1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình vi sinh kí sinh trùng (ngành điều dưỡng cđlt) trường cao đẳng y tế sơn la

90 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Vi Sinh – Kí Sinh Trùng
Tác giả Ths. Hoàng Thị Thùy Hà, Ths.Bs. Tùng Thị Thanh
Trường học Trường Cao Đẳng Y Tế Sơn La
Chuyên ngành Điều Dưỡng
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2021
Thành phố Sơn La
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Đại cươngVirus là nhóm vi sinh vật VSV chưa có cấu trúc tế bào, vô cùng bé nhỏ,không quan sát được bằng kính hiển vi thường, chỉ chứa 1 loại acid nucleic, ký sinhbắt buộc trong các tế bà

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VI SINH – KÝ SINH TRÙNG

NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG HỆ LIÊN THÔNG

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐYT ngày tháng năm 2021

của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Sơn La, năm 2021

Trang 3

THAM GIA BIÊN SOẠN

1 Chủ biên: Ths Hoàng Thị Thúy Hà

2 Thành viên: Ths.Bs Tòng Thị Thanh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 4

Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VI KHUẨN 5

Bài 2 ĐẠI CƯƠNG VIRUS 10

Bài 3 NHIỄM TRÙNG VÀ MIỄN DỊCH HỌC 14

Bài 4 MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP 20

Bài 5 MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP 36

Bài 6 ĐẠI CƯƠNG KÝ SINH TRÙNG Y HỌC 50

Bài 7 KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT 58

Bài 8 MỘT SỐ LOẠI GIUN ĐƯỜNG RUỘT KÝ SINH THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM 66

Bài 9 SÁN LÁ 72

Bài 10 SÁN DÂY LỢN – SÁN DÂY BÒ 78

Bài 11 CẤU TẠO, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC 82

BÀI 12: QUAN SÁT HÌNH THỂ VI KHUẨN 85

BÀI 13: KỸ THUẬT SOI TRỨNG GIUN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 5

Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VI KHUẨN Mục tiêu:

1 Mô tả được đặc điểm hình thể và cấu tạo tế bào vi khuẩn

2 Trình bày được các đặc điểm sinh lý của vi khuẩn

3 Vận dụng được kiến thức đã học giải thích vai trò của vi khuẩn trong chẩnđoán, điều trị và phòng bệnh do vi khuẩn gây ra

4 Chủ động nghiên cứu, làm việc độc lập, có trách nhiệm trong học tập và thựchiện công tác chuyên môn

Nội dung:

1 Hình thể và cấu tạo tế bào vi khuẩn

Vi khuẩn (VK) là những sinh vật đơn bào rất nhỏ có hình thái, kích thước đadạng và được sắp xếp theo cách thức khác nhau Những hình thái chủ yếu của vikhuẩn là dạng hình cầu, hình que và hình xoắn Kích thước của đa số vi khuẩn thayđổi từ 0,2 - 2,0µm, chiều dài nhìn chung từ 1,5 - 8µm và khối lượng rất nhẹ

1.1 Hình thể

1.1.1 Cầu khuẩn

Gồm những vi khuẩn có hình dạng như hình cầu hoặc gần giống hình cầu (hìnhbầu dục, hình ngọn nến) Tùy theo cách thức liên kết các tế bào, mặt giao tiếp đượcchia thành các chi sau:

- Đơn cầu khuẩn

- Tụ cầu khuẩn

- Song cầu khuẩn

- Liên cầu khuẩn

- Bacteria: trực khuẩn hiếu khí, không sinh nha bào

- Bacilli: trực khuẩn hiếu khí tuyệt đối, sinh nha bào

- Clostridia: trực khuẩn kỵ khí, Gram (+), sinh nha bào

1.1.3 Xoắn khuẩn

- Phẩy khuẩn: Chỉ có một phần của hình xoắn nên có dạng dấu phẩy

Ví dụ: Phẩy khuẩn tả

Trang 6

- Xoắn khuẩn: Là những vi khuẩn có nhiều vòng xoắn

Ví dụ: xoắn khuẩn giang mai, Leptospiro,

1.2 Cấu trúc tế bào

Khác với sinh vật đa bào, vi khuẩn có tế bào nhân sơ, chỉ có một nhiễm sắc thể,không có màng nhân, không có bộ máy phân bào, không có ty thể và lạp thể Từtrong ra ngoài vi khuẩn bao gồm các thành phần sau:

1.2.1 Nhân

Nhân của tế bào vi khuẩn không có màng nhân và bộ máy phân bào, đó là mộtsợi nhiễm sắc thể duy nhất nằm trong nguyên sinh chất, bản chất là một phân tử ANDdài khoảng 1mm nếu không xoắn, chứa thông tin di truyền của vi khuẩn

Nhân có thể có hình cầu, hình que, hình quả tạ hoặc hình chữ V và nối liền ởmột đầu với mạc thể

- Chứa các men chuyển hóa, hô hấp

- Là nơi tổng hợp các enzym nội bào để thủy phân những chất có phân tử lớnkhông vận chuyển qua màng được, biến Protein thành acid amin, …

- Tham gia tổng hợp các thành phần của vách tế bào

- Tham gia vào quá trình phân bào nhờ mạc thể (mạc thể là chỗ cuộn vàonguyên sinh chất của màng)

1.2.4 Vách tế bào: Vách tế bào vi khuẩn (cell wall) là màng cứng bao bọc quanh VK,

ngoài màng nguyên sinh chất Thành tế bào của VK Gram (-) và Gram (+) có cấu tạokhác nhau:

- Vách của các vi khuẩn Gram (-): gồm 3 lớp, một lớp của mucopeptid mỏnghơn và hai lớp lipoprotein và lipopolysaccharid ở bên ngoài Lớp lipoprotein có chứanhững acid amin và không chứa acid teichoic

Trang 7

- Vách của các vi khuẩn Gram (+): thành phần chủ yếu là mucopeptid, một số

VK Gram (+) còn chứa acid teichoic

- Chức năng:

+ Giữ cho vi khuẩn có hình dạng nhất định

+ Quyết định tính chất bắt màu trong kỹ thuật nhuộm Gram: VK Gram (-) bắtmàu đỏ của thuốc nhuộm; VK Gram (+) màu tím của thuốc nhuộm

+ Là nơi chứa đựng kháng nguyên thân của vi khuẩn (kháng nguyên quantrọng giúp định loại VK)

+ Vách vi khuẩn Gram (-) là nơi chứa đựng nội độc tố nên nó quyết định độc lực vàkhả năng gây bệnh của vi khuẩn

+ Là nơi mang các điểm tiếp nhận (receptor) đặc hiệu cho các thực khuẩn thểphage) khi xâm nhập và gây bệnh cho VK

+ Là nơi tác động của nhóm kháng sinh quan trọng (nhóm Betalactamin)

1.2.5 Vỏ

- Chỉ có một số vi khuẩn trong thành phần cấu trúc có vỏ (capsule), vỏ đượccấu tạo bởi polysaccharid như vỏ của E.coli, Klebsiella, phế cầu hoặc polypeptidnhư vỏ của dịch hạch, trực khuẩn than Chúng dễ dàng bị các tế bào thực bào của cơthể tiêu diệt, tế bào thực bào bắt và tiêu hóa dễ dàng các phế cầu không có vỏ, nhưngrất khó tiêu diệt những phế cầu có vỏ

- Chức năng:

+ Bảo vệ cho vi khuẩn trong những điều kiện nhất định

+ Vai trò trong khả năng gây bệnh (các chủng phế cầu không tổng hợp được vỏđều không có khả năng gây bệnh)

+ Giúp VK bám vào tổ chức để gây bệnh

+ Mang tính kháng nguyên

1.2.6 Lông

Lông chỉ có ở một số VK, bản chất là protein, giúp cho vi khuẩn có khả năng

di động Một số VK đường ruột, lông có vai trò kháng nguyên

Trang 8

Là hình thái tồn tại đặc biệt ở một số vi khuẩn, có khả năng đề kháng cao vớicác nhân tố ngoại cảnh Khi điều kiện sống thuận lợi vi khuẩn nha bào sẽ nảy mầm vàđưa vi khuẩn trở lại trạng thái hoạt động bình thường.

2 Sinh lý của vi khuẩn

2.1 Dinh dưỡng của vi khuẩn

- Nhu cầu dinh dưỡng của vi khuẩn là rất lớn, lượng thức ăn bằng đúng trọnglượng cơ thể của nó.Vì vi khuẩn sinh sản phát triển nhanh, chúng cần thức ăn để tạo

ra năng lượng

- Thức ăn vi khuẩn cần là acid amin, đường, muối khoáng, nước, thức ăn cấutạo, các yếu tố phát triển Một số vi khuẩn gây bệnh ký sinh bắt buộc ở tế bào sốngcảm thụ Dinh dưỡng của vi khuẩn được thẩm thấu qua màng tế bào, tính thẩm thấu phụthuộc chủng loại vi khuẩn (mỗi loại vi khuẩn có tính thẩm thấu khác nhau)

2.2 Hô hấp và chuyển hóa

Là quá trình trao đổi chất tạo ra năng lượng cần thiết cho sự sống của VK, có 3kiểu chuyển hóa năng lượng:

- Hô hấp hiếu khí: là hình thức chuyển hóa năng lượng của vi khuẩn hiếu khí,nhờ hệ thống Enzym cytocrom và cytocrom oxydase mà chất nhận điện tử cuối cùng

là oxy Quá trình chuyển hóa này tạo ra rất nhiều năng lượng

- Lên men: Cơ chất là hợp chất hữu cơ nhưng chất nhận điện tử cuối cùng cũng

là hợp chất hữu cơ Quá trình chuyển hóa này tạo ra ít năng lượng hơn

- Hô hấp kỵ khí: Một số VK không thể phát triển được hoặc phát triển rấtkesmowr môi trường có oxy tự do Những vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối không cócytocrom oxydase và không có ột phần hoặc toàn bộ chuỗi cytocrom Cơ chất là hợpchất hữu cơ hoặc hợp chất vô cơ Chất nhận điện tử cuối cùng là nitrat, carbonat,sulfat,…

2.3 Sự phát triển của vi khuẩn

- Sự phát triển: VK muốn phát triển được cần có môi trường đủ chất dinhdưỡng cần thiết và những điều kiện thích hợp Môi trường nuôi cấy phải có đầy đủcác yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho VK phát triển Mỗi tế bào VK riêng rẽ thì rất nhỏnhưng sinh sản và phát triển rất nhanh

Điều kiện để phát triển: VK chỉ phát triển được trong nhiệt độ giới hạn nhấtđịnh Đa số VK gây bệnh có nhiệt độ thích hợp khoảng 370C Khí trường thích hợpcho từng loại VK, các VK hiếu khí cần oxy tự do Các VK kỵ khí sinh sản và phát triểntrong điều kiện không cần oxy Một số VK cần CO2 mới sinh sản và phát triển được

- Sinh sản: Vi khuẩn sinh sản theo kiểu trực phân, từ một tế bào vi khuẩn banđầu chia thành 2 tế bào mới, ở điều kiện thuận lợi sự phân chia xảy ra rất nhanh Nuôicấy trong điều kiện sinh lý tối ưu Vi khuẩn sinh sản diễn biến qua 4 giai đoạn:

+ Thích ứng: Trong vòng 2 - 4 giờ sau nuôi cấy, số lượng VK không đổi VKchuyển hóa mạnh chuẩn bị cho phân bào

Trang 9

+ Tăng theo cấp số nhân (pha lũy thừa): kéo dài từ giờ thứ 2 đến giờ thứ 8, số lượng

VK tăng theo bội số chuyển hóa VK ở mức lớn nhất

+ Dừng phát triển (pha dừng): kéo dài từ giờ thứ 8 đến giờ thứ 15, số lượng VK vẫngiữ ở mức cao nhưng lượng VK mới bằng lượng VK chết

+ Suy tàn (pha chết): số lượng VK hầu như tăng thêm, môi trường nuôi cấy cạn dầndinh dưỡng, VK già cỗi do đó chết dần

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1 Mô tả đặc điểm hình thái và cấu trúc của tế bào vi khuẩn?

2 Trình bày đặc điểm sinh lý của vi khuẩn?

Trang 10

Bài 2 ĐẠI CƯƠNG VIRUS Mục tiêu:

1 Mô tả được đặc điểm hình thể, cấu trúc của virus

2 Trình bày được các giai đoạn nhân lên và hậu quả sự nhân lên của virustrong tế bào cảm thụ, các nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh do nhiễm virus

3 Vận dụng các kiến thức đã học hướng dẫn dự phòng lây nhiễm bệnh dovirus

4 Chủ động nghiên cứu, làm việc độc lập, có trách nhiệm trong học tập và thựchiện công tác chuyên môn

Nội dung:

1 Đại cương

Virus là nhóm vi sinh vật (VSV) chưa có cấu trúc tế bào, vô cùng bé nhỏ,không quan sát được bằng kính hiển vi thường, chỉ chứa 1 loại acid nucleic, ký sinhbắt buộc trong các tế bào sống - điều khiển hệ thống trao đổi chất của tế bào chủ màsao chép acid nucleic, protein,…rồi tiến hành lắp ghép, trưởng thành, sinh sản

Trong điều kiện ngoài cơ thể, virus có thể tồn tại lâu dài dưới dạng đại phân tửhóa học không sống và có thể truyền nhiễm

Như vậy virus có đặc điểm sau:

- Virus có kết cấu đại phân tử sinh học nhưng chưa có cấu tạo tế bào, không cóhiện tượng sinh trưởng cá thể

- Tồn tại sự chuyển biến tương hỗ giữa dạng VSV ký sinh chuyên biệt trong tếbào sống và dạng phi sinh vật bên ngoài tế bào

- Mỗi loại virus chỉ chứa một loại acid nucleic

Trang 11

Ngược lại, virus mang ARN thì chủ yếu là dạng sợi đơn Acid nucleic có các chứcnăng sau:

+ Chứa đựng mật mã di truyền đặc trưng cho từng loại virus

+ Quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus trong tế bào sống cảm thụ

+ Mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus

+ Quyết định chu kỳ nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ

- Vỏ capsid: Là cấu trúc bao quanh acid nucleic Bản chất hoá học là protein,capsid được cấu tạo bởi nhiều các capsomer Cùng với acid nucleic của virus, vỏcapsid có thể sắp xếp đối xứng xoắn, đối xứng khối hoặc đối xứng phức tạp Vỏcapsid có các chức năng:

+ Bảo vệ acid nucleic của virus

+ Giúp cho quá trình bám và xâ nhập của virus lên tế bào cảm thụ

+ Mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus

+ Giữ cho virus có hình thể và kích thước ổn định

+ Tham gia quá trình bám của virus lên tế bào cảm thụ

+ Tham gia quá trình lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào cảm thụ

+ Giúp cho virus ổn định về hình thể và kích thước

+ Tạo nên các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt virus Kháng nguyên này cókhả năng thay đổi tạo nên type virus mới

- Một số enzyme: vrius không có enzym chuyển hóa, hô hấp nên phải sống trên

tế bào cảm thụ và không chịu tác dụng của kháng sinh Nhưng lại có enzyme cấu trúc

và enzyme sao chép ngược Hai enzyme cấu trúc quan trọng là:

+ Haemeglutinin: có khả năng ngưng kết hồng cầu của một số động vật

+ Neuraminidase: là enzym giúp cho quá trình bám và xâm nhập của virus vào

tế bào cảm thụ

3 Sự nhân lên của virus

Virus chỉ có thể nhân lên trong tế bào sống cảm thụ Nhờ hoạt động của tế bào

mà virus tổng hợp các thành phần cấu trúc và tạo ra các hạt virus mới Quá trình nhânlên của virus trong tế bào gồm 5 giai đoạn:

3.1 Sự hấp phụ của virus lên tế bào cảm thụ

Trang 12

Mỗi virus có đường xâm nhập riêng vào cơ thể để gây bệnh Khi vào cơ thểchúng được vận chuyển trong các dịch gian bào, tới tế bào cảm thụ và gắn vào cácreceptor đặc hiệu trên bề mặt tế bào

3.2 Sự xâm nhập vào trong tế bào

Sự xâm nhập quan trọng nhất là sự xâm nhập của acid nucleic vào trong tế bàotheo 1 trong 2 cách sau nhờ: vỏ capsid co bóp bơm acid nucleic vào trong tế bào; cơchế ẩm bào

3.3 Sự tổng hợp các thành phần cấu trúc của virus

Đây là giai đoạn phức tạp nhất trong quá trình nhân lên và phụ thuộc vào loạiacid nucleic của virus Sau khi acid nucleic xâm nhập được vào trong tế bào sốngcảm thụ nó được gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào Nhờ đó các thành phần của hạtvirus mới tổng hợp được

3.4 Sự lắp ráp

Nhờ enzym cấu trúc của virus và enzym của tế bào cảm thụ mà các thành phầncấu trúc của virus được lắp ráp theo khuôn mẫu để tạo ra hạt virus mới

3.5 Sự giải phóng virus ra khỏi tế bào

Virus được giải phóng ra khỏi tế bào theo 2 cách:

- Phá vỡ tế bào: virus có thể phá vỡ vách tế bào sau vài giờ hoặc vài ngày, tuỳtheo chu kỳ nhân lên của virus, để giải phóng hàng loạt virus ra khỏi tế bào, tiếp tụcmột chu kỳ mới trong tế bào cảm thụ

- Giải phóng bằng cách nảy chồi: virus có thể giải phóng theo cách nảy chồitừng hạt virus ra khỏi tế bào sau chu kỳ nhân lên

4 Hậu quả sự nhân lên của virus trong tế bào

Trang 13

Do phản ứng của tế bào khi nhiễm virus, hạt virus được tổng hợp nhưng khônggiải phóng ra khỏi tế bào hoặc do thành phần hạt virus tổng hợp thừa chưa được lắpráp.

4.4 Tạo hạt virus không hoàn chỉnh

Hạt virus chỉ có vỏ, mà không có acid nucleic Những hạt virus này, không cókhả năng gây nhiễm trùng cho tế bào, nhưng lại có khả năng giao thoa chiếm acidnucleic của virus khác để trở nên gây bệnh

4.5 Gây chuyển thể tế bào

Do sự tích hợp gen virus vào nhiễm sắc thể tế bào cảm thụ, làm cho hoạt động

tế bào ngừng trệ và hình thành các tính trạng mới

4.6 Tạo tế bào tiềm tan

Các virus ôn hoà xâm nhập vào tế bào, gen của virus sẽ tích hợp vào nhiễm sắcthể của tế bào và phân chia tế bào Các tế bào mang gen virus ôn hoà, khi gặp nhữngkích thích của các tác nhân sinh học, hoá học và lý học, sẽ trở thành virus độc lực cóthể gây ly giải tế bào

4.7 Tạo Interferon

Bản chất là protein do tế bào nhiễm virus tạo ra, có tác dụng ức chế tổng hợpARNm Vì vậy, interferon được dùng như một chất điều trị không đặc hiệu khi tế bàonhiễm virus

5 Nguyên tắc phòng và điều trị

5.1 Phòngbệnh

- Phòng bệnh không đặc hiệu: tuỳ thuộc loại virus gây bệnh mà áp dụng cácbiện pháp cách ly, xử lý chất thải, tiệt trùng, khử trùng dụng cụ và môi trường, diệtcôn trùng truyền bệnh

- Phòng bệnh đặc hiệu: dùng vaccin đưa vào cơ thể để kích thích cơ thể tạo rađáp ứng miễn dịch

5.2 Điều trị

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt nam, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trịbệnh virus gây ra Do vậy, việc điều trị triệu chứng có một vai trò quan trọng và đượctiến hành theo hai hướng sau:

- Dùng các thuốc ức chế sự nhân lên của virus như: AZT, amantadine,rimantadine, interferon

- Các thuốc tăng cường miễn dịch: các loại thảo mộc, gama globulin

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1 Mô tả đặc điểm cấu trúc của virus?

2 Trình bày sự nhân lên và hậu quả sự nhân của virus trong tế bào cảm thụ?

Trang 14

Bài 3 NHIỄM TRÙNG VÀ MIỄN DỊCH HỌC Mục tiêu:

1 Trình bày được các khái niệm về nhiễm trùng và miễn dịch

2 Kể được các hình thái, nguồn gốc, phương thức truyền nhiễm trong nhiễmtrùng và các hình thái đáp ứng miễn dịch của cơ thể

3 Trình bày được định nghĩa, tính chất của kháng nguyên, kháng thể Liệt kêđược các loại kháng nguyên, kháng thể, vaccin và huyết thanh miễn dịch

4 Vận dụng được kiến thức đã học giải thích vai trò của đáp ứng miễn dịch cơthể trong dự phòng và điều trị các bệnh do nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng gây ra

5 Chủ động nghiên cứu, làm việc độc lập, có trách nhiệm trong học tập và thựchiện công tác chuyên môn

Nội dung:

I Nhiễm trùng

1 Đại cương nhiễm trùng

Nhiễm trùng là hiện tượng xâm nhập, phát triển, nhân lên của vi sinh vật(VSV) trong các mô cơ thể Nhiễm trùng còn ám chỉ một bệnh nhiễm trùng cụ thể

Cần phân biệt, trường hợp những VSV ký sinh bình thường trên một số bộphận của cơ thể nhưng không xâm nhập vào mô thì không gọi là nhiễm trùng Phầnlớn chúng không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì gây bệnh, đó làtrường hợp nhiễm trùng cơ hội

- Nhiễm trùng thể ẩn: Người bị nhiễm trùng mà không có biểu hiện lâm sàngnhưng có thể thay đổi công thức máu và tìm thấy các kháng thể dịch thể

- Nhiễm trùng tiềm tàng: VSV có thể cư trú tại một cơ quan, bộ phận của cơthể rồi đến một lúc nào đó chúng có thể gây ra nhiễm trùng rõ rệt

- Nhiễm trùng chậm: là hình thái nhiễm trùng là VSV có thời gian ủ bệnh rấtdài

3 Độc lực của vi sinh vật

- Khả năng bám dính

- Khả năng xâm nhiễm

- Khả năng sinh độc tố

Trang 15

- Độc lực của virus

- Sự né tránh các đáp ứng miễn dịch

4 Nguồn gốc và phương thức truyền nhiễm

4.1 Nguồn gốc

* Người truyền cho người

- Trẻ sơ sinh mới sinh ra một cách bình thường đều trong trạng thái vô trùng,chỉ sau một thời gian ngắn trẻ đã có cả phức hệ VSV trong cơ thể Các vi khuẩn nàyđược lây truyền từ những người xung quanh và thay đổi theo năm tháng đến suốt đời.Thông thường chúng vô hại, nhưng vì một lý do nào đó nếu chúng ra khỏi nơi cư trúbình thường hoặc gặp điều kiện thuận lợi thì lại có thể gây bệnh

- Những người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh của bệnh nhiễm trùng nào đó lànguồn truyền bệnh nguy hiểm

- Những bệnh nhân đang trong thời kỳ toàn phát là những người luôn đào thải

ra ngoài môi trường lượng VSV rất lớn

- Các bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi đôi khi cũng là nguồn truyền nhiễm

* Động vật truyền bệnh cho người

Một số bệnh có nguồn truyền nhiễm từ động vật, đây cũng là những nguồntruyền nhiễm đáng kể

* Các nguồn truyền nhiễm khác

- Do thuốc: Có nhiều nguồn lây nhiễm cho các sản phẩm thuốc trong khâu sảnxuất và khâu sử dụng

- Môi trường đất: trực khuẩn mủ xanh, Proteus chúng hấp thu nguồn dinhdưỡng từ các chất hữu cơ của xác động vật, thực vật chết, chúng có cơ hội xâm nhậpvào cơ thể thông qua vết thương

4.2 Phương thức truyền nhiễm

- Đường tiêu hóa

- Đường hô hấp

- Đường da và niêm mạc

- Qua đường máu

II Miễn dịch

1 Đại cương về đáp ứng miễn dịch

Miễn dịch khả năng cơ thể nhận ra và loại bỏ vật lạ

Đáp ứng miễn dịch chia làm hai loại: miễn dịch dịch không đặc hiệu và miễndịch đặc hiệu

1.1 Miễn dịch không đặc hiệu

Trang 16

Miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) là khả năng tự bảo vệ sẵn có vàmang tính di truyền trong các cá thể cùng một loài Khả năng này có ngay từ lúc mớisinh mà không cần tiếp xúc trước với các yếu tố lạ.

Gọi là miễn dịch không đặc hiệu là do nó đáp ứng miễn dịch với tất cả các loạikháng nguyên là như nhau, bao gồm:

- Da và niêm mạc: hàng rào vật lý, hàng rào hóa học, cạnh tranh (của vi sinhvật trên da, niêm mạc)

- Các tế bào thực bào và tế bào diệt tự nhiên: bạch cầu đa nhân trung tính, đạithực bào, tế bào diệt tự nhiên (NK)

- Hàng rào thể dịch: bổ thể proecdin, interferon và kháng thể tự nhiên

- Miễn dịch chủng loài: các động vật khác nhau có khả năng đề kháng khônggiống nhau với các vi sinh vật

1.2 Miễn dịch đặc hiệu

Hệ thống phòng ngự đặc hiệu có được khi cơ thể đã tiếp xúc với vi sinh vật gâybệnh (do nhiễm trùng hoặc do tiêm vaccin) Vậy sự tiếp xúc của cơ thể với các khángnguyên vi sinh vật sẽ tạo ra miễn dịch chống lại vi sinh vật đó Gồm hai loại:

Miễn dịch dịch thể: nhờ vai trò của các kháng thể dịch thể với các cơ chế chóng lại

vi sinh vật gây bệnh khác nhau

Miễn dịch tế bào: trong những trường hợp VSV gây bệnh ký sinh nội bào (cácvirus) kháng thể không có tác dụng lúc này cần sự tham gia của miễn dịch tế bào do vaitrò của lympho T gây độc cho tế bào (Tc), lympho T gây quá mẫn muộn (TDTH) và Đạithực bào (đóng vai trò quyết định)

2 Kháng nguyên

2.1 Định nghĩa

Kháng nguyên là chất mang dấu hiệu thông tin di truyền lạ, khi xâm nhập vào

cơ thể hình thành một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và kết hợp đặc hiệu với những sảnphẩm của sự kích thích đó

2.2 Các thành phần kháng nguyên vi sinh vật

* Các thành phần kháng nguyên của vi khuẩn:

- Kháng nguyên ngoài tế bào: Ngoại độc tố và các enzyme

- Kháng nguyên tế bào:

+ Kháng nguyên vỏ (K): Có ở một số VK có vỏ bọc bên ngoài tế bào

+ Kháng nguyên thân (O): Là thành phần kháng nguyên vách của tế bào VK.+ Kháng nguyên lông (H): Có ở VK có lông

* Thành phần kháng nguyên của virus:

Trang 17

- Kháng nguyên hòa tan: Là kháng nguyên thu được từ nuôi cấy tế bào nhiễmvirus sau khi đã loại bỏ virus và các thành phần của tế bào.

- Kháng nguyên hạt virus: kháng nguyên acid nucleic, kháng nguyên vỏ capsid,kháng nguyên vỏ envelope

- IgM: có trọng lượng phân tử lớn nhất, xuất hiện sớm nhất sau khi vi sinh vật

gây bệnh xâm nhập vào cơ thể IgM có khả năng trung hòa độc tố, ngưng kết các visinh vật gây bệnh và làm tan vi khuẩn Gram âm

- IgG: chiếm 80% tổng số các Ig của huyết tương người bình thường, xuất hiện

muộn hơn sau khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể để thay thế cho IgM IgG

có khả năng ngưng kết các vi sinh vật gây bệnh, trung hòa độc tố, opsonin hóa và làmtan vi khuẩn Gram âm

- IgA: được chia làm 2 loại, IgA trong huyết tương và IgA tiết tại chỗ IgA có khả

năng ngưng kết các vi sinh vật gây bệnh, trung hòa độc tố, opsonin hóa

- IgE: có trong huyết thanh người bình thường với tỷ lệ rất thấp, khoảng 10

microgam trong 100 ml huyết thanh IgE làm tăng tính thấm của thành mao mạch nên

dễ gây sốc phản vệ

- IgD: hiện nay sự hiểu biết về IgD chưa nhiều, bởi có nồng độ rất ít trong

huyết thanh lại dễ bị ngưng kết khi chiết tách

Trang 18

bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tácnhân gây bệnh.

Đối tượng tiêm chủng: Tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật màchưa có miễn dịch Trẻ em là đối tượng cần được sự quan tâm đặc biệt, đối với ngườilớn thường tiêm chủng cho nhóm người có nguy cơ cao

Thời gian tiêm chủng: Tiêm chủng thường xuyên hay từng đợt tùy yêu cầu củamỗi loại vaccin và các điều kiện khác nhau Tùy loại vaccine mà thời điểm tiêmchủng, khoảng cách giữa các lần tiêm, thời gian tiêm chủng nhắc lại khác nhau

Liều lượng và đường tiêm: Liều lượng và đường dùng vaccin tùy thuộc từngloại vaccin Liều quá thấp sẽ không kích thích cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch, nếuliều quá cao sẽ tạo ra sự dung nạp miễn dịch ở lần tiêm sau Các vaccin không đượcdùng đường tĩnh mạch

Các phản ứng sau khi tiêm: trong quá trình sử dụng có thể sảy ra các phản ứngphụ như: sưng đau, tấy đỏ tại chỗ, sốt nhẹ, vừa <390C và khỏi sau vài ngày Một sốvaccin có thể gây sốc phản vệ

2 Huyết thanh

2.1 Nguyên lý sử dụng

Là đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ người hay động vật, giúp cho cơthể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh Đây là miễn dịch thụđộng chóng hết, chỉ tồn tại trong cơ thể vài ngày

2.2 Nguyên tắc sử dụng

Đối tượng: huyết thanh chỉ được dùng trong điều trị và dự phòng cho ngườibệnh đang nhiễm VSV hay độc tố cấp tính, cần đưa ngay kháng thể trung hòa tácnhân gây bệnh

Liều lượng: tùy theo tuổi, cân nặng, mức độ bệnh và tùy từng loại huyết thanh

và mục đích sử dụng mà sử dụng liều lượng cho phù hợp, trung bình 0,5ml/kg thểtrọng

Trang 19

Đường tiêm: thường được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm bắp Không đượcđưa huyết thanh có nguồn gốc từ động vật hoặc huyết thanh người qua đường tĩnhmạch khi chưa đạt độ tinh chế cao.

Đề phòng phản ứng: hỏi kỹ tiền sử, làm phản ứng thoát mẫn (Besredka) trướckhi tiêm, trong quá trình tiêm huyết thanh phải theo dõi và chuẩn bị đầy đủ phươngtiện, dụng cụ xử trí sốc

* Tiêm vaccin phối hợp với huyết thanh: Trường hợp để kích thích cơ thể sinh

ra kháng thể sinh ra miễn dịch chủ động thay thế miễn dịch thụ động và sau tiêmhuyết thanh 10-15 ngày sẽ bị loại trừ hết

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1 Trình bày khái niệm nhiễm trùng, các hình thái nhiễm trùng và các yếu tố độc lựccủa vi sinh vật?

2 Trình bày các loại miễn dịch của cơ thể?

3 Trình bày định nghĩa và các thành phần kháng nguyên vi sinh vật?

4 Trình bày định nghĩa kháng thể và các loại kháng thể?

5 Trình bày nguyên lý, nguyên tắc sử dụng vaccin và huyết thanh miễn dịch?

Trang 20

Bài 4 MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP Mục tiêu:

1 Trình bày được đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh, phương pháp chẩnđoán, nguyên tắc phòng và điều trị bệnh do một số loại vi khuẩn gây bệnh thườnggặp

2 Vận dụng được các kiến thức đã học thực hiện truyền thông, giáo dục phòngbệnh do một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp

3 Chủ động nghiên cứu, làm việc độc lập, có trách nhiệm trong học tập và thựchiện công tác chuyên môn

Nội dung:

I Tụ cầu vàng

1 Đặc điểm sinh vật học

1.1 Hình thể và tính chất bắt màu

Tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) là vi khuẩn có dạng hình cầu, đường kính

từ 0.8 - 1.0 μm xếp thành từng đám giống như chùm nho, nhuộm bằng phương phápGram thì bắt màu Gram (+) Tụ cầu không có lông, không di động, không sinh nhabào

Hình 4.1 Tụ cầu 1.2 Tính chất nuôi cấy

Tụ cầu vàng dễ nuôi cấy, chúng mọc được trên các môi trường nuôi cấy thôngthường, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 370C Là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện

- Trên môi trường canh thang: ở nhiệt độ 370C, qua đêm vi khuẩn phát triển vàlàm đục đều môi trường

- Trên môi trường thạch thường: ở nhiệt độ 370C sau 24giờ vi khuẩn phát triểnthành khuẩn lạc dạng S màu vàng

- Trên môi trường thạch máu: phát triển nhanh và gây tan máu hoàn toàn

1.3 Tính chất hóa sinh

Trang 21

- Lên men đường manitol: trên môi trường Chapman, vi khuẩn phát triển làmcho môi trường chuyển từ màu đỏ sang màu vàng.

- Catelase (+): xúc tác gây phân giải: H2O2 O2 + H2O

- Coagulase (+): Đây là enzym có khả năng làm đông huyết tương của người

và động vật

2 Khả năng gây bệnh

2.1 Gây bệnh cho người

Tụ cầu vàng thường ký sinh ở mũi họng, da và niêm mạc Vi khuẩn này gâybệnh cho người bị suy giảm sức đề kháng Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây bệnh thườnggặp nhất và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau

2.1 Nhiễm khuẩn ngoài da

Từ da và niêm mạc nơi chúng ký sinh xâm nhập qua các lỗ chân lông, chân tóchoặc các tuyến dưới da Gây nên các nhiểm khuẩn sinh mủ: mụn nhọt, đầu đinh, các

ổ áp xe, eczema, hậu bối,…Mức độ các nhiễm khuẩn này phụ thuộc vào sức đề khángcủa cơ thể và độc lực của vi khuẩn Nhiễm tụ cầu ngoài da thường gặp ở trẻ em vàngười lớn suy giảm miễn dịch

2.2 Nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu là hay gặp nhất trong các loại nhiễm khuẩn vànhiễ khuẩn thường nặng Từ nhiễm khuẩn ngoài da vi khuẩn vào máu Sau đó, từ máu

tụ cầu di chuyển tới các cơ quan khác nhau tạo nên các ổ áp xe (gan, phổi, não, tủyxương, ) hoặc viêm nội tâm mạc

2.3 Viêm phổi

Xảy ra sau viêm đường hô hấp do virus (cúm) hoặc sau nhiễm khuẩn huyết Cóthể gặp viêm phổi tiên phát do tụ cầu vàng ở trẻ em hoặc người suy giảm sức đềkháng Tỷ lệ tử vong ở bệnh này là khá cao

2.4 Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp tính

- Sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc tố ruột do tụ cầu tiết ra, xuất hiện rấtnhanh chỉ vài giờ với các triệu chứng như: nôn mửa, ỉa chảy dữ dội Do mất nhiềunước và điện giải có thể dẫn đến sốc

- Viêm ruột cấp dạng tả gặp ở bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài hoặc phổrộng tiêu diệt hết các vi khuẩn sống cộng sinh còn tụ cầu vàng gây bệnh có độc tốruột kháng kháng sinh phát triển và gây bệnh

2.5 Nhiễm khuẩn bệnh viện

Thường hay gặp nhất là đối với nhiễm trùng vết mổ, vết bỏng, từ đó dẫn tớinhiễm khuẩn huyết Tỷ lệ tử vong cao

2.2 Gây bệnh thực nghiệm

Gây bệnh cho thỏ và chuột nhắt

Trang 22

3 Chẩn đoán vi sinh vật

Nhuộm soi trực tiếp: Lấy bệnh phẩm (mủ) làm tiêu bản nhuộm Gram, soi kínhhiển vi quang học thấy cầu khuẩn bắt màu Gram (+), đứng thành từng đám giốngchùm nho Nhuộm soi chưa kết luận được là vi khuẩn thủ phạm mà phải nuôi cấyphân lập và xác định tính chất hóa học để chẩn đoán quyết định

Nuôi cấy phân lập: Bệnh phẩm là mủ, dịch Cấy bệnh phẩm vào môi trườngthạch thường Sau 24 giờ xem khuẩn lạc có sắc tố vàng chanh hoặc cấy vào môitrường thạch máu xem tính chất tan máu Rồi chuyển sang môi trường Chapman đểkiểm tra tính chất lên men đường manitol, tiếp tục kiểm tra các tính chất sinh vật hóahọc như tính chất đông huyết tương (xác định men coagulase), xác định enzymcatalase và làm phản ứng hoại tử da thỏ

Bệnh phẩm là máu: cấy máu vào bình canh thang để 370C Nếu thấy môitrường đục lên thì cấy chuyển sang môi trường thạch máu rồi tiếp tục kiểm tra tínhchất sinh vật hóa học như trên

Bệnh phẩm là phân: cấy ngay vào môi trường Chapman để 370C sau 24 giờ.Chọn khuẩn lạc lên men đường manitol rồi tiếp tục kiểm tra các tính chất khác đểxác định tụ cầu vàng gây bệnh

3.2 Chẩn đoán gián tiếp

Các phản ứng huyết thanh ít có giá trị nên trong thực tế ít áp dụng

II Liên cầu

1 Đặc điểm sinh học

1.1 Hình dạng và kích thước

Trang 23

Liên cầu (Steptococcus) có dạng hình cầu, bắt màu Gram (+), đường kính 0.6

-1m Xếp thành từng chuỗi dài ngắn khác nhau, không có lông, không di động, khôngsinh nha bào, đôi khi có vỏ

Hình 4.2 Liên cầu 1.2 Tính chất nuôi cấy

Liên cầu chỉ phát triển được trên môi trường giàu các chất dinh dưỡng như:máu, huyết thanh, đường ,… Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 370C, trong khí trường cóoxy và một phần CO2

- Trên môi trường canh thang liên cầu phát triển, có hiện tượng lắng cặn

- Trên môi trường thạch thường liên cầu phát triển tạo thành khuẩn lạc nhỏ,tròn, lồi, nhẵn bóng, màu xám

- Trên môi trường thạch máu liên cầu phát triển, gây tan máu ,  hoặc  tùythuộc từng nhóm liên cầu

1.3 Tính chất hóa sinh

- Liên cầu không có men catalase

- Liên cầu không có khả năng phân hủy mật và muối mật

- Liên cầu nhóm A nhạy cảm với Bacitracin

2 Khả năng gây bệnh

Liên cầu thường có ở tị hầu và ruột của người và động vật khỏe mạnh Có khả

năng gây nhiều bệnh ở người đặc biệt là liên cầu nhóm A

Trang 24

- Bệnh thấp tim: xảy ra sau viêm họng do liên cầu, rồi biến chứng vào tim, vantim gây thấp tim Đây là những di chứng quan trọng nhất đưa đến phá hủy van tim và

cơ tim Triệu chứng điển hình của thấp tim bao gồm: sốt, cảm giác khó chịu, viêm đakhớp và viêm tim

- Bệnh viêm cầu thận cấp: do biến chứng của viêm họng hay viêm da do liêncầu xảy ra ở một số người 1- 3 tuần lễ sau nhiễm liên cầu A, đặc biệt là tuýp 12, 49hoặc 57 do tác động của phức hợp kháng nguyên - kháng thể lên màng cơ bản củatiểu cầu thận gây nên triệu chứng huyết niệu, phù thũng, cao huyết áp Phức hợpkháng thể - bổ thể - kháng nguyên của liên cầu được chứng minh bằng miễn dịchhuỳnh quang ở tổn thương tiểu cầu thận

2.2 Bệnh do liên cầu nhóm D

Bình thường liên cầu nhóm D có ở trong ruột và gây bệnh khi gặp điều kiệnthuận lợi hay gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ngoài ra liên cầu còn gây nhiễmkhuẩn màng não, nhiễm khuẩn huyết và có thể gây viêm màng trong tim

2.3 Liên cầu nhóm B và C

Liên cầu nhóm B và C thường gây bệnh cho súc vật nhưng đôi khi cũng gâybệnh cho người, liên cầu nhóm B có thể gây viêm não ở trẻ em

2.4 Bệnh do liên cầu Viridans

Gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm màng trong tim bán cấp (Osler) ở người

có van tim không bình thường

- Nuôi cấy phân lập:

+ Các chất dịch, mủ: cấy vào thạch máu, để 370C sau 24 giờ xem khuẩn lạc,hình thức tan máu Nếu khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, nhẵn, bóng, khô, màu hơi xám thìnhuộm soi Xác định tính chất sinh vật hóa học và phân biệt với phế cầu bằng thửnghiệm optochin hoặc neufeld

+ Máu và nước não tủy: cấy vào bình canh thang có glucose để 370C theo dõihằng ngày Nếu thấy môi trường trong suốt và đáy có lắng cặn, nhuộm soi thấy hìnhthể điển hình ta có thể nói rằng đó là liên cầu Muốn khẳng định thì xác định tiếp cáctính chất sinh vật hóa học

3.2 Chẩn đoán gián tiếp

Trang 25

Tìm kháng thể Antistreptolysin O có trong huyết thanh bệnh nhân mắc bệnhliên cầu bằng phản ứng Antistreptolysin O (phản ứng ASLO) Phản ứng này đượcứng dụng trong chẩn đoán bệnh thấp tim và viêm cầu thận cấp tính ở trẻ em.

4.2 Điều trị

Liên cầu nhóm A nhạy cảm với Penicillin, còn các liên cầu nhóm D và liên cầuviridans đã kháng với nhiều loại kháng sinh Việc điều trị tốt nhất là dựa vào khángsinh đồ, lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị

III Lậu cầu

1 Đặc điểm sinh học

1.1 Hình thể và tính chất bắt màu

- Vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae) là những song cầu hình hạt cà phê,

kích thước 0,8 x 0,6 m thường đứng thành đôi, bắt màu Gram (-) Trong bệnh lậucấp, lậu cầu nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân Lậu mạn, trên tiêu bản lậu cầu thưathớt và thường nằm ngoài tế bào bạch cầu Trên tiêu bản làm từ môi trường nuôi cấy,lậu cầu có hình dạng không điển hình

- Lậu cầu không có lông, không di động, không có vỏ và không có khả năngsinh nha bào

Hình 4.4 Lậu cầu 1.2 Tính chất nuôi cấy

- Vi khuẩn lậu khó nuôi cấy, chúng không phát triển được trong môi trườngthông thường mà đòi hỏi môi trường giàu chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh, cácchất dinh dưỡng khác Trong môi trường có các kháng sinh để ức chế các vi khuẩn

Trang 26

khác nhưng không ảnh hưởng tới sự phát triển của vi khuẩn lậu Nhiệt độ nuôi cấythích hợp là 350C - 360C trong khí trường có 10% CO2.

- Trên môi trường Thayer - Martin, sau 24 giờ vi khuẩn lậu phát triển tạo thànhkhuẩn lạc nhỏ, tròn, màu xám trắng

- Trên môi trường chocolate vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc nhỏ, tròn vàsáng lấp lánh

1.3 Tính chất hóa sinh

- Test oxidase dương tính

- Test catalase dương tính

- Vi khuẩn lậu lên men được đường glucose nhưng không lên men được đườngmaltose

2 Khả năng gây bệnh

- Lậu cầu chỉ tìm thấy ở người không thấy ở động vật cũng như trong thiênnhiên Lậu cầu có pyli giúp cho vi khuẩn bám vào niêm mạc Lậu cầu không có pylithì không gây bệnh được

- Bệnh lây trực tiếp giữa người với người theo đường tình dục Vi khuẩn lậugây viêm niệu đạo cả nam và nữ, với triệu chứng điển hình là đái khó, đái mủ, chảy

mủ niệu đạo Ngoài ra còn gây viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, tinh hoàn ởnam; viêm cổ tử cung, tử cung và vòi trứng ở nữ

- Đường lây từ đường sinh dục qua da và niêm mạc như: viêm trực tràng, lậuhọng ở người đồng tính nam hoặc khác giới Lậu mắt ở trẻ sơ sinh do nhiễm lậu cầukhi qua đường sinh dục của mẹ bị bệnh

- Nhiễm lậu lan tỏa: bệnh thường gặp ở những người bị lậu nhưng không đượcđiều trị Biểu hiện bệnh như: viêm khớp, viêm gan, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc,viêm màng não

3 Chẩn đoán vi sinh vật

3.1 Chẩn đoán trực tiếp

- Bệnh lậu cấp tính: ở nam lấy mủ niệu đạo lúc sáng sớm trước khi đi tiểu lầnđầu trong ngày Ở nữ lấy mủ ở lỗ niệu đạo, cổ tử cung và các lỗ của các tuyến âmđạo Làm tiêu bản nhuộm Gram soi trên kính hiển vi thấy rất nhiều bạch cầu đa nhân,trong đó có một số bạch cầu chứa đầy song cầu lậu Gram (-)

- Bệnh lậu mãn tính: lấy mủ niệu đạo nhuộm thấy vi khuẩn ít bạch cầu ít vàthường vi khuẩn nằm ngoài tế bào nên phải nuôi cấy để phân lập Bệnh phẩm cấy vàomôi trường đặc biệt như Chocolate, Thayer - Martin trong khí trường có 10% CO2, ởnhiệt độ 350C - 360C sau 48 giờ sẽ thấy khuẩn lạc màu xám trắng, mờ đục, lồi, lấplánh sáng Test Oxidase dương tính, test Catalase dương tính Muốn chẩn đoán xácđịnh phải dựa vào tính chất lên men các loại đường

3.2 Chẩn đoán gián tiếp

Trang 27

Trong bệnh viêm khớp do lậu cầu nuôi cấy vi khuẩn không thấy, có thể làmphản ứng huyết thanh để chẩn đoán, thường dùng phản ứng ELISA, kỹ thuật PCR.

IV Trực khuẩn lỵ

1 Đặc điểm sinh học

1.1 Hình thể và tính chất bắt màu

Trực khuẩn lỵ (Shigella) là trực khuẩn mảnh, bắt màu Gram (-), không có lông,

không di động, không có vỏ và không sinh nha bào Kích thước dài 1-3m

1.2 Tính chất nuôi cấy

Shigella là vi khuẩn hiếu, kỵ khí tùy tiện, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 370C.Trên môi trường đặc sau 24 giờ, vi khuẩn lỵ phát triển tạo thành khuẩn lạc nhỏ, tròn,lồi, bờ đều trong suốt

1.3 Tính chất sinh vật hóa học

Shingella lên men đường glucose không kèm theo hiện tượng sinh hơi, khônglên men đường lactose, không sinh H2S, không sử dụng được citrat trong môi trườngSimmons, không sinh ure, indol

1.4 Kháng nguyên

Shigella có kháng nguyên O và K, không có kháng nguyên H Dựa vào cấu trúc kháng nguyên Shigella được chia thành 4 tuýp huyết thanh là S dysenteriae, S.

flexneri, S boydii và S sonei

2 Khả năng và cơ chế gây bệnh

- Trực khuẩn lỵ xâm nhập vào cơ thể qua con đường thức ăn và nước uống tớiđại tràng, vi khuẩn bám và xâm nhập sâu vào niêm mạc đại tràng, rồi phát triển nhanhchóng

Trang 28

- Một số vi khuẩn chết giải phóng ra nội độc tố gây xung huyết, xuất tiết tạothành những ổ loét và mảng hoại tử Nội độc tố còn tác động lên thần kinh giao cảmruột gây co thắt và tăng nhu động ruột, làm cho bệnh nhân đau quặn bụng, buồn đingoài và đi ngoài nhiều lần phân có nhầy lẫn máu.

3.2 Chẩn đoán gián tiếp

- Phản ứng huyết thanh ít được làm để chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn vì đây làbệnh nhiễm khuẩn cấp tính cần được chẩn đoán nhanh, mặt khác phản ứng huyếtthanh không có tính đặc hiệu cao do có yếu tố kháng nguyên chung với một số vikhuẩn đường ruột khác

- Tuy nhiên, chẩn đoán huyết thanh được tiến hành với những trường hợp mạntính, cấy phân không phân lập được vi khuẩn hoặc làm để nghiên cứu về dịch tễ học

4 Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị

4.1 Phòng bệnh

Hiện chưa có vaccin phòng bệnh lỵ trực khuẩn Nên chủ yếu áp dụng biện phápphòng chung bằng cách: vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch, quản lý và xử lý phân,diệt ruồi, chẩn đoán sớm cách ly bệnh nhân

4.2 Điều trị

Shigella kháng lại hầu hết các kháng sinh thông thường dùng trong điều trị nhưAmpicillin, Chloramphenicol, Co – trimoxazol, … Nên việc điều trị tốt nhất là dựavào kháng sinh đồ và lựa chọn kháng sinh thích hợp

V Trực khuẩn Escherichia coli

1 Đặc điểm sinh học

- Hình thể: Escherichia coli (E.coli) là trực khuẩn gram âm, di động do có lông

quanh thân, một số chủng E.coli có vỏ polysaccharide, không sinh nha bào.

- Tính chất nuôi cấy: E.coli là vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc,

phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, một số có thể pháttriển được ở môi trường tổng hợp đơn giản Nhiệt độ thích hợp 370C, pH thích hợp là

7 - 7,2

Trang 29

- Tính chất sinh vật hóa học: E.coli lên men nhiều loại đường sinh a xít và sinh

hơi như: Glucose, lactose, ramnose; indol dương tính, đỏ methyl dương tính, citrat

âm tính, urease âm tính, H2S âm tính

2 Khả năng gây bệnh

E.coli là vi khuẩn chiếm nhiều nhất trong số vi khuẩn hiếm khí sống ở đường

tiêu hoá (chủ yếu ở ruột già) Chúng có mặt trong phân của trẻ sơ sinh sau khi sinhmột thời gian ngắn, vi khuẩn này cộng sinh với cơ thể góp phần tiêu hoá thức ăn, sảnxuất một số vitamin và giữ cân bằng sinh thái các vi khuẩn sống ở đường tiêu hoá

Tuy là vi khuẩn cộng sinh nhưng E.coli có thể gây bệnh trong một số trường

hợp Chúng có thể gây nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, đường ruột,đường hô hấp, và nhiễm khuẩn huyết, nhưng quan trọng nhất là gây nhiễm khuẩnđường tiêu hoá đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi Bệnh xảy ra có tính chất dịch tễ và gây tửvong khá cao

Phòng bệnh: hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu, cần chú ý vệ sinh

ăn uống nhất là khi có dịch viêm dạ dày - ruột ở trẻ em

Điều trị: E.coli là vi khuẩn có tỷ lệ kháng thuốc cao, nhất là các chủng phân lập

được từ nước tiểu Vì vậy tốt nhất làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợpđiều trị

VI Trực khuẩn lao

1 Đặc điểm sinh học

1.1 Hình thể và tính chất bắt màu

Trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) là trực khuẩn mảnh, hơi cong,

đứng riêng rẽ hoặc xếp thành từng đám nối đầu vào nhau, không có vỏ, không cólông, không có nha bào Bắt màu đỏ, trên nền xanh khi nhuộm bằng phương phápZiehl-Neelsen

1.2 Tính chất nuôi cấy

- Trực khuẩn lao thuộc loại hiếu khí tuyệt đối Vi khuẩn phát triển chậm, sau 1

- 2 tháng mới tạo được khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy

-Trên môi trường đặc Loeweinstein trực khuẩn lao mọc thành khuẩn lạc nhănnheo giống hoa súp lơ

- Trong môi trường lỏng Sauton lúc đầu trực khuẩn lao mọc thành váng và sau

đó có hiện tượng lắng cặn

Trang 30

1.3 Đề kháng

Trực khuẩn lao (BK) có khả năng đề kháng cao với các yếu tố lý, hoá Là loại

vi khuẩn kháng cồn kháng acid Trong đờm chúng có thể sống được một tháng, trongsữa có thể sống được nhiều tuần

2 Khả năng gây bệnh

- Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua con đường hô hấp, gây nênlao phổi (chiếm 90 tổng số lao) Ngoài ra,vi khuẩn lao còn có thể xâm nhập vào cơthể qua con đường tiêu hoá gây lao dạ dày ruột Từ hai cơ quan bị lao ban đầu là phổi

và đường ruột, trực khuẩn lao theo đường máu, bạch huyết đến tất cả các cơ quan vàgây lao các bộ phận khác nhau của cơ thể như: lao hạch, lao thận, lao xương, laomàng não…

- Vi khuẩn lao gây bệnh cho mọi lứa tuổi Bệnh thường qua 2 giai đoạn: lao sơnhiễm (VK xâm nhập lần đầu tiên vào cơ thể gây nên tổn thương ở vùng ngoại vi rấtthông khí của phổi), lao tái phát (phần lớn do sự hoạt động trở lại của ổ bệnh trầmlặng của lao sơ nhiễm)

3.3 Nuôi cấy

Bệnh phẩm sau khi được xử lý và nuôi cấy trên môi trường Loeweinstein hoặcmôi trường lỏng Sauton, cho kết quả chậm nhưng chính xác

3.4 Tiêm truyền súc vật

Tiêm truyền chuột lang hoặc chuột nhắt trắng là phương pháp nhạy nhất được

áp dụng khi cả hai phương pháp trên không xác định được vi khuẩn lao

3.5 Kỹ thuật khuếch đại chuỗi gen

Đây là kỹ thuật mới được áp dụng trong chẩn đoán bệnh lao cho kết quả nhanh

và chính xác, rất tốt cho chẩn đoán lao ngoài phổi nhưng lại khá tốn kém

4 Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị

4.1 Phòng bệnh

Trang 31

- Phòng không đặc hiệu: phát hiện bệnh sớm, cách ly bệnh nhân, điều trị triệt

để, xử lý đờm Đối với những người tiếp xúc với bệnh nhân phải uống kháng sinh dựphòng

- Phòng đặc hiệu: có vai trò rất quan trọng bằng cách tiêm vaccin BCG cho trẻtheo đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng

4.2 Điều trị

Nghỉ ngơi và dùng thuốc đúng liệu trình Do vi khuẩn lao ngày càng kháng lạikháng sinh, nên trong điều trị cần phải kết hợp INH với Streptomyxin, INH vớiRiamfixin, INH với Ethambutol và Rifamficin…Thuốc phải được dùng đúng thờiđiểm, đúng liều lượng và đủ thời gian

VII Trực khuẩn uốn ván

1 Đặc điểm sinh học

- Hình thể: trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) là loại trực khuẩn thẳng,mảnh, bắt màu Gram dương, có lông, di động mạnh, có khả năng sinh nha bào Khigặp điều kiện sống không thuận lợi, trực khuẩn hình thành nha bào Sự hình thànhnha bào nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện của nhiệt độ

- Nuôi cấy: trực khuẩn uốn ván là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ nuôi cấythích hợp là 370C

- Độc tố: có 2 loại độc tố là Tetanolysin và Tetanospamin

+ Tetanolysin có tác dụng làm tan hồng cầu thỏ, người và ngựa

+ Tetanospamin gây độc với thần kinh Đây là độc tố gây triệu chứng của bệnhuốn ván, độc tố này gắn vào các tế bào thần kinh gây ra các cơn co cứng và co giật

2 Khả năng gây bệnh

-Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương, tại đây chúngphát triển và tiết ra ngoại độc tố Ngoại độc tố xâm nhập vào các cơ quan qua đườngmáu, đường bạch huyết, thần kinh gây nên cá biểu hiện lâm sàng

- Bệnh nhân há mồm khó, các cơ mặt bị co kéo làm cho nét mặt bệnh nhân thayđổi, tiếp đến là co cứng ở gáy, lưng, ngực, thành bụng và các cơ ở chi, làm cho lưngbệnh nhân bị uốn cong, thân chỉ tiếp xúc với giường ở gót chân, mông, đầu khi cócơn co cứng(nên gọi là uồn ván) Giai đoạn cuối bệnh nhân bị co thắt các cơ ở họng

và cơ hoành làm bệnh nhân khó nuốt, khó thở, làm chức năng hô hấp và tuần hoàn bịrối loạn

- Độc tố thần kinh còn tác động vào thần kinh thực vật, gây sốt cao 390C

-410C, mạch nhanh 150 - 180 lần/phút, huyết áp giảm, nhịp thở nhanh nông, kali máugiảm, đường máu tăng, rối loạn thăng bằng kiềm - toan trong cơ thể

3 Chẩn đoán vi sinh vật

Trang 32

- Chẩn đoán bệnh uốn ván chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng Nhuộm soixác định hình thể ít có giá trị Tuy vậy trong một số trường hợp vẫn tiến hành nuôicấy để xác định VK.

- Bệnh phẩm có thể là mủ, chất tiết của vết thương, hoặc mẫu tổ chức dập nát

4 Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị

4.1 Phòng bệnh

- Phòng bệnh chung:

+ Những vết thương có khả năng nhiễm trùng trực khuẩn uốn ván, phải được

xử lý ngoại khoa bằng cách rửa sạch vết thương rạch rộng và cắt lọc tổ chức dậpnát…

+ Tiêm huyết thanh chống uốn ván Serum Anti Tetanus (SAT)

- Phòng đặc hiệu:

+ Những vết thương có khả năng nhiễm khuẩn uốn ván cần được tiêm phòngbệnh uốn ván là vaccin giải độc tố uốn ván dưới 2 dạng: riêng rẽ hoặc kết hợp vớibạch hầu, ho gà

+ Phòng uốn ván sơ sinh: Tiêm vaccin cho phụ nữ khi mang thai Mũi 1 vàotháng thứ 4 của thai kỳ, mũi 2 cách mũi thứ nhất một tháng hoặc trước khi đẻ ít nhất là 1tháng

+ Đối với trẻ em: Vaccin được dùng dưới dạng kết hợp với bạch hầu - ho gàtiêm theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng

4.2 Điều trị

Điều trị uốn ván phải tập chung vào những vấn đề sau:

- Xử lý vết thương và trung hòa độc tố càng sớm càng tốt bằng SAT

- Dùng kháng sinh

- Điều trị triệu chứng và hô hấp hỗ trợ

- Đảm bảo dinh dưỡng, phòng chống loét

VIII Xoắn khuẩn giang mai

1 Đặc điểm sinh học

1.1 Hình thể và tính chất bắt màu

Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) rất mảnh, có từ 8 – 14 vòng xoắn

đều, mỗi vòng xoắn cách nhau khoảng 1µ Không có vỏ, không sinh nha bào, có lông

ở 2 đầu nhưng không di động bằng lông mà di động băng sự uốn khúc các vòng lượncủa nó và xoay tròn quanh một trục

Nhuộm Fontana - Tribondeau: vi khuẩn có màu nâu đen dạng sóng hình sintrên nền màu nâu nhạt

Trang 33

Hình 4.6 Xoắn khuẩn giang mai 1.2 Tính chất nuôi cấy

Cho đến nay chưa nuôi cấy được xoắn khuẩn giang mai trên môi trường nhân tạo.Việc giữ chủng giang mai được thực hiện bằng cách cấy truyền liên tục trong tinh hoànthỏ

2 Khả năng gây bệnh

Vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập nhanh qua đường niêm mạc mắt, miệng,

da bị xây xát hoặc dụng cụ bị nhiễm, nhưng hiếm gặp Việc lây truyền chủ yếu dotiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục

2.1 Bệnh giang mai mắc phải

Sau vài giờ xâm nhập qua da, niêm mạc vào cơ thể xoắn khuẩn có mặt ở trongmáu Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 21 ngày Bệnh diễn biễn qua 3 thời kỳ:

- Giang mai thời kỳ 1: kéo dài khoảng 2 – 6 tuần lễ, bệnh biểu hiện chủ yếu làcác vết loét “săng” ở bộ phận sinh dục, vết loét không ngứa, không đau, loét nông vàchân cứng Kèm theo có hạch rắn ở vùng lân cận Trong dịch tiết của vết loét và dịchtrong hạch có nhiều xoắn khuẩn Đây là thời kỳ lây mạnh Sau vài tuần vết loét khỏi

và không để lại sẹo, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào máu

- Giang mai thời kỳ 2: Kéo dài 2 tháng đến 1 năm Bệnh biểu hiện đa dạng hơnvới các tổn thương rải rác ở da với các dát màu hoa đào (nốt hồng ban), có thể gặp ởmột số vị trí, hay toàn thân Các nốt hồng ban xuất hiện nhiều lần và lại khỏi không

để lại dấu vết Trong nốt hồng ban có ít vi khuẩn, song vẫn là thời kỳ lây mạnh Bắtđầu xuất hiện tổn thương ở cơ quan nội tạng

- Giang mai thời kỳ 3: Gặp ở người bệnh không được điều trị Tổn thương ănsâu vào tổ chức tạo nên các gôm giang mai ở da, xương, gan, tim mạch Đặc biệt làtổn thương ở hệ thần kinh trung ương, hiếm thấy vi khuẩn trong gôm

2.2 Bệnh giang mai bẩm sinh

- Phụ nữ có thai bị bệnh giang mai, xoắn khuẩn có thể qua rau thai vào thai nhigây xẩy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai

Trang 34

- Có thể sau khi sinh 6 - 8 tuần đã xuất hiện thương tổn ở trẻ gọi là giang maibẩm sinh sớm Đôi khi 5 - 6 năm sau mới xuất hiện bệnh gọi là giang mai bẩm sinhmuộn.

3 Chẩn đoán vi sinh vật

3.1 Chẩn đoán trực tiếp

Áp dụng cho giang mai thời kỳ 1 Bệnh phẩm là chất tiết ở săng giang maihoặc dịch tiết ở nốt hồng ban Tiến hành soi tươi bằng kính hiển vi nền đen, để xemtính chất di động, nhuộm Fontana - tribondeau, kết hợp với khai thác tiền sử và lâmsàng để có chẩn đoán xác định

3.2 Chẩn đoán gián tiếp

Áp dụng cho giang mai ở thời kỳ 2 và 3

- Phản ứng không đặc hiệu: kháng nguyên là chất lipoid chiết xuất từ tim bò,kháng thể cần tìm là chất Reagin có trong huyết thanh bệnh nhân bằng phản ứng:

+ RPR: rapid Plasma Reagin

+ VDRL: veneral Disease Reseach Laboratories

- Phản ứng đặc hiệu: kháng nguyên là xoắn khuẩn giang mai tìm kháng thể cótrong huyết thanh bệnh nhân bằng các phản ứng:

+ Phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai: Treponema Pallidum Immobilization (TPI)

+ Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp: Fluorescence Treponemaantibody (FTA)

+ Phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động: Treponema PallidumHemaglutination (TPHA)

4 Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị

4.1 Phòng bệnh

Giang mai là một bệnh xã hội gây nhiều hậu quả nguy hiểm, đứng thứ hai sauAIDS, nên việc phòng bệnh là nhiệm vụ của toàn xã hội bằng cách giáo dục nếp sốnglành mạnh, thanh toán tệ nạn mại dâm Phát hiện bệnh sớm, ngăn chặn tiếp xúc

4.2 Điều trị

Điều trị sớm và triệt để bệnh giang mai

Dùng kháng sinh Penicillin, nếu dị ứng thì dùng Tetracyclin

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1 Mô tả đặc điểm sinh học của các vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lậu cầu, trựckhuẩn lỵ, Escherichia coli, phẩy khuẩn tả, khuẩn lao, uốn ván và xoắn khuẩn giangmai?

Trang 35

2 Trình bày khả năng gây bệnh và phương pháp chẩn đoán vi sinh vật các vi khuẩn:

tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn lỵ, E.coli, phẩy khuẩn tả, khuẩn lao, uốnván và xoắn khuẩn giang mai?

3 Trình bày nguyên tắc phòng và điều trị bệnh do các vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, phếcầu, lậu cầu, trực khuẩn lỵ, E.coli, phẩy khuẩn tả, khuẩn lao, uốn ván và xoắn khuẩngiang mai?

Trang 36

Bài 5 MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP Mục tiêu:

1 Trình bày được đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh, phương pháp chẩnđoán, nguyên tắc phòng và điều trị bệnh do nhiễm một số loại virus gây bệnh thườnggặp

2 Vận dụng được các kiến thức đã học thực hiện truyền thông, giáo dục phònglây nhiễm một số virus gây bệnh thường gặp

3 Chủ động nghiên cứu, làm việc độc lập, có trách nhiệm trong học tập và thựchiện công tác chuyên môn

Nội dung:

I Virus cúm

Virus cúm (Influenza virus) là thành viên chính của nhóm Orthomyxo virus

cũng là căn nguyên gây bệnh cúm Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính tạo dịch do 3type cúm A, B, C

1 Đặc điểm sinh học

1.1 Hình thể và cấu trúc

Virus cúm có dạng hình cầu, kích thước 100 - 120 nm Lõi là ARN sợi đơn,cúm A và B phân làm 8 đoạn gen, cúm C phân làm 7 đoạn gen Trên mỗi đoạn gencủa virus chứa đựng nhiều mật mã di truyền

Capsid được cấu tạo bởi các phân tử protein cùng với ARN tạo thànhnucleocapsid đối xứng xoắn

Vỏ envelope được cấu tạo bởi lớp phân tử kép lipid, trên bề mặt của nó có cácgai nhú Các gai nhú đó được cấu tạo bởi glycoprotein, đây là thành phần khángnguyên hemaglutinin (H) và neuraminidase (N) Hiện nay có 1 cấu trúc khángnguyên H được ký hiệu từ H1-H13, và 9 cấu trúc kháng nguyên N được ký hiệu từ N1-

N9 Kháng nguyên H, N luôn luôn thay đổi tạo ra các type virus mới

1.2 Đề kháng

Virus cúm vững bền ở pH 4-9, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C/30 phút, từ 0oC –

4oC sống được vài tuần, ở -20oC và đông khô virus cúm sống được hàng năm

Virus cúm nhạy cảm với các dung môi hòa tan lipid như: ether, cloroform,formalin … tia cực tím có tác dụng bất hoạt virus cúm nhưng không phá hủy cấu trúckháng nguyên

2 Khả năng gây bệnh

Virus cúm xân nhập vào cơ thể qua con đường hô hấp, bệnh thường xảy ra vàomùa đông xuân Đối tượng cảm thụ là người khỏe mạnh, chưa có kháng thể khángvirus cúm

Trang 37

Bệnh biểu hiện với các triệu chứng: sốt nhẹ, hắt hơi, đau đầu, đau mình, ho,xuất tiết nhiều nước mắt, nước mũi.

Đối với trẻ nhỏ có thể gặp sốt cao, co giật, viêm dạ dày- ruột, trẻ sơ sinh còn cóbiểu hiện nặng hơn với các triệu chứng viêm cơ tim, viêm phổi, viêm não dẫn tới tửvong Bệnh ở đường hô hấp do virus thường kèm theo bội nhiễm vi khuẩn do đó làmcho bệnh ngày càng nặng thêm

Virus cúm A thường gây ra đại dịch, cúm B thường gây ra vụ dịch nhỏ, virus

Định type virus bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu, kết hợp bổ thể

Có thể tìm trực tiếp virus bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang hay kỹ thuậtPCR

3.2 Chẩn đoán gián tiếp

Lấy máu kép, tách lấy phần huyết thanh và bảo quản ở -200C

Làm các phản ứng: kết hợp bổ thể, ức chế ngưng kết hồng cầu, ELISA

Hiệu giá kháng thể lần 2 phải tăng gấp 4 lần hiệu giá kháng thể lần 1 mới đượcxác định là bệnh nhân bị bệnh cúm

4 Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị

* Phòng bệnh

- Phòng không đặc hiệu: phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân nhưng khó do bệnhlây qua đường hô hấp Dùng thuốc sát trùng nhỏ mũi, giữ vệ sinh răng miệng, sửdụng interferon

- Phòng đặc hiệu: vaccin tinh chế hiệu quả bảo vệ không cao do virus hay độtbiến, hiệu quả miễn dịch thường tồn tại dưới 12 tháng

* Điều trị

Trong vụ dịch có thể sử dụng amantadin và rimantadin để ức chế sự nhân lêncủa virus Dùng kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn và các thuốc điều trị triệuchứng Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, bằng chế độ ăn giàu đạm và vitamin

II Virus viêm não Nhật Bản

Virus viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis virus) do Hayshi phát hiện

Trang 38

các vụ dịch lớn, nhất là ở Châu Á Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B

(Flavivirus) của Arbovirus, nên còn gọi là virus viêm não Nhật Bản B.

1.3 Đề kháng

Virus viêm não Nhật Bản nhạy cảm với các dung môi hoà tan lipid như: ether,cloroform, natri desoxycholat và formalin Dưới tác dụng của tia cực tím, virus bị bấthoạt dễ dàng, ở 600C virus bị tiêu diệt sau 30 phút Nhưng trong dung dịch glycerol

50 hay bảo quản ở -700C virus có thể sống vài tháng đến vài năm

1.4 Kháng nguyên

Virus viêm não Nhật Bản có kháng nguyên chung với các virus cùng nhómFlavivirus Vì vậy trong phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu có phản ứng chéo với cácvirus cùng nhóm, phản ứng ELISA ít có phản ứng chéo hơn

2 Khả năng gây bệnh

2.1 Dây chuyền dịch tễ

Virus viêm não Nhật Bản lưu hành rộng rãi ở Châu Á Trong khi Nhật Bản cănbản đã thanh toán được bệnh này thì các nước như Ấn Độ, Nepal, Thái Lan, ViệtNam… số người mắc bệnh viêm não Nhật Bản lại này một gia tăng

Các vụ dịch thường xảy ra ở mùa hè Ổ chứa virus là động vật có xương sốnghoang dại, một số loài chim và gia súc như lợn Vật chủ trung gian truyền bệnh là

muỗi Culex fatigans, truyền virus qua các động vật có xương sống và từ đó chuyển

sang người

2.2 Khả năng gây bệnh cho người

Khi muỗi Culex fatigans mang virus viêm não Nhật Bản đốt người, người sẽmắc bệnh viêm não Nhật Bản Bệnh thường gặp ở trẻ em, chủ yếu ở lứa tuổi dưới 10tuổi, phần lớn là thể ẩn, thể điển hình gặp rất ít

Thời kỳ ủ bệnh dài, ngắn khác nhau.Thể nhẹ, trên lâm sàng có biểu hiện nhứcđầu, sốt nhẹ, khó chịu trong vài ngày Thể điển hình là viêm não, khởi phát đột ngộtnhư: đau đầu dữ dội, sốt cao, cứng gáy, thay đổi cảm giác, trẻ nhỏ có thể có co giật vàliệt Bệnh tử vong trong giai đoạn toàn phát là 10

Trang 39

Bệnh nhân có thể để lại di chứng như biến loạn tinh thần, giảm trí tuệ, thay đổi

cá tính và liệt

3 Chẩn đoán vi sinh vật

3.1 Chẩn đoán trực tiếp

* Bệnh phẩm:

- Máu: lấy 2 - 4 ml máu sau khi phat hiện 1 - 3 ngày

- Nước não tuỷ: lấy 2 - 4 ml nước não tuỷ bệnh nhân

- Vectơ: bắt 20 - 30 con muỗi Culex fatigans cho vào ống nghiệm.

* Kỹ thuật phân lập:

- Kỹ thuật phân lập trên chuột nhắt trắng 1 - 3 ngày tuổi

- Kỹ thuật phân lập trên tế bào muỗi C6/36

- Kỹ thuật phân lập trên bào thai gà ấp 7 - 8 ngày

* Xác định virus:

- Kỹ thuật ngưng kết hồng cầu

- Kỹ thuật miên dịch huỳnh quang

- Kỹ thuật ELISA

3.2 Chẩn đoán gián tiếp

* Bệnh phẩm: Lấy máu lần 1, tách lấy phần huyết thanh khử bổ thể, bảo quản ở

âm 200C Chờ 7 ngày sau lấy máu lần 2 Hai mẫu máu làm trong cùng điều kiện

* Kỹ thuật chẩn đoán:

- Kỹ thuật ngăn ngưng kết hồng cầu

- Kỹ thuật kết hợp bổ thể

- Kỹ thuật trung hoà giảm đám hoại tử

- Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang

* Phòng bệnh đặc hiệu: hiện đã có vaccin phòng bệnh viêm não Nhật Bản tiêm

cho trẻ dưới 10 tuổi

4.2 Điều trị

Cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Trang 40

- Chống phù não.

- Chống co giật

- Chống bội nhiễm bằng kháng sinh

- Hạn chế di chứng: thời kỳ lui bệnh cần xoa bóp, lý liệu pháp hoặc châm cứu,đồng thời luyện tập để phục hồi lại chức năng Đảm bảo cung cấp calo - protein

III Virus viêm gan

1 Đại cương

Virus viêm gan là những virus có ái tính với tế bào gan Sau khi virus xâmnhập vào cơ thể, tế bào đích mà virus hướng tới, xâm nhập, nhân lên và gây tổnthương chủ yếu là tế bào gan Mặc dù cùng tế bào đích nhưng các virus viêm gan cócấu trúc, đường xâm nhập và cơ chế gây bệnh khác nhau Do vậy virus viêm ganđược chia làm 6 loại là: A, B,C,D,E,G Trong đó virus được đề cập đến nhiều là virusviêm gan B

2 Virus viêm gan B

2.1 Đặc điểm sinh học

2.1.1 Cấu trúc

- Virus viêm gan B (tiếng Anh: Hepatitis B virus, viết tắt là HBV) thuộc họ Hepadnaviridae HBV là virus mang AND sợi kép Vỏ capsid có đối xứng hình khối,

vỏ envelope được cấu tạo bởi các phân tử protein cấu trúc Kích thước 42 nm

- HBV con có cấu trúc AND - polimerase, giúp cho virus tổng hợp ADN ởnhân tế bào, ADN một phần tích hợp vào nhiễm sắc thể của tế bào gan, phần còn lạilàm khuôn mẫu để tổng hợp mARN Sự nhân lên của HBV được thực hiện trên tế bàongười, khỉ, vượn

2.1.2 Kháng nguyên

HBV có 3 loại kháng nguyên:

- HBsAg có trọng lượng phân tử 23.000 - 29.000 dalton, có sự thay đổi giữa cácthứ type, giúp cho virus bám vào tế bào gan HBsAg tim thấy trong máu, huyết tươngcủa bệnh nhân

- HBcAg có trọng lượng phân tử 18.000 - 19.000 dalton HBcAg chỉ tồn tạitrong tế bào gan, không tìm thấy trong máu người nhiễm HBV

- HBeAg có trọng lượng phân tử 16.000 - 19.000 dalton HBeAg tìm thấy trongmáu, huyết tương của bệnh nhân

2.1.3 Đề kháng

- HBV bị bất hoạt ở 1000C/ 5 phút, formalin nồng độ 3 trong 5 phút

- HBsAg ở - 200C có thể tồn tại được 20 năm

2.1.4 Khả năng gây bệnh

Ngày đăng: 26/02/2024, 10:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w