1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh dựa trên ehr

98 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Chuyển Đổi Số Trong Tiếp Cận Định Hướng Y Tế Thông Minh Dựa Trên EHR
Tác giả Nguyễn Ngọc Hợp
Người hướng dẫn TS. Lương Văn Nghĩa
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Khoa Học Máy Tính
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 6,32 MB

Nội dung

Thực hiện chuyển đổi số y tế, Bộ Y tế đề ra mục tiêu 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa giúp người dân tiếp cận được dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên. 100% cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Việc này nhằm thúc đẩy việc số hóa thông tin chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân thông tin khám bệnh, chữa bệnh để hình thành kho dữ liệu quốc gia về y tế, phục vụ chuyển đổi số ngành Y tế. Theo đó, các nền tảng số y tế thuộc chương trình phát triển nền tảng số quốc gia bao gồm: Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; Nền tảng quản lý tiêm chủng; Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa; Nền tảng trạm y tế xã… và một số nền tảng khác. Bộ Y tế cho biết nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ là một y bạ điện tử cho mỗi người dân ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân cung cấp cho thầy thuốc biết tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị. Đây là thành phần cốt lõi nhất trong phát triển y tế thông minh, thúc đẩy chuyển đổi số ngành Y tế. Còn nền tảng quản lý tiêm chủng cung cấp công cụ, dịch vụ cho mọi cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc tổ chức tiêm ngừa cho người dân tại Việt Nam. Nền tảng cho phép người dân đăng ký tiêm chủng trực tuyến, cho phép cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm, lập danh sách tiêm, thực hiện tiêm và tổng hợp thông tin sau tiêm. Nền tảng quản lý tiêm chủng sẽ tích hợp dữ liệu với Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử.10 Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn hội chẩn từ xa giữa các cơ sở y tế tuyến trên và tuyến dưới, giữa các bác sĩ tuyến trên và tuyến dưới, đồng thời tư vấn sức khỏe từ xa cho người dân qua ứng dụng di động và các phương tiện công nghệ khác; Tích hợp công nghệ số vào dịch vụ theo dõi chăm sóc sức khỏe tại gia đình; theo dõi hàng ngày các chỉ số đo mà không cần thường xuyên đến phòng khám của bác sĩ, không phải đến bệnh viện, không phải xếp hàng, chờ đợi để được khám chữa bệnh; tư vấn sức khỏe 247. Theo đó, 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa giúp người dân tiếp cận được dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên. Nền tảng sẽ giúp kết nối và hỗ trợ chuyên môn giữa các cơ sở y tế tuyến trên với tuyến dưới, bác sĩ tuyến trên với bác sĩ tuyến dưới và hỗ trợ người dân tiếp cận được dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên Quyết định do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ký ban hành nêu rõ. Đối với nền tảng trạm y tế xãphường giúp các cơ sở y tế phường, xã, phòng khám khu vực tại các tỉnh quản lý toàn diện các hoạt động khám, chữa bệnh tại địa phương mình quản lý. Nền tảng đảm bảo tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế, bảo đảm kết nối, liên thông dữ liệu với nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế cơ sở của Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng cho biết kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các Nền tảng số y tế gồm 3 giai đoạn: Theo đó, giai đoạn 1, trong năm 2022, tập trung thu thập, lưu trữ, quản lý dữ liệu khám chữa bệnh theo Quyết định số 4210QĐBYT ngày 20092017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc quyết định tương đương thay thế, bước đầu hình thành kho dữ liệu tập trung về khám chữa bệnh, tạo cơ sở dữ liệu lõi cho các nền tảng số y tế. Đồng thời ban hành quy định về mô hình nghiệp vụ và cấu trúc thông tin nghiệp vụ để thúc đẩy việc hoàn thiện và xây dựng mới các nền tảng số y tế thuộc danh mục các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Về giai đoạn 2, từ năm 20232025, thúc đẩy triển khai: hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy; hệ thống lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh y khoa tiến tới không sử dụng phim nhựa; đăng ký và tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai thực hiện khám chữa bệnh không giấy, trong đó hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng không sử dụng bệnh án giấy. Tất cả dữ liệu sức khỏe người dân được hình thành trong các đợt khám, chữa bệnh sẽ được kết nối và chia sẻ với các kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Đối với giai đoạn 3, từ năm 20252030, hoàn thiện số hóa dữ liệu sức khỏe người dân, hình thành kho dữ liệu quốc gia về y tế về: hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, hình ảnh số y khoa, ... Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải hoàn thành: triển khai hồ sơ bệnh án điện tử đáp ứng không sử dụng bệnh án giấy, chẩn đoán hình ảnh chỉ sử dụng phim số, người dân có thể thực hiện đăng ký khám và đăng ký tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các cơ sở khám chữa bệnh khu vực đô thị đạt tối thiểu 50% trên tổng giá trị thanh toán viện phí. 2. Mục tiêu của đề tài: Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) cho toàn dân, hướng tới đảm bảo mỗi người dân tỉnh Quảng Ngãi có 01 hồ sơ sức khỏe điện tử, hình thành cơ sở dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử tỉnh Quảng Ngãi, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân tại Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia. Hồ sơ sức khỏe điện tử có thể đặt ra những mục tiêu cụ thể nhằm nghiên cứu, phân tích, và cung cấp giải pháp cho các thách thức hoặc cơ hội trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số mục tiêu:

Trang 1

- -NGUYỄN NGỌC HỢP

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG TIẾP CẬN ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ THÔNG MINH

DỰA TRÊN EHR

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

ĐÀ NẴNG, 2024

Trang 2

- -NGUYỄN NGỌC HỢP

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG TIẾP CẬN ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ THÔNG MINH

DỰA TRÊN EHR

Chuyên ngành: Khoa học máy tính

Mã số: 848 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Người hướng dẫn khoa học: TS LƯƠNG VĂN NGHĨA

ĐÀ NẴNG, 2024

Trang 3

Tên tôi là: NGUYỄN NGỌC HỢP

Sinh ngày: 19/05/1985

Học viên lớp cao học: K24.MCS.2, Ngành Khoa học máy tính

Tôi xin cam đoan: Đề tài “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONGTIẾP CẬN ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ THÔNG MINH DỰA TRÊN EHR” là do tôi nghiêncứu, tìm hiểu và phát triển dưới sự hướng dẫn của TS Lương Văn Nghĩa, không phảisao chép từ các tài liệu, công trình nghiên cứu của người khác mà không ghi rõ trong tàiliệu tham khảo

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Học viên thực hiện

NGUYỄN NGỌC HỢP

Trang 4

thể Quý Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Duy Tân đã tận tình giảng dạy, truyềnđạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt quá trìnhhọc tập, nghiên cứu.

Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến TS Lương Văn Nghĩa đã tận tâm giảng dạy,hướng dẫn và đưa ra những góp ý, điều chỉnh vô cùng xác thực cho luận văn, đồngthời Quý thầy cũng cho Tôi những lời động viên sâu sắc giúp Tôi có những địnhhướng đúng đắn để hoàn thành nội dung khoa học của luận văn

Cuối cùng Tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình, các bạn cùng khóa, đồng nghiệpcùng cơ quan đã nhiệt tình hỗ trợ những thông tin, chia sẻ những kiến thức hay giúpTôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn

Trân trọng!

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC HÌNH VẼ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu của đề tài: 3

3 Nhiệm vụ của đề tài: 5

4 Đối tượng nghiên cứu đề tài: 6

5 Phương pháp nghiên cứu: 7

6 Bố cục của đề tài: 8

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ .9 1.1 Tổng quan về chuyển đổi số 9

1.1.1 Khái quát về chuyển đổi số 9

1.1.2 Nền tảng công nghệ trong chuyển đổi số 10

1.1.3 Tại sao phải chuyển đổi số 12

1.1.4 Khung kiến trúc chuyển đổi số Quốc gia 13

1.1.5 Chiến lược chuyển đổi số Quốc gia 14

1.2 Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế 16

1.2.1 Tác động của chuyển đối số trong y tế 16

1.2.2 Sự cần thiết chuyển đổi số Y tế: 17

1.2.3 Khung kiến trúc chuyển đổi số của Bộ Y tế 21

1.2.4 Định hướng, mục tiêu chuyển đổi số Y tế 22

1.2.5 Cở pháp lý chuyển đổi số y tế 23

1.3 Hồ sơ sức khoẻ điện tử với định hướng y tế thông minh 25

1.4 Một số tiếp cận Hồ sơ sức khoẻ điện tử (EHR) tiến tiến: 28

1.4.1 Giải pháp công nghệ: 28

Trang 6

1.4.4 Chức năng của hệ thống Cơ sở dữ liệu tập trung 34

1.5 Kết chương 1 35

Chương 2: GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG TIẾP CẬN EHR 36

2.1 Chuyển đổi số trong Y tế thông minh: 36

2.1.1 Hồ sơ Y tế Điện tử (EHR): 36

2.1.2 Internet of Things (IoT) trong Y tế: 36

2.1.3 Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy: 36

2.1.4 Ứng dụng di động và Telehealth: 36

2.1.5 Bảo mật và Quản lý Dữ liệu: 37

2.2 Giải pháp chuyển đổi số trên HER 37

2.3 Một số giải pháp cho HER: 39

2.3.1 Xây dựng và thu thập dữ liệu dân cư 39

2.3.2 Quy trình tạo lập HSSK điện tử cá nhân 46

2.3.3 Liên thông dữ liệu EHR với Data center 47

2.3.4 Tra cứu kết quả gửi dữ liệu HSSK lên cổng dữ liệu Bộ y tế 48

2.3.5 Tra cứu thông tin mã Hộ gia đình đã được ghép nhân khẩu 48

2.3.6 Tra cứu hồ sơ sức khỏe của từng nhân khẩu trong hộ gia đình 49

2.4 Kết chương 50

Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG TIẾP CẬN ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ THÔNG MINH 51

3.1 Định hướng một số giải pháp ứng dụng cho tiếp cận y tế thông minh 51

3.1.1 Xác định đối tượng sẽ thụ hưởng y tế thông minh 51

3.1.2 Xác định 3 nguyên tắc cần đảm bảo khi xây dựng y tế thông minh 52

3.1.3 Xác định 2 điều kiện không thể thiếu khi xây dựng y tế thông minh 53

3.1.4 Xác định 10 nhóm ứng dụng theo thứ tự ưu tiên cần được nghiên cứu và vận dụng triển khai khi xây dựng y tế thông minh 53

3.2 Xây dựng giải pháp hệ thống Web 57

Trang 7

3.2.3 Khối chức năng hành chính 61

3.2.4 Khối chức năng tiền sử 62

3.2.5 Khối chức năng tiêm chủng 66

3.2.6 Khối chức năng khám lâm sàng và cận lâm sàng 68

3.3 Chương trình thử nghiệm cho các giải pháp 68

3.3.1 Dữ liệu đầu vào 68

3.3.2 Thử nghiệm chức năng thông tin của HIS 69

3.3.3 Chức năng xuất file XML và đẩy API 75

3.3.4 Kết quả của cổng hồ sơ sức khỏe 77

3.3.5 Kết quả thử nghiệm: 78

3.4 Đánh giá các giải pháp 78

3.4.1 Tính bảo mật và an toàn thông tin của giải pháp: 78

3.4.2 Một số kết quả đạt được sau triển khai: 80

3.5 Kết chương 3 82

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 84

1 Kết luận 84

2 Hạn chế 85

3 Hướng phát triển 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Ký hiệu chữ

viết tắt Chữ viết đầy đủ

ATDL An toàn dữ liệu

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

EHR Hồ sơ sức khỏe điện tử

HIS Health Information System

HL7 Health Level 7

HMIS Health Management Information SystemHSSK Hồ sơ sức khỏe

HSSKCN Hồ sơ sức khỏe cá nhân

ICD International Classification of DiseasesKCB Khám chữa bệnh

Trang 9

Hình 1 1 Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam 2.0 13

Hình 1 2 Khung kiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0 21

Hình 1 3 Mô hình hệ thống hồ sơ sức khỏe 29

Hình 1 4 Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe 29

Hình 1 5 Hình các thành phần cấu thành kriến trúc tổng thể HSSK 31

Hình 1 6 Mô hình đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin 31

Hình 1 7 Hình các chức năng của hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử 32

Hình 2 1 Chuẩn hóa danh mục hành chính 41

Hình 2 2 Chuẩn hóa danh mục dân tộc 41

Hình 2 3 Chuẩn hóa danh mục mã bệnh/ICD 10 41

Hình 2 4 Chức năng đăng kí khám bệnh 42

Hình 2 5 Chức năng tiếp nhận khám bệnh 43

Hình 2 6 Form chỉ định dịch vụ/ cận lâm sàng 44

Hình 2 7 Form tình trạng lúc sinh 45

Hình 2 8 Form thông tin PTTT 45

Hình 2 9 Thông tin tiêm chủng 46

Hình 2 10 Form ghép nhân khẩu 47

Hình 2 11 Form gửi dữ liệu HSSK 47

Hình 2 12 Chức năng tra cứu hộ khẩu 48

Hình 2 13 Chức năng tra cứu thông tin sức khỏe nhân khẩu 49

Hình 2 14 Thông tin HSSK cá nhân 49

Hình 2 15 Thông tin HSSK cá nhân 49

Hình 3 1 Màn hình đăng nhập hệ thống HSSK cá nhân 58

Hình 3 2 Màn hình đăng ký tài khoản 58

Hình 3 3 Giao diện chức năng 59

Hình 3 4 Màn hình kiểm tra thông tin sử dụng hệ thống 60

Hình 3 5 Giao diện đổi mật khẩu 60

Trang 10

Hình 3 8 Danh sách thành viên trong hộ gia đình 62

Hình 3 9 Truy cập chức năng 63

Hình 3 10 Giao diện chức năng 63

Hình 3 11 Giao diện chức năng 64

Hình 3 12 Giao diện chức năng 64

Hình 3 13 Danh sách lượt cập nhật Tiền sử phẫu thuật 65

Hình 3 14 Giao diện chức năng 65

Hình 3 15 Giao diện chức năng 66

Hình 3 16 Thông tin cập nhật Vấn đề khác 66

Hình 3 17 Menu truy cập chức năng 67

Hình 3 18 Danh sách các vắc xin đã chủng ngừa 67

Hình 3 19 Danh sách các vắc xin đã chủng ngừa 68

Hình 3 20 Danh sách cận lâm sàng, mã bệnh 68

Hình 3 21 Chức năng đăng ký thông tin bệnh nhân 69

Hình 3 22 Phiếu thông tin bệnh nhân 69

Hình 3 23 Chức năng nhạp thông tin phiếu khám bệnh nhân 70

Hình 3 24 Phiếu thông tin khám bệnh 71

Hình 3 25 Chức năng nhập cận lâm sàng cho bệnh nhân 72

Hình 3 26 Phiếu cận lâm sàng của bệnh nhân 72

Hình 3 27 Chức năng nhập thông tin thuốc của bệnh nhân 73

Hình 3 28 Phiếu đơn thuốc cho bệnh nhân 73

Hình 3 29 Chức năng trả kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân 74

Hình 3 30 Phiếu trả kết quả cận lâm sàng cho bệnh nhân 74

Hình 3 31Bảng kê chi phí cho bệnh nhân 75

Hình 3 32Chức năng xuất file XML 4210 75

Hình 3 33 Dữ liệu file XML theo chuẩn 4210 76

Hình 3 34 Dữ liệu file XML theo chuẩn 130 76

Trang 11

Hình 3 37 Thông tin khám bệnh của bệnh nhân ở hệ thống hồ sơ sức khỏe 77 Hình 3 38 Kết quả của khám bệnh của bệnh ở hệ thống hồ sơ sức khỏe 77

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài:

Thực hiện chuyển đổi số y tế, Bộ Y tế đề ra mục tiêu 100% các cơ sở y tế có

bộ phận khám chữa bệnh từ xa giúp người dân tiếp cận được dịch vụ khám chữabệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên

100% cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và

sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đếnnăm 2025, định hướng đến năm 2030

Việc này nhằm thúc đẩy việc số hóa thông tin chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhândân thông tin khám bệnh, chữa bệnh để hình thành kho dữ liệu quốc gia về y tế,phục vụ chuyển đổi số ngành Y tế

Theo đó, các nền tảng số y tế thuộc chương trình phát triển nền tảng số quốcgia bao gồm: Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; Nền tảng quản lý tiêm chủng; Nềntảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa; Nền tảng trạm y tế xã… và một số nềntảng khác

Bộ Y tế cho biết nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ là một y bạ điện tử cho mỗingười dân ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi Khi

đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân cung cấp cho thầy thuốcbiết tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cáchnhanh chóng, chính xác, đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị Đây làthành phần cốt lõi nhất trong phát triển y tế thông minh, thúc đẩy chuyển đổi sốngành Y tế

Còn nền tảng quản lý tiêm chủng cung cấp công cụ, dịch vụ cho mọi cơ sở tiêmchủng trên toàn quốc tổ chức tiêm ngừa cho người dân tại Việt Nam Nền tảng chophép người dân đăng ký tiêm chủng trực tuyến, cho phép cơ sở tiêm chủng lập kếhoạch tiêm, lập danh sách tiêm, thực hiện tiêm và tổng hợp thông tin sau tiêm Nềntảng quản lý tiêm chủng sẽ tích hợp dữ liệu với Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử.[10]Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư

Trang 13

vấn hội chẩn từ xa giữa các cơ sở y tế tuyến trên và tuyến dưới, giữa các bác sĩtuyến trên và tuyến dưới, đồng thời tư vấn sức khỏe từ xa cho người dân qua ứngdụng di động và các phương tiện công nghệ khác; Tích hợp công nghệ số vào dịch

vụ theo dõi chăm sóc sức khỏe tại gia đình; theo dõi hàng ngày các chỉ số đo màkhông cần thường xuyên đến phòng khám của bác sĩ, không phải đến bệnh viện,không phải xếp hàng, chờ đợi để được khám chữa bệnh; tư vấn sức khỏe 24/7.Theo đó, 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa giúp ngườidân tiếp cận được dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ

sở y tế tuyến trên

"Nền tảng sẽ giúp kết nối và hỗ trợ chuyên môn giữa các cơ sở y tế tuyến trênvới tuyến dưới, bác sĩ tuyến trên với bác sĩ tuyến dưới và hỗ trợ người dân tiếp cậnđược dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyếntrên"- Quyết định do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ký ban hành nêu rõ.Đối với nền tảng trạm y tế xã/phường giúp các cơ sở y tế phường, xã, phòngkhám khu vực tại các tỉnh quản lý toàn diện các hoạt động khám, chữa bệnh tại địaphương mình quản lý Nền tảng đảm bảo tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế, bảođảm kết nối, liên thông dữ liệu với nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu củacác cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thôngqua nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế cơ sở của Bộ Y tế

Bộ Y tế cũng cho biết kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các Nền tảng số

y tế gồm 3 giai đoạn:

Theo đó, giai đoạn 1, trong năm 2022, tập trung thu thập, lưu trữ, quản lý dữliệu khám chữa bệnh theo Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20/09/2017 của Bộtrưởng Bộ Y tế quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý,giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc quyếtđịnh tương đương thay thế, bước đầu hình thành kho dữ liệu tập trung về khámchữa bệnh, tạo cơ sở dữ liệu lõi cho các nền tảng số y tế

Đồng thời ban hành quy định về mô hình nghiệp vụ và cấu trúc thông tinnghiệp vụ để thúc đẩy việc hoàn thiện và xây dựng mới các nền tảng số y tế thuộc

Trang 14

danh mục các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số,

xã hội số

Về giai đoạn 2, từ năm 2023-2025, thúc đẩy triển khai: hồ sơ bệnh án điện tửtiến tới không sử dụng bệnh án giấy; hệ thống lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh y khoatiến tới không sử dụng phim nhựa; đăng ký và tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; thanhtoán viện phí không dùng tiền mặt

100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệthống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai thực hiện khám chữa bệnh khônggiấy, trong đó hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng không sử dụng bệnh án giấy Tất cả

dữ liệu sức khỏe người dân được hình thành trong các đợt khám, chữa bệnh sẽ đượckết nối và chia sẻ với các kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe theo quy định của pháp luật.Đối với giai đoạn 3, từ năm 2025-2030, hoàn thiện số hóa dữ liệu sức khỏengười dân, hình thành kho dữ liệu quốc gia về y tế về: hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh

án điện tử, hình ảnh số y khoa,

Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải hoàn thành: triểnkhai hồ sơ bệnh án điện tử đáp ứng không sử dụng bệnh án giấy, chẩn đoán hình ảnhchỉ sử dụng phim số, người dân có thể thực hiện đăng ký khám và đăng ký tư vấn,khám chữa bệnh từ xa; triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các

cơ sở khám chữa bệnh khu vực đô thị đạt tối thiểu 50% trên tổng giá trị thanh toánviện phí

2 Mục tiêu của đề tài:

Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) cho toàn dân, hướng tới đảm bảo mỗingười dân tỉnh Quảng Ngãi có 01 hồ sơ sức khỏe điện tử, hình thành cơ sở dữ liệu

Hồ sơ sức khỏe điện tử tỉnh Quảng Ngãi, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về sứckhỏe người dân tại Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia

Hồ sơ sức khỏe điện tử có thể đặt ra những mục tiêu cụ thể nhằm nghiên cứu,phân tích, và cung cấp giải pháp cho các thách thức hoặc cơ hội trong lĩnh vực này.Dưới đây là một số mục tiêu:

- Tạo Nền Tảng Cho Y tế 4.0: EHR đóng vai trò quan trọng trong Y tế 4.0,

Trang 15

một xu hướng hệ thống y tế hiện đại tích hợp công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo,Internet of Things (IoT), và phân tích dữ liệu để cung cấp chăm sóc y tế cá nhân hóa

và hiệu quả hơn

- Hỗ trợ Dịch vụ Y tế từ Xa: Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, EHR

có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ dịch vụ y tế từ xa Bệnh nhân có thể truy cập

hồ sơ sức khỏe của mình, tham gia cuộc hẹn trực tuyến, và nhận tư vấn y tế từ xa

- Kết nối với Cảm Biến và Thiết bị Y tế Thông minh: EHR ngày càng tích hợpvới các cảm biến và thiết bị y tế thông minh, cho phép theo dõi dữ liệu sức khỏethời gian thực từ người bệnh Điều này giúp cung cấp thông tin chi tiết hơn về sứckhỏe và hỗ trợ chẩn đoán và quản lý bệnh

- Chăm sóc Y tế Toàn diện: Mục tiêu của EHR không chỉ là lưu trữ thông tin y

tế mà còn là tạo ra một hệ thống chăm sóc y tế toàn diện Điều này bao gồm việctích hợp thông tin về tình trạng tâm thần, dinh dưỡng, và các khía cạnh khác của sứckhỏe để cung cấp một hình ảnh đầy đủ về sức khỏe tổng thể của bệnh nhân

- Quản lý Dữ liệu Lớn và Phân Tích Dữ liệu Y tế: EHR không chỉ là một khothông tin lớn mà còn là một nguồn dữ liệu quý báu cho nghiên cứu y tế và phân tích

dữ liệu lớn Việc này có thể giúp xác định xu hướng bệnh lý, dự đoán dịch bệnh, vàphát triển phương pháp điều trị mới

- Hỗ trợ cho Nghiên cứu Dược phẩm và Phát triển Loại hình Điều trị: EHR cóthể đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu lâm sàng để hỗ trợ quá trìnhnghiên cứu dược phẩm và phát triển loại hình điều trị mới

- Chú ý Đến Khía cạnh Đạo đức và Quyền Riêng tư: Phát triển EHR đi kèmvới thách thức về đạo đức và quyền riêng tư Mục tiêu là đảm bảo rằng việc sử dụng

dữ liệu y tế được thực hiện theo các quy định đạo đức và bảo vệ quyền riêng tư cánhân

- Phát triển Hệ sinh thái Y tế Số: EHR không chỉ giới hạn trong việc lưu trữthông tin của bệnh nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái y tế số, trong

đó bao gồm các ứng dụng y tế, trí tuệ nhân tạo, và các dịch vụ khác nhau để cungcấp chăm sóc toàn diện và tốt nhất cho bệnh nhân

Trang 16

3 Nhiệm vụ của đề tài:

- Nghiên cứu tích hợp dữ liệu đa nguồn:

o Khám phá cách tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả dữliệu từ thiết bị y tế thông minh, ứng dụng di động, và hệ thống y tế khác

o Phát triển mô hình quản lý dữ liệu hiệu quả để đảm bảo tính nhất quán vàđầy đủ

- Tích hợp blockchain trong hồ sơ sức khỏe điện tử:

o Nghiên cứu về cách sử dụng công nghệ blockchain để cải thiện tính bảomật và minh bạch trong hồ sơ sức khỏe điện tử

o Phân tích ưu điểm và thách thức của việc tích hợp blockchain trong lĩnhvực chăm sóc sức khỏe

- Xem xét tác động của hồ sơ sức khỏe điện tử đối với chăm sóc dựa trên giá trị:

o Nghiên cứu về cách hồ sơ sức khỏe điện tử có thể ảnh hưởng đến mô hìnhchăm sóc dựa trên giá trị trong các tổ chức y tế

o Đánh giá tác động của hồ sơ sức khỏe điện tử đối với hiệu quả và chi phícủa chăm sóc sức khỏe

- Phân tích ứng dụng thực tế của trí tuệ nhân tạo:

o Thử nghiệm và đánh giá cụ thể việc triển khai các ứng dụng thực tế của trítuệ nhân tạo trong hồ sơ sức khỏe điện tử

o Đề xuất cách tích hợp các công nghệ trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa chămsóc bệnh nhân

- Đánh giá tác động xã hội và đạo đức:

o Nghiên cứu về tác động xã hội của hồ sơ sức khỏe điện tử, bao gồm cả khíacạnh đạo đức và quyền riêng tư

o Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu các vấn đề liên quan đến đạo đức vàtạo ra môi trường sử dụng tích cực

- Xây dựng giao thức chia sẻ dữ liệu mở:

o Nghiên cứu và phát triển giao thức chia sẻ dữ liệu mở để tăng cường sự

Trang 17

tương tác giữa các hệ thống y tế và giảm rào cản dữ liệu.

o Đề xuất các tiêu chuẩn và quy tắc để đảm bảo tính tương thích và an toàn

- Tạo ra chiến lược triển khai và đào tạo:

o Xây dựng chiến lược triển khai để đảm bảo rằng hồ sơ sức khỏe điện tửđược tích hợp một cách hiệu quả và minh bạch

o Phát triển kế hoạch đào tạo cho nhân viên y tế và người dùng cuối cùng đểtối ưu hóa sự sử dụng

- Phát triển ứng dụng di động và giao diện người dùng:

o Nghiên cứu và phát triển ứng dụng di động và giao diện người dùng thânthiện để tăng cường trải nghiệm người dùng

o Đánh giá tác động của các ứng dụng di động trong việc quản lý thông tinsức khỏe cá nhân

- Năm 2025: 95% người dân trên toàn quốc phải có HSSK điện tử, được cậpnhật thường xuyên và được kết nối với tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên

cả nước[1]

4 Đối tượng nghiên cứu đề tài:

 Bộ y tế, Sở y tế:

 Quản lý thông tin dễ dàng

 Phân tích, thống kê đầy đủ thông tin

 Hỗ trợ thực hiện các quyết định chính xác

 Kiểm soát tình hình dịch bệnh, tiêm chủng, …

 Chuyên gia, bác sỹ:

 Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân

 Có thời gian tìm hiểu tra cứu và nghiên cứu hồ sơ

 Chăm sóc được nhiều bệnh nhân, chất lượng chăm sóc tốt hơn

 Cơ quan, Tổ chức liên quan:

 Hỗ trợ thông tin thống kê

 Nâng cao tính chính xác của thông tin

 Hỗ trợ đưa ra các chính sách

Trang 18

 Cơ sở Y Tế:

 Nắm bắt tình hình sức khỏe người dân tại địa phương

 Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB

 Người dân:

 Quản lý thông tin cá nhân thuận lợi và đầy đủ

 Được lựa chọn dịch vụ chăm sóc tốt hơn

 Giảm thiểu thời gian và chi phí khám chữa bệnh

 Có hồ sơ sức khỏe điện tử được lưu trữ trọn đời

5 Phương pháp nghiên cứu:

+ Thu thập dữ liệu dân cư: quản lý dữ liệu hộ khẩu, nhân khẩu Chuẩn hóa dữliệu dân cư nhằm tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân

+ Thu thập thông tin sức khỏe ban đầu người dân, xây dựng và hoàn thiện hệthống HSSK điện tử, đảm bảo quản lý đầy đủ các thông tin theo quy định tại quyếtđịnh số 831/QĐ-BYT ngày 11/03/2017 của Bộ Y tế về ban hành mẫu hồ sơ quản lýsức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp các giao diệntương tác với Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyên gia y tế vàngười dân

+ Thiết lập và cấp mã định danh cho mỗi hồ sơ sức khỏe

+ Thực hiện khám sức khỏe cho người dân và cập nhật hồ sơ sức khỏe điện tử,

bổ sung thông tin y tế có sẵn đang lưu trữ tại các cơ sở y tế Sau khi hoàn tất quytrình khám sức khỏe hồ sơ người dân sẽ được đồng bộ và liên thông lên cổngHSSK, cổng Bộ y tế và cấp tài khoản truy cập hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗingười dân

+ Từ đó người dân sẽ có được bộ hồ sơ sức khỏe ban đầu, có thể truy cập từ

Trang 19

+ Cơ quan quản lý Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt nam có thể theo dõi thôngtin bộ hồ sơ sức khỏe cá nhân cũng như lịch sử khám chữa bệnh mỗi người dân.

6 Bố cục của đề tài:

+ Ngoài phần mở dầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănchia làm 03 chương như sau:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

1.1. Tổng quan về chuyển đổi số

1.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế

1.3. Hồ sơ sức khoẻ điện tử với định hướng y tế thông minh

1.4. Một số tiếp cận Hồ sơ sức khoẻ điện tử (EHR) tiến tiến:

1.5 Kết chương 1

Chương 2: GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG TIẾP CẬN EHR

2.1 Chuyển đổi số trong Y tế thông minh:

2.2. Giải pháp chuyển đổi số trên HER

2.3. Một số giải pháp cho HER:

2.4 Kết chương 2

CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI

SỐ TRONG TIẾP CẬN ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ THÔNG MINH

3.1 Định hướng một số giải pháp ứng dụng cho tiếp cận y tế thông minh

3.2 Xây dựng giải pháp hệ thống Web

3.3. Chương trình thử nghiệm cho các giải pháp

3.4 Đánh giá các giải pháp

3.5 Kết chương 3

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Trang 20

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

1.1 Tổng quan về chuyển đổi số

1.1.1 Khái quát về chuyển đổi số

Thuật ngữ chuyển đổi số (CĐS) dùng để chỉ các hoạt động của chúng ta từ thếgiới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng Trong bối cảnh của cuộc cáchmạng công nghệ 4.0 như hiện nay, nội dung CĐS diễn ra trong nhiều lĩnh vực đờisống, kinh tế, xã hội, là quá trình chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình sốbằng cách ứng dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật(IoT), điện toán đám mây (Cloud computing),…

CĐS có thể được hiểu là “sự thay đổi về cách thức hoạt động của một tổ chức nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng cách khai thác ứng dụng công nghệ và dữ liệu” Vì vậy, CĐS là chuyển đổi cách làm là chính, là mang lại giá trị

cho người dùng cuối, lấy người dùng làm trung tâm Có thể tóm tắt lõi của vấn đề

này như là: “CĐS là chuyển từ xử lý dữ liệu của các tổ chức sang xử lý dữ liệu cho người dùng; chuyển từ tự động hóa sang thông minh hóa; chuyển từ sản phẩm sang dịch vụ; chuyển từ đầu tư sang thuê; chuyển từ đơn lẻ, thành phần sang nền tảng dùng chung (Điện toán đám mây); chuyển quyền quyết định từ chuyên gia, giám đốc CNTT sang người đứng đầu tổ chức, Chuyển từ chú trọng vào làm như thế nào sang làm cái gì,…” [3].

Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến

bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số

Sự khác nhau căn bản giữa chuyển đổi số và tin học hóa là gì?

Tin học hóa, hay ứng dụng công nghệ thông tin, là số hóa quy trình đã có, theo

mô hình hoạt động đã có, để cung cấp dịch vụ đã có Chuyển đổi số là số hóa toàn

bộ cả một tổ chức Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, mô hình tổ chức mới,phương thức cung cấp dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ mới

Trong thế giới thực, con người giao tiếp với nhau bằng tín hiệu tương tự, biểudiễn dưới dạng giọng nói Với môi trường số, việc tính toán giao tiếp với nhau bằngtín hiệu số, biểu diễn dưới dạng tín hiệu nhị phân là 0 và 1 và công nghệ số, hiểu

Trang 21

theo nghĩa rộng, là công nghệ xử lý tín hiệu số, hay CNTT Trong bối cảnh cuộccách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số, hiểu theo nghĩa hẹp là bước phát triểncao hơn của công nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiềuhơn, truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí rẻ hơn Chính sự phát triển đột phánày của công nghệ đã cho phép chuyển đổi số một cách tổng thể và toàn diện màtrước kia không thể làm được.

Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm

2015, phổ biến từ năm 2017 Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đếnnhiều vào khoảng năm 2018 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyểnđổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020

1.1.2 Nền tảng công nghệ trong chuyển đổi số

Hiện nay, có 04 công nghệ số nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số: Trí tuệ nhân tạo(AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data) và Điện toán đám mây (CloudComputing) Một số nền tảng công nghệ khác như chuỗi khối (blockchain), côngnghệ in 3D,…cũng thuộc nền tảng công nghệ số quan trọng của chuyển đồi số [2].Một cuộc cách mạng công nghiệp mới thì có 2 nội dung chủ yếu là công nghệ

gì và chuyển đổi gì Với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì công nghệ là côngnghệ số và chuyển đổi chủ yếu là chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình hoạt động, vậnhành của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số Ba cuộc cách mạng

đã qua là cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa, là máy móc thay lao động chân tay.Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là thông minh hóa, là máy móc thay laođộng trí óc

Công nghệ số càng dùng nhiều, càng nhiều người dùng thì càng rẻ, giá trênđầu người tiệm cận về 0 Công nghệ số thì xử lý dữ liệu nhiều, càng nhiều dữ liệuthì càng thông minh, người dùng quyết định sự thông minh của hệ thống chứ khôngphải công nghệ gốc

Chúng ta đã trải qua 04 cuộc cách mạng công nghiệp, Cách mạng công nghiệplần thứ nhất là giai đoạn từ cuối thế kỷ 18 với sự phát minh ra động cơ hơi nước vàtạo ra sản xuất cơ khí Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là giai đoạn từ đầu thế kỷ

20 với sự xuất hiện lực và tạo ra sản xuất hàng loạt Cách mạng công nghiệp lần thứ

Trang 22

ba là giai đoạn từ những năm 1970 với sự xuất hiện của điện tử, máy tính, Internet

và tạo ra sản xuất tự động Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là bắt đầu từthập kỷ này với các đột phá và cộng hưởng của các công nghệ số và tạo ra sản xuấtthông minh Ba cuộc cách mạng đã qua là cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa, làmáy móc thay lao động chân tay Cuộc cách mạng lần thứ tư là thông minh hóa, làmáy móc thay lao động trí óc [4]

Trí tuệ nhân tạo (AI): con người nỗ lực làm cho máy móc có những năng lựctrí tuệ của con người và gọi đó là trí tuệ nhân tạo Xét theo nghĩa này, thì trí tuệnhân tạo còn phải tiếp tục phát triển lâu dài nữa để tới gần hơn điều đó Nhưng xéttheo nghĩa hẹp hơn, là trí tuệ nhân tạo nhằm “tăng cường năng lực trí tuệ của conngười”, thì đã có những bước tiến lớn trong vòng 2 thập kỷ vừa qua Máy học làmột nhánh của trí tuệ nhân tạo, có mục tiêu làm cho máy móc có khả năng học tậpnhư con người Biết học là sẽ tự có được kiến thức mới Máy học dựa trên dữ liệu

Do dữ liệu ngày càng nhiều, năng lực tính toán ngày càng mạnh, nên đã tạo ranhững phát triển đột phá trong máy học, gọi là kỹ thuật học sâu Có thể ví trí tuệnhân tạo như là hệ thần kinh của con người

Internet vạn vật (IoT): Internet là mạng lưới kết nối các thiết bị như máy tính,

điện thoại thông minh với nhau đề trao đổi, chia sẻ dữ liệu Internet vạn vật làmạng lưới kết nối vạn vật với nhau để làm việc tương tự Vật dụng gia đình, nhưchiếc quạt điện, lò vi sóng, hay cành cây, ngọn cỏ, đều có thể kết nối, nói chuyện.với nhau, nhờ vào những cảm biến có kích thước ngày càng nhỏ, chi phí ngày càngthấp, tiêu thụ năng lượng ngày càng ít và có năng lực tính toán ngày càng mạnh.Internet vạn vật đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa môi trường thực vàmôi trường số Có thể ví Internet vạn vật như là các giác quan của con người

Dữ liệu lớn (Big Data): dữ liệu sinh ra từ hàng tỷ điện thoại thông minh, thiết

bị và cảm biến kết nối vạn vật là rất lớn Mỗi một ngày dữ liệu sinh ra có thể lênđến tương đương dữ liệu lưu trữ trong tỷ đĩa DVD trước đây Nếu công nghệ trướckia cần một thời gian rất dài để xử lý dữ liệu như vậy thì công nghệ số hiện nay chophép xử lý, phân tích trong khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều để trích rút ra thôngtin, tri thức hoặc đưa ra quyết định một cách phù hợp Có thể ví dữ liệu lớn như bộ

Trang 23

não của con người.

Điện toán đám mây là công nghệ cho phép năng lực tính toán nằm ở các máychủ ảo, gọi là đám mây, trên Internet của các nhà cung cấp thay vì trong máy tính giađình và văn phòng, trên mặt đất, để mọi người kết nối, sử dụng như là dịch vụ khi họcần Một cách nôm na, điện toán đám mây cũng giống như điện lưới Cá nhân, hộ giađình, doanh nghiệp thay vì đầu tư máy chủ tính toán của riêng mình, giống như máyphát điện, thì sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, giống như điện lưới, sử dụng đếnđâu trả chi phí đến đó mà không phải bận tâm tới việc vận hành, quản lý Có thể víđiện toán đám mây như là cơ bắp của con người

Chuỗi khối (Blockchain) như tên gọi, là một chuỗi dữ liệu phân tán trên mạng,gồm các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thờigian Vì mã hóa nên bảo mật Vì phân tán nên không ai có thể kiểm soát toàn bộ Vìliên kết nên bất cứ sự sửa đổi nào đều để lại dấu vết, chống chối bỏ Vì tất cả yếu tốnhư vậy nên bảo đảm sự an toàn, tin cậy và minh bạch [2]

Công nghệ in 3D: Công nghệ in 3D là sự phát triển tầm cao của công nghệ in,làm cho người ta có thể sản xuất ra những sản phẩm có cấu trúc tương đối phức tạpnhưng lại được gói thành một khối duy nhất Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sứckhỏe, công nghệ in 3D giúp tạo ra nhiều sản phẩm như các dụng cụ y tế, các môhình trong khám chữa bệnh, các phụ tùng giả, xương, sụn tai, van tim, các mô, môhình cơ thể người,…được sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây

1.1.3 Tại sao phải chuyển đổi số

Chuyển đổi số quốc gia bao gồm 3 cấu phần chính, lần lượt là chuyển đổi sốtrong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm phát triển chính phủ số, chuyển đổi sốtrong hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số, chuyển đổi số tronghoạt động của người dân nhằm phát triển xã hội số

Vì thế, chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở

ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thốngvốn có cho một Quốc gia[14]

Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn,giảm tham nhũng Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng

Trang 24

năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình Xãhội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹpkhoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng Các ngành, lĩnh vực được tối ưu hóa,thông minh hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

Và trong xu thế chung, lĩnh vực y tế sẽ là lĩnh vực ưu tiên hướng tới trongchuyển đổi số trước tiên và chuyển đổi số một cách mạnh mẽ Sau những năm 2020,kinh tế phát triển kéo theo chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhu cầu chăm sócsức khỏe người dân ngày càng được nâng lên Người ta không còn đơn thuần nghĩđến y tế thông qua các khái niệm đơn giản như khi bệnh thì cần đến bệnh viện, cầnđược điều trị tại cơ sở y tế… mà ở đây, nhu cầu con người hướng đến việc đượcchăm sóc y tế từ xa, được chẩn đoán bệnh trước thay vì chỉ điều trị, được theo dõi

và cảnh báo các nguy cơ về sức khỏe; Ngành y tế phải chủ động thấy trước đượcnguy cơ về dịch bệnh sắp xảy ra, phải dự đoán trước được nhu cầu chăm sóc sứckhỏe của người dân Để thực hiện được những mong muốn đó, việc chuyển đổi số

là nhu cầu không thể tránh khỏi [4]

1.1.4 Khung kiến trúc chuyển đổi số Quốc gia

Quyết định 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin truyền thông

về việc Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0:

Hình 1.1 Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam 2.0

Trang 25

Sơ đồ khái quát chính phủ điện tử (CPĐT) Việt Nam cung cấp bức tranh tổngthể về các thành phần chính trong CPĐT Việt Nam Đây cũng là cơ sở để xây dựng,triển khai Kiến trúc CPĐT của các bộ, ngành, địa phương đồng bộ, hiệu quả, kếtnối[14].

Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0 sẽ bao gồm các thành phần: Người sửdụng; Kênh giao tiếp; Kỹ thuật - công nghệ; An toàn thông tin; Chỉ đạo chính sách;Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chungcủa các bộ, ngành, địa phương; Cổng dịch vụ công quốc gia; Hệ thống phân tích dữliệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Hệ thốngthông tin báo cáo chính phủ; Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việccủa chính phủ; Hệ thống tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; Trungtâm tích hợp dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chínhphủ; Hệ thống giám sát và kiểm soát CPĐT; Hệ thống danh mục điện tử dùngchung; Nền tảng phát triển ứng dụng CPĐT

Các cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ thống thông tin quốc gia: CSDL quốc gia về dân

cư, CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CSDL quốc gia về tài chính, CSDLquốc gia về bảo hiểm, CSDL đất đai quốc gia, CSDL quốc gia về thủ tục hànhchính, CSDL quốc gia về an sinh xã hội, CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc, CSDLquốc gia về tài nguyên và môi trường, CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viênchức, CSDL quốc gia về quy hoạch, CSDL quốc gia về các dự án đầu tư, Hệ thốngmạng đấu thầu quốc gia [2]

Các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin khác: Hệ thống thông tin báo cáo của các

bộ, ngành, địa phương; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành,địa phương; Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ,ngành, địa phương; Phân hệ cơ sở dữ liệu quốc gia tại các địa phương

1.1.5 Chiến lược chuyển đổi số Quốc gia

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện Với một tổ chức, vì là

sự thay đổi, nên trước tiên đó là việc của lãnh đạo, của người đứng đầu Chính phủ.Hiện nay, lĩnh vực kinh tế số và xã hội số đã có sự phát triển tăng trưởng khá

Trang 26

nhanh nhưng tự phát Sự tăng trưởng nhanh này là do hạ tầng viễn thông – côngnghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; do người Việt Namham mê công nghệ, thích sử dụng công nghệ vào loại cao nhất trong khu vực; dân

số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; tính cáchngười Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi Đây là lợi thế Việt Nam khichuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số

Dựa trên nội dung khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam 2.0, Chính phủxây dựng và phê duyệt ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia 2025, địnhhướng 2030 tại quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020; Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/06/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược pháttriển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướngđến năm 2030[4]

Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triểnChính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ sốViệt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể như sau:

Phát triển chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiệntruy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ,tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử

lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê

về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chínhphủ;

100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử baogồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính,bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệucủa các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọnvòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội; 50% hoạt động kịểm tra

Trang 27

của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thốngthông tin của cơ quan quản lý; Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chínhphủ điện tử (EGDI).

Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Kinh tế số chiếm 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vựcđạt tối thiểu 10%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộcnhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDD); Việt Nam thuộc nhóm 50nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI); Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu

về đổi mới sáng tạo (GII)

Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng diđộng 5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; Việt Nam thuộcnhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI)

Nhìn chung, ba trụ cột nêu trên phải theo lộ trình ba bước cơ bản sau:

Bước 1: Có nhận thức và tư duy đúng về chuyển đổi số từ lãnh đạo cao nhất là

điều kiện tiên quyết, để từ đó truyền nhận thức, cảm hứng, khát vọng và quyếttâm thay đổi tới các thành viên

Bước 2: Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động Xác định trạng thái hiện

tại và trạng thái cần đến để định rõ mục tiêu, gồm cả việc xác định mô hình hoạtđộng, kinh doanh mới trong môi trường số, xây dựng kế hoạch hành động với cácgiai đoạn hợp lý, nội dung cụ thể

Bước 3: Xác định công nghệ số chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng như

các nền tảng cần có để hỗ trợ việc chuyển đổi Từ đó, xây dựng năng lực số, gồmđào tạo nhân lực số, xây dựng thói quen, hình thành văn hóa đổi mới với mô hìnhhoạt động mới và thực hiện chuyển đổi

1.2 Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế

1.2.1 Tác động của chuyển đối số trong y tế

Ứng dụng tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, qua điện thoại thông minh chỉ làbước khởi đầu Công nghệ số cho phép phân tích, giải mã bản đồ gen để từ đó cung

Trang 28

cấp thuốc men và dịch vụ y tế được cá thể hóa cho mỗi người dân Các cảm biếnIoT nhỏ li ti có thể được đặt bên trong cơ thể cho phép theo dõi diễn biến sức khỏe,ghi nhận từng thay đổi nhỏ nhất một cách tức thời Các robot tự hành bằng côngnghệ nano có thể chu du trong mạch máu để dọn dẹp sạch mỡ máu Người dân cóthể chưa trực tiếp tự chữa bệnh cho mình, nhưng họ có thể cảm nhận được mọi sựthay đổi, và khi có chuyện xảy ra thì bác sĩ có thể nhanh nhất đưa ra lời khuyên[12].

Chuyển đổi số là một quá trình sẽ tác động, dẫn đến thay đổi tích cực các hoạt

động của ngành y tế theo ba nhóm nội dung chính: Thứ nhất, tác động đến cách

thức lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành trong nội bộ của các cơ quan, đơn vị trongngành y tế, hướng đến cách thức lãnh đạo, quản lý công việc và ra quyết định chính

xác, kịp thời, hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ số Thứ hai, tác động trực tiếp

đến việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế từ phương thức truyền thống sangphương thức dựa trên nền tảng công nghệ số, góp phần đẩy mạnh việc cung cấp và

tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi Thứ ba, tác động tới

cách thức làm việc, giao tiếp của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc và người lao độngtrong ngành y tế, chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sangmôi trường số, hình thành “người thầy thuốc số” [11]

1.2.2 Sự cần thiết chuyển đổi số Y tế:

Với sự phát triển công nghệ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu hướng

y tế số phát triển mạnh tập trung vào các lĩnh vực sau:

Chăm sóc sức khỏe người dân: Cùng với sự phát triển của các thiết bị điện tửphục vụ y tế (Smart trackers, Smart devices…), sức khỏe người dân được chú trọngchăm sóc toàn diện từ việc phòng ngừa, sức khỏe tâm thần… cho đến việc theo dõi,điều trị tích cực

Quản lý, giám sát và theo dõi sức khỏe từ xa: Với sự phát triển của khoa học,công nghệ, và đã được ứng dụng trong y học để đưa ra các dịch vụ y tế không phụthuộc vào khoảng cách: chữa bệnh từ xa (telemedicine); chăm sóc từ xa (telecare)

và y tế từ xa (telehealth)

Trang 29

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu trong y khoa: Việc ứng dụngkhoa học công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực củangành y tế: trong việc nghiên cứu, sản xuất thuốc, chẩn đoán và điều trị, robot tựđộng…

Tái cơ cấu bộ máy quản lý y tế và bảo hiểm y tế: Để theo kịp sự phát triển củalực lượng sản xuất, bộ máy quản lý bắt buộc phải có sự thay đổi để phù hợp với yêucầu thực tế Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ sở y tế không còndừng ở mức số hóa mà chuyển dần sang quản trị thông minh Các chính sách y tếcũng phải điều chỉnh cho phù hợp, trong đó bảo hiểm y tế là một trong những chínhsách cần điều chỉnh nhanh, mềm dẻo để giúp cho ngành y tế chăm sóc sức khỏetoàn dân một cách tốt nhất, đồng thời đảm bảo được vai trò của nhà nước

● Các xu hướng trong lĩnh vực y tế hiện nay:

Xu hướng 1: Dịch vụ Telehealth; Theo WHO, khái niệm Telehealth bao gồm

việc áp dụng các công nghệ điện tử viễn thông và các công nghệ ảo để cung cấp

dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa bên ngoài các cơ sở chăm sóc sức khỏe truyền

thống Các giải pháp Telehealth chỉ yêu cầu việc tiếp nhận và truy cập vào các hệthống điện tử viễn thông chính là nền tảng cơ bản nhất của khái niệm “Y tế điện tử-Ehealth”; trong đó khái niệm này mang một hàm nghĩa rộng lớn hơn và trực tiếp sửdụng, áp dụng nhiều giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông hơn

Một ví dụ về các giải pháp Telehealth là giải pháp Chăm sóc sức khỏe tại nhà

từ xa trong đó bệnh nhân mắc các căn bệnh mãn tính hoặc người già có thể nhậnđược một vài thủ tục, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cơ bản mà không cần phải rờikhỏi nhà Các giải pháp Telehealth cũng đồng thời giúp cho các nhân viên y tế côngtác tại các vùng sâu vùng xa tiếp cận dễ dàng hơn sự trợ giúp, hướng dẫn từ cácchuyên gia y tế ở nơi khác trong công tác chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân Côngtác đào tạo y tế đôi khi cũng có thể được cung cấp thông qua các chương trìnhtelehealth hoặc với các công nghệ y tế điện tử liên quan sử dụng máy tính và kết nốimạng Internet

Các chương trình telehealth được thiết kế, xây dựng một cách chuyên nghiệp,

Trang 30

bài bản có thể cải thiện đáng kể việc tiếp cận và kết quả đầu ra trong công tác chămsóc sức khỏe, đặc biệt đối với việc điều trị các bệnh mãn tính và cho những nhómbệnh nhân có nguy cơ tổn thương cao Các chương trình này không chỉ giúp giảmtải sự đông đúc khi phải tiếp đón quá nhiều bệnh nhân tại cơ sở y tế mà còn giúpcác cơ sở này tiết kiệm rất nhiều chi phí trong công tác khám chữa bệnh và giúp chongành y tế trở nên linh hoạt và bền vững hơn.

Việc điều trị từ xa của bệnh nhân làm giảm số lượt khám tại các cơ sở y tếđồng nghĩa với việc các giải pháp telehealth còn giúp cải thiện đáng kể vấn đề khíthải liên quan đến việc di chuyển và vận hành trong y tế Ngoài ra, nhu cầu khônggian ít hơn có thể có khả năng dẫn đến việc yêu cầu không gian, sức chứa của cơ sở

y tế khám chữa bệnh ít đi; đồng nghĩa với việc giảm thiểu các yêu cầu về xây dựng,tiêu thụ năng lượng và nước, chất thải và tác động đến môi trường nói chung

Xu hướng 2: Ứng dụng Big Data y học theo hướng dữ liệu là một trong

những xu hướng mới nổi quan trọng Theo một nghiên cứu của Datavant, hơn 4nghìn tỷ gigabyte dữ liệu y tế được tạo ra hàng năm Các dự báo cho biết con số này

sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm Các xu hướng ứng dụng Big Data gồm:

Giảm tỷ lệ sai sót thuốc: tỷ lệ sai sót thuốc thấp hơn - thông qua phân tích hồ

sơ bệnh nhân, phần mềm có thể gắn cờ bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa sức khỏe củabệnh nhân và đơn thuốc, cảnh báo cho các chuyên gia y tế và bệnh nhân khi cónguy cơ xảy ra lỗi thuốc

Lập kế hoạch phòng ngừa bệnh tật: tạo điều kiện thuận lợi cho Chăm sóc Dự

phòng, một lượng lớn người bệnh đến bệnh viện là những bệnh nhân tái phát bệnh.Việc phân tích dữ liệu lớn có thể xác định những người này và tạo kế hoạch phòngngừa để ngăn họ quay trở lại

Giảm thời gian chờ đợi do thiếu nhân sự: nhân sự chính xác hơn - phân tích dự

đoán của dữ liệu lớn có thể giúp các bệnh viện và phòng khám ước tính tỷ lệ nhậpviện trong tương lai, giúp các cơ sở này phân bổ nhân viên phù hợp để giải quyếtbệnh nhân Điều này giúp tiết kiệm tiền và giảm thời gian chờ đợi tại phòng cấp cứukhi một cơ sở thiếu nhân viên

Trang 31

Ngăn ngừa bệnh nhân không thuyên giảm và cải thiện việc chăm sóc lâu dài.

Xu hướng 3: Ứng dụng Công nghệ Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường

(AR) Các xu hướng sức khỏe kỹ thuật số như AR và VR là những yếu tố thúc đẩy

chính của những tiến bộ công nghệ trong chăm sóc sức khỏe

Xu hướng 4: The Internet of Medical Things (IoMT) - Sự phát triển của thiết bị

y tế có thể đeo được Một số thiết bị phổ biến nhất bao gồm: Cảm biến nhịp tim, Máy theo dõi bài tập.

Máy đo mồ hôi: dùng cho bệnh nhân tiểu đường để theo dõi lượng đường

trong máu

Máy đo oxy: theo dõi lượng oxy mang theo trong máu và thường được sử

dụng bởi những bệnh nhân bị bệnh hô hấp như COPD hoặc hen suyễn

Xu hướng 5: Trí tuệ Nhân tạo (AI và ML) Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là

một xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe AI đại diệncho hình ảnh thu nhỏ của sự đổi mới y tế và các công ty trong ngành đang mongmuốn đầu tư hàng triệu USD vào nó [7]

Xu hướng 6: Điện toán đám mây Cloud Nền tảng đám mây thúc đẩy sự hợp

tác giữa bác sĩ và bệnh nhân Với các bản ghi được lưu trữ trên đám mây, bạnkhông cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng và thuê nhóm bảo trì

Xu hướng 7: Ứng dụng công nghệ Blockchain Blockchain là một sổ cái kỹ

thuật số hoặc một cơ sở dữ liệu máy tính của các giao dịch Được chia sẻ trên mộtmạng lưới máy tính, nó cho phép khách hàng trao đổi thông tin tài chính với cácnhà cung cấp một cách an toàn mà không cần bên thứ ba như ngân hàng

Xu hướng 8: Ứng dụng công nghệ di động 5G để chăm sóc sức khỏe Công

nghệ này có thể chạy nhanh hơn 100 lần so với kết nối di động hiện tại, điều nàykhiến các chuyên gia trong ngành tự tin rằng nó sẽ thay đổi hoàn toàn bối cảnhchăm sóc sức khỏe

Xu hướng phát triển y tế thông minh là xu hướng lớn, mang tính không thểđảo ngược Tỉnh nào kịp thời nắm bắt, đi nhanh, đi trước sẽ thu được lợi ích lớnhơn Vì vậy, việc xây dựng và phát triển dữ liệu số trong lĩnh vực y tế có tầm quan

Trang 32

trọng đặc biệt, mang lại hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

1.2.3 Khung kiến trúc chuyển đổi số của Bộ Y tế

Ngày 30/12/2019, Bộ Y tế ban hành quyết định 6085/QĐ-BYT về Khungkiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0:

Hình 1.2 Khung kiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0

Kiến trúc chính phủ điện tử của Bộ Y tế phiên bản 2.0 bao gồm các thànhphần chính: Người sử dụng (người dân, doanh nghiệp); Kênh giao tiếp (phương tiện

hỗ trợ giao tiếp với các ứng dụng & dịch vụ của Bộ Y tế - máy tính, điện thoạithông minh, cổng thông tin, …); Lớp dịch vụ và các ứng dụng; Lớp cơ sở dữ liệu vàcông cụ phân tích dữ liệu; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Bộ Y tế (LGSP – LocalGovernment Service Platform); Lớp cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Lớp quản lý, giám sát.Khung kiến trúc của chuyển đổi số ngành y tế là việc ứng dụng công nghệ sốtrong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minhvới ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh vàquản trị y tế thông minh

Trang 33

1.2.4 Định hướng, mục tiêu chuyển đổi số Y tế

Căn cứ trên khung kiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế 2.0, Bộ Y tế đã banhành quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020, về việc phê duyệt chươngtrình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng 2030, cụ thể:

Về mục tiêu phát triển Chính phủ số trong y tế

Duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó 80% dịch vụ côngtrực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cảthiết bị di động;

90% hồ sơ công việc tại Bộ Y tế, Sở Y tế; 80% hồ sơ công việc của phòng y tếhuyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mậtnhà nước);

100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kêtrong lĩnh vực y tế phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế được kết nối, tíchhợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia;

80% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kết nối,liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân, doanhnghiệp được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia y tế không phải cung cấp lại;Duy trì Cổng công khai y tế, Cổng công khai giá các thiết bị y tế 100% các thôngtin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giákhám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hànhhoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảngcáo…được công khai trên cổng

Phát triển xã hội số trong y tế

100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt;

100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa;100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai đăng ký khám chữa bệnhtrực tuyến;

100% cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam

Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trang 34

100% người dân được định danh y tế;

100% cán bộ y tế (Bác sĩ, dược sĩ, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế)được định danh;

90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử;

100% các xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năngtheo quy định của Bộ Y tế

Chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh

15% (khoảng 210 bệnh viện) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đổi số thànhcông, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán việnphí điện tử không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT- BYTngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử

Trên cơ sở sử dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quychuẩn, định mức kinh tế - xã hội của ngành y tế xây dựng và hoàn thiện đồng thời

bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết và phù hợp với đặc thù của ngành y tế

để triển khai thành công chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế Xây dựng và từng bướchình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số;ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cảicách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng

hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hìnhthành các bệnh viện thông minh; xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựatrên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về ytế

1.2.5 Cở pháp lý chuyển đổi số y tế

Một số căn cứ pháp lý như sau:

- Thông tư 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành bộ tiêuchí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Thông tưchia bộ tiêu chí thành 8 nhóm, trong có các nhóm quy định về các giải pháp, phầnmềm cần triển khai tại các Cơ sở khám chữa bệnh để đạt được tiêu chí theo thông

tư, các giải pháp gồm có: Các hệ thống quản lý điều hành: Quản lý tài chính – kế

Trang 35

toán; Quản lý tài sản, trang thiết bị; Quản lý nhân lực; Quản lý văn bản; Chỉ đạotuyến; Trang thông tin điện tử; Thư điện tử; Quản lý đào tạo; Quản lý nghiên cứukhoa học; Quản lý chất lượng bệnh viện; Hệ thống quản lý thông tin bệnh viện(HIS); Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS-PACS); Hệ thống thông tin xétnghiệm (LIS); Bệnh án điện tử (EMR).

- Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ y tế ban hành về quy định

Hồ sơ bệnh án điện tử, trong đó Bộ Y tế đã quy định các hệ thống cần có khi triển khai

Hồ sơ bệnh án điện tử gồm có: Hệ thống Hồ sơ bệnh án điện tử (EMR); Hệ thống quản

lý thông tin bệnh viện (HIS); Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS); Hệthống thông tin xét nghiệm (LIS); Chữ ký số trong hồ sơ bệnh án điện tử;

- Quyết định số 4888/QĐ-BYT ban hành ngày 18/10/2019 phê duyệt đề ánứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025

Đề án đã đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ để hướng đến nền y tế thông minh giaiđoạn 2019 – 2025, các giải pháp phần mềm được phân thành các nhóm như sau: Hệthống phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh; Hệ thống khám, chữa bệnhthông minh; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo; Hệ thống quản trị y tế thông minh

- Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/06/2020 được Bộ Y tế ban hành phêduyệt đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 trong đó đã chỉ ra các hệthống CNTT cần thiết để triển khai việc khám chữa bệnh từ xa gồm có: Ứng dụnghội chẩn trực tuyến; Ứng dụng trên thiết bị điện tử cầm tay thông minh (AppsMobile) cho phép trao đổi thoại, hình ảnh, hội họp giữa nhiều người trên các thiếtbị; Ứng dụng cho phép trao đổi, lưu trữ, chia sẻ các tệp tin chuyên môn giữa các bác

sĩ trong khi hội họp; Ứng dụng cũng cho phép người dùng có thể đọc tin tức, đặtlịch hẹn khám, xét nghiệm, hỏi đáp, tìm hiểu lịch sử khám chữa bệnh, thực hiệnđàm thoại bằng giọng nói, hình ảnh (video/audio) với bác sĩ; Thiết bị y tế thôngminh (IoT),…

Ngoài ra, để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và lĩnh vực y tế,Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Thông tư và Chỉ thịlàm cơ sở triển khai thực hiện, cụ thể:

Trang 36

- Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu

hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

- Quyết định 4041/QĐ-BYT ngày 07/09/2017 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt

đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 –2020;

- Quyết định số 5454/QĐ-BYT ngày 10/9/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt

kế hoạch triển khai thống kê y tế điện tử;

- Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019 của Bộ Y tế về việc phêduyệt kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử;

- Quyết định số 6085/QĐ-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ Y tế về việc Banhành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0;

- Quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quyđịnh về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường, thịtrấn

- Quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 của Bộ Y tế về phê duyệtchương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

1.3 Hồ sơ sức khoẻ điện tử với định hướng y tế thông minh

+ Hồ sơ sức khỏe điện tử là bộ hồ sơ được bảo mật, chỉ có những người cóliên quan mới được tiếp cận thông tin; Người dân có quyền quyết định chia sẻ haykhông chia sẻ các thông tin cá nhân trong hồ sơ sức khỏe

+ Là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ

và chia sẻ bằng phương tiện điện tử

+ Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe và lịch

sử sức khỏe của một người từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ

Y tế (bảo đảm quản lý dữ liệu lâm sàng của cá nhân suốt đời, chia sẻ dữ liệu giữacác hệ thống thông tin y tế, tính an toàn và riêng tư của hồ sơ)

Hồ sơ sức khoẻ điện tử với định hướng y tế thông minh theo các định hướng:

Trang 37

Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin vềbệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợpvới thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnhtoàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn,điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn,giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân Hơn nữa, khi thông tin

về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán

và phối hợp điều trị tốt hơn Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sócsức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốthơn; giúp tiết kiệm thời gian, thống nhất, khoa học và chính xác Hệ thống này cũngcảnh báo về thông tin y tế quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đặc biệtquản lý, theo dõi thường xuyên, kịp thời các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểmđối với cộng đồng

- Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của mộtcông dân từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế;

- Hồ sơ sức khỏe điện tử là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiểnthị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử;

- Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sứckhỏe liên tục, suốt đời của mình Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sócsức khỏe của mình Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, ngườibệnh cung cấp cho thầy thuốc tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh mộtcách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trịcủa thầy thuốc;

- Đối với bảo hiểm y tế, khi thông tin về khám chữa bệnh của người bệnhthông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

dễ dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có;

Việc xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ích cho người dân, rất cólợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quantrọng có ý nghĩa thực tiễn, có tính thời sự cao trong việc xây dựng y tế điện tử, từng

Trang 38

bước ứng dụng và phát triển y tế thông minh, chủ động tham gia cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ 4, góp phần hiện đại hóa ngành y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc

và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới theo Nghị quyết 20-NQ/TW

Lợi ích mang lại của hồ sơ sức khỏe cá nhân:

- Đối với sở Y tế: Nắm rõ thông tin sức khỏe của người dân trong địa bàntỉnh gồm: Mô hình bệnh, phân bố dân cư Phát huy vai trò của y tế cơ sở trong việcchăm sóc sức khỏe nhân dân

- Đối với y tế cơ sở: Nắm rõ được thông tin sức khỏe của người dân trên địabàn; chủ động lên kế hoạch và triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe, sốhóa sổ sách tuyến cơ sở

- Đối với người dân: Chủ động tra cứu, nắm bắt thông tin sức khỏe, lịch sửkhám chữa bệnh của bản thân và người thân; được chăm sóc sức khỏe chủ động từtuyến cơ sở Dữ liệu được bảo mật và liên thông trên toàn quốc để tăng hiệu quảviệc khám chữa bệnh

Do đó, người dân sau này khám bệnh ở đâu trên địa bàn tỉnh, tiến tới là toànquốc cũng được cập nhật vào hệ thống, những thông tin cá nhân được bảo mật, bác

sĩ mở hồ sơ xem thông tin về sức khỏe khi được người dân đồng ý

Để thực hiện tốt việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân:

o Đối với người dân: Cần đến cơ sở khám chữa bệnh để lập hồ sơ sức khỏe,

hỗ trợ cán bộ y tế làm công tác điều tra lập hồ sơ

o Đối với cán bộ y tế: Thực hiện điều tra, khám, lập hồ sơ sức khỏe cho bảnthân, gia đình mình; tổ chức khám sàng lọc, nhập dữ liệu vào phần mềm hồ sơ sứckhỏe Liên thông dữ liệu khám bệnh từ người dân khi đi khám bệnh tại bệnh viện vàtrạm y tế; tổ chức điều tra, phân loại đối tượng để khám và lập hồ sơ sức khỏe cánhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn

o Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội: Gương mẫu tiênphong trong việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho bản thân và gia đình; Thựchiện tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức viên chức, người dân

Trang 39

thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân và tuyên truyền lợi ích của việclập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.

Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân là mơ ước của tất cả người dân, củangành y tế và ngành Bảo hiểm

1.4 Một số tiếp cận Hồ sơ sức khoẻ điện tử (EHR) tiến tiến:

1.4.1 Giải pháp công nghệ:

- Ngôn ngữ lập trình cho web và service: java, htm, css, bootstrap, jQuery

- Báo cáo: Sử dụng công cụ báo cáo động dựa trên nền tảng Jasper report(Thêm, sửa báo cáo mới không cần build lại code)

- Database: Oracle bản 12C trở lên

- Server App: Tomcat hoặc Weblogic

- Cân bằng tải: Load balancing

- Nền tảng: Cloud

- Tích hợp ứng dụng App trên Mobile hệ điều hành Android và IOS

- Chạy trên Internet

- Sử dụng công cụ báo cáo động dựa trên nền tảng Jasper report

1.4.2 Giải pháp công nghệ đối với Cơ sở dữ liệu tập trung:

- CSDL được bảo mật nhiều lớp, chỉ có máy chủ ứng dụng mới được phép kếtnối đến cơ sở dữ liệu CSDL sử dụng mật khẩu mạnh (mật khẩu gồm ít nhất 08 kí

tự bảo gồm kí tự cả dạng số và dạng chữ, trong đó có kí tự viết hoa)

- Sử dụng phiên bản được cập nhật mới nhất từ Oracle, phiên bản từ 12C trở lên

- Đảm bảo tính ATDL của toàn bộ hệ thống được thực hiện lưu trữ, back up

và bảo mật theo chuẩn quốc tế

- Sao lưu dữ liệu:

+ Hàng ngày: Thực hiện sao lưu dữ liệu thay đổi vào cuối ngày làm việc.+ Hàng Tháng: thực hiện sao lưu hệ thống (toàn bộ CSDL, phần mềm) vàongày làm việc cuối tháng

Trang 40

1.4.3 Giải pháp kỹ thuật:

(1) Nguyên tắc xây dựng:

- Phần mềm hướng tới một hệ thống mở, đảm bảo tính kế thừa, nâng cấp, mởrộng khi sử dụng lâu dài

- Đáp ứng theo tiêu chuẩn HL7;

- Phần mềm cung cấp các phương thức cho phép kết nối chia sẻ thông tin vớicác phần mềm khác như: tiêm chủng quốc gia [5], cổng dữ liệu của BHXH [15],cổng dữ liệu của BYT, phần mềm quản lý Y tế cơ sở, …

- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng; Có tính bảo mật cao, được lưu trữ tại trungtâm dữ liệu đáp ứng chuẩn Tier 2 trở lên

- Có ứng dụng trên Window và trên điện thoại với hệ điều hành: Android vàIOS Đảm bảo tính khách quan, hướng tới hệ thống tổng thể, thống nhất, khảchuyển, an toàn và bảo mật, hợp lý và hiệu quả

Hình 1.3 Mô hình hệ thống hồ sơ sức khỏe (2) Mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống:

a Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống

Ngày đăng: 17/03/2024, 09:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam 2.0 - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 1.1 Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam 2.0 (Trang 24)
Hình 1.2 Khung kiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0 - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 1.2 Khung kiến trúc chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0 (Trang 32)
Hình 1.3 Mô hình hệ thống hồ sơ sức khỏe - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 1.3 Mô hình hệ thống hồ sơ sức khỏe (Trang 40)
Hình 1.4 Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 1.4 Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe (Trang 41)
Hình 1.5 Hình các thành phần cấu thành kriến trúc tổng thể HSSK - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 1.5 Hình các thành phần cấu thành kriến trúc tổng thể HSSK (Trang 42)
Hình 1.6 Mô hình đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 1.6 Mô hình đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin (Trang 42)
Hình 2.2 Chuẩn hóa danh mục dân tộc. - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 2.2 Chuẩn hóa danh mục dân tộc (Trang 52)
Hình 2.1. Chuẩn hóa danh mục hành chính. - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 2.1. Chuẩn hóa danh mục hành chính (Trang 52)
Hình 2.4 Chức năng đăng kí khám bệnh. - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 2.4 Chức năng đăng kí khám bệnh (Trang 54)
Hình 2.6 Form chỉ định dịch vụ/ cận lâm sàng - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 2.6 Form chỉ định dịch vụ/ cận lâm sàng (Trang 55)
Hình 2.7 Form tình trạng lúc sinh. - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 2.7 Form tình trạng lúc sinh (Trang 56)
Hình 2.14 Thông tin HSSK cá nhân. - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 2.14 Thông tin HSSK cá nhân (Trang 60)
Hình 2.13 Chức năng tra cứu thông tin sức khỏe nhân khẩu. - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 2.13 Chức năng tra cứu thông tin sức khỏe nhân khẩu (Trang 60)
Hình 3.2 Màn hình đăng ký tài khoản. - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.2 Màn hình đăng ký tài khoản (Trang 69)
Hình 3.1. Màn hình đăng nhập hệ thống HSSK cá nhân 3.2.1.2. Đăng ký tài khoản - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.1. Màn hình đăng nhập hệ thống HSSK cá nhân 3.2.1.2. Đăng ký tài khoản (Trang 69)
Hình 3.4 Màn hình kiểm tra thông tin sử dụng hệ thống 3.2.2.2. Đổi mật khẩu - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.4 Màn hình kiểm tra thông tin sử dụng hệ thống 3.2.2.2. Đổi mật khẩu (Trang 71)
Hình 3.7 Giao diện thông tin hành chính - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.7 Giao diện thông tin hành chính (Trang 73)
Hình 3.10 Giao diện chức năng 3.2.4.3. Tiền sử dị ứng bệnh tật - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.10 Giao diện chức năng 3.2.4.3. Tiền sử dị ứng bệnh tật (Trang 74)
Hình 3.11 Giao diện chức năng 3.2.4.4. Thông tin khuyết tật - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.11 Giao diện chức năng 3.2.4.4. Thông tin khuyết tật (Trang 75)
Hình 3.14 Giao diện chức năng 3.2.4.7. Sức khỏe sinh sản - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.14 Giao diện chức năng 3.2.4.7. Sức khỏe sinh sản (Trang 76)
Hình 3.15 Giao diện chức năng 3.2.4.8. Vấn đề khác - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.15 Giao diện chức năng 3.2.4.8. Vấn đề khác (Trang 77)
Hình 3.21 Chức năng đăng ký thông tin bệnh nhân - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.21 Chức năng đăng ký thông tin bệnh nhân (Trang 80)
Hình 3.23 Chức năng nhạp thông tin phiếu khám bệnh nhân - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.23 Chức năng nhạp thông tin phiếu khám bệnh nhân (Trang 81)
Hình 3.24 Phiếu thông tin khám bệnh 3.3.2.3. Bác sĩ nhập thông tin cận lâm sàng, thông tin thuốc - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.24 Phiếu thông tin khám bệnh 3.3.2.3. Bác sĩ nhập thông tin cận lâm sàng, thông tin thuốc (Trang 82)
Hình 3. 25 Chức năng nhập cận lâm sàng cho bệnh nhân - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3. 25 Chức năng nhập cận lâm sàng cho bệnh nhân (Trang 83)
Hình 3.27 Chức năng nhập thông tin thuốc của bệnh nhân - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.27 Chức năng nhập thông tin thuốc của bệnh nhân (Trang 84)
Hình 3.28 Phiếu đơn thuốc cho bệnh nhân - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.28 Phiếu đơn thuốc cho bệnh nhân (Trang 84)
Hình 3.30 Phiếu trả kết quả cận lâm sàng cho bệnh nhân - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.30 Phiếu trả kết quả cận lâm sàng cho bệnh nhân (Trang 85)
Hình 3. 31Bảng kê chi phí cho bệnh nhân 3.3.3. Chức năng xuất file XML và đẩy API - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3. 31Bảng kê chi phí cho bệnh nhân 3.3.3. Chức năng xuất file XML và đẩy API (Trang 86)
Hình 3.32Chức năng xuất file XML 4210 - Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số trong tiếp cận định hướng y tế thông minh  dựa trên ehr
Hình 3.32 Chức năng xuất file XML 4210 (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w