kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.” Tiếp theo đến đại hội thứ IX đảng ta đã xác định: Phá
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1 Khái niệm công nghiêp hóa – hiện đại hóa.
2 Cơ sở lý luận của việc phát huy nguồn nhân lực
3 Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT
Trang 2CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Khái niệm công nghiêp hóa – hiện đại hóa.
Theo nghĩa hẹp,công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo Theo nghĩa rộng , công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp ( hay tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp
Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, hiện đại hóa là quá trình chuyển biến từ tính chất truyền thống cũ sang trình độ tiên tiến, hiện đại Về ý nghĩa kinh tế , hiện đại hóa được giải thích là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống sang xã hôi hiện đại, bắt đầu từ thế kỷ XVII đến nay và vẫn còn chưa kết thúc Có người chia quá trình hiện đại hóa thành 2 giai đoạn: hiện đại hóa lần thứ nhất tươngứng với thời kỳ công nghiệp hóa cổ điển và hiện đại hóa lần thứ hai tương ứng với thời kỳ tri thức hóa
Công nghiệp hóa ở nước ta có những đặc điểm là công nghiệp hóa gắn kết với hiện đại hóa trong suốt các giai đoạn phát triển , vừa mang tính chất công nghiệp hóa nền kinh tế - xã hội, vừa có tính chất hiện đại hóa về công nghệ ở mức tương ứng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công bằng xã hội, cân đối giữa phát triển kinh tế bền vững, ngoài chính sách xã hội còn quan tâm bảo vệ và cải thiện môi trường Trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đai hóa coi giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của sự phát triển; coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển
2 Cơ sở lý luận của việc phát huy nguồn nhân lực
a) Khái niệm ,vai trò ,phân loại nguồn lực
Trang 3 Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động
Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm
Dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụcho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước
Phân loại nguồn nhân lực
Sự phân loại nguồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động ( công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) đang rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay,
nhưng khi chuyển sang nền kinh tế tri thức phân loại lao động theo tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động sẽ phù hợp hơn Lực lượng lao động được
Trang 4chia ra lao động thông tin và lao động phi thông tin Lao động thông tin được chia làm 2 loại : Lao động trí thức và lao động dữ liệu ( thư kí, kĩ thuật viên… làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hóa) Lao động quản lý nằm giữa 2 loại này Lao động phi thông tin được chia làm lao động sản xuất hàng hóa và lao động cung cấpdịch vụ Lao động phi thông tin dễ được mã hóa và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động ra làm 5 loại: lao động trí thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hóa
Vai trò nguồn nhân lực
Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới vì công nghiệp hoá, hiện đạihoá là vấn đề quan trọng bậc nhất trong "kết cấu hạ tầng xã hội, kinh tế" tức là mộttrong những tiền đề cơ bản để phát triển xã hội, đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp CNH vì: Trước hết các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địalý… tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, chịu sự tác động của con người Nếu con người biết sử dụng, khai thác chúng thì những nguồn lực này mới phát huy được tác dụng, phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người, tham gia tích cực vào quá trình CNH Vì thế trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất Hơn nữa, các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai thác
Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực
vô tận, con người đã từng bước làm chủ tự nhiên, khám phá ra những tài nguyên mới và sáng tạo ra những tài nguyên vốn không có sẵn trong tự nhiên, tạo ra những
hệ thống công cụ sản xuất mới Điều đó nói lên trình độ vô tận của con người, của sức mạnh nguồn nhân lực.Ngoài ra, kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy sự thành công của CNH phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch
Trang 5định đường lối chính sách cũng như tổ chức thực hiện, tức là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, của nguồn nhân lực.
Nói tóm lại, yếu tố con người là yếu tố tiên quyết quyết định sự thành bại của quá trình CNH, đồng thời đó cũng là mục tiêu hướng tới của quá trình này
Để thực hiện hiệu quả CNH đất nước, chúng ta phải lấy việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam đặc biệt là con người hiện đại làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bền vững Nguồn nhân lực ở vai trò chủ thể tham gia vào quá trình CNH - HĐH không chỉ cần sự cần cù, trung thành, nhiệt tình quyết tâm, mà điều quan trọng hơn là có trí tuệ khoa học, ý chí chiến thắng cái nghèo nàn lạc hậu, tính năng động luôn thích ứng với hoàn cảnh, ý thức kỷ luật, …
b) Nội dung phát huy nguồn nhân lực
Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta sau những nămĐổi mới có nhiều bước phát triển, cụ thể đã được thể hiện bằng nhiều chủ chương,chính sách Những quan điểm này được nêu ra trong Hội nghị lần thứ bảy BanChấp hành Trung ương khóa VII, được phát triển và bổ sung qua các Đại hội VIII,
IX, X, XI của Đảng Trong đó, quan điểm thứ ba, đó là phát huy nguồn lực conngười là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
Như vậy, thông qua đó, ta không chỉ thấy được tầm quan trọng củanguồn nhân lực, là điều kiện cơ bản, đối với sự phát triển của kinh tế-xã hội Chính
vì thế, các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển nguồn nhân lực được đẩy mạnh, và đãtăng lên theo số lượng và cả chất lượng
Người lao động có trình độ cao tăng lên, sản xuất những sản phẩm hàmchứa nhiều nội dung tri thức, tăng năng suất lao động, cải thiện kinh tế, đời sốngvật chất và tinh thần Muốn đạt được điều ấy, cần phải có những điều kiện tiền đề,thuận lợi, nhất là trong thời kỳ mà Đảng ta đã xác định “Năm 2020, về căn bảnnước ra trở thành một nước công nghiệp” Để đạt được mục tiêu ấy, và ngay tạithời đại CNH-HĐH hiện nay của đất nước ta, đòi hỏi phải có sự cân đối về số
Trang 6lượng, cơ cấu giữa các ngành cụ thể và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụngcác thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến thế giới và khả năng sáng tạo côngnghệ mới Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ, sự nghiệp CNH-HĐH là của toàndân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó, lực lượng cán bộ khoa học và côngnghệ, khoa học quản lý cũng như đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệtquan trọng.
Chỉ với những điều trên, việc phát huy nguồn nhân lực là hết sức quantrọng Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc tới những yếu tố tiên quyết, tác động đến sựphát triển của nguồn nhân lực
c) Các nhân tố tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực
Đường lối CNH- HĐH của Đảng
Điều này đã được thể hiện qua nhiều văn bản, luận cương chính trị củaĐảng- Bộ Chính trị, cụ thể:Tùy vào chủ chương chính sách của Đảng vào từng giaiđoạn thời kỳ lịch sử thì có những hướng đi phát triển nguồn nhân lực riêng
- Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ: Cùng với khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy Như vậy, giáo dục là một dạng đầu tư cho sự phát triển vì nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.Sự nghiệp giáo dục đao tạo có tính xã hội hóa cao Nền giáo dục và đào tạo tốt sẽ cho chúng ta nguồn nhân lực với đủ sức mạnh, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài Do vậy sự nghiệp giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời phải tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ của các nước trên thế giới thông qua việc hợp tác giáo dục
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã quán triệt một trong những quan điểm
về công nghiệp hoá, hiện đại hoá là “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làmyếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Động viên toàn dân cần kiệmxây dựng đất nước, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển Tăng trưởng
Trang 7kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.”
Tiếp theo đến đại hội thứ IX đảng ta đã xác định: Phát triển giáo dục vàđào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản đểphát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Tiếp tục nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thốngtrường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hộihoá", thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập".Thực hiện phương châm "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sảnxuất, nhà trường gắn với xã hội.”
Đại hôi X xác định: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từmục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơchế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nướcnhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; Xây dựng nền giáo dụccủa dân, do dân và vì dân Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo; từngbước xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước
Tình hình phát triển kinh tế, xã hội
Không thể phủ nhận việc gắn liền đào tạo phải đi đôi cùng với sự pháttriển của thời đại, cũng giống như việc “Học đi đôi với hành” vậy Một môi trườngkinh tế xã hội tốt, ổn định, mang đến cho người lao động nói riêng, hay nguồn nhânlực nói chung, sự phát triển Nguồn nhân lực trình độ cao, ứng dụng khoa học kỹthuật vào sản xuất và đời sống, tăng năng suất lao động, cải thiện cuộc sống, từ đó,quay ngược trở lại, thúc đẩy các lĩnh vực khác của xã hội như giáo dục, y tế,
Trong vài năm gần đây, xu hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội nổi lênvới việc bắt đầu có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong công tác đào
Trang 8tạo nhân lực Điều này đã cho thấy xu hướng chuyển biến tích cực trong tư duygiáo dục, tuy nhiên nhìn ở tầm vĩ mô thì sự hợp tác này còn manh mún, các thôngtin về nhu cầu nguồn nhân lực quốc gia chưa được thu thập đầy đủ.
Mấu chốt của vấn đề là chúng ta phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽgiữa các chiến lược phát triển nhân lực với các chiến lược phát triển kinh tế Mốiquan hệ này thể hiện ở chỗ, các chiến lược phát triển kinh tế phải chỉ rất rõ về nhucầu nguồn nhân lực (số lượng, kỹ năng cụ thể), và đối với các cơ quan lập chiếnlược phát triển nhân lực phải coi đây là những thông tin đầu vào cơ bản để xâydựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực Và qua đây cũng đã nhắc tới tầmquan trọng của việc xây dựng chiến lược phát triển một cách dài hạn đối với nướcta
Quy hoạch phát triển kinh tế
Việc chuyển đổi cơ cấu, mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranhquan trọng nhất, bảo đảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Xây dựngmột môi trường kinh tế bền vững, mang lợi lợi ích to lớn không chỉ cho mỗi thànhphần kinh tế mà là toàn xã hội Một nền kinh tế có sự ổn định, người lao động sẽkhông bị nỗi lo thật nghiệp, được đáp ứng nhu cầu học tập và sáng tạo một cách cóđịnh hướng với bàn tay của Nhà nước, nguồn nhân lực sẽ phát huy tối đa hiệu quảlao động Sự quy hoạch phát triển sẽ được Chính phủ ban hành thông qua các luậtkinh tế, các chính sách phát triển Công-Nông-Thương-Dịch vụ, cân đối giữa đầu tưcho các ngành, giảm thiểu sự xô bồ, chạy theo phong trào, đổ xô vào những lợi íchtrước mắt mà quên mất lợi ích lâu dài, hao tổn tiền bạc của xã hội
5 Yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước và hội nhập quốc tế, từ bối cảnh trong nước, phát triển nguồn nhân lực đangđứng trước những yêu cầu:
Trang 9Thứ nhất, bảo đảm nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chocông nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trongChiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020: chuyển đổi mô hình tăng trưởng
từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; tăngcường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện táicấu trúc nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng và sức cạnhtranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế; tăng năng suất lao động, tiếtkiệm trong sử dụng mọi nguồn lực;…
Thứ hai, Việt Nam có lực lượng lao động lớn (khoảng 52.207.000người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi laođộng), một mặt, tạo cơ hội cho nền kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ, mặt khác,tạo sức ép lớn về giải quyết việc làm và đào tạo nghề nghiệp
Thứ ba, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của người lao động ngày càng caohơn cả về số lượng và chất lượng do mức thu nhập ngày càng cao, do chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, do quá trình đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ, do sự xuất hiện củanhững ngành, nghề mới,…
Thứ tư, sự phát triển nguồn nhân lực cần đáp ứng yêu cầu phát triển cânbằng hơn giữa các vùng miền, xuất phát từ yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, bảođảm an ninh, quốc phòng để phát triển đất nước
Từ bối cảnh quốc tế, phát triển nguồn nhân lực đang đứng trước nhữngyêu cầu:
Thứ nhất, Việt Nam phải có đủ nhân lực để có khả năng tham gia vàoquá trình vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyênquốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn
Thứ hai, nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạngnguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tưtài chính (do tác động và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới); có khả năng đề
Trang 10ra các giải pháp gia tăng cơ hội phát triển trong điều kiện thay đổi nhanh chóng củacác thế hệ công nghệ, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực.
Thứ ba, nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia laođộng ở nước ngoài do tình trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để pháthuy lợi thế của thời kỳ dân số vàng; đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộngđồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực
6 Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xuất phát từ nhận thức khách quan, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lê-nin: Dù ở thời đại nào, hay hình thái kinh tế - xã hội nào thì con người cũngluôn giữ vai trò quyết định, tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của lịch sử
-xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời tới nay luôn chăm lo phát triểnnguồn nhân lực, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêudân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Trước khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996), tạiĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua, một lần nữa Đảng ta khẳng định:
“phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi
và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đờisống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm
lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đại hội VIII của Đảngkhẳng định với tính chất là chiến lược thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng
Trang 11được chú trọng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp phát triển mang tínhcách mạng sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó không phải dobất kỳ lực lượng siêu nhiên nào mang lại mà là sự nghiệp của quảng đại quầnchúng với tư cách là nguồn lực quyết định Nguồn lực cơ bản, to lớn, quyết địnhnày phải có hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày một cao mới có thể đáp ứng được sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa to lớn này Đại hội VIII của Đảng khẳngđịnh: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con ngườiViệt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa”
Nhân lực lại càng là yếu tố số một, là nguồn cội, động lực chính tạo nênlực lượng sản xuất - nhân tố quyết định tốc độ và sự phát triển bền vững củaphương thức sản xuất mới ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế Vì thế, muốnđẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách bền vững không thểkhông chăm lo phát triển con người Cho thấy, Đảng ta xác định rất rõ rằng, conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
Phát triển trí tuệ của người Việt Nam được thể hiện qua các chiến lượcphát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Giáo dục đào tạo được xác định là “quốc sách”hàng đầu với nhiều hình thức đa dạng để mọi người được học, nhất là người nghèo,con em diện chính sách Ngành giáo dục đào tạo, nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhânlực từng bước khắc phục những yếu kém để chất lượng nguồn nhân lực ngày mộtnâng lên Cùng với đổi mới về nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại,ngành giáo dục và đào tạo đã tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quankhoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên của người học Bên cạnh đó việc chăm locho con người về thể chất cũng được quan tâm và xác định là trách nhiệm của toàn
Trang 12xã hội, đồng thời chỉ đạo các ngành y tế, thể dục, thể thao, dân số và kế hoạch hóagia đình làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Từ sau Đại hội VIII, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếpđến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Nghị quyết Trungương 2 khóa VIII (12-1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạotrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã thể hiện
rõ quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực Nghị quyết nêu: “Lấy việcphát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bềnvững” Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là xây dựng những thế hệ con ngườithiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nghị quyết xácđịnh: Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu; Giáo dục, đào tạo là sự nghiệp củatoàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; Phát triển giáo dục, đào tạo gắn với nhucầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa họ - công nghệ và củng cố quốcphòng, an ninh; Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo; Giữ vai trònòng cốt của nhà trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đàotạo, trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý Phát triển nguồn lực con người mộtcách toàn diện về cả trí tuệ, sức khỏe, đạo đức, thái độ…; Phát triển nguồn nhân lựcphải là sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội bằng nhiềubiện pháp, trong đó giáo dục và đào tạo là then chốt; Mọi kế hoạch xây dựng, pháttriển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với kếhoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui vàhạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng Việt Nam, cho xây dựng
và phát triển nguồn nhân lực nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng
Những quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã
Trang 13nhanh chóng được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, kếhoạch hằng năm và kế hoạch 5 năm nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực.
Đại hội IX (2001) của Đảng nêu rõ nhận thức “đáp ứng yêu cầu về conngười và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa”, đồng thời khẳng định phương hướng: “Tiếp tục đổi mới,tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học vàcông nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển khai thựchiện chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ tiêntiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức” Phương hướng này đã được cụthể hóa bằng một hệ thống giải pháp khả thi đi vào công cuộc đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chăm lo phát triển nguồn lực con người là một định hướng lớn trongchiến lược phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đại hội X thểhiện rõ quyết tâm phấn đấu để giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệthực sự là quốc sách hàng đầu Tập trung đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo,chấn hưng giáo dục Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao Cácgiải pháp thực thi được tập trung hơn khá cụ thể: Quản lý quá trình phát triển dân
số và nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội; đổi mớiphương thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực gắn vớitạo việc làm, tạo việc làm tại chỗ thông qua phát triển sản xuất, tập trung vào cácsản phẩm có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu
Đại hội XI (2011) kế thừa và phát triển quan điểm phát triển nguồnnhân lực từ các đại hội trước, đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Để đạt được mục tiêu
đó Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó “Phát triển nhanh nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được khẳng định là khâu đột phá