Môn Hóa học – Hóa sinh trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu tạo chất và phản ứng hóa học; tính chất, vai trò, độc tính của một số chất vô cơ, hữu cơ quan trọng trong Y - Dƣ
Trang 1UBND TỈNH SƠN LA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: HÓA HỌC – HÓA SINH
NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số …… /QĐ-CĐYT ngày … tháng ……năm ……
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
Sơn La, năm 2023
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Hóa học – Hóa sinh là một trong những môn khoa học cơ sở quan trọng trong chương trình đào tạo cao đẳng Hộ sinh
Môn Hóa học – Hóa sinh trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu tạo chất và phản ứng hóa học; tính chất, vai trò, độc tính của một số chất vô cơ, hữu
cơ quan trọng trong Y - Dược; các chất hữu cơ quan trọng trong cơ thể sống và quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể sống; cấu trúc và chức năng sống của các cơ quan trong cơ thể Vận dụng được kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế liên quan và vận dụng vào các môn học chuyên ngành
Môn Hóa học - Hóa sinh được học trong năm thứ nhất Môn học gồm 3 đơn
vị học trình (45 giờ lý thuyết), với 20 bài học chia thành 3 phần:
- Phần 1 từ bài 1 đến bài 6 (14 giờ): phần Hóa đại cương – vô cơ
- Phần 2 từ bài 7 đến bài 10 (8 giờ): phần Hóa hữu cơ
- Phần 3 từ bài 11 đến bài 20 (20 giờ): phần Hóa sinh
Nội dung của giáo trình bao gồm các chương/bài sau:
Bài 1 Cấu tạo nguyên tử - Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Bài 2 Tốc độ và cơ chế phản ứng Cân bằng hóa học
Bài 3 Dung dịch chất điện ly
Bài 4 Hydrogen
Bài 5 Kim loại và một số hợp chất
Bài 6 Phi kim và một số hợp chất
Bài 7 Alcol, phenol
Bài 8 Aldehyd, ceton
Bài 9 Acid carboxylic
Bài 10 Amin
Bài 11 Glucid
Bài 12 Lipid
Bài 13 Acid amin và Protein
Bài 14 Trao đổi chất, oxy hóa sinh học, chu trình Krebs
Trang 4Bài 15 Chuyển hóa Glucid
Bài 16 Chuyển hóa Lipid
Bài 17 Chuyển hóa protid và acid nucleic
Bài 18 Hóa sinh máu
Bài 19 Hóa sinh Gan
Bài 20 Hóa sinh thận và nước tiểu
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi dựa trên các tài liệu tham khảo:
1 Bộ Y tế (2017), Hoá đại cương - vô cơ, tập I, tập II, NXB Y học
2 Bộ Y tế (2017), Hoá hữu cơ , tập I, tập II, NXB Y học
3 Bộ Y tế (2016), Hoá sinh học, NXB Y học
Tuy nhiên, lần đầu biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để lần tái bản sau giáo trình sẽ được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn./
Sơn La, ngày tháng năm 2023
NHÓM BIÊN SOẠN Ths Phạm Thị Thanh Tâm
Bs Lường Thị Hà
Trang 5MỤC LỤC
BÀI 1 CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1
1 Cấu tạo nguyên tử 11
2 Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học 12
BÀI 2 TỐC ĐỘ VÀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG CÂN BẰNG HÓA HỌC 20
1 Tốc độ và cơ chế phản ứng 20
2 Cân bằng hóa học 23
BÀI 3 DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY 26
1 Trạng thái của chất điện ly trong dung dịch 28
2 Thuyết acid – base 29
3 Sự điện ly của nước Thang pH 30
4 Cân bằng acid – base 31
BÀI 4 HYDROGEN 38
1 Đặc tính nguyên tử và vật lý 38
2 Tính chất hóa học 38
3 Ứng dụng 40
BÀI 5 KIM LOẠI VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT 43
1 Kim loại phân nhóm A 43
2 Kim loại phân nhóm B 49
BÀI 6 PHI KIM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT 55
1 Nhóm IVA 58
2 Nhóm VA 60
3 Nhóm VIA 62
4 Nhóm VIIA 64
BÀI 7 ALCOL, PHENOL 67
1 Alcol 69
2 Phenol 71
Trang 63 Chất điển hình 73
BÀI 8 ALDEHYD, CETON 76
1 Danh pháp 78
2 Tính chất hoá học 79
BÀI 9 ACID CARBOXYLIC 85
1 Danh pháp 87
2 Tính chất hoá học 88
3 Chất điển hình 89
BÀI 10 AMIN 92
1 Amin đơn chức 94
2 Diamin 97
BÀI 11 GLUCID 100
1 Đại cương 102
2 Monosaccarid 102
3 Disaccarid 104
4 Polysaccarid 105
BÀI 12 LIPID 108
1 Đại cương 110
2 Acid béo 110
3 Alcol 111
4 Lipid đơn giản – glycerid 112
5 Lipid phức tạp 113
BÀI 13 ACID AMIN VÀ PROTEIN 115
1 Acid amin 117
2 Peptid 119
3 Protein 120
BÀI 14 TRAO ĐỔI CHẤT, OXY HÓA SINH HỌC 126
CHU TRÌNH KREBS Error! Bookmark not defined. 1 Trao đổi chất 128
Trang 72 Oxy hóa sinh học 129
3 Chu trình Krebs 131
BÀI 15 CHUYỂN HOÁ GLUCID 136
1 Tiêu hóa và hấp thu glucid 138
2 Thoái hóa glucid ở tế bào và mô 139
3 Tổng hợp glucid 142
4 Điều hòa đường huyết 143
5 Rối loạn chuyển hóa glucid 143
BÀI 16 CHUYỂN HOÁ LIPID 145
1 Tiêu hóa, hấp thu, vận chuyển lipid 147
2 Thoái hóa lipid 148
3 Tổng hợp lipid 150
4 Chuyển hóa Cholesterol 151
BÀI 17 CHUYỂN HÓA PROTID VÀ ACID NUCLEIC 153
1 Sinh tổng hợp mononucleotid 155
2 Chuyển hóa acid nucleic 155
3 Chuyển hóa acid amin 157
4 Chuyển hóa Hemoglobin 159
BÀI 18 HOÁ SINH MÁU 160
1 Tính chất lý hoá của máu 163
2 Quá trình đông máu và hệ thống chống đông máu 164
3 Thành phần của máu 165
BÀI 19 HOÁ SINH GAN 169
1 Thành phần hóa học của nhu mô gan 170
2 Các chức phận hóa sinh của gan 170
BÀI 20 HOÁ SINH THẬN VÀ NƯỚC TIỂU 174
1 Chức năng lọc và bài tiết 176
2 Chức năng điều hòa acid – base 178
3 Chức phận nội tiết 178
Trang 84 Chức năng chuyển hóa các chất của thận 179
5 Nước tiểu 180
Trang 9CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
1 Tên môn học: Hóa học – Hóa sinh
2 Mã môn học: 420110
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 42 giờ; Thực hành, thí
nghiệm, thảo luận, bài tập: 0 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)
(1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường;
(2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế lâm sàng
3.3 Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn Hóa học – Hóa sinh trang bị cho
sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu tạo chất và phản ứng hóa học; tính chất, vai trò, độc tính của một số chất vô cơ, hữu cơ quan trọng trong Y - Dược; các chất hữu cơ quan trọng trong cơ thể sống và quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể sống; cấu trúc và chức năng sống của các cơ quan trong cơ thể Vận dụng được kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế liên quan và vận dụng vào các môn học
4.2 Về kỹ năng:
B1 Vận dụng được kiến thức lý thuyết để giải quyết những vấn đề thực tế liên quan
Trang 10B2 Vận dụng được kiến thức lý thuyết vào các môn học chuyên ngành
4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
C1 Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập
C2 Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này
5 Nội dung môn học:
5.1 Chương trình khung
Mã
Số tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng
số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận
Kiểm tra
Trang 12Thảo luận, bài tập, thực hành, thí nghiệm
Kiể
m tra
1 Bài 1 Cấu tạo nguyên tử - Hệ thống tuần
hoàn các nguyên tố hoá học
2 Bài 2 Tốc độ và cơ chế phản ứng Cân
bằng hóa học
Trang 133 Bài 3 Dung dịch chất điện ly 2 2 0
5 Bài 5 Kim loại và một số hợp chất 4 4 0
6 Bài 6 Phi kim và một số hợp chất 3 3 0
14 Bài 14 Trao đổi chất, oxy hóa sinh học,
chu trình Krebs
17 Bài 17 Chuyển hóa protid và acid nucleic 2 2 0
20 Bài 20 Hóa sinh thận và nước tiểu 2 2 0
Trang 146.3 Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình
6.4 Các điều kiện khác: mạng Internet
7 Nội dung và phương pháp đánh giá:
7.1 Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
7.2 Phương pháp:
7.2.1 Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông
tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Sơn La như sau:
+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40%
+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc môn học 60%
Chuẩn đầu
ra đánh giá
Số cột
Thời điểm kiểm tra
1 Sau 11 giờ
(sau khi học xong bài 5) Định kỳ Viết Tự luận cải
tiến
A1, A2, A3 B1, B2, C1,
2 Sau 44 giờ
(sau khi học
Trang 15C2 xong bài 13,
bài 20) Kết thúc môn
học
Viết Tự luận cải
tiến
A1, A2, A3 B1, B2, C1, C2
8 Hướng dẫn thực hiện môn học
8.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng sinh viên
Cao đẳng Điều dưỡng hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La
8.2 Phương pháp giảng dạy, học tập môn học
8.2.1 Đối với người dạy
+ Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống
+ Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm
+ Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên
trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm
8.2.2 Đối với người học
Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài
liệu )
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết Nếu người học vắng >30%
số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm
Trang 16- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ
- Tham dự thi kết thúc môn học
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học
9 Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2018), Thông tư số
54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội
[2] Bộ Y tế (2017), Hoá đại cương - vô cơ, tập I, tập II, NXB Y học
[3] Bộ Y tế (2017), Hoá hữu cơ , tập I, tập II, NXB Y học
[4] Bộ Y tế (2017), Hoá sinh, NXB Y học
Trang 17BÀI 1 CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
GIỚI THIỆU BÀI 1
Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về cấu tạo nguyên tử, nguyên tắc xây dựng và cấu tạo bảng tuần hoàn để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào học các môn chuyên ngành
3 Viết được cấu hình electron từ đó xác định được vị trí trong bảng tuần hoàn,
dự đoán được cấu tạo và tính chất của các nguyên tố hóa học
Về kỹ năng:
1 Vận dụng được kiến thức lý thuyết để làm bài tập về cấu tạo nguyên tử
2 Vận dụng được kiến thức lý thuyết để làm bài tập về nguyên tắc xây dựng và cấu tạo bảng tuần hoàn
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
1 Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập
2 Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập Bài 1 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận Bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
Trang 18- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 19NỘI DUNG BÀI 1
1 Cấu tạo nguyên tử
1.1 Thành phần chính của nguyên tử
Nguyên tử của các nguyên tố hóa học gồm một hạt nhân mang điện tích
dương và các electron (điện tử) chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ
1.1.1 Electron (ký hiệu e)
Electron chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp
Khối lượng của electron: me = 9,109.10-28g
Điện tích của electron: qe = -1,602.10-19C = 1-
Khối lượng: mn = 1,672.10-24 g = 1,00 đvC Nơtron không mang điện
Điện tích hạt nhân bằng điện tích của số proton có trong hạt nhân
Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton bằng số electron
1.2 Số hiệu và số khối
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron
Số hiệu nguyên tử (Z): là số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử nguyên tố đó
Số khối nguyên tử (A): là tổng số proton (Z) và nơtron (N) của hạt nhân
Trang 20- Nếu nguyên tử của nguyên tố có Z ≤ 82 (trừ H) thì có tỉ số:
1 ≤ N/Z ≤ 1,52
- Nếu nguyên tử của nguyên tố có Z ≥ 82 thì có tỉ số: 1 ≤ N / Z ≤ 1,25
2 Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
2.1 Cấu tạo bảng tuần hoàn
2.1.3 Nhóm
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột
Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ một số ngoại lệ)
Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A (gồm các nguyên tố s, p) và 8 nhóm B (gồm các nguyên tố d, f)
2.2 Một số tính chất tuần hoàn của các nguyên tố
2.2.1 Tuần hoàn về cấu hình electron
Bảng 1.1 Cấu hình electron các nguyên tố nhóm A
2s1
Be 2s2
B 2s22p1
C 2s22p2
N 2s22p3
O 2s22p4
F 2s22p5
Ne 2s22p6
3s1
Mg 3s2
Al 3s23p1
Si 3s23p2
P 3s23p3
S 3s23p4
Cl 3s23p5
Ar 3s23p6
Trang 214 K
4s1
Ca 4s2
Ga 4s24p1
Ge 4s24p2
As 4s24p3
Se 4s24p4
Br 4s24p5
Kr 4s24p6
5s1
Sr 5s2
In 5s25p1
Sn 5s25p2
Sb 5s25p3
Te 5s25p4
I 5s25p5
Xe 5s25p6
6s1
Ba 6s2
Ti 6s26p1
Pb 6s26p2
Bi 6s26p3
Po 6s26p4
At 6s26p5
Rn 6s26p6
7s1
Ra 7s2Cấu hình
Chính sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên
tử các nguyên tố, khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố
Các nguyên tố d có cấu hình electron là (n-1)dx
ns2 Vì mức năng lƣợng ns và (n-1)d gần nhau và cấu hình electron bão hòa hay nửa bão hòa bền nên ta thấy có cấu hình d5
2.2.2 Tuần hoàn về bán kính nguyên tử
- Đối với các nguyên tố nhóm A: trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử nói chung giảm
Trang 22Do các nguyên tố trong cùng 1 chu kỳ có cùng số lớp electron, khi đi từ trái sang phải, điện tích hạt nhân tăng dần nên hút mạnh electron lớp ngoài làm cho bán kính nguyên tử giảm đều đặn
Trong các nhóm A, đi từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử tăng dần theo chiều tăng của số lớp electron
- Đối với các nguyên tố nhóm B: do các phân lớp electron bên trong (d hoặc f) đang được lấp đầy nên chắn mạnh lực hút của hạt nhân đối với electron lớp ngoài, nên bán kính nguyên tử ổn định và ít thay đổi
Hình 1.1 Bán kính nguyên tử các nguyên tố nhóm A
2.2.3 Tuần hoàn về năng lượng ion hóa
Năng lượng ion hóa là năng lượng tối thiểu cần để tách electron ra khỏi nguyên tử hoặc ion ở thể khí
Hình 1.2 Giá trị năng lượng ion hóa thứ nhất
Trang 23của các nguyên tố thuộc 5 chu kỳ đầu
- Trong một chu kỳ, theo chiều từ trái sang phải, năng lượng ion hóa tăng dần do lực liên kết giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng
- Trong cùng một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, năng lượng ion hóa giảm dần, do khoảng cách giữa electron lớp ngoài cùng đến hạt nhân tăng, lực liên kết giữa electron lớp ngoài cùng và hạt nhân giảm nên electron dễ dàng được tách ra
2.2.4 Tuần hoàn về ái lực electron (E)
Ái lực electron là năng lượng biến đổi khi thêm 1 electron vào nguyên tử hay ion ở thể khí
Hình 1.3 Ái lực electron của các nguyên tố thuộc 5 chu kỳ đầu
- Trong một chu kỳ, theo chiều từ trái sang phải, ái lực electron thường giảm dần
- Trong cùng một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, ái lực electron thường tăng dần
2.2.5 Tuần hoàn về độ âm điện (X)
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng của nguyên tử trong phân tử hút cặp electron dùng chung về phía mình
Trang 24Bảng 1.3 Độ âm điện của các nguyên tố theo Fluor
Đối với các nguyên tố nhóm A, độ âm điện tăng khi đi từ trái sang phải của một chu kỳ và giảm khi đi từ trên xuống dưới trong một nhóm Đối với các nguyên
tố nhóm B, quy luật trên không thật chặt chẽ
Từ sự tuần hoàn về 5 đặc tính cơ bản của nguyên tử như đã trình bày ở trên,
ta có thể suy ra sự tuần hoàn về tính kim loại, phi kim, tính oxy hóa – khử, tính acid – base của các oxyd, hydroxyd,…
2.2.6 Tuần hoàn về tính kim loại, phi kim, tính acid - base
Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính base của oxyd
và hydroxyd tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid tăng dần
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính base của các oxyd và hydroxyd tương ứng tăng dần, đồng thời tính acid giảm dần
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Trình bày thành phần cấu tạo nguyên tử?
Câu 2: Trình bày nội dung định luật tuần hoàn, mối quan hệ giữa cấu tạo lớp vỏ điện tử của nguyên tố và vị trí, tính chất của nó trong bảng tuần hoàn?
Câu 3: Xác định số electron, proton, notron, điện tích hạt nhân trong các nguyên tử nguyên tố sau: 1123Na; 1735Cl; 2040Ca?
Câu 4: Viết cấu hình electron của các nguyên tố Ca(Z=20); Na(Z=11); C(Z=6)? Câu 5: Xác định vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố sau: Mg (Z=12); F (Z=9); Fe (Z=26); Mn (Z=24)?
Trang 25Câu 6: Ion N+, M2+, A-, B2- có cấu hình electron là 1s22s22p6 Xác định vị trí của N,
M, A, B trong bảng tuần hoàn?
Câu 7: Trình bày quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố theo chu kỳ, nhóm: tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa thứ nhất, độ âm điện? Nguyên nhân của sự biến đổi đó?
Câu 8: So sánh bán kính nguyên tử, tính phi kim của các nguyên tố trong từng dãy sau, giải thích?
a C (Z=6); O (Z=8); F (Z=9)
b Na (Z=11); K (Z=19); Rb (Z=37)
Câu 9: Nguyên tố Cu (Z=29) Xác định vị trí của Cu trong Bảng tuần hoàn? Viết các phương trình minh họa tính chất hóa học của Cu?
Trang 26BÀI 2 TỐC ĐỘ VÀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG CÂN BẰNG HÓA HỌC
GIỚI THIỆU BÀI 2
Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan về tốc độ và cơ chế phản ứng, cân bằng hóa học, để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào học các môn chuyên ngành
1 Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập
2 Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập Bài 2 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận Bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
Trang 27- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 28NỘI DUNG BÀI 2
t
C C V
1 2
Trong đó V là tốc độ trung bình trong khoảng thời gian từ t1 đến t2; C là sự biến đổi nồng độ mol/l của chất đầu hay sản phẩm Vì tốc độ không có giá trị âm nên dấu + ứng với sản phẩm, còn dấu – ứng với chất đầu
Đối với phản ứng bất kỳ: a A + b B → e E + D F, thì:
V =
fdt
dC edt
dC bdt
dC adt
- k: hằng số tốc độ, phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ
- CA, CB: nồng độ mol/l của chất A, B (mol/l) tại thời điểm tính V
- m, n là những con số được xác định bằng thực nghiệm, tổng m + n được gọi là bậc của phản ứng, trong đó m là bậc riêng đối với A và n là bậc riêng đối với
B Các số mũ không nhất thiết phải có bất kỳ mối quan hệ nào với các hệ số a, b trong phương trình phản ứng
- Nếu CA = CB = 1 thì lúc đó v = k lúc này k được gọi là vận tốc riêng của phản ứng
Trang 29V = k.[NO] [O3] Vậy, phản ứng này bậc 1 đối với NO và O3 Tổng các bậc riêng sẽ là bậc của toàn bộ phản ứng Vậy bậc của phản ứng là 2
Ví dụ 2: Phản ứng CH3CHO (k) → CH4 (k) + CO (k)
Phương trình tốc độ đã được xác định qua thực nghiệm là:
V = k.[CH3CHO]3/2 Vậy, phản ứng này bậc 3/2 đối với CH3CHO và cũng là bậc của phản ứng
- Để xác định bậc của phản ứng, người ta tiến hành nhiều thí nghiệm Mỗi thí nghiệm bắt đầu ở nồng độ khác nhau đối với chất khảo sát, còn nồng độ các chất khác thì giữ nguyên Từ mỗi thí nghiệm sẽ tìm thấy tốc độ ban đầu So sánh các giá trị tốc độ, ta tìm được bậc của phản ứng
Xác định hằng số tốc độ: Khi đã biết các giá trị tốc độ tại một nhiệt độ, nồng
Các đơn vị của hằng số tốc độ k cho các bậc phản ứng khác nhau:
Bậc phản ứng Đơn vị của k (thời gian theo giây = s)
0 mol/L.s (hoặc mol.L-1.s-1)
1 1/s (hoặc s-1)
2 L /mol s (hoặc L.mol-1.s-1)
3 L2 /mol2 s (hoặc L2.mol-2.s-1)
1.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của đa số các phản ứng bằng cách gia tăng hằng
số tốc độ k Khi nhiệt độ của phản ứng tăng lên 100C (hay 10K) thì hằng số tốc độ
của phản ứng (hay là tốc độ phản ứng) tăng lên từ 2 đến 4 lần
4 : 2 10
10
t t t
t
K
K V V
Hay:
10 2
1
2 t t
V
Trang 301.3 Cơ chế phản ứng
Hầu hết các phản ứng hóa học xảy ra qua nhiều bước cơ bản là những phản ứng sơ cấp Tập hợp các phản ứng sơ cấp để thành phản ứng chung gọi là cơ chế phản ứng
Chẳng hạn, cơ chế cho phản ứng chung: 2A + B → E + F có thể gồm 3 bước cơ bản là những phản ứng sơ cấp:
Trang 312 Cân bằng hóa học
2.1 Trạng thái cân bằng
Tất cả các phản phản ứng có thể chia tương đối thành 2 loại:
- Phản ứng 1 chiều (phản ứng không thuận nghịch): là phản ứng tiến hành đến cùng, đến khi 1 hoặc tất cả các chất ban đầu đã tác dụng hết để tạo thành sản phẩm
Ví dụ: phản ứng cháy, phân hủy,…
C3H8 + 5O2 → 3CO2 + 4H2O
- Phản ứng thuận nghịch: là phản ứng trong những điều kiện xác định có thể tiến hành đồng thời theo 2 chiều ngược nhau, nghĩa là các chất ban đầu đã tác dụng hết để tạo thành sản phẩm, thì cũng trong điều kiện ấy đã các chất sản phẩm tác dụng hết để tạo thành các chất chất ban đầu
PCl
2 3
5
- Nếu tăng nồng độ PCl3 hoặc Cl2 thì cân bằng sẽ chuyển dịch sang phải tạo thêm PCl5 để KC = const Tương tự khi thêm hay bớt nồng độ PCl5
Trang 32Như vậy, nếu tăng nồng độ của 1 thành phần, hệ cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tiêu thụ bớt thành phần đó Nếu giảm nồng độ của 1 thành phần, hệ cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tăng thêm thành phần đó Hệ cân bằng luôn dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi nồng độ
2.2.2 Ảnh hưởng của áp suất
Khi xem xét ảnh hưởng của áp suất đến TTCB, ta chỉ quan tâm đến những hệ
Tóm lại, nếu hệ cân bằng có sự chênh lệch số mol khí giữa các chất đầu và sản phẩm thì: khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch về phía có số mol khí ít hơn
và ngược lại
2.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Trong 3 sự thay đổi, chỉ có nhiệt độ làm thay đổi hằng số cân bằng K
- Nếu phản ứng là thu nhiệt (∆H > 0) thì khi T tăng, cân bằng sẽ chuyển dịch sang phải tạo ra nhiều sản phẩm hơn
- Nếu phản ứng là tỏa nhiệt (∆H < 0) thì khi T tăng, cân bằng sẽ chuyển dịch sang trái
2.2.4 Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier
Khi một phản ứng ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi các điều kiện bên ngoài (nồng độ, nhiệt độ, áp suất) thì cân bằng chuyển dịch theo hướng có tác dụng chống lại sự thay đổi đó
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Các yếu tố nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? Lấy ví dụ?
Câu 2: Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Kể tên các yếu tố nào ảnh hưởng đến
Trang 33Câu 5: Một phản ứng tiến hành với tốc độ v ở nhiệt độ 300C Hỏi phải tăng nhiệt
độ lên bao nhiêu để tốc độ phản ứng tăng lên 1024 lần Biết hệ số nhiệt của phản ứng là 2
Câu 6: Ở 1500C một phản ứng kết thúc trong 16 phút Ở 2000C và 800C phản ứng này kết thúc trong bao lâu? Biết hệ số nhiệt của phản ứng là 2,5
Câu 7: Để tăng tốc độ phản ứng trong lò nung clanhke người ta dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao; Nung đá vôi ở nhiệt độ cao; Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung Hãy giải thích các cách làm trên?
Câu 8: Tăng nhiệt độ, áp suất và nồng độ O2, các cân bằng sau chuyển dịch như thế nào?
a) 2CO + O2 2CO2 + Q
b) 2SO2 + O2 2SO3 – Q
c) N2 + O2 2NO – Q
Trang 34BÀI 3 DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY
GIỚI THIỆU BÀI 3
Bài 3 là bài giới thiệu tổng quan về chất điện ly, để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào học các môn chuyên ngành
MỤC TIÊU BÀI 3
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Về kiến thức:
1 Trình bày được các khái niệm chất điện ly, độ điện ly, hằng số điện ly
2 Tính được pH của một số dung dịch chất điện ly
1 Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập
2 Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập Bài 3 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận Bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3
Trang 35- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 36NỘI DUNG BÀI 3
1 Trạng thái của chất điện ly trong dung dịch
1.1 Định nghĩa, phân loại chất điện ly
-1.1.2 Phân loại chất điện ly
Chất điện ly gồm chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu
Chất điện ly mạnh là chất phân ly hoàn toàn thành ion Gồm các muối tan (NaCl, KCl, NaNO3, K2SO4, Na2CO3…), các base nhóm kiềm và kiềm thổ (KOH, NaOH), các acid mạnh (HCl, HBr, HI, H2SO4, HNO3, )
Chất điện ly yếu là chất phân ly không hoàn toàn Gồm các muối ít tan, các base yếu, các acid yếu, phức chất
Sự phân chia chất điện ly mạnh và yếu chỉ mang tính chất tương đối vì độ điện ly còn phụ thuộc vào nồng độ chất tan, tính chất của dung môi và nhiều yếu tố khác
Từ định nghĩa trên suy ra: 0 ≤ α ≤ 1
- α = 0: Không có sự điện ly
- α = 1: Sự điện ly hoàn toàn:
Độ điện ly phụ thuộc vào các yếu tố: Bản chất của chất tan, bản chất của dung môi, nhiệt độ, nồng độ của các ion trong dung dịch,
1.3 Hằng số điện ly
Trang 37Quá trình điện ly của các chất điện ly yếu là một quá trình thuận nghịch và thiết lập một cân bằng động trong dung dịch, được biểu diễn bằng phương trình sau:
K
Đối với chất điện ly yếu << 1, K = 2
2 Thuyết acid – base
2.1 Thuyết Arrhenius (Thuyết điện ly H + , OH - )
Acid là những chất chứa hydro và có thể điện ly trong nước tạo ra ion H+(H3O+) và anion gốc acid Base là những chất chứa nhóm OH- và có thể điện ly ra ion OH-
Phản ứng giữa acid với base là phản ứng trung hòa
Thuyết của Arrhenius có ý nghĩa to lớn trong hóa học Giải thích được các tính chất chung của các acid:
- Phản ứng với base tạo thành muối và nước
- Phản ứng với một số kim loại cho hydro thoát ra
- Làm đổi mầu của các chất chỉ thị
- Có vị chua
- Phản ứng với acid tạo muối
- Có vị xà phòng
Tuy nhiên còn hạn chế: chỉ đúng trong dung môi là nước
2.2 Thuyết Bronsted – Lowry (Thuyết proton)
Acid là một phần tử có thể cho 1 proton H+ Base là phần tử có thể nhận 1 proton H+ Base phải có 1 cặp electron tự do để liên kết với 1 ion H+
Trang 38
Ký hiệu HA là 1 acid, nó cho proton theo phản ứng:
HA ↔ H+
+ A- Theo chiều nghịch, khi A- nhận 1 proton sẽ cho lại HA, do đó A-
là một base
Ta nói, HA/A- là 1 cặp acid – base liên hợp
Thuyết Bronsted – Lowry dẫn ra một số hệ quả:
- Độ mạnh tương đối của 1 acid, base được đo bởi xu hướng dễ hay khó cho hay nhận proton
- Độ mạnh của 1 acid, base thay đổi theo dung môi
- Acid, base có thể là ion hay phân tử trung hòa
- Một phản ứng acid – base thực chất là sự vận chuyển proton giữa 2 cặp acid – base liên hợp
Thuyết acid – base của Bronsted - Lowry là lý thuyết hiện đại và hoàn chỉnh,
đã bao hàm thuyết acid – base của Arrhenius, và mở rộng ra cho các dung môi khác nước cũng như cho các phản ứng xảy ra ở trạng thái khí
2.3 Thuyết Lewis (Thuyết electron)
Acid là một phần tử nhận một cặp electron để hình thành liên kết cộng hóa trị Base là 1 phần tử cho một cặp electron tự do để liên kết với acid
Như vậy, đối với base theo định nghĩa của Lewis và Bronsted – Lowry là như nhau vì đều phải có cặp electron tự do Sự khác nhau là đối với acid, theo Lewis acid là những chất có obitan hóa trị trống để nhận cặp electron tự do
Thuyết Lewis cho phép hiểu sâu hơn về cơ chế các phản ứng acid – base, nhưng nó quá rộng nên trong nhiều trường hợp không phù hợp
3 Sự điện ly của nước Thang pH
Trang 39[H3O+] = [OH-] = (10-14)2 = 10-7 mol/L
Dựa vào cân bằng điện ly của nước, người ta định nghĩa dung dịch acid, base
và trung tính tùy theo độ lớn tương đối giữa [H3O+] và [OH-]:
C Acid [H3O+] > [OH-] [H3O+ ] > 10-7 [OH- ] < 10-7Trung tính [H3O+] = [OH-] [H3O+ ] = 10-7 [OH- ] = 10-7Base [H3O+] < [OH-] [H3O+ ] < 10-7 [OH- ] > 10-7
Vì Kn là hằng số ở nhiệt độ nhất định, nên khi biết nồng độ của một trong hai ion, ta có thể tính được nồng độ ion kia
3.2 Thang pH
Định nghĩa:
pH = -1g [H3O+] hoặc [H3O+] = 10-pH
và pOH = -1g [OH-] hoặc [OH-] = 10-pOH
Vì Kn = [H3O+][OH-] = 1,0 x10-14 nên người ta cũng hay dùng đại lượng
pKn = - lg Kn = - lg([ H3O+][OH-]) = - lg[H3O+] - lg[OH-] = pH + pOH = 14 (ở
250C)
4 Cân bằng acid – base
4.1 Sự điện ly của các acid yếu
Trong nước acid yếu HA điện ly qua phản ứng với phân tử H2O:
HA + H2O ⇌ H3O+ + A-
Theo định luật tác dụng khối lượng ta có:
3 2
[H ].[ ] [ ].[ ]
Trang 403 2
Ka gọi là hằng số điện ly của acid, cũng gọi là hằng số acid
Người ta dùng: pKa = -lg Ka (gọi là chỉ số sức acid) thể hiện độ mạnh – yếu của 1 acid Ka càng lớn thì acid càng mạnh và ngược lại
4.2 Sự điện ly của các base yếu
Trong nước base yếu B có phản ứng:
B + H2O ⇌ BH+ + OH-
Theo định luật tác dụng khối lượng ta có:
2
[BH ].[OH ] [B].[ ]
Kb gọi là hằng số điện ly của base, cũng gọi là hằng số base
Người ta dùng: pKb = -lg Kb (gọi là chỉ số sức base) thể hiện độ mạnh – yếu của 1 base Kb càng lớn thì base càng mạnh
Mối quan hệ giữa Ka của một acid yếu và Kb của một base liên hợp của nó là:
Ka Kb = Kw = 10-14
4.3 Cách tính pH của một số dung dịch
- Dung dịch acid mạnh, base mạnh:
+ Tính pH của dung dịch acid mạnh đơn chức:
- Nếu Ca ≥ 1,12.10-7 thì bỏ qua [H3O]+ do nước điện ly ra, do đó [H3O]+ = Ca