.3 tháng cuối năm – giảm trở lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu phân tích vai trề của thị trường chứng khoán. đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam 12 năm qua. bènh luận nhận định ô thị trường chứng khoán việt nam như một sềng bạc (Trang 29 - 44)

V. Năm 2008: TTCK sụt giảm mạnh trong xu thế chung của nền kinh tế Những nổi bật của TTCK năm 2008 là: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ

5.3.3 tháng cuối năm – giảm trở lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu

toàn cầu

Đây là thời kỳ VNIndex rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn này, VNIndex mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên.

Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự lan tỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Hòa cùng xu thế giảm điểm của TTCK các nước, 02 chỉ số chứng khoán tại sàn HOSE và HASTC liên tiếp giảm điểm. Trong 86 phiên giao dịch tại HOSE, 49 phiên VNIndex mất điểm. Đáy mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008. Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính phủ và động thái từ NHNN, xen lẫn giữa những phiên giảm điểm, TTCK Việt Nam vẫn có những phiên phục hồi mạnh. Tuy nhiên, các “con sóng” trên thị trường thường rất ngắn và không ổn định. Kết thúc giai đoạn này, VNIndex giảm mất 239,52 điểm, tương đương 43,15%.

Tốc độ giảm mạnh nhất trong giai đoạn này thuộc nhóm cổ phiếu các ngành nguyên vật liệu, công nghiệp, tài chính và công nghệ. Nguyên nhân của sự suy

giảm trong giai đoạn này được nhận định một phần do sự tác động của xu thế chung thị trường, ngoài ra, cũng là hệ quả của việc tăng khá chóng mặt của các các cổ phiếu n ày trong giai đoạn trước đó. Một trong những đề tài nóng hổi và được báo giới chú ý trong những tháng cuối năm là phong trào trả cổ tức bằng tiền mặt, với tỷ lệ khá cao của các công ty niêm yết.

Kể từ cuối tháng 08/2008 cùng với sự sụt giảm của TTCK thế giới nói chung, TTCK Việt Nam cũng giảm mạnh. Tính đến tháng 12/2008, những dấu hiệu về khả năng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán cũng bắt đầu xuất hiện, thể hiện qua việc bán ròng của khối ngoại trong những tháng cuối năm.Ngoài ra, mặc dù lạm phát được kiềm chế nhưng lại có sự lo ngại về giảm phát do chỉ số CPI tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm.

Trong quý cuối năm, CPI đã giảm 0,23% trong tháng 10 và tăng lên thành 0,81% trong tháng 12 (so từng tháng). Tính cả năm 2008, tỷ lệ lạm phát là 19,89% (so với tháng 12/2007) v à xấp xỉ 23% (so với bình quân 2007).

Giải pháp tài chính kịp thời trong những tháng cuối năm 2008 được thực hiện thông qua việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản nhằm kích cầu sản xuất tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn một cách dễ dàng hơn, đồng thời giảm áp lực tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

Không chỉ thị trường niêm yết mà các bộ phận khác trong thị trường chứng khoán cũng rơi vào bế tắc.

Hàng hóa IPO không được các nhà đầu tư ưa chuộng, thị trường OTC rơi vào tình trạng ngủ đông.

Thị trường Trái phiếu cũng rơi vào tình trạng ảm đạm đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu Chính Phủ có nhiều biến động trái chiều. Nếu như trong

quý 1 thị trường trái phiếu Chính phủ sôi động với sự tham gia mua vào mạnh của khối đầu tư nước ngoài thì trong quý 2, khối nước ngoài lại đẩy mạnh bán ra. Quý 3 và 4, thị trường trái phiếu CP phục hồi nhưng xu hướng bán ròng của khối đầu tư vẫn tiếp tục.

Bảng: quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán từ 2006- 2009

2006 2007 2008 2009

HOSE

Khối lượng CP (Triệu) 538.5 1.817 2.978 10.432 Giá trị (Tỷ VNĐ) 35.742 217.835 124.576 423.299 Giá trị TB 1 CP (VNĐ) 66.370 119.900 41.832 40.577 HNX

Khối lượng CP (Triệu) 95.6 612 1.531 5.765 Giá trị (Tỷ VNĐ) 3.917 63.422 57.122 197.524 Giá trị TB 1 CP (VNĐ) 40.970 103.630 37.310 34.263 Toàn thị

trường

Khối lượng CP (Triệu) 634.1 2.426 4.509 16.197 Giá trị (Tỷ VNĐ) 39.389 281.258 181.698 620.823 Giá trị TB 1 CP (VNĐ) 62.118 115.935 40.296 38.329

Năm 2009 đến nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính khiến kinh tế VN gặp nhiều khó khăn: lạm phát cao, lãi suất cao... làm cho

TTCK tụt giảm mạnh, thị trường liên tục chứng kiến đà lao dốc không phanh của hai chỉ số lớn là VN-index và HNX-index đã có lúc TTCK Việt Nam bị đánh giá là một trong những thị trường có mức tăng trưởng tệ nhất châu Á.

Sau đây là những điểm nổi bật của thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm của giai đoạn khó khăn này.

VI. Năm 2009:

Thị trường đầy biến động

Năm 2009 là một năm đầy thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhìn nhận tổng quan có thể thấy năm 2009 thị trường chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là 3 tháng đầu năm khi VN - Index sụt giảm còn 235,50 điểm, giá trị giao dịch giảm 60%, khối ngoại rút ròng 530 triệu USD tiền vốn. Giai đoạn 2 nhờ sự hồi phục của nền kinh tế thế giới, chỉ số chứng khoán và giá trị giao dịch cùng tăng vọt.

Những tháng đầu năm 2009 thị trường chứng khoán đã sụt giảm mạnh và thiết lập mức đáy thấp nhất trong nhiều năm qua tại ngưỡng 235,50 điểm (ngày 24/2/2009), thị trường xuống đáy, dẫn tới tâm lí bi quan của các nhà đầu tư, các sàn chứng khoán vắng ngắt bởi hầu như không có nhà đầu tư nào đến sàn giao dịch.

Tuy nhiên, sau đó thị trường dần hồi phục bởi sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đưa ra các gói kích cầu vào thị trường trong nước, nhờ đó một lượng tiền lớn đã được “bơm” trực tiếp cho ngân hàng để khơi thông ách tắc vốn cho các doanh nghiệp. Từ mức đáy 235,50 điểm, thị trường đã đảo chiều tăng mạnh, đến tháng 11, VN-Index đã đạt trên 600 điểm. Đây là mức tăng trưởng mà ít người nghĩ tới

có thể đạt được trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới. Mốc điểm này khiến các nhà đầu tư lạc quan, tin tưởng vào sự đi lên của thị trường.

Nhưng niềm tin của giới đầu tư không được kéo dài lâu khi đến cuối tháng 11, đầu tháng 12, thị trường lại giảm mạnh hơn 20% (VN-Index đạt 434,87 điểm vào ngày 17/12) so với mức đỉnh của năm 2009. Nguyên nhân của tình trạng giảm sâu là do những tin đồn thất thiệt của giới đầu cơ như Việt Nam phá giá tiền đồng, lạm phát tăng cao khiến nhà đầu tư thi nhau bán tháo cổ phiếu để trốn chạy khỏi thị trường. Cùng với việc thị trường vàng và thị trường ngoại hối tăng nóng cũng khiến tâm lý nhà đầu tư lo lắng, mất ổn định, gây tác động xấu đến thị trường chứng khoán...

Đến cuối năm 2009, dù thị trường đã tiến thêm một bước, song chỉ số VN- Index cũng phải "lỗi hẹn" với mốc 500 điểm khi đóng cửa ở 494,77 điểm.

Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009, quy mô thị trường ngày càng được mở rộng, mức vốn hóa toàn thị trường thị trường chứng khoán Việt Nam là 620 nghìn tỷ đồng. So với thời điểm cuối năm 2008 là 225 nghìn tỷ đồng, mức vốn hóa đã tăng gần 3 lần; Số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30%, đạt 447 công ty, số lượng các nhà đầu tư tăng hơn 50% so với năm 2008, đạt 739.000 tài khoản; Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tính đến tháng 12/2009 đạt gần 6,6 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD…

Nguyên nhân của những tác động tích cực này là do tác động tích cực từ kinh tế vĩ mô khởi sắc và từ hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết liên tục khả quan. Mặt khác, kinh tế và thị trường chứng khoán quốc tế đã hồi phục qua thời kỳ khó khăn nhất.

Nguồn cung trên thị trường ngày càng đa dạng hơn

Một điểm đáng chú ý trong năm này là nguồn cung trên thị trường ngày càng đa dạng hơn khi đánh dấu sự lên sàn của hàng loạt doanh nghiệp (DN) lớn như Eximbank, Bảo Việt, Vietcombank và Vietinbank... Trong đó, Vietcombank giao dịch 112,3 triệu cổ phiếu, là DN có vốn hóa lớn nhất thị trường, với trên 56.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần "quán quân" trước đó là ACB (28.000 tỷ đồng), Bảo Việt (BVH) niêm yết toàn bộ 573 triệu cổ phiếu và Vietinbank có 121,2 triệu cổ phiếu.

Tình trạng giao dịch nội gián

Cũng trong năm 2009, bên cạnh sự lên xuống thất thường, thị trường chứng khoán cũng chứng kiến không ít những vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc giao dịch nội gián làm lũng đoạn thị trường. Cụ thể, UBCKNN đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với 128 tổ chức và cá nhân tham gia thị trường. Tổng số tiền phạt nộp vào ngân sách nhà nước hơn 3,5 tỷ đồng. Trong đó, nhiều vụ giao dịch nội gián, lũng đoạn thị trường đã được phát hiện và chuyển thanh tra xử lý kịp thời.

Còn tại Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến tháng 12 - 2009, Sở đã phát hiện hơn 17.000 trường hợp đặt lệnh cùng mua cùng bán một mã chứng khoán trong phiên giao dịch, trong đó đã xử lý yêu cầu 70 công ty chứng khoán giải trình và báo cáo UBCKNN hơn 330 trường hợp lệnh mua bán cùng phiên đã khớp. HNX cũng đã theo dõi 484 lượt giao dịch của 280 cổ đông lớn và phát hiện 38 trường hợp vi phạm về công bố thông tin.

Tính chính xác của thông tin

Năm 2009 cũng được coi là năm thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tin đồn. Theo thống kê có khoảng 30% doanh nghiệp niêm yết từng

hứng chịu tin đồ thất thiệt gây ảnh hưởng lớn tới bản thân doanh nghiệp cũng như tâm lí của nhà đầu tư. Trước thực tế đó, UBCKNN đã phải ra văn bản yêu cầu các công ty chứng khoán hướng dẫn nhà đầu tư thận trọng với tin đồn sai lệch. Đồng thời, các công ty này và Sở giao dịch phải giám sát, ngăn ngừa hiện tượng tung tin đồn.

VII. Năm 2010

Cũng như năm 2009 Thị trường chứng khoán năm 2010 giao dịch biến đầy biến động.

Thị trường giao dịch đầy biến động

Giai đoạn 1: Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán biến động trong biên độ hẹp 480 - 550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình. Nguyên nhân thị trường đi ngang trong suốt 6 tháng đầu năm được nhận định là bởi tâm lý thận trọng của giới đầu tư cùng sự khan hiếm của dòng tiền. Trong giai đoạn này, Chính phủ áp dụng những biện pháp nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và hạn chế cấp vốn cho các kênh như chứng khoán, bất động sản. Đồng thời, lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu thưởng tăng lên nhanh chóng làm cho dòng tiền trên thị trường càng trở nên khan hiếm.

Giai đoạn 2: Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn lao dốc khi hai chỉ số chứng khoán đều chạm mốc thấp nhất trong vòng một năm. Trong vòng 2 tháng, VN - Index mất hơn 16%.

Giai đoạn 3: Từ cuối tháng 8, những bất ổn của nền kinh tế dần bộc lộ và đỉnh điểm là đầu tháng 11, Chính sách tiền tệ đột ngột thay đổi - thể hiện rõ quyết tâm kiềm chế lạm phát, kéo theo một cuộc đua lãi suất gữa các ngân hàng. Với thị trường chứng khoán, điểm ngạc nhiên là sau một tuần rơi mạnh bởi biến động khó

lường của tỷ giá cùng giá vàng trong và ngoài nước, thị trường đã quay đầu hồi phục vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. Đây có thể coi là thành công của chứng khoán Việt Nam bởi đa phần các thị trường lớn trên thế giới đều mất điểm trong thời gian này.

Khối ngoại tăng cường mua ròng

Hơn 10 năm qua, kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động thì 2010 là năm khối ngoại mua vào với số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất. Thống kê cho thấy, trong năm 2010, khối ngoại đã mua vào khoảng 840 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Như vậy, tổng giá trị mua ròng trên cả hai sàn từ đầu năm đã lên đến 16.000 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2009 và chỉ đứng sau mức kỷ lục 24.000 tỷ đồng của năm 2007.

Thực tế, tổng giá trị mua vào của khối ngoại trong năm 2010 chỉ đạt 66% so với năm 2007 nhưng khối lượng cổ phiếu mua vào đạt trên 200%. Ngoài ra, giá mua trung bình tính theo giá cổ phiếu năm 2010 là 44.000 đồng mỗi cổ phiếu so với 48.000 đồng năm 2009 và 140.000 đồng năm 2007. Như vậy, giá trị cổ phiếu của khối ngoại mua vào năm 2010 thấp hơn nhiều so với những năm trước đây. Chính mức giá hấp dẫn này là động lực giúp cho khối ngoại tăng cường mua ròng trong năm 2010.

Lực cầu trên trên thị trường đã yếu lại càng yếu thêm.

Kể từ năm 2008, thị trường biến động thất thường khiến nhiều nhà đầu tư hết hy vọng vào triển vọng của thị trường. Tiền trong dân lại dịch chuyển nhiều sang gửi tiết kiệm ngân hàng, vàng và bất động sản. Vì thế, lực cầu trên thị trường chứng khoán đã yếu lại càng yếu thêm.

Không khó để nhận thấy kênh đầu tư chứng khoán năm 2010 lép vế so với vàng và USD. Đặc biệt thời điểm quý hai và quý 3, giá vàng liên tục tăng đã thu hút sự chú ý của dòng vốn đầu cơ trên thị trường.

VIII. Năm 2011

Các giai đoạn biến động của thị trường

Giai đoạn 1: Trong 6 tháng đầu năm 2011 thị trường đối mặt với một sự giảm sâu, HNX index sụt mạnh 36,31% còn VN index để mất 12,25%. Xu hướng này chiếm ưu thế một cách rõ rệt trong quý 2/ 2011 khi chính phủ có những biện pháp quyết liệt tới thị trường đặc biệt là chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Cụ thể trong tháng 4 TTCK gần như thừa hưởng toàn bộ bầu không ảm đạm của tháng 3, hầu như không có hiện tượng hoảng loạn hay bán tháo xảy ra, mà tỏ ra khá thận trọng,dè chừng và hạn chế giao dịch. Theo đó trong tháng 4, 2 chỉ số chứng khoán không biến động nhiều mà đi ngang.

Bước sang tháng 5, phiên giao dịch đầu tiên VN index ghi nhận mức đỉnh của quý 2 với 486,58 điểm. Sau đó, do phải đợi các thông tin từ phía Chính phủ mà thị trường phải chứng kiến chuỗi ngày lao dốc liên tục trên cả 2 sàn. HNX index giảm liên tiếp 12 phiên, còn VN index là 10 phiên. Gần hết tháng 5, HNX index chạm đáy với 69,01 điểm và VN index chạm đáy với 386,36 điểm. Cuối tháng 5 với 1 số thông tin thị trường mang tính kĩ thuật,thị trường hồi phục dần nhưng đà tăng này không được ủng hộ mạnh nên từ 2 tuần cuối tháng 6 thì sự ảm đạm trở lại.

Giai đoạn 2: thị trường có dấu hiệu phục hồi

Tháng 8/ 2011, TTCK tiếp tục chiều hướng xuống trong bối cảnh thiếu thông tin hỗ trợ. VN index lập đáy vào 12/7 với 383,92 điểm còn đáy của HNX lại được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiết lập sau đó 1 phiên với con số kỉ lục 65,78 điểm. Tuy nhiên khoảng thời gian còn lại thị trường bắt đầu ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ. VN-Index ghi nhận chuỗi tăng điểm liên tiếp 13 phiên. Chỉ số này chạm đỉnh vào 15/9 với 470.67 điểm còn HNX thiết lập mức cao nhất trước đó 2 ngày với 79,25 điểm.

Giai đoạn 3: thị trường tiếp tục xu hướng suy giảm kéo dài

Từ giữa tháng 9 trở đi, TT chịu tác động tiêu cực cả trong và ngoài nước nên TTCK cứ ảm đạm dần qua từng phiên với xu hướng giảm điểm là chủ đạo. Chốt phiên 30/9, 2 chỉ số đóng cửa ở 427,6 và 71,34 điểm. Nếu chỉ tính riêng trong quý 3, cả 2 sàn vẫn mất điểm khi VN index và HNX index lần lượt giảm 3,32% và 5,23%.

Nguyên nhân trước hết là vấn đề vĩ mô trong nước, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực trên thị trường thế giới mà nổi bật nhất là vấn đề nợ công Châu Âu vẫn chưa đc giải quyết và khả năng suy thoái kép của kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích vai trề của thị trường chứng khoán. đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam 12 năm qua. bènh luận nhận định ô thị trường chứng khoán việt nam như một sềng bạc (Trang 29 - 44)