1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận dân số và phát triển (thành phố đà nẵng)

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Dân Số Và Phát Triển (Thành Phố Đà Nẵng)
Trường học Trường Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Dân Số Và Phát Triển
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 36,93 KB

Nội dung

Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng bình quân của vốn đầutư công tích luỹ là 5,6%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP.Bình quân mỗi năm vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tăn

Trang 1

TIỂU LUẬN DÂN SỐ - PHÁT TRIỂN

Trang 2

MỤC LỤC

I Khái quát địa bàn nghiên cứu ( thành phố Đà Nẵng) 1

1 Vị trí địa lí : 1

2 Kinh tế : 1

II Các phát hiện nổi bật : 2

1 Kinh tế : 2

2 Dân số : 4

II THÁCH THỨC DÂN SỐ _ PHÁT TRIỂN CỦA TP ĐÀ NẴNG: 6

III LỒNG GHÉP MỤC TIÊU DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA TP ĐÀ NẴNG VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC MỤC TIÊU DÂN SỐ ĐÓ TRONG 7

GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 VÀ 2021- 2030 : 7

IV KẾT LUẬN: 11

V KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP: 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO : 12

Trang 3

I Khái quát địa bàn nghiên cứu ( thành phố Đà Nẵng) :

1 Vị trí địa lí :

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 128.488 ha (1.284,88 km2 ) (trong đó huyện đảo Hoàng Sa 30.500 ha) Về hành chính thành phố có 06 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và 02 huyện: Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa (tổng diện tích trên đất liền: 97.988 ha)

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 92 km, có vịnh nước sâu với cảng biển Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200 m, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, Làng Vân với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng

2 Kinh tế :

Thành phố Đà Nẵng có nền kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2019 là 57%, công nghiệp - xây dựng là 41% và nông nghiệp là 2% Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 62-65%, công nghiệp-xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3% Thành phố Đà Nẵng cũng là nơi đặt hội sở của Tập đoàn Sun Group được thành lập năm 2007 và hiện nay tập đoàn có nhiều

dự án lớn trên khắp các tỉnh thành của đất nước Giá trị sản xuất của thủy sản

so với Tổng giá trị sản xuất của Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản là 53,8%

3 Dân số :

Trong tổng điều tra dân số năm 2019, Đà Nẵng có tổng tỷ suất sinh 1,88 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ Theo thống kê, từ năm 2015 đến 2019 (sơ bộ), tỷ lệ tăng dân số chung phân theo thành thị, nông

Trang 4

thôn có dao động Theo đó, tỷ lệ tăng dân số chung phân theo thành thị, nông thôn năm 2019 là 6,4‰, giảm 9,5‰ so với năm 2015

Theo thống kê, từ năm 2015 đến 2019 (sơ bộ), tỷ số giới tính của dân dân số phân theo thành thị, nông thôn có dao động Năm 2019, tỷ số giới tính của dân số là 97,2 số nam/100 nữ; trong đó, tỷ số giới tính của dân số theo thành thị là 97,1 số nam/100 nữ và tỷ số giới tính của dân số theo nông thôn là 98,0 số nam/100 nữ

Theo thống kê, tỷ suất sinh thô từ năm 2015 đến năm 2019 có dao động nhưng ở mức thấp; tỷ suất sinh thô năm 2019 là 17,7‰; tỷ suất chết thô giảm dần, tỷ số chết thô năm 2019 là 5,0‰ (giảm 1,5‰ so với năm 2015); tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số là 12,7‰ (tăng 1,7‰ so với năm 2015)

Theo thống kê, dân số thành phố tăng qua theo từng năm, tính từ năm

2010 đến sơ bộ 2019 Năm 2019, dân số thành phố đạt 1.141.125 người; trong

đó nam là 562.444 người, nữ là 578.681 người; nếu phân theo thành thị và nông thôn thì dân số thành thị của thành phố trong năm 2019 là 994.581 người, dân số nông thôn là 146.544 người Các chỉ số về tỉ lệ tăng, cơ cấu dân

số có dao động qua từng năm, song chỉ số giao động ở mức thấp

II Các phát hiện nổi bật :

Kinh tế thành phố tăng trưởng khá cao và liên tục Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) giai đoạn 2010-2020 ước tăng bình quân 7,89%/năm, năm 2019 ước đạt 68.879,3 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2010; GRDP bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 95,7 triệu đồng, gấp 2,58 lần năm 2010 GRDP của thành phố Đà Nẵng hiện chiếm 1,4% so với GDP cả nước, tuy xếp đầu ở vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung ( KTTĐMT) nhưng chỉ xếp thứ 04 khi so sánh trong quy mô GRDP của 05 thành phố trực thuộc trung ương Vốn đầu tư, lao động và độ mở của Đà Nẵng chỉ chiếm có tỷ lệ 1,7%, 0,99%, 0,85% của Việt Nam, nhưng lại chiếm

vị trí đầu của vùng KTTĐMT

Trang 5

Đóng góp của các yếu tố vốn chiếm 50,4% trong cơ cấu tăng trưởng kinh

tế giai đoạn 2016-2020, trong khi đó đóng góp của lao động là 21% và TFP là 28,6% Tỷ trọng đóng góp của TFP đã có cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2011-2015 tỷ trọng tương ứng 59,5%; 25,4%; và 15,1% Trong tổng vốn thực hiện, vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước (NSNN) còn thấp, bình quân 5 năm 2016-2020 ước khoảng 12,8% trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng bình quân của vốn đầu

tư công tích luỹ là 5,6%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP Bình quân mỗi năm vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tăng thêm 1% thì đóng góp khoảng 0,08 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP toàn thành phố

Dịch vụ du lịch phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

và quan trọng, bước đầu đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch lớn của khu vực và cả nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

Dịch vụ thương mại phát triển nhanh, dần định hình được vị trí, vai trò trung tâm mua sắm, phân phối, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ khu vực miền Trung

Các ngành dịch vụ chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh, nhất là thông tin và truyền thông, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục-đào tạo,

y tế được tập trung đầu tư phát triển, từng bước tạo lập vai trò trung tâm của khu vực miền Trung - Tây nguyên Các ngành công nghiệp, công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ cao được chú trọng phát triển Kinh

tế biển và cảng biển có bước phát triển, hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả Lĩnh vực nông nghiệp phát triển khá ổn định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tập trung phát triển các sản phẩm hữu cơ phục vụ du lịch và đô thị, chú trọng nông nghiệp công nghệ cao

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và thành phố

Đà Nẵng nói riêng; Ủy ban nhân dân thành phố đã nghiêm túc, quyết liệt thực

Trang 6

hiện đảm bảo mục tiêu kép vừa quyết liệt phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa tháo gỡ khó khắn cho doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế Theo đó, thành phố Đà Nẵng là một trong các địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 từ trước, trong và sau Tết nguyên đán Tân sửu 2021; kinh tế thành phố trong Quý 1/2021 có khởi sắc; chính quyền các cấp đã chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, người lao động, thị trường hàng hóa phong phú, giá cả ổn định, không có hiên tượng khan hiếm hàng hóa

- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

thuận lợi

- Thuộc nhóm có trình độ phát triển

tốt của Việt Nam; quy mô kinh tế,

năng lực sản xuất lớn nhất trong khu

vực; Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch

theo hướng tích cực và dần ổn định

phù hợp

- Cơ sở hạ tầng đầu tư tương đối

đồng bộ và vận hành hiệu quả, nhất là

hạ tầng đô thị Cảng biển, sân bay và

dịch vụ logistics tăng trưởng nhanh

- Dần hình thành thành phố có bản sắc

(môi trường sống tốt và xã hội thân

thiện…)

- Chính quyền luôn nỗ lực trong việc

nâng cao vai trò kiến tạo và phục vụ

- Tốc độ tăng trưởng đang chậm lại

- Quy mô đóng góp chung trong cả nước có dấu hiệu giảm sút

- Cơ cấu kinh tế vẫn dựa trên khai thác lợi thế tĩnh- các ngành có tốc

độ tăng năng suất cao; chưa tham gia và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, năng suất lao động thấp

- Quy mô thị trường còn khiêm tốn

- Hạ tầng cơ sở vẫn thiếu tính hiện đại.v

- Tỷ trọng doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ quá cao, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu doanh nghiệp

có khả năng dẫn dắt

Trang 7

Đà Nẵng hiện là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất nước đạt 87,7% năm 2018 (dân số thành thị cả nước là 34,7%, TP

Hồ Chí Minh là 79,25%, Hà Nội là 55%) nhưng thực chất là kết quả của quá trình xác lập địa giới hành chính, không phải là của luồng di cư nông thôn

Nghị quyết số 21/NQ-TW, ngày 25-10-2017 của của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra nhiều mục tiêu đến năm 2030, trong đó: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), với quy mô dân số đến năm 2030, Việt Nam đạt 104 triệu người; giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan

hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục xây dựng quy mô gia đình nhỏ mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con (không như trước đây mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con) Đà Nẵng đã đạt được mức sinh thay thế này từ năm 2005 Giai đoạn 2013-2017, thành phố duy trì bình quân tổng tỷ suất sinh 2,15 con/phụ nữ

Dân số của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1.134.310 người, trong đó dân số nam là 576.000 người (chiếm 50,7%) và dân số nữ là hơn 558.000 người (chiếm 49,3%) Sau 10 năm, quy mô dân số tăng thêm hơn 250.000 người, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,45%; Dân số thành phố

Đà Nẵng trong 9 năm qua tăng bình quân 2,54%/năm; từ 937.217 người năm

2010 lên 1.134.310 người năm 2019 Trong đó, dân số thành thị tăng nhanh hơn: 2,25%/năm, nông thôn tăng 1,98%/năm Dân số từ 15 tuổi trở lên cũng tăng tương ứng (2,15%/năm) từ 715.748 người năm 2010 lên 866.531 người.10 Với tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng tăng bình quân 7,89% GRDP giai đoạn 2010 – 2019 làm cho tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Đà Nẵng tăng bình quân từ 1,0%-1,2%/năm Đặc biệt những năm gần đây tốc độ một số ngành kinh tế phát triển nhanh như du lịch, công nghệ

Trang 8

thông tin nên tốc độ tăng dân số, lao động cũng tăng nhanh (năm 2019 tăng 2,4%)

Mật độ dân số của Đà Nẵng khoảng 883 người/km2 với dân số thành thị là gần 990.000 người, nhân khẩu thực tế thường trú là 3,6 người/hộ

Dân số đô thị thường tập trung trong trung tâm thành phố, trong khi mật độ dân số càng xa trung tâm càng thấp Sự chênh lệch lớn về phân bố dân

cư dao động từ mật độ thấp nhất 180 người/ km2 ở Hòa Vang đến cao nhất là 8,746 người/ km2 ở Hải Châu và 19,712 người/ km2 ở Thanh Khê

Bên ngoài trung tâm thành phố, mật độ dân số thấp hơn nhiều ở các khu đô thị mới Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, khoảng 2000 đến 3000 người trên mỗi km vuông

Cơ cấu lao động đang làm việc theo loại hình kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ và chuyển dịch theo hướng tăng số lượng lao động trong các ngành dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông nghiệp theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thành phố Cơ cấu lao các lĩnh vực Dịch vụ - Công nghiệp xây dựng – Nông lâm ngư nghiệp năm 2013 là 62,94% - 24,13% - 2,28% thì cơ cấu lao động là: 66,45 – 29,61 – 3,94; đến năm 2019 cơ cấu GRDP là: 64,35 – 22,41 – 1,88 thì cơ cấu lao động là: 68,20 – 28,48 – 3,32

Một số ngành tốc độ tăng nhanh nên nhu cầu lao động cũng tăng nhanh chóng; cụ thể như: Ngành Du lịch tăng từ 15.197 lao động năm 2014 tăng lên 49.143 lao động năm 2019 (tăng 3,23 lần) Ngành Dịch vụ vận tải và logistics: tăng từ 17.740 lao động năm 2014 lên 25.420 lao động năm 2019 (tăng 1,43 lần) Ngành Công nghệ thông tin tăng từ 18.880 năm 2014 lên 35.050 lao động năm 2019 (tăng 1,86 lần)

II THÁCH THỨC DÂN SỐ _ PHÁT TRIỂN CỦA TP ĐÀ NẴNG:

* Vấn đề Dân số: - Dân số dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi trong 25 năm

và phân bố dân cư không đồng đều giữa khu vực trung tâm thành phố và nông

Trang 9

thôn Để phù hợp với dân số dự kiến, mật độ dân số hiện tại quá thấp, và cần phải tăng đáng kể mật độ đô thị bên ngoài trung tâm thành phố hiện tại

* Nguyên nhân: Quy hoạch sử dụng đất thiếu chỉ tiêu kiểm soát quy

hoạch (bao gồm hệ số sử dụng đất trung bình, chiều cao công trình và mật độ xây dựng) để đáp ứng phù hợp với dự báo về dân số và việc làm

* Vấn đề Phát triển:

- Cách mạng công nghiệp

lần thứ tư và xu hướng hội nhập

quốc tế

- Du lịch thế giới phát triển

mạnh, đặc biệt là du lịch chất

lượng cao, giá trị gia tăng cao

- Hệ thống giao thông liên

vùng, hành lang kinh tế Đông Tây

từng bước hoàn thiện

- Sự ủng hộ từ các chủ

trương của Trung ương trở thành

một trong những trung tâm kinh

tế-xã hội lớn của cả nước và Đông

Nam Á

- Xu thế liên kết vùng và

hoạt động liên kết vùng ở vùng

KTTĐMT

- Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư và xu hướng hội nhập quốc tế đỏi hỏi phải thay đổi mô hình phát triển, cách thức quản lý nền kinh tế, và quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Cạnh tranh do tính tương đồng trong các điều kiện phát triển (vị trí địa

lý, tiềm năng du lịch…) từ các thành phố khác trong nước và khu vực Đông Nam

Á

- Canh tranh từ các thành phố trực thuộc Trung ương, các đặc khu kinh tế mới trong nước

- Vấn đề môi trường, tài nguyên, biến đổi khí hậu

III LỒNG GHÉP MỤC TIÊU DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA TP ĐÀ NẴNG VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC MỤC TIÊU DÂN SỐ ĐÓ TRONG

Trang 10

GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 VÀ 2021- 2030 :

Giai đoạn 1 – 2010 đến 2020 Giai đoạn đầu của sự tăng trưởng của Đà

Nẵng sẽ là giai đoạn củng cố Giai đoạn này sẽ tập trung chủ yếu vào hoàn thiện các dự án đã được phê duyệt và chưa hoàn thành Thêm vào đó, Giai đoạn 1 sẽ khuyến khích sự phát triển của khu dân cư mới nhằm hỗ trợ đẩy nhanh đô thị hóa ở những vùng nông thôn Giai đoạn 2, và phục vụ như một

dự án kiểu mẫu cho phát triển nhà ở tương lai Giai đoạn 1 cũng sẽ khởi động việc nâng cấp các hoạt động nông nghiệp hiện có, để tạo điều kiện cho sự phát triển của Nông nghiệp công nghệ cao và giới thiệu các dự án đang hoàn thiện và các phát triển trong khu vực đô thị và trung tâm thành phố hiện có, bao gồm cả phố tài chính và trung tâm kinh doanh thương mại thành phố để trẻ hóa thành phố Đà Nẵng Bên cạnh đó, hỗ trợ việc làm tạo thu nhập cho người dân, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa và thu hút các nguồn đầu tư

Giai đoạn 2 – 2021 đến 2030 Trọng điểm chính của giai đoạn thứ 2

của tăng trưởng của Đà Nẵng sẽ là giai đoạn biến chuyển Giai đoạn này sẽ xem xét việc tái phát triển và mật độ hóa khu vực đô thị hiện tại của Đà Nẵng nhằm tối ưu hóa sự phát triển của thành phố Nó cũng tập trung vào các dự án thương mại, văn hóa và du lịch đầy tham vọng, như các dự án MICE(

Meeting Incentive Conference Event) và bến tàu du lịch Tiên Sa, mục tiêu để đạt được tầm nhìn của Đà Nẵng trở thành một thành phố bền vững và đậm bản sắc Đến năm 2025, dân số của Đà Nẵng dự kiến đạt khoảng 1.35 triệu người Xây dựng và phát triển thành phố thành đô thị lớn; thông minh, sáng tạo; bản sắc, bền vững Có lợi cho việc phát triển kinh tế cho người dân, thu hút vốn đầu tư và đảm bảo đời sống an sinh xã hội

Tác động đến vấn đề kinh tế - xã hội của thành phố; Trong đó có cả các tác động tiêu cực và tích cực:

* Tác động tích cực: - Diện mạo thành phố thay đổi, các khu chức năng được hình thành đa dạng Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, tạo cơ hội việc làm và phát triển đa dạng ngành nghề kinh

tế trong khu vực;

Ngày đăng: 20/02/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w