1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh kiên giang

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Tại Ban Quản Lý Dự Án Chuyển Đổi Nông Nghiệp Bền Vững Tỉnh Kiên Giang
Tác giả Võ Mỹ Linh
Người hướng dẫn PGS. TS. Phan Thanh Hải
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 13,56 MB

Nội dung

Nguồn vốn đầu tư XDCB là một nguồn lực tài chính có một vai trò đặc biệt quan trọng, đó được coi là đòn bẩy có tác động trực tiếp tới mức tăng trưởng GDP và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc chi đầu tư XDCB luôn được Nhà nước quan tâm chỉ đạo và giám sát chặt chẽ. Trong những năm vừa qua, việc chi ngân sách nhà nước về lĩnh vực xây dựng cơ bản đã đạt được nhiều kết quả, mang lại lợi ích cho đất nước. Việc chi đầu tư xây dựng luôn chiếm một phần đáng kể trong tổng chi NSNN mỗi năm, tuy nhiên có thể nhận thấy trong thực tế, việc chi đầu tư cho XDCB vẫn chưa đạt được hiệu quả xứng đáng. Mặt khác, nước ta là một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển và việc tập trung phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là mục tiêu hàng đầu. Hàng năm, NSNN thường dành khoảng hơn 30% số thu cho lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Trong đó, chi đầu tư XDCB chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng chi ngân sách hàng năm, mục đích đầu tư XDCB của nhà nước là phục vụ lợi ích của cả nền kinh tế, nhưng động lực sử dụng vốn đầu tư của chủ đầu tư theo mục đích và hiệu quả không rõ ràng, do vậy rất khó quản lý sử dụng. Nếu không ngăn chặn, tất yếu sẽ dẫn tới tiêu cực, sử dụng sai vốn, dễ xảy ra lãng phí, tham nhũng gây thất thoát cho Ngân sách nhà nước, làm cho chất lượng công trình giảm sút, làm hư hỏng cán bộ, làm nản lòng các nhà đầu tư và mất niềm tin của nhân dân. Thông qua kiểm soát chi sẽ loại bỏ những chi phí bất hợp lý, thanh toán khối lượng hoàn thành theo đúng giá trị thực tế, đảm bảo sự hợp lý về vốn đầu tư đã bỏ ra. Hơn nữa, khả năng của NSNN là có hạn, đặc biệt đối với tình trạng thường xuyên bị thâm hụt ngân sách ở nước ta, khi nguồn thu của NSNN còn rất hạn hẹp mà nhu cầu chi cho phát triển kinh tế xã hội lớn, ngày càng tăng cao. Do đó việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ĐTXDCB là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán XDCB chính xác, minh bạch, rõ ràng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm tập trung các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, tỉnh Kiên Giang đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ trong rất nhiều lĩnh vực, điển hình là lĩnh vực đầu tư XDCB. Nhiều dự án quan trọng từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh. Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua đã thực hiện tốt vai trò của mình, tiết kiệm cho ngân sách của tỉnh hàng tỷ đồng từ việc phát hiện và từ chối thanh toán các khoản chi không đúng chế độ. Tuy nhiên công tác kiểm soát chi nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang vẫn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định như: cơ chế chính sách chưa đồng bộ, tình trạng lãng phí thất thoát trong đầu tư XDCB vẫn còn tồn tại, gây lãng phí và kém hiệu quả trong đầu tư. Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc nâng cao chất lượng kiểm soát chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi đầu tư XDCBC tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang nói riêng cần phải được tiếp tục nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài : Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang.

Trang 1

 -VÕ MỸ LINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP

BỀN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ĐÀ NẴNG, 2020

Trang 2

- -VÕ MỸ LINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP

BỀN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 83.40.301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS PHAN THANH HẢI

ĐÀ NẴNG, 2020

Trang 3

trường Đại học Duy Tân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban GiámHiệu nhà trường, Quý Thầy/Cô, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của thầy Phan Thanh Hảigiảng viên khoa Kế Toán

Đến nay, tôi đã hoàn thành Luận văn của mình, với sự trân trọng tôi xin chân thành cảm

ơn đến: PGS TS Phan Thanh Hải người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gianhoàn thành Luận văn.Tôi cũng xin cảm ơn đến các quý thầy cô của trường Đại học DuyTân trong suốt quá trình học tập của tôi, đã giảng dạy và truyền đạt các kiến thức chođến nay đó nền tảng cho nghiên cứu này của tôi

Kính chúc Quý nhà trường đạt được nhiều thành công trong công tác giáo dục

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020

VÕ MỸ LINH

Trang 4

đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình !

  Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020

VÕ MỸ LINH

MỤC LỤC

Trang 5

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Kết cấu luận văn 4

6 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 9

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 9

1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản 9

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản 10

1.1.3 Chức năng của đầu tư xây dựng cơ bản 12

1.1.4 Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản 13

1.1.5 Phân loại dự án đầu tư xây dựng 14

1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 16

1.2.1 Khái niệm 16

1.2.2 Đặc điểm của kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản 17

1.2.3 Vai trò, sự cần thiết của chi đầu tư xây dựng cơ bản 19

1.2.4 Yêu cầu, đối tượng đối với công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản 20

1.3 NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 22

1.3.1 Kiểm soát thanh toán tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản22 1.3.2 Kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành 24

1.3.3 Kiểm soát nghiệm thu quyết toán dự án, công trình xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án 28

Trang 6

1.4.1 Những nhân tố chủ quan 29

1.4.2 Những nhân tố khách quan 30

1.5 KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC CHO CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB CỦA BQLDA TỈNH KIÊN GIANG 31

1.5.1 Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án tỉnh Nghệ An 31

1.5.2 Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án tỉnh Bắc Giang 31

1.5.3 Bài học kinh nghiệm đối với Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang trong kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG 34

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG 34

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 34

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 35

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 37

2.1.4 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Kiên Giang 38

2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG 39

2.2.1 Thực trạng kiểm soát thanh toán tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 39

2.2.2 Tình hình kiểm soát chi thanh toán khối lượng hoàn thành tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang 43

2.2.3 Thực trạng kiểm soát nghiệm thu, quyết toán dự án 48

Trang 7

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP

BỀN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG 57

2.4.1 Những kết quả đạt được 57

2.4.2 Một số tồn tại 59

2.4.3 Nguyên nhân 61

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG 64

3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG 64

3.1.1 Mục tiêu 64

3.1.2 Định hướng 64

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG 67

3.2.1 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB 67

3.2.2 Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB theo cơ chế “một cửa” 70

3.2.3 Hoàn thiện kiểm soát chấp hành thực hiện dự án 71

3.2.4 Hoàn thiện kiểm soát quyết toán, nghiệm thu dự án 72

3.2.6 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản theo niên độ Ngân sách tại ban quản lý dự án 76

3.3 KIẾN NGHỊ……….79

3.3.1 Đối với ban quản lý 79

3.3.2 Đối với UBND tỉnh Kiên Giang 79

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 10

Bảng 2.3: Tình hình thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 49Bảng 2.4 Tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban

quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2017

- 2019

51

Bảng 2.5: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm tại Ban quản lý

dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2017 - 2019

53

Bảng 2.6: Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước qua Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên

Giang

55

Bảng 2.7: Tình hình từ chối thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân

sách nhà nước qua Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên

Bảng 2.10 So sánh ý kiến đánh giá của khách hàng và cán bộ BQLDA về quy

trình nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

65

Trang 11

Việc chi đầu tư xây dựng luôn chiếm một phần đáng kể trong tổng chi NSNNmỗi năm, tuy nhiên có thể nhận thấy trong thực tế, việc chi đầu tư cho XDCB vẫnchưa đạt được hiệu quả xứng đáng Mặt khác, nước ta là một nước nông nghiệp đangtrên đà phát triển và việc tập trung phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang làmục tiêu hàng đầu

Hàng năm, NSNN thường dành khoảng hơn 30% số thu cho lĩnh vực đầu tư vàxây dựng Trong đó, chi đầu tư XDCB chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng chi ngân sáchhàng năm, mục đích đầu tư XDCB của nhà nước là phục vụ lợi ích của cả nền kinh tế,nhưng động lực sử dụng vốn đầu tư của chủ đầu tư theo mục đích và hiệu quả không

rõ ràng, do vậy rất khó quản lý sử dụng Nếu không ngăn chặn, tất yếu sẽ dẫn tới tiêucực, sử dụng sai vốn, dễ xảy ra lãng phí, tham nhũng gây thất thoát cho Ngân sách nhànước, làm cho chất lượng công trình giảm sút, làm hư hỏng cán bộ, làm nản lòng cácnhà đầu tư và mất niềm tin của nhân dân Thông qua kiểm soát chi sẽ loại bỏ những chiphí bất hợp lý, thanh toán khối lượng hoàn thành theo đúng giá trị thực tế, đảm bảo sựhợp lý về vốn đầu tư đã bỏ ra

Hơn nữa, khả năng của NSNN là có hạn, đặc biệt đối với tình trạng thườngxuyên bị thâm hụt ngân sách ở nước ta, khi nguồn thu của NSNN còn rất hạn hẹp mànhu cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, ngày càng tăng cao Do đó việc kiểmsoát chặt chẽ các khoản chi ĐTXDCB là một trong những mối quan tâm hàng đầu củaĐảng và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán XDCB chính xác,

Trang 12

minh bạch, rõ ràng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãngphí, nhằm tập trung các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, kiềm chế lạmphát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, tỉnh KiênGiang đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ trong rất nhiều lĩnh vực, điểnhình là lĩnh vực đầu tư XDCB Nhiều dự án quan trọng từ nguồn vốn đầu tư của Nhànước đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, tạo thêm năng lực mới chonền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh

Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nôngnghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua đã thực hiện tốt vai trò của mình,tiết kiệm cho ngân sách của tỉnh hàng tỷ đồng từ việc phát hiện và từ chối thanh toáncác khoản chi không đúng chế độ Tuy nhiên công tác kiểm soát chi nói chung và chiđầu tư XDCB nói riêng tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnhKiên Giang vẫn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định như: cơ chế chính sách chưa đồng

bộ, tình trạng lãng phí thất thoát trong đầu tư XDCB vẫn còn tồn tại, gây lãng phí vàkém hiệu quả trong đầu tư Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hànhchính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phíthì việc nâng cao chất lượng kiểm soát chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi đầu tưXDCBC tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang nóiriêng cần phải được tiếp tục nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài : Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng hiện nay nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp khả thinhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại Ban quản lý dự ánchuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang

Trang 13

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng chi đầu tư XDCB

- Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Ban quản lý dự

án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2018

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu

tư XDCB tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giangtrong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo cứu tài liệu: tham khảo nhiều nguồn tài liệu như các vănbản pháp luật, quyết định, nghị định, sách, báo, tạp chí,… để hệ thống hóa cơ sở lýluận về kiểm soát chi đầu tư XDCB làm cơ sở tìm hiểu thực trạng tại Ban quản lý dự

án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang

- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhaunhằm trang bị cơ sở khoa học cho đề tài đồng thời làm phong phú thêm cho bài viết

+ Nguồn tài liệu sơ cấp: Được thu thập bằng cách quan sát và ghi chép tạiphòng kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bềnvững tỉnh Kiên Giang kết hợp với phỏng vấn các cán bộ trong phòng kiểm soát chi vàmột số chủ đầu tư vốn XDCB

+ Nguồn tài liệu thứ cấp: thu thập các báo cáo liên quan đến công tác kiểm soátchi đầu tư XDCB tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh KiênGiang như báo cáo thu, chi, quyết toán NSNN các năm 2019 ,2017, 2018

- Phương pháp quan sát và phỏng vấn trực tiếp: quan sát thực tế quy trình vàhỏi trực tiếp các đối tượng liên quan (cán bộ kiểm soát chi, khách hàng giao dịch, BanGiám đốc, của đơn vị) nhằm tìm hiểu các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu

- Phương pháp xử lý dữ liệu: sử dụng EXCEL để tính toán các biến động vềvốn đầu tư XDCB qua các năm kết hợp với việc tổng hợp so sánh các thông tin liênquan theo thời gian phục vụ cho việc đánh giá

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB

do Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang thực hiện từnguồn vốn NSNN

- Phạm vi đề tài:

+ Về không gian: Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công táckiếm soát chi vốn đầu tư XDCB tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bềnvững tỉnh Kiên Giang

+ Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2017-2019

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn được kếtcấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự

án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang;

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bảntại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang

6 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Trên thế giới: Khái niệm Kiểm soát đã ra đời từ thế kỷ 19, được bổ sung hoànthiện nhằm phát hiện và ngăn chặn những gian lận, sai sót của một tổ chức từ các công

ty kiểm toán, cơ quan chức năng Năm 1929, công bố của Cục dự trữ Liên bang Hòa

Kỳ (Federal Reserve Bulletin) – tiền thân của chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ lần đầutiên đưa ra khái niệm về kiểm soát nội bộ và chính thức công nhận vai trò của hệ thốngkiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Ở Việt Nam: vào cuối những năm 1980, khi nước ta từng bước chuyển nềnkinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, lúc đó sự xuấthiện của các nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động kiểm soát được chú trọng do nhu cầu

Trang 15

minh bạch thông tin Kiểm soát nói chung và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp đãtồn tại và phát triển nhưng phần lớn còn tồn tại nhiều yếu kém, chưa phát huy hết vaitrò công cụ quản lý.

Nghiên cứu lý luận về kiểm soát trong doanh nghiệp có Bộ môn Kiểm toán,Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2012), Kiểm soát nội

bộ, NXB Phương Đông, TP HCM (2012) Tác giả đã trình bày các nội dung cơ bảncủa hệ thống KSNB theo khuôn mẫu COSO, kiểm soát nội bộ trong một số nghiệp vụhay tài sản chủ yếu Ngoài ra, tác giả đã trình bày các gian lận và biện pháp phòngngừa

Việc thiết lập hệ thống kiểm soát hữu hiệu sẽ giảm bớt được rủi ro sai phạm,nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh trong quá trình kinhdoanh và hội nhập kinh tế quốc tế Nằm trong hệ thống kiểm soát, kiểm soát thu - chidòng tiền trong đơn vị là một trong những nội dung rất quan trọng Bởi thu chi và lưuchuyển tiền tệ ảnh hưởng đến dòng vốn kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp.Đây là quá trình thu hồi và luân chuyển vốn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hoạtđộng tái sản xuất và thu hồi lợi nhuận Tuy nhiên, quá trình thực hiện nghiệp vụ này làhoạt động xảy ra thường xuyên và dễ dàng xảy ra gian lận, sai sót, đụng đến quyền lợi,trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận có liên quan, đặc biệt là trong các đơn vị sựnghiệp sử dụng nguồn ngân sách của Nhà nước, trách nhiệm sẽ càng lớn và có tính hệthống cao Việc xây dựng hệ thống kiểm soát thu chi hữu hiệu đối với nguồn vốn ngânsách sẽ hạn chế được thất thoát, tham ô, nâng cao được uy tín, sức cạnh tranh và minhbạch trên thị trường

Hiện nay, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về hệ thống kiểm soát thu chi cáckhoản vốn đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp, tùy theo từng loại hình nguồn ngân sáchcủa Kho bạc mà chúng ta có thể xây dựng các chu trình của hệ thống kiểm soát Phạm

vi đề tài của đơn vị mà tác giả muốn đề cập đến thuộc loại chi đầu tư xây dựng cơ bảntại đơn vị BQL Vì vậy, tác giả tập trung nghiên cứu sâu vào các khoản chi đầu tưXDCB tại BQLDA

Nghiên cứu thực tế về vấn đề kiểm soát đối với các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp

Trang 16

có một số đề tài tham khảo tương tự đề tài mà tác giả đang làm như sau:

- “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Quảng Bình” của tác giả Đào Hoàng Liêm – Đại học Đà Nẵng (2011).

Ưu điểm của đề tài này là tập trung vào một số nội dung kiểm soát chi ngân sáchnhà nước tại Kho bạc tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2009-2010, bên cạnh cơ chếđang tiến hành triển khai vận hành tổ 01 cửa đang còn những tồn tại bất cập, luận văn

đã cho thấy được quy trình kiểm soát quá trình phê duyệt chi ngân sách, chi thườngxuyên tại Kho bạc cấp Tỉnh nói chung và cụ thể ở đây là tỉnh Quảng Bình nói riêng.Bên cạnh đó, những nhược điểm hạn chế và tồn tại trong các đơn vị ngân sáchnhà nước như là Kho bạc cùng với giải pháp cơ bản mà đề tài đã đề cập đến chưa có sựđồng bộ hóa, thống nhất đối với mô hình một cửa do Chính phủ mới quy định trongkhoảng thời gian này cũng như là các đơn vị Kho bạc cấp dưới trong hệ thống kho bạccủa Tỉnh Từ đó gây ra thời gian giải ngân vốn ngân sách ở một số trường hợp bị áchtắc, bị động và thiếu sự hỗ trợ, phê duyệt kịp thời từ các cấp quản lý nhà nước

- “Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Hai Bà Trưng – Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang – Học viện tài chính

Trong đề tài này, tác giả đã tập trung nghiên cứu về công kiểm soát chi ngânsách nhà nước tại Kho bạc Hai Bà Trưng – Hà Nội Ưu điểm chính của đề tài là đã hệthống hóa được cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, trong đó

đề tài đã đề cập rất chi tiết về hệ thống môi trường kiểm soát đặc biệt là môi trườngkiểm soát trong Kho bạc nhà nước Bên cạnh đó, đề tài có đề cập đến một số giải pháp

về đổi mới cơ chế và thúc đẩy nhanh quá trình kiểm soát cũng như giải ngân vốn ngânsách tại Kho bạc Hai Bà Trưng, một trong những địa bàn thu hút vốn ngân sách cáccông trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố trọng điểm

Nhược điểm lớn nhất của đề tài là còn bị hạn chế nhiều trong việc mô tả quytrình kiểm soát chi ngân sách các mặt hoạt động của Kho bạc Hai Bà Trưng Đề tài cótrình bày hệ thống lưu đồ đối với quy trình kiểm soát nhưng lại không đề cập đến quátrình xác định giá trị khối lượng hoàn thành, tạm ứng và thanh quyết toán của các côngtrình XDCB ở sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Hai Bà Trưng Đề tài chỉ

Trang 17

mới trình bày ở quy trình xác định hồ sơ và phê duyệt hồ sơ của các cấp, bộ phận phụtrách chứ chưa đề cập chi tiết đến các thủ tục cần thiết khi thẫm tra xác định giá trị vốnngân sách cấp cho các dự án này.

- “Hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Tố Loan – Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Mình

Ưu điểm trong đề tài này, tác giả hướng đến công tác ban hành quy định chuẩnmực và văn bản pháp quy có tính hệ thống đối với các kho bạc cấp Tỉnh thành và Quậnhuyện, tạo hệ thống thông tin, đồng bộ hoá các kênh đầu tư và đặc biệt là thể chế pháp

lý trong giai đoạn hội nhập, nhằm tạo điều kiện để đầu tư thông thoáng, nâng cao nănglực canh tranh và đầu tư vốn vào các kênh hạ tầng, công nghiệp Trong đề tài này, tácgiả tập trung khai thác các văn bản pháp quy, chuẩn mực và chế độ tài chính hiện hànhđang được áp dụng trong toàn hệ thống Kho bạc, từ khái quát cơ sở ban hành đến thờigian và điều kiện áp dụng Bên cạnh đó, đề tài hướng đến quy trình kiểm soát hoạtđộng chi ngân sách, cho thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi ngân sáchtrong hệ thống kho bạc nói chung và kho bạc Lâm Đồng nói riêng Trong hệ thống cácgiải pháp, tác giả có mạnh dạn đề xuất ý tưởng nhập bộ phận Đầu tư và Kiểm soátthanh toán vào chung một bộ phận để giảm thiểu sự nhũng nhiễu, quan liêu và gâynhiều ách tắc trong công tác hành chính về giải ngân vốn ngân sách cũng được xem làmột trong những ý tưởng đổi mới và giảm thiểu nhân sự trong công tác giải quyết hồsơ

Nhược điểm của đề tài là khả năng ứng dụng chưa cao, cũng chưa cho thấy rõràng về quy trình kiểm soát vốn ngân sách cụ thể mà vẫn còn mang tính thời sự Đề tàikhông mô tả minh họa các trường hợp kiểm soát chi mà tập trung mô tả quy trình làchủ yếu Ngoài ra, ở phần giải pháp tác giả quá đè nặng yếu tố vĩ mô của các cấp quản

lý Nhà nước mà chưa chỉ ra giải pháp cụ thể, thực sự cần thiết đối với Kho bạc tỉnhLâm Đồng trong giai đoạn hiện nay Việc triển khai sát nhập các phòng ban trong Khobạc tác giả chưa tính đền các trường hợp giải quyết và kiểm soát chéo công việc màchỉ dừng lại ở mức độ giảm bớt công tác hành chính công và nhân sự như trên

- “Tăng cường hoàn thiện công tác kiểm soát thu chi của cơ quan đại diện

Trang 18

Thông tấn xã Việt Nam tại Tp Đà Nẵng” của tác giả Vương Quốc Anh Tiến – Đại học

Đà Nẵng Đề tài không đi quá sâu vào công tác kiểm soát chi nhưng chủ yếu tập trung

về hệ thống và quy trình kiểm soát thu – chi tại một đơn vị sự nghiệp công lập, theo tácgiả có thể sử dụng công tác lập kế hoạch, kiểm tra, thông tin và giám sát để kiểm soáttốt hơn các hoạt động thu – chi tại đơn vị này

Ưu điểm của đề tài là hệ thống khái quát cơ sở lý luận về công tác kiểm soát thuchi tại các đơn vị sự nghiệp công lập Đề tài tập trung khai thác mảng dự toán thu chingân sách và kiểm soát thu chi ngân sách theo dự toán được duyệt Trong đề tài, tácgiả có đưa ra được hệ thống hóa về quy trình kiềm soát thu và quy trình kiểm soát chitại cơ quan thông tấn báo chí, tác giả đã cho thấy được hệ thống kiểm soát và các yếu

tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ đối với lĩnh vực thu – chi vốn ngân sáchtại các đơn vị sự nghiệp

Nhược điểm của đề tài rõ ràng là sự hạn chế về phạm vi nghiên cứu khi tác giảchỉ tập trung khai thác trong trường hợp nghiên cứu tại cơ quan thông tấn xã Việt Namtại Đà Nẵng Hơn nữa, với quy trình kiểm soát thu chi của các cơ quan sự nghiệp cônglập đại đa phần phụ thuộc vào dự toán phê duyệt của ngân sách cùng với các khoản chikhông thường xuyên qua đó công tác giải ngân và kiểm soát chi có thể được xem làkhông gây ảnh hưởng lớn và có tầm quan trọng như các khoản mục giải ngân vốnngân sách tại các cấp Kho bạc

Hầu hết các đề tài cũng đưa ra được nhiều hướng giải quyết các vấn đề còn tồnđọng trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước và đưa ra được nhiều đề xuấtnhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước Tuy nhiên mỗiđơn vị có một đặc điểm riêng cũng như các nghiên cứu trọng điểm về kiếm soát chixây dựng cơ bản thì chưa có một nghiên cứu nào

CHƯƠNG 1

Trang 19

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ

BẢN TẠI CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN.

1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

- Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để tạo ra các TSCĐ đưa vào hoạt độngtrong các lĩnh vực KT-XH nhằm thu được lợi ích dưới hình thức khác nhau Đầu tưxây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựngmới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế Dovậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng [14,tr27]

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của conngười, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,

có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trênmặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình dândụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, côngtrình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác [4,tr.22]

- XDCB chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư XDCB, là các hoạt động cụ thể

để tạo ra tài sản cố định như: Khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt Đầu tư XDCB làhình thức đầu tư chủ yếu và phổ biến nhất

- Căn cứ theo Luật Xây dựng năm 2017:

+ Chủ đầu tư xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặcđược giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng

+ Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)

và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủyban nhân dân cấp huyện)

Trang 20

+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xâydựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Sở quản lý côngtrình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy bannhân dân cấp huyện.

+ Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

Loại hình đầu tư XDCB thường đem lại kết quả không chỉ cho người đầu tư mà

cả nền kinh tế, xã hội được thụ hưởng, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của ngườichủ đầu tư mà của cả nền kinh tế, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đầu tư, vì thế ngoàinhững đặc điểm chung nêu trên, hoạt động đầu tư XDCB còn có các đặc điểm riêngbiệt như sau:

- Hoạt động đầu tư XDCB đòi hỏi một số vốn lớn và nằm khê đọng trong suốtquá trình đầu tư

- Hoạt động đầu tư XDCB là hoạt động có tính chất lâu dài được thể hiện ở thờigian thực hiện đầu tư (thời gian XDCB của dự án), thời gian cần hoạt động để có thểthu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanhthường đòi hỏi nhiều năm tháng; do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực

và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị và kinh tế

- Trong hoạt động đầu tư XDCB, do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài; nêncác yếu tố kinh tế, chính trị, tự nhiên ảnh hưởng sẽ gây nên những tổn thất mà các nhàđầu tư không lường hết khi lập dự án Các yếu tố thiên tai như bão lụt, động đất, chiếntranh có thể tàn phá các công trình được đầu tư Sự thay đổi chính sách như: thuế, mứclãi suất, sự thay đổi thị trường thay đổi nhu cầu sản phẩm cũng có thể gây thiệt hại chocác nhà đầu tư

- Các thành quả của hoạt động đầu tư XDCB có giá trị sử dụng lâu dài nhiềunăm, có khi hàng trăm năm và tồn tại lâu dài, điều này nói lên giá trị lớn lao của cácthành quả đầu tư

Trang 21

- Sản phẩm của đầu tư XDCB có tính cố định; gắn liền với đất đai, nơi sản xuất

và sử dụng Sản phẩm đầu tư sau khi xây dựng xong cố định tại một chỗ, các thành quảcủa hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ngay nơi mà nó được xâydựng lên

- Quá trình tiến hành hoạt động đầu tư gắn liền với quá trình sản xuất, công việcthường tiến hành ngoài trời và bị ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên Trong hoạtđộng đầu tư XDCB, nơi làm việc và lực lượng lao động không ổn định, dẫn tới thờigian ngừng làm việc nhiều, chờ đợi, năng suất lao động thấp, dễ gây tâm lý tạm bợ, tùytiện trong làm việc và sinh hoạt của cán bộ, công nhân ở công trường

- Giá bán của sản phẩm đầu tư XDCB được định trước khi chế tạo sản phẩm,tức là trước khi nhà thầu biết giá thành thực tế của mình thông qua công tác lựa chọnnhà thầu bằng cách đấu thầu hoặc chỉ định thầu

- Trong hoạt động đầu tư XDCB thì đầu tư từ NSNN thường chiếm tỷ trọnglớn, ngoài những đặc điểm nêu trên thì đầu tư XDCB có những đặc điểm riêng nhưsau:

+ Qui mô vốn đầu tư lớn: Các thành quả của hoạt động đầu tư chủ yếu là cáccông trình xây dựng được đầu tư từ nguồn vốn NSNN, đa số là các công trình lớn, cóphạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế - xã hội; tạo ra sự chuyển dịch cơcấu kinh tế - xã hội của các vùng, địa phương hoặc ngành của nền kinh tế

+ Về khả năng thu hồi vốn: Mặc dù tất cả các dự án đầu tư từ vốn NSNN đều lànhững công trình có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nhưng khả năngthu hồi vốn lại rất thấp, thậm chí không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; do vậy, các

dự án này thường không hấp dẫn các thành phần kinh tế khác [2,tr.22]

Nói cách khác, đầu tư từ NSNN là hoạt động đầu tư chỉ hướng vào các lĩnh vực

mà các thành phần kinh tế không được phép đầu tư (an ninh quốc phòng như cảngbiển, sân bay, ) hay không muốn đầu tư vì không thu được lợi ích trực tiếp (hồ, thủylợi, đê điều, nhà văn hóa, sân vận động cấp huyện…); hoặc không có khả năng đầu tư

do phải sử dụng một lượng vốn đầu tư rất lớn như dự án đường Hồ Chí Minh, đườngdây 500KV…

Trang 22

+ Nguồn vốn để thực hiện đầu tư là do NSNN cấp phát trực tiếp; đây là mộtđặc điểm cơ bản để phân biệt với các hình thức đầu tư khác

+ Việc quản lý vốn đầu tư rất khó khăn, dễ bị thất thoát lãng phí; đây là một đặcđiểm rất quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư; đặc biệt là vốn đầu tư XDCB;

từ đó, đòi hỏi việc quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN phải được thường xuyên chútrọng, quản lý vốn cần theo đúng quy định của pháp luật

1.1.3 Chức năng của đầu tư xây dựng cơ bản

Như đã nêu trên thì đầu tư XDCB với mục tiêu làm tăng trưởng và thay đổi kếtcấu của tài sản cố định nên có rất nhiều chức năng, trong đó quan trọng nhất là:

- Chức năng tạo năng lực mới của đầu tư XDCB; các năng lực mới tạo ra có giátrị sử dụng và thông qua đó các nhu cầu có thể được thỏa mãn; vì vậy chức năng nàyđảm bảo duy trì hoặc phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa dịch vụ; bảo vệ và cải tạomôi trường nhằm hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng xấu đến sản xuất và tiêu dùng;chức năng này được coi là chức năng đầu tiên của đầu tư XDCB

- Chức năng thay thế của đầu tư XDCB biểu hiện khả năng thay đổi từng tổhợp các nhân tố sản xuất và khả năng thay thế lẫn nhau của từng nhân tố này do kếtquả của quá trình đầu tư; nó được thể hiện ở mức tiết kiệm chi phí trong khu vực sảnxuất vật chất; cũng như trong khu vực dịch vụ nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu củanền kinh tế với chi phí xã hội ít hơn Chức năng này của đầu tư XDCB ngày càng tănglên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và với việc dẫn dắt nền kinh tế hướng vàoloại hình phát triển có chiều sâu mà đặc trưng là thay thế có hiệu quả các yếu tố sảnxuất

- Chức năng thu nhập và sinh lời được xác định bởi khả năng tạo ra thu nhập vàsinh lời do quá trình đầu tư XDCB mang lại; chức năng thu nhập và sinh lời là sự kếthợp các chức năng năng lực và thay thế sẽ tạo điều kiện tăng tổng sản phẩm quốc nội

và tổn sản phẩm quốc dân Đặc trưng kết quả thu nhập đánh giá công dụng của đầu tưXDCB cũng như ảnh hưởng của nó bởi việc tạo ra mối quan hệ giá trị và thu nhậptrong nền kinh tế; do đó, chức năng thu nhập và sinh lời cũng chính là tác động của nótrong tăng thu nhập của từng chủ thể trong hệ thống kinh tế làm ảnh hưởng đến việc

Trang 23

tăng lợi nhuận và tổng thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các tầng lớp dân cưtrong nền kinh tế [3, tr.52]

Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn phải tuân thủ tính hiệu quả theo nhữngmục tiêu nhất định; chính vì vậy, các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này phải vạch rađược các mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian, không gian trên cơ sở phân tích, tínhtoán một cách khoa học, chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư mang lại hiệu quảngày càng cao bởi vì đầu tư XDCB là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều vốn, thờigian và phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau, do vậy việctuân thủ theo đúng quy trình, trình tự là yếu tố bắt buộc

1.1.4 Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư XDCB có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của tất cả các nước trênthế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Nước tađang trong thời kỳ CNH- HĐH theo định hướng XHCN Do vậy, công tác đầu tưXDCB có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triểnKT-XH của Đảng và Nhà nước đã đề ra, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tàinguyên khoáng sản, lao động, đất đai, vốn và các nguồn lực khác trong xã hội, đồngthời phải bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái để tăng cường cơ sở vật chất cho sựphát triển bền vững

Đầu tư XDCB là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên lực lượng sản xuấtngày càng có trình độ cao hơn Tất cả các ngành kinh tế chỉ có thể tăng trưởng nhanhnếu có đầu tư XDCB, đổi mới kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất, chấtlượng và hiệu quả SXKD Nhờ có đầu tư XDCB mà ngày càng có nhiều các công trìnhcông cộng, giao thông, thủy lợi, văn hoá, giáo dục, y tế, nhà ở,… để nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân [4, tr.51]

1.1.5 Phân loại dự án đầu tư xây dựng

1.1.5.1 Phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án:

Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C a) Dự án quan trọng quốc gia

Trang 24

- Dự án sử dụng vốn đầu tư công có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng trở lên;

- Nhà máy điện hạt nhân;

- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảotồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ

50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắngió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừngsản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;

- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụtrở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên

ở các vùng khác;

- Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hộiquyết định

b) Dự án nhóm A

b1) Không phân biệt tổng mức đầu tư:

- Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;

- Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninhtheo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;

- Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốcgia;

- Hóa chất, phân bón, xi măng;

- Chế tạo máy, luyện kim;

Trang 25

- Khai thác, chế biến khoáng sản;

- Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục b2;

- Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục b2;

- Bưu chính, viễn thông

b4) Từ 1.000 tỷ đồng trở lên:

- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

- Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

- Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

- Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các điểm

1, 2, 3 Mục a

b5) Từ 800 tỷ đồng trở lên:

- Y tế, văn hóa, giáo dục;

- Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

Trang 26

+ Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục b4 có tổng mức đầu tư từ 60 đến 1.000

1.2.5.2 Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng:

- Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

- Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới

15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)

1.2.5.3 Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng:

Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoàingân sách và dự án sử dụng vốn khác

1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

1.2.1 Khái niệm

Kiểm soát chi đầu tư XDCB vốn NSNN là quá trình kiểm tra, kiểm soát cáckhoản chi đề đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộikhông có khả năng thu hồi vốn, các công trình của các doanh nghiệp nhà nước đầu tưtheo kế hoạch được duyệt, các dự án quy hoạch vùng lãnh thổ

Chi đầu tư XDCB là khoản chi lớn nhất, chủ yếu nhất và có nội dung quản lýphức tạp nhất trong chi đầu tư phát triển Hàng năm NSNN dành một khối lượng vốnlớn để thực hiện việc xây dựng các công trình, dự án theo kế hoạch được duyệt của nhà

Trang 27

nước Tính phức tạp của việc quản lý chi đầu tư XDCB bắt nguồn từ những đặc trưngriêng có của lĩnh vực XDCB [10, tr.33]

Theo Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính, camkết chi đầu tư được hiểu như sau:

Cam kết chi đầu tư “là việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng kế hoạch vốn đầu tưđược giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ kế hoạch vốn được giao trongnăm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp” Giátrị của khoản cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho hợp đồng trongnăm, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm được duyệt và giá trị hợp đồng cònđược phép cam kết chi Giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi là chênh lệch giữagiá trị của hợp đồng với tổng giá trị của các khoản đã cam kết chi cho hợp đồng đó(bao gồm cả số cam kết chi đã được thanh toán) Vì vậy, để thực hiện ghi nhận cam kếtchi đối với các hợp đồng chi đầu tư, thì các chủ đầu tư cần phải xác định và phân bổ sốkinh phí bố trí cho từng hợp đồng trong năm ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước, đảmbảo phù hợp với kế hoạch vốn được giao cho dự án đầu tư và giá trị còn được phépcam kết chi đối với hợp đồng đó Vốn NSNN cho đầu tư phát triển bao gồm: Vốntrong nước của các cấp NSNN; vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợcủa nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước (phầnngân sách nhà nước)

1.2.2 Đặc điểm của kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Chi đầu tư XDCB được thực hiện theo đúng nguyên tắc, quy định của phápluật hiện hành, từ huy động nguồn lực chi đầu tư phát triển, điều kiện chi, quy trìnhkiểm soát, thanh toán

- Chi đầu tư XDCB gắn với hoạt động của NSNN nói chung và hoạt động chiNSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về chi NSNN cho đầu

tư phát triển Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và thanh quyết toán nguồnvốn này cần được thực hiện chặt chẽ theo luật định được Quốc hội phê chuẩn và cáccấp chính quyền phê duyệt hàng năm

Trang 28

- Đầu tư XDCB được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các công trình dự ánkhông có khả năng thu hồi vốn và công trình hạ tầng theo đối tượng sử dụng theo quyđịnh của Luật NSNN và các luật khác Do đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồnvốn mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cả về kinh tế, xã hội và môitrường.

- Đầu tư XDCB gắn với các quy trình đầu tư và dự án, chương trình đầu tư rấtchặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu

dự án và đưa vào sử dụng Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá trình thực hiện vàquản lý dự án đầu tư với các khâu liên hoàn với các khâu liên tục từ khâu quy hoạch,khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự án Các dự án này có thểđược hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Các dự án về điều tra, khảo sát để lập quy hoạch như các dự án quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng lãnh thổ, ngành, quy hoạch xây dựng đô thị vànông thôn, quy hoạch ngành được Chính phủ cho phép

+ Dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhưđường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước,.v.v…

+ Dự án cho vay của Chính phủ để đầu tư vào phát triển một số ngành nghề,lĩnh vực hay sản phẩm

+ Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia củaNhà nước theo quy định của pháp luật

- Chủ thể quyết định đầu tư XDCB khác nhau, phản ánh sự đa cấp, đa tầng, cóliên quan đến toàn xã hội Đối với các cơ quan tổng hợp nhà nước như Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng… tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao màthực hiện việc nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách, quy phạm quy chuẩn xâydựng, đơn giá định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật xây dựng thuộc lĩnh vực quản lý

để thực hiện thống nhất trong cả nước [12, tr.67]

Đối với các Bộ quản lý chuyên ngành nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách,định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá theo từng chuyên ngành Các Bộ, ngành khác

Trang 29

thuộc trung ương và địa phương thì theo chức năng và nhiệm vụ được nhà nước giao

mà thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng thuộc phạm vi mình quản lý

1.2.3 Vai trò, sự cần thiết của chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Kiểm soát chi đầu tư XDCB liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành với khoảnmục chi đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách một quốc gia Chi đầu tưđóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, qua đó đã tạo ra cơ sở vậtchất cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước Vớitầm quan trọng như vậy, thì việc đảm bảo cho những khoản chi đầu tư được thực hiệnđúng mục đích, không gây lãng phí mang lại hiệu quả cao là một yêu cầu quan trọng

- Khả năng có hạn của NSNN, đặc biệt đối với tình trạng thường xuyên bị thâmhụt ngân sách nước ta Khi nguồn thu của NSNN còn rất hạn hẹp mà nhu cầu chi chophát triển kinh tế - xã hội lại lớn, ngày càng tăng cao Do đó việc kiểm soát chặt chẽcác khoản chi NSNN là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhànước hiện nay Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiệntiết kiệm, chống lãng phí, nhằm tập trung các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế

xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chínhquốc gia Bên cạnh đó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy vai tròcủa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan tới công tác quản lý và điềuhành Ngân sách [29, tr.39]

- Cơ chế kiểm soát chi đầu tư trong nhiều năm qua đã được thường xuyên sửađổi và hoàn thiện Nhưng vẫn chỉ quy định được những vấn đề chung mang tính chấtnguyên tắc, chưa thể bao quát hết được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn Mặtkhác, cùng với sự phát triển của xã hội, các nghiệp vụ chi cũng ngày càng trở nên đadạng và phức tạp hơn Do đó, cơ chế kiểm soát nhiều khi không thể theo kịp nhữngbiến động thực tế của các hoạt động đầu tư đang diễn ra Từ đó tạo ra nhiều kẽ hở vàbất cập Vì vậy, việc không ngừng cải tiến, bổ sung kịp thời để cơ chế kiểm soát đượcngày càng hoàn thiện, phù hợp và chặt chẽ hơn cũng là một nhu cầu cấp bách

- Trình độ cũng như ý thức của các đơn vị sử dụng vốn đầu tư XDCB Các đơn

vị này lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách quản lý tìm cách để sử dụng hết nguồn

Trang 30

kinh phí càng nhanh, càng tốt, đặc biệt là hiện tượng chạy kinh phí cuối năm Bêncạnh đó, thiếu sót và sai phạm cũng thường diễn ra, những hiện tượng như hồ sơkhông đầy đủ, không hợp pháp, hợp lệ cũng như sai định mức đơn giá theo quy định làkhông quá xa lạ Những hiện tượng này nếu không ngăn chặn, tất yếu sẽ dẫn tới tiêucực, sử dụng sai vốn, gây thất thoát cho Ngân sách.

- Với một nước nhỏ đang trong quá trình mở cửa hội nhập với nền kinh tế thếgiới, nhiều khoản chi cho hoạt động đầu tư là sử dụng nguồn vốn vay từ các quốc gia

và tổ chức nước ngoài

Do đó việc kiểm tra, kiểm soát việc chi trả các khoản chi này tới từng đối tượng

và hết sức cần thiết, để đảm bảo kỷ luật, kỷ cương quản lý tài chính Vì những lý dotrên, cần thiết phải có cơ quan chức năng có thẩm quyền độc lập khách quan đứng ra

để thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thu chi của các đơn vị này

Qua đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các gian lận, sai phạm, sai sót và lãngphí có thể xảy ra trong việc sử dụng Ngân sách, để đảm bảo các khoản chi này được sửdụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả Vì vậy, việc kiểm tra kiểm soát chi NSNNqua KBNN là cần thiết và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với tình hình kinh tế

- xã hội ngày càng phát triển

1.2.4 Yêu cầu, đối tượng đối với công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB cần đảm bảo các yêu cầu sau: Chính sách

và cơ chế kiểm soát chi đầu tư XDCB phải làm cho hoạt động NSNN đạt hiệu quả cao,

có tác động tích cực tới nền kinh tế, tránh gây tình trạng quỹ NSNN bị cắt đoạn, phântán, gây căng thẳng trong quá trình điều hành NSNN

Vì vậy, cơ chế kiểm soát chi phải quy định rõ ràng các điều kiện, trình tự cấpphát theo hướng cơ quan tài chính thực hiện cấp phát vốn đầu tư dựa trên kế hoạch vốnđược giao và đảm bảo mọi khoản thanh toán cho các đối tượng phù hợp với chính sáchchế độ, tiêu chuẩn và định mức theo quy định của Nhà nước Công tác kiểm soát chiđầu tư XDCB là một công việc phức tạp, liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương vàcác cấp ngân sách

Trang 31

Vì vậy, kiểm soát chi đầu tư phải được tiến hành một cách thận trọng, một cáchchuyên nghiệp và luôn có những đánh giá, rút kinh nghiệm cho mỗi loại hình dự áncho phù hợp với tình hình thực tế Mặt khác, không máy móc gây phiền hà cho cácđơn vị Tổ chức bộ máy kiểm soát phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối cơquan quản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính Đồng thời, cũng cần phân định rõ vaitrò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý, các đơn vị sử dụng vốn đầu tưcủa NSNN Mặt khác, cũng phải đảm bảo sự công khai, minh bạch, kiểm tra và giámsát lẫn nhau trong giữa những cơ quan đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN nóichung, cũng như vốn đầu tư nói riêng

Kiểm soát chi đầu tư XDCB cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thốngnhất với việc quản lý NSNN, từ khâu lập dự toán, chấp hành cho tới quyết toánNSNN Đồng thời cũng phải thống nhất trong việc chấp hành các chính sách, cơ chếquản lý tài chính do Nhà nước đặt ra Các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN theo quyđịnh của Luật NSNN và Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đều phải chịu sự kiểmsoát chi đầu tư XDCB theo cơ chế, chế độ quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫncủa KBNN Trung ương Cụ thể là các dự án sau:

- Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốnthuộc các lĩnh vực:

+ Giao thông, thuỷ lợi, giáo dục đào tạo, y tế;

+ Trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên;

+ Các trạm, trại thú y, động, thực vật nghiên cứu giống mới và cải tạo giống;+ Xây dựng các công trình văn hoá, xã hội, thể dục - thể thao, phúc lợi côngcộng;

+ Quản lý Nhà nước, khoa học - kỹ thuật;

+ Bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng lãnh thổ

- Các dự án quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn

- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sựtham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật

Trang 32

- Các dự án được bố trí bằng vốn chi sự nghiệp trong dự toán NSNN để sửachữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có, có giá trị từ 100 triệu đồngtrở lên, nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định (bao gồm cả việc xây dựng mớicác hạng mục công tŕnh trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị hành chính sựnghiệp).

- Các dự án đầu tư khác theo quyết định của Chính phủ

1.3 NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

1.3.1 Kiểm soát thanh toán tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Kiểm soát thanh toán tạm ứng

Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việc cần thiếtphải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thểtrong hợp đồng Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phảitheo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng cụ thể như sau:

* Mức vốn tạm ứng:

- Đối với hợp đồng thi công xây dựng:

+ Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trịhợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng15% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trịhợp đồng

- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìakhóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức tạm ứng tối thiểu bằng 10%giá trị hợp đồng

- Đối với hợp đồng tư vấn: Mức tạm ứng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng

- Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp đồng

Trang 33

Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết địnhđầu tư cho phép.

- Đối với công việc giải phóng mặt bằng: Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thựchiện trong kế hoạch giải phóng mặt bằng Các Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp phải bốtrí đủ vốn cho công tác giải phóng mặt bằng

- Ngoài mức vốn ứng tối đa theo các hợp đồng nêu trên, đối với một số cấukiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảmbảo tiến độ thi công và một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa, mức vốn tạm ứng theonhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu

- Mức vốn tạm ứng cho tất cả các khoản quy định nêu trên không vượt kế hoạchvốn hàng năm đã bố trí cho gói thầu, dự án

- Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực; trường hợptrong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì nhàthầu phải có bảo lãnh khoản tiền tạm ứng

* Thu hồi vốn tạm ứng

Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành củahợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toánkhối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tưthống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng

- Đối với công việc giải phóng mặt bằng:

+ Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ: sau khi chi trả cho người thụ hưởng,chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạnchậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng

+ Đối với việc mua nhà tái định cư và các công việc giải phóng mặt bằng khác:vốn tạm ứng được thu hồi vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hếtkhi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng

- Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý,quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và cótrách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định

Trang 34

Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời hạn

6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thựchiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sửdụng sai mục đích chủ đầu tư có trách nhiệm cùng Kho bạc nhà nước thu hồi hoàn trảvốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước

Trường hợp đến hết năm kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do hợpđồng chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thu hồi trong kế hoạchnăm sau và không trừ vào kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm sau

- Hồ sơ thanh toán tạm ứng: Để được thanh toán tạm ứng, chủ đầu tư gửi đếnKho bạc nhà nước các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Chứng từ chuyển tiền;

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư vànhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng), chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bảnsao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư đểthanh toán tạm ứng trong năm kế hoạch chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 (trừ trườnghợp thanh toán tạm ứng để thực hiện giải phóng mặt bằng thì được thực hiện đến hếtngày 31 tháng 01 năm sau) Chủ đầu tư có thể được thanh toán tạm ứng một lần hoặcnhiều lần cho một hợp đồng căn cứ vào nhu cầu thanh toán vốn tạm ứng nhưng khôngvượt mức vốn tạm ứng theo quy định nêu trên; trường hợp kế hoạch vốn bố trí không

đủ mức vốn tạm ứng thì chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau

1.3.2 Kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành

* Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng

Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và cácđiều kiện trong hợp đồng Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanhtoán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định

rõ trong hợp đồng

a Đối với hợp đồng trọn gói:

Trang 35

Thanh toán theo tỉ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mụccông trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghitrong hợp đồng.

b Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Thanh toán trên cơ sở khối lượngthực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền,nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng

c Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Thanh toán trên cơ sở khối lượngthực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền,nếu có) được nghiệm thu và đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thoảthuận trong của hợp đồng

d Đối với hợp đồng theo thời gian:

- Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia

và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làmviệc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ)

- Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theophương thức quy định trong hợp đồng

e Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%):

Thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán

do các bên thỏa thuận trong hợp đồng Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa

vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%)giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định tronghợp đồng

f Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng:

Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giátrong hợp đồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thốngnhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.Trường hợp bổ sung công việc phát sinh thì chủ đầu tư và nhà thầu phải ký phụ lục bổsung hợp đồng theo nguyên tắc sau đây:

Trang 36

- Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng côngviệc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá tronghợp đồng thì được thanh toán trên cơ sở các bên thống nhất xác định đơn giá mới theonguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh;

- Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng côngviệc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá

đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán;

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo thời gian thì khi giánhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy địnhcủa Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách vềthuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được thanh toán trên cơ sởđiều chỉnh đơn giá nếu được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có thỏa thuậntrong hợp đồng;

- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thì đơn giá trong hợp đồng đượcđiều chỉnh cho những khối lượng công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng, bên giaothầu và bên nhận thầu cam kết sẽ điều chỉnh lại đơn giá do trượt giá sau một khoảngthời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực

- Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo tỷ lệ (%): trường hợp có phát sinhhợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xâydựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối vớihợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) Trườnghợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặckhông vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏathuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư đượcphê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định;trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hìnhthành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy địnhhiện hành;

h Hồ sơ thanh toán:

Trang 37

- Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán vàđiều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Khobạc nhà nước, bao gồm:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghịthanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đạidiện bên nhận thầu (phụ lục số 03.a kèm theo) Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợpđồng, chủ đầu tư gửi Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợpđồng đã ký kết đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện

tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 04 kèm theo)

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc thanh toán tạm ứng - phụ lục số 05kèm theo

- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của

Bộ Tài chính

* Đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng

- Đối với các công việc của dự án được thực hiện không thông qua hợp đồngxây dựng (như một số công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện,trường hợp tự làm, ), việc thanh toán trên cơ sở bảng kê khối lượng công việc hoànthành và dự toán được duyệt phù hợp với tính chất từng loại công việc Hồ sơ thanhthanh toán bao gồm: bảng kê khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệtcho từng công việc; giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc tạm ứng (nếu có) vàchứng từ chuyển tiền

- Đối với chi phí đền bù, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, hồ sơ thanh thanhtoán bao gồm: bảng kê xác nhận khối lượng đền bù, giải phóng mặt bằng đã thực hiện;hợp đồng và biên bản bàn giao nhà (trường hợp mua nhà phục vụ di dân giải phóngmặt bằng) Riêng chi phí cho công tác tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng phải có dựtoán được duyệt; giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc tạm ứng (nếu có) và chứng

từ chuyển tiền

Trang 38

- Đối với công tác đền bù, bồi thường hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng cáccông trình (bao gồm cả xây dựng nhà di dân giải phóng mặt bằng): việc tạm ứng,thanh toán được thực hiện như đối với các dự án hoặc gói thầu xây dựng công trình.

1.3.3 Kiểm soát nghiệm thu quyết toán dự án, công trình xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án

- Hết năm kế hoạch, cán bộ kiểm soát chi của BQL phải kiểm tra, đối chiếu vớiKBNN, và sau đó cán bộ kiểm soát chi của KBNN báo cáo và trình lãnh đạo KBNNxác nhận số vốn thanh toán trong năm, luỹ kế số vốn thanh toán từ khởi công đến hếtniên độ NSNN cho BQL dự án

- Khi dự án (tiểu dự án, dự án thành phần hoặc hạng mục công trình) hoànthành được quyết toán theo quy định, cán bộ kiểm soát chi của BQL phải kiểm tra, đốichiếu với cán bộ kiểm soát chi KBNN về số vốn đầu tư đã thanh toán cho dự án đồngthời có nhận xét, đánh giá, kiến nghị với cơ quan phê duyệt quyết toán vốn đầu tư vềquá trình đầu tư của dự án, khi quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhànước, và cán bộ kiểm soát chi báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnhđạo KBNN ký xác nhận theo quy định

- Kiểm tra hồ sơ thanh toán thu hồi số vốn đã thanh toán lớn hơn so với quyếttoán vốn đầu tư được duyệt

- Thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản

1.3.4 Quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án

Trong thời gian nhận được hồ sơ thanh toán của các nhà thầu xây dựng côngtrình, cán bộ kiểm soát chi của BQL sẽ thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Cán bộ kiểm soát chi căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tưthực hiện kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ địnhthầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác); đối chiếu mức vốn đề nghịthanh toán phù hợp với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng

Bước 2: Kế toán trưởng BQL kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo, và các chứng

từ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán

Trang 39

tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), Giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộkiểm soát chi để thực hiện chuyển ra KBNN để kiểm soát tại KBNN.

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ

1.4.1 Những nhân tố chủ quan

- Tổ chức bộ máy: Bộ máy được tổ chức gọn nhẹ, có hiệu lực thì giải quyếtcông việc mới hiệu quả Trong bộ máy tổ chức quan trọng nhất là mô hình tổ chức, cơcấu các phòng nghiệp vụ; và trình độ phẩm chất của mỗi công chức ở từng vị trí

- Quy trình nghiệp vụ: Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởngtrực tiếp tới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, vì vậy quy trình nghiệp vụ phảiđược xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ thời hạn giải quyếtcông việc, trình tự công việc phải được thực hiện một cách khoa học, đồng thời cũngquy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm tới từng bộ phận

- Trình độ chuyên môn của công chức kiểm soát chi đầu tư: Yếu tố con ngườiluôn là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động Nếu cán bộ có nănglực chuyên môn tốt sẽ loại trừ được các thiếu sót và sai phạm trong các hồ sơ thanhtoán, cũng như trợ giúp, cung cấp đầy đủ thông tin cho các cấp lãnh đạo và đơn vị sửdụng NSNN nói chung, cũng như vốn đầu tư nói riêng Nếu năng lực chuyên mônkém, tất yếu sẽ không thể hoàn thành tốt công tác được giao, không phát hiện ra saiphạm và gây thất thoát cho Nhà nước Do đó việc tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cholực lượng công chức phải luôn luôn là mối quan tâm thường xuyên của lãnh đạo cáccấp [30, tr.11]

- Trang thiết bị cơ sở vật chất - kỹ thuật: Kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòihỏi yêu cầu hiện đại hóa về công nghệ Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi khốilượng vốn giải ngân qua KBNN ngày càng lớn và nhiều thì việc phát triển ứng dụngcông nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc đượcdiễn ra nhanh chóng, tiết kiệm, chính xác và thống nhất Do đó, việc xây dựng một cơ

sở vật chất kỹ thuật công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống KBNN là một đòi hỏitất yếu

Trang 40

1.4.2 Những nhân tố khách quan

- Pháp luật, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức: Hệ thống pháp luật, chế độ, tiêuchuẩn định mức chi NSNN là một căn cứ quan trọng việc xây dựng, phân bổ và kiểmsoát chi NSNN Vì vậy nó cần đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế;tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị sử dụng vốn và tính đầy

đủ, bao quát được tất cả các nội dung phát sinh

- Chế độ chính sách: Chế độ chính sách phải mang tính khả thi, phù hợp vớipháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảo công tác kiểm soát diễn ra chặt chẽ, tuynhiên cũng không được gây phiền hà Bên cạnh đó chế độ chính sách phải mang tính

ổn định, tránh thay đổi nhiều nhằm tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện

- Điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia: Đây là một trong những căn cứ quantrọng ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát Một đất nước đang trong giai đoạn phát triểnnhư nước ta, với một nguồn ngân sách hạn hẹp và một nhu cầu chi đầu tư cho pháttriển vô cùng lớn Dẫn tới số lượng các dự án cần đầu tư nhiều, nhưng kế hoạch vốn thìlại hạn hẹp Cơ chế phân bổ lại dàn trải Dẫn tới số lượng dự án thì nhiều, nhưng thanhtoán thì dàn trải qua nhiều năm Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng ít nhiều tới côngtác kiểm soát chi tại KBNN

- Ý thức chấp hành của đơn vị sử dụng Ngân sách: Đây cũng là một nhân tốkhách quan ảnh hưởng tới kiểm soát chi đầu tư Vì nếu ý thức chấp hành của đơn vị sửdụng vốn đầu tư không cao trong việc quản lý chặt chẽ tài chính thì sẽ dẫn tới nhữngthiếu sót thậm chí là sai phạm trong chi đầu tư KBNN một mặt qua cơ chế kiểm soátcủa mình đã hạn chế những thiếu sót và sai phạm này

Nhưng bên cạnh đó, quan trọng hơn, cần có những biện pháp nhằm nâng caonhận thức của các đơn vị sử dụng vốn đầu tư, để cho họ thấy rằng họ cũng có vai tròcũng như trách nhiệm trong việc sử dụng vốn đầu tư

Ngày đăng: 27/02/2024, 08:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w