Lý do chọn đề tài: Hiện nay, xuất khẩu lao động Nhật Bản không còn là hoạt động quá xa lạ với nhiều người dân tại Việt Nam. Thông thường, xuất khẩu lao động sang Nhật làm việc được chia làm hai loại gồm diện thực tập sinh và diện kỹ sư. Trong đó, diện thực tập sinh dành cho những người lao động tốt nghiệp THCS trở lên và diện kỹ sư dành cho những người tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên. Trong những năm gần đây, nhu cầu sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư tương đối nhiều, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân dẫn đến trào lưu này là do thị trường nước Nhật là một trong những quốc gia có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn với nhiều đãi ngộ hấp dẫn như: lương cao, hưởng đầy đủ các phúc lợi như người Nhật, được trợ cấp nhà ở, đi lại theo thỏa thuận, công việc thăng tiến, học hỏi học kinh nghiệm làm việc từ người Nhật, phát triển tương lai khi về nước,… Hơn hết, nhiều người lao động có tư tưởng muốn làm giàu, phát triển tương lai một cách tốt nhất sau khi ra trường. Đứng trước nhu cầu xuất khẩu lao động hiện nay trên cả nước nói chung và miền Trung nói riêng đã có rất nhiều công ty mọc lên với mục đích làm công ty phái cử để đưa lao động sang Nhật làm việc. Nhìn thấy được mức độ cạnh tranh ngày càng cao bởi số lượng công ty cùng lĩnh vực quá nhiều, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài này để tìm ra các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến việc lựa chọn công ty đi xuất khẩu lao động sang Nhật theo diện kỹ sư. Qua đó, tác giả có thể đưa ra giải pháp hợp lý để giúp công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng, tuyển dụng thêm nhiều ứng viên tiềm năng. Và đó là toàn bộ những lý do để tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản theo diện kỹ sư’’.
Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận hành vi mua khách hàng
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản theo diện kỹ sư.
- Đưa ra được các giải pháp nhằm gia tăng việc lựa chọn công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco để xuất khẩu lao động sang nhật bản theo diện kỹ sư.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Bài nghiên cứu được tác giả sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu: Gồm thu thập dữ liệu thứ cấp và thu thập dữ liệu sơ cấp.
- Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu: Thống kê mô tả (sử dụng phần mềm excel và SPSS)
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: Tổng hợp số liệu phân tích rồi tiến hành so sánh và đưa ra đánh giá.
Kết cấu của đề tài
Toàn bộ nội dung của bài nghiên cứu được thể hiện qua ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng của việc lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản theo diện kỹ sư
Chương 3: Giải pháp nhằm gia tăng việc lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản theo diện kỹ sư
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Một số khái niệm
Khách hàng là những người mua sản phẩm đã được sản xuất và được tiếp thị bởi một công ty, nơi người này không chỉ một lần mua sản phẩm nhưng nhiều lần. Trong khi đó, theo Nasution (2004:102) khách hàng là những người mua và sử dụng sản phẩm của công ty.
Lupiyoadi và Hamdani (2006: 174), khách hàng là người nhiều lần đến cùng một địa điểm để mua hàng hóa hoặc nhận dịch vụ mà họ muốn vì họ hài lòng với những hàng hóa và dịch vụ đó.
Theo Gasperz ở Laksana (2008:10) có ba định nghĩa về khách hàng đó là:
1 Khách hàng nội bộ (Internal Customer): Là người ở trong công ty và có ảnh hưởng về công việc hoặc hiệu suất công ty.
2 Khách hàng trung gian: Họ là những người hành động hoặc đóng vai trò trung gian với tư cách là người dùng cuối của sản phẩm.
3 Khách hàng bên ngoài (External Customers): Là người mua hoặc người dùng cuối của sản phẩm, mà thường được gọi là khách hàng thực (Real Customer).
Nền kinh tế thị trường tôn vinh khách hàng lên một vị trí rất quan trọng, đó là
“Thượng đế” Khách hàng là người cho người làm kinh doanh tất cả Vì vậy các doanh nghiệp phải xem khách hàng như là nguồn vốn cần được quản lý và phát huy như bất kỳ nguồn vốn khác Peter Drucker (2008), cha đẻ của ngành quản trị cho rằng mục tiêu của công ty là “tạo ra khách hàng” Khách hàng là người quan trọng nhất đối với doanh nghiệp Họ không phụ thuộc vào chúng ta mà chúng ta sẽ là người phụ thuộc vào họ Khi phục vụ khách hàng, không phải chúng ta giúp đỡ họ mà họ đang giúp đỡ chúng ta bằng cách cho chúng ta cơ hội để được phục vụ.
Khách hàng bao gồm: khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ.
+ Khách hàng bên ngoài: Đó là những người mà chúng ta có giao dịch, kể cả gặp gỡ trực tiếp hay qua điện thoại, những người mua sắm sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta Khách hàng chính là ông chủ của doang nghiệp, họ là người trả lương cho chúng ta bằng cách tiêu tiền của họ khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Khách hàng nội bộ: Nhân viên chính là “khách hàng” của doanh nghiệp, và các nhân viên cũng chính là khách hàng của nhau Về phía doanh nghiệp, họ phải đáp ứng được nhu cầu của nhân viên, có những chính sách nhằm phát huy lòng trung thành của nhân viên Doanh nghiệp có sự quan tâm đến nhân viên, xây dựng được lòng trung thành của nhân viên, đồng thời, các nhân viên trong doanh nghiệp có khả năng làm việc với nhau, quan tâm đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng đồng nghiệp thì họ mới có được tinh thần làm việc tốt, mới có thể phục vụ các khách hàng bên ngoài của doanh nghiệp một cách hiệu quả và tốt nhất có thể.
Theo Luật Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng năm 2010 ( Điều 3 chương I), định nghĩa “Khách hàng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.
Greenberg (2010: 08), khách hàng được định nghĩa là một cá nhân hoặc một nhóm mua sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên quyết định cân nhắc về giá và ưu đãi sau đó liên lạc với công ty qua thư, điện thoại và e-mail định kỳ.
Theo Daryanto & Setyobudi (2014:49), Khách hàng là những người có hoạt động mua bán sử dụng một sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ liên tục Khách hàng hay người sử dụng sản phẩm là những người giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp với các công ty kinh doanh.”
1.1.2 Khái niệm về hành vi khách hàng
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ” Những yếu tố như đánh giá sau sử dụng của những khách hàng trước, thông tin về giá cả, bao bì sản phẩm, quảng cáo đều có thể tác động đến cảm nhận, phản ứng, suy nghĩ và hành vi của khách hàng.
Theo Solomon (1992), Hành vi khách hàng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/
Jeff Bray (1998) định nghĩa quyết định lựa chọn là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định chọn một loại sản phẩm và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau.
Theo Ajzen (2005), hành vi người tiêu dùng được hiểu là một loạt các quyết định về việc mua cái gì, tại sao, khi nào, như thế nào, nơi nào, bao nhiêu và người tiêu dùng phải có quyết định qua thời gian về việc chọn dùng sản phẩm, dịch vụ
Hành vi khách hàng có thể được hiểu là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình tìm hiểu, mua bán, sử dụng, đánh giá hàng hoá, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ (Kotler, 2007) Hành vi khách hàng có thể được coi là cách rằng người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định về việc sử dụng tài sản của họ (tiền bạc, thời gian, công sức, v.v.) liên quan đến việc mua và sử dụng chúng sử dụng hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn cá nhân nhu cầu
Theo M Khan (2007), hành vi người tiêu khách hàng là nghiên cứu về việc mua cái gì, làm thế nào để mua, mua ở đâu, và khi nào mua với số lượng bao nhiêu. Ngoài quyết định mua và không mua, cũng có quyết định về việc mua nguồn nào. Hành vi người tiêu dùng cũng là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cả bên trong và bên ngoài Bên ngoài như, quan niệm về bản thân, nền tảng văn hóa và xã hội, tuổi tác, gia đình, thái độ, nhân cách, tầng lớp xã hội
Hành vi khách hàng, còn được gọi là hành vi mua hàng của người tiêu dùng,bao gồm tất cả yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm kiếm, lựa chọn và mua sản phẩm của người tiêu dùng MacInnis và Folkes (2009) cho rằng "hành vi của người tiêu dùng bao gồm toàn bộ quyết định liên quan đến việc mua sắm, tiêu thụ và bố trí hàng hóa,dịch vụ, các hoạt động, kinh nghiệm, con người và ý tưởng bởi các đơn vị ra quyết định của con người." Nó thường là phương pháp mà khách hàng trải qua như là một phần của phương pháp ra quyết định để mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ(Dibb, Simkin, Pride, & Fereell, 2003) Hành vi mua hàng của người tiêu dùng được nghiên cứu như một phần của tiếp thị, với mục đích số một là thu thập kiến thức về cách thức các cá nhân, nhóm hoặc cơ quan lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, ngoài các yếu tố cùng với kinh nghiệm, hương vị, giá cả và thương hiệu mà người tiêu dùng căn cứ vào quyết định mua hàng của họ (Eze & Bello, 2016) Các khía cạnh văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng Hầu hết các yếu tố này là không thể đoán trước và hơn thế nữa kiểm soát của các nhà tiếp thị, nhưng chúng cần được giải quyết trong khi cố gắng hiểu hành vi phức tạp của khách hàng.
Tầm quan trọng nghiên cứu hành vi khách hàng
Nghiên cứu hành vi khách hàng nghiên cứu về các tình huống khác nhau như khách hàng sẽ mua gì, tại sao họ mua, khi nào họ mua, tần suất mua của khách hàng, họ mua vì lý do gì và nhiều hơn nữa Nghiên cứu hành vi khách hàng rất quan trọng vì nó giúp cho các nhà quản trị và nhà tiếp thị hiểu được những gì sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng Thấu hiểu mong muốn của khách hàng là điều rất cần thiết để một doanh nghiệp đạt được thành công cho các sản phẩm hiện tại cũng như cho các đợt ra sản phẩm mới trong tương lai Mỗi khách hàng sẽ có một quá trình suy nghĩ và thái độ khác nhau đối với việc mua bất kỳ một sản phẩn nào. Nếu một công ty không hiểu được nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng đối với một sản phẩm, thì khả năng cao là sản phẩm đó không thể được tiêu thụ Bên cạnh đó, nghiên cứu hành vi về khách hàng còn giúp doanh nghiệp xây dựng được các chiến lược marketing phù hợp ảnh hưởng, tác động trở lại khách hàng Sự hiểu biết về hành vi khách hàng không những thích hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp mà còn nó rất cần thiết cho cả những tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan Chính phủ liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi khách hàng và điều chỉnh chính sách liên quan đến hoạt động marketing.
Tiến trình ra quyết định mua khách hàng
Theo Kotler P,Wong V, Saunders J, Armstrong G (2005), tiến trình ra quyết định mua khách hàng của khách hàng được chia thành 5 giai đoạn cơ bản: Đánh giá sau khi mua sắm
Quyết định mua sắm Đánh giá và lựa chọn giải pháp
Tìm kiếm thông tin Nhận biết nhu cầu
Hình 1.1: Tiến trình ra quyết định mua của khách hàng
- Giai đoạn 1 - Nhận thức nhu cầu: Nhận biết nhu cầu diễn ra khi khách hàng cảm thấy có sự khác biệt giữa hiện trạng và mong muốn Diều này thúc đẩy người tiêu dùng bắt đầu quá trình mua với nhiều lý do khác nhau như sự không hài lòng từ sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại, muốn và mong muốn sản phẩm mới được gọi là kích thích nội bộ Sự ảnh hưởng của quảng cáo, khuyến mãi, vị và mùi, như là sự kích thích bên ngoài trong quyết định mua hàng.
- Giai đoạn 2 - Tìm kiếm thông tin liên quan: Trong quá trình quyết định mua hàng, người tiêu dùng được kích thích để tìm kiếm thêm thông tin; người tiêu dùng chỉ đơn giản là có thể chú ý đến hoặc có thể đi vào hoạt động tìm kiếm thông tin cần thiết để thực hiện một quyết định mua hàng.
- Giai đoạn 3 - Đánh giá và lựa chọn giải pháp: Người tiêu dùng đánh giá các sản phẩm khác nhau hoặc lựa chọn dịch vụ thay thế trên cơ sở thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau Việc đánh giá lựa chọn thay thế của người tiêu dùng nói chung được dựa trên mức độ quan trọng của các loại nhu cầu và lợi ích mong muốn, mức độ niềm tin đối với thương hiệu, và tiện ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc đánh giá của người tiêu dùng thường ưu tiên một số thương hiệu yêu thích đã phát triển thông qua kinh nghiệm trong quá khứ của riêng mình hoặc ảnh hưởng của một nhóm nào đó.
- Giai đoạn 4 - Quyết định mua sản phẩm: Sau khi trải qua quá trình đánh giá người tiêu dùng hình thành ý định mua nhưng trước khi quyết định mua một vài yếu tố khác có đến, chẳng hạn như là thái độ của người khác và tình huống bất ngờ Một quyết định của người tiêu dùng thay đổi, tạm hoãn hoặc tránh đưa ra quyết định mua hàng chịu tác động nặng nề bởi sự cảm nhận rủi ro Mức độ cảm nhận rủi ro khác nhau phụ thuộc vào số tiền, mức độ tự tin và số lượng mua không chắc chắn của người tiêu dùng. dựa trên sự hài lòng hay bất mãn của họ Mức độ hài lòng và không hài lòng phụ thuộc vào mối quan hệ giữa mong đợi của người tiêu dùng và khả năng cảm nhận sản phẩm.Mặc dù, quy trình ra quyết định của người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống là giống nhau nhưng phương thức thực hiện khác nhau Điều này sẽ tác động đến người tiêu dùng khác nhau thông đối với từng phương thức mua sắm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua khách hàng
Hành vi mua của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, trong đó văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý là các yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất (Kotler P,Wong V, Saunders J,Armstrong G, (2005)).
Hình 1.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng
Văn hóa: Là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi mua của khách hàng Chẳng hạn như người Việt Nam khi mua hàng bao giờ cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa mang bản sắc dân tộc tác động đến giá trị lựa chọn Người làm marketing cần quan tâm đến các yếu tố này khi thiết kế chiến lược marketing hay các thông điệp quảng cáo, màu sắc và kiểu dáng sản phẩm hay thái độ của nhân viên bán hàng.
Văn hóa đặc thù: Mỗi nền văn hóa chứa đựng những nhóm nhỏ hay các văn hóa đặc thù, là những văn hóa tạo nên nét đặc trưng riêng và mức độ hòa nhập với xã hội cho các thành viên đó Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, các vùng địa lý.
Tầng lớp xã hội: Tầng lớp xã hội là những giai tầng tương đối đồng nhất và bền trong một xã hội, được sắp xếp theo một trật tự tôn ti và các thành viên trong những thứ bậc ấy đều cùng chia sẻ những giá trị, mối quan tâm và cách cư xử giống nhau.
Tầng lớp xã hội không chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất như thu nhập, mà cả sự kết hợp của nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, của cải và những yếu tố khác nữa. Những người làm marketing cần quan tâm nghiên cứu tầng lớp xã hội vì dân chúng thuộc một tầng lớp xã hội thường có xu hướng thể hiện cách cư xử tương đối giống nhau, kể cả hành vi mua sắm.
Các yếu tố xã hội
Hành vi của một người tiêu dùng cũng chịu sự tác động của những yếu tố xã hội như gia đình, vai trò và địa vị xã hội, nhóm tham khảo.
Gia đình: Từ cha mẹ, một người nào đó nhận được sự định hướng về chính trị, kinh tế và ý nghĩa của mong ước cá nhân, tình yêu và phẩm hạnh Ngay cả những người mua không còn quan hệ nhiều với cha mẹ mình nhưng vẫn ảnh hưởng của cha mẹ lên hành vi của người mua vẫn có thể rất đáng kể Ở những gia đình mà cha mẹ vẫn tiếp tục sống chung với con cái đã trưởng thành thì ảnh hưởng của họ mang tính chất quyết định có phần nhiều hơn.
Trong trường hợp các sản phẩm và dịch vụ thuộc loại đắt tiền, thường là vợ chồng cùng nhau trao đổi để đưa ra quyết định chung Người làm marketing cần phải xác định xem thường thành viên nào có ảnh hưởng lớn hơn đến việc mua sắm những sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
Vai trò địa lý: Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị phản ánh sự kính trọng nói chung của xã hội, phù hợp với vai trò đó Chính vì vậy, người mua thường lựa chọn các sản phẩm nói lên vai trò và địa vị trong xã hội Người làm marketing cần nhận thức rõ khả năng thể hiện địa vị xã hội của các sản phẩm và nhãn hiệu Tuy nhiên, các địa vị không chỉ thay đổi tùy theo các tầng lớp xã hội, mà còn khác nhau theo các vùng địa lý.
Tuổi tác: Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu mua hàng khác phẩm khi lớn lên và trưởng thành và ăn những thức ăn kiêng khi về già yếu Sở thích của họ về thời trang, giải trí cũng thay đổi theo.
Những người làm marketing thường chọn lọc các nhóm khách hàng theo chu kỳ sống và hoàn cảnh sống của họ làm thị trường mục tiêu của mình.
Nghề nghiệp: Mỗi nghề nghiệp cũng có những nhu cầu mua sắm khác nhau để phù hợp với nghề Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng tới việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa của họ Một người công nhân sẽ mua quần áo, giày dép, để phục vụ cho công việc của họ… Nhưng nhà làm marketing cần định dạng những nhóm nghề nghiệp có nhiều quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Phong cách sống: Dù cho mọi người ở chung tầng lớp xã hội, chung độ tuổi hay chung nền văn hóa thì cũng sẽ có những người có những phong cách sống khác nhau dẫn đến nhu cầu mua sắm của họ cũng khác nhau.
Phong cách sống của một người là sự tự biểu hiện của người đó được thể hiện ra thành những hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của người ấy trong cuộc sống. Người tiêu dùng tuy cùng nhóm văn hóa đặc thù hoặc tầng lớp xã hội như nhau và thậm chí cùng nghề nghiệp giống nhau, cũng có thể có sự khác biệt trong phong cách sống.
Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn sản phẩm của người đó Hoàn cảnh kinh tế của một người bao gồm số thu nhập dành cho tiêu dùng, số tiền gửi tiết kiệm và tài sản, kể cả khả năng vay mượn và thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm Ngoài ra, riêng đối với những nhóm sản phẩm thuộc loại nhạy cảm với thu nhập thì những người làm marketing cần thường xuyên chú ý đến các xu hướng thay đổi của thu nhập cá nhân, tiết kiệm và lãi suất.
Yếu tố tâm lý Động cơ: Một người có thể có nhiều nhu cầu ở vào bất kỳ thời kỳ nào trong cuộc sống của họ Một số nhu cầu có tính chất bản năng, chúng phát sinh từ những trạng thái căng thẳng về sinh lý của cơ thể như đói, khát, mệt mỏi,… Một số khác lại có nguồn gốc tâm lý, chúng phát sinh từ những trạng thái căng tâm lý như nhu cầu được công nhận, ngưỡng mộ hay kính trọng Mọi nhu cầu chỉ trở thành động cơ khi nó được tăng lên đến một cấp độ đủ mạnh.
Một số nghiên cứu liên quan hành vi lựa chọn doanh nghiệp của khách hàng
1.5.1.1 “Dương Anh Tuấn (2012), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – Nghiên cứu tại ngân hàng Maritime Bank Chi nhánh Huế”
Tác giả Dương Anh Tuấn thực hiện nghiên cứu bằng việc tiến hành thu thập dữ liệu thông qua khảo sát 128 khách hàng đang gửi tiền tại ngân hàng Maritime Bank Chi nhánh Huế Kết thúc quá trình nghiên cứu tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng bao gồm: Chương trình khuyến mãi, Chất lượng sản phẩm dịch vụ, Uy tín của ngân hàng, Khả năng tiếp cận ngân hàng và Mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với ngân hàng Trong đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là Chương trình khuyến mãi và Chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – Nghiên cứu tại ngân hàng Maritime Bank Chi nhánh Huế 1.5.1.2 “Nguyễn Hoàng Giang (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn công ty chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
Bài nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn công ty chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân phù hợp với bối cảnhTTCKVN Hệ thống thang đo của nghiên cứu bao gồm 32 thang đo, trong đó có 05 thang đo do tác giả tự xây dựng căn cứ trên thực tế tình hình của TTCKVN và 27 thang đo tham khảo các nghiên cứu của các học giả nước ngoài Theo kết quả kiểm định, trong 8 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn CTCK của nhà đầu tư cá nhân trên TTCKVN, có 4 nhóm yếu tố có ảnh hưởng mạnh theo thứ tự giảm dần đó là: (1) Chất lượng dịch vụ; (2) Danh tiếng công ty; (3) Nhân viên; (4) Chủng loại dịch vụ
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn công ty chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1.5.1.3 Võ Thị Thanh Thương & Nguyễn Thị Thảo (2019), Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà thầu xây dựng của khách hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Võ Thị Thanh Thương & Nguyễn Thị Thảo (2019) theo phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát các cá nhân và tổ chức đã và đang có nhu cầu xây dựng với số bảng câu hỏi phát ra là 120 Kết thúc quá trình nghiên cứu nhóm tác giả đã chỉ ra được các nhân tố cơ bản bao gồm: (1) Chính sách giá, (2) Chất lượng dịch vụ và (3) Dịch vụ chăm sóc khách hàng là nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà thầu xây dựng.
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà thầu xây dựng của khách hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
1.5.1.4 Nguyễn Thị My My (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn công ty chứng khoán của nhà đầu tư tại TP Đà Nẵng
Bài nghiên cứu được tác giả tiến hành khảo sát bằng cách phát ra 300 phiếu khảo sát được thiết kế theo thang đo Liker, tuy nhiên khi thu về chỉ nhận được 280 phiếu đủ điều kiện Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố Dịch vụ có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi lựa chọn của khách hàng, tiếp theo đó là các nhân tố như: Nhân viên,Chi phí, Thương hiệu công ty và Ảnh hưởng người thân quen
Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm nội thất nhà ở của khách hàng đối với công ty TNHH MTV Nội thất Wood Park tại
1.5.2 Tổng hợp dữ liệu các công trình nghiên cứu
1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Giang (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn công ty chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2: Mô hình nghiên cứu của Võ Thị Thanh Thương & Nguyễn Thị Thảo (2019), Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà thầu xây dựng của khách hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3 Mô hình nghiên cứu của Dương Anh Tuấn (2012), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – Nghiên cứu tại ngân hàng Maritime Bank Chi nhánh Huế
4: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị My My (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn công ty chứng khoán của nhà đầu tư tại TP Đà Nẵng.
Bảng 1.1: Tổng hợp dữ liệu các công trình nghiên cứu
Yếu tố Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4
Thuận tiện về vị trí x
Danh tiếng công ty (Thương hiệu) x x x x
Nhân viên/ Dịch vụ CSKH x x x x Ảnh hưởng của người thân/xã hội x x x x
Thái độ đối với chiêu thị x
Nhìn vào bảng cho thấy rằng yếu tố thương hiệu, dịch vụ CSKH, ảnh hưởng của xã hội được lặp lại ở cả 4 mô hình Yếu tố chi phí lặp lại ở 3 mô hình gồm: Mô hình 1, 2 và 4 Yếu tố chất lượng dịch vụ xuất hiện ở 3 mô hình gồm: Mô hình 1, 2 và 3 Các yếu tố còn lại xuất hiện với tần suất thấp như: Yếu tố diện mạo công ty xuất hiện ở mô hình 1; yếu tố thuận tiện về vị trí xuất hiện ở đề tài 1; yếu tố chủng loại dịch vụ xuất hiện ở mô hình 1 và 4; các yếu tố khả năng tiếp cận, thái độ đối với chiêu thị, uy tín ngân hàng chỉ xuất hiện ở mô hình 3.
Qua tần suất xuất hiện của các yếu tố cho thấy các yếu tố thương hiệu, dịch vụCSKH, ảnh hưởng xã hội, chất lượng dịch vụ và chi phí xuất hiện ở hầu hết các đề tài Như vậy, tác giả quyết định sẽ chọn 5 yếu tố trên để xây dựng mô hình đề xuất cho đề tài nghiên cứu này.
Kết thúc chương 1 tác giả đã nêu các khái niệm, tầm quan trọng của nghiên cứu hành vi khách hàng, tiến hành ra quyết định mua khách hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua khách hàng và một số nghiên cứu liên quan hành vi lựa chọn doanh nghiệp của khách hàng.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HIDECO ĐỂ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG NHẬT BẢN THEO DIỆN KỸ SƯ
Cơ cấu tổ chức
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Nhìn vào sơ đồ ở trên ta có thể thấy mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco khá đơn giản Nguyên nhân là do công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco là công ty nhỏ với số lượng nhân viên ít
Nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban:
- Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong công ty, có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, đặt ra mục tiêu và các chính sách khen thưởng, phúc lợi và tiền lương cho công ty.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, chăm sóc hỗ trợ khách hàng Trực tiếp tư vấn cho khách và hướng dẫn cách sử dụng dịch vụ của công ty.
- Phòng Marketing: Làm các công việc quảng bá hình ảnh, thông tin công ty đến khách hàng Bộ phận Marketing Online sẽ chỉnh sửa hình ảnh, video, thiết kế website, lên kế hoạch chạy quảng cáo,… Bộ phận Marketing Offline sẽ tiến hàn phát tờ rơi, tổ chức hội thảo, ngày hội việc làm, kết hợp làm việc với các hội đoàn thể xã, huyện, tỉnh để khảo sát thị trường, tư vấn, tìm ứng viên tham gia đi Nhật.
- Phòng hành chính: Nhiệm vụ của nhân viên phòng này là kiểm tra các giao dịch của công ty, xuất hóa đơn, giấy tờ cần thiết, chấm công cho nhân viên,…
- Phòng đào tạo: Nhiệm vụ của các nhân viên tại phòng ban này đó chính là giảng dạy, đào tạo về ngôn ngữ Nhật theo yêu cầu các xí nghiệp Nhật, tác phong làm việc Ngoài ra, sẽ có 1 quản sinh đảm nhiệm quản lý các hoạt động sinh hoạt giúp ứng viên có lối sống lành mạnh, tích cực, nề nếp.
Tình hình sử dụng nguồn lực công ty
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng nguồn nhân lực công ty
Năm 2020 2021 2022 So sánh So sánh
Chỉ tiêu SL % SL % SL % 2021/2020 2022/2021
2 Phân theo tính chất lao động
3 Phân theo trình độ đào tạo Đại học 3 100 3 100 3 100 0 0 0 0
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số lao động trong phòng Kinh doanh của công ty khá ít và lượng lao động 100% là nữ Qua 3 năm, công ty vẫn giữ nguyên đội hình phòng Kinh doanh như cũ mà không có sự thay đổi.
Tính chất làm việc: 100% nhân viên phòng kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco đều làm trực tiếp tại văn phòng, bởi bộ phận tư vấn và chăm sóc khách hàng bắt buộc phải làm việc tại công ty để tiện trong việc chăm sóc khách hàng
Trình độ đào tạo: Tất cả các nhân viên làm việc tại công ty trong phòng kinh doanh 100% đều có trình độ Đại học trở lên Có kinh nghiệm tư vấn, khách hàng lâu năm.
Quy trình tuyển dụng nhân sự: Nhìn chung quy trình tuyển dụng nhân sự của công ty tương đối tốt, siết chặt trong việc lựa chọn CV đến quá trình gặp mặt trực tiếp tại văn phòng để phỏng vấn Sau khi trúng tuyển, nhân viên ứng tuyển sẽ có thời gian thử việc 2 tháng để kiểm tra năng lực và thái độ làm việc, nếu tốt sẽ giữ lại và ngược lại.
Phương pháp đào tạo: Các nhân viên mới vào công ty sẽ được traing 1 tuần về các thông tin liên quan để tư vấn khách hàng Trong quá trình làm việc những ngày đầu sẽ có người hỗ trợ và soạn sẵn 1 kịch bản tư vấn để áp dụng Một năm công ty sẽ tổ chức 1 – 2 buổi đào tạo, mời các chuyên gia về để nâng cao kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng cho nhân viên.
2.1.6.2 Tình hình cơ sở vật chất
Từ lúc thành lập đến nay, công ty đã 2 lần chuyển văn phòng làm việc Tuy nhiên khi ở địa điểm ban đầu, cơ sở vật chất của công chưa được đầy đủ, tiện nghi và rộng rãi như hiện tại Khi chuyển qua địa điểm mới cơ sở vật chất của công ty có sự khang trang, đầy đủ, rộng rãi hơn giúp việc kinh doanh, giảng dạy tại công ty được hiệu quả hơn.
Bảng 2.2: Tình hình cơ sở vật chất
STT Tên thiết bị Số lượng
2.1.6.3 Tình hình tài chính công ty qua 3 năm 2020 – 2022
Bảng 2.3: Tình hình tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2020 - 2022
TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ
Biểu đồ biến động tài sản
Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Biểu đồ 2.1: Biến động tài sản qua các năm 2020 – 2022
Nhận xét khái quát về biến động tài sản qua các năm
Biến động tài sản: Tổng tài sản và sự gia tăng của tài sản sẽ phản ánh được quy mô cơ sở vật chất và trình độ quản lý của công ty Giai đoạn năm 2020 –
2021 tổng tài sản tăng từ 3,157,436,726 triệu đồng lên 3,938,528,184 triệu đồng tương đương tăng 24,7% Nhìn chung tỷ lệ gia tăng tài sản không quá cao,nguyên nhân là giai đoạn này Việt Nam và Nhật Bản đang xuất hiện dịch Covid tương đối căng thẳng khiến việc tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, đồng thời nhiều ứng viên không thể bay sang Nhật để hoàn thành hợp đồng Bước qua giai đoạn
2021 – 2022 tài sản tăng mạnh lên đến 98,7%, nguyên nhân là do sân bay đã bắt đầu hoạt động trở lại, do dịch bệnh đã dần được cải thiện, Nhật Bản mở cửa đón lao động bị kẹt trong thời gian dịch và đợt lao động đăng ký mới.
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2020 - 2022
TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TỔNG
Biểu đồ biến động nguồn vốn
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Biểu đồ 2.2: Biến động nguồn vốn qua các năm 2020 – 2022
Nhận xét khái quát về biến động nguồn vốn qua các năm
Về tình hình nguồn vốn: Năm 2020, tổng nguồn vốn của công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco là 3.157.436.726 đồng, đến năm 2022 nguồn vốn của công ty là 4.991.265.339 đồng Nhìn chung, tổng nguồn vốn của công ty qua từng năm có xu hướng tăng, tuy nhiên chỉ tăng ở mức khá thấp.
Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco
2.2.1 Tình hình số lượng người lao động đăng ký XKLĐ sang Nhật theo diện kỹ sư qua 3 năm 2020 – 2022
Bảng 2.5: Tình hình số lượng lao động đăng ký qua 3 năm 2020 - 2022 ĐVT: Người
Số lao động đăng ký 46 71 89
Nhìn chung số lượng lao động đến công ty để đăng ký XKLĐ sang Nhật Bản làm việc theo diện kỹ sư có xu hướng tăng qua từng năm Cụ thể là vào cuối năm
2021, Nhật Bản đã bắt đầu mở cửa đón lao động, sân bay hoạt động trở lại nên lượng ứng viên đăng ký đơn được nhiều hơn Đặc biệt qua năm 2022, số lượng lao động đã đăng ký nhiều hơn, nguyên nhân là do thời điểm này các xí nghiệp đang thiếu hút lao động Hơn hết là các đơn hàng đáp ứng được các nhu cầu về lương thưởng và cơ hội phát triển khi làm việc của từng lao động Như vậy, với số lượng lao động tăng dần theo từng năm như bảng trên, trong tương lai công ty có thể sẽ còn tăng thêm nữa nếu các xí nghiệp vẫn thông báo tuyển dụng đều hằng năm, đặc biệt các đơn hàng phải đảm bảo được chất lượng, mức lương tốt.
2.2.2 Tình hình hoạt kinh doanh công ty qua 3 năm 2020 – 2022
Bảng 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh công ty qua 3 năm 2020 - 2022 ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2020 2021 2022 Chênh lệch 2021/2020 Chênh lệch 2022/2021
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1.Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ 3.512.461.453 4.397.602.850 6.618.764.708 885.141.397 25,20% 2.221.161.858 50,51%
3.Doanh thu thuần 3.387.500.100 4.268.538.154 6.553.721.844 881.038.054 26,01% 2.285.183.690 53,54% 4.Giá vốn hàng bán 2.105.963.345 2.684.703.368 3.196.530.926 578.740.023 27,48% 511.827.558 19,06% 5.Lãi gộp 1.281.536.755 1.583.834.786 3.357.190.918 302.298.031 23,59% 1.773.356.132 111,97% 6.Doanh thu tài chính 123.967.865 150.967.358 144.019.996 26.999.493 21,78% -6.947.362 -4,60% 7.Chi phí tài chính 28.820.736 63.095.670 51.607.178 34.274.934 118,92% -11.488.492 -18,21% Trong đó: chi phí lãi vay 47.664.567 57.286.534 45.223.344 9.621.967 20,19% -12.063.190 -21,06% 8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 65.386.696 178.766.830 214.599.736 113.380.134 173,40% 35.832.906 20,04%
9.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.252.580.400 1.432.918.367 2.281.622.944 180.337.967 14,40% 848.704.577 59,23%
Nhìn vào bảng 2.6 có thể thấy giai đoạn 2020 – 2022 các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco đều tăng qua từng năm Cụ thể:
Tổng doanh thu năm 2021 tăng 885.141.397 đồng tương ứng tăng 25,20% so với năm 2020 và doanh thu năm 2022 tăng 2.221.161.858 đồng tương ứng tăng 50.51% Cùng với sự tăng của doanh thu ta có thể thấy chi phí cũng có tốc độ tăng tương đối cao qua từng năm.
Sở dĩ chỉ tiêu doanh thu và chi phí của công ty tăng như vậy là do trong những năm qua công ty đã nỗ lực đầu tư rất nhiều vào công tác quảng bá hình ảnh qua các cuộc hội thảo, chạy marketing online, offline, nâng cấp cơ sở vật chất, tìm kiếm thêm nhiều xí nghiệp mới có đơn hàng chất lượng tốt nhất để phục vụ khách hàng, tạo được lòng tin cho khách hàng, thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng mới đến công ty để đăng ký xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện kỹ sư.
Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng đều qua 3 năm Lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 1.252.580.400 đồng đến năm 2021 tăng lên 1.432.918.367 đồng hay tăng lên 14,40% so với năm 2020 là 180.337.967 đồng Đến năm 2022 lợi nhuận trước thuế của công ty là 2.281.622.944 đồng tăng59,23% so với năm 2021 hay tăng 848.704.577 đồng Như vậy, lợi nhuận trước thuế tăng điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco giai đoạn 2020 – 2022 đạt hiệu quả cao.
Thiết kế nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Bước 2: Sau khi xác định được mục tiêu nghiên cứu đề tài tác giả tiến hành xây dựng cơ sở lý thuyết
Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất
Bước 6: Bảng câu hỏi hoàn chỉnh
Bước 7: Nghiên cứu định lượng (Phân tích thống kê mô tả)
Bước 8: Phân tích kết quả, kết luận và kiến nghị
Hình 2.3: Tiến trình nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Tác giả đã chọn phương pháp nghiên cứu định lượng và chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện cho bài nghiên cứu Tác giả thực hiện việc khảo sát các khách hàng cá nhân đã và đang có dự định lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản theo diện kỹ sư. Cách lấy mẫu này được chọn vì: Ưu điểm: Chọn phần tử dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin.
Kết luận, đề xuất ý kiến Phân tích thống kê mô tả
Bảng câu hỏi hoàn chỉnh Phỏng vấn thử
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Xây dựng cơ sở lý thuyết Xác định mục tiêu nghiên cứu
Nhược điểm: Không xác định được sai số lấy mẫu và không thể kết luận cho tổng thể từ kết quả mẫu, sử dụng phổ biến khi giới hạn về thời gian và chi phí.
Xác định cỡ mẫu: Xác định kích thước mẫu là công việc khá phức tạp bởi hiện tại có quá nhiều quan điểm khác nhau Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML3 thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair & ctg, 1983), hay ít nhất là 200 mẫu (Hoelter) Nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995) Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu là lớn thì hiện nay chưa xác định rõ ràng Hơn nữa, kích thước mẫu còn tùy thuộc phương pháp ước lượng sử dụng Công thức kinh nghiệm để tính sử dụng trong phân tích nhân tố EFA, theo Hair & ctg (1998, trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt nhất là 100 và tỷ lệ quan sát N>=5*p, trong đó N là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p là số biến quan sát.
Trong nghiên cứu của tác giả, số biến quan sát là 20, như vậy mẫu tối thiểu là:
5 * 21 = 105 mẫu Đối với phân tích hồi quy đa biến cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức của Tabachnick và Fidell:
Trong đó : M: là số mẫu cần lấy m: là số biến độc lập của mô hình
Trong nghiên cứu của tác giả số biến được đưa vào nghiên cứu là 20 biến nên số mẫu tối thiểu cần lấy là: M >= 50 + 8* 21= 218 Để có số liệu thô phục vụ cho đề tài nghiên cứu, phương pháp thực hiện là phỏng vấn trực tiếp tác giả đã tiến hành khảo sát trực tiếp với 220 phiếu khảo sát đã được phát ra.
Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Kích thước mẫu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và do còn hạn chế nhiều về mặt thời gian cũng như điều kiện thực nghiệm nghiên cứu nên đề tài sử dụng kích cỡ mẫu dự kiến là n = 220 Với số mẫu trên đảm bảo cho kết quả nghiên cứu về sau
Quy trình chọn mẫu: Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên khách hàng đã và đang lao động sang Nhật Bản theo diện kỹ sư để xem họ có biết đến thương hiệu Hideco hay không Cụ thể phỏng vấn thông qua bảng khảo đối với 220 khách hàng.
Phương pháp thu thập số liệu của nghiên cứu định lượng: Tiến hành qua 2 bước là nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Bảng 2.7: Phương pháp thu thập số liệu của nghiên cứu định lượng
Dạng Phương pháp Kỹ thuật Mẫu
Bước 1 Sơ bộ Định lượng sơ bộ
Phỏng vấn bằng bảng hỏi định lượng sơ bộ
Bước 2 Chính thức Định lượng chính thức
Phỏng vấn bằng bảng hỏi định lượng chính thức
2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.3.3.1 Thống kê kê tần số
Thống kê tần số được hiểu là việc thống kê số lần xuất hiện của các biến định tính hoặc định lượng Tiêu biểu như biến giới tính, độ tuổi, thu nhập, học vấn,
Thống kê mô tả là phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu có tác dụng mô tả ngắn gọn những đặc tính của dữ liệu thu thập được Loại thống kê mô tả phổ biến nhất là giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, minimum, maximum, tổng sum, S.E mean,Skewness, Kurtosis và cách sắp xếp kết quả theo Variable list, Alphabetic, tăng dần theo giá trị trung bình Ascending Means, giảm dần theo giá trị trung bìnhDescending Means.
Hình 2.4: Mô hình chính thức
Thương hiệu là một cái tên hoặc một biểu tượng, chẳng hạn như logo, để phân biệt một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh của nó (Aaker, 1991) Trong nghiên cứu của mình, Rana Mohammadzadeh (2015) chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến thương hiệu làm tăng ý định mua của khách hàng Theo Anjana (2018), thương hàng Thương hiệu có tác động đáng kể đến việc ra quyết định của người tiêu dùng (CBBE) (Chung và cộng sự, 2013; Norazah, 2013).
Chi phí là việc từ bỏ hoặc hy sinh một cái gì đó để có được một số hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định (Zeithaml, 1998) Chi phí có thể là bằng tiền tệ hoặc phi tiền tệ (Chen, Gupta & Rom, 1994) Chi phí đóng một vai trò quan trọng trong hành vi mua sắm, lựa chọn của khách hàng, khách hàng ngày càng có ý thức rõ rệt trong việc xác định giá khi tham gia mua bán hàng hóa dịch vụ (Beckett và cộng sự, 2000; Levesque & McDougall, 1996) Varki & Colgate (2001) xác định chi phí là một thuộc tính của hiệu quả ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng, ý định và quyết định mua sắm, lựa chọn của khách hàng
Chất lượng dịch vụ được định nghĩa là cảm nhận tổng thể của khách hàng về ưu điểm/nhược điểm của tổ chức và dịch vụ do tổ chức đó cung cấp (Gronroos, 1988; Bitner & Hubbert, 1994) Cảm nhận chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng sau khi so sánh giữa kỳ vọng về dịch vụ với chất lượng thực tế của dịch vụ (Lewis, 1989) Chất lượng dịch vụ tốt sẽ giúp công ty nâng cao uy tín, duy trì khách hàng hiện tại và thu hút thêm nhiều khách hàng mới thông qua hiệu ứng truyền miệng, kích thích hành vi mua hàng lặp lại, tạo sự khác biệt trong cạnh tranh trên thịtrường, giúp công ty dễ dàng nâng cao hiệu quả tài chính và lợi nhuận trong kinh doanh (James 1998; Zeithaml và cộng sự, 1996; Julian & Ramaseshan, 1994) Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chất lượng dịch vụ có mối liên quan chặt chẽ đến sự hài lòng của khách hàng, từ đó tác động trực tiếp đến hành vi khách hàng Ví dụ, Bloemer, Ko & Peeters (1998) kết luận rằng chất lượng dịch vụ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến lòng trung thành của khách hàng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng là tiến hành công việc một cách có trình tự cho phép các vướng mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ được xử lý có hiệu quả;các thắc mắc được giải đáp một cách lịch sự; các lo lắng được nhanh chóng giải toả.Dịch vụ chăm sóc khách hàng là khả năng của một tổ chức luôn nhất quán trong việc dành cho khách hàng đúng những gì mà họ muốn và họ cần; là những gì mà doanh nghiệp thực hiện có liên quan trực tiếp tới khách hàng hoặc có tác động đến khách hàng Dịch vụ chăm sóc khách hàng là tất cả những công việc mà nhà cung cấp dịch vụ có thể và được phép để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng Trong mô hình nghiên cứu này, dịch vụ chăm sóc khách hàng bao gồm sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ nhân viên trong công tác hỗ trợ, tư vấn khách hàng, thái độ làm việc nghiêm túc, chỉnh chu Dịch vụ chăm sóc khách hàng càng tốt càng tạo được sự yên tâm, ấn tượng đối với khách hàng làm tăng quyết định lựa chọn công ty. Ảnh hưởng xã hội
Theo lý thuyết TRA (Ajzen, 1991), hay TAM (Davis, 1989), ảnh hưởng xã hội là yếu tố quyết định đến ý định hành vi mua Nghiên cứu của Barkhi và cộng sự (2008) cho thấy ảnh hưởng xã hội không những có tác động đến ý định mua của khách hàng mà còn có tác động đáng kể đến thái độ của khách hàng Ý kiến của những người thân cận (như gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, người nổi tiếng…) có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tin tưởng của người tiêu dùng thông qua cá nhân trực tiếp hay các phương tiện truyền thông đại chúng (Gefen & cộng sự, 2003b; Lin,
2.3.5 Xây dựng thang đo nghiên cứu
Bảng 2.8: Diễn giải các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu
STT KÝ HIỆU CHỈ BÁO NGUỒN THAM
Võ Thị Thanh Thương, Nguyễn Thị Thảo (2019)
Công ty Hideco tôi lựa chọn là đơn vị XKLĐ Nhật Bản uy tín trên địa bàn Đà Nẵng
2 TH2 Khi nhắc đến công ty XKLĐ Nhật Bản tôi nghĩ ngay đến Hideco
Công ty Hideco được lựa chọn thường dễ dàng nhận biết hơn so với các thương hiệu
5 CP1 Chi phí tham gia hợp lý
6 CP2 Chi phí tham gia phù hợp với khả năng tài chính của tôi
7 CP3 Chi phí tham gia có tính cạnh tranh
8 CP4 Chi phí tham gia có tính ổn định
9 CP5 Chi phí tham gia phù hợp với chất lượng ngành nghề (đơn hàng) đăng ký
III Chất lượng dịch vụ Tự phát triển
10 CLDV1 Công ty có nhiều ngành nghề (đơn hàng) để lựa chọn
11 CLDV2 Ngành nghề (đơn hàng) lương cao, nhiều đãi ngộ hấp dẫn
12 CLDV3 Cam kết xuất cảnh nhanh, đúng như dự kiến
Công ty có kế hoạch đào tạo tiếng Nhật rõ ràng, đảm bảo đầu ra
IV Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Võ Thị Thanh Thương, Nguyễn Thị Thảo (2019)
14 DVCSKH1 Tư vấn, hỗ trợ khi có thắc mắc kịp thời, nhanh chóng.
15 DVCSKH2 Các chuyên viên tư vấn nhiệt tình có trách nhiệm với tôi
16 DVCSKH3 Công ty có dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt tốt
17 DVCSKH4 Các chuyên viên tư vấn có tác phong chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ tôi
Võ Thị Thanh Thương, Nguyễn Thị Thảo (2019)
18 AHXH1 Khi mọi người xung quanh đều lựa chọn
Hideco tôi cũng sẽ lựa chọn theo
19 AHXH2 Tôi thường tham khảo ý kiến trên mạng xã hội trước khi quyết định
Tôi luôn cảm thấy an tâm khi lựa chọn công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản được nhiều người đánh giá cao
21 AHXH4 Tôi thường tham khảo ý kiến của người thân trước khi đưa ra quyết định lựa chọn
VI Quyết định lựa chọn công ty
Võ Thị Thanh Thương, Nguyễn Thị Thảo (2019)
Tôi dự định sẽ lựa chọn hoặc tiếp tục lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco
Lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco là phương án phù hợp nhất với tôi
24 QD3 Tối sẽ giới thiệu công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco cho mọi người 2.2.6 Nghiên cứu chính thức
- Phần giới thiệu: Nội dung này bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên cứu và lời mời tham gia trả lời cuộc điều tra.
- Phần thông tin thống kê: Phần này người tham gia khảo sát sẽ cung cấp các thông tin cá nhân để giúp cho việc thống kê, mô tả và giải thích được rõ ràng hơn đối với những thông tin chính nếu cần thiết.
- Phần nội dung chính: Bao gồm các câu phát biểu được thiết kế theo mô hình và các thang đo đã được nghiên cứu Người tham gia khảo sát sẽ đánh dấu vào câu trả lời phù hợp nhất với mức độ ý kiến theo thứ bậc của họ cho những phát biểu đó. Bảng câu hỏi (Xem phần phụ lục)
Nghiên cứu này được tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên, lấy mẫu thuận tiện.
Thực trạng về việc lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực
2.4.1 Phân tích thống kê mô tả
Bảng 2.9: Kết quả thống kế mô tả nhân khẩu học
STT Tiêu chí Số lượng
Cán bộ công nhân viên chức 10 5.0%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Về giới tính, tỷ lệ đáp viên chủ yếu là nữ với 119 người chiếm 59.8% và nam là 80 người chiếm 40.2%
Về độ tuổi, tỷ lệ đáp viên chủ yếu là từ 18 – 30 tuổi chiếm 63.82% vì đây là độ tuổi đủ điều kiện để XKLĐ sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư, tiếp đến là dưới
18 tuổi chiếm 18.1%, từ 30 – 50 tuổi chiếm 16.1% và trên 50 tuổi chiếm 2.0%.
Về nghề nghiệp, tỷ lệ đáp viên cao nhất là học sinh, sinh viên đạt 40.2% tương ứng với 80 người Tiếp đến là nghề nghiệp khác chiếm 26.1% với 52 người, nhân viên văn phòng với 38 người khảo sát chiếm 19.1%, kinh doanh chiếm 9.5% với 19 người và cán bộ công nhân viên chức chiếm 5.0% chiếm 10 người.
Về thu nhập, tỷ lệ đáp viên dưới 15 triệu với 177 người chiếm 32%, tiếp đến là nhóm từ 15 đến dưới 30 triệu tương ứng 10.1% và nhóm từ 30 đến dưới 45 triệu chiếm 1% với 2 người khảo sát.
2.4.2 Phân tích thống kê mô tả các biến
Bảng 2.10: Phân tích thống kê mô tả biến “thương hiệu”
Trung bình 4.01 3.95 3.99 4.05 Độ lệch chuẩn 788 744 807 754
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Kết quả phân tích thống kê của nhân tố thương hiệu ta thấy biến TH2 có mức tác động thấp nhất với trung bình Mean = 3.95, biến TH4 có mức tác động cao nhất Mean = 4.05 Điều này chứng tỏ khách hàng thường có xu hướng lựa chọn đơn vị XKLĐ Nhật Bản dựa trên thương hiệu tin cây.
Bảng 2.11: Phân tích thống kê mô tả biến “chi phí”
CP1 CP2 CP3 CP4 CP5
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Kết quả phân tích thống kê của nhân tố chi phí ta thấy biến CP5 có mức tác động thấp nhất với trung bình Mean = 2.55, biến CP2 có mức tác động cao nhất Mean = 4.06 Điều này chứng tỏ khách hàng thường có xu hướng lựa chọn đơn vị XKLĐ Nhật Bản có chi phí tham gia phù hợp với tài chính của họ
2.4.2.3 Biến chất lượng dịch vụ
Bảng 2.12: Phân tích thống kê mô tả biến “chất lượng dịch vụ”
Trung bình 4.17 3.68 4.27 3.81 Độ lệch chuẩn 959 872 907 704
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ
Kết quả phân tích thống kê của nhân tố chất lượng dịch vụ ta thấy biến CLDV2 có mức tác động thấp nhất với trung bình Mean = 3.68, biến CLDV3 có mức tác động cao nhất Mean = 4.27 Điều này chứng tỏ khách hàng thường có xu hướng lựa chọn đơn vị XKLĐ Nhật Bản có cam kết xuất cảnh nhanh, đúng như dự kiến.
2.4.2.4 Biến dịch vụ chăm sóc khách hàng
Bảng: 2.13: Phân tích thống kê mô tả biến “dịch vụ chăm sóc khách hàng”
Trung bình 4.01 3.57 3.65 3.57 Độ lệch chuẩn 902 884 845 873
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Kết quả phân tích thống kê của nhân tố dịch vụ chăm sóc khách hàng ta thấy biến DVCSKH2, DVCSKH4 có mức tác động thấp nhất với trung bình Mean = 3.57, biến DVCSKH1 có mức tác động cao nhất Mean = 4.01 Điều này chứng tỏ khách hàng thường có xu hướng lựa chọn đơn vị XKLĐ Nhật Bản có các chuyên viên tư vấn, hỗ trợ khi có thắc mắc kịp thời, nhanh chóng.
2.4.2.5 Biến ảnh hưởng xã hội
Bảng 2.14: Phân tích thống kê mô tả biến “ảnh hưởng xã hội”
Trung bình 2.76 3.59 4.23 4.30 Độ lệch chuẩn 944 810 849 847
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ
Kết quả phân tích thống kê của nhân tố ảnh hưởng xã hội ta thấy biến AHXH1 có mức tác động thấp nhất với trung bình Mean = 4.30, biến AHXH4 có mức tác động cao nhất Mean = 2.76 Điều này chứng tỏ khách hàng thường có xu hướng tham khảo ý kiến của người thân trước khi đưa ra quyết định lựa chọn đơn vị XKLĐ Nhật Bản.
Bảng 2.15: Phân tích thống kê mô tả biến “quyết định”
Trung bình 3.58 3.57 3.64 Độ lệch chuẩn 698 699 689
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Kết quả phân tích thống kê của nhân tố quyết định ta thấy biến QD2 có mức tác động thấp nhất với trung bình Mean = 3.57, biến QD3 có mức tác động cao nhất Mean = 3.57 Điều này chứng tỏ khách hàng thường có xu hướng giới thiệu công ty XKLĐ Nhật Bản hiện tại cho mọi người.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC LỰA CHỌN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HIDECO ĐỂ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Thông qua kết quả chạy phân tích thống kê mô tả, tác giả nhận thấy được công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco đang có được những thuận lợi sau:
Về thương hiệu: Sau hơn 7 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
Nhật Bản, công ty đã có cho mình một chỗ đứng nhất định tại miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng Hideco đã có cho mình những đối tác thân thiết và lượng khách hàng giàu tiềm năng giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh một cách hiệu quả nhất Hideco được nhiều khách hàng đánh giá là một trong những thương hiệu uy tín, tin cậy tại Đà Nẵng, có chất lượng đơn hàng tốt, đáp ứng được mong muốn của nhiều khách hàng, đội ngũ tư vấn nhiệt tình, tận tâm.
Chi phí: Mức chi phí tham gia các đơn hàng tại công ty Hideco theo diện kỹ sư không quá cao, phù hợp với tài chính của nhiều người lao động Mức phí này đã bao gồm cả tiền ký túc xá, học tiếng, đồng phục, sách vở, vé bay, các giấy tờ liên quan Thực tế cho thấy, nếu so sánh với một số đơn vị khác thì Hideco có mức phí ổn định, dao động từ 4500 – 6000$ tùy vào đơn hàng Không những vậy, Hideco còn có nhiều đơn hàng cho nợ phí để tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng viên tham gia gặp khó khăn về tài chính.
Chất lượng dịch vụ: Hideco có sự đa dạng về đơn hàng (ngành nghề) như kỹ sư điện, điện tử, cơ khí, xây dựng, khách sạn, nông nghiệp, chế biến thực phẩm,…., được cập nhật đơn mới liên tục trong tuần/tháng để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Các đơn hàng tại Hideco luôn có mức lương cao, cùng nhiều đãi ngộ hấp dẫn khác đáp ứng được mong muốn của các khách hàng Thực tế cho thấy, Hideco là một trong những đơn vị tại Đà Nẵng có lượng đơn hàng kỹ sư nhiều nhất, đơn về liên tục đáp ứng gần như là đầy đủ về mong muốn ngành nghề, nơi muốn làm việc Nơi làm việc chủ yếu các đơn hàng (ngành nghề) của công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lự Hideco là các tỉnh lớn tại Nhật Bản, môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, có nhiều cơ hội để lao động phát triển tay nghề, có thu nhập tốt nhất để phục vụ cho tương lai Để tăng thêm độ uy tín, đảm bảo được lòng tin khách hàng, Hideco còn có thêm chính sách bao đậu đơn và cam kết bay đúng thời hạn đã dự kiến Nếu khách hàng tham gia phỏng vấn đơn đã đăng ký bị rớt có thể yêu cầu tham gia đơn khác hoặc hoàn trả lại 100% chi phí theo mong muốn của phía khách hàng Đặc biệt, công ty còn đảm bảo các học viên xuất cảnh sang Nhật đúng hạn, tránh ảnh hưởng đến kế hoạch làm việc đã đề ra từ trước Ngoài ra, trung tâm Nhật ngữ Momimo nơi đào tạo tiếng Nhật cho các kỹ sư cũng có kế hoạch làm việc rõ ràng, chuyên nghiệp Đào tạo nghiệm bao gồm cả giáo viên đã từng du học tại Nhật và giáo viên người Nhật giúp hiệu quả học tập của học viên được tốt nhất Những ứng viên học chậm, chưa đạt được kết quả như mong đợi sẽ tiếp tục được đào tạo đến khi thi đậu chứng chỉ theo yêu cầu của đơn hàng (ngành nghề).
Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Hideco rất chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, chính vì vậy công ty đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng khả năng tư vấn, thấu hiểu tâm lý khách hàng Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng được đào tạo chuyên sâu định kỳ về các chương trình, nắm rõ được các vấn đề liên quan đến đơn hàng kỹ sư Nhật Bản để khi tư vấn được chính xác và làm cho khách hàng hiểu rõ, đúng về chương trình Hơn hết, nhân viên viên tư vấn tại công ty luôn trong tư thế sẵn sàng phụ vụ, tư vấn thắc mắc kịp thời, truyền tải thông tin quan trọng đến những khách hàng quan tâm đến chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật diện kỹ sư dù là qua các trang mạng xã hội hay đến trực tiếp văn phòng.
Bên cạnh đó, công ty Hideco còn có những thuận lợi khác có thể kể đến như:
- Quy mô hoạt động: Thay vì chỉ mở một văn phòng hoạt động tại Đà Nẵng,
Hideco đã luôn linh động trong việc mở rộng quy mô hoạt động ra nhiều tỉnh thành khác tại miền Trung Cụ thể, Hideco đã kết nối với các cán bộ thị trường, hội đoàn thể từng xã, huyện, tỉnh để hợp tác tổ chức các buổi tư vấn tại địa phương Ngoài ra, công ty còn mở thêm một văn phòng đại diện tại Quảng Ngãi để tiện hơn cho việc tư vấn và đào tạo học viên
- Cơ sở vật chất: Sau khi chuyển văn phòng về địa chỉ 69 Đoàn Hữu Trưng –
Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Hideco đã có nơi làm việc và đào tạo rộng rãi, tiện nghi hơn.
- Đào tạo và phỏng vấn ngay Đà Nẵng: Điều đặc biệt tiếp theo mà ít có công ty xuất khẩu lao động nào có được đó là Hideco được phép tổ chức và đào tạo ngay tại Đà Nẵng tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng viên tại miền Trung muốn sang Nhật làm việc mà không phải đi xa ra Hà Nội hoặc vào TP.Hồ Chí Minh như trước Thực tế cho thấy, Đà Nẵng là một trong những thành phố đáng sống, con người thân thiện,mức sống không quá cao, nên chi phí sinh hoạt khi học tập tại Đà Nẵng tương đối rẻ,phù hợp với tình hình tài chính của các ứng viên đang sinh sống tại miền Trung.
Bên cạnh những thuận lợi, tác giả nhận thấy công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco đang gặp phải một số khó khăn qua kết quả phân tích thống kê mô tả như:
Thương hiệu: công ty Hideco chưa để lại được cho khách hàng những ấn tượng đặc biệt, khó phai khiến khách hàng nghĩ ngay khi nhắc đến công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Chi phí: Mức chi phí tham gia đơn hàng tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco chưa phù hợp với chất lượng ngành nghề khách hàng sẽ đăng ký.
Chất lượng dịch vụ: các đơn hàng tại công ty Hideco chưa đảm bảo có mức lương cao và nhiều đãi ngộ hấp dẫn theo mong muốn của khách hàng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Kết quả phân tích thống kê cho thấy các chuyên viên tư vấn tại công ty chưa thật sự nhiệt tình với khách hàng, tác phong tư vấn chưa chuyên nghiệp trong quá trình tư vấn. Ảnh hưởng xã hội: Công ty Hideco chưa đủ sức hút đối với khách hàng mới trong khi những người xung quanh của người khách hàng mới đó đã lựa chọn Hideco.
Quyết định lựa chọn công ty: Theo kết quả thống kê mô tả công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân Hideco chưa phải là phương án phù hợp nhất để khách hàng lựa chọn đăng ký XKLĐ sang Nhật Bản theo diện kỹ sư.
Kết thúc chương 2 tác giả đã tìm hiểu các nội dung lý thuyết về tổng quan của khách hàng, hành vi khách hàng và những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco XKLĐ sang Nhật Bản theo diện kỹ sư.
Từ những lý thuyết này làm cơ sở để tác giả thực hiện tốt bài nghiên cứu của mình. Ngoài ra tác giả còn đánh giá thêm mức độ ảnh hưởng của từng biến quan sát và thực trạng về việc lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco theo diện kỹ sư.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG VIỆC LỰA CHỌN CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HIDECO ĐỂ XUẤT KHẨU
Các căn cứ tiền đề
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco luôn cố gắng mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện kỹ sư và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Với lẽ đó, mục tiêu trọng tâm của Hideco là phát triển bền vững, lâu dài vì khách hàng và xã hội.
Mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường miền Trung nhằm nâng cao doanh thu, quảng bá hình ảnh thương hiệu và tiếp cận được thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco đến với khách hàng miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng qua các kênh marking truyền thống và Online Xây dựng hình ảnh Hideco năng động, nhiệt huyết, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi, giá cả phù hợp, chất lượng dịch vụ tốt, cố gắng đáp ứng mong muốn của khách hàng tốt nhất có thể
Giữ vững và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên: Chú trọng tuyển dụng và đạo tạo ra đội ngũ nhân viên giỏi, chuyên nghiệp, có thái độ làm việc nghiêm túc, sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn mọi thắc mắc của khách hàng.
Khách hàng: Cố gắng gia tăng thêm lượng khách hàng ghé đến công ty đăng ký hàng tháng, giảm thiểu các khách hàng bỏ đơn giữa chừng nhằm giữ vững và tăng doanh thu một cách tốt nhất.
Giải pháp nhằm gia tăng việc lựa chọn công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản theo diện kỹ sư
3.2.1 Giải pháp nâng cao nhận diện hình ảnh thương hiệu của công ty
Như đã thấy ở phần kết quả dữ liệu thống kê mô tả, chỉ báo ‘’TH2 – Khi nhắc đến công ty XKLĐ Nhật Bản tôi nghĩ ngay đến Hideco’’ giá trị nhỏ nhất mà khách hàng đánh giá là 2 và lớn nhất là 5, giá trị trung bình 3.95 là chỉ số chưa lý tưởng. Điều này có nghĩa, mỗi khi nhắc đến cụm từ “XKLĐ” Hideco chưa phải là cái tên đầu tiên mà khách hàng nghĩ đến mà là một thương hiệu khác Vì vậy, để giải quyết được tình trạng này giúp nâng cao nhận diện thương hiệu của công ty, bên phía công ty nên áp dụng các giải pháp sau:
Treo banner, áp phích hoặc qua các tờ rơi, báo chí tại các khu vực được đánh giá là có nhiều khách hàng tiềm năng như: cổng trường Cao Đẳng, Đại học, các khu công nghiệp, xí nghiệp lớn tại khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và nhiều tỉnh thành miền Trung khác
Thường xuyên lập kế hoạch kết hợp với các hội đoàn thể xã, huyện, các tỉnh tại khu vực miền Trung tổ chức các buổi định hướng nghề nghiệp cho các thanh niên trẻ từ 18 – 35 tuổi Đặc biệt, nên tham gia vào các ngày hội việc làm do các tỉnh tại khu vực miền Trung mời đến.Ngoài ra, trong thời gian sắp tới công ty nên hợp tác thêm với một số trường Cao Đẳng, Đại học tại khu vực miền Trung, nhất là Đà Nẵng để tìm kiếm thêm một lượng lớn sinh viên kỹ thuật tiềm năng có mong muốn sang Nhật làm việc.
Hiện nay, hầu hết người dân Việt Nam đều sử dụng ít nhất 2 nền tảng xã hội để chia sẻ và tìm kiếm thông tin Do đó, công ty nhất là bộ phận marketing online nên đẩy mạng công tác truyền thông qua các trang mạng xã hội như Facebook,Instagram, Youtube, Tiktok, Trong đó, công ty nên tập trung nhiều Facebook vàTiktok vì đây là 2 nền tảng xã hội có lượng người sử dụng rất nhiều tính đến thời điểm hiện tại Để có thể tăng sự hiện diện thương hiệu của công ty một cách tốt nhất,công ty nên xây dựng một kế hoạch marketing rõ ràng về những điều cần làm, phân công ai đảm nhiệm công việc nào, thời gian nào thực hiện, đặc biệt là phải có phương án dự phòng nếu phương án đầu tiên không mang lại hiệu quả Các nhân viên bộ phận marketing Online nên có sự hợp tác với nhau, cùng nhau góp ý lên ý tưởng để có kế hoạch tốt nhất và giao việc phù hợp theo khả năng làm việc của từng người Ngoài ra, công ty nên đầu tư vào quảng cáo trên Fanpage cho các đơn hàng tốt để khách hàng dễ tiếp cận và tăng khả năng hiển thị thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Nếu bộ phận marketing online không có khả năng chạy quảng cáo hoặc chạy quảng cáo không hiệu quả, công ty nên đầu tư một khoản tiền để tìm một đơn vị chạy quảng cáo uy tín ở bên ngoài để hỗ trợ.
Công ty cũng nên đầu tư vào việc chăm sóc và xây dựng website một cách chỉnh chu và chuyên nghiệp nhất có thể, để khi bất kỳ một người khách hàng có mong muốn đăng ký đơn hàng tại đơn qua website sẽ cảm thấy tin tưởng và có tỷ lệ đưa ra quyết định lưa chọn đăng ký tham gia xuất khẩu lao động diện kỹ sư sang Nhật tại công ty cao hơn Trang website nên cung cấp đa dạng thông tin về công ty, đơn hàng, chia sẻ kiến thức, bài viết tin tức,
Công ty nên tạo cho mình một câu khẩu hiệu đặc biệt thể hiện bằng câu nói ngắn gọn để khi nghe đến câu nói này bất kỳ khách hàng nào cũng nghĩ đến ngay đây là công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco tại Đà Nẵng Khẩu hiệu không nên dài quá 7 - 9 chữ vì dài hơn sẽ khiến khách hàng khó nhớ Khẩu hiệu phải là những lời nói mang tính tượng trưng, hình tượng cao được dùng bên cạnh biểu trưng trong các mẫu quảng cáo Khẩu hiệu nếu được thiết kế tốt (độc đáo, thuận miệng) sẽ dễ đi vào tâm trí của khách hàng hơn.
Xây dựng “từ khóa” liên quan đến hoạt động của công ty đơn vị: Các từ khóa liên quan đến hoạt động của công ty nên được ghi đầy đủ qua các bài viết, để khi khách hàng tìm kiếm từ khóa đó sẽ hiện ra các kết quả liên quan đến công ty giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu, làm nổi bật hình ảnh thương hiệu của công ty.
Chỉ báo “TH3- Công ty Hideco được chọn thường dễ dàng nhận biết hơn so với các thương hiệu khác bởi đặc tính khác biệt’’ với giá trị trung bình 3.99 là chỉ số tương đối cao nhưng vẫn chưa đủ lý tưởng Giải pháp tác giả đưa ra để khắc phục như sau:
Công ty nên tạo cho mình một câu khẩu hiệu đặc biệt thể hiện bằng câu nói nên dài quá 7 - 9 chữ vì dài hơn sẽ khiến khách hàng khó nhớ Khẩu hiệu phải là những lời nói mang tính tượng trưng, hình tượng cao được dùng bên cạnh biểu trưng trong các mẫu quảng cáo Khẩu hiệu nếu được thiết kế tốt (độc đáo, thuận miệng) sẽ dễ đi vào tâm trí của khách hàng hơn.
Màu sắc chủ đạo cho đơn vị: Tất cả các hình ảnh đơn hàng, video và hình ảnh đăng lên trang Facebook, tiktok và các kênh mạng xã hội hội khác nên có nền thể hiện được màu sắc đặc trưng của thương hiệu giống như màu của logo Bởi thông qua màu sắc, khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết đây sản phẩm/dịch của công ty nào.
3.2.2 Giái pháp nâng cao về chi phí
Chỉ báo ‘’CP1 – Chi phí tham gia hợp lý’’ giá trị trung bình là 3.43 là chỉ số chưa thật sự lý tưởng, cho thấy khách hàng có cảm nghĩ rằng chi phí tham gia các đơn hàng tại công ty Hideco là chưa hợp lý Khi đó, công ty nên làm rõ và cho khách hàng thấy được những quyền lợi, đãi ngộ sẽ nhận được so với chi phí mà khách hàng bỏ ra để họ có thể chấp nhận mức phí của đơn hàng đó Ví dụ, đơn hàng kỹ sư cơ khí làm việc tại tỉnh Aichi – Nhật bản có phí là 5500$, khi đăng ký đơn này khách hàng sẽ nhận được mức lương 21 – 23 man/tháng tương đương khoảng 37 – 40 triệu tiền Việt chưa tính làm thêm, một tháng làm thêm từ 30 – 40 giờ/tháng, tính 125% lương cơ bản Không những vậy, khách hàng còn được tăng lương hằng năm, thưởng 2 lần/ năm theo năng lực làm việc Xí nghiệp Nhật sẽ trợ cấp theo quy chế chung của công ty, đóng bảo hiểm, thuế theo quy định Nhật Bản, được bảo lãnh người thân sang sinh sống, vĩnh trú, Qua đó, khách hàng sẽ nhận thấy chi phí họ bỏ ra là xứng đáng và không hề cao như những gì họ nghĩ lúc ban đầu.
Chỉ báo “CP3 – Chi phí tham gia có tính cạnh tranh”, giá trị trung bình còn khá thấp chỉ đạt 3.46 Do đó, bên phía công ty nên đầu tư thời gian nghiên cứu mức phí tham gia của các công ty đối thủ khác để cân nhắc và đề ra một mức phí phù hợp nhất để tăng tính cạnh tranh Ngoài ra, giữa thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, chỉ với 1 nút click khách hàng đã có thể dễ dàng so sánh mức phí tham gia giữa từng công ty phái cử Do đó, để tăng được sức hút, công ty nên có nhiều chính sách ưu đãi với mức phí hấp dẫn đối cho một số đối tượng đặc biệt như:Các sinh viên vừa tốt nghiệp có thành tích học tập tốt, gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, Hoặc phát các vourcher giảm phí 5%, 10% đối với các ứng viên đăng ký vào các dịp ngày lễ lớn trong năm, kỷ niệm thành lập công ty.
Chỉ báo “CP4 – Chi phí tham gia có tính ổn định” với giá trị trung bình tương đối thấp là 2.61 Theo quan điểm của tác giả, công ty nên cân nhắc về việc tăng thêm phí tham gia đơn bằng cách giảm bớt các khoản trung gian ví dụ như cộng tác viên tuyển dụng Hoặc nếu công ty có tăng thêm phí trong tình thế bắt buộc ví dụ như mức phí đào tạo, vé máy bay, thuê luật sư làm giấy tờ tăng, công ty nên cân nhắc về mức tăng phù hợp, không nên quá cao vì có thể khiến khách hàng suy nghĩ và lung lay trước việc đưa ra quyết định.
Chỉ báo ‘’CP5 – Chi phí tham gia phù hợp với chất lượng với ngành nghề
(đơn hàng) đăng ký’’ giá trị trung bình rất thấp 2.55 Điều này có nghĩ khách hàng nghĩ rằng chất lượng các đơn hàng tại công ty chưa đảm bảo và xứng đáng với chi phí họ bỏ ra Khi đó, công ty nên nhận về đa dạng đơn hàng (ngành nghề) khác nhau cho cả nam và nữ từ nhiều xí nghiệp tại Nhật với các mức phí tham gia khác nhau để khách hàng có nhiều sự lựa chọn, tăng được tỷ lệ đăng ký tại công ty Đặc biệt, công ty có thể nhận các đơn hàng cho phép ứng viên nợ phí sau 1 – 2 năm làm việc tại Nhật sẽ nộp lại phí nợ ban đầu Hơn hết, chi phí các đơn hàng tại công ty phải đảm bảo phù hợp với chất lượng của công việc để bảo bảo quyền lợi của khách hàng. Điều này có nghĩa, các đơn hàng công ty nhận về phải có đầy đủ các phúc lợi cho người lao động công việc có mức lương cao, cơ hội thăng tiến tốt
3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
Qua kết quả thống kê mô tả thấy được chỉ báo ‘’ CLDV2 - Ngành nghề (đơn hàng) lương cao, nhiều đãi ngộ hấp dẫn’’ chỉ có 3.68 còn khá thấp Chính vì vậy để nâng cao chất lượng dịch vụ tốt nhất, lấy được nhiều điểm công từ khách hàng công ty cần áp dụng một số giải pháp sau: