1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình chuyển đổi số cung cấp dịch vụ công tại các sở, ngành tỉnh kiên giang thạc sĩ

123 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Hình Chuyển Đổi Số Cung Cấp Dịch Vụ Công Tại Các Sở, Ngành Tỉnh Kiên Giang
Tác giả Võ Quốc Khánh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Gia Như
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Khoa Học Máy Tính
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 8,73 MB

Nội dung

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định đặc biệt là sựchậm thay đổi về hình thức và phương thức cung cấp, tiếp cận.Mô hình Một cửa điện tử và Cổng Dịch vụ công tỉnh Kiên Giang đã được

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Gia Như

Đà Nẵng - 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép tôi được bày tỏlòng biết ơn đến tất cả các Anh, Chị cùng khóa K20MCS và Trường Đại học DuyTân đã tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

đề tài này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã truyền đạt vốn kiến thức quý báucho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Nhờ có những lời hướng dẫn,dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của tôi mới có thể hoàn thiện tốt đẹp.Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Gia Như - thầy đã trực tiếp giúp

đỡ, quan tâm, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài này trong thời gian qua

Bài luận văn thạc sĩ được hoàn thành đúng với thời gian như kế hoạch đã lập

ra và thời gian triển khai thực tế Những bước đi vào thực tế của tôi còn hạn chế vàcòn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để kiến thức của tôi trong lĩnh vựcnày được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức củamình

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Võ Quốc Khánh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Mô hình chuyển đổi

số cung cấp Dịch vụ công tại các sở, ngành tỉnh Kiên Giang” là nghiên cứu độc lậpcủa tôi Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Gia Như, các kết quả nghiên cứu

và các kết luận trong luận văn này là trung thực không sao chép từ bất kỳ mộtnguồn nào và dưới bất cứ một hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đãđược thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường nếu phát hiện bất cứ saiphạm hay sao chép trong đề tài này!

Tác giả luận văn

Võ Quốc Khánh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ 5

1.1 Giới thiệu 5

1.2 Tổng quan về chuyển đổi số 8

1.2.1.Khái niệm về chuyển đổi số 8

1.2.2.Chuyển đổi số trong Chính phủ 9

1.2.3.Xu hướng xây dựng Chính phủ số, Chính quyền số 11

1.2.4 Kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số tại một số nước trên thế giới 13

1.2.5.Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về chuyển đổi số 18

1.3 Dịch vụ công và chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ công 20

1.3.1.Dịch vụ công 20

1.3.2 Dịch vụ công trực tuyến các cơ quan nhà nước và mô hình Một cửa điện tử theo Kiến trúc Chính quyền điện tử hiện nay 23

Trang 6

1.3.3 Chuyển đổi số và mô hình cung cấp Dịch vụ công tại các cơ quan nhà

nước trên môi trường số 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27

Chương 2 HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ, CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TẠI TỈNH KIÊN GIANG 28

2.1 Hiện trạng về mô hình chính phủ điện tử 28

2.2 Hiện trạng về mô hình chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang 31

2.2.1.Hạ tầng công nghệ thông tin 31

2.2.2.Các hệ thống thông tin trong mô hình Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang 35

2.2.3.Các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quá trình cung cấp Dịch vụ công 36

2.3 Hiện trạng cung cấp dịch vụ công tại các sở, ngành 43

2.3.1.Cung cấp dịch vụ công tại các sở ngành tỉnh 43

2.3.2.Hiệu quả cung cấp dịch vụ công tại các sở ngành tỉnh 45

2.4 Đánh giá mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số 49

2.4.1.Bộ Chỉ số chuyển đổi số của Việt Nam 49

2.4.2.Chỉ số khảo sát và đánh giá về Chính quyền số tỉnh Kiên Giang 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61

Chương 3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TẠI CÁC SỞ, NGÀNH TỈNH KIÊN GIANG 63

3.1 Mục tiêu 63

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 63

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 63

3.2 Mô hình đề xuất 64

3.2.1 Chuyển đổi số trong cung cấp Dịch vụ công cấp sở 64

3.2.2 Mô hình chuyển đổi số trong cung cấp Dịch vụ công cấp sở 66

3.3 Giải pháp 69

Trang 7

3.3.1.Giải pháp thể chế, pháp lý 69

3.3.2.Phát triển hạ tầng 70

3.3.3 Nâng cấp phần mềm Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến 73

3.3.4 Chuyển đổi số trong quy trình xử lý thủ tục hành chính 77

3.3.5 Lộ trình triển khai 90

3.4 Kết quả triển khai 90

3.4.1.Hạ tầng 90

3.4.2.Cơ sở dữ liệu giải quyết dịch vụ công 92

3.4.3.Nâng cấp phần mềm Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến 94

3.4.4.Hệ thống giám sát Dịch vụ công 98

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 100

KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Các từ viết tắt tiếng Anh

Interface

Giao diện lập trình ứng dụng

Technology

Công nghệ thông tin và Truyền thông

IDC International Data Corporation Tổ chức Dữ liệu quốc tế

ITU International Telecommunications

Union

Liên minh Viễn thông quốc tế

LGSP Local Government Service

Platform

Nền tảng kết nối dịch vụ chính quyền địa phương

Platform

Nền tảng kết nối dịch vụ Quốc gia

Các từ viết tắt tiếng Việt

CBCCV

C

Cán bộ, công chức, viên chức

CNTT-TT Công nghệ thông tin – Truyền

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của các nước ASEAN năm 2018 7

Bảng 1.2: So sánh tương quan giữa chuyển đổi số trong khu vực Công và Tư nhân 11

Bảng 2.1: Quy mô Trung tâm dữ liệu tỉnh Kiên Giang 34

Bảng 2.2: Các hệ thống thông tin đang vận hành trên Datacenter 34

Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng Văn bản điện tử 37

Bảng 2.4: Quá trình triển khai Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Kiên Giang 44

Bảng 2.5: Trích Bảng điểm tự đánh giá Hạ tầng số - Chính quyền số tỉnh Kiên Giang năm 2020 51

Bảng 2.6: Trích Bảng điểm tự đánh giá Thông tin và Dữ liệu số - Chính quyền số Kiên Giang năm 2020 54

Bảng 2.7: Trích Bảng điểm tự đánh giá Hoạt động Chính quyền số tỉnh Kiên Giang năm 2020 56

Bảng 3.1: Quy mô - Mô hình triển khai số hóa văn bản, hồ sơ TTHC 80

Bảng 3.2: Lộ trình thực hiện chuyển đổi số trong cung cấp Dịch vụ công tỉnh Kiên Giang gắn kết với phát triển Chính quyền số - Chính quyền thông minh 90

Bảng 3.3: Thống kê chuẩn hóa phí, lệ phí các Dịch vụ công 97

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Quá trình phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước 12

Hình 1.2: Khung Chính phủ số liên quan đến cung cấp Dịch vụ công trực tuyến theo của Liên hiệp quốc 13

Hình 1.3: Mô hình hệ thống thông tin quốc gia của chính phủ e-Estonia Xây dựng nền tảng kết nối, trao đổi cho các hệ thống thông tin với nhau (x-Road) 14

Hình 1.4: Bốn chiến lược trong việc phát triển Chính phủ số của Thái Lan 17

Hình 1.5: Mô hình tóm tắt sự chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số 18 Hình 1.6: Mô hình chuyển đổi số đang thực hiện tại Việt Nam với 03 trụ cột là Chính phủ số - Kinh tế số - Xã hội số 19

Hình 1.7: Cơ quan nhà nước các cấp cung cấp Dịch vụ công thông qua các thủ tục hành chính 22

Hình 1.8: Mô hình Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến giải quyết TTHC các cơ quan nhà nước hiện nay 23

Hình 1.9: Mô hình Một cửa điện tử cung cấp Dịch vụ công và Dịch vụ công trực tuyến các sở, ngành thông qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh 24

Hình 1.10: Phân cấp Dịch vụ công trực tuyến 25

Hình 1.11: Mô hình mô phỏng cho quá trình chuyển đổi số trong cung cấp Dịch vụ công 25

Hình 2.1: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2020 29

Hình 2.2 a: Một số chỉ tiêu cụ thể về phát triển Chính phủ điện tử 30

Hình 2.2 b: Chỉ tiêu về Cung cấp Dịch vụ công trực tuyến và 31

Hình 2.3 a: Thống kê băng thông kết nối Internet tại các cơ quan nhà nước 32

Hình 2.3 b: Thống kê Máy tính trong các CQNN 32

Hình 2.4: Mô hình Trung tâm dữ liệu tỉnh Kiên Giang 33

Hình 2.5: Các hệ thống thông tin trọng yếu tỉnh Kiên Giang phục vụ tác nghiệp 35

Hình 2.6: Hiệu quả trao đổi văn bản trên môi trường điện tử 36

Trang 11

Hình 2.7: Biểu đồ tăng trưởng Chứng thư số, Chữ ký số Chính phủ trong các cơ

quan nhà nước tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020 37

Hình 2.8: Mô hình cung cấp dịch vụ CA hiện nay tại Việt Nam 38

Hình 2.9: Thống kê CA trong các cơ quan nhà nước các cấp 38

Hình 2.10: Thống Kê số lượng Dịch vụ công trực tuyến các cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang từ năm 2016 – 2020 40

Hình 2.11: Vị trí LGSP trong Mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử 41

Hình 2.12: Thống kê nguồn lực cho phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước 42

Hình 2.13: Chi ngân sách cho đào tạo nguồn lực CNTT trong các CQNN 43

Hình 2.14 Tổ chức lại mô hình tiếp nhật Dịch vụ công tại sở, ngành tỉnh 45

Hình 2.15: Thống kê hiệu quả triển khai mô hình MCĐT và DVCTT tỉnh 46

Hình 2.16: Hiện trạng cung cấp DVC tải các sở, ngành hiện nay 47

Hình 2.17: Tỷ lệ cung ứng DVCTT mức 3 và 4 các sở, ngành tỉnh 47

Hình 2.18: Quy trình đánh giá chuyển đổi số trên hệ thống trực tuyến 50

Hình 3.1: Chuyển đổi, cung cấp Dịch vụ công trên môi trường số 65

Hình 3.2: Mô hình tổng quát về cung cấp Dịch vụ công số tại các sở, ngành tỉnh 66

Hình 3.3: Mô hình mở rộng, nếu ứng dụng ra 03 cấp hành chính của tỉnh Kiên Giang 67

Hình 3.4: Mô hình chuyển đổi số trong văn bản, hồ sơ hành chính 78

Hình 3.5: Mô tả yêu cầu của phần mềm số hóa quản lý hồ sơ, văn bản 81

Hình 3.6: Quy trình số hóa tài liệu 81

Hình 3.7: Xác thực điện tử hồ sơ Công dân/doanh nghiệp 82

Hình 3.8: Quá trình chứng thực điện tử 83

Hình 3.9: Dịch vụ truy vấn đến CSDL quốc gia về Dân cư 84

Hình 3.10: Dịch vụ truy vấn đến CSDL quốc gia về Doanh nghiệp 85

Hình 3.11: Mô hình kết nối đồng bộ với Cổng thanh toán Dịch vụ công quốc gia 86

Hình 3.12: Sơ đồ tuần tự kết nối Cổng thanh toán Dịch vụ công quốc gia trường hợp 01 87

Trang 12

Hình 3.13: Sơ đồ tuần tự kết nối Cổng thanh toán Dịch vụ công quốc gia trườnghợp 02 87Hình 3.14: Mô hình kết nối hiện trạng và thiết bị đầu tư mới tại DataCenter 92Hình 3.15: Mô hình số hóa bóc tách xây dựng dữ liệu số về giải quyết TTHC 93Hình 3.16: Phần mềm số hóa và nhận dạng ký tự quang học OCR được áp dụng đểxây dựng dữ liệu cho hồ sơ Dịch vụ công 93Hình 3.17: Quy trình plugin gọi các tác vụ ký số trong quy trình xử lý Dịch vụ công 94Hình 3.18: Quy trình gọi các dịch vụ về dữ liệu công dân 95Hình 3.19: Thao tác xác thực thông tin chủ thể của hồ sơ Dịch vụ công trực tuyến 96Hình 3.20: Giao diện thực hiện thanh toán với các dịch vụ thanh toán trực tuyếnđược liên kết 97Hình 3.21: Hóa đơn, phiếu thu từ các ví điện tử, trung gian thanh toán ngân hàng,được xác thực ký số có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy 98Hình 3.22: Dashboard hệ thống Dịch vụ công sở, ngành tỉnh Kiên Giang 99

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cung cấp Dịch vụ công nói chung và dịch vụ hành chính công nói riêng làhoạt động quan trọng nhằm thực hiện chức năng phục vụ của nhà nước, đáp ứngnhu cầu thiết thực của người dân, tổ chức và xã hội Những năm qua, hoạt độngcung cấp dịch vụ hành chính công đã có nhiều đổi mới theo hướng phục vụ tốt hơnnhu cầu của người dân Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định đặc biệt là sựchậm thay đổi về hình thức và phương thức cung cấp, tiếp cận

Mô hình Một cửa điện tử và Cổng Dịch vụ công tỉnh Kiên Giang đã đượcnghiên cứu, tiếp cận và đưa vào ứng dụng tại các cơ quan nhà nước tỉnh từ năm

2012 Sau gần 10 năm thực thiện và 03 lần thay đổi về công nghệ phần mềm Tuynhiên, khái niệm tin học hóa quy trình cung cấp Dịch vụ công đã không còn phùhợp, thiếu hiệu quả và không đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay Công nghệđiện tử đã và đang bị thay thế bằng công nghệ số, xu hướng chuyển đổi số; Dịch vụcông đã chuyển dịch lên môi trường trực tuyến với các yêu cầu mới: Tính sẵn sàng

về thông tin, đa dạng phương thức tiếp cận; số hóa dữ liệu, khai thác dữ liệu số vàcác hệ hỗ trợ ra quyết định; tự động hóa quy trình cung cấp, giải quyết một số Dịch

vụ công; thanh toán trực tuyến…

Một giải pháp chuyển đổi số cho mô hình cung cấp Dịch vụ công đang là vấn

đề không chỉ tỉnh Kiên Giang mà nhiều ngành, địa phương trong cả nước đang rấtquang tâm, là bài toán đặt ra cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển để đảmbảo có một hướng đi, hướng đầu tư, phát triển cho mô hình cung ứng Dịch vụ côngthật sự hiệu quả

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Làm rõ một số vấn đề về lý thuyết chuyển đổi số, nghiên cứu mô hình chuyểnđổi số trong các cơ quan nhà nước và vai trò của chuyển đổi số trong cung cấp cácdịch vụ hành chính công trong giai đoạn hiện nay

Nghiên cứu về thực trạng cung ứng Dịch vụ công trực tuyến các sở, ngànhtỉnh Kiên Giang để từ đó tìm ra mô hình phù hợp nhất về chuyển đổi số, đề xuất

Trang 14

được các giải pháp cụ thể từ: thể chế, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm, nguồn nhânlực… cho quá trình này Kết quả nghiên cứu sẽ là bộ tài liệu có thể hỗ trợ cho quátrình định hướng, hoạch dịch chiến lược phát triển Dịch vụ công tỉnh Kiên Giang

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

+ Hệ thống hóa và phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số.+ Khảo sát về hiện trạng triển khai mô hình Chính quyền điện tử và sự sẵnsàng cho quá trình chuyển đổi số trong hệ thống chính quyền tỉnh Kiên Giang.+ Khảo sát thực trạng cung cấp Dịch vụ công tại các sở, ngành tỉnh thông qua

mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công

+ Đề xuất mô hình chuyển đổi số trong cung cấp Dịch vụ công tại các sở,ngành tỉnh Kiên Giang

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu về việc cung cấp, tiếp nhận, xử lý dịch vụ hànhchính công cho công dân, tổ chức tại các sở, ngành tỉnh Kiên Giang thông quaTrung tâm Phục vụ hành chính công và mô hình một cửa điện tử và Dịch vụ côngtrực tuyến hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn giới hạn khảo sát, nghiên cứu về việc thực hiện mô hình Một cửađiện tử tại các sở, ngành tỉnh Kiên Giang và các dịch vụ hành chính công do các cơquan, đơn vị này cung cấp Tư liệu khảo sát được thu thập từ các dữ liệu thực vềhiện trạng về truyền thông và công nghệ thông tin, hiện trạng cung ứng dịch vụhành chính công trong 05 năm qua (từ năm 2006-2021), đánh giá về thực trạngchuyển đổi số tỉnh Kiên Giang năm 2020 do Sở Thông tin và Truyền thông thựchiện

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn phát triển theo phương pháp phân tích và tổng hợp, tập trung thuthập, phân tích cơ sở lý thuyết, các giải pháp và mô hình đặc trưng về chuyển đổi sốnói chung và trong Chính phủ nói riêng, chuyển đổi số trong cung cấp Dịch vụ

Trang 15

công; phân tích, đánh giá hiện trạng về cung cấp Dịch vụ công trên địa bàn tỉnhKiên Giang, tại các sở, ngành cấp tỉnh Từ đó, tổng hợp và đề xuất mô hình, chiếnlược cho việc chuyển đổi số các sở, ngành tỉnh Kiên Giang trong cung cấp Dịch vụcông.

6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Luận văn đi vào phân tích những khó khăn, vướng mắc và hiệu quả mô hìnhcung cấp dịch vụ hành chính công tại các sở, ngành tỉnh Kiên Giang; xu hướng tấtyếu và yêu cầu về chuyển đổi số thay đổi phương thức hoạt động và cung cấp dịch

vụ cho người dân và doanh nghiệp tại các cơ quan này Xác định bối cảnh và hướng

đi cho quá trình chuyển đổi số tại đây, các công việc và mục tiêu phải thực hiện đểsớm có một mô hình chuẩn cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường số.Nghiên cứu có thể nhân rộng vì mô hình hành chính của các sở ngành tỉnh có thểtịnh tuyến đến cấp huyện, cấp xã (với quy mô thu hẹp và nhỏ hơn)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ

CHIẾN LƯỢC CHO CĐS VÀ CUNG CẤP DVC

ĐIỂM MẠNH, YẾU, THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI

ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CĐS VÀ CUNG CẤP DVC TỈNH KIÊN

GIANG

TIẾP CẬN Ở GÓC ĐỘ TỔ CHỨC TIẾP CẬN Ở GÓC ĐỘ KỸ THUẬT

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH

CÁC CÔNG NGHỆ MỚI

NHỮNG MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH TRONG CD9S TẠI CÁC THÀNH PHỐ KHÁC

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỪ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ LÊN MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH KIÊN GIANG, CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG CÁC SỞ NGÀNH

TỈNH

Trang 16

NỘI DUNG

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 Chương, nộidung tổng quát như sau:

- Chương 1 Cơ sở lý thuyết những vấn đề cơ bản về chuyển đổi số:

Chương này thu thập và làm rõ khái niệm về chuyển đổi số; góc nhìn, quanđiểm chuyển đổi số của một số quốc gia đã và đang triển khai Phân tích quan điểmcủa Chính phủ Việt Nam về chuyển đổi số; mối quan hệ, phát triển đi lên từ môhình Chính quyền điện tử lên Chính quyền số; chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụhành chính công các cơ quan nhà nước

- Chương 2 Hiện trạng xây dựng Chính phủ, Chính quyền điện tử và quá

trình chuẩn bị cho chuyển đổi số tại tỉnh Kiên Giang:

Cung cấp và phân tích về hiện trạng xây dựng Chính phủ, Chính quyền điện tửtỉnh Kiên Giang, hiện trang về cung cấp Dịch vụ công tỉnh Kiên Giang nói chung vàtại các sở, ngành tỉnh nói riêng Đánh giá được mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi sốcủa tỉnh để từ đó có đề xuất cho Mô hình chuyển đổi số tại Chương 3

- Chương 3 Đề xuất mô hình chuyển đổi số cung cấp Dịch vụ công tại các

sở, ngành tỉnh Kiên Giang:

Mô hình đề xuất cho quá trình chuyển đổi số cung cấp dịch vụ hành chínhcông tại các sở, ngành tỉnh Kiên Giang Trình bày giải pháp, phân tích chi tiết cácthành phần, nội dung của mô hình và các bước triển khai mô hình, dự kiến kết quả

và các hướng đề xuất phát triển của luận văn

KẾT LUẬN

Tổng kết các kết quả đạt được thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết và

mô hình đề xuất Đánh giá được kết quả triển khai bước đầu và dự kiến các kết quảkhi mô hình tổng thể được áp dụng Đề xuất hướng phát triển đối với đề tài

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

1.1 Giới thiệu

Làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn chúng ta đến một xãhội thông tin số, thông minh với hàng loạt các công nghệ mới (AI, IoT, Cloud, BigData, v.v.) lan tỏa đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống như công nghiệp, kinh

tế, văn hóa, xã hội… Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tăng tốc, điềuquan trọng là phải xây dựng một chiến lược chuyển đổi phù hợp cho Chính phủ đểbắt kịp và tận dụng lợi thế những công nghệ này Đáng chú ý, để bắt kịp những thayđổi của xã hội thông tin, cần có sự chuyển đổi đáng kể trong hoạt động cung cấpdịch vụ

Trong 02 thập kỷ qua, hầu hết các nước trên thế giới đều đã đưa ra chiến lượcphát triển Chính phủ số, chẳng hạn, Singapore, Úc vào năm 2018; Thái Lan, NhậtBản năm 2019 Tháng 2/2020, Indonesia tuyên bố khởi động xây dựng chiến lượcChính phủ số của Indonesia với mục tiêu cải thiện vị trí xếp hạng của Indonesiatrong khu vực (trong ASEAN hiện Indonesia xếp thứ 7, sau Singapore, Malaysia,Brunei, Thái Lan, Philippines và Việt Nam)

Tại Việt Nam, trong những năm qua, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin,phát triển Chính phủ điện tử đã được quan tâm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của cơ quan nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp,năng lực cạnh tranh của quốc gia Việc chuyển dịch từ Chính phủ điện tử sangChính phủ số, đặc biệt ở cấp chính quyền địa phương, còn gắn kết chặt chẽ với việcphát triển đô thị thông minh để không chỉ cung cấp các dịch vụ hành chính công màcòn cung cấp các dịch vụ công thiết yếu khác phục vụ người dân và xã hội

chuyển đổi số theo quan điểm của Chính phủ Việt Nam với 03 trụ cột làchuyển đổi số chính phủ, chuyển đổi số xã hội và chuyển đổi số nền kinh tế đang làmục tiêu trong chiến lược phát triển trong giai đoạn hiện nay Chuyển đổi số trongcác cơ quan nhà nước là yếu tố cơ bản để hình thành Chính quyền số Trong đó,

Trang 18

chuyển đổi trong quản trị và cung cấp Dịch vụ công đã và mang lại chuyển biến tíchcực và hiệu quả ngắn hạn rõ nét trong các nhóm vấn đề trên.

Luận văn nghiên cứu “Giải pháp chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ hànhchính công tại các sở, ngành cấp tỉnh Kiên Giang” sẽ tập trung nghiên cứu mô hìnhChính quyền số tỉnh Kiên Giang, chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnhcủa Kiên Giang Đặc biệt, là trong việc cung cấp Dịch vụ công trên môi trường số,

so sánh, đánh giá và đề xuất mô hình phù hợp cho quá trình này để giải quyết bàitoán nâng cao chất lượng cung cấp Dịch vụ công mà tỉnh đang rất cần các phương

án giải quyết hiệu quả từ quan điểm kỹ thuật

* Bối cảnh và Động lực thúc đẩy cho chuyển đổi số:

Cho đến nay, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), kết quả của cuộccách mạng công nghiệp lần thứ ba thông qua sự phát triển của công nghệ máy tính

và cuộc cách mạng Internet đã trở thành công cụ thiết yếu để Chính phủ thực hiệnnghĩa vụ cung cấp chất lượng dịch vụ cao cho người dân với mô hình Chính quyềnđiện tử

Xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử ở Việt Nam được bắt đầu từđầu những năm 2000 (Đà Nẵng 2010, TP.Hồ Chí Minh 2011, Quảng Ninh 2012,v.v…) Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tỉnh nào xây dựng được một hệ thốngChính quyền điện tử thực sự mang tính tổng thể đáp ứng được đầy đủ theo nhữngyêu cầu của Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản dự thảo 2.0 do Bộ Thông tin

và Truyền thông sắp ban hành Ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý của cáctỉnh/thành phố trực thuộc trung ương còn rời rạc, hiệu quả thực tế còn thấp

Theo Báo cáo đánh giá Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốcnăm 2018, Việt Nam xếp hạng thứ 88 trên tổng số 193 quốc gia, vùng lãnh thổ.Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang xếp thứ 6, sau các nước:Singapore (thứ 4); Malaysia (thứ 48); Brunei (thứ 59); Thái Lan (thứ 73);Philippines (thứ 75)

Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử và các chỉ số thành phần của các quốc giaĐông Nam Á được tổng hợp trong bảng sau:

Trang 20

Sự xuất hiện của công nghệ thông minh do cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ tư khởi xướng đã dẫn đến những thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế, ngànhcông nghiệp và xã hội Giờ đây, người dân đang đòi hỏi những cải tiến trong cácdịch vụ của chính phủ, tương ứng với xã hội thông tin đang phát triển Trái ngượcvới các nhóm đề tài đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp, chuyển đổi sốđến kinh tế, xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh thì chủ đề đánh giá về quá trìnhchuyển đổi số trong Chính phủ, các tác động và chuyển đổi trong lĩnh vực công,chẳng hạn như quản trị và việc cung cấp các dịch vụ hành chính công của chính phủtrên môi trường số là khá mới.

Vì vậy, luận văn này tập trung phân tích hướng chuyển đổi dịch vụ của chínhquyền, chiến lược và giải pháp kỹ thuật để giúp chuyển đổi mô hình cung cấp Dịch

vụ công trên môi trường số Ngoài ra, Luận văn này còn xem xét các công nghệ mới

có khả năng ứng dụng cho tiến trình này, cũng như thảo luận về các chiến lượcchuyển đổi của các quốc gia hàng đầu thông qua các nghiên cứu điển hình

Trang 21

1.2 Tổng quan về chuyển đổi số

1.2.1 Khái niệm về chuyển đổi số

Một định nghĩa điển hình cho các phương pháp tiếp cận này là “Các khuônkhổ”, “kiến trúc tổng quan” cho “chuyển đổi số”, với những “khuôn khổ”, “môphỏng” bao gồm tất cả những gì cần biết về cách thức để thực hiện chuyển đổi số.Chính vì vậy, qua thực thế triển khai chuyển đổi số đã làm phát sinh nhiều câuhỏi:

- Trong số các phương pháp tiếp cận, các quan điểm và khuôn khổ đối với

chuyển đổi số, có cái nào tốt hơn?

- Làm thế nào để có thể so sánh giữa các cách tiếp cận, quan điểm về chuyển

đổi số, phương pháp để so sánh chúng?

- Có cách tiếp cận nào toàn diện và có hệ thống hơn những cách tiếp cận hiện

có hay không? và bằng cách kết hợp các tính năng hữu ích nhất của các phươngpháp tiếp cận khác nhau và thậm chí thêm một số tính năng khác để có được một bộchuyển đổi số hoàn chỉnh nhất? là các câu hỏi thường được đặt ra khi nghiên cứuchủ đề này

Các phương pháp tiếp cận hiện tại chỉ là một danh sách các hướng dẫn vàkhuyến nghị (nên làm và không nên làm) hơn là một hệ thống thực sự, một bộ quychuẩn thật sự cho chuyển đổi số

Có thể kể đến một số khái niệm chung về chuyển đổi số:

• Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam định nghĩa chuyển đổi số là quátrình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làmviệc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số

• Nghiên cứu chung giữa Capgemini và Viện Công nghệ Massachusetts(MIT), định nghĩa chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ để cải thiện triệt để hiệusuất hoặc tầm với của doanh nghiệp;

• Theo Singh và Hess, chuyển đổi số yêu cầu sử dụng các công nghệ mớichẳng hạn như phương tiện truyền thông xã hội, truy cập di động, phân tích hoặc

Trang 22

thiết bị nhúng và liên quan đến công ty- chiến lược chuyển đổi số rộng rãi nhằmgiải quyết các cơ hội và rủi ro của công ty bắt nguồn từ các công nghệ kỹ thuật số;

• IDC định nghĩa chuyển đổi số là “ quá trình liên tục mà doanh nghiệp thíchứng hoặc thúc đẩy những thay đổi mang tính đột phá trong khách hàng và thị trườngcủa họ (hệ sinh thái bên ngoài) bằng cách tận dụng năng lực kỹ thuật số để tạo racác mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mới ”;

• Đánh giá Quản lý Sloan của MIT định nghĩa chuyển đổi số là việc sử dụng

kỹ thuật số mới công nghệ (mạng xã hội, thiết bị di động, phân tích hoặc thiết bịnhúng) để hỗ trợ hoạt động kinh doanh chính cải tiến (chẳng hạn như nâng cao trảinghiệm khách hàng, hợp lý hóa hoạt động hoặc tạo mô hình kinh doanh mới)

Trong số các định nghĩa này đề cập đến công nghệ trước tiên và lợi ích kinh

tế, tác động xã hội sau đó, khiến người nghiên cứu khi tiếp cận nghĩ rằng công nghệđược áp dụng và sau đó sẽ mang lại lợi ích Chỉ IDC trình bày một định nghĩa chiếnlược đầu tiên, với công nghệ như một công cụ thực hiện

Tổng hợp góc nhìn và các khái niệm từ các nhóm, nhà nghiên cứu trên, ta cóthể cơ bản chọn lọc thành một khái niệm như sau: Chuyển đổi số là 1 quá trình thayđổi gần như toàn diện của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các công nghệ số.… Sựthay đổi từ chiến lược, hoạt động của tổ chức, dẫn đến sự thay đổi về cách hiểu, tầmnhìn của tổ chức này và sử dụng công nghệ như một phương tiện để tạo ra các giátrị mới và các mô hình hoạt động mới Ứng dụng công nghệ số, Chuyển đổi một tổchức không chỉ là triển khai các công nghệ mới mà còn là chuyển đổi tổ chức để cóthể tận dụng các khả năng mà công nghệ mới mang lại

1.2.2 Chuyển đổi số trong Chính phủ

Chuyển đổi số trong Chính phủ có thể hiểu theo nghĩa đen là việc dịch chuyểnhoạt động của Chính phủ lên môi trường số, quản lý nhà nước và cung cấp Dịch vụ

Trang 23

công trên môi trường số … Như vậy, tại sao Chính phủ phải xem xét cho việc thayđổi, chuyển dịch này?

Trên thực tế, các chính phủ luôn cố gắng chuyển mình để thực vai trò quản lý

xã hội một cách hiệu quả, cung cấp các Dịch vụ công và chính sách công ở mức độcao hơn Qua tổng kết có những yếu tố chính tác động dẫn đến sự chuyển đổi củachính phủ, cụ thể như sau:

- Sự thấu hiểu (Insight): Sự thấu hiểu này có được từ kết quả thu thập dữ liệu,căn cứ và các phân tích có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định, hành động và kếtquả Các công nghệ mới, chẳng hạn như Điện toán nhận thức1, có thể giúp người raquyết định xác định các thông tin có ý nghĩa, căn cứ hỗ trợ ra quyết định cho hànhđộng, có thể chuyển đổi dữ liệu thành thông tin chi tiết, cần thiết và phù hợp nhằmđạt được các hiệu quả cao hơn

- Sự nhanh nhạy, linh động (Agility): Chính phủ có thể đẩy nhanh sự thay đổi,chuyển đổi chính bằng việc chủ động, nhanh nhạy, linh động trong thay đổi phươngthức hoạt động hành chính, cách cung cấp các Dịch vụ công Sự kém linh động,ngại thay đổi sẽ là cản trở rất lớn cho quá trình chuyển đổi nói chung và chuyển đổi

số nói riêng

- "Hiệu quả": Mục tiêu làm cho chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, cả về hoạtđộng và kết quả, dẫn đến các phương pháp tiếp cận doanh nghiệp để đạt được kếtquả tốt hơn, hiệu quả hoạt động và một chính phủ gọn gàng hơn

- "Con người": Điều quan trọng là nhấn mạnh vai trò của người lao động trongchính phủ đối với sự thành công của bất kỳ chính phủ nào, để đáp ứng sứ mệnh vàđạt được kết quả để các chính phủ chuyển đổi

- “Sự tham gia”: Sự tham gia của các công dân buộc các chính phủ phải tạo ranhững cách thức mới để hoạt động Công dân ngày càng tìm kiếm những cơ hội mới

1 Điện toán nhận thức (tiếng Anh: cognitive computing) mô tả các nền tảng công nghệ, nói rộng ra, dựa trên các ngành khoa học về trí tuệ nhân tạo (AI) và xử lý tín hiệu Các nền tảng này bao gồm học máy (machine learning), lý luận, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng giọng nói và tầm nhìn (nhận dạng đối tượng), tương tác máy tính của con người, tạo hộp thoại và tường thuật, và các công nghệ khác - Kelly III, Dr John (2015) “Computing, cognition and the future of knowing”

Trang 24

để tương tác với các chính phủ về cách tiếp cận các vấn đề, phát triển các chínhsách và chương trình cũng như nhận các dịch vụ

- "Kỹ thuật số": Tối ưu hóa công nghệ kỹ thuật số và các mô hình cơ sở hạtầng mới và khuyến khích các nhà đổi mới để hiện đại hóa chính phủ có thể thúcđẩy những thay đổi lớn đối với cách các chính phủ kinh doanh Sự chuyển đổi củaChính phủ được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố khác nhau Luận văn này tập trung vàoviệc chuyển đổi chính phủ theo quan điểm "Kỹ thuật số" Ý nghĩa của sự cần thiết

và chiến lược chuyển đổi chính phủ thông qua "Kỹ thuật số" được thảo luận chi tiếttrong các chương sau Sự chuyển đổi của một chính phủ khác với sự chuyển đổi củakhu vực tư nhân, về môi trường làm việc, cách thức làm việc và văn hóa làm việc.[13]

Bảng 1.2: So sánh tương quan giữa chuyển đổi số trong khu vực Công và Tư nhân

ĐỘNG LỰC

THẤP (Động lực thấp nên mất lợi thế khi triển khai thực hiện)

CAO (Phản hồi nhanh tác động đến cả giới chủ và người làm thuê)

VĂN HÓA

NGHIÊM KHẮC (Nặng tính quy tắc, thủ tục nên khó khăn trong việc quản lý, triển khai và cung cấp các dịch vụ)

LINH HOẠT (Chú trọng vào hiệu quả, năng lực sản xuất, tạo sử nổi bật)

1.2.3 Xu hướng xây dựng Chính phủ số, Chính quyền số

Thế giới cũng như tại Việt Nam đang diễn ra quá trình chuyển đổi số và cácnước đều cần một chiến lược xây dựng Chính phủ số trong đó tận dụng các thếmạnh của Công nghệ số để cung cấp Dịch vụ công ngày một tốt hơn Việc chuyểnđổi số Chính phủ/Chính quyền trong các cơ quan thuộc khu vực công diễn ra đồngthời với chuyển đổi số các ngành kinh tế trọng điểm, cùng với xu hướng phát triển

Trang 25

các thành phố thông minh sẽ cùng tác động với nhau để tạo ra một nền tảng củachính quyền cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp, cũng như tănghiệu quả làm việc của chính quyền trong quá trình hướng tới nền Kinh tế số và Xãhội số.

Theo tổ chức OECD cũng như các tổ chức khác đã nghiên cứu, Chính phủ số

là bước phát triển tiếp theo của Chính phủ điện tử, lấy Công nghệ số mà tiên quyết

là Dữ liệu số được coi như tài sản chiến lược để giúp Chính phủ phát triển năng lựccung cấp dịch vụ vượt bậc hơn

Hình 1.1: Quá trình phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước

Có thể tóm gọn lại, Chính phủ điện tử là chính phủ tin học hóa quy trình đã có,cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công đã có Chính phủ số là chính phủchuyển đổi số, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi quy trình làm việc, thay đổicách thức cung cấp dịch vụ, nhanh chóng cung cấp Dịch vụ công mới Một trongnhững thước đo chính của Chính phủ điện tử là số lượng dịch vụ hành chính côngtrực tuyến Còn một trong những thước đo chính của Chính phủ số là số lượng dịch

vụ hành chính công giảm đi, số lượng Dịch vụ công mới, mang tính sáng tạo phục

vụ xã hội tăng lên, nhờ công nghệ số và dữ liệu

Các công nghệ số không chỉ được sử dụng để số hóa các hoạt động của Chínhphủ và cung cấp các Dịch vụ công trực tuyến, mà Chính phủ còn sử dụng công nghệ

học hóa

CHÍNH PHỦ SỐ

Các quy trình, thủ tục và vận hành được chuyển đổi số theo hướng mở

và định hướng người dùng làm trung tâm

Trang 26

số và dữ liệu để thay đổi cách nghĩ về việc thiết kế các Dịch vụ công và các chínhsách sao cho đạt được sự gắn kết lớn hơn với người dân (Y tế, giáo dục, an sinh xãhội, việc làm…) Mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu và đạt được lòng tin cao

độ của người dân, doanh nghiệp trong mối tương tác với Chính quyền được mô tảtại Hình 1.2

Hình 1.2: Khung Chính phủ số liên quan đến cung cấp Dịch vụ công trực tuyến theo của

Liên hiệp quốc.

1.2.4 Kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số tại một số nước trên thế giới

* Estonia

Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử của Estonia diễn ra từ rất sớm, ngay từnhững năm 90 của thế kỷ trước và quốc gia này đã triển khai nhiều hệ thống thôngtin, CSDL quan trọng phục vụ cho việc phát triển Chính phủ điện tử từ những năm

2000 Để thoát khỏi tình trạng trì trệ của nền kinh tế sau khi tách khỏi Liên Xô,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Estonia thời kỳ này đã xác định ứng dụng côngnghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử là động lực chính để phát triển kinh tế,

xã hội và đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này Để việc xây dựng Chính phủ điện tửđược hiệu quả, Chính phủ xác định rõ: phải có sự quyết liệt chỉ đạo từ cấp lãnh đạocao nhất, mà cụ thể là Thủ tướng Chính phủ và người đứng đầu các Bộ Thủ tướng

Trang 27

Estonia qua các thời kỳ vẫn là người chỉ đạo trực tiếp, quyết định các chính sách, kếhoạch ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử của quốc gia;tương tự như vậy Bộ trưởng các Bộ, cơ quan sẽ chỉ đạo trực tiếp hoạt động ứngdụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ, cơ quan mình Nhờ

có quyết tâm chính trị của người đứng đầu các cấp, hoạt động ứng dụng công nghệthông tin, xây dựng Chính phủ điện tử được đẩy mạnh, nhiều phần mềm ứng dụng

đã được xây dựng, đưa vào sử dụng, trong đó có thể kể đến nền tảng kết nối, chia sẻ

dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức với nhau (x-Road), Hệ thống thông tin phục vụhọp Chính phủ (e-cabinet), hệ thống tham vấn chính sách (e-Consultation), hệ thốngthông tin Tòa án điện tử (e-Court) Các hệ thống thông tin này được triển khai, ápdụng đối với các cơ quan nhà nước tại Estonia phục vụ xử lý công việc hàng ngàycủa cán bộ, công chức Nếu như Chính phủ có hệ thống e-Cabinet để theo dõi, quản

lý lịch họp, nghiên cứu, xử lý tài liệu, hồ sơ điện tử qua mạng, thì cán bộ, công chức

sẽ sử dụng các hệ thống tham vấn chính sách (e-Consultation); hệ thống quản lýđăng ký công dân, hệ thống trao đổi văn bản điện tử… Các hệ thống này không hoạtđộng độc lập mà còn được kết nối, tích hợp với nhau để trao đổi dữ liệu được mô tảtại Hình 1.3 Dự thảo văn bản, chính sách sau khi được lấy ý kiến của đối tượng cóliên quan thông qua e-Consultation sẽ được chuyển đến e-Cabinet để các Bộ trưởngnghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa e-Cabinet, e-Consultation đều được kết nối vớiCSDL công dân, CSDL của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông để phục vụxác thực người sử dụng

Trang 28

Hình 1.3: Mô hình hệ thống thông tin quốc gia của chính phủ e-Estonia Xây dựng nền

tảng kết nối, trao đổi cho các hệ thống thông tin với nhau (x-Road)

Trong bối cảnh các cơ quan, tổ chức tăng cường ứng dụng công nghệ thôngtin, xây dựng nhiều phần mềm trực tuyến thì nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu giữacác hệ thống với nhau nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu an toàn thông tin đã trở thànhmột đòi hỏi cấp bách Estonia đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai X-Road, một

hệ thống thông tin đóng vai trò như là xương sống của Chính phủ số Estonia Nócho phép liên kết giữa các hệ thống thông tin khác nhau của các cơ quan nhà nướchoặc của khối tư nhân để hoạt động hài hòa cùng nhau Mỗi hệ thống thông tin đều

có CSDL riêng nhưng tất cả đều kết nối thông qua x-Road Để đảm bảo an toànthông tin, tất cả dữ liệu gửi đi từ X-Road được mã hóa và ký chữ ký điện tử Ngàynay, X-Road cũng được sử dụng ở Phần Lan, Azerbaijan, Namibia và Quần đảoFaroe X-Road cũng là nền tảng trao đổi dữ liệu đầu tiên trên thế giới cho phép dữliệu được tự động trao đổi giữa các quốc gia Kể từ tháng 6 năm 2017, khả năng traođổi dữ liệu tự động đã được thiết lập giữa Estonia và Phần Lan

Hoàn thiện thể chế, xây dựng dữ liệu công dân và ưu tiên triển khai các ứng dụng thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp.

TRUNG TÂM CHỨNG THƯ TRUNG TÂM CỦA NỀN TẢNG KẾT

NỐI, CHIA SẺ DỮ LIỆU X ROAD GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG

Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức với nhau (x-Road)

HỆ THỐNG THÔNG TIN ESTONIAN

HT LƯU TRỮ VĂN BẢN

HT QUẢN LÝ VĂN BẢN QUẢN LÝ

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

CHĂM SÓC BẢO

VỆ SỨC KHỎE DÂN CƯ

Trang 29

Chính phủ Estonia đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như luật vềthông tin công cộng được ban hành năm 2001, luật về chữ ký số năm 2000, luật bảo

vệ dữ liệu cá nhân năm 2008 Đây là những bộ luật quan trọng, góp phần tạo lậpnền tảng pháp lý cho việc xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử tại Estonia

Với mục tiêu đầu tư một cách có chọn lựa, ưu tiên các ứng dụng quan trọng,nền tảng, dễ triển khai, Estonia đã tiến hành xây dựng dữ liệu công dân, cấp số địnhdanh công dân vì nếu không có dữ liệu dân cư thống nhất thì rất khó để triển khaicác dịch vụ trực tuyến khác Mỗi công dân Estonia được cấp 01 mã số định danhduy nhất và 01 thẻ căn cước điện tử kèm chữ ký số để thực hiện giao dịch với các

cơ quan nhà nước Sau đó, Chính phủ Estonia đã triển khai tiếp các dịch vụ thiếtyếu như dịch vụ thanh toán điện tử và nộp thuế, hoàn thuế điện tử Tính đến nay, đã

có 99% các giao dịch liên quan đến thanh toán điện tử được thực hiện trực tuyến,hơn 95% dân số nước này thực hiện việc kê khai hoàn thuế thu nhập hằng năm quamạng và việc này chỉ mất khoảng năm phút Ứng dụng Cổng Dịch vụ công quốc giacủa Estonia cung cấp hơn 1.500 dịch vụ trực tuyến với khoảng 14.000 lượt truy cậpmỗi ngày Với mô hình thiết kế tương đối đặc biệt, dựa trên nền tảng hệ thống kếtnối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức (x-Road), Cổng Dịch vụ công quốcgia Estonia cung cấp các dịch vụ trực tuyến được tích hợp từ hệ thống thông tin,CSDL chuyên ngành của các cơ quan nhà nước thông qua 01 giao diện duy nhất.Người dân, doanh nghiệp chỉ cần truy cập giao diện này, đăng nhập bằng mã sốcông dân và lựa chọn dịch vụ mình cần sử dụng Hệ thống sẽ tiếp nhận thông tin vàchuyển đến các hệ thống chuyên ngành để xử lý và trả kết quả trực tuyến

Qua khảo sát cho thấy, việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin manglại rất nhiều lợi ích cho các cơ quan nhà nước tại Estonia và là một công cụ hữuhiệu để phát triển kinh tế, xã hội, cụ thể:

- Việc triển khai liên kết các hệ thống thông tin qua nền tảng x-Road (tính đếnhết năm 2016, có 975 cơ quan đã kết nối vào x-Road) đã giúp các cơ quan nhà nướccung cấp 99% các dịch vụ trực tuyến, tiết kiệm cho người dân Estonia 800 giờ làmviệc mỗi năm

Trang 30

- Khu vực công nghệ thông tin (IT sector) với khoảng 3.700 doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực này (chiếm 4% lực lượng lao động của toàn xã hội) đãđóng góp 7% GDP hàng năm của Estonia.

Các công cụ hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp đã triển khai mang lạinhiều lợi ích về thời gian và tiền bạc như: kê khai thuế chỉ mất 3 phút; 99% Dịch vụcông quốc gia trực tuyến; doanh nghiệp khởi tạo mới trong vòng 18 phút; ngân hàngtrực tuyến chiếm 99,8 %; 30% người dân bầu cử trực tuyến qua mạng, giảm 2,5 lầnchi phí cho cuộc bầu cử; chữ ký số tiết kiệm 2% GDP/năm; bệnh viện giảm được1/3 số bệnh nhân phải chờ đợi (Chỉ có cưới xin, lY dị và chuyển giao tài sản là 3thao tác không được số hóa do chính phủ tin rằng những việc này cần phải có sựxuất hiện của toàn bộ những người liên quan)

* Thái Lan:

Chiến lược phát triển Chính phủ số của Thái Lan là một trong những trọngtâm của Chiến lược Thái Lan Số (Digital Thailand) để hướng tới nền Kinh tế số,trong đó nhấn mạnh việc ứng dụng các công nghệ số để hỗ trợ phát triển kinh tế vàmọi mặt của xã hội Hội đồng Kinh tế và Xã hội Thái Lan đã thiết lập một tầm nhìn

rõ ràng để chuyển đổi đất nước Thái Lan thành một nền kinh tế số bền vững

Chiến lược phát triển Chính phủ số của Thái Lan bao gồm việc xây dựng nănglực số cho 18 lĩnh vực, được mô tả trong hình vẽ dưới dây, chia thành 4 cụm chiếnlược

Trang 31

Nền tảng chia sẻ dữ liệu tập trung

Kiểm tra, xác thực dữ liệu:

Tài khoản cá nhân điện tử duy nhất

Thương mại (Xuất khẩu, nhập khẩu)

Cửa sổ thương mại duy nhất (B2B, B2G)

Doanh nghiệp SME:

Hỗ trợ doanh nghiệp SME một cách chủ động và tích hợp

Quản lý biên giới:

Hệ thống quản lý biên giới tích hợp

và tự động

Thiên tai:

Hệ thống phòng chống thiên tai được điều khiển bởi các giả lập dựa trên tình huống

Quản trị khủng hoảng:

Các thực hành quản trị khủng hoảng được tích hợp

Hình 1.4: Bốn chiến lược trong việc phát triển Chính phủ số của Thái Lan

Thái Lan đã và đang tiến hành công cuộc chuyển đổi số, lựa chọn những lĩnhvực trọng điểm để thực hiện, bên cạnh việc xây dựng những nền tảng hỗ trợ choviệc thực thi này Trong bối cảnh Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng,việc xây dựng Chính quyền số cho tỉnh Kiên Giang sẽ có thể tham khảo các cáchtiếp cận của Thái Lan để từng bước hoàn thiện thể chế, hành lang chính sách, nềntảng ICT, kỹ năng số và các hạng mục đầu tư cho Chính quyền số trên một quyhoạch chiến lược tổng thể để Chính quyền tích hợp dịch vụ cung cấp cho người dân,doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.[8]

Tóm lại, Chính phủ số dựa vào việc sử dụng và tái sử dụng các dữ liệu hoạtđộng, dữ liệu thống kê địa lý và phân tích nâng cao nhằm đơn giản hóa việc sử dụngcác dịch vụ cho người dùng Chính phủ số tạo ra thông tin từ dữ liệu để hỗ trợ vàcải thiện quá trình ra quyết định và để tạo ra các Dịch vụ công mới theo các môhình mới đồng thời tăng cường tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí vận hành trong dàihạn Sự chuyển đổi và tiến hóa từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số được minh

Trang 32

họa tại Hình 5, còn Định nghĩa Chính phủ điện tử và Chính phủ số của Việt Namcũng như các tổ chức quốc tế được nêu trong Hình 1.5 bên dưới.

text

CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Chính phủ điện tử

Công nghệ thông tin và truyền thông

Khởi đầu là Tin học hóa CQNN

Bảo đảm cung cấp dịch vụ hiệu quả

CHỦ THỂ

CÔNG CỤ CHÍNH

ĐỐI TƯỢNG

MỤC TIÊU

Hình 1.5: Mô hình tóm tắt sự chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số

1.2.5 Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về chuyển đổi số

Chuyển đổi số tại Việt Nam với quan điểm và cách tiếp cận do Bộ Thông tin

và Truyền thông đề xuất “là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi mộtcách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, tái địnhhình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau”

* Mục tiêu: Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừaphát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệpcông nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thểnhư sau

* Chuyển đổi số nền kinh tế (kinh tế số), bao gồm:

a) Phát triển các doanh nghiệp số;

b) Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp truyền thống (hướng tới sản phẩm tíchhợp số; chuyển đổi mô hình kinh doanh trên nền tảng số; thay đổi quy trình sản xuấtdựa trên dữ liệu số, tự động hóa, ảo hóa, );

c) Phát triển tài chính số;

d) Phát triển thương mại điện tử;

Trang 33

* Chuyển đổi số xã hội (xã hội số), trong đó tập trung vào các lĩnh vực như:

ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm khoảng cách xã hội(như giáo dục, y tế, văn hóa, an toàn an ninh xã hội,.);

Hạ tầng số

Công dân số IOT, Dịch vụ số

Quản trị số, Dịch vụ công số

Hình 1.6: Mô hình chuyển đổi số đang thực hiện tại Việt Nam với 03 trụ cột là

Chính phủ số - Kinh tế số - Xã hội số

* Chuyển đổi số trong cơ quan Chính phủ (Chính phủ số), hướng tới cung cấp

Dịch vụ công thuận tiện cho người dân, tăng cường sự tham gia người dân trong cáchoạt động cơ quan nhà nước (CQNN); tăng cường hiệu quả hoạt động và đổi mớitrong các CQNN; phát triển dữ liệu mở của CQNN để tạo điều kiện phát triểnKTXH

• Chuyển đổi số trong một số ngành trọng điểm để phát triển KTXH (như

nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông,.);

Để thực hiện chuyển đổi số theo các lĩnh vực trên, các nước cũng xác định cácyếu tố nền tảng cần bảo đảm, bao gồm:

• Phát triển hạ tầng số (phát triển mạng di động thế hệ mới, kết nối cáp quang

đến các gia đình, doanh nghiệp, cung cấp WiFi miễn phí tại khu vực công cộng,phát triển điện toán đám mây- cloud computing, hạ tầng IoT, BigData,.);

• Phát triển lực lượng lao động có kỹ năng số (digital skills);

Trang 34

• Đẩy mạnh công tác nghiên cứu công nghệ số mới;

• Xây dựng môi trường pháp lý để bảo đảm môi trường an toàn, tin cậy, thúcđẩy chuyển đổi số

• Để thực hiện các nội dung trên, các nước đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm

vụ, giải pháp mạnh mẽ để thực hiện chuyển đổi số, đến nay nhiều nước đã có nhữngthành tựu và đi đầu thế giới trong chuyển đổi số

1.3 Dịch vụ công và chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ công

1.3.1 Dịch vụ công

Dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thichức năng quản lý hành chính và đảm bảo cung ứng các hàng hóa, dịch vụ côngcộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò

và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa côngcộng, cho rằng đặc trưng chủ yếu của Dịch vụ công là hoạt động đáp ứng nhu cầuthiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhànước hoặc tư nhân đảm nhiệm

Khái niệm và phạm vi Dịch vụ công sẽ biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh và đặcthù của mỗi quốc gia Chẳng hạn, ở Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi làDịch vụ công, từ quốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế – xã hội(tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, vănhóa, bảo hiểm xã hội,…) Trong đó, Pháp và Italia đều quan niệm Dịch vụ công lànhững hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nướcđảm nhiệm hoặc do các tổ chức cá nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy địnhcủa nhà nước Ở Pháp, khái niệm Dịch vụ công được hiểu rộng, bao gồm các hoạtđộng phục vụ nhu cầu về tinh thần và sức khỏe của người dân (như giáo dục, vănhóa, y tế, thể thao… thường được gọi là hoạt động sự nghiệp), các hoạt động phục

vụ đời sống dân cư mang tính công nghiệp (điện, nước, giao thông công cộng, vệsinh môi trường… thường được coi là hoạt động công ích), hay các dịch vụ hànhchính công bao gồm các hoạt động của cơ quan hành chính về cấp phép, hộ khẩu,

Trang 35

hộ tịch… mà cả hoạt động thuế vụ, trật tự, an ninh, quốc phòng…; còn ở Italia Dịch

vụ công được giới hạn chủ yếu ở hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục) và hoạt độngkinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường) và các hoạt động cấp phép,

hộ khẩu, hộ tịch do cơ quan hành chính thực hiện

Ở Việt Nam, tập trung nhiều hơn vào chức năng phục vụ xã hội của nhà nước,

mà không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hành pháp, tư pháp,ngoại giao,… qua đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhà nước trong việc cung cấpcác dịch vụ cho cộng đồng Điều quan trọng là chúng ta phải sớm tách hoạt độngDịch vụ công (lâu nay gọi là hoạt động sự nghiệp) ra khỏi hoạt động hành chínhcông quyền như chủ trương của Chính phủ đã đề ra nhằm xóa bỏ cơ chế bao cấp,giảm tải cho bộ máy nhà nước, khai thác mọi nguồn lực tiềm tàng trong xã hội, vànâng cao chất lượng của Dịch vụ công phục vụ người dân Điều 22 của Luật Tổchức chính phủ (2001) quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủthực hiện chức năng quản lý nhà nước các Dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực,…”.Điều này không có nghĩa là nhà nước độc quyền cung cấp các Dịch vụ công mà tráilại nhà nước hoàn toàn có thể xã hội hóa một số dịch vụ, qua đó trao một phần việccung ứng một phần của một số dịch vụ, như ý tế, giáo dục, cấp thoát nước,… chokhu vực phi nhà nước thực hiện

Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các Dịch vụ công cho dù được tiếp cận

ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhucầu và lợi ích chung, thiết yếu của xã hội Ngay cả khi nhà nước chuyển giao mộtphần việc cung ứng Dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì nhà nước vẫn có vai tròđiều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phụccác bất cập của thị trường

Từ những tính chất trên đây, “Dịch vụ công” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩahẹp

Theo nghĩa rộng, Dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ canthiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng Theo đó, Dịch vụcông là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính

Trang 36

phủ, bao gồm từ các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đếnnhững hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng.

Theo nghĩa hẹp, Dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụtrực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việccung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng

Ở quy mô cấp sở ngành, Dịch vụ công của các cơ quan này cung cấp trênnhiều lĩnh vực ở quy mô cấp tỉnh gồm: Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thể thao, Truyềnthông, Công thương, Xây dựng, Lao động, Tư pháp, Ngoại giao… Các dịch vụ nàytạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp sống, lao động, hoạt động, kinh doanh,sản xuất … theo quy định của pháp luật

Hình 1.7: Cơ quan nhà nước các cấp cung cấp Dịch vụ công thông qua

các thủ tục hành chính

Như vậy, ngoài chức cung cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ xã hội, các cơquan nhà nước còn cung cấp một nhóm Dịch vụ công đến người dân, tổ chức thôngqua các thủ tục hành chính nhằm:

- Thực thi chức năng quản lý nhà nước, pháp luật

- Cung cấp các dịch vụ, hướng dẫn, phục vụ người dân sống và làm việctheo pháp luật, thực hiện quyền công dân, giải

quyết các mối quan hệ hành chính, lợi ích, quan hệ trong xã hội, quan hệ phápluật

Trang 37

- Đặc thù nhóm dịch vụ này chỉ có thể được cung cấp thông qua các cơquan nhà nước và đang có xu hướng xã hội hóa

1.3.2 Dịch vụ công trực tuyến các cơ quan nhà nước và mô hình Một cửa điện tử theo Kiến trúc Chính quyền điện tử hiện nay

Hệ thống một cửa điện tử và Cổng Dịch vụ công trực tuyến được xem là dịch

vụ cốt lõi cung cấp cho người dân và các tổ chức trong Kiến trúc Chính quyền điện

tử hiện hành tại các địa phương, các cấp

MÔ HÌNH

QUY TÌNH XỬ LÝ NGHIỆP VỤ GIẢI QUYẾT DỊCH VỤ CÔNG

LUÂN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ HỒ SƠ, VĂN BẢN

THÔNG BÁO TRẠNG THÁI XỬ LÝ

YÊU CẦU BỔ SUNG, CUNG CẤP THÊM HS

YÊU CẦU NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH

CHUYÊN VIÊN XỬ LÝ LÃNH ĐẠO PHÒNG LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ VĂN THƯ

Hình 1.8: Mô hình Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến giải quyết TTHC các cơ

quan nhà nước hiện nay

Từ mô hình tại Hình 1.8, 02 nguồn vào của hồ sơ thủ tục hành chính là hệthống Một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công, toàn bộ quy trình xử lý được đồngnhất giữa các cơ quan hành chính, các cấp hành chính trên cùng một nền tảng khaithác, nền tảng này được triển khai trên hạ tầng dùng chung tại Trung tâm dữ liệutỉnh Kiên Giang (DataCenter tỉnh) và dữ liệu cũng được lưu trữ, dự phòng trên hạtầng lưu trữ dùng chung của tỉnh

Một cách thể hiện khác biểu diễn mối quan hệ giữa các thành phần “một cửađiện tử”, “Dịch vụ công trực tuyến”, “phần mềm chuyên ngành” hay hỗ trợ xử lýnghiệp vụ” trong kiến trúc tổng thể được mô tả như sau:

Trang 38

TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ

TRẢ KẾT QUẢ TRỰC TUYẾN

YÊU CẦU BỔ SUNG, CUNG CẤP THÊM HS

THÔNG BÁO TRẠNG THÁI XỬ LÝ

THANH TOÁN TRỰC T UYẾN

DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 1 VÀ 2

DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 3

DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC 4

NHẬN HỒ SƠ TRỰC TUYẾN

Hình 1.9: Mô hình Một cửa điện tử cung cấp Dịch vụ công và Dịch vụ công trực tuyến các sở, ngành thông qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Đối với Dịch vụ công trực tuyến theo mô hình được định nghĩa là dịch vụhành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các

tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng được chia thành 4 mức độ:

1 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ cácthông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ

2 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 vàcho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơtheo yêu cầu Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điệnđến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ

3 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 vàcho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổchức cung cấp dịch vụ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch

vụ được thực hiện trên môi trường mạng Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhậnkết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ

4 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 vàcho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việctrả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điệnđến người sử dụng

Trang 39

GIAI ĐOẠN 1

GIAI ĐOẠN 2

GIAI ĐOẠN 3

GIAI ĐOẠN 4

GIAI ĐOẠN 5

Thông tin và mẫu đơn trực tuyến

Thông tin trực tuyến

Mẫu đơn trực tuyến

Dịch vụ công trực tuyến 01 phần

Dịch vụ công trực tuyến toàn phần

Dịch vụ công được

hỗ trợ công nghệ số

DVCTT Mức 1

DVCTT Mức 2

DVCTT Mức 3

DVCTT Mức 4

DVC SỐ

Hình 1.10: Phân cấp Dịch vụ công trực tuyến

1.3.3 Chuyển đổi số và mô hình cung cấp Dịch vụ công tại các cơ quan nhà nước trên môi trường số

Hình 1.11: Mô hình mô phỏng cho quá trình chuyển đổi số

trong cung cấp Dịch vụ công

Trang 40

Chuyển đổi số trong cung cấp Dịch vụ công gần như xuất hiện tại mọi khâu,công đoạn, quy trình thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính; điều này cho thấyrằng hiện trạng cung cấp Dịch vụ công hiện nay gần như thiếu rất nhiều sự hỗ trợ từcông nghệ, quá trình điện tử hóa đã không còn phù hợp theo mô hình hiện nay vàyêu cầu bắt buộc chuyển đổi số phải diễn ra, cụ thể:

(1) Giấy tờ cá nhân chuyển đổi dần sang dữ liệu điện tử, có thể được tích hợplên CCCD hoặc định danh điện tử người dân trên hệ thống Digital Gov

(2) Hồ sơ giấy, rời rạc, khó quản lý đã được chuyển sang dạng số gắn vớiđịnh danh công dân và lưu trên CSDL Quốc gia về dân cư

(3) Một cửa hay Một cửa điện tử rời rạc tại các địa phương, các cấp hànhchính chuyển dịch thành văn phòng ảo trên môi trường số thống nhất, đồng bộ vàtương tác tốt người dùng

(4) Môi trường làm việc giấy thủ công, khó kiểm soát hiệu quả, chất lượng vàtính minh bạch chuyển sang môi trường số, được giám sát bởi các nhà quản lý vàchính công dân/doanh nghiệp

(5) Dữ liệu kết quả cung ứng dịch vụ công được lưu trữ tập trung, có hệ thống

và tái sử dụng thông suốt trong mọi hoạt động tương tác về sau của công dân/doanhnghiệp

(6) Kết quả giải quyết TTHC thông qua Dịch vụ công được số hóa xác thựcbằng ký số có giá trị và tính chính xác cao, dễ lưu trữ, bảo quản

Ngày đăng: 16/03/2024, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w