1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng nam

79 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Công Trình Xây Dựng Sử Dụng Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Tạ Ngọc Tự
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Toàn Đức
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 434,5 KB

Nội dung

Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Diện tích tự nhiên hơn 10.408 km2 với 18 đơn vị hành chính cấp huyện với dân số gần 2 triệu người. Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh nền kinh tế đã có nhiều đổi thay, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Lực lượng sản xuất các thành phần kinh tế phát triển khá nhanh, thu hút đầu tư và nội lực đã được tăng cường đáng kể; số lượng các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp tăng gấp hàng chục lần; vốn đầu tư phát triển được huy động ngày càng lớn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng nông thôn phát triển đáng kể; đã đầu tư hình thành các vùng trọng điểm kinh tế với các khu, cụm công nghiệp; khu đô thị mới, khu du lịch; nâng cấp và mở rộng các đô thị; kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch tích cực, miền núi được đầu tư hạ tầng và cải thiện đáng kể về kinh tế; nhất là đầu tư công nghiệp, du lịch, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả về qui mô và tốc độ, đã thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch rõ nét cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án, ngành xây dựng Quảng Nam đã có nhiều biện pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sở Xây dựng tích cực phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về xây dựng; tập huấn nghiệp vụ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng. Chất lượng công trình xây dựng có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhiều công trình được đánh giá chất lượng cao và trong những năm qua toàn tỉnh không có sự cố công trình nghiêm trọng nào xảy ra. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều tồn tại hạn chế trong tất cả các khâu từ quản lý Nhà nước đến quản lý của các chủ thể về chất lượng công trình xây dựng dẫn đến cũng còn không ít công trình có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm mốc, bong dộp, mới đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Đã thế, nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Ðể nâng cao chất lượng công trình xây dựng, cần các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phải nghiêm túc chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, quy trình, quy phạm trong thiết kế, thi công xây dựng và nghiệm thu. Làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng. Cơ quan quản lý nhà nước không thể làm thay toàn bộ chủ đầu tư hay các nhà thầu để kiểm soát chất lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên, cần phải tăng cường kiểm soát chất lượng công trình thông qua hoạt động kiểm tra thường xuyên hơn các công trình xây dựng chứ không chỉ vào những thời điểm, giai đoạn nhất định hay khi có sự cố hoặc dư luận lên tiếng. Nhằm phát hiện, ngăn ngừa kịp thời những sự cố ảnh hưởng chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy, làm thế nào để nâng chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang là câu hỏi mang tính cấp bách, là yêu cầu hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, cần thiết nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bản tỉnh Quảng Nam” để tìm hiểu, nghiên cứu về chất lượng công trình xây dựng tại tỉnh Quảng Nam, cũng như đề xuất ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao đồng thời khắc phục những bất cập còn tồn tại. 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra các giải pháp và phương thức để nâng cao chất lượng công trình xây dựng đồng thời phù hợp với điệu kiện kinh tế xã hội và năng lực con người của địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. + Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trình tự Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Quản lý chất lượng công trình. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập tài liệu, khảo sát thực tế. Phân tích tổng hợp. Tham khảo nghiên cứu của những người đi trước kết hợp với kinh nghiệm qua quá trình công tác của bản thân. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Một thực tế đang tồn tại hiện nay trong ngành xây dựng cơ bản, không chỉ riêng ở tỉnh Quảng Nam, đó là “Tình trạng chất lượng công trình xây dựng kém chất lượng còn rất phổ biến”. Chủ đầu tư ở cơ sở thường không có kiến thức xây dựng cơ bản nên quá trình xây dựng phải hoàn toàn đi thuê từ tư vấn thiết kế đến giám sát, nghiệm thu… nhiều sai phạm về chất lượng công trình ở cơ sở, chủ đầu tư thường đổ hết trách nhiệm cho nhà thầu, tư vấn thiết kế, giám sát, thi công, một số chủ đầu tư rất lúng túng trong chỉ đạo, thường ỷ lại và dựa vào nhà thầu, ít có chính kiến của mình. Mặt khác, chính vì việc phân cấp mà các cơ quan quản lý nhà nước chưa can thiệp được nhiều trong các khâu quan trọng khác của quá trình đầu tư xây dựng dẫn đến tình trạng “thả gà ra đuổi”, nhiều công trình xây dựng cơ bản khép kín từ quy hoạch, quyết định đầu tư, khảo sát thiết kế, đấu thầu, thi công, quyết toán ...Chẳng hạn, khâu giám sát thi công vì nể nang, quan hệ bạn bè nên dễ thông cảm với nhau. Khâu đấu thầu cũng thể hiện tính cục bộ quá trình đầu tư. Nhiều công trình dùng chỉ định thầu, hoặc đấu thầu một cách hình thức. Vẫn còn tồn tại tình trạng “đi đêm” giữa nhà thầu với chủ đầu tư và giữa các nhà thầu với nhau. Từ đó dẫn tới tình trạng chất lượng công trình xây dựng kém chất lượng.

Trang 1

-   

-TẠ NGỌC TỰ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

ĐÀ NẴNG, 2022

Trang 2

-   

-TẠ NGỌC TỰ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TOÀN ĐỨC

ĐÀ NẴNG, 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này do chính tôi nghiên cứu Các số liệu và kết quả nghiêncứu trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Duy Tân, Khoa Sau đại học và các khoa,phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã tạomọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu

Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phạm Toàn Đức, người đã tậntình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn

Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên vàtạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học

Xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng năm 2022

TÁC GIẢ

Tạ Ngọc Tự

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

6 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 5

1.1 Tình hình thực tế nghành xây dựng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam 5

1.1.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương những năm gần đây 5

1.1.2 Quy mô và số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn: 9

1.2 Thực trạng chất lượng công trình xây dựng tại tỉnh Quảng Nam trong những năm qua 10

1.2.1 Một số sai phạm qua kết quả Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam phát hiện 11

1.2.2 Một số công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kém chất lượng qua phản ảnh của báo chí 14

1.3 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Nam 15

1.3.1 Quá trình chuẩn bị đầu tư 16

1.3.2 Công tác quản lý đầu tư xây dựng của một số Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư 18

1.3.3 Công tác khảo sát, giám sát khảo sát, thiết kế 19

1.3.4 Công tác đấu thầu, chỉ thầu còn nhiều bất cập 20

1.3.5 Công tác thi công 22

Trang 6

1.3.6 Công tác giám sát thi công 22

1.3.7 Công tác kiểm định vật liệu vật tư 23

1.3.8 Công tác bàn giao đưa vào sử dụng 23

1.3.9 Trong quá trình phân bổ và sử dụng vốn đầu tư 23

1.3.10 Trong công tác thanh quyết toán vốn đầu tư 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 26

2.1 Cơ sở pháp lý: 26

2.1.1 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 [3]: 26

2.1.2 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ 27

2.1.3 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng [6] 27

2.1.4 TCVN 5637 29

2.1.5 Hệ thống Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 32

2.2 Cơ sở khoa học 35

2.2.1 Đặc điểm của công trình xây dựng 35

2.2.2 Những khái niệm về Chất lượng, Quản lý chất lượng công trình 35

2.2.3 Khái quát về hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng 39

2.2.4 Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) 44

2.2.5 Tổng kết những nguyên nhân chính dẫn đến công trình kém chất lượng 45

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 48

3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý Chất lượng công trình xây dựng của các cơ quan Quản lý nhà nước 48

3.1.1 Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng 48

3.1.2 Cải cách và đưa ra các cơ chế, chính sách hợp lý phù hợp với thực trạng của địa phương 48

3.1.3 Ban hành Chỉ thị quy định chi tiết về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh 49

3.1.4 Quản lý tốt việc phân bổ, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư 55

3.1.5 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá công tác đầu tư xây dựng 56

Trang 7

3.1.6 Hoàn thiện các văn bản pháp lý về công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn

tỉnh 58

3.2 Nâng cao hiệu quả quản lý Chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư 59

3.3 Nâng cao hiệu quả quản lý Chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu xây lắp 60

3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu Khảo sát, Thiết kế xây dựng 62

3.5 Nâng cao hiệu quả quản lý Chất lượng công trình xây dựng của Nhà thầu Giám sát thi công 62

3.6 Nâng cao hiệu quả và Quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu.63 3.7 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán 65

3.8 Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ sử dụng công trình 67

3.9 Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng công trình xây dựng 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

1 Kết Luận 70

2 Kiến Nghị 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

* Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miềnTrung Diện tích tự nhiên hơn 10.408 km2 với 18 đơn vị hành chính cấphuyện với dân số gần 2 triệu người Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh nền kinh tế đã

có nhiều đổi thay, đạt nhiều thành tựu nổi bật Lực lượng sản xuất các thànhphần kinh tế phát triển khá nhanh, thu hút đầu tư và nội lực đã được tăngcường đáng kể; số lượng các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp tăng gấphàng chục lần; vốn đầu tư phát triển được huy động ngày càng lớn, xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng nông thôn phát triển đáng kể; đã đầu tư hìnhthành các vùng trọng điểm kinh tế với các khu, cụm công nghiệp; khu đô thịmới, khu du lịch; nâng cấp và mở rộng các đô thị; kinh tế nông nghiệp, nôngthôn chuyển dịch tích cực, miền núi được đầu tư hạ tầng và cải thiện đáng kể

về kinh tế; nhất là đầu tư công nghiệp, du lịch, xuất khẩu trên địa bàn tỉnhphát triển nhanh cả về qui mô và tốc độ, đã thúc đẩy tăng trưởng và chuyểndịch rõ nét cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

* Để đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án, ngành xây dựng Quảng Nam

đã có nhiều biện pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xâydựng Sở Xây dựng tích cực phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật vềxây dựng; tập huấn nghiệp vụ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm định chấtlượng Chất lượng công trình xây dựng có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhiềucông trình được đánh giá chất lượng cao và trong những năm qua toàn tỉnhkhông có sự cố công trình nghiêm trọng nào xảy ra Tuy vậy, bên cạnh nhữngkết quả đạt được, còn nhiều tồn tại hạn chế trong tất cả các khâu từ quản lýNhà nước đến quản lý của các chủ thể về chất lượng công trình xây dựng dẫnđến cũng còn không ít công trình có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu

Trang 9

cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm mốc, bong dộp, mới đưa vào sửdụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại.

Đã thế, nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đúng định

kỳ làm giảm tuổi thọ công trình

* Ðể nâng cao chất lượng công trình xây dựng, cần các chủ thể thamgia hoạt động xây dựng phải nghiêm túc chấp hành, tuân thủ các quy định củapháp luật về quản lý chất lượng, quy trình, quy phạm trong thiết kế, thi côngxây dựng và nghiệm thu Làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạtđộng xây dựng trong công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng Cơ quanquản lý nhà nước không thể làm thay toàn bộ chủ đầu tư hay các nhà thầu đểkiểm soát chất lượng công trình xây dựng Tuy nhiên, cần phải tăng cườngkiểm soát chất lượng công trình thông qua hoạt động kiểm tra thường xuyênhơn các công trình xây dựng chứ không chỉ vào những thời điểm, giai đoạnnhất định hay khi có sự cố hoặc dư luận lên tiếng Nhằm phát hiện, ngăn ngừakịp thời những sự cố ảnh hưởng chất lượng công trình xây dựng Vì vậy, làmthế nào để nâng chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Namđang là câu hỏi mang tính cấp bách, là yêu cầu hết sức quan trọng trong giaiđoạn hiện nay

* Do vậy, cần thiết nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng

cao chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bản tỉnh Quảng Nam” để tìm hiểu, nghiên cứu về chất lượng công trình

xây dựng tại tỉnh Quảng Nam, cũng như đề xuất ra một số giải pháp nhằmhoàn thiện, nâng cao đồng thời khắc phục những bất cập còn tồn tại

2 Mục đích nghiên cứu

Đưa ra các giải pháp và phương thức để nâng cao chất lượng công trìnhxây dựng đồng thời phù hợp với điệu kiện kinh tế xã hội và năng lực conngười của địa phương

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trênđịa bàn tỉnh Quảng Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập tài liệu, khảo sát thực tế

- Phân tích tổng hợp

- Tham khảo nghiên cứu của những người đi trước kết hợp với kinhnghiệm qua quá trình công tác của bản thân

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Một thực tế đang tồn tại hiện nay trong ngành xây dựng cơ bản,không chỉ riêng ở tỉnh Quảng Nam, đó là “Tình trạng chất lượng công trìnhxây dựng kém chất lượng còn rất phổ biến” Chủ đầu tư ở cơ sở thường không

có kiến thức xây dựng cơ bản nên quá trình xây dựng phải hoàn toàn đi thuê

từ tư vấn thiết kế đến giám sát, nghiệm thu… nhiều sai phạm về chất lượngcông trình ở cơ sở, chủ đầu tư thường đổ hết trách nhiệm cho nhà thầu, tư vấnthiết kế, giám sát, thi công, một số chủ đầu tư rất lúng túng trong chỉ đạo,thường ỷ lại và dựa vào nhà thầu, ít có chính kiến của mình Mặt khác, chính

vì việc phân cấp mà các cơ quan quản lý nhà nước chưa can thiệp được nhiềutrong các khâu quan trọng khác của quá trình đầu tư xây dựng dẫn đến tìnhtrạng “thả gà ra đuổi”, nhiều công trình xây dựng cơ bản khép kín từ quyhoạch, quyết định đầu tư, khảo sát thiết kế, đấu thầu, thi công, quyết

Trang 11

toán Chẳng hạn, khâu giám sát thi công vì nể nang, quan hệ bạn bè nên dễthông cảm với nhau Khâu đấu thầu cũng thể hiện tính cục bộ quá trình đầu

tư Nhiều công trình dùng chỉ định thầu, hoặc đấu thầu một cách hình thức.Vẫn còn tồn tại tình trạng “đi đêm” giữa nhà thầu với chủ đầu tư và giữa cácnhà thầu với nhau Từ đó dẫn tới tình trạng chất lượng công trình xây dựngkém chất lượng

* Nên việc nghiên cứu thực trạng chất lượng công trình xây dựng sửdụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và tổng kết cáckinh nghiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, đểđưa ra “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng”,góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam mang ýnghĩa thực tiễn rất cao

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu thamkhảo, nội dung chính của luận văn có ba chương

Chương 1: Thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng sử dụngvốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Chương 2: Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng sử dụngvốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

1.1 Tình hình thực tế nghành xây dựng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

1.1.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương những năm gần đây

Một trong những mục tiêu quan trọng của phương hướng chung về pháttriển kinh tế - xã hội của Tỉnh là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tỉnh công nghiệp, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thànhphần kinh tế Trong những năm qua xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế làtích cực và rõ nét, nhất là cơ cấu ngành Tỷ trọng của khu vực công nghiệp vàdịch vụ chiếm trong tổng GDP đã tăng dần lên qua các năm, giảm tỷ trọngcủa khu vực nông nghiệp, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của ba khuvực và các ngành kinh tế

Theo báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng

bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX [8] thì nền kinh tế của Tỉnh giai đoạn

2010-2015 được duy trì với tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 11,5%/năm Cơcấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (công nghiệp - xây dựng và dịch

vụ chiếm 84%, nông nghiệp chiếm 16%) Thu ngân sách trên địa bàn vàonhóm các tỉnh khá của cả nước Các nhiệm vụ đột phá được tập trung lãnhđạo tổ chức thực hiện quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng, tạo thế

và lực để phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tới Đến năm 2020 Tốc độ tăngtrưởng GRDP bình quân (theo phương pháp tính mới) từ 10 - 10,5%/năm.GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt từ 75 – 80 triệu đồng (tương đương3.400 – 3.600 USD) Tỷ trọng các ngành trong GRDP: nông nghiệp khoảng10%, công nghiệp - xây dựng khoảng 46%, dịch vụ khoảng 44% Kim ngạch

Trang 13

xuất khẩu tăng bình quân trên 16%/năm Thu ngân sách trên địa bàn tăng bìnhquân trên 15%/năm Huy động vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm trên 30%GRDP.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc cơ cấu lại kinh tế và đầu tư công theo hướng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đột phá, ưu tiên cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, miền núi Giảm dần tỷ trọng đầu tư của Nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội; đồng thời mở rộng xã hội hóa đầu tư Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối giữa các vùng của tỉnh và với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và liên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm chuyển tiếp của tỉnh, phối hợp với Trung ương đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ 14D và Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang để đẩy mạnh hợp tác phát triển với các tỉnh của Lào và Thái Lan Phát triển kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị, nhất là đô thị tỉnh lỵ, hạ tầng khu vực nông thôn và miền núi; xúc tiến kêu gọi đầu tư nâng cấp Cảng Kỳ Hà, Cảng hàng không quốc tế Chu Lai thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước Nâng cấp hạ tầng các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, nhất

là ở khu vực Hội An, khu vực ven biển; đồng thời, mở rộng không gian phát triển du lịch về phía Nam và phía Tây của tỉnh Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính, viễn thông,

Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 của Hộiđồng nhân nhân tỉnh Quảng Nam [9] cũng ưu tiên:

- Xúc tiến các dự án mới về mở rộng không gian du lịch Nam Hội An,

Trang 14

khu liên hợp công nghiệp dệt may tại Khu công nghiệp Tam Thăng, côngnghiệp khí điện Tam Quang Tăng cường các mối quan hệ liên kết thúc đẩyphát triển khu vực công nghiệp - du lịch Hội An - Điện Nam - Điện Ngọc,Khu Kinh tế mở Chu Lai và thành phố Tam Kỳ.

- Tập trung xây dựng, phát triển nâng cấp hệ thống mạng lưới cơ sở hạtầng quan trọng; các dự án chống xói lở bờ sông, đê biển; hạ tầng kỹ thuật các

đô thị, khu công nghiệp và các khu, điểm du lịch, các khu neo đậu tàu thuyền,hậu cần nghề cá

- Tăng cường các sáng kiến về tăng trưởng xanh trong quy hoạch vàphát triển các đô thị động lực, đặc biệt là Hội An và Tam Kỳ theo hướng vănminh, hiện đại, đạt tiêu chí đô thị loại II Ưu tiên cải tạo, nâng cấp các trụcđường chính ra vào đô thị, đặc biệt là Hội An và Tam Kỳ bằng các chươngtrình từ ngân sách nhà nước và dự án ODA Phấn đấu xây dựng, phát triển các

số dự án theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhất là các trục giao thông khuvực miền núi như đường Tam Trà – Trà Cót, đường Trà My – Phước Thành,cầu Nông Sơn

- Hạ tầng các Khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục được quan tâm đầu

tư Toàn tỉnh hiện có 9 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích quy hoạch

Trang 15

4.734 ha Đến nay có 7 khu đã đi vào hoạt động, diện tích đất sử dụng khoảng1.026 ha, số lao động sử dụng khoảng 40.000 người Tỷ lệ lấp đầy các khucông nghiệp khoảng 51,2% Ngoài ra, có 55 cụm công nghiệp đang triển khaithực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động với diện tích 1.402 ha,trong đó diện tích đất công nghiệp 964 ha Tỉ lệ lấp đầy bình quân của cáccụm công nghiệp đi vào hoạt động đạt 66,4%.

Tuy nhiên cũng vì với rất nhiều dự án đã và đang được triển khai tronggiai đoạn vừa qua, công tác quản lý, sử dụng vốn tại tỉnh vẫn chưa được tốt,vẫn còn chậm giải ngân vốn đầu tư công Điển hình, theo Báo cáo giám sátđánh giá tổng thể 06 tháng đầu năm 2019 [1], còn nhiều dự án bị nợ khốilượng hoàn thành được Sở Kế hoạch và và Đầu tư tổng hợp từ báo cáo củacác chủ đầu tư là 1.218,2 tỷ đồng, giảm 11,5 tỷ đồng so với nợ khối lượnghoàn thành đến hết quý I năm 2019 (nợ khối lượng hoàn thành đến hết quý Inăm 2019 là 1.229,8 tỷ đồng), trong đó khối ngành tăng 20,2 tỷ đồng, khốihuyện giảm 31,8 tỷ đồng

Trang 16

ương) Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch 20,7 tỷ đồng.

- Cấp huyện: Nợ khối lượng hoàn thành 592,9 tỷ đồng, trong đó một sốhuyện có khối lượng nợ lớn như: Tam Kỳ 90,5 tỷ đồng, trong đó nợ từ ngânsách thành phố 81,1 tỷ đồng Tiên Phước 73,6 tỷ đồng, trong đó nợ từ ngânsách huyện 55,9 tỷ đồng Duy Xuyên 71,8 tỷ đồng, trong đó nợ từ ngân sáchcấp huyện 44,5 tỷ đồng Tây Giang 64,1 tỷ đồng, trong đó nợ từ ngân sáchcấp huyện 40,6 tỷ đồng Quế Sơn 49,8 tỷ đồng Nam Giang 49,4 tỷ đồng,trong đó nợ từ ngân sách huyện 45,6 tỷ đồng

1.1.2 Quy mô và số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn:

Theo [2] thì chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 03 năm gần đây đều nằmtrong top 10 tỉnh, thành phố có chỉ số tốt Kết quả thu hút đầu tư và phát triểndoanh nghiệp của tỉnh qua 03 năm tăng cao, số doanh nghiệp thành lập mới3.860 doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2018 số doanh nghiệp đang hoạt độngtrên địa bàn tỉnh lên hơn 6.900 doanh nghiệp (trong đó có 897 doanh nghiệphoạt động xây dựng), gấp 1,5 lần so với năm 2016, đạt 86,2% chỉ tiêu đề racho giai đoạn 2016-2020 Như vậy, khả năng sẽ hoàn thành trước hạn đối vớichỉ tiêu tăng trưởng doanh nghiệp

Cấp mới 61 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng

ký gần 331 triệu USD, nâng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực là

163 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 5,6 tỷ USD Cấp phép 230 dự án đầu tưtrong nước với tổng vốn đăng ký gần 68 nghìn tỷ đồng Các dự án tập trungphần lớn tại Khu KTM Chu Lai, các dự án du lịch ven biển và các cụm, khucông nghiệp tại các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Điện Bàn

Tuy nhiên, tại Quảng Nam, đa số doanh nghiệp có vốn đăng ký kinhdoanh không quá 15 tỷ đồng Trong 10 tháng đầu năm 2018, số lượng doanhnghiệp đăng ký tăng nhanh, nhưng mức vốn đăng ký bình quân chỉ đạtkhoảng 10 tỷ đồng/doanh nghiệp Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là xây dựng, dịch

Trang 17

vụ thương mại Thực trạng chung của các doanh nghiệp là công nghệ, trangthiết bị sản xuất, kinh doanh lạc hậu; Khả năng xúc tiến thương mại, tiếp cậnthị trường trong và ngoài nước yếu.

Để cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạotháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpđăng ký kinh doanh, thẩm định dự án đầu tư

Trên thực tế, khả năng tồn tại, phát triển hay phá sản của các doanhnghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh củachính các doanh nghiệp Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp phát triển, tỉnh cũng cần định hướng, tạo môi trường thông thoánghơn

Sự tồn tại của doanh nghiệp phải gắn liền với thương hiệu, uy tín trongsản xuất, kinh doanh, khắc phục dần tình trạng ‘ăn xổi, ở thì”

1.2 Thực trạng chất lượng công trình xây dựng tại tỉnh Quảng Nam trong những năm qua

Đối với các công trình xây dựng sau khi đưa vào khai thác, tuổi thọ củacông trình cũng như khả năng đáp ứng được yêu cầu sử dụng theo dự án đượcduyệt, phụ thuộc vào hai giai đoạn: Lập thẩm định dự án, triển khai thực hiệnxây lắp công trình và Quản lý trong quá trình khai thác (bảo trì, duy tu sửachữa ) Các giai đoạn thực hiện trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều chủthể tham gia đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ của công trình Công tácquản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hoạt động quản lý chấtlượng từ khâu lập dự án nghiên cứu khả thi đến các giai đoạn khảo sát, thiết

kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì và xử lý sự cố công trình xâydựng Căn cứ vào kết quả của quá trình thanh kiểm tra và qua các kênh thôngtin báo chí phản ánh, chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh QuảngNam còn các tồn tại sau

Trang 18

1.2.1 Một số sai phạm qua kết quả Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam phát hiện

* Năm 2017 Thanh tra Sở Xây dựng đã thanh tra các dự án:

- Dự án Cải tạo và nâng cấp mở rộng Trụ sở làm việc Ban Tuyên giáoTỉnh ủy, tỉnh Quảng Nam do Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Nam làm chủ đầutư

- Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.607, đoạn quaKm14+565,62-Km22+398-Giai đoạn 1 do Ban QLDA ĐTXD các công trìnhgiao thông làm chủ đầu tư

- Dự án Trường THPT Lê Quý Đôn do BQL dự án đầu tư xây dựngtỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư

Qua Thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm của của chủ đầu tư dự án,đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị thi công Qua đó phát hiện saiphạm về kinh tế: 479 300.855 đồng; Đã thu hồi vào ngân sách: 22.925.000đồng; Giá trị loại khỏi khối lượng xây dựng A - B đó ký đề nghị phê duyệtquyết toán: 456.375.855 đồng; Phạt vi phạm hành chính đơn vị tư vấn:20.000.000 đồng

* Năm 2018 Thanh tra Sở Xây dựng đã thanh tra các dự án:

- Trụ sở làm việc huyện ủy Nam Giang do BQL dự án đầu tư xây dựng

huyện Nam Giang làm chủ đầu tư

- Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc Báo Quảng Nam, do Báo QuảngNam làm chủ đầu tư

- Trụ sở làm việc UBND xã Điện Phước do BQL dự án đầu tư xâydựng thị xã Điện Bàn làm chủ đầu tư

- Cải tạo, sửa chữa nhà làm việc Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam do BanDân tộc tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư

Trang 19

- Trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An do Trường phổthông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.

- Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Quảng Nam do Trường Cao Kinh tế kỹ thuật tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư

đẳng Trường THPT Lương Thế Vinh, thị xã Điện Bàn do BQL dự án đầu

tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư

- Bệnh viên Nhi Quảng Nam do Sở y tế tỉnh Quảng Nam làm chủ đầutư;

Qua Thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm của của chủ đầu tư dự án,đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị thi công Tổng phát hiện saiphạm về kinh tế: 2.546.798.824 đồng Ra quyết định thu hồi: 525.561.768đồng; Đã thu hồi vào ngân sách: 260.254.768 đồng; Giá trị loại khỏi khốilượng xây dựng A-B đó ký đề nghị phê duyệt quyết toán: 2.098.316.056đồng Cụ thể qua quá trình Thanh tra phát hiện:

* Năm 2019 Thanh tra Sở Xây dựng đã thanh tra các dự án:

- Dự án Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam doBQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư Qua Thanh tra,kiến nghị thu hồi số tiền là: 24.000.000 đồng

- Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam Qua Thanh tra phát hiện saiphạm tổng số tiền là: 100.683.000 đồng trong đó loại khỏi giá trị quyết toánlà: 83.957.000 đồng, kiến nghị thu hồi số tiền là: 16.726.000 đồng

- Dự án đầu tư xây dựng công trình Trường mầm non Pà Căng do BanQuản lý Dự án BCC tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư đã có kết luận Thanhtra Qua Thanh tra, kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán số tiền là:268.733.215 đồng Xử phạt vi phạm hành chính Công ty tư vấn kiến trúc sốtiền là: 15.000.000 đồng, Xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần 2 - 9

Trang 20

số tiền là: 20.000.000 đồng, Xử phạt vi phạm hành chính Công ty trách nhiệmhữu hạn Hưng Phát số tiền là: 10.000.000 đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Giáo dục - Lao động xãhội Quảng Nam do Cơ Sở Cai nghiện ma túy Quảng Nam làm chủ đầu tư.Qua Thanh tra các hạng mục công trình ở giai đoạn I của Trung tâm Giáodục-Lao động xã hội Quảng Nam Tổng số tiền phát hiện sai phạm là:153.315.000 đồng, trong đó kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán số tiền là:130.315.000 đồng, kiến nghị thu hồi số tiền là: 23.000.000 đồng

- Mương thoát nước thôn Pơr’ning do Ban Quản lý dự án BCC tỉnhQuảng Nam làm chủ đầu tư Qua Thanh tra yêu cầu loại khỏi giá trị quyếttoán tổng số tiền là: 67.548 892 đ Kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính đốivới Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Trường Thịnh (Đơn vị tư vấn giám sátthi công ) số tiền là: 10.000.000 đồng

- Trường THPT Cao Bá Quát Qua Thanh tra kiến nghị thu hồi số tiền

là 67.761.000 đồng

- Nâng cấp Đường nội bộ thôn Đắc Ngọn do Ban Quản lý dự án BCCtỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư Qua Thanh tra kiến nghị loại khỏi giá trịquyết toán số tiền là: 70.439.000 đồng Xử phạt vi phạm hành chính đối vớiCông ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bảo Quân số tiền là: 150.000.000 đồng,

xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bắc Ái sốtiền: 10.000.000 đồng

- Trạm Y tế xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước do BQL dự án huyện TiênPhước làm chủ đầu tư Qua Thanh tra kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán sốtiền là: 100.846.000 đồng

- Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi qua Thanh tra kiến nghị loại khỏi giátrị quyết toán số tiền là: 25.514.933 đồng

Trang 21

- Trường Chính trị Quảng Nam qua Thanh tra kiến nghị thu hồi số tiền là:29.254.200 đồng Kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán số tiền là: 43.241.856đồng.

1.2.2 Một số công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kém chất lượng qua phản ảnh của báo chí

* Theo phản ánh của báo Nhân dân điện tử ngày 20/06/2018 vàBaomoi.com - Tuyến ĐT.607, đoạn qua Km14+565,62-Km22+398 chấtlượng kém, mất an toàn giao thông:

- Từ khi đưa vào khai thác (đầu năm 2017) đến nay, tuyến quốc lộ đoạntránh thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đã bị xuống cấp và hư hỏng, rạn nứttrên một số đoạn mặt đường bê - tông nhựa, lún theo vệt bánh xe, nhiều hạngmục không bảo đảm theo thiết kế

- Qua kiểm tra, Thanh tra Bộ GTVT đã phát hiện công trình có nhiềusai sót, một số hạng mục không bảo đảm, nhiều đoạn tuyến bị xuống cấp, chấtlượng kém và mất an toàn giao thông Về mặt hồ sơ, dự phòng phí trong tổngmức đầu tư bằng 15% không phù hợp (theo quy định, dự phòng dự án bằng10% đối với dự án thực hiện trong hai năm) Việc phân khai khối lượng đểđiều chỉnh giá dự toán còn thiếu khối lượng và có sự chênh lệch khi xác địnhgiá trị trong dự toán Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư, tư vấngiám sát phê duyệt, gói thầu R6 (từ km 7 + 200 đến km 9) không thể hiệnđường công vụ nhưng trong hồ sơ dự toán chi phí điều chỉnh có hạng mụcđường công vụ Bản vẽ thi công các cống trên tuyến chưa có sự thống nhất;diện tích đắp đất K95 (cùng cao độ) chưa phù hợp giữa thiết kế kỹ thuật vàthiết kế bản vẽ thi công Theo thực trạng hồ sơ hoàn công lưu trữ tại đơn vị,Thanh tra Bộ phát hiện các đơn vị thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kếchưa tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng,quá trình lưu trữ, cung cấp hồ sơ của đơn vị chưa tốt Kết quả kiểm định, tại

Trang 22

một số vị trí thí nghiệm, nhiều chỉ tiêu không đạt yêu cầu như độ chặt nềnđường lớp đắp K95, K98, chỉ số dẻo lớp đắp K95, chiều dầy, độ chặt bê-tôngnhựa, Ðến nay, hợp đồng có nhiều thay đổi nhưng chưa cấp giấy chứngnhận đầu tư điều chỉnh.

* Theo báo VnExpress.net ngày 10/3/20018 phản ánh; Quảng Nam có

06 công trình mới xây dựng đều có sai phạm:

- Kiểm tra 06 công trình (trụ sở, trường học, nhà bảo tàng ) vừa xâydựng trong vài năm gần đây, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đã pháthiện tất cả đều sai phạm

- Phần lớn các công trình này (4/6 công trình) đều chỉ định thầu sai quyđịnh Trong số đó 2 công trình đã được làm rõ sai phạm trong quyết toán và

đã yêu cầu phải thu hồi 80 triệu đồng

- Đặc biệt công trình Chi cục Dân số - KHHGĐ bị thấm dột phần mái,bong tróc nhiều gạch lát sàn và hàng rào xung quanh bị hỏng Trụ sở khuđoàn thể (Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh) vừa đưa vào

sử dụng năm 2015 nay đã có biểu hiện xuống cấp: Mái nhà bị võng dột nhiềuchỗ, nền nhà bị lún nứt, hệ thống nhà vệ sinh đã hư hỏng và có khu vực khôngcòn sử dụng được

1.3 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Nam

* Chất lượng lập dự án đầu tư: Nhìn chung còn thấp, một số dự án thiếucác cơ sở, luận cứ khoa học khách quan, thiếu các số liệu điều tra khảo sát cậpnhật, thiếu các số liệu báo cáo chính xác, do đó tính khả thi của dự án chưacao, do đó không xác định được chính xác tổng mức vốn đầu tư Một số ít dự

án lập còn theo ý chủ quan của chủ đầu tư

* Chất lượng thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán còn sai sót như: Chi tiếtkiến trúc còn sơ sài, phương án kết cấu còn thiên về an toàn làm cho hiệu quả

Trang 23

đầu tư thấp, công trình xấu và lãng phí Chất lượng lập dự án còn nhiều saisót, hiện tượng bỏ sót khối lượng là phổ biến, một số công trình đấu thầukhông có điều chỉnh giá, nhà thầu phải bù phần thiếu hụt đó dẫn đến chấtlượng thi công công trình đạt thấp.

* Trình tự đầu tư xây dựng còn vi phạm: Một số dự án do yêu cầu cấpbách phải đầu tư bố trí vốn khi chưa có dự án Thực hiện công tác đấu thầu vàchỉ định thầu chưa nghiêm Hàng năm ít các gói thầu tổ chức đấu thầu rộngrãi, chủ yếu tổ chức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu Nhà thầu thiếu tínhcạnh tranh, hiệu quả về giá thành công trình đạt thấp

Nói chung có các nguyên nhân chính sau ảnh hưởng đến chất lượng côngtrình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Nam, cụ thể nhưsau:

1.3.1 Quá trình chuẩn bị đầu tư

* Tiến độ còn rất chậm, đặc biệt là một số ngành phải chờ thủ tục đểphân bổ sau mặc dù đây là năm thứ 2 Hội đồng nhân dân tỉnh nghị quyết cholui thời điểm hoàn thành thủ tục xây dựng cơ bản so với quy định của Chínhphủ nhưng vẫn không rút được kinh nghiệm Các huyện không xây dựng kếhoạch chuẩn bị đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt mà tự phát duyệt nhiềucông trình nhỏ lẻ, dưới 5 tỷ gây sức ép lớn về vốn đầu tư trên địa bàn huyện,thị

* Thực hiện chuẩn bị đầu tư một cách tràn lan, không thực hiện đúng

kế hoạch đã giao đầu năm, kể cả các dự án chuẩn bị đầu tư do tỉnh phê duyệt

Ví dụ thực hiện 9 tháng đầu năm 2018 có 86% số dự án được duyệt là các dự

án có chủ trương thực hiện ngoài kế hoạch Tình trạng này cũng phổ biến ởcấp huyện

* Do sự phân cấp quản lý đầu tư nên sự phối hợp giữa các cấp, cácngành vẫn chệch choạc, lập và thẩm định dự án bị chồng lấn, ngành lập rồi

Trang 24

huyện lại lập, dự án kênh mương chồng lấn lên dự án giao thông gây lãng phí,kênh mương làm rồi quy hoạch công nghiệp và xây dựng các công trình kháclại đập đi phá bỏ.

* Trong khâu lập và thẩm định các dự án đối với cấp huyện còn yếukém do đội ngũ cán bộ năng lực bất cập làm không đúng quy trình, quy môkhông phù hợp, nguồn vốn ghi lẫn lộn không đúng luật ngân sách Dự án cóquy mô lớn hơn mức được phân cấp thì tách nhỏ để lập và duyệt

* Chủ trương của Chính phủ cho bù giá nhiên, vật liệu đã xuất hiệnnhiều vấn đề gây thất thoát lớn nguồn vốn ngân sách nhà nước Nhiều dự án(công trình) mặc dù được triển khai từ những năm trước, đã quá thời hạn hợpđồng nhưng chủ đầu tư, nhà thầu thông đồng với nhau cố tình đẩy thời giannghiệm thu khối lượng về sau để được bù trượt giá vật liệu Do vậy, nhiều dự

án tìm mọi nguyên nhân để được kéo dài thời gian hợp đồng, gây thất thoátnguồn vốn ngân sách nhà nước Khối lượng dự án điều chỉnh, bổ sung quánhiều gây sức ép và quá tải đối với các đơn vị thẩm định

* Chuẩn bị đầu tư theo quy định mới của Luật Xây dựng và các nghịđịnh hướng dẫn mặc dù đã có những văn bản điều chỉnh nhưng vẫn còn quánhiều tồn tại, mà thể hiện tổng quát nhất là "lực lượng sản xuất không cập vớiquan hệ sản xuất" Cụ thể: Một số khái niệm trong các văn bản hướng dẫnthực hiện chưa rõ ràng, cơ chế giao chủ đầu tư tự quyết định phê duyệt Thiết

kế - Dự toán còn bất cập, giao quyền quá nhiều, gây thất thoát vì nhiều chủđầu tư năng lực kém trong một số lĩnh vực xây dựng cơ bản, chất lượng sảnphẩm tư vấn còn thấp, do năng lực hạn chế Một số định mức, đơn giá trongthông báo chưa hợp lý dẫn tới dự toán công trình không chính xác Vẫn cònhiện tượng thông đồng giữa đơn vị tư vấn, chủ đầu tư và đơn vị thi công

* Công tác triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư rất chậm, nhất là một sốlĩnh vực như: Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ, Y tế, Văn hoá thể thao

Trang 25

(ví dụ có công trình dự kiến bố trí kế hoạch vốn 2018 và được Hội đồng nhândân nghị quyết cho lui thời điểm hoàn thành thủ tục xây dựng cơ bản theo quyđịnh đến 31/3/2018, nhưng vẫn không hoàn thành).

* Trong giai đoạn vừa qua còn phát sinh nhiều công trình chuẩn bị đầu

tư ngoài kế hoạch, như trong năm 2020 có 89 dự án được bổ sung ngoài kếhoạch, cụ thể từng lĩnh vực: Nông lâm nghiệp, Thuỷ sản có 47 dự án; Giaothông, Điện: 13 dự án và Văn hoá - Xã hội có 29 dự án bổ sung ngoài kếhoạch

* Việc chủ đầu tư tự phê duyệt thiết kế - dự toán đang phát sinh nhiềuvấn đề, các đơn vị tư vấn xây dựng được thành lập ồ ạt, chất lượng tư vấnkhông đảm bảo Nhiều hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán được chủ đầu tư thuêthẩm định đại khái, gần như hợp thức hoá Việc này dễ dàng cho các đơn vịthi công móc ngoặc với tư vấn thiết kế để làm lợi cho chính họ và gây thấtthoát ngân sách nhà nước Bên cạnh đó công tác giám sát chất lượng côngtrình cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm, các đơn vị tư vấn không có đủ lực lượng

và năng lực theo quy định, giám sát công trình một cách qua loa, không đảmbảo kỹ thuật

1.3.2 Công tác quản lý đầu tư xây dựng của một số Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư

* Do công tác quản lý đầu tư xây dựng của một số Ban quản lý dự áncủa chủ đầu tư còn hạn chế nên dẫn đến các hiện tượng vi phạm các quy định

về quản lý chất lượng, quy trình xây dựng của các chủ đầu tư, các nhà thầucòn khá phổ biến như:

- Các chủ đầu tư còn thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên, liên tụcnhằm ngăn ngừa những sai phạm kỹ thuật, đảm bảo nghiệm thu khối lượng,chất lượng của công tác xây lắp của các nhà thầu thực hiện theo thiết kế đượcduyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn xây dựng

Trang 26

- Các quy trình nghiệm thu chưa được tuân thủ một cách chặt chẽ, cậpnhật hồ sơ nghiệm thu còn thiếu và chậm.

- Đối với các nhà thầu thiếu các biện pháp tự kiểm tra chất lượng về vậtliệu, cấu kiện sản phẩm đưa vào xây lắp công trình Thiếu chứng chỉ về chấtlượng vật tư, vật liệu xây dựng

- Theo số liệu thông báo của Sở Xây dựng qua kiểm tra một số côngtrình sử dụng vật liệu không đúng phẩm cấp quy định như: Gạch không đảmbảo mác, sỏi và cát không đúng chủng loại yêu cầu

- Trong thực tế phương thức đấu thầu chưa được áp dụng rộng rãi,nguyên nhân có nhiều song chủ yếu là việc xác định dự toán làm giá chuẩn,giá trần để xem xét giá trúng thầu còn chậm, thiếu chính xác Việc bố trí kếhoạch đấu thầu không theo tiến độ dự án là một trở ngại phổ biến làm choviệc triển khai diễn ra khó khăn Hơn nữa, thủ tục đấu thầu còn phải trải quanhiều khâu, trình tự đấu thầu chưa hợp lý, gây ách tắc, trì trệ trong việc triểnkhai dự án cũng như kế hoạch đấu thầu hàng năm, gây phiền hà cho chủ đầu

tư cũng như các đơn vị tham gia đấu thầu

1.3.3 Công tác khảo sát, giám sát khảo sát, thiết kế

- Công tác khảo sát địa chất, hiện tượng không thực hiện khảo sát,không lập nhiệm vụ khảo sát diễn ra khá phổ biến ở các công trình tuyếnhuyện, xã Phương án kỹ thuật khảo sát địa chất không hợp lý về vị trí, số lỗkhoan và chiều sâu khoan

- Công tác khảo sát địa hình, nhiều công trình sử dụng bản đồ địa chínhkhông đảm bảo về cao độ hoặc không tuân thủ các quy định về truyền dẫncốt, bảo vệ mốc, không dùng hệ toạ độ để định vị,… gây hậu quả về kiến trúc

và sai lệch trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Trang 27

- Công tác giám sát khảo sát, hầu hết các chủ đầu tư đều không thuê tưvấn giám sát khảo sát mà nếu có cũng chỉ mang tính hình thức nên dẫn đếnchất lượng khảo sát không đảm bảo như đã nêu ở trên.

- Nhiều công trình thiết kế nhưng không tính toán kết cấu (Hồ sơ thiết

kế công trình ở tuyến huyện, xã hầu hết không có bản tính kết cấu, thườngthiên về quá an toàn gây lãng phí), tính toán không chính xác, áp dụng sai quychuẩn, tiêu chuẩn Dẫn đến nhiều tồn tại như kết cấu không an toàn về chịulực, kết cấu quá an toàn gây lãng phí, không an toàn sử dụng Chất lượng thiết

kế kiến trúc cũng có những vấn đề như: Nhiều công trình không được nghiêncứu kỹ về hình thái kiến trúc, mặt bằng, công năng sử dụng và những chi tiếttrang trí…

- Việc tính dự toán cũng nhiều sai sót, tình trạng tính thiếu hoặc thừakhối lượng, sai đơn giá, giá vật tư, áp dụng không đúng chế độ chính sách, sửdụng vật liệu không phù hợp với cấp công trình cũng xẩy ra thường xuyên

1.3.4 Công tác đấu thầu, chỉ thầu còn nhiều bất cập

- Thực tế cho thấy nhiều công trình trên địa bàn tỉnh tuy mang tính chất

là đấu thầu nhưng mang tính hình thức, vẫn còn nhiều cơ chế xin cho, dẫn đếntình trạng nhiều nhà thầu tuy không có năng lực nhưng vẫn trúng thầu

- Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và bên mời thầu còn hạn chế về trình

độ chuyên môn, đùn đẩy trách nhiệm cho tư vấn và cơ quan thẩm định, thiếutính chuyên nghiệp trong quản lý thực hiện hợp đồng, như: Không kiểm tra,

rà soát kỹ chất lượng của sản phẩm tư vấn trước khi trình duyệt, không thểhiện và bảo vệ quan điểm khi đánh giá xét thầu, quản lý hợp đồng còn tuỳ tiện

và dễ dãi

- Hầu hết các gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng chưa thểhiện được tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế (tiết kiệm thông qua đấu thầukhông cao giảm khoảng 2 - 2,5% so với giá gói thầu), hiện tượng đấu thầu

Trang 28

hình thức vẫn còn tiếp diễn, trình tự thực hiện chỉ định thầu không đúng, đăngtải các thông tin trong đấu thầu không đúng phương tiện quy định.

- Đội ngũ những người làm công tác tư vấn đấu thầu trên địa bàn tỉnhkhông những ít về số lượng, năng lực kinh nghiệm còn hạn chế mà tinh thầntrách nhiệm còn thấp, chưa phát huy được vai trò của tư vấn, như: Chất lượngcác sản phẩm tư vấn đấu thầu luôn phải chỉnh sửa nhiều lần, làm kéo dài thờigian thẩm định, còn có hiện tượng tư vấn chưa khách quan và công bằngtrong đánh giá xét thầu, phụ thuộc vào “chỉ đạo” của chủ đầu tư và đơn vịđược “dự kiến” trúng thầu

- Công tác thẩm định các nội dung trong đấu thầu: Chưa đánh giá hếtcác sai sót của các hồ sơ dự thầu, chậm phát hiện và chưa mạnh dạn, kiênquyết trong việc đề xuất xử lý các sai phạm của chủ đầu tư, bên mời thầu và

tư vấn đấu thầu, còn có sự châm chước, nể nang khi thẩm định kế hoạch đấuthầu và hồ sơ mời thầu

- Lĩnh vực đấu thầu tư vấn trong những năm qua còn yếu, đa số việcchỉ định nhà thầu tư vấn lập dự án và nhà thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật - dựtoán được thực hiện kết hợp trong quyết định phê duyệt dự án là chưa đúngquy định, cần khắc phục, cá biệt, một số công trình có chi phí tư vấn lập thiết

kế kỹ thuật - dự toán vượt 500 triệu đồng nhưng không tổ chức đấu thầu lại

mà chỉ định thầu

- Đa số các công trình chưa hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằngnhưng đã đề nghị cho đấu thầu, khởi công, gây khó khăn cho các nhà thầu,tiến độ phải kéo dài

- Một số công trình đồng ý cho kéo dài tiến độ là đúng bởi không do nhàthầu gây ra nhưng gần đây nhiều công trình đã “mượn gió bẻ măng”, cố tình xinkéo dài tiến độ để được hưởng chế độ bổ sung dự toán không đúng quy định,một số đơn vị trúng thầu nhưng năng lực thực sự không có nên đã bán lại công

Trang 29

trình cho đơn vị khác để thu lời làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ côngtrình.

- Công tác báo cáo về đấu thầu còn yếu kém trong nhiều năm, chấtlượng nội dung báo cáo sơ sài, số liệu không đảm bảo tính đầy đủ và trungthực, báo cáo không kịp thời hoặc không làm báo cáo

1.3.5 Công tác thi công

- Bắt nguồn từ công tác chỉ thầu đấu thầu, nhiều nhà thầu tuy không đủnăng lực về kinh nghiệm, con người, tài chính, máy móc phục vụ thicông vẫn trúng thầu, nên dẫn đến tình trạng thi công bớt xén, cố tình sử dụngvật liệu, vật tư sai, giảm đường kính cốt thép, cường độ của gạch xây, độ sạchcủa cốt liệu; hiện tượng dùng hàng giả, hàng nhái, không tuân thủ hồ sơ thiết

kế được duyệt và tiêu chuẩn kỹ thuật sẩy ra rất phổ biến

- Đối với nhà thầu xây dựng có hai dạng chủ yếu: Các công ty Nhànước (đã cổ phần hoặc chưa cổ phần) cơ bản đảm bảo bộ máy, nhưng phòng

kỹ thuật của công ty hầu như không hoạt động gắn với công trường Các công

ty trách nhiệm hữu hạn hầu hết không đảm bảo bộ máy, có một số công tykhông có bộ máy quản lý chất lượng Nhiều trường hợp giám đốc công ty sắm

đủ các vai, nhưng chủ yếu ở “vai ngoại giao”, còn công trình thì giao cho thợđầu cánh chỉ huy (sảy ra nhiều ở các công trình nông thôn) ngoài ra nhà thầukhông chấp hành các quy định về công tác quản lý chất lượng, không lập kếhoạch và biện pháp đảm bảo chất lượng

1.3.6 Công tác giám sát thi công

Tình trạng nhiều nhà thầu giám sát do nhà thầu thi công giới thiệu chochủ đầu tư hoặc do các mối quan hệ khác mà nhận được giám sát chứ khôngphải dựa trên năng lực thực tế, dẫn đến tình trạng giám sát qua loa, hình thứcchưa làm hết trách nhiệm

Trang 30

1.3.7 Công tác kiểm định vật liệu vật tư

Qua kiểm tra thực tế, hầu hết các công trình ở cấp huyện, cấp xã đềukhông có mẫu đối chứng theo quy định, nhiều công trình thi công xong màvẫn không có kết quả kiểm định vật liệu vật tư đưa vào công trình

1.3.8 Công tác bàn giao đưa vào sử dụng

Hầu hết các công trình không được chủ sử dụng thực hiện bảo trì.Nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng (thấm dột, mốc tường, lún nền, thiết

bị vệ sinh, điện bị hư hỏng, cửa bị cong vênh, nứt tường, trần nhà, )

1.3.9 Trong quá trình phân bổ và sử dụng vốn đầu tư

- Thất thoát trong sử dụng vốn: Quyết định đầu tư vội vàng thiếu chínhxác, do tính cấp bách, một số công trình vẫn phải áp dụng hình thức vừa thiết

kế vừa thi công Việc lập và thẩm định dự án chưa được sát thực tế, để phátsinh tăng quá lớn Nhiều khi bên B lợi dụng những sơ hở này mà khai quá sovới tỷ lệ tăng thực tế Nếu bên A thiếu kinh nghiệm hoặc giám sát thi côngkhông chặt chẽ sẽ dễ chấp nhận khối lượng bên B giao cho một cách thiếu căn

cứ, gây tổn thất lớn mà vẫn không kiểm soát được chất lượng công trình

- Một thực tế tồn tại trong ngành xây dựng cơ bản hiện nay, không chỉriêng ở tỉnh Quảng Nam, đó là các công trình xây dựng cơ bản khép kín từquy hoạch, quyết định đầu tư, khảo sát thiết kế, đấu thầu, thi công, quyếttoán Chẳng hạn khâu giám sát thi công vì nể nang, quan hệ bạn bè nên dễthông cảm với nhau Khâu đấu thầu cũng thể hiện tính cục bộ quá trình đầu

tư Nhiều công trình dùng chỉ định thầu, hoặc đấu thầu một cách hình thức đểtạo thêm việc làm cho người trong nhà Vẫn còn tồn tại tình trạng “đi đêm”giữa nhà thầu với chủ đầu tư và giữa các nhà thầu với nhau Từ đó dẫn tớitình trạng thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Chính sách bố trí vốn đầu tư theo các ngành kinh tế chưa hợp lý, phântán, đưa số dự án công trình vào kế hoạch đầu tư quá lớn, không có đủ vốn để

Trang 31

đảm nhận hoàn thành công trình nên số vốn nợ đọng ở khâu xây dựng cơ bản

dở dang hàng năm tương đối nhiều mà không phát huy được hiệu quả củacông trình dẫn đến lãng phí vốn đầu tư

- Khoảng cách giữa thời gian giao kế hoạch và triển khai kế hoạch cònlớn, do vậy làm đình trệ nhiều định hướng có liên quan đến công trình Khâu

kế hoạch cũng là một khâu gây nên thất thoát vốn đầu tư, nhìn chung việc bốtrí và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm còn bộc lộ nhiều nhược điểm như:

+ Phân phối vốn đầu tư còn mang tính chất phân chia, dẫn đến bố trí kếhoạch phân bổ vốn không theo tiến độ thực hiện dự án thực tế

+ Thiếu kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản tổng quát

+ Triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm chậm, điều đó dẫn tới hiệntượng giải ngân vốn đầu tư vẫn còn chậm

- Tình hình trên dẫn đến nợ đọng gây khó khăn cho ngân sách nhà nước

và làm cho các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng khó khăn vềvốn vì không thể thanh quyết toán được

- Công tác quản lý của chủ đầu tư: Ban quản lý dự án là người đại diệncho chủ đầu tư, nhưng không phải là chủ đầu tư đích thực nên thiếu sự ràngbuộc về trách nhiệm quản lý tài sản, kể cả trách nhiệm bảo toàn vốn đầu tưkhi dự án đi vào hoạt động bởi họ thiếu ý thức tiết kiệm trong tính toán, chitiêu mà thiên về chủ nghĩa “cá nhân”, điều này cũng là một nguyên nhân dẫnđến thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản

1.3.10 Trong công tác thanh quyết toán vốn đầu tư

- Khâu này là khâu cuối cùng của công cuộc đầu tư, những tiêu cựctrong khâu này như nghiệm thu và quyết toán không phản ánh đúng hiện thực

về giá cả, chủng loại nguyên vật liệu, công tác thanh quyết toán trong đầu tưxây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua tuy đã tiến bộ songcòn chậm, nhiều công trình đã hoàn thành từ năm 2015 - 2016 nhưng vẫn

Trang 32

chưa được quyết toán Nguyên nhân là do chưa đủ thủ tục để tiến hành thanhtoán và do chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan những năm này không quy

rõ được trách nhiệm, không biến chuyển nhiều, còn nhiều bế tắc

- Vấn đề nợ đọng trong đầu xây dựng cơ bản là vấn đề vô cùng bứcxúc Nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản Quảng Nam trong giai đoạn 2007

- 2017 là 598 tỷ đồng, trong đó công trình do cấp xã làm chủ đầu tư là 86 tỷđồng, nhà nước hỗ trợ theo cơ chế là 33 tỷ đồng, còn 53 tỷ đồng do các xãphường thanh toán, công trình do cấp tỉnh, huyện làm chủ đầu tư là 453 tỷđồng, ngân sách tỉnh phải thanh toán, bao gồm nợ khối lượng hoàn thành đưavào sử dụng chưa quyết toán là 351 tỷ đồng và nợ khối lượng đã quyết toánxong là 102 tỷ đồng, khối lượng nông nghiệp nông thôn là 21 tỷ đồng, côngtrình quyết toán là 7,5 tỷ đồng và chậm phân lũ là 97 tỷ đồng, so với các tỉnhkhác như Đà Nẵng, Huế nợ trên 500 tỷ, Quảng Ngãi, Nghệ An nợ 324-461 tỷđồng thì khối lượng nợ của Quảng Nam thấp hơn, chứng tỏ công tác quản lýđầu tư xây dựng cơ bản của Quảng Nam khá tốt Tuy nhiên, cần xem xétnguyên nhân dẫn đến nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản để có các giảipháp tích cực nhằm hạn chế tình trạng này

Trang 33

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT

LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.

2.1 Cơ sở pháp lý:

Ở nước ta, Hệ thống văn bản pháp luật xây dựng hiện hành gồm Luậtxây dựng, các văn bản dưới luật như các Nghị định, thông tư, các quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ xây dựng …; Luật nhà ở; Luật đầutư; Luật đấu thầu; Luật doanh nghiệp Dưới đây chỉ nêu một vài văn bản điểnhình quy định về quản lý chất lượng các công trình xây dựng ở Việt Nam

2.1.1 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 [3]:

Luật này quy định về hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa vụ của tổchức cá nhân, đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng

Luật xây dựng ra đời là kết quả tất yếu của sự nổ lực, quyết tâm củaĐảng, Chính phủ, và các cơ quan ban ngành chức năng có thẩm quyền, nhằmthực hiện công cuộc đổi mới theo xu hướng pháp chế hoá ngành xây dựngViệt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tiếntrình hội nhập quốc tế

Để Luật xây dựng thực sự đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò điềuchỉnh tích cực đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi rất nhiều ởcông tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật Công việc này khôngphải là nhiệm vụ của một cấp, một ngành hay một cơ quan mà là của toàn xãhội Pháp luật nói chung, đặc biệt là pháp luật xây dựng, khi được tuyêntruyền rộng rãi, giải thích sâu sát tới người dân sẽ là công cụ hữu hiệu để tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trongviệc quản lý xây dựng

Trang 34

2.1.2 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ: Về quản lý chất lượng công trình xây dựng[4]

Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượngcông trình xây dựng; áp dụng đối với chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức và các cánhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảohành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ ViệtNam

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số

209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xâydựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thay thế Khoản 4Điều 13, Điều 18 và Điều 30 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

2.1.3 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng [6]

Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm định,phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựngcông trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng

Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình: Quản lý thi công xâydựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xâydựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn laođộng trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng Riêng quản lýchất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định về quản

lý chất lượng công trình xây dựng

Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình: Công trình xây dựng trướckhi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng Tiến độ thi công xây

Trang 35

dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chấtlượng công trình

Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho

dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng Trường hợp kéodài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và

bị phạt vi phạm hợp đồng

Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: Việc thi công xâydựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhàthầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công

và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệmthu, thanh toán theo hợp đồng Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dựtoán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xâydựng phải xem xét để xử lý Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sáchnhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng côngtrình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết địnhđầu tư để xem xét, quyết định

Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng: Nhà thầu thi côngxây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên côngtrường xây dựng Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bênthì phải được các bên thỏa thuận Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo,hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động Đối với một số côngviệc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấychứng nhận đào tạo an toàn lao động Nghiêm cấm sử dụng người lao độngchưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động

Quản lý môi trường xây dựng: Nhà thầu thi công xây dựng phải thực

Trang 36

hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên côngtrường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi,chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường Đối với những công trìnhxây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọnphế thải đưa đến đúng nơi quy định.

2.1.4 TCVN 5637: 1991: Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng nguyên tắc cơ bản đối với đơn vị nhận thầu thi công[11]

-2.1.4.1.Quy định chung

a) Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc chung về quản lý chất lượngcông trình xây dựng trong suốt quá trình xây dựng, kể cả thời gian chuẩn bịxây dựng, đến bàn giao công trình đưa vào sử dụng và trong thời gian bảohành; nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế và yêu cầu kỹthuật

b) Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hoặc sửa chữacủa các ngành, các cấp, các tổ chức, kể cả tư nhân, được xây dựng bằng bất kìnguồn vốn nào, đều phải thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn này

c) Khi thực hiện quản lý chất lượng xây lắp công trình phải:

- Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước về chất lượng công trình

- Chấp hành các luật pháp liên quan và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng

- Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng và chất lượng công trình.Việc quản lý chất lượng phải kịp thời, khách quan, thận trọng, chính xác

- Tôn trọng chức trách của các tổ chức liên quan trong việc quản lý chấtlượng Kịp thời thông báo ngăn chặn các sai phạm kỹ thuật có nguy cơ làm hưhỏng, giảm cấp công trình hoặc gây sự cố nguy hiểm cho công trình

- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thưởng phạt trong việc bảo đảm chấtlượng công trình theo điều lệ quản lý xây dựng cơ bản

Trang 37

d) Việc phân loại, đánh giá chất lượng công tác xây lắp, chất lượngcông trình thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình hiện hành.

Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm bảo đảm chất lượng từng công tác xâylắp cũng như toàn bộ công trình theo đúng thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật

e) Tổ chức nhận thầu, tổ chức giao thầu có trách nhiệm thực hiện bàngiao công trình,đưa vào sử dụng đúng tiến độ

2.1.4.2.Hệ thống quản lý chất lượng công trình

a) Tổ chức nhận thầu xây lắp, tổ chức giao thầu, tổ chức (hoặc đại diện)thiết kế phối hợp thực hiện quản lý chất lượng trên hiện trường xây dựng Đây

là hệ thống quản lý chất lượng cấp cơ sở (sau đây gọi là cấp cơ sở) Hệ thốngnày quản lý trực tiếp và có tác động quan trọng đối với chất lượng công trình

b) Các Bộ, Ngành có nhiều công trình quan trọng, có lực lượng xâydựng lớn cần tổ chức cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng Các cơ quanquản lý Nhà nước về xây dựng ở các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trungương phối hợp thực hiện quản lý chất lượng các công trình thuộc Bộ, Ngành

và địa phương, đây là hệ thống quản lý chất lượng cấp Ngành và địa phương(Sau đây gọi tắt là cấp Ngành và địa phương)

c) Cơ quan được Chính phủ giao chức năng thống nhất quản lý Nhànước về xây dựng cơ bản có trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước về chấtlượng công trình trong toàn ngành xây dựng (sau đây gọi tắt là cấp thống nhấtquản lý Nhà nước)

2.1.4.3 Nội dung quản lý chất lượng xây lắp công trình ở cấp cơ sở

a) Tổ chức nhận thầu xây lắp có trách nhiệm chủ yếu đảm bảo chấtlượng công trình xây dựng Tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của côngtrình, tổ chức các bộ phận thi công, kiểm tra giám sát phù hợp với yêu cầuxây dựng

b) Nội dung chủ yếu về quản lý chất lượng của các tổ chức nhậnthầu bao gồm:

Trang 38

Nghiên cứu kỹ thiết kế, phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý, pháthiện những vấn đề quan trọng cần đảm bảo chất lượng.

Làm tốt khâu chuẩn bị thi công Lập biện pháp thi công đối vớinhững công việc hoặc bộ phận công trình quan trọng và phức tạp về kỹthuật Lập các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác xây lắp

Tìm nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiệnbảo đảm tiêu chuẩn chất lượng Tổ chức kiểm tra thí nghiệm vật liệuxây dựng theo quy định Không đưa vật liệu không đảm bảo chất lượng vàocông trình

Lựa chọn cán bộ kỹ thuật, đội trưởng, công nhân đủ trình độ và kinhnghiệm đối với công việc được giao Tổ chức đầy đủ bộ phận giám sát, kiểmtra kỹ thuật

Tổ chức kiểm tra nghiệm thu công tác xây lắp theo đúng quy định củatiêu chuẩn, quy phạm thi công, đặc biệt những bộ phận khuất và quan trọng.Sửa chữa những sai sót, sai phạm kỹ thuật một cách nghiêm túc

Phối hợp và tạo điều kiện cho sự giám sát kỹ thuật của các đại diệnthiết kế và bên giao thầu

Thực hiện đầy đủ các văn bản về quản lý chất lượng trong quá trình thicông: Sổ nhật kí công trình, biên bản thí nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện,bán thành phẩm xây dựng, biên bản kiểm tra, nghiệm thu hoàn công và cácvăn bản có liên quan khác

Tham gia Hội đồng nghiệm thu cơ sở

Tổ chức điều hành có hiệu lực các lực lượng thi công trên hiện trường,thống nhất quản lý chất lượng đối với các bộ phận trực thuộc Báo cáo kịpthời những sai phạm kỹ thuật, những sự cố ảnh hưởng lớn đến chất lượngcông trình

Trang 39

c) Báo cáo sự cố kỹ thuật nghiêm trọng hoặc sụp đổ công trình Khi có

sự cố hư hỏng hoặc đã xảy ra sụp đổ công trình hoặc bộ phận công trình, đơn

vị thi công và ban quản lý công trình phải báo cáo ngay cho cấp trên trực tiếp

và báo cáo cho cơ quan quản lý chất lượng cấp Ngành - địa phương Thờigian gửi báo cáo không được chậm hơn 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố

Sự cố kỹ thuật phải được giữ nguyên hiện trạng cho tới khi có đại diện

cơ quan giám định có thẩm quyền đến làm việc Trường hợp còn có thể xảy ranguy hiểm thì phải thực hiện các biện pháp chống đỡ Phải có biện pháp ngănngừa mọi người đến gần nơi nguy hiểm

2.1.5 Hệ thống Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

2.1.5.1 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

Tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam là văn bản có tính chất luật, do các

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, nằm trong hệ thống các hoạtđộng quản lý vĩ mô, cung cấp các giải pháp quản lý và kỹ thuật cụ thể chocác hoạt động xây dựng

Tiêu chuẩn xây dựng là công cụ cần thiết để quản lý các hoạt động xâydựng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư đối với các sản phẩmxây dựng

Hiện nay, hầu hết các tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam và các tiêuchuẩn nước ngoài đã được Bộ Xây dựng chấp nhận áp dụng tại Việt Nam đềumang tính tự nguyện áp dụng, trừ những trường hợp được quy định trong Quychuẩn xây dựng, trong các văn bản dưới luật khác (Điều lệ, Quy chế ) hoặctheo cam kết khi giao nhận thầu xây dựng Các tiêu chuẩn xây dựng của ViệtNam thuộc các lĩnh vực sau đây bắt buộc áp dụng:

+ Điều kiện khí hậu xây dựng

+ Điều kiện địa chất thuỷ văn, khí tượng thuỷ văn

+ Phân vùng động đất

Ngày đăng: 17/03/2024, 09:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w