1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình chăm sóc người bệnh cấp cứu chăm sóc tích cực (ngành điều dưỡng cao đẳng

67 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chăm Sóc Người Bệnh Cấp Cứu Chăm Sóc Tích Cực
Tác giả Ths Huỳnh Hưng Trung
Trường học Trường Cao Đẳng Vĩnh Long
Chuyên ngành Điều Dưỡng
Thể loại giáo trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 719,37 KB

Nội dung

Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: + Nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí và cách chăm sóc bệnh nhân mắc các bệnh cấp cứu và hồi sức tích cực như: hôn mê, sốc,

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH LONG

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU

CHĂM SÓC TÍCH CỰC

NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐVL ngày …tháng

năm……của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Vĩnh Long

Vĩnh Long, năm 2022

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Chăm sóc người bệnh cấp cứu, chăm sóc tích cực là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cao đẳng điều dưỡng

Việc trang bị cho sinh viên những kiến thức trong chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực là rất cần thiết vì chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực đòi hỏi người điều dưỡng phải có thao tác khẩn trương, chính xác, có hiệu quả để cấp cứu cho người bệnh trong giai đoạn “vàng”của hồi sức Môn học này cung cấp cho sinh viên

các kiến thức cơ bản về:

+ Nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí và cách chăm sóc bệnh nhân mắc các bệnh cấp cứu và hồi sức tích cực như: hôn mê, sốc, phù phổi cấp, ho ra máu, suy thận cấp, tai biến mạch máu não

+ Xử trí ban đầu, cách sơ cứu, cách chăm sóc bệnh nhân ngừng tuần hoàn

+ Xử trí ban đầu, cách sơ cứu, cách chăm sóc nạn nhân ngộ độc cấp, bị rắn độc cắn, đuối nước, điện giật, bỏng

Do đây là lần xuất bản đầu tiên nên không thể tránh khỏi những hạn chế về nội dung và hình thức Với tinh thần cầu tiến, giảng viên khoa Y dược rất mong nhận được sự đồng cảm và những ý kiến đóng góp, xây dựng từ quý đồng nghiệp Trong lần tái bản tiếp theo sẽ hoàn thiện tốt hơn

Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường, Lãnh đạo khoa, Bộ môn Y và các bộ môn liên quan thuộc trường Cao đẳng Vĩnh Long Cảm ơn ban cố vấn chuyên môn, tập thể Giảng viên bộ môn và những người trực tiếp tham gia biên soạn giáo trình

Vĩnh Long, ngày 10 tháng 05 năm 2022 Tham gia biên soạn

1 Ths Huỳnh Hưng Trung

2 …………

3 …………

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG

Chương trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu-Chăm sóc tích cực 5

Bài 4 Xử trí và chăm sóc nạn nhân ngộ độc cấp 25

Bài 8 Chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp tính 43 Bài 9 Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não 46 Bài 10 Xử trí và chăm sóc nạn nhân đuối nước 54 Bài 11 Xử trí và chăm sóc nạn nhân bị điện giật 58

Trang 5

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU-CHĂM SÓC TÍCH CỰC

các kiến thức cơ bản về:

+ Nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí và cách chăm sóc bệnh nhân mắc các bệnh cấp cứu và hồi sức tích cực như: hôn mê, sốc, phù phổi cấp, ho ra máu, suy thận cấp, tai biến mạch máu não

+ Xử trí ban đầu, cách sơ cứu, cách chăm sóc bệnh nhân ngừng tuần hoàn

+ Xử trí ban đầu, cách sơ cứu, cách chăm sóc nạn nhân ngộ độc cấp, bị rắn độc cắn, đuối nước, điện giật, bỏng

II Mục tiêu của môn học

2.1 Thực hiện và giải thích được các kỹ thuật chăm sóc trong cấp cứu hồi sức nội khoa

2.2 Vận dụng các kiến thức đã học để lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc từng

Trang 6

3.2 Hình thành và rèn luyện được thái độ khẩn trương, kịp thời, nghiêm túc trong cấp cứu người bệnh

3.3 Hình thành và rèn luyện được sự đồng cảm với người bệnh

3.4 Nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp cứu bệnh nhân, nạn nhân trong giai đoạn hồi sức cấp cứu

3.5 Đánh giá được tính quan trọng, tính ứng dụng của môn học trong chẩn đoán và phòng bệnh ban đầu

III Nội dung môn học

1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

5 Đánh giá mức độ hôn mê trên lâm sàng

6 Chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Trang 7

3 Cấp cứu tại bệnh viện

4 Chăm sóc bệnh nhân sau ngừng tuần hoàn hô

2 Hậu quả sau ngạt nước

3 Triệu chứng và ý nghĩa tiên lượng

4 Xét nghiệm sinh hoá và khí máu

Trang 8

ĐIỆN GIẬT

1 Đại cương

2 Các tổn thương do điện giật

3 Các cấp cứu ban đầu

4 Chăm sóc BN sau cấp cứu

12 Bài 12: CẤP CỨU NẠN NHÂN BỎNG

Trang 9

BÀI 1: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ

LỜI GIỚI THIỆU

Bài học giới thiệu mục đích chăm sóc người bệnh hôn mê, các bước tiến hành chăm sóc người bệnh hôn mê

Mục tiêu

1 Nêu được các mục đích chăm sóc người bệnh hôn mê

2 Nêu được các bước tiến hành chăm sóc người bệnh hôn mê

I MỤC ĐÍCH

- Bảo đảm thông khí

- Bảo đảm tuần hoàn

- Phòng chống nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu và da

- Y tá điều dưỡng phải đầy đủ trang phục y tế

- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ

- Phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong khi chăm sóc người bệnh

3 Nơi thực hiện: tại giường bệnh

4 Dụng cụ

a Dụng cụ đảm bảo thông khí

Trang 10

- Máy thở và các trang bị kèm theo để vận hành máy

- Máy hút đờm và các ống thông hút đờm vô khuẩn

- Các loại ống nội khí quản, mở khí quản đúng cỡ người bệnh

- Đèn soi thanh quản, găng vô khuẩn

- Hệ thống oxy

b Dụng cụ duy trì tuần hoàn:

- Ống thông tĩnh mạch

- Kim tiêm, truyền tĩnh mạch

- Các dung dịch đẳng trương NaCl 9%, glucose 5%

- Các thuốc vận mạch

c Dụng cụ chống loét mục:

- Đệm hơi, bột tale

- Đệm nước, gối nhiều cỡ to nhỏ

III CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1 Bảo đảm thông khí

- Nếu người bệnh có ứ đọng đờm dãi, mất phản xạ nuốt, ho phải báo ngay bác sĩ để đặt ống nội khí quản

- Chăm sóc ống nội khí quản, mở khí quản

- Nếu có dấu hiệu tụt lưỡi (ngáy to khi nằm ngủ, khó thở vào ) đặt ngay canun guedel rồi báo bác sĩ

2 Duy trì tuần hoàn;

- Thường xuyên theo dõi mạch, huyết áp SpO2, để kịp thời báo bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

- Cần nhớ là ở người già có tụt huyết áp quá 5 phút là có thể nguy hiểm tuy nhiên tăng huyết áp có thể do tắc đờm, cần hút đờm ngay khi có tăng huyết áp

3 Phòng chống nhiễm khuẩn

- Bảo đảm tuyệt đối vô khuẩn khi chăm sóc ống nội khí quản, canun mở khí quản

- Hút đờm nhẹ nhàng tránh gây thương tích cho khí phế quản

- Bảo đảm vô khuẩn tuyệt đốivới ống thông bàng quang hoặc bao cao su khi chăm sóc

- Túi đựng nước tiểu phải kín tránh nhiễm khuẩn ngược dòng

- Chăm sóc da:

Trang 11

+Theo dõi các nốt sẩn, mề đay có thể là triệu chứng của một phản ứng thuốc + Dùng bột tale thường xuyên xoa bóp vùng tì đè

- Chăm sóc mắt, thường xuyên rửa mắt, nhỏ mắt bằng các thuốc kháng sinh dùng cho mắt như:chloramphenicol 4%o, trimerosan, gentamicin, rifocin,…

- Băng mắt và dán mi nếu người bệnh không chớp mắt được

4 Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ

- Chế độ ăn đủ calo phù hợp với người bệnh:25-30Kcalo/ kg/ 24 giờ

+ Ăn nhạt nếu tăng huyết áp

+ Bảo đảm đủ nước sao cho có lượng nước tiểu 30-50ml/ giờ ở người lớn

5 Chống teo cơ tắc mạch

- Thường xuyên xoa bóp, châm cứu nếu người bệnh có liệt chi

- Người bệnh hôn mê nên dù không liệt cũng cần phải vận động các chi và các cơ để tránh teo cơ và tắc mạch chi dễ gây tắc mạch phổi

- Thực hiện heparin hoặc sintrom, warfarin theo chỉ định bác sĩ

6 Thực hiện nghiêm túc y lệnh một cách tự giác: Vì người bệnh hôn mê hoàn toàn

phó tính mạng cho điều dưỡng

7 Theo dõi bảng điểm glasgow

8 Hàng ngày vệ sinh thân thể cho người bệnh

9 Thụt tháo nếu sau 3 ngày người bệnh không đại tiện

IV ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ, BÁO CÁO

- Ghi chép thủ thuật công việc đã thực hiện

- Ghi chép các diễn biến tốt hoặc bất thường, các thông số theo dõi

- Ghi chép điểm glasgow nhiều lần trong ngày tùy theo diễn biến

- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo

V HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH

- Giải thích cho thân nhân không tự động đổ thuốc và thức ăn vào miệng người bệnh

- Giải thích tình hình diễn biến bệnh theo ý kiến bác sĩ, không nói khác đi

- Hợp tác với nhân viên y tế để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh

Lượng giá

1 Nêu các mục đích chăm sóc người bệnh hôn mê?

2 Nêu các bước tiến hành chăm sóc người bệnh hôn mê?

Trang 12

BÀI 2: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỐC PHẢN VỆ

LỜI GIỚI THIỆU

Bài học giới thiệu định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, triệu chứng và diễn biến của sốc phản vệ, các bước nhận định bệnh nhân sốc phản vệ

Mục tiêu

1.Trình bày được định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, triệu chứng và diễn biến của sốc phản vệ

2.Trình bày được các bước nhận định bệnh nhân sốc phản vệ

3.Trình bày được các bước chăm sóc, theo dõi, đánh giá diễn biến của bệnh nhân sốc phản vệ

I KHÁI NIỆM

Sốc phản vệ (SPV) là một biểu hiện lâm sàng nguy kịch và dễ có nguy cơ gây tử vong do phản ứng dị ứng cấp xảy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên, hậu quả là làm giải phóng ồ ạt các chất trung gian hóa học gây tác động tới nhiều cơ quan của cơ thể Sốc phản vệ là một cấp cứu, có nguy cơ gây tử vong cao Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay tại chỗ, sau đó vận chuyển bằng xe cấp cứu đến Khoa Hồi sức để tiếp tục xử trí, theo dõi và phòng sốc tái phát Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do suy hô hấp và tụt huyết áp kéo dài Adrenalin là thuốc cơ bản để điều trị sốc phản vệ

II CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP

• Kháng sinh: penicillin

• Thuốc chống viêm không steroid

• Vitamin C: thường gặp ở Việt Nam

• Thuốc giảm đau, gây mê, gây tê

• Các thuốc sử dụng trong chẩn đoán: thuốc cản quang

• Các hormon như Insulin, ACTH

• Các chế phẩm máu như gamaglobulin huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu

• Các kháng độc tố như kháng độc tố uốn ván, bạch hầu, nọc rắn…

Trang 13

• Nọc của sinh vật như nọc ong, nọc rắn, bò cạp, một số loài cá biển

• Thực phẩm như: hoa quả, nhọng tằm, hải sản,…

III SINH LÝ BỆNH CỦA SỐC PHẢN VỆ

Có nhiều cơ chế khác nhau cùng tham gia trong sinh bệnh học của sốc phản vệ, nhưng đều thông qua sự phóng thích các chất trung gian hóa học như histamine, … từ quá trình kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể Các chất này được phóng thích ồ ạt vào máu gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch và làm tăng sự nhạy cảm quá mức ở phế quản, gây tụt huyết áp và suy hô hấp Tùy theo mức độ của sốc có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng ở các mức độ khác nhau như phù nề co thắt thanh môn, co thắt, tăng tiết dịch phế quản gây suy hô hấp Giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, có thể gây phù phổi và tụt huyết áp

IV TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ DIỄN BIẾN

Các triệu chứng xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vòng vài phút tới nhiều giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) như sau tiêm kháng sinh, hay bị côn trùng đốt

Trên lâm sàng thường gặp các biểu hiện lâm sàng khởi phát xảy ra trong vòng vài phút tới một giờ với các triệu chứng không đặc hiệu như lo sợ, hốt hoảng, rét run, nhức đầu, đỏ mắt, với cảm giác sốt Có thể thấy biểu hiện trống ngực, tê bì, ù tai hay ho hắt hơi, cảm giác khó thở Một số triệu chứng ít gặp hơn như nôn, đau quặn bụng và đôi khi thấy tình trạng ngứa nhất là ở vùng tay và hầu họng Các triệu chứng toàn phát bao gồm:

1 Các triệu chứng toàn thân

Ý thức của bệnh nhân tùy từng mức độ có thể thấy tình trạng vật vã, hốt hoảng, lơ

mơ, nặng có thể hôn mê Biểu hiện da và niêm mạc rất thường gặp và có tính chất báo hiệu như ngứa, nóng rát, cảm giác kiến bò, kim châm, thường nổi mẩn, đỏ da, thường ở mặt, cổ sau đó lan ra toàn thân Kết mạc đỏ chảy nước mắt, phù mi Có thể phù miệng, họng, thanh môn dẫn tới ngạt thở

2 Các triệu chứng hô hấp

Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng đường hô hấp rất đột ngột như chảy

Trang 14

Bệnh nhân có thể tím môi, đầu chi xanh tím, có khi tím toàn thân Có thể có co thắt phế quản biểu hiện giống như một cơn hen nặng Tăng tiết đờm, một số trường hợp có thể thấy có phù phổi cấp, ngừng thở

3 Các triệu chứng tim mạch

Thường thấy nhịp tim nhanh, mạch nhanh, yếu hoặc không bắt được, huyết áp tụt

Có thể có loạn nhịp, nhịp chậm ở bệnh nhân dùng thuốc chẹn giao cảm hoặc do hạ huyết

áp đột ngột

4 Các triệu chứng tiêu hóa

Các triệu chứng thường gặp là nôn, ỉa chảy, đau bụng, có thể có xuất huyết tiêu hóa

5 Các nguy cơ và biến chứng

Sốc phản vệ là một cấp cứu có nguy cơ tử vong rất cao do suy hô hấp, suy tuần hoàn cấp Do đó cần cấp cứu ngay tại chỗ, phải đảm bảo được hô hấp và tuần hoàn trong khi vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở có đủ điều kiện điều trị và theo dõi dự phòng sốc tái phát

Sốc phản vệ luôn có nguy cơ xuất hiện trở lại trong nhiều giờ sau do vậy cần được theo dõi tối thiểu 48 giờ ở cơ sở y tế

+ Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp, chân cao

- Adrenalin là thuốc chính, điều trị thực thụ và cấp cứu: nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch, bệnh nhân chưa nặng, chưa tụt huyết áp:

+ Người lớn:1/2 -1 ống (1ml/ống) tiêm bắp hoặc tiêm dưới da

+ Trẻ em: pha loãng 1 ống adrenalin (1ml) với 9ml là NaCl 9o/oo Tiêm 10 microgram/cân nặng/1 lần

Trang 15

+ Lặp lại các lần tiêm như trên trong 10-15/ phút tới khi tình trạng bệnh nhân ổn định

- Nếu tình trạng bệnh nhân nặng, tụt huyết áp, đe dọa tử vong:

+ Tiêm ngay adrenalin tốt nhất là tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm tĩnh mạch bẹn) 1-2ml dung dịch adrenalin/1 lần, pha như trên, lặp lại sau vài phút tới khi huyết áp trở về bình thường

+ Có thể bơm dung dịch adrenalin pha như trên qua ống nội khí quản nếu bệnh nhân

đã đặt NKQ, hoặc bơm qua màng nhẫn giáp

+Đặt đường truyền tĩnh mạch, truyền adrenalin liên tục, bắt đầu với liều 0,03 microgram/kg/phút, tăng dần liều để duy trì huyết áp

- Nhanh chóng báo bác sĩ và gọi người cứu hộ, người hỗ trợ

- Đảm bảo hô hấp:

+ Cho thở oxy 6-8 lít/phút, nên cho thở qua mặt nạ

+ Nếu suy hô hấp nặng lên, thở oxy không kết quả thực hiện ngay bóp bóng ambu qua mặt nạ có oxy 100% Chuẩn bị đặt nội khí quản, chọc màng nhẫn giáp hoạt mở khí quản cấp cứu nếu phù nề thanh môn gây khó thở thanh quản cấp mà không đặt được nội khí quản Nếu đã đặt được nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy với ôxy 100% trong giờ đầu

Truyền dịch: dùng NaCl 0,9%, có thể dùng các dung dịch cao phân tử

+ Rửa dạ dày, than hoạt, thuốc tẩy nếu yếu tố nguyên nhân qua đường ăn uống

• Nếu xử trí cấp cứu ở ngoài bệnh viện dù bệnh nhân có tiến triển tốt, vẫn phải chuyển đến bệnh viện

VI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN

Trang 16

1 Mục tiêu chăm sóc

- Đảm bảo hô hấp

- Đảm bảo tuần hoàn

- Loại bỏ cách ly nguyên nhân

- Thực hiện đầy đủ các y lệnh thuốc và xét nghiệm

- Đảm bảo các chăm sóc cơ bản

- Giúp bệnh nhân và gia đình an tâm và hợp tác điều trị

2 Nhận định bệnh nhân

- Các triệu chứng toàn thân:

+ Nhận định ý thức của bệnh nhân, tình trạng chung như vật vã, hốt hoảng, lơ mơ, hay hôn mê

- Tuần hoàn:

+ Dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên như da lạnh, ẩm, đái ít,

+ Mạch nhanh hay chậm, huyết áp tụt hay còn bình thường

- Hô hấp:

+ Dấu hiệu suy hô hấp : tím,vã mồ hôi, vật vã, hốt hoảng…

+ Đường thở: thở rít, co thắt, khó thở kiểu hen,ứ đọng đờm dải

+ Nhịp thở: bệnh nhân thở nhanh nông, nếu nặng, nguy kịch có thể thở chậm, ngừng thở

+ SpO2 tụt thấp

- Nhanh chóng hỏi tiền sử, bệnh sử (qua bệnh nhân, người nhà) để định hướng nguyên nhân

- Thảo luận với bác sĩ để nắm rõ hơn về tình trạng và xu hướng diễn biến của bệnh nhân

3 Chẩn đoán điều dưỡng

- Khó thở liên quan đến phù nề, co thắt thanh môn, tăng tiết dịch phế quản

- Tụt huyết áp liên quan đến giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch

- Rối loạn ý thức liên quan đến giảm oxy trong máu

- Nguy cơ mất nước liên quan đến nôn và ỉa chảy

Trang 17

4 Thực hiện kế hoạch

4.1 Đảm bảo tuần hoàn

- Thực hiện ngay y lệnh tiêm adrenalin (là thuốc đầu tay, quyết định thành công điều trị)

- Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại biên chắc chắn

- Nếu có đủ điều kiện nên đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, nhanh chóng chuẩn

bị dụng cụ và hỗ trợ bác sĩ làm thủ thuật

- Truyền dịch: NaCl 0,9%, ringer lactat, dung dịch keo

- Theo dõi sát mạch, huyết áp để điều chỉnh liều lượng adrenalin

4.2 Đảm bảo hô hấp

- Thở oxy qua mặt nạ 6 – 8 lít/phút

- Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu bệnh nhân nôn, hôn mê

- Bóp bóng ambu nếu suy hô hấp nặng, ngừng thở hoặc thở chậm

- Chuẩn bị dụng cụ và hỗ trợ đặt NKQ, cho bệnh nhân thở máy nếu suy hô hấp nặng, sốc nặng

- Theo dõi liên tục SpO2 tim, nhịp thở ,

4.3 Loại bỏ, cách ly nguyên nhân

- Nếu nguyên nhân gây sốc phản vệ qua đường tiêu hóa tiến hành rửa dạ dày, cho than hoạt, thuốc tẩy sorbitol

- Ngừng tiếp xúc nguyên nhân như ngừng tiêm truyền, đường thuốc bôi, thuốc uống…

4.4 Thực hiện các thuốc khác theo y lệnh bác sĩ

- Các thuốc giãn phế quản: salbutamol, diaphylin, terbutalin,… đường tĩnh mạch, khí dung

- Thuốc corticoid như solumedrol, depersolon, tiêm tĩnh mạch sớm

4.5 Thực hiện y lệnh xét nghiệm

Trang 18

- Xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện giải đồ, urê, đường máu, khí máu động mạch…

- Các xét nghiệm khác như xét nghiệm miễn dịch tìm nguyên nhân gây sốc phản vệ

- Thực hiện các chăm sóc cơ bản cho người bệnh như đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh thân thể…

4.6 Động viên, giải thích để người bệnh yên tâm điều trị

4.7 Lập bảng theo dõi

- Theo dõi mạch, huyết áp và các dấu hiệu tưới máu ngoại biên liên tục 15 phút /lần cho đến khi huyết áp lên 90 /60 mmHg, sau đó theo dõi 3 giờ/lần đến khi huyết áp ổn định

- Theo dõi nhịp thở, SpO2 mỗi 15- 30 phút/ lần khi đang suy hô hấp

- Theo dõi nước tiểu một giờ/ lần, đảm bảo lưu lượng nước tiểu trên 50 ml nước tiểu /giờ cho đến khi huyết áp ổn định sau đó phải đảm bảo nước tiểu trên 1.200 ml/ ngày

Hoặc hydrocortisone hemisuccinat:

• Bơm kim tiêm 5-10 ml: 5 bộ

• Bông, gạc, cồn, dây garo, panh, kẹp

• Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (đã được thống nhất theo thông tư)

Đối với bệnh nhân

• Trước khi dùng thuốc phải hỏi bệnh nhân hoặc người nhà tiền sử dị ứng thuốc Với bệnh nhân sốc phản vệ trước khi ra viện cần ghi rõ thuốc gây dị ứng cho người bệnh biết Hướng dẫn người bệnh tránh sử dụng nhóm thuốc đó

Trang 19

Vấn đề test kháng sinh: thực hiện test thử bắt buộc đối với Penicillin và Streptomycin trước khi tiêm theo đúng quy định

4.8 Đánh giá kết quả chăm sóc tốt khi:

- Lâm sàng cải thiện tốt, kiểm soát được hô hấp tuần hoàn

- Phát hiện sớm dị nguyên, cách ly có hiệu quả dị nguyên

- Bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ, không để xảy ra biến chứng

- Các chăm sóc cơ bản được thực hiện tốt

- Bệnh nhân và gia đình yên tâm hợp tác điều trị

Lượng giá

1.Trình bày định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, triệu chứng và diễn biến của sốc phản vệ?

2.Trình bày các bước nhận định bệnh nhân sốc phản vệ?

3.Trình bày các bước chăm sóc, theo dõi, đánh giá diễn biến của bệnh nhân sốc phản vệ?

Trang 20

BÀI 3: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP

LỜI GIỚI THIỆU

Bài học giới thiệu các biểu hiện lâm sàng và các nguyên nhân thường gặp của phù phổi cấp, nhận định và chẩn đoán điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

II NGUYÊN NHÂN VÀ SINH LÝ BỆNH

Phù phổi cấp huyết động có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra Trên một bệnh nhân có thể có nhiều nguyên nhân, yếu tố kết hợp dẫn đến phù phổi cấp

Về sinh lý bệnh: áp lực mao mạch phổi tăng cao đột ngột, đẩy dịch từ mao mạch ra khoảng kẽ rồi vào phế nang làm phế nang tràn ngập dịch gây ra bệnh cảnh phù phổi cấp trên lâm sàng

Các nguyên nhân thường gặp:

- Bệnh tim mạch gây suy chức năng tim trái hoặc tăng áp lực mao mạch phổi: nhồi máu cơ tim, hẹp van hai lá, viêm cơ tim, cơn tăng huyết áp Do suy chức năng tim trái

và tăng áp lực mao mạch phổi dẫn đến tăng thấm thanh dịch từ trong lòng mạch vào khoảng kẽ và trong lòng phế nang Đây là nhóm nguyên nhân chính và là cơ chế chính gây phù phổi huyết động, do vậy trên lâm sàng còn thường gọi là phù phổi cấp do tim

Trang 21

- Suy thận cấp, suy thận mạn: tình trạng ứ nước toàn thân do suy thận, vô niệu dẫn đến ứ nước và tăng thấm thanh dịch vào phế nang dẫn đến phù phổi Bệnh nhân có thể tăng huyết áp kết hợp hoặc suy tim (thường có trong suy thận mãn tính giai đoạn cuối, đã phải lọc máu chu kỳ) làm bệnh nhân dễ bị phù phổi cấp nặng hơn

• Nguyên nhân khác:

Chọc tháo dịch hoặc khí màng phổi quá nhanh, quá nhiều làm giảm quá nhanh áp lực trong khoang màng phổi dẫn đến phù phổi bên hút dịch hoặc khí, trường hợp nặng có thể phù phổi cả bên đối diện nhưng thường nhẹ hơn bên hút dịch hoặc khí

Truyền dịch quá nhanh, quá nhiều dẫn đến quá thừa nước trong lòng mạch, Nếu tim bệnh nhân không đủ khả năng bơm máu tương ứng sẽ dẫn đến ứ nước lại ở phổi

III.TRIỆU CHỨNG VÀ DIỄN BIẾN

1 Phù phổi cấp biểu hiện bằng cơn khó thở và suy hô hấp cấp tính và nặng

- Bệnh nhân thường lo lắng hốt hoảng, ho khan Trong trường hợp nặng có thể

- Biểu hiện suy hô hấp và gắng sức thở: khó thở nhanh, co kéo các cơ hô hấp phụ; tím môi và đầu chi, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tăng Trong các trường hợp nặng bệnh nhân biểu hiện mệt lả, tím nhiều, thở nhanh, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp có thể rối loạn ý thức

- Biểu hiện của phù phổi: nghe phổi thấy có ran ẩm hai bên phổi, tăng dần lên theo thời gian như nước triều dâng

- Có thể thấy các dấu hiệu của bệnh lý nguyên nhân: tiếng ngựa phi, HA cao

Trang 22

3 Diễn biến

Cơn phù phổi có thể cải thiện nhanh nếu được điều trị hiệu quả Các cơn phù phổi không được điều trị hoặc điều trị chậm trễ có thể tiến triển nhanh đến ngạt thở, suy hô hấp nặng và nguy cơ tử vong cao do suy hô hấp, rối loạn nhịp tim

IV NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

- Mục tiêu của xử trí là làm giảm áp lực mạch phổi để giảm phù phổi, đồng thời phải kiểm soát đường thở, oxy và hỗ trợ thông khí, giải quyết nguyên nhân gây phù phổi

- Làm giảm áp lực mao mạch phổi để giảm phù phổi:

- Giảm máu về tim: tư thế ngồi hoặc nằm đầu cao, chân thõng, có thể Garo chi luân phiên hoặc chích máu trong số ít trường hợp;dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc giãn tĩnh mạch như nhóm thuốc nitrate Các bệnh nhân thừa thể tích và trong bệnh cảnh suy thận

vô niệu sẽ cần lọc máu cấp cứu

- Tăng co bóp cơ tim: thuốc trợ tim như dobutamin,digoxin và xử trí các rối loạn nhịp

- Xử trí hạ huyết nếu HA cao

- Có thể dùng morphin với mục đích an thần, giảm lo lắng đồng thời thuốc cũng có tác dụng giãn tĩnh mạch

- Các trường hợp phù phổi nặng, suy hô hấp nặng, liệt cơ hô hấp: thở máy không xâm nhập qua mặt nạ, nếu thất bại sẽ phải đặt NKQ và thở máy qua NKQ

V CHĂM SÓC

1.Nhận định

- Dấu hiệu và mức độ của thiếu oxy

- Mức độ phù phổi

- Định hướng nguyên nhân, các xét nghiệm cần thiết và khả năng điều trị cấp cứu

2 Chẩn đoán điều dưỡng

- Tắc nghẽn đường thở liên quan đến co thắt khí phế quản, tăng tiết đờm dãi

- Trao đổi khí kém liên quan đến tình trạng ngập nước phế nang

- Động tác kém hiệu quả liên quan đến giảm vận động của thành ngực

Trang 23

- Rối loạn ý thức liên quan đến giãm oxy máu

3 Lập và thực hiện kế hoach chăm sóc

3.1 Đảm bảo thông thoáng đường thở

- Kiểm soát thông thoáng đường thở bằng cách: để bệnh nhân ngồi, hút dịch phù phổi trong miệng, hầu họng

- Đặt nội khí quản để kiểm soát đường thở

3.2 Đảm bảo oxy máu

- Biện pháp thở oxy: thở oxy qua mặt nạ 6- 10 lít/ phút

3.3 Giảm bớt phù phổi nhằm đảm bảo oxy

- Cho bệnh nhân ngồi thõng hai chân hoặc nằm với đầu giường nâng cao > 45o.Mục đích là làm giảm máu tĩnh mạch trở về tim Tuy nhiên không nên thực hiện điều này nếu bệnh nhân tụt huyết áp do sẽ làm giảm tưới máu lên não Để giảm tuần hoàn tĩnh mạch trở về tim còn có một số biện pháp khác nhưng hiện nay ít dùng trong thực tế: garo gốc 3 chi luân phiên, chích máu

- Dùng thuốc lợi tiểu loại tác dụng nhanh như furosemid, thường dùng đường tiêm tĩnh mạch và theo chỉ định của bác sĩ Mục đích dùng lợi tiểu là để giảm bớt thể tích tuần hoàn, làm giảm lượng nước lên phổi Tuy nhiên không dùng được thuốc lợi tiểu nếu bệnh nhân đang tụt huyết áp và có tình trạng mất nước, giảm thể tích máu Thuốc lợi tiểu cũng không có ý nghĩa lâm sàng điều trị phù phổi cấp nếu phù phổi xảy ra ở bệnh nhân suy thận, vô niệu, không còn đáp ứng với thuốc lợi tiểu

- Thuốc giãn tĩnh mạch như nitrate ( dạng xịt dưới lưỡi ngậm dưới lưỡi hoặc truyền tĩnh mạch) được dùng với mục đích làm giãn tĩnh mạch và làm giảm dòng máu tĩnh mạch trở về tim Thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ và không nên dùng nếu bệnh nhân đang trong tình trạng tụt huyết áp Thuốc là lựa chọn rất tốt trong trường hợp phù phổi không đáp ứng với thuốc lợi tiểu, nhất là trong trường hợp suy thận vô niệu làm thuốc lợi tiểu không còn ý nghĩa điều trị phù phổi

- Thuốc làm tăng co bóp thường dùng dobutamin truyền tĩnh mạch theo y lệnh của bác

sĩ Có tác dụng rất nhanh (vài phút) sau khi được truyền tĩnh mạch và cũng hết tác dụng

Trang 24

rất nhanh sau khi ngừng thuốc Thuốc có nguy cơ gây tăng nhịp tim và rối loạn nhịp tim Hiện nay các bác sĩ thường ít dùng nhóm thuốc digitalis (như digoxin) để điều trị phù phổi cấp Digoxin được lựa chọn chủ yếu trong trường hợp suy tim có rung nhĩ

3.4 Lo lắng do khó thở, thiếu oxy hoặc do nhiều lý do khác

- Luôn chú ý theo dõi và kịp thời phát hiện tình trạng lo lắng của bệnh nhân Bệnh nhân lo lắng sẽ kém hợp tác với điều trị và càng dễ khó thở, suy hô hấp nặng hơn

- Giải pháp: thái độ quan tâm của nhân viên y tế, sự có mặt kịp thời của nhân viên y tế; Bệnh nhân được giải thích rõ ràng; có thể dùng thêm thuốc an thần theo y lệnh Morphin là lựa chọn tốt để giảm bớt lo lắng cho bệnh nhân, thuốc còn có tác dụng giảm bớt phù phổi

4 Đánh giá kết quả:

Tiêu chuẩn diễn biến và tình trạng tốt :hết khó thở; hết tím và thiếu oxy máu, phổi hết ran, nhịp thở trở về bình thường, huyết động kiểm soát ổn định, hết lo lắng vật vã

Lượng giá

1.Trình bày các biểu hiện lâm sàng và các nguyên nhân thường gặp của phù phổi cấp?

2.Trình bày nhận định và chẩn đoán điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp?

3.Trình bày kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp?

Trang 25

BÀI 4: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP

LỜI GIỚI THIỆU

Bài học giới thiệu nguyên nhân, triệu chứng và nguyên tắc xử trí cấp cứu bệnh nhân ngộ độc cấp, chẩn đoán điều dưỡng bệnh nhân ngộ độc cấp

Mục tiêu

1.Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và nguyên tắc xử trí cấp cứu bệnh nhân ngộ độc cấp

2 Nhận định và nêu được chẩn đoán điều dưỡng bệnh nhân ngộ độc cấp

3 Lập được kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp

I KHÁI NIỆM

1 Đường vào của chất độc

Các chất độc có thể vào cơ thể theo nhiều đường: đường ăn uống, đường thở, qua

da, niêm mạc, đường tiêm truyền Trên thực tế lâm sàng hay gặp nhất ngộ độc qua đường

ăn uống

2 Thời gian tiềm ẩn ngộ độc

Chất độc cần thời gian nhất định để thấm vào máu và cơ thể để gây ra tác dụng độc Nếu cấp cứu trong giai đoạn chất độc còn nằm trong dạ dày, trên da thì dễ dàng loại

bỏ chất độc bằng rửa dạ dày, tắm, gội hoặc dùng sớm các thuốc giải độc ngăn không cho chất độc gây tác dụng độc giúp bệnh nhân tránh khỏi bị ngộ độc nặng Khi chất độc đã ngấm vào cơ thể và gây độc thì tình trạng sẽ nguy hiểm hơn, nguy cơ điều trị phức tạp, tốn kém và tử vong cao hơn

II NGUYÊN NHÂN

Độc chất có thể là: hóa chất công nghiệp, hóa chất dùng trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột …), hóa chất gia dụng (chất tẩy men kính, xà phòng, dầu pha sơn…), thuốc chữa bệnh, động vật, thực vật, nọc độc động vật (rắn cắn, ong đốt…), các ngộ độc cấp thường gặp: thuốc ngủ, an thần, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phiện,ma túy,

Trang 26

III TRIỆU CHỨNG VÀ DIỄN BIẾN: rất khác nhau trong từng trường hợp, tùy

- Thuốc chuột: co giật, suy tim và rối loạn nhịp tim

- Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ: da tái lạnh, ẩm, mạch chậm, đồng tử hai bên co nhỏ ,tăng tiết, co thắt phế quản, co giật, có thể liệt cơ, rối loạn ý thức, hôn mê, mùi thuốc trừ sâu Hoàn cảnh và triệu chứng lâm sàng gợi ý có giá trị định hướng đến ngộ độc cấp Chẩn đoán xác định phải dựa vào xét nghiệm độc chất và một số xét nghiệm đặc hiệu khác tùy theo loại ngộ độc

IV NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

Xử trí nhằm mục tiêu giảm lượng chất độc trong cơ thể, hạn chế tác dụng của chất độc và hồi sức, xử trí các triệu chứng

1 Hồi sức: đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, điều chỉnh các rối

loạn nước điện giải

2 Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể

- Rửa dạ dày

- Truyền dịch tăng bài niệu và kiềm hóa nước tiể

- Chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng

3 Thuốc giải độc đặc hiệu

Trang 27

- Hoàn cảnh, số lượng, đường vào và thời điểm bị nhiễm độc Lưu ý là một số thông tin rất quan trọng cho chẩn đoán và cấp cứu ngộ độc, cần cố gắng khai thác

- Lý do dẫn đến ngộ độc: đầu độc, tự tử, tai nạn

2.Chẩn đoán điều dưỡng

Các chẩn đoán điều dưỡng thường phải đặt ra trên thực tế bệnh nhân

- Hôn mê, co giật, sảng, kích động

- Trụy mạch, loạn nhịp tim

- Ngừng thở, suy hô hấp

- Nôn, đau bụng, tiêu chảy

- Rối loạn tâm thần

3 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

3.1 Kiểm soát các chức năng sống

3.2 Loại bỏ chất độc và hạn chế hấp thu

- Gây nôn: bằng cách uống 100 đến 200 ml nước rồi ngoáy họng bằng một que bông gây nôn Không gây nôn cho các trường hợp uống các chất ăn mòn, acid, base

- Uống than hoạt

+ Chỉ định: dùng cho hầu hết các loại thuốc, chất độc, thực phẩm

+ Chống chỉ định: bệnh nhân hôn mê, co giật, trừ khi đã đặt nội khí quản, bơm bóng chèn và cho thuốc chống co giật trước, uống các chất ăn mòn, acid, base, xăng, dầu và 1

số chất than hoạt không gắn được: rượu, lithium

- Rửa dạ dày

+ Hiệu quả nhất trong 60 phút đầu bị ngộ độc

+Còn hiệu quả trong 3 giờ đầu và đã uống than hoạt

+ Chống chỉ định

Sau uống các chất ăn mòn

Sau uống các hóa chất: dầu hỏa, xăng

Trang 28

- Nhuận tràng: nhằm kích thích co bóp ruột tống chất độc ra ngoài: thường dùng là sorbitol, nên uống ngay sau khi dùng than hoạt hoặc trộn vào than hoạt

- Gội đầu làm sạch da: nếu chất độc bám vào da, tóc có thể xâm nhập vào cơ thể

- Rửa mắt: ngay tức khắc bằng nhiều nước nhỏ liên tục trong 10 - 15 phút nếu chất độc là acid hay kiềm vì có thể mắt bị hỏng ngay, chuyển tới chuyên khoa mắt

- Qua đường hô hấp

Nếu chất độc vào cơ thể qua đường hô hấp, người cấp cứu nhanh chóng mặc đồ bảo

vệ đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, ra vùng thoáng khí Không hô hấp nhân tạo trực tiếp nếu ngộ độc khí độc

- Tăng thông khí: bóp bóng hoặc thở máy

- Tăng đào thải chất độc trong máu

+ Truyền dịch, lợi tiểu

+ Lọc máu

3.3 Dùng chất kháng độc

Để có thể lựa chọn dùng chất kháng độc đặc hiệu thì cần phải xác định được chính xác chất độc

Lựa chọn chất kháng độc đặc hiệu là tùy theo loại ngộ độc

3.4 Kiểm soát các triệu chứng: co giật, rối loạn nhịp tim, phù phổi cấp

3.5 Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm độc chất

3.6 Tâm lý liệu pháp và tư vấn

Các bệnh nhân ngộ độc đều cần được tư vấn về ngộ độc và tư vấn về tâm lý để đề phòng bị ngộ độc tái phát Tư vấn tâm lý và khám tâm thần là đặc biệt cần thiết đối với bệnh nhân ngộ độc do tự tử

VI ĐÁNH GIÁ

Diễn biến tốt :

Bệnh nhân tỉnh, hô hấp và huyết áp ổn định

Cải thiện và hết các dấu hiệu ngộ độc

Trang 29

Diễn biến xấu

Tình trạng hô hấp và huyết áp không ổn định

Dấu hiệu ngộ độc kéo dài hoặc nặng thêm

Xuất hiện các biến chứng: sặc vào phổi, nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải

Lượng giá

1.Trình bày nguyên nhân, triệu chứng và nguyên tắc xử trí cấp cứu bệnh nhân ngộ độc cấp?

2 Nhận định và nêu các chẩn đoán điều dưỡng bệnh nhân ngộ độc cấp?

3 Lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp?

Trang 30

BÀI 5: CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN-HÔ HẤP

LỜI GIỚI THIỆU

Bài học giới thiệu nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn-hô hấp, vận dụng kiến

thức để xử trí cấp cứu trường hợp ngừng tuần hoàn-hô hấp

MỤC TIÊU

1 Định nghĩa được ngừng tuần hoàn-hô hấp

2 Nêu được nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn-hô hấp

3 Vận dụng kiến thức để xử trí cấp cứu trường hợp ngừng tuần hoàn-hô hấp

NỘI DUNG

I ĐẠI CƯƠNG

Ngưng tuần hoàn - hô hấp (NTH-HH) hay còn gọi là ngưng tim là một cấp cứu hết sức khẩn cấp, có thể xảy ra bất kì nơi nào trên đường phố, trong bệnh viện, công trường, bãi biển, gia đình

Xử trí cấp cứu NTH-HH thường được gọi là Hồi sinh Tim - Phổi (HSTP - CPR: Cardio Pulmonary Resuscitation) Tùy theo phương tiện cấp cứu được sử dụng và trình độ của người cấp cứu mà chia thành HSTP cơ bản (Basic Life Support - BLS) và HSTP cao cấp (Advanced Cardiac Life Support - ACLS) HSTP

cơ bản khi những phương tiện cấp cứu chỉ có rất hạn chế hoặc chỉ được tiến hành bởi các nhân viên không chuyên và thường áp dụng ngay tại nơi xảy ra ngưng tuần hoàn hô hấp, trong khi HSTP cao cấp là một công việc phức tạp đòi hỏi có đầy đủ phương tiện cấp cứu và thầy thuốc chuyên khoa, thường chỉ có thể tiến hành tại khoa Hồi sức Cấp cứu

Mục đích của HSTP là cung cấp tạm thời tuần hoàn và hô hấp nhân tạo, qua

đó tạo điều kiện phục hồi tuần hoàn và hô hấp tự nhiên có hiệu qủa

HSTP có thể được thực hiện bằng các thủ thuật hồi sức tuần hoàn như ép tim ngoài lồng ngực, sốc điện (phá rung tim bằng điện), dùng thuốc.hay hồi sức hô hấp như thông khí cơ học (TKCH) nhân tạo (miệng - miệng; bóng - mask; bóng - NKQ)

Có ba yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong HSTP là:

(1) HSTP được tiến hành bởi nhân viên được trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết và thành thạo về kỹ thuật;

(2) Đội ngũ HSTP được tổ chức tốt (phân công hợp lý từng vị trí cụ thể); (3) Được can thiệp kịp thời (mỗi phút qua đi thì cơ may cứu sống bệnh nhân giảm đi từ 7 -10%)

II KHÁI NIỆM NGỪNG TUẦN HOÀN

1 Ngừng tuần hoàn (NTH) là tim ngừng hoạt động hay hoạt động không có hiệu quả về huyết động (rung thất, nhịp nhanh thất, phân ly điện cơ, vô tâm thu)

2 Cần can thiệp sớm để khỏi mất não, chỉ có 3 phút để hành động Báo ngay kíp cấp cứu đến hỗ trợ

III NGUYÊN NHÂN NGỪNG TUẦN HOÀN

1 Ngoại khoa:

Trang 31

- Đa chấn thương gây chấn thương sọ não và sốc

- Khi đang phẫu thuật: do tai nạn gây mê hoặc do mất nhiều máu

2.Nội khoa: Có rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là:

- Do bệnh tim, rối loạn nhịp tim, dùng các thuốc điều trị suy tim và rối loạn nhịp tim không đúng quy cách

- Do phản xạ: gặp trong khi làm một số thủ thuật, đặc biệt là ở vùng cổ

- Do TBMN gây tăng áp lực nội sọ, tụt não gây ngừng thở, ngừng tim

- Do các tai nạn, nhiễm độc (điện giật, ngộ độc cóc,…)

- Do rối loạn điện giải nặng, rối loạn kiềm toan

- Hay gặp nhất là do suy hô hấp cấp Đây là nhóm nguyên nhân cần được chú

ý trong cấp cứu và hồi sức

- Nếu cấp cứu chậm đồng tử bắt đầu giãn to, cố định, mất phản xạ ánh sáng

- Không mất thời gian để nghe tim, đo HA, điện tim để xác định chẩn đoán

- Các dấu hiệu gợi ý khác

+ Da nhợt nhạt do mất máu cấp

+ Da tím ngắt nếu có suy hô hấp cấp

+ Máu ngừng chảy khi đang phẫu thuật động mạch hay chảy máu kéo dài từ vùng mổ

III XỬ TRÍ

1 Khi nào tiến hành hồi sinh tim phổi

- Gọi không thấy đáp ứng

- Nghe, nhìn không thấy thở

- Không có mạch

2 Gọi người hỗ trợ

- Ngoài bệnh viện gọi vận chuyển cấp cứu 115

- Trong bệnh viện: gọi bác sỹ, y tá trực

IV CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (CPR): Quy trình xử trí: C-A-B (thay đổi khác với

trước đây A-B-C )

1 C: Ép tim (Chest compressions) ngay lập tức khi xác định bn ngưng hô hấp tuần

hoàn với nguyên tắc “ép mạnh và nhanh”, ép 30 lần sau đó mới thổi ngạt 2 lần (chú ý: không áp dụng đối với trẻ sơ sinh)

Trang 32

- Vị trí: 1/3 dưới xương ức Dùng bàn tay trái áp cườm tay vào 1/3 dưới xương ức nạn nhân, bàn tay kia đặt lên trên và lồng các ngón vào nhau Hai cánh tay duỗi thẳng ép thẳng góc với lồng ngực (TE 1-8 tuổi: một bàn tay; 12 tháng tuồi: dùng 2 ngón tay; trẻ sơ sinh dùng 2 ngón tay)

- Tần số: ≥ 100 lần/phút, tránh tối thiểu gián đoạn ép tim

- Biên độ: ≥ 5 cm ở người lớn; ≥ 1/3 đường kính trước sau ở trẻ em

- Phối hợp 30 lần ép tim, 2 lần thông khí.: Khi đặt được nội khí quản thì không còn chu kỳ 30:2 mà ép tim liên tục ít nhất 100 lần/phút và bóp bóng 8-10 lần/phút qua nội khí quản

- Nên thay đổi người ép tim mỗi 2 phút để đảm bảo nhát bóp hiệu quả

2 A : kiểm soát đường thở (Airway): Trong khi một người ép tim thì người thứ hai

kiểm soát đường thở và chuẩn bị cung cấp 2 lần thông khí ngay lập tức sau khi người ép tim hoàn tất 30 lần ép tim

- Nhanh chóng móc họng lấy hết dị vật, lau sạch miệng, mũi, để người bệnh nằm ngửa, ưỡn cổ, hàm dưới đẩy ra trước

- Đặt đường thở nhân tạo: canule, mask, nội khí quản (<20 giây)

3 B: Thổi ngạt (Breathing):

- Miệng-miệng, miệng-mũi: quỳ chân, ngửa đầu lên hít hơi dài rồi cúi xuống

áp chặt vào miệng nạn nhân, một tay bịt hai lỗ mũi nạn nhân (hoặc bịt miệng bằng hai ngón tay nếu thổi ngạt qua miệng-mũi), một tay đẩy hàm ra trước Thổi hết hơi

ra, đồng thời ngước nhìn lồng ngực xem có phồng lên không

- Bóp bóng bằng mask: áp sát mặt nạ vào miệng, mũi người bệnh bóp bóng với oxy 100%

- Kết hợp thổi hoặc bóp bóng qua mặt nạ với ép tim theo chu kỳ 30:2 (30 lần

ép tim và 2 lần thổi ngạt)

- Bóp bóng qua nội khí quản 8-10 lần/phút và không theo chu kỳ 30:2

- Chú ý tránh thông khí quá mức (trừ trẻ sơ sinh ép tim và thông khí theo tỉ

lệ 3:1 hoặc khi xác định do bệnh lý tim mạch thì ép tim và thông khí theo chu kỳ 15:2)

V KHI NÀO NGỪNG CẤP CỨU

1 Thời gian ngừng cấp cứu phụ thuộc

- Tình trạng bệnh, nguyên nhân

- Diễn biến trong khi cấp cứu:

+ Thời gian phát hiện ngừng tuần hoàn

+ Thời gian từ khi ngừng tuần hoàn tới khi bắt đầu cấp cứu

2 Tiên lượng: 3 tình huống xảy ra

a) Hồi sinh tim phổi có kết quả: Tim đập lại, hô hấp tự nhiên phục hồi tuy vậy vẫn

có nguy cơ ngừng tuần hoàn tái phát và cần tiếp tục theo dõi hô hấp và duy trì huyết áp Chú ý tim và điều trị nguyên nhân

Trang 33

- Co cứng kiểu mất não: 2 tay và 2 chân duỗi cứng

- Điện não đồ là đường thẳng

- Sau 24h có thể ngừng các biện pháp cấp cứu tích cực

- Mất vỏ não (hôn mê kéo dài)

- Duy trì đời sống thực vật trong nhiều tháng, nhiều năm nếu tiếp tục duy trì dinh dưỡng cho bệnh nhân

- Thường vĩnh viễn không phục hồi tri giác hiểu biết

c) Tim không đập lại dù cấp cứu đúng quy trình: Có thể ngừng cấp cứu sau 60

phút

Lượng giá

1 Định nghĩa ngừng tuần hoàn-hô hấp?

2 Nêu nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn-hô hấp?

3 Vận dụng kiến thức để xử trí cấp cứu trường hợp ngừng tuần hoàn-hô hấp?

Ngày đăng: 27/02/2024, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w