Sau cùng, em xin chúc Cô luôn dồi dào sứckhỏe, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, và hơn hết là luôntràn đầy nhiệt huyết để tiếp tục sứ mệnh cao cả là truyền đạt
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Võ Văn Nghĩa
MSSV: 2263102015 Lớp: 22CDK18-MA1
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM PHÂN BÓN URÊ CỦA NHÓM CÔNG TY PHÂN BÓN: CÀ MAU,
HÀ BẮC VÀ PHÚ MỸ
Ngành: MARKETING Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING
TP Hồ Chí Minh, 2024
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM PHÂN BÓN URÊ CỦA NHÓM CÔNG TY PHÂN BÓN: CÀ MAU,
HÀ BẮC VÀ PHÚ MỸ
Ngành: MARKETING Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING
Sinh viên thực hiện: Võ Văn Nghĩa
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Thúy
MSSV: 2263102015 Lớp: 22CDK18-MA1
TP Hồ Chí Minh, 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình làm bài báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 với đề tài “THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM PHÂN BÓN URÊ CỦA NHÓM CÔNG
TY PHÂN BÓN: CÀ MAU, HÀ BẮC VÀ PHÚ MỸ", em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ thầy cô, gia đình và bạn bè và sự tạo điều kiện của như BanGiám hiệu Đại học Tài Chính - Marketing, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giảng viênhướng dẫn Ths Nguyễn Thị Thúy
Đây là lần đầu tiên em làm thực hành nghề nghiệp, vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và sai sót khótránh khỏi, nhưng với sự hướng dẫn, chỉ bảo sát sao của cô qua từng buổi gặp, em cảmthấy bản thân tiến bộ và cải thiện được nhiều kỹ năng viết báo cáo hơn Em mong với bàilàm lần này sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô để có thể khắc phục vànâng cao kỹ năng cho chặng đường sau này Sau cùng, em xin chúc Cô luôn dồi dào sứckhỏe, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, và hơn hết là luôntràn đầy nhiệt huyết để tiếp tục sứ mệnh cao cả là truyền đạt kiến thức lại cho các thế hệmai sau
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Võ Văn Nghĩa
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài báo cáo thực hành nghề nghiệp 1: “THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM PHÂN BÓN URÊ CỦA NHÓM CÔNG TY PHÂN BÓN: CÀ MAU, HÀ BẮC VÀ PHÚ MỸ" là bài nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng
viên hướng dẫn Ths Nguyễn Thị Thúy Những dữ liệu, kết quả nghiên cứu đều thamkhảo có uy tín và các kênh nghiên cứu chính thống đã được trích dẫn nguồn rõ ràng vàđược phép công bố Nếu phát hiện có bất kì thông tin nào sai lệch trong quá trình chấm
đề tài Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài báo cáo trước bộ môn và nhà trường
Trang 5BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH
Trang 6TÓM TẮT BÁO CÁO
Báo cáo này nhằm phân tích thực trạng về chiến lược sản phẩm phân bón URÊ của nhóm
Công Ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau Công Ty Cổ Phần Phân Đạm Và,
Hóa Chất Hà Bắc Công Ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Đạm Phú Mỹvà với các vấn
đề xoay quanh về chiến lược sản phẩm Các lý thuyết nghiên cứu được chọn lọc từ các cơ
sở lý thuyết từ giáo trình môn Nguyên Lý Marketing và một số tài liệu trực tuyến Cùngvới việc phân tích chiến lược sản phẩm phân bón của ba doanh nghiệp còn được dựa trênthông tin thu thập được từ các bài báo cáo của doanh nghiệp Cà Mau, Hà Bắc và Phú
Mỹ, dự án nghiên cứu của các công ty nghiên cứu thị trường và một số bài viết liên quan
đến đề tài để đưa ra những nhận định và phân tích cho bài báo cáo Kết quả của cuộcnghiên cứu cho thấy CÀ MAU, HÀ BẮC và PHÚ MỸ đã thực sự vận dụng thành côngchiến lược sản phẩm và từ đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về thị trường phânbón trong giai đoạn nền kinh tế phát triển hiện nay Sau cùng đưa ra một số giải pháp vàkiến nghị mới nhằm phát triển ngành trong xu thế vận hành của thị trường hiện tại vàtương lai
REPORT SUMMARY
This report aims to analyze the current situation of the URE fertilizer product strategy of the group of PetroVietnam Ca Mau Fertilizer Joint Stock Company, Ha Bac Fertilizer andChemical Joint Stock Company and PetroVietnam Fertilizer Joint Stock Company Phu
My with issues surrounding product strategy Research theories are selected from theoretical bases from the Marketing principles textbook and some online documents Along with analyzing the fertilizer product strategies of the three enterprises, it is also based on information collected from reports of Ca Mau, Ha Bac and Phu My, enterprises research projects of research companies Market research and a number of articles related
to the topic to provide comments and analysis for the report The results of the research show that CA MAU, HA BAC and PHU MY have actually successfully applied product strategies and thereby help readers have an overview of the fertilizer market in the period
of economic development current development Finally, some new solutions and recommendations are presented to develop the industry in the current and future operating trends of the market
Trang 8MỤC LỤC
English - huhu
Led hiển thị 100% (3)
10
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài
Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ)
và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là về nguồn gốc chứ không phải về thànhphần dinh dưỡng Các loại phân bón hữu cơ và một số loại phân bón khai thác vô cơ đãđược sử dụng trong nhiều thế kỷ, trong khi các loại phân bón hoá học tổng hợp vô cơ chỉđược phát triển mạnh từ thời cách mạng công nghiệp Theo các chuyên gia phân tích, vớitốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3,4% từ năm 2022 đến năm 2030, có thểthấy thị trường phân bón thế giới ngày một mở rộng Ước tính, quy mô thị trường phânbón toàn cầu năm 2022 nhiều biến động sẽ đạt 207,93 tỷ USD Cùng với sự gia tăng nhucầu của ngành nông nghiệp thế giới đang được thúc đẩy bởi dân số ngày càng tăng lên.Theo con số mới nhất của Liên Hợp quốc, đến năm 2050 dân số thế giới sẽ vượt mốc 9 tỷngười Hơn nữa, Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) dự đoán rằng vào năm 2050, hơn70% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố Vì thiếu đất canh tác trên khắp thế giới,nông dân đang bị buộc phải sử dụng thêm nhiều phân bón để tăng sản lượng nông nghiệp
Do đó, thị trường phân bón trên quy mô toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh cùng với sự giatăng của ngành nông nghiệp và trồng trọt Châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ là phânkhúc thị trường phân bón lớn nhất thế giới, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục thốnglĩnh thị trường phân bón khu vực
Hiện tại trong nước có ba công ty chuyên sản xuất phân bón với quy mô thuộc tópđầu là Công Ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau, Công Ty Cổ Phần Phân Đạm VàHóa Chất Hà Bắc với Công Ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Đạm Phú Mỹ có những chiếnlược kinh doanh của một doanh nghiệp hiệu quả, cùng một chương trình hành động tổngquát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp pháttriển theo định hướng mục tiêu đã đề ra Trước sự chuyển đổi của thị trường phân bón từcung nhỏ hơn cầu sang cung vượt cầu và tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao thìviệc xây dựng, hoạch định chiến lược để phát triển doanh nghiệp có định hướng lâu dàiđối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết
Từ thị trường cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng khóc liệt do nguồn cungthay đổi theo tình hình chính trị, chính sách của các nước và sự phát triển ngày càng lớnmạnh của phân bón sạch, phân bón hữu cơ, phân vi sinh bảo vệ môi trường Chính những
lý do trên em xác định mục tiêu nghiên cứu đề tài: “THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢCSẢN PHẨM PHÂN BÓN URÊ CỦA NHÓM CÔNG TY PHÂN BÓN: CÀ MAU, HÀBẮC và PHÚ MỸ” để hiểu sâu sắc hơn thực trạng về chiến lược sản phẩm của công ty
CÀ MAU, HÀ BẮC và PHÚ MỸ từ đó có những đánh giá sát với thực tế hiện nay, rồi đềxuất một số giải pháp giúp các công ty tận dụng những điểm mạnh của nhau, tránh mắclỗi và phát triển sản phẩm tốt hơn đối thủ cùng ngành, cũng như đối thủ tìm ẩn
Trang 101.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nêu thực trạng về chiến lược sản phẩm của nhóm công Công ty CÀ MAU, HÀ BẮC vàPHÚ MỸ
- Phân tích ưu và nhược điểm của chiến lược sản phẩm
- Tiến hành so sánh chiến lược sản phẩm của 3 công ty CÀ MAU, HÀ BẮC và PHÚ MỸ
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm của nhóm Công ty CÀ MAU,
HÀ BẮC và PHÚ MỸ
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược sản phẩm phân bón ure của nhóm Công ty CÀ MAU,
HÀ BẮC và PHÚ MỸ
- Phạm vi: Công Ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau, Công Ty Cổ Phần Phân Đạm
Và Hóa Chất Hà Bắc với Công Ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Đạm Phú Mỹ
- Thời gian: Thực hiện phân tích chiến lược sản phẩm phân bón ure của nhóm Công ty
CÀ MAU, HÀ BẮC và PHÚ MỸ từ tháng 11/2023 đến 2/2024 Từ nguồn dữ liệu thuthập, tham khảo và nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2020 – 2023
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Lấy thông tin từ website, mạng internet
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
1.5 Bố cục bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục và báo cáo kiểm tra đạo văn, nộidung chính của bố cục đề tài gồm 5 chương sau:
- Chương 1: Tổng quan về đề tài
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng về chiến lược sản phẩm phân bón urê của nhóm công ty phânbón: Cà Mau, Hà Bắc và Phú Mỹ
- Chương 4: Đề xuất các giải pháp marketing
Trang 11- Chương 5: Kết luận.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã hệ thống về lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, nội dung
và phạm vi của bài báo cáo cũng như các phương pháp nghiên cứu được áp dụng cho quátrình phân tích thực trạng về chiến lược sản phẩm cùng các nội dung chính ở từng chương
sẽ thực hiện trong bài báo cáo Những nội dung này sẽ giúp người đọc nắm rõ bố cục bàiviết, cũng như là định hướng để em phát triển đề tài của mình một cách đầy đủ, rõ ràng
và logic hơn trong việc thực hiện bài báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 về “THỰCTRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM PHÂN BÓN URÊ CỦA NHÓM CÔNG TYPHÂN BÓN: CÀ MAU, HÀ BẮC VÀ PHÚ MỸ”
Trang 12CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái quát về marketing và marketing mix
Khái niệm marketing
Hiện nay, quan điểm về Marketing có nhiều cách tiếp cận khác nhau theo giaiđoạn lịch sử, từng doanh nghiệp, từng chu kỳ phát triển của thị trường và những nhà làmmarketing Trong nghiên cứu này, em tiếp cận quan điểm về marketing theo PhilipKotler
Trong đó, Theo Philip Kotler: “Marketing là quá trình mà qua đó các cá nhân vàcác nhóm có thể đạt được những nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổisản phẩm giá trị giữa các bên” (“Những nguyên lý tiếp thị”, Philip Kotler và GaryArmstrong, 1994)
Tóm lại, Marketing là tiến trình quản trị, toàn bộ các hoạt động marketing đềuhướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ một cách hiệu quả và có lợi
Mục tiêu của marketing
Marketing là tăng doanh số bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu, đưadoanh nghiệp tới thành công Các hoạt động trong Marketing bao gồm việc nghiên cứuthị trường, phát triển sản phẩm/ dịch vụ, quảng cáo, bán hàng, xây dựng thương hiệu,phân tích, đánh giá và đo lường kết quả Marketing Marketing ngày nay là một quá trìnhcần phải có để giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng vàđạt được mục tiêu kinh doanh của mình
Vai trò của marketing
Thứ nhất cung cấp thông tin hữu ích, giá trị cho khách hàng
Hơn ai hết, những người làm Marketing phải là những người hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của tổ chức mình nhất Trong quá trình tiếp thị, họ sẽ cung cấp cho khách hàngthông tin chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ Những thông tin này phải là những điều mà kháchhàng muốn biết như các tính năng, lợi ích, giá cả, các chương trình khuyến mại mà kháchhàng có thể nhận được khi mua hàng
Thứ hai tăng cường lợi thế cạnh tranh
Quá trình phân tích và đánh giá kết quả của các hoạt động Marketing, từ đó đưa ranhững điều chỉnh và cải tiến để cải thiện hiệu quả, giúp tối ưu hóa chiến lược marketing
và tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Trang 13Thứ ba nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
Marketing giúp doanh nghiệp tương tác, phản hồi chăm sóc khách hàng nhanhchóng, linh hoạt với khách trên nhiều nền tảng như như email, điện thoại, mạng xã hội,trang web, fanpage, Điều này giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và được giảiquyết hiệu quả vấn đề hiện tại
Marketing đồng thời cũng giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin về sản phẩm/ dịch
vụ kịp thời, cung cấp giá trị cho khách hàng thông qua các nội dung hữu ích như bài viếtblog, video hướng dẫn, Điều này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm/ dịch vụdoanh nghiệp, từ đó tăng lượng khách hàng tiềm năng
Thứ tư linh hoạt, kịp thời trong việc tương tác, hỗ trợ khách hàng
Nếu là các phương thức trước đây, doanh nghiệp bị thụ động trong việc tương tácvới khách hàng, thì ngày nay, Marketing giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàngmột cách linh hoạt và kịp thời Đồng thời cho phép doanh nghiệp truyền tải thông điệp,chương trình khuyến mãi, thông tin sản phẩm/ dịch vụ một cách nhanh nhất đến kháchhàng mục tiêu
Thứ năm marketing giúp doanh nghiệp bán được hàng
Thực tế, Marketing là một trong những công cụ quan trọng nhất để giúp doanhnghiệp quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.Marketing giúp xác định khách hàng tiềm năng thông qua việc tìm hiểu thị trường,phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu Điều này giúp doanh nghiệp tập trung các hoạtđộng quảng bá vào những khách hàng tiềm năng nhất Từ đó phát triển các chiến dịchquảng cáo, khuyến mãi, chiến lược bán hàng phù hợp Các hoạt động này giúp tăng khảnăng tiếp cận khách hàng, thu hút sự quan tâm, tăng khả năng mua hàng
Thứ sáu xây dựng thương hiệu
Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu bằng cách tạo ra nhận thức vềthương hiệu, tạo độ khác biệt với đối thủ cạnh tranh, tạo ra những trải nghiệm tích cựccho khách hàng bằng các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng Từ đó giúptăng sự nhận thức về thương hiệu và sự tin tưởng của khách hàng
Thứ bảy giúp doanh nghiệp phát triển
Các hoạt động Marketing khi thực hiện đúng cách có thể giúp doanh nghiệp tăngdoanh số bán hàng, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và tăng lượng khách hàngtrung thành Tuy nhiên, để thành công trong Marketing, doanh nghiệp cần phải định hìnhđược mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, phải thựchiện các chiến lược một cách cẩn trọng và chuyên nghiệp
Trang 142.1.3 Các thành phần của chiến lược marketing mix
Marketing –Mix còn gọi là chính sách 4Ps viết tắt 4 chữ đầu của các thành tố(quan điểm của giáo sư Jerome McCarthy, 1960):
- Sản phẩm (product): Là thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, quyết định sảnphẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ sản phẩm, chất lượng, bao bì nhãn hiệu, thiết kế, chứcnăng, dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Giá (price): Là khoản tiền mà ở đó khách hàng sẽ chi ra để sở hữu và sử dụng một sảnphẩm, dịch vụ nào đó Phương thức định giá, mức giá, điều chỉnh giá theo sự biến độngcủa thị trường và của người tiêu dùng
- Phân phối (place): Mục đích đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện
và nhanh nhất, quyết định phân phối bao gồm: lựa chọn, thiết kế phân phối, duy trì quan
hệ và thiết lập các quan hệ với các trung gian
- Chiêu thị hay truyền thông marketing (promotion): Là những hoạt động nhằm đưa cácthông tin của sản phẩm đến với khách hàng, nhằm thuyết phục họ về những đặc điểm củasản phẩm, xây dựng hình ảnh cho thương hiệu và các chương trình khuyến mãi nhằmkích thích quá trình tiêu thụ
2.1.4 Chiến lược sản phẩm trong marketing – mix
2.1.4.1 Khái niệm
Chiến lược sản phẩm là định hướng và các quyết định liên quan đến việc sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm dựa trên cơ sở bảo đảm thoả mãn những nhu cầu của kháchhàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu Marketing của doanhnghiệp
2.1.4.2 Nội dung chiến lược sản phẩm
2.1.4.2.1 Kích thước tập hợp sản phẩm
Tập hợp sản phẩm là tổng hợp những sản phẩm mà một người bán có thể đưa ra đểbán cho những người mua Kích thước tập hợp sản phẩm là số loại sản phẩm cùng với sốlượng chủng loại và mẫu mã của sản phẩm Kích thước tập hợp sản phẩm bao gồm:
Trang 15− Chiều rộng: Số loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanh nghiệp dự định sẽ cung ứng chothị trường.
− Chiều dài: Mỗi một loại sản phẩm kinh doanh sẽ có rất nhiều các đặc tính đa dạng khácnhau Tạo nên sự đa dạng về chủng loại
− Chiều sâu: là những kích cỡ khác nhau của sản phẩm
2.1.4.2.2 Nhãn hiệu sản phẩm (brand)
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng,được dùng để xác nhận các sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và đểphân biệt chúng với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh Đây được xem tài sản củadoanh nghiệp, là công cụ để giúp cho người mua phân biệt được với các doanh nghiệpkhác
Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản gồm: Tên hiệu và dấu hiệu của nhãn hiệu Bên
cạnh đó, còn phải quan tâm đến góc độ quản lý nhãn hiệu theo pháp luật
Nhãn hiệu có 6 chức năng chính bao gồm: Chức năng thực tiễn nhãn hiệu; chức
năng đảm bảo; chức năng tạo sự chú thích thú; chức năng cá thể hóa; chức năng chuyênbiệt; chức năng dễ phân biệt
❖ Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm gồm quyết định về cách đặt tên nhãn vàquyết định về người đứng tên nhãn:
- Quyết định về cách đặt tên nhãn gồm: đặt tên riêng cho mỗi sản phẩm, đặc tính chungcho tất cả sản phẩm của doanh nghiệp và đặt tên theo từng nhóm hàng
- Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu có ba cách lựa chọn: nhãn hiệu có thể do nhàsản xuất quyết định, do nhà phân phối quyết định hoặc nhà sản xuất “mướn” tên nhãnhiệu đã nổi tiếng bằng cách trả bản quyền sử dụng tên hiệu đó
Song, mỗi doanh nghiệp sẽ có những sự lựa chọn sao cho thật phù hợp cho riêng mình,nhìn chung một nhãn hiệu lí tưởng sẽ mang các đặc trưng: Dễ đọc, dễ nhớ, dễ nhận dạng;nói lên chất lượng sản phẩm; gây ấn tượng; tạo sự liên tưởng
2.1.4.2.3 Đặc tính sản phẩm
Sản phẩm có thể được mô tả theo các đặc tính khác nhau:
- Ứng kĩ thuật, lý, hóa: gồm công thức, nguyên liệu, thành phần, kiểu dáng, có khổ, màusắc, vật liệu
- Đặc tính sử dụng: gồm thời gian sử dụng, độ bền, đặc tính đặc thù, an toàn, hiệu năng,
- Đặc tính tâm lý: gồm vẻ đẹp, sự trẻ trung, sự thoải mái, sự vững chắc,
Trang 16- Đặc tính kết hợp gồm giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, các dịch vụ.
Thông thường, người tiêu dùng quyết định mua hàng dựa vào những đặc tính sảnphẩm Chiến lược Marketing cần đặt nhiều sự quan tâm đặc biệt đến mối liên kết giữa cácđặc tính sản phẩm với nhận thức, hành vi, thói quen của người tiêu thụ
❖ Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm
Quyết định chất lượng sản phẩm: doanh nghiệp có thể lựa chọn các sản phẩm kinh
doanh ở những cấp chất lượng thấp, trung bình, chất lượng cao và chất lượng tuyệt hảo.Mức chất lượng mà doanh nghiệp lựa chọn để sản phẩm phụ thuộc vào mục tiêu và địnhhướng chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp
Đặc tính sản phẩm: các đặc điểm thể hiện được chức năng của sản phẩm và tạo ra
sự khác biệt khi sử dụng sản phẩm Các doanh nghiệp thường sẽ tiến hành nghiên cứu thịtrường, hành vi của các khách hàng để từ đó đưa vào sản phẩm các đặc tính mới
Thiết kế sản phẩm: bảo đảm về tính chất, kiểu dáng, công dụng và độ tin cậy của
sản phẩm giúp người mua cảm thấy an toàn, sử dụng dễ dàng thuận tiện, được nhữngdịch vụ tốt
2.1.4.2.4 Bao bì sản phẩm
Đóng gói là việc đặt sản phẩm vào trong bao bì Những quyết định thuộc về bao bìcũng đóng một vai trò khá quan trọng trong sự thành bại của chiến lược sản phẩm Việcđóng gói không chỉ giúp bảo vệ sản phẩm, hạn chế những thiệt hại trong quá trình vậnchuyển mà còn là một phương pháp góp phần thu hút người tiêu dùng chú tâm đến sảnphẩm hơn Đôi khi, bao bì chính là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng củakhách hàng
Bao bì gồm 3 lớp: Bao bì lớp đầu là trực tiếp chứa sản phẩm; Bao bì lớp nhì là bao
bì bảo vệ bao bì lúc đầu và sẽ được vứt bỏ khi sản phẩm được sử dụng; Bao bì vậnchuyển là bao bì vật cần thiết cho việc lưu kho và vận chuyển
Ngoài ra trên bao bì cũng không thể thiếu nhãn và các thông tin gắn trên bao bìsản phẩm Bao bì cũng là công cụ đắc lực trong hoạt động Marketing
Trang 17- Quyết định thử nghiệm bao bì: thử nghiệm kỹ thuật đánh giá các tính năng của bao bì,thử nghiệm thị trường đánh giá mức độ chấp nhận của người tiêu dùng.
- Xác định chi phí cho bao bì và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng
2.1.4.2.5 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
Dịch vụ hỗ trợ sẽ ảnh hưởng đến nhận thức khách hàng về sản phẩm của doanhnghiệp, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp còn sử dụng như là công cụ cạnh tranh vớinhững sản phẩm khác trên thị trường Các dịch vụ để hỗ trợ cho sản phẩm gồm có: bảohành, bảo trì; sửa chữa sản phẩm; cung ứng chi tiết, phụ tùng thay thế, tư vấn tiêu dùng;
sử dụng sản phẩm
2.1.4.2.6 Phát triển sản phẩm mới
Ngày nay, với tốc độ phát triển của công nghệ, trên thị trường có đa ngành hàngmẫu mã sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ rất khó tìm được chỗ đứng trên thị trường nếu cứđứng yên ngay từ cái vạch hiện có, việc phát triển sản phẩm mới sẽ giúp cho khách hàngtìm đến doanh nghiệp với nhiều loại sản phẩm hơn
Được chia thành các giai đoạn sau: Hình thành ý tưởng và lựa chọn ý tưởng; Soạnthảo và thẩm định dự án sản phẩm mới; Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩmmới; Thiết kế sản phẩm mới; Thử nghiệm trong điều kiện thị trường; Triển khai sản xuấthàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường
2.1.4.2.7 Chu kì sống của sản phẩm
Đây là một khái niệm chỉ sự xuất hiện của sản phẩm từ khi ra đời đến lúc hoạtđộng lâu dài rút lui ra khỏi thị trường
Về cơ bản, chu kỳ sống của sản phẩm sẽ trải qua bốn giai đoạn:
− Giai đoạn giới thiệu hay triển khai sản phẩm trên thị trường: Giai đoạn này, chi phí bỏ
ra để hoàn thiện các sản phẩm và chi phí Marketing cao nên doanh nghiệp thường sẽ phảichịu lỗ hoặc lợi nhuận (nếu có) thấp
− Giai đoạn phát triển/tăng trưởng: giai đoạn này, sản lượng của sản phẩm tiêu thụ tăngmạnh và cạnh tranh trên thị trường cũng bắt đầu tăng Chí phí sản xuất, giá thành giảmnên doanh nghiệp sẽ có khả năng tăng lợi nhuận bằng các quyết định như mở rộng thịtrường, tăng cường các dịch vụ khách hàng và xem xét giá bán
− Giai đoạn chín muồi: đây được xem là giai đoạn ổn định của quá trình kinh doanh sảnphẩm, sản lượng và doanh thu đạt tối đa, mức độ tăng trưởng chậm do nhu cầu tiêu thụ bịbão hoà dẫn đến việc cạnh tranh mạnh mẽ trong giai đoạn này
Trang 18− Giai đoạn suy thoái: khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng
có thể diễn ra một cách từ từ hoặc rất nhanh Để tránh ảnh hưởng bất lợi trong giai đoạnnày, các doanh nghiệp thường sẽ áp dụng chiến lược gối đầu lên nhau của chu kì sống sảnphẩm
2.1.4.3 Vai trò của chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm: Có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược Marketing vì:
- Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
- Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược định giá, phân phối và chiêu thị thìmới triển khai và phối hợp một cách hiệu quả
- Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những các yếu tố giúp doanh nghiệp thựchiện tốt các mục tiêu Marketing được đặt ra trong từng thời kỳ
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Quan sát hiện tượng thực tế (mẫu quảng cáo, các thông tin chiếndịch trên internet, thực trạng về thị hiếu của người tiêu dùng)
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: thông qua nghiên cứu tại bàn, thu thập thôngtin, phương pháp quan sát
+ Thu thập thông tin từ báo chí: Tạp chí kinh doanh, tạp chí Marketing, báo doanhnghiệp, báo điện tử, báo cáo thống kê, hoạt động Marketing, brand VietNam
+ Mạng internet của các công ty phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, công ty chứngkhoán và công ty nghiên cứu thị trường công bố
+ Trang web chính thức của công ty CÀ MAU (https://www.pvcfc.com.vn/), HÀ BẮC(https://damhabac.com.vn/) và PHÚ MỸ (https://dpm.vn/)
+ Giáo trình Nguyên lý Marketing của trường Đại học Tài Chính- Marketing
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn trên,thông tin sẽ được tổng hợp lại, chọn lọc để phân tích, so sánh và nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: Đưa ra những so sánh, đánh giá cụ thể
Trang 19TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Xây dựng chiến lược Marketing là nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhằm giúp doanhnghiệp thỏa mãn được những nhu cầu của khách hàng, thông qua đó đạt được mục tiêuthị phần và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gaygắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tiến hành huy động mọi nguồnlực, phải biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn Thôngqua chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình được khúc thị trườngmình hướng đến từ đó phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thịtrường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quátrình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế Vai trò của Marketing nói chung đã không cònmới mẻ nữa nhưng thực hiện các hoạt động đó như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mốitrăn trở quan tâm của mỗi doanh nghiệp
Chiến lược sản phẩm là một thành phần trong chiến lược marketing - mix củadoanh nghiệp Để xây dựng được một chiến lược sản phẩm hợp lý, hiệu quả, doanhnghiệp cần hiểu rõ khái niệm sản phẩm trên quan điểm marketing và các yếu tố cấu thànhnên một sản phẩm tốt Sau đó, doanh nghiệp cần lưu ý những quyết định liên quan đếnsản phẩm như các quyết định về tập hợp sản phẩm, vấn đề chất lượng sản phẩm, quyếtđịnh về nhãn hiệu, bao bì, thiết kế, dịch vụ hỗ trợ để tạo được uy tín, niềm tin cho ngườitiêu dùng cũng như tạo ra một giá trị hữu ích cho chính sản phẩm, cho cộng đồng và tạolợi nhuận cho chính doanh nghiệp