi VNIndex quay trở về mốc 1.107,52 điểm (23/05/2007) Nhưng

do tác động tâm lý quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trường trước đó nhưChỉ thị 03, Luật thuế Thu nhập cá nhân …thị trường nhanh chóng trở lại trạng tháimất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh Giai đoạn đầu Tháng 8, thị trường xác lậpmức đáy 883,9 điểm của VNIndex (6/8/2007) và 247,37 điểm của Hastc - Index(23/08/2007)

Vào giai đoạn thị trường xuống sâu nhất (khoảng đầu Tháng 8), sàn HCM cónhững phiên giao dịch chỉ có hơn 3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh (ngày30/07/2007 chỉ có 3.296.340CP được giao dịch), sàn HN cũng chỉ có vẻn vẹn600.000 CP được chuyển nhượng thành công (ngày 8/8/2007 khớp lệnh 603.100CP)

Giai đoạn này, các NĐTNN cũng tỏ ra khá thờ ơ khi lượng giao dịch của khốinày trên cả 2 sàn giao dịch đều sụt giảm mạnh Giá trị giao dịch bình quân của khốiNĐTNN trong giai đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so vớigiai đoạn đầu năm

4.3 Những tháng cuối năm: thị trường dần phục hồi nhất là trong khoảng

thời gian từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 2007

Giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là

các mã cổ phiếu bluechip trên cả 2 sàn đều lấy lại được những gì đã mất trong 6tháng giữa năm, tuy nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủ mạnh để đưa các cổphiếu trở về mức giá đỉnh thiết lập vào tháng 3 Trong giai đoạn này, VNIndex đã

có những phiên giao dịch vượt lên trên ngưỡng 1.100 điểm (1.106,6 điểm vào ngày3/10/2007), HASTC Index cũng gần chạm trở lại ngưỡng 400 điểm (393,59 điểmngày01/10/2007)

Trang 26

Đà tăng giá của các cổ phiếu trong giai đoạn này thể hiện rõ nét nhất ở nhómcác cổ phiếu blue – chip như DHG, FPT, VIC… tại HOSE và nhóm cổ phiếu SôngĐà: S99, SDA, S91… tại HASTC Lượng giao dịch bình quân phiên tại HOSEluôn ở trên mức 10 triệu CP (phiên giao dịch kỷ lục đạt 19.047.000 CP vào ngày01/10/2008), sàn HASTC cũng đạt lượng giao dịch bằng 1/2 sàn HOSE với trungbình phiên có 5 triệu CP được chuyển nhượng.

Tuy nhiên, thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh giảmvào 2 tháng cuối năm Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng có cácđợt phục hồi giả với sự tăng lên mạnh mẽ của tất cả các yếu tố Tuy nhiên sự phụchồi này không duy trì được lâu, thậm chí đã có dấu hiệu suy giảm chỉ sau 1 phiêntăng điểm Chính điều này đã dẫn tới việc các nhà đầu tư bị đọng vốn, Trong khinguồn cầu có xu hướng cạn kiệt, thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng Tương quancung cầu mất cân bằng khiến thị trường ngày càng tuột dốc cả về giá lẫn khốilượng giao dịch và giá trị giao dịch VNIndex giảm xuống dưỡi ngưỡng điểm1.000 và chỉ xoay quanh mốc 900 điểm, với lượng chứng khoán chuyển nhượng rấthạn chế

V Năm 2008: TTCK sụt giảm mạnh trong xu thế chung của nền kinh tế Những nổi bật của TTCK năm 2008 là: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ

phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã CP rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoảnkém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảmđạm trong tâm lý các NĐT.Tính từ đầu năm đến hết ngày 31/12/2008, TTCKVNtrải qua 03 giai đoạn chính

5.1 6 tháng đầu năm thị trường giảm mạnh do tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô

Trang 27

Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VNIndex đã mất đi gần 60% giá trị và trởthành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầunăm 2008.

Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếuxuất phát từ nội tại nền kinh tế Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chínhsách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp

từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK

Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hànhbắt đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ: UBCKNN thu hẹp biên độgiao dịch; SCIC tham gia mua vào cổ phiếu; NHTM được vận động ngừng giảichấp; Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ.Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, và thịtrường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm

lý các nhà đầu tư

Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71 phiên VNIndex giảmđiểm Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN-Index giảm điểm liên tiếp từ giữa tháng 04đến đầu tháng 06/2008 Sau 103 phiên giao dịch, VNIndex giảm mất 550,52 điểm-tương đương 59,77% Bình quân trong mỗi phiên, toàn thị trường có 8,02 triệuCP&CCQ được chuyển nhượng, tương đương khoảng 482 tỷ đồng

Trong đợt suy giảm này, nhóm cổ phiếu chịu nhiều tác động nhiều nhất lànhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, công nghệ và công nghiệp (chủ yếu là cácdoanh nghiệp BĐS)

Sự tăng trưởng nóng trong năm 2007, đặc biệt vào những tháng cuối năm đãđưa đến những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mô Chỉ số tiêu dùng băt đầu gia tăngvới mức trung bình 2,07%/tháng trong 02 cuối năm 2007 Tiếp nối xu thế này,

Trang 28

trong quý I/ 2008, chỉ số CPI tiếp tục gia tăng với tốc độ bình quân 3,06%/tháng vàđạt đỉnh vào tháng 05/200822 với mức tăng 3,91%.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ lệ lạm phát tăng cao trong nước và sự biếnđộng mạnh của giá cả hàng hóa trên thế giới, thị trường hàng hóa và thị trường tiền

tệ Việt Nam tiếp tục có những biến động mạnh

Trên thị trường hàng hóa, xăng dầu - loại hàng hóa cơ bản thuộc sự kiểm soátcủa Chính phủ - đã được điều chỉnh mạnh Trên thị trường tiền tệ, lãi suất từNHNN và NHTM liên tiếp xác định các mặt bằng mới Chịu tác động sức ép từlạm phát, lãi suất từ các NHTM tăng mạnh trong cuối quý II, dao động từ 16 - 18%đối với huy động tiền gửi và 20-21% đối với các khoản vay Đặc biệt các sản phẩmhuy động vốn với kỳ hạn ngắn, lãi suất cao là tiêu điểm của hệ thống NH trong giaiđoạn này Sự căng thẳng về thanh khoản và sự xáo trộn về dòng chảy của tiền gửihuy động là nỗi lo của các NHTM trong giai đoạn này Thâm hụt thương mại caonhất vào trong năm tháng đầu năm với mức trung bình là khoảng 2,6 tỷUSD/tháng

Trước thực trạng này chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp vào tháng 3/2008với mục tiêu kiềm chế lạm phát và thâm hụt thương mại Các chính sách chủ yếuđược thực hiện thông qua việc sử dụng công cụ điều hành lãi suất cơ bản và thắtchặt đầu tư công để hạn chế nguồn cung tiền trên thị trường

5.2 3 tháng tiếp theo-sự phục hồi ngắn hạn

Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chips như STB, FPT, DPM…vàđặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác n ước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã

có được những phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này VNIndex và Index liên tiếp vượt qua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên cóđược những chuỗi tăng điểm kéo dài Đây cũng là giai đoạn thị trường hoạt động

Trang 29

Hastc-sôi động nhất Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng giao dịch và giá trị giao dịchthường xuyên ở mức cao VNIndex tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52%.Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu CP&CCQ, tương đương 599,18 tỷđồng/phiên.

Trong giai đoạn này, nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất là nhóm cổ phiếu dầukhí (tăng 80,33%), nguyên vật liệu và công nghệ (tăng 89,78%) Các đại diện tiêubiểu cho nhóm cổ phiếu n ày bao gồm: PVS, PVD, PTC, HPG, FPT…

5.3 3 tháng cuối năm – giảm trở lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Đây là thời kỳ VNIndex rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáythiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008 Tổng kết cả giai đoạn này,VNIndex mất 223,48 điểm, tương đương 41,45% Khối lượng giao dịch trung bìnhđạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên

Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự lantỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới Hòa cùng xu thế giảmđiểm của TTCK các nước, 02 chỉ số chứng khoán tại sàn HOSE và HASTC liêntiếp giảm điểm Trong 86 phiên giao dịch tại HOSE, 49 phiên VNIndex mất điểm.Đáy mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008.Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính phủ và động thái từ NHNN, xenlẫn giữa những phiên giảm điểm, TTCK Việt Nam vẫn có những phiên phục hồimạnh Tuy nhiên, các “con sóng” trên thị trường thường rất ngắn và không ổnđịnh Kết thúc giai đoạn này, VNIndex giảm mất 239,52 điểm, tương đương43,15%

Tốc độ giảm mạnh nhất trong giai đoạn này thuộc nhóm cổ phiếu các ngànhnguyên vật liệu, công nghiệp, tài chính và công nghệ Nguyên nhân của sự suy

Trang 30

giảm trong giai đoạn này được nhận định một phần do sự tác động của xu thếchung thị trường, ngoài ra, cũng là hệ quả của việc tăng khá chóng mặt của các các

cổ phiếu n ày trong giai đoạn trước đó Một trong những đề tài nóng hổi và đượcbáo giới chú ý trong những tháng cuối năm là phong trào trả cổ tức bằng tiền mặt,với tỷ lệ khá cao của các công ty niêm yết

Kể từ cuối tháng 08/2008 cùng với sự sụt giảm của TTCK thế giới nói chung,TTCK Việt Nam cũng giảm mạnh Tính đến tháng 12/2008, những dấu hiệu về khảnăng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán cũng bắt đầuxuất hiện, thể hiện qua việc bán ròng của khối ngoại trong những tháng cuốinăm.Ngoài ra, mặc dù lạm phát được kiềm chế nhưng lại có sự lo ngại về giảmphát do chỉ số CPI tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm

Trong quý cuối năm, CPI đã giảm 0,23% trong tháng 10 và tăng lên thành0,81% trong tháng 12 (so từng tháng) Tính cả năm 2008, tỷ lệ lạm phát là 19,89%(so với tháng 12/2007) v à xấp xỉ 23% (so với bình quân 2007)

Giải pháp tài chính kịp thời trong những tháng cuối năm 2008 được thực hiệnthông qua việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản nhằm kích cầu sản xuất tiêu dùng,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn một cách dễ dàng hơn, đồngthời giảm áp lực tín dụng cho các ngân hàng thương mại

Không chỉ thị trường niêm yết mà các bộ phận khác trong thị trường chứngkhoán cũng rơi vào bế tắc

Hàng hóa IPO không được các nhà đầu tư ưa chuộng, thị trường OTC rơi vàotình trạng ngủ đông

Thị trường Trái phiếu cũng rơi vào tình trạng ảm đạm đặc biệt là trái phiếudoanh nghiệp Trái phiếu Chính Phủ có nhiều biến động trái chiều Nếu như trong

Trang 31

quý 1 thị trường trái phiếu Chính phủ sôi động với sự tham gia mua vào mạnh củakhối đầu tư nước ngoài thì trong quý 2, khối nước ngoài lại đẩy mạnh bán ra Quý

3 và 4, thị trường trái phiếu CP phục hồi nhưng xu hướng bán ròng của khối đầu tưvẫn tiếp tục

Bảng: quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán từ 2006- 2009

HOSE

Khối lượng CP (Triệu) 538.5 1.817 2.978 10.432Giá trị (Tỷ VNĐ) 35.742 217.835 124.576 423.299Giá trị TB 1 CP (VNĐ) 66.370 119.900 41.832 40.577HNX

Khối lượng CP (Triệu) 95.6 612 1.531 5.765Giá trị (Tỷ VNĐ) 3.917 63.422 57.122 197.524Giá trị TB 1 CP (VNĐ) 40.970 103.630 37.310 34.263

Toàn thị

trường

Khối lượng CP (Triệu) 634.1 2.426 4.509 16.197Giá trị (Tỷ VNĐ) 39.389 281.258 181.698 620.823Giá trị TB 1 CP (VNĐ) 62.118 115.935 40.296 38.329

Năm 2009 đến nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khủng hoảng tàichính khiến kinh tế VN gặp nhiều khó khăn: lạm phát cao, lãi suất cao làm cho

Ngày đăng: 11/11/2014, 22:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức luân chuyển vốn - phân tích vai trề của thị trường chứng khoán. đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam 12 năm qua. bènh luận nhận định ô thị trường chứng khoán việt nam như một sềng bạc
Hình th ức luân chuyển vốn (Trang 4)
Bảng thống kê số liệu TTCK VN giai đoạn 2000- 2005 - phân tích vai trề của thị trường chứng khoán. đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam 12 năm qua. bènh luận nhận định ô thị trường chứng khoán việt nam như một sềng bạc
Bảng th ống kê số liệu TTCK VN giai đoạn 2000- 2005 (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w