1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cp vietnamtrade

70 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cp vietnamtrade
Tác giả Hà Danh
Người hướng dẫn TH.S Hồ Diệu
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 504 KB

Nội dung

. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay con người là một trong mục tiêu quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội và đó cũng là phương tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn cả trên toàn thế giới. Trong mỗi tổ chức đều nhận thấy được công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà nó còn giúp cho người lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Nhờ có đào tạo và phát triển mà người lao động tránh được sự đào thải trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội. Và nó còn góp phần làm thoả mãn nhu cầu phát triển cho người lao động. Để phát triển bền vững, xây dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường, công việc được đặt lên vị trí hàng đầu là phải quan tâm đến con người, con người là cốt lõi của mọi hành động. Nếu tổ chức có nguồn nhân lực trình độ kỹ chuyên môn cao, có ý thức trách nhiệm, có sự sáng tạo…thì tổ chức đó sẽ làm chủ được mình trong mọi biến động của thị trường. Với thời buổi hiện nay doanh nghiệp nào cần đèn đi trước thì cơ hội thành công sẽ lớn hơn vậy nên chính nguồn nhân lực đó là sự đổi mới, sự cải tiến bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm hiện đại hóa – công nghiệp hóa quá trình sản xuất, quản lý. Công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực lớn. Trong một quãng thời gian thực tập tại Công ty CP VIETNAMTRADE, thì đã nhận thấy được rất nhiều thứ cần quan tâm trong việc công tác đào tạo nguồn nhân lực. Công ty đã cho người lao động tham gia những chương trình đào tạo để nâng cao kiến thức và chuyên môn về thương mại điện tử. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điểm yếu chưa được khắc phục hết và chưa được giải đáp hết, dẫn tới công tác đào tạo chưa đạt hiệu quả, chưa sát thực được với năng lực của nhân viên. Với sự giúp đỡ của cô Hồ Diệu Khánh cùng với các anh chị trong công ty cùng em nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty CP VIETNAMTRADE” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong cuộc sống không có thành công nào mà tự tới tìm bạn, mà phải tự phấnđấu bỏ mồ hôi nước mắt có thể đạt được thành công đó, bên cạnh đó điều gắn liềnvới sự thành công đó là sự giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp củangười khác Từ những năm đầu đại học bỡ ngỡ với kiến thức ngành nghề mình theođuổi, thì em đã nhận rất nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô, bạn bè Với sự biết

ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô khoa quản trị kinh doanh – Trường ĐHDuy Tân Đà Nẵng đã dùng hết kiến thức tâm huyết của một người nhà giáo củamình để truyền đạt vốn kiến thức cho chúng em trong thời gian học tập tại trường

Và đây là năm đặc biệt của em khi phải đi thực tập và thực hiện chuyên đề domình đã chọn, nếu không có sự chỉ bảo của thầy cô thì bài thu hoạch của sẽ rất khó

có thể hoàn thiện tốt được Một lần nữa em muốn gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô.Sau những lần đi làm bán thời gian trong suốt quãng đời sinh viên thì đây là lần đầutiên em thực tập tại một doanh nghiệp và công việc nó khác xa với mọi công việcbán thời gian nên em vẫn cái lạ lẫm và còn nhiều bỡ ngỡ Vậy nên những thiếu sốt

là không thể thiếu sót, em rất mong được nhận ý kiến và đóng góp quý báu của cácthầy cô và các bạn cùng lớp giúp em hoàn thiện kiến thức trong lãnh vực này

Em xin cảm ơn đến thầy cô khoa quản trị kinh doanh một cách sâu sắc nhất đãtạo tạo điều kiện cho em có thế hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này Và ngoàitrường lớp ra thì em xin cảm ơn đến tất cả các anh chị trong Công ty CPVIETNAMTRADE đã hỗ trợ hết mình về kiến thức, kinh nghiệm, số liệu bài thuhoạch này hoàn thành đầy đủ nhất Và đặc biệt nữa đó là cảm ơn chân thành tới côTH.S Hồ Thị Diệu Khánh giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đã nhiệt tìnhchỉ bảo em rất nhiều Trong quá trình thực tập và cũng như trong quá trình thực hiệnbài báo cáo thực tập, sẽ khó tránh khỏi sự sai sót, rất mong cô thầy bỏ qua Đồngthời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn con hạn chế nên bài báo cáokhông thể không tránh khỏi sự thiếu sót Vậy mong được nhận những ý kiến đónggóp quý báu của thầy cô để em có thêm kiến thức kinh nghiệm để thực hiện tốt bàikhóa luận tốt nghiệp của mình sắp tới

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác.Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về đề tài củamình

Người cam đoan

Hà Danh

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG 2.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 28

BẢNG 2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 29

BẢNG 2.3 ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG 31

BẢNG 2.4 SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÀO TẠO 36

BẢNG 2.5 BẢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 37

BẢNG 2.6 BANG THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO 37

BẢNG 2.7 HÌNH THỨC ĐÀO TẠO MỚI VÀO NGHỀ 38

BẢNG 2.8 ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO 39

BẢNG 2.9 HÌNH THỨC ĐÀO TẠO NGHỀ 39

BẢNG 2.10 CHI PHÍ CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2019 40

BẢNG 2.11 CHI PHÍ ĐÀO TẠO 3 NĂM 41

Bảng 3.1 tổng hợp cơ hội và thách thức 49

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

HÌNH 1.1 SƠ ĐỒ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 16 HÌNH 2.1 SƠ ĐỒ CÓ CẤU TÔT CHỨC CÔNG TY CP VIETNAMTRADE26

Hình 2.2 Sơ đồ đào tạo nguồn nhân lực 33

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP 4

1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP 4

1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực 4

1.1.2 Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực 5

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 6

1.2.1 Đào tạo trong công việc 6

1.2.2 Đào tạo ngoài công việc 10

1.3 QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 16

1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo 16

1.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo 17

1.3.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo 18

1.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 19

1.3.5 Lựa chọn giáo viên 19

1.3.6 Dự tính chi phí đào tạo 20

1.3.7 Đánh giá sau đào tạo 21

1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 21

1.4.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 21

1.4.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP VIETNAMTRADE 25

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP VIETNAMTRADE 25

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 25

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 26

Trang 7

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TRONG THỜI GIAN QUA 28

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP VIETNAMTRADE TRONG THỜI GIAN QUA 32

2.3.1 Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực 32

2.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực 41

2.3.3 Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 46

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP VIETNAMTRADE 47

3.1 CÁC CƠ SỞ BAN ĐẦU HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP 47

3.1.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian đến 47

3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty trong thời gian đến 49

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN ĐẾN 51

3.2.1 Giải pháp tạo động lực cho đội ngũ nhân viên 52

3.2.2 Giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 58

KẾT LUẬN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay con người là một trong mục tiêuquan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội và đó cũng là phương tiện tốt nhất đểthúc đẩy sự phát triển, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn cả trên toànthế giới Trong mỗi tổ chức đều nhận thấy được công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực là rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Bên cạnh đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khôngchỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà nó còn giúp cho người lao động cập nhậtcác kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹthuật Nhờ có đào tạo và phát triển mà người lao động tránh được sự đào thải trongquá trình phát triển của tổ chức, xã hội Và nó còn góp phần làm thoả mãn nhu cầuphát triển cho người lao động

Để phát triển bền vững, xây dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường,công việc được đặt lên vị trí hàng đầu là phải quan tâm đến con người, con người làcốt lõi của mọi hành động Nếu tổ chức có nguồn nhân lực trình độ kỹ chuyên môncao, có ý thức trách nhiệm, có sự sáng tạo…thì tổ chức đó sẽ làm chủ được mìnhtrong mọi biến động của thị trường Với thời buổi hiện nay doanh nghiệp nào cầnđèn đi trước thì cơ hội thành công sẽ lớn hơn vậy nên chính nguồn nhân lực đó là sựđổi mới, sự cải tiến bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm hiện đạihóa – công nghiệp hóa quá trình sản xuất, quản lý Công tác đào tạo nguồn nhân lựcđảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế ngày càngphát triển đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực lớn

Trong một quãng thời gian thực tập tại Công ty CP VIETNAMTRADE, thì đãnhận thấy được rất nhiều thứ cần quan tâm trong việc công tác đào tạo nguồn nhânlực Công ty đã cho người lao động tham gia những chương trình đào tạo để nângcao kiến thức và chuyên môn về thương mại điện tử Tuy nhiên vẫn còn rất nhiềuđiểm yếu chưa được khắc phục hết và chưa được giải đáp hết, dẫn tới công tác đàotạo chưa đạt hiệu quả, chưa sát thực được với năng lực của nhân viên Với sự giúp

đỡ của cô Hồ Diệu Khánh cùng với các anh chị trong công ty cùng em nghiên cứu

Trang 9

đề tài: “ Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty CP VIETNAMTRADE” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Hoàn thiện lại hệ thống kiến thức mà tôi đã được học tại trường đồng thời giúptôi hiểu rõ hơn bản chất của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong 1 doanhnghiệp

Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực tạiCông ty CP VIETNAMTRADE

Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty,tạo cho công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có trình độ chuyên mônvững vàng

3 Đối tượng nghiên cứu

Là thực trạng công tác đào tạo của Công ty CP VIETNAMTRADE

4 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: là các phòng ban của Công ty CP VIETNAMTRADEPhạm vị thời gian: là khoảng thời gian từ 3 năm trở lại đây

5 Phương pháp nghiên cứu

Để xác định cách thức quản lý các công ty, cần phải có một cơ cấu tổ chức rõràng Chuyên đề nghiên cứu được thực hiện bằng một số phương pháp chủ yếu nhưđiều tra bằng trao đổi, đàm thoại, quan sát thực tế, thống kê, phân tích và tổng hợp.Phương pháp thực tế, quan sát: Quan sát chi tiết về thực trạng nguồn nhân lựchiện tại của công ty, các yếu tố liên quan trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệuquả nguồn nhân lực, thái độ của cán bộ công nhân viên đối với các chính sách củacông ty

Phương pháp điều tra bằng trao đổi, đảm thoại: là phương pháp thu thập thôngtin qua việc trò chuyện, trao đổi trực tiếp với nhân viên công ty

Phương pháp tổng hợp, thống kê: Được thực hiện dựa trên thông tin và số liệuthu thập từ hệ thống lưu trữ hồ sơ của Công ty và từ nhiều nguồn như: Trực tiếp,Internet, các bài báo, đài truyền hình, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những

bộ phận có liên quan

Trang 10

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm ba chương: Ngoài phần mở đầu và kết luận

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty CPVIETNAMTRADE

Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty CPVIETNAMTRADE

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác công tác đào tạo nguồnnhân lực tại Công ty CP VIETNAMTRADE

Trang 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN

NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP.

1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực

1.1.1.1 Khái niệm

- Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, có quan hệ chặt chẽ với dân số, là

bộ phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò tạo ra của cải vật chất và tình thầncho xã hội Được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác

+ Với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người là: Nguồn nhânlực được hiểu là khả năng lao động của xã hội, của toàn bộ những người có cơ thểphát triển bình thường và có khả năng lao động

+ Với cách tiếp cận dựa vào trạng thái hoạt động kinh tế của con người:Nguồn nhân lực là toàn bộ những người đang hoạt động trong các ngành kinh tế,văn hóa, xã hội…

+ Với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động và giới hạn tuổi lao động:Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động, có khả năng laođộng không kể đến trạng thái có việc làm hay không

+ Với cách tiếp cận dựa vào độ tuổi lao động và trạng thái không hoạt độngkinh tế nguồn nhân lực bao gồm những ngưười trong độ tuổi lao động nhưng chưatham gia lao động như: người lao động công việc nội trợ, học sinh, sinh viên, ngườithất nghiệp, bộ đội xuất ngũ

Nguồn nhân lực được xem xét và nghiên cứu theo số lượng và chất lượng Sốlượng nguồn nhân lực thể hiện quy mô nguồn nhân lực và tốc độ tăng nguồn nhânlực hằng năm Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ các yếu tố cấuthành bên trong của nguồn nhân lực, thể hiện qua các tiêu thức: sức khỏe, trình độhọc vấn, trình độ chuyên môn, lành nghề

Trang 12

1.1.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực có 3 đặc điểm

Nguồn nhân lực là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố côngnghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó, nhân tố trí thức của conngười ngày càng chiếm vị trí quan trọng, nhà quản trị cần đầu tư thích đáng để xâydựng và phát triển một nguồn nhân lực có chất lượng cao

Nguồn nhân lực đảm bảo cho mọi nguồn sáng tạo của tổ chức Chỉ có conngười mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra quá trình sản xuất kinhdoanh đó Mặt dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên

mà các tổ chức đều cần phải có nhưng trong đó, tài nguyên nhân lực lại đặc biệtquan trọng Không có con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạtđến mục tiêu

Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận Xã hội không ngừng tiến lên, doanhnghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận Nếu biết khai thácnguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn nhucầu ngày càng tăng cao của con người

1.1.2 Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp, nó có tác dụng hai chiều cả đối với doạnh nghiệp cả đối vớingười lao động

Đối với doanh nghiệp: Kết quả của hoặt động đào tạo là người lao động cóđược các kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc, do đó sau khi đào tạongười lao động sẽ làm việc với năng suất lao động cao hơn, chất lượng thực hiệncông việc cũng nâng cao Đông thời, sau khi được đào tạo người lao động sẽ có ýthức làm việc tốt hơn, tức là giảm được sự giám sát mà thay vào đó là người laođộng có khả năng tự giám sát Với một đội ngũ lao động có trình độ cao sẽ gópphần nâng cao tính năng động và ổn định của tổ chức, tạo điều kiện cho áp dụng cáctiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý Đồng thời, công tác đào tạo cũng góp phầnduy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhờ đó tạo ra được lợi thế trongcạnh tranh

Trang 13

Đối với người lao động: Doanh nghiệp tổ chức đào tạo cho người lao độngcũng là một cách mà quan tâm của doanh nghiệp đối với người lao động, nên côngtác đào tạo sẽ tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp Khi đã đượcđào tạo thì tính chuyên nghiệp trong công việc của người lao động cũng được thểhiện Với các kiến thức kỹ thuật được cung cấp trong quá trình đào tạo sẽ tạo ra sựthích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như trong tương lai Một

số cá nhân có nguyện vọng học tập nâng cao trình độ, như vậy doanh nghiệp đàotạo tức là đã đáp ứng như cầu và nguyện vọng phát triển của người lao độn Cũngthông qua đào tạo cho người lao động có cách nhìn, tư duy mới trong công việc của

họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc

Từ đó ta thấy được công tác đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề có vai trò hếtsức quan trọng đối với doanh nghiệp Do đó, mọi doanh nghiệp bằng mọi cách đềuphải tiến hành hoạt động đào tạo nguồn nhân lực

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.2.1 Đào tạo trong công việc

Là một phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, những người nhân viên

sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua những kiếnthức kinh nghiệm của những người đang làm trong lĩnh vực này và thực tế thực hiệncông việc Mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh sẽ được gộp tổng quát và chongười lao động những thứ cơ bản nhất của công việc

Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, khả năng tương tác dễ dàng hơn, được làm việctrực tiếp với môi trường thực ngay từ sớm giúp khả năng hiểu việc nhanh chónghơn, nhận được hỗ trợ từ công ty khi vẫn đang trong quá trình học

Nhược điểm: Lý thuyết được trang bị không có hệ thống; học viên có thể bắtchước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy

Điều kiện để đào tạo trong công việc đạt được hiệu quả là các nhân viên trongnghề phải đủ lượng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng và phải hiểu rõđược yêu cầu của chương trình đào là như thế nào, mức độ thành thạo công việc vàkhả năng truyền thụ, quá trình đào tạo phải được tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch

Trang 14

1.2.1.1 Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc

Đây là phương pháp phổ biến rất phổ biến hiện nay, chỉ dẫn người lao động đitheo một quy trình, tạo cho họ một cái khung và đi theo nó mà thực hiện, chủ yểu ởđây người lao động mới học hỏi, quan sát và thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần đếnkhi nào công việc nó thành thạo thì thôi Nó tạo cảm giác an toàn cho người laođộng mới và giúp cho họ dễ hiểu hơn về công việc mà công ty đang kinh doanhĐây chính là phương pháp đào tạo tại chỗ hay chính tại nơi làm việc Côngnhân học nghề sẽ được phân công làm việc với một công nhân lành nghề, có trình

độ, có kinh nghiệm hơn Người dạy trước tiên sẽ giới thiệu, giải thích về mục tiêucủa công việc Sau đó hướng dẫn tỉ mỉ cho học viên quan sát, trao đổi, học hỏi vàcho học viên làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự giám sát chặt chẽ của ngườidạy Người học vừa phải học vừa phải quan sát, lắng nghe những lời chỉ dẫn và làmtheo cho đến khi thuần thục mới thôi.Trong quá trình học, người học cũng nhưngười dạy đều phải có sự nỗ lực cao, người dạy phải có tay nghề vững chắc, tạo sựtin tưởng về tay nghề của mình đối với học viên, ngoài ra còn phải biết lắng nghenhững thắc mắc của người học.Như vậy, phải có sự kết hợp của cả người dạy vàngười học mới đào tạo ra được học viên có trình độ như mong muốn

Ưu điểm: Phương pháp này là không đòi hỏi phải có một không gian riêng,cũng như máy móc, thiết bị đặc thù để phục vụ cho việc học Đồng thời giúp choviên nắm bắt nhanh kiến thức vì được thực hành ngay sau khi hướng dẫn

nhược điểm: Phương pháp này là can thiệp vào tiến trình sản xuất, có thể làm

hư hại máy móc, thiết bị do chưa quen việc, chưa quen sử dụng máy móc, thiết bịvừa học

1.2.1.2 Đào tạo theo kiểu học nghề

Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết

ở trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của côngnhân lành nghề trong một vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cầnhọc cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề Phương pháp này dùng đểdạy một nghề hoàn chỉnh cho công nhân

Phương pháp này thực chất là sự kèm cặp của công nhân lành nghề đối với

Trang 15

pháp kèm cặp của công nhân lành nghề đối với người học Phương pháp này rất phổbiến ở Việt Nam, nó thường được áp dụng cho những công việc thủ công, cần sựkhéo léo, tỉ mỉ như thợ nề, thợ điện… Chương trình học bắt đầu bằng việc trang bịkiến thức lý thuyết trên lớp sau đó được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn củacông nhân lành nghề; được trực tiếp thực hiện công việc thuộc nghề cần học cho tớikhi thành thạo tất cả các kỹ năng nghề Quá trình học có thể kéo dài từ một tới sáunăm tuỳ theo độ phức tạp của nghề Trong quá trình học nghề, học viên có thể đượctrả công bằng một nửa tháng lương của công nhân chính thức và được tăng đến 95%vào lúc gần kết thúc khoá học Phương pháp này dùng để dạy một nghề hoàn chỉnhcho công nhân.

Ưu điểm: Phương pháp này học viên được trang bị kiến thức một cách có hệthống cả lý thuyết và thực hành Do đó, chất lượng đào tạo tốt, sau khoá học, họcviên có kỹ năng thuần thục Ngoài ra, là có chỗ học lý thuyết và thực hành riêng,không ảnh hưởng tới công việc đang thực hiện tại doanh nghiệp

Nhược điểm: Phương pháp này là tốn kém cả về thời gian và tiền bạc do phải

tổ chức lớp học riêng, trang thiết bị riêng cho việc học Việc đào tạo là toàn diện vềkiến thức nên có phần không liên quan trực tiếp đến công việc

1.2.1.3 Đào tạo theo kiểu kèm cặp và chỉ bảo

Phương pháp này dùng để giúp cho các cán bộ quản lý và các nhân viên giámsát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt vàcông việc trong tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của người quản lý giỏi hơn

Có 3 cách để kèm cặp là kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp nhân viên sẽđược học hỏi được rất nhiều từ người này những sẽ rất hạn chế được gặp người lãnhđạo vì họ có rất nhiều cần phải làm và từ đó việc được học những kinh nghiệm củangười lãnh đạo nó rất là quý giá Kèm cặp bởi một cố vấn đây là kiểu được chỉ bảotận tình với những thắc mắc sẽ được giải thích phù hợp với kiến thức của ngườikèm và tạo cho nhân viên được hiểu được nhiều thứ về công việc của mình Kèmcặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn thì đây là sẽ là người kèm và đi theonhân viên trong thời gian làm việc tại công ty và người quản lý sẽ truyền kiến thức

và dùng kinh nghiệm của mình để gỡ rất nhiều thắc mắc của nhân viên và nhân viên

sẽ được học và sẽ phát triển tốt được công việc Có thể thấy việc đào tạo kèm cặp

Trang 16

nó là cách làm tăng khả năng thích ứng công việc được nhanh hơn và giúp cho nhânviên có lượng kiến thức cơ bản về công việc rất nhanh.

Ưu điểm: Hiệu quả của phương pháp này cao Được tiếp xúc và nói chuyệntrực tiếp với người hướng dẫn để giải quyết tất cả thắc mắc cần giải quyết Chi phí

bỏ ra ít nhưng hiệu quả cao Được hướng dẫn với những chỉ dẫn thực tế giúp chocông việc dễ dàng hơn

Nhược điểm: Phương pháp này sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của ngườihướng dẫn Cần người học phải tự giác và có ý thức ham học hỏi

1.2.1.4 Đào tạo theo kiểu luân chuyển và thuyên chuyển công việc

Là phương pháp mà người học viên được luân chuyển một cách có tổ chức từcông việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệmlàm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức Những kinh nghiệm và kiếnthức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được nhữngcông việc cao hơn trong tương lai

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc có thể thực hiện theo 3 cách, luânchuyển đối tượng đào tạo đến một bộ phận khác với một cương vị không thay đổi,người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môncủa họ, luân chuyển người học viên trong nội bộ một lĩnh vực chuyên môn

Đối với công nhân sản xuất thì việc luân chuyển và thuyên chuyển công việc

là nhằm chống lại sự nhàm chán trong công việc.Có những công việc do thời gianthực hiện một thao tác, động tác quá ngắn làm cho người lao động cảm thấy nhàmchán vì vậy chuyển họ sang làm một công việc khác cùng phân xưởng hoặc khác.Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu dành cho lao động quản lý nhằm cungcấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổchức.Mục đích của quá trình đào tạo này là giúp người học có khả năng thực hiệnđược những công việc cao hơn trong tương lai

Phương pháp này giúp người học học được nhiều công việc, được làm thậtnhiều công việc và tránh được sự nhàm chán Tuy nhiên, chỉ là luân chuyển vàthuyên chuyển nên thời gian làm một công việc hay một vị trí là ngắn dẫn đếnkhông hiểu biết đầy đủ về một công việc

Trang 17

Ưu điểm: Không yêu cầu 1 không gian hay trang thiết bị riêng đặc thù Họcviên được làm việc và có thu nhập trong khi học Mang lại 1 sự chuyển biến gầnnhư ngay tức thời trong kiến thức và kỹ năng thực hành Cho phép học viên thựchành những gì mà tổ chức trông mong Tạo điều kiện cho học viên tiếp xúc với môitrường làm việc.

Nhược điểm: Lý thuyết được trang bị không có hệ thống Ảnh hưởng bởinhững kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của nguười dạy Cần các điều kiện đểđạt được hiệu quả Lựa chọn cẩn thận các giáo viên dạy nghề Quá trình đào tạophải được tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch

1.2.2 Đào tạo ngoài công việc

Đây là phương pháp thay vì đào tạo tại nơi làm việc bằng cách mở một lớphọc riêng cũng với những máy móc, thiết bị, quy trình làm việc ấy nhưng chỉ phục

vụ cho học tập Phương pháp này áp dụng đối với những nghề tương đối phức tạphoặc các công việc có tính đặc thù mà phương pháp kèm cặp tại chỗ không đáp ứngđược

Phương pháp này có chương trình học chia làm hai phần: lý thuyết và thựchành Phần lý thuyết do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách còn phần thực hành thìđến xưởng riêng dưới sự hướng dẫn của kỹ sư hoặc công nhân lành nghề

Cử đi học ở các trường chính quy Với những nghề phức tạp, đòi hỏi trình độcao, tổ chức có thể cử người lao động đi học ở trường dạy nghề có thể trong vàitháng hoặc lên tới 2-3 năm Học viên có thể phải tự bỏ tiền ra đi học nếu xét thấy lợiích to lớn của việc đi học hoặc tổ chức hỗ trợ một phần học phí Phương pháp nàycũng trang bị tương đối đầy đủ kiến thức cả lý thuyết và thực hành cho học viên.Đây là phương pháp đào tạo có hệ thống nhất, mang lại kiến thức toàn diện nhất.Tuy nhiên, chi phí rất tốn kém

Đào tạo ngoài công việc là các phương pháp đào tạo trong đó người học đượctách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế

Ưu điểm của phương pháp: Học viên được trang bị kiến thức một cách có hệthống cả lý thuyết lẫn thực hành Do có xưởng thực hành riêng nên quá trình thựchành của học viên không ảnh hưởng đến công việc sản xuất.Tuy nhiên, phương

Trang 18

pháp này đòi hỏi không gian riêng cho học tập dẫn đến chi phí tốn kém cộng thêmviệc mua sắm thiết bị riêng cho học tập.

Nhược điểm: sự chuyển giao kỹ năng thực tế, sử dụng kỹ năng học được vàolàm việc thực tế bị hạn chế hơn đào tạo trong công việc

1.2.2.1 Đào tạo theo kiểu tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp

Đối với những nghề tương đối phức tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù,thì việc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chấtlượng Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết

bị dành riêng cho học tập Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bao gồmhai phần: Lý thuyết và thực hành Phần lý thuyết được giảng dạy tập trung do các

kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách Còn phần thực hành thì được tiến hành ở các phânxưởng thực tập do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn Phương phápnày giúp cho học viên học tập có hệ thống hơn

Do chương trình đào tạo được hệ thống hóa và được trang bị riêng các thiết bịphục vụ cho việc học tập nên kiến thức đào tạo có hệ thống và gắn chặt với thực tếcông việc Tuy nhiên, việc đầu tư các thiết bị học tập cũng khá tốn kém

Ưu điểm: Học viên được trang bị đầy đủ có hệ thống các kiến thức lý thuyết

và thực hành Các thiết bị đầy đủ sẵn sàng cho việc đào tạo hết mức, nhân viên cóthể tiếp cận tốt thông qua các trang bị của doanh nghiệp

Nhược điểm: Tốn kém nhiều về kinh phí, đầu tư nhiều thiết bị liên quan tớicông việc để đào tạo

1.2.2.2 Đào tạo theo kiểu cử đi học ở các trường chính quy

Các doanh nghiệp cũng có thể cử người lao động đến học tập ở các trường dạynghề hoặc quản lý do các Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ chức Trong phươngpháp này, người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹnăng thực hành Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.Việc cử người đi học ở các trường hay tới những trung tâm, cơ sở đào tạo sẽkhông ảnh hưởng tới sự thực hiện công việc của người và chi phí sẽ là nhỏ nếudoanh nghiệp cử nhiều người đi học

Trang 19

Ưu điểm: Không ảnh hưởng tới người khác, bộ phận khác Học viên đượctrang bị đầy đủ và có hệ thống cả kiến thức và thực hành, có nền tảng tốt để có thể

xử lý được nhiều việc liên quan tới nghiệp vụ của công việc

Nhược điểm: Tốn kém về tiền bạc, thời gian Người họ khó dễ dàng hiểu rõđược hết các kiến thức vì thiếu nhiều tình huống thực tế đưa vào Quá nhiều lýthuyết, ít thực hành

1.2.2.3 Đào tạo theo kiểu các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo

Phương pháp này dùng chủ yếu để đào tạo kỹ năng, cung cấp kiến thức cầnthiết chủ yếu cho cán bộ quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp

Các buổi giảng bài hay hội nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ởmột hội nghị bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chươngtrình đào tạo khác Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đềdưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó học được các kiến thức,kinh nghiệm cần thiết

Ưu điểm của phương pháp: Đơn giản, dễ tổ chức, không đòi hỏi trang thiết bịriêng, học viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như phongcách bày tỏ, thể hiện ý kiến của mình trước đám đông

Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, phạm vi hẹp Nhàm chán khô khan, quátruyền thống có thể là cho người học cảm giác không thích thú Hiệu quả củaphương pháp

này không cao

1.2.2.4 Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính

Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại mà ngày nay nhiều công ty ởnhiều nước đang sử dụng rộng rãi Trong phương pháp này, các chương trình đàotạo được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo cáchướng dẫn của máy tính Phương pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹnăng mà không cần có người dạy

Có 3 cách để có chương trình dạy qua máy tính, thiết kế chương trình, muachương trình, đặt hàng chương trình Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thànhphương tiện dạy và học rất tiện dụng, đây là phương pháp hiện đại mà nhiều công ty

ở nhiều nước đang sử dụng Trong phương pháp này, các chương trình đào tạo được

Trang 20

người lập trình soạn sẵn và ghi lên đĩa mềm chương trình học, học viên chỉ việc mởđĩa qua máy vi tính và làm theo hướng dẫn trong đó Phương pháp này đòi hỏingười học phải tốn nhiều thời gian vào tự học và để soạn thảo ra một chương trìnhthì rất tốn kém, nó chỉ có hiệu quả khi có số lớn học viên tham gia chương trình.Ngoài ra, học viên cũng phải đa năng mới có thể học được.

Ưu điểm: Phương pháp này là đào tạo được nhiều kỹ năng mà không cầnngười dạy Học viên có thể tự sắp xếp thời gian học cho mình một cách hợp lý, nộidung chương trình học đa dạng nên có nhiều cơ hội lựa chọn và đặc biệt là cung cấptức thời thông tin phản hồi đối với câu trả lời của người học là đúng hay sai, có đáp

án ngay giúp người học giải quyết vướng mắc

Nhược điểm: Phương pháp này yêu cầu nhân viên đa năng để vận hành Và nócòn rất tốn kém mất thời gian, nó hiệu quả khi có nhiều học viên

1.2.2.5 Đào tạo theo phương thức từ xa

Là phương pháp đào tạo mà giữa người dạy và người học không trực tiếp gặpnhau tại một dịa điểm và cùng thời gian mà thông qua phương tiện nghe nhìn trunggian Phương tiện trung gian này có thể là sách, tài liệu học tập, băng hình, băngtiếng, đĩa CD và VCD, Internet Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệthông tin các phương tiện trung gian ngày càng đa dạng

Đào tạo từ xa là phương thức đào tạo mà người học tự học qua sách, tài liệuhoc tập, băng hình băng đĩa CD và VCD, internet Khoa học công nghệ thông tincàng phát triển thì các phương tiện trung gian càng đa dạng Trong chương trìnhnày người học và người dạy không gặp nhau tại một địa điểm, cùng thời gian màngười học tự sắp xếp thời gian học cho mình Đây chính là một ưu điểm củaphương pháp đó là người học có thể chủ động bố trí thời gian học tập cho phù hợpvới kế hoạch của mình; người học ở xa trung tâm vẫn có thể học được mà khôngmất chi phí đi lại; chất lượng đào tạo cao tuy nhiên hình thức đào tạo này đòi hỏi cơ

sở đào tạo phải có sự đầu tư lớn để chuẩn bị bài giảng

Ưu điểm: Nổi bật là người học có thể chủ động bố trí thời gian học tập chophù hợp với kế hoạch của cá nhân; có thể đảm bảo được chất lượng đào tạo màkhông cần đưa giáo viên đến tận người học và do đó tiết kiệm được chi phí đào tạo

Trang 21

Nhược điểm: Phương pháp này là thiếu sự trao đổi trực tiếp giữa người học vàngười dạy, đồng thời các phương tiện cũng phải thiết kế hoặc mua nên cũng phảitính toán cho hợp lý.

1.2.2.6 Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm

Phương pháp này bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹthuật như: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lýhoặc là các bài tập giải quyết vấn đề Đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay nhằmgiúp cho người học thực tập giải quyết các tình huống giống như trên thực tế

Phương pháp này đưa các bài tập, tình huống thực tế giúp cho người học cónhững phản xạ nhanh và không lúng túng trước những tình huống tương tự xảy ratrong thực tế công việc Việc thiết kế các bài giảng tốn khá nhiều thời gian, côngsức và đòi hỏi người xây dựng phải giỏi cả về lý thuyết và thực hành

Ưu điểm: Ngoài việc trang bị những kiến thức lý thuyết, học viên còn đượcrèn luyện kỹ năng thực hành Năng cao khả năng và kỹ năng làm việc của conngười cũng như ra quyết định

Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian để xây dựng lên cáctình huống mới Đòi hỏi người xây dựng lên tình huống mẫu ngoài giỏi lý thuyếtcòn phải giỏi thực hành

1.2.2.7 Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ

Đây là một kiểu bài tập, trong đó người quản lý nhận được một loạt các tàiliệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thôngtin khác mà một người quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc và họ cótrách nhiệm sử lý nhanh chóng và đúng đắn Phương pháp này giúp cho người quản

lý học tập cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày

Ưu điểm: Nhanh chóng có kĩ năng làm việc và ra quyết định Tạo cho quản lý

có được tác phong chuyên nghiệp hơn trong công việc, làm cho công việc có thểđược tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc Ra được quyết định nhanh và đúngđắn giúp cho nhân viên thấy được cái sự chuyên nghiệp và tạo cảm giác làm việc tốtcho nhân viên

Nhược điểm: Đôi khi có thể gây ra những thiệt hại cho tổ chức và ảnh hưởngtới công việc của bộ phận. Ra một quyết định cần rất nhiều yếu tố, đối với doanh

Trang 22

nghiệp thì mỗi quyết định của nhà quản lý luôn rất quan trọng, dù nhỏ hay lớn đều

có thiệt hại, có khi có thể phá sản

1.2.2.8 Đào tạo theo kiểu mô hình hóa hành vi

Đây cũng là phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết kế sẵn để

mô hình hóa các hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt, tạo cảm gi ác thíchthú hiểu được nhiều về những gì doanh nghiệp muốn đem đến cho mình

Ưu điểm: Tạo cho đội ngũ nhân viên thấy được vấn đề rõ ràng sẽ diễn ra khi

họ tiếp xúc thực tế thông qua những vở kịch Giúp cho họ có thể lường trước và có

kế hoạch chuẩn bị riêng cho bản thân khi đụng những tình huống như vậy Chi phínhỏ nhưng hiệu quả đạt cao

Nhược điểm: mất nhiều thời giản để chuẩn bị những vở kịch và phải kiểm trađối với từng nhân viên Có thể gây ảnh hưởng tới thời gian của công việc chính

Trang 23

1.3 QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

( Nguồn: Giáo trình quản trị nhân lực - Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội)

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình đào tạo nguồn nhân lực 1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo là mong muốn nhà quản lý và người lao động trong tương lai

sẽ có được những nhân tố gây được nhiều hiệu quả cho công ty thông qua kía cạnhthái độ và năng lực làm việc

Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích thông tin nhằmlàm rõ nhu cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định đào tạo hiện cóphải là giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, khả năng phát triển với từng cán bộ,nhân viên cụ thể

Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định mục tiêu đào tạo

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Lựa chọn giáo viên

Dự tính chi phí đào tạo

Đánh giá sau đào tạo

Trang 24

Phân tích nhu cầu đào tạo là một quá trình mang tính hệ thống nhằm xác định

và xếp thứ tự các mục tiêu, định lượng các nhu cầu và quyết định các mức độ ưutiên cho các quyết định trong lĩnh vực đào tạo

Công tác đào tạo và huấn luyện phải giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu củadoanh nghiệp, hay nói một cách khác là không có sự khác biệt giữa mục tiêu củadoanh nghiệp với mục tiêu của việc đào tạo nhân viên Chính vì vậy nhu cầu đàotạo nhân viên được xem xét bắt đầu từ nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp.Muốn vậy doanh nghiệp phải tự trả lời các câu hỏi:

Nhu cầu đào tạo của mỗi nhân viên là có những điểm khác biệt do kiến thúc

cơ bản, tiềm năng và hoài bão phát triển của họ không giống nhau Do vậy các hoạtđộng đào tạo phải hướng tới việc thiết kế chương trình sao cho đáp ứng được yêucầu của từng đối tượng.Nhu cầu đào tạo quyết định phương pháp đào tạo Không cóbất kỳ chương trình hay phương thức nào phù hợp với mọi nhu cầu Các chươngtrình đào tạo được chọn lựa trên cơ sở dung hoà mong muốn của các cá nhân vớimục tiêu của doanh nghiệp, trong đó hiệu quả kinh doanh được đưa ra làm tiêu chíảnh hưởng có tính quyết định Nhiều thất bại trong công tác phát triển nhân sự lànhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến hiệu quả đào tạo, không đánh giá được tácđộng của việc đào tạo tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhân viên

1.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo

- Xác định các mục tiêu cụ thể trước khi tiến hành công tác đào tạo nguồn nhân lực

+ Đào tạo, nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu hơn cho các cán bộ quản tri nhận sự Đào tạo nâng bậc cho công nhân kỹ thuật, giúp họ nâng cao tay nghề, ổn định sản xuất kinh doanh Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên tiếp thị sản phẩm, nâng cao khả năng thuyết phục khách hàng, cũng như là thị trường

- Qua đó sau quá trình đào tạo xác định các mục tiêu cần đạt được

+ Các kỹ năng, kiến thức cần phải đạt được đối với mỗi công nhân viên sau đào tạo Số lượng, cơ cấu lao động đưa đào tạo Thời gian đào tạo Kinh phí dành cho đào tạo

Trang 25

Là xác định các kết quả cần đạt được của hoạt động đào tạo Bao gồm: Những

kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo Số lượng

và cơ cấu học viên Thời gian đào tạo

Việc xác định mục tiêu đào tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tácđào tạo và phát triển nguồn nhân lực và là cơ sở để đánh giá trình độ chuyên môncủa người lao động trong mỗi công ty, tổ chức Các mục tiêu đào tạo phải rõ ràng,

cụ thể và có thể đánh giá được

1.3.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo

Là lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên, nghiên cứu nhu cầu và động

cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động, triểnvọng nghề nghiệp của từng người Việc lựa chọn người để đào tạo đảm bảo phảiđào tạo đúng người cần đào tạo, tức là phải lựa chọn người đúng khả năng, nguyệnvọng học tập…để tránh tình trạng đào tạo nhầm đối tượng, làm tổn thất về thời gian

và chi phí không cần thiết

Xác định rõ nhu cầu của người lao động và đánh giá đúng về tình trạng thựchiện công việc của họ Dự báo về sự trung thành, triển vọng phát triển nghề nghiệpcủa người lao động để việc đào tạo không trở nên vô nghĩa khi người lao động saukhi được đào tạo lai rời bỏ doanh nghiệp hay không có triển vọng phát triển trongtương lai Nắm bắt các đặc điểm về tâm sinh lý, sự khác biệt giữa các cá nhân ngườilao động Một chương trình đào tạo sẽ không có kết quả khi người lao động thamgia vào khóa học không phù hợp với bản thân mình ( về tuổi tác, giới tính…)

Việc xác định đúng đối tượng đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng vì muốnchương trình đào tạo đạt kết quả cao thì phải biết đối tượng mà chương trình hướngtới là ai, thuộc bộ phận nào Vì mỗi một chương trình đào tọa lại có những nội dungđào tạo khác nhau

Thêm vào đó, lựa chọn đúng đối tượng đào tạo cũng giúp cho doanh nghiệptiết kiệm được chi phí đào tạo Nếu lựa chọn sai thì công tác đào tạo không nhữngkhông đạt hiệu quả mà còn phải bỏ ra chi phí đào tạo lại cho những đối tượng chưađược lựa chọn

Trang 26

1.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Chương trình đào tạo là một hệ thống các điều cần biết và các bài học cầnđược dạy, cho thấy những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nào cần được dạy và dạytrong bao lâu Trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp đào tạo phù hợp

Chương trình đào tạo phải được xây dựng thật cụ thể về: các môn học sẽ cungcấp trong chương trình, số giờ học, tiết học của từng môn, chi phí cho mỗi môn,mỗi tiết, các phương tiện cần thiết cho chương trình như: giáo trình, tài liệu, trangthiết bị,…

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nhu cầu đào tạo và mục tiêuđào tạo đã xác định Sau đó doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể về năng lựctài chính, cơ sở vật chất…để chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp

Có nhiều phương pháp đào tạo khác nhau để lựa chọn và mỗi phương phápđều có những ưu, nhược điểm riêng của nó Doanh nghiệp có thể lựa chọn mộtphương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp đào tạo Phương pháp đào tạo phảiphù hợp với nội dung chương trình đào tạo, chi phí phải thấp và là phương phápđem lại hiệu quả lớn nhất

1.3.5 Lựa chọn giáo viên

Có thể nói rằng, phía sau những thành công của bài giảng là vai trò của ngườigiảng dạy Họ là người truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của mình cho họcviên và cũng chính họ giúp cho học viên của mình cảm thấy yêu thích và hứng thúvới nội dung học hơn Một buổi học sẽ trở nên nhàm chán, kém sinh động khi ngườigiáo viên không biết cách thổi hồn vào bài giảng cũng như điều khiển khéo léo lớphọc của mình Do đó, lựa chọn giáo viên là một khâu quan trọng và cần được quantâm cao bỏi những người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có thể lựa chọn giáo viên theo 2 phương án sau:

+ Lựa chọn những công nhân lành nghề, những người quản lý có kinh nghiệmtrong doanh nghiệp tham gia giảng dạy Phương án này vừa tiết kiệm chi phí vừacung cấp cho học viên những kỹ năng thực hiện công việc có tính sát với thực tếcủa doanh nghiệp Tuy nhiên cũng còn những hạn chế như: khó cập nhật nhữngthông tin, kiến thức mới đồng thời có thể ảnh hưởng đến công việc mà người được

Trang 27

+ Lựa chọn giáo viên từ cơ sở đào tạo bên ngoài ( giảng viên của các trườngđại học, trung tâm đào tạo…) Theo phương án này có thể cung cấp những kiếnthức, những thông tin cập nhật theo kịp được sự tiến bộ của ngành nghề Tuy nhiênphương án này có nhược điểm là khả năng thực hiện thấp, không sát thực với doanhnghiệp, chi phí thường cao Giáo viên phải được tập huấn để nắm vững mục tiêu và

cơ cấu của chương trình đào tạo nói chung

Để có được một chương trình đào tạo với nội dung và phương pháp đào tạophù hợp thì doanh nghiệp cần kết hợp giữa giáo viên thuê ngoài và những giáo viên

từ bên trong doanh nghiệp Nhưng điều này còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo

và kinh phí dành cho hoạt động đào tạo mà doanh nghiệp đưa ra lựa chọn tốt nhất

cô đội ngũ giáo viên của mình

1.3.6 Dự tính chi phí đào tạo

Muốn đào tạo nguồn nhân lực tổ chức cần phải xác định rõ nguồn ngân sáchdành cho đào tạo lấy từ đâu Chi phí thực tế cho đào tạo và phát triển không phảichỉ có chi phí về tài chính mà còn cả những chi phí cơ hội nữa Tuy nhiên, vì con sốcủa những chi phí cơ hội là khó xác định và cách này sẽ không hoàn toàn thực tếđối với một doanh nghiệp kinh doanh muốn làm rõ những chi phí về đào tạo

Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo, bao gồm cácchi phí cho việc học, chi phí cho việc đào tạo

- Những chi phí về học tập: là những chi phí phải trả trong quá trình người laođộng học việc, bao gồm: Những khoản tiền cho người lao động trong khi học việc,chi phí nguyên vật liệu dùng cho học tập, giá trị hàng hoá bán do gia công khôngđúng khi thực tập, giá trị sản lượng bị giảm xuống do hiệu quả làm việc thấp củahọc sinh học nghề…

- Những chi phí về đào tạo: Bao gồm tiền lương của những người quản lýtrong thời gian họ quản lý bộ phận học việc; tiền thù lao cho giáo viên hay nhữngnhân viên đào tạo và bộ phận giúp việc của họ; những dụng cụ giảng dạy như: Máychiếu phim, tài liệu, sách báo, bài kiểm tra, chương trình học tập,…Doanh nghiệpphải tính toán để xác định chi phí đào tạo cho hợp lý và có hiệu quả

Trang 28

1.3.7 Đánh giá sau đào tạo

Với mỗi một chương trình đào tạo, khâu đánh giá sau đào tạo là quan trọngnhất vì kết quả đánh giá sẽ giúp cho nhà quản lý nhận ra những ưu, nhược điểm củachương trình đào tạo vừa qua và cũng như đưa ra biện pháp chỉnh sửa, khắc phụcnhững hạn chế nhằm giúp cho các chương trình về sau ngày một tốt hơn, phù hợphơn với nhân viên và mục tiêu chiến lược của doạnh nghiệp

Các tiêu thức thường được dùng để đánh giá:

- Mục tiêu đào tạo dựa vào mục tiêu đã được đưa ra từ trước, người đánh giá

sẽ lấy đó làm cơ sở để đánh giá người lao động sau khóa học để xem mục tiêu đặt ra

có đạt được hay không và mức độ hoàn thành so với mục tiêu là bao nhiêu

- Những thay đổi trong hành vi, thái độ, mức độ hoàn thành công việc… củangười lao động sau khi tham gia khóa đào tạo Những thay đổi này ta có thể quansát được trong quá trình làm việc của người lao động

- So sánh chi phí bỏ ra cho hoạt động đào tạo phát triển với những kết quả thuđược sau khi kết thúc các chương trình đào tạo

1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.4.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.1.1 Môi trường kinh tế

Các nhân tố kinh tế có vai trò hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến các hoạt động của doanh nghiệp Tùy vào trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định, suy thoái mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn chiến lược đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực riêng

Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế bao gồm:

- Tỷ lệ lãi suất: Ảnh hưởng tới mức cầu đối với sản phầm của doanh nghiệp,quyết định mức chi phí về vốn, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và do đóquyết định về mức đầu tư cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ tác động đếnnền kinh tế theo hai hướng: một là, tăng thu nhập của tầng lớp dân cư dẫn đến tăngkhả năng thanh toán cho các nhu cầu của họ Hai là, khả năng tăng sản lượng và mặt

Trang 29

Tạo khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng cầu về đầu tư mở rộng kinh doanh làmcho cầu về nhân lực tăng Doanh nghiệp sẽ chú trọng và phát triển nguồn nhân lựcnhiều hơn

1.4.1.2 Nhân tố chính trị

Việt Nam là đất nước được thế giới công nhận về sự ổn định chính trị Là điềukiện tốt thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần tăng trưởng nền kinh tế đất nước Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có cơ hội đầu tư nhiều hơn vào đào tạo, trong điều kiện kinh tế phát triển và chính trị ổn định người lao dộng sẽ yêntâm hơn để tập trung vào việc học tập, tăng hiệu quả công tác đào tạo

1.4.1.3 Nhân tố kỹ thuật, công nghệ

Công nghệ, kỹ thuật mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, kéo dài chu kì sống của sản phẩm Việc ứng dụng có chất lượng và hiệu quả công nghệ thông tin hiện đại vào các lĩnh vực kinh doanh sẽ nâng cao nhanh chóng khả năng tiếp cận, thông tin thị trường làm tăng năng suất lao động của đội ngũ quản trị cũng như nhân viên

1.4.1.4 Nhân tố văn hóa, xã hội

Các yếu tố văn hóa, xã hội như phong tục tập quán, xu hướng tiêu dùng của con người, lao động, sức khỏe, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu thị trường cũng như môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Nó tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh

nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhan viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàng… Chính vì vậy trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố văn hóa, xã hội

1.4.1.5 Môi trường cạnh tranh (Đối thủ tiềm ẩn)

Các đối thủ cạnh tranh xuất hiện có tác động rất mạnh đến các hoạt động của doanh nghiệp Một trong những lợi thế giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh và đứng vững được đó chính là phát huy nguồn lực con người Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược, chính sách đào tạo trước mắt cũng như lâu dài của công ty

Trang 30

1.4.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp đều có những mục tiêu, chiến lược riêng cho từng giai đoạn phát triển những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu tổ chức công nghệ…thì người lao động cần phải được đào tạo để có những kiến thức, kỹ năng phù hợp với những thay đổi đó

Chính sách, triết lý quản lý, những tư tưởng, quan điểm của người quản lý cấp cao của tổ chức về cách quản lý con người trong tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp

1.4.2.1 Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì công tác đào tạo của doanh nghiệp càng phức tạp và ngược lại Cơ cấu tổ chức càng đơn giản thì việc ra quyết định càng nhanh chóng, dễ dàng và gọn nhẹ Lực lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn quy mô và hình thức đào tạo Trình độ của người lao động:trình độ người lao động càng cao thì sẽ có những chương trình đào tạo phù hợp

1.4.2.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi và theo giới tính

Về độ tuổi lao động: tùy thuộc vào độ tưởi lao động già hay trẻ mà mức độ đào tạo lớn hay ít

Giới tính cũng ảnh hưởng tới nhu cầu đào tạo: thông thường một doanh nghiệp

có tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ thấp và ngược lại nếu tỷ lệ

nữ giới mà thấp hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ cao hơn

Trang 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Qua chương 1 ta có thể thấy được tổng quát giới thiệu về khái niệm, nội dungcủa nguồn nhân lực là gì trong công ty Và kèm theo đó là cơ sở lý luận về công tácđào tạo nguồn nhân lực với các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực được nêu rõ ra

nó như thế nào Tổng hợp đưa ra sơ đồ cụ thể về quy trình đào tạo nguồn nhân lực

và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực Đã tổngquát rất cụ thể về những mục liên quan tới công tác đào tạo nguồn nhân lực

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN

LỰC TẠI CÔNG TY CP VIETNAMTRADE

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP VIETNAMTRADE 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tên Công ty: Công ty CP VIETNAMTRADE

Số thuế: 0401557158

Địa chỉ: 33 Phú Lộc 19, Thanh Khê, Đà Nẵng

Giấy phép kinh doanh:  0401557158

Ngày cấp: 25/12/2013 Website: vietnamtrade.vn

TEL: 1900 8003

Ngành nghề kinh doanh:

- Là đơn vị chuyên về tư vấn pháp lý thương hiệu ; Thiết kế webside và đồhọa; Ứng dụng giải pháp công nghệ, thương mại điện tử và kết nối thương mại chodoanh nghiệp Phát triển thương hiệu và xây dựng những giải pháp truyền thôngonline, giúp khách hàng ứng dụng vào thực tiễn có hiệu quả

Công ty CP VIETNAMTRADE là công ty chuyên về đầu tư và phát triểnthương mại điện tử tại Việt Nam Trải qua bao biến động, thăng trầm và đầy thửthách, với chiến lược phù hợp cùng tư duy quản trị đúng đắn, tinh thần đoàn kết, nỗlực của toàn thể nhân viên, đã và đang vươn mình mạnh mẽ, tạo nên dấu ấn đậm néttrên thị trường

Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kiến thức chuyên môn, nhà thiết kế chuyênnghiệp, đội ngũ lập trình viên sáng tạo và nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình

sẽ mang tới cho khách hàng những giải đáp kịp thời, sản phẩm ấn tượng và dịch vụtốt nhất Do vậy, các sản phẩm và dịch vụ của công ty luôn đạt chất lượng cao vàmang lại sự hài lòng cho khách hàng

VIETNAMTRADE đã, đang và sẽ mãi mãi là người bạn thân thiết của quýkhách hàng, của mọi doanh nghiệp dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào Với những bướctính thận trọng, nhưng đầy quyết liệt sáng tạo trong mọi sách lược,VIETNAMTRADE sẽ trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường thương mại điện

Trang 33

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty CP VIETNAMTRADE

2.1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng

a) Giám đốcGiám đốc điều hành chung, phụ trách bộ phận Tài chính và Kinh doanh,Giám đốc phụ trách sản xuất và các phòng ban liên quan Giám đốc là người đạidiện theo pháp luật của công ty Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanhhàng ngày của công ty

b) Phòng Hành chính, nhân sự: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tácquản lý văn phòng, hội nghị, văn thư lưu trữ, quản lý và điều động trang thiết bị vănphòng, công tác bảo vệ và thông tin liên lạc Đồng thời phụ trách công tác quản lý,đào tạo và phát triển nhân sự

c) Phòng Tài chính Kế toán: Có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế, quản lýtoàn bộ công tác tài chính - kế toán, quản lý vốn, thu hồi vốn, huy động vốn Tậphợp các khoản chi phí kinh doanh, đánh giá giá thành sản phẩm qua các lần xuấtnhập sản phẩm, tính toán kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG KẾ TOÁNPHÒNG HÀNH

CHÍNH NHÂN SỰ

PHÒNG MARKETING

Trang 34

thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối vớiNhà nước về các khoản phải nộp.

d) Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ nắm bắt những biến động trên thị trườngtiêu thụ, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty, giúpdoanh nghiệp tăng cường lợi nhuận và ngày càng phát triển.Các nhân viên củaPhòng Kinh doanh phải biết sử dụng máy vi tính, thành thạo nghiệp vụ kinh doanh,

am hiểu thị trường về lĩnh vực mà Công ty đang hoạt động

e) Phòng Marketing: Chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt độnghàng ngày của phòng Marketing, bao gồm các công tác nghiên cứu và tổng hợp từcác nguồn thông tin thị trường

Lập kế hoạch marketing, nghiên cứu thị trường, trên cơ sở đó, đề xuất kếhoạch hành động cho từng giai đoạn phát triển Đề xuất chiến lược marketing sảnphẩm bao gồm các kế hoạch hành động cụ thể, ngân sách thực thi,… Phối hợp và

hỗ trợ Phòng kinh doanh trong quá trình làm việc nhằm thúc đẩy hoạt động kinhdoanh có hiệu quả Thực hiện các chiến lược quảng cáo và truyền thông để quảng

bá hoạt động của công ty cũng như cung cấp và định hướng thông tin cho kháchhàng Xây dựng và tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý của khách hàng, đối tác vàcộng đồng Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan truyền thông, báo chí tạohình ảnh đẹp của công ty trước công chúng để đảm bảo hình ảnh Công ty được thểhiện một cách tốt nhất trước công chúng. Xây dựng, duy trì và phát triển văn hóacông ty, xây dựng phong trào tập thể nhằm nâng cao tinh thần sáng tạo, đoàn kết vàchia sẻ của toàn bộ các thành viên trong công ty

Trang 35

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

TY TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2017-2019

Bảng 2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính

Nhìn vào bảng ta có thể thấy tổng doanh thu tăng qua từng năm, cụ thể năm

2017 tổng doanh thu đạt hơn 6 tỷ đồng tới năm 2019 nó đã lên tới 10 tỷ đồng

2.2.1.2 Tình hình sử dụng lao động

Con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của công ty Vớimột đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp, có kiến thức vững chắc, kinh nghiệm dồidào, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường cả nước nói chung và Đànẵng nói riêng

Do vậy công ty đã ra sức đào tạo một đội ngũ nhân viên theo đúng mục tiêu đãđặt ra Quan trọng hơn, ban giám đốc công ty đã tạo ra môi trường làm việc chuyênnghiệp để các nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, có cơ hội phát triển nghềnghiệp Nỗ lực xây dựng thương hiệu gắn với một văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp.Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, cùng với những đãi ngộ về lương, thưởng,đảm bảo một đội ngũ lao động vững chắc chuyên môn, nghiệp vụ

Ngày đăng: 27/02/2024, 08:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w