Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHLUẬN VĂN THẠC SĨLÊ VĂN LỊNHNGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾCÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨ
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Các công trình nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều chuyên đề, bài tham luận, bài báo cũng như các đề tài khoa học, công trình khoa học nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu một số nội dung
3 liên quan đến động lực làm việc của cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước hiện nay như:
- Nguyễn Hoàng Nguyên (2018) tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân các phường thuộc quận Thủ Đức Tác giả đã sử dụng các lý thuyết về động lực làm việc và các thuyết về nhu cầu, kết hợp với nghiên cứu định tính và xác định 05 biến độc lập có tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức
- Trần Thị Xuân Mai (2015) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” Mô hình nghiên cứu của đề tài được tác giả dựa theo mô hình nghiên cứu của Kovach (1987) và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu và đặc trưng của văn hóa Việt Nam
- Phan Thị Hà Giang (2015) thực hiện nghiên cứu “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang” Nghiên cứu kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức tại Cục thuế tỉnh Kiên Giang với mức độ giảm dần như sau: Tinh thần phục vụ vì công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, đặc điểm công việc, hành vi lãnh đạo, cách thức đánh giá thực hiện công việc, chính sách khen thưởng
- Trịnh Hải Hiền (2020) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên: nghiên cứu điển hình tại Công ty Cổ phần đầu tư Lê Bảo Minh” Luận văn khái quát hóa được những cơ sở lý luận về vấn đề: Động lực lao động và tạo động lực lao động; Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Lê Bảo Minh; Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên; Đưa ra một số giải pháp góp phần tăng cường động lực làm việc cho nhân viên của Công ty Lê Bảo Minh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là xác định và nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của công chức trong ngành Thanh tra của tỉnh Tây Ninh, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị và giải pháp liên quan nhằm nâng cao động lực làm việc
4 của lực lượng lao động hoạt động trong ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh đáp ứng thời kỳ phát triển của đất nước hiện nay
Với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức hoạt động trong ngành Thanh tra của tỉnh Tây Ninh
- Kiểm định và Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức trong ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh
- Đưa ra được các hàm ý và giải pháp liên quan nhằm nâng cao động lực làm việc của công chức tại ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh trong thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước.
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố tác động đến động lực làm việc của công chức trong ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
- Đối tượng khảo sát: Là những công chức đang làm việc trong ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: cơ quan Thanh tra thuộc tỉnh Tây Ninh
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2017 - 2020 Số liệu khảo sát được thực hiện từ tháng 5/2021- 7/2021.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Phương pháp tổng hợp và phân tích cơ sở khoa học nền và các nghiên cứu trước liên quan đến động lực làm việc, các số liệu thứ cấp của ngành Thanh tra tỉnh về biến động lao động trong 4 năm (2017, 2018, 2019, 2020) Phương pháp thảo luận chuyên gia, thảo luận tay đôi với những người am hiểu về lao động làm việc trong ngành nhiều năm, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết
Thống kê khảo sát công chức trong ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh qua phần mềm thống kê SPSS 22, sau đó tiến hành phân tích bằng phương trình hồi quy tuyến tính, nhằm mục đích kiểm định lại sự phù hợp của mô hình nghiên cứu lý thuyết và xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến động lực làm việc của công chức
1.7 Đóng góp của luận văn
Sau khi hoàn thành, luận văn dự kiến sẽ có những đóng góp như sau:
Cung cấp những thông tin khoa học giúp lãnh đạo cơ quan Thanh tra Tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Tỉnh ủy đưa ra những chính sách động viên mọi người lao động hoạt động trong ngành Thanh tra Tây Ninh tăng niềm tin, sức mạnh, động lực để mọi công chức tiếp tục gắn bó và đóng góp với ngành Từ đó tăng hiệu quả hoạt động của ngành Thanh tra, đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển của tỉnh Tây Ninh
1.8 Kết cấu của luận văn
Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương này giới thiệu vấn đề nghiên cứu, khảo lược các nghiên cứu trước đây có liên quan và lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu Trong chương này trình bày các khái niệm và lý thuyết có liên quan; mô hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mô hình
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo nháp thông qua nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để khám phá Đánh giá sơ bộ thang đo thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng công cụ hệ số tin cậy Cronbach alpha và nhân tố khám phá EFA
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trong chương này, đánh giá thang đo với dữ liệu được khảo sát thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha và nhân tố khám phá EFA Sau khi đánh giá thang đo, bước tiếp theo trong chương này sẽ xác định mô hình hồi quy và tiến hành kiểm định: kiểm định tương quan từng
6 phần của các hệ số hồi quy, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định phương sai của phần dư thay đổi Thảo luận về kết quả sau nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Trong nội dung chương sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính, hàm ý của nghiên cứu, những đóng góp chính của nghiên cứu, hạn chế và những gợi ý nghiên cứu tiếp theo.
Kết cấu của luận văn
Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương này giới thiệu vấn đề nghiên cứu, khảo lược các nghiên cứu trước đây có liên quan và lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu Trong chương này trình bày các khái niệm và lý thuyết có liên quan; mô hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mô hình
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo nháp thông qua nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để khám phá Đánh giá sơ bộ thang đo thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng công cụ hệ số tin cậy Cronbach alpha và nhân tố khám phá EFA
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trong chương này, đánh giá thang đo với dữ liệu được khảo sát thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha và nhân tố khám phá EFA Sau khi đánh giá thang đo, bước tiếp theo trong chương này sẽ xác định mô hình hồi quy và tiến hành kiểm định: kiểm định tương quan từng
6 phần của các hệ số hồi quy, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định phương sai của phần dư thay đổi Thảo luận về kết quả sau nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Trong nội dung chương sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính, hàm ý của nghiên cứu, những đóng góp chính của nghiên cứu, hạn chế và những gợi ý nghiên cứu tiếp theo
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về động lực làm việc Động lực “Motivation” là những nhân tố thúc đẩy cá nhân thực hiện một điều gì đó Một số quan điểm về động lực: Động lực theo Bedeian (1993) là sự cố gắng để đạt được mục tiêu của mỗi cá nhân; Động lực theo Kreitner (1995) là một quá trình tâm lý mà nó định hướng các hành vi cá nhân theo mục đích nhất định; Động lực theo Higgins (1994) là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn
Có nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về động lực xuất phát từ các góc độ tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu Kleinginna đã chỉ ra rằng, có tới 102 ý kiến luận giải và đưa ra các định nghĩa, khái niệm khác nhau về động lực (dẫn theo Nguyễn Thị Phương Lan, 2015) Về cơ bản, trong các định nghĩa động lực có 03 cụm từ được sử dụng khi luận giải là (i) động cơ - “motive”, (ii) định hướng - “drive" và (iii) cảm xúc - “motion” Dưới góc độ nghiên cứu của các nhà tâm lý học, động lực là quá trình tâm lý gây ra các kích thích, chỉ đạo và định hướng hành vi (Atkinson,
Theo Maier và Lawler (1973), động lực là sự khao khát và sự tự nguyện của mỗi cá nhân Trong nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra mô hình về kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân như sau:
Kết quả thực hiện công việc = Khả năng * Động lực Khả năng = Khả năng bẩm sinh * Đào tạo * Các nguồn lực Động lực = Khao khát * Tự nguyện Đứng ở một gốc độ chung thì “Động lực làm việc” là những yếu tố bên trong thúc đẩy con người nỗ lực làm việc trong điều kiện sức lực của bản thân để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc tốt nhất Động lực làm việc nhìn từ góc độ tâm lý học là những yếu tố thúc đẩy hành động để thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, có tác dụng khơi dậy tính tích cực lao động của con người
8 Động lực làm việc từ góc độ nhà quản trị là sự mong muốn và tự nguyện của cá nhân để phát huy và tự nỗ lực để đạt được những mục tiêu của cá nhân và tổ chức đề ra
Tuy có khá nhiều khái niệm khác nhau về động lực nhưng về bản chất các khái niệm đều thừa nhận động lực là một quá trình, một xu hướng chứ không phải là một kết quả Động lực là một quá trình thúc đẩy cho các cá nhân thực hiện tích cực để đạt được mục tiêu của cá nhân, tổ chức đó đặt ra
Những người có động lực luôn là những người sẵn sàng nỗ lực, say mê, đam mê với công việc để đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn Từ đó, hiệu suất và chất lượng làm việc được tăng cao Vì vậy, trong một tổ chức, các nhà quản lý luôn muốn có được những nhân viên có động lực trong công việc
2.1.2 Khái niệm về cán bộ công chức
Về cơ bản thì khái niệm về cán bộ công chức đã được giải thích rõ thông qua các luật sau:
Theo Luật Cán bộ, Công chức của Quốc hội (2008), Tại Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
2.1.3 Khái niệm động lực phụng sự công (Public Service Motivation)
- Nghiên cứu của Rainey vào năm 1982 và sau này được gắn liền với tên tuổi của Perry và Wise (1990) Theo đó, có ba nhóm động cơ phổ biến của người lao động trong khu vực công gồm:
Thứ nhất, động cơ duy lý là người lao động khi tham gia vào các hoạt động của nhà nước vì muốn đóng góp vào các quy trình hình thành chính sách, chương trình có liên quan đến cá nhân hay vì ủng hộ cho một nhóm lợi ích nào đó
Thứ hai, động cơ chuẩn tắc là động cơ được xem là quan trọng và phổ biến nhất Động lực để người lao động tham gia vào các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng Họ tham gia với tinh thần trách nhiệm, khao khát được phục vụ với những chuẩn mực tốt đẹp của xã hội
Thứ ba, động cơ duy cảm là khi người lao động nghĩ rằng các hoạt động đó đóng vai trò đối với toàn xã hội hay động cơ xuất phát từ tấm lòng nhân từ, bác ái
- Nghiên cứu của Kim và Vandenabeele (2010), các tác giả đề xuất động lực phụng sự công được định nghĩa là một cấu trúc đa chiều, với sự hy sinh như các khái niệm cơ bản và 3 loại động cơ: công cụ, giá trị và nhận dạng vật lý Động lực phụng sự công phù hợp với trí tuệ thông thường trong hành chính công là việc làm của chính phủ như một sự kêu gọi; động lực phụng sự công giả định quan chức được đặc trưng bởi một nền đạo đức để phục vụ công chúng Họ hành động theo một cam kết cho lợi ích chung chứ không phải chỉ tự quan tâm
- Theo Vandenabeele (2007), động lực phụng sự công là niềm tin, giá trị và thái độ đi xa hơn lợi ích cá nhân và lợi ích của tổ chức, mối quan tâm của một thực thể chính trị lớn hơn và tạo động lực cho các cá nhân để hành động phù hợp bất cứ khi nào thích hợp
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về động lực phụng sự công; luận văn xem đây là sự hy sinh, lòng nhân từ, sự cam kết các lợi ích công nhằm phục vụ nhân dân với kết quả cao nhất
2.1.4 Tên gọi Ngành Thanh tra
Lý thuyết về động lực
không ngừng phấn đấu vươn lên, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2.1.5 Đặc điểm của công chức trong ngành Thanh Tra
Công chức trong ngành Thanh Tra được tuyển dụng theo quy định của Luật cán bộ, công chức Ngạch bật lương theo quy định của Nhà nước Tuy nhiên có đặc thù riêng, được hưởng thêm chế độ theo từng ngạch trong ngành thanh tra như: Thanh tra viên; Thanh tra viên chính; Thanh tra viên cao cấp
2.2 Lý thuyết về động lực
2.2.1 Thuyết nhu cầu của Maslow (1943)
Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã phát triển lý thuyết động lực Maslow
(1943) đề xuất rằng con người có một số các nhu cầu cơ bản cần phải được thực hiện trong cuộc đời của mình Đây là lý thuyết phát triển con người rộng rãi và được ứng dụng khi con người ở giai đoạn trưởng thành Theo ông nhu cầu con người được chia làm năm cấp bậc tăng dần: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện, khẳng định mình Ban đầu các nghiên cứu về lý thuyết của Maslow được sắp xếp theo chiều ngang nghĩa là chỉ sau khi một nhu cầu nào đó đã được thỏa mãn thì nhu cầu ở cấp cao hơn kế tiếp mới xuất hiện
Con người thường hành động theo nhu cầu, chính sự thoả mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động Nói cách khác, việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu sẽ thay đổi được hành vi của con người Từ lý thuyết này các nhà quản trị muốn động viên nhân viên thì cần phải biết nhân viên của họ đang ở thang bậc nhu cầu nào Sự nhận biết đó cho phép nhà quản trị đưa ra các giải pháp phù hợp để thỏa mãn nhu cầu của nhân viên đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu tổ chức
Hình 2.1: Tháp nhu cầu của Maslow
Nguồn: Maslow (1943) Ứng dụng trong nghiên cứu, các nhu cầu trong lý thuyết Maslow đều được đề cập dưới dạng các biến khác nhau Ví dụ như từ những thúc đẩy bởi nhu cầu sinh lý và an toàn được thể hiện bằng các biến như về thu nhập và phúc lợi công ty Tương tự, sự thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội và được tôn trọng được thể hiện ở các biến về môi trường làm việc; chính sách khen thưởng và công nhận
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được, là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu)
2.2.2 Thuyết Hai nhân tố của Herzberg (1959)
Herzberg đã phát triển thuyết hai yếu tố trên nghiên cứu của Mayo and Coch
& French Yếu tố thứ nhất là yếu tố duy trì (thuộc về môi trường tổ chức) và yếu tố thứ hai là yếu tố thúc đẩy (yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việc) Tuy nhiên, trong mô hình của mình, Herzberg cho rằng vẫn tồn tại một khoảng
12 trung tâm là trung tính, nghĩa là người công nhân không cảm thấy thỏa mãn mà cũng không cảm thấy không thỏa mãn
Các yếu tố thúc đẩy như sự thành đạt, sự công nhận thành tích, bản chất bên trong công việc, trách nhiệm lao động và sự thăng tiến được xem như là những yếu tố nội tại Các yếu tố duy trì như điều kiện làm việc, chính sách và chế độ quản trị của công ty, sự giám sát công việc, mối quan hệ giữa các cá nhân, tiền lương, địa vị và công việc an toàn được xem là những yếu tố tác động từ bên ngoài
Như vậy, nhóm yếu tố đầu tiên liên quan đến thuộc tính công việc, nhóm thứ hai là về môi trường mà trong đó công việc được thực hiện Herzberg cho rằng nguyên nhân đem đến sự hài lòng nằm ở nội dung công việc, còn nguyên nhân gây bất mãn nằm ở môi trường làm việc Vì thế nhà quản lý muốn tăng cường động lực cho người lao động cần phải cải thiện môi trường làm việc, tạo nhiều cơ hội và khen ngợi kịp thời tới những nhân viên có thành tích tốt, tạo cho nhân viên sự yêu thích, đam mê, gắn bó với công việc của mình Đối với các nhân tố thúc đẩy nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn, từ đó sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc tích cực và chăm chỉ hơn Nhưng nếu giải quyết không tốt thì tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc đã bất mãn Đối với các nhân tố duy trì, nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nhưng nếu giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc đã có tình trạng thỏa mãn Sự bất mãn chỉ xảy ra khi những yếu tố mang tính duy trì không hiện diện trong công việc: lương, an toàn trong công việc, điều kiện làm việc, chính sách công ty, mối quan hệ với đồng nghiệp, địa vị và sự giám sát
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết quả không ủng hộ sự phân chia hai nhóm nhân tố như trên của Herzberg cũng như bác bỏ việc cho rằng các nhân tố duy trì không mang lại sự thỏa mãn trong công việc (Kreitner & Kinicki, 2007) Thực tế cho thấy rằng các nhân tố thuộc hai nhóm trên đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sự thỏa mãn trong việc Tuy nhiên, thông qua lý thuyết của Herzberg ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của nhân tố thúc đẩy trong việc mang lại sự thỏa mãn trong công việc cũng như tác động của các nhân tố duy trì trong việc dẫn đến sự bất mãn của nhân viên
Hình 2.2: Thuyết Hai nhân tố của Herzberg
Nguồn: Herzberg (1959) Như vậy tổ chức có thể sử dụng các yếu tố này để đáp ứng nhu cầu ở mức cao và thúc đẩy người lao động và cán bộ viên chức hướng tới thành tích và sự thỏa mãn cao hơn Điểm tương đồng của các tác giả trong lý thuyết nhu cầu đều cho rằng động lực là nguồn lực tạo ra từ sự khao khát của các cá nhân được thỏa mãn các nhu cầu của họ
2.2.3 Thuyết mong đợi của Vroom (1964)
Vroom cho rằng hành vi và động cơ làm việc của con người không nhất thiết được quyết định bởi hiện thực mà nó được quyết định bởi nhận thức của con người về những kì vọng của họ trong tương lai Khác với Maslow và Herzberg, Vroom không tập trung vào nhu cầu của con người mà tập trung vào kết quả Lý thuyết này xoay quanh ba khái niệm cơ bản:
Kỳ vọng (Expectancy): là niềm tin rằng nỗ lực sẽ dẫn đến kết quả tốt Khái niệm này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa nỗ lực (effort) và kết quả (performance)
Tính chất công cụ (Instrumentality): là niềm tin rằng kết quả tốt sẽ dẫn đến phần thưởng xứng đáng Khái niệm này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả (performance) và phần thưởng (outcome/rewards)
Hấp lực (Valence): là mức độ quan trọng của phần thưởng đối với người thực hiện công việc Khái niệm này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa phần thưởng (rewards) và mục tiêu cá nhân (personal goals)
Vroom cho rằng người lao động chỉ có động lực làm việc khi nhận thức của họ về cả ba khái niệm hay ba mối quan hệ trên là tích cực Nói cách khác là khi họ
Nhân viên bất mãn và không có động lực
Nhân viên không còn bất mãn và không có động lực
Nhân viên không còn bất mãn và có động lực
Các công trình nghiên cứu trong nước
Hoàng Thị Hồng Lộc và Nguyễn Quốc Nghi (2014), Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ với bài viết “Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc ở khu vực công tại Việt Nam” nhằm xây dựng một khung lý thuyết phục vụ cho mục đích khám phá các nhân tố chính ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ở khu vực công (công chức, viên chức) tại Việt Nam Khung lý thuyết được đề xuất dựa trên mô hình Tháp nhu cầu của Maslow (1943) và mô hình Tháp nhu cầu của người Trung Quốc do Nevis đề xuất năm 1983, nhưng đã có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với đối tượng nghiên cứu là công chức, viên chức Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu còn thể hiện rõ sự cân nhắc kỹ lưỡng đến các đặc trưng của nền văn hóa tập thể và bối cảnh kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay Mô hình lý thuyết này có giá trị áp dụng đối với các tổ chức trong khu vực công tại Việt Nam
Trần Thị Thúy Anh (2016), “Phân tích các yếu tố văn hóa tổ chức tác động đến động lực phụng sự công của cán bộ, công chức tỉnh Tiền Giang” Nghiên cứu khảo sát với 275 công chức, cán bộ đang làm việc tại tỉnh Tiền Giang Thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc được hiệu chỉnh gồm 6 thành phần: (1) Sự tự chủ trong công việc; (2) Hệ thống đánh giá kết quả công việc; (3) Vai trò của người quản lý trực tiếp; (4) Môi trường làm việc; (5) Vai trò của người lãnh đạo; (6) Sự quan liêu
Lê Hữu Phước (2017), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực và hiệu quả công việc của công chức tại tỉnh Tây Ninh” Nghiên cứu khảo sát với 500 công chức đang làm việc tại tỉnh Tây Ninh Thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc được hiệu chỉnh gồm 7 thành phần: (1) Môi trường làm việc; (2) Thu
H 5 + nhập; (3) Quan hệ đồng nghiệp; (4) Quyền hạn trách nhiệm; (5) Ghi nhận khen thưởng; (6) Phúc lợi; (7) Làm việc nhóm
2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Từ việc tổng hợp và vận dụng nghiên cứu của SangMook Kim (2012) và Lê Hữu Phước (2017), Trần Thị Thúy Anh (2016) cùng phương pháp thảo luận chuyên gia về thực tiễn tại cơ quan thanh tra tỉnh Tây Ninh, Luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu với các giả thuyết như sau:
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Học viên đề xuất (2021)
(1) Môi trường làm việc: là yếu tố ảnh hưởng đến an toàn và sự thuận lợi của thanh tra khi làm việc Môi trường làm việc tạo cảm giác tự chủ và thoải mái hơn cho công chức thuộc các cơ quan thanh tra, qua đó giúp cải thiện tinh thần làm việc cũng như năng suất lao động Môi trường làm việc thể hiện sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp trong công việc giữa các đồng nghiệp Đối với tất cả công việc, thời gian mỗi lao động làm việc với đồng nghiệp là nhiều hơn so với thời gian làm việc với cấp trên Do vậy, xây dựng môi trường làm việc mà ở đó các đồng nghiệp cởi mở, trung
Sự đồng cảm với xã hội
Thu nhập và phúc lợi
Ghi nhận và khen thưởng Động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
17 thực, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến động lực làm việc của công chức thanh tra tỉnh Tây Ninh
Giả thuyết H 1 : Môi trường làm việc có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
(2) Sự hy sinh: là sự đóng góp, dâng tặng công sức, trí tuệ để phục vụ cộng đồng, xã hội và mục tiêu chung của tổ chức Theo Perry và Hondeghem (2008) cống hiến có thể xem là định hướng, mong muốn của cá nhân để đóng góp cho người khác, cho xã hội Nghiên cứu của SangMook Kim (2012) cho rằng sự hy sinh bao gồm các thuộc tính sau: (1) Tôi sẵn sàng hy sinh vì lợi ích xã hội; (2) Tôi tin tưởng vào việc đặt nghĩa vụ của công dân lên trước lợi ích của bản thân; (3) Tôi sẵn sàng chịu rủi ro để giúp xã hội; (4) Tôi sẽ ủng hộ một chương trình tốt để giúp đỡ người nghèo, ngay cả khi chương trình khiến tôi tốn tiền
Giả thuyết H 2 : Sự hy sinh có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
(3) Sự đồng cảm với xã hội: Theo nghiên cứu của SangMook Kim (2012) cho rằng những con người có tấm lòng với xã hội bao gồm các thuộc tính sau: (1) Tôi cảm thông cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội; (2) Tôi đồng cảm với những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn; (3) Tôi cảm thấy rất khó chịu khi chứng kiến người khác bị đối xử bất công; (4) Việc cân nhắc đến lợi ích của người khác là rất quan trọng
Giả thuyết H 3 : Sự đồng cảm có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
(4) Thu nhập và phúc lợi: Thu nhập là số tiền mà cá nhân, tổ chức, khu vực, quốc gia có được từ việc làm Theo đó, thu nhập bao gồm các khoản lương cơ bản, trợ cấp, tiền thu nhập tăng thêm Thu nhập phải tương xứng với năng lực cũng như công sức của cán bộ công chức bỏ ra để đóng góp cho cơ quan Nếu thu nhập không tương xứng sẽ tạo ra sự bất mãn, làm giảm động lực làm việc đối với mọi người Tại cơ quan thanh tra thuộc tỉnh Tây Ninh, các phúc lợi được quan tâm bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được nghỉ phép theo luật định, được nghỉ ốm đau, thai sản và việc riêng khi có nhu cầu, được công đoàn bảo vệ lợi ích hợp pháp của công chức, đi
18 du lịch hàng năm, làm ổn định lâu dài tại cơ quan (không sợ mất việc) Thu thập và phúc lợi thể hiện ở nhu cầu sinh lý và an toàn trong thuyết nhu cầu của Maslow
Giả thuyết H 4 : Thu nhập và phúc lợi có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
(5 ) Ghi nhận và khen thưởng: là thể hiện nhu cầu tự khẳng định của con người trong thuyết nhu cầu của Maslow Những công lao hy sinh trong làm việc cần được ghi nhận và tuyên dương, theo thuyết hai nhân tố của Heiberg sự tuyên dương cũng phải thể hiện sự công bằng với đúng người sẽ làm thỏa mãn và tạo động lực làm việc cho người lao động Khen thưởng, ghi nhận thành tích đối với lực lượng công chức nhà nước hàng năm, quý và ngay cả đột xuất đối với ngành thanh ta tỉnh sẽ làm tăng sự tin tưởng, sự hãnh diện và thành tích được ghi nhận làm tăng thêm sự kỳ vọng phát triển nghề nghiệp, những kỳ vọng này làm tăng động lực làm việc cho công chức thanh tra
Giả thuyết H 5 : Ghi nhận và khen thưởng có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
Chương này đã làm rõ khái niệm động lực làm việc, cán bộ công chức, ngành Thanh tra đồng thời trình bày hệ thống các lý thuyết về động lực làm việc, động lực phụng sự công và các thuyết về nhu cầu của con người Tổng hợp một số các nghiên cứu trước liên quan và tiến hành thảo luận chuyên gia, cuối cùng đề xuất mô hình nghiên cứu gồm có năm giả thuyết (biến nghiên cứu độc lập) là: môi trường làm việc, sự hy sinh, sự đồng cảm xã hội, ghi nhận khen thưởng, thu nhập phúc lợi và biến phụ thuộc là động lực làm việc của công chức thanh tra tỉnh Tây Ninh.
Các giả thuyết
(1) Môi trường làm việc: là yếu tố ảnh hưởng đến an toàn và sự thuận lợi của thanh tra khi làm việc Môi trường làm việc tạo cảm giác tự chủ và thoải mái hơn cho công chức thuộc các cơ quan thanh tra, qua đó giúp cải thiện tinh thần làm việc cũng như năng suất lao động Môi trường làm việc thể hiện sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp trong công việc giữa các đồng nghiệp Đối với tất cả công việc, thời gian mỗi lao động làm việc với đồng nghiệp là nhiều hơn so với thời gian làm việc với cấp trên Do vậy, xây dựng môi trường làm việc mà ở đó các đồng nghiệp cởi mở, trung
Sự đồng cảm với xã hội
Thu nhập và phúc lợi
Ghi nhận và khen thưởng Động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
17 thực, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến động lực làm việc của công chức thanh tra tỉnh Tây Ninh
Giả thuyết H 1 : Môi trường làm việc có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
(2) Sự hy sinh: là sự đóng góp, dâng tặng công sức, trí tuệ để phục vụ cộng đồng, xã hội và mục tiêu chung của tổ chức Theo Perry và Hondeghem (2008) cống hiến có thể xem là định hướng, mong muốn của cá nhân để đóng góp cho người khác, cho xã hội Nghiên cứu của SangMook Kim (2012) cho rằng sự hy sinh bao gồm các thuộc tính sau: (1) Tôi sẵn sàng hy sinh vì lợi ích xã hội; (2) Tôi tin tưởng vào việc đặt nghĩa vụ của công dân lên trước lợi ích của bản thân; (3) Tôi sẵn sàng chịu rủi ro để giúp xã hội; (4) Tôi sẽ ủng hộ một chương trình tốt để giúp đỡ người nghèo, ngay cả khi chương trình khiến tôi tốn tiền
Giả thuyết H 2 : Sự hy sinh có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
(3) Sự đồng cảm với xã hội: Theo nghiên cứu của SangMook Kim (2012) cho rằng những con người có tấm lòng với xã hội bao gồm các thuộc tính sau: (1) Tôi cảm thông cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội; (2) Tôi đồng cảm với những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn; (3) Tôi cảm thấy rất khó chịu khi chứng kiến người khác bị đối xử bất công; (4) Việc cân nhắc đến lợi ích của người khác là rất quan trọng
Giả thuyết H 3 : Sự đồng cảm có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
(4) Thu nhập và phúc lợi: Thu nhập là số tiền mà cá nhân, tổ chức, khu vực, quốc gia có được từ việc làm Theo đó, thu nhập bao gồm các khoản lương cơ bản, trợ cấp, tiền thu nhập tăng thêm Thu nhập phải tương xứng với năng lực cũng như công sức của cán bộ công chức bỏ ra để đóng góp cho cơ quan Nếu thu nhập không tương xứng sẽ tạo ra sự bất mãn, làm giảm động lực làm việc đối với mọi người Tại cơ quan thanh tra thuộc tỉnh Tây Ninh, các phúc lợi được quan tâm bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được nghỉ phép theo luật định, được nghỉ ốm đau, thai sản và việc riêng khi có nhu cầu, được công đoàn bảo vệ lợi ích hợp pháp của công chức, đi
18 du lịch hàng năm, làm ổn định lâu dài tại cơ quan (không sợ mất việc) Thu thập và phúc lợi thể hiện ở nhu cầu sinh lý và an toàn trong thuyết nhu cầu của Maslow
Giả thuyết H 4 : Thu nhập và phúc lợi có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
(5 ) Ghi nhận và khen thưởng: là thể hiện nhu cầu tự khẳng định của con người trong thuyết nhu cầu của Maslow Những công lao hy sinh trong làm việc cần được ghi nhận và tuyên dương, theo thuyết hai nhân tố của Heiberg sự tuyên dương cũng phải thể hiện sự công bằng với đúng người sẽ làm thỏa mãn và tạo động lực làm việc cho người lao động Khen thưởng, ghi nhận thành tích đối với lực lượng công chức nhà nước hàng năm, quý và ngay cả đột xuất đối với ngành thanh ta tỉnh sẽ làm tăng sự tin tưởng, sự hãnh diện và thành tích được ghi nhận làm tăng thêm sự kỳ vọng phát triển nghề nghiệp, những kỳ vọng này làm tăng động lực làm việc cho công chức thanh tra
Giả thuyết H 5 : Ghi nhận và khen thưởng có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của công chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
Chương này đã làm rõ khái niệm động lực làm việc, cán bộ công chức, ngành Thanh tra đồng thời trình bày hệ thống các lý thuyết về động lực làm việc, động lực phụng sự công và các thuyết về nhu cầu của con người Tổng hợp một số các nghiên cứu trước liên quan và tiến hành thảo luận chuyên gia, cuối cùng đề xuất mô hình nghiên cứu gồm có năm giả thuyết (biến nghiên cứu độc lập) là: môi trường làm việc, sự hy sinh, sự đồng cảm xã hội, ghi nhận khen thưởng, thu nhập phúc lợi và biến phụ thuộc là động lực làm việc của công chức thanh tra tỉnh Tây Ninh
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đây là bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu, nó giữ một vai trò cốt lõi định hướng và xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này Một thiết kế chi tiết định hình cụ thể các phương pháp thu thập thông tin chính xác, các công cụ xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được mà nghiên cứu lựa chọn để kiểm chứng giả thuyết đưa ra
Thiết kế nghiên cứu bao gồm các nội dung chủ yếu như phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu (Đinh Phi Hổ,
Phương pháp tổng hợp và phân tích cơ sở khoa học nền và các nghiên cứu trước liên quan đến động lực làm việc, các số liệu thứ cấp của ngành Thanh tra tỉnh về biến động lao động trong 4 năm (2017, 2018, 2019, 2020), phương pháp thảo luận chuyên gia, thảo luận tay đôi với những người am hiểu về lao động làm việc trong ngành nhiều năm, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết
Việc áp dụng nghiên cứu định tính là để khám phá, bổ sung và điều chỉnh thang đo về động lực làm việc của công chức trong Ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh
Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với khoảng 05 người tham dự, những công chức được lựa chọn phải có thâm niên làm việc từ năm năm trở lên tại cơ quan Thanh tra tỉnh Để quá trình nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất, tác giả đã sử dụng một số dàn bài mẫu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, các mẫu thảo luận sẽ đảm bảo có 2 phần chính gồm: phần giới thiệu; phần thảo luận
Về phần giới thiệu: phải đảm bảo truyền đạt được đúng ý của tác giả đến các thành viên trong cuộc thảo luận Tạo sự thỏa mái hòa đồng, không gây căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin
Về phần thảo luận: phải hướng dẫn, dẫn dắt người thảo luận tập trung xoay quanh các câu hỏi gợi ý liên quan đến động lực làm việc của công chức Ngành thanh tra
Những câu hỏi trong nghiên cứu định tính này là các câu hỏi dạng mở mang tính chất gợi ý, dẫn hướng cho việc thảo luận Tác giả sẽ quan sát và phân tích để đưa ra các câu hỏi tiếp theo mang tính chất là đi sâu hơn đối với vần đề đang thảo luận
Thống kê khảo sát công chức trong ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh qua phần mềm thống kê SPSS 22, sau đó tiến hành phân tích bằng phương trình hồi quy tuyến tính, nhằm mục đích kiểm định lại sự phù hợp của mô hình nghiên cứu lý thuyết và xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến động lực làm việc của công chức Ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh
Nghiên cứu định lượng trong luận văn này được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng email đối với công chức tại Thanh tra tỉnh, thanh tra các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Mục đích của nghiên cứu định lượng là dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu lý thuyết
Bảng câu hỏi ở đây là bảng câu hỏi chi tiết và câu hỏi chủ yếu là các câu hỏi đóng với các trả lời được đo lường theo cấp độ thang đo rõ ràng Cấu trúc bảng câu hỏi gồm hai phần là phần nội dung câu hỏi và phần thông tin cá nhân người được khảo sát
3.1.3 Quy trình tiến hành nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện qua sáu (06) bước cơ bản sau:
Bước 1: Trên cơ sở khảo lược tài liệu, các nghiên cứu trước đây trong nước và ngoài nước, đồng thời xuất phát từ thực tế của đơn vị nên tác giả đề xuất vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài Khi mục tiêu này đạt được thì sẽ trả lời được vấn đề nghiên cứu đặt ra
Bước 2: Dựa trên vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn các lý thuyết nền tảng hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu nghiên cứu đúng hướng, đồng thời khảo lược các nghiên cứu trước đây đã thực hiện trên Thế giới và Việt Nam để đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và hệ thống thang đo nháp các thành phần trong mô hình nghiên cứu đề xuất
Bước 3: Tùy theo điều kiện bối cảnh nghiên cứu, cũng như đặc điểm con người trong mỗi không gian địa lý, tổ chức có thể khác biệt Chính vì vậy, thang đo nháp được hệ thống lại để có thể đo lường chính xác các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết đề xuất nên nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu định tính theo phương pháp thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với thực tế tại không gian nghiên cứu Sau khi điều chỉnh thì nghiên cứu sẽ có mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức Trên cơ sở thang đo chính thức, bước này sẽ thiết kế bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu định lượng ở bước tiếp theo
Bước 4: Từ bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, trong bước này tác giả thực hiện khảo sát công chức tại các cơ quan thanh tra từ cấp tỉnh đến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Tiến hành tổng hợp các dữ liệu sau khi khảo sát, làm sạch trên công cụ phần mềm SPSS nhằm chuẩn bị cho bước chạy phân tích tiếp theo
Xây dựng thang đo
Tác giả đã dựa theo Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh (Nguyễn Đình Thọ, 2013) để xây dựng thang đo
Phương pháp xây dựng thang đo
Trong nghiên cứu này, tác giả tham khảo và đề xuất quy trình xây dựng thang đo như sau:
Thang đo đề xuất
(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 298 và đề xuất của tác giả)
Hình 3.2: Quy trình xây dựng thang đo
3.3.1 Thang đo “Động lực làm việc của công chức thanh tra”
Bảng 3.1: Thang đo của yếu tố động lực làm việc
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
DL1 Tôi nhận thấy công việc của tôi có ích cho xã hội Taylor (2008)
DL2 Tôi tự hào vì làm công việc này Nghiên cứu định tính
DL3 Tôi luôn cố gắng để công việc của mình được hoàn hảo hơn Nghiên cứu định tính
(Nguồn: Học viên dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh, 2021)
3.3.2 Thang đo “Môi trường làm việc”
Bảng 3.2: Thang đo của yếu tố môi trường làm việc
Tổng hợp nghiên cứu trước
Thảo luận nhóm và khảo sát thử
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
Cơ sở vật chất nơi làm việc của tôi được trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác
MTLV2 Tôi được cung cấp đầy đủ phương tiện phục vụ công việc
MTLV3 Không gian nơi tôi làm việc đảm bảo sự an toàn và thoải mái cần thiết Nghiên cứu định tính
MTLV4 Khoảng cách từ nhà riêng tới cơ quan của tôi đạt thuận lợi cho công tác Nghiên cứu định tính
Tôi được cấp trên và đồng nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho công việc
(Nguồn: Học viên tổng hợp, 2021)
3.3.3 Thang đo “Sự hy sinh”
Bảng 3.3: Thang đo của yếu tố sự hy sinh
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
HS1 Tôi sẵn sàng hy sinh vì lợi ích xã hội SangMook Kim (2012)
Tôi tin tưởng vào tổ quốc và đặt nghĩa vụ của công dân lên trước lợi ích của bản thân
HS3 Tôi sẵn sàng chịu rủi ro để giúp xã hội SangMook Kim (2012)
HS4 Tôi sẽ ủng hộ các chương trình tốt để giúp đỡ người nghèo và yếu thế SangMook Kim (2012)
(Nguồn: Học viên dựa vào nghiên cứu trước, 2021)
3.3.4 Thang đo “Sự đồng cảm với xã hội”
Bảng 3.4: Thang đo của yếu tố sự đồng cảm với xã hội
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
SDC1 Tôi cảm thông cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội SangMook Kim (2012)
SDC2 Tôi đồng cảm với những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn SangMook Kim (2012)
SDC3 Tôi cảm thấy rất khó chịu khi chứng kiến người khác bị đối xử bất công SangMook Kim (2012)
SDC4 Việc cân nhắc đến lợi ích của người khác là rất quan trọng SangMook Kim (2012)
SDC5 Tôi nghĩ cơ hội bình đẳng cho công dân là rất quan trọng SangMook Kim (2012)
(Nguồn: Học viên dựa vào nghiên cứu trước, 2021)
3.3.5 Thang đo “Thu nhập và phúc lợi”
Bảng 3.5: Thang đo của yếu tố thu nhập và phúc lợi
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
TNPL1 Tôi sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ cơ quan Nghiên cứu định tính
TNPL2 Chế độ chính sách phúc lợi đang áp dụng là phù hợp Kovach (1987)
TNPL3 Hoạt động chi trả lương cho tôi đảm bảo đúng quy định Kovach (1987)
TNPL4 Tôi quan tâm đến các khoản thu nhập tăng thêm ngoài lương Parasuraman và cộng sự
TNPL5 Tôi hài lòng với các khoản chi thu nhập tăng thêm của cơ quan Nghiên cứu định tính
(Nguồn: Học viên tổng hợp, 2021)
3.3.6 Thang đo “Ghi nhận và khen thưởng”
Bảng 3.6: Thang đo của yếu tố ghi nhận và khen thưởng
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
KT1 Cơ quan thường tặng thưởng cho công chức đạt thành tích đột xuất Nghiên cứu định
Cơ quan tổ chức cuộc họp hàng năm để tôn vinh công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm
KT3 Có sự đánh giá cao và tôn trọng lẫn nhau giữa công chức với lãnh đạo trong cơ quan Kovach (1987)
Sự ghi nhận và đối xử tốt của cơ quan giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của tôi trong công việc
KT5 Cơ quan hỗ trợ học thêm về nghiệp vụ và chuyên môn để có cơ hội thăng tiến Nghiên cứu định tính
(Nguồn: Học viên tổng hợp, 2021)
Công thức của phương trình nghiên cứu hồi quy
Trên cơ sở những lý luận khoa học về động lực làm việc và dựa trên những nghiên cứu có liên quan, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với những người am hiểu về ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh, nên đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 khái niệm nghiên cứu (5 biến độc lập) và một khái niệm phụ thuộc (biến phụ thuộc) Mô hình được đo lường bởi 27 biến quan sát, trong đó thành phần gồm: Môi trường làm việc (MTLV); Sự hy sinh (HS); Sự đồng cảm với xã hội (SDC); Thu nhập và phúc lợi (TNPL); Ghi nhận và khen thưởng (KT); Động lực làm việc của công chức thanh tra (DL)
Tác giả nghiên cứu phương pháp hồi quy, mô hình hồi quy như sau:
Y = 0 + 1*MTLV + 2*HS + 3*SDC + 4*TNPL + 5*KT +i
1, 2, 3, 4, 5: Các hệ số hồi quy của tổng thể
MTLV: Môi trường làm việc
SDC: Sự đồng cảm với xã hội
TNPL: Thu nhập và phúc lợi
KT: Ghi nhận và khen thưởng (KT)
i : Sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn, trung bình bằng 0 phương sai không đổi và độc lập
Mô hình có năm giả thuyết Hi (i=1,5), các giả thuyết này đều có kỳ vọng tác động thuận chiều lên (tăng) động lực làm việc của công chức Ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh
Chương này trình bày về cách thiết kế nghiên cứu của luận văn trong đó có những nội dung như phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thiết kế bảng câu hỏi
Mô hình thang đo trong luận văn dựa trên thang đo đã có sẵn trên thị trường và được khám phá, bổ sung và điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận nhóm Mô hình đo lường gồm 27 biến quan sát, trong đó thành phần Môi trường làm việc gồm 5 biến quan sát; Sự hy sinh gồm 4 biến quan sát; Sự đồng cảm với xã hội gồm 5 biến quan sát; Thu nhập và phúc lợi gồm 5 biến quan sát; Ghi nhận và khen thưởng gồm 5 biến quan sát; Động lực làm việc của công chức thanh tra gồm 3 biến quan sát
Trên cơ sở thang đo, nghiên cứu xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng để thu thập thông tin từ công chức trong Ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh Mẫu nghiên cứu là 170 được thu thập từ Thanh tra tỉnh, thanh tra 18 sở, thanh tra 9 huyện thị xã, thành phố
Trong mô hình tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu với kỳ vọng các “biến độc lập” sẽ tác động tăng đến các “biến phụ thuộc” Đối với Chương tiếp theo sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết và mô hình thang đo lường, dựa trên số liệu thu thập từ bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng, các nội dung về đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích các nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến sẽ được thực hiện.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tổng quan cơ cấu tổ chức ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh
Ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh có 38 cơ quan, đơn vị gồm: Thanh tra tỉnh; Thanh tra 9 huyện, thị xã, thành phố; Thanh tra 28 sở
Theo số liệu thu thập đến tháng 6/2021 tổng số công chức và người lao động trong Ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh là 198 người (trong đó: công chức 170 người; người lao động khác 28 người).
Mô tả mẫu khảo sát
4.2.1 Giới tính và nhóm tuổi của đối tượng khảo sát
Mẫu được phân chia thành 5 nhóm tuổi: nhóm tuổi từ 36 đến 45 chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,35% (trong đó: nam 15,29% nữ 17,06%); nhóm tuổi từ 25 đến 35 chiếm tỷ lệ là 22,94% (trong đó: nam 10,59% nữ 12,35%); chiếm tỷ trọng thấp nhất là nhóm tuổi dưới 25 chiếm 8,82% (trong đó: nam 5,29% nữ 3,53%)
Bảng 4.1: Mô tả mẫu theo giới tính và nhóm tuổi
Hình 4.1: Biểu đồ về giới tính và nhóm tuổi (Nguồn tính toán của tác giả)
Mẫu được phân chia thành 3 nhóm: Qua kết quả khảo sát đối với trình độ là cao đẳng là không có, chỉ có trình độ đại học và trên đại học Trong đó trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất
Bảng 4.2: Trình độ học vấn
Giới tính Cao đẳng Đại học Trên Đại học Tổng cộng
Dưới 25 Từ 25 đến 35 Từ 36 đến 45 Từ 46 đến 55 Trên 55
Giới tính Cao đẳng Đại học Trên Đại học Tổng cộng
Hình 4.2: Biểu đồ về trình độ học vấn (Nguồn tính toán của tác giả)
Mẫu được phân chia thành 5 nhóm: Qua kết quả khảo sát đối với thâm niên công tác cao nhất là giai đoạn từ 5 đến dưới 15 năm và 15 năm đến dưới 20 năm
Bảng 4.3: Thâm niên công tác
Cao đẳng Đại học Trên Đại học
Hình 4.3: Biểu đồ về thâm niên công tác (Nguồn tính toán của tác giả)
Mẫu được phân chia thành 2 nhóm: Qua kết quả khảo sát cho thấy số lượng công chức nhiều hơn số lượng lãnh đạo
Bảng 4.4: Vị trí công tác
Giới tính Công chức Từ Lãnh đạo phòng trở lên Tổng cộng
Hình 4.4: Biểu đồ về vị trí công tác (Nguồn tính toán của tác giả)
Dưới 5 năm 5 đến dưới 15 năm 15 đến dưới 20 năm
Công chức Từ Lãnh đạo phòng trở lên
4.2.5 Thu nhập của công chức
Mẫu được phân chia thành 4 nhóm: Qua kết quả khảo sát đối với thu nhập của công chức có thu nhập từ 10 đến dưới 15 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất, thu nhập trên 15 triệu chiếm tỉ lệ thấp nhất
Thu nhập của công chức bao gồm các khoản như: lương cơ bản + phụ cấp nghề nghiệp + các khoản khen thưởng + tăng thu nhập
Bảng 4.5: Thu nhập của công chức
Giới tính Dưới 7 triệu 7 đến dưới
Hình 4.5: Biểu đồ về thu nhập (Nguồn tính toán của tác giả)
4.2.6 Nơi công tác của công chức
Mẫu được phân chia thành 2 nhóm: Qua kết quả khảo sát cho thấy số lượng công chức cấp tỉnh nhiều hơn so với cấp huyện
Bảng 4.6: Nơi công tác của công chức
Giới tính Cấp tỉnh Cấp huyện Tổng cộng
Dưới 7 triệu 7 đến dưới 10 triệu 10 đến dưới 15 triệu Trên 15 triệu
Hình 4.6: Biểu đồ về nơi công tác (Nguồn tính toán của tác giả)
Thống kê giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình của các câu hỏi
Dự vào kết quả thống kê mô tả ta thấy giá trị lớn nhất của các biến là 5, giá trị bé nhất của các biến là 1 Giá trị trên là phù hợp với thang đo Likert
Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình
Môi trường làm việc - Ký hiệu: MTLV
(MTLV1) Cơ sở vật chất nơi làm việc của tôi được trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác
(MTLV2) Tôi được cung cấp đầy đủ phương tiện phục vụ công việc 170 1 5 2,7471
(MTLV3) Không gian nơi tôi làm việc đảm bảo sự an toàn và thoải mái cần thiết 170 1 5 3,4647
(MTLV4) Khoảng cách từ nhà riêng tới cơ quan của tôi đạt thuận lợi cho công tác 170 1 5 3,5000
(MTLV5) Tôi được cấp trên và đồng nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho công việc
Sự hy sinh - Ký hiệu: HS
Tên biến N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình (HS1) Tôi sẵn sàng hy sinh vì lợi ích xã hội 170 1 5 4,1765
(HS2) Tôi tin tưởng vào tổ quốc và đặt nghĩa vụ của công dân lên trước lợi ích của bản thân
(HS3) Tôi sẵn sàng chịu rủi ro để giúp xã hội 170 1 5 3,9412
(HS4) Tôi sẽ ủng hộ các chương trình tốt để giúp đỡ người nghèo và yếu thế 170 1 5 3,7412
Sự đồng cảm với xã hội - Ký hiệu: SDC
(SDC1) Tôi cảm thông cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội 170 1 5 3,7529
(SDC2) Tôi đồng cảm với những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn 170 1 5 3,5647
(SDC3) Tôi cảm thấy rất khó chịu khi chứng kiến người khác bị đối xử bất công 170 1 5 3,1235
(SDC4) Việc cân nhắc đến lợi ích của người khác là rất quan trọng 170 1 5 3,3294
(SDC5) Tôi nghĩ cơ hội bình đẳng cho công dân là rất quan trọng 170 1 5 3,3588
Thu nhập và phúc lợi - Ký hiệu: TNPL
(TNPL1) Tôi sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ cơ quan 170 1 5 4,0941
(TNPL2) Chế độ chính sách phúc lợi đang áp dụng là phù hợp 170 1 5 3,9000
(TNPL3) Hoạt động chi trả lương cho tôi đảm bảo đúng quy định 170 1 5 3,6706
Tên biến N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình (TNPL4) Tôi quan tâm đến các khoản thu nhập tăng thêm ngoài lương 170 1 5 3,8588
(TNPL5) Tôi hài lòng với các khoản chi thu nhập tăng thêm của cơ quan 170 1 5 3,6353
Ghi nhận và khen thưởng - Ký hiệu: KT
(KT1) Cơ quan thường tặng thưởng công chức đạt thành tích đột xuất 170 1 5 4,2765
(KT2) Cơ quan tổ chức cuộc họp hàng năm để tôn vinh công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm
(KT3) Có sự đánh giá cao và tôn trọng lẫn nhau giữa công chức với lãnh đạo trong cơ quan
(KT4) Sự ghi nhận và đối xử tốt của cơ quan giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của tôi trong công việc
(KT5) Cơ quan hỗ trợ học thêm về nghiệp vụ và chuyên môn để có cơ hội thăng tiến
170 1 5 3,7706 Động lực làm việc - Ký hiệu: DL
(DL1) Tôi nhận thấy công việc của tôi có ích cho xã hội 170 1 5 3,5647
(DL2) Tôi tự hào vì làm công việc này 170 1 5 3,3176
(DL3) Tôi luôn cố gắng để công việc của mình được hoàn hảo hơn 170 1 5 3,3941
(Nguồn tính toán của tác giả)
Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Trong phần này sử dụng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha để đánh giá chất lượng thang đo thông qua loại các biến không phù hợp Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach alpha từ 0,60 trở lên Kết quả đánh giá từng khái niệm thang đo trong bảng bên dưới:
Bảng 4.8: Phân tích độ tin cậy thang đo Môi trường làm việc
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến Môi trường làm việc: Cronbach Alpha tổng = 0,773
Bảng thang đo MTLV: Độ tin cậy Cronbach Alpha - Môi trường làm việc (MTLV) Kết quả ở bảng thang đo Môi trường làm việc với 5 biến có hệ số Cronbach’s Alpha α = 0,773 (> 0,6) và các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 nên thang đo này có độ tin cậy cao
Bảng 4.9: Phân tích độ tin cậy thang đo Sự hy sinh
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến
Sự hy sinh: Cronbach Alpha tổng = 0,81
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến
Bảng thang đo HS: Độ tin cậy Cronbach Alpha - Sự hy sinh (HS) Kết quả ở bảng thang đo Sự hy sinh với 4 biến có hệ số Cronbach’s Alpha α = 0,81 (> 0,6) và các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 nên thang đo này có độ tin cậy cao
Bảng 4.10: Phân tích độ tin cậy thang đo Sự đồng cảm với xã hội
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến
Sự đồng cảm với xã hội: Cronbach Alpha tổng = 0,731
Dự trên phân tích độ tin cậy thanh đo ta có hệ số tương quan biến tổng SDC3
= -0,059 < 0,3 nên biến SDC3 không đạt độ tin cậy thanh đo Do đó nên loại biến SDC3 ra khỏi thang đo Phân tích lại độ tin cậy thang đo sau khi loại biến SDC3 ta có kết quả như sau:
Bảng 4.11: Phân tích độ tin cậy sau khi loại biến SDC3
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến
Sự đồng cảm với xã hội: Cronbach Alpha tổng = 0,722
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến
Bảng thang đo SDC: Độ tin cậy Cronbach Alpha - Sự đồng cảm với xã hội (SDC) Kết quả ở bảng thang đo Sự đồng cảm với xã hội với 4 biến có hệ số Cronbach’s Alpha α = 0,722 (> 0,6) và các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 nên thang đo này có độ tin cậy cao
Bảng 4.12: Phân tích độ tin cậy thang đo Thu nhập và phúc lợi
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến Thu nhập và phúc lợi: Cronbach Alpha tổng = 0,849
Bảng thang đo TNPL: Độ tin cậy Cronbach Alpha - Thu nhập và phúc lợi (TNPL) Kết quả ở bảng thang đo Thu nhập và phúc lợi với 5 biến có hệ số Cronbach’s Alpha α = 0,849 (> 0,6) và các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 nên thang đo này có độ tin cậy cao
Bảng 4.13: Phân tích độ tin cậy thang đo Ghi nhận và khen thưởng
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến Ghi nhận và khen thưởng: Cronbach Alpha tổng = 0,792
Bảng thang đo KT: Độ tin cậy Cronbach Alpha - Ghi nhận và khen thưởng (KT) Kết quả ở bảng thang đo Ghi nhận và khen thưởng với 5 biến có hệ số Cronbach’s Alpha α = 0,792 (> 0,6) và các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 nên thang đo này có độ tin cậy cao
Bảng 4.14: Phân tích độ tin cậy thang đo Động lực làm việc
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến Động lực làm việc: Cronbach Alpha tổng = 0,890
Bảng thang đo DL: Độ tin cậy Cronbach Alpha - Động lực làm việc (DL) Kết quả ở bảng thang đo Động lực làm việc với 3 biến có hệ số Cronbach’s Alpha α 0,89 (> 0,6) và các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 nên thang đo này có độ tin cậy cao
43 Đánh giá chung: Qua việc đánh giá độ tin cậy của từng thang đo bằng hệ số
Cronbach Alpha có tồn tại quan biến tổng SDC3 = -0,059 < 0,3 nên biến SDC3 không đạt độ tin cậy thang đo Do đó nên loại biến SDC3 ra khỏi thang đo.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Trong phần này, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) sẽ được sử dụng sau khi các thang đo được đánh giá trong phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Tất cả các biến quan sát (ngoại trừ biến quan sát đã bị loại trong phân tích hệ số tin cậy Cronbach's Alpha), đồng thời không gồm các biến quan sát thuộc khái niệm thang đo động lực làm việc Các biến này sẽ được phân tích cùng một lượt trong phương pháp EFA Thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố từ 0,50 trở lên
4.5.1 Phân tích nhân tố Môi trường làm việc
Bảng 4.15: Bảng kiểm định KMO và bảng ma trận nhân tố của “MTLV”
Kiểm định Bartlett's Chi-Square 223,673
Hệ số tải nhân tố
1 (MTLV2) Tôi được cung cấp đầy đủ phương tiện phục vụ công việc 0,800
(MTLV4) Khoảng cách từ nhà riêng tới cơ quan của tôi đạt thuận lợi cho công tác 0,742
(MTLV1) Cơ sở vật chất nơi làm việc của tôi được trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác
Hệ số tải nhân tố
1 (MTLV5) Tôi được cấp trên và đồng nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho công việc
(MTLV3) Không gian nơi tôi làm việc đảm bảo sự an toàn và thoải mái cần thiết 0,627
Dựa vào kết quả phân tích nhân tố ta thấy, hệ số 0,5< 0,734 0,05 thì cặp biến đó không có mối quan hệ tương quan tuyến tính ta sẽ loại bỏ nó ra trước khi thực hiện phân tích hồi quy
Bảng 4.29: Các nghiên Phân tích tương quan giữa các nhân tố
(DL_F6) Động lực làm việc
(TNPL_F1) Thu nhập và phúc lợi
(KT_F2) Ghi nhận và khen thưởng
(MTLV_F4) Môi trường làm việc
Sự đồng cảm với xã hội
(DL_F6) Động lực làm việc
Thu nhập và phúc lợi
(KT_F2) Ghi nhận và khen thưởng
Sự đồng cảm với xã hội
** Correlation is significant at the 00,01 level (2-tailed)
(Nguồn tính toán của tác giả)
Kết quả: Các cặp biến lớn nhất 0,002 < 0,05 do đó các cặp biến này có mối quan hệ tương quan tuyến tính với “Động lực làm việc”
4.6.2 Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 4.30: Bảng kết quả phân tích hồi quy
(Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa)
(Hệ số hồi quy chuẩn hóa)
(Thống kê đa cộng tuyến)
Thu nhập và phúc lợi
(KT_F2) Ghi nhận và khen thưởng
(HS_F3) Sự hy sinh 0,350 0,074 0,302 4,733 0,000 0,749 1,335 (MTLV_F4)
(SDC_F5) Sự đồng cảm với xã hội
0,328 0,066 0,320 4,978 0,000 0,739 1,353 a, Dependent Variable: (DL_F6) Động lực làm việc
(Nguồn tính toán của tác giả)
Kết quả phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa
DL_F6 = (-0.681) + 0,136*TNPL_F1 + 0,292*KT_F2 + 0,350*HS_F3 + (-0.018)*MTLV_F4 + 0,328*SDC_F5
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Các biến có giá trị VIF thấp nhất = 1,243 và cao nhất = 1,743 < 2 và lớn > 0,5 nên không bị đa cộng tuyến
Kiểm định Sig: Thu nhập và phúc lợi có Sig = 0,158 và Môi trường làm việc có Sig = 0,773 Hai nhân tố này có Sig > 0,5 vì vậy không có ý nghĩa thống kê Do đó kết quả phương trình hồi quy tác giả viết lại như sau:
4.6.3 Kiểm định hiện tượng phương sai của các phần dư thay đổi
Bảng 4.31: Kiểm định hiện tượng phương sai của các phần dư thay đổi
(DL_F6) Động lực làm việc
(TNPL_F1) Thu nhập và phúc lợi
(KT_F2) Ghi nhận và khen thưởng
(MTLV_F4) Môi trường làm việc
Sự đồng cảm với xã hội Spear man's rho
(DL_F6) Động lực làm việc
Thu nhập và phúc lợi
Ghi nhận và khen thưởng
(DL_F6) Động lực làm việc
(TNPL_F1) Thu nhập và phúc lợi
(KT_F2) Ghi nhận và khen thưởng
(MTLV_F4) Môi trường làm việc
Sự đồng cảm với xã hội Sig (2- tailed) 187 000 001 000 003 002
Sự đồng cảm với xã hội
(Nguồn tính toán của tác giả)
Bảng 4.32: Bảng kiểm định phần dư
Std Error of the Estimate
Bảng 4.33: Bảng kiểm định ANOVA
4.6.5 Kiểm định sự tương quan
Bảng 4.34: Bảng sự tương quan của các nhân tố tác động
(TNPL_F1) Thu nhập và phúc lợi
Ghi nhận và khen thưởng
Sự đồng cảm với xã hội
6 0,012 21,840 0,55 0,73 0,21 0,11 0,02 0,03 a0, Dependent Variable: (DL_F6) Động lực làm việc
(Nguồn tính toán của tác giả)
Bảng 4.35: Bảng thống kê phần dư
Std Residual -2,754 2,576 0,000 0,985 170 a Dependent Variable: (DL_F6) Động lực làm việc
(Nguồn tính toán của tác giả)
Hình 4.7: Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư
(Nguồn tính toán của tác giả)
Hình 4.8: Biểu đồ quan sát Cum Prob
(Nguồn tính toán của tác giả)
Hình 4.9: Biểu đồ Giá trị phân tán Scatterplot (Nguồn tính toán của tác giả)
Kiểm định sự khác biệt T_test và Anova
4.7 Kiểm định sự khác biệt T_test và Anova
Phân tích T_test nhằm kiểm tra khác biệt về giá trị trung bình của 2 nhóm
Bảng 4.36: Bảng kiểm định giới tính
(GTINH) Giới tính N Mean Std Deviation
Std Error Mean (DL_F6) Động lực làm việc
Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper (DL_F6) Động lực làm việc
Giá trị Sig Levene’s Test = 0,705 > 0,05 thì phương sai giữa 2 giới tính là không khác nhau Ta sử dụng giá trị giá trị Sig T_test = 0,979 > 0,05
Kết luận: Không có sự khác biệt về động lực làm việc giữa giới tính nam nữ
4.7.1.2 Kiểm định vị trí công tác
Bảng 4.37: Bảng kiểm định vị trí công tác
(VTCT) Vị trí công tác N Mean Std, Deviation
Std, Error Mean (DL_F6) Động lực làm việc
Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper (DL_F6) Động lực làm việc
Giá trị Sig Levene’s Test = 0,881 > 0,05 thì phương sai giữa 2 vị trí công tác là không khác nhau Ta sử dụng giá trị giá trị Sig T_test = 0,375 > 0,05
Kết luận: Không có sự khác biệt về động lực làm việc giữa vị trí công tác công chức và lãnh đạo phòng trở lên
4.7.1.3 Kiểm định nơi công tác
Bảng 4.38: Bảng kiểm định nơi công tác
(NCT) Nơi công tác N Mean Std, Deviation
Std, Error Mean (DL_F6) Động lực làm việc
Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper
(DL_F6) Động lực làm việc
Giá trị Sig Levene’s Test = 0,046 < 0,05 thì phương sai giữa 2 nơi công tác là khác nhau Ta sử dụng giá trị giá trị Sig T_test = 0,232 > 0,05
Kết luận: Không có sự khác biệt về động lực làm việc giữa nơi công tác ở cấp tỉnh và cấp huyện
Phân tích Anova nhằm kiểm tra khác biệt về giá trị trung bình từ 3 nhóm
Bảng 4.39: Bảng kiểm định độ tuổi
(DL_F6) Động lực làm việc Sum of
Kết luận: Không có sự khác biệt về động lực làm việc giữa các nhóm độ tuổi khác nhau
Bảng 4.40: Bảng kiểm định trình độ
(DL_F6) Động lực làm việc Sum of
Kết luận: Không có sự khác biệt về động lực làm việc ở những trình độ học vấn khác nhau
4.7.2.3 Kiểm định thâm niên công tác
Bảng 4.41: Bảng kiểm định thâm niên công tác
(DL_F6) Động lực làm việc Sum of
Kết luận: Không có sự khác biệt về động lực làm việc giữa các nhóm có tham niên công tác khác nhau
Bảng 4.42: Bảng kiểm định thu nhập
(DL_F6) Động lực làm việc Sum of
Kết luận: Không có sự khác biệt về động lực làm việc đối với các mức độ thu nhập khác nhau.
Phần thảo luận
Hệ số phương trình chưa chuẩn hóa có ý nghĩa phân tích về sự tác động Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:
- Khi tác động một vấn đề về “Ghi nhận và khen thưởng” thì làm tăng 0,292 lần động lực làm việc của công chức Ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh
- Khi tác động một vấn đề về “Sự hy sinh” thì làm tăng 0,350 lần động lực làm việc của công chức Ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh
- Khi tác động một vấn đề về “Sự đồng cảm với xã hội” thì làm tăng 0,328 lần động lực làm việc của công chức Ngành Thanh tra tỉnh Tây Ninh
Hệ số phương trình đã chuẩn hóa có ý nghĩa phân tích về sự tác động mạnh hay yếu
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa:
DL_F6 = 0,320*SDC_F5 + 0,302*HS_F3 + 0,242*KT_F2 + 0,098*TNPL_F1 + (-0.018)*MTLV_F4
Thu nhập và phúc lợi, Môi trường làm việc dù không có ý nghĩa nhưng vẫn có sự tác động yếu đến động lực làm việc
Tác động mạnh nhất “Sự đồng cảm với xã hội” là 0,320; Tác động mạnh thứ hai “Sự hy sinh” là 0,302; Tác động mạnh thứ ba “Ghi nhận và khen thưởng” là 0,242
So sánh với các nghiên cứu trước đây: có nhiều yếu tố tác động được thừa kế như sự đồng cảm, ghi nhận và khen thưởng được nhiều nghiên cứu ghi nhận, nhưng với từng trường hợp khác nhau, trong điều kiện đặc thù khác nhau thì mức độ tác động của các yếu tố cũng khác nhau, yếu tố sự đồng cảm của công chức thanh tra Tây Ninh có hệ số tác động lớn nhất Đối với ngành Thanh tra tại tỉnh Tây Ninh còn có sự tác động của yếu tố sự hy sinh nó tương đồng với các nghiên cứu về động lực làm việc trước trong lãnh vực cán bộ công chức nhà nước, nhưng tại Thanh tra Tây Ninh hệ số tác động của nó có độ tác động lớn thứ hai sau khi phân tích hồi qui
Chương này trình bày phương pháp phân tích số liệu kiểm định chất lượng thang đo và sự phù hợp của mô hình thông qua hệ số tin cậy Cronbach's Alpha; phân
69 tích nhân tố khám phá EFA; kiểm định tương quan Peason từng phần của hệ số hồi quy; kiểm định mức độ phù hợp của mô hình như kiểm định hệ số hồi quy, phương sai; kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến; kiểm định hiện tương phương sai của phần dư thay đổi
Trong đánh giá hệ số tin cậy Cronbach's alpha có 01 biến SDC3 bị loại khi có hệ số tương quan biến - tổng thấp hơn 0,30 Trong phân tích nhân tố khám phá EFA loại 04 biến SDC1, HS4, MTLV3, MTLV4 do không đạt yêu cầu
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho kết quả là không bị đa cộng tuyến và phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa như sau:
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho kết quả là không bị đa cộng tuyến và phương trình hồi quy đã chuẩn hóa như sau:
DL_F6 = 0,32*SDC_F5 + 0,302*HS_F3 + 0,242*KT_F2 + 0,098*TNPL_F1 + (-0.018)* MTLV_F4
Kiểm định sự khác biệt cho kết quả là không có sự khác biệt về động lực làm việc với 06 yếu tố gồm: giới tính; vị trí công tác; nơi công tác; độ tuổi; trình độ học vấn; thâm niên công tác; thu nhập
Trên cơ sở kết quả kiểm định, chương tiếp theo sẽ tóm tắt và thảo luận kết quả nghiên cứu chính, hàm ý quản trị của chúng, những kiến nghị