1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý nguồn nhân lực vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở tỉnh thanh hóa

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Trong Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa Ở Tỉnh Thanh Hóa
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Thể loại tiểu luận
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 56 KB

Nội dung

Vì vậy chiến lược phát triểnnguồn nhân lực phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hộilà chiến lược của mọi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.T

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI

TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG

NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH THANH HÓA

Trang 2

MỤC LỤC:

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài tiểu luận

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực

1.1.3 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

1.2 Cơ sở lý luận của việc phát huy nguồn nhân lực

1.2.1 Đặc điểm CNH-HĐH

1.2.2 Phân loại nguồn nhân lực

1.2.3 Vai trò phát huy nguồn nhân lực trong CNH-HĐH

1.2.4 Nội dung phát huy nguồn nhân lực

1.3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực

CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong CNH-HĐH ở tỉnh Thanh Hóa

1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa

Trang 3

1.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô nguồn nhân lực của tỉnh

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Thanh

Hóa

1.2 Sự cần thiết khách quan và những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tỉnh

Thanh Hóa

1.2.1 Sự cần thiết khách quan

1.2.2 Những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa

1.3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa

1.3.1 Thực trạng trình độ chuyên môn kĩ thuật:

1.3.2 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực:

1.3.3 Vốn:

1.3.4 Những hạn chế và nguyên nhân

CHƯƠNG 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa

3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Thanh Hóa

3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnhThanh Hóa

KẾT LUẬN

Trang 4

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài tiểu luận.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước,từng bước hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp yếunhằm đáp ứng sự nghiêp CNH-HĐH ở Việt Nam Nguồn nhân lực chất lượng cao

là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế Khi nghiên cứu lý thuyếtcủa sự phát triển, một trong những vấn đề cơ bản nhất trong cấu trúc của nó là pháttriển nguồn nhân lực Thực chất của phát triển nguồn nhân lực là phát triển conngười mà con người lại là trọng tâm của sự phát triển Vì vậy chiến lược phát triểnnguồn nhân lực phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội

là chiến lược của mọi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

Thanh Hóa là một tỉnh đông dân, nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng laođộng còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH của tỉnh so với cả nước ThanhHóa vẫn là một tỉnh nghèo, chậm phát triển, tài nguyên thiên nhiên tuy đa dạngnhưng không nhiều và khó khai thác, thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu do

đó phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao vai trò của nguồn nhân lực trong pháttriển kinh tế xã hội là rất quan trọng

Trong Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV( 2011) đã

ra phương hướng chung Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ pháttriển, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực, phát huy nội lựckhai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển đặc biệt là nguồn nhân lực Ưu tiêncác ngành, các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởngtiếp tuc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đảm bảo tăng trưởngkinh tế với tốc độ cao và bền vững

Căn cứ vào phương hướng nêu trên tỉnh Thanh Hóa phải lấy việc phát huy nguồnlực, con người làm yếu tố căn bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

Trang 5

Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “ Vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệphóa hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

- Phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân về chất lượng nguồn nhân lực và vấn

đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Thanh Hoá

- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Thanh Hoá

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực trên góc độ

kinh tế chính trị

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa

Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến nay

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

- Tiểu luận được triển khai nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về con

Trang 6

người, nguồn nhân lực, về CNH-HĐH và hội nhập quốc tế; đồng thời có tham khảocác công trình có liên quan đến đề tài đã được công bố.

- Nghiên cứu, phân tích các báo cáo và tư liệu thực tế về nguồn nhân lực của sở Lao động, Thương binh-Xã hội, của sở Kế hoạch Đầu tư, của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa

- Trong quá trình thực hiện, tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu…

5 Ý nghĩa thực tiễn

5.1 Ý nghĩa lý luận

Tiểu luận góp phần làm rõ hơn lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chấtlượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cấp tỉnh, bổ sung thêmnhững cơ sở khoa hoc cho việc thực hiện phương hướng và giải pháp phát triểnnguồn nhân lực ở đia phương và ở nước ta hiện nay

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài mục lục, mở đầu, và kết luận, nội dung của tiểu luận gồm 3 chương như sau:Chương 1: Cơ sở lý luận phát huy vai trò nguồn nhân lực trong CNH-HĐH

Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong CNH-HĐH ở tỉnh ThanhHóa

Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực tỉnhThanh Hóa

Trang 7

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận phát huy vai trò nguồn nhân lực trong CNH-HĐH 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm CNH-HĐH

Theo nghĩa hẹp, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tếtrong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo.theo nghĩa rộng, công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nôngnghiệp( hay tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệpsang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, hiện đại hóa là quá trình chuyển biến từ tínhchất truyền thống cũ sang trình độ tiên tiến, hiện đại Về ý nghĩa kinh tế, hiện đạihóa đc giải thích là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống sang xãhội hiện đại, bắt đầu từ thế kỷ XVII đến nay và vẫn còn chưa kết thúc Có ngườichia quá trình hiện đại hóa thành hai giai đoạn: hiện đại hóa lần thứ nhất tương ứngvới thời kỳ công nghiệp hóa cổ điển và hiện đại hóa lần thứ hai tương ứng với thời

kỳ tri thức hóa

Công nghiệp hóa ở nước ta có những đặc điểm là công nghiệp hóa gắn kết với hiệnđại hóa trong suốt các giai đoạn phát triển, vừa mang tính chất công nghiệp hóa nềnkinh tế-xã hội, vừa có tính chất hiện đại hóa về công nghệ ở mức tương ứng CNH-HĐH định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công bằng xã hội, cân đối giữa pháttriển kinh tế bền vững, ngoài chính sách xã hội còn quan tâm bảo vệ và cải thiệnmôi trường Trong thực hiện CNH-HĐH coi giáo dục đào tạo và khoa học côngnghệ là nền tảng và động lực của sư phát triển; coi CNH-HĐH trong lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn, nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển

1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực

Trang 8

(2)Nhân lực là nguồn lực về con người Theo giáo trình kinh tế phát triển củatrường đại học kinh tế quốc dân: "Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độtuổi theo quy định của luật pháp đang có việc làm và chưa có việc làm nhưng cókhả năng tham gia lao động", biểu hiện trên hai mặt:

- Số lượng: Là tổng số những người trong độ tuổi lao động( theo bộ luật lao độngnam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi )

- Chất lượng: Là trình độ chuyên môn và sức khoẻ của người lao động, chất lượngnguồn nhân lực không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế, mà còn phản ánhtrình độ phát triển về mặt xã hội.Trong nghị quyết đại hội X nêu rõ cần thiết phải:

"Phát triển mạnh nguồn lực con người việt nam với yêu cầu ngày càng cao nhằmđảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước"

Có thể hiểu nguồn nhân lực theo những cách khác nhau nhưng chung nhất nguồnnhân lực đc hiểu là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức,phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hôi… tạo nên năng lực của con người, củacộng đồng người có thể sử dụng phát huy trong quá trình phát triển kinh tế-xã hộicủa đất nước và trong những hoạt động xã hội

1.1.3 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

(1)Tổ chức giáo dục- khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc quan niệm, phát triểnnguồn nhân lực được đặc trưng bởi toàn bộ sự lành nghề của dân cư trong mối quan

hệ với sự phát triển của đất nước

Tổ chức Lao động quốc tế coi phát triển nguồn nhân lực bao hàm một phạm vi rộngchứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung

Trang 9

Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng Phát triển nguồn nhân lực là quá trìnhbiến đổi, nâng cao về số lượng và chất lượng trên các mặt thể lực , trí lưc, kỹ năng,kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấunguồn nhân lực.

Tóm lại, Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể cơ chế, chính sách, biên pháp nhằmhoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội và điều chỉnh hợp lý về sốlượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sựphát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn phát triển

1.2 Cơ sở lý luận của việc phát huy nguồn nhân lực

1.2.1 Đặc điểm CNH-HĐH

Do những biến đổi nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, côngnghiệp hóa ở nước ta nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng có những đặc điểm chủyếu sau đây:

- Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa

- Công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội

- CNH-HĐH trong điều kiện thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Nhà nước

vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa nhưng côngnghiệp hóa không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vậndụng các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường

- CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế vì thế

mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đấtnước ta, mở cửa đầu tư phát triển thương mại xuất nhập khẩu

1.2.2 Phân loại nguồn nhân lực

a) Nguồn nhân lực sẵn có:

Trang 10

Là bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động(không kể đến những người trên độ tuổi lao động mà vẫn tham gia hoạt động kinh

tế, hay những người khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh )

b) Nguồn nhân lực dự trữ:

Chênh lệch giữa nguồn lực sẵn có trong dân cư và nguồn nhân lực tham gia hoạtđộng kinh tế là nguồn nhân lực dự trữ

1.2.3 Vai trò phát huy nguồn nhân lực trong CNH-HĐH

Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn

đề quan trọng bậc nhất trong “ kết cấu hạ tầng xã hội, kinh tế” tức là một trongnhững tiền đề cơ bản để phát triển xã hội, đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp CNH-HĐH vì:

Trước hết các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…tự nóchỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, chịu sự tác động của con người Nếu con ngườibiết sử dụng, khai thác chúng thì những nguồn lực này mới phát huy được tác dụng,phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người, tham gia tích cực vào quá trình côngnghiệp hóa Vì thế trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động làyếu tố quan trọng nhất Hơn nữa, các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệtkhi khai thác

Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực vô tận, conngười đã từng bước làm chủ tự nhiên, khám phá ra những tài nguyên mới và sángtạo ra những tài nguyên vốn không có sẵn trong tự nhiên, tạo ra những hệ thốngcông cụ sản xuất mới Điều đó nói lên trình độ vô tận của con người, của sức mạnhnguồn nhân lực Ngoài ra, kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước

ta cho thấy sư thành công của công nghiệp hóa phụ thuôc chủ yếu vào việc hoạch

Trang 11

định đường lối chính sách cũng như tổ chức thực hiện, tức là phụ thuộc vào nănglực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, của nguồn nhân lực.

Nói tóm lại, yếu tố con người là yếu tố tiên quyết định sự thành bại của quá trìnhcông nghiệp hóa, đồng thời đó cũng là muc tiêu hướng tới của quá trình này Đểthực hiện hiệu quả công nghiệp hóa đất nước, chúng ta phải lấy việc phát huynguồn lực con người Việt Nam đặc biệt là con người hiện đại làm yếu tố cơ bảncho việc phát triển nhanh, bền vững Nguồn nhân lực ở vai trò chủ thể tham gia vàoquá trình CNH-HĐH không chỉ cần sự cần cù, trung thành, nhiệt tình quyết tâm màđiều quan trọng hơn là có trí tuệ khoa học, ý chí chiến thắng cái nghèo nàn lạc hậu,tính năng động luôn thích ứng với hoàn cảnh, ý thức kỷ luật…

1.2.4 Nội dung phát huy nguồn nhân lực

Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta sau những năm Đổi mới cónhiều bước phát triển, cụ thể đã được thể hiện bằng nhiều chủ chương, chính sách.Những quan điểm này được nêu ra trong Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hànhTrung ương khóa VII, được phát triển và bổ sung qua các Đại hội VIII, IX, X, XIcủa Đảng Trong đó, quan điểm thứ ba, đó là phát huy nguồn lực con người là yếu

tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

Như vậy, thông qua đó, ta không chỉ thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực,

là điều kiện cơ bản đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội Chính vì thế, cácnguồn lực đầu tư cho sự phát triển nguồn nhân lực được đẩy mạnh và đã tăng lêntheo số lượng và cả chất lượng

Người lao động có trình độ cao tăng lên, sản xuất những sản phẩm hàm chứa nhiềunội dung tri thức, tăng năng suất lao động, cải thiện kinh tế, đời sống vật chất vàtinh thần Muốn đạt được điều ấy, cần phải có những điều kiện tiên đề, thuận lợinhất là trong thời kỳ mà Đảng ta đã xác định “Năm 2020, về căn bản nước ra trở

Trang 12

thành một nước công nghiệp” Để đạt được mục tiêu ấy, và ngay tại thời đại CNHHĐH hiện nay của đất nước ta đòi hỏi phải có sự cân đối về số lượng, cơ cấu giữacác ngành cụ thể và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoahọc và công nghệ tiên tiến thế giới và khả năng sáng tạo công nghệ mới Đảng vàNhà nước ta đã xác định rõ sự nghiệp CNH - HĐH là của toàn dân, của mọi thànhphần kinh tế, trong đó, lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lýcũng như đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng

Chỉ với những điều trên, việc phát huy nguồn nhân lực là hết sức quan trọng Tuynhiên, cũng cần phải nhắc tới những yếu tố tiên quyết, tác động đến sự phát triểncủa nguồn nhân lực

1.3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực

 Đường lối CNH- HĐH của Đảng

Điều này đã được thể hiện qua nhiều văn bản, luận cương chính trị của Đảng- BộChính trị, cụ thể: Tùy vào chủ chương chính sách của Đảng vào từng giai đoạn thời

kỳ lịch sử thì có những hướng đi phát triển nguồn nhân lực riêng

- Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ: Cùng với khoahọc, công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy.Như vậy, giáo dục là một dạng đầu tư cho sự phát triển vì nó là động lực thúc đẩykinh tế phát triển.Sự nghiệp giáo dục đào tạo có tính xã hội hóa cao Nền giáo dục

và đào tạo tốt sẽ cho chúng ta nguồn nhân lực với đủ sức mạnh đáp ứng yêu cầutrước mắt và lâu dài Do vậy sự nghiệp giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng,toàn dân, đồng thời phải tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ của các nước trên thế giớithông qua việc hợp tác giáo dục

- Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã quán triệt một trong những quan điểm về côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ

Trang 13

bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Động viên toàn dân cần kiệm xây dựngđất nước, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển Tăng trưởng kinh tế gắnvới cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội, bảo vệ môi trường.”

- Tiếp theo đến đại hội thứ IX đảng ta đã xác định: Phát triển giáo dục và đào tạo làmột trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - Yếu tố cơ bản để phát triển xãhội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệthống quản lý giáo dục; thực hiện " chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, thực hiện

" giáo dục cho mọi người ", " cả nước trở thành một xã hội học tập " Thực hiệnphương châm " học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhàtrường gắn với xã hội.”

- Đại hội X xác định: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu,chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản

lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp lý

để tạo được chuyên biên cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cậnvới trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; Xây dựng nền giáo dục của dân, dodân và vì dân Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo; từng bước xâydựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước

 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội

Không thể phủ nhận việc gắn liền đào tạo phải đi đôi cùng với sự phát triển củathời đại, cũng giống như việc “Học đi đôi với hành” vậy Một môi trường kinh tế

xã hội tốt, ổn định, mang đến cho người lao động nói riêng, hay nguồn nhân lực nói

Trang 14

chung sự phát triển Nguồn nhân lực trình độ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vàosản xuất và đời sống, tăng năng suất lao động, cải thiện cuộc sống, từ đó quayngược trở lại thúc đẩy các lĩnh vực khác của xã hội như giáo dục, y tế

Trong vài năm gần đây, xu hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội nổi lên với việc bắtđầu có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong công tác đào tạo nhânlực Điều này đã cho thấy xu hướng chuyển biến tích cực trong tư duy giáo dục, tuynhiên nhìn ở tầm vĩ mô thì sự hợp tác này còn manh mún, các thông tin về nhu cầunguồn nhân lực quốc gia chưa được thu thập đầy đủ

Mấu chốt của vấn đề là chúng ta phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa cácchiến lược phát triển nhân lực với các chiến lược phát triển kinh tế Mối quan hệnày thể hiện ở chỗ, các chiến lược phát triển kinh tế phải chỉ rất rõ về nhu cầunguồn nhân lực (số lượng, kỹ năng cụ thể), và đối với các cơ quan lập chiến lượcphát triển nhân lực phải coi đây là những thông tin đầu vào cơ bản để xây dựng cácchiến lược phát triển nguồn nhân lực Và qua đây cũng đã nhắc tới tầm quan trọngcủa việc xây dựng chiến lược phát triển một cách dài hạn đối với nước ta

 Quy hoạch phát triển kinh tế

Việc chuyển đổi cơ cấu, mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọngnhất bảo đảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Xây dựng một môitrường kinh tế bền vững mang lại lợi ích to lớn không chỉ cho mỗi thành phần kinh

tế mà là toàn xã hội Một nền kinh tế có sự ổn định người lao động sẽ không bị nỗi

lo thất nghiệp, được đáp ứng nhu cầu học tập và sáng tạo một cách có định hướngvới bàn tay của Nhà nước, nguồn nhân lực sẽ phát huy tối đa hiệu quả cao hướngvới bàn tay của Nhà nước, nguồn nhân lực sẽ phát huy tối đa hiệu quả lao động Sựquy hoạch phát triển sẽ được Chính phủ ban hành thông qua các luật kinh tế, cácchính sách phát triển Công - Nông - Thương - Dịch vụ cân đối giữa đầu tư cho các

Trang 15

ngành, giảm thiểu sự xô bồ, chạy theo phong trào, đổ xô vào những lợi ích trướcmắt mà quên mất lợi ích lâu dài, hao tốn tiền bạc của xã hội.

CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển NNL trong CNH-HĐH ở tỉnh Thanh Hóa 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa

2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô nguồn nhân lực của tỉnh

2.1.1.1 Dân số và sự hình thành nguồn nhân lực

Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích đứng thứ 4 cả nước với dân số đứng thứ 2 toànquốc Tốc độ gia tăng dân số hàng năm là 1,045 % Quy mô dân số cao và khôngngừng tăng lên tác động trực tiếp đến qui mô nguồn nhân lực của tỉnh Hàng năm

có khoảng 55000 người bước vào độ tuổi lao động Tốc độ tăng dân số không chỉtác động đến qui mô nguồn nhân lực mà còn tác động đến cơ cấu nguồn nhân lựccủa tỉnh Hiện nay Thanh Hóa đang thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình,hạn chế tỉ lệ sinh hàng năm 0,75 %, có thể trong một vài năm tới cơ cấu nguồnnhân lực của tỉnh có sự thay đổi

2.1.1.2 Tác động của tăng giảm dân số cơ học đối với qui mô nguồn

nhân lực

Thanh Hóa là tỉnh có số lao động xuất khẩu tương đối cao Hàng năm trung bìnhkhoảng hơn 5000 lao động xuất khẩu Trong đó có những huyện như QuảngXương, Thanh Xuân có khoảng 1000 lao động đi xuất khẩu Tuy nhiên việc xuấtkhẩu lao động của Thanh Hóa còn chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn so với lao động củatỉnh

Hiện nay Thanh Hóa có tốc độ đầu tư phát triển khá cao Toàn tỉnh có 5 khu côngnghiệp, kinh tế lớn, khu kinh tế Nghi Sơn, Lễ Môn, Đình Hương, Tây Gia; BỉmSơn, Lam Sơn, thu hút rất nhiều lao động trong và ngoài tỉnh

Trang 16

Hàng năm các doanh nghiệp trong tỉnh sử dụng khoảng 11.000 người Trong mộtvài năm tới số doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng cao, qui mô sử dụng nguồn laođộng sẽ rất lớn Điều này sẽ thu hút một lực lượng lao động rất lớn từ các tỉnh lâncận về đây làm việc Đây vừa là thuận lợi, cũng là thách thức lớn đối với tỉnh trongviệc giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh và đào tạo sử dụng nguồnlao động có trình độ cao phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Thanh

Hóa

2.1.2.1 Hoạt động giáo dục đào tạo

Giáo dục đào tạo là lĩnh vực Thanh Hóa rất quan tâm, nhất là việc đào tạo nghề chothanh niên Năm 2006, 100 % số huyện và 98 % xã phường hoàn thành phố cấptiểu học đúng độ tuổi, 100 % huyện và 98 % xã phường được công nhận hoànthành phổ cập trung học cơ sở Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáodục đào tạo không ngừng được quan tâm, phát triển Năm 2000 số trường trung họcphổ thông trên địa bàn tỉnh là 1463 trường đến năm 2006 con số này tăng lên là

1482 số sinh viên đại học cao đẳng và giáo viên cũng không ngừng tăng lên

Đặc biệt là vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên đang ngày càng bức xúc đặt ranhiệm vụ cho toàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay Tỷ lệ lao động qua đào tạo cònthấp chiếm 27 % (2005) năm 2008 là 33,5 % Năm 2007 toàn tỉnh có 74 cơ sở đàotạo nghề, hàng năm tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 40.000 người Mạng lướinghề được phát triển theo ba cấp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.Tuy nhiên công tác dạy nghề còn nhiều bất cập Tỉ lệ chưa qua đào tạo chiếm 66 %,

hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề phân bố chưa hợp lý chủ yếu tập trung ở cácthành phố, thị xã Năng lực dạy nghề còn yếu Các ngành nghề có khả năng tìm

Ngày đăng: 01/03/2024, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w