Tài liệu tham khảo: Trang 13 BÀI 1: SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ CỦA TRẺ GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về giới thiệu các thời kỳ hình thành và phát triển của trẻ qua các
SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ CỦA TRẺ
Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về giới thiệu các thời kỳ hình thành và phát triển của trẻ qua các giai đoạn, biết đƣợc các đặc điểm sinh lý, bệnh lý và cách phòng chống một số bệnh thường gặp trong các thời kỳ phát triển Đồng thời giúp người học vận dụng được kiến thức để giáo dục cho người nuôi dưỡng trẻ về cách chăm sóc trẻ em
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc đặc điểm và cách chăm sóc cho trẻ em trong từng thời kỳ phát triển
- Mô tả đƣợc sự phát triển tinh thần, vận động của trẻ qua từng lứa tuổi
- Vận dụng các kiến thức trong bài học đánh giá đƣợc sự phát triển thể chất và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em
- Vận dụng những kiến thức đã học vào việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục và phòng bệnh cho trẻ em
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động học tập nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu sự phát triển cơ thể của trẻ
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận bài 1 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
1 Các thời kỳ tuổi trẻ
1.1 Thời kỳ phát triển trong tử cung
1.1.1 Giới hạn: Từ lúc trứng đƣợc thụ tinh cho đến khi trẻ ra đời, trung bình là 270 -
280 ngày Thời kỳ này đƣợc chia ra 2 giai đoạn:
- Giai đoạn phát triển phôi thai: 3 tháng đầu
- Giai đoạn phát triển thai nhi: 6 tháng cuối
- 3 tháng đầu là thời kỳ hình thành các phủ tạng và tạo dáng thai nhi
- 6 tháng cuối là thời kỳ phát triển thai nhi Đây là thời kỳ thai nhi lớn rất nhanh về khối lƣợng và hoàn thiện dần về chức năng của các cơ quan
- Sự hình thành và phát triển thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ (thể chất, tinh thần, xã hội và bệnh tật) của người mẹ
- Trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm virus như cúm, cận cúm, rubeole, adenovirus hoặc sử dụng một số thuốc chống ung thƣ, thuốc kháng sinh (tetracyclin), thuốc an thần (gacdenal)…có thể sẽ gây rối loạn quá trình hình thành thai nhi, dẫn đến quái thai hoặc các dị tật bẩm sinh nhƣ: sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, lộ bàng quang, tịt hậu môn vv
- 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai là giai đoạn phát triển thai nhi nếu người mẹ ăn uống kém, lao động nặng, bị ngã hoặc bị các bệnh mạn tính sẽ gây nên các bệnh nhƣ suy dinh dưỡng bào thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ yếu vv
1.1.4 Chăm sóc và quản lý thai nghén Để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt, cần hướng dẫn cho bà mẹ:
- Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng, trong đó cần đặc biệt chú ý đến chất đạm
- Nghỉ ngơi và lao động hợp lý, tránh lao động nặng, té ngã, nhất là trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén
- Tập thể dục phù hợp nhƣ đi bộ nhẹ nhàng, tinh thần thoải mái
- Không tiếp xúc với các chất độc hại: Thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thủy ngân; không dùng các loại thuốc: tetracyclin, thuốc phiện, thuốc lá, thuốc chống ung thƣ, thuốc an thần (gacdenal)…
- Phòng tránh các bệnh lây do virus nhƣ cúm, cận cúm, rubeole, adenovirus sốt phát ban, các bệnh ký sinh trùng nhất là trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén
- Đi khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén Tiêm phòng uốn ván đủ
1.2.1 Giới hạn: Từ lúc trẻ ra đời cho đến khi trẻ tròn 4 tuần lễ
- Thời kỳ thích nghi của cơ thể với cuộc sống bên ngoài tử cung, đƣợc thể hiện bằng các hiện tƣợng:
- Trẻ bắt đầu thở bằng phổi
- Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động
- Bộ máy tiêu háo bắt đầu làm việc: trẻ biết ngậm bắt vú, mút và nuốt khi cho bú ống tiêu hóa có nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ sữa mẹ
- Hệ thần kinh chƣa hoàn chỉnh, cho nên trẻ ngủ suốt ngày
- Một số hiện tƣợng sinh lý xảy ra trong thời kỳ này là: Đỏ da sinh lý, vàng da sinh lý, bong da sinh lý, sụt cân sinh lý, giảm chiều cao sinh lý, tăng trương lực cơ sinh lý, rụng rốn, ỉa phân su, thân nhiệt không ổn định
- Do cơ thể của trẻ rất non yếu cho nên trẻ dễ bị bệnh và bệnh thường diễn biến nặng, dễ dẫn đến tử vong
- Đứng đầu về bệnh tật trong lứa tuổi sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng nhƣ viêm rốn, uốn ván rốn, viêm da, viêm phổi, nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác
- Đứng thứ hai là các bệnh do rối loạn quá trình hình thành và phát triển thai nhi: quái thai, đẻ non, các dị tật bẩm sinh nhƣ sứt môi, hở vòm miệng, tịt hậu môn, lộ bàng quang, tim bẩm sinh vv
- Sau cùng là các bệnh liên quan đến quá trình sinh đẻ nhƣ: ngạt, sang chấn nhƣ bướu huyết thanh, gãy xương, chảy máu não - màng não vv
1.2.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng
- Cho trẻ bú ngay sau đẻ càng sớm càng tốt Hướng dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ bú đúng (xem phần nuôi con bằng sữa mẹ)
- Giữ vệ sinh cho trẻ sơ sinh: Rốn, da, tã lót sạch sẽ
- Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh, thoáng mát về mùa nóng
- Giáo dục bà mẹ về chế độ ăn của mẹ và con, cho trẻ uống Vitamin K liều dự phòng xuất huyết não - màng não
- Hướng dẫn để bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
- Hướng dẫn cho các bà mẹ biết theo dõi các hiện tượng sinh lý của trẻ và biết khi nào phải đƣa trẻ đi khám
1.3.1 Giới hạn: Từ khi trẻ đƣợc 4 tuần lễ cho đến khi trẻ đƣợc 12 tháng tuổi
- Trẻ lớn rất nhanh: cuối năm trọng lƣợng của trẻ tăng gấp 3 lần, chiều cao tăng gấp rƣỡi, vòng đầu tăng thêm 35% so với lúc trẻ ra đời
- Cơ quan tiêu hoá động yếu so với nhu cầu dinh dƣỡng của trẻ
- Khả năng miễn dịch còn yếu
- Hệ thần kinh cao cấp hình thành và hoạt động, trẻ phát triển nhanh về tâm
- Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, suy dinh dưỡng và còi xương
- Trẻ hay bị các bệnh lây: sởi, ho gà, thuỷ đậu (trên 6 tháng)
1.3.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng
- Giáo dục để bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú theo nhu cầu
- Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung đúng phương pháp
- Tiêm chủng đầy đủ theo đúng lịch
1.4.1 Giới hạn: Từ khi trẻ 1 tuổi cho đến 6 tuổi và chia ra 2 giai đoạn:
- Tuổi vườn trẻ: từ 1 - 3 tuổi
- Tuổi mẫu giáo: từ 4 - 6 tuổi
- Trẻ lớn chậm hơn, chức năng các bộ phận đƣợc hoàn thiện dần
- Phát triển nhanh về vận động, có khả năng phối hợp động tác khéo léo hơn
- Hệ thống thần kinh cao cấp phát triển mạnh: 1-2 tuổi trẻ mới tập nói, 3 tuổi trẻ nói sõi, 4 tuổi trẻ biết hát và thuộc nhiều bài thơ, lúc 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học
- Trẻ hiếu động, ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn b và người lớn, trẻ hay bắt chước, vì vậy những hành vi xấu, tốt của người lớn đều ảnh hưởng đến tính tình, nhân cách của trẻ
ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ CƠ QUAN TRẺ EM
Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan về đặc điểm các hệ cơ quan trẻ em giúp người học vận dụng được kiến thức để giáo dục cho người nuôi dưỡng trẻ về cách chăm sóc trẻ em
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Mô tả được đặc điểm giải phẫu các hệ cơ quan trẻ em
- Trình bày được đặc điểm sinh lý các hệ cơ quan trẻ em
- Vận dụng các kiến thức trong bài học đánh giá đƣợc đặc điểm sinh lý, bệnh lý một số cơ quan cơ thể của trẻ em
- Vận dụng các kiến thức vào công tác hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ trẻ em
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động học tập nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu sự phát triển cơ thể của trẻ
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận bài 2 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
1 Da và tổ chức dưới da
1.1 Đặc điểm cấu tạo da của trẻ em
- Sau đẻ trên da trẻ có một lớp chất gây màu trắng xám Lớp chất gây có tác dụng bảo vệ da, nuôi dƣỡng da, giữ nhiệt cho cơ thể và có chức năng miễn dịch
- Da trẻ em mềm mại, mỏng, xốp, có nhiều nước, nhiều mao mạch, sờ vào mịn nhƣ nhung, miễn dịch tại chỗ kém
- Trong 3 - 4 tháng đầu sau đẻ, tuyến mồ hôi đã phát triển nhƣng chƣa hoạt động
- Ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu xuất hiện những hiện tƣợng đỏ da sinh lý, vàng da sinh lý, bong da sinh lý
- Từ tháng thứ 7 - 8 của thời kỳ bào thai, lớp mỡ dưới da được hình thành và phát triển tốt ở trẻ đủ tháng Trẻ đẻ non lớp mỡ dưới da mỏng
- Độ dày của lớp mỡ dưới da có thể từ 6 - 12 mm tuỳ theo lứa tuổi và giới
+ Bề dày của lớp mỡ dưới da trẻ 3 - 6 tháng: 6 - 7mm + 1 Tuổi: 10 - 12mm
- Thành phần lớp mỡ dưới da của trẻ em có tương đối nhiều acid béo no và ít acid béo không no so với người lớn Do vậy, khi bị lạnh trẻ dễ bị cứng bì
- Trên da trẻ sơ sinh có nhiều lông tơ, nhất là vùng vai, lƣng
- Tóc của trẻ mềm, mƣợt vì chƣa có lõi
1.2 Đặc điểm sinh lý da
So với trọng lượng cơ thể, diện tích da trẻ em lớn hơn da người lớn
Da trẻ em có các chức năng sau:
- Chức năng bảo vệ: Còn kém vì miễn dịch tại chỗ còn yếu Da trẻ nhỏ mỏng dễ bị sây sát, tổn thương và nhiễm khuẩn
- Chức năng bài tiết: Có nhiệm vụ bài tiết mồ hôi nhƣng trong 3 - 4 tháng đầu do tuyến mồ hôi chƣa hoạt động cho nên chƣa tiết mồ hôi
- Chức năng điều hoà nhiệt: Da trẻ em mềm, nhiều mạch máu, hệ thống thần kinh chƣa hoàn thiện nên chức năng điều nhiệt kém cho nên trẻ dễ bị tăng thân nhiệt hoặc hạ thân nhiệt
+ Tham gia chuyển hoá nước, enzym và các chất miễn dịch
+ Chuyển hoá tiền vitamin D thành Vitamin D dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời
Hệ cơ trẻ mới đẻ chiếm 23% trọng lƣợng cơ thể
- Hệ cơ trẻ phát triển dần đến tuổi trưởng thành chiếm 42% trọng lượng cơ thể
- Sợi cơ mảnh, chứa nhiều nước, ít thành phần đạm, mỡ và các muối vô cơ
Các cơ phát triển không đều Cơ lớn phát truyển trước, cơ nhỏ phát triển sau Nên trẻ dưới 6 tuổi chưa làm được những động tác tỉ mỉ chính xác Trẻ trên 15 tuổi cơ phát triển mạnh
- Cơ lực của trẻ còn yếu, chóng mệt mỏi
- Trong những tháng đầu sau đẻ trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý
- Hình thể trẻ em: đầu to, thân dài, chân tay ngắn, xương cột sống là một đường thẳng, lồng ngực hình tròn dễ biến dạng
- Xương trẻ em chưa phát triển, hầu hết là tổ chức sụn, quá trình hình thành xương phát triển dần đến năm 20 - 22 tuổi mới kết thúc
- Điểm cốt hoá thường ở các đầu xương và xuất hiện theo từng lứa tuổi
Ví dụ: Đối với xương cổ tay
+ Từ 3 - 6 tháng xuất hiện điểm cốt hoá ở xương cả, xương móc
+ 3 tuổi điểm cốt hoá ở xương tháp
+ 4 - 6 tuổi điểm cốt hoá ở xương nguyệt, xương thang
- Xương trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều nước, ít thành phần muối khoáng nên xương mềm, dễ gẫy Màng xương ở trẻ dày và phát triển mạnh
3.2 Đặc điểm một số xương
- Hộp sọ của trẻ tương đối to so với kích thước của cơ thể, hộp sọ phát triển nhanh trong năm đầu
- Trên xương sọ có hai thóp giúp cho sự phát triển của não bộ:
+ Thóp trước có hình thoi liền vào tháng 12, chậm là 18 tháng
+ Thóp sau hình tam giác nhỏ hơn thóp trước và liền vào tháng thứ 3
- Mặt trước của sọ có các xoang (hàm trên, hàm dưới, xoang sàng có từ sơ sinh, xoang trán trên 3 tuổi mới phát triển)
Lúc mới đẻ xương cột sống thẳng, có nhiều sụn sau đó có các đoạn cong tương ứng với tuổi
Trẻ 1 - 2 tháng biết ngẩng đầu có đoạn cong ở cổ ra phía trước, 6 tháng trẻ biết ngồi cột sống cong về phía sau, 12 tháng trẻ biết đi cột sống vùng lƣng cong về phía trước
- Ở trẻ nhỏ xương lồng ngực hình tròn đường kính trước sau bằng đường kính ngang
- Các xương sườn nằm ngang, càng lớn lồng ngực càng dẹt lại, đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau, xương sườn chếch dốc nghiêng
3.2.4 Xương chi: Ở trẻ sơ sinh xương chi có hiện tượng cong sinh lý, sau 1 - 2 tháng thì hết
Trẻ dưới 6-7 tuổi khung chậu trẻ trai và trẻ gái như nhau, sau này khung chậu ở trẻ gái phát triển hơn
- Trẻ bắt đầu mọc răng khi đƣợc 4 - 6 tháng tuổi, đến 2 tuổi có đủ 20 răng sữa
- Số răng sữa tính theo công thức: số răng = số tháng tuổi - 4
- 5 - 7 tuổi trẻ mọc răng hàm
- 6 - 7 tuổi thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn tổng số 32 chiếc răng
4.1 Vòng tuần hoàn rau thai và sau đẻ
4.1.1 Vòng tuần hoàn rau thai
Từ cuối tháng thứ hai vòng tuần hoàn rau thai đƣợc hình thành, có đặc điểm:
- Không phân biệt rõ vòng đại tuần hoàn và vòng tiểu tuần hoàn
- Máu nuôi cơ thể là máu pha
4.1.2 Đặc điểm vòng tuần hoàn sau đẻ
- Ngay sau khi đẻ trẻ bắt đầu thở bằng phổi Sau khi cắt rốn, vòng tuần hoàn rau thai ngừng hoạt động, vòng tuần hoàn chính thức hoạt động có hai đặc điểm:
+ Đã phân biệt rõ đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn
+ Máu nuôi cơ thể là máu động mạch
4.2 Vị trí của tim và vùng đục tương đối của tim trên lồng ngực
4.2.1 Vị trí, hình thể và trọng lƣợng
- Vị trí: tim của trẻ trong những tháng đầu sau đẻ nằm ngang Đến 1 tuổi tim nằm chéo nghiêng Đến 4 tuổi tim có vị trí như người lớn
- Hình thể: tim trẻ sơ sinh hơi tròn, phát triển mạnh trong năm đầu và tuổi dậy thì
- Trọng lƣợng: tim trẻ sơ sinh chiếm 0,9% trọng lƣợng cơ thể, sau phát triển dần
4.2.2 Mỏm tim và vùng đục của tim trên lồng ngực
Mỏm tim Liên sườn IV ngoài đường giữa đòn trái 1- 2 cm
Liên sườn V ngoài đường giữa đòn trái
Liên sườn V trên hoặc trong đường giữa đòn trái 0,5 – 1 cm
Bờ trên Xương sườn II Liên sườn II bờ trên xương sườn III Xương sườn III
Bờ phải Đường cạnh ức phải
Giữa đường cạnh ức phải và đường ức phải
Ngoài đường ức phải 0,5 – 1 cm
Bờ trái Ngoài đường giữa đòn trái 1 – 2 cm Trên hoặc trong đường giữa đòn trái 0,5 – 1 cm
Bờ dưới 6 – 9 cm 8 – 12 cm 9 – 14 cm
Tiếng tim trẻ em rõ và ngắn hơn tiếng tim người lớn do thời gian tâm thu bằng thời gian tâm trương
- Nhịp mạch trẻ em nhanh hơn mạch người lớn
- Trẻ càng nhỏ mạch càng nhanh Mạch trẻ em dễ thay đổi khi gắng sức, sốt
- Một số chỉ số mạch trẻ em:
+ Trẻ sơ sinh: 140 – 160 lần/phút
- Trẻ càng nhỏ huyết áp càng thấp do lòng mạch rộng, trương lực mạch kém
+ Trẻ sơ sinh có HA tâm thu 76 mmHg
+ Trẻ từ 3 tháng - 12 tháng HA tâm thu: 75 - 85 mmHg
+ HA tâm thu đƣợc tính theo công thức:
Trong đó: n: Số tuổi tính theo năm
80: Chỉ số huyết áp trẻ 1 tuổi
2: Trị số huyết áp gia tăng hàng năm
+ Huyết áp tâm trương được tính theo công thức:
HA tâm trương (mmHg) = HA tâm thu + 10 đến 15
4.3.4 Khối lƣợng máu tuần hoàn
Trẻ càng nhỏ khối lƣợng tuần hoàn tính trên cân nặng càng lớn
5 Đặc điểm hệ máu trẻ em
5.1 Sự tạo máu sau đẻ
- Sau khi đẻ tuỷ xương là cơ quan chủ yếu sinh ra các tế bào máu chính
- Ở trẻ nhỏ tất cả tuỷ xương đều tham gia tạo máu, đến tuổi dậy thì sự tạo máu chỉ còn ở đầu các xương dài, xương dẹt, các xương cột sống
- Sự tạo máu ở trẻ mạnh nhƣng không ổn định
5.2 Đặc điểm máu ngoại biên ở trẻ em
- Trẻ sơ sinh đủ tháng khi mới đẻ số lƣợng hồng cầu 4,5 tr - 6 tr /mm 3 máu
- Sau 2 - 3 ngày giảm nhanh số lƣợng hồng cầu do vỡ một số hồng cầu, đến cuối thời kỳ sơ sinh còn khoảng 4,0 - 4,5 triệu/mm 3
- Trẻ 6 - 12 tháng: số lƣợng hồng cầu giảm thấp khoảng 3,2 tr - 3,5 tr /mm 3 (thời kỳ thiếu máu sinh lý)
- Trẻ >1tuổi, hồng cầu ổn định dần Trên 2 tuổi hồng cầu khoảng 4,0 tr /mm 3
- Sơ sinh mới đẻ số lƣợng huyết sắc tố cao khoảng 170g/l - 190g/l
- Thành phần huyết sắc tố cũng thay đổi: trong thời kỳ bào thai là HbF, sau đẻ thay dần thành HbA (HbA1, HbA 2 )
Trẻ càng nhỏ số lƣợng bạch cầu càng cao
- Trẻ sơ sinh số lƣợng bạch cầu khoảng 10.000 - 30.000/mm 3
- Công thức bạch cầu: thay đổi theo lứa tuổi (nhất là N và L), các loại bạch cầu khác ít biến động
Bảng 2.1 Tỷ lệ bạch cầu theo từng lứa tuổi
Tuổi Bạch cầu đa nhân trung tính (N) Bạch cầu lymphocid
5.2.4 Tiểu cầu: Số lƣợng tiểu cầu ở trẻ em ít thay đổi
6 Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em
- Hốc miệng trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ tương đối nhỏ, do hàm trên chưa phát triển, lƣỡi rộng dày, có nhiều nang và có gai
- Niêm mạc miệng mỏng, mềm, nhiều mạch máu nhưng khô vì ít nước bọt nên dễ bị tổn thương, dễ bị tưa
- Tuyến nước bọt: tuyến nước bọt trẻ sơ sinh chưa biệt hoá tốt và trung tâm bài tiết nước bọt ở vỏ não chưa phát triển tốt, đến 3 - 4 tháng tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn, số lượng nước bọt và hoạt tính của các men có trong nước bọt tăng dần theo tuổi
- Thực quản trẻ sơ sinh nở rộng phần dưới, vách mỏng, tổ chức đàn hồi và tổ chức cơ chƣa phát triển, niêm mạc có nhiều mạch máu nhƣng ít tổ chức tuyến
- Chiều dài và chiều rộng thực quản tăng dần theo tuổi
- Khoảng cách từ cung răng đến tâm vị có thể tính dựa vào công thức:
X (cm) = 1/5 chiều cao (cm) + 6,3 6.3 Dạ dày
6.3.1 Đặc điểm giải phẫu và tổ chức học
- Vị trí: dạ dày trẻ sơ sinh nằm tương đối cao và nằm ngang, khi biết đi thì nằm đứng dọc
- Hình thể: khi mới đẻ dạ dày có hình tròn, cuối năm hình dài thuôn, 7 tuổi giống người lớn
- Dung tích dạ dày: sơ sinh 30 - 35 ml, 3 tháng 100 ml, 1 năm 250 ml
- Các lớp cơ phát triển yếu, nhất là cơ thắt tâm vị, trong khi đó cơ thắt môn vị phát triển tốt và đóng chặt
6.3.2 Bài tiết của dạ dày
- Bài tiết dạ dày trẻ em cũng chịu ảnh hưởng điều hòa của hệ thần kinh trung ƣơng và phản xạ thần kinh
- Độ PH trong dịch vị biến đổi theo tuổi
- Dịch vị trẻ em gồm các men: pepsin, lipase, labperment, sự bài tiết của các men phụ thuộc vào sức khoẻ, thành phần thức ăn và các yếu tố khác
6.3.3 Khả năng hấp thu của dạ dày trẻ em
Trẻ bú mẹ dạ dày hấp thu đƣợc 25% số lƣợng sữa, thời gian sữa mẹ ở dạ dày là
2 h -2 h 30phút, thời gian sữa bò ở dạ dày từ 3-4 h
- So với chiều dài cơ thể ruột trẻ em dài hơn ruột người lớn
- Niêm mạc ruột trẻ em có nhiều nếp nhăn, nhiều mạch máu, nhiều lông…
- Màng treo ruột dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị xoắn ruột và lồng ruột
- Trực tràng dài, tổ chức mỡ lỏng lẻo
- Thức ăn tiêu hoá ở ruột nhờ tác dụng của các men trong dịch ruột, tuỵ, mật nhƣ: mantase, lipase…
- Sau đẻ 8 h vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào đường tiêu hoá, đến ngày thứ 3 thì mức độ vi khuẩn phát triển cao
- Trẻ bú mẹ: vi khuẩn bifidus chiếm ƣu thế, trẻ ăn nhân tạo vi khuẩn E.coli chiếm ƣu thế Vi khuẩn có tác dụng tổng hợp Vitamin nhóm B, K và tiêu hoá đạm, mỡ, đường…
- Có từ tháng thứ tƣ của thời kỳ bào thai, sau đẻ 24 - 48 h trẻ bài tiết phân su
- Phân su có màu xanh thẫm, không mùi, bao gồm: tế bào thƣợng bì, bilirubine, cholesterol, mỡ, a xít béo và không có vi khuẩn, số lƣợng 60 - 90gam
- Ở trẻ nhỏ số lần đi ngoài nhiều hơn trẻ lớn
Trẻ < 1 tuần: trung bình 4 - 5 lần/24 h Trẻ >1 tuần: trung bình 2 - 3 lần/24 h
- Tính chất phân thay đổi theo chế độ ăn
- Gan trẻ sơ sinh tương đối lớn, chiếm 4,4 % trọng lượng cơ thể
- Dễ di động, tổ chức gan có nhiều mạch máu và chƣa ổn định nên dễ bị thoái hoá khi có nhiễm khuẩn, nhiễm độc
- Đến 8 tuổi chức năng giống người lớn
6.7 Tụy tạng : 5 - 6 tuổi mới giống người lớn, nhưng về chức năng tương đối phát triển và hoạt động tốt sau khi sinh
7 Hệ hô hấp trẻ em
- Trẻ nhỏ lỗ mũi và ống mũi hẹp, khoang hầu nhỏ và ngắn nên không khí thở vào không được sưởi ấm và lọc sạch đầy đủ
- Niêm mạc mũi mềm và nhiều mạch máu Các xoang chƣa phát triển đầy đủ
- Họng hầu hẹp, ngắn và có hướng thẳng đứng
- Trẻ dưới 1 tuổi 2 hạch nhân khẩu cái kém phát triển Tổ chức bạch huyết quanh hầu, mũi phát triển mạnh, sau tuổi dậy thì phát triển giảm dần
NUÔI DƢỠNG TRẺ EM
Bài 3 là bài giới thiệu tổng quan về nuôi dưỡng trẻ em giúp người học vận dụng được kiến thức để giáo dục cho người nuôi dưỡng trẻ về cách chăm sóc trẻ em
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ và cách bảo vệ nguồn sữa mẹ
- Trình bày đƣợc chế độ ăn bổ sung và ăn nhân tạo
- Hướng dẫn được cho bà mẹ cách cho trẻ bú đúng và phương pháp chế biến, cách cho con ăn trong chế độ ăn nhân tạo, ăn hỗn hợp và ăn bổ sung
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động học tập nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu sự phát triển cơ thể của trẻ
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận bài 3 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
1 Nuôi trẻ bằng sữa mẹ
- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên và tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ Đây là khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu Cho đến nay, mọi người đã phải thừa nhận sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi và không có bất cứ loại thức ăn nào có thể thay thế đƣợc
1.1 Những thay đổi của sữa mẹ
- Đƣợc tạo ra từ tuần thứ 16 của thai kỳ
- Đƣợc tiết ra trong 2 - 3 ngày đầu sau đẻ, có màu vàng nhạt, sánh đặc
- Giầu năng lƣợng, protein, vitamin A, nhất là glubolin miễn dịch cao
- Có tác dụng xổ giúp tống phân xu nhanh, hạn chế vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh
* Sữa chuyển tiếp: nồng độ protein, vitamin A, …giảm dần Thành phần dần ổn định
* Sữa vĩnh viễn: Thành phần cung cấp năng lƣợng, vitamin, muối khoáng trong sữa ổn định
1.2 Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
1.2.1 Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hoá và dễ hấp thu
- Protein trong sữa mẹ có đủ các acid amin cần thiết; Protein sữa mẹ chủ yếu là protein nước sữa, dễ tiêu hóa;
- Lipid sữa mẹ dễ tiêu hoá hơn vì trong thành phần của chúng chủ yếu là các acid béo không no và có men lipase
- Trong sữa mẹ có nhiều β lactose do đó cung cấp nhiều năng lƣợng cho cơ thể Một số lactose vào ruột chuyển hoá thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci, sắt và các muối khoáng
- Sữa mẹ có nhiều Vitamin A hơn sữa bò
- Muối khoáng: Calci trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò, nhƣng có tỷ lệ thích hợp, dễ hấp thu Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu
1.2.2 Sữa mẹ có các chất kháng khuẩn
- Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú trực tiếp ngay, vi khuẩn không có điều kiện phát triển
- Sữa mẹ có nhiều IgA tiết, Lactoferin (protein gắn sắt), Lysozym, các đại thực bào trong sữa mẹ có khả bài tiết lysozym, lactoferin và thực bào nấm Candida và các loại vi khuẩn, nhất là các vi khuẩn gram âm gây viêm ruột hoại tử cho trẻ sơ sinh (Clostridium, Klebsiella)
- Có các yếu tố kích thích sự phát triển vi khuẩn Lactobacillus bifidus 1.2.3 Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng
Trong sữa mẹ có IgA tiết có tác dụng chống dị ứng
1.2.4 Tăng tình cảm mẹ con
1.2.5 Giúp mẹ chống được bệnh tật, thực hiện kế hoạch hoá gia đình
- Động tác trẻ bú mẹ ngay sau đẻ có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu sau đẻ do kích thích bài tiết Oxytocin
- Cho con bú có thể giảm đƣợc ung thƣ tử cung, ung thƣ vú và viêm tắc tuyến sữa cho bà mẹ
- Trong thời gian cho con bú, bà mẹ ít có khả năng có thai do Prolactin có tác dụng ức chế quá trình phát triển và phóng noãn
1.3 Cách nuôi con bằng sữa mẹ
1.3.1 Thời gian cho trẻ bú
- Bú sớm trong vòng 30 phút - 1 giờ sau khi đẻ
- Bú bất cứ khi nào trẻ muốn (cả ngày lẫn đêm), ít nhất 8 lần /ngày
- Bú mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu
- Cho bú mẹ kéo dài đến 24 tháng hoặc hơn
1.3.2 Kỹ thuật cho con bú
* Tƣ thế cho trẻ bú
- Tư thế người mẹ: có thể nằm hoặc ngồi cho con bú Khi cho con bú người mẹ phải âu yếm, vuốt ve con
+ Đầu và thân trẻ phải trên cùng một đường thẳng
+ Mặt trẻ đối diện với bầu vú mẹ, môi trẻ đối diện với núm vú
+ Bụng trẻ sát với bụng của mẹ
+ Người mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, không chỉ đỡ cổ và vai
+ Người mẹ dùng các ngón tay tựa vào thành ngực phía dưới vú, ngón tay trỏ đỡ bầu vú, ngón tay cái để phía trên, các ngón tay không nên quá gần núm vú
* Động tác cho trẻ ngậm bắt vú đúng:
+ Chạm núm vú vào môi trẻ
+ Chờ đến khi miệng trẻ mở rộng
+ Nhanh chóng đƣa trẻ vào vú
Trẻ ngậm bắt vú tốt: miệng trẻ há rộng, môi dưới hướng ra ngoài, cằm trẻ tỳ vào bầu vú và nhìn thấy quầng đen của vú phía trên nhiều hơn phía dưới
1.3.3 Đánh giá một bữa bú có hiệu quả:
- Trẻ bú tốt thì mút chậm, sâu, thỉnh thoảng dừng lại nuốt sữa rồi mút tiếp Có thể nhìn hoặc nghe thấy trẻ nuốt sữa, má căng phồng, miệng chụm tròn
- Trẻ đƣợc bú đủ sữa sẽ tự nhả vú mẹ và ngủ ngon
- Theo dõi trẻ tăng cân đều: 125g/tuần hoặc 500g/ tháng và đái trên 6 lần/ ngày
* Chú ý: Nên cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú khác để trẻ nhận đƣợc sữa cuối giàu chất béo Sau khi trẻ bú xong có thể vắt hết sữa để tránh ứ đọng sữa, nếu mẹ quá nhiều sữa trẻ bú không hết nên vắt bớt sữa đầu bữa
1.4 Cách bảo vệ nguồn sữa mẹ
- Chăm sóc 2 bầu vú: vệ sinh, điều trị bệnh lý về tuyến vú (nếu có)
- Bổ sung thức ăn cho bà mẹ khi mang thai và cho con bú, không kiêng khem quá mức
- Lao động nghỉ ngơi hợp lý
- Không sử dụng thuốc tuỳ tiện
- Thoải mái, vui vẻ khi cho con bú
- Sinh đẻ có kế hoạch
2 Ăn sam và thức ăn bổ sung
2.1 Mục đích của việc cho trẻ ăn sam
- Trong năm đầu, cơ thể trẻ phát triển nhanh về thể chất do vậy nhu cầu dinh dƣỡng rất cao Sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dƣỡng cơ thể trẻ ngày càng lớn
Do đó ngoài sữa mẹ cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn khác bổ sung gọi là ăn sam
Ngoài sữa mẹ để nuôi dƣỡng trẻ còn có thức ăn bổ sung đảm bảo đủ chất và đƣợc thể hiện theo ô vuông thức ăn, đủ thành phần, cân đối
Thức ăn cung cấp Glucid
(gạo, mì, khoai, ngô, sắn )
Thức ăn cung cấp protit:
- Động vật: thịt, các, trứng, sữa
Thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng: rau, củ, quả, …
Thức ăn cung cấp Lipid
H 3.1 Ô vuông thức ăn 2.3 Chế độ ăn của trẻ đến 3 tuổi
- Trong 6 tháng đầu: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
- Trẻ 7 tháng: Trẻ bú mẹ + 1 bữa bột đặc + 2 - 4 thìa nước quả nghiền
- Trẻ 8 tháng: Trẻ bú mẹ + 2 bữa bột đặc + 2 - 4 thìa nước quả nghiền
- Trẻ 9 - 12 tháng: Trẻ bú mẹ + 3 bữa bột đặc (200 ml/bữa) + 6 – 8 thìa nước quả nghiền hoặc cho trẻ ăn cháo loãng
- Trẻ 2 tuổi: Ăn cơm nát và thức ăn nấu nhừ
- Trẻ 3 tuổi: Có thể ăn chế độ như người lớn
+ Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, tăng dần theo tuổi
+ Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc dần
+ Mỗi bữa bột phải có đủ 4 thành phần của ô vuông thức ăn Nên thay đổi các loại thức ăn thường xuyên
+ Phải giữ vệ sinh ăn uống
+ Thức ăn nấu xong phải cho trẻ ăn ngay Không nên cho trẻ ăn thức ăn thừa của bữa trước
3 Chế độ ăn nhân tạo Ăn nhân tạo là dùng các loại sữa khác để nuôi dƣỡng trẻ khi không có sữa mẹ
3.1 Các loại sữa dùng cho trẻ ăn nhân tạo
Là loại sữa đƣợc sử dụng phổ biến nhất để thay thế sữa mẹ vì sữa bò có giá trị dinh dƣỡng cao, dễ chế biến và hấp thụ tốt hơn các loại sữa khác
- Sữa tươi: Khó bảo quản, và dễ bị nhiễm khuẩn nên ít dùng cho trẻ
- Sữa đặc có đường: pha chế thuận tiện nhưng tỷ lệ đường quá cao dễ gây tiêu chảy, khi mở hộp không để quá 72 giờ vì dễ bị nhiễm khuẩn
- Sữa bột: Có thể dùng các loại sữa khác nhau:
+ Trẻ sơ sinh: Dùng sữa bột tách bơ
+ Trẻ 2 - 6 tháng : Dùng sữa bột tách bơ một phần
+ Trẻ trên 6 tháng: Dùng sữa bột toàn phần
- Lượng đạm cần thiết tương đương với sữa bò, có nhiều muối khoáng nhưng ít lipit và đường
- Sữa đậu nành có thể pha lẫn sữa bò để bổ sung đầy đủ các chất dinh dƣỡng
3.2 Chế độ ăn của trẻ dưới một tuổi ăn nhân tạo
* Số bữa ăn trong ngày
- Sơ sinh: Sữa pha với nước sôi để nguội, 7 - 8 bữa/24 giờ
- 2 tháng: Sữa pha với nước cháo loãng, 7 bữa/24 giờ
- 3 tháng: Sữa pha với nước cháo đặc, 6 bữa/24 giờ
- 4 tháng: Sữa pha với nước cháo đặc, 5 bữa/24 giờ + 1-2 thìa nước quả nghiền +
- 5 – 6 tháng: Sữa pha với nước cháo đặc, 4 bữa/24 giờ + 2 - 4 thìa nước quả nghiền + 1 bữa bột đặc
- 7 - 8 tháng: Sữa pha với nước cháo đặc, 3 bữa/24 giờ + 4 - 6 thìa nước quả nghiền + 2 bữa bột đặc
- 9 -12 tháng: Sữa pha với nước cháo đặc, 2bữa/24 giờ + 6 -8 thìa nước quả nghiền + 3 bữa bột đặc
* Số lượng thức ăn trong ngày
- Trẻ sơ sinh trong tuần đầu tính theo công thức Phinkelstein:
+ Cân nặng lúc đẻ của trẻ 3,2kg: số lƣợng thức ăn /ngày = 80 ml x n
(Trong đó n là số ngày tuổi)
- Trẻ từ 2 tuần đến 5 tháng tính theo công thức Skarin:
+ Trẻ trên 8 tuần (2tháng) : 800 ml thức ăn/ngày
+ Trẻ dưới 8 tuần: số lượng thức ăn/ngày(ml) = 800 - 50(8 - n)
(Trong đó n là số tuần tuổi)
+ Trẻ 6 tuần có số lƣợng thức ăn/ngày(ml) = 800 - 50(8 - 6) = 700ml
+ Trẻ trên 2 tháng có số lƣợng thức ăn/ngày (ml) = 800 + 50(N - 2)
(Trong đó N là số tháng tuổi)
Ví dụ : Trẻ 4 tháng, số lƣợng thức ăn/ngày (ml) = 800 + 50(4-2) = 900ml
Trẻ từ 6 - 12 tháng: cần 1000 ml thức ăn/ngày, trẻ càng lớn nhu cầu thức ăn càng cao dần
Câu 1 Trình bày lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ và cách bảo vệ nguồn sữa mẹ?
Câu 2 Trình bày chế độ ăn bổ sung và ăn nhân tạo?
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH
Bài 4 là bài giúp người học biết được đặc điểm của trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, trẻ sơ sinh thiếu tháng và nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh Đồng thời người học nhận định, lập và thực hiện đƣợc kế hoạch chăm sóc trẻ sơ đủ tháng khỏe mạnh, trẻ sơ sinh thiếu tháng và sơ sinh nhiễm khuẩn trong thực tập lâm sàng
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Mô tả được đặc điểm sinh lý, bệnh lý của trẻ sơ sinh và cách chăm sóc trẻ sơ sinh
- Trình bày đƣợc nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh
- Hướng dẫn được cho bà mẹ cách chăm sóc chung và ủ ấm cho trẻ
- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học để giáo dục chăm sóc trẻ sơ sinh cho gia đình bệnh nhi
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động học tập nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh - nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn và trong công tác chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế và cộng đồng sau này
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 4 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 4 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
1 Đặc điểm của trẻ sơ sinh đủ tháng
1.1 Đặc điểm hình thể ngoài
Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ có quá trình phát triển bình thường trong tử cung của mẹ 9 tháng 10 ngày hoặc 37 đến 41 tuần Trẻ sơ sinh đủ tháng có những đặc điểm sau:
- Cân nặng lúc đẻ > 2500g (theo WHO)
- Chiều dài cơ thể > 45cm
- Da hồng hào, lớp mỡ dưới da phát triển tốt
- Tóc dài > 2 cm, ít lông tơ ở thân mình, móng tay, móng chân đã trùm kín đầu ngón
- Trẻ trai tinh hoàn đã xuống hạ nang, trẻ gái mép lớn bao trùm mép nhỏ và âm vật
- Da lúc mới đẻ da trẻ đƣợc bao phủ bởi 1 lớp gây màu xám trắng, có tác dụng bảo vệ da, giữ nhiệt độ cho cơ thể và dinh dƣỡng da
- Khi mới đẻ hệ thần kinh của trẻ còn rất non yếu, mọi kích thích đều trở nên quá mức do đó trẻ ngủ suốt ngày
- Các phản xạ sơ sinh bình thường: phản xạ Moro, phản xạ Robinson Các phản xạ và các dấu hiệu này sau 1 tuần sẽ mất
+ Trẻ xuất hiện vàng da từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau đẻ
+ Vàng từ da mặt sau lan dần xuống thân và tứ chi
+ Toàn trạng trẻ bình thường, màu phân và nước tiểu cũng bình thường
+ Hiện tƣợng vàng da này sẽ tự mất đi vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 sau đẻ
- Giảm cân nặng sinh lý: Trong mấy ngày đầu sau đẻ, cân nặng của trẻ có thể giảm từ 6 - 9 % so với cân nặng lúc đẻ Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 8 cân nặng hồi phục trở lại bình thường
- Các biến động sinh dục: Vài ngày sau đẻ có thể thấy tuyến vú ở trẻ trai hay trẻ gái hơi phồng lên, ở con gái có thể thấy âm hộ hơi bị sƣng lên và có thể thấy chảy vài giọt máu nhƣ có kinh nguyệt
2 Chăm sóc chung trẻ sơ sinh
+ Đặt trẻ nằm nghiêng ngay sau đẻ để cho dịch và các chất nhầy trong miệng, họng chảy ra dễ dàng hoặc hút đờm dãi trong miệng bằng máy hút hoặc bằng quả bóp cao su
+ Kích thích cho trẻ hô hấp tốt, nếu trẻ không khóc có thể xoa hoặc vỗ nhẹ vào lƣng trẻ, nếu trẻ vẫn không khóc thì phải tiến hành hô hấp hỗ trợ
- Đảm bảo dinh dƣỡng: Cho trẻ bú mẹ ngay sau đẻ, càng sớm càng tốt để tận dụng nguồn sữa non, cho trẻ bú sớm có tác dụng kích thích sự tiết sữa và co hồi tử cung của bà mẹ sớm giúp phòng chảy máu sau đẻ cho người mẹ
- Đảm bảo thân nhiệt: Ủ ấm cho trẻ bằng cách cuốn đủ tã lót, mặc quần áo, đội mũ, đắp chăn Đặt trẻ nằm cạnh mẹ (không nên tách mẹ) trừ trường hợp mẹ bị bệnh nặng
+ Chăm sóc rốn: làm rốn bằng dụng cụ vô khuẩn Bình thường rốn sẽ rụng vào thứ 5 đến thứ 7 sau đẻ Khi rốn rụng nếu còn ƣớt nhẹ thì chấm cồn iốt Nếu rốn rụng quá muộn hoặc quá sớm, rỉ nước vàng, mùi hôi, tấy đỏ quanh rốn hoặc chảy mủ, thì có thể rốn bị nhiễm khuẩn cần đƣa trẻ đi khám hoặc báo ngay cho bác sỹ
+ Hàng ngày lau cho trẻ bằng khăn mềm thấm nước ấm nhất là những vùng da dễ bị bẩn nhƣ cổ, nách, bẹn, sinh dục
+ Hàng ngày rửa mặt cho trẻ bằng một miếng bông thấm nước sôi để nguội, lau mỗi mắt một miếng và bỏ đi Sau đó nhỏ vào mắt mỗi bên 1 giọt Argyrol 1%
2.3 Những điểm cần chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh
- Phòng nuôi trẻ phải thoáng, sạch, ấm và tránh gió lùa về mùa đông
- Không tập trung nhiều trẻ trong một phòng để chăm sóc vì dễ lây bệnh chéo
- Những người đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm không được chăm sóc trẻ
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ
- Dụng cụ chăm sóc trẻ phải sạch sẽ, đun sôi hoặc sấy, hấp tiệt trùng trước khi sử dụng
3 Đặc điểm trẻ sơ sinh đẻ non
- Trẻ sơ sinh đẻ non là trẻ đẻ ra có tuổi thai từ 22 - < 37 tuần (theo WHO)
3.1 Đặc điểm hình thể trẻ đẻ non
- Cân nặng lúc đẻ dưới 2500 gam
- Da đỏ, mỏng, có nhiều lông tơ, lớp mỡ dưới da phát triển kém, có xu hướng phù nề và xung huyết, thấy rõ nhiều mao mạch dưới da
- Móng tay, móng chân ngắn, mềm, và chƣa trùm kín đầu ngón
- Sụn vành tai chƣa phát triển
- Bộ phận sinh dục ngoài phát triển chƣa hoàn chỉnh nhƣ:
+ Trẻ trai có thể tinh hoàn chƣa xuống hạ nang
+ Trẻ gái mép lớn chƣa trùm kín mép nhỏ và âm vật
- Đường kính núm vú nhỏ, mờ (dưới 5 mm)
- Trẻ thường có hiện tượng giảm trương lực cơ, ít cử động nên thường nằm ở tư thế duỗi
- Hô hấp: Trẻ thở không đều và có cơn ngừng thở ngắn, dễ ị suy hô hấp
- Thân nhiệt: Trẻ thường dễ bị hạ nhiệt độ
- Thần kinh: Các phản xạ Moro, Robinson, phản xạ mút và bú kém, trẻ thường ngủ nhiều
- Tiêu hóa: Chức năng kém
- Thận: Khả năng đào thải nước và muối kém nên trẻ dễ bị phù
- Miễn dịch: Khả năng chống nhiễm trùng kém
4 Chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non
Một trẻ đẻ non ngoài việc chăm sóc nhƣ một trẻ sơ sinh đủ tháng đã nêu ở phần trên, còn phải có những chăm sóc đặc biệt khác vì trẻ đẻ non có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao
- Hồi sinh sau đẻ nếu có ngạt:
+ Khai thông đường thở, hút đờm rãi
NHIỄM KHUẨN SƠ SINH
Bài 5 là bài giúp người học biết được đặc điểm của trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, trẻ sơ sinh thiếu tháng và nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh Đồng thời người học nhận định, lập và thực hiện đƣợc kế hoạch chăm sóc trẻ sơ đủ tháng khỏe mạnh, trẻ sơ sinh thiếu tháng và sơ sinh nhiễm khuẩn trong thực tập lâm sàng
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc nguyên nhân, triệu chứng các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp
- Trình bày được cách chăm sóc các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp
- Tƣ vấn đƣợc cho các bà mẹ cách phòng các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh và cách chăm sóc trẻ sơ sinh
- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học để giáo dục chăm sóc trẻ sơ sinh cho gia đình bệnh nhi
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động học tập nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh - nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn và trong công tác chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế và cộng đồng sau này
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 5 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 5) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 5 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 5
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 5
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Nhiễm khuẩn sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn sơ sinh có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng
Triệu chứng nhiễm khuẩn sơ sinh thường ngh o nàn, diễn biến nhanh, nặng, dễ có nguy cơ lan rộng ra toàn cơ thể vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chƣa phát triển đầy đủ, chức năng còn yếu
Mặc dù hiện nay có nhiều loại kháng sinh nhƣng việc điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh còn nhiều khó khăn
- Mầm bệnh từ âm đạo qua cổ tử cung vào màng ối, buồng ối đến thai nhi
- Mầm bệnh từ máu mẹ qua rau thai đến thai
Thường gặp ở những trong những trường hợp vỡ ối sớm chuyển dạ kéo dài, mầm bệnh từ đường sinh dục ngoài của mẹ lây sang con
Thường do chăm sóc không đảm bảo sạch, mầm bệnh từ quần áo, tã lót, cốc, thìa hoặc tay người chăm sóc xâm nhập vào cơ thể trẻ qua da, rốn, hô hấp, tiêu hoá
3 Các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp
3.1.1 Nguyên nhân: Do tạp khuẩn
3.1.2 Triệu chứng: Rốn rụng muộn, rốn ướt và tiết nhày trắng hoặc chảy mủ Trường hợp nặng quầng tấy đỏ xung quanh rốn lan rộng, trẻ sốt hoặc không sốt, bú kém
+ Nhẹ nhàng rửa sạch mủ bằng nước muối loãng hoặc oxy già
+ Thấm khô bằng vải sạch
+ Chấm cồn iốt loãng 2% vào rốn
+ Trường hợp nặng: Kháng sinh toàn thân phối hợp
3.2.1.Nguyên nhân: Do vi khuẩn yếm khí
+ Rốn rụng muộn, ƣớt, có mầu đỏ nhạt hoặc tím đen, loét nhanh, chảy mủ thối khắm
+ Trẻ sốt hoặc không sốt, bú kém hoặc bỏ bú, vẻ mặt xanh tái, nhợt nhạt
3.2.3 Chăm sóc: Cắt bỏ phần rốn hoại thƣ, rạch rộng các ngóc ngách Rửa rốn hàng ngày bằng oxy già, bôi Nitrat - bạc và cho kháng sinh toàn thân
3.3.1 Nguyên nhân: Do tạp khuẩn
+ Rốn rụng muộn có mủ
+ Toàn thân: Bỏ bú hoặc bú kém, không tăng cân hoặc sụt cân
+ Vẻ mặt xanh tái, nhiễm trùng, nhiễm độc
+ Viêm động mạch rốn (tổn thương thường ở dưới rốn): Thành bụng bên động mạch bị viêm sưng tấy đỏ, tạo thành vệt đỏ dài lan xuống xương mu và bẹn Vuốt ngược từ xương mu lên rốn có thể thấy mủ trào ra ở rốn
+ Viêm tĩnh mạch rốn (tổn thương thường ở trên rốn): Biểu hiện bụng chướng, gan to, có tuần hoàn bàng hệ
- Dễ gây nhiễm trùng huyết hoặc viêm phúc mạc
+ Để rốn trẻ khô thoáng
+ Cho kháng sinh liều cao đường tĩnh mạch
3.4.1 Nguyên nhân: Do trực khuẩn uốn ván
- Rốn rụng sớm, rốn ƣớt, có mủ
- Cứng hàm: Là triệu chứng sớm nhất của bệnh, trẻ bỏ bú, miệng ngậm chặt, không khóc thành tiếng
- Co giật: thường xảy ra khi kích thích
- Cơn ngừng thở thường xảy ra trong và sau cơn giật
- Co cứng cơ toàn thân: Sau cơn giật đầu tiên xuất hiện co cứng toàn thân Tình trạng co cứng làm cho trẻ ở tư thế ưỡn cong người
- Triệu chứng toàn thân: Trẻ thường sốt
- Tiêu hoá: táo bón thường xảy ra vào tuần 2
- Bệnh thường rất nặng, tử vong cao vì ngừng thở và nhiễm trùng
- Dinh dƣỡng: Sữa mẹ qua Sonde 30 - 40 ml /bữa x 10 lần/ngày Kết hợp với truyền dịch Tăng số lƣợng sữa theo tuổi và khả năng tiêu hóa của trẻ
- Chế độ chăm sóc: Tắm cho trẻ khi vào viện, phòng loét Rửa rốn bằng oxy già, thấm khô và để thoáng Hút đờm dãi, cho trẻ nằm phòng yên tĩnh
+ SAT (Serum Anti Tetanus): 20.000 đv /lần (tiêm bắp hoặc pha với dung dịch glucose 10% truyền tĩnh mạch) cho ngày đầu tiên nhập viện
+ Chống co giật: Diazepam 0,25 - 1mg/kg/24 giờ, cách nhau 6 giờ, tiêm tĩnh mạch hoặc phenoarbital 5-10mg/kg/24 h , chia đều 2-3 lần /ngày, dùng xen kẽ với Diaepam
+ Hô hấp hỗ trợ: Thở oxy, thông khí nhân tạo hoặc đặt nội khí quản thở máy + Chống nhiễm khuẩn: Nên dùng kháng sinh phổ rộng, phối hợp
- Phòng bệnh đặc hiệu: tiêm phòng vacxin uốn ván cho người mẹ khi mang thai
- Phòng không đặc hiệu: Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ hoặc khi mang thai Thực hiện cuộc đẻ sạch, an toàn
- Triệu chứng: Trên da nổi mụn to bằng hạt đỗ, hạt ngô Lúc đầu mụn nước trong sau hơi đục, khi vỡ để lại vết trợt đỏ, nước vỡ dễ lan sang chỗ da lành hoặc trẻ khác
- Điều trị: tắm bằng nước ấm sạch sau bôi thuốc sát trùng, trường hợp nặng cho kháng sinh toàn thân
- Triệu chứng: xuất hiện vào ngày thứ 5 - 7 sau đẻ, lớp thƣợng bì nứt kẽ tiết ra dịch trong, sau đó bong ra từng mảng lan nhanh toàn thân lớp da bong trợt đỏ dễ nhiễm khuẩn huyết
+ Đắp bằng khăn vô khuẩn, chăm sóc vệ sinh toàn thân
+ Bôi thuốc sát trùng và dùng kháng sinh toàn thân
3.7.1 Triệu chứng: Tại chỗ: thường nhiễm khuẩn rốn, da, hô hấp… có khi nhẹ hoặc không rõ
- Toàn thân: biếng ăn, sụt cân, quấy khóc, bụng chướng, có thể vàng da, gan lách to, sốt hoặc hạ nhiệt độ, phù, xuất huyết dưới da, khó thở
- Xét nghiệm: Bạch cầu tăng hoặc giảm
- Kháng sinh liều cao phối hợp, nhiều đường
- Điều trị tốt các ổ nhiễm khuẩn ban đầu
- Chăm sóc và nuôi dƣỡng đầy đủ
4 Các biện pháp chung phòng nhiễm khuẩn sơ sinh
- Đảm bảo cuộc đẻ sạch
- Tiêm phòng: Tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ khi mang thai, tiêm phòng lao và viêm gan B mũi sơ sinh
- Theo dõi và phát hiện bệnh sớm khi bệnh còn nhẹ điều trị kịp thời
Câu 1 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc nhiễm khuẩn da ở trẻ sơ sinh?
Câu 2 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh?
VIÊM TƢA MIỆNG
Bài 6 là bài giúp người học biết được nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tưa miệng Đồng thời người học nhận định, lập và thực hiện đƣợc kế hoạch chăm sóc trẻ viê tƣa miệng trong thực tập lâm sàng
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc nguyên nhân, điều kiện thuận lợi và triệu chứng lâm sàng viêm miệng ở trẻ em
- Trình bày đƣợc cách điều trị và phòng bệnh viêm tƣa miệng ở trẻ em
- Vận dụng kiến thức chẩn đoán, điều trị đƣợc trẻ viêm tƣa miệng
- Tƣ vấn cho các bà mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm tƣa miệng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động học tập nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh - nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn và trong công tác chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế và cộng đồng sau này
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 6
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 6 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 6) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 6 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 6
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 6
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Do các loại vi khuẩn: liên cầu, phế cầu, tụ cầu hoặc các loại virus gây nên
- Trẻ bị ỉa chảy kéo dài
- Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, sởi, lỵ…
- Vệ sinh răng miệng kém, trẻ đang mọc răng
- Niêm mạc miệng phù nề, chảy nước dãi nhiều
- Có những ban đỏ loét, hình bầu dục ở khắp miệng hoặc khu trú ở lợi, lƣỡi
- Nếu do virus ở niêm mạc miệng có những mụn nước nhỏ, khi vỡ để lại vết loét tròn
- Có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, biếng ăn, bỏ bú và rối loạn tiêu hoá
- Lau nhẹ nhàng bằng bông thấm nước muối loãng 2 - 3 lần/ngày
- Chấm dung dịch Xanhmethylen 1% vào chỗ viêm ngày 2 - 3 lần
- Nếu viêm có mủ hôi phải rửa bằng nước oxy già
- Cho trẻ uống thêm Vitamin B 1 , Vitamin C
- Nếu vết loét ở miệng không đỡ, trẻ sốt cao cần cho trẻ dùng kháng sinh 3 đến 5 ngày
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng và uống nước quả ép hàng ngày
- Đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ
- Uống nước sau khi ăn
- Vệ sinh nhà ở, dụng cụ ăn uống sạch sẽ, vệ sinh răng miệng
Ngoài những yếu tố giống nhƣ viêm tƣa miệng còn hay gặp ở những trẻ phải uống kháng sinh kéo dài và ở trẻ non tháng
- Ở niêm mạc miệng và lƣỡi có những mảng trắng dày hay mỏng giống nhƣ cặn sữa nhƣng khó bong ra
- Nấm có thể lan xuống họng, thực quản, ruột, đường hô hấp, gây viêm phổi và ỉa chảy kéo dài
- Trẻ thường không sốt, chỉ bỏ bú hoặc bú kém
Dùng các loại nước sau đây để đánh tưa:
- Nước rau ngót giã, mật ong, nước vôi nhì (nước vôi lọc hai lần)
- Dung dịch Xanhmethylen 1%, dung dịch Natribicacbonat 5%
- Nếu không đỡ, dùng viên kháng nấm Nistatin 50.000 đơn vị hoà với 1ml nước chín để bôi, không đƣợc cho trẻ uống các loại kháng sinh khác bệnh sẽ nặng thêm Nếu trẻ không đỡ, cho trẻ đi bệnh viện
- Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, uống nước sau khi ăn
- Vệ sinh dụng cụ, ăn uống sạch sẽ
- Không lạm dụng kháng sinh và cho trẻ uống kháng sinh kéo dài
Câu 1 Trình bày nguyên nhân, điều kiện thuận lợi và triệu chứng lâm sàng viêm miệng ở trẻ em
Câu 2 Trình bày cách điều trị và phòng bệnh viêm tƣa miệng ở trẻ em
VÀNG DA DO TĂNG BILIRUBIN
Bài 7 là bài giúp người học biết được đặc điểm của trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, trẻ sơ sinh thiếu tháng và nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh Đồng thời người học nhận định, lập và thực hiện đƣợc kế hoạch chăm sóc trẻ sơ đủ tháng khỏe mạnh, trẻ sơ sinh thiếu tháng và sơ sinh nhiễm khuẩn trong thực tập lâm sàng
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc nguyên nhân, triệu chứng vàng da do tăng bilirubin
- Trình bày đƣợc cách phân vùng, phác đồ điều trị vàng da bilirubin
- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học phân vùng, phác đồ điều trị vàng da bilirubin
- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học tƣ vấn cho các bà mẹ cách chăm sóc trẻ vàng da do tăng bilirubin
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động học tập nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu về cách chăm sóc trẻ vàng da do tăng bilirubin
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn và trong công tác chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế và cộng đồng sau này
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 7
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 7 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 7) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 7 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 7
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 7
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Vàng da là biểu hiện của tình trạng tăng bilirubin trong máu
Vàng da ở trẻ sơ sinh là do tăng chủ yếu là loại bilirubin tự do trong máu (trên 120àmol/l ở trẻ sơ sinh), trờn lõm sàng da cú màu vàng
Bilirubin đƣợc tạo ra do sự dị hóa hemoglobin trong cơ thể Bilirubin tự do (bilirubin gián tiếp), không tan trong nước, gây nhiễm độc thần kinh Bilirubin kết hợp (bilirubin trực tiếp), tan trong nước, đào thải qua nước tiểu, phân
2.1 Do sản xuất nhiều bilirubin
+ Tan máu tiên phát: bất thường cấu tạo màng hồng cầu, thiếu men G 6 PD, bất thường trong tổng hợp huyết cầu tố (bệnh thalasemia)
+ Tan máu thứ phát: thường gặp ở trẻ có các khối máu tụ, trẻ đẻ non, ngạt, do nhiễm khuẩn, do dùng thuốc vitamin K kéo dài, thuốc Thyazid, Sulfonamid
+ Tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ - con:
Nhóm máu mẹ Nhóm máu con tan huyết
+ Nhóm Rh: mẹ Rh (-), con Rh (+)
2.2 Do giảm liên hợp bilirubin ở gan
+ Do thiếu hụt men (Glucuronyl tranferase)
+ Bệnh bẩm sinh giảm chức năng gan
+ Do tăng chu trình gan ruột: Chậm đào thải phân su, tắc ruột sơ sinh
3.1 Vàng da sinh lý: gặp ở trẻ đủ tháng, không ngạt, không mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng, chiếm khoảng 80 - 85% trẻ sau đẻ
- Xuất hiện khoảng ngày thứ 3 - 5 sau đẻ kéo dài 7 - 10 ngày thì hết
- Da vàng nhẹ, củng mạc mắt ít vàng
- Trẻ vẫn ăn, bú mẹ, ngủ bình thường
- Xét nghiệm: bilirubin tự do tăng 100mg % (trẻ sơ sinh non tháng tăng > 5 lần so với bình thường; trẻ sơ sinh đủ tháng tăng >10 lần so với bình thường)
- Test Coombs TT (+) (do bất đồng nhóm máu mẹ-con hệ ABO hay Rh)
- Tìm thấy kháng thể kháng “A” hay kháng “B” trong máu con (nếu do bất đồng nhóm máu mẹ-con hệ ABO)
- Bất đồng Rh: mẹ Rh (-), con Rh (+) (nếu do bất đồng nhóm máu mẹ-con hệ ABO)
Hiện nay, sử dụng dấu hiệu vàng da trên cơ thể trẻ đối chiếu với mức độ tăng bilirubin tự do trong máu theo phân loại của Kramer (1969)
Vùng Vàng da Bilirubin GT(mmol/l)
4 Cánh tay, chân (trên mắt cá chân) + vùng 1, 2, 3 250
5 Bàn chân, bàn tay + các vùng 1,2,3,4 >250
Vùng vàng da Bilirubin mg%
5 Phân loại và xử trí vàng da ở tuyến y tế cơ sở theo tổ chức y tế thế giới:
CÁC DẤU HIỆU PHÂN LOẠI ĐIỀU TRỊ
- Vàng da xuất hiện trước 48h tuổi hoặc
- Vàng ở cẳng tay, cẳng chân, lòng bàn tay hoặc gan bàn chân ở bất kỳ tuổi nào
- Điều trị đề phòng hạ đường huyết
- Chuyển GẤP đi bệnh viện
- Hướng dẫn bà mẹ cách giữ ấm trẻ trên đường đi bệnh viện
- Vàng da xuất hiện sau 48h tuổi và
- Cẳng tay, cẳng chân, lòng bàn tay hoặc gan bàn chân không vàng VÀNG DA
- Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà
- Dặn bà mẹ quay lại khám ngay nếu xuất hiện vàng cả lòng bàn tay và gan bàn chân
- Nếu trẻ trên 14 ngày tuổi chuyển đi bệnh viện
- Không có các dấu hiệu trên KHÔNG
- Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà
- Vàng da nhân não: trẻ khóc thét, li bì, bỏ bú, tăng trương lực cơ, co giật, hôn mê, thở chậm dần hoặc có cơn ngừng thở, các phản xạ sơ sinh giảm hoặc mất, tỷ lệ tử vong cao
- Hội chứng mật đặc: gặp sau điều trị vàng da do tăng bilirubin tự do trẻ da vàng xỉn, củng mạc mắt vàng, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu, gan to Xét nghiệm bilirubin trực tiếp tăng (Biirubin liên hợp)
- Xét nghiệm máu: bilirubin tự do (biirubin gián tiếp) trong máu tăng >10 lần so với bình thường
- Tăng cường cho trẻ bú mẹ
- Tắm nắng: cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng lúc nắng ấm, khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày Khi tắm nắng cần cho da trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
8.2.1 Điều trị đặc hiệu: chỉ định chiếu đ n và thay máu
+ Trẻ đủ tháng, khoẻ (tuổi thai >37 tuần, cân nặng >2500g)
Bilirubin toàn phần (mg/l hoặc àmol/l)
Theo dõi sát để chiếu đ n Chiếu đ n
Thay máu nếu chiếu đ n thất bại
Thay máu + chiếu đ n tích cực
Cõn nặng (g) Bilirubin toàn phần (mg/l hoặc àmol/l)
+ Bất đồng nhóm máu ABO có huyết tán
Can thiệp Bilirubin toàn phần (mg/l hoặc àmol/l)
+ Thay máu: Khi trẻ có biểu hiện li bì, bú kém hay bỏ bú, tăng trương lực cơ, thở khụng đều, tốc độ bilirubin tự do tăng cao trờn 340àmol/l để trỏnh nguy cơ gõy vàng da nhân não
- Truyền dịch: tăng 10 - 20% so với nhu cầu dịch/ngày Thường dùng dung dịch Glucose 10%
- Human albumin: khuyến cáo dùng human albumin trước thay máu 1 - 2 giờ; liều 1g/kg trong các trường hợp vàng da đến muộn
8.2.3 Điều trị biến chứng (hội chứng mật đặc): Prednisolon 2mg/kg/ngày x 5 - 7 ngày 8.2.4 Chăm sóc khi chiếu đèn:
- Loại d n: ánh sáng trắng hoặc ánh sáng xanh có bước sóng từ 425 -
475nm (đo tại da trẻ) với cụng suất 5 - 9àW/1cm 2 /nm
- Để hở tối đa phần da cơ thể (có kính bảo hiểm hoặc băng che mắt màu tối, che kín vùng sinh dục)
- Đặt trẻ trong lồng ấp, khoảng cách dưới đ n là 30 - 60cm
- Thay đổi tƣ thế 2 giờ một lần
- Đảm bảo đƣợc bú sữa mẹ hoặc cho ăn qua sonde
- Kiểm tra Bilirubin máu 12 giờ - 24 giờ/lần
- Ngƣng chiếu đ n khi BilirubinTP máu ≤ 13 ± 0,7mg/l đối với trẻ đủ tháng và 10,7 ± 1,2mg/l đối với trẻ non tháng
Câu 1 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng vàng da do tăng bilirubin?
Câu 2 Trình bày cách phân vùng, phác đồ điều trị vàng da bilirubin?
BỆNH CÕI XƯƠNG
Bài 8 là bài giúp cho người học có được biết được nguyên nhân, dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ bị còi xương Vận dụng được kiến thức đã học để tuyên truyền, hướng dẫn, lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc trẻ bị còi xương tại cơ sở y tế và cộng đồng
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày nguyên nhân, dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ bị còi xương
- Trình bày nguyên nhân, dấu hiệu lâm sàng trẻ bị suy dinh dƣỡng
- Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng tại cơ sở y tế và cộng đồng
- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học để xác định đo đúng chỉ số mạch, huyết áp, nhịp thở và số lượng nước tiểu của trẻ em theo lứa tuổi trên lâm sàng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động học tập nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu về chăm sóc trẻ còi xương - suy dinh dưỡng
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn và trong công tác chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế và cộng đồng sau này
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 8
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 8) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 8
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 8
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Còi xương là một bệnh loạn dưỡng xương do thiếu Vitamin D hay rối loạn chuyển hoá Vitamin D Bệnh còi xương do thiếu Vitamin D gọi là còi xương dinh dưỡng Bệnh còi xương dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ, làm tăng tần xuất mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn đờng hô hấp Còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 3 - 18 tháng
Vitamin D cung cấp từ 2 nguồn:
+ Tổng hợp ngoại sinh: Sữa mẹ và các thức ăn bổ sung
+ Tổng hợp nội sinh: do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
2 Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi
- Do mẹ thiếu sữa, cai sữa sớm
- Ăn nhân tạo không đúng số lƣợng và chất lƣợng
- Do ăn sam không đúng phương pháp
* Thiếu ánh sáng mặt trời
- Nhà ở chật chội, ẩm thấp tối tăm thiếu ánh sáng mặt trời
- Phong tục tập quán sai lầm: Kiêng khem quá mức không cho trẻ ra ngoài trời, ở trong buồng tối, nhất là trong những tháng đầu sau đẻ
- Trẻ mặc quá nhiều quần áo che kín cơ thể
- Do có nhiều sương mù kéo dài ít ánh sáng mặt trời
- Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi dễ bị còi xương, con của bà mẹ thiếu Vitamin D lúc có thai
- Trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn: Viêm phổi, sởi, lỵ
- Trẻ bị mắc bệnh rối loạn tiêu hoá kéo dài, tắc mật bẩm sinh
- Ngoài ra liên quan đến bề dày của da, màu sắc da nhƣ: da màu
3.1.1 Dấu hiệu ở hệ thần kinh
- Trẻ hay quấy khóc ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình
- Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi trộm)
- Rụng tóc sau gáy (dấu hiệu hói gáy)
3.1.2 Chậm phát triển vận động:
Trương lực cơ giảm, các dây chằng lỏng lẻo làm trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi
3.1.3 Biểu hiện ở xương: Thường xuất hiện 2 - 3 tuần sau dấu hiệu thần kinh
+ Mềm xương sọ (không có giá trị ở trẻ dưới 3 tháng)
+ Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp chậm liền
+ Có bướu trán, bướu đỉnh làm cho đầu biến dạng
+ Chậm mọc răng, mọc lộn xộn, men răng xấu, xương hàm bị biến dạng
+ Biến dạng lồng ngực: Hình chuông, ngực gà, ngực chim
+ Chuỗi hạt sườn: những chỗ nối giữa sụn và xương phì đại lên
+ Rãnh Filatop - Harrison: Do xương sườn mềm bị co kéo
- Xương chi: biểu hiện rõ ở trẻ trên 1 tuổi
+ Các xương dài bị cong: Chân cong, trẻ đi vòng kiềng hoặc chữ bát
+ Có vòng cổ tay, cổ chân
- Xương cột sống: Gù, vẹo
- Thiếu máu, lách to là thể bệnh đặc biệt trong các trường hợp trẻ còi xương nặng
- Hình ảnh X.Quang xương: Có biểu hiện loãng xương, đầu xương to b , đường cốt hóa nham nhở, điểm cốt hoá chậm, dấu hiệu nút chai (chuỗi hạt sườn)
- Sinh hoá máu: Phosphataza kiềm tăng (bình thường 100 - 300 đơn vị /lít)
+ Vitamin D 2 , D 3 : Trung bình 2.000- 4.000 đơn vị /24 h x 4-6 tuần
+ Nếu cấp tính dùng 10.000 đơn vị /24 h x 10 ngày
+ Uống 5.000 đơn vị/ngày trong 2 tháng
Chú ý: Phát hiện triệu chứng ngộ độc Vitamin D (ỉa chảy, nôn), canxi máu tăng, vôi hoá các mạch máu ở thận
+ Cho trẻ tắm nắng hàng ngày
+ Ăn đủ chất dinh dƣỡng
+ Thể dục liệu pháp: Xoa bóp
+ Bổ sung canxi: uống Canxi Clorua 1-2g/24 h
+ Chiếu đ n cực tím: ít dùng
- Phẫu thuật chỉnh hình: Nếu có biến dạng nặng ở xương Chỉ điều trị chỉnh hình khi điều trị còi xương đã ổn định
- Khi có thai và cho con bú người mẹ phải được ăn uống đầy đủ chế độ ăn nhiều vitamin D
- Tắm nắng: có thời gian hoạt động ngoài trời, tránh kiêng khem
- Hai tháng cuối của thời kỳ có thai cho bà mẹ uống 1 - 2 viên dầu cá /ngày hoặc uống Vitamin D liều 500 - 1.000 đơn vị/ngày
- Sau khi đẻ cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt
- Cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung đúng phương pháp
- Đảm bảo thành phần theo hình ô vuông thức ăn, cai sữa khi trẻ 18 - 24 tháng
- Sau đẻ 2 tuần khi trời ấm áp cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng
- Khi trẻ đầy tháng cho uống một viên dầu cá/ngày hoặc uống Vitamin D liều
500 đơn vị/ngày trong năm đầu
Câu 1 Trình bày nguyên nhân, dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ bị còi xương? Câu 2 Trình bày cách chẩn đoán, điều trị trẻ bị còi xương?
Câu 3 Trình bày các biện pháp phòng bệnh còi xương cho trẻ em?
BỆNH SUY DINH DƢỠNG
Bài 9 là bài giúp cho người học có được biết được nguyên nhân, dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ bị còi xương Vận dụng được kiến thức đã học để tuyên truyền, hướng dẫn, lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc trẻ bị còi xương tại cơ sở y tế và cộng đồng
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được nguyên nhân, yếu tố thuận lợi, triệu chứng và cách phân loại bệnh suy dinh dưỡng
- Trình bày phác đồ điều trị bệnh suy dinh dưỡng
- Tư vấn được cho các bà mẹ cách phòng bệnh suy dinh dưỡng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động học tập nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu về chăm sóc trẻ suy dinh dƣỡng
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn và trong công tác chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế và cộng đồng sau này
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 9
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 9) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 9
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 9
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Suy dinh dƣỡng do thiếu protein - năng lƣợng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi chế độ ăn ngh o protein và năng lượng, thường k m theo do tác động của nhiễm khuẩn và ngƣợc lại tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn phát triển và làm tình trạng thiếu dinh dƣỡng nặng thêm
Suy dinh dƣỡng là một tình trạng phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi
2 Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi
* Do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng
- Mẹ thiếu sữa phải nuôi trẻ bằng nước cháo, bột loãng
- Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, chế độ ăn không phù hợp
- Kiêng khem: khi trẻ bị bệnh, đặc biệt là trẻ bị tiêu chảy
- Chất lƣợng bữa ăn không đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng
- Nhiễm trùng tiên phát nhƣ: lỵ, sởi, tiêu chảy, lao đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dƣỡng
- Suy dinh dƣỡng và nhiễm khuẩn liên quan với nhau tạo thành vòng xoắn bệnh lý
2.2 Các yếu tố thuận lợi
- Trẻ đẻ non, đẻ yếu, suy dinh dƣỡng bào thai
- Trẻ dị tật bẩm sinh, bệnh di truyền
- Gia đình đông con, kinh tế khó khăn, dịch vụ chăm sóc y tế kém
- Trẻ nhẹ cân so với tuổi: ngừng tăng cân hoặc sút cân
- Lớp mỡ dưới da: Bình thường, hoặc mỏng dần đi
- Trẻ chậm phát triển vận động
- Tinh thần: mệt mỏi, thờ ơ với xung quanh, hay quấy khóc
- Cân nặng theo tuổi còn 70-80 % so với trẻ bình thường
- Lớp mỡ dưới da mỏng
- Trẻ vẫn th m ăn, không rối loạn tiêu hoá
- Cân nặng theo tuổi còn 60-70 % so với trẻ bình thường
- Lớp mỡ dưới da bụng, mông và chi mỏng
- Rối loạn tiêu hoá từng đợt, trẻ biếng ăn
+ Cân nặng theo tuổi còn dưới 60 % so với trẻ bình thường
+ Lớp mỡ dưới da mất, có dấu hiệu gày mòn nặng rõ rệt (gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt trông nhƣ cụ già, có dấu hiệu quần rộng)
+ Vòng cánh tay