1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý nguồn nhân lực những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại lạng sơn

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Nhân Tố Tác Động Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Tại Lạng Sơn
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Thể loại tiểu luận
Thành phố Lạng Sơn
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 65,15 KB

Nội dung

Việc chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong những nộidung, mục tiêu, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng bộ và nhân dân để gópphần phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI

ĐỀ TÀI:

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI LẠNG SƠN

Trang 2

Chương I: Cơ sở lý luận

1 Một số khái niệm chung

2 Phân loại chuyển dịch cơ cấu lao động

Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động

1 Xu hướng chuyển dịch tại Việt Nam trong những năm gần đây1.1 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

1.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động thành thị và nông thôn1.3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ

2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại Lạng Sơn

3 Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tạiLạng Sơn

Chương III: Phương hướng và giải pháp cơ bản chuyển dịch cơ cấu lao động tạiLạng Sơn

1 Những chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động

2 Những phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu nhânlực trong những năm tới

KẾT LUẬN

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài tiểu luận

Trang 3

Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày một phát triển, các cuộc cáchmạng công nghiệp được chú trọng thì đó chính là thời cơ cũng như là thách thứcđối với nước ta Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi Việt Nam phải có sựchuẩn bị cũng như đủ điều kiện để phát triển đất nước và một trong những vấn đềđược đặt ra để đáp ứng yêu cầu đó là nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đóng vaitrò vô cùng to lớn và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đất nước, vì thế nêntrong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõiđòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế là yếu tốđầu tiên quyết định sự phát triển kinh tế của một nước, nó đòi hỏi một nguồn nhânlực có đủ trình độ và tri thức đáp ứng được xu hướng Vậy nên việc xây dựng một

cơ cấu lao động hợp lý là một trong những vấn đề vô vùng quan trọng

Sau nhiều năm đổi mới thì nguồn nhân lực có những bước phát triển tốt, tậndụng được nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước để nâng cao năng lực Cơ cấulao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tiến trình công nghiệphoá, hiện đại hoá trong toàn bộ nền kinh tế cũng như trong các ngành, các lĩnhvực, các địa phương Chúng ta đánh giá cao kết quả của quá trình chuyển dịch cơcấu trong những năm qua Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển quá trình chuyểndịch cơ cấu lao động trong từng ngành, từng địa phương cũng còn những hạn chế,bất cập và nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm Cho đến nay, nước ta vẫn

là nước nông nghiệp, dân cư sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp vẫnchiếm tỷ trọng lớn

Cùng với các tỉnh thành khác trong cả nước thì Chính quyền và nhân dântỉnh Lạng Sơn đều cố gắng hết sức để tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình, trong

đó việc quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực cũng như là chuyển dịch cơcấu lao động sao cho phù hợp với tình hình phát triển chung, thuận lợi phát triểnkinh tế nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung Lạng Sơn là một tỉnh miền núiphía Bắc với 781.655 người năm 2019 đứng thứ 52/63 tỉnh thành, mật độ dân số

là 94 người/km2 thấp hơn so với mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 290người/km2 Vì thế nên lao động tại tỉnh Lạng Sơn còn hạn chế, phân bố khôngđồng đều và cơ cấu lao động không hợp lý Vì thế việc chuyển dịch cơ cấu laođộng là một việc cấp thiết, là nền tảng để phát triển kinh tế Nguồn nhân lực chưađáp ứng được yêu cầu đặt ra, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, cơ cấu laođộng không đồng đều Việc chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong những nộidung, mục tiêu, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng bộ và nhân dân để gópphần phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với cảnước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 4

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thựctrạng chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Lạng Sơn những năm vừa qua, đánhgiá những kết quả đạt được, những hạn chế thiếu sót từ đó đề ra những quan điểm,mục tiêu, giải pháp tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động trongnhững năm tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận lấy vấn đề nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động ởtỉnh Lạng Sơn làm đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có

đề cập tới một số vấn đề liên quan khác

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấulao động

1 Một số khái niệm chung

1.1. Khái niệm cơ cấu lao động

Là phạm trù kinh tế - xã hội, bản chất của nó là quan hệ giữa các phân tử,các bộ phận cấu thành tổng thể nguồn nhân lực, đặc trưng nhất là mối quan hệ tỷ

lệ về mặt số lượng lao động giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốcdân Nói cách khác cơ cấu lao động là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữacác bộ phận lao động trong tổng nguồn nhân lực xã hội và được biểu hiện thôngqua những tỷ lệ nhất định Việc xác định cơ cấu lao động chính xác góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Trong quản lý nguồn nhân lực, nghiên cứu nội dung này nhằm đề ra vàthực hiện các chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong mối quan hệvới chuyển dịch cơ cấu lao động của từng thời kỳ Tùy theo mục đích quản lý màngười ta có thể phân loại cơ cấu lao động theo các tiêu chí khác nhau như cơ cấulao động theo ngành, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế cơ bản, cứ cấu laođộng theo vùng lãnh thổ, cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn - kĩ thuật, cơcấu lao động theo giới tính…

Xác định cơ cấu lao động là một việc làm không đơn giản, những con số cóđược đều là những số tương đối, vì một người lao động có thể làm nhiều côngviệc với nhiều hình thức khác nhau Do vậy, để xác định lao động thuộc loại hìnhcông việc nào người ta xét thời gian lao động của người lao động ở các loại hìnhcông việc Và như thế, xác định cơ cấu lao động theo chỉ tiêu số giờ làm việc thực

tế có độ chính xác cao nhưng rất tốn kém, mất nhiều thời gian và khó thực hiện

Trang 5

1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động

Có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảmcủa từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thờigian nào đó Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trongmột không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chất lượng lao động Cơ cấulao động được chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụđáp ứng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngoài ra, cơ cấu lao động được chuyểndịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghềnghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sanglàm việc Sự chỉ đạo của đảng và nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụthể Tuy nhiên khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, cải tạo điều kiệncho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi chuyển dịch nhanh cơ cấukinh tế

Cơ cấu lao động là sự thay đổi trong quan hệ tỷ lệ, cũng như xu hướng vậnđộng của các bộ phận cấu thành nên nguồn nhân lực, được diễn ra trong mộtkhông gian, thời gian và theo một chiều hướng nhất định Đó là một quá trình tổchức và phân công lại lực lượng lao động, qua đó làm thay đổi quan hệ tỷ lệ giữacác bộ phận của nguồn nhân lực Để chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực có hiệuquả, phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực Kinh nghiệm các nước trong khuvực Malaixia, Hàn Quốc, Thái Lan cho thấy, một trong những nhân tố có tác độngthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nhanh là phải chú ý pháttriển nguồn nhân lực Ví dụ Singapore ngay từ năm 1960 đã có kế hoạch pháttriển nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của các kế hoạch năm năm, vìthế nguồn nhân lực ở nước này từ những thập niên 80 90 của thế kỷ XX và hiệnnay được thế giới đánh giá là nguồn nhân lực có chất lượng cao Hàn Quốc thựchiện chính sách tập trung vào thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơcấu lao động, đồng thời đề ra và thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồnnhân lực, thông qua tăng tốc phát triển giáo dục Trung học phổ thông để tạonguồn cho đào tạo nhân lực chuyên môn kĩ thuật cao

Giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyếtđịnh chuyển dịch cơ cấu lao động Cơ cấu kinh tế biểu hiện tập trung nhất ở tỷtrọng tổng sản phẩm trong nước (GDP) do từng ngành, từng vùng sản xuất ratrong năm trong tổng sản phẩm trong nước được sản xuất ra trong năm đó của cảnước Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đều chịu sự tácđộng của nhiều yếu tố, như vốn đầu tư, vốn nhân lực, môi trường pháp luật, chínhsách của nhà nước trong từng thời kỳ nhưng chúng vận động theo hướng, cường

độ khác nhau, trong đó cơ cấu kinh tế thường chuyển dịch trước và nhanh hơn,định hướng cho thay đổi cơ cấu nhân lực Thực hiện các công trình nghiên cứu đã

Trang 6

chứng minh cơ cấu lao động phân bố theo ngành có quan hệ chặt chẽ với GDPbình quân đầu người Nếu GDP bình quân đầu người tăng lên thì tỷtrọng nhân lựctrong nông nghiệp càng giảm và tỷ trọng nhân lực trong công nghiệp và dịch vụcàng tăng Theo tính toán của các nhà kinh tế, GDP đầu người là 320 USD/người/năm thì nhân lực trong nông nghiệp là 66% trong công nghiệp là 9% vào trongdịch vụ là 25%, còn nếu GDP là 96 USD/người/năm thì tỷ lệ đó là 49%, 21% và30% Khi GDP là 2560/người/ năm thì tỷ lệ trên sẽ là 25%, 33% và 42% (1)

(1): Lê Xuân Bá, “Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông

nghiệp, công nghiệp, dịch vụ”

2 Phân loại chuyển dịch cơ cấu lao động

2.1 Chuyển dịch cơ cấu nhân lực theo ngành

Một trong những chỉ tiêu quan trọng được các cơ quan quản lý nhân lựcnước ta sử dụng trong quá trình đánh giá chuyển dịch cơ cấu nhân lực của thời kỳcông nghiệp hóa hiện đại hóa là tỷ trọng nhân lực đang làm việc theo ba khu vựckinh tế Đó là phần trăm những người thuộc lực lượng lao động có việc làm trongtừng khu vực I, II, III trong tổng lực lượng lao động có việc làm (khu vực I: cácngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp, khu vực II: các ngành sản xuất công nghiệp

và xây dựng, khu vực III: các ngành dịch vụ) Trong những năm 2010, tiếp tụcchiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủnghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp

Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này, xu hướng chuyển dịch cơ cấu nhân lựcnước ta trong thời gian tới phải giảm cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng nhân lựcnông nghiệp

2.2 Chuyển dịch cơ cấu nhân lực giữa thành thị và nông thôn

Nhân lực khu vực đô thị được phân bố với quy mô lớn nhất là vào cácthành phố lớn và mạng lưới nhiều thành phố vừa, phân bố có tính hợp lý trên cácvùng Trên cơ sở đó để có điều kiện tạo lực hệ thống các vành đai nông nghiệpsinh thái hiện đại ven thành phố trên các vùng lãnh thổ của cả nước, sản xuất phục

vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu

2.3 Chuyển dịch cơ cấu nhân lực theo vùng lãnh thổ

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhân lực của từng vùng phụ thuộc vào đặc điểmphát triển kinh tế xã hội, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, lao độngchuyên môn kĩ thuật của từng vùng

Những vùng động lực kinh tế có tác động lôi kéo, lan tỏa, hỗ trợ cho sựphát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nhân lực của các vùng khác Các ngànhnghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ phát triển nhanh ở các vùng này không

Trang 7

những thu hút lao động tại chỗ mà còn thu hút lao động của các vùng khác để làmviệc và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng khác.

Các vùng có tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhân lực chậm sẽ có sự chuyển dịchnhân lực nhanh hơn nếu có sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, đồng thời

có sự phát triển hợp tác liên kết kinh tế thương mại dịch vụ và phát huy điều kiện

tự nhiên của vùng

CHƯƠNG II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nhân lực tại Lạng Sơn và các nhân

tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động

1 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam trong những năm gầnđây

1.1 Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế

Giai đoạn 2015-2020, cùng với phát triển kinh tế, lực lượng lao động ViệtNam có việc làm tăng đều qua các năm (ngoại trừ năm 2020, tình trạng người laođộng bị mất việc làm tăng, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19).Theo Tổng cụcThống kê (2021), số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có “công ăn, việc làm” tăngđều qua từng năm, với tốc độ tăng trung bình khoảng 0,48% trong giai đoạn 2015-

2019 Riêng năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnhhưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉgiãn việc hoặc nghỉ luân phiên, giảm giờ làm.Xét về cơ cấu lao động, giai đoạn2015-2020 có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực kinh tế Cụ thể, trong giaiđoạn này có sự chuyển dịch rõ rệt trong cơ cấu lao động giữa các khu vực: Nếunhư năm 2015 cơ cấu lao động khu vực I chiếm tới 45,73%; khu vực II chiếm24,19%; khu vực III chiếm 30,08%, thì đến năm 2020 tỷ trọng lao động trong cácKV1, 2, 3 lần lượt là: 34,78%; 32,65%; 32,57%.Tốc độ giảm trung bình lao độngkhu vực I là 5,4%; tốc độ tăng trưởng lao động trung bình trong khu vực II và khuvực III lần lượt là 6,6% và 1,7% Mặc dù, tốc độ tăng trưởng lao động chậmnhưng có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu lao động giữa các khu vực Điều đó chothấy, cả 3 khu vực đều có sự dịch chuyển lao động

Khu vực I: các ngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp, khu vực II: các ngànhsản xuất công nghiệp và xây dựng, khu vực III: các ngành dịch vụ

Cơ cấu lao động của Việt Nam có sự chuyển dịch về nghề nghiệp trongvòng 5 năm qua Cụ thể là lao động làm “Nghề nông, lâm, ngư nghiệp” sụt giảmkhá mạnh ở mức 10,2% từ 5.3 triệu lao động năm 2015 xuống còn 4 triệu laođộng Thay vào đó, 3 ngành “Chuyên môn kỹ thuật bậc cao”, “Thợ thủ công vàcác thợ khác có liên quan”, và “Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị” có sựtăng mạnh về lao động Cụ thể, lao động thuộc nghề đòi hỏi “Chuyên môn kỹthuật cao” và “Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan” năm 2019 đã tăng hơn1/5 so với năm 2015 Riêng “Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị” tăng hơn

Trang 8

2/5 ở mức 43% vào năm 2019 so với 2015 từ 4.6 triệu lao động lên 6.6 triệu laođộng Các ngành khác có sự thay đổi không đáng kể và có mức tăng giảm trongkhoảng 8 – 10% Cụ thể là “Nghề đơn giản” giảm 10% từ 20.9 triệu lao động năm

2015 xuống 18.8 triệu lao động năm 2019 “Nhà lãnh đạo” và “ Khác” giảm lầnlượt ở mức 9% và 8% Ngược lại, “Chuyên môn kỹ thuật bậc trung”, “Nhân viên”

và “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ bán hàng” đều tăng lần lượt ở mức 10%, 9% và 8%

Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo nghềnghiệp 2015 - 2019

Nhà lãnh đạo 1,1 1,1 1Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 6,6 7,0 7,8Chuyên môn kỹ thuật bậc

Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục thống kê

Dựa vào biểu đồ “Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng nămphân theo nghề nghiệp 2015 – 2019” có thể nói rằng có 2 xu hướng chuyển đổi cơcấu nghề nghiệp trong vòng 5 năm trở lại đây Thứ nhất, cơ cấu lực lượng laođộng Việt Nam đã có sự chuyển đổi từ nghề nghiệp, công việc đòi hỏi những kỹnăng giản đơn sang nghề nghiệp đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn Thứ 2, tỷ trọng laođộng làm việc trong những khu vực ngành nghề truyền thống như nông, lâm, ngưnghiệp đã giảm sút nhường chỗ cho các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.Tốc độ chuyển dịch cơ cấu từ ngành nông, lâm, thủy sản sang các ngành côngnghiệp, xây dựng và dịch diễn ra khá nhanh do định hướng và các chính sách đầu

tư, phát triển đẩy mạnh công nghiệp cũng như phát triển ngành dịch vụ du lịch

Tóm lại, cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đang giảm,ngược lại, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăngmạnh, đặc biệt là lao động qua đào tạo ngày càng được chú trọng, nguồn nhân lực

Trang 9

chất lượng cao có tỷ trọng tăng trong cơ cấu lao động, đây là một dấu hiệu tốt chonguồn nhân lực nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

1.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thônTính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019 Sự sụt giảm này chủ yếu

là từ lực lượng lao động ở khu vực nông thôn So với năm 2019, lực lượng laođộng khu vực nông thôn giảm hơn 1,1 triệu người

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 ước tính là48,8 triệu người, tăng 285,7 nghìn người so với quý trước và giảm 430,6 nghìnngười so với cùng kỳ năm trước Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vựcthành thị là 16,5 triệu người, chiếm 33,9%

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 ước tính là 48,3 triệungười, giảm 849,5 nghìn người so với năm trước Lực lượng lao động trong độtuổi ở khu vực thành thị là 16,5 triệu người, chiếm 34,1

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IV năm 2020 ước tính là 74,4%,tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 2,2 điểm phần trăm

so với cùng kỳ năm trước Mức độ tham gia lực lượng lao động của dân cư khuvực thành thị và nông thôn vẫn còn khác biệt đáng kể, cách biệt 11,9 điểm phầntrăm (thành thị: 66,9%; nông thôn: 78,8%) Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ thamgia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở tất cảcác nhóm tuổi, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 15-24 tuổi(thành thị: 35,6%; nông thôn: 63,1%) và nhóm từ 55 tuổi trở lên (thành thị:34,4%; nông thôn: 49,7%) Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôngia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều sovới khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơcấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nông thôn từ 2017-2020

Có thể nói cơ cấu lao động đã chuyển dịch dần từ nông thôn sang thành thị,Năm 2017 tỷ lệ lao động ở nông thôn là 68,2% nhưng đến năm 2020 giảm chỉ còn66,9%, tuy tốc độ chuyển dịch còn chậm tuy nhiên đây là một dấu hiệu khả quan

Trang 10

trong việc hướng đến công nghiệp hoá hiện đại hoá Mặt khác, hiện nay ở thànhthị tạo ra nhiều việc làm với mức lương cao hơn ở nông thôn nên sự chuyển dịch

là tất yếu để phát triển xã hội

1.3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ

Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền vớichuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của nước tachuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát huy lợi thế so sánhngành và vùng lãnh thổ Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của từng vùng phụthuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên,

vị trí địa lý, lao động chuyên môn - kỹ thuật của từng vùng

Những vùng động lực kinh tế có tác động lôi kéo, lan toả, hỗ trợ cho sựphát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nhân lực của các vùng khác Các ngànhnghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ phát triển nhanh ở các vùng này khôngnhững thu hút lao động tại chỗ mà còn thu hút lao động của các vùng khác đếnlàm việc và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng khác

Các vùng có tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động chậm sẽ có sự chuyển dịchnhanh hơn nếu có dự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, đồng thời có sựphát triển hợp tác liên kết kinh tế - thương mại- dịch vụ và phát huy điều kiện tựnhiên và tiềm năng của vùng

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của mỗi vùng lãnh thổ không đồngđều Bản thân trong nội bộ từng vùng lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch khác nhaugiữa những địa phương làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực khásinh động

Hiện nay, cả nước có bốn vùng kinh tế trọng điểm, gồm vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền trung, vùng kinh tế trọng điểm phíanam và vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long với tổng số 24 tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương Đảng và Nhà nước xác định đây là các vùngđộng lực làm đầu tàu kéo theo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước

Đồng bằng sông Hồng 12.217 12.182Trung du và miền núi phía Bắc 7.502 7.666Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 11.724 11.558Đông Nam Bộ 9.514 10.082Đồng bằng sông Cửu Long 10.202 9.899Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục thống kêLực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo địa phương chia theo Địaphương và Năm

Trang 11

Có thể nói lực lượng lao động có sự chuyển dịch chậm, cụ thể lao động ởhai vùng đồng bằng đều giảm thay vào đó là sự tăng lao động mạnh mẽ ở ĐôngNam Bộ và sự tăng nhẹ ở Trung du và miền núi phía Bắc, tuy phân bố lao độngcòn chưa đồng đều tuy nhiên nhà nước có những chính sách khuyến khích sựchuyển dịch theo vùng, phát triển kinh tế ở các vùng kém phát triển, và sự chuyểndịch lao động sẽ là bước đệm để tăng trưởng kinh tế ở các vùng còn kém pháttriển

2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại Lạng Sơn

Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sảnchiếm 57,6%; ngành dịch vụ chiếm 32,8%; ngành công nghiệp và xây dựngchiếm 9,6% trong tổng số lao động đang làm việc.Trong những năm qua, cácdoanh nghiệp ở Lạng Sơn đã có những bước tiến đáng kể, số lượng doanh nghiệpđăng ký thành lập mới ngày càng tăng, quy mô đầu tư được mở rộng, bình quânmỗi năm có trên 250 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới Tính đến thời điểm 6tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh lũy kế có 3.354 doanh nghiêp (trong đó có khoảng8% doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động kinh doanh và 6% doanh nghiệpđang chờ giải thể); có 653 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệptrong và ngoài tỉnh đang hoạt động, sử dụng trên 41.000 người lao động.Bên cạnh

đó, Lang Sơn còn có 364 hợp tác xã (30 hợp tác xã đang tạm dừng hoạt động) và

02 liên hiệp hợp tác xã; trong đó có 334 hợp tác xã đang hoạt động với 4.936 xãviên và sử dụng 8.361 người lao động theo hợp đồng lao động Tính đến cuốitháng 8/2021, tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là 65.182/500.005người, chiếm 13,0% lực lượng lao động trong độ tuổi (chưa bao gồm số lao động

có hộ khẩu tại tỉnh đi làm việc ở tỉnh khác); trong đó, nông dân và lao động khuvực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện là 12.947 người, chiếm 2,6% lựclượng lao động trong độ tuổi Thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác

xã và việc làm của người lao động ở Lạng Sơn, nhất là lực lượng lao động không

có giao kết hợp đồng lao động Các hợp tác xã ảnh hưởng nặng nề nhất chủ yếuhoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và giao thông vận tải

Đối với tỉnh Lạng Sơn, các doanh nghiệp, hợp tác xã phần lớn hoạt độngvới quy mô, năng lực nhỏ; việc liên kết, hợp tác với các loại hình doanh nghiệpkhác mở rộng mô hình hoạt động chưa được thực hiện nên sức cạnh tranh củahàng hóa và dịch vụ còn yếu; vốn ít, huy động vốn khó khăn Vì vậy, ảnh hưởngcủa dịch Covd-19 đã tác động càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, hợptác xã Do tác động của dịch Covid-19, buộc phải áp dụng các biện pháp phongtỏa đối với các khu vực có ca lây nhiễm Chính vì vậy, việc hạn chế đi lại giữa cácvùng trong tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương khác khiến cho nguồn hàng,

Trang 12

nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh

và giao thương hàng hóa của các doanh nghiệp, hợp tác xã Cùng với đó là cácbiện pháp giãn cách xã hội khiến cho nhu cầu về tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm,dịch vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng mạnh; có đơn vị sản xuất ranhưng không bán được sản phẩm, không có doanh thu, làm ảnh hưởng đến khảnăng trả lương cho người lao động cũng như các hoạt động tài chính khác

Mặc dù Nhà nước đã có chính sách rất kịp thời như: giãn nộp thuế giá trịgia tăng, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất vốn vay… cho các doanh nghiệp, hợp tác xã.Tuy nhiên, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xãsản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; sảnlượng cung ứng ra thị trường ước giảm từ 10 - 15%, có doanh nghiệp, hợp tác xãgiảm trên 30 - 40% Tiếp đó, lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc thành lập các chốtkiểm dịch liên ngành đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh đã làm tăng thờigian vận chuyển của các phương tiện chở hàng xuất khẩu vì phải dừng, đỗ thựchiện thủ tục liên quan

Hiện tại, Lạng Sơn có 05/12 cửa khẩu trên địa bàn đang thông quan hànghóa, các cửa khẩu phụ khác vẫn tạm thời ngừng hoạt động để đảm bảo công táckiểm soát dịch bệnh Do đó đã ảnh hưởng tới hiệu suất thông quan hàng hóa xuấtnhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bến bãi, dịch vụ;tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều doanh nghiệp đối tác phía Trung Quốc cắtgiảm đơn hàng do lo ngại việc hàng hóa có mầm bệnh, nhất là đối với hàng lạnh.Từ đầu năm 2021 tới nay, nhiều mặt hàng như ớt quả tươi, vải, thanh long đềugặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Vì thế, sựchuyển dịch cơ cấu lao động đang gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế ảnh hưởng dẫnđến thị trường lao động bị thu hẹp, bất lợi cho người lao động, đặc biệt ở tỉnhLạng Sơn, Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lạng Sơn,tính đến cuối tháng 8/2021, trên địa bàn tỉnh có 121/3.354 doanh nghiệp tạm dừnghoạt động và 140 doanh nghiệp giải thể; số lao động trong các doanh nghiệp tạmhoãn hợp đồng, dừng tham giam BHXH là 1.070/15.360 người Ngoài ra, còn có

45 doanh nghiệp phải thu hẹp, dừng sản xuất một bộ phận với khoảng 1.500 laođộng Các trường hợp tạm dừng hoạt động, đa số các doanh nghiệp đều hỗ trợngười lao động với mức lương tối thiểu vùng trong 14 ngày đầu nghỉ dịch bệnh,thời gian còn lại sẽ do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận…Như thế, tỷ lệlao động sẽ giảm, kéo theo tốc độ chuyển dịch và cơ cấu chuyển dịch không thayđổi, như thế là vô cùng bất cập cho tỉnh Lạng Sơn

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 8/2021 tăng1,16% so với tháng trước và giảm 1,74% so với cùng kỳ Trong đó, so với cùng

kỳ ngành khai khoáng chỉ số sử dụng lao động giảm 7,84%, cho thấy ngành côngnghiệp khai khoáng việc ứng dụng khoa học công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại

Trang 13

trong sản xuất ngày càng cao; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,01% domột số doanh nghiệp tăng năng suất lao động; ngành sản xuất, phân phối điệngiảm 2,87%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm3,96% Bình quân 8 tháng năm 2021, chỉ số sử dụng lao động giảm 0,18% so vớicùng kỳ năm trước Trong ngành công nghiệp, chia theo loại hình kinh doanh,riêng chỉ số lao động của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)tháng 8 và 8 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng cao (tháng 8 tăng 9,86%, 8tháng tăng 33,6%) chủ yếu do sự thay đổi lao động từ Công ty Cổ phần Kim loạimàu Bắc Bộ so với cùng kỳ Tại tỉnh Lạng Sơn, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh ướctạo việc làm mới cho 8.314 người, đạt 59,4% so với kế hoạch Quỹ quốc gia vềviệc làm và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của tỉnh cho vay 43.006 triệuđồng với 1.081 dự án, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 1.081 ngườilao động Tỉnh đã tổ chức thực hiện 3 đợt tiếp nhận với 8.123 công nhân làm việc

ở Bắc Giang trở về tỉnh và đã tổ chức cách ly đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ý kiến làm rõ những kết quả đạt được trên cácmặt công tác, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định23/2021/QĐ-TTg; đề xuất giải pháp tháo gỡ nhằm thực hiện hiệu quả hơn trong 6tháng cuối năm 2021

Nguyên nhân những hạn chế Về nguyên nhân khách quan, xuất phát điểmnền kinh tế của tỉnh thấp so với mức bình quân chung của cả nước, có những điềukiện khó khăn đặc thù (tình hình biên giới, địa hình miền núi bị chia cắt phứctạp ), đòi hỏi phải có sự huy động nguồn lực đầu tư lớn, nhất là trong đầu tư xâydựng hạ tầng cơ sở, kỹ thuật, trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phươnghết sức eo hẹp, nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư có mục tiêu từ ngân sách Trung ươngchưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất lớn, công nghệ hiện đại Hệ thống cơ

sở hạ tầng kinh tế - xã hội, năng lực sản xuất mới tuy đã được bổ sung, tăngcường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là kết cấu hạ tầngcho nông nghiệp và nông thôn Trình độ dân trí không đồng đều giữa các khu vực,nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Tác động của biến đổi khíhậu, dịch bệnh tiềm ẩn diễn biến phức tạp, khó lường Chính vì thế nên rất khó

để thu hút lao động từ các địa phương khác, các chính sách đưa ra cũng chưa thực

sự hiệu quả vì những nguyên nhân khách quan này thế nên tạo nên sự chuyển dịch

cơ cấu lao động còn thấp, chưa hiệu quả Ngoài ra thì sự đầu tư còn thấp nên nhucầu sử dụng lao động còn ít Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn lên thành thịkhông mấy hiệu quả, vì tạo được việc làm cho người lao động Về nguyên nhânchủ quan, sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ ở một số cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt, còn thiếu chủ động, sáng tạo,

có biểu hiện trông chờ cấp trên Khả năng dự báo diễn biến tình hình thị trường

Trang 14

còn hạn chế, không lường hết được những khó khăn, những yếu tố phát sinh, khixây dựng một số mục tiêu còn chủ quan, tính khả thi thấp

Tuy Lạng Sơn đã tích cực trong công tác chuyển dịch cơ cấu lao động tuynhiên hiệu quả còn chưa cao do những yếu tố khách quan và chủ quan Lạng Sơn

đã triển khai những chính sách để phát triển kinh tế, các ngành nghề trọng điểm,đồng thời cũng chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đưa ranhững chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó góp phầnchuyển dịch cơ cấu lao động Dự kiến đến năm 2025, sau khi hồi phục kinh tế từđợt dịch covid-19 Lạng Sơn tích cực triển khai nhằm thúc đẩy kinh tế, du lịch vàcác ngành khác Áp dụng khoa học kĩ thuật, đưa ra những phương án để thu hútvốn đầu tư trong và ngoài nước

3 Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại Lạng SơnTheo quy luật chung thì các nước đều trải qua những giai đoạn nhất địnhcủa chuyển dịch cơ cấu lao động và quá trình chuyển dịch đó có sự tác động củacác yếu tố

Thứ nhất, về tiến bộ khoa học và công nghệ, việc áp dụng khoa học và côngnghệ mới vào sản xuất tác động đến tăng năng suất lao động, tạo cơ sở vật chất để

di chuyển dần nhân lực nông nghiệp sang các hoạt động ngành nghề công nghiệp

và dịch vụ Thực chất ở nước ta cho thấy, đó là việc tiếp nhận thành tựu khoa học

và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ các nước trên thế giới, các kết quảnghiên cứu trong nước và đem áp dụng vào sản xuất, đúc rút các kinh nghiệm từthực tế sản xuất và áp dụng phổ biến

Có tới 94% các doanh nghiệp FDI trong ngành sản xuất chế tạo có địnhhướng tăng cường ứng dụng công nghệ mới và tự động hóa Điều này sẽ đòi hỏinhững kỹ năng mới đối với lao động Trước làn sóng đầu tư nước ngoài vào ViệtNam có ngày càng gia tăng hiện nay, dự báo cơ cấu nhân lực sẽ có sự thay đổi cơbản, đặc biệt là trong ngành sản xuất, chế tạo Xu hướng này càng thể hiện rõ hơnkhi dòng chảy đầu tư nước ngoài đang hướng tới các ngành sản xuất, chế tạo yêucầu lao động có trình độ từ trung bình đến cao, không còn chủ yếu là các lao độngtay nghề thấp hoặc không có kỹ năng

Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là trong nông nghiệpđược triển khai, ứng dụng, mang lại hiệu quả và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, gópphần phát triển nông nghiệp, nông thôn và giảm thiểu lao động tại ngành này Cáchoạt động hợp tác, nghiên cứu triển khai, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao tiến bộkhoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, đời sống góp phần khai thác hiệuquả các tiềm năng lợi thế của tỉnh, các hoạt động hỗ trợ hình thành và phát triểnhoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được quan tâm, thực hiện

Trang 15

Hầu hết các sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng như: Hoa Hồi, Hồng,

Na, Quýt, Thạch đen, Cao khô, Khoai Lang, Ba kích, Rau… đều có đóng gópquan trọng của khoa học và công nghệ từ các khâu giống cây trồng, quy trìnhcanh tác, phòng trừ dịch bệnh, chế biến sau thu hoạch và xây dựng bảo hộ nhãnhiệu hàng hóa,…giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh củasản phẩm Tuy đã giảm được lao động nhờ ứng dụng khoa học công nghệ tuynhiên đòi hỏi nguồn nhân lực qua đào tạo nhiều hơn

Các nghiên cứu, ứng dụng, kỹ thuật mới trong lĩnh vực y dược như: Môhình quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường có kiểm soát cho bệnh nhân;Ứng dụng các kỹ thuật đóng đinh nội tuỷ kín để điều trị gãy 2 xương cẳng chân;

kỹ thuật nẹp vít qua cuống để điều trị gãy xương cột sống lưng - thắt lưng; kỹthuật điều trị thoát vị bẹn,… đã giúp nâng cao chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Hiện nay, toàn tỉnh có 16 sản phẩm đặc sản địa phương được bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ (02 chỉ dẫn địa lý, 13 nhãn hiệu tập thể và 01 nhãn hiệu chứng nhận)

Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho biết, sẽ xây dựng định hướng hoạt độngnghiên cứu, ứng dụng theo hướng tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm: Nông,lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghệ sinh học; bảo tồn nguồn gen;công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch; Chương trình phát triển kinh tế - xãhội cho từng vùng,…Hỗ trợ nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả;nghiên cứu bảo tồn và phát triển các cây trồng bản địa Hỗ trợ phát triển sản xuấtsản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Nghiên cứu, ứngdụng tiến bộ khoa học và công nghệ nâng cao giá trị cho sản phẩm Có thể nói tácđộng của tự động hóa lên thị trường lao động là khác nhau cũng như có đặc thùđối với từng ngành nghề từng công việc Cụ thể công nhân ngành dệt may sẽ cónguy cơ cao bị thay thế bởi máy móc do phần lớn là lao động có kĩ năng thấp vàlao động phổ thông Trong khi đó, các ngành như vận tải và hạ tầng sẽ có nhu cầulàm việc tăng lên đối với những lao động Ứng dụng khoa học công nghệ để pháttriển kinh tế đồng thời tạo việc làm và thu hút nguồn lao động đến với Lạng Sơn.Đây cũng là một trong những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao độngtại Lạng Sơn

Thứ hai, về đầu tư, yếu tố đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu nhân lựcthể hiện ở cơ chế, quy mô huy động vốn trong nước và huy động vốn nước ngoài.Đồng thời có cơ cấu đầu tư đúng đắn, đầu tư hiệu quả vào các ngành, lĩnh vựcnhằm bảo đảm không ngừng nâng cao trình độ của nền kinh tế và có tác độngthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nhân lực Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc,nơi đây đang dần phát triển về công nghiệp dịch vụ Hiện tại Lạng Sơn đang córất nhiều dự án đầu tư thu hút người lao động từ các địa phương khác trên nhiềulĩnh vực

Ngày đăng: 01/03/2024, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w