HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Khóa K56 Học Viện Tài Chính Khoa Tài chính quốc tế ĐỀ TÀI PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ BÌNH 2
LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái và phân loại tỷ giá hối đoái a Khái niệm
Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh giữa sức mua giữa các đồng tiền với nhau, hay là giá chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của những nước khác.
Tỷ giá hối đoái là một trong các công cụ của chính sách tiền tệ của Chính phủ, nên ngoài việc chịu điều tiết của cung cầu tiền tệ, tỷ giá còn chịu tác động bởi các mục tiêu của chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định Trên thế giới, hầu hết các chính phủ đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tỷ giá hối đoái Mức độ tác động này phụ thuộc vào sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ nhất định, mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn, niềm tin của công chúng vào chính sách phát triển đất nước của Chính phủ, sự tác động của nền kinh tế toàn cầu, thực trạng của nền kinh tế, tình hình an ninh, chính trị thế giới Các biện pháp bảo vệ cũng là nhân tố quan trọng làm thay đổi cung cầu ngoại tệ và làm giảm tỷ giá biến động.
Vị thế của hai đồng tiền trong quan hệ tỷ giá: đồng tiền yết giá
(Commodity Currency – C) có tư cách là hàng hóa và được mua bán, đồng tiền còn lại làm nhiệm vụ định giá cho đồng tiền yết giá có tư cách là tiền tệ, đàm nhiệm chức năng thanh toán cho việc mua bán đồng tiền yết giá được gọi là đồng tiền định giá (Terms Currency – T).
Trên thị trường có hai cách niêm yết tỷ giá phổ biến:
- Đồng tiền yết giá đứng trước
Ví dụ: EUR là đồng tiền yết giá, VND là đồng tiền định giá => Tỷ giá được niêm yết EUR/VND = 27500.
- Đồng tiền yết giá đứng sau
Ví dụ: EUR là đồng yết giá, VND là đồng tiền định giá => Tỷ giá được niêm yết 27500 VND = 1 EUR. b Phân loại tỷ giá hối đoái
Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối
- Tỷ giá mua vào (Bid rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá bán ra (Ask/Offer rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá mua vào là tỷ giá đứng trước, bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, được tính bằng công thức:
Chênh lệch (spread) = Tỷ giábán−Tỷ giá mua
Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
- Tỷ giá giao ngay (Spot rate): là tỷ giá được thỏa thuận ngay hôm nay để chuyển giao ngay lập tức,
- Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate): là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh toán sẽ xảy ra vào một ngày nhất định trong tương lai, thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm.
Căn cứ vào giá trị của tỷ giá
- Tỷ giá danh nghĩa (Nomianal Exchange Rate – NER): là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.
- Tỷ giá thực tế (Real Exchange Rate – RER): là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua của một cặp tiền tệ phản ánh tương quan giá cả nước ngoài và giá cả trong nước Qua đó, giá cả nước ngoài sẽ được chuyển đổi thành giá cả tính bằng tiền tệ trong nước thông qua tỷ giá danh nghĩa.
Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá
- Tỷ giá chính thức (Official rate): là tỷ giá do NHTW công bố, phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ Ở Việt Nam, tỷ giá chính thức là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
- Tỷ giá chợ đen (Black market rate): là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
- Tỷ giá cố định (Fixed rate): là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hẹp Dưới áp lực của cung cầu trên thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp là cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely floating rate): là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không can thiệp.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed floating rate): là tỷ giá được thả nổi nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
Tỷ giá có tầm quan trọng vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài.
Căn cứ theo phương tiện thanh toán, có: Tỷ giá séc, tỷ giá hối phiếu, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá tiền mặt.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua của các đồng tiền với nhau Mà sức mua của các đồng tiền của mỗi quốc gia biến động không ngừng theo thời gian, bên cạnh đó tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng bởi quy luật cung
– cầu, quy luật giá cả, Chính vì thế tỷ giá hối đoái cũng thay đổi khi các nhân tố tác động tới nó thay đổi.
1.1.2.1 Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với những quốc gia còn lại trên thế giới trong một thời kỳ nhất định Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay Chính phủ các quốc gia đó Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước với người cư trú nước ngoài được ghi vào bên tài sản nợ Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua dó tác động đến tỷ giá Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá Làm tỷ giá thay đổi.
Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn luôn phải ở trong trạng thái cân bằng Nếu có nhắc đến thặng dư cán cân thanh toán, thì đó là chênh lệch tài khoản vãng lai và tài khoản vốn (hạng mục sai số, thường nhỏ) Và nếu có thặng dư giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thì lúc đó vai trò của dự trữ ngoại hối sẽ phát huy tác dụng Nếu tài khoản vãng lai bị thâm hụt, và số dư trên tài khoản vốn không đủ để đáp ứng cho thâm hụt tài khoản vãng lai, thì nhà nước phải sử dụng đến nguồn dự trữ ngoại hối Trong cán cân thanh toán, khi nhà nước sử dụng dự trữ ngoại hối, mặc dù điều này làm giảm dự trữ ngoại hối, nhưng bút toán trên cán cân thanh toán sẽ mang dấu dương, do đây là nguồn tiền từ dự trữ ngoại hối đưa vào cán cân thanh toán Ngược lại, khi tài khoản vãng lai có mang dấu âm lớn, làm tăng dự trữ ngoại hối, thì bút toán trên cán cân thanh toán sẽ mang dấu âm (do tiền được rút ra khỏi cán cân thanh toán và đưa vào dự trữ ngoại hối).
Rủi ro tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu
Rủi ro tỷ giá hối đoái là là khả năng biến động thu nhập ròng ngoài dự kiến khi tỷ giá thay đổi tác động đến các khoản phải thu và các khoản phải trả bằng ngoại tệ Rủi ro hối đoái là rủi ro khi các nghiệp vụ tiền mặt tương lai của một công ty chịu ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá, là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi phí do sự biến động tỷ giá gây ra có thể dẫn đến sự chênh lệch giữa giá trị thực tế với giá trị dự kiến của hợp đồng.
Rủi ro tỷ giá hối đoái có thể do đồng tiền nội tệ tăng giá/ giảm giá, ngoại tệ tăng giá/giảm giá hoặc kết hợp cả hai Đó là một rủi ro lớn cần xem xét đối với các nhà xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Rủi ro tỷ giá hối đoái là loại rủi ro dễ thấy nhất ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Đối với nghiệp vụ nhập khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ mà nhà nhập khẩu phải trả trong tương lai tăng giá so với nội tệ, hay đối với nghiệp vụ xuất khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ thu được giảm giá so với nội tệ Sự biến động liên tục của tỷ giá làm cho giá trị của các hợp đồng xuất nhập khẩu trở nên khó xác định cụ thể Điều này tạo ra sự khó khăn trong công tác quản lý lợi nhuận, chi phí của doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh Để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và hạn chế rủi ro, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường lựa chọn các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá Tuy nhiên công việc này hoàn toàn không đơn giản, nó đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật kết hợp với sự khéo léo về nghệ thuật và nhạy cảm với môi trường kinh doanh Do đó cần phải nhận biết và dự đoán được mức độ rủi ro hối đoái của từng nghiệp vụ tiền mặt tương lai từ đó có các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp.
1.2.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Khi hoạt động kinh tế, sản xuất ngày càng phát triển, thị trường đầu ra nội địa sẽ ngày càng chia nhỏ hơn nên nhu cầu vươn ra các thị trường mới là điều vô cùng bức thiết Nhưng khi kinh doanh ở thị trường nước ngoài là không đơn thuần như kinh doanh tại thị trường trong nước, công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết hơn như: rủi ro về chính trị, kinh tế, pháp luật của nước ngoài, vướng mắc trong vấn đề huy động vốn, quảng bá sản phẩm, các vấn đề về văn hóa, tôn giáo, Chính vì vậy để tận dụng được lợi thế thị trường mới, lợi nhuận tiềm năng từ thị trường ngoài nước, các công ty kinh doanh ra thị trường nước ngoài cần phải có các chính sách, chiến lược kinh doanh hiệu quả, cũng như phương pháp phòng tránh các rủi ro, rào cản gặp phải.
Trong các rủi ro và rào cản các công ty gặp phải khi kinh doanh ở thị trường ngoài nước thì rủi ro về tỷ giá hối đoái là rủi ro tác động mạnh và trực tiếp nhất tới lợi nhuận và kết quả, chiến lược kinh doanh của công ty Tỷ giá hối đoái có thể có tác động tốt (gia tăng lợi nhuận) hoặc tác động xấu (giảm trừ lợi nhuận) tới công ty.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động trong các hoạt động của kinh doanh quốc tế nên vì thế mà tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Khi tỷ giá tăng, giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng nhập khẩu ít đi, khiến chi hàng nhập khẩu bị hạn chế Đối với các khoản nợ, vay ngoại tệ bị tăng giá lên, gây nên tình trạng không có khả năng trả nợ, ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Ngược lại giá nội tệ giảm sẽ có lợi cho xuất khẩu vì nhà xuất khẩu sẽ hưởng lợi qua chênh lệch số lượng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ tăng lên. Những khoản tiền gửi hay đồng tư bằng ngoại tệ lúc bấy giờ có lời hơn nhờ vào chênh lệch tỷ giá.
Số lượng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ giảm đi sẽ có tác động ngược lại Khi đó giá hàng hóa đối với sản phẩm nhập khẩu sẽ giảm, người tiêu dùng trong nước sẽ cần ít nội tệ hơn để mua lấy sản phẩm như trước kia, do vậy nhu cầu đối với hàng nhập khẩu tăng lên, người nhập khẩu sẽ có lợi Đồng thời những khoản vay ngoại tệ hay nợ nước ngoài sẽ mất đi một phần gánh nặng nhờ chênh lệch tỷ giá, người nhận nợ sẽ chi trả ít nội tệ hơn so với khi vay mượn Và khi đó hàng hóa trong nước đối với người tiêu dùng nước ngoài sẽ tăng giá bởi họ sẽ phải chi nhiều tiền hơn trước kia để trả cho hàng hóa.
Tuy nhiên nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải xem xét tỷ giá biến động ở mức nào là có lợi, vì khi nhà xuất khẩu đồng thời là người sản xuất hàng xuất khẩu sẽ phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất. Nếu tỷ giá tăng (đồng nội tệ mất giá) sẽ khiến cho giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng theo, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
1.2.3 Phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường xuyên có nguồn thu hay chi bằng ngoại tệ nên họ cũng thường đối mặt với những loại rủi ro tỷ giá như sau:
- Rủi ro tài chính: là loại rủi ro phát sinh khi đối tượng nắm giữ ngoại tệ như tài sản Giá trị của tài sản ngoại tệ nắm giữ so với các tài sản tính bằng nội tệ khác của người nắm giữ sẽ thay đổi khi tỷ giá giữa ngoại tệ với nội tệ thay đổi.
- Rủi ro giao dịch: là loại rủi ro phát sinh khi một bên đồng ý mua hay bán với một ngoại tệ nhất định và một ngày xác định, nhưng thực sự thanh toán hay nhận thanh toán vào một ngày sau đó Nếu tỷ giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá cả trong thương vụ bán hoặc mua theo đồng nội tệ sẽ thay đổi.
- Rủi ro chuyển đổi: là loại rủi ro phát sinh khi chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội tệ hay khi chuyển đổi các bản báo cáo tài chính, chỉ tiêu tài chính từ đồng ngoại tệ sang đồng nội tệ để tiện cho công việc tổng hợp, so sánh, đánh giá tình hình, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Rủi ro kinh tế (rủi ro vận hành hay rủi ro cạnh tranh): là loại rủi ro phát sinh khi thay đổi của tỷ giá hối đoái làm thay đổi sức cạnh tranh của một doanh nghiệp Rủi ro này thường xảy ra khi doanh nghiệp có doanh thu bằng một đồng tiền nhưng chi trả chi phí bằng một đồng tiền khác Đôi khi rủi ro kinh tế cũng xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động chỉ với một đồng tiền.
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá hối đoái
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái
1.3.1 Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá
Theo phương pháp này, khi nào thu được lợi nhuận từ phần chênh lệch tỷ giá thuận lợi cho công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phương pháp này cũng khá đơn giản và không tốn kém chi phí khi thực hiện.Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bị lạm dụng vào những việc khác
Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau Việc lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ giá
1.3.2 Sử dụng phương pháp dự báo tỷ giá
Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng các chuyên gia thường dùng hai cách phân tích sau để dự báo tỷ giá: phân tích kỹ thuật (Technical analysis) và phân tích cơ bản (Fundamental analysis).
Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư, Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực Phần quan trọng nhất của phương pháp này là quyết định xem thông tin và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là: Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), mô hình cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn,
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis): là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất Phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa Điều chú ý nhất là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp dự báo xu hướng đúng, nhưng phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo cảm tính Thời gian lập biểu đồ phân tích do mỗi nhà kinh doanh lựa chọn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuần hoặc trong tháng Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý thuyết Elliot Wave, Trong phân tích kỹ thuật có các giả định: thị trường phản ứng trước mọi sự kiện xảy ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thường lặp lại theo chu kỳ và có sự lặp lại của giá cả trong quá khứ vào tương lai
Như vậy mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Vì vậy nhà kinh doanh phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quan của mình để ra quyết định nhanh chóng và chính xác.
1.3.3 Sử dụng công cụ phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận mua hoặc bán một lượng ngoại tệ tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định trước ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái bằng hợp đồng kỳ hạn, doanh nghiệp ký một thỏa thuận mua – bán ngoại tệ Ngân hàng Khách hàng có thể xác định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá Chính vì thế mà doanh nghiệp có thể cố định được khoản phải thu hoặc khoản phải trả trong tương lai nên loại trừ được rủi ro biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường Loại hình này thích hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày.
Ví dụ đối với khoản phải trả: Một doanh nghiệp Canada cần 200.000 USD sau 2 tháng nữa để trả cho doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ Giả sử tỷ giá kỳ hạn 2 tháng USD/CAD là 1.28, tỷ giá giao ngay ở thời điểm hiện tại là 1.25 và tỷ giá giao ngay sau 2 tháng là 1.3.
Nếu doanh nghiệp Canada không phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn thì:
Số CAD cần để mua 200.000 USD hiện tại là: 200.00*1.25 = 250.000 CAD
Số CAD cần để mua 200.000 USD sau 2 tháng là: 200.000*1.3 = 260.000 CAD
Vậy trong nghiệp vụ này, doanh nghiệp Canada đã thiệt hại: 260.000 – 250.000
Nếu doanh nghiệp Canada phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn thì số CAD thực tế bỏ ra để mua 200.000 USD là: 200.000*1.28 = 256.000 CAD.
Vậy công ty sẽ thiệt hại: 256.000 – 250.000 = 4000 CAD
Như vậy, nếu công ty phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn sẽ giảm được chi phí mua USD là: 6000 CAD so với không phòng ngừa.
Ví dụ đối với khoản phải thu: Một doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt
Nam sẽ có một khoản thu 150.000 EUR từ xuất khẩu sau 3 tháng nữa Lo sợ VND xuống giá so với EUR trong tương lai nên công ty ký một hợp đồng kỳ hạn
3 tháng với tỷ giá kỳ hạn EUR/VND là 24.000 Biết tỷ giá giao ngay tại thời điểm hiện tại là 24.200, sau 3 tháng là 23.700.
Nếu doanh nghiệp Việt Nam không phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn: 150.000*23.700 = 35.550.000.000 VND
Nếu doanh nghiệp Việt Nam phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn:
Khoản lợi nhuận thu được từ phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn là:
1.3.4 Phòng ngừa với hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua bán ngoại tệ nhất định theo một mức giá chuyển giao tại một thời gian có hiệu lực trong tương lai và việc chuyển giao ngoại tệ tại thời điểm đáo hạn được thực hiện theo các quy định của
Sở giao dịch có tổ chức.
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái bằng hợp đồng tương lai tương tự với hợp đồng kỳ hạn, nhưng hợp đồng tương lai lại phù hợp hơn đối với những nghiệp vụ có khối lượng giao dịch nhỏ.
Khi doanh nghiệp mua hợp đồng tiền tệ tương lai, họ sẽ nhận được một lượng ngoại tệ nhất định với một mức giá đã được công bố ở một ngày nhất định Để phòng ngừa sự biến động tỷ giá cho khoản phải trả trong tương lai bằng ngoại tệ, doanh nghiệp có thể mua hợp đồng tương lai về tiền tệ với đồng tiền mà họ cần trong tương lai Với việc nắm giữ hợp đồng tương lai này, doanh nghiệp sẽ cố định được khoản phải trả trong tương lai.
Tương tự khi doanh nghiệp muốn phòng ngừa biến động tỷ giá đối với khoản phải thu thì họ có thể mua hợp đồng tương lai bán tiền tệ.
1.3.5.Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ
Phòng ngừa tỷ giá hối đoái thông qua thị trường tiền tệ là việc sử dụng một tình trạng thị trường tiền tệ bù đắp một tình trạng khoản phải trả hoặc phải thu trong tương lai.
Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ đối với khoản phải thu là vay ngoại tệ phải thu, đổi nó thành nội tệ và đầu tư nó Sau đó trả khoản vay bằng tiền mặt và khoản phải thu.Với khoản phải trả là vay đồng nội tệ và đổi thành ngoại tệ ghi trên khoản phải trả Đầu tư số tiền này cho tới khi chúng được dùng để trả cho khoản phải trả Ngoài ra còn áp dụng IRP (Interest Rate Parity) đối với phòng ngừa qua thị trường tiền tệ.
1.3.6 Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Giới thiệu về công ty cồ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2
- Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh may Phú Bình 2
- Tên giao dịch quốc tế: PHU BINH 2 GARMENT BRANCH - TNGINVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
- Địa chỉ: Khu Công nghiệp Kha Sơn, Xã Kha Sơn, Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước
- Người đại diện theo pháp luật: Bà Phan Thị Cúc (Giám đốc)
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 là một trong những chi nhánh của công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG tiền thân là xí nghiệp may Bắc Thái được hình thành theo quyết định số 488/QĐ-UB ngày 22/11/1979 của UBND tỉnh Bắc Thái Công ty được chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 01/01/2003 theo quyết định số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002 của UBND tình Thái Nguyên
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 được thành lập ngày 24/02/2012, người đại diện pháp luật khi đó là bà Đoàn Thị Thu. Đến ngày 1/7/2019 bà Phan Thị Cúc được bổ nhiệm làm giám đốc chi nhánh Phú Bình 2 và trở thành người đại diện pháp luật của công ty đến thời điểm hiện tại.
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 thực hiện hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa với giá trị cốt lõi như sau:
1 Trách nhiệm: Thực hiện đạo đức kinh doanh trong công việc, đảm bảo mọi chế độ, quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
2 Phát triển bền vững: Cam kết đảm bảo lợi ích dài hạn đa chiều trong hoạt động với khách hàng và các bên có liên quan.
3 Phát triển vì một tương lai xanh: Vì một màu xanh TNG, chú trọng mọi hoạt động liên quan đến đời sống người lao động, cộng đồng địa phương.Thực hiện phương châm hành động “Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường”.
4 Môi trường làm việc: Nơi xứng đáng để cống hiến và làm việc.
Với xứ mệnh mang lại những sản phẩm chất lượng cung cấp đến tay người tiêu dùng Đem lại hạnh phúc cho người lao động, khách hàng và cộng đồng dân cư.
2.1.2 Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2
2.1.2.1 Quy mô hiện tại của công ty
Hiện tại công ty có quy mô khoảng 1555 nhân sự, trong đó công nhân có 1383 người được chia thành 15 tổ sản xuất.
Về lao động: Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ khá cao: đó là các kỹ sư, cán bộ quản lý có trình độ đại học, công nhân có tay nghề bậc cao. Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn vững về nghiệp vụ đủ khả năng tham gia đấu thầu quốc tế các đơn đặt hàng có giá trị hàng chục nghìn đôla Mỹ và quản lý công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Về trang thiết bị: Tổng số dây chuyền là 72 chuyền, máy móc thiết bị hiện đại chủ yếu nhập ngoại từ Mỹ, Đức, Nhật, được lắp ráp đồng bộ trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại Trong đó có khoảng 30% thiết bị là tự động và bán tự động Đồng thời công ty đã trang bị máy vi tính cho hầu hết các phòng ban và sử dụng phần mềm cho phòng kế toán.
- May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
- Sản xuất và xuất khẩu hàng may sẵn (trừ trang phục)
- Sản xuất và xuất khẩu trang phục dệt kim, đan móc
- Jackets: Micro, Down, Padding, Vest, Long coat, Skiwear, Seamsealing, Uniform.
- Bottoms: Cargo pants, Cargo shorts, Ski pants, Carrier pants, Skirt, Demin, Uniform.
- Sản lượng hàng tháng: 200.000 quần hoặc 90.000 áo jackets Sản lượng hàng năm công ty sản xuất và xuất khẩu ra hơn 2,3 triệu sản phẩm quần hoặc 1 triệu áo jackets.
Hệ thống quản lý chất lượng: theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2015.
Về thị trường tiêu thụ
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước: Mỹ, châu Âu.
- Thị phần xuất khẩu hiện nay:
Hình 2.1 Biểu đồ tỷ trọng thị phần xuất khẩu hiện nay của công ty
2.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Đầu tư vàThương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2. a Khái quát
Công ty thực hiện hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc cho các đối tác tại châu Âu và Mỹ, do vậy đồng Euro (EU) và đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền trong quan hệ thanh toán.
Quy trình xuất khẩu của công ty
Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu Bước 2: Thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa (nếu có) Bước 3: Làm thủ tục hải quan
Bước 4: Giao hàng lên tàu Bước 5: Làm thủ tục thanh toán b.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 từ năm 2019 đến năm 2021
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Doanh thu 120.505.208.632 76.930.136.805 93.489.382.201 Chi phí 109.021.594.185 70.032.831.290 85.091.383.990 Lợi nhuận trước thuế 11.483.614.447 6.897.305.515 8.397.998211 Lợi nhuận sau thuế 9,186,891,558 5,517,844,412 6,718,398,569 ĐVT: VNĐ
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Giai đoạn 2019 – 2020: lợi nhuận công ty sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động đến chuỗi giá trị cung ứng trên toàn cầu và cầu của thị trường cũng giảm mạnh Xong bên cạnh đó doanh nghiệp cũng quản trị tốt tốt chi phí, và công ty vẫn có lợi nhuận trong năm 2020.
Sang năm 2021 vẫn dưới tác động của đại dịch covid-19 nhưng cầu thị trường đã phục hồi hơn, cùng với thuận lợi sau hiệp định EVFTA và UKVFTA đã giúp công ty dần lấy lại vị thế và phục hồi tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chi phí của doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu, do vậy các nhà quản lý cần có những biện pháp nhận định và đánh giá lại chi phí, góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty và doanh nghiệp. c Tình hình nguồn vốn của công ty
Bảng 2.2 Tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 từ năm 2019 đến năm 2021 ĐVT: VND
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Qua bảng số liệu trên, cho thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu, trong giai đoạn 2019- 2020, công ty đã gia tăng nguồn vốn bằng cách tăng thêm vay nợ, vốn chủ sụt giảm nhưng thấp hơn tỷ lệ tăng của nợ phải trả.
Năm 2020, tỷ trọng nợ phải trả tăng, do tác động của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, công ty tăng vay nợ để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và trả lương cho nhân viên.
Sang năm 2021, cơ cấu nguồn vốn của công ty đã được cân đối, đảm bao tự chủ nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu của công ty và giảm chi phí lãi vay góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu của Công
2.2.1.Diễn biến tỷ giá trong những năm 2019, 2020 và 2021
Trong giai đoạn 2019 – 2021 tỷ giá hối đoái giữa USD và VND biến động cũng không quá lớn Tỷ giá USD/VND thấp nhất trong giai đoạn này là 22.640 và cao nhất là 23.500 Tỷ giá trong giai đoạn này có điều chỉnh nhẹ nhưng không quá lớn và ổn định qua mỗi năm
Bảng 2.3 Tỷ giá USD/VND tại Việt Nam năm 2019
Tháng Tỷ giá trung bình
Tỷ giá cao nhất USD/VND
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Trong năm 2019, diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối ổn định Theo đó,trong tháng đầu năm và cuối năm, tỷ giá USD/VND giao dịch ổn định quanh ngưỡng 23.250; đến ngày 31/5/2019, tỷ giá USD/VND biến động mạnh dao động quanh mức 23.455 ở chiều bán ra; sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm Ngày 31/12/2019, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD ở mức 23.155 VND/1USD Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng tại thời điểm cuối tháng là 23.849 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.460 VND/USD.
Bảng 2.4 Tỷ giá USD/VND tại Việt Nam năm 2019
Tháng Tỷ giá trung bình
Tỷ giá cao nhất USD/VND
Tỷ giá thấp nhất USD/VND
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Bốn tháng đầu năm 2020 là giai đoạn tăng trưởng mạnh của tỷ giáUSD/VND Tỷ giá trung tâm leo lên mức 23,245 đồng/USD vào ngày 25/02,tăng 0.4% so với đầu năm do giá USD tăng mạnh, đây cũng là đỉnh mới được thiết lập trong suốt 3 năm qua Dù vậy, mức đỉnh này nhanh chóng bị phá vỡ khoảng 2 tháng sau đó, tỷ giá trung tâm tiếp tục leo lên mốc mới 23,272 đồng/USD vào ngày 24/04 Để bình ổn tỷ giá, vào ngày 24/03/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bán USD tại Sở giao dịch NHNN với tỷ giá mua – bán ở mức 23,175-23,650 đồng/USD, giữ nguyên giá mua vào và giảm giá bán 257 đồng (tương đương hơn 1%) so với mức công bố hôm 23/03. Sau khi có sự can thiệp của NHNN, đà tăng của tỷ giá đã được giảm lại Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ giá điều hành tăng mạnh thời gian này là do diễn biến tăng giá sốc của USD trên thị trường thế giới Cú sốc từ đại dịch Covid-19 đe dọa gây ra một đợt suy thoái kinh tế trên toàn cầu và vì thế các nhà đầu tư tìm đến đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn khi các tài sản chính như cổ phiếu, trái phiếu đều có xu hướng giảm giá rất mạnh trong giai đoạn này Trong khi đó, nguồn cung USD bên ngoài Mỹ lại khá khan hiếm, càng đẩy đồng tiền này tăng giá mạnh Ngoài ra, các nhà đầu tư đẩy mạnh bán các tài sản để lấy USD bổ sung ký quỹ trên thị trường tài chính cũng góp phần làm tăng giá USD
Bảng 2.5 Tỷ giá USD/VND tại Việt Nam năm 2021
Tháng Tỷ giá trung bình
Tỷ giá cao nhất USD/VND
Tỷ giá thấp nhất USD/VND
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Năm 2021, xuyên suốt 11 tháng, VND ghi nhận xu hướng tăng giá so vớiUSD Theo đó, đồng VND chạm mức mạnh nhất kể từ tháng 2/2017 vào ngày12/11/2021 khi tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng giảm về mức
22.655 đồng/USD so với mức 23.085 đồng/USD ghi nhận vào đầu năm Đồng nghĩa, đến giữa tháng 11, VND đã tăng giá gần 1,9% so với USD.Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay đổi chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Trong 11 tháng đầu năm, NHNN đã thực hiện ba lần giảm giá mua vào ngoại tệ, với tổng mức giảm là 475 đồng (giảm 150 đồng vào ngày 8/6, 225 đồng vào ngày 10/8 và 100 đồng vào ngày 5/11) Bên cạnh đó, NHNN đã không còn tích cực can thiệp vào thị trường ngoại tệ một chiều thể hiện qua khối lượng mua vào ngoại tệ giảm mạnh so với các năm trước Bên cạnh chính sách điều hành phù hợp, diễn biến tỷ giá trong năm vừa qua qua cũng được hỗ trợ rất lớn từ nguồn cung ngoại tệ dồi dào khi cán cân thanh toán tổng thể thặng dư nhờ lượng giải ngân FDI và lượng kiều hối tích cực.
Nhìn chung, tỷ giá USD/VND trong giai đoạn này vẫn giữ ở mức ổn định, thông qua chính sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước và những biến động của nền kinh tế thế giới có tác động một phần đến tỷ giá nhưng không làm biến động nhiều và vẫn duy trì ở trạng thái ổn định
Dự báo trong thời gian tới, trước cuộc xung đột chiến tranh giữa Nga và Ukraine khiến vật giá leo thang, bên cạnh đó là việc tăng lãi suất của FED phần nào sẽ gây ra biến động giá cả đối với đồng USD Việc dự báo rủi ro tỷ giá và đưa ra những biện pháp phòng tránh phù hợp là điều cần thiết.
Mỹ là một trong những thị trường chiếm thị phần lớn trong hoạt động xuất khẩu của công ty và USD là một trong những đồng tiền lớn trong quan hệ thanh toán quốc tế Nhưng đây hiện tại không phải là thị trường lớn nhất ở thời điểm hiện tại và việc chênh lệch tỷ giá cũng chỉ tác động một phần nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Thị trường xuất khẩu chiếm thị phần lớn nhất hiện tại là EU, nơi có nhiều đối tác của công ty và là thị trường cực kỳ tiềm năng đối với ngành may mặc Do đó tỷ giá EUR/VND phần lớn sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh Dưới đây là biến động tỷ giá EUR/VND trong giai đoạn 2019 – 2021.
Hiện tại ở Việt Nam, chính phủ chưa có chính sách điều hành tỷ giá cụ thể đối với đồng Euro, diễn biến tăng giảm của đồng tiền này vẫn phụ thuộc lớn vào cung cầu trên thị trường
Trong giai đoạn 2019 – 2021, biên độ dao động của tỷ giá EUR/VND cũng tương đối lớn, do tình hình chính trị trên thế giới cũng như tác động của đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu
Bảng 2.6 Tỷ giá EUR/VND tại Việt Nam năm 2019
Tháng Tỷ giá trung bình
Tỷ giá cao nhất EUR/VND
Tỷ giá thấp nhất EUR/VND
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Trong năm 2019, đồng tiền chung Châu Âu luôn có những diễn biến khó dự đoán Trong 6 tháng đầu năm, giá trị đồng tiền chung Châu Âu vẫn có biến động nhưng tương đối giữ giá so với đồng Việt Nam do tình hình kinh tế khu vực EU ổn định và hoạt động giao thương 2 chiều giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực này cũng vậy Mức giá giao dịch cao nhất trong năm được ghi nhận vào ngày 10/1 là 27.344 đồng/EUR Những tháng sau, giá EUR giảm nhẹ dần mặc dù không thường xuyên và duy trì tầm biến động vừa phải Từ tháng 7, EUR bị ảnh hưởng không nhỏ bởi USD đạt đỉnh trong khi vàng tăng giá mạnh. Sức ép của vàng khiến Euro giảm khá sâu vào thời điểm ngày 27/9 khi chỉ còn được bán ra với mức 25.462 đồng/EUR Tuy nhiên trong tháng 10 giá Euro đã tăng nhẹ trở lại vượt 26.000 đồng/EUR nhưng không giữ được sự ổn định cần thiết và giảm ở 2 tháng cuối năm Như vậy, sự chênh lệch giá của Euro trong năm qua là gần 1.900 đồng/EUR ở thời điểm thấp nhất và cao nhất Nếu so với USD thì rõ ràng EUR có mức biến động cực lớn.
Bảng 2.7 Tỷ giá EUR/VND tại Việt Nam năm 2020
Tháng Tỷ giá trung bình
Tỷ giá cao nhất EUR/VND
Tỷ giá thấp nhất EUR/VND
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Năm 2020, tỷ giá EUR/VND tăng với biên độ lớn, với đỉnh điểm tỷ giá EUR/VND đạt 28.480 vào tháng cuối cùng của năm so với tỷ giá 25.815 vào những tháng đầu năm Nguyên nhân tỷ giá biến động là do đồng đô la Mỹ bị mất giá, đồng EUR tăng không phải do thực trạng nền kinh tế của châu Âu thời điểm này Trong thời điểm này, châu Âu vẫn đang phong tỏa chống dịch, và việc đồng EUR tăng nằm ngoài mong muốn của các nhà chức trách Nhưng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đây lại là cơ hội vô cùng lớn, năm 2020 thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid – 19, ghi nhận nhiều nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng âm, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt mạch.Lúc đó lại là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với thị trường châu Âu, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 phần nào thúc đẩy và tăng cường hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của đại dịch, nhu cầu tiêu dùng của người dân EU cũng giảm xuống rất nhiều, nhưng đó là bước đệm ban đầu để các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội đặt chân vào thị trường vô cùng tiềm năng này.
Bảng 2.8 Tỷ giá EUR/VND tại Việt Nam năm 2021
Tháng Tỷ giá trung bình
Tỷ giá cao nhất EUR/VND
Tỷ giá thấp nhất EUR/VND
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Cuối quý I năm 2021, tỷ giá EUR/VND đã giảm so với cuối năm 2020, đặc biệt giảm sâu về cuối năm Đến tháng 11/2021 đồng euro đã giảm mạnh gần về mức thấp nhất trong 16 tháng trước đó Dưới áp lực từ diễn biến phức tạp và các đợt phong tỏa do dịch bệnh lên lĩnh vực du lịch ở châu Âu khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hơn Đặc biệt trong năm 2021, lạm phát ở nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đạt mức cao kỷ lục, nguyên nhân phần lớn là do chi phí thực phẩm và năng lượng tăng cao Các báo cáo gây áp lực buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hành động chống lạm phát sau khi đã duy trì lãi suất ở mức cực thấp để kích thích nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid – 19.
2.2.2 Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2
2.2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm từ năm 2019 đến năm 2021
Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ năm
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
3 Tổng tài sản bình quân 63.245.444.713 62.598.913.546 62.301.066.084
4 Vốn chủ sở hữu bình quân
5 Lợi nhuận sau thuế 9.186.891.558 5.517.844.412 6.718.398.569 Đơn vị tính: VND
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Thực trạng việc phòng ngừa RR TGHĐ của công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2
2.3.1 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2
Rủi ro tỷ giá hối đoái và yếu tố tồn hại một cách hiển nhiên và song song với các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Đồng thời yếu tố rủi ro tỷ giá hối đoái này ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Công ty cũng nhận định được điều đó nên cũng thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái với một số giải pháp nhất định. Dưới đây là một số giải pháp công ty đã và đang thực hiện.
2.3.1.1 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá hối đoái và thực hiện công tác dự báo rủi ro tỷ giá hối đoái
Việc xây dựng quỹ dự phòng rủi ro được công ty thực hiện từ lợi nhuận của những lần được lợi từ sự thay đổi của tỷ giá hối đoái Trong khi hoạt động xuất khẩu của công ty chiếm tỷ trọng lớn, đồng Việt Nam lại luôn có xu hướng mất giá so với các đồng tiền khác thì giải pháp này của công ty cũng tương đối khả quan Các bảng số liệu qua các năm cho thấy, quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá đã có tác dụng trong việc giảm nhẹ rủi ro, khiến chi phí tài chính mà công ty phải chi ra giảm bớt một phần.
Trong năm 2019, lợi nhuận thu được từ chênh lệch tỷ giá thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh chính và kinh doanh ngoại tệ và thời điểm nguồn ngoại tệ của công ty nhàn rỗi Công ty đã trích ra 200 triệu đồng từ lợi nhuận thu được từ chênh lệch tỷ giá và gộp vào quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá của công ty. Tính đến cuối năm 2019, công ty đã có 652 triệu đồng trong quỹ dự phòng về rủi ro tỷ giá đảm bảo bù đắp những thâm hụt do rủi ro tỷ giá gây ra trong tương lai
Công tác dự báo tỷ giá hiện được ban giám đốc công ty giao cho phòng tài chính kế toán phối hợp với phòng kinh doanh cùng thực hiện, trên cơ sở có sự tham khảo từ ngân hàng BIDV Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan rằng, công tác này hiện nay chỉ dừng ở mức giải pháp mang tính hình thức bởi các dự báo do phòng ban chức năng của công ty đưa ra thường chậm trễ và không sát với các yếu tố thị trường Việc tham khảo từ ngân hàng BIDV – ngân hàng phục vụ công ty cũng thiếu tính khả thi bởi những vấn đề về dự báo biến động tỷ giá thường được ngân hàng bảo mật hoặc chỉ cung cấp dưới dạng các dự báo dài hạn Nhân lực của công ty cũng vừa thiếu, vừa yếu và không đáp ứng được yêu cầu của thực hiện dự báo này.
2.3.1.2 Đưa ra điều kiện thanh toán trong đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại Điều khoản chia sẻ rủi ro Điều khoản chia sẻ rủi ro mới được công ty đưa vào áp dụng trong năm
2015 với những vấn đề cơ bản là:
Phía đối tác hỗ trợ công ty trong việc thực hiện thông quan hải quan,chịu các chi phí thông quan hải quan trong quá trình nhập khẩu
Đối với những hợp đồng có giá trị quy đổi từ 10.000 USD trở lên, các bên thỏa thuận bên mua chia sẻ 40% ảnh hưởng của biến động tỷ giá với bên bán, tức là khi tỷ giá biến động, giá thanh toán giữa hai bên được điều chỉnh ±40% biến động cho bên mua, còn bên bán là ±60% Điều khoản chia sẻ rủi ro giúp công ty giảm bớt được phần nào ảnh hưởng của biến động tỷ giá, tuy nhiên, bản thân điều khoản này chỉ có tác dụng giảm thiểu rủi ro chứ không có tác dụng phòng ngừa Hơn nữa, nó cũng đang bộc lộ một số hạn chế sau đây:
Chỉ thích hợp với những hợp đồng có giá trị nhỏ (dưới 10.000 USD), trong khi thời gian gần đây công ty thường có được những hợp đồng với giá trị lớn Hầu hết các hợp đồng nhập khẩu của công ty có giá trị tương đối lớn (trên 20.000 USD, có những hợp đồng lớn hơn rất nhiều) Việc áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro theo hướng trên không được đối tác xuất khẩu cho công ty chấp nhận
Điều khoản chia sẻ rủi ro thường được công ty ký kết chưa có việc cho phép sử dụng một ngoại tệ khác để thanh toán khi tỷ giá có biến động lớn; trong khi hiện nay việc sử dụng đa dạng tiền tệ trong thanh toán đang dần trở thành một xu thế Điều khoản chia sẻ rủi ro đang được thực hiện sẽ không còn phù hợp trong tương lai gần, khi mà việc phải chịu 40% rủi ro từ biến động tỷ giá cũng sẽ là một con số lớn. Điều khoản giá linh hoạt
Một trong những cách thức công ty áp dụng trong những năm trở lại đây để thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá là đàm phán thực hiện điều khoản giá linh hoạt Điều khoản “giá linh hoạt” trong đàm phán của công ty được xác định như sau:
Hai bên tham gia ký kết hợp đồng xác định tỷ giá tại ngày giao kết, dựa trên dự báo của thị trường về biến động tỷ giá để xác định giá trong giao dịch.Đồng thời, hai bên đưa ra biên độ dao động cho tỷ giá giao dịch Đối với những hợp đồng được ký kết gần đây của công ty, biên độ tỷ giá thường được ấn định ở mức 3%, qua đó xác định mức giá sàn và giá trần cho giao dịch
Nếu biến động tỷ giá nằm trong giới hạn 3%, hai bên sẽ thực hiện áp dụng theo giá đã được xác định trước Nếu biến động vượt quá 3%, hai bên sẽ áp dụng giá trần (tỷ giá tăng) hay giá sàn (tỷ giá giảm) Việc từng bước đưa vào áp dụng điều khoản “giá linh hoạt” nêu trên có những mặt tích cực như sau:
Giúp công ty tránh được ảnh hưởng của biến động tỷ giá lớn (mức 3%); từ đó giúp công ty chủ động hơn trong việc chuẩn bị số ngoại tệ phải thanh toán (giá trần).
Phù hợp trong bối cảnh hiện nay khi đồng Việt Nam liên tục có điều chỉnh giảm giá so với các đồng tiền khác Tuy nhiên, việc áp dụng điều khoản này cũng còn có những tồn tại như sau:
Căn cứ xác định giá trong giao kết hợp đồng là dựa trên dự báo của thị trường nên độ chính xác chưa cao, đặc biệt với những thị trường như Việt Nam, vì vậy việc thực hiện biên độ 3% đôi lúc lại tỏ ra “kém linh hoạt”
Qua thực tế thực hiện trong gần 2 năm qua của công ty cho thấy, biên độ 3% thường chỉ thích hợp cho những hợp đồng có thời hạn từ 3 – 6 tháng, còn đối với những hợp đồng ngắn hạn hơn thì mức 3% không còn ý nghĩa, bởi sự điều chỉnh của tỷ giá trong ngắn hạn thường chỉ xấp xỉ khoảng 1%, trong khi giá trị lô hàng nhập khẩu ngày càng lớn nên ảnh hưởng của biến động tỷ giá đối với hoạt động của công ty chưa được giảm thiểu nhiều.
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG CHI NHÁNH PHÚ BÌNH 2
Dự báo triển vọng phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại
3.1.1 Dự báo về triển vọng phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 và sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới
3.1.1.1 Dự báo về triển vọng phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại TNG chi nhánh Phú Bình 2.
Trong bối cảnh hiện nay, xu thế hội nhập toàn diện của nền kinh tế Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định FTA song phương và đa phương Đến nay Việt Nam đã có 15 có hiệu lực, trong đó có các FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) Cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng to lớn, nếu như doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởngcủa đại dịch Covid-19 tới chuỗi cung ứng trên toàn cầu, trong đó ngành dệt may cũng bị tác động mạnh Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may cũng đã vượt qua khó khăn và duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021, ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và còn cao hơn năm 2019 khi chưa có dịch Covid-19 Bên cạnh đó, các tín hiệu tích cực là những thị trường lớn như Mỹ, EU, đã mở cửa trở lại, là cơ hội cho doanh nghiệp bứt phá, tăng trưởng doanh thu trong thời gian tới.
3.1.1.2 Dự báo về sự biến động của tỷ giá trong thời gian sắp tới
Trong thời gian tới tỷ giá USD/VND và EUR/VND có nguy cơ biến động lớn chủ yếu có thể là USD và EUR sẽ giảm giá nhiều so với VND Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Ukraina tác động đến giá dầu thô, giá nguyên vật liệu và giá cả của một số mặt hàng quan trọng khác Bên cạnh đó, chính sách lãi suất của FED cùng với lạm phát đang diễn ra ở Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới do tàn dư ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 Các chính phủ đang ráo riết kiềm chế lạm phát, cũng như phục hồi và đưa nền kinh tế về trạng thái ổn định
Xu hướng tỷ giá sẽ có thể biến động theo chiều gây tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu cho nên các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cần phải có các biện pháp và đa dạng hóa các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá để tránh gây hậu quả xấu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1.2 Phương hướng phát triển các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2
3.1.2.1 Chiến lược phát triển kinh doanh trong thời gian tới
Trước những cơ hội cũng như tiềm năng tăng trưởng của ngành trong thời gian tới, công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 cũng có chiến lược của riêng mình để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đẩy mạnh các hoạt động ngoại thương của mình.
Trong chiến lược phát triển ngắn hạn, từ nay cho tới năm 2024, công ty dự định duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của mình bằng cách cải thiện bộ máy, mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng các đối tác xuất khẩu cũng như nâng cao và phát triển chất lượng sản phẩm.
Trong chiến lược phát triển ngắn hạn thì công ty luôn đặt mục tiêu phát triển năm sau cao hơn năm trước,với các biện pháp sau:
- Duy trì nguồn hàng ổn định, sát với nhu cầu thị trường, tồn kho vừa phải trên cơ sở mục tiêu đề ra Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất hiệu quả, giảm bớt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến trong 3 năm tới
Doanh thu 136.049.552.000 152.677.421.000 185.060.935.000 Chi phí 122.125.994.310 134.221.689.450 160.698.922.013 Lợi nhuận trước thuế
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
- Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh cho phù hợp với thị trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm, rà soát từng khẩu để nâng cao năng suất cũng như chất lượng đầu ra.
- Đề ra phương pháp cụ thể, phát động phong trào từng bộ phận, phòng ban Nâng cao chất lượng cán bộ của công ty trên các phương diện: củng cố về số lượng và đảm bảo chất lượng trong việc thực hiện công việc chuyên môn
- Cố gắng duy trì thị phần tiêu thụ, bên cạnh đó tăng cường tìm kiếm các thị trường mới để tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.
Mỹ EU Nhật Hàn HÌN
H 3.1 Biểu đồ dự kiến tỷ trọng xuất khẩu của công ty 5 năm tới
3.1.2.2 Phương hướng phát triển các biện pháp phòng ngừa tỷ giá hối đoái của công ty.
Trong năm 2021, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh được phục hồi nhưng bên cạnh đó tỷ giá lại giảm liên tục, tác động đến kết quả kinh doanh của công ty Ban lãnh đạo công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh
Phú Bình 2 đã nhận thức và đưa ra một vài các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong thời gian tới:
Thứ nhất, tìm hiểu thêm về các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái; nâng cao và tăng cường hơn các biện pháp truyền thống đang thực hiện theo xu hướng tích cực đàm phán cải thiện vị thế của công ty với các đối tác.
Thứ hai, trích lập dự phòng rủi ro khi tỷ giá giảm để đáp ứng kịp thời khi nguồn ngoại tệ thâm hụt Khi nào thu được lợi nhuận từ phần chênh lệch tỷ giá thuận lợi cho công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá.
Thứ ba, tăng cường hợp tác với ngân hàng phục vụ trên cơ sở mua thông tin về dự báo tỷ giá từ ngân hàng để cải thiện và nâng cao hiệu quả của dự báo biến động tỷ giá hối đoái tại công ty.
Một số giải pháp đẩy mạnh phòng ngừa rủi ro TGHĐ tại công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2
3.2.1 Nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá truyền thống
Như đã phân tích ở trong chương 2 thì hiện nay, công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 đang áp dụng một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và đã đạt được những hiệu quả nhất định Đó đa phần là các biện pháp phòng ngừa, quản lý rủi ro tỷ giá hết sức đơn giản, chỉ mang tính hiện thời, chưa có tính chất phòng ngừa rủi ro triệt để mà nó chỉ hạn chế tác hại phần nào mỗi khi có biến động xảy ra mà thôi như:Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, đưa ra các điều kiện thanh toán trong hợp đồng, ngoài ra công tác dự báo rủi ro tỷ giá và điều kiện thanh toán sớm mới được công ty áp dụng nên chưa đem lại hiệu quả, do kỹ năng trong phân tích dự báo tỷ giá và đàm phán các điều kiện thanh toán sớm còn chưa được tốt Để nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá truyền thống công ty cần làm tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, đối với công tác dự báo rủi ro tỷ giá cần thực hiện tốt các chức năng dự đoán về thông tin và biến động về tỷ giá, theo dõi sát sao; ngoài ra còn phải theo dõi cả lịch sử biến động tỷ giá của những thời gian trước như các tháng trước, các năm trước để nắm bắt khả năng xảy ra rủi ro tỷ giá.Việc phân tích biến động của tỷ giá hối đoái cần có kiến thức chuyên môn cũng như khả năng quan sát thị trường, tình hình biến động của kinh tế vĩ mô, hay các vấn đề về xã hội khách nữa Đòi hỏi chuyên viên phân tích có nhiều kỹ năng thu thập, xử lý thông tin cũng như số liệu để đưa ra dự đoán chính xác nhất về xu hướng biến động của tỷ giá trong tương lai, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp Nếu cần thiết, phòng ban Tài chính – Kế toán nên tuyển dụng hoặc đào tạo nhân viên để có thêm kiến thức và nghiệp vụ chuyên sâu về công tác dự báo rủi ro Bên cạnh đó, cần chú trọng việc liên hệ với ngân hàng đối tác để thực hiện việc dự báo biến động tỷ giá hối đoái
Thứ hai, đối với hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá cần tuân thủ theo một cách nghiêm túc quy định của luật doanh nghiệp và vận dụng một cách linh hoạt, có sự bổ sung cho quỹ từ lợi nhuận chứ không chỉ từ lãi do chênh lệch tỷ giá đem lại Trường hợp quỹ dự phòng có số dư nhiều thì doanh nghiệp cần quản lý tốt, tránh để lãng phí nguồn lực nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, đánh giá tốt quỹ này đảm bảo sử dụng một cách đúng mục đích, không lạm dụng vào việc khác
Thứ ba, đối với việc đàm phán ký kết các hợp đồng thương mại, công ty nên điều tra năng lực tài chính cũng như uy tín các lần giao dịch của phía đối tác trên trường quốc tế, từ đó đưa ra các điều khoản, đàm phán hợp đồng có lợi nhất cho mình Cụ thể như đối với các hợp đồng xuất khẩu thì yêu cầu phía bên mua hàng phải thanh toán trước cho mình Đặc biệt là về các điều khoản ưu đãi, chiết khấu hay giảm giá cho bên đối tác, công ty nên xem xét, cân nhắc sao cho hợp lý, tránh làm ảnh hưởng đến doanh thu Đề phòng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp cần đưa ra những điều khoản tránh đem lại rủi ro cao Bên cạnh đó cần nâng cao kỹ năng đàm phán, xây dựng mối quan hệ với các đối tác về mặt lâu dài.
Ngoài ra, công ty cần cố gắng cân đối quy mô, thời gian đối với từng loại ngoại tệ giữa tài sản có và tài sản nợ, tức giữa các khoản phải thu và phải trả đối với mỗi loại ngoại tệ Khi đó quy mô của ngoại tệ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái sẽ được giảm thiểu nên rủi ro tỷ giá hối đoái được loại bỏ đáng kể Một vấn đề cũng rất quan trọng đó là công ty phải có sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận trong công ty Bộ phận tài chính - kế toán cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận kinh doanh xuất khẩu để duy trì, nâng cao, phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả trong cả ngắn hạn và dài hạn Nghĩa là phải có những chiến lược, kế hoạch, giải pháp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu gắn liền với quản lý rủi ro tỷ giá một cách chủ động và hợp lý.
3.2.2 Xây dựng mối quan hệ với ngân hàng
Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hoạt động xuất nhập khẩu, công ty luôn có nhu cầu giao dịch quốc tế vì thế sự tiện ích của các ngân hàng sẽ là những thuận lợi rất lớn cho công ty này Ngày càng nhiều các sản phẩm và dịch vụ tài chính khá mới mẻ và thuận lợi cho khách hàng vì thế một doanh nghiệp thật sự không nên đơn thuần sử dụng các sản phẩm của một ngân hàng nào đó. Mỗi ngân hàng có những ưu điểm riêng cũng như các dịch vụ của nó, do đó sự so sánh về chi phí giao dịch, tốc độ giao dịch và tiện ích… sẽ giúp các doanh nghiệp có được sự lựa chọn đúng đắn trong mối quan hệ này Công ty nên quan tâm nhiều hơn đến tính chất của các ngân hàng có cung cấp dịch vụ ngoại hối.Những đặc điểm quan trọng đó là:
Mối quan hệ đặc biệt với ngân hàng: Các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt hoặc sẵn sàng thực hiện những nỗ lực đặc biệt nhằm thực hiện các yêu cầu giao dịch đối với các loại ngoại tệ khan hiếm cho công ty Ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi ngoại tệ của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh khoản tránh gây ra lỗi trong giao dịch cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
Tốc độ thực hiện: Các ngân hàng có thể có nhiều khả năng đặc biệt trong việc thực hiện các giao dịch của khách hàng Một doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch đối với một đồng tiền nào đó thường ưa thích một ngân hàng thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác các công việc hành chính Do đó, việc xây dựng mối quan hệ với ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong qua trình thực hiện các thủ tục hành chính Điều này sẽ giúp giảm bớt thời gian cho doanh nghiệp và hơn nữa ngân hàng sẽ nâng cao uy tín về vấn đề xử lý, giải quyết vấn đề cho khách hàng.
Tư vấn về thực trạng thị trường: Một vài ngân hàng cung cấp những thông tin đánh giá về tình hình kinh tế và các hoạt động liên quan đến môi trường tài chính có ảnh hưởng đến các khách hàng của mình Ngân hàng là cầu nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế, vì vậy hơn ai hết ngân hàng sẽ biết nắm bắt thông tin từ nhiều chủ thể khác nhau, cho nên thông tin mà ngân hàng cung cấp thường có tính chính xác cao hơn. Đưa ra những dự báo: Một vài ngân hàng cung cấp thông tin dự báo về tỷ giá hối đoái hay triển vọng tương lai của các nền kinh tế nước ngoài Đặc biệt với công ty thì ngân hàng truyền thống là Vietcombank – ngân hàng hàng đầu Việt Nam về năng lực dự báo tài chính, dự báo tỷ giá và tài trợ ngoại thương. Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 có thể cân nhắc để tận dụng cơ hội khai thác thông tin từ phía ngân hàng.
3.2.3 Áp dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái Để giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tỷ giá, một số ngân hàng tại Việt Nam đã đưa ra các dịch vụ phái sinh, với tên forward (kỳ hạn), option (quyền chọn)… Trong đó, hoán đổi lãi suất là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả nhất Việc hoán đổi nghĩa vụ trả lãi theo lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định giúp doanh nghiệp xác định chi phí vay vốn và phòng ngừa rủi ro nếu diễn biến lãi suất bất lợi, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn khi lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng Ngoài ra, ngân hàng còn đưa ra một số sản phẩm liên quan như hoán đổi tiền tệ chéo (phòng ngừa rủi ro tỷ giá lẫn lãi suất); hoán đổi lãi suất một đồng tiền (chỉ phòng ngừa rủi ro lãi suất) Thực tế, bản chất của những dịch vụ phái sinh này là doanh nghiệp trích cho ngân hàng một khoản phí (phí rủi ro hối đoái), khi doanh nghiệp bị rủi ro về tỷ giá, ngân hàng sẽ chịu thay cho doanh nghiệp Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hiện nay rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các sản phẩm này.
Mặc dù chỉ là những bước đầu và còn mang tính chất thí điểm riêng lẻ nhưng đây là những công cụ phái sinh tiền tệ mà các Ngân hàng ở những nước phát triển đã áp dụng trong nhiều năm qua nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong giao dịch tài chính một cách có hiệu quả Những năm gần đây, đã có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tìm tới công cụ phái sinh tỷ giá thay vì chỉ chú trọng tới hoạt động huy động vốn như trước đây Tuy nhiên, đây là một công cụ hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam và cũng phải chịu không ít rủi ro trong quá trình ứng dụng nên các doanh nghiệp cũng còn rất bỡ ngỡ bởi chưa được sử dụng rộng rãi, tập quán trong giao dịch của các doanh nghiệp với các Ngân hàng thương mại vẫn còn nằm trong phạm vi hạn hẹp và công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 cũng không phải là ngoại lệ
Việc sử dụng các công cụ phái sinh này ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế do trình độ kinh doanh quốc tế, cán bộ quản trị tài chính hiện đại của doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực vừa và nhỏ còn yếu kém Và bản thân các nhà cung cấp (ngân hàng) còn chưa tìm được cách thức giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng những nghiệp vụ này
Một số quan điểm chống lại quản lý rủi ro cho rằng, bản thân từng cổ đông có thể tự phòng chống rủi ro, vì thế không cần thực hiện quản lý rủi ro ở mức độ doanh nghiệp Một số quan điểm khác cho rằng, chỉ có rủi ro hệ thống mới ảnh hưởng đến giá trị của công ty và quản lý rủi ro ở mức độ doanh nghiệp chỉ có thể làm giảm rủi ro hệ thống chứ không thế triệt tiêu nó Tuy nhiên, theo xu hướng của đại đa số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay, việc sử dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro tỷ giá là hoàn toàn cần thiết. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là công ty nên lựa chọn công cụ bảo hiểm nào cho phù hợp
Xét về các đặc điểm trong kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty thì nhận thấy, nên đẩy mạnh việc sử dụng hợp đồng quyền chọn vì phí bảo hiểm thấp hơn và khả năng bảo hiểm cũng tốt hơn trong trường hợp không phải rủi ro ngẫu nhiên Nếu rủi ro là rủi ro ngẫu nhiên, quyền chọn cũng là sự lựa chọn tốt nhất do công ty có quyền quyết định có thực hiện hợp đồng hay không Hợp đồng kỳ hạn là sự lựa chọn tốt thứ hai, còn bảo hiểm tiền tệ thì khó khăn hơn do không phải lúc nào công ty cũng vay được và việc vay vốn cũng phức tạp nên không được xem là công cụ tốt Ngoài ra, công ty cũng có thể thưc hiện bảo hiểm chéo Để mở rộng việc sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tỷ giá, công ty cần phải chú trọng một số điểm sau:
Công ty nên chủ động nhận dạng và đo lường các rủi ro về tỷ giá có thể phát sinh đối với các dòng tiền phải thu/trả, các cam kết phát sinh trong tương lai, các rủi ro tỷ giá khác từ hoạt động kinh doanh, đầu tư Từ đó, doanh nghiệp từng bước thiết lập các chính sách nội bộ rõ ràng về bảo hiểm rủi ro tỷ giá Việc bảo hiểm rủi ro về tỷ giá giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của mình, giảm thiểu việc tỷ giá biến động ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp