Trong những năm qua, HảiPhòng có tốc độ đô thị hóa cao, thu hút nhiều lao động từ các tỉnh thành trong cảnước, cùng với tốc độ gia tăng dân số nhanh đã đưa Hải Phòng đứng vị trí thứ 7tro
Trang 1TIỂU LUẬN
MÔN: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
I Vấn đề dân số ở Hải Phòng 3
1 Quy mô dân số và mật độ dân số 3
1.1 Quy mô dân số 3
1.2 Mật độ dân số 3
2 Cơ cấu theo tuổi và giới 4
3 Phân bố dân cư theo khu vực địa lý 6
4 Vấn đề hôn nhân 6
5 Trình độ học vấn 6
II Thách thức với vấn đề dân số - phát triển ở Hải Phòng 7
1 Thách thức về môi trường 7
2 Thách thức về y tế- giáo dục 8
2.1 Y tế 8
2.2 Giáo dục 9
3 Những thách thức khác 10
3.1 Già hóa dân số 10
3.2 Tệ nạn xã hội 10
III Thực trạng lồng ghép mục tiêu dân số và tính khả thi 11
1 Mục tiêu giai đoạn 2010-2020 11
2 Mục tiêu giai đoạn 2020-2030 12
IV Kiến nghị giải pháp phù hợp để giải quyết mối quan hệ DS-PT 12
1 Với chính quyền địa phương: 12
2 Với gia đình và các cá nhân: 12
3 Với thế hệ thanh niên thành phố 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3MỞ ĐẦU
Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương với tốc độ phát triển nhanh chóng về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế Trong những năm qua, Hải Phòng có tốc độ đô thị hóa cao, thu hút nhiều lao động từ các tỉnh thành trong cả nước, cùng với tốc độ gia tăng dân số nhanh đã đưa Hải Phòng đứng vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng dân số cả nước Vì vậy, em chọn Hải Phòng để phân tích,
so sách để thấy được bức tranh dân số của thành phố này
I Vấn đề dân số ở Hải Phòng
1 Quy mô dân số và mật độ dân số
1.1 Quy mô dân số
Dân số của thành phố Hải Phòng tại thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019 là 2.028.514 người, chiếm 2,11 % dân số cả nước So với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Hải Phòng có dân số đứng thứ 7 ( sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương và Đồng Nai)
So với năm 2009, dân số thành phố Hải Phòng tăng 191.341 người ( tương ứng tăng 10,4 % ) Trung bình mỗi năm , thành phố tăng thêm hơn 19.000 người , tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 0,99%/năm, tăng nhẹ so với 10 năm trước ( tỷ lệ tăng dân số bình quân
1999-2009 là 0,94%/năm ) và thấp hơn so với tỷ lệ tăng dân số bình quân chung cả nước là 1,14%/năm
Với số dân đông liên tục tăng, Hải Phòng có những thời cơ và thách thức Lực lượng lao động dồi dào tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động như cơ khí, đóng tàu, giày da,… ( những ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Phòng), thu hút đầu tư nước nước ngoài Bên cạnh đó, dân số đông cũng tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất
và thương mại phát triển Tuy nhiên, lực lượng này cũng tạo ra sức ép về nhiều mặt, đặc biệt là lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường
1.2 Mật độ dân số
Với tổng diện tích là 1.522,5 km², Hải Phòng là thành phố có mật độ dân
số cao thứ 5 cả nước và lớn thứ 4 trong vùng Đồng bằng sông Hồng với mật độ dân số 1.299 người / km ( cao gấp gần 4,5 lần mật độ bình quân chung cả nước ) Mật độ dân số cao sẽ đặt ra bài toán về nhà ở, về điện nước và điều kiện sinh hoạt, cơ sở hạ tầng cho Hải Phòng Dân số ngày càng tăng trong khi diện tích đất không đổi sẽ khiến điều kiện sống của người dân không được đảm bảo: nhà ở bị thu hẹp, nước sạch khan hiếm, hệ thống giao thông ùn tắc, hệ thống
Trang 4thoát nước và xử lý chất thải sinh hoạt nếu như không được nâng cấp kịp thời sẽ gây nên tình trạng ngập lụt, ô nhiễm môi trường,… Bên cạnh đó, trong tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp như hiện nay, mật độ dân số cao cũng tiềm ấn nguy cơ lây lan, gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh
Sự phân bố dân số không đồng đều ; khoảng cách về dân số giữa thành thị
và nông thôn , giữa các đơn vị quân , huyện và giữa các huyện ngoại thành còn khá lớn và có xu hướng tiếp tục gia tăng
Khu vực thành thị, năm 2019 mật độ dân số lên tới 3.192 người/km² ” cao gấp 3,5 lần khu vực nông thôn Sau 10 năm , các quận Lê Chân , Ngô Quyền , Hồng Bàng và Kiến An là những nơi có mật độ dân số cao nhất thành phố , tương ứng 18.467 người/km² ; 14.629 người/km² ; 6.628 người/km² ; và 3.988 người/km² Quy mô, mật độ dân số, có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế
và các vấn đề văn hóa, xã hội đô thị Quy mô dân số quá lớn, mật độ cao, trình
độ dân trí thấp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức đời sống của dân cư, giao thông, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường cảnh quan và các vấn đề xã hội, việc làm
Ở khu vực nông thôn, mật độ dân số là 914 người/km², thấp hơn so với mật độ dân số bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng ( 1.000 người/km² ” ) Phân bố dân số ở các huyện ngoại thành cũng tương đối chênh lệch như các huyện có mật độ dân số lớn nhất là huyện An Dương 1.878 người/km² ; Thủy Nguyên 1.277 người/km² ; Kiến Thụy 1.289 người/km²; An Lão 1.246 người/km² cao gấp từ 1,5-2 lần so với các huyện có mật độ dân số thấp như huyện Vĩnh Bảo 997 người/km² , huyện Tiên Lãng 800 người/km²
Dân số không đồng đều ở các khu vực tạo ra sự mất cân đối trong phân công lao động và sự phân bố của ngành kinh tế của thành phố, từ đó càng kéo dài khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế ở các khu vực Khu vực nội thành, ven nội thành thì phát triển trong khi khu vực ngoại thành vẫn lạc hậu
2 Cơ cấu theo tuổi và giới
Từ kết quả sơ bộ Tổng điều tra năm 2019 cho thấy , trong tổng số 2.028.514 người có 1.020.747 người là nữ và 1.007.767 người là nam Tỷ số giới tính là 98,73 nam/100 nữ ( thấp hơn tỷ số giới tính chung của cả nước là 99,1nam / 100 nữ) Trong đó , tỷ số giới tính khu vực thành thị là 97,65 nam /
100 nữ , khu vực nông thôn là 99,64 nam / 100 nữ Sự khác biệt về tỷ số giới tính ở thành thị và nông thôn do quan niệm trọng nam khinh nữ ở khu vực nông thôn vẫn còn tồn tại dẫn đến việc số lượng nam nhiều hơn thành thị
Hải Phòng có cơ cấu “dân số vàng” khi nhóm tuổi từ 0-14 tuổi là 345.926 người (chiếm 17,05%), độ tuổi từ 15-65 là 1.494.251 người ( chiếm 73,66%), số
Trang 5người từ 65 tuổi trở lên là 188.337 người (chiếm 9.29%) Theo số liệu trên cứ 1 người phụ thuộc thì có 3 người trong độ tuổi lao động, nhiều hơn so với cả nước
1 người Đây chính là cơ hội cho Hải Phòng phát triển
Trong 10 năm qua, Hải Phòng đã biết tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kết quả đến thời điểm năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 ước tính tăng 16,68% so cùng kỳ năm trước, vượt kế hoạch năm (tăng 15,5%), đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay và cao nhất cả nước phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thành phố
Có sự khác nhau về tỷ trọng dân số giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Biểu đồ tỷ trọng dân số chia theo nhóm tuổi và khu vực của Hải Phòng
65 trở lên 15-64 Dưới 15 (%)
Từ biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng trẻ em ( dưới 15 tuổi) ở nông thôn cao hơn thành thị (1.56%) trong khi nhóm người ở độ tuổi lao động (15-64) và người già (65 trở lên) ở thành thị cao hơn nông thôn Sự chênh lệch về mức sinh ở hai khu vực trên là do trình độ nhận thức của người dân nông thôn còn hạn chế, quan niệm sinh nhiều con và sinh con trai còn phổ biến khiến cho việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa đạt hiệu quả cao Dù mức sinh cao nhưng lực lượng lao động lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn khu vực thành thị ( nhỏ hơn 1.38%) là do lực hút đô thị lớn khiến cho người nông thôn có xu hướng tìm việc làm ở khu vực thành thị Điều này có thể tạo ra sức ép cho đô thị Hải Phòng hiện tại và tương lai tới bởi các vấn đề về ô nhiễm môi trường, hệ thống giao thông, thiếu việc làm… Tỷ trọng người già ở đô thị cao hơn nông thôn ( cao hơn 0.18%) là do chất lượng cuộc sống ở đô thị đảm bảo hơn, các bệnh viện lớn ở Hải Phòng đều tập trung ở trung tâm thành phố nên người già có điều kiện được chăm sóc tốt hơn, bên cạnh đó, họ cũng có nhận thức tốt hơn về vấn đề sức khỏe
Tỷ số phụ thuộc ở nông thôn cao hơn thành thị, chủ yếu là do nhóm dân số dưới 15 tuổi cao trong khi độ tuổi lao động thấp hơn
Trang 6Biểu: Tỷ lệ phụ thuộc
Đơn vị: %
Chun g
Thành thị
Nông thôn
Tỷ lệ phụ thuộc nhóm
dưới 15
Tỷ lệ phụ thuộc nhóm 65
trở lên
Như vậy cơ cấu dân số có tác động lớn tới quá trình phát triển của thành phố Hải Phòng Trong thời gian tới, Hải Phòng cần tiếp tục nắm bắt thời cơ phát triển và có sự chuẩn bị lâu dài khi xu hướng già hóa dân số đang diễn ra
3 Phân bố dân cư theo khu vực địa lý
Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra năm 2019 , thành phố Hải Phòng có 924.741 người cư trú ở khu vực thành thị , chiếm 45,59 % tổng dân số và 1.103.773 người cư trú ở khu vực nông thôn , chiếm 54,41 % Sau 10 năm , tỷ
lệ dân số khu vực thành thị giảm 0,51% là do tỷ lệ tăng dân số bình quân / năm giai đoạn 2009-2019 khu vực thành thị chỉ tăng 0,89 % , trong khi đó khu vực nông thôn có tỷ lệ dân số bình quân / năm giai đoạn 2009-2019 tăng 1,08 % Từ
số liệu trên cho thấy công tác dân số kế hoạch hóa gia đình thực hiện tốt hơn ở khu vực thành thị
4 Vấn đề hôn nhân
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy , tỷ lệ dân số của thành phố Hải Phòng từ 15 tuổi trở lên đang có vợ chồng chiếm 71,3 % ; ly thân hoặc ly hôn chiếm 2,4 % Với tỷ lệ 15 tuổi trở lên đang có vợ chồng cao như vậy sẽ khiến cho mức sinh của Hải Phòng ở mức cao
5 Trình độ học vấn
Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra năm 2019 cho thấy , toàn thành phố có 97,44 % dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học, đạt tỷ lệ cao so với cả nước Đối với bậc Tiểu học và Trung học cơ sở đã đạt phổ cập trên toàn thành phố, đối với bậc Trung học phổ thông đến nay toàn thành phố có 11/14 đơn vị quận, huyện đạt phổ cập Trung học phổ thông Từ số liệu trên có thể thấy, đa số dân số trong độ tuổi đi học ( lực lượng lao động tương lai) của Hải Phòng đều đạt trình độ tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên sẽ giúp cho cơ hội
Trang 7việc làm mở rộng hơn, đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố
II Thách thức với vấn đề dân số - phát triển ở Hải Phòng
1 Thách thức về môi trường
Dân số đông gây sức ép rất lớn tới môi trường của Hải Phòng Sự phát triển nhanh về dân số, công nghiệp trên địa bàn đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn… Tại Hải Phòng, tính đến tháng 11-2019, Trung tâm quan trắc môi
trường-Sở Tài nguyên Môi trường đã tiến hành quan trắc được 5/6 đợt quan trắc môi trường không khí xung quanh thành phố Kết quả cho thấy, chất lượng không khí tại các khu vực làng nghề, khu vực công nghiệp, bãi rác và các điểm giao thông trung tâm trên địa bàn thành phố có dấu hiệu ô nhiễm về hàm lượng bụi lơ lửng, tiếng ồn Cụ thể là khu vực xã Lại Xuân, làng nghề huyện Thuỷ Nguyên 100% số lần quan trắc thì hàm lượng bụi lơ lửng đều vượt quy chuẩn cho phép
từ 1,5 đến 2,2 lần Tại khu công nghiệp Đình Vũ, bụi lơ lửng và tiếng ồn cũng vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1 đến hơn 3 lần quy chuẩn cho phép Tại ngã tư Tôn Đức Thắng - Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn - Trần Nhân Tông thì tỷ lệ số lần quan trắc vượt quy chuẩn cho phép là 100% với mức cao hơn là từ 1,03 đến 1,7 lần
Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình được xả thẳng ra các con sông, mương, hồ,… làm tắc hệ thống thoát nước và gây ôn nhiễm nguồn nước
Hình ảnh 1: Mương An Kim Hải, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Những chất thải rắn không được thu gom xử lý theo nguồn nước đổ dồn ra biển gây ô nhiễm mặt biển, làm mất cảnh quan ,tác động đến lĩnh vực kinh tế du lịch của thành phố
Trang 8Hình ảnh 2: Rác thải trên biển Đồ Sơn ( nguồn kênh 14)
Vấn đề quản lý môi trường đặc biệt là ở khu vực thành thị luôn là bài toán lớn đối với thành phố Hải Phòng Thành phố phải cân bằng giữa việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định đời sống với việc đảm bảo chất lượng môi trường Dân số tăng càng tạo ra sức ép lớn đối với các nhà quản lý Trước thách thức này, Hải Phòng cần phải thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác kế hoạch hóa gia đình đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về môi trường
Bên cạnh đó, Hải Phòng cần mạnh tay hơn nữa trong việc quản lý vấn đề chất thải công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố ( đặc biệt
là khu vực Thủy Nguyên) , tránh tình trạng xả trộm trực tiếp ra bên ngoài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của dân cư
2 Thách thức về y tế- giáo dục
2.1 Y tế
Dân cư đông không chỉ tác động tới môi trường mà còn gây sức ép cho cả lĩnh vực y tế Tại thành phố vẫn có sự chênh lệch giữa các tuyến về trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ y, bác sĩ tuyến huyện cùng với tâm lý lo sợ của người dân ở khu vực ngoại thành những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên, tiêu biểu là bệnh viện phụ sản Hải Phòng và bệnh viện Việt Tiệp
Theo thống kê của bệnh viện phụ sản Hải Phòng 1/2021, bệnh viện có quy
mô 450 giường bệnh, thực tế vào lúc cao điểm là 570 giường bệnh, công suất năm 2020 là phục vụ khám cho trên 171.000 lượt người, điều trị cho trên 80.000 bệnh nhân ngoại trú, tổng số bệnh nhân đẻ khoảng 15.000 người, trong đó phẫu thuật sản khoa trên 8.000 ca Tức là, công suất nhận các ca đẻ khoảng 40 – 60 ca/ngày; phẫu thuật sản khoa đón từ 20 – 30 ca/ngày; số em bé được thụ tinh
Trang 9trong ống nghiệm trung bình mỗi tuần là 10 bé Tổng số lượng bệnh nhân nội trú khoảng 38.000 bệnh nhân/năm Số lượng bệnh nhân ngoại tỉnh theo thống kê năm 2019 tăng 160% Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong thành phố mà còn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân các tỉnh miền Duyên hải Bắc bộ trong một số lĩnh vực chuyên sâu
Sự quá tải ở các bệnh viện khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và rất nhiều khó khăn cho cả bệnh nhân và người thân của họ Làm việc trong tình trạng quá tải, đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện cũng luôn thấy áp lực
Tình trạng quá tải cũng phổ biến ở bệnh viện Việt Tiệp khi điều kiện về cơ
sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên y tế ở các đơn vị cấp quận/huyện còn hạn chế dẫn đến số lượng người dân có nhu cầu khám, chữa bệnh và xu hướng vượt tuyến tăng cao
Bên cạnh đó, người dân từ các tỉnh Hải Dương, Thái Bình…cũng tập trung
về đây khám, điều trị bệnh khá đông dẫn đến quá tải Tính đến năm 2016, BV Việt Tiệp là bệnh viện đa khoa hạng I với quy mô 1000 giường bệnh nhưng những đợt cao điểm chứa đến 1500 giường bệnh, ở tất cả các phòng thuộc các khoa của bệnh viện đều phải bố trí tăng giường bệnh Cụ thể, phòng yêu cầu với diện tích khoảng 15m 2 bố trí từ 3-5 giường bệnh; phòng thường với diện tích khoảng 25m 2 bố trí 6-7 giường bệnh, cá biệt có một số phòng lên đến 10 giường
Từ sự quá tải của bệnh viện sẽ nảy sinh ra những vấn đề xã hội khác như đút lót phong bì, ưu tiên người nhà, … tạo nên sự bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của người dân Bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội như trộm cắp, móc túi, lừa đảo cũng diễn ra phổ biến tại các bệnh viện, gây mất trật tự an toàn
xã hội
Hiện nay, dịch bệnh covid đang diễn ra phức tạp, các trang thiết bị y tế cùng đội ngũ bác sĩ có hạn, đó là mối nguy cơ lớn cho y tế thành phố khi dân số đông và tập trung với mật độ cao Hải Phòng phải cùng lúc giải quyết nhiều bài toán : vừa đảm bảo việc khám chữa bệnh cho người dân đạt hiệu quả, vừa phòng
và kiểm soát dịch, vừa chuẩn bị mọi điều kiện ứng phó nếu như dịch bệnh bùng phát
2.2 Giáo dục
Với tỷ lệ trẻ ở độ tuổi đi học cao cũng tạo ra áp lực cho giáo dục của thành phố Hiện nay các trường mầm non công lập trong khu vực nội thành đang quá tải do diện tích đất hẹp nhưng số lượng trẻ đông Đứng trước tình hình đó, nhiều trường chỉ nhận trẻ có hộ khẩu tại địa phương, còn một số lượng lớn trẻ có hộ
Trang 10khẩu từ nơi khác ( do bố mẹ di cư từ nông thôn ra thành phố) buộc phải học tại các trường tư thục đến hết lớp 4 tuổi mới được nhận vào trường công lập Các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng phải mở thêm lớp, chia ca sáng – chiều để có đủ phòng học cho học sinh Có những trường trung học phổ thông phải nâng điểm sàn để không vượt chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10, dẫn đến tỉ lệ chọi giữa các học sinh cao, từ đó nảy sinh vấn đề bất bình đẳng về
cơ hội đến trường
Nguyên nhân của việc bất bình đẳng là do sự chênh lệch về điều kiện kinh
tế giữa các gia đình khiến những trẻ em không có nhiều cơ hội được học thêm, học nâng cao trong khi một số khác lại được bố mẹ đầu tư đi học các môn, khả năng thi đỗ sẽ cao hơn Cùng với sự bất lợi về cơ hội tiếp cận kiến thức, giáo dục ở Hải Phòng còn có sự chênh lệch về trình độ đào tạo giữa trường dân lập
và quốc lập, khiến cho những trẻ em khi đã trượt trường quốc lập nguy cơ cao sẽ
“trượt dài” về sau
3 Những thách thức khác
3.1 Già hóa dân số
Vấn đề già hóa dân số ở Hải Phòng dù chưa rõ rệt nhưng cũng là một lo ngại đối với vấn đề dân số của thành phố khi tỷ lệ người ở nông thôn cao, phần lớn người dân chưa từng biết về cụm từ “ già hóa dân số” Để thích ứng công tác già hoá dân số, 5 năm qua phía thành phố cũng đã triển khai mô hình chăm sóc người cao tuổi đưa vào cộng đồng Mô hình đã thể hiện hiệu quả của mình qua các hoạt động như: dịch chuyển chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước; tạo môi trường tiếp cận các chính sách cho người cao tuổi; các bệnh thường gặp của người cao tuổi và cách phòng tránh; các hoạt động sinh hoạt của người cao tuổi Tuy nhiên, đây mới chỉ là mô hình thí điểm, là những bước tiến đầu chứ chưa có điều kiện áp dụng phổ biến
Hơn nữa, điều kiện cơ sở vật chất, khám chữa bệnh tại địa phương chưa đáp ứng được việc khám chữa bệnh cho người già, đa phần người già có xu hướng vượt tuyến lên bệnh viện cấp tỉnh Trong thời gian tới, Hải Phòng phải vừa tận dụng cơ cấu “ dân số vàng” để phát triển kinh tế- xã hội nhưng cũng đồng thời phải có sự chuẩn bị cho vấn đề già hóa dân số trong tương lai
3.2 Tệ nạn xã hội
Theo báo cáo của UBND TP Hải Phòng tại buổi làm việc với Ủy ban Quốc gia về phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm vào cuối tháng 9/2018, đối tượng nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa, lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn đang ở mức cao và có chiều hướng gia tăng Hiện tại, những đối tượng buôn bán các loại ma túy tổng hợp chủ yếu nhắm tới