Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHBÀI THẢO LUẬNHỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN ĐỀ TÀILIÊN HỆ THỰC TIỄN TỔ CHỨC BỘ MÁY QTNLTHEO MƠ HÌNH HRBP TẠI CÔNG TYUNILEVER
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm mô hình HRBP
1.1.1 Khái niệm mô hình HRBP
Mô hình HRBP (Human Resource Business Partner) do giáo sư Dave Ulrich đề cập đến trong cuốn sách “Human resource champion” từ năm 1997 Theo ông, ngày nay nhà quản trị nhân lực đã nâng tầm vị trí chiến lược của họ khỏi vai trò truyền thống, trở thành đối tác chiến lược của tổ chức/ doanh nghiệp Họ giúp tổ chức/doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh chiến lược thông qua:
Kết nối và xây dựng chính sách nhân sự đồng hành với chiến lược kinh doanh của tổ chức doanh nghiệp.
Soát xét và tái cấu trúc cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.
Cầu nối giữa tổ chức/doanh nghiệp và người lao động, hỗ trợ sự phát triển song hành và gắn kết giữa tổ chức/doanh nghiệp và người lao động Từ “Partner” có thể hiểu theo mối quan hệ khăng khít cộng hưởng giữa nhân sự và quy trình hoạch định, thực thi và kiểm soát chiến lược trong công ty.
Như vậy HRBP có thể hiểu theo nghĩa: bộ phận chuyên trách về quản trị nhân lực cần phải đứng cao hẳn lên vượt tầm và đứng bên cạnh bộ phận hoạch định chiến lược để có thể nhìn rõ từng chức năng trong công ty và mối liên hệ giữa các chức năng với nhau trong tổng thể Ở mô hình HRBP bộ phận phụ trách quản trị nhân lực được cấu trúc theo chiều ngang như hình dưới đây:
1.1.2Phân loại bộ phận HRBP của doanh nghiệp
Khi đó bộ phận phụ trách quản trị nhân lực chia làm 2 loại chính:
Quản trị nhân lực căn bản
Nhóm 6 - Quản trị nhân lực căn bản
Bài Thảo Luận- Qtnlcb-Nhóm 7
Quản trị nhân lực căn bản None 43
Quản trị nhân lực căn bản None 26
Quản trị nhân lực căn bản None 14
BTL Quản trị nhân lực căn bản - Nhóm…
Trung tâm nghiệp nhân sự: Bao gồm bộ phận nghiệp vụ nhân sự và trung tâm hoạt động nhân sự.
Trong đó bộ phận nghiệp vụ nhân sự: Thực hiện các công việc thừa hành như chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị hội họp, tính bảo hiểm xã hội, ; Còn trung tâm hoạt động nhân sự đóng vai trò xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá, trả công nhân lực.
Trung tâm dịch vụ: Các HRBP đóng vai trò là cầu nối giữa bộ phận nhân sự với các nhà lãnh đạo, trưởng các bộ phận khác và toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp
Các công việc của HRBP chia làm 4 nhóm cơ bản là: đối tác chiến lược, quản lý hoạt động, giải đáp các trường hợp khẩn cấp, giải quyết các tranh chấp lao động.
1.1.3Vai trò của tổ chức hoạt động QTNL
Ngày nay, HRBP có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp Các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự đều cho rằng HRBP có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tồn tại của mỗi doanh nghiệp.
Các công việc của HRBP chia làm 4 nhóm cơ bản là: Đối tác chiến lược (Strategic Partner); quản lý hoạt động (Operation Management); giải đáp các trường hợp khẩn cấp (Emergency Responder); giải quyết các tranh chấp lao động (Employee Mediator).
- Đối tác chiến lược (Strategic Partner)
Vai trò đầu tiên của HRBP là đối tác chiến lược HR Business Partner là người liên hệ trao đổi chặt chẽ với các phòng ban chuyên biệt của công ty để tư vấn và điều chỉnh chiến lược nhân sự cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu thay đổi theo tình hình của Doanh nghiệp.
HR Business Partner là người nắm vững thước đo năng lực của toàn bộ nhân sự, nhận diện chiến lược kinh doanh mới và ảnh hưởng của bộ máy nhân sự tới việc thực thi hiệu quả chiến lược kinh doanh đó.
HR Business Partner là người hiểu rõ tầm quan trọng của nhân tài đối với Doanh nghiệp hơn ai hết, từ đó có kế hoạch tái cấu trúc nhân sự theo mục tiêu thiết thực của công ty.
- Quản lý hoạt động (Operation Management)
HR Business Partner có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa công ty, các quy định, quy trình làm việc và các chính sách đến nhân viên Khi có sự thay đổi về các quy
Quản trị nhân lực căn bản None Nguyễn Ngọc Linh
Quản trị nhân lực căn bản None9
7 định hay chính sách đó, HR Business Partner chính là người cập nhật và gửi thông tin tới toàn bộ nhân viên.
HR Business Partner đồng thời giám sát nhân viên trong suốt quá trình làm việc để đưa ra các đánh giá chính xác về thái độ, tác phong của nhân viên các phòng ban.
- Giải đáp các trường hợp khẩn cấp (Emergency Responder)
HR Business Partner là nơi tiếp nhận, xử lý và phản hồi kịp thời, thỏa đáng các thông tin về những thắc mắc, khiếu nại của nhân viên.
Bên cạnh đó, HR Business Partner cũng cần dự trù các tình huống có thể xảy ra để phản ứng nhanh chóng và kịp thời nhất, tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
- Giải quyết các tranh chấp lao động (Employee Mediator)
Trong mỗi công ty luôn tồn tại các mâu thuẫn nội tại liên quan đến công việc hoặc các yếu tố nhân sự khác Do đó, HR Business Partner chính là người mang sứ mệnh Người hòa giải để giải quyết các mâu thuẫn đó.
Một vài doanh nghiệp sử dụng mô hình HRBP
1.2.1HRBP phụ trách theo chức năng năng bộ phận
Ví dụ HRBP cho Sales, HRBP cho khối sản xuất, cho Technical (IT) Mô hình này có vẻ phổ biến nhiều hơn ở Việt Nam (Ví dụ một số công ty: Unilever, Prudential, Tiki, Sendo,…).
Phân tích mô hình HRBP của Vinfast:
VinFast là một công ty sản xuất ô tô của Việt Nam, được thành lập vào năm 2017 và là một phần của tập đoàn Vingroup VinFast sử dụng mô hình HRBP (Human Resources Business Partner) để quản lý nhân sự và phát triển các chiến lược nhân sự. Bước 1: Tìm hiểu về doanh nghiệp:
VinFast là một công ty sản xuất ô tô tại Việt Nam, với mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất Đông Nam Á VinFast có một mô hình kinh doanh tích hợp, bao gồm thiết kế, phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm ô tô.
Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết:
VinFast đang phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, vì vậy công ty cần phải có một kế hoạch nhân sự chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của công ty Công ty cần phải tìm kiếm các nhân viên có kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và đóng góp vào mục tiêu kinh doanh của công ty.
Bước 3: Thiết lập mối quan hệ giữa HRBP và các bộ phận
Mối quan hệ giữa HRBP và các bộ phận khác trong công ty rất quan trọng để đảm bảo mô hình HRBP hoạt động hiệu quả Để thiết lập mối quan hệ tốt, VinFast đã thực hiện một số hoạt động như sau:
Tìm hiểu nhu cầu và yêu cầu của từng bộ phận: HRBP cần hiểu rõ các yêu cầu và
9 nhu cầu của từng bộ phận để đưa ra các giải pháp nhân sự phù hợp Việc này có thể được thực hiện thông qua các buổi họp hoặc trao đổi với các trưởng bộ phận.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ: HRBP cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận để đảm bảo sự hỗ trợ và hợp tác trong việc triển khai các giải pháp nhân sự.Việc này có thể được thực hiện bằng cách thường xuyên gặp gỡ, giao tiếp và chia sẻ thông tin.
Tư vấn và hỗ trợ các bộ phận: HRBP có trách nhiệm cung cấp các tư vấn và hỗ trợ cho các bộ phận về các vấn đề liên quan đến nhân sự Việc này giúp các bộ phận có được kiến thức và sự hỗ trợ cần thiết để giải quyết các vấn đề nhân sự.
Tăng cường đào tạo và phát triển nhân viên: HRBP có trách nhiệm tăng cường đào tạo và phát triển nhân viên để đáp ứng các yêu cầu của công ty Việc này giúp tăng cường sự phát triển cá nhân của nhân viên và đồng thời cải thiện hiệu suất làm việc của công ty. Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật: HRBP cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và chính sách nhân sự của công ty Việc này giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến nhân sự.
Tổng hợp lại, việc thiết lập mối quan hệ tốt giữa HRBP và các bộ phận khác trong công ty là rất quan trọng để đảm bảo mô hình HRBP hoạt động hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu nhân sự của công ty VinFast đã thực hiện rất tốt việc này bằng cách xây dựng một môi trường hỗ trợ, đồng thời đưa ra các giải pháp nhân sự phù hợp với từng bộ phận và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.
Bước 4: Đưa ra các giải pháp cụ thể
VinFast đã đưa ra các giải pháp cụ thể trong bước 4 của mô hình HRBP để tinh chỉnh và cải thiện hoạt động nhân sự, bao gồm:
1.Nâng cao chất lượng tuyển dụng: VinFast đã tăng cường quá trình tuyển dụng bằng cách sử dụng các công nghệ mới như phần mềm quản lý tuyển dụng và sử dụng các kênh tuyển dụng trực tuyến như website và các mạng xã hội Đồng thời, VinFast cũng đẩy mạnh hoạt động chăm sóc nhân viên mới để giúp họ thích nghi nhanh chóng và tăng cường độ hài lòng.
2.Phát triển chương trình đào tạo: VinFast đã đầu tư để xây dựng chương trình đào tạo cho nhân viên mới và cũ, từ cấp quản lý đến cấp nhân viên bình thường Chương trình đào tạo bao gồm các khóa học về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn nhằm cải thiện năng lực và tăng cường chuyên môn cho nhân viên.
3.Đẩy mạnh quản lý hiệu suất: VinFast đã thiết lập hệ thống quản lý hiệu suất để đánh giá năng suất lao động của nhân viên và đưa ra các giải pháp cải thiện nếu cần thiết. Điều này giúp tăng cường chất lượng lao động và giúp nhân viên phát triển bản thân.
4.Đánh giá chính sách phúc lợi: VinFast đánh giá các chính sách phúc lợi hiện có và đưa ra các giải pháp cải thiện để tăng cường độ hài lòng của nhân viên Các giải pháp như tăng cường bảo hiểm, nâng cao chất lượng đời sống và cải thiện môi trường làm việc đã được VinFast triển khai để đáp ứng nhu cầu của nhân viên.
Tóm lại, VinFast đã đưa ra các giải pháp cụ thể để cải thiện hoạt động nhân sự của
11 công ty và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và phát triển nhân sự để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của công ty.
Bước 5: Đánh giá và đánh giá lại hiệu quả của các giải pháp đã được triển khai.
VinFast đã đánh giá hiệu quả của các giải pháp cụ thể mà họ đã đưa ra trong bước 4 như sau:
1.Nâng cao chất lượng tuyển dụng: VinFast đã thấy rõ sự khác biệt sau khi triển khai các giải pháp tăng cường quá trình tuyển dụng, bao gồm sử dụng các công nghệ mới và các kênh tuyển dụng trực tuyến Công ty đã thu hút được nhiều ứng viên chất lượng hơn, đồng thời tăng cường sự chăm sóc cho nhân viên mới để họ có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc.
LIÊN HỆ MÔ HÌNH HRBP TRONG DOANH NGHIỆP UNILEVER
Tổng quan về tập đoàn Unilever
Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebuoy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, … với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng (Personel Care) Cùng với Procter
& Gamble (P&G), Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này.
Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của Unilever:từ slogan “To add vitality to life” (Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống), ta hiểu được phần nào bản sắc của tập đoàn Unilever Unilever luôn theo đuổi triết lý kinh doanh liêm khiết và tạo dựng cuộc sống bền vững cho mọi người trên thế giới bằng các sản phẩm của mình Hoạt động kinh doanh của tập đoàn Unilever không nằm ngoài xã hội, mà phải hướng đến giải quyết các vấn đề của cộng đồng như sức khỏe, vệ sinh, sinh kế,…Đó là cách mà một doanh nghiệp có thể thành công theo quan niệm của ban lãnh đạo Unilever Dấu ấn của Unilever đã được hình thành dựa trên các bản sắc và giá trị mà tập đoàn theo đuổi.
Logo của Unilever và ý nghĩa của các biểu tượng trong logo của Unilever
Unilever chứng tỏ là một công ty toàn cầu với độ bao phủ rộng khắp: hiện nay có hơn 149.000 nhân viên trên khắp thế giới, có hơn 400 nhãn hàng tại hơn 190 quốc gia, hơn
400 nhãn hàng quen thuộc không chỉ đối với hộ gia đình Việt mà còn với mọi gia đình của các quốc gia và 25 triệu nhà bán lẻ đã góp phần tạo nên mạng lưới toàn cầu choUnilever Theo số liệu cho thấy, Unilever đạt gần 51 tỷ Euro doanh thu trong năm 2020 với 58% đến từ các thị trường mới trong đó 13 nhãn hàng đạt doanh thu hơn 1 tỷ Euro trong năm 2020Sau đây là doanh số qua các năm của Unilever toàn cầu:
Lịch sử hình thành và phát triển
Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever.
Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh
Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh , và
Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2000 nhân viên Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm Các hoạt động hợp tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm khoảng 5500 việc làm.
Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever như Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton,Knorr… cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở
19 thành những hàng hoá được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam và cùng với nó công ty Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam Trong đó liên doanh Lever Việt Nam, Hà nội bắt đầu làm ăn có lãi từ năm 1997, tức là chỉ sau 2 năm công ty này được thành lập Công ty Elida P/S cũng làm ăn có lãi kể từ khi nó được thành lập từ năm 1997 Best Food cũng đã rất thành công trong việc đưa ra được nhãn hiệu kem nổi tiếng và được người tiêu dùng hoan nghênh năm 1997 là Paddle Pop (Sau này nhãn hiệu này được chuyển nhượng cho Kinh Đô của Việt Nam) và công ty đã mở rộng sang kinh doanh mặt hàng trà Lipton, bột nêm Knorr, và nước mắm Knorr- Phú Quốc… Và công ty này hiện tại cũng đang hoạt động rất có lãi.
Trong quá trình hoạt động Unilever cũng nhận được những giải thưởng danh giá như AmCham CSR Awards 2022, giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng,
3 năm liên tiếp chiến thắng giải WEPs Awards (2020,2021,2022), đạt danh hiệu doanh nghiệp xuất sắc nhất tại Vietnam HR Awards 2022,…
Các sản phẩm, dịch vụ của Unilever
Hệ thống các sản phẩm của Unilever tại Việt Nam:
2.2 : Liên hệ, phân tích mô hình HRBP trong doanh nghiệp Unilever
Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam tại Hà Nội, Elida P/S tại TP.HCM và Công ty Best Food, cũng tại TP.HCM Unilever Việt Nam hiện có 5 nhà máy tại Hà Nội, khu công nghiệp Củ Chi, Khâu Đức và Biên Hòa.
Unilever có hơn 265.000 người tại hơn 500 công ty ở 90 quốc gia trên thế giới và có mặt ở 70 quốc gia khác Công ty hiện có 3.000 lao động trực tiếp và gián tiếp, đồng thời gián tiếp tạo cơ hội việc làm cho khoảng 6.000 người thông qua các nhà cung cấp và đại lý Công ty hiện có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ.
*Mô hình HRBP thể hiện ở Unilever Việt Nam
“Cách làm của Unilever là hướng đến việc tập trung xây dựng một đội ngũ nhân sự có kiến thức sâu về mặt chuyên môn nhân sự và thị trường cộng với những kiến thức rộng về mặt kinh doanh, kinh tế - xã hội” - một lãnh đạo của Unilever VN chia sẻ.
Unilever Việt Nam có tôn chỉ hoạt động rõ ràng: con người là tài sản quan trọng nhất và là nhân tố quyết định thành công của doanh nghiệp Điều này được thể hiện qua việc xác định tầm quan trọng của công ty khi hình thành phòng nhân sự theo mô hình HRBP. Ở Unilever Việt Nam, bộ phận nhân sự có thể chủ động xây dựng các chiến lược nhân sự giúp công ty thực hiện chiến lược kinh doanh thông qua chiến lược con người như:
Kiến thức chuyên môn và đội ngũ lãnh đạo.
Hướng dẫn nhân viên thích hợp với hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Xác định và đào tạo các kỹ năng cần thiết để nhân viên hoạt động hiệu quả nhất.
Bộ phận nhân sự cũng xây dựng và cùng thực hiện các kế hoạch nâng cao năng suất lao động, đưa ra các chương trình lương thưởng, phúc lợi, ghi nhận nhân viên, khiến nhân viên ngày càng cảm thấy gắn bó với công ty, đồng thời tạo môi trường làm việc thoải mái, cởi mở và quan tâm đến tất cả nhân viên.
Ngoài ra, bộ phận Nhân sự còn xây dựng và triển khai các chương trình tăng năng suất lao động, cung cấp cho nhân viên các chương trình lương thưởng, phúc lợi và ghi nhận nhằm tăng cường sự gắn kết của nhân viên với công ty.
Tổ chức các bộ phận nhân sự theo mô hình HRBP (đối tác chiến lược) của từng bộ phận cũng là một cách hiệu quả để nhân sự hiểu rõ nhất về công việc, văn hóa và mọi người trong các bộ phận này .
Cụ thể, Unilever Việt Nam có một bản hoạch định nguồn lực bao gồm đại diện từ các bộ phận khác nhau Vì vậy HR luôn ngồi lại với đại diện các phòng ban khác để trao đổi và thảo luận về kế hoạch tương lai, nhu cầu, khả năng… của nhân viên và ứng viên Crosstalk tại Unilever Việt Nam là một trong những kim chỉ nam giúp công tác hoạch định nguồn nhân lực của công ty luôn đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Bộ phận Nhân sự của Unilever Việt Nam luôn được coi là bộ phận chủ chốt có đóng góp quan trọng trong việc hoạch định chiến lược và đóng góp vào sự thành công của công ty thông qua chiến lược nhân sự Tạo dựng niềm tin vào sự đóng góp của bộ phận nhân sự vào chiến lược kinh doanh của công ty đến từ Unilever Việt Nam luôn vạch ra những chiến lược nhân sự gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.
2.2.2 : Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản trị nhân lực
Unilever hoạch định Phòng Nhân sự là phòng đối tác chiến lược, là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Thay vì chỉ đưa ra các kế hoạch đào tạo đơn thuần, hay các chính sách phúc lợi cho cán bộ nhân viên, Phòng Nhân sự còn đóng vai trò gắn kết doanh nghiệp, nâng cao năng lực & năng suất lao động của đội ngũ cán bộ nhân viên.
Lãnh đạo của Unilever chia sẻ: “Cách làm của Unilever là hướng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân sự có kiến thức sâu về mặt chuyên môn nhân sự và thị trường cộng với những kiến thức rộng về mặt kinh doanh, kinh tế – xã hội.”
2.2.2.1Trung tâm nghiệp vụ nhân sự
Bộ phận nghiệp vụ, tác nghiệp a, Chức năng
-Theo dõi và giám sát các hoạt động trong công ty sao cho được thực hiện và tiến hành thuận lợi, hiệu quả.
-Song song với đó là giám sát và kiểm soát các hoạt động tổ chức của người lao động.
-Đảm bảo lợi ích của người lao động trong công ty dựa trên chính sách của công ty và tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm dịch vụ của nhân viên. b, Nhiệm vụ Đối với người lao động
-Đóng vai trò quan trọng trong tất cả quá trình xử lý tài liệu liên quan đến nhân sự như ghi nhận thông tin, dữ liệu nhân sự vào hệ thống công ty, theo dõi hồ sơ và quản lý các tài liệu liên quan Từ đây xây dựng được bộ dữ liệu nội bộ tiến hành giám sát tổ chức lao động và chi trả lương thưởng,
-Có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương, thưởng, chi trả bảo hiểm cho nhân viên làm việc tại Unilever.
-Đóng vai trò chơi là đầu mối liên hệ đầu tiên cho những nhân viên bị ảnh hưởng bởi công việc chuyển văn phòng và những người quản lý trực tiếp của họ, cung cấp sự hỗ trợ liên tục.
-Hỗ trợ mọi yêu cầu hành chính hoặc giao dịch liên quan đến việc cập nhật hồ sơ nhân viên liên quan đến việc di chuyển, theo yêu cầu.
-Hỗ trợ sản xuất tài liệu Hỏi & Đáp hoặc các giao tiếp trung tâm khác cho nhân viên hoặc quản lý trực tiếp, nếu được yêu cầu
-Hỗ trợ nhân viên, trong và ngoài cuộc họp tham vấn, với các câu hỏi hoặc mối quan tâm của họ Đối với công ty và ban lãnh đạo
-Chịu trách nhiệm các công việc hành chính, giấy tờ của các phòng ban liên quan trọng công ty.
-Xử lý các công việc quản trị văn phòng: nộp hồ sơ, gửi nhận fax, thư từ,
-Lưu trữ dữ liệu từ các phòng ban.
-Hướng dẫn các Lãnh đạo và HRBP liên quan đến các chính sách và thủ tục Nhân sự