1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý nguồn nhân lực vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh hà nam

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Trong Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Tỉnh Hà Nam
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nam
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 432,61 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ NGUỒN NHÂN LỰCĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TỈNH HÀ NAM... Tính cấp thiết của đề tài tiêu luận Nâng cao chất lượ

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

ĐỀ TÀI:

VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA TỈNH HÀ NAM

Trang 2

MỤC LỤC:

1 Tính cấp thiết của đề tài tiểu luận

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5 Kết cấu của tiểu luận

CHƯƠNG 1: Lý thuyết chung và cơ sở lý luận phát huy vai trò nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa

1.1 Khái niệm CNH-HĐH

1.2 Cơ sở lý luận của việc phát huy vai trò nguồn nhân lực

1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến NNL tỉnh Hà Nam

CHƯƠNG 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam

3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng NNL ở tỉnh Hà Nam

3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng NNL ở tỉnh

Hà Nam

KẾT LUẬN

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài tiêu luận

Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nuồn nhân lực là mộttrong những trọng điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản,

là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội của Đảng,Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng khi chuyển sang giaiđoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, toàncầu hóa về kinh tế Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người làvốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất củachế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớncủa con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá”

2 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài

Mục đích: Vận dụng cơ sở lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực,các số liệu và tài liệu thực tế về thực trạng nguồn nhân lực và các chính sáchphát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2014 Từ đó xác địnhphương hướng và đề xuất một số chính sách phát triển nguồn nhân lực củatỉnh đến năm 2020

Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về phát triểnnguồn nhân lực và các nhóm chính sách phát triển nguồn nhân lực Đánh giákhái quát thực trạng nguồn nhân lực và các chính sách phát triển nguồn nhânlực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2014 Xác định phương hướng và đề xuấtmột số chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4 - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nguồn nhân lực

Trang 4

5 à cácchính sách phát triển nguồn nhân lực.

6 - Phạm vi nghiên cứu:

7 + Về không gian: được giới hạn trong tỉnh Hà Nam

8 + Về thời gian: giai đoạn 2010 - 2014, và định hướng đến năm2020

9 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng các phương pháp chủ yếu như phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê, Dựa vào số liệu, tài liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam, CụcThống kê tỉnh Hà Nam và số liệu của các Phòng, Ban liên quan của Ủy ban

Nhân dân tỉnh Hà Nam, đề tài tổng hợp, xử lý phân tích để đánh giá chínhsách phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo tính khách quan và thực tiễncho các nhận xét, đánh giá Ngoài ra, tiểu luận cũng kế thừa các kết quả

nghiên

cứu của các Bộ, ngành và các công trình đã công bố liên quan đến tiểu luận

10 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở dầu, kết luận, danh mục các tài liêu tham khảo, nội dung của tiểu luận được trình bày trong 3 chương:

2- Chương 1: Lý thuyết chung và cơ sở lý luận phát huy vai trò nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa

3- Chương 2: : Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong công

nghiệp hóa-hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam

4- Chương 3: : Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam

Trang 5

CHƯƠNG 1: Lý thuyết chung và cơ sở lý luận phát huy vai trò nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa

1.1 Khái niệm:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàndiện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao độngthủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với côngnghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất laođộng xã hội cao Công nghiệp hóa hiện dại hóa là một quá trình bao trùm tất

cả các ngành, tất cả các lĩnh vực hoạt dộng, hướng vào thúc đẩy hình thành cơcấu kinh tế hợp lý, cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực và lợi thế của đấtnước Đây vừa là quá trình kinh tế - kỹ thuật, vừa là quá trình kinh tế - xã hội

Do vậy nhìn theo chiều sâu của sự phát triển kinh tế xã hội, đó là sự phát triểncon người và nguồn lực con người là nội dung cốt lõi Công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước phải được thực hiện hướng vào các giá trị hiện đại, văn minhchung của nhân loại, bảo đảm các điều kiện phát triển bền vững, hài hòa cả vềthiên nhiên và con người

1.2 Cơ sở lý luận của việc phát huy vai trò nguồn nhân lực

1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Về cơ bản, nhân lực được định nghĩa là nguồn lực xuất phát từ trongchính bản thân của từng cá nhân con người Nhân lực bao gồm thể lực và trílực Nguồn lực này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể bênngoài của con người Cho đến một ngày, nguồn lực này đủ lớn, đáp ứng cácđiều kiện để con người có thể tham gia vào lao động, sản xuất Chính vì điều

đó, nhân lực tạo ra sự khác biệt so với các nguồn lực khác trong doanh nghiệp(nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, máy móc ) Nguồn nhân lực của một tổchức/ doanh nghiệp là tập hợp tất cả các cá nhân tham gia vào bất kỳ hoạtđộng nào nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp, tổ chức đó

Trang 6

đặt ra Bất kỳ doanh nghiệp/ tổ chức nào cũng được hình thành dựa trên cácthành viên (nguồn nhân lực) Nhìn theo hướng trìu tượng thì nguồn nhân lựcđược hiểu là tổng thể sức lao động của xã hội trong 1 thời kỳ nhất định Vàonhững năm 70 của thế kỷ XX, trong nghiên cứu và quản lý, thuật ngữ “nguồnlao động” được sử dụng rộng rãi Nhưng hiện nay, trên thế giới thuật ngữ

“nguồn nhân lực” trở thành thuật ngữ chung, phổ biến với ý nghĩa là nguồnlực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trongquá trình phát triển Hiểu cụ thể hơn thì nguồn nhân lực xã hội là tổng thể tiềmnăng lao động có khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vậtchất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai

1.2.2 Phân loại:

Tùy theo từng quan điểm và khía cạnh nghiên cứu khác nhau, nguồnnhân lực cũng được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau Căn cứ vàonguồn gốc hình thành nguồn nhân lực được chia ra thành 3 loại:

5- Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động và đang có khả năng laođộng Việc quy định giới hạn độ tuổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hộicủa từng nước khác nhau Trong từng thời kỳ lại có sự thay đổi, điều chỉnhcho phù hợp Ở nước ta quy định giới hạn độ tuổi lao động từ 18 đến 60 (đốivới nữ) và từ 18 đến 65 ( đối với nam)

6- Nguồn lực tham gia hoạt động kinh tế hay còn gọi là dân số hoạtđộng kinh tế Đây là những người có công ăn việc làm và đang hoạt độngtrong nền kinh tế quốc dân

7- Nguồn nhân lực dự trữ: Nguồn nhân lực này bao gồm nhữngngười trong độ tuổi lao động, nhưng vì lý do khác nhau nên chưa tham giahoạt động kinh tế, song khi cần có thể huy động được cụ thể là:

+ Những người làm công việc nội trợ trong gia đình, đây là nguồn nhânlực đáng kể và đại bộ phạn là lao động nữ

Trang 7

+ Những người tốt nghiệp các trường phổ thông trung học và chuyênnghiệp song chưa có việc làm, là nguồn nhân lực dự trữ rất quan trọng và cóchất lượng nếu tiếp tục được đào tạo.

+ Những người vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về Họ đã đượcrèn luyện về sức khỏe, ý chí, đạo đức cách mạng Vì vậy đây là nguồn nhânlực tốt khi được sắp xếp công việc phù hợp

1.2.3 Vai trò của nguồn nhân lực:

Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tùy thuộc vào việc quốc gia đó

sử dụng như thế nào đối với các nguồn lực: nhân lực, tài lực và vật lực Trong

đó, nguồn nhân lực đóng một vai trò quyết định, then chốt trong việc pháttriển kinh tế xã hội Bởi vì con người là chủ thể đích thực, sáng tạo ra lịch sử,

là trọng tâm của sự phát triển kinh tế xã hội Lịch sử phát triển xã hội loàingười đã chứng minh cho luận điểm trên Qúa trình này trải qua ba giai đoạn:

“Giai đoạn kinh tế sức lao động, giai đoạn kinh tế tài nguyên thiên nhiên vàgiai đoạn kinh tế tri thức” Trong đó tri thức là nguồn tài nguyên vô hìnhnhưng có vai trò quan trọng nhất Năng suất lao động không ngừng tăng lênqua từng giai đoạn phát triển kinh tế Năng suất lao động tăng là do con ngườiluôn luôn sáng tạo, mà nguồn nhân lực đầu tiên của sáng tạo là chính là trithức Từ khi có lịch sử loài người đến nay, kinh tế luôn đi cùng với tri thức

Do đó phát triển kinh tế xã hội phải trang bị tri thức cho người lao động, haynói cách khác là phát triển nguồn nhân lực với những quan điểm sau:

8- Đặt con người ở vị trí trọng tâm trong chiến lược kinh tế xã hội,mọi chính sách, mọi giải pháp nhằm giải phóng lực lượng sản xuất và sử dụng

có hiệu quả cao nhất nguồn nhân lực nhằm phát huy tiềm năng của nguồnnhân lực

Trang 8

9- Nhân tố con người phải được phát triển toàn diện về thể chất, tinhthần, văn hóa nhằm có được con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng

về thể chất, phong phú về tinh thần, đạo đức trong sáng, tác phong côngnghiệp Để phát triển con người tạo ra sức sáng tạo mạnh mẽ, sức sản xuấtđược giải phóng Tạo ra hiệu quả kinh tế cao, sự phát triển lành mạnh và bềnvững

10- Phát huy nguồn nhân lực bằng cách tạo mọi điều kiện để ngườilao động làm việc và cống hiến cho xã hội nhiều hơn Muốn như vậy phải pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, thúc đẩynhanh quá trình phân công lao động trong phạm vi từng doanh nghiệp đến khuvực và toàn cầu Giải phóng mọi tiềm năng vốn, kỹ thuật và công nghệ

11- Nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ,sức sáng tạo của người lao động theo hướng phát triển của nền kinh tế tri thức.Nâng cao sức sản xuất, sức sáng tạo của con người, tôn trọng quyền tự do laođộng và tính chủ động tự rèn luyện và tự đào tạo của người lao động Tôn vinh

và chú trọng người tài là nhân tố phát triển nhanh và bền vững

12- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục và đào tạo, cácchương trình đào tạo, các ngành nghề đàotạo phù hợp và đáp ứng đủ yêu cầucho sự phát triển trước mắt và lâu dài, phối hợp với các ngành hữu quan, đảmbảo sự ổn định giữa chương trình, mục tiêu và cơ cấu ngành nghề theo yêu cầucủa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam

2.1 Sự cần thiết khách quan và những yêu cầu phát triển NNL tỉnh HàNam

Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nuồn nhân lực là mộttrong những trọng điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản,

Trang 9

là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội của Đảng,Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng khi chuyển sang giaiđoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, toàncầu hóa về kinh tế Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người làvốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất củachế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớncủa con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá” Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Nam của vùng Đồngbằng Sông Hồng, là tỉnh có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hiến và cáchmạng, cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội Từ ngày tái lập tỉnh (năm 1997)đến nay, Đảng bộ các cấp và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng phấnđấu vươn lên, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, nên nền kinh tế - xã hộicủa tỉnh có nhiều khởi sắc Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức khá trong thờigian dài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng theo hướng hiện đại Cơ sởvật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp rõ rệt.Cuộcsống của người dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.Các hoạt độnggiáo dục, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác đều có bước tiến bộ Quốcphòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, ổnđịnh Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tậndụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi của tỉnh Hà Nam trong hoàn cảnhmới, đòi hỏi tỉnh phải có hệ thống cơ chế chính sách hoàn thiện và phù hợpvới những điều kiện và vị thế kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng đồng bằngsông Hồng và cả nước Chiến lược phát triển nguồn nhân lực là những nhiệm

vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh giai đoạn 2011-2020 Đồng thời phát triển nguồn nhân lực còn vì lợi íchthiết thân của chính bản thân mỗi người lao động trong việc nâng cao trình độ,

Trang 10

kỹ năng tay nghề, năng lực xã hội và sự nghiệp phát triển con người của mỗi

cá nhân và cộng đồng

II.2 Thực trạng phát triển NNL tỉnh Hà Nam:

Dân số Hà Nam trên 80 vạn người, với mật độ dân số là 913 người/

km2, số người trong độ tuổi lao động chiếm 55% dân số, hàng năm có khoảng13÷14,5 ngàn người đến tuổi lao động Dân số trong vùng bán kính 30kmkhoảng 2 triệu người và số người trong độ tuổi lao động khoảng 1,1 triệungười Lực lượng lao động của Hà Nam trẻ, có trình độ văn hoá từ trung học

cơ sở trở lên, trong đó: đa số là trình độ bậc trung học phổ thông Lực lượngkhoa học - kỹ thuật dồi dào với khoảng 12.000 người có trình độ Cao đẳng,Đại học và trên Đại học (chiếm 3% lực lượng lao động) Tỷ lệ lao động quađào tạo chiếm trên 50%

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có các trường đại học, cao đẳng vànhiều cơ sở đào tạo nghề với nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau Đặc biệt KhuĐại học Nam Cao của tỉnh với diện tích 754ha đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt, một số trường đại học có thương hiệu đang và sẽ đào tạo, cung cấp

phần lớn lao động có trình độ cao cho các doanh nghiệp (Trường đại học

Công nghiệp Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Tài nguyên và Môitrường Hà Nội, Đại Học Thương mại, Đại học Sư phạm I Hà Nội, Cao đẳng

Kỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng nghề Hà Nam,…) Ngoài ra, Hà Nam

giáp với thủ đô Hà Nội là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn, nên rất thuận

Trang 11

lợi trong việc cung cấp, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho cácdoanh nghiệp.

2.2.1 Khả năng cung lao động:

- Đến năm 2015 dân số của tỉnh có khoảng 825.700 người, đến năm

2.2.2 Nhu cầu lao động:

a) Nhu cầu lao động của toàn tỉnh:

- Đến năm 2015: Nhu cầu lao động toàn tỉnh là 492.888 người

- Đến năm 2020: Nhu cầu lao động toàn tỉnh là 545.326 người.b) Nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế cấp I của tỉnh:

Trang 12

nghiệp, thuỷ sản

c) Nhu cầu lao động trong các ngành cấp II của tỉnh:

- Nhu cầu lao động trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâmnghiệp, thuỷ sản:

3 Công nghiệp sản xuất, phân phối

1 Thương nghiệp, sửa chữa xe có

động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và

Trang 13

6 Hoạt động liên quan đến kinh doanh

tài sản và dịch vụ tư vấn

7 Quản lý nhà nước, quốc phòng an

ninh, đảm bảo xã hội bắt buộc, các hoạt động

Đảng, đoàn thể và hiệp hội

2.2.3 Nhu cầu lao động qua đào tạo:

a) Trình độ đào tạo của lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60: Đến năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao độngqua đào tạo nghề là 45%; đến năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 70%,

tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là từ 55% trở lên

Căn cứ vào mục tiêu đã nêu trên, trong giai đoạn 2011 - 2020, trình

độ đào tạo của lực lượng lao động như sau:

- Đến năm 2015: Có 239.733 lao động qua đào tạo, trong đó quađào tạo nghề là 196.145 người

- Đến năm 2020: Có 336.193 lao động qua đào tạo, trong đó quađào tạo nghề là 279.057 người

b) Nhu cầu lao động cần đào tạo và kế hoạch đào tạo của tỉnh:

Trong giai đoạn 2011 - 2020 khả năng đào tạo tại các cơ sở của tỉnhquản lý là 339.210 lượt người Trong đó: Giai đoạn 2011 - 2015: 137.510 lượtngười; giai đoạn 2016 - 2020: 201.700 lượt người

c) Nhu cầu lao động đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nhânlực:

Trang 14

Trong giai đoạn 2011 - 2020, dự kiến nhu cầu lao động đào tạo lại,bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nhân lực là 30.413 lượt người Trongđó: Giai đoạn 2011 - 2015: 12.113 lượt người; giai đoạn 2016 - 2020: 18.300lượt người.

*) Nhóm nguồn nhân lực đặc biệt:

- Nhóm cán bộ công chức: Đến năm 2015 toàn tỉnh có 3.890 người,đến năm 2020 có khoảng 3.945 người

- Lực lượng viên chức toàn tỉnh đến năm 2015 có khoảng 13.200người; đến năm 2020 có khoảng 13.250 người

- Lực lượng cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã đến năm

2015 có khoảng 5.500 người; đến năm 2020 có khoảng 5.700 người

Việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức được tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng theotiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Nhân lực khu vực sự nghiệp của một số ngành, lĩnh vực:

+ Ngành giáo dục và đào tạo:

Đến năm 2015 tổng số lao động làm việc là 10.700 người, năm 2020

là 10.896 người Tỷ lệ lao động qua đào tạo duy trì ở mức 100%

Thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong quá trình tuyểndụng và sử dụng các giáo viên, giảng viên và các viên chức khác nhằm tạo sựcạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo Tổ chức cácchương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho độingũ nhà giáo

+ Ngành y tế:

Đến năm 2015 tổng số lao động làm việc là 3.836 người, năm 2020

là 3.946 người Tỷ lệ lao động qua đào tạo duy trì ở mức 97,8%

Trang 15

Trong giai đoạn tới tiếp tục tăng cường cử cán bộ đi đào tạo: Tiến

sỹ, Chuyên khoa cấp II, Thạc sỹ, chuyên khoa cấp I, Bác sỹ, dược sỹ chuyên

tu, cử nhân điều dưỡng, cao đẳng điều dưỡng

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh HàNam

Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như hiện nay,tỉnh Hà Nam để phát triển nguồn nhân lực cần thích nghi, hội tụ và sử dụngnhững nhân tố như môi trường bên người, môi trường bên trong, đặc biệt làyếu tố kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, truyềnthống lịch sử và giá trị văn hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

2.3.1 Yếu tố kinh tế xã hội

- Hệ thống chính trị, pháp luật và các chính sách xã hội cũng là mộttrong những nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực, đến thị trường sức laođộng Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, pháthuy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinhtế-xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảocông bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăngtrưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đờisống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với việc chăm lo lợi íchlâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội Nghiên cứu về pháttriển nguồn nhân lực không thể không nghiên cứu đến đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của nhà nước như Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, LuậtLao động, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách, cơ chế quản lýkinh tế, xã hội

Trang 16

- Thực tiễn phát triển lực lượng sản xuất hiện đại cho thấy, sức sống

và trình độ phát triển lực lượng sản xuất hiện đại đều bắt nguồn từ trình độ xãhội hóa, tạo ra mối quan hệ giữa các nguồn lực xã hội với các nhu cầu xã hội,bởi, khi sản xuất và tiêu dùng ngày càng có tính chất xã hội thì sẽ đánh thứcmọi tiềm năng về vật chất và trí tuệ của xã hội vào phát triển kinh tế thịtrường Mức độ khai thác các tiềm năng vật chất của xã hội thể hiện rõ ở quy

mô phát triển của lực lượng sản xuất, còn mức độ huy động và sử dụng tốt cáctiềm năng trí tuệ của xã hội lại là chỉ số về chất lượng và trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất hiện đại

- Và trong nền kinh tế thị trường, mặc dù người lao động có nhiều

cơ hội lựa chọn việc làm theo khả năng của mình, song họ cũng phải đối mặtvới nhiều thách thức, thậm chí là thất nghiệp, bởi xét đến cùng sự ổn định vềviệc làm chỉ mang tính tương đối, do vậy, người lao động cần phải được đàotạo, tái đào tạo để có được trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề giỏi hơn, cósức khỏe và tác phong làm việc tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa thị trường lao động, vì vậy, quy luật giá trị đặt ra yêu cầu tiên quyết là vấn

đề chất lượng lao động Còn đối với quy luật cạnh tranh, thì đó là động lực củamọi sự phát triển Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhấtbảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh Trong nềnkinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò to lớn, nó thúc đẩy người lao độngphải thường xuyên trao dồi kiến thức để thích ứng với công nghệ mới, phươngthức quản lý mới Còn đối với quy luật cung-cầu, thì đó là mối quan hệ giữangười bán và người mua, là quan hệ không thể thiếu được trong nền kinh tế thịtrường Quan hệ cung-cầu trên thị trường sức lao động là một cân bằng động

Do vậy, khi nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cần phải chú ý đến tính cânbằng giữa cung và cầu lao động, bởi đây là nhân tố rất quan trọng giúp choviệc hoạch định các chính sách trở nên thiết thực và có hiệu quả hơn

Ngày đăng: 01/03/2024, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w