1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình vi sinh kí sinh trùng (ngành hộ sinh cao đẳng) trường cao đẳng y tế sơn la

158 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Vi Sinh – Ký Sinh Trùng
Tác giả ThS. Hoàng Thị Thúy Hà, ThS.BS. Tòng Thị Thanh, ThS. Đỗ Hải Đông, CN. Bùi Thị Bảo
Trường học Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
Chuyên ngành Hộ sinh
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố Sơn La
Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 2,46 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VI KHUẨN (13)
  • BÀI 2. ĐẠI CƯƠNG VIRUS (20)
  • BÀI 3. NHIỄM TRÙNG VÀ MIỄN DỊCH HỌC (27)
  • BÀI 4. MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP (35)
  • BÀI 5. MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP (55)
  • BÀI 6. ĐẠI CƯƠNG KÝ SINH TRÙNG Y HỌC (70)
  • BÀI 7. ĐƠN BÀO KÝ SINH (80)
  • BÀI 8. KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT (89)
  • BÀI 9. MỘT SỐ LOẠI GIUN ĐƯỜNG RUỘT KÝ SINH THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM (99)
  • BÀI 10. SÁN LÁ (108)
  • BÀI 11. SÁN DÂY LỢN – SÁN DÂY BÒ (117)
  • BÀI 12. QUAN SÁT HÌNH THỂ VI KHUẨN (124)
  • BÀI 13. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TRỰC TIẾP (129)
  • BÀI 14. KỸ THUẬT SOI TÌM TRỨNG GIUN (135)
  • Bài 15. KỸ THUẬT SOI TÌM TRỨNG SÁN (140)
  • Bài 16. KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN GIỌT ĐẶC, GIỌT ĐÀN (145)
  • Bài 17. KỸ THUẬT SOI TÌM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT (152)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (158)

Nội dung

Môn Vi sinh – ký sinh trùng giảng dạy cho sịnh viên với mục tiêu: Cung cấp cho ngƣời học những kiến thức cơ bản về: về đặc điểm sinh vật học, dịch tễ học, khả năng gây bệnh, các phƣơng p

ĐẠI CƯƠNG VI KHUẨN

Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về vi khuẩn để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào các môn học chuyên ngành và thực hành nghề nghiệp

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc đặc điểm hình thể và cấu tạo tế bào vi khuẩn

- Trình bày đƣợc các đặc điểm sinh lý của vi khuẩn

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học giải thích vai trò của vi khuẩn trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh do vi khuẩn gây ra

- Liên hệ đƣợc vai trò của vi khuẩn vào các môn học chuyên môn liên quan

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Hình thể và cấu tạo tế bào vi khuẩn

Vi khuẩn (VK) là những sinh vật đơn bào rất nhỏ có hình thái, kích thước đa dạng và đƣợc sắp xếp theo cách thức khác nhau Những hình thái chủ yếu của vi khuẩn là dạng hình cầu, hình que và hình xoắn Kích thước của đa số vi khuẩn thay đổi từ 0,2

- 2,0àm, chiều dài nhỡn chung từ 1,5 - 8àm và khối lƣợng rất nhẹ

Gồm những vi khuẩn có hình dạng nhƣ hình cầu hoặc gần giống hình cầu (hình bầu dục, hình ngọn nến) Tùy theo cách thức liên kết các tế bào, mặt giao tiếp đƣợc chia thành các chi sau:

Là những vi khuẩn có dạng hình que, dài, ngắn, to, nhỏ khác nhau Đầu tròn hay vuông, bao gồm các loài sau:

- Bacteria: trực khuẩn hiếu khí, không sinh nha bào

- Bacilli: trực khuẩn hiếu khí tuyệt đối, sinh nha bào

- Clostridia: trực khuẩn kỵ khí, Gram (+), sinh nha bào

- Phẩy khuẩn: Chỉ có một phần của hình xoắn nên có dạng dấu phẩy

Ví dụ: Phẩy khuẩn tả

- Xoắn khuẩn: Là những vi khuẩn có nhiều vòng xoắn

Ví dụ: xoắn khuẩn giang mai, Leptospiro,

Khác với sinh vật đa bào, vi khuẩn có tế bào nhân sơ, chỉ có một nhiễm sắc thể, không có màng nhân, không có bộ máy phân bào, không có ty thể và lạp thể Từ trong ra ngoài vi khuẩn bao gồm các thành phần sau:

Nhân của tế bào vi khuẩn không có màng nhân và bộ máy phân bào, đó là một sợi nhiễm sắc thể duy nhất nằm trong nguyên sinh chất, bản chất là một phân tử AND dài khoảng 1mm nếu không xoắn, chứa thông tin di truyền của vi khuẩn

Nhân có thể có hình cầu, hình que, hình quả tạ hoặc hình chữ V và nối liền ở một đầu với mạc thể

Trong bào tương có chứa 80% là nước ở dạng gel,còn lại là các chất hòa tan nhƣ muối khoáng, các enzym, sản phẩm chuyển hóa trung gian protein và ARN

Riboxom có nhiều trong nguyên sinh chất, đứng từng đám gọi là polyriboxom với chứcnang tổng hợp protein

Ngoài các thành phần hòa tan trong bào tương còn có các hạt vùi Đây là những không bào chứa lipid, glycogen đặc trƣng cho từng loại vi khuẩn

Màng bào tương nằm ở phía trong vách của tế bào và bao bọc lấy nguyên sinh chất Đây là một màng mỏng và rất linh động đƣợc cấu tạo bởi lớp phân tử kép lipid và có các chức năng:

- Hấp thụ và đào thải chọn lọc các chất nhờ hai cơ chế khuếch tán thụ động và vận chuyển chủ động

- Chứa các men chuyển hóa, hô hấp

- Là nơi tổng hợp các enzym nội bào để thủy phân những chất có phân tử lớn không vận chuyển qua màng đƣợc, biến Protein thành acid amin, …

- Tham gia tổng hợp các thành phần của vách tế bào

- Tham gia vào quá trình phân bào nhờ mạc thể (mạc thể là chỗ cuộn vào nguyên sinh chất của màng)

1.2.4 Vách tế bào: Vách tế bào vi khuẩn (cell wall) là màng cứng bao bọc quanh VK, ngoài màng nguyên sinh chất Thành tế bào của VK Gram (-) và Gram (+) có cấu tạo khác nhau:

- Vách của các vi khuẩn Gram (-): gồm 3 lớp, một lớp của mucopeptid mỏng hơn và hai lớp lipoprotein và lipopolysaccharid ở bên ngoài Lớp lipoprotein có chứa những acid amin và không chứa acid teichoic

- Vách của các vi khuẩn Gram (+): thành phần chủ yếu là mucopeptid, một số

VK Gram (+) còn chứa acid teichoic

+ Giữ cho vi khuẩn có hình dạng nhất định

+ Quyết định tính chất bắt màu trong kỹ thuật nhuộm Gram: VK Gram (-) bắt màu đỏ của thuốc nhuộm; VK Gram (+) màu tím của thuốc nhuộm

+ Là nơi chứa đựng kháng nguyên thân của vi khuẩn (kháng nguyên quan trọng giúp định loại VK)

+ Vách vi khuẩn Gram (-) là nơi chứa đựng nội độc tố nên nó quyết định độc lực và khả năng gây bệnh của vi khuẩn

+ Là nơi mang các điểm tiếp nhận (receptor) đặc hiệu cho các thực khuẩn thể phage) khi xâm nhập và gây bệnh cho VK

+ Là nơi tác động của nhóm kháng sinh quan trọng (nhóm Betalactamin)

- Chỉ có một số vi khuẩn trong thành phần cấu trúc có vỏ (capsule), vỏ đƣợc cấu tạo bởi polysaccharid nhƣ vỏ của E.coli, Klebsiella, phế cầu hoặc polypeptid nhƣ vỏ của dịch hạch, trực khuẩn than Chúng dễ dàng bị các tế bào thực bào của cơ thể tiêu diệt, tế bào thực bào bắt và tiêu hóa dễ dàng các phế cầu có vỏ, nhƣng rất khó tiêu diệt những phế cầu không có vỏ

+ Bảo vệ cho vi khuẩn trong những điều kiện nhất định

+ Vai trò trong khả năng gây bệnh (các chủng phế cầu không tổng hợp đƣợc vỏ đều không có khả năng gây bệnh)

+ Giúp VK bám vào tổ chức để gây bệnh

Lông chỉ có ở một số VK, bản chất là protein, giúp cho vi khuẩn có khả năng di động Một số VK đường ruột, lông có vai trò kháng nguyên

Pili giống nhƣ lông nhƣng ngắn và mảnh hơn chỉ có ở một số vi khuẩn Gram âm, có 2 loại:

- Pili chung: giúp cho vi khuẩn bám vào tế bào cảm thụ để xâm nhập và gây bệnh, mỗi tế bào vi khuẩn có hàng trăm pili chung

- Pili giới tính chỉ có ở vi khuẩn đực dùng để vận chuyển chất liệu di truyền sang vi khuẩn cái Mỗi vi khuẩn đực chỉ có một pili giới tính

Là hình thái tồn tại đặc biệt ở một số vi khuẩn, có khả năng đề kháng cao với các nhân tố ngoại cảnh Khi điều kiện sống thuận lợi vi khuẩn nha bào sẽ nảy mầm và đưa vi khuẩn trở lại trạng thái hoạt động bình thường

2 Sinh lý của vi khuẩn

2.1 Dinh dƣỡng của vi khuẩn

ĐẠI CƯƠNG VIRUS

Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan về virus để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào học các môn học liên quan và hướng dẫn cách phòng bệnh do virus

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc đặc điểm hình thể, cấu trúc của virus

- Trình bày đƣợc các giai đoạn nhân lên và hậu quả sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ, các nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh do nhiễm virus

- Áp dụng đƣợc kiến thức đã học giải thích đƣợc cơ chế gây bệnh của virus

- Vận dụng các kiến thức đã học hướng dẫn dự phòng lây nhiễm bệnh do virus

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Virus là nhóm vi sinh vật (VSV) chƣa có cấu trúc tế bào, vô cùng bé nhỏ, không quan sát được bằng kính hiển vi thường, chỉ chứa 1 loại acid nucleic, ký sinh bắt buộc trong các tế bào sống - điều khiển hệ thống trao đổi chất của tế bào chủ mà sao chép acid nucleic, protein,…rồi tiến hành lắp ghép, trưởng thành, sinh sản

Trong điều kiện ngoài cơ thể, virus có thể tồn tại lâu dài dưới dạng đại phân tử hóa học không sống và có thể truyền nhiễm

Nhƣ vậy virus có đặc điểm sau:

- Virus có kết cấu đại phân tử sinh học nhƣng chƣa có cấu tạo tế bào, không có hiện tượng sinh trưởng cá thể

- Tồn tại sự chuyển biến tương hỗ giữa dạng VSV ký sinh chuyên biệt trong tế bào sống và dạng phi sinh vật bên ngoài tế bào

- Mỗi loại virus chỉ chứa một loại acid nucleic

- Virus có hình thể nhƣ hình cầu (cúm, sởi), hình que (dại), hình khối (adenovirus, Herpes), hình sợi (quai bị), hình chùy (phage)

- Virus có kích thước rất nhỏ, giới hạn từ 20 - 250nm (nanomet) và không thay đổi trong suốt quá trình phát triển

Mỗi Virus đều phải có hai thành phần cơ bản là lõi (acid nucleic) và vỏ (capsid):

- Acid nucleic: mỗi virus trong thành phần cấu trúc có một trong 2 loại acid nucleic ADN hoặc ARN Những virus có cấu trúc ADN phần lớn đều mang sợi kép Ngƣợc lại, virus mang ARN thì chủ yếu là dạng sợi đơn Acid nucleic có các chức năng sau:

+ Chứa đựng mật mã di truyền đặc trƣng cho từng loại virus

+ Quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus trong tế bào sống cảm thụ + Mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus

+ Quyết định chu kỳ nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ

- Vỏ capsid: Là cấu trúc bao quanh acid nucleic Bản chất hoá học là protein, capsid đƣợc cấu tạo bởi nhiều các capsomer Cùng với acid nucleic của virus, vỏ capsid có thể sắp xếp đối xứng xoắn, đối xứng khối hoặc đối xứng phức tạp Vỏ capsid có các chức năng:

+ Bảo vệ acid nucleic của virus

+ Giúp cho quá trình bám và xâm nhập của virus lên tế bào cảm thụ

+ Mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus

+ Giữ cho virus có hình thể và kích thước ổn định

2.2.2 Cấu trúc riêng Ở một số virus ngoài 2 thành phần cơ bản trên còn có thêm một số thành phần khác nhƣ:

- Vỏ ngoài (vỏ envelope): một số virus có vỏ envelope bao bọc lấy capsid Bản chất là phức hợp protein, lipid, hydratcacbon Trên vỏ có các gai nhú, làm những chức năng riêng biệt Cấu trúc envelope có các chức năng:

+ Tham gia quá trình bám của virus lên tế bào cảm thụ

+ Tham gia quá trình lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào cảm thụ

+ Giúp cho virus ổn định về hình thể và kích thước

+ Tạo nên các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt virus Kháng nguyên này có khả năng thay đổi tạo nên type virus mới

- Một số enzyme: vrius không có enzym chuyển hóa, hô hấp nên phải sống trên tế bào cảm thụ và không chịu tác dụng của kháng sinh Nhƣng lại có enzyme cấu trúc và enzyme sao chép ngƣợc Hai enzyme cấu trúc quan trọng là:

+ Haemeglutinin: có khả năng ngƣng kết hồng cầu của một số động vật

+ Neuraminidase: là enzym giúp cho quá trình bám và xâm nhập của virus vào tế bào cảm thụ

3 Sự nhân lên của virus

Virus chỉ có thể nhân lên trong tế bào sống cảm thụ Nhờ hoạt động của tế bào mà virus tổng hợp các thành phần cấu trúc và tạo ra các hạt virus mới Quá trình nhân lên của virus trong tế bào gồm 5 giai đoạn:

3.1 Sự hấp phụ của virus lên tế bào cảm thụ

Mỗi virus có đường xâm nhập riêng vào cơ thể để gây bệnh Khi vào cơ thể chúng đƣợc vận chuyển trong các dịch gian bào, tới tế bào cảm thụ và gắn vào các receptor đặc hiệu trên bề mặt tế bào

3.2 Sự xâm nhập vào trong tế bào

Sự xâm nhập quan trọng nhất là sự xâm nhập của acid nucleic vào trong tế bào theo 1 trong 2 cách sau nhờ: vỏ capsid co bóp bơm acid nucleic vào trong tế bào; cơ chế ẩm bào

3.3 Sự tổng hợp các thành phần cấu trúc của virus Đây là giai đoạn phức tạp nhất trong quá trình nhân lên và phụ thuộc vào loại acid nucleic của virus Sau khi acid nucleic xâm nhập đƣợc vào trong tế bào sống cảm thụ nó đƣợc gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào Nhờ đó các thành phần của hạt virus mới tổng hợp đƣợc

Nhờ enzym cấu trúc của virus và enzym của tế bào cảm thụ mà các thành phần cấu trúc của virus đƣợc lắp ráp theo khuôn mẫu để tạo ra hạt virus mới

3.5 Sự giải phóng virus ra khỏi tế bào

Virus đƣợc giải phóng ra khỏi tế bào theo 2 cách:

- Phá vỡ tế bào: virus có thể phá vỡ vách tế bào sau vài giờ hoặc vài ngày, tuỳ theo chu kỳ nhân lên của virus, để giải phóng hàng loạt virus ra khỏi tế bào, tiếp tục một chu kỳ mới trong tế bào cảm thụ

- Giải phóng bằng cách nảy chồi: virus có thể giải phóng theo cách nảy chồi từng hạt virus ra khỏi tế bào sau chu kỳ nhân lên

4 Hậu quả sự nhân lên của virus trong tế bào

NHIỄM TRÙNG VÀ MIỄN DỊCH HỌC

Bài 3 là bài giới thiệu tổng quan về nhiễm trùng và miễn dịch học để người học có đƣợc kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào trong thực hành chuyên môn nghề nghiệp và giáo dục phòng bệnh cho cộng đồng

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc các khái niệm về nhiễm trùng và miễn dịch, nguồn gốc, phương thức truyền nhiễm trong nhiễm trùng và các hình thái đáp ứng miễn dịch của cơ thể

- Trình bày đƣợc định nghĩa, tính chất của kháng nguyên, kháng thể, các loại kháng nguyên, kháng thể, vaccin và huyết thanh miễn dịch

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học đề ra đƣợc các biện pháp dự phòng nhiễm trùng

- Áp dụng đƣợc kiến thức đã học giải thích vai trò của đáp ứng miễn dịch trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị các bệnh do nhiễm vi sinh vật

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 3 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Nhiễm trùng là hiện tƣợng xâm nhập, phát triển, nhân lên của vi sinh vật (VSV) trong các mô cơ thể Nhiễm trùng còn ám chỉ một bệnh nhiễm trùng cụ thể

Cần phân biệt, trường hợp những VSV ký sinh bình thường trên một số bộ phận của cơ thể nhƣng không xâm nhập vào mô thì không gọi là nhiễm trùng Phần lớn chúng không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì gây bệnh, đó là trường hợp nhiễm trùng cơ hội

1.2 Các hình thái nhiễm trùng

Tùy theo mức độ lây nhiễm mà ta chia nhiễm trùng thành các hình thái chính sau đây:

- Bệnh nhiễm trùng: trường hợp VSV xâm nhiễm gây ra rối loạn cơ chế điều hòa của cơ thể, làm mất cân bằng nội môi và dẫn đến những biểu hiện trên lâm sàng nhƣ sốt, ho, đau, sƣng tấy, nổi mẩn

- Nhiễm trùng thể ẩn: Người bị nhiễm trùng mà không có biểu hiện lâm sàng nhƣng có thể thay đổi công thức máu và tìm thấy các kháng thể dịch thể

- Nhiễm trùng tiềm tàng: VSV có thể cƣ trú tại một cơ quan, bộ phận của cơ thể rồi đến một lúc nào đó chúng có thể gây ra nhiễm trùng rõ rệt

- Nhiễm trùng chậm: là hình thái nhiễm trùng là VSV có thời gian ủ bệnh rất dài

1.3 Độc lực của vi sinh vật Độc lực là mức độ gây bệnh của VSV, gồm các yếu tố sau:

- Khả năng sinh độc tố

- Sự né tránh các đáp ứng miễn dịch

1.4 Nguồn gốc và phương thức truyền nhiễm

VSV có khả năng gây ra các bệnh nhiễm trùng ở người có nguồn gốc từ 3 nguồn truyền nhiễm:

- Trẻ sơ sinh mới sinh ra một cách bình thường đều trong trạng thái vô trùng, chỉ sau một thời gian ngắn trẻ đã có cả phức hệ VSV trong cơ thể Các vi khuẩn này được lây truyền từ những người xung quanh và thay đổi theo năm tháng đến suốt đời Thông thường chúng vô hại, nhưng vì một lý do nào đó nếu chúng ra khỏi nơi cư trú bình thường hoặc gặp điều kiện thuận lợi thì lại có thể gây bệnh

- Những người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh của bệnh nhiễm trùng nào đó là nguồn truyền bệnh nguy hiểm

- Những bệnh nhân đang trong thời kỳ toàn phát là những người luôn đào thải ra ngoài môi trường lượng VSV rất lớn

- Các bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi đôi khi cũng là nguồn truyền nhiễm

* Động vật truyền bệnh cho người

Một số bệnh có nguồn truyền nhiễm từ động vật, đây cũng là những nguồn truyền nhiễm đáng kể

* Các nguồn truyền nhiễm khác

- Do thuốc: Có nhiều nguồn lây nhiễm cho các sản phẩm thuốc trong khâu sản xuất và khâu sử dụng

- Môi trường đất: trực khuẩn mủ xanh, Proteus chúng hấp thu nguồn dinh dƣỡng từ các chất hữu cơ của xác động vật, thực vật chết, chúng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương

VSV thâm nhập vào cơ thể qua 4 con đường chính dưới đây:

- Đường da và niêm mạc

2.1 Đại cương về đáp ứng miễn dịch

Miễn dịch khả năng cơ thể nhận ra và loại bỏ vật lạ Đáp ứng miễn dịch chia làm hai loại: miễn dịch dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu

2.1.1 Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) là khả năng tự bảo vệ sẵn có và mang tính di truyền trong các cá thể cùng một loài Khả năng này có ngay từ lúc mới sinh mà không cần tiếp xúc trước với các yếu tố lạ

Gọi là miễn dịch không đặc hiệu là do nó đáp ứng miễn dịch với tất cả các loại kháng nguyên là nhƣ nhau, bao gồm:

- Da và niêm mạc: hàng rào vật lý, hàng rào hóa học, cạnh tranh (của vi sinh vật trên da, niêm mạc)

- Các tế bào thực bào và tế bào diệt tự nhiên: bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, tế bào diệt tự nhiên (NK)

- Hàng rào thể dịch: bổ thể proecdin, interferon và kháng thể tự nhiên

- Miễn dịch chủng loài: các động vật khác nhau có khả năng đề kháng không giống nhau với các vi sinh vật

Hệ thống phòng ngự đặc hiệu có đƣợc khi cơ thể đã tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh (do nhiễm trùng hoặc do tiêm vaccin) Vậy sự tiếp xúc của cơ thể với các kháng nguyên vi sinh vật sẽ tạo ra miễn dịch chống lại vi sinh vật đó Gồm hai loại:

Miễn dịch dịch thể: nhờ vai trò của các kháng thể dịch thể với các cơ chế chóng lại vi sinh vật gây bệnh khác nhau

MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP

Bài 4 là bài giới thiệu tổng quan về một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào chẩn đoán bệnh, tƣ vấn phòng bệnh do vi khuẩn gây ra

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh, phương pháp chẩn đoán bệnh do một số loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp

- Trình bày đƣợc nguyên tắc phòng và điều trị bệnh do một số loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp

- Áp dụng đƣợc kiến thức đã học xác định đƣợc đặc điểm của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp

- Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học thực hiện truyền thông, giáo dục phòng bệnh do một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 4 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 4 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1.1 Đặc điểm sinh vật học

1.1.1 Hình thể và tính chất bắt màu

Tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) là vi khuẩn có dạng hình cầu, đường kính từ 0.8 - 1.0 μm xếp thành từng đám giống như chùm nho, nhuộm bằng phương pháp Gram thì bắt màu Gram (+) Tụ cầu không có lông, không di động, không sinh nha bào

Tụ cầu vàng dễ nuôi cấy, chúng mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 37 0 C Là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện

- Trên môi trường canh thang: ở nhiệt độ 37 0 C, qua đêm vi khuẩn phát triển và làm đục đều môi trường

- Trên môi trường thạch thường: ở nhiệt độ 37 0 C sau 24giờ vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc dạng S màu vàng

- Trên môi trường thạch máu: phát triển nhanh và gây tan máu hoàn toàn

- Lên men đường manitol: trên môi trường Chapman, vi khuẩn phát triển làm cho môi trường chuyển từ màu đỏ sang màu vàng

- Catelase (+): xúc tác gây phân giải: H 2 O 2  O 2 + H 2 O

- Coagulase (+): Đây là enzym có khả năng làm đông huyết tương của người và động vật

Tụ cầu vàng thường ký sinh ở mũi họng, da và niêm mạc Vi khuẩn này gây bệnh cho người bị suy giảm sức đề kháng Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau

Từ da và niêm mạc nơi chúng ký sinh xâm nhập qua các lỗ chân lông, chân tóc hoặc các tuyến dưới da Gây nên các nhiểm khuẩn sinh mủ: mụn nhọt, đầu đinh, các ổ áp xe, eczema, hậu bối,…Mức độ các nhiễm khuẩn này phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể và độc lực của vi khuẩn Nhiễm tụ cầu ngoài da thường gặp ở trẻ em và người lớn suy giảm miễn dịch

Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu là hay gặp nhất trong các loại nhiễm khuẩn và nhiễ khuẩn thường nặng Từ nhiễm khuẩn ngoài da vi khuẩn vào máu Sau đó, từ máu tụ cầu di chuyển tới các cơ quan khác nhau tạo nên các ổ áp xe (gan, phổi, não, tủy xương, ) hoặc viêm nội tâm mạc

Xảy ra sau viêm đường hô hấp do virus (cúm) hoặc sau nhiễm khuẩn huyết Có thể gặp viêm phổi tiên phát do tụ cầu vàng ở trẻ em hoặc người suy giảm sức đề kháng Tỷ lệ tử vong ở bệnh này là khá cao

1.2.4 Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp tính

- Sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc tố ruột do tụ cầu tiết ra, xuất hiện rất nhanh chỉ vài giờ với các triệu chứng như: nôn mửa, ỉa chảy dữ dội Do mất nhiều nước và điện giải có thể dẫn đến sốc

- Viêm ruột cấp dạng tả gặp ở bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài hoặc phổ rộng tiêu diệt hết các vi khuẩn sống cộng sinh còn tụ cầu vàng gây bệnh có độc tố ruột kháng kháng sinh phát triển và gây bệnh

Thường hay gặp nhất là đối với nhiễm trùng vết mổ, vết bỏng, từ đó dẫn tới nhiễm khuẩn huyết Tỷ lệ tử vong cao

Gây bệnh cho thỏ và chuột nhắt

1.3 Chẩn đoán vi sinh vật

Nhuộm soi trực tiếp: Lấy bệnh phẩm (mủ) làm tiêu bản nhuộm Gram, soi kính hiển vi quang học thấy cầu khuẩn bắt màu Gram (+), đứng thành từng đám giống chùm nho Nhuộm soi chƣa kết luận đƣợc là vi khuẩn thủ phạm mà phải nuôi cấy phân lập và xác định tính chất hóa học để chẩn đoán quyết định

Nuôi cấy phân lập: Bệnh phẩm là mủ, dịch Cấy bệnh phẩm vào môi trường thạch thường Sau 24giờ xem khuẩn lạc có sắc tố vàng chanh hoặc cấy vào môi trường thạch máu xem tính chất tan máu Rồi chuyển sang môi trường Chapman để kiểm tra tính chất lên men đường manitol, tiếp tục kiểm tra các tính chất sinh vật hóa học như tính chất đông huyết tương (xác định men coagulase), xác định enzym catalase và làm phản ứng hoại tử da thỏ

Bệnh phẩm là máu: cấy máu vào bình canh thang để 37 0 C Nếu thấy môi trường đục lên thì cấy chuyển sang môi trường thạch máu rồi tiếp tục kiểm tra tính chất sinh vật hóa học nhƣ trên

Bệnh phẩm là phân: cấy ngay vào môi trường Chapman để 37 0 C sau 24 giờ Chọn khuẩn lạc lên men đường manitol rồi tiếp tục kiểm tra các tính chất khác để xác định tụ cầu vàng gây bệnh

Các phản ứng huyết thanh ít có giá trị nên trong thực tế ít áp dụng

1.4 Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị

- Phòng bệnh đặc hiệu ít có kết quả: vaccin phòng bệnh tụ cầu là vaccin giải độc tố dùng bằng đường tiêm

MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP

Bài 5 là bài giới thiệu tổng quan về một số virus gây bệnh thường gặp để người học có đƣợc kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào chẩn đoán bệnh, tư vấn, hướng dẫn phòng bệnh do virus gây ra

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh, phương pháp chẩn đoán bệnh do nhiễm một số loại virus gây bệnh thường gặp

- Trình bày đƣợc nguyên tắc phòng và điều trị bệnh do nhiễm một số loại virus gây bệnh thường gặp

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học xác định đƣợc đặc điểm một số loại virus gây bệnh thường gặp

- Áp dụng đƣợc kiến thức đã học truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng để phòng bệnh do virus gây ra

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 5 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 5) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 5 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 5

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 5

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 01 điểm kiểm tra (kiểm tra viết)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Virus cúm (Influenza virus) là thành viên chính của nhóm Orthomyxo virus cũng là căn nguyên gây bệnh cúm Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính tạo dịch do 3 type cúm A, B, C

1.1.1 Hình thể và cấu trúc

Virus cúm có dạng hình cầu, kích thước 100 - 120 nm Lõi là ARN sợi đơn, cúm A và B phân làm 8 đoạn gen, cúm C phân làm 7 đoạn gen Trên mỗi đoạn gen của virus chứa đựng nhiều mật mã di truyền

Capsid đƣợc cấu tạo bởi các phân tử protein cùng với ARN tạo thành nucleocapsid đối xứng xoắn

Vỏ envelope đƣợc cấu tạo bởi lớp phân tử kép lipid, trên bề mặt của nó có các gai nhú Các gai nhú đó đƣợc cấu tạo bởi glycoprotein, đây là thành phần kháng nguyên hemaglutinin (H) và neuraminidase (N) Hiện nay có 1 cấu trúc kháng nguyên

H đƣợc ký hiệu từ H1-H 13 , và 9 cấu trúc kháng nguyên N đƣợc ký hiệu từ N 1 -N 9 Kháng nguyên H, N luôn luôn thay đổi tạo ra các type virus mới

Virus cúm vững bền ở pH 4-9, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 0 C/30 phút, từ 0 o C –

4 o C sống đƣợc vài tuần, ở -20 o C và đông khô virus cúm sống đƣợc hàng năm

Virus cúm nhạy cảm với các dung môi hòa tan lipid nhƣ: ether, cloroform, formalin … tia cực tím có tác dụng bất hoạt virus cúm nhƣng không phá hủy cấu trúc kháng nguyên

Virus cúm xân nhập vào cơ thể qua con đường hô hấp, bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân Đối tượng cảm thụ là người khỏe mạnh, chưa có kháng thể kháng virus cúm

Bệnh biểu hiện với các triệu chứng: sốt nhẹ, hắt hơi, đau đầu, đau mình, ho, xuất tiết nhiều nước mắt, nước mũi Đối với trẻ nhỏ có thể gặp sốt cao, co giật, viêm dạ dày- ruột, trẻ sơ sinh còn có biểu hiện nặng hơn với các triệu chứng viêm cơ tim, viêm phổi, viêm não dẫn tới tử vong Bệnh ở đường hô hấp do virus thường kèm theo bội nhiễm vi khuẩn do đó làm cho bệnh ngày càng nặng thêm

Virus cúm A thường gây ra đại dịch, cúm B thường gây ra vụ dịch nhỏ, virus cú

C chỉ gây bệnh lẻ tẻ

1.3 Chẩn đoán vi sinh vật

Bệnh phẩm được lấy vào những ngày đầu của bệnh, là nước xuất tiết đường mũi

Sau khi xử lý bệnh phẩm được cấy vào môi trường nuôi cấy tế bào một lớp như: tế bào thai gà, tế bào thận khỉ Xác định hiệu giá virus bằng phản ứng ngƣng kết hồng cầu Định type virus bằng phản ứng ức chế ngƣng kết hồng cầu, kết hợp bổ thể

Có thể tìm trực tiếp virus bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang hay kỹ thuật PCR

Lấy máu kép, tách lấy phần huyết thanh và bảo quản ở -20 0 C

Làm các phản ứng: kết hợp bổ thể, ức chế ngƣng kết hồng cầu, ELISA

Hiệu giá kháng thể lần 2 phải tăng gấp 4 lần hiệu giá kháng thể lần 1 mới đƣợc xác định là bệnh nhân bị bệnh cúm

1.4 Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị

- Phòng không đặc hiệu: phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân nhƣng khó do bệnh lây qua đường hô hấp Dùng thuốc sát trùng nhỏ mũi, giữ vệ sinh răng miệng, sử dụng interferon

- Phòng đặc hiệu: vaccin tinh chế hiệu quả bảo vệ không cao do virus hay đột biến, hiệu quả miễn dịch thường tồn tại dưới 12 tháng

Trong vụ dịch có thể sử dụng amantadin và rimantadin để ức chế sự nhân lên của virus Dùng kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn và các thuốc điều trị triệu chứng Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, bằng chế độ ăn giàu đạm và vitamin

2 Virus viêm não Nhật Bản

Virus viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis virus) do Hayshi phát hiện năm 1934 tại Nhật Bản Đây là loại virus lưu hành rộng rãi trên thế giới và gây thành các vụ dịch lớn, nhất là ở Châu Á Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B (Flavivirus) của Arbovirus, nên còn gọi là virus viêm não Nhật Bản B

Virus viêm não Nhật Bản có dạng hình cầu, đối xứng hình khối, chứa ARN sợi đơn Bao bọc phía ngoài capsid là vỏ envelope, kích thước 40 - 50nm

Virus viêm não Nhật Bản có thể nuôi cấy trên các tế bào nuôi nhƣ: Tế bào thận khỉ, tế bào thận lợn và tế bào muỗi C6/36 Virus còn đƣợc nuôi cấy vào não chuôt nhắt trắng 1 - 3 ngày tuổi, virus phát triển làm cho chuột bị liệt Cũng có thể nuôi virus vào lòng đỏ trứng gà ấp đƣợc 8 - 9 ngày, virus phát triển sau 2 - 3 ngày làm cho bào thai gà chết

Virus viêm não Nhật Bản nhạy cảm với các dung môi hoà tan lipid nhƣ: ether, cloroform, natri desoxycholat và formalin Dưới tác dụng của tia cực tím, virus bị bất

59 hoạt dễ dàng, ở 60 0 C virus bị tiêu diệt sau 30 phút Nhƣng trong dung dịch glycerol 50 hay bảo quản ở -70 0 C virus có thể sống vài tháng đến vài năm

ĐẠI CƯƠNG KÝ SINH TRÙNG Y HỌC

Bài 6 là bài giới thiệu tổng quan về ký sinh trùng y học để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn phòng bệnh ký sinh trùng thường gặp

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc một số thuật ngữ cơ bản trong ký sinh trùng y học

- Trình bày đƣợc các đặc điểm sinh học và cách phân loại ký sinh trùng, đặc điểm bệnh học, dịch tễ, phương pháp chẩn đoán và nguyên tắc điều trị bệnh ký sinh trùng

- Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học phân loại đƣợc ký sinh trùng gây bệnh thường gặp

- Áp dụng đƣợc kiến thức đã học thực hiện truyền thông, giáo dục phòng bệnh do ký sinh trùng gây ra

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 6

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 6 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 6) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 6 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 6

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 6

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Các thuật ngữ cơ bản dùng trong ký sinh trùng

Khởi đầu các sinh vật đều sống tự do Trải qua thời gian lâu dài, một số bị tiêu diệt, một số phát triển, phân hóa, một số vẫn sống tự do nhƣng một số dần trở thành sống gửi - sống bám - sống ký sinh hoàn toàn hoặc ký sinh một phần nhờ các sinh vật khác

Ký sinh trùng (KST) là những sinh vật chiếm các chất dinh dƣỡng của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển

* Dựa vào hiện tượng ký sinh:

- Ký sinh trùng ký sinh vĩnh viễn: Sống suốt đời trên hoặc trong cơ thể vật chủ

Ví dụ: Giun đũa sống trong ruột người

- Ký sinh trùng ký sinh tạm thời: Khi cần thức ăn/sinh chất thì bám vào cơ thể vật chủ để chiếm sinh chất Ví dụ: Muỗi chỉ đốt người khi muỗi đói

* Dựa vào vị trí ký sinh:

- Nội ký sinh trùng: Là những ký sinh trùng sống ở bên trong cơ thể vật chủ:

Mô, nội tạng, máu, thể dịch Ví dụ: Giun đũa sống trong ruột non

- Ngoại ký sinh trùng: Là những ký sinh trùng sống ở ngoài cơ thể vật chủ hoặc trên bề mặt cơ thể vật chủ Ví dụ: Nấm sống ở da

* Dựa vào tính chất đặc hiệu ký sinh trên vật chủ:

- Ký sinh trùng đơn ký/đơn thực: Là những ký sinh trùng chỉ sống trên một hoặc một loại vật chủ Ví dụ: Giun đũa người chỉ sống trên người

- Ký sinh trùng đa ký/đa thực: Là những ký sinh trùng có thể sống trên nhiều vật chủ khác nhau Ví dụ: Sán lá gan nhỏ có thể ký sinh ở người hoặc mèo

- Ký sinh trùng lạc vật chủ: Ký sinh trùng có thể ký sinh trên vật chủ bất thường Ví dụ: Người có thể nhiễm giun đũa của lợn

- Ký sinh trùng chờ thời cơ: Ký sinh trùng vào cơ thể sinh vật khác nhƣng không phát triển

Là những sinh vật bị ký sinh, nghĩa là bị ký sinh trùng chiếm chất dinh dƣỡng

Trong toàn bộ chu kỳ phát triển của ký sinh trùng thì có những ký sinh trùng cần nhiều loại vật chủ mới hoàn tất chu kỳ, khi đó cần phân biệt:

- Vật chủ chính: Là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hoặc có khả năng sinh sản hữu tính

- Vật chủ phụ: Là vật chủ mang KST ở giai đoạn ấu trùng hoặc chưa trưởng thành hoặc có giai đoạn sinh sản vô tính

- Vật chủ trung gian: là vật chủ mà qua đó, ký sinh trùng phát triển một thời gian tới một giai đoạn nào đó thì mới có khả năng phát triển trên cơ thể người và gây

73 bệnh cho người Vật chủ trung gian có thể là vật chủ chính như muỗi trong chu kỳ sống của ký sinh trùng sốt rét, có thể là vật chủ phụ nhƣ muỗi trong chu kỳ sống của giun chỉ

Là toàn bộ quá trình phát triển của ký sinh trùng từ giai đoạn non là trứng hoặc ấu trùng đến khi trưởng thành hoặc có khả năng sinh sản hữu tính

2 Đặc điểm của ký sinh trùng

2.1 Đặc điểm về kích thước, hình thể

- Kích thước: ký sinh trùng thay đổi tuỳ theo loại, tuỳ theo giai đoạn phát triển

Vớ dụ: ký sinh trựng sốt rột kớch thước chỉ cỡ vài àm, sỏn dõy dài hàng một

- Hình thể: khác nhau tuỳ từng loại và tuỳ từng giai đoạn phát triển, có khi cùng một loại KST nhƣng ở những giai đoạn khác nhau chúng có hình thể khác nhau

Do đặc điểm của đời sống ký sinh nên một số bộ phận không cần thiết đã thoái hóa hoặc biến đi hoàn toàn Ngƣợc lại một số cơ quan cần thiết cho đời sống ký sinh thì rất phát triển nhƣ bộ phận thực hiện chức năng tìm vật chủ, chiếm thức ăn ở vật chủ, giúp cho sinh sản dễ dàng trên vật chủ hoặc ngoại cảnh

2.3 Đặc điểm sống, phân bố và phát triển Đời sống và phát triển của ký sinh trùng có liên quan mật thiết đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các quần thể sinh vật khác Tuổi thọ của KST rất khác nhau, sự tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh cũng rất khác nhau Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự sống phát triển và phân bố của ký sinh trùng:

ĐƠN BÀO KÝ SINH

Bài 7 là bài giới thiệu tổng quan về Đơn bào ký sinh để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh do đơn bào ký sinh gây ra

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc đặc điểm hình thể, chu kỳ sống của amip và trùng roi

- Trình bày được đặc điểm dịch tễ, bệnh học, phương pháp chẩn đoán, nguyên tắc điều trị và phòng bệnh do amip và trùng roi

- Áp dụng kiến thức đã học xác định đƣợc bệnh do amip, trùng roi gây ra

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng lây nhiễm bệnh do amip và trùng roi

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 7

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 7 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 7) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 7 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 7

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 7

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Đại cương về đơn bào ký sinh

1.1 Khái niệm Đơn bào ký sinh (Protozoa) là những động vật mà cơ thể chỉ là một đơn bào với tất cả cấu trúc, chức năng của một cơ thể sống

Dựa vào cơ quan vận động người ta chia làm 4 lớp:

- Lớp chân giả: Gồm các loại amip cử động bằng chân giả, do sự kéo dài của ngoại nguyên sinh chất

- Lớp trùng roi (Giardia, Trichomonas gây bệnh đường tiêu hóa, tiết niệu): Cơ quan vận động là những roi

- Lớp trùng lông: Cử động bằng các lông chuyển, chỉ có một loài ký sinh ở người là Balantidium coli

- Lớp bào tử trùng: Không có bộ phận di chuyển mà ký sinh cố định trong tế bào vật chủ Ký sinh và gây bệnh cho người có các giống Toxoplasma, Plasmodium,

2 Một số loại đơn bào gây bệnh thường gặp

Amip (Entamoba histolytica) là loại đơn bào có chân giả Có 3 dạng hình thể tùy theo giai đoạn phát triển của chu kỳ:

* Thể hoạt động ăn hồng cầu: Đây là thể độc và gây bệnh, thấy trong phân của bệnh lỵ cấp tính, ổ áp xe ở thành ruột, trong mủ ổ áp xe gan do amip hoặc ở tổn thương các phủ tạng do amip di chuyển tới gây nên

Kớch thước khoảng 30 – 40 àm, hoạt động chõn giả mạnh nờn soi tươi thấy di chuyển theo một hướng nhất định Ngoại nguyên sinh chất trong suốt, nội nguyên sinh chất có những hạt nhỏ, các không bào, nhân chỉ nhìn rõ khi nhuộm trong nguyên sinh chất có chứa những hồng cầu do amip ăn vào nên gọi là thể ăn hồng cầu

Có thể thấy trong phân người không mắc bệnh lỵ Hình thể và cấu trúc giống thể hoạt động ăn hồng cầu nhưng kớch thước nhỏ hơn (10 - 12àm), di chuyển bằng chân giả, trong nội nguyên sinh chất không thấy có hồng cầu

* Thể bào nang/thể kén: Đây là thể bảo vệ và phát tán amip Có hình cầu, bất động, thành dày và chiết quang.Trong bào nang có từ 1- 4 nhân (bào nang già có 4 nhân, kích thước 10 - 12àm) Thường cú trong thể bệnh mạn tớnh

(a: Thể hoạt động của E.histolytica; b, c, d: Thể bào nang

Các dịch tiêu hóa làm tan vỏ bào nang, 4 nhân tự phân chia thành 8 nhân cùng với sự phân chia nguyên sinh chất để thành 8 amip có kích thước nhỏ (các thể minuta) Thể nhỏ sống trong lòng ruột Dưới các tác động khác nhau thể minuta có thể chuyển thành bào nang và ngược lại Bào nang có thể được đào thải theo phân của người mang ký sinh trùng ra ngoại cảnh Đó là chu kỳ chƣa gây bệnh

Trong trường hợp sức đề kháng của cơ thể vật chủ giảm, amip có thể chuyển từ giai đoạn minuta (không gây bệnh) sang thể hoạt động ăn hồng cầu (thể gây bệnh) Thể này có khả năng gây gây hoại tử, chúng xâm nhập vào thành đại tràng và nhân lên rất mạnh bằng phân đôi, lấy dinh dƣỡng bằng cách ăn hồng cầu và các chất hủy hoại gây nên những ổ áp xe nhỏ, tạo hình ảnh đặc hiệu (hình cúc áo) trong hạ niêm mạc Các ap xe nhỏ này nhanh chóng bị bội nhiễm và tạo ra các rối loạn của bệnh amip cấp tính ở ruột nhƣ tăng co bóp và tăng tiết chất nhầy quá mức của các tuyến ruột, ăn mòn các mao mạch ruột và kích thích các đám rói thần kinh nội tại Các tổn thương này gây ra Hội chứng lỵ trên lâm sàng

Thể hoạt động ăn hồng cầu có thể bị đào thải theo phân ra ngoài và bị chết rất nhanh Một số trường hợp, amip theo mạch máu mạc treo vào tuần hoàn tới tĩnh mạch cửa vào gan gây hoại tử và áp xe gan Từ gan, amip có thể theo đường tiếp cận hoặc theo đường máu tới gây bệnh ở phổi hoặc các phủ tạng khác

- Mầm bệnh: Chỉ có thể bào nang có sức đề kháng khá cao ở ngoại cảnh và qua đường tiêu hóa không bị chết nên có vai trò truyền bệnh quan trọng, và nó chính là mầm bệnh Người mang bào nang chính là nguồn bệnh

- Ở ngoại cảnh bào nang có thể tồn tại lâu hay chóng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, độ pH,…Các hóa chất ít có tác dụng với bào nang

- Đường lây: Bào nang nhiễm vào người bằng nhiều cách qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống bị nhiễm bào nang do ruồi, gián vận chuyển mầm bệnh, do dùng phân tươi hoặc nước bẩn để tưới, bón hao màu,…)

- Người nhiễm bệnh: ở mọi lứa tuổi, giới đều có thể nhiễm và mắc bệnh

KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

Bài 8 là bài giới thiệu tổng quan về ký sinh trùng sốt rét để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh sốt rét

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc đặc điểm hình thể, chu kỳ và đặc điểm sinh học của ký sinh trùng sốt rét

- Trình bày được đặc điểm dịch tễ học, phương thức nhiễm bệnh, phương pháp chẩn đoán, nguyên tắc điều trị và phòng bệnh sốt rét

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học xác định đƣợc loại ký sinh trùng sốt rét thường gặp

- Áp dụng đƣợc các kiến thức đã học vào truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về phòng chống bệnh sốt rét

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 8

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 8(cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 8) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 8 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 8

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 8

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) thuộc họ Plasmodium, là loại đơn bào ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật Trong cơ thể người Plasmodium phải ký sinh nội tế bào (ở trong tế bào gan hoặc hồng cầu) Không thể tồn tại ngoài cơ thể sinh vật nếu không có phương pháp nuôi cấy đặc biệt hoặc giữ ở nhiệt độ lạnh

Mỗi loại KSTSR chỉ ký sinh trên một vật chủ nhất định KSTSR ký sinh vĩnh viễn trên vật chủ và ký sinh nội bào

Cấu tạo chung: KSTSR có cấu tạo đơn giản, cơ thể gồm 2 phần nhân và nguyên sinh chất Nhân bắt màu đỏ, nguyên sinh chất bắt màu xanh, trong nguyên sinh chất có sắc tố sốt rét

- Thể tư dưỡng (Trophozoite): Đây là thể thường gặp nhất Tùy theo giai đoạn mà cơ thể thay đổi hình thể, kích thước (có thể tư dưỡng non, tư dưỡng già )

- Thể phân liệt (Schizonte): Giai đoạn này KSTSR sinh sản vô tính trong hồng cầu Nhân đƣợc phân chia thành 2,4,8 mảnh

- Thể giao bào (Gametocyte): Giai đoạn này hình thành các ký sinh trùng (KST) có khả năng sinh sản hữu tính trên cơ thể muỗi Tùy theo loại KST mà giao báo có loại hình tròn, có loại hình liềm Có loại giao bào đực và giao bào cái lưu hành trong máu

2 Chu kỳ và đặc điểm sinh học

Bốn loại Plasmodium: P.falciparum, P.vivax, P.malariae và P.ovale khác nhau về hình thái nhưng nói chung diễn biến chu kỳ ở người và muỗi truyền bệnh tương tự nhau, gồm 2 giai đoạn sinh sản và phát triển vô tính trong cơ thể người; sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles truyền bệnh

2.1 Chu kỳ phát triển trong cơ thể người

* Thời kỳ phát triển trong gan (thời kỳ tiền hồng cầu):

Muỗi Anopheles có thoa trùng đốt người, thoa trùng từ tuyến nước bọt muỗi vào máu ngoại biên của người Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan Ở gan, thoa trùng xâm nhập vào trong tế bào gan, đây là vị trí ký sinh thích hợp của thoa trùng Thoa trùng lấn át tế bào gan và đẩy dần nhân tế bào gan về một phía Thoa trùng phân chia nhân và phân chia nguyên sinh chất, quá trình này cũng sản sinh ra những sắc tố trong tế bào Nhân phân tán vào nguyên sinh chất, xung quanh nhân có những mảnh nguyên sinh chất và tạo thành những mảnh phân liệt Số lƣợng những mảnh phân liệt rất lớn, khác hẳn với số lƣợng những mảnh phân liệt ở hồng cầu

Khi ký sinh trùng đã phân chia thành nhiều mảnh trong tế bào gan, tế bào gan bị vỡ ra, giải phóng những ký sinh trùng mới Đó là giai đoạn phát triển của nhiều thoa trùng Nhƣng có một số thoa trùng nhất là của P.vivax, P.malariae và P.ovale khi xâm nhập vào tế bào gan chƣa phát triển ngay mà tạo thành các “thể ngủ - Hypnozoites” Thể ngủ có thể tồn tại lâu dài trong gan, với những điều kiện thích hợp nào đó “thể ngủ” có thể phát triển, sinh sản, và gây bệnh Vì vậy, thời gian ủ bệnh có thể lâu dài, gây tái phát xa hoặc rất xa

* Thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu:

Từ gan vào máu, ký sinh trùng xâm nhập vào hồng cầu, đầu tiên là thể non, thể tư dưỡng Sau đó, ký sinh trùng phát triển, nguyên sinh chất của chúng trương to và kéo dài, phân tán, kích thước lớn dần, sắc tố xuất hiện nhiều; ký sinh trùng lúc này có dạng cử động kiểu amip Sau đó, ký sinh trùng co gọn hơn, phân chia nhân và nguyên sinh chất thành nhiều mảnh, nhân phân tán vào khối nguyên sinh chất đã phân chia, sắc tố có thể tập trung thành khối ở trung tâm hoặc phân tán Mỗi mảnh nhân kết hợp với một mảnh nguyên sinh chất tạo thành một ký sinh trùng mới, đó là thể phân liệt

Số mảnh ký sinh trùng của những thể phân liệt nhiều ít tuỳ theo chủng loại

Plasmodium Sự sinh sản vô tính tới một mức độ đầy đủ (chín) làm vỡ hồng cầu, giải phóng ký sinh trùng Lúc này tương ứng với cơn sốt xảy ra trong lâm sàng Khi hồng cầu bị vỡ, những ký sinh trùng đƣợc giải phóng, đại bộ phận sẽ xâm nhập vào những hồng cầu khác để tiếp tục chu kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu Nhƣng một số mảnh ký sinh trùng trở thành những thể giao bào đực hay cái Những giao bào này nếu đƣợc muỗi hút sẽ phát triển chu kỳ hữu tính ở muỗi; nếu không đƣợc muỗi hút thì sau một thời gian sẽ bị tiêu huỷ Thời kỳ hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu dài ngắn tuỳ từng chủng loại Plasmodium, có thể từ 40 đến 72 giờ

2.2 Chu kỳ phát triển trong cơ thể muỗi

Các loại muỗi Anopheles truyền bệnh hút máu người có giao bào vào muỗi và sinh sản hữu tính Giao bào vào dạ dày của muỗi, một giao bào cái phát triển thành một giao tử cái, giao bào đực có hiện tƣợng sinh roi, kéo dài nguyên sinh chất, phân chia nhân tạo thành nhiều giao tử đực, số lƣợng roi từ 1- 6 tùy từng chủng loại Giao tử đực và giao tử cái hòa hợp tạo thành “trứng”

Trứng di động chui qua thành dạ dày muỗi, phát triển ở mặt ngoài dạ dày, tròn lại và to lên, phát triển thành nhiều thoa trùng Cuối cùng, thoa trùng đƣợc giải phóng và về tuyến nước bọt của muỗi, khi muỗi đốt và hút máu người thoa trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể vật chủ

- Đặc điểm phát triển của thoa trùng Plasmodium ở muỗi truyền bệnh: Thời gian chu kỳ ăn và đẻ của muỗi, gồm 3 giai đoạn: Muỗi tìm vật chủ hút máu Sau khi hút máu no, muỗi tiêu máu và phát triển trứng Muỗi đi tìm nơi đẻ

Tuổi sinh lý: Mỗi thời gian hoàn thành chu kỳ ăn và đẻ đƣợc gọi là 1 tuổi sinh lý của muỗi

MỘT SỐ LOẠI GIUN ĐƯỜNG RUỘT KÝ SINH THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM

Bài 9 là bài giới thiệu tổng quan về một số loại giun đường ruột ký sinh thường gặp ở Việt Nam để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào chẩn đoán, điều trị và giáo dục phòng bệnh do giun

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả được đặc điểm sinh học và dịch tễ của một số loại giun đường ruột ký sinh thường gặp

- Trình bày được tác hại, phương pháp chẩn đoán, nguyên tắc phòng và điều trị bệnh do một số loại giun đường ruột ký sinh thường gặp gây ra

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học vẽ đƣợc sơ đồ diễn biến chu kỳ của một số loại giun đường ruột ký sinh thường gặp

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học thực hiện truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng bệnh do một số loại giun đường ruột ký sinh thường gặp

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 9

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 9 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 9) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 9 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 9

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 9

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Giun ký sinh đường ruột là những loại ký sinh trùng phổ biến nhất ở Việt Nam

Có rất nhiều loại: giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun móc/ giun mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus), giun tóc (Trichuris trichiura), giun kim (Enterobius vermicularis)

Mỗi loại giun thường ký sinh ở một số cơ quan, một số bộ phận nhất định của cơ thể vật chủ

Ký sinh ở tá tràng: giun móc/giun mỏ

Ký sinh ở ruột non: giun đũa, sán dây lợn và sán dây bò trưởng thành

Ký sinh ở ruột già, vùng manh tràng: giun tóc, giun kim

Qua đường tiêu hoá: Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua con đường ăn uống Người bị nhiễm giun đũa, giun tóc, giun kim do ăn phải trứng có mang ấu trùng có trong lẫn trong rau hoặc uống nước lã có trứng mang ấu trùng hoặc thức ăn bị ô nhiễm trứng giun qua gió bụi, ruồi nhặng, Cách lây truyền thông thường nhất của giun kim vào người là lây truyền trực tiếp, trứng giun kim ở các nếp nhăn hậu môn, dính vào tay trẻ do trẻ gãi hậu môn vì bị kích thích, ngứa khi giun kim cái đẻ trứng vào ban đêm hoặc những trứng giun kim rơi vãi ra quần, giường chiếu, sàn nhà, dính vào tay người khi đụng chạm tới, rồi những trứng giun kim này được đƣa từ tay vào miệng

Xâm nhập vào cơ thể người một cách chủ động: Người bị nhiễm giun móc/ mỏ là do ấu trùng của giun móc/ mỏ xuyên qua da của vật chủ

1.3 Đường thải mầm bệnh ra môi trường

Mầm bệnh của đa số các loại giun ký sinh đường ruột: trứng giun đũa, trứng giun tóc, trứng giun móc/ mỏ được thải ra khỏi vật chủ theo đường tiêu hoá qua phân, từ phân được thải ra ngoại cảnh, phát tán vào môi trường đất, nước…

Giun kim đẻ trứng vào ban đêm ở các nếp nhăn hậu môn của vật chủ nên trong phân thường không có trứng giun kim Trứng dính vào tay trẻ khi gãi, hoặc rơi vãi ra quần áo, chăn màn, sàn nhà, đồ chơi… Hoặc trứng có thể bay theo bụi vào nước, thức ăn,…

Các loại giun ký sinh đường ruột có hình thức sinh sản hữu tính, thường sinh sản với số lƣợng rất lớn Ví dụ:

Trong một ngày, một giun đũa cái có thể đẻ tới 200.000 trứng

Trong một ngày, một giun móc cái có thể đẻ tới 10.000 – 25.000 trứng

Trong một ngày, một giun mỏ cái có thể đẻ tới 5.000 – 10.000 trứng

Trong một ngày, một giun tóc cái có thể đẻ tới 2.000 trứng

Mỗi giun kim cái có thể đẻ từ 4.000 – 16.000 trứng

Các loại giun ký sinh đường ruột sinh sản nhanh và nhiều là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm mầm bệnh ở ngoại cảnh, tăng khả năng nhiễm và tái nhiễm mầm bệnh giun đường ruột cho người

* Đặc điểm chu kỳ: các loại giun ký sinh đường ruột là chu kỳ đơn giản

Sơ đồ 9.1 Chu kỳ của giun ký sinh đường ruột

- Mầm bệnh không có khả năng phát triển trong cơ thể người, mà phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh mới có khả năng lây nhiễm cho người

- Điều kiện cần thiết để mầm bệnh có thể phát triển ở ngoại cảnh là: nhiệt độ thích hợp là 25 – 30 độ C, độ ẩm thích hợp là 70 – 80%, có oxy

- Chu kỳ của giun đũa:

Giun đực và cái trưởng thành, ký sinh trong ruột non, sau khi giao hợp giun cái đẻ trứng và trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành trứng mang ấu trùng

Người bị nhiễm giun đũa là do ăn, uống phải trứng giun đũa có mang ấu trùng Khi vào tới dạ dày, ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng nhờ sự co bóp của dạ dày và tác động của dịch vị Ấu trùng xuống ruột non, chui qua mao mạch ruột vào tĩnh mạch mạc treo để đi đến gan Thời gian qua gan sau 3 – 7 ngày

Sau đó, ấu trùng theo tĩnh mạch trên gan vào tĩnh mạch chủ rồi vào tim phải

Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi vào phổi, tiếp tục phát triển tới giai đoạn

IV, rồi di chuyển theo các nhánh phế, khí quản tới vùng hầu họng

Khi người nuốt ấu trùng sẽ xuống đường tiêu hóa và dừng lại ở ruột non để phát triển thành giun đũa trưởng thành

Thời gian hoàn thành chu kỳ mất khoảng 60 – 75 ngày

- Chu kỳ của giun móc/mỏ:

Giun đực và cái trưởng thành, ký sinh trong tá tràng, sau khi giao hợp giun cái đẻ trứng và trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành ấu trùng giai đoạn I sau 24 giờ Ấu trùng ăn chất hữu cơ trong đất để phát triển Phát triển đến giai đoạn III thì có khả năng xuyên qua da, niêm mạc để vào cơ thể người

Sau khi xuyên qua da, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải Từ tim phải theo động mạch phổi tới phổi, rồi di chuyển theo các nhánh phế quản tới khí quản rồi tới vùng hầu họng

Khi người nuốt, ấu trùng sẽ xuống ruột và dừng lại ở tá tràng phát triển thành giun móc/mỏ trưởng thành

Thời gian hoàn thành chu kỳ mất khoảng 3 – 4 tuần

Giun đực và cái trưởng thành, ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở manh tràng Sau khi giao hợp, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi trứng sẽ phát triển thành trứng mang ấu trùng

Người nhiễm giun tóc là do ăn, uống phải thức ăn, nước uống có nhiễm trứng mang ấu trùng, khi vào tới dạ dày ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng nhờ sự co bóp của dạ dày và tác động của dịch vị Ấu trùng di chuyển thẳng tới manh tràng để phát triển và thành giun tóc trưởng thành

Thời gian hoàn thành chu kỳ mất khoảng 30 ngày

Giun đực và cái trưởng thành ký sinh ở manh tràng Sau khi giao hợp, giun đực chết và bị tống ra ngoài theo phân Giun cái di chuyển theo đại tràng tới hậu môn đẻ trứng tại các nếp nhăn hậu môn Giun kim thường đẻ về đêm Sau khi đẻ hết trứng, giun kim cái teo lại và chết

SÁN LÁ

Bài 10 là bài giới thiệu tổng quan về sán lá để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh do sán lá

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc đặc điểm chung của sán lá và đặc điểm chu kỳ, dịch tễ của sán lá gan nhỏ, sán lá phổi

- Trình bày đƣợc các đặc điểm bệnh học, cách chẩn đoán, nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng bệnh do sán lá gan nhỏ và sán lá phổi

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học vẽ đƣợc sơ đồ diễn biến chu kỳ của sán lá gán, sán lá phổi

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học thực hiện truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng bệnh sán lá gán, sán lá phổi gây ra

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 10

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 10 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 10) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 10 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 10

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 10

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Đặc điểm chung của sán lá

Sán lá có hình lá, thân dẹt, màu đỏ nhạt có nhiều giống, loài:

+ Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis: dài 10 – 12mm, ngang từ 2- 4mm, hấp khẩu miệng lớn hơn hấp khẩu bụng, tinh hoàn phân làm nhiều nhánh

+ Sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus có cấu tạo tương tự nhau nhưng kích thước nhỏ hơn so với C.sinensis, thường từ 8 mm – 11 mm x1,5 mm – 2mm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini có buồng trứng phân thùy, còn

Opisthorchis felineus buồng trứng không phân thùy, hấp khẩu bụng lớn hơn hấp khẩu miệng

- Sán lá phổi: dài 8 – 16 mm, ngang 4 – 8 mm, dày 3 – 4 mm

- Sán lá ruột: dài 30 – 70 mm, ngang từ 14-15mm

Sán lá có 2 mồm hút: mồm hút phía trước (thông với đường tiêu hóa) Mồm hút phía sau (mồm hút bụng) Ống tiêu hóa chạy dọc 2 bên thân và là ống tắc không thông với nhau Sán lá không có hậu môn do chất dinh dƣỡng thẩm thấu qua bề mặt của sán, nên thân sán có rất nhiều tuyến dinh dƣỡng

Sán lá là lƣỡng giới Tinh hoàn chia nhánh, chiếm gần hết phía sau thân, có tử cung là ống ngoằn ngoèo gấp khúc, buồng trứng ở khoảng giữa thân Lỗ sinh dục ở gần mồm hút bụng

Trứng sán có màu vàng, hình bầu dục, có một nắp, một số trứng có một gai nhỏ

Chu kỳ phát triển của sán lá là chu kỳ phức tạp, bắt buộc phải phát triển trong nhiều vật chủ trung gian và môi trường nước

Sán lá sinh sản đa phôi, từ một trứng sẽ phát triển thành nhiều nang trùng Người ăn phải nang trùng có trong vật chủ trung gian như tôm, cua, cá hoặc rau ngổ sống, củ ấu, ngó sen,… chƣa đƣợc nấu chín sẽ nhiễm nang trùng và nang trùng sẽ phát triển thành sán lá trưởng thành ký sinh trong người

Sán lá gan nhỏ trưởng thành ký sinh tại đường mật trong gan, dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất dinh dƣỡng từ dịch mật

Sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua đường ăn uống Người bị mắc bệnh sán lá gan nhỏ là do ăn ốc, cá chứa nang trùng sán lá gan chưa đƣợc nấu chín

Sơ đồ 10.1 Diễn biến chu kỳ của sán lá gan nhỏ

Sán lá gan nhỏ có 3 vật chủ là ốc, cá và người Trứng sán lá gan theo phân ra ngoài gặp môi trường nước phát triển thành trùng lông Ấu trùng lông bơi lội tự do trong nước, tìm đến các loài ốc thích hợp để ký sinh và tiếp tục chu kỳ phát triển

Khi vào ốc, trùng lông sống ở vùng ruột, gan - tụy của ốc để trở thành bào ấu Sau 21 đến 30 ngày, bào ấu sẽ trở thành ấu trùng đuôi Những ấu trùng đuôi này rời ốc tìm đến các loài cá nước ngọt để ký sinh ở vùng cơ của cá và phát triển thành nang trùng Ở Việt Nam, loài cá chép, các diếc, cá rô, cá trôi, cá m đều có thể là vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ

Nếu ăn phải nang trùng chưa được nấu chín, khi vào ruột vật chủ (người, mèo, chó…) nang trùng trở thành tự do và 15 giờ sau di chuyển thẳng tới ống mật, phát triển thành sán trưởng thành sau 26 ngày

Sán lá gan nhỏ sống trong cơ thể người trung bình 15 – 25 năm

Sán lá gan nhỏ khá phổ biến ở một số nước như Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Triều Tiên, … Ở Việt Nam sán lá gan nhỏ thường phổ biến ở những vùng có tập quán ăn gỏi cá nhƣ các tỉnh Hòa Bình, Hà Đông, Bắc giang, Hà Nam, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Bình Định, Đak Lak, Một số địa phương có tập quán ăn gỏi cá, tỷ lệ mắc bệnh cao tới 30% nhƣ Phú Yên

Bệnh sán lá gan nhỏ có chu kỳ phức tạp, chỉ cần phá vỡ một khâu của chu kỳ là bệnh không thể lan truyền đƣợc Với những tiến bộ về trình độ dân trí, về vệ sinh hiện nay, bệnh đang có biến động dịch tễ học theo chiều hướng tốt và thuận lợi Bệnh không những có chiều hướng giảm về số lượng người mắc mà cường độ nhiễm cũng thay đổi, ít có những người nhiễm với số lượng sán cao trong cơ thể

Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào cường độ nhiễm và phản ứng của cơ thể vật chủ

Trường hợp nhiễm ít: Không có triệu chứng gì đặc biệt Nếu nhiễm >100 sán thì triệu chứng xuất hiện rõ

Giai đoạn khởi phát: bệnh nhân thường có rối loạn dạ dày, ruột, chán ăn, buồn nôn, ăn không tiêu, ỉa chảy, táo bón thất thường, đau âm ỉ vùng gan Có thể có phát ban, nổi mẩn và bạch cầu ái toan đột ngột

Thời kỳ toàn phát: các triệu chứng này rõ rệt hơn, k m thiếu máu, gầy sút, phù nề, đôi khi có sốt Các triệu chứng ngày càng nặng nhƣ gầy sút nhanh và rõ rệt, chảy máu cam, nôn ra máu, có thể có rối loạn tim mạch Trong trường hợp có bộ nhiễm, bệnh nhân có sốt kéo dài hoặc sốt kiểu sốt rét

SÁN DÂY LỢN – SÁN DÂY BÒ

Bài 11 là bài giới thiệu tổng quan về sán dây lợn – sán dây bò để người học có đƣợc kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào chẩn đoán, điều trị và giáo dục phòng bệnh sán dây lợn – sán dây bò

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc đặc điểm hình thể và chu kỳ của sán dây lợn, sán dây bò

- Trình bày đƣợc đặc điểm dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán và cách điều trị nhiễm sán dây lợn, sán dây bò

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học vẽ đƣợc sơ đồ diễn biến chu kỳ của sán dây lợn – sán dây bò

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng bệnh sán dây lợn – sán dây bò

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 11

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 11 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 11) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 11 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 11

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 11

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 01 điểm kiểm tra định kỳ (kiểm tra viết)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Sán dây lợn (Taenia solium): cơ thể gồm khoảng 900 đốt sán, đốt trưởng thành dài 10 – 12mm Tử cung chia làm 12 nhánh, đầu sán có 4 giác bám và 2 vòng móc

Sán dây bò (Taenia Saginata): dài 4 – 12 m, thân sán có trên 1000 đốt, đốt trưởng thành dài 20 – 30mm Tử cung chia khoảng 32 nhánh, đầu nhỏ có 4 giác bám, không có vòng móc

Muốn thực hiện đƣợc chu kỳ, mầm bệnh bắt buộc phải phát triển trong vật chủ trung gian (lợn, bò)

Sơ đồ 11.1 Chu kỳ của sán dây

- Trứng sán dây không đòi hỏi thời gian phát triển ở ngoại cảnh

- Người là vật chủ chính của sán dây lợn, sán dây bò Người cũng có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn (trong trường hợp người mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do ăn phải trứng sán dây lợn) Người không mắc bệnh ấu trùng sán dây bò

- Sán dây lợn, sán dây bò trưởng thành ký sinh ở ruột non, dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất dinh dƣỡng ở trong ruột

- Ấu trùng sán dây dinh dƣỡng bằng thẩm thấu các chất dinh dƣỡng tại cơ quan mà ký sinh trùng ký sinh

- Xâm nhập một cách thụ động qua đường ăn uống

- Người mắc bệnh sán dây lợn hoặc sán dây bò trưởng thành do ăn phải thịt lợn (hoặc thịt bò) có chứa nang ấu trùng sán dây lợn (hoặc nang ấu trùng sán dây bò) chƣa được nấu chín dưới mọi hình thức

- Người mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do ăn phải trứng sán dây lợn có trong rau quả tươi hay uống nước lã có trứng sán dây lợn

- Ngoài ra, người có thể mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do đốt sán già chứa trứng ở ruột trào ngƣợc lên dạ dày khi bệnh nhân nôn, giải phóng trứng tại dạ dày

Người Vật chủ trung gian Ngoại cảnh (Lợn hoặc bò)

Sơ đồ 11.2 Diễn biến chu kỳ sán dây lợn – Sán dây bò

- Sán dây trưởng thành không đẻ trứng mà trứng sán nằm trong các đốt sán già, rụng khỏi thân và theo phân ra ngoài Thông thường, các đốt già của sán dây lợn thường thụ động theo phân ra ngoài; bệnh nhân không dễ nhận ra là mình mắc bệnh Các đốt già của sán dây bò thường tự động chui qua hậu môn ra ngoài vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nên bệnh nhân dễ phát hiện mình bị mắc bệnh

- Khi lợn (hoặc bò) ăn phải trứng sán dây lợn (hoặc trứng sán dây bò) phát tán ở ngoại cảnh Vào tới dạ dày, ấu trùng thoát vỏ, xuyên qua thành ruột, theo tuần hoàn bạch huyết hoặc xuyên tổ chức để đến cƣ trú tại tổ chức da, cơ vân, nội tạng phát triển thành nang ấu trùng

- Người ăn phải ấu trùng sán dây lợn (hoặc sán dây bò) có trong thịt lợn hoặc thịt bò chưa nấu chín, vào tới ruột non, ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành sau 2,5 đến 4 tháng

Người ăn phải trứng sán dây lợn, có lẫn trong rau, quả tươi hoặc uống nước lã có trứng sán, khi trứng sán vào tới dạ dày, ấu trùng sẽ thoát vỏ, xuyên qua niêm mạc ruột, theo tuần hoàn bạch huyết hoặc xuyên tổ chức để đến cƣ trú tại tổ chức da, cơ vân, nội tạng như não, nhãn cầu lúc đó người sẽ mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn Cũng có thể có người mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do đốt sán già chứa trứng ở ruột trào ngƣợc lên dạ dày khi bệnh nhân nôn, làm giải phóng trứng tại dạ dày

Sán dây lợn, sán dây bò trưởng thành có thể sống hàng chục năm Ấu trùng sán dây lợn có thể sống trong cơ thể vài chục năm

- Để thực hiện chu kỳ, sán dây cần phải có vật chủ trung gian (lợn hoặc bò) Người là vật chủ chính của sán dây trưởng thành và là nguồn lây nhiễm duy nhất

- Bệnh phân bố ở khắp nơi, tùy thuộc vào tập quán và vệ sinh ăn uống Ở Việt Nam, bệnh sán dây lợn thường gặp ở vùng núi (6%) Tỷ lệ bệnh sán dây lợn gặp ít hơn sán dây bò (sán dây lợn 22%, sán dây bò 78%) Nam giới mắc nhiều hơn nữ giới (nam 75% , nữ 25%) Tuổi mắc từ 21 – 40

3.2 Khả năng phát triển của trứng và ấu trùng

- Nếu ở ngoại cảnh trứng sẽ mất khả năng sống sau 1 tháng

- Trứng có sức đề kháng cao với các hóa chất thông thường: Trong dung dịch formol, cresyl 5% sau 2 giờ trứng mới bị diệt

- Ở nhiệt độ 50 – 60 0 C ấu trùng sán dây lợn bị chết sau 1 giờ

Các sản phẩm chuyển hóa và chất tiết của sán dây gây độc cho hầu hết các hệ thống và tổ chức của cơ thể

Bản thân sán dây cũng tác hại cơ giới đáng kể: gây đau bụng, chủ yếu vùng hồi tràng, đôi khi cơn đau giống đau ruột thừa, gây bán tắc hoặc tắc ruột, gây suy dinh dƣỡng do sán chiếm chất dinh dƣỡng

4.2 Triệu chứng lâm sàng Đầy bụng, đau vùng quanh rốn, thấy mệt mỏi dần, chóng mặt, nhức đầu,… Khoảng 25% người bệnh mắc bệnh sán dây có huyết áp hạ, thiếu máu…

Người mắc sán dây bò thấy bứt rứt khó chịu vùng hậu môn khi đốt sán rụng tự bò qua hậu môn ra ngoài

Bệnh nhân mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn, tùy thuộc vào vị trí ký sinh của ấu trùng mà có những bệnh cảnh lâm sàng khác nhau

5 Chẩn đoán Để chẩn đoán xác định bệnh sán dây trưởng thành cần xét nghiệm phân tìm đốt sán

Chẩn đoán xác định ấu trùng sán dây lợn cần sinh thiết tìm nang ấu trùng, làm phản ứng miễn dịch huỳnh quang, ELISA, siêu âm, chụp CT scanner,…

QUAN SÁT HÌNH THỂ VI KHUẨN

Bài 12 là bài đầu tiên của phần thực hành, bài học này sẽ giúp cho sinh viên biết cách sử dụng kính hiển vi để quan sát hình thể của các loại vi khuẩn: Cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn Từ đó có thêm các kiến thức để áp dụng vào thực tế và công tác khám chữa bệnh sau này

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Nhận biết và phân biệt đƣợc hình thể của cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn trên tiêu bản mẫu dưới kính hiển vi

- Trình bày được một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật quan sát hình thể vi khuẩn

- Chuẩn bị đƣợc đầy đủ các dụng cụ của kỹ thuật quan sát hình thể vi khuẩn

- Thực hiện đƣợc kỹ thuật quan sát hình thể vi khuẩn đúng trình tự và xác định được đúng một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp trên tiêu bản mẫu dưới kính hiển vi

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Thể hiện ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản, trang thiết bị trong quá trình thực tập

- Chủ động thực hiện đƣợc kỹ thuật quan sát hình thể vi khuẩn một cách độc lập, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 12

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 12 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 12) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 12 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 12

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 12

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Bảng 12.1 Trình tự thực hiện kỹ thuật quan sát hình thể vi khuẩn

TT Tên bước Thao tác thực hiện Dụng cụ, vật tư và thiết bị

- Kỹ thuật viên mặc trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh

- Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ và hóa chất

- 01 lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh, mũ, áo, khẩu trang

- 01 kính hiển vi, tiêu bản mẫu các loại vi khuẩn:

Cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn; 01 ổ cắm điện, 01 nguồn điện, 01 lọ dầu soi

- Kỹ thuật viên mặc đúng trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh đúng quy định

- Dụng cụ đúng, đủ cơ số, sắp xếp hợp lý

2 Khởi động kính hiển vi

Cắm nguồn kính hiển vi, điều chỉnh độ sáng, hạ tụ quang, đƣa về vật kính 10X

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện Đƣa về đúng vật kính 10X và điện sáng

3 Tìm vi trường Đặt tiêu bản lên giá kính, nhỏ 1 giọt dầu soi vào giữa tiêu bản, Xoay mâm kính đƣa vật kính về vật kính 100X

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện, tiêu bản mẫu, dầu soi

- Hình ảnh trên vi trường rõ nét

- Điều chỉnh núm di chuyển để soi tiêu bản từ trái qua phải, từ trên xuống dưới

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện, tiêu

Hình ảnh vi khuẩn rõ nét

- Điều chỉnh ốc vi cấp để làm nét hình ảnh bản mẫu

Xác định loại vi khuẩn: nhận dạng hình thể, cách sắp xếp và tính chất bắt màu của vi khuẩn

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện, tiêu bản mẫu

Xác định đúng loại vi khuẩn

- Ngắt nguồn điện, rút ổ cắm điện

Xoay mâm kính để đƣa vật kính về tƣ thế nghỉ

- Cất tiêu bản, lau và bảo quản kính hiển vi sau khi sử dụng

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện, tiêu bản mẫu, dầu soi, khăn lau

- Kính hiển vi ở tƣ thế nghỉ

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh

Bảng 12.2 Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật quan sát hình thể vi khuẩn

TT Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Cách phòng tránh/ xử lý

1 Không tìm đƣợc vi trường Di chuyển vật kính ra khỏi vùng có dầu soi Điều chỉnh vật kính về đúng vị trí có dầu soi

2 Hình ảnh vi khuẩn không rõ nét Điều chỉnh ốc vi cấp quá nhanh Điều chỉnh ốc vi cấp từ từ

Câu 1 Trình bày những điểm cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật quan sát hình thể vi khuẩn?

Câu 2 Nhận biết và phân biệt hình thể của cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn trên tiêu bản mẫu dưới kính hiển vi?

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TRỰC TIẾP

Bài 13 là bài thứ 2 của phần thực hành, bài học này sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp tìm ký sinh trùng, đồng thời biết cách sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản soi phân trực tiếp Từ đó có thêm các kiến thức để áp dụng vào thực tế và công tác khám chữa bệnh sau này

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc nguyên lý của kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp

- Trình bày được một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp

- Chuẩn bị đƣợc đầy đủ các dụng cụ của kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp

- Thực hiện đƣợc kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp đúng trình tự

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Thể hiện ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản, trang thiết bị trong quá trình thực tập

- Chủ động thực hiện đƣợc kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp một cách độc lập, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, vệ sinh

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 13

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 13 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 13) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 13 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 13

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 13

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

- Nguyên lý: Dùng NaCl 0,9% để hòa tan phân Vì NaCl 0,9% là môi trường giống như môi trường trong cơ thể, nên các thể hoạt động của đơn bào, ấu trùng giun lươn nếu như có trong phân sẽ sống và chuyển động khi đó sẽ dễ dàng phát hiện được dưới kính hiển vi quang học

- Khi dung dung dịch Lugol 1% để hòa tan phân, ta sẽ thấy hình ảnh một số loại ký sinh trùng nhƣ: Trứng sán lá gan nhỏ, các bào nang amip, bào nang Giardia bắt màu ánh vàng nên dễ phát hiện hơn

Bảng 13 1 Trình tự thực hiện kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp

TT Tên bước Thao tác thực hiện Dụng cụ, vật tư và thiết bị

- Kỹ thuật viên mặc trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh

- Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ và hóa chất

- 01 lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh, mũ, áo, khẩu trang

- 01 lọ đựng phân trẻ em, 01 lam kính, 01 lá kính, 01 bút ghi lam kính, 01 đôi găng tay, 01 que gỗ, 01 giá để tiêu bản, 01 khay đựng bệnh phẩm, 01 kính hiển vi, 01 nguồn điện, 01 ổ cắm điện

(0,9%); 01 lọ Lugol (1%), 01 xô đựng rác thải

- Kỹ thuật viên mặc đúng trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh đúng quy định

- Dụng cụ đúng, đủ cơ số, sắp xếp hợp lý

Lấy một tấm lam kính sạch, khô

Dùng bút ghi trên lam kính chia lam kính ra làm 3 phần bằng nhau Ghi tên người bệnh vào ô nhỏ ở đầu lam kính

Lam kính, bút ghi trên lam kính

Chia lam kính đúng 3 ô bằng nhau

Nhỏ lên lam kính 1 giọt NaCl 0,9% vào ô giữa, 1 giọt Lugol 1% ở ô cuối lam kính

Lam kính, dung dịch NaCl

Nhỏ hóa chất lên đúng hai ô của lam kính

4 Hòa bệnh phẩm với hóa chất

Dùng que gỗ lấy một ít phân bằng đầu que diêm, hòa tan phân vào giọt NaCl 0,9%, lấy phân lần thứ hai rồi hòa tan phân vào giọt Lugol 1%

Phân trẻ em, que gỗ, lam kính, dung dịch NaCl (0.9%), dung dịch Lugol (1%)

Bệnh phẩm đƣợc hòa đều với hóa chất

- Đậy 2 lá kính lên 2 giọt phân

- Đặt tiêu bản lên giá kính, điều chỉnh mâm kính đƣa vật kính về vật kính 10X sau đó chuyển sang vật kính 40X

- Quan sát hình ảnh trên vi trường, nếu thấy các loại ký sinh trùng thì ghi rõ loại và ƣớc lƣợng đƣợc mức độ nhiễm:

Lá kính, kính hiển vi, tiêu bản, nguồn điện, ổ cắm điện

- Lá kính che kín toàn bộ giọt phân

- Kết luận đƣợc kết quả soi mẫu bệnh phẩm và ƣớc lƣợng đƣợc mức độ nhiễm (nếu có trứng giun, sán)

6 Xử lý và bảo quản

- Ngắt nguồn điện, rút ổ cắm điện Xoay mâm kính để đƣa vật kính về tƣ thế nghỉ

- Xử lý tiêu bản và bệnh

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện, tiêu bản mẫu, khăn

- Kính hiển vi ở tƣ thế nghỉ

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh dụng cụ phẩm;

- Lau và bảo quản kính hiển vi sau khi sử dụng lau, xô đựng rác thải

- Kính hiển vi ở tƣ thế nghỉ

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh

Bảng 13.2 Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật làm xét nghiệm phân trực tiếp

TT Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Cách phòng tránh/ xử lý

1 Làm vỡ lam kính, lá kính

Thao tác quá mạnh Thực hiện đúng và cẩn thận

2 Tiêu bản quá dày hoặc quá mỏng

Lƣợng phân lấy nhiều quá hoặc ít quá

Lấy lƣợng phân vừa đủ

3 Dịch phân tràn ra xung quanh hoặc tràn sang nhau giữa 2 giọt phân

Lấy lượng nước muối sinh lý và dung dịch Lugol quá nhiều

Lấy lượng nước muối sinh lý và dung dịch Lugol vừa đủ

Câu 1 Trình bày một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp?

Câu 2 Trình bày nguyên lý của kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp?

KỸ THUẬT SOI TÌM TRỨNG GIUN

Bài 14 là bài thứ 3 của phần thực hành, bài học này sẽ giúp cho sinh viên biết cách sử dụng kính hiển vi để quan sát hình thể của các loại trứng giun: Trứng giun đũa, trứng giun móc, trứng giun tóc, trứng giun kim Từ đó có thêm các kiến thức để áp dụng vào thực tế và công tác khám chữa bệnh sau này

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Nhận biết và phân biệt đƣợc hình thể trứng giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim trên tiêu bản mẫu dưới kính hiển vi

- Trình bày được một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật soi tìm trứng giun

- Chuẩn bị đƣợc đầy đủ các dụng cụ của kỹ thuật soi tìm trứng giun

- Thực hiện đƣợc kỹ thuật soi tìm trứng giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim dưới kính hiển vi

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Thể hiện ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản, trang thiết bị trong quá trình thực tập

- Chủ động thực hiện đƣợc kỹ thuật soi tìm trứng giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim dưới kính hiển vi một cách độc lập, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 14

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 14 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 14) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 14 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 14

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 14

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Bảng 14.1 Trình tự thực hiện kỹ thuật soi tìm trứng giun

TT Tên bước Thao tác thực hiện Dụng cụ, vật tƣ và thiết bị

1 Chuẩn bị - Kỹ thuật viên mặc trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh

- Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ và hóa chất

- 01 lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh, mũ, áo, khẩu trang

- 01 kính hiển vi, 01 khăn lau,

01 ổ cắm điện, tiêu bản mẫu các loại trứng giun: Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim

- Kỹ thuật viên mặc đúng trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh đúng quy định

- Dụng cụ đúng, đủ cơ số, sắp xếp hợp lý

2 Khởi động kính hiển vi

Cắm nguồn kính hiển vi, điều chỉnh độ sáng, hạ tụ quang, đƣa về vật kính 10X

Kính hiển vi, nguồn điện Đƣa về đúng vật kính 10X và điện sáng

3 Quan sát - Đặt một tiêu bản mẫu lên giá kính, xoay mâm kính, đƣa vật kính về vật kính 10X, sau đó chuyển sang vật kính 40X

- Điều chỉnh núm di chuyển để soi tiêu bản từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, tối thiểu soi

- Điều chỉnh ốc vi cấp để làm nét hình ảnh

Kính hiển vi, tiêu bản mẫu, ổ cắm điện, nguồn điện

- Xác định tên trứng giun: hình thể và màu sắc

- Ƣớc lƣợng mức độ nhiễm:

Kính hiển vi, tiêu bản mẫu, ổ cắm điện, nguồn điện

- Xác định đúng tên trứng giun

- Ƣớc lƣợng đƣợc mức độ nhiễm

Các tiêu bản mẫu còn lại làm tương tự

- Ngắt nguồn điện, rút ổ cắm điện Xoay mâm kính để đƣa vật kính về tƣ thế nghỉ

- Cất tiêu bản, lau và bảo quản kính hiển vi sau khi sử dụng

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện, tiêu bản mẫu, dầu soi, khăn lau

- Kính hiển vi ở tƣ thế nghỉ

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh

Hình ảnh một số loại trứng giun:

Hình 14.1.Trứng giun đũa Hình 14.2 Trứng giun móc

Hình 14.3.Trứng giun tóc Hình 14.4.Trứng giun kim

Bảng 14.3 Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật soi tìm trứng giun

TT Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Cách phòng tránh/ xử lý

1 Hình ảnh không rõ nét Chỉnh ốc vi cấp nhanh, nguồn sáng chƣa đảm bảo

Chỉnh ốc vi cấp chậm, đảm bảo nguồn sáng

2 Không ƣớc lƣợng đƣợc mức độ nhiễm

Soi không đủ 100 vi trường Soi đủ 100 vi trường

Câu1 Nhận biết và phân biệt hình thể trứng giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim trên tiêu bản mẫu dưới kính hiển vi?

Câu 2 Trình bày một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật soi tìm trứng giun?

KỸ THUẬT SOI TÌM TRỨNG SÁN

Bài 15 là bài thứ 4 của phần thực hành, bài học này sẽ giúp cho sinh viên biết cách sử dụng kính hiển vi để quan sát hình thể của các loại trứng sán: Trứng sán lá gan nhỏ, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dây lợn, sán dây bò Từ đó có thêm các kiến thức để áp dụng vào thực tế và công tác khám chữa bệnh sau này

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Nhận biết và phân biệt đƣợc hình thể trứng sán lá gan nhỏ, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dây lợn, sán dây bò trên tiêu bản mẫu dưới kính hiển vi

- Trình bày được một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật soi tìm trứng sán

- Chuẩn bị đƣợc đầy đủ các dụng cụ của kỹ thuật soi tìm trứng sán

- Thực hiện đƣợc kỹ thuật soi tìm trứng sán lá gan nhỏ, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dây lợn, sán dây bò đúng trình tự

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Thể hiện ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản, trang thiết bị trong quá trình thực tập

- Chủ động thực hiện đƣợc kỹ thuật soi tìm trứng sán lá gan nhỏ, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dây lợn, sán dây bò một cách độc lập, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 15

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 15 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 15) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 15 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 15

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 15

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Bảng 15.1 Trình tự thực hiện kỹ thuật soi tìm trứng sán

TT Tên bước Thao tác thực hiện Dụng cụ, vật tư và thiết bị

- Kỹ thuật viên mặc trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh

- Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ và hóa chất

- 01 lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh, mũ, áo, khẩu trang

- 01 kính hiển vi, tiêu bản mẫu các loại trứng sán: Sán lá gan nhỏ, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dây lợn, sán dây bò;

01 khăn lau, 01 nguồn điện, 01 ổ cắm điện

- Kỹ thuật viên mặc đúng trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh đúng quy định

- Dụng cụ đúng, đủ cơ số, sắp xếp hợp lý

2 Khởi động kính hiển vi

Cắm nguồn kính hiển vi, điều chỉnh độ sáng, hạ tụ quang, đƣa về vật kính 10X

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện Đƣa về đúng vật kính 10X và điện sáng

- Đặt tiêu bản lên giá kính, xoay mâm kính, đƣa vật kính về vật kính 10X, sau đó chuyển sang vật kính 40X

- Điều chỉnh núm di chuyển để soi tiêu bản từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, tối thiểu soi 100 vi trường

- Điều chỉnh ốc vi cấp để làm nét hình ảnh

Kính hiển vi, tiêu bản mẫu, ổ cắm điện, nguồn điện

- Xác định tên trứng sán: hình thể và màu sắc

- Ƣớc lƣợng mức độ nhiễm:

Kính hiển vi, tiêu bản mẫu, ổ cắm điện, nguồn điện

- Xác định đúng tên trứng sán

- Ƣớc lƣợng đƣợc mức độ nhiễm

Các tiêu bản mẫu còn lại làm tương tự

- Ngắt nguồn điện, rút ổ cắm điện Xoay mâm kính để đƣa vật kính về tƣ thế nghỉ

- Cất tiêu bản, lau và bảo quản kính hiển vi sau khi sử dụng

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện, tiêu bản mẫu, dầu soi, khăn lau

- Kính hiển vi ở tƣ thế nghỉ

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh

Hình ảnh một số loại trứng sán:

Hình 14.1 Trứng sán lá gan nhỏ Hình 14.2 Trứng sán lá phổi

Hình 14.3 Trứng sán lá ruột

Hình 14.4 Trứng sán dây lợn, sán dây bò

Bảng 15.2 Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật soi tìm trứng sán

TT Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Cách phòng tránh/ xử lý

1 Hình ảnh không rõ nét Chỉnh ốc vi cấp nhanh, nguồn sang chƣa đảm bảo

Chỉnh ốc vi cấp chậm, đảm bảo nguồn sáng

2 Không ƣớc lƣợng đƣợc mức độ nhiễm

Soi không đủ 100 vi trường Soi đủ 100 vi trường

Câu 1 Nhận biết và phân biệt hình thể trứng sán lá gan nhỏ, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dây lợn, sán dây bò trên tiêu bản mẫu dưới kính hiển vi?

Câu 2 Trình bày một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật soi tìm trứng sán?

KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN GIỌT ĐẶC, GIỌT ĐÀN

Bài 16 là bài thứ 5 của phần thực hành, bài học này sẽ giúp cho sinh viên biết mục đích của việc làm tiêu bản giọt đặc, giọt đàn và sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản giọt đặc, giọt đàn Từ đó có thêm các kiến thức để áp dụng vào thực tế và công tác khám chữa bệnh sau này

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc mục đích của việc làm tiêu bản giọt đặc, giọt đàn?

- Trình bày được một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật làm tiêu bản giọt đàn, giọt đặc

- Chuẩn bị đƣợc đầy đủ các dụng cụ của kỹ thuật làm tiêu bản giọt đàn, giọt đặc

- Thực hiện đƣợc kỹ thuật làm tiêu bản giọt đàn, giọt đặc đúng trình tự

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Thể hiện ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản, trang thiết bị trong quá trình thực tập

- Chủ động thực hiện đƣợc kỹ thuật làm tiêu bản giọt đặc giọt đàn một cách độc lập, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, vệ sinh

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 16

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 16 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 16) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 16 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 16

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 16

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

- Thời gian lấy máu: Lấy máu bất kể lúc nào người bệnh đến bệnh viện, nhưng tốt nhất là lấy vào lúc người bệnh đang lên cơn sốt, chưa dùng thuốc điều trị sốt rét

- Mục đích của làm giọt máu đặc và giọt máu đàn:

+ Giọt đặc: Tập trung nhiều hồng cầu nên ký sinh trùng sốt rét cũng đƣợc tập trung nhiều hơn, do đó xác định nhanh và thuận lợi

+ Giọt đàn: Hồng cầu đƣợc dàn đều, cố định, do đó thấy rõ hình dạng, kích thước ký sinh trùng và dễ dàng định loại được ký sinh trùng

1 Kỹ thuật làm tiêu bản giọt đặc

Bảng 16.1 Trình tự thực hiện kỹ thuật làm tiêu bản giọt đặc

TT Tên bước Thao tác thực hiện Dụng cụ, vật tư và thiết bị Yêu cầu kỹ thuật

- Kỹ thuật viên mặc trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh

- Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ và hóa chất

- Ghi tên người bệnh vào

- 01 lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh, mũ, áo, khẩu trang

- 01 lam kính, 01 kim chích máu, 01 cốc bông tẩm cồn

70 0 , 01 cốc đựng bông thấm vô trùng,

01 bút ghi trên lam kính, 01 hộp đựng vật sắc nhọn, 01 giá để lam kính, 01 xô đựng rác thải, 01 hộp đựng vật sắc nhọn

- Kỹ thuật viên mặc đúng trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh đúng quy định

- Dụng cụ đúng, đủ cơ số, sắp xếp hợp lý

- Tên người bệnh đƣợc ghi rõ ràng và đúng vị trí

Sát khuẩn đầu ngón tay lấy máu bằng bông tẩm cồn 70 0

Bông tẩm cồn 70 0 Sát khuẩn đúng vị trí, để da khô

3 Trích máu và lấy máu

Dùng kim trích máu trích máu ở mặt bên đầu ngón tay thứ tƣ bên trái Dùng bông thấm vô trùng loại bỏ giọt máu đầu tiên, lấy giọt máu thứ 2 bằng cách áp lam kính vào vị trí chích máu

Kim chích, khay chữ nhật, lam kính, bông thấm vô trùng Động tác phải nhanh, gọn, dứt khoát, không gây đau buốt, đảm bảo an toàn, vệ sinh

Dùng góc của 1 lam kính khác đặt vào trung tâm giọt máu, đánh giọt máu theo đường vòng tròn đều từ trong ra ngoài sao cho đường kính giọt máu mới khoảng 1cm Để giọt máu khô tự nhiên

Lam kính Giọt đặc làm xong phải đều, đúng kích thước

- Để lam kính vào giá - Thu dọn dụng cụ

Lam kính, giá để lam kính, kim chích máu, bông cồn sát khuẩn, khay chữ nhật, xô đựng rác thải, hộp đựng vật sắc nhọn Đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn, vệ sinh

Bảng 16.2 Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật làm tiêu bản giọt đặc

T Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Cách phòng tránh/ xử lý

1 Giọt đặc quá mỏng Lấy không đủ lƣợng máu

2 Giọt đặc quá dày Lấy quá nhiều máu Lấy lƣợng máu vừa đủ

2 Kỹ thuật làm tiêu bản giọt đàn

Bảng 16.3 Trình tự thực hiện kỹ thuật làm tiêu bản giọt đàn

TT Tên bước Thao tác thực hiện Dụng cụ, vật tư và thiết bị Yêu cầu kỹ thuật

- Kỹ thuật viên mặc trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh

- Kiểm tra, sắp xếp dụng

- 01 lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh, mũ, áo, khẩu trang

- Kỹ thuật viên mặc đúng trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh đúng quy định

- - Ghi tên người bệnh vào 1 đầu của lam kính kim chích máu, 01 cốc bông tẩm cồn

70 0 , 01 cốc đựng bông thấm vô trùng,

01 bút ghi trên lam kính, 01 hộp đựng vật sắc nhọn, 01 giá để lam kính, 01 xô đựng rác thải, 01 hộp đựng vật sắc nhọn cơ số, sắp xếp hợp lý

- Tên người bệnh đƣợc ghi rõ ràng và đúng vị trí

Sát khuẩn đầu ngón tay lấy máu bằng bông tẩm cồn 70 0

Bông tẩm cồn 70 0 Sát khuẩn đúng vị trí, để da khô

Dùng kim trích máu trích máu ở mặt bên đầu ngón tay thứ tƣ bên trái Dùng bông thấm vô trùng loại bỏ giọt máu đầu tiên, lấy giọt máu thứ 2 bằng cách áp lam kính vào vị trí chích máu

Kim chích, khay chữ nhật, lam kính, bông thấm vô trùng Động tác phải nhanh, gọn, dứt khoát, không gây đau buốt, đảm bảo an toàn, vệ sinh

Một tay cầm lam kính khác, đặt mép của lam kính này tiếp tuyến với bờ trái của giọt máu tạo thành 1 góc 45 0 , để cho giọt máu lan đều cạnh lam, sau đó đẩy từ phải sang trái tạo thành một lƣỡi máu dàn đều

Lam kính Giọt đàn làm xong phải đều, đúng kích thước, lưỡi máu không bị gián đoạn

- Để lam kính vào giá

Lam kính, giá để lam kính, kim chích máu, bông cồn sát khuẩn, khay chữ nhật, xô Đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn, vệ sinh đựng rác thải, hộp đựng vật sắc nhọn

Hình ảnh tiêu bản giọt máu đặc và giọt máu đàn:

Hình 16.1 Giọt máu đặc Hình 16.2 Giọt máu đàn

Bảng 16.4 Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật làm tiêu bản giọt đàn

TT Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Cách phòng tránh/ xử lý

1 Lƣỡi máu quá dài Lƣợng máu lấy quá nhiều Lấy đủ lƣợng mau theo quy định

2 Lƣỡi máu không đềuvà không liên tục

Kéo lam không liên tục và ngắt quãng

Câu 1 Thực hiện kỹ thuật làm tiêu bản giọt đàn theo bảng trình tự? Câu 2 Thực hiện kỹ thuật làm tiêu bản giọt đặc theo bảng trình tự?

KỸ THUẬT SOI TÌM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

Bài 17 là bài thứ 6 của phần thực hành, bài học này sẽ giúp cho sinh viên biết cách sử dụng kính hiển vi để nhận biết hình thể của các loại ký sinh trùng sốt rét Từ đó có thêm các kiến thức để áp dụng vào thực tế và công tác khám chữa bệnh sau này

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Nhận biết đƣợc đặc điểm hình thể các thể tƣ dƣỡng, thể phân liệt và giao bào của ký sinh trùng sốt rét chủng P.falciparum và P.vivax trên tiêu bản mẫu dưới kính hiển vi

- Trình bày được một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật soi tìm ký sinh trùng sốt rét

- Chuẩn bị đƣợc đầy đủ các dụng cụ của kỹ thuật soi tìm ký sinh trùng sốt rét

- Thực hiện đƣợc kỹ thuật soi tìm ký sinh trùng sốt rét chủng P.falciparum và

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Thể hiện ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản, trang thiết bị trong quá trình thực tập

- Chủ động thực hiện đƣợc kỹ thuật soi tìm ký sinh trùng sốt rét chủng

P.falciparum và P.vivax một cách độc lập, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 17

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 17 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 17) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 17 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 17

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 17

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 01 điểm kiểm tra định kỳ (thực hành kỹ thuật)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Bảng 17.1 Trình tự thực hiện kỹ thuật soi tìm ký sinh trùng sốt rét

TT Tên bước Thao tác thực hiện Dụng cụ, vật tư và thiết bị

- Kỹ thuật viên mặc trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh

- Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ và hóa chất

- 01 lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh, mũ, áo, khẩu trang

01 nguồn điện, 01 ổ cắm điện, tiêu bản mẫu ký sinh trùng sốt rét chủng

P.falciparum và P vivax, 01 lọ dầu soi

- Kỹ thuật viên mặc đúng trang phục y tế, sát khuẩn tay nhanh đúng quy định

- Dụng cụ đúng, đủ cơ số, sắp xếp hợp lý

2 Khởi động kính hiển vi

Cắm nguồn kính hiển vi, điều chỉnh độ sáng, hạ tụ quang, đƣa về vật kính 10X

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện Đƣa về đúng vật kính và đảm bảo nguồn sáng

3 Quan sát Đặt tiêu bản lên giá kính, nhỏ giọt dầu soi kính lên giữa tiêu bản, soi tiêu bản mẫu ở vật kính 100X, soi từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, tối thiểu soi 100 vi trường

Kính hiển vi, tiêu bản mẫu, dầu soi

4 Nhận Xác định các thể của ký sinh Kính hiển vi, tiêu Ƣớc lƣợng định kết quả trùng sốt rét và ƣớc lƣợng mức độ nhiễm:

1-10KST/100 vi trường: (+) 11-100KST/100 vi trường: (++) 1-10KST/1 vi trường: (+++) 10KST/1 vi trường: (++++) bản mẫu đƣợc mức độ nhiễm, xác định đúng các thể của ký sinh trùng sốt rét

- Ngắt nguồn điện, rút ổ cắm điện Xoay mâm kính để đƣa vật kính về tƣ thế nghỉ

- Cất tiêu bản, lau và bảo quản kính hiển vi sau khi sử dụng

Kính hiển vi, nguồn điện, ổ cắm điện, tiêu bản mẫu, dầu soi, khăn lau

- Kính hiển vi ở tƣ thế nghỉ

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh

Bảng 17.2 Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật soi tìm ký sinh trùng sốt rét

TT Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Cách phòng tránh/xử lý

1 Hình ảnh không rõ nét Chỉnh ốc vi cấp nhanh, nguồn sáng chƣa đảm bảo

Chỉnh ốc vi cấp chậm, đảm bảo nguồn sáng

2 Không ƣớc lƣợng đƣợc mức độ nhiễm

Soi không đủ 100 vi trường

Hình 17.1 Các thể của ký sinh trùng sốt rét P vivax

Hình 17.2 Các thể của ký sinh trùng sốt rét P falciparum

Câu 1 Thực hiện kỹ thuật soi tìm ký sinh trùng sốt rét và xác đinh loại KST sốt rét trên tiêu bản mẫu theo bảng trình tự?

Câu 2 Trình bày một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật soi tìm ký sinh trùng sốt rét?

Ngày đăng: 26/02/2024, 10:59