MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÉT ĐẸP TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS VÂN XUÂN - Full 10 điểm

50 1 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÉT ĐẸP TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS VÂN XUÂN - Full 10 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Chúng em chân thành cảm ơn B an giám hiệu T rường THCS Vân Xuân , các thầy cô giáo trong nhà trường đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ về phương pháp nghiên cứu, tiến hành thực nghiệm để chúng em hoàn thành đề tài này Cảm ơn cô giáo Lê Thị Than h Huyên đã trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu tài liệu để chúng em hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình Cảm ơn các bạn học sinh trong nhà trường đã đóng góp ý kiến chân thành, cởi mở để chúng em thu thập được nhiều thông tin, có những nhận định đúng để hoàn thành đề tài LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác PHÒNG GIÁO D Ụ C VÀ ĐÀO T Ạ O VĨNH TƯ Ờ NG TRƯ Ờ NG TRUNG H Ọ C CƠ S Ở VÂN BÁO CÁO NGHIÊN C Ứ U KHOA H Ọ C D Ự ÁN MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÉT ĐẸP TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS VÂN XUÂN Lĩnh v ự c: 02 - Khoa h ọ c xã h ộ i và hành vi NHÓM TH Ự C HI Ệ N: 1 Đ ặ ng Th ị Th ả o Phương L ớ p 9 A - Nhóm trư ở ng 2 Kim Thùy Dung L ớ p 9A - Thành viên NGƯ Ờ I HƯ Ớ NG D Ẫ N : Lê Th ị Thanh Huyên - Giáo viên 2 MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Phần mở đầu 1 Lý do chọn dự án 3 2 Ý nghĩa của dự án 3 3 Mục đích nghiên cứu 4 4 Đối tượng nghiên cứu 4 5 Phương pháp nghiên cứu 4 6 Nội dung nghiên cứu 5 7 Những điểm mới của dự án 5 Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử cho HS THCS 1 Một vài nét đẹp về văn hóa ứng xử của người Việt Nam 6 2 Những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa ứng xử 7 3 Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của học sinh 8 Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh Trường THCS Vân Xuân 1 Khái quát chung về thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh 12 2 Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS Vân Xuân 16 3 Đánh giá về văn hóa ứng xử của học sinh THCS Vân Xuân 28 4 Nguyên nhân 29 Chương 3: Một số giải pháp góp phần xây dựng các nét đẹp trong văn hóa ứng xử của học sinh Trường THCS Vân Xuân 1 Các giải pháp góp phần xây dựng các nét đẹp trong văn hóa ứng xử của học sinh THCS Vân Xuân 29 2 Kết quả mang lại khi thực hiện các giải pháp xây dựng các nét đẹp trong văn hóa ứng xử của học sinh THCS Vân Xuân 35 Kết luận và kiến nghị 1 K ết luận 42 2 Một số kiến nghị 42 Tài liệu tham khảo 43 Phụ lục 44 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn dự án - Tại sao cậu lại vứt rác bừa bãi? - Tại sao trên xe buýt cậu không nhường chỗ cho cụ già? - Tại sao cậu lại tham gia đua xe bốc đầu? - “Tao vừa bị “ông già” tao chửi vì tội…” - “Ông bà thì biết gì mà xía vô chuyện của cháu?” …………… Những cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, trong gia đình, những câu nói tục, chửi bậy được văng ra mọi nơi, mọi lúc trong giới học sinh hiện nay không còn là hiếm Văn hóa ứng xử của một bộ phận không nhỏ HS THCS ngày càng xuống cấp Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội đang ngày một biến đổi nhanh chóng về mọi mặt, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo thế hệ trẻ thành những lớp ng ười vừa có đạo đức, vừa có tài Văn hóa ứng xử là một trong những sự thể hiện rõ nét nhất phẩm chất đạo đức của con người Xã hội ngày càng phát triển, học sinh ngày càng được tiếp nhận thông tin từ nhiều hướng, có điều kiện để phát triển về cả thể chất và tinh thần Hầu hết học sinh kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có lối sống lành mạnh, trung thực, đoàn kết, nhân ái, có động cơ học tập nghiêm túc và tích cực, chủ động trong học tập, tích lũy kiến thức Tuy nhiên, một bộ phận học sinh có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đạo đức đến bản thân, gia đình, xã hội; xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, sống buông thả, tự đặt mình ra khỏi những nguyên tắc, có lối hành xử bạo lực phi nhân tính, lười học tập Vì vậy, việc tìm hiểu về văn hóa ứng xử của học sinh để tìm ra các biện pháp giáo dục nhằm hình thành những cái nhìn đúng đắn cho học sinh trong văn hóa ứng xử là quan trọng và cần thiết để góp phần hình thành ở họ những phẩm chất nhân cách cần thiết đáp ứng được yêu cầu của xã hội Xuất phát từ những lí do trên, chúng em lựa chọn dự án “ Một số giải pháp xây dựng nét đẹp trong văn hóa ứng xử của học sinh Trường THCS Vân Xuân ” để nghiên cứu 2 Ý nghĩa của dự án Dự án nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của văn hóa ứng xử ở HS THCS hiện nay v à văn hóa ứng xử của các bạn HS Trường THCS Vân Xuân nói riêng Dự án đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giúp các bạn HS Trường THCS Vân Xuân xây dựng, rèn luyện cho mình các nét đẹp trong văn hóa ứng xử Quan trọng hơn cả nhóm tác giả của dự án cũng rất mong được nhân rộng dự án đến tất cả các bạn HS đang độ tuổi cắp sách đến trường để các bạn có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ứng xử trong cuộc sống Từ đó các bạn tự nhìn nhận lại mình, tự điều chỉnh các hành vi ứng xử trong cuộc sống sao cho văn minh lịch sự Qua đây chúng em cũng mong muốn các gia đình, các thầy cô, các tổ chức xã hội cùng chung tay chấn chỉnh, xây dựng lại các hành vi ứng xử của các bạn 4 HS Trường THCS trên nền tảng được kế thừa truyền thống văn hóa ứng xử của người Việt Nam xưa và nay sao cho đẹp 3 Mục đích nghiên cứu Dự án nghiên cứu cơ sở lý luận chung về văn hóa ứng xử Làm rõ thực trạng văn hóa ứng xử của HS THCS nói chung và văn hóa ứng xử của HS THCS Vân Xuân nói riêng Dự án đề xuất một số biện pháp giáo dục về văn hóa ứng xử trong nhà trường, tại gia đình, ngoài xã hội và ứng xử văn hóa trên mạng xã hội để giúp các bạn học sinh cách cư xử đúng đắn với những người xung quanh; nhằm hình thành những hành vi ứng xử có văn hóa, có những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh THCS Vân Xuân 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của dự án : “ Một số giải pháp xây dựng nét đẹp trong văn hóa ứng xử của học sinh Trường THCS Vân Xuân ” qua việc khảo sát ngẫu nhiên trên 160 học sinh ở T rường THCS Vân Xuân Dự án tập trung đến văn hóa ứng xử của HS THCS trên các khía cạnh như: - Cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình - Cách ứng xử với thầy cô, bạn bè… trong trường học - Cách ứng xử nơi công cộng - Cách ứng xử trên mạng xã hội - Cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp 5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: tổng hợp phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài để tiến hành xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng phiều điều tra để khảo sát thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến hành vi ứng xử thiếu văn hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi văn hóa ứng xử của học sinh Trường THCS Vân Xuân - Phương pháp quan sát: Trong đề tài này chúng em quan sát các bạn học sinh trong các quan hệ ứng xử trong trường học, tại gia đình và trên mạng xã hội, nơi công cộng để thu thập thêm thông tin về một số vấn đề cần nghiên cứu - Phương pháp đàm thoại: để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu, chúng em gặp gỡ trực tiếp với một số học sinh để tìm hiểu thực trạng về văn hóa ứng xử của họ, trao đổi với một số thầy cô giáo làm công tác của nhiệm lớp ở các lớp được điều tra, trao đổi với cô Tổng phụ trách Đội để thu thập và bổ sung thông tin cần nghiên cứu, đồng thời xác định độ tin cậy của kết quả điều tra - Phương pháp sử dụng các bài tập tình huống: Xây dựng hệ thống các bài tập tình huống về giao tiếp ứng xử, từ đó giúp các bạn học sinh có khả năng phân tích, đánh giá và biết xử lí những tình huống trong giao tiếp một cách phù hợp nhất - Phương pháp xử lí số liệu thực nghiệm bằng toán thống kê: Sử dụng một số công thức toán học để xử lý thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm 5 6 Nội dung của dự án Dự án tập trung nghiên cứu những nội dung sau: - Làm rõ các khái niệm liên quan đến dự án - Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp cơ bản trong vấn đề văn hóa ứng xử để định hướng cho các bạn học sinh có văn hóa khi giao tiếp ứng xử, giúp đỡ nhau trong học tập đáp ứng yêu cầu của con người trong thời đại công nghệ, phù hợp với mục tiêu giáo dục cấp THCS và các phong trào thi đua của ngành đề ra Tiến hành các biện pháp, giải pháp cơ bản để tuyên truyền đến các học sinh có cách cư xử đúng đắn, phù hợp, giúp cho mối quan hệ với cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn, văn minh, lịch sự hơn 7 Những điểm mới của dự án Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay là một vấn đề không mới và đã được cả xã hội quan tâm Tuy nhiên trong đề tài này, chúng em nghiên cứu vấn đề một cách hệ thống ở một môi trường nhất định và mong muốn đưa ra những phương pháp cơ bản nhất, có tính khả thi cao để giúp các bạn nhận thức được và điều chỉnh hành ứng xử của mình 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH THCS 1 Một vài nét đẹp về văn hóa ứng xử của người Việt Nam Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, những giá trị văn hóa tốt đẹp đã được ông cha ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác Ở đó những giá trị đẹp trong văn hóa ứng xử luôn được phát huy, tạo nên các mối quan hệ hài hòa, là sức mạnh tinh thần giúp người Việt đoàn kết, vững vàng vượt qua bao gian khó Trước hết phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người Văn hóa này đã được dân tộc ta hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như: - “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ”, - “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, - “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, - “Uống nước nhớ nguồn” … đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau Những nét đẹp ứng xử văn hóa trong gia đình được đúc rút ghi lại qua các câu ca dao, tục ngữ Chẳng hạn, câu ca dao thể hiện sâu sắc lòng tri ân của con cái đối với bậc sinh thành: “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ” mối quan hệ ứng xử giữa anh chị em trong nhà cũng luôn được đề cao: “ Anh em như chân, như tay Như chim liền cánh, như cây liền cành” hay:“Em thuận, anh hòa là nhà có phúc” Hình 1: Tranh minh họa (Nguồn sưu tầm Internet) 7 Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, dù văn hóa ứng xử đã có nhiều thay đổi so với ngày xưa nhưng những khuôn phép của mỗi gia đình Việt Nam vẫn là sự duy trì giá trị ứng xử gia đình truyền thống và áp dụng linh hoạt cái mới, cái tiến bộ Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình, làng và nước Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình” Bao đời nay, trong tâm thức người Việt Nam, người thầy giữ địa vị số một trong nhà trường Người thầy được coi là người quyết định tới sự thành bại của trò: “ Không thầy đố mày làm nên”; “Thầy nào - trò ấy”, “Xem lũ trò hay, biết thầy dạy giỏi”, Từ vai trò quyết định đó, người thầy được xếp thứ hai trong phép “Tam cương” (Quân - Sư - Phụ) của đạo Nho và được tôn kính suốt đời: “Vua, thầy, cha ấy ba người Kính thờ như một trẻ ơi ghi lòng” Sách sử xưa nay đã có bao tấm gương tôn sư trọng đạo thật cảm động Thầy Chu Văn An, một vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực, đồng thời cũng là một vị thầy lỗi lạc có nhiều học trò giỏi như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Học trò thầy dù làm đến bậc tể tướng, mỗi khi đến thăm sức khỏe thầy vẫn phải khép nép chắp tay đứng hầu ở dưới bậc thềm, tỏ vẻ hết lòng tôn kính Có thể t hấy, ứng xử ngày nay không câu l ệ như xưa, nhưng vẫn giữ được mực thước, tiêu chuẩn, cốt lõi của ứng xử truyền thống người Việt Đó là, trong phương châm ứng xử người Việt ngày nay không chỉ biết hài hòa lợi ích cá nhân và cộng đồng, mà còn biết sống hy sinh vì người khác, biết yêu nước thương nòi Dân tộc ta có hai nhà văn hóa lớn tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa ứng xử của người Việt là Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh, dù sống ở hai thời đại lịch sử hoàn toàn khác nhau, xong đều gặp nhau ở một điểm, đó là lấy nhân nghĩa làm gốc để ứng xử với con người và dùng nó làm chuẩn mực, làm thước đo để làm nên nhân cách của mình Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống ứng xử tốt đẹp của dân tộc, sống đạo đức mẫu mực, cống hiến cả cuộc đời mình vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, là người tiêu biểu cho văn hóa ứng xử của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới 2 Những vấn đề lí luận cơ bản về văn hóa ứng xử 2 1 Văn hóa Từ thế kỉ XIX, nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1971), trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy (1871) ông cho rằng: “Văn hóa là tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ khả năng tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội” Đến năm 1881, trong tác phẩm Nhân loại học, ông khẳng định: “Văn hóa là hoàn toàn sở hữu của riêng loài người” Quan niệm này đã được các nhà nhân loại học trên thế giới sử dụng suốt nửa thế kỉ Đầu thế kỉ XX, nhà nhân loại học người Mỹ Edward Sapir (1884 - 1939), trong tác phẩm Lí thuyết văn hóa (1920) đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa chính là bản thân con người, cho dù những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống” 8 Ở Việt Nam, trong Hồ Chí Minh toàn tập, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, ở, mặc và phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua các quá trình hoạt động thực tiễn và xã hội của mình” 2 2 Ứng xử Ứng xử là từ ghép gồm “ứng” và “xử” Trong đó “ứng” là ứng phó, đối phó; “xử” là xử lí, xử thế, xử sự Ứng xử là phản ứng của c on người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp Nó là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi cử chỉ cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt nhất trong mối quan hệ giữa con người với nhau Ứng xử của con người được qui định bởi các giá trị xã hội rõ rệt Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua hệ thống thái độ, hành vi cử chỉ cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh 2 3 Văn hóa ứng xử (Văn hóa giao tiếp) Văn hóa ứng xử là trình độ cao của mối quan hệ giữa con người – con người, thể hiện ở hình thức giao tiếp văn minh, lịch sự, biểu hiện bằng một hệ thống hành vi ứng xử phù hợp với giá trị của xã hội Theo tác giả Trần Trọng Thủy, văn hóa giao tiếp biểu hiện ở các nét tính cách như: tôn trọng con người, có thiện chí, quan tâm, độ lượng, nhân hậu, trung thực, thật thà, nhường nhịn, tế nhị, lịch sự khi giao tiếp Văn hóa giao tiếp còn được thể hiện ở kĩ năng giao tiếp đặc trưng như: không định kiến với người khác, thể hiện tình cảm của mình với người khác, biết lắng nghe ý kiến của người khác, không áp đặt quan điểm của mình cho họ Tính cách và các kĩ năng trên tạo thành văn hóa giao tiếp của con người Tuy nhiên, vốn văn hóa giao tiếp ở mỗi người không phải như nhau, không tự nhiên có sẵn mà phải được hình thành qua học tập, rèn luyện trong cuộc sống của mỗi người Như vậy, văn hóa ứng xử được hiểu: Văn hóa ứng xử là những biểu hiện hành vi, thái độ và cách nói năng phù hợp với các giá trị giá trị xã hội nói chung, phù hợp với giá trị đạo đức nói riêng của một nền văn hóa xã hội nhất định 3 Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của học sinh THCS 3 1 Gia đình Gia đình là môi trường sống, hoạt động và giao tiếp gần nhất của cá nhân Gia đình có chức năng giáo dục, đặc biệt là giáo dục cách ứng xử có văn hóa đúng chuẩn mực Gia đình bao gồm nhiều yếu tố phức hợp như: huyết thống, 9 tâm lý, văn hoá và kinh tế và thông qua đó mỗi cá nhân có sự liên hệ với gia đình Gia đình có ảnh hưởng đặc biệt tới sự hình thành thế giới quan, lý tưởng sống, văn hóa ứng xử của cá nhân Gia đình là nơi con người được sinh ra và lớn lên và là nơi con người được giúp đỡ có khi trong suốt cả cuộc đời Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của con người, giúp con người ngay từ khi còn nhỏ đã tiếp nhận những giá trị đúng đắn để hội nhập vào cuộc sống xã hội Những giá trị được tiếp nhận từ tuổi thơ trong gia đình luôn là hành trang cần thiết cho con người mang theo để làm phương châm “đối nhân xử thế” Gia đình có văn hoá, sống có tôn ti trật tự, giản dị và lành mạnh, biết giữ gìn phẩm giá gia phong, mọi người biết yêu thương đùm bọc nhau, đồng thời ông bà cha mẹ là tấm gương cho con cái là gia đình biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình Việt Nam Nghề nghiệp, truyền thống, nếp sống, văn hoá của gia đình và các thành viên trong gia đình, những giá trị mà những người có uy tín trong gia đình lựa chọn như tình yêu đối với đất nước, sự cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của đất nước, niềm say mê công việc, tinh thần trách nhiệm, lòng độ lượng, khao khát học tập, trung thực trong nghề nghiệp và giao tiếp, tình thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong gia đình đều tác động đến sự lựa chọn các giá trị văn hóa ứng xử ở lớp trẻ Những tác động từ gia đình tạo tiền đề nhận thức và tình cảm đầu tiên về những giá trị văn hóa ứng xử của cá nhân 3 2 Nhà trường Nhà trường là một tổ chức xã hội với mục đích giáo dục đào tạo, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội Nhà trường gắn bó với con người từ khi họ cắp sách đến trường Nhà trường có đội ngũ các thầy cô giáo được đào tạo về chuyên môn và được trau dồi phẩm chất đạo đức, là những tấm gương cho lớp trẻ noi theo Nhà trường chủ động tác động đến con người một cách có hệ thống, có mục đích, có nội dung, phương pháp rõ ràng và cụ thể Nhà trường cũng chính là một xã hội thu nhỏ qua đó nhân cách sống và lối sống của con người được hình thành và phát triển và bộc lộ Cuộc sống của học sinh gắn bó chặt chẽ với nhà trường Hầu hết các hoạt động của học sinh được diễn ra tại nhà trường, đặc biệt hoạt động học tập và giao tiếp Trong nhà trường, bên cạnh việc truyền đạt những tri thức cơ bản cho người học, còn phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho họ Phương pháp giảng dạy, đặc biệt sự gương mẫu của các thầy cô giáo có tác dụng củng cố nhận thức, hình thành văn hóa ứng xử ở học sinh Ảnh hưởng từ phía nhà trường đến văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân khá phong phú, trong đó những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất chính là việc tổ chức hoạt động học tập và các hoạt động vui chơi giải trí cho người học ra sao Qua đó cũng thể hiện quy chế, kỷ cương, nề nếp của nhà trường có chặt chẽ hay không Nhà trường còn diễn ra các mối quan hệ với thầy cô và bạn bè Một nhà trường có kỷ cương , nề n nếp tốt đẹp, thầy cô giỏi chuyên môn, gương mẫu, tập thể bạn bè biết yêu đùm bọc, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau sẽ là môi trường giáo dục có sự tác động mạnh mẽ đến lối sống của học sinh Nhà trường là môi trường có văn hoá luôn được xem là “pháo đài” vững chắc để giúp thế hệ trẻ phòng ngừa và tránh xa các biểu hiện không lành mạnh cũng như các tệ nạn xã hội 10 3 3 Xã hội Ngoài gia đình và nhà trường, xã hội cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như hành vi văn hóa ứng xử của học sinh Thiếu niên – học sinh tham gia vào các hoạt động của xã hội trước hết thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân và cũng là để thể hiện bản lĩnh, sức mạnh của tuổi trẻ Các tổ chức xã hội cũng dựa trên đó mà tổ chức các hoạt động đa dạng có sức cuốn hút học sinh như: các hoạt động từ thiện, chương trình đền ơn đáp nghĩa, các diễn đàn phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông học đường Như vậy, các tổ chức xã hội vừa tuyên truyền vừa giáo dục con người bằng thực tiễn Xã hội còn tác động đến mỗi cá nhân thông qua dư luận xã hội Dư luận xã hội có tác dụng xây dựng và uốn nắn hành vi của con người, giúp con người có lối sống, cách ứng xử sao cho hài hoà và phù hợp với mọi người trong xã hội để sống cho đúng nghĩa là một con người Tuy nhiên, xã hội luôn tác động đến mỗi cá nhân bằng nhiều con đường và trong nhiều hoàn cảnh phức tạp khác nhau Cùng một tác động có thể có ý nghĩa đối với người này - làm thay đổi, cũng có thể không có ý nghĩa đối với người khác bởi vì xã hội tác động đến con người không mang tính bắt buộc như ở gia đình và nhà trường Thực tế xã hội hiện nay với nhiều tệ nạn, lối sống vật chất, tâm lý hưởng thụ là những mối nguy cơ đáng lo ngại ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử của con người nhất là học sinh THCS Tất cả những tác nhân trên đôi khi đã đẩy học sinh đến chỗ lúng túng, thậm chí bế tắc trong việc định hướng giá trị văn hóa ứng xử của bản thân 3 4 Sự tự giáo dục của mỗi cá nhân Văn hóa của con người chịu chi phối bởi nhiều yếu tố, ngoài những yếu tố đã chỉ ra ở trên, sự tự giáo dục của bản thân đóng vai trò hết sức quan trọng Tâm lý học đã chỉ ra rằng: trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, hoạt động của cá nhân đóng vai trò quyết định Những kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người, nền văn hoá xã hội được cá nhân tiếp thu và lĩnh hội thông qua hoạt động, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, yếu tố cá nhân đóng vai trò quyết định trong đó có sự tự giáo dục của cá nhân: Tự giáo dục là một hiện tượng có tính quy luật của việc phát triển cá nhân: do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống và của giáo dục, trong quá trình hoạt động ý thức và tự ý thức của con người đã được hình thành Con người đối chiếu hứng thú và nhu cầu của bản thân với hoàn cảnh và yêu cầu của xã hội và lựa chọn những phương tiện cần thiết của lối sống và cách cư xử” Như vậy, đối với quá trình hình thành văn hóa ứng xử thì sự tự giáo dục có vai trò quan trọng giúp cho cá nhân nhìn nhận ra những ưu điểm để phát huy và hạn chế khuyết điểm, để phấn đấu nhằm đạt đến sự hoàn thiện nhất Mỗi cá nhân có sự phát triển về tự ý thức, tự đánh giá biết định hướng và điều chỉnh bản thân như thế nào cho có ý nghĩa, họ biết lựa chọn những giá trị gì là đúng đắn, phù hợp với chính bản thân và với xã hội Trong xã hội ngày nay, những yếu tố tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều và có sức quyến rũ, cám dỗ mạnh mẽ Con người có biết nói tiếng “không” cần thiết, có vượt qua được hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào họ Vì thế, sự tự giáo dục là một nhân tố quyết định giá trị văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân 11 Kết luận : Dự án đã xác định được một số vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng Đó là các khái niệm như: văn hóa, ứng xử, văn hóa ứng xử của học sinh Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận đã giúp cho chúng em xác định phương pháp và nội dung nghiên cứu thực tiễn của dự án 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS VÂN XUÂN Trong đề tài này chúng em xét đến văn hóa ứng xử của HS THCS trên các khía cạnh như: - Cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình - Cách ứng xử với thầy cô, bạn bè… trong trường học - Cách ứng xử nơi công cộng - Cách ứng xử trên mạng xã hội - Cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp 1 Khái quát chung về thực trạng văn hóa ứng xử của HS nói chung Ngay từ thuở bé, chúng ta được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết chào, vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, hay khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi Lớn hơn một chút, chúng ta được dạy cách đi phải thưa, về nhà phải chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta Khi đã trở thành học sinh đến trường chúng ta học được kiến thức, học được cách tôn trọng thầy cô, cách yêu quý bạn bè, yêu đất nước… Chúng ta biết chia sẻ trước những khó khăn của bạn bè Thấy bạn mình khó khăn, bất trắc, chúng ta sẵn sàng vì bạn quyên góp, ủng hộ để giúp bạn vượt qua thử thách, gian khổ Khi thấy hai bạn gây gổ, cãi nhau, chúng ta khuyên ngăn và giải thích cho hai bạn xem ai là người đúng, ai sai để không vì một phút nóng giận trước mắt mà phải hối hận về sau Đó đây vẫn có những câu chuyện: cõng bạn đến trường suốt thời gian cùng học đó là những hành động vô cùng tốt đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn Hay khi đi xe buýt, chúng ta gặp một cụ già, một em bé nhỏ tuổi, một phụ nữ mang thai thì mình biết nhường ghế cho họ, … Đó là văn hóa ứng xử, là chính con người, chính nhân cách của chúng ta Chính vì thế nên dù có hội nhập thế giới, những đức tính tốt đẹp ấy vẫn được bảo tồn và phát huy: Con cái vẫn kính trên nhường dưới, đặt chữ hiếu lên đầu, biết lo lắng và suy nghĩ cho cha mẹ, ông bà Ra ngoài xã hội, chúng ta dần có nếp sống văn minh hơn như biết xếp hàng đợi đến lượt, nói lời cảm ơn khi nhận lại tiền thừa từ người bán hàng, vứt rác đúng nơi quy định, tôn trọng luật lệ giao thông… Song bên cạnh đó, ngày nay cũng nổi lên những vụ việc làm xấu đi hình ảnh văn hóa ứng xử của HS THCS như: + Một nhóm nữ sinh tham gia đánh hội đồng một nữ sinh lớp 8 tại xã Quỳnh Vinh, TX Hoàng Mai cách đây không lâu gây xôn xao dư luận : Ngày 18/4, trên trang page “Thị xã Hoàng Mai”, “Quỳnh Lưu Plus” đăng một clip có thời lượng 2 phút 27 giây ghi lại một nhóm nữ sinh đang đánh một bạn nữ Clip ghi lại, nhóm học sinh tập trung vây quanh nữ sinh mặc đồng phục, trong đó, nữ sinh mặc áo màu hồng, đội mũ đã trực tiếp đứng ra chửi bới, mắng bạn nữ này với lời lẽ thậm tệ Chưa dừng lại ở đó, một nữ sinh mặc áo đen chạy tới, cầm mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu, dúi học sinh mặc áo đồng phục nhào xuống đất rồi đấm đá Thấy thế, nữ sinh áo hồng cũng lao vào để ra tay Sự việc chỉ dừng 13 lại khi bạn nữ mặc áo đồng phục ôm mặt khóc lóc và van xin Người ghi lại clip và đăng tải lên mạng chính là một học sinh trong nhóm này Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an TX Hoàng Mai đã triệu tập nhóm học sinh này lên trụ sở để làm việc Xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân nên em K H , học sinh lớp 8, Trường THCS Quỳnh Dị đã nhắn tin cho T M , học sinh lớp 8, Trường THCS Mai Hùng hẹn nói chuyện Thay vì đi một mình gặp bạn nói chuyện, H đã rủ rê cả nhóm bạn, trong đó có Y N , học sinh lớp 8, Trường THCS Quỳnh Phương tham gia Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 12/4, nhóm bạn của H đi xe máy đến khu vực cầu Quỳnh Vinh, thôn 11, xã Quỳnh Vinh, TX Hoàng Mai Tại đây, K H và Y N có hành vi chửi bới và lao vào đánh T M + Chúng ta cũng không khỏi bức xúc trước những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử thiếu giáo dục của một bộ phận học sinh hiện nay Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý thức, xúc phạm những người thầy đang đứng trên bục giảng từng ngày truyền đạt kiến thức cho chính mình Gặp thầy cô thì lướt qua hoặc cố tình xem như không biết, nhiều em còn ngang bướng, cãi lý, thậm chí dùng cả những lời lẽ nặng nề với thầy cô Những thầy cô nghiêm khắc thì bảo bà này, ông nọ dữ dằn, khó ưa Những bài báo viết về học sinh A đánh thầy nhập viện, học sinh B chửi thầy giáo trước cổng trường vẫn viết ra hằng ngày cho thấy mức độ đáng báo động về đạo đức của học sinh ngày nay Ngang nhiên nói tục ngay trước mặt thầy cô, xé bài kiểm tra, ăn nói cộc cằn, thiếu lễ độ, vào ra trong giờ học không xin phép, cố tình xúc phạm nhân phẩm thầy cô là những biểu hiện vẫn thường thấy đâu đây trong các trường học + Trong gia đình, một bộ phận học sinh thờ ơ với cha mẹ, chăm chăm chơi điện tử mà bỏ bê học tập, thiếu lễ phép với ông bà, người thân Có những bạn còn tai hại hơn khi nảy sinh trộm cắp tiền bạc của ba mẹ để thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân, chểnh mảng học hành, không quan tâm đến học tập khiến bố mẹ phiền lòng, lo lắng Với bạn bè thì dùng ngôn ngữ tục tĩu mà các bạn xem đó như là lời nói để thể hiện cái tôi của bản thân, nhiều em còn đưa tên bố mẹ các bạn khác ra làm trò đùa + Thực trạng đáng buồn hơn là việc đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè kéo cánh đánh nhau, gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho bạn mình Nhiều video được ghi lại cảnh hành hạ bạn, đánh nhau xé áo lột quần, quấy rối bạn cùng trường tràn lan trên mạng xã hội đã cho thấy đạo đức của học sinh đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng + Trong trường học là vậy, còn ngoài trường học thì lại còn đáng buồn hơn Lên xe buýt mặc kệ cụ già, mặc kệ em nhỏ hay phụ nữ đang mang thai phải đứng thì các bạn vẫn thản nhiên ngồi cười đùa vô tư không chút suy nghĩ, hay đến những nơi công cộng các bạn coi đó như chỗ không người, mặc sức hét hò, la lối đủ kiểu mà không thèm quan tâm đếm xỉa gì đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác Thật đáng buồn khi ngày nay không khó để bắt gặp những hình ảnh ứng xử giữa con người với nhau sao mà đau đớn, tê tái thế Hình ảnh nữ sinh đánh nhau rồi tung clip lên mạng, hình ảnh bạn bè đâm nhau chỉ vì câu nói lỡ lời, hình ảnh con cái đi tù vì tội giết cha, giết mẹ, … rất nhiều và rất nhiều nữa 14 Khi vật chất lên ngôi và đồng tiền là mục đích duy nhất, văn hóa ứng xử giữa người và người với nhau bỗng trở nên lạnh lùng và thực dụng vô cùng + Một bộ phận khác sử dụng mạng Facebook, Zalo như một công cụ để hạ uy tín, chửi bới, gây gổ nhau, rồi dẫn đến những hành động thương tâm Một số học sinh có dấu hiệu phạm tội khi con đang đi học Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó Trong thời gian gần đây, nổi cộm lên giữa những câu chuyện thường nhật của người dân, cái tên Khá Bảnh được nhắc tới rất thường xuyên Khá Bảnh, tên thật là Ngô Bá Khá, là một giang hồ mới nổi ngụ tại Bắc Ninh Anh chàng này nổi tiếng với những hành động rất nực cười như điệu "múa quạt" và cách ăn mặc lố lăng, nhưng lại được rất nhiều các bạn trẻ mến mộ không rõ vì lý do gì Kênh mạng xã hội của Khá Bảnh nhận được nhiều lượt theo dõi, chủ yếu là các bạn trẻ và các em học sinh độ tuổi tiểu học, trung học Hành vi đậm chất giang hồ, đâm chém, cờ bạc, ma túy, của hắn ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và định hướng của các em nhỏ và giới trẻ Tuy nhiên đến tận mới đây, Khá Bảnh mới bị lực lượng chức năng bắt giữ vì hành vi tổ chức cờ bạc chuyên nghiệp của mình Thử hỏi xem, trước khi bị bắt, đã có bao nhiêu em nhỏ bị đầu độc bởi những trò kệch cỡm, những hành vi mang tính tha hóa của hắn Một nghịch lý đang diễn ra là hiện nay lối sống lạnh lùng, vô cảm ngoài đời thực, nhưng lại dạt dào cảm xúc trước những gì đăng trên MXH Rất nhiều những bức ảnh, đoạn clip quay cảnh nam sinh, nữ sinh đánh nhau, các tai nạn giao thông thương tâm, trước ánh mắt tò mò, đầy hiếu kì của người đi đường mà không ai giúp đỡ, trong đó có chính cả người ghi hình Thế nhưng khi đăng lên mạng lại nhận được nhiều xót xa, thương cảm Trong đó có chính cả những người vô cảm chứng kiến ở thực tại nơi xảy ra sự viêc Ngôn ngữ sử dụng trên MXH hiện nay rất lai căng, đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt Việc dùng tiếng Việt kết hợp với ngôn ngữ khác (phổ biến là tiếng Anh) có xu hướng tăng lên đáng báo động Tiếng Việt được dùng theo cách riêng với sự kết hợp “lạ hóa” và khó hiểu Hiện tượng dùng tiếng lóng, thêm, bớt, thay thế chữ cái, viết chữ hoa tùy tiện, viết sai chính tả rất nhiều trên MXH + Văn hóa ứng xử nơi công cộng của HS THCS cũng dấy lên hồi chuông báo đông khi ngày càng nhiều những hình ảnh, những vụ việc đáng buồn như: ra công viên thấy hoa đẹp là ngắt, là nhổ về nhà trồng, thấy xe buýt là ào ào chen lấn nhau lên, vào bệnh viện thì nói oang oang như chốn không người, thấy thùng rác cũng không thèm bỏ vào mà tiện tay ném cái vèo, chỉ biết sạch cho mình, còn xung quanh thì kệ, sao cũng được 15 Cứ vào mỗi dịp lễ, Tết, tại những địa điểm tổ chức bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật phục vụ người dân như: Quảng trường, công viên, vườn hoa, thường ngổn ngang rác thải Sau mỗi sự kiện tổ chức tại đây, không những rác thải bủa vây, mà nhiều khu vực trồng cỏ cũng bị dẫm nát khiến các cơ quan chức năng rất vất vả trong việc dọn dẹp, khắc phục hậu quả Hình 2: Tranh minh họa (Nguồn sưu tầm Internet) Thực tế trong thời gian qua, nhiều tổ chức thanh thiếu niên đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch COVID - 19 như: may khẩu trang tặng cho người dân, tặng nước rửa tay khô cho tiểu thương mua bán ở các chợ, phát tờ rơi tuyên truyền và hướng dẫn người dân phòng chống dịch COVID - 19 ở các khu dân cư, nơi công cộng Đồng thời, thông qua mạng xã hội, các bạn còn khuyến nghị mọi người không nên chia sẻ những thông tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận; hạn chế tập trung đông người khi không thật sự cần thiết Tuy nhiên, bên cạnh những hành động đẹp, cách ứng xử tích cực đó, thì vẫn còn một số người trẻ lơ là, chủ quan Ngay trong thời điểm dịch COVID - 19 đang diễn biến phức tạp, chúng ta vẫn không khó khi bắt gặp hình ảnh nhiều thanh niên, học sinh không đeo khẩu trang, tụ tập, vô tư ăn uống, giải trí tại các quán cà phê, quán trà chanh ven đường… Dường như những thông tin, những cảnh báo, hướng dẫn phòng ngừa dịch bệnh bị bỏ qua một bên để nhường chỗ cho những sở thích của một bộ phận học sinh, thanh niên Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh ngày càng trở nên hỗn láo, vô tâm, xấc xược như vậy Liệu có phải đổ lỗi hết cho nền giáo dục? Thiết nghĩ, nhà trường, gia đình, xã hội có trách nhiệm vô cùng lớn Bản thân mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống của mình Đặc biệt, mỗi một học sinh chúng ta phải thực sự hiểu mình, phải có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh sa vào tệ nạn xã hội, cố gắng chăm chỉ học hành Yêu thầy mến bạn Có lối sống trung thực trong học tập và đời sống Giản dị và khiêm tốn, nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân mỗi ngày 16 Bác Hồ từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" Vì vậy, chúng ta - những thế hệ tương lai, những chồi non của đất nước, hãy phấn đấu thật nhiều để xây dựng văn hóa ứng xử thật đẹp, rạng ngời trong nhân cách, lối sống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại 2 Thực trạng văn hóa ứng xử của HS Trường THCS Vân Xuân Trong phần tìm hiểu về thực trạng văn hóa ứng xử của HS Trường THCS Vân Xuân nhóm chúng em đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi trên 160 học sinh ở cả 4 khối: Lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 Trong đó lớp 6: 40 học sinh ( 20 nam và 20 nữ); lớp 7: 40 học sinh ( 20 nam và 20 nữ); lớp 8: 40 học sinh ( 20 nam và 20 nữ); lớp 9: 40 học sinh ( 20 nam và 20 nữ) Với số phiếu phát ra là 160 phiếu và thu về 160 phiếu để thấy được thực trạng ứng xử văn hóa của HS Trường THCS Vân Xuân hiện nay 2 1 Cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, người t hân trong gia đình của HS Trường THCS Vân Xuân Qua các phiếu hỏi có nội dung sau : PHI Ế U KH Ả O SÁT CÁCH Ứ NG X Ử C Ủ A H Ọ C SINH THCS VÂN XUÂN V Ớ I ÔNG BÀ, CHA M Ẹ , NGƯ Ờ I THÂN TRONG GIA ĐÌNH Ph ầ n 1: Thông tin h ọ c sinh tham gia kh ả o sát 1 H ọ và tên: Tu ổ i L ớ p đang h ọ c : 2 Trư ờ ng đang h ọ c: THCS Vân Xuân 3 H ộ kh ẩ u thư ờ ng trú: xã Vân Xuân - Huy ệ n Vĩnh Tư ờ ng - T ỉ nh Vĩnh Phúc 4 K ế t qu ả h ọ c t ậ p năm h ọ c 2020 - 2021 : + H ọ c l ự c: Gi ỏ i Khá Trung bình Y ế u Kém + H ạ nh ki ể m: T ố t Khá Trung bình Y ế u Kém Ph ầ n 2: N ộ i dung kh ả o sát: Câu 1: Bạn đã từng cãi lời ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình? Chưa từng Thường xuyên Có nhưng ít Câu 2: Bạn đã từng bỏ nhà đi khi bị ông bà, bố mẹ mắng, đánh khi mắc lỗi? Chưa bao giờ nghĩ tới Có nghĩ tới nhưng không dám thực hiện Đã từng thử để dọa bố mẹ, ông bà Ngư ờ i kh ả o sát Ngày tháng năm 2021 Ngư ờ i tr ả l ờ i phi ế u (Có th ể ghi ho ặ c không ghi) 17 Kết quả thu được qua các phiếu sau khi thu lại : Bảng 2 1 1 Thực trạng ứng xử của HS nam Trường THCS Vân Xuân với ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình 55% 50% 40% 38% 40% 36% 35% 44% 5% 14% 15% 18% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Bạn đã từng cãi lại ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình? Chưa từng Có nhưng ít Thường xuyên 90% 86% 82% 75% 10% 12% 16% 22% 0% 2% 2% 3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Bạn đã từng bỏ nhà đi khi bị ông bà, bố mẹ mắng, đánh sau khi mắc lỗi? Chưa bao giờ nghĩ tới Có nghĩ tới nhưng không dám thực hiện Đã từng thử để dọa bố mẹ, ông bà 18 Bảng 2 1 2 Thực trạng ứng xử của HS nữ Trường THCS Vân Xuân với ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình 80% 78% 76% 75% 17% 17% 18% 18% 3% 5% 6% 7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Bạn đã từng cãi lại ông ba, cha mẹ và người thân trong gia đình? Chưa từng Có nhưng ít Thường xuyên 100% 92% 90% 85% 0% 8% 9% 14% 0% 0% 1% 1% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Bạn đã từng bỏ nhà đi khi bị ông bà, bố mẹ mắng, đánh sau khi mắc lỗi? Chưa bao giờ nghĩ tới Có nghĩ tới nhưng không dám thực hiện Đã từng thử để dọa bố mẹ, ông bà 19 Qua kết quả điều tra thu được cho thấy: Một số bạn còn cãi lại ông bà, cha mẹ và người thân trong ứng xử hàng ngày, c ó bạn thỉnh thoảngthường xuyên có hành vi đó, x ong có một số bạn thường xuyên như vậy Khi mắc lỗi bị trách mắng các bạn còn có tư tưởng bỏ nhà đi để dọa người thân nhưng con số đó không nhiều và chỉ nằm ở trong ý nghĩ, Tuy nhiên vẫn có một số rất ít bạn đã thử điều đó Qua bảng điều tra cho thấy các bạn nữ ngoan hơn trong ứng xử với ông bà, cha mẹ và người thân Xong vẫn có một số bạn thỉnh thoảng cãi lại người thân trong gia đình, Tuy nhiên con số phản ánh việc các bạn nữ thương xuyên có hành vi đó là nhỏ so với các bạn nam Thói quen cãi lại người trên trong mỗi gia đình của các bạn HS ở lứa tuổi THCS cần phải được chỉnh đốn lại Vì bố mẹ, ông bà đều dạy con cháu những điều hay, lẽ phải và mong muốn các điều tốt đẹp đến với con cháu sau này Các bạn cần thể hiện sự tôn trọng với các bậc sinh thà nh ra mình 2 2 Cách ứng xử với thầy cô, bạn bè… trong trường học Qua các phiếu hỏi có nội dung sau : PHI Ế U KH Ả O SÁT CÁCH Ứ NG X Ử V Ớ I TH Ầ Y CÔ, B Ạ N BÈ TRONG TRƯ Ờ NG H Ọ C C Ủ A H Ọ C SINH TRƯ Ờ NG THCS VÂN XUÂN Ph ầ n 1: Thông tin h ọ c sinh tham gia kh ả o sát 1 H ọ và tên: Tu ổ i L ớ p đang h ọ c : 2 Trư ờ ng đang h ọ c: THCS Vân Xuân 3 H ộ kh ẩ u thư ờ ng trú: xã Vân Xuân - Huy ệ n Vĩnh Tư ờ ng - T ỉ nh Vĩnh Phúc 4 K ế t qu ả h ọ c t ậ p năm h ọ c 2020 - 2021 : + H ọ c l ự c: Gi ỏ i Khá Trung bình Y ế u Kém + H ạ nh ki ể m: T ố t Khá Trung bình Y ế u Kém Ph ầ n 2: N ộ i dung kh ả o sát: CÂU 1: Bạn đã ứng xử như thế nào với thầy cô và nhân viên nhà trường? + Giáo viên đang dạy mình? Không chào Miễn cưỡng chào Thường xuyên chào + Giáo viên trong trường nhưng không dạy mình? Không chào Miễn cưỡng chào Thường xuyên chào + Giáo viên trường khác đến trường mình công tác? Không chào Miễn cưỡng chào Thường xuyên chào + Giáo viên cũ? Không chào Miễn cưỡng chào Thường xuyên chào + Nhân viên trong nhà trường? Không chào Miễn cưỡng chào Thường xuyên chào CÂU 2: Bạn đã ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau? + Giảng bài cho bạn? Không giúp đỡ Miễn cưỡng giúp đỡ Thường xuyên giúp đỡ + Chép bài cho bạn khi bạn nghỉ ốm? Không giúp đỡ Miễn cưỡng giúp đỡ Thường xuyên giúp đỡ 20 + Ủng hộ về tiền và sách vở khi bạn gặp khó khăn? Không giúp đỡ Miễn cưỡng giúp đỡ Thường xuyên giúp đỡ + Làm đỡ trực nhật, lao động khi bạn nghỉ ốm? Không giúp đỡ Miễn cưỡng giúp đỡ Thường xuyên giúp đỡ + Hỗ trợ bạn cùng hoàn thành công việc khi GV giao? Không giúp đỡ Miễn cưỡng giúp đỡ Thường xuyên giúp đỡ Ngư ờ i kh ả o sát Ngày tháng năm Ngư ờ i tr ả l ờ i phi ế u (Có th ể ghi ho ặ c không ghi) * Kết quả thu được qua các phiếu sau khi thu lại : Bảng 2 2 1 Cho thấ y thực trạng c ách ứng xử với thầy cô của các bạn HS Qua kết quả điều tra cho thấy , có một bộ phận không nhỏ HS trong trường , cảm thấy miễn cưỡng khi phải chào GV , nhân viên trong nhà trường Các bạn chỉ chào GV đang trực tiếp dạy mình, còn GV không dạy mình hoặc GV trường khác đến trường mình công tác thì việc chào hỏi chỉ là miễn cưỡng, thậm trí không chào hỏi Đối với GV cũ và nhân viên trong trường thì con số phản ánh việc không chào hỏi hoặc miễn cưỡng chào hỏi lại cao hơn Phải chăng chúng ta cần chỉnh đốn lại nề nếp của HS trong trường, để HS có cách ứng xử đẹp hơn trong quan hệ thầy trò 3% 10% 15% 17% 25% 15% 30% 35% 38% 40% 82% 60% 50% 45% 35% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Giáo viên đang dạy mình Giáo viên trong trường nhưng không dạy mình Giáo viên trường khác đến trường mình công tác Giáo viên cũ Nhân viên trong nhà trường Bạn đã ứng xử như thế nào với thầy cô và nhân viên trong nhà trường? Không chào Miễn cưỡng chào Thường xuyên chào 21 Bảng 2 2 2 Cho thấy thực trạng c ách ứng xử với bạn bè của các bạn HS Kết quả điều tra cho thấy : Một số bạn HS trong trường có ý thức cao trong việc giúp đỡ bạn bè trong học tập, trong lao động, có ý thức hỗ trợ bạn cùng hoàn thành công việc GV giao Cũng như sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp hoan cảnh khó khăn Nhưng một số bạn miễn cưỡng giúp đỡ Thậm chí có bạn tỏ ra thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn của bạn và không giúp đỡ 2 3 Cách ứng xử nơi công cộng Qua các phiếu hỏi có nội dung sau : PHI Ế U KH Ả O SÁT CÁCH Ứ NG X Ử NƠI CÔNG C Ộ NG C Ủ A H Ọ C SINH TRƯ Ờ NG THCS VÂN XUÂN Ph ầ n 1: Thông tin h ọ c sinh tham gia kh ả o sát 1 H ọ và tên: Tu ổ i L ớ p đang h ọ c: 2 Trư ờ ng đang h ọ c: THCS Vân Xuân 3 H ộ kh ẩ u thư ờ ng trú: xã Vân Xuân - Huy ệ n Vĩnh Tư ờ ng - T ỉ nh Vĩnh Phúc 4 K ế t qu ả h ọ c t ậ p năm h ọ c 2020 - 2021 : + H ọ c l ự c: Gi ỏ i Khá Trung bình Y ế u Kém + H ạ nh ki ể m: T ố t Khá Trung bình Y ế u Kém Ph ầ n 2: N ộ i dung kh ả o sát: CÂU 1: Bạn đã ứng xử như thế nào với thầy cô và nhân viên nhà trường? Em hãy cho biết cách ứng xử của bạn nơi công cộng? + Vứt rác bừa bãi? Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên 20% 25% 20% 18% 19% 35% 30% 25% 24% 31% 45% 35% 55% 58% 50% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Giảng bài cho bạn Chép bài cho bạn khi bạn nghỉ ốm Ủng hộ về tiền và sách vở khi bạn gặp khó khăn Làm đỡ trực nhật, lao động khi bạn nghỉ ốm Hỗ trợ bạn cùng hoàn thành công việc khi GV giao Bạn đã ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau? Không giúp đỡ Miễn cưỡng giúp đỡ Thường xuyên giúp đỡ 22 + Nhắc nhở người khác khi người đó vứt rác bừa bãi Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên + Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên + Nhắc nhở bạn bè khi bạn vượt đèn đỏ Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên + Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên + Nhường ghế cho trẻ em, người già, người tàn tật… khi đi xe buýt Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên + Giúp đỡ trẻ em, người già qua đường… Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên + Đánh nhau Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên + Cổ vũ đánh nhau Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên + Đi xe đạp bốc đầu Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên +Cổ vũ đua xe đạp bốc đầu Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên Ngư ờ i kh ả o sát Ngày tháng năm Ngư ờ i tr ả l ờ i phi ế u (Có th ể ghi ho ặ c không ghi) Kết quả thu được qua các phiếu sau khi thu lại : Bảng 2 3 1 Cách ứng xử của các bạn HS nam nơi công cộng 62% 13% 63% 13% 5% 15% 28% 25% 38% 25% 25% 35% 35% 49% 13% 50% 12% 63% 60% 50% 23% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Vứt rác bừa bãi Nhắc nhở người khác khi người đó vứt rác bừa bãi Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông Nhắc nhở bạn bè khi bạn vượt đèn đỏ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Nhường ghế cho trẻ em, người già, người tàn tật… khi đi xe buýt Giúp đỡ trẻ em, người già qua đường… Hãy cho biết cách ứng xử của bạn nơi công cộng? Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên 23 Bảng 2 3 2 Cách ứng xử của các bạn HS nữ nơi công cộng 84% 46% 55% 30% 12% 48% 28% 45% 4% 6% 17% 25% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Đánh nhau Cổ vũ đánh nhau Đi xe đạp bốc đầu Cổ vũ đua xe đạp bốc đầu Bạn đã ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau? Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên 75% 6% 83% 15% 2% 10% 5% 20% 35% 15% 20% 13% 25% 30% 5% 59% 2% 65% 85% 75% 65% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Vứt rác bừa bãi Nhắc nhở người khác khi người đó vứt rác bừa bãi Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông Nhắc nhở bạn bè khi bạn vượt đèn đỏ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Nhường ghế cho trẻ em, người già, người tàn tật… khi đi xe buýt Giúp đỡ trẻ em, người già qua đường… Hãy cho biết cách ứng xử của bạn nơi công cộng? Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên 24 Kết quả điều tra cho thấy: Cách ứng xử của một số c ác bạn, đặc biệt là các bạn nam phải bị lên án như: Vứt rác bừa bãi nơi công cộng, v ượt đèn đỏ , không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông… Thậm chí, các con số về việc đánh nhau, cổ vũ đánh nhau, đua xe đạp bốc đầu và cổ vũ đua xe đạp bốc đầu cũng không nhỏ Những con số phản ánh một số bạn chưa có phép lịch sự tối thiểu nơi công cộng thể hiện ở việc đi xe buýt không nhường ghế cho người già, người mang thai và trẻ em Một số bạn tỏ ra thờ ơ trước những cụ già cần giúp đỡ khi qua đường Từ những con số trên cho thấy cần có các buổi ngoại khóa về cách ứng xử văn hóa nơi công cộng để giúp các bạn nhận thức đúng đắn hơn về các hành vi của mình Gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần vào cuộc để chỉnh đốn lại các hành vi chưa đẹp này 2 4 Cách ứng xử trên mạng xã hội Qua các phiếu hỏi có nội dung sau : PHI Ế U KH Ả O SÁT CÁCH Ứ NG X Ử TRÊN M Ạ NG XÃ H Ộ I C Ủ A H Ọ C SINH TRƯ Ờ NG THCS VÂN XUÂN Ph ầ n 1: Thông tin h ọ c sinh tham gia kh ả o sát 1 H ọ và tên: Tu ổ i L ớ p đang h ọ c: 2 Trư ờ ng đang h ọ c: THCS Vân Xuân 3 H ộ kh ẩ u thư ờ ng trú: xã Vân Xuân - Huy ệ n Vĩnh Tư ờ ng - T ỉ nh Vĩnh Phúc 4 K ế t qu ả h ọ c t ậ p năm h ọ c 2020 - 2021 : + H ọ c l ự c: Gi ỏ i Khá Trung bình Y ế u Kém + H ạ nh ki ể m: T ố t Khá Trung bình Y ế u Kém Ph ầ n 2: N ộ i dung kh ả o sát: 95% 85% 94% 95% 5% 14% 5% 4% 0% 1% 1% 1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Đánh nhau Cổ vũ đánh nhau Đi xe đạp bốc đầu Cổ vũ đua xe đạp bốc đầu Bạn đã ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau? Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên 25 Bạn có sử dụng mạng xã hội không? Bạn đã sử dụng mạng xã hội như thế nào + Sử dụng mạng xã hội? Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên + Cãi nhau trên mạng xã hội? Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên + Nói xấu người khác trên mạng xã hội? Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên + Miệt thị về ngoại hình của người khác trên mạng xã hội? Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên + Tham gia các hội nhóm cổ vũ đánh nhau, chửi tục, đua xe bốc đầu, miệt thị ngoại hình người khác? Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên * Kết quả thu được qua các phiếu sau khi thu lại : Bảng 2 4 1 Cách ứng xử của các bạn HS n am trên mạng xã hội 4% 49% 44% 63% 48% 21% 38% 45% 25% 42% 75% 13% 11% 13% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Sử dụng mạng xã hội Cãi nhau trên mạng xã hội Nói xấu người khác trên mạng xã hội Miệt thị về ngoại hình của người khác trên mạng xã hội Tham gia các hội nhóm cổ vũ đánh nhau, chửi tục, đua xe bốc đầu, miệt thị ngoại hình người khác Bạn có sử dụng mạng xã hội không? Bạn đã sử dụng mạng xã hội như thế nào? Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Ngư ờ i kh ả o sát Ngày tháng năm Ngư ờ i tr ả l ờ i phi ế u (Có th ể ghi ho ặ c không ghi) 26 Bảng 2 4 1 Cách ứng xử của các bạn HS n ữ trên mạng xã hội Qua phân tích dữ liệu cho thấy đa số các bạn HS đều sử dụng mang xã hội tuy nhiên mục đích sử dụng mạng chưa tốt, có bạn dùng để nói xấu người khác, miệt thị ngoại hình của người khác, thậm trí cãi nhau trên mạng xã hội và tham gia các nhó m hội cổ vũ đánh nhau, đua xe bốc đầu… Ở đây số liệu điều tra của các bạn nam cũng cao hơn các bạn nữ Phải chăng tự bản thân chúng ta cần biết chọn lọc hơn khi xử dụng mạng xã hội 2 5 Cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp Qua các phiếu hỏi có nội dung sau : PHI Ế U KH Ả O SÁT CÁCH X Ử D Ụ NG NGÔN T Ừ KHI GIAO TI Ế P C Ủ A H Ọ C SINH TRƯ Ờ NG THCS VÂN XUÂN Ph ầ n 1: Thông tin h ọ c sinh tham gia kh ả o sát 1 H ọ và tên: Tu ổ i L ớ p đang h ọ c : 2 Trư ờ ng đang h ọ c: THCS Vân Xuân 3 H ộ kh ẩ u thư ờ ng trú: xã Vân Xuân - Huy ệ n Vĩnh Tư ờ ng - T ỉ nh Vĩnh Phúc 4 K ế t qu ả h ọ c t ậ p năm h ọ c 2020 - 2021 : + H ọ c l ự c: Gi ỏ i Khá Trung bình Y ế u Kém + H ạ nh ki ể m: T ố t Khá Trung bình Y ế u Kém Ph ầ n 2: N ộ i dung kh ả o sát: Cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp của các bạn HS nữ + Nói trống không với người trên Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên + Sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên + Nói tục, chửi bậy trong trường học 4% 67% 55% 37% 73% 18% 25% 38% 45% 25% 78% 8% 9% 18% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Sử dụng mạng xã hội Cãi nhau trên mạng xã hội Nói xấu người khác trên mạng xã hội Miệt thị về ngoại hình của người khác trên mạng xã hội Tham gia các hội nhóm cổ vũ đánh nhau, chửi tục, đua xe bốc đầu, miệt thị ngoại hình người khác Bạn có sử dụng mạng xã hội không? Bạn đã sử dụng mạng xã hội như thế nào? Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 27 Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên + Nói tục chửi bậy ngoài trường học Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên * Kết quả thu được qua các phiếu sau khi thu lại : Bảng 2 5 1: Cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp của các bạn HS nam Bảng 2 5 2: Cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp của các bạn HS nữ 70% 25% 65% 30% 23% 40% 25% 45% 7% 35% 10% 25% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Nói trống không với người trên Sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp Nói tục, chửi bậy trong trường học Nói tục chửi bậy ngoài trường học Cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày của bạn như thế nào? Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 77% 40% 86% 45% 20% 35% 12% 40% 3% 25% 2% 15% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nói trống không với người trên Sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp Nói tục, chửi bậy trong trường học Nói tục chửi bậy ngoài trường học Các

LỜI CẢM ƠN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG Chúng em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường THCS Vân Xuân, TRƯỜNG VÂNvà nhiệt tình giúp đỡ thầy cô giáo nhà trườngTRUNG tạo HỌC CƠ điềuSỞkiện phương pháp nghiên cứu, tiến hành thực nghiệm để chúng em hoàn thành đề tài Cảm ơn cô giáo Lê Thị Thanh Huyên trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu tài liệu để chúng em hồn thành đề tài nghiên cứu Cảm ơn bạn học sinh nhà trường đóng góp ý kiến chân thành, cởi mở để chúng em thu thập nhiều thơng tin, có nhận định để hoàn thành đề tài BÁO CÁO NGHIÊNLỜI CỨU KHOA HỌC CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan số liệu kết nghiên cứu đề tài chưa công bố công trình khác DỰ ÁN MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÉT ĐẸP TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS VÂN XUÂN Lĩnh vực: 02 - Khoa học xã hội hành vi NHÓM THỰC HIỆN: Đặng Thị Thảo Phương Lớp 9A- Nhóm trưởng Kim Thùy Dung Lớp 9A - Thành viên NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Lê Thị Thanh Huyên - Giáo viên MỤC LỤC Nội dung Lời cảm ơn Lời cam đoan Phần mở đầu Lý chọn dự án Ý nghĩa dự án Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Những điểm dự án Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận văn hóa ứng xử cho HS THCS Một vài nét đẹp văn hóa ứng xử người Việt Nam Những vấn đề lý luận văn hóa ứng xử Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học sinh Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử học sinh Trường THCS Vân Xuân Khái quát chung thực trạng văn hóa ứng xử học sinh Thực trạng văn hóa ứng xử học sinh THCS Vân Xuân Đánh giá văn hóa ứng xử học sinh THCS Vân Xuân Nguyên nhân Chương 3: Một số giải pháp góp phần xây dựng nét đẹp văn hóa ứng xử học sinh Trường THCS Vân Xuân Các giải pháp góp phần xây dựng nét đẹp văn hóa ứng xử học sinh THCS Vân Xuân Kết mang lại thực giải pháp xây dựng nét đẹp văn hóa ứng xử học sinh THCS Vân Xuân Kết luận kiến nghị Kết luận Một số kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Trang 3 4 5 12 16 28 29 29 35 42 42 43 44 PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn dự án - Tại cậu lại vứt rác bừa bãi? - Tại xe buýt cậu không nhường chỗ cho cụ già? - Tại cậu lại tham gia đua xe bốc đầu? - “Tao vừa bị “ông già” tao chửi tội…” - “Ơng bà biết mà xía vơ chuyện cháu?” …………… Những cách ứng xử thiếu văn hóa nơi cơng cộng, gia đình, câu nói tục, chửi bậy văng nơi, lúc giới học sinh không cịn Văn hóa ứng xử phận không nhỏ HS THCS ngày xuống cấp Trong giai đoạn nay, xã hội ngày biến đổi nhanh chóng mặt, địi hỏi giáo dục phải đào tạo hệ trẻ thành lớp người vừa có đạo đức, vừa có tài Văn hóa ứng xử thể rõ nét phẩm chất đạo đức người Xã hội ngày phát triển, học sinh ngày tiếp nhận thơng tin từ nhiều hướng, có điều kiện để phát triển thể chất tinh thần Hầu hết học sinh kế thừa phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp dân tộc, có lối sống lành mạnh, trung thực, đoàn kết, nhân ái, có động học tập nghiêm túc tích cực, chủ động học tập, tích lũy kiến thức Tuy nhiên, phận học sinh có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đạo đức đến thân, gia đình, xã hội; xa rời giá trị đạo đức tốt đẹp dân tộc, sống buông thả, tự đặt khỏi ngun tắc, có lối hành xử bạo lực phi nhân tính, lười học tập Vì vậy, việc tìm hiểu văn hóa ứng xử học sinh để tìm biện pháp giáo dục nhằm hình thành nhìn đắn cho học sinh văn hóa ứng xử quan trọng cần thiết để góp phần hình thành họ phẩm chất nhân cách cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội Xuất phát từ lí trên, chúng em lựa chọn dự án “ Một số giải pháp xây dựng nét đẹp văn hóa ứng xử học sinh Trường THCS Vân Xuân ” để nghiên cứu Ý nghĩa dự án Dự án nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân văn hóa ứng xử HS THCS văn hóa ứng xử bạn HS Trường THCS Vân Xuân nói riêng Dự án đưa số giải pháp nhằm giúp bạn HS Trường THCS Vân Xuân xây dựng, rèn luyện cho nét đẹp văn hóa ứng xử Quan trọng nhóm tác giả dự án mong nhân rộng dự án đến tất bạn HS độ tuổi cắp sách đến trường để bạn có nhận thức đắn tầm quan trọng ứng xử sống Từ bạn tự nhìn nhận lại mình, tự điều chỉnh hành vi ứng xử sống cho văn minh lịch Qua chúng em mong muốn gia đình, thầy cơ, tổ chức xã hội chung tay chấn chỉnh, xây dựng lại hành vi ứng xử bạn HS Trường THCS tảng kế thừa truyền thống văn hóa ứng xử người Việt Nam xưa cho đẹp Mục đích nghiên cứu Dự án nghiên cứu sở lý luận chung văn hóa ứng xử Làm rõ thực trạng văn hóa ứng xử HS THCS nói chung văn hóa ứng xử HS THCS Vân Xuân nói riêng Dự án đề xuất số biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử nhà trường, gia đình, ngồi xã hội ứng xử văn hóa mạng xã hội để giúp bạn học sinh cách cư xử đắn với người xung quanh; nhằm hình thành hành vi ứng xử có văn hóa, có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần phát triển nhân cách tồn diện cho học sinh THCS Vân Xuân Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu dự án:“ Một số giải pháp xây dựng nét đẹp văn hóa ứng xử học sinh Trường THCS Vân Xuân” qua việc khảo sát ngẫu nhiên 160 học sinh Trường THCS Vân Xuân Dự án tập trung đến văn hóa ứng xử HS THCS khía cạnh như: - Cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, người thân gia đình - Cách ứng xử với thầy cô, bạn bè… trường học - Cách ứng xử nơi công cộng - Cách ứng xử mạng xã hội - Cách sử dụng ngôn từ giao tiếp Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: tổng hợp phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài để tiến hành xây dựng sở lí luận vấn đề nghiên cứu - Phương pháp điều tra bảng hỏi: Xây dựng phiều điều tra để khảo sát thực trạng nguyên nhân dẫn đến hành vi ứng xử thiếu văn hóa yếu tố ảnh hưởng đến hành vi văn hóa ứng xử học sinh Trường THCS Vân Xuân - Phương pháp quan sát: Trong đề tài chúng em quan sát bạn học sinh quan hệ ứng xử trường học, gia đình mạng xã hội, nơi cơng cộng để thu thập thêm thông tin số vấn đề cần nghiên cứu - Phương pháp đàm thoại: để tìm hiểu sâu vấn đề nghiên cứu, chúng em gặp gỡ trực tiếp với số học sinh để tìm hiểu thực trạng văn hóa ứng xử họ, trao đổi với số thầy cô giáo làm công tác nhiệm lớp lớp điều tra, trao đổi với cô Tổng phụ trách Đội để thu thập bổ sung thông tin cần nghiên cứu, đồng thời xác định độ tin cậy kết điều tra - Phương pháp sử dụng tập tình huống: Xây dựng hệ thống tập tình giao tiếp ứng xử, từ giúp bạn học sinh có khả phân tích, đánh giá biết xử lí tình giao tiếp cách phù hợp - Phương pháp xử lí số liệu thực nghiệm tốn thống kê: Sử dụng số cơng thức tốn học để xử lý thống kê đánh giá kết điều tra, kết thực nghiệm Nội dung dự án Dự án tập trung nghiên cứu nội dung sau: - Làm rõ khái niệm liên quan đến dự án - Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân giải pháp vấn đề văn hóa ứng xử để định hướng cho bạn học sinh có văn hóa giao tiếp ứng xử, giúp đỡ học tập đáp ứng yêu cầu người thời đại công nghệ, phù hợp với mục tiêu giáo dục cấp THCS phong trào thi đua ngành đề Tiến hành biện pháp, giải pháp để tuyên truyền đến học sinh có cách cư xử đắn, phù hợp, giúp cho mối quan hệ với cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn, văn minh, lịch Những điểm dự án Văn hóa ứng xử giới trẻ vấn đề không xã hội quan tâm Tuy nhiên đề tài này, chúng em nghiên cứu vấn đề cách hệ thống môi trường định mong muốn đưa phương pháp nhất, có tính khả thi cao để giúp bạn nhận thức điều chỉnh hành ứng xử PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH THCS Một vài nét đẹp văn hóa ứng xử người Việt Nam Trong lịch sử dựng nước giữ nước dân tộc, giá trị văn hóa tốt đẹp ông cha ta lưu giữ, truyền lại từ đời sang đời khác Ở giá trị đẹp văn hóa ứng xử ln phát huy, tạo nên mối quan hệ hài hòa, sức mạnh tinh thần giúp người Việt đoàn kết, vững vàng vượt qua bao gian khó Trước hết phải kể tới văn hóa ứng xử người với người Văn hóa dân tộc ta hun đúc nên từ ngàn đời với câu ca dao, tục ngữ như: - “Lời nói chẳng tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.”, - “Lời chào cao mâm cỗ”, - “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, - “Uống nước nhớ nguồn” … văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn Những nét đẹp ứng xử văn hóa gia đình đúc rút ghi lại qua câu ca dao, tục ngữ Chẳng hạn, câu ca dao thể sâu sắc lòng tri ân bậc sinh thành: “Công cha núi Thái Sơn Nghĩa mẹ nước nguồn chảy Một lịng thờ mẹ, kính cha Cho trịn chữ hiếu đạo con” mối quan hệ ứng xử anh chị em nhà đề cao: “Anh em chân, tay Như chim liền cánh, liền cành” hay:“Em thuận, anh hòa nhà có phúc” Hình 1: Tranh minh họa (Nguồn sưu tầm Internet) Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, đại hóa hội nhập quốc tế, dù văn hóa ứng xử có nhiều thay đổi so với khn phép gia đình Việt Nam trì giá trị ứng xử gia đình truyền thống áp dụng linh hoạt mới, tiến Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Ba trụ cột ý thức cộng đồng người Việt, gia đình, làng nước Ngày nay, xây dựng xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi phải trở lại với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình” Bao đời nay, tâm thức người Việt Nam, người thầy giữ địa vị số nhà trường Người thầy coi người định tới thành bại trị: “Khơng thầy đố mày làm nên”; “Thầy - trò ấy”, “Xem lũ trò hay, biết thầy dạy giỏi”, Từ vai trò định đó, người thầy xếp thứ hai phép “Tam cương” (Quân - Sư - Phụ) đạo Nho tơn kính suốt đời: “Vua, thầy, cha ba người Kính thờ trẻ ghi lịng” Sách sử xưa có bao gương tơn sư trọng đạo thật cảm động Thầy Chu Văn An, vị quan tiếng liêm, trực, đồng thời vị thầy lỗi lạc có nhiều học trò giỏi như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Học trò thầy dù làm đến bậc tể tướng, đến thăm sức khỏe thầy phải khép nép chắp tay đứng hầu bậc thềm, hết lịng tơn kính Có thể thấy, ứng xử ngày không câu lệ xưa, giữ mực thước, tiêu chuẩn, cốt lõi ứng xử truyền thống người Việt Đó là, phương châm ứng xử người Việt ngày khơng biết hài hịa lợi ích cá nhân cộng đồng, mà biết sống hy sinh người khác, biết u nước thương nịi Dân tộc ta có hai nhà văn hóa lớn tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa ứng xử người Việt Nguyễn Trãi Hồ Chí Minh, dù sống hai thời đại lịch sử hoàn toàn khác nhau, xong gặp điểm, lấy nhân nghĩa làm gốc để ứng xử với người dùng làm chuẩn mực, làm thước đo để làm nên nhân cách Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống ứng xử tốt đẹp dân tộc, sống đạo đức mẫu mực, cống hiến đời độc lập, tự hạnh phúc nhân dân, người tiêu biểu cho văn hóa ứng xử dân tộc Việt Nam thời đại Những vấn đề lí luận văn hóa ứng xử 2.1 Văn hóa Từ kỉ XIX, nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (18321971), tác phẩm Văn hóa nguyên thủy (1871) ơng cho rằng: “Văn hóa tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục khả tập quán mà người thu nhận với tư cách thành viên xã hội” Đến năm 1881, tác phẩm Nhân loại học, ông khẳng định: “Văn hóa hồn tồn sở hữu riêng lồi người” Quan niệm nhà nhân loại học giới sử dụng suốt nửa kỉ Đầu kỉ XX, nhà nhân loại học người Mỹ Edward Sapir (1884-1939), tác phẩm Lí thuyết văn hóa (1920) đưa định nghĩa: “Văn hóa thân người, cho dù người hoang dã sống xã hội tiêu biểu cho hệ thống phức hợp tập quán, cách ứng xử quan điểm bảo tồn theo truyền thống” Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh tồn tập, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn mục đích sống, lồi người sáng tạo phát minh ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, công cụ cho sinh hoạt ngày ăn, ở, mặc phương thức sử dụng Tồn sáng tạo phát minh tức văn hóa Văn hóa tổng hợp phương thức sinh hoạt với biểu mà lồi người sản sinh nhằm thích ứng nhu cầu đời sống đòi hỏi sinh tồn” Trần Ngọc Thêm đưa định nghĩa văn hóa: “Văn hóa hệ thống hữu giá trị vật chất tinh thần người sáng tạo tích lũy qua trình hoạt động thực tiễn xã hội mình” 2.2 Ứng xử Ứng xử từ ghép gồm “ứng” “xử” Trong “ứng” ứng phó, đối phó; “xử” xử lí, xử thế, xử Ứng xử phản ứng người tác động người khác đến tình cụ thể định Ứng xử biểu giao tiếp Nó phản ứng người trước tác động người khác với tình định thể qua thái độ, hành vi cử cách nói người nhằm đạt kết tốt mối quan hệ người với Ứng xử người qui định giá trị xã hội rõ rệt Xét bình diện nhân cách chất ứng xử đặc điểm tính cách cá nhân thể qua hệ thống thái độ, hành vi cử cách nói cá nhân với người xung quanh 2.3 Văn hóa ứng xử (Văn hóa giao tiếp) Văn hóa ứng xử trình độ cao mối quan hệ người – người, thể hình thức giao tiếp văn minh, lịch sự, biểu hệ thống hành vi ứng xử phù hợp với giá trị xã hội Theo tác giả Trần Trọng Thủy, văn hóa giao tiếp biểu nét tính cách như: tơn trọng người, có thiện chí, quan tâm, độ lượng, nhân hậu, trung thực, thật thà, nhường nhịn, tế nhị, lịch giao tiếp Văn hóa giao tiếp cịn thể kĩ giao tiếp đặc trưng như: không định kiến với người khác, thể tình cảm với người khác, biết lắng nghe ý kiến người khác, không áp đặt quan điểm cho họ Tính cách kĩ tạo thành văn hóa giao tiếp người Tuy nhiên, vốn văn hóa giao tiếp người nhau, không tự nhiên có sẵn mà phải hình thành qua học tập, rèn luyện sống người Như vậy, văn hóa ứng xử hiểu: Văn hóa ứng xử biểu hành vi, thái độ cách nói phù hợp với giá trị giá trị xã hội nói chung, phù hợp với giá trị đạo đức nói riêng văn hóa xã hội định Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học sinh THCS 3.1 Gia đình Gia đình mơi trường sống, hoạt động giao tiếp gần cá nhân Gia đình có chức giáo dục, đặc biệt giáo dục cách ứng xử có văn hóa chuẩn mực Gia đình bao gồm nhiều yếu tố phức hợp như: huyết thống, tâm lý, văn hoá kinh tế thơng qua cá nhân có liên hệ với gia đình Gia đình có ảnh hưởng đặc biệt tới hình thành giới quan, lý tưởng sống, văn hóa ứng xử cá nhân Gia đình nơi người sinh lớn lên nơi người giúp đỡ có suốt đời Gia đình mơi trường giáo dục người, giúp người từ nhỏ tiếp nhận giá trị đắn để hội nhập vào sống xã hội Những giá trị tiếp nhận từ tuổi thơ gia đình ln hành trang cần thiết cho người mang theo để làm phương châm “đối nhân xử thế” Gia đình có văn hố, sống có tơn ti trật tự, giản dị lành mạnh, biết giữ gìn phẩm giá gia phong, người biết yêu thương đùm bọc nhau, đồng thời ông bà cha mẹ gương cho gia đình biết giữ gìn phát huy truyền thống gia đình Việt Nam Nghề nghiệp, truyền thống, nếp sống, văn hoá gia đình thành viên gia đình, giá trị mà người có uy tín gia đình lựa chọn tình yêu đất nước, cống hiến cho phát triển đất nước, niềm say mê công việc, tinh thần trách nhiệm, lòng độ lượng, khao khát học tập, trung thực nghề nghiệp giao tiếp, tình thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ gia đình tác động đến lựa chọn giá trị văn hóa ứng xử lớp trẻ Những tác động từ gia đình tạo tiền đề nhận thức tình cảm giá trị văn hóa ứng xử cá nhân 3.2 Nhà trường Nhà trường tổ chức xã hội với mục đích giáo dục đào tạo, hình thành phát triển toàn diện nhân cách người theo yêu cầu xã hội Nhà trường gắn bó với người từ họ cắp sách đến trường Nhà trường có đội ngũ thầy giáo đào tạo chuyên môn trau dồi phẩm chất đạo đức, gương cho lớp trẻ noi theo Nhà trường chủ động tác động đến người cách có hệ thống, có mục đích, có nội dung, phương pháp rõ ràng cụ thể Nhà trường xã hội thu nhỏ qua nhân cách sống lối sống người hình thành phát triển bộc lộ Cuộc sống học sinh gắn bó chặt chẽ với nhà trường Hầu hết hoạt động học sinh diễn nhà trường, đặc biệt hoạt động học tập giao tiếp Trong nhà trường, bên cạnh việc truyền đạt tri thức cho người học, phải thực nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho họ Phương pháp giảng dạy, đặc biệt gương mẫu thầy giáo có tác dụng củng cố nhận thức, hình thành văn hóa ứng xử học sinh Ảnh hưởng từ phía nhà trường đến văn hóa ứng xử cá nhân phong phú, yếu tố có tác động mạnh mẽ việc tổ chức hoạt động học tập hoạt động vui chơi giải trí cho người học Qua thể quy chế, kỷ cương, nề nếp nhà trường có chặt chẽ hay khơng Nhà trường cịn diễn mối quan hệ với thầy cô bạn bè Một nhà trường có kỷ cương, nếp tốt đẹp, thầy cô giỏi chuyên môn, gương mẫu, tập thể bạn bè biết yêu đùm bọc, tương trợ giúp đỡ lẫn mơi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ đến lối sống học sinh Nhà trường mơi trường có văn hố ln xem “pháo đài” vững để giúp hệ trẻ phịng ngừa tránh xa biểu khơng lành mạnh tệ nạn xã hội 10 3.3 Xã hội Ngồi gia đình nhà trường, xã hội yếu tố ảnh hưởng mạnh đến hình thành phát triển nhân cách hành vi văn hóa ứng xử học sinh Thiếu niên – học sinh tham gia vào hoạt động xã hội trước hết thể trách nhiệm nghĩa vụ người công dân để thể lĩnh, sức mạnh tuổi trẻ Các tổ chức xã hội dựa mà tổ chức hoạt động đa dạng có sức hút học sinh như: hoạt động từ thiện, chương trình đền ơn đáp nghĩa, diễn đàn phịng chống tệ nạn xã hội, an tồn giao thơng học đường Như vậy, tổ chức xã hội vừa tuyên truyền vừa giáo dục người thực tiễn Xã hội cịn tác động đến cá nhân thơng qua dư luận xã hội Dư luận xã hội có tác dụng xây dựng uốn nắn hành vi người, giúp người có lối sống, cách ứng xử cho hài hoà phù hợp với người xã hội để sống cho nghĩa người Tuy nhiên, xã hội tác động đến cá nhân nhiều đường nhiều hoàn cảnh phức tạp khác Cùng tác động có ý nghĩa người - làm thay đổi, khơng có ý nghĩa người khác xã hội tác động đến người khơng mang tính bắt buộc gia đình nhà trường Thực tế xã hội với nhiều tệ nạn, lối sống vật chất, tâm lý hưởng thụ mối nguy đáng lo ngại ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử người học sinh THCS Tất tác nhân đẩy học sinh đến chỗ lúng túng, chí bế tắc việc định hướng giá trị văn hóa ứng xử thân 3.4 Sự tự giáo dục cá nhân Văn hóa người chịu chi phối nhiều yếu tố, yếu tố trên, tự giáo dục thân đóng vai trị quan trọng Tâm lý học rằng: trình hình thành phát triển nhân cách, hoạt động cá nhân đóng vai trị định Những kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người, văn hoá xã hội cá nhân tiếp thu lĩnh hội thơng qua hoạt động, giáo dục giữ vai trị chủ đạo, yếu tố cá nhân đóng vai trị định có tự giáo dục cá nhân: Tự giáo dục tượng có tính quy luật việc phát triển cá nhân: ảnh hưởng hoàn cảnh sống giáo dục, trình hoạt động ý thức tự ý thức người hình thành Con người đối chiếu hứng thú nhu cầu thân với hoàn cảnh yêu cầu xã hội lựa chọn phương tiện cần thiết lối sống cách cư xử” Như vậy, q trình hình thành văn hóa ứng xử tự giáo dục có vai trị quan trọng giúp cho cá nhân nhìn nhận ưu điểm để phát huy hạn chế khuyết điểm, để phấn đấu nhằm đạt đến hồn thiện Mỗi cá nhân có phát triển tự ý thức, tự đánh giá biết định hướng điều chỉnh thân cho có ý nghĩa, họ biết lựa chọn giá trị đắn, phù hợp với thân với xã hội Trong xã hội ngày nay, yếu tố tiêu cực xuất ngày nhiều có sức quyến rũ, cám dỗ mạnh mẽ Con người có biết nói tiếng “khơng” cần thiết, có vượt qua hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào họ Vì thế, tự giáo dục nhân tố định giá trị văn hóa ứng xử cá nhân

Ngày đăng: 26/02/2024, 05:43

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan