1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Trong Sự Nghiệp Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Đất Nước
Người hướng dẫn Nguyễn Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 202
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 460,07 KB

Nội dung

Một số đặc điểm thông thường của nguồn nhân lực baogồm:Sự đa dạng: Nguồn nhân lực đa dạng về tuổi tác, giới tính, trình độ và kỹ năng, tạođiều kiện để tận dụng những ưu thế của từng nhóm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

🙞🙞🙞🙞🙞 BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI 03 : PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ

NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 4

1.1 Nguồn nhân lực 4

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 4

1.1.2 Phân loại nguồn nhân lực 4

1.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực 4

1.2 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 4

1.2.1 Khái niệm 4

1.2.2 Nhận định và mục tiêu của Đảng về công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước 4

II VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 10

2.1 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 10

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 14

2.2.1 Về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam 14

2.2.2 Về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam 16

2.2.3 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam 19

2.3 Đánh giá và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước 20

2.3.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực nước ta 20

2.3.2 Giải pháp nhằm phát huy vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước 22

LỜI KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU 27

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử Việt Nam là một cuộc hành trình dài và đầy khó khăn để xây dựng và pháttriển đất nước Trong đó, công nghiệp hóa và hiện đại hóa là những mục tiêu đặt ra từ rấtlâu đời, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân và nâng tầmđất nước trong khu vực và thế giới Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đó, nguồnnhân lực được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất, vì nhân lực chính là "nòngcốt" của sự phát triển đất nước Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước là vô cùng quan trọng và cần được phân tích một cách kỹlưỡng Chính vì vậy, trong đề tài này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu và phân tích cách mànguồn nhân lực đã đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ViệtNam

Trang 4

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1.1 Nguồn nhân lực

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tập hợp các cá nhân, tài năng và kỹ năng có sẵn trong một cộngđồng hoặc tổ chức để sử dụng cho mục đích nhất định, bao gồm các yếu tố như trình độhọc vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, tài năng, sức khỏe và đức tính cá nhân

1.1.2 Phân loại nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vàomục đích và ngữ cảnh sử dụng Tuy nhiên, một số phân loại thông dụng gồm:

Phân loại theo độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn: Trẻ em, thanh niên, người lớn,nam giới, nữ giới, trình độ tiểu học, trung học, đại học, v.v

Phân loại theo loại hình công việc: Công việc chuyên môn, kỹ thuật, quản lý, v.v.Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: Nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế, y tế,giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp,

1.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực

Đặc điểm của nguồn nhân lực phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ học vấn, kỹnăng và kinh nghiệm làm việc Một số đặc điểm thông thường của nguồn nhân lực baogồm:

Sự đa dạng: Nguồn nhân lực đa dạng về tuổi tác, giới tính, trình độ và kỹ năng, tạođiều kiện để tận dụng những ưu thế của từng nhóm

Sự biến động: Nguồn nhân lực có thể thay đổi theo thời gian, do sự xuất hiện củacác công nghệ mới, sự phát triển của kinh tế và xã hội, hoặc các yếu tố khác

Sự cạnh tranh: Sự cạnh tranh giữa các tổ chức và cá nhân để tìm kiếm nhữngnguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo ra áp lực đối với việc tuyển dụng và giữ chân nhântài

1.2 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

1.2.1 Khái niệm

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng lao động thủcông là chính, sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng với công nghệ, phương tiện

và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoahọc - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Trang 5

1.2.2 Nhận định và mục tiêu của Đảng về công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

a Quá trình nhận thức của Đảng ta về công nghiệp hóa

Thời kỳ trước đổi mới từ năm 1960-1986

Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lần đầu tiên được Đảng ta đề cập vào Đạihội III của Đảng 9.1960 Các Đại hội IV (12/1976), V (02/1982) tiếp tục bàn về vấn đềnày Nhìn chung do tác động của yếu tố chủ quan và khách quan: tiến hành công nghiệphoá trong một nửa nước, trong điều kiện có chiến tranh, trong sự giúp đỡ của các nước xãhội chủ nghĩa…Vì vậy, Đảng không có điều kiện để tổng kết lại những thành công cũngnhư hạn chế trong quá trình thực hiện để rút ra những kinh nghiệm trong giai đoạn sau:

Đại hội Đảng III xác định rõ mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ

sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thựchiện qua nhiều giai đoạn Về cơ cấu kinh tế, Đảng xác định: kết hợp công nghiệp với nôngnghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước độc lập thống nhất và quá độ lên chủnghĩa xã hội Chiến lược “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…” tiếp tục được khẳngđịnh lại tại Đại hội IV của Đảng (1976) Tại Đại hội lần thứ V của Đảng (03/1982) đã xácđịnh trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làmmặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng

và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằmphục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Đại hội V coi đó lànội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt Đây là bước điềuchỉnh rất đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam Tuy nhiên, trong thực tế chưanghiêm chỉnh thực hiện tinh thần chỉ đạo của Đại hội V… Có thể thấy công nghiệp hoáthời kỳ trước đổi mới có những hạn chế như sau:

Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về pháttriển công nghiệp nặng Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồnviện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước vàdoanh nghiệp nhà nước… Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làmlớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội

Thời kỳ đổi mới từ năm 1986- nay

Đảng ta với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”… đã chỉ ra nhữnghạn chế của công nghiệp hoá trước đây và đưa ra nhận thức mới phù hợp với thực tiễn vàthế giới

Trang 6

Đại hội VI của Đảng đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủnghĩa trong chặng đường đầu tiên là thực hiện 03 chương trình lương thực, thực phẩm;hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên củathời kỳ quá độ Như vậy, đường lối chiến lược coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm,xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là không đổi, nhưng thay vì dồn sức, tậptrung trực diện vào thực hiện công nghiệp hoá như trước đây, Đảng qua tâm nhiều hơn vàtrước tiên đến khâu tạo dựng tiền đề, cơ sở của công nghiệp hoá Đây là sự chuyển hướngchỉ đạo chiến lược của Đảng về công nghiệp hoá Là điểm khởi đầu hết sức quan trọngcho quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa ở Việt Nam.

Đại hội VII của Đảng (năm 1991) tiếp tục có những nhận thức mới, ngày càng toàndiện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa Nghị quyết Hội nghị Trungương 7 khóa VII chính thức đưa ra định nghĩa về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủcông là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện

và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học,công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”

Định nghĩa đã phản ánh được phạm vi rộng lớn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá;gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá; xác định được vai trò của khoa học, công nghệtrong quá trình này; chỉ ra cái cốt lõi của công nghiệp hoá là cải biến lao động thủ công,lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất lao độngcao Định nghĩa trên đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong nhận thức của Đảng vềcông nghiệp hoá trong thời kỳ phát triển mới của đất nước

Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhậnđịnh: nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đườngđầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành chophép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đại hội IX (năm 2001), Đại hội X (năm 2006) và XI (năm 2011) của Đảng củaĐảng, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện nhận thức của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đạihoá đã đưa ra quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá cụ thể là: công nghiệp hoá gắnvới hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo

vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn vớiphát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Lấyphát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Đảng

đề ra nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm tiếp theothiết thực và phù hợp xu thế thời đại, tất cả nhằm mục tiêu vì con người, vì sự phát triểnbền vững, phấn đấu đến năm 2050 nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại

Trang 7

Có thể thấy rằng, tư duy của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổimới nhất quán với đường lối công nghiệp hoá được nêu ra trước đó trên một số vấn đề cótính nguyên tắc: công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội; Mục tiêu của công nghiệp hoá nhằm chuyển đổi một cách căn bản nền sảnxuất xã hội từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động bằng máy móc, xây dựng quan

hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ; nâng cao đời sốngnhân dân; quốc phòng an ninh vững mạnh

b Quan niệm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước

và quốc tế, Đảng ta nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới Những quan điểm này được Hội nghị lầnthứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII nêu ra và được phát triển, bổ sung qua cácĐại hội VIII, IX, X, XI của Đảng Dưới đây khái quát lại những quan điểm cơ bản củaĐảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới:

Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn

với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường

Từ thế kỷ XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành công nghiệp hóa Khi đó,công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụngmáy móc Nhưng trong thời đại ngày nay, Đại hội X của Đảng nhận định: " Khoa học vàcông nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn" Kinh tế tri thức có vai trò ngàycàng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Bên cạnh đó,

xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng nhưthách thức đối với đất nước Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải và có thể tiến hành côngnghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợpcông nghiệp hóa với hiện đại hóa

Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức

đã phát triển Chúng có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh

tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức Đó là lợi thế củacác nước đi sau, không phải là nóng vội duy ý chí Vì vậy, Đại hội X của Đảng chỉ rõ: đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức

là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh thêm: "thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơcấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn chặt chẽ công nghiệp, nôngnghiệp, dịch vụ"

Trang 8

Kinh tế tri thức là gì? Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra địnhnghĩa: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thứcgiữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chấtlượng cuộc sống Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sựphát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoahọc, công nghệ Đó là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công nghệthông tin, công nghệ sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao.

Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế

Khác với công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành trong nền kinh

tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm công nghiệp hóa chỉ có Nhà nước, theo kế hoạchcủa Nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiệnđại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiềuthành phần Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là việc của Nhà nước

mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước làchủ đạo Ở thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóađược thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước, còn ở thời kỳ đổi mớiđược thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vớiphát triển kinh tế thị trường không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nềnkinh tế, mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Bởi vì, khi đầu tư vào lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô thế nào, công nghệ

gì đều đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc kỹ càng, hạn chế đầu tư tràn lan, sai mục đích, kémhiệu quả và lãng phí, thất thoát

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bốicảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế Hộinhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tưnước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thếgiới… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Hội nhập kinh tế quốc tế cònnhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế,

có sức cạnh tranh cao Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnhthời đại để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng nhanhhơn, hiệu quả hơn

Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh

và bền vững

Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố conngười luôn được coi là yếu tố cơ bản Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là: vốn;

Trang 9

khoa học và công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước,trong đó con người là yếu tố quyết định Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêucầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục,đào tạo.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh

tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý cũng như đội ngũcông nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng Nguồn nhân lực của công nghiệphóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năngnắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thể giới và có khảnăng sáng tạo công nghệ mới Đại hội XI chỉ rõ: "Phát triển và nâng chất lượng nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyếtđịnh đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế,chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm chophát triển nhanh, hiệu quả và bền vững"

Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện

đại hóa

Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chiphí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung Nước tanên lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa học, côngnghệ còn ở trình độ thấp Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắnvới phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu vàbức xúc Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với pháttriển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất làcông nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới

Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn

hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết kinh

tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Chỉ như vậy mới có khả năng xóa đói,giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáodục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng Mục tiêu đó thể hiện sự pháttriển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của phát triển

c Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành mộtnước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệsản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất

Trang 10

và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước công nghiệphiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể.Đại hội X xác định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triểnkinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đếnnăm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Trang 11

II VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 2.1 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Kể từ thập niên 60 của thế kỷ XX, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lốicông nghiệp hoá, hiện đại hóa và coi công nghiệp hoá, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâmxuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội Tính đến nay, nhân tố nguồn nhân lực vẫnluôn giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Nguồn nhân lực giữ vai trò vừa là động lực, vừa là mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đảng ta đã khẳng định: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm hướng tớimục tiêu “tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội” Như vậy, trongquá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá, hiện đạihoá là phương tiện, phương thức để đạt đến mục tiêu cao cả, đó là vì cuộc sống hạnh phúcngày càng tốt đẹp của con người, vì sự giải phóng và phát triển toàn diện của con người

Trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,quan niệm coi con người là “vừa là mục tiêu,vừa là động lực” của sự phát triển kinh tế-xãhội đã trở thành quan niệm phổ biến Phát triển nguồn lực con người được coi là một bộphận quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Bởi vì,con người là động lực cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiệnnay

Động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá được hiểu là những gì thúcđẩy quá trình này vận động và phát triển Khi nói con người là động lực của quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là chủ yếu nói đến sức mạnh, năng lực sáng tạo tolớn của con người trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thúc đẩy quátrình này phát triển

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ không thể thành công nếu thiếu vai trò động lựccủa con người Chính con người với tri thức, trí tuệ, có khả năng hoạch định chiến lược,

đề ra mục tiêu, lựa chọn phương thức tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho phùhợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình Con người còn sáng tạo ra những thành tựukhoa học và công nghệ hiện đại và ứng dụng chúng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, sản xuất vật chất, quản lý kinh tế, xã hội Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá, những giải pháp do con người đề ra cho phép điều chỉnh và giải quyết các mâu thuẫnphát sinh, cũng như dự báo những nguy cơ, hậu quả có thể xảy ra và khuynh hướng pháttriển trong tương lai để từ đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiến lên

Trang 12

Bài học kinh nghiệm rút ra từ những thành công trong quá trình phát triển của NhậtBản và các nước công nghiệp mới (NICs) ở châu Á cho thấy, người ta không chỉ chútrọng ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới hoặc đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng, mà vấn đề then chốt hơn cả là biết khơi dậy và phát huy năng lực trí tuệ và sứcsáng tạo to lớn của con người Trong xu thế toàn cầu hóa và mở rộng giao lưu quốc tế nhưhiện nay, các quốc gia có thể khắc phục sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ thông qua conđường chuyển giao, nhập khẩu Nhưng người ta không thể nhập khẩu hay vay mượn đượckhả năng sáng tạo của con người Vì thế, có thể khẳng định rằng, năng lực sáng tạo nóiriêng và chất lượng nguồn lực con người nói chung là yếu tố nội sinh, là động lực to lớnthúc đẩy sự phát triển xã hội, đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến thànhcông

Nếu con người là động lực, là phương tiện để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đạihoá, thì những thành quả do công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra phải nhằm phục vụ chonhu cầu con người Nói cách khác, con người có quyền thụ hưởng những thành quả dochính tài năng và sức sáng tạo của mình tạo ra Vì vậy, phát triển nguồn lực con ngườiphải nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để con người được thụ hưởng những thành quả củamỗi bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nghĩa là con người có được đời sống vật chất vàtinh thần ngày càng cao, môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, có điều kiện học tập,lao động sáng tạo và cống hiến tài năng cho sự phát triển của xã hội và hạnh phúc của conngười

- Nguồn nhân lực giữ vai trò là nhân tố chủ chốt, sử dụng các nguồn lực khác phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Thực tế cho thấy, nói đến nguồn nhân lực là nói đến nguồn lực con người, đây là

“nguồn lực” đặc biệt của mỗi quốc gia, bao gồm trình độ học vấn, chuyên môn; phẩmchất chính trị, đạo đức lối sống; kỹ năng nghề nghiệp; sức khỏe, của mỗi cá nhân hợpthành khả năng lao động xã hội Trên thực tế, giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyênthiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, luôn có mối quan hệ mậtthiết với nhau Trong đó thì nguồn nhân lực được xem là yếu tố nội sinh chi phối các yếu

tố còn lại Các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý… tự nó chỉ tồn tạidưới dạng tiềm năng và chúng chỉ phát huy tác dụng khi có ý thức của con người tác độngvào Bởi lẽ, con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí biết tận dụng,gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá

Nguồn nhân lực còn là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạocác nguồn lực khác Các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn vàchỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả Cácnguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai thác Trong khi đó nguồn lực con

Trang 13

người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực vô tận Tính vô tận, trí tuệ con người biểu hiện

ở chỗ nó không chỉ có khả năng tái sinh mà còn tự sản sinh về mặt sinh học và đổi mớikhông ngừng nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý Nhờ vậy con người đã từngbước làm chủ tự nhiên, khám phá ra những tài nguyên mới và sáng tạo ra những tàinguyên vốn không có sẵn trong tự nhiên

- Các nguồn lực khác là hữu hạn, trong khi đó nguồn nhân lực lại vô hạn

Các nguồn lực vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, luôn có giới hạn nhấtđịnh Nếu lạm dụng, khai thác quá nhiều đến một lúc nào đó chúng sẽ không còn nữa

Nhưng, nguồn lực con người là vô hạn, nó không chỉ tái sinh và tự sinh sản về mặtsinh học mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về mặt chất lượng nếu con người biết

tự chăm lo và bồi dưỡng hợp lý Đó là cơ sở để làm cho hoạt động thực tiễn của conngười phát triển như một quá trình vô tận Nhờ vậy, con người làm chủ được tự nhiên,sáng tạo, khám phá ra nhiều nguồn tài nguyên mới, công cụ sản xuất mới đưa xã hộichuyển qua nền văn minh từ thấp đến cao

- Nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng trong việc công nghiệp hóa, phát triển khoa học kỹ thuật

Yếu tố con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển mà nó còn giúptạo ra các điều kiện giúp hoàn thiện về chính bản thân của con người Mỗi giai đoạn pháttriển của con người sẽ làm tăng thêm sức mạnh chế ngự thiên nhiên và tăng thêm nguồnđộng lực cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội

Tiềm năng về vấn đề kinh tế của một đất nước phụ thuộc nhiều vào trình độ khoahọc kỹ thuật của nước đó Mà trình độ khoa học kỹ thuật lại phụ thuộc nhiều vào nhữngđiều kiện giáo dục

Giáo dục - đào tạo là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để pháthuy nguồn lực con người Quan điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu được khẳngđịnh từ nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục trong quá trình phát triển đất nước, là nhân

tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Giáo dục đại học và kỹ thuậtnghề nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Con người được giáo dục và biết tự giáodục được coi là nhân tố quan trọng nhất, “vừa là động lực, vừa là mục tiêu” của sự pháttriển bền vững của xã hội Giáo dục đang trở thành một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạtầng xã hội, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, văn hoá, quốc phòng và an ninh Con người được giáo dục tốt mới có khả năng giảiquyết một cách sáng tạo và có hiệu quả tất cả những vấn đề do sự phát triển xã hội đặt ra

Trang 14

Có nhiều trường hợp thất bại nếu một nước sử dụng công nghệ ngoại nhập tiến tiếntrong trường hợp tiềm lực khoa học công nghệ trong nước vẫn còn rất yếu Sự yếu này thểhiện ở việc thiếu những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực khoa học công nghệ và quản lý,thiếu đi đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân các làng nghề

Điều này sẽ không ứng dụng được những công nghệ mới Khi đó sẽ không có sựlựa chọn nào khác, một là đào tạo nguồn nhân lực quý giá cho đất nước phát triển hoặc làphải chấp nhận chịu tụt hậu so với những nước khác

- Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thực tiễn đã chứng minh, có những quốc gia không giàu về tài nguyên, điều kiệnthiên nhiên không thuận lợi như Nhật Bản, Israel, Singapore, nhưng vẫn phát triển, vẫn

“cất cánh” một khi quốc gia đó biết coi trọng phát triển và phát huy nguồn nhân lực, nhất

là nguồn nhân lực chất lượng cao

Nguồn nhân lực mà có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì khảnăng tư duy sáng tạo, tinh thần làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm và tính tự giác sẽcao, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ cũng cao hơn Nước ta tiến hành công nghiệphóa trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trongđiều kiện cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại trên thế giới phát triển rấtnhanh chóng Vì vậy, chúng ta cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, năng độngsáng tạo để chủ động nắm lấy thời cơ, phát huy những lợi thế sẵn có để đẩy nhanh quátrình công nghiệp hóa, tạo ra thế và lực mới để vượt qua những thách thức, đẩy lùi nguy

cơ, đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững

- Nguồn nhân lực giữ vai trò là chủ thể và đồng thời cũng là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhân lực có mối quan hệ gắn bóchặt chẽ nhau, trong đó nhân lực luôn giữ vị trí, vai trò quyết định trình độ, tốc độ pháttriển của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đến lượt mình, nhân lực cũng khôngngừng biến đổi và phát triển dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Nói cách khác, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra yêu cầu khách quan đối với việc pháttriển nhân lực ở trình độ ngày càng cao, bởi vì con người vừa là sản phẩm của tự nhiên,của xã hội vừa là chủ thể cải biến tự nhiên và xã hội, đồng thời, là chủ thể của các quátrình phát triển kinh tế-xã hội Thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã để lại dấu ấnsâu đậm trong tiến trình phát triển và sáng tạo ra lịch sử của mình

Trang 15

Xét dưới góc độ kinh tế, xã hội hay kỹ thuật, công nghệ, yếu tố con người vẫn luôn

là chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Từ thực tế cho thấy, quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ không thể thành công nếu thiếu nguồn lực con người với sốlượng và chất lượng ngày càng cao, cơ cấu hợp lý Bởi vì, chính con người là lực lượngduy nhất có khả năng phát hiện, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, bước đi và nhữnggiải pháp thích hợp để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá Từ thực tiễn của các nước

đi trước cũng như ở nước ta đã cho thấy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ravới tốc độ nhanh hay chậm, đạt hiệu quả cao hay thấp là do sự quy định của nhiều yếu tố,trong đó, trước hết và chủ yếu tuỳ thuộc vào năng lực của con người, vào chất lượng củanhân lực Vì vậy, phát triển nhân lực trở thành yếu tố quan trọng nhất có tính chất quyếtđịnh đối với sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay

Trong khi nhấn mạnh vai trò và sự tác động có tính chất quyết định của phát triểnnhân lực đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần khẳng định rằng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá cũng tác động trở lại đối với mục tiêu phát triển nhân lực

Thực tế cho thấy, mặc dù nước ta hiện nay không còn là một nước thuần nông,nhưng có lẽ còn khá xa so với những tiêu chí, đặc trưng của một xã hội công nghiệp hiệnđại Trong điều kiện ấy con người Việt Nam còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư duy, thóiquen của người sản xuất nhỏ tiểu nông Vì thế, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá làtiền đề, điều kiện vật chất cần thiết để từng bước cải biến nếp nghĩ, cách làm vốn cònmang nặng dấu ấn tiểu nông, sản xuất nhỏ của một bộ phận đáng kể trong lực lượng laođộng xã hội Chính sự hình thành và phát triển của các yếu tố hiện đại trong các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, trước hết là trong sản xuất do đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá, sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đối với lực lượng lao động xã hội Hơn nữa, trongmỗi giai đoạn cũng như trong suốt tiến trình, công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa tạo rađiều kiện và cơ hội phát triển, vừa đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với người laođộng, trước hết là ở trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng lao động công nghiệphiện đại Điều này thể hiện ở chỗ, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽtạo ra những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho người lao động được tiếp cận với những dịch

vụ xã hội ngày càng đầy đủ và hoàn thiện như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, nângcao mức sống… đồng thời, công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại đặt ra những yêu cầu mới vềphương thức lao động, kỹ năng lao động, buộc người lao động phải thường xuyên, khôngngừng học tập, bồi dưỡng cả về trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, nhân cách đạođức, năng lực sáng tạo và khả năng thích nghi với những điều kiện lao động mới Nhưvậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra môi trường mà ở đó con người được phát triểntoàn diện, thể hiện năng lực sáng tạo cũng như khẳng định vai trò quyết định sự phát triểnkinh tế-xã hội của mình

Trang 16

- Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Một đất nước có khoa học kỹ thuật hiện đại thì sẽ là điều kiện lớn để phát triển nềnkinh tế Tuy nhiên, con người lại là người phát minh, tạo ra khoa học công nghệ Trí tuệcủa con người càng cao thì sẽ tạo ra một nền khoa học hiện đại, có khả năng khai thácmột cách tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và mở rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực,phục vụ cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước

Bên cạnh đó, kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy

sự thành công của công nghiệp hoá hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vào hoạch định đườnglối chính sách cũng như cách thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Điều này phụ thuộcvào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Đây là yếu tố quan trọnggóp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật trong các ngành sản xuất phát triển, qua đó tác độngđến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đi đúng hướng

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam

2.2.1 Về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam

2.2.1.1 Số lượng nguồn nhân lực Việt Nam

Việt Nam hiện có một lực lượng lao động dồi dào với khoảng 54,6 triệu lao động

từ đủ 15 tuổi trở lên, chiếm gần 65% tổng dân số cả nước (tổng dân số Việt Nam là 97,58triệu người vào tháng 6 năm 2022) Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn người gianhập lực lượng lao động Riêng trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lựclượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triê ̣u người so với năm 2019, chủ yếu là do

sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1 triê ̣u người) Trong số lực lượng lao độngnăm 2022, lực lượng lao động tăng từ 27,87 triệu người (năm 1986), đến nay là 51,4 triệungười (quý 2/2022); tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 49% (năm 2014), nay là 67% (6 thángđầu năm 2022)

Những người thuộc thế hệ Y và thế hệ Z chiếm gần 1/3 lực lượng lao động trongnước – khoảng 65% Tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động ở nhóm tuổi từ 25-29 làcao nhất

Việc sở hữu một nguồn cung lao động trẻ và dồi dào khi nhiều quốc gia đang phảiđau đầu giải quyết vấn đề già hóa dân số là một trong những lý do khiến thị trường Việtnam được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư nước ngoài

Sự gia tăng về dân số của Việt Nam kéo theo số lượng nguồn nhân lực có sự tăngtrưởng mạnh Điều này cho thấy, lực lượng lao động Việt Nam luôn trong tình trạng cóthể đáp ứng được nhu cầu cung cấp lực lao động cho doanh nghiệp trong và ngoài nước

2.2.1.2 Cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam

Ngày đăng: 26/02/2024, 20:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w