1. Lý do chọn đề tài Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo rôbốt, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Với ngành y học mang lại vô vàn lợi ích. Đội ngũ y bác sĩ cũng như những người dân sẽ được hưởng lợi của công nghệ này. Có thể dễ dàng nhận thấy trong đợt dịch Covid19, ứng dụng công nghệ 4.0 giúp cho việc khai báo y tế trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đội phòng chống dịch của Việt Nam dễ dàng truy xuất nguồn gốc lây lan để ngăn chặn dịch bùng phát thành công. Mỗi người dân đều có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân. Mỗi trạm y tế xã đều triển khai hoạt động quản lý trạm y tế xã trên môi trường số (tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốc điện tử. Công khai giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá khám chữa bệnh…). Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang có trên 1500 giường bệnh, là tuyến điều trị cao nhất, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, với dân số 1 triệu 600 ngàn dân. Hằng năm, trong quá trình hoạt động của mình, bệnh viện đã sản sinh ra một khối lượng rất lớn các thông tin khám chữa bệnh (TTKCB) của bệnh nhân tới khám và điều trị. Điều 59 luật khám chữa bệnh 2009 có ghi TTKCB là “tài liệu ghi chép tình hình bệnh tật và các chế độ điều trị, có ý nghĩa quan trọng trong quản lý bệnh nhân, nghiên cứu khoa học, chứng từ tài chính và pháp y”. Thông tin khám chữa bệnh được xem như một công cụ hữu hiệu để quản lý bệnh nhân trong bệnh viện, theo dõi sự tiến triển của các bệnh viện hiện nay . Thông tin khám chữa bệnh là một loại tài liệu lưu trữ đặc biệt là về cấu tạo và ý nghĩa mang lại nhiều lợi ích cho nhiều người dân cũng như các cơ quan chức năng. Đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB là một khái niệm mới tại Việt Nam, do đó còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng CNTT quản lý TTKCB để thay thế thông tin khám chữa bệnh truyền thống. Hiện tại các bệnh viện hầu như đã được tin học hóa việc thủ tục giấy tờ và các khâu khám chữa bệnh cũng như sử dụng CNTT vào quản lý TTKCB dần thay thế thông tin khám chữa bệnh giấy mới chỉ được một số bệnh viện áp dụng. Cơ sở vật chất và trang thiết bị CNTT được đầu tư. Nguồn nhân lực có trình độ CNTT và chuyên môn được tăng cường. Xong, số lượng chuyển tuyến từ các bệnh viện huyện về bệnh viện tỉnh vẫn còn tăng cao tỷ lệ chuyển tuyến của một số bệnh viện có nơi tăng đến 166%. Tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã thực hiện được nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng quá tải. Tuy nhiên, sự quá tải cục bộ của một số chuyên khoa chưa được cải thiện đáng kể, có khoa công suất sử dụng giường bệnh trên 100% trong 5 năm liên tục 3. Với số lượng bệnh nhân khám và điều trị cao, việc quá tải bệnh viện thường xuyên xảy ra, công tác quản lý thông thường lộ ra nhiều bất cập và trì trệ. Do vậy việc ứng dụng CNTT quản lý TTKCB trong quá trình hỗ trợ công tác quản lý bệnh viện là một yêu cầu thực tế và cấp thiết. Do đó BGĐ bệnh viện quyết tâm đưa CNTT quản lý TTKCB vào nhằm hỗ trợ công tác quản lý trong bệnh viện. Tuy nhiên hệ thống CNTT hiện tại vẫn còn nhiều điểm yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của một bệnh viện lớn của Kiên Giang và khu vực Tây Nam Bộ. Với mục tiêu tận dụng tối đa nền tảng công nghệ 4.0 vào việc xây dựng giải pháp chuyển đổi số cho bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang để tiến tới việc triển khai hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh mang lại nhiều lợi ích cho người dân tỉnh Kiên Giang và lân cận. Vì những lý do đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Giải pháp chuyển đổi số cho bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang” với mục đích ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 và khung kiến trúc chuyển đổi số của Ngảnh Y tế để đề xuất giải pháp chuyển đổi số cho bệnh viện đa khoa tỉnh. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Cung cấp lý thuyết và kiến thức về chuyển đổi số. Định hướng và xây dựng được lộ trình lộ trình chuyển đổi số cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Ý nghĩa thực tiễn: Chỉ ra ưu điểm và tồn tại, hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang Đề xuất giải pháp công nghệ thông tin để chuyển đổi số bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang phù hợp công nghệ, tối ưu và bảo đảm đúng định hướng khung chuyển đổi số của Bộ Y tế. 3. Mục đích nghiên cứu Hiểu và nắm rõ khung kiến trúc chuyển đổi số của Chính phủ, BộNgành và của địa phương tỉnh Kiên Giang. Xây dựng và triển khai được giải pháp chuyển đổi số cho bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang. 4. Đối tượng nghiên cứu Khung kiến trúc chuyển đổi số Chính phủ điện tử phiên bản 2.0, khung kiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0, Hiện trạng và đánh giá cấp độ ứng dụng công nghệ thống tin tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang. Mô hình chuyển đổi số cho bệnh viện. 5. Phạm vi nghiên cứu Lĩnh vực công nghệ thông tin về giải pháp và công nghệ chuyển đổi số trong bệnh viện. 6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc 3 chương. Chương 1, Tổng quan về chuyển đổi số và chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Chương này giới thiệu một số vấn đề cơ bản về chuyển đổi số, nền tảng công nghệ, mục tiêu, chiến lược và lợi ích mang lại của chuyển đổi số. Đồng thời cũng chỉ rỏ khung kiến trúc chuyển đổi số ở các cấp chính quyền và trọng tâm trong lĩnh vực y tế. Chương 2, Khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tại bệnh viên đa khoa tỉnh Kiên Giang. Trong chương này, luận văn tập trung đánh giá, phân tích hiện trạng các hệ thống công nghệ thông tin hiện hữu đang triển khai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang và đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế để làm cơ sở đề xuất mô hình, giải pháp chuyển đổi số hóa cho bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang. Chương 3, Đề xuất giải pháp chuyển số cho bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang.
Trang 1- -LƯU HOÀNG HẢO
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
ĐÀ NẴNG, Năm 2022
Trang 2- -LƯU HOÀNG HẢO
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 8480101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Gia Như
ĐÀ NẴNG, Năm 2022
Trang 3Như, người đã không chỉ hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian làm luậnvăn mà còn là người đã khơi dậy trong em lòng yêu nghề, yêu Khoa học Máytính
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo Trường Khoa học Máy tính,Đại học Duy Tân Các thầy cô đã dạy bảo, chỉ dẫn chúng em và luôn tạo điềukiện tốt nhất cho chúng em học tập trong suốt quá trình học và đặc biệt là trongthời gian làm khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn các bạn trong lớp K20 MCS.KG khoa Sau Đại học trườngĐại học Duy Tân, các đồng nghiệp cơ quan đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhhọc tập
Cuối cùng con xin gởi lời biết ơn chân thành nhất tới bố mẹ, gia đình đã tạođiệu kiện hết mình trong suốt thời gian vừa qua
Xin chân thành cảm ơn!
Lưu Hoàng Hảo
Trang 4và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp vớicác đề tài khác Đồng thời tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việcthực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Lưu Hoàng Hảo
Trang 5LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU xi
DANH MỤC HÌNH VẼ xi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Bố cục của luận văn: 3
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ 4
1.1 Tổng quan về chuyển đổi số 4
1.1.1 Khái quát về chuyển đổi số 4
1.1.2 Nền tảng công nghệ trong chuyển đổi số 5
1.1.3 Tại sao phải chuyển đổi số 7
1.1.4 Khung kiến trúc chuyển đổi số Quốc gia 8
1.1.5 Chiến lược chuyển đổi số Quốc gia 9
1.2 Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế: 11
1.2.1 Khái niệm 11
1.2.2 Tác động của chuyển đối số trong y tế 11
1.2.3 Sự cần thiết chuyển đổi số Y tế: 12
1.2.4 Khung kiến trúc chuyển đổi số của Bộ Y tế 15
1.2.5 Định hướng, mục tiêu chuyển đổi số Y tế 16
Trang 6BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG 20
2.1 Thông tin về bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang: 20
2.1.1 Giới thiệu tổng quan bệnh viện 20
2.1.2 Về số lượng, chất lượng người làm việc 22
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 23
2.1.4 Đất đai, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, trang thiết bị y tế 24
2.1.5 Tình hình tài chính của bệnh viện (tính đến 31/12/2020) 25
2.1.6 Thực trạng hoạt động Khám chữa bệnh 25
2.2 Thực trạng ứng dụng CNTT tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang 26
2.2.1 Thực trạng về nhân lực trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB tại BVĐKKG 26
2.2.2 Thực trạng về cơ sở hạ tầng về CNTT trong quản lý TTKCB tại BVĐKKG 28 2.2.3 Thực trạng về phần mềm quản lý TTKCB tại BVĐKKG 30
2.2.4 Những thuận lợi và khó khăn quá trình ứng dụng CNTT 38
2.3 Kết luận Chương 2 41
Chương 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG 42
3.1 Khung kiến trúc chuyển đổi số bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang 42
3.2 Triển khai bệnh án điện tử (EMR) 44
3.3 Hệ thống quản lý thông tin xét nghiệm (LIS) 46
3.4 Phát triển Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS) 47
3.4.1 Cấu trúc của hệ thống PACS 48
3.4.2 Mô hình PACS Tập Trung (PACS CLOUD) 49
3.5 Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân 52
3.6 Phần mềm quản lý Dược và kê đơn thuốc 56
Trang 73.7.3 Giải pháp giao dịch điện tử 63 3.8 Giải pháp an toàn thông tin 66
KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8STT Từ viết tắt Ý nghĩa
Health Level 7 Standard - Tiêu chuẩn quốc tế cung cấp giaothức về quản lý, trao đổi và tích hợp thông tin y tế điện tử giữacác hệ thống thông tin y tế
Health Level 7 Clinical Document Architecture” là tài liệu cócấu trúc dựa trên định dạng XML quy định cấu trúc và ngữnghĩa dữ liệu lâm sàng phục vụ mục tiêu trao đổi dữ liệu giữacác bên liên quan
Trang 9dữ liệu Quốc gia
Trang 10Bảng 2.2: Trình độ chứng chỉ tiếng anh của cán bộ y tế BVĐKKG 28Bảng 2.3: Số lượng máy tính tại các khoa sử dụng quản lý TTKCB 28Bảng 2.4: Thời gian và mục đích sử dụng của máy tính tại 4 khoa nghiên cứu 29Bảng 2.5: Số lượng máy tính kết nối mạng LAN, Internet tại các khoa nghiên cứu30
Bảng 2.6: Đánh giá chức năng của phần mềm quản lý TTKCB Khoa Khám 31Bảng 2.7: Đánh giá chức năng của phần mềm quản lý TTKCB tại khoa cấp cứu33
Bảng 2.8: Đánh giá chức năng của phần mềm quản lý TTKCB bệnh nhân nội trú35
Trang 11Hình 1.2: Khung kiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0 15
Hình 3.1: Mô hình hệ thống kiến trúc tổng thể chuyển đổi số bệnh viện 43
Hình 3.2: Sơ đồ quản lý bệnh án điện tử 44
Hình 3.3: Quy trình Hệ thống thông tin xét nghiệm LIS 46
Hình 3.4: Mô hình PACS 3.0 48
Hình 3.5: Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh RIS/PACS 48
Hình 3.6: Mô hình luồng quy trình của Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân 53 Hình 3.7: Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe 54
Hình 3.8: Hình các thành phần cấu thành kriến trúc tổng thể hồ sơ sức khỏe 55
Hình 3.9: Mô hình quản lý dược và kê đơn thuốc 56
Hình 3.10: Mô hình các chức năng yêu cầu của phần mềm quản lý dược 57
Hình 3.11: Nền tảng quản lý đặt lịch và đăng ký tư vấn khám bệnh từ xa 57
Hình 3.12: Mô hình triển khai các ứng dụng IoT phục vụ Y tế 59
Hình 3.13: Hệ thống đăng ký khám bệnh từ xa 62
Hình 3.14: Mô hình thanh toán điện tử 63
Hình 3.15: Mô hình chữ ký điện tử 64
Hình 3.16: Mô hình hóa đơn điện tử tích hợp phần mềm HIS 66
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệmới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo rô-bốt, pháttriển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoahọc về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học
Với ngành y học mang lại vô vàn lợi ích Đội ngũ y bác sĩ cũng như nhữngngười dân sẽ được hưởng lợi của công nghệ này Có thể dễ dàng nhận thấy trongđợt dịch Covid-19, ứng dụng công nghệ 4.0 giúp cho việc khai báo y tế trở nênnhanh chóng và thuận tiện hơn Đội phòng chống dịch của Việt Nam dễ dàng truyxuất nguồn gốc lây lan để ngăn chặn dịch bùng phát thành công Mỗi người dân đều
có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân Mỗi trạm y tế xã đều triển khai hoạt động quản lýtrạm y tế xã trên môi trường số (tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, triển khai hồ sơ bệnh
án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốc điện tử Công khaigiá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá khám chữa bệnh…)
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang có trên 1500 giường bệnh, là tuyến điều trịcao nhất, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân trongtỉnh, với dân số 1 triệu 600 ngàn dân Hằng năm, trong quá trình hoạt động củamình, bệnh viện đã sản sinh ra một khối lượng rất lớn các thông tin khám chữa bệnh(TTKCB) của bệnh nhân tới khám và điều trị Điều 59 luật khám chữa bệnh 2009
có ghi TTKCB là “tài liệu ghi chép tình hình bệnh tật và các chế độ điều trị, có ýnghĩa quan trọng trong quản lý bệnh nhân, nghiên cứu khoa học, chứng từ tài chính
và pháp y” Thông tin khám chữa bệnh được xem như một công cụ hữu hiệu đểquản lý bệnh nhân trong bệnh viện, theo dõi sự tiến triển của các bệnh viện hiện nay
Thông tin khám chữa bệnh là một loại tài liệu lưu trữ đặc biệt là về cấu tạo và
ý nghĩa mang lại nhiều lợi ích cho nhiều người dân cũng như các cơ quan chứcnăng Đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB là một khái niệm mớitại Việt Nam, do đó còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng CNTT quản lýTTKCB để thay thế thông tin khám chữa bệnh truyền thống Hiện tại các bệnh viện
Trang 13hầu như đã được tin học hóa việc thủ tục giấy tờ và các khâu khám chữa bệnh cũngnhư sử dụng CNTT vào quản lý TTKCB dần thay thế thông tin khám chữa bệnh giấymới chỉ được một số bệnh viện áp dụng.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị CNTT được đầu tư Nguồn nhân lực có trình độCNTT và chuyên môn được tăng cường Xong, số lượng chuyển tuyến từ các bệnhviện huyện về bệnh viện tỉnh vẫn còn tăng cao tỷ lệ chuyển tuyến của một số bệnhviện có nơi tăng đến 166% Tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã thực hiện đượcnhiều giải pháp để hạn chế tình trạng quá tải Tuy nhiên, sự quá tải cục bộ của một
số chuyên khoa chưa được cải thiện đáng kể, có khoa công suất sử dụng giườngbệnh trên 100% trong 5 năm liên tục [3]
Với số lượng bệnh nhân khám và điều trị cao, việc quá tải bệnh viện thườngxuyên xảy ra, công tác quản lý thông thường lộ ra nhiều bất cập và trì trệ Do vậyviệc ứng dụng CNTT quản lý TTKCB trong quá trình hỗ trợ công tác quản lý bệnhviện là một yêu cầu thực tế và cấp thiết Do đó BGĐ bệnh viện quyết tâm đưaCNTT quản lý TTKCB vào nhằm hỗ trợ công tác quản lý trong bệnh viện Tuynhiên hệ thống CNTT hiện tại vẫn còn nhiều điểm yếu, chưa đáp ứng được nhu cầucủa một bệnh viện lớn của Kiên Giang và khu vực Tây Nam Bộ
Với mục tiêu tận dụng tối đa nền tảng công nghệ 4.0 vào việc xây dựng giảipháp chuyển đổi số cho bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang để tiến tới việc triểnkhai hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quảntrị y tế thông minh mang lại nhiều lợi ích cho người dân tỉnh Kiên Giang và lân cận
Vì những lý do đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Giải pháp chuyển đổi sốcho bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang” với mục đích ứng dụng nền tảng công nghệ4.0 và khung kiến trúc chuyển đổi số của Ngảnh Y tế để đề xuất giải pháp chuyểnđổi số cho bệnh viện đa khoa tỉnh
2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp lý thuyết và kiến thức về chuyển đổi số Định hướng và xây dựngđược lộ trình lộ trình chuyển đổi số cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
Trang 14Chỉ ra ưu điểm và tồn tại, hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang
Đề xuất giải pháp công nghệ thông tin để chuyển đổi số bệnh viện đa khoatỉnh Kiên Giang phù hợp công nghệ, tối ưu và bảo đảm đúng định hướng khungchuyển đổi số của Bộ Y tế
4 Đối tượng nghiên cứu
Khung kiến trúc chuyển đổi số Chính phủ điện tử phiên bản 2.0, k hung kiếntrúc chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0,
Hiện trạng và đánh giá cấp độ ứng dụng công nghệ thống tin tại bệnh viện đakhoa tỉnh Kiên Giang
Mô hình chuyển đổi số cho bệnh viện
5 Phạm vi nghiên cứu
Lĩnh vực công nghệ thông tin về giải pháp và công nghệ chuyển đổi số trongbệnh viện
6 Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc 3 chương
Chương 1, Tổng quan về chuyển đổi số và chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.Chương này giới thiệu một số vấn đề cơ bản về chuyển đổi số, nền tảng công nghệ,mục tiêu, chiến lược và lợi ích mang lại của chuyển đổi số Đồng thời cũng chỉ rỏkhung kiến trúc chuyển đổi số ở các cấp chính quyền và trọng tâm trong lĩnh vực y tế.Chương 2, Khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tại bệnh viên
đa khoa tỉnh Kiên Giang Trong chương này, luận văn tập trung đánh giá, phân tíchhiện trạng các hệ thống công nghệ thông tin hiện hữu đang triển khai tại bệnh viện đakhoa tỉnh Kiên Giang và đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế để làm cơ sở đề xuất
mô hình, giải pháp chuyển đổi số hóa cho bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang
Trang 15Chương 3, Đề xuất giải pháp chuyển số cho bệnh viện đa khoa tỉnh KiênGiang.
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
1.1 Tổng quan về chuyển đổi số
1.1.1 Khái quát về chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổchức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ
số
Tổng thể nghĩa là mọi bộ phận, toàn diện nghĩa là mọi mặt Đây là sự sángtạo phá hủy, mang tính tiến hóa Một ví dụ minh họa rõ nét nhất điều này là quátrình thay đổi từ con nhộng thành con bướm, khi con nhộng tự vận động, xé rách cáikén, thành con bướm bay lên Đây cũng là sự khác biệt giữa ứng dụng công nghệthông tin và chuyển đổi số Ứng dụng công nghệ thông tin là tối ưu hóa quy trình đã
có, theo mô hình hoạt động đã có, để cung cấp dịch vụ đã có Còn chuyển đổi số làthay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mớihoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới
Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng tín hiệu tương tự, biểudiễn dưới dạng giọng nói Còn trong môi trường số, các thiết bị tính toán giao tiếpvới nhau bằng tín hiệu số, biểu diễn dưới dạng tín hiệu nhị phân là 0 và 1 Côngnghệ số, hiểu theo nghĩa rộng, là công nghệ xử lý tín hiệu số, hay công nghệ thôngtin Còn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, hiểutheo nghĩa hẹp, là bước phát triển cao hơn của công nghệ thông tin, cho phép tínhtoán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí
rẻ hơn Chiếc điện thoại thông minh hiện nay có năng lực tính toán cao hơn gấphàng nghìn lần so với chiếc máy chủ điều khiển phóng tàu Apollo lên mặt trăngcách đây hơn 50 năm Chính sự phát triển đột phá này của công nghệ đã cho phép
Trang 16chuyển đổi số một cách tổng thể và toàn diện mà trước kia không thể làm được.
Hơn 30 năm qua, chúng ta đã và đang chứng kiến 3 làn sóng công nghệ, mỗilàn sóng kéo dài khoảng 15 năm Làn sóng thứ nhất, từ năm 1985 đến năm 1999,gắn với sự phổ biến của máy vì tính, có thể tạm gọi là làn sóng số hóa thông tin,chuyển các tài liệu từ bản giấy sang bản điện tử Làn sóng thứ hai, từ năm 2000 đếnnăm 2015, gắn với sự phổ biến của Internet, điện thoại di động và mạng viễn thông
di động, có thể tạm gọi là làn sóng số hóa quy trình nghiệp vụ, tin học hóa các quytrình nghiệp vụ để nâng cao năng suất, hiệu quả Làn sóng thứ ba, được cho là từnăm 2015 và dự báo kéo dài đến năm 2030, gắn với sự phát triển đột phá của côngnghệ số, có thể tạm gọi là làn sóng chuyền đổi số, đưa toàn bộ các hoạt động từ xãhội thực lên không gian mạng, từ môi trường truyền thống lên môi trường số
1.1.2 Nền tảng công nghệ trong chuyển đổi số
Bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy chuyền đổi số là trí tuệ nhân tạo (AI),Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (CloudComputing) Ngoài ra, chuỗi khối (blockchain), công nghệ in 3D cũng là công nghệ
số quan trọng của chuyển đồi số
Cách mạng công nghiệp xảy ra khi có đột phá lớn về công nghệ dẫn đến cácthay đổi sâu sắc trong sản xuất và xã hội Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất làgiai đoạn từ cuối thể kỷ 18 với sự phát minh ra động cơ hơi nước và tạo ra sản xuất
cơ khí Cách mạng công ngi lần thứ hai là giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 với sự xuấthiệt lực và tạo ra sản xuất hàng loạt Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là giai đoạn
từ những năm 1970 với sự xuất hiện của điện tử, máy tính, Internet và tạo ra sảnxuất tự động Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư đượccho là bắt đầu từ thập kỷ nàyvới các đột phá và cộng hưởng của các công nghệ số và tạo ra sản xuất thông minh
Ba cuộc cách mạng đã qua là cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa, là máy mócthay lao động chân tay Cuộc cách mạng lần thứ tư là thông minh hóa, là máy mócthay lao động trí óc
Trí tuệ nhân tạo (AI): con người nỗ lực làm cho máy móc có những năng lựctrí tuệ của con người và gọi đó là trí tuệ nhân tạo Xét theo nghĩa này, thì trí tuệ
Trang 17nhân tạo còn phải tiếp tục phát triển lâu dài nữa để tới gần hơn điều đó Nhưng xéttheo nghĩa hẹp hơn, là trí tuệ nhân tạo nhằm “tăng cường năng lực trí tuệ của conngười”, thì đã có những bước tiến lớn trong vòng 2 thập kỷ vừa qua Máy học làmột nhánh của trí tuệ nhân tạo, có mục tiêu làm cho máy móc có khả năng học tậpnhư con người Biết học là sẽ tự có được kiến thức mới Máy học dựa trên dữ liệu.
Do dữ liệu ngày càng nhiều, năng lực tính toán ngày càng mạnh, nên đã tạo ranhững phát triển đột phá trong máy học, gọi là kỹ thuật học sâu Có thề ví trí tuệnhân tạo như là hệ thần kinh của con người
Internet vạn vật (IoT): Internet là mạng lưới kết nối các thiết bị như máytính, điện thoại thông minh với nhau đề trao đổi, chia sẻ dữ liệu Internet vạn vật
là mạng lưới kết nối vạn vật với nhau để làm việc tương tự Vật dụng gia đình, nhưchiếc quạt điện, lò vi sóng, hay cành cây, ngọn cỏ, đều có thể kết nối, nói chuyện.với nhau, nhờ vào những cảm biến có kích thước ngày càng nhỏ, chỉ phí ngày càngthấp, tiêu thụ năng lượng ngày càng ít và có năng lực tính toán ngày càng mạnh.Internet vạn vật đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa môi trường thực vàmôi trường số Có thể ví Internet vạn vật như là các giác quan của con người
Dữ liệu lớn (Big Data): dữ liệu sinh ra từ hàng tỷ điện thoại thông minh, thiếtbị và cảm biến kết nối vạn vật là rất lớn Mỗi một ngày dữ liệu sinh ra có thể lênđến tương đương dữ liệu lưu trữ trong tỷ đĩa DVD trước đây Nếu công nghệ trướckia cần một thời gian rất dài để xử lý dữ liệu như vậy thì công nghệ số hiện nay chophép xử lý, phân tích trong khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều để trích rút ra thôngtin, tri thức hoặc đưa ra quyết định một cách phù hợp Có thể ví dữ liệu lớn như bộnão của con người
Điện toán đám mây là công nghệ cho phép năng lực tính toán nằm ở các máychủ ảo, gọi là đám mây, trên Internet của các nhà cung cấp thay vì trong máy tínhgia đình và văn phòng, trên mặt đất, để mọi người kết nối, sử dụng như là dịch vụkhi họ cần Một cách nôm na, điện toán đám mây cũng giống như điện lưới Cánhân, hộ gia đình, doanh nghiệp thay vì đầu tư máy chủ tính toán của riêng mình,giống như máy phát điện, thì sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, giống như điện
Trang 18lưới, sử dụng đến đâu trả chi phí đến đó mà không phải bận tâm tới việc vận hành,quản lý Có thể ví điện toán đám mây như là cơ bắp của con người.
Chuỗi khối (Blockchain) như tên gọi, là một chuỗi dữ liệu phân tán trênmạng, gồm các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theothời gian Vì mã hóa nên bảo mật Vì phân tán nên không ai có thể kiểm soát toàn
bộ Vì liên kết nên bất cứ sự sửa đổi nào đều để lại dấu vết, chống chối bỏ Vì tất cảyếu tố như vậy nên bảo đảm sự an toàn, tin cậy và minh bạch
Công nghệ in 3D: Công nghệ in 3D là sự phát triển tầm cao của công nghệ
in, làm cho người ta có thể sản xuất ra những sản phẩm có cấu trúc tương đối phứctạp nhưng lại được gói thành một khối duy nhất Trong lĩnh vực y tế và chăm sócsức khỏe, công nghệ in 3D giúp tạo ra nhiều sản phẩm như các dụng cụ y tế, các môhình trong khám chữa bệnh, các phụ tùng giả, xương, sụn tai, van tim, các mô, môhình cơ thể người,…, được sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây
1.1.3 Tại sao phải chuyển đổi số
Chuyển đổi số không chỉ tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra khônggian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có
Chuyển đổi số mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam Chính phủ số giúpChính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng.Kinh tế số thúc đầy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất laođộng, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình Xã hội số giúpngười dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảngcách phát triển, giảm bất bình đẳng Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minhhoá hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân
Trong các lĩnh vực ưu tiên hướng tới trong chuyển đổi số, Y tế là ngành mũinhọn, quan trọng và cần được ưu tiên chuyển đổi số trước tiên và chuyển đổi số mộtcách mạnh mẽ Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển kéo theo chất lượngcuộc sống được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng đượcnâng lên Người ta không còn đơn thuần nghĩ đến y tế thông qua các khái niệm đơngiản như khi bệnh thì cần đến bệnh viện, cần được điều trị tại cơ sở y tế… mà ở
Trang 19đây, nhu cầu con người hướng đến việc được chăm sóc y tế từ xa, được chẩn đoánbệnh trước thay vì chỉ điều trị, được theo dõi và cảnh báo các nguy cơ về sức khỏe;ngành y tế phải chủ động thấy trước được nguy cơ về dịch bệnh sắp xảy ra, phải dựđoán trước được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Để thực hiện đượcnhững mong muốn đó, việc chuyển đổi số là nhu cầu không thể tránh khỏi
1.1.4 Khung kiến trúc chuyển đổi số Quốc gia
Ngày 31/12/2019, Bộ thông tin và truyền thông ban hành khung kiến trúcchính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0:
Hình 1.1 Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam 2.0
Sơ đồ khái quát chính phủ điện tử (CPĐT) Việt Nam cung cấp bức tranhtổng thể về các thành phần chính trong CPĐT Việt Nam Đây cũng là cơ sở để xâydựng, triển khai Kiến trúc CPĐT của các bộ, ngành, địa phương đồng bộ, hiệu quả,kết nối
Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0 sẽ bao gồm các thành phần: Người sửdụng; Kênh giao tiếp; Kỹ thuật - công nghệ; An toàn thông tin; Chỉ đạo chínhsách; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng
Trang 20chung của các bộ, ngành, địa phương; Cổng dịch vụ công quốc gia; Hệ thống phântích dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Hệthống thông tin báo cáo chính phủ; Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý côngviệc của chính phủ; Hệ thống tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật;Trung tâm tích hợp dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướngchính phủ; Hệ thống giám sát và kiểm soát CPĐT; Hệ thống danh mục điện tửdùng chung; Nền tảng phát triển ứng dụng CPĐT
Các cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ thống thông tin quốc gia: CSDL quốc gia vềdân cư, CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CSDL quốc gia về Tài chính,CSDL quốc gia về bảo hiểm, CSDL đất đai quốc gia, CSDL quốc gia về thủ tụchành chính, CSDL quốc gia về an sinh xã hội, CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc,CSDL quốc gia về tài nguyên và môi trường, CSDL quốc gia về cán bộ, công chức,viên chức, CSDL quốc gia về quy hoạch, CSDL quốc gia về các dự án đầu tư, Hệthống mạng đấu thầu quốc gia
Các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin khác: Hệ thống thông tin báo cáo củacác bộ, ngành, địa phương; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các bộ,ngành, địa phương; Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các
bộ, ngành, địa phương; Phân hệ cơ sở dữ liệu quốc gia tại các địa phương
1.1.5 Chiến lược chuyển đổi số Quốc gia
Việt Nam là thị trường lớn, nhiều tiềm năng cho các mô hình kinh doanhmới, với dân số đông, đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, có lực lượng laođộng số lớn, có số người dùng Internet và điện thoại thông minh lớn và đang tăngnhanh sẽ tạo nên những thị trường hấp dẫn cho kinh tế số
Tại Việt Nam, kinh tế số và xã hội số thời gian qua phát triển tự phát nhưngtăng trưởng khá nhanh Sự tăng trưởng nhanh này là do hạ tầng viễn thông - CNTTkhá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; do người Việt Nam ham mê côngnghệ, thích sử dụng công nghệ vào loại cao nhất trong khu vực; dân số Việt Namtrẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; tính cách người Việt Namthích ứng nhanh với sự thay đổi Đây là lợi thế Việt Nam khi chuyển đổi số, phát
Trang 21triển kinh tế số, xã hội số.
Căn cứ trên nội dung khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam 2.0, Chínhphủ xây dựng và phê duyệt ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia 2025,định hướng 2030 tại quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020
Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triểnChính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ sốViệt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể như sau:
Phát triển chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiệntruy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ côngviệc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê
về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chínhphủ;
100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử baogồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tàichính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nôi, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở
dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khaibáo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;
50% hoạt động kịểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thôngqua môi trường sô và hệ thông thông tin của cơ quan quản lý;
Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI)
Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Kinh tế số chiếm 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạttối thiểu 10%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộcnhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDD); Việt Nam thuộc nhóm 50
Trang 22nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI); Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu
về đổi mới sáng tạo (GII)
Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng
di động 5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; Việt Nam thuộcnhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI)
1.2 Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế:
1.2.1 Khái niệm
Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể vàtoàn diện Trong đó, đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại dẫn đến sựthay đổi tích cực toàn bộ hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe
1.2.2 Tác động của chuyển đối số trong y tế
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến bộ công nghệ sẽ tạo ra sựkết nối giữa thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh vật hữu cơ, sản sinh nhữngcông cụ sản xuất hội tụ giữa thế giới thực và thế giới số Những thành phần điểnhình của nền công nghiệp cách mạng lần thứ 4 bao gồm các công nghệ số như điệntoán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet
of Thing) và công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo (AI), rô bốt, thực tế ảo, in3D
Việc tư vấn khám chữa bệnh từ xa, qua điện thoại thông minh chỉ là bướckhởi đầu Công nghệ số cho phép phân tích, giải mã bản đồ gene để từ đó cung cấpthuốc men và dịch vụ y tế được cá thể hóa cho mỗi người dân Các cảm biến IoTnhỏ li ti có thể được đặt bên trong cơ thể cho phép theo dõi diễn biến sức khỏe, ghinhận từng thay đổi nhỏ nhất một cách tức thời Các robot tự hành bằng công nghệnano có thể chu du trong mạch máu để dọn dẹp sạch mỡ máu Người dân có thểchưa trực tiếp tự chữa bệnh cho mình, nhưng họ có thể cảm nhận được mọi sự thayđổi, và khi có chuyện xảy ra thì bác sĩ có thể nhanh nhất đưa ra lời khuyên
Quá trình chuyển đổi số sẽ tác động, dẫn đến thay đổi tích cực các hoạt động
của ngành y tế theo ba nhóm nội dung chính: Thứ nhất, tác động đến cách thức lãnh
Trang 23đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành trong nội bộ của các cơ quan, đơn vị trong ngành y
tế, hướng đến cách thức lãnh đạo, quản lý công việc và ra quyết định chính xác, kịp
thời, hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ số Thứ hai, tác động trực tiếp đến việc
cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế từ phương thức truyền thống sang phương thứcdựa trên nền tảng công nghệ số, góp phần đẩy mạnh việc cung cấp và tiếp cận dịch
vụ y tế nhanh chóng, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi Thứ ba, tác động tới cách thức làm
việc, giao tiếp của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc và người lao động trong ngành y tế,chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số,hình thành “người thầy thuốc số”
1.2.3 Sự cần thiết chuyển đổi số Y tế:
Với sự phát triển công nghệ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xuhướng y tế số phát triển mạnh tập trung vào 4 lĩnh vực:
Chăm sóc sức khỏe người dân: Cùng với sự phát triển của các thiết bị điện tửphục vụ y tế (Smart trackers, Smart devices…), sức khỏe người dân được chú trọngchăm sóc toàn diện từ việc phòng ngừa, sức khỏe tâm thần… cho đến việc theo dõi,điều trị tích cực
Quản lý, giám sát và theo dõi sức khỏe từ xa: Với sự phát triển của khoa học,công nghệ, và đã được ứng dụng trong y học để đưa ra các dịch vụ y tế không phụthuộc vào khoảng cách: chữa bệnh từ xa (telemedicine); chăm sóc từ xa (telecare)
và y tế từ xa (telehealth)
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu trong y khoa: Việc ứng dụngkhoa học công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực củangành y tế: trong việc nghiên cứu, sản xuất thuốc, chẩn đoán và điều trị, robot tựđộng…
Tái cơ cấu bộ máy quản lý y tế và bảo hiểm y tế: Để theo kịp sự phát triểncủa lực lượng sản xuất, bộ máy quản lý bắt buộc phải có sự thay đổi để phù hợp vớiyêu cầu thực tế Ứng dụng CNTT trong các cơ sở y tế không còn dừng ở mức sốhóa mà chuyển dần sang quản trị thông minh Các chính sách y tế cũng phải điềuchỉnh cho phù hợp, trong đó bảo hiểm y tế là một trong những chính sách cần điều
Trang 24chỉnh nhanh, mềm dẻo để giúp cho ngành y tế chăm sóc sức khỏe toàn dân mộtcách tốt nhất, đồng thời đảm bảo được vai trò của nhà nước.
● Các xu hướng trong lĩnh vực y tế hiện nay:
Xu hướng 1: Dịch vụ Telehealth; Theo WHO, khái niệm Telehealth bao gồm
việc áp dụng các công nghệ điện tử viễn thông và các công nghệ ảo để cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa bên ngoài các cơ sở chăm sóc sức khỏe truyền
thống Các giải pháp Telehealth chỉ yêu cầu việc tiếp nhận và truy cập vào các hệthống điện tử viễn thông chính là nền tảng cơ bản nhất của khái niệm “Y tế điện tử-Ehealth”; trong đó khái niệm này mang một hàm nghĩa rộng lớn hơn và trực tiếp sửdụng, áp dụng nhiều giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông hơn
Một ví dụ về các giải pháp Telehealth là giải pháp Chăm sóc sức khỏe tại nhà
từ xa trong đó bệnh nhân mắc các căn bệnh mãn tính hoặc người già có thể nhậnđược một vài thủ tục, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cơ bản mà không cần phải rờikhỏi nhà Các giải pháp Telehealth cũng đồng thời giúp cho các nhân viên y tế côngtác tại các vùng sâu vùng xa tiếp cận dễ dàng hơn sự trợ giúp, hướng dẫn từ cácchuyên gia y tế ở nơi khác trong công tác chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân Côngtác đào tạo y tế đôi khi cũng có thể được cung cấp thông qua các chương trìnhtelehealth hoặc với các công nghệ y tế điện tử liên quan sử dụng máy tính và kết nốimạng Internet
Các chương trình telehealth được thiết kế, xây dựng một cách chuyênnghiệp, bài bản có thể cải thiện đáng kể việc tiếp cận và kết quả đầu ra trong côngtác chăm sóc sức khỏe, đặc biệt đối với việc điều trị các bệnh mãn tính và chonhững nhóm bệnh nhân có nguy cơ tổn thương cao Các chương trình này không chỉgiúp giảm tải sự đông đúc khi phải tiếp đón quá nhiều bệnh nhân tại cơ sở y tế màcòn giúp các cơ sở này tiết kiệm rất nhiều chi phí trong công tác khám chữa bệnh vàgiúp cho ngành y tế trở nên linh hoạt và bền vững hơn
Việc điều trị từ xa của bệnh nhân làm giảm số lượt khám tại các cơ sở y tếđồng nghĩa với việc các giải pháp telehealth còn giúp cải thiện đáng kể vấn đề khíthải liên quan đến việc di chuyển và vận hành trong y tế Ngoài ra, nhu cầu không
Trang 25gian ít hơn có thể có khả năng dẫn đến việc yêu cầu không gian, sức chứa của cơ sở
y tế khám chữa bệnh ít đi; đồng nghĩa với việc giảm thiểu các yêu cầu về xây dựng,tiêu thụ năng lượng và nước, chất thải và tác động đến môi trường nói chung
Xu hướng 2: Ứng dụng Big Data y học theo hướng dữ liệu là một trong
những xu hướng mới nổi quan trọng Theo một nghiên cứu của Datavant, hơn 4nghìn tỷ gigabyte dữ liệu y tế được tạo ra hàng năm Các dự báo cho biết con số này
sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm Các xu hướng ứng dụng Big Data gồm:
Giảm tỷ lệ sai sót thuốc: tỷ lệ sai sót thuốc thấp hơn - thông qua phân tích hồ
sơ bệnh nhân, phần mềm có thể gắn cờ bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa sức khỏe củabệnh nhân và đơn thuốc, cảnh báo cho các chuyên gia y tế và bệnh nhân khi cónguy cơ xảy ra lỗi thuốc
Lập kế hoạch phòng ngừa bệnh tật: tạo điều kiện thuận lợi cho Chăm sóc Dự
phòng, một lượng lớn người bệnh đến bệnh viện là những bệnh nhân tái phát bệnh.Việc phân tích dữ liệu lớn có thể xác định những người này và tạo kế hoạch phòngngừa để ngăn họ quay trở lại
Giảm thời gian chờ đợi do thiếu nhân sự: nhân sự chính xác hơn - phân tích
dự đoán của dữ liệu lớn có thể giúp các bệnh viện và phòng khám ước tính tỷ lệnhập viện trong tương lai, giúp các cơ sở này phân bổ nhân viên phù hợp để giảiquyết bệnh nhân Điều này giúp tiết kiệm tiền và giảm thời gian chờ đợi tại phòngcấp cứu khi một cơ sở thiếu nhân viên
Ngăn ngừa bệnh nhân không thuyên giảm và cải thiện việc chăm sóc lâu
dài.
Xu hướng 3: Ứng dụng Công nghệ Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường
(AR) Các xu hướng sức khỏe kỹ thuật số như AR và VR là những yếu tố thúc đẩy
chính của những tiến bộ công nghệ trong chăm sóc sức khỏe
Xu hướng 4: The Internet of Medical Things (IoMT) - Sự phát triển của thiết
bị y tế có thể đeo được Một số thiết bị phổ biến nhất bao gồm: Cảm biến nhịp tim,
Máy theo dõi bài tập,
Máy đo mồ hôi: dùng cho bệnh nhân tiểu đường để theo dõi lượng đường
Trang 26trong máu.
Máy đo oxy: theo dõi lượng oxy mang theo trong máu và thường được sử
dụng bởi những bệnh nhân bị bệnh hô hấp như COPD hoặc hen suyễn
Xu hướng 5: Trí tuệ Nhân tạo (AI và ML) Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là
một xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe AI đại diệncho hình ảnh thu nhỏ của sự đổi mới y tế và các công ty trong ngành đang mongmuốn đầu tư hàng triệu USD vào nó
Xu hướng 6: Điện toán đám mây Cloud Nền tảng đám mây thúc đẩy sự hợp
tác giữa bác sĩ và bệnh nhân Với các bản ghi được lưu trữ trên đám mây, bạnkhông cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng và thuê nhóm bảo trì
Xu hướng 7: Ứng dụng công nghệ Blockchain Blockchain là một sổ cái kỹ
thuật số hoặc một cơ sở dữ liệu máy tính của các giao dịch Được chia sẻ trên mộtmạng lưới máy tính, nó cho phép khách hàng trao đổi thông tin tài chính với cácnhà cung cấp một cách an toàn mà không cần bên thứ ba như ngân hàng
Xu hướng 8: Ứng dụng công nghệ di động 5G để chăm sóc sức khỏe Công
nghệ này có thể chạy nhanh hơn 100 lần so với kết nối di động hiện tại, điều nàykhiến các chuyên gia trong ngành tự tin rằng nó sẽ thay đổi hoàn toàn bối cảnhchăm sóc sức khỏe
Xu hướng phát triển y tế thông minh là xu hướng lớn, mang tính không thểđảo ngược Tỉnh nào kịp thời nắm bắt, đi nhanh, đi trước sẽ thu được lợi ích lớnhơn Vì vậy, việc xây dựng và phát triển dữ liệu số trong lĩnh vực y tế có tầm quantrọng đặc biệt, mang lại hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số
1.2.4 Khung kiến trúc chuyển đổi số của Bộ Y tế
Ngày 30/12/2019, Bộ Y tế ban hành quyết định 6085/QĐ-BYT về Khungkiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0:
Trang 27Hình 1.2 Khung kiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0
Kiến trúc chính phủ điện tử của Bộ Y tế phiên bản 2.0 bao gồm các thànhphần chính: Người sử dụng (người dân, doanh nghiệp); Kênh giao tiếp (phương tiện
hỗ trợ giao tiếp với các ứng dụng & dịch vụ của Bộ Y tế - máy tính, điện thoạithông minh, cổng thông tin, …); Lớp Dịch vụ và các ứng dụng; Lớp cơ sở dữ liệu
và công cụ phân tích dữ liệu; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Bộ Y tế (LGSP –Local Government Service Platform); Lớp cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Lớp quản lý,giám sát
Khung kiến trúc của chuyển đổi số ngành y tế là việc ứng dụng công nghệ sốtrong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minhvới ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh vàquản trị y tế thông minh
1.2.5 Định hướng, mục tiêu chuyển đổi số Y tế
Căn cứ trên khung kiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế 2.0, ngày 22/12/2020,
bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5316/QĐ-BYT về việc phê duyệt chương trìnhchuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng 2030, cụ thể:
Về mục tiêu phát triển Chính phủ số trong y tế
Trang 28Duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó 80% dịch vụ côngtrực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cảthiết bị di động;
90% hồ sơ công việc tại Bộ Y tế, Sở Y tế; 80% hồ sơ công việc của phòng y
tế huyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bímật nhà nước);
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kêtrong lĩnh vực y tế phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế được kết nối, tíchhợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia;
80% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kếtnối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân,doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia y tế không phải cungcấp lại;
Duy trì Cổng công khai y tế, Cổng công khai giá các thiết bị y tế 100% cácthông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩnđoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩmđang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những viphạm trong quảng cáo…được công khai trên cổng
Phát triển xã hội số trong y tế
100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt;
100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa;100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai đăng ký khám chữa bệnhtrực tuyến;
100% cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam
Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân
100% người dân được định danh y tế;
100% cán bộ y tế (Bác sĩ, dược sĩ, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế)được định danh;
90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử
Trang 29100% các xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năngtheo quy định của Bộ Y tế.
Chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh
15% (khoảng 210) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đổi số thành công, triểnkhai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tửkhông dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT- BYT ngày28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử
Trên cơ sở sử dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn,quy chuẩn, định mức kinh tế - xã hội của ngành y tế xây dựng và hoàn thiện đồngthời bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết và phù hợp với đặc thù của ngành y
tế để triển khai thành công chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế Xây dựng và từngbước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệsố; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phầncải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sửdụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán việnphí, hình thành các bệnh viện thông minh; xây dựng nền tảng quản trị y tế thôngminh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệuquốc gia về y tế
1.2.6 Cở pháp lý chuyển đổi số y tế
Thông tư 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành bộ tiêuchí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Thông tưchia bộ tiêu chí thành 8 nhóm, trong có các nhóm quy định về các giải pháp, phầnmềm cần triển khai tại các Cơ sở khám chữa bệnh để đạt được tiêu chí theo thông
tư, các giải pháp gồm có: Các hệ thống quản lý điều hành: Quản lý tài chính – kếtoán; Quản lý tài sản, trang thiết bị; Quản lý nhân lực; Quản lý văn bản; Chỉ đạotuyến; Trang thông tin điện tử; Thư điện tử; Quản lý đào tạo; Quản lý nghiên cứukhoa học; Quản lý chất lượng bệnh viện; Hệ thống quản lý thông tin bệnh viện(HIS); Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS-PACS); Hệ thống thông tin xétnghiệm (LIS); Bệnh án điện tử (EMR)
Trang 30Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ y tế ban hành về quyđịnh Hồ sơ bệnh án điện tử, trong đó Bộ Y tế đã quy định các hệ thống cần có khitriển khai Hồ sơ bệnh án điện tử gồm có: Hệ thống Hồ sơ bệnh án điện tử (EMR);
Hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS); Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh(RIS/PACS); Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS); Chữ ký số trong hồ sơ bệnh ánđiện tử;
Quyết định số 4888/QĐ-BYT ban hành ngày 18/10/2019 phê duyệt đề án ứngdụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025 Đề án
đã đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ để hướng đến nền y tế thông minh giai đoạn
2019 – 2025, các giải pháp phần mềm được phân thành các nhóm như sau: Hệthống phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh; Hệ thống khám, chữa bệnhthông minh; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo; Hệ thống quản trị y tế thông minh
Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/06/2020 được Bộ Y tế ban hành phêduyệt đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 trong đó đã chỉ ra các hệthống CNTT cần thiết để triển khai việc khám chữa bệnh từ xa gồm có:
Ứng dụng hội chẩn trực tuyến: Ứng dụng CNTT để hội chẩn trực tuyến, đàmthoại trực tuyến mang tính đặc thù sản phẩm của người Việt Nam, bảo đảm an toàn,
an ninh mạng, phát triển dựa trên các nền tảng kỹ thuật số tiên tiến
Ứng dụng trên thiết bị điện tử cầm tay thông minh (Apps Mobile) cho phéptrao đổi thoại, hình ảnh, hội họp giữa nhiều người trên các thiết bị Ứng dụng chophép trao đổi, lưu trữ, chia sẻ các tệp tin chuyên môn giữa các bác sĩ trong khi hộihọp Ứng dụng cũng cho phép người dùng có thể đọc tin tức, đặt lịch hẹn khám, xétnghiệm, hỏi đáp, tìm hiểu lịch sử khám chữa bệnh, thực hiện đàm thoại bằng giọngnói, hình ảnh (video/audio) với bác sĩ; chụp gửi các tài liệu liên quan, nhận tư vấn
về phòng bệnh, chế độ dinh dưỡng, tập luyện… hàng ngày
Thiết bị y tế thông minh (IoT): Phát triển và áp dụng các thiết bị y tế dànhcho người bệnh, được kết nối với các thiết bị điện tử thông minh để phục vụ choviệc khám, chẩn đoán bệnh từ xa Người dân hoặc bác sĩ gia đình, nhân viên y tếthôn bản có thể sử dụng các thiết bị y tế để đo, kiểm tra, theo dõi… tình trạng sức
Trang 31khỏe người dân ngay tại nhà Các thông số y tế được truyền tới bác sĩ khám bệnh ởbệnh viện.
1.3 Kết luận Chương 1
Chương 1 tập trung nghiên cứu các vấn đề tổng quan chuyển đổi số, khungkiến trúc chuyển đổi số của Chính phủ, Bộ, Ngành, địa phương và sự tác động cũngnhư giá trị, lợi ích mang lại cho toàn xã hội khi thực hiện chuyển đổi số
Qua chương này người đọc có thể biết được nắm được các vấn đề cơ bản vềkhái niệm chuyển đổi số, chuyển đổi số y tế, cơ sở pháp lý và các nền tảng côngnghệ để ứng dụng triển khai và mục tiêu thực hiện chuyển đổi số của các cấp Chínhquyền
Chương 2 KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
2.1 Thông tin về bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang:
2.1.1 Giới thiệu tổng quan bệnh viện
Vị trí pháp lý
- Bệnh viện Đa khoa Tỉnh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tếKiên Giang, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật
- Bệnh viện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động,tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
Trang 32vụ của Bộ Y tế; chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy địnhcủa pháp luật.
- Trụ sở: 46 Lê Lợi, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
- Qui mô: Bệnh viện hạng I, 1.630 giường (kế hoạch), 1.720 giường (thực kê)
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Bệnh viện Đa khoa hạng I, theoQuyết định số 1895/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Chức năng
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng I, chịu tráchnhiệm cung cấp các dịch vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe vàcác dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật cho nhân dân trong tỉnh và vùnglân cận, tiếp nhận điều trị các trường hợp bệnh nhân nặng, bệnh nhân vượt khả năngchuyên môn của các cơ sở y tế tuyến dưới; góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
Nhiệm vụ
Khám, chữa bệnh
- Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân trong tỉnh vàvùng phụ cận
- Giải quyết các bệnh lý các chuyên khoa hiện có
- Tham gia giám định sức khỏe và giám định pháp y khi Hội đồng giám định
Y khoa Trung ương, tỉnh hoặc cơ quan pháp luật trưng cầu
Nghiên cứu khoa học về y học
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng nhữngtiến bộ khoa học để phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng
- Chủ trì và tham gia công trình nghiên cứu các cấp
- Tổ chức Hội nghị khoa học cấp bệnh viện, khu vực tại bệnh viện
- Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp trong vàngoài nước theo sự phân công của Sở Y tế
Trang 33Đào tạo cán bộ
- Bệnh viện là cơ sở thực hành của Trường Đại học Kiên Giang, Trường Caođẳng Y tế Kiên Giang, các trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, để đàotạo cán bộ các chuyên khoa trong khu vực
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và các Bệnh viện
Đa khoa trong Tỉnh
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Chỉ đạo tuyến dưới về công tác khám chữa bệnh tất cả các chuyên khoa
- Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới
- Bệnh viện vệ tinh, nhận chuyển giao kỹ thuật của tuyến trên
Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và dập tắtdịch; phòng chống thiên tai, thảm họa
Hợp tác quốc tế: Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổikinh nghiệm về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học với các nước và tổ chứcquốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật
Quản lý kinh tế bệnh viện
- Xây dựng và triển khai thực hiện quy chế hoạt động của bệnh viện, thực hiệnquy chế dân chủ theo quy định
- Quản lý và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện.Thu, chi ngân sách theo đúng quy định của Nhà nước
- Tạo nguồn kinh phí cho bệnh viện từ các dịch vụ y tế, nâng cao đời sống chocán bộ, nhân viên bệnh viện
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang còn được giao nhiệm vụ quản
lý, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cán bộ và các đối tượng chính sách thuộcTỉnh ủy quản lý
Quyền hạn
Bệnh viện có đầy đủ các quyền hạn của một cơ sở khám chữa bệnh Luật khámchữa bệnh hiện hành
Trang 34Được thu các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của phápluật Được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giaotheo quy định và phân cấp của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế
và trước pháp luật về hoạt động của mình
2.1.2 Về số lượng, chất lượng người làm việc
Số lượng (tính đến 31/8/2020)
Tổng số người làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh là 2.051 người, bao gồm:
- Trong biên chế: 1.658 người (tổng số biên chế được giao 1.903)
- Hợp đồng lao động: 393, trong đó:
+ Hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ: 47
+ Hợp đồng lao động do đơn vị chi trả lương theo cơ chế tự chủ: 346
+ Hợp đồng lao động sử dụng quỹ lương của nhà nước: 0
Trang 35sơ cấp 25)
+ Hộ sinh: 145 (sau đại học 0; đại học 13; cao đẳng 13; trung cấp 119)
+ Kỹ thuật viên y: 56 (sau đại học 03; đại học 18; cao đẳng 04; trung cấp 31;
sơ cấp 0; xét nghiệm 49; chẩn đoán hình ảnh 07)
+ Y tế công cộng: 02 (đại học 02)
+ Chuyên ngành khác: 318 (sau đại học 08; đại học 08; cao đẳng 07; trung cấp44; sơ cấp 133)
- Về trình độ Chính trị: Cao cấp 12 người; trung cấp 74 người
- Về trình độ Ngoại ngữ: Cử nhân 04 người; chứng chỉ B2 06 người, B1 17người, A2 67 người, C 40 người, B 545 người, A 780 người
- Về trình độ Tin học: Đại học 13 người; cao đẳng 03 người; trung cấp 10người; chứng chỉ B 545 người, A 780 người
- Số người đã được cấp chứng chỉ hành nghề: 1.256 người
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo Bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh có 01 Giám đốc và 03 Phó giám
đốc
Các phòng chức năng: 10 phòng, bao gồm:
Các khoa lâm sàng và Cận lâm sàng: 34 khoa.
- Khoa lâm sàng: 25
Trang 36- Khoa cận lâm sàng: 09
2.1.4 Đất đai, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, trang thiết bị y tế
- Đất đai: Tổng diện tích được giao 31.861,5m²; Tổng diện tích sàn xây dựng13.042,02 m²
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và phương tiện làm việc: Bệnh viện có đầy
đủ trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ khám chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnhnhư: MRI, CT Scanner, máy siêu lọc thận, hệ thống tách tế bào máu
2.1.5 Tình hình tài chính của bệnh viện (tính đến 31/12/2020)
Trong đó :
Trang 37o Thu dịch vụ KCB theo yêu cầu 28.977.989.247
2.1.6 Thực trạng hoạt động Khám chữa bệnh
Trong nhiều năm qua, hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đã đạt đượcnhiều kết quả tốt đẹp Bệnh viện hiện đã thực hiện được >90% phân tuyến kỹ thuậttuyến Tỉnh và nhiều kỹ thuật thuộc phân tuyến Trung ương theo danh mục kỹ thuật
Bộ Y tế Các kỹ thuật cao chuyên sâu như mổ tim hở, can thiệp tim và mạch máu,
xạ trị, siêu lọc máu đã triển khai thành công Từ đó đã góp phần cứu sống nhiềubệnh nhân nặng, bệnh hiểm nghèo, giảm tỷ lệ chuyển tuyến Hàng năm bệnh viện
đã hoàn thành đạt và vượt mức chỉ tiêu trên giao Chỉ số hoạt động thường năm saucao hơn năm trước
Chất lượng khám chữa bệnh đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ người bệnh nội trúhài lòng đạt 92,26%, ngoại trú đạt 95,37% Tỷ lệ nhân viên y tế hài lòng đạt86,21%; không có tai biến, sai sót lớn trong điều trị, các chỉ số chất lượng đều tăngtheo chiều hướng tốt; chấm điểm cuối năm 2018 bệnh viện đạt 3,55 (năm 2017 là3,47), đạt chất lượng khá
Công tác quản lý hồ sơ bệnh án đã được cải thiện Tổ chức quản lý lưu trữ,khoa học, hợp lý, tuân thủ theo qui định của pháp luật phục vụ tốt cho việc tìm kiếm
và tra cứu thông tin
Bệnh viện cũng đã đầu tư cho hoạt động phòng ngừa và kiểm soát nhiễmkhuẩn Quản lý, phân phối và tiệt khuẩn tập trung, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay củanhân viên y tế tăng dần theo hàng năm
Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh cũng đã được củng cố Côngtác chăm sóc toàn diện đã được triển khai rộng đến các đơn nguyên bệnh nặng củahầu hết các khoa lâm sàng
Dinh dưỡng và tiết chế người bệnh cũng được quan tâm, đã tiến hành cung cấpmột số chế độ ăn bệnh lý cho các bệnh nhân nặng, bệnh nhân ở khoa Nội B…
Trang 38Chất lượng xét nghiệm được thực hiện theo Quyết định 2429/QĐ-BYT của Bộ
Y tế về quản lý chất lượng xét nghiệm và đang trong lộ trình thực hiện liên thôngcác xét nghiệm bắt buộc đối với bệnh viện hạng I
Về quản lý cung ứng và sử dụng thuốc, bệnh viện thực hiện đúng qui định vềđấu thầu tập trung của Sở Y tế Phân phối, sử dung bảo quản thuốc đạt chuẩn GPP.Thường xuyên tổ chức bình đơn thuốc, bình bệnh án để chấn chỉnh việc sử dụngthuốc
Công tác Nghiên cứu khoa học là một thế mạnh của bệnh viện Hàng năm đã
có gần 100 đề tài, sáng kiến được nghiên cứu và nghiệm thu Bệnh viện cũng thamgia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Bộ
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện đã đáp ứng cơ bản cáclĩnh vực: Quản lý người bệnh, quản lý hồ sơ bệnh án và thanh quyết toán Bảo hiểm
y tế
2.2 Thực trạng ứng dụng CNTT tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang
2.2.1 Thực trạng về nhân lực trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB tại BVĐKKG
Đội ngũ nhân viên chuyên trách về CNTT có 11 cán bộ trong đó 8 cán bộ cótrình độ đại học và 3 cán bộ trình độ Cao đẳng chuyên về CNTT Trong đó có 4 cán
bộ chuyên phụ trách về việc ứng dụng CNTT quản lý TTKCB, 2 cán bộ quản lý vềmáy tính, máy in, một cán bộ phục trách về mạng và 1 cán bộ phục quản lý chung.Tuy nhiên để đảm bảo phần mềm quản lý TTKCB vận hành thông suốt và đápứng nhu cầu thay đổi thường xuyên trong hoạt động của bệnh viện nên bệnh việnthuê công ty viết phần mềm bảo trì, sửa chữa và nâng cấp khi có nhu cầu Như vậynhân lực của phòng CNTT chỉ đáp ứng một số lượng công việc bảo trì và hỗ trợ vềCNTT, còn lại vẫn phải nhờ sự hỗ trợ bên ngoài thông qua các hợp đồng ký kếtgiữa bệnh viện với các công ty Ngoài các cán bộ chuyên trách về CNTT, còn cómột số cán bộ ở các khoa được tập huấn để có thể sử dụng các ứng dụng quản lýTTKCB của bệnh viện Những nhân viên này có trách nhiệm hướng dẫn cho cácnhân viên trong khoa sử dụng phần mềm và thông báo khi có sự cố cho phòng
Trang 39Bảng 2.1: Trình độ chứng chỉ tin học của cán bộ y tế BVĐKKG
Thông số Tổng số Có chứng chỉ Không có STT Cán bộ y tế lượng Trình độ Trình độ Trình độ chứng
Để việc triển khai việc ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCB được hiệu quả
và thành công, ngoài việc xây dựng đội ngũ chuyên trách về CNTT có trình độchuyên môn cao để quản lý chung cho toàn bệnh viện thì việc đào tạo các kỹ năng
về sử dụng máy tính cho các Bác sĩ, Điều dưỡng là việc làm rất quan trọng và có ýnghĩa đối với thành công của việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý TTKCBtại bệnh viện Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực CNTT của bệnh viện baogồm công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ
Bảng 2.2: Trình độ chứng chỉ tiếng anh của cán bộ y tế BVĐKKG
Thông số Tổng số Có chứng chỉ Không có STT Cán bộ y tế lượng Trình độ Trình độ Trình độ chứng chỉ
Trang 40chỉ ngoại ngữ A, B là 82%, có 16% cán bộ không có trình độ chứng chỉ ngoại ngữtrong đó có 1 Bác sĩ Số cán bộ có trình độ chứng chỉ ngoại ngữ C là 5 Bác sĩ chiếm
tỷ lệ 3% Tuy phần mềm quản lý TTKCB được việc hóa không đòi hỏi người sửdụng phải biết ngoại ngữ, nhưng BGĐ rất quan tâm và đạo điều kiện để cán bộ y tếcủng cố kiến thức ngoại ngữ đặc biệt là các cán bộ trực tiếp, tiếp xúc với bệnh nhân,việc cán bộ y tế biết ngoại ngữ góp phần giúp bệnh viện phục vụ bệnh nhân tốt hơn
2.2.2 Thực trạng về cơ sở hạ tầng về CNTT trong quản lý TTKCB tại BVĐKKG
Hiện nay tổng số lượng máy tính và máy in của 4 khoa nghiên cứu là 73 máytính và 72 máy in
Bảng 2.3: Số lượng máy tính tại các khoa sử dụng quản lý TTKCB
Bảng 2.4: Thời gian và mục đích sử dụng của máy tính tại 4 khoa nghiên cứu
ST
Số lượng máy tính
Thời gian máy tính
Máy tính phục
vụ quản lý TTKCB Dưới 3
năm
Từ 3 đến 5 năm
Trên 5 năm