Việc đưa ra các quyết định đúng đắn giúp các nhà quản trị và doanh nghiệp nắmbắt được cơ hội cũng như rủi ro của mình.Nhận thức được tầm quan trọng của việc ra quyết định trong quản trị,
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm và đặc điểm của quyết định quản trị
Quyết định quản trị được hiểu là một lựa chọn hay một phương án hoạt động cho tổ chức được đưa ra trong số các lựa chọn thay thế có sẵn
1.1.2 Đặc điểm của quyết định quản trị
- Quyết định quản trị trực tiếp hướng vào thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Là sản phẩm tư duy mang tính sáng tạo của nhà quản trị trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị.
- Quyết định quản trị đề ra khi vấn đề đã chín muồi nhằm khắc phục sự khác biệt giữa tình trạng tất yếu và tình trạng hiện tại của hệ thống.
- Phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu nhận và khả năng phân tích của nhà quản trị.
- Tầm quan trọng của quyết định quản trị phụ thuộc vào từng cấp quản trị.
- Được thể hiện qua hình thức: bằng văn bản và phi văn bản. 1.1.3 Yêu cầu đối với quyết định quản trị
- Tính khoa học: được đề ra trên cơ sở nắm vững những đòi hỏi của các quy luật khách quan và trên cơ sở thông tin xác thực và đảm bảo chất lượng.
- Tính thống nhất: mỗi quyết định quản trị phải đạt được một nhiệm vụ nhất định, nằm trong tổng thể các nhiệm vụ để đạt tới một mục tiêu chung.
- Tính kịp thời: Các quyết định phải được đưa ra đúng thời điểm nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan.
- Tính cụ thể, dễ hiểu: Quyết định tập trung vào một nhiệm vụ nhất định, không dàn trải tránh mất thời gian.
- Tính thẩm quyền: Các quyết định đưa ra phải hợp pháp, có giá trị pháp lý và đúng thẩm quyền của nhà quản trị.
Phân loại quyết định quản trị
1.2.1 Theo tính chất của quy trình ra quyết định
Quyết định được lập trình hóa:
Quyết định được lập trình hóa là kết quả của việc thực hiện một dãy các hành động hoặc các bước tương tự như khi giải một phương trình toán học Các quyết định được lập trình hóa thường có tính cấu trúc cao Cách thức ra quyết định được lập trình hóa thường được sử dụng trong các tình huống có mức độ lặp lại tương đối thường xuyên.
Quyết định không được lập trình hóa:
Quyết định không được lập trình hóa là quyết định được đưa ra trong các tình huống giải quyết vấn đề tương lai, bao gồm nhiều yếu tố hiếm hoặc mới xảy ra Nhà quản trị không thể xác định từ trước các trình tự cụ thể mà các bước cần phải tiến hành, mà phải tự giải quyết các vấn đề
1.2.2 Theo cách thức ra quyết định của nhà quản trị
Quyết định trực giác: Là những quyết định được hình thành xuất phát từ cảm nhận thức trực giác của người ra quyết định. Quyết định dựa trên cơ sở lý giải vấn đề: Là những quyết định dựa trên sự hiểu biết về vấn đề cũng như kinh nghiệm giải quyết vấn đề.
1.2.3 Theo chức năng quản trị
Quản trị là quá trình thực hiện bốn chức năng: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát Đối với mỗi chức năng, nhà quản trị cần thiết phải đưa ra các quyết định khác nhau theo yêu cầu hoạt động của tổ chức.
1.2.4 Theo tầm quan trọng của quyết định
Là quyết định liên quan đến mục tiêu tổng quát hoặc thời hạn, có tính chất định hướng của tổ chức do lãnh đạo cao nhất của tổ chức đưa ra nhằm xác định phương hướng vận động liên quan đến tất cả các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức, áp dụng cho một khoảng thời gian dài và liên quan đến hệ thống ngang cấp và hệ thống cấp trên trực tiếp.
Là quyết định liên quan đến mục tiêu của các bộ phận chức năng trong một thời kỳ nhất định, được đưa ra bởi các bộ phận cập trung gian, có tác dụng thay đổi tức thời thì hoạt động có tính chất nội bộ trong khi thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Là quyết định liên quan đến việc điều hành công việc hàng ngày của các bộ phận, cá nhân trong tổ chức, được đưa ra bởi các bộ phận cấp cơ sở liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày, có tính chất điều chỉnh hoặc bù đắp những thiệt hại.
1.2.5 Theo cấp ra quyết định
Quyết định cấp cao: là những quyết định được cấp quản trị cao nhất của tổ chức đưa ra Những quyết định này quyết định chiến lược phát triển của tổ chức.
Quyết định cấp trung gian: là quyết định được đưa ra bởi cấp quản trị trung gian của tổ chức Những quyết định này xác nhận chiến thuật cho tổ chức.
Quyết định cấp cơ sở: là quyết định do quản trị cấp thấp nhất trong tổ chức đưa ra, quyết định các hoạt động tác nghiệp của tổ chức.
Quyết định dài hạn: là quyết định cho khoảng thời gian dài hơn
1 chu kỳ hoạt động của tổ chức, có hiệu lực trong khoảng thời gian dài, từ 2 năm trở lên.
Quyết định trung hạn: là quyết định trong một chu kỳ hoạt động của tổ chức, có hiệu lực trong khoảng thời gian ngắn hơn quyết định dài hạn, thường dưới 2 năm.
Quyết định ngắn hạn: là quyết định cho khoảng thời gian ngắn hơn một chu kỳ hoạt động của tổ chức, có hiệu lực hàng ngày,hàng tuần và thường dưới 1 năm.
Khái niệm ra quyết định quản trị
Ra quyết định quản trị là việc lựa chọn một hay một số phương án hoạt động cho tổ chức nói chung hay cho việc thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được những mục tiêu đã định.
Quyết định quản trị của nhà quản trị cấp cao ảnh hưởng toàn bộ hoạt động của tổ chức đòi hỏi nghệ thuật tư duy của nhà quản trị.
Document continues below quản trị học
- dàn bài quản trị học None 1
BTL Qu ả n tr ị h ọ c Nhóm 9 - Nghiên… quản trị học None 24
QTH - gtfvjlh quản trị học None 27
QU Ả N TR Ị H Ọ C - BT TÌNH HU Ố NG quản trị học None 30 ĐÁNH GIÁ HO Ạ T Đ Ộ NG QU Ả N TR Ị … quản trị học None15
Quá trình ra quyết định quản trị
Quá trình ra quyết định quản trị
Bước 1 Xác định và nhận diện vấn đề
Tìm ra triệu chứng của vấn đề và nguyên nhân như cần tìm ra nguyên nhân của việc không hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhân sự, tài chính Để xác định và nhận diện vấn đề cần thiết phải thu thập đầy đủ và chính xác các thông tin Từ các thông tin thu được, cần phải xử lý thông tin bằng cách phân loại, lựa chọn những thông tin cần thiết, nhận diện rõ ràng vấn đề cần giải quyết.
Bước 2 Xây dựng các phương án
Mục đích của bước này là tìm các phương án để giải quyết các vấn đề đã được xác định và nhận diện Nhà quản trị phải tìm kiếm thông tin từ các môi trường bên ngoài, bên trong, trong quá trình tìm các phương án, cần trao đổi bàn bạc với các thành viên trong tổ chức, không nên quá nhiều hoặc quá ít các phương án Đòi hỏi sự sáng tạo của tập thể cũng như nhà quản trị.
Bước 3 Đánh giá các phương án
Mục đích của bước này là xác định giá trị và sự phù hợp của từng phương án - giải pháp Cái giá để giải quyết vấn đề và kết quả đạt được trong mỗi phương án là khác nhau, tốn ít nguồn lực nhất nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất là phương án tối ưu.
Các nhà quản trị phải đánh giá để chọn được phương án nào có hiệu quả cao nhất Để đánh giá các phương án, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn các thông số về kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội thường được sử dụng Các tiêu chí hay được sử dụng nhất: Lợi nhuận chi phí, thời gian, năng suất, chất lượng, hiệu quả,…
Bước 4 Lựa chọn phương án tối ưu
Mục đích của bước này là quyết định một giải pháp tốt nhất trong số các giải pháp để thực thi Đây là bước quan trọng nhất, bởi
- Documentaries… quản trị học None5 vì nhà quản trị chỉ được phép chọn một phương án và phải bảo vệ quyết định đó, đồng thời đảm bảo sự cam kết đồng thuận và sự hỗ trợ cần thiết của tất cả cá nhân, bộ phận trong tổ chức tham gia. Giải pháp tối ưu được lựa chọn có thể là:
(1) Tốt nhất trong số các giải pháp
(2) Nhà quản trị cảm thấy hài lòng, thoả mãn;
(3) Đạt tới một sự cân bằng tốt nhất giữa các mục tiêu: Ở đây, các nhà quản trị có thể lựa chọn các cách thức ra quyết định khác nhau: + Cách thức 1: Nhà quản trị độc lập ra quyết định dựa trên những thông tin tin cậy có được, không cần tham khảo ý kiến với các thuộc cấp khác.
+ Cách thức 2: Nhà quản trị đề nghị các thuộc cấp cung cấp các thông tin, sau đó tự quyết định.
+ Cách thức 3: Nhà quản trị trao đổi thuộc cấp có liên quan để lắng nghe ý kiến của họ.
+ Cách thức 4: Nhà quản trị trao đổi với tập thể để lấy ý kiến và tập hợp ý kiến chung của họ Sau đó, nhà quản trị quyết định, nội dung quyết định đó có thể là có hoặc không có ý kiến của tập thể.
+ Cách thức thứ 5: Nhà quản trị trao đổi ý kiến với tập thể và đi đến thống nhất chung, sau đó, cùng tập thể đề ra quyết định. Quyết định đưa ra có ý kiến đa số của tập thể.
(4) Đồng thời đạt được cả 3 tiêu chí trên
Nhà quản trị cân nhắc lựa chọn các phương án thường có sự đánh đổi, ít khi có được một phương án hoàn hảo, được cái này sẽ mất cái kia Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn phương án ưu, đồng thời cũng cần phải có phương án dự phòng tối điểm.
Bước 5 Thực hiện quyết định
Một quyết định phải được thực hiện một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu Những công việc cần làm trong giai đoạn này là: + Xác định mọi thứ sẽ như thế nào khi quyết định hoàn toàn được thực hiện
+ Phác thảo trình tự công việc theo thời gian và những công việc cần thiết
+ Liệt kê nguồn lực và những thứ cần thiết để thực hiện từng công việc
+ Ước lượng thời gian cần để thực hiện từng công việc
+ Phân chia trách nhiệm cho từng cá nhân theo từng công việc cụ thể
Bước 6 Đánh giá quyết định
Nhà quản trị căn cứ vào mục tiêu để đánh giá quyết định đúng hay sai, thành công hay thất bại, cần kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện quyết định để chấn chỉnh những sai sót một cách kịp thời Bên cạnh đó, việc đánh giá quyết định quản trị để cung cấp những thông tin bổ ích cho nhà quản trị ra quyết định quản trị khác trong tương lai.
Các phương pháp ra quyết định quản trị
1.5.1 Các phương pháp định lượng a Mô hình hoá
Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thiết lập bài toán.
Bước 2: Xây dựng mô hình.
Bước 3: Kiểm tra tính đúng đắn của mô hình.
Bước 4: Áp dụng mô hình.
Bước 5: Đổi mới mô hình.
Các mô hình trên thực tế được các nhà quản trị sử dụng phổ biến:
- Mô hình lý thuyết trò chơi: Là phương pháp mô hình hoá sự đánh giá tác động của quyết định quản trị đến các đối thủ cạnh tranh.
- Mô hình lý thuyết phục vụ đám đông: Mô hình này được sử dụng để xác định số lượng kênh phục vụ tối ưu trong mối tương quan với nhu cầu về sự phục vụ đó
- Mô hình quản lý dự trữ: được sử dụng để xác định thời gian đặt hàng và khối lượng của đơn đặt hàng, cũng như lượng hàng hóa (hay thành phẩm) trong các kho
- Mô hình quy hoạch tuyến tính: Mô hình này được sử dụng để tìm phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề của tổ chức, chẳng hạn như phương án phân bổ nguồn lực
Phương pháp định lượng có ưu điểm là tính chính xác cao Tuy nhiên, khi sử dụng các mô hình định lượng cần chú ý một số yếu tố có thể làm giảm tính hiệu quả của chúng, đó là: độ kém tin cậy của những tiền đề và giả thiết ban đầu, hạn chế về thông tin, sự lo ngại của người sử dụng. b Phương pháp ma trận lợi ích
- Ma trận lợi ích (hay còn gọi là ma trận thanh toán) là một phương pháp xác suất thống kê cho phép thực hiện việc lựa chọn phương án có hiệu quả Những lợi ích (những khoản thanh toán) ở đây được hiểu là những lợi ích bằng tiền thu được từ việc thực hiện một phương án cụ thể trong sự kết hợp với những điều kiện cụ thể.
- Nếu các lợi ích được sắp xếp vào trong một bảng (ma trận) ta có ma trận lợi ích Ma trận lợi ích cho biết rằng kết quả (lợi ích thu được) của việc thực hiện một phương án nào đó phụ thuộc vào những biến cố nhất định, mà những biến cố này là hiện thực. c Phương pháp cây quyết định
Cây quyết định là phương pháp ra quyết định dựa vào sơ đồ hình cây thể hiện việc đánh giá các phương án quyết định theo từng bước, nó cho phép nhà quản trị tính toán được các hướng hành động khác nhau, tính toán các kết quả tài chính, điều chỉnh cho chúng phù hợp với khả năng dự kiến và so sánh nó với các phương án so sánh khác.
1.5.2 Các phương pháp định tính
Phương pháp định tính phổ biến được áp dụng trong quá trình ra quyết định quản trị là phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là quy trình ra quyết định dựa trên sự thống nhất ý kiến của các chuyên gia theo quy trình sau: a Thành lập nhóm chuyên gia. b Các chuyên gia trả lời các câu hỏi cho trước, đồng thời nêu ý kiến cá nhân của mình. c Mỗi chuyên gia được làm quen với câu trả lời và ý kiến của các chuyên gia khác trong nhóm. d Các chuyên gia xem xét lại ý kiến của mình Nếu ý kiến đó không trùng lặp với ý kiến của các chuyên gia khác thì cần phải giải thích tại sao như vậy. e Quy trình này được lặp đi lặp lại ba, bốn lần cho đến khi tìm được sự thống nhất của tất cả các chuyên gia và nhà quản trị căn cứ vào các ý kiến chung đó mà ra quyết định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định
Mức độ ổn định của môi trường ra quyết định
- Nếu môi trường ra quyết định quản trị ổn định, ít có yếu tố biến động thì việc ra quyết định sẽ nhanh chóng, các quyết định quản trị có thể có ý nghĩa và giá trị trong thời gian dài Ngược lại, nếu môi trường ra quyết định quản trị không ổn định, có nhiều yếu tố biến động phức tạp thì các thông tin để ra quyết định quản trị sẽ thay đổi thường xuyên, thậm chí có nhiều thông tin “nhiễu” làm nhà quản trị khó dự đoán, khó nắm bắt sẽ khiến cho việc ra quyết định quản trị không chính xác, dễ dẫn đến những “hậu quả” khó lường trong tương lai
- Với môi trường này, nhà quản trị khó có đầy đủ thông tin chính xác để ra quyết định quản trị đúng đắn, khi đó nhà quản trị phải chấp nhận mạo hiểm, ngoài việc lựa chọn sử dụng các phương pháp ra quyết định khoa học, nhà quản trị còn cần dựa trên những kinh nghiệm của bản thân, sử dụng triệt để kỹ năng tư duy và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà quản trị thành công khác.
Thời gian Ở mỗi giai đoạn khác nhau, thời gian khác nhau, các yếu tố bên trong một tổ chức có sự biến động thì mục tiêu quản trị cũng khác nhau Nhà quản trị căn cứ vào mục tiêu để lựa chọn các phương án tối ưu giải quyết vấn đề phát sinh hay để ra quyết định quản trị trong từng tình huống cụ thể Thời gian thay đổi kéo theo các thay đổi của các yếu tố môi trường, đòi hỏi nhà quản trị phân tích, đánh giá lại các yếu tố để ra quyết định quản trị cho phù hợp và kịp thời. Thông tin
Thông tin là căn cứ quan trọng nhất để ra quyết định quản trị Nhà quản trị cần có đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để ra các quyết định thực hiện các chức năng quản trị như: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát Nếu thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác thì nhà quản trị có thể ra quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến thực hiện các chức năng quản trị, và vì vậy, ảnh hưởng đến mục tiêu quản trị.
Cá nhân nhà quản trị
Quyết định quản trị phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm, trình độ, khả năng hiểu biết, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật phân tích thông tin, tính cách của nhà quản trị Chẳng hạn như nhà quản trị có tính quyết đoán cao thì ra quyết định thường nhanh chóng, kịp thời; nhà quản trị có nhiều kinh nghiệm thường hay thận trọng khi ra quyết định Bên cạnh đó, việc lựa chọn quyết định quản trị còn phụ thuộc vào mong muốn, mục tiêu của bản thân nhà quản trị trong quá trình quản trị tổ chức.
Sự ràng buộc về quyền hạn và trách nhiệm
Nhà quản trị có quyền ra quyết định quản trị Song mức độ và nội dung của các quyết định tùy thuộc tương ứng với quyền hạn và trách nhiệm của mỗi nhà quản trị Điều đó đặt ra với nhà quản trị chỉ được ra các quyết định quản trị trong thẩm quyền của mình
Các yếu tố bên trong của tổ chức
Các yếu tố bên trong của tổ chức ảnh hưởng đến quyết định quản trị có thể kể đến như: sứ mạng, mục tiêu, chiến lược phát triển của tổ chức; các nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất; văn hoá tổ chức Các yếu tố này giúp nhà quản trị có thêm thông tin về tính khả thi của các quyết định để lựa chọn quyết định quản trị đúng đắn.
Ngoài ra các yếu tố khách quan, chủ yếu trên đây, quá trình ra quyết định quản trị còn chịu sự tác động của các yếu tố khác như:các thế lực trong tổ chức, các định kiến, tính bảo thủ.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP APPLE
Giới thiệu về doanh nghiệp Apple
Thành lập: Apple Inc Thành lập ngày 01 tháng 04 năm
1976 tại California, Hoa Kỳ dưới tên Apple Computer Inc, và đổi tên vào đầu năm 2007 Trụ sở chính: 1 Infinite Loop, Cupertino, Califonia, USA Nhà sáng lập: Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne Ngành nghề: Phần cứng máy tính, phần mềm máy tính, phụ kiện, thiết bị di động
Số lượng trụ sở: 510 cửa hàng bán lẻ (2020)
Khu vực hoạt động: Toàn thế giới
Sản phẩm: Ipod, Iphone, Ipad, Apple Watch, Apple TV,
MacOS, IOS, IpadOS, WatchOS, TVOS,… Dịch vụ: ITunes Store, iOS App Store, Mac App Store,
Apple Arcade, Apple Music, Apple TV +, iMessage và iCloud,…
Tổng tài sản: 323,888 tỉ đô la Mỹ (2020)
Công ty con: Shazam, FileMaker Inc., Anobit, Braeburn
Logo qua các giai đoạn:
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
- Ngày 01 tháng 04 năm 1976, lần đầu tiên Apple Inc xuất hiện trên thế giới dưới cái tên Apple Computer, Inc., được thành lập bởi bộ ba Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronal Wayne và bán bộ sản phẩm máy vi tính cá nhân Apple I.
- Ngày 11/4/1976, sản phẩm đầu tiên ra đời sau khi thành lập công ty là chiếc Apple I có giá 666.66 USD Đây là một sáng chế của Steve Wozinak mới chỉ bao gồm 1 bộ mạch chủ cùng CPU, RAM và bộ xử lý
- Năm 1985, Steve Jobs rút khỏi Apple sau những bất đồng với Hội đồng quản trị Ông thành lập công ty máy tính, phần mềm riêng có tên NeXT.
- Năm 1997, Apple đã mua lại NeXT với giá 429 triệu USD Steve Jobs chính thức trở lại với tư cách là CEO của Apple Chiến dịch quảng cáo đầy ấn tượng “ Think Different” của Apple được ra đời.
- Năm 2007, Apple Computer Inc được đổi tên thành Apple Inc, ra mắt Iphone Đây không chỉ là thành tựu đáng tự hào nhất của Apple, mà còn là bước ngoặt đáng ghi nhớ trong lịch sử chế tạo smartphone của thế giới
- Năm 2010, chiếc máy tính bảng iPad của Apple ra đời và biến thành sản phẩm máy tính bảng bán chạy nhất tính đến hiện tại.
- Ngày 25 tháng 10 năm 2021, Apple đã cho ra mắt dòng sản phẩm iPhone mới nhất đó là iPhone 13 với kiểu thiết kế mới lạ cùng tính năng mới kết nối 5G.
- Theo bảng Market Share of Top 5 Smartphone Brands By Production trong quý 3 và quý 4 của năm 2021 Trong quý 3 năm
2021 chứng kiến sự ra mắt của iPhone 13 cũng là một bước tiến lớn, dẫn đến doanh số bán hàng quý 4 so với quý 3 tăng 23% đứng đầu trong Top 5 Smartphone Brand.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Apple
Giai đoạn 1: Cơ cấu tổ chức theo đơn vị kinh doanh (Business unit – BU)
Giai đoạn 1 được xác định từ khi Apple thành lập (1976) cho đến trước năm 1997, Apple có cơ cấu tổ chức theo đơn vị kinh doanh: Apple được phân chia thành các đơn vị kinh doanh (BU) Đứng đầu mỗi BU là các GM (nhà quản lý chung) Mỗi BU đóng vai trò như 1 công ty con, có đủ các bộ phận chức năng: nghiên cứu & phát triển, sản xuất, marketing, tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh (doanh thu - lợi nhuận (lãi - lỗ) của đơn vị kinh doanh của mình Đứng đầu mỗi bộ phận chức năng của từng đơn vị kinh doanh là Giám đốc bộ phận chức năng.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Apple Inc giai đoạn trước năm
Giai đoạn 2: Cơ cấu tổ chức theo chức năng, dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs
Dưới thời của Steve Jobs, Apple có cơ cấu tổ chức như sau: Steve Jobs là CEO- lãnh đạo cao nhất ở vị trí trung tâm tổ chức, có 9
SVP – Phó chủ tịch cấp cao phụ trách theo chức năng và 6 VP - Phó chủ tịch Jobs không còn những nhóm chia theo sản phẩm, mà đặt toàn bộ tập đoàn dưới một P&L chung và thiết lập cấu trúc quản lý của Apple theo cơ cấu tổ chức chia theo chức năng Cụ thể như: Bộ phận R&D của toàn tập đoàn Apple là sự kết hợp từ bộ phận R&D của tất cả các BU1, BU2, BU3, tương tự đối với các bộ phận chức năng khác như Sản xuất vận hành, Marketing, Tài chính,
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Apple Inc dưới thời Steve Jobs
Giai đoạn 3: Cơ cấu tổ chức theo chức năng, dưới sự lãnh đạo của Tim Cook
Tập đoàn sử dụng cấu trúc theo “Cơ cấu tổ chức chức năng”, mỗi bộ phận chức năng có Phó chủ tịch cấp cao (SVP) và các Phó chủ tịch (VP), ví dụ: Bộ phận Operations của Apple có Phó chủ tịch cấp cao SVP Operations là Sabih Khan, VP chuyên gia phụ trách Kỹ thuật phần cứng là Dan Riccio, Tim Cook đã thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống phân cấp của công ty, cụ thể như Phó chủ tịch (VP) của Apple giờ đây có nhiều quyền lực hơn và có thể đưa ra các quyết định tự chủ hơn (điều này từng bị hạn chế rất nhiều dưới thời Steve Jobs), gia tăng sự hợp tác hơn giữa các bộ phận chức năng khác nhau của tổ chức, chẳng hạn như nhóm phần mềm và nhóm phần cứng.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức theo chức năng, dưới sự lãnh đạo của
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Apple
Ngành kinh doanh: chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến
Một số sản phẩm nổi bật của Apple
Các dòng sản phẩm nổi bật của công ty bao gồm: máy tính
Apple Macintosh, máy nghe nhạc di động iPod (2001), chương trình nghe nhạc iTunes, điện thoại iPhone (2007), máy tính bảng iPad
(2010), máy tính xách tay Macbook, máy tính cá nhân Mac, đồng hồ thông minh Apple Watch (2014-2015), trình phát media kỹ thuật số
Apple TV, tai nghe không dây AirPods, tai nghe AirPods Max và loa thông minh HomePod.
Một số phần mềm của Apple
Phần mềm tiêu dùng của Apple bao gồm macOS và hệ điều hành iOS, trình phát media trên iTunes, trình duyệt web Safari và các sáng tạo và năng suất của iLife và iWork Các dịch vụ trực tuyến bao gồm iTunes Store, iOS App Store và Mac AppStore, Apple Music và iCloud.
Sứ mệnh của Apple thay đổi theo từng thời kỳ, cùng với sự thay đổi của thị trường và ngành công nghiệp.
- Apple cam kết mang đến những trải nghiệm điện toán cá nhân tốt nhất cho sinh viên, các nhà giáo dục, các chuyên gia sáng tạo và người tiêu dùng trên toàn thế giới thông qua sự sáng tạo, đổi mới phần cứng, phần mềm và các dịch vụ Internet.
- Apple góp phần vào cuộc cách mạng thiết bị di động với sản phẩm iPhone và App Store, vạch rõ tương lai của các thiết bị truyền thông di động và thiết bị thanh toán với hai sản phẩm là iPad và đồng hồ thông minh Apple Watch.
- Apple dẫn đầu cuộc cách mạng âm nhạc kỹ thuật số với máy nghe nhạc iPod và cửa hàng trực tuyến iTunes, tiếp tục thúc đẩy phần mềm thiết bị di động với nền tải iOS cùng dịch vụ Apple Pay và iCloud Apple còn thiết kế ra dòng máy tính cá nhân Mac tốt nhất thế giới với nền tảng OS X, cùng các phần mềm chất lượng như iWork, iMovie được miễn phí cho OS X hay iOS.
- Apple cung cấp sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu mọi khách hàng.
- Apple có phần cứng máy tính và phần mềm máy tính và dịch vụ cải tiến.
- Apple mong muốn tạo ra những sản phẩm vĩ đại và trở thành 1 trong những thương hiệu uy tín nhất thế giới về ngành công nghệ điện tử
- Apple tin sứ mệnh của mình là tạo ra những sản phẩm vĩ đại và điều đó sẽ không thay đổi Apple luôn chú trọng vào sự đổi mới. Apple tin tưởng vào sự giản đơn Thay vì thực hiện hàng ngàn dự án, Apple chỉ chú trọng vào một số dự án thực sự quan trọng và có ý nghĩa Tạo ra những sản phẩm tuyệt vời.
- Apple đảm bảo rằng họ gắn kết tất cả các hoạt động của mình với các giá trị cốt lõi của mình để giữ vững vị thế là một gã khổng lồ công nghệ toàn cầu.
- Bao gồm: khả năng tiếp cận, giáo dục, môi trường, sự hòa nhập và sự đa dạng, riêng tư, trách nhiệm của nhà cung cấp
- Chinh phục người dùng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng và sự yêu thích của người dùng Đối với mục tiêu chiến lược kinh doanh của
Apple, Apple chú trọng vào 3 mục tiêu chính sau:
+ Luôn luôn nâng cao trải nghiệm của khách hàng
+ Cam kết có trách nhiệm với các hoạt động xã hội
+ Luôn đi đầu trong sáng tạo
Tình huống 1 (Quyết định lựa chọn nhà cung ứng linh kiện - Samsung )
Apple và Samsung là hai “ông hoàng trên thị trường Smartphone” và giữa hai tập đoàn có sự cạnh tranh khá lớn, đối đầu với nhau trên mọi mặt trận Không hề quá lời nếu gọi cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Samsung là “thế chiến của làng công nghệ toàn cầu” Hai bên kiện tụng nhau từ châu Á sang châu Âu đến châu
Mỹ trong hàng năm trời vì những cáo buộc đạo nhái từ Apple và
Samsung, điều đó đã khiến nhiều thiết bị không còn được sản xuất.
Mặc dù coi Samsung là đối thủ cạnh tranh ngôi vị hàng đầu trên thị trường Smartphone nhưng Apple vẫn quyết định lựa chọn Samsung là một trong những nhà cung ứng của mình Không chỉ vậy, Apple còn là một trong những khách hàng phụ kiện lớn nhất của Samsung, đặt hàng Samsung các linh kiện và đặc biệt là màn hình.
Vậy tại sao Apple vẫn ra quyết định lựa chọn Samsung là nhà cung ứng linh kiện quan trọng cho mình dù cả hai là đối thủ cạnh tranh nhau trên thị trường di động?
Xác định và nhận diện vấn đề
Apple nhận thấy doanh số iPhone X ngày càng giảm vì thiếu sự sáng tạo về thiết kế và tính năng chậm đổi mới trong khi các đối thủ khác không ngừng cải tiến và tung ra thị trường những sản phẩm chất lượng Chính vì vậy, vài năm trở lại đây, Apple luôn trong tình trạng “chạy theo” các đối thủ để “sao chép” các tính năng đã trở nên phổ biến trên hệ điều hành Android Tuy nhiên, điều đó khiến cho iFan – những người dùng trung thành với iPhone sẽ vô cùng chán nản và thất vọng, dường như họ vẫn đang chờ đợi những tính năng đột phá mới của iPhone Để giải quyết vấn đề này, Apple đưa ra quyết định đổi mới và phát triển các sản phẩm Apple đã chú trọng vào việc thay đổi hình dáng và một số bộ phận như từ việc sử dụng màn hình LCD sang sử dụng màn hình OLED (bắt đầu từ dòng iPhone X).
Tìm ra và đánh giá các phương án
Apple tìm kiếm và lựa chọn những nhà cung ứng có đủ điều kiện và khả năng cung cấp số lượng lớn linh kiện, màn hình để sản xuất các thế hệ iPhone tiếp theo
+ Về chất lượng sản phẩm: Apple sẽ lựa chọn những nhà cung ứng màn hình mà có khả năng cung cấp sản phẩm đạt chuẩn chất lượng cao.
+ Về công nghệ: Apple tìm kiếm cho mình những nhà cung ứng có thể sản xuất ra những chiếc màn hình có độ phân giải cao, độ sáng và độ tương phản tốt, màu sắc trung thực, độ phản hồi nhanh. + Khả năng cung ứng: Apple cần những nhà cung ứng có khả năng cung cấp số lượng lớn, đúng tiến độ và tính khả dụng của sản phẩm.
+ Giá cả: Apple tìm kiếm cho mình những nhà cung ứng có giá cả phù hợp để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Apple đã tìm hiểu và lựa chọn cho mình một số nhà cung ứng màn hình như Samsung Display, LG Display, BOE Cả ba doanh nghiệp trên đều là những doanh nghiệp có uy tín cao trong việc sản xuất màn hình và cũng đã từng hợp tác với Apple trong việc sản xuất màn hình LCD cho các dòng iPhone trước đó Mặc dù công nghệ màn hình OLED của LG Display và BOE đều được đánh giá cao về độ phân giải và độ sáng nhưng hai doanh nghiệp lại không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí khác cả về chất lượng và số lượng mà Apple đã đặt ra.
Lựa chọn phương án tối ưu
Sau hàng loạt cuộc kiểm định và đánh giá, cuối cùng Apple cũng ra quyết định lựa chọn Samsung là nhà cung ứng hàng đầu của mình Để tạo nên một sản phẩm màn hình cong, Apple cần phải có một nguồn cung ứng đáng tin cậy chuyên cung cấp màn hình AMOLED nhỏ, có khả năng uốn cong Trong trường hợp này, Samsung là lựa chọn tốt nhất Bởi lẽ Samsung đang nắm trong tay công nghệ màn hình cong mà không đối thủ nào có được, chính là công nghệ làm ra màn hình vô cực trên Galaxy S8 Vậy nên khi chọn Samsung là đối tác trong việc cung cấp màn hình cong OLED, Apple hoàn toàn yên tâm sẽ không có sự cố nào xảy ra với màn hình của các dòng iPhone trong thời gian tới
Sau hàng chục năm sử dụng màn hình LCD cho các dòng iPhone đời cũ, Apple đã quyết định thay thế màn hình LCD bằng công nghệ màn hình mới – màn hình OLED cho các dòng iPhone đời tiếp theo và mở đầu cho sự thay đổi này là dòng iPhone X Trong năm 2017, Apple đã đặt hàng Samsung 100 triệu tấm nền OLED 5.5 – inch và bản thỏa thuận kéo dài trong 3 năm với giá trị lên tới 2,59 tỷ USD.
Năm 2021, Samsung cung cấp 110 triệu tấm nền OLED cho iPhone 12 và 13 Các tấm nền dành cho iPhone 13 Pro và 13 Pro Max sử dụng công nghệ LTPO, tăng tốc độ làm tươi lên 120Hz và tự động điều chỉnh tần số "refresh" mà không ảnh hưởng đến thời lượng pin.
Theo một báo cáo gần đây của The Elec, Samsung Display dự kiến sẽ chiếm 70% sản lượng tấm nền OLED được Apple sử dụng cho các mẫu iPhone 14 vào cuối năm 2022 Cụ thể, Apple đã đặt hàng hơn 120 triệu tấm nền OLED cho dòng sản phẩm iPhone 14. Trong đó, Samsung là đơn vị cung ứng lớn nhất khi chiếm đến 80 triệu tấm nền màn hình. Đánh giá quyết định
Quyết định hợp tác với Samsung được coi là một trong những quyết định đúng đắn của Apple Bởi việc hợp tác này không chỉ giúp cho Apple giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cung cấp cho thị trường hàng loạt sản phẩm có chất lượng hàng đầu như các dòng iPhone X, iPhone 11, iPhone 12,… với thiết kế màn hình OLED hoàn toàn mới và mang lại lợi nhuận hàng tỷ đô mà còn củng cố thêm vị thế của Apple trên thị trường di động toàn cầu
Apple một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng về lợi nhuận điện thoại thông minh, chiếm 85% lợi nhuận hoạt động và 48% doanh thu ngành Smartphone toàn cầu năm 2022 Và kết quả đúng như mong đợi, Apple đã đạt được doanh thu kỉ lục lên tới 90,1 tỷ USD và lợi nhuận lên đến 20,7 tỷ USD
Tuy nhiên, quyết định hợp tác này cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả hai tập đoàn Khi Apple và Samsung cùng đua nhau trên thị trường điện thoại thông minh, cả hai đều phải chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác như Huawei, Xiaomi và Google. Ngoài ra, quan hệ giữa hai công ty cũng không luôn suôn sẻ, khi họ đã từng dính vào những tranh chấp bản quyền pháp lý và khi nếu việc tranh chấp bản quyền diễn ra một lần nữa thì Apple sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung ứng thay thế Samsung vì sở dĩSamsung là một ông lớn trong việc sản xuất màn hình OLED, hãng chiếm tới 95% thị phần trong lĩnh vực này Như vậy, nếu Apple muốn giảm sự phụ thuộc vào Samsung thì điều đó gần như là không thể.
Tình huống 2 (Quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất )
Foxconn - tập đoàn công nghệ sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới, cũng là đối tác lớn nhất và lâu đời nhất của Apple Phần lớn các nhà máy lắp ráp và sản xuất iPhone, iPad, đều được đặt tại Đài Loan và Trung Quốc nhưng những năm gần đây đã có sự thay đổi. Apple và Foxconn đã tăng cường nỗ lực mở rộng chuỗi cung ứng của họ bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở Ấn Độ và Việt Nam, hai nơi đẩy mạnh sản xuất trong nước Khi căng thẳng eo biển Đài Loan leo thang, Foxconn mở rộng sản xuất iPhone tại Ấn Độ, bổ sung thêm năng lực sản xuất iPhone cho một nhà máy ở Ấn Độ như nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc Apple đã chuyển
11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam.
Vậy lý do nào khiến cho Apple có quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất tại Ấn Độ và Việt Nam?
Quyết định mở rộng sản xuất ra nước ngoài của Apple là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều yếu tố được xem xét trước khi đưa ra quyết định Dưới đây là các bước cụ thể trong quá trình ra quyết định của Apple:
● Xác định và nhận diện vấn đề
Trong tình hình căng thẳng eo biển Đài Loan leo thang có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn hàng cũng như quá trình vận chuyển các sản phẩm của Apple Theo các nhà phân tích, hơn 90% sản phẩm của Apple như iPhone, iPad và máy tính xách tay MacBook hiện đang được sản xuất tại Trung Quốc Các nhà phân tích cho biết sự phụ thuộc quá nhiều của Apple vào quốc gia này là một rủi ro tiềm tàng trong bối cảnh xung đột công nghệ Mỹ - Trung và dịch Covid-19 Các chính sách phong tỏa ở Thượng Hải và các thành phố khác nằm trong chính sách chống Covid-19 của Trung Quốc đã gây ra tắc nghẽn chuỗi cung ứng cho nhiều công ty phương Tây Vì để giảm thiểu những rủi ro trong trường hợp xấu nhất, Apple đã hướng đến những chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc.
● Tìm ra và đánh giá các phương án:
Apple nhìn nhận Ấn Độ là quốc gia tương tự và có thể trở thành một Trung Quốc thứ 2, do dân số đông và chi phí thấp Theo các nhà phân tích, cơ sở người tiêu dùng ngày càng tăng của Ấn Độ có thể giúp nước này có lợi thế hơn so với Việt Nam - quốc gia cũng đang thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất điện tử Các nhà phân tích và nhà cung cấp cho biết một vấn đề với Ấn Độ là việc các nhà lắp ráp có trụ sở tại Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thiết lập nhà máy ở đó vì mối quan hệ căng thẳng giữa New Delhi và BắcKinh Quân đội hai nước đã xảy ra một cuộc đụng độ dọc theo biên giới tranh chấp của họ vào năm 2020 và gần đây đã xảy ra tranh chấp ngoại giao về cách đối xử của các cơ quan quản lý Ấn Độ đối với nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc - Xiaomi Corp Vì lý do đó, các nhà thầu sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc của Apple đang hướng đến Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác Việt Nam có cơ hội trở thành một trong những cứ điểm sản xuất máy tính của thế giới Thực tế Việt Nam cũng đã có sự cạnh tranh tốt với các nước, thu hút được nhiều ông lớn vào đặt nhà máy sản xuất đã dần dần hình thành được chuỗi cung ứng phụ trợ đi kèm, tạo ra cơ hội để thu hút thêm đầu tư mới trong lĩnh vực này.
Apple cũng có ý định đặt nhà máy sản xuất tại Mỹ do có rất nhiều nhà cung cấp của Apple đều ở đó nhưng đều bất khả thi vì nếu iPhone sản xuất ở Mỹ sẽ có chi phí bán ra đắt hơn rất nhiều so với ở Trung Quốc bởi chi phí thuê nhân công, chi phí vận chuyển vật liệu, linh kiện từ nơi khác về…, thậm chí điều này là không thể khi một số vật liệu hiếm không tồn tại trong lãnh thổ nước Mỹ Theo 3 nguồn tin từng làm việc trong dự án sản xuất máy tính tại Mỹ của Apple tiết lộ Apple đã phải rất chất vật để tìm kiếm đủ ốc vít đáp ứng được tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình Nguồn tin cho biết việc thiếu hụt ốc vít là một trong những nguyên do khiến cho Apple buộc phải trì hoãn bán sản phẩm ra thị trường trong nhiều tháng
Lựa chọn phương án tối ưu và thực hiện quyết định
Sau khi đưa ra quyết định, Apple đã triển khai các kế hoạch để thực hiện việc mở rộng sản xuất ra nước ngoài tại Ấn Độ và Việt Nam Họ đã phối hợp với các đối tác nhà cung cấp tại các quốc gia này để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được đáp ứng và sản xuất được thực hiện theo kế hoạch, cụ thể đó là:
Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam; nhiều hãng khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam… Apple ban đầu đã thử nghiệm việc sản xuất Apple Watch tại Việt Nam vào đầu năm nay, trước khi quyết định chuyển cả việc sản xuất MacBook của mình sang đó Ngoài hai sản phẩm này, Apple cũng sẽ bắt đầu sản xuất HomePods tại nhà máy Việt Nam.
Apple đã mở rộng đầu tư sản xuất tại Ấn Độ kể từ khi bắt đầu triển khai lắp ráp iPhone tại nước này thông qua Wistron và sau đó là Foxconn, trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước Theo đó, Apple đã xây tổng cộng 11 cơ sở, nhà máy sản xuất tại Ấn Độ.
Quyết định lựa chọn Việt Nam và Ấn Độ trở thành địa điểm sản xuất là một bước đi vô cùng đúng đắn của Apple, đem lại nhiều sự thành công vượt trên kì vọng.
Ngoài việc sản xuất thiết bị điện tử, Apple cũng đã mở các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam và Ấn Độ để mở rộng thị trường tiêu thụ. Việc này giúp cho Apple đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng tại địa phương và tăng cường tầm nhìn và thị phần của Apple trong các thị trường mới nổi này Vào năm 2020, Apple đã mở cửa hàng đầu tiên tại Ấn Độ trong khu mua sắm Ambience Mall ở Thành phố Gurugram Việc mở cửa hàng bán lẻ này giúp cho Apple đáp ứng nhu cầu của người dùng tại Ấn Độ và giúp tăng cường thương hiệu và sự hiện diện của Apple trong thị trường Ấn Độ.
Ngoài ra, việc đầu tư của Apple vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam và Ấn Độ cũng giúp tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển của họ trong các thị trường này Vào năm
2019, Apple đã mở trung tâm phát triển phần mềm tại Bengaluru, Ấn Độ, với mục tiêu tập trung vào các ứng dụng cho iOS và macOS.Việc này giúp Apple thu hút các nhà phát triển tài năng và có được sản phẩm tốt hơn cho người dùng tại địa phương và trên toàn cầu.Tuy nhiên, ngoài những lợi ích trên, việc sản xuất tại các quốc gia như Việt Nam và Ấn Độ cũng đặt ra một số thách thức như đối mặt với các vấn đề liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng và chất lượng sản phẩm, vấn đề về hạ tầng Tuy nhiên, với các chiến lược đầu tư hợp lý, Apple đã có được thành công khi sản xuất tại ViệtNam và Ấn Độ và giúp họ tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Tình huống 3 ( Quyết định sản xuất iPhone X )
Chiếc–iPhone–đầu tiên của Apple chính thức trình làng năm 2007 đánh dấu sự mở đầu của một đế chế công nghệ hùng mạnh nhất toàn cầu Hơn 15 năm qua, Apple không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ để cho ra thị trường những loại iPhone ngày càng hiện đại, đẳng cấp và sang trọng Năm 2017, khi nhận thấy một số điểm hạn chế của iPhone 8 Plus như cảm biến bằng vân tay có tính bảo mật chưa cao và chưa thuận tiện với người dùng, thiết kế chưa nổi bật, iOS 11 thiếu ổn định, cùng với việc nhận thấy nhu cầu dử dụng điện thoại thông minh của khách hàng ngày càng lớn, Apple đã quyết định nghiên cứu và sản xuất iPhone X – chiếc máy đánh dấu cho 10 năm phát triển iPhone của Apple với nhiều thay đổi về thiết kế, khắc phục được những hạn chế của iPhone 8 Plus như: mở khóa bằng khuôn mặt FaceID đẳng cấp, có màn hình OLED tràn ấn tượng, có sự nâng cấp về camera,…
Xác định và nhận diện vấn đề
Năm 2017, khi nhận thấy một số điểm hạn chế của iPhone 8 Plus như cảm biến bằng vân tay có tính bảo mật chưa cao và chưa thuận tiện với người dùng, thiết kế chưa nổi bật, iSo 11 thiếu ổn định, dung lượng pin thấp Apple đã có đổi mới trong sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng ngày một đa dạng, công nghệ sản xuất - kinh doanh sản phẩm thì ngày càng hiện đại, kéo theo đó là áp lực cạnh tranh tăng mạnh mẽ Ở giai đoạn đầu tiên, Apple đã tìm kiếm ý tưởng sản phẩm qua hai nguồn chính, đó là từ khách hàng (thu thập thông tin và nghiên cứu hành vi khách hàng thông qua quan sát, lắng nghe, thấu hiểu thị hiếu và xu hướng cũng như tất cả nhận xét tích cực và tiêu cực của khách hàng về sản phẩm); nguồn thông tin nội bộ (do các bộ phận nghiên cứu và phát triển cùng các bộ phận khác đề xuất); bên cạnh đó còn có yếu tố các đối thủ cạnh tranh và từ các đơn vị nghiên cứu bên ngoài.
Xây dựng và lựa chọn phương án tối ưu
Apple đã đưa ra bản phương án sản xuất và kinh doanh cho sản phẩm mới
- “Loại bỏ nút Home” (bỏ nút home vật lý và thay Touch ID bằng Face ID)
- Ý tưởng “cụm Notch hay thiết kế tai thỏ” - một bộ phận nhỏ góc trên màn hình iPhone X nhưng chứa đến tận 8 tính năng
- Thêm tính năng nhận biết sự có mặt của chủ nhân chiếc iPhone X để đóng mở màn hình tự động một cách tiện lợi
- Ý tưởng đột phá thứ năm đến từ một lần ông Federighi sử dụng điện thoại của vợ ông và dùng tay vuốt từ dưới lên trên nhưng không có chức năng gì nên ông đã hình thành ý tưởng thanh cử chỉ với thông báo vuốt lên để mở, và mang lên iPhone X
- Cuối cùng là màn hình OLED và ứng dụng
Sau khi đã tìm hiểu và phân tích thị trường kỹ càng, Apple đã quyết định sản xuất iPhone X để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ trong ngành điện thoại di động.
1 Tên sản phẩm: Apple quyết định đặt tên cho dòng Iphone mới là
“Iphone X” Chữ "X" trong iPhone X thể hiện sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và thiết kế đột phá, thể hiện tính năng vượt trội của sản phẩm so với các phiên bản iPhone trước đó, tạo nên một trải nghiệm đầy cảm hứng cho người dùng Một số người còn đưa ra ý tưởng rằng chữ "X" trong iPhone X có thể đại diện cho từ "Ten" (mười) trong tiếng Anh, thể hiện đây là phiên bản iPhone kỉ niệm 10 năm kể từ khi Apple giới thiệu dòng sản phẩm iPhone đầu tiên.
2 Thiết kế sản phẩm: Sau khi đưa ra quyết định, Apple đã tiến hành thiết kế sản phẩm, tập trung vào các tính năng và thiết kế hiện đại, đồng thời đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao của công ty.
Về màu sắc: Apple thiết kế Iphone X với nhiều màu sắc như: Màu bạc (Silver), Màu đen (Space Gray), Màu vàng (Gold), Màu hồng (Rose Gold).
Về kích thước: Kích thước tổng thể: 143.6 x 70.9 x 7.7 mm (5.65 x 2.79 x 0.30 in) với trọng lượng 174 g (6.14 oz), màn hình Super Retina HD kích thước 5.8 inch, với độ phân giải
3 Sản xuất linh kiện: Apple sử dụng các nhà cung cấp linh kiện đáng tin cậy để sản xuất iPhone X Các linh kiện bao gồm màn hình, vi xử lý, pin, camera và các bộ phận khác được sản xuất độc lập tại các nhà máy khác nhau trên toàn thế giới.
Apple lựa chọn màn hình được sản xuất bởi SamSung – màn hình OLED có độ chính xác màu sắc tuyệt vời, tương phản cực cao. Apple còn lựa chọn sản phẩm của trí tuệ nhân tạo “Face ID” để bảo vệ chiếc điện thoại của bạn với tỉ lệ 1/1.000.000, hơn rất nhiều lần so với Touch ID (cảm biến vân tay) hiện tại, đồng thời có thể nhận diện cả khi chúng ta thay đổi kiểu tóc, góc mặt hay thậm chí là trang điểm
Về camera, Apple cũng lựa chọn phương án rất mới đó là nâng cấp rất nhiều về chất lượng chụp ảnh, với cụm camera kép 12 MP có hỗ trợ chống rung quang học (trên cả 2 camera) và công nghệ quét ảnh mới sẽ giúp thiết bị này thể hiện chính xác và chân thật nhất như những gì mắt người cảm nhận được.
4 Lắp ráp: Sau khi có đầy đủ các linh kiện, Apple tiến hành lắp ráp iPhone X tại các nhà máy của họ hoặc của các nhà sản xuất đối tác. Các công đoạn lắp ráp này được thực hiện bằng máy móc và qua tay công nhân để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
5 Kiểm tra chất lượng: Các sản phẩm iPhone X được kiểm tra theo các tiêu chuẩn khắt khe của Apple về chất lượng, khả năng chống nước IP67, thời lượng pin, thử nghiệm thả rơi… đảm bảo không có lỗi trong quá trình sử dụng lâu dài,
6 Tiếp thị và bán hàng
- Sự kiện giới thiệu sản phẩm: Apple tổ chức sự kiện ra mắt iPhone X rầm rộ vào ngày 12/9/2017 tại nhà hát Steven Jobs, Apple Park, tạo được tiếng vang lớn cho iPhone X.
- Chương trình trao đổi: Apple cũng triển khai chương trình trao đổi iPhone cũ để khuyến khích người dùng nâng cấp lên iPhone X. Những người sử dụng iPhone cũ có thể trao đổi sản phẩm của mình và nhận được giá trị tương đương khi mua iPhone X.
- Chính sách bảo hành: Apple cung cấp chính sách bảo hành tốt nhất cho khách hàng iPhone X được bảo hành trong một năm kể từ ngày mua, và khách hàng có thể mua thêm bảo hiểm Apple Care+ để bảo vệ sản phẩm của mình trong nhiều năm.
- Phân phối: Apple còn sử dụng các kênh phân phối trung gian như các hệ thống bán lẻ Sprint, AT&T, Verzion tại Mỹ, T – mobile tại châu Âu… Và tại Việt Nam, iPhone có các kênh phân phối đại lý ủy quyền như FPT Shop, Thế giới di động… Đánh giá quyết định
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP APPLE
Bài học kinh nghiệm rút ra
Để có thể đưa được quyết định đúng đắn, đầu tiên cần phải trao nhiệm vụ quan trọng cho những người có năng lực tư duy cao, có góc nhìn sáng suốt
- Lí do iPhone có vị trí như hiện tại một phần vì có những người quản trị có tư duy cao, họ sẽ không dừng lại trước một sản phẩm thành công mà sẽ luôn luôn đổi mới sản phẩm hàng năm cũng như nhìn ra được những phương án tốt nhất cho doanh nghiệp.
Cần có sự tìm hiểu và xử lí thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác cùng với đó là khả năng phân tích thông tin của nhà quản trị
- Nhà quản trị cần phải biết nắm bắt các thông tin và xử lí các thông tin một cách nhanh nhạy, quyết định mở rộng sản xuất ở Ấn Độ của Apple là để chuỗi cung ứng không bị phụ thuộc vào Trung Quốc, Apple đã phân tích thông tin dựa trên tình hình thực tế để đưa ra quyết định có lợi cho doanh nghiệp, tìm ra giải pháp và những đường đi rộng mở cho tổ chức phát triển
Phải có tính thống nhất trong yêu cầu, dù có mục tiêu riêng cho từng quyết định nhưng vẫn luôn hướng tới mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp lớn mạnh
- Iphone luôn có rất nhiều mục tiêu, mục tiêu về cải tiến các dòng sản phẩm để cho ra các dòng sản phẩm mới đầy tính sáng tạo, mục tiêu về doanh thu như đạt doanh thu cao nhất thế giới về dòng Smartphone thông minh, có số lượng sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại và luôn được săn đón các mục tiêu riêng đạt được đều hướng tới một mục tiêu chung là để xây dựng và phát triển doang nghiệp lớn mạnh Các bên đều sẽ thông qua các mục tiêu để điều hướng và sửa đổi kịp thời những quyết định trong quá trình kinh doanh lâu dài.
Quyết định được đưa ra đúng thời điểm nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan
- Tầm ảnh hưởng có tính kịp thời rất quan trọng, vì việc nắm bắt thời cơ có thể giúp doanh nghiệp dù có nhỏ hay đi lên từ con số 0 trở nên lớn mạnh Việc Apple luôn cho ra mắt sản phẩm mới là để đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhận thấy nhu cầu về sử dụng điện thoại thông minh của khách hàng tăng lên Apple đã thay đổi để tạo ra iPhone X đáp ứng nhu cầu đó Hay việc quyết định mở rộng chuỗi cung ứng và dịch chuyển các nhà máy sang Việt Nam để không bị mắc kẹt Tất cả những tình huống trên nếu k ra quyết định kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, hoặc không thể phát triển, hoặc sẽ phá sản trong phút chốc.
Quyết định đưa ra phải hợp pháp, có giá trị pháp lý và đúng thẩm quyền của nhà quản trị
- Mọi quyết định quản trị được đưa ra phù hợp với pháp luật và cả đạo đức, không thể để quyết định của một chi nhánh mà gây ảnh hưởng trực tiếp lên doanh nghiệp Mọi hoạt động kinh doanh đều phải hợp pháp, dù việc tranh chấp kiện tụng giữa các nhà kinh doanh đã không còn xa lạ nhưng Apple luôn thực hiện đúng thẩm quyền của mình, tuân thủ pháp luật hiện hành và luôn có chính sách chịu trách nhiệm bảo hành cho các sản phẩm mà mình sản xuất.
Tất cả những quyết định đưa ra đều cần phải đánh giá, xem xét về tất cả mọi mặt
- Đây là điểm quan trọng và mấu chốt nhất, vì trong trường hợp và tình huống nào nhà quản trị của Apple luôn đánh giá và xem xét về tất cả mọi mặt lợi hay hại của vấn đề để đảm bảo được bước đi quan trọng của công ty Với các doanh nghiệp mục tiêu mà họ đặt ra luôn là nguồn lực tối thiểu và lợi nhuận tối đa, luôn đánh giá các phương án và thực hiện theo đầy đủ các bước trong quá trình quản trị Công cuộc đổi mới từ iPhone X sang các dòng màn hình OLED cải tiến tai thỏ bậc nhất, lựa chọn đối thủ làm chuỗi cung ứng linh kiện cho sản phẩm hay sự dịch chuyển nhà máy và mở rộng thị trường của Apple đều được đưa ra sau rất nhiều phương án, việc đánh giá để chọn ra phương án tối ưu nhất là chìa khóa thành công của Apple.
Giải pháp kiến nghị đối với doanh nghiệp
Apple đang làm rất tốt phương pháp quản trị doanh nghiệp của mình, để giữ vững vị thế như bây giờ, ngoài phát huy tốt các ưu điểm trên, Apple cũng đã có những chiến lược phát triển đỉnh cao như:
Chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm thông qua chiến lược khác biệt hóa
- Khác biệt hóa sản phẩm là một chiến lược tiếp thị được thiết kế để phân biệt sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh Sự khác biệt hóa sản phẩm liên quan đến việc xác định và truyền đạt những tính chất độc đáo của một sản phẩm cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa sản phẩm của công ty với các công ty đổi thủ.
- Sự khác biệt hóa sản phẩm kết hợp với việc phát triển những giá trị tốt đẹp khiến sản phẩm hấp dẫn đối với người dùng và mang lại lợi ích cho họ nhiều hơn Đó là một trong những “đỉnh cao” trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.
Tập trung vào trải nghiệm của khách hàng
- Tầm nhìn tập trung vào trải nghiệm khách hàng là một trong những chiến lược Marketing quan trọng khác của Apple Apple đã liên tục đầu tư vào việc thiết kế lại các sản phẩm của mình theo các tính năng lấy khách hàng làm trung tâm.
- Apple đã tạo ra một chiến lược trải nghiệm khách hàng hấp dẫn để cung cấp các sản phẩm chất lượng hàng đầu và tạo ra sự hài lòng không thể cưỡng lại của khách hàng. Apple cũng đã thực hiện việc lên kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm sản phẩm của Apple miễn phí để thu thập phản hồi, đánh giá từ khách hàng.
Xây dựng hệ sinh thái dành cho người dùng Apple
Một chiến lược Marketing hiệu quả của Apple đó là phát triển và kết nối cộng đồng người dùng Nếu khách hàng của Apple được hỏi vì sao họ lại chọn mua sản phẩm đến từ Apple, phần lớn khách hàng của Apple sẽ trả lời đó là tính kết nối với mọi người xung quanh Apple tạo ra một cộng đồng khá lớn gồm những người dùng trung thành của họ Với thông điệp kết nối người dùng, dù khách hàng là bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay thậm chí chỉ là những người hoàn toàn xa lạ với nhau, thì việc sở hữu và sử dụng thiết bị của Apple và hệ điều hành Mac hay iOS đều có thể dễ dàng chia sẻ thông tin, hình ảnh hoặc video đến người khác rất dễ dàng.
Xây dựng nội dung quảng cáo tập trung lợi ích của người sử dụng
- Chiến lược trải nghiệm khách hàng của Apple tập trung vào hoạt động quảng cáo tiếp thị siêu thuyết phục để xây dựng sự tương tác mạnh mẽ của khách hàng với Apple Xây dựng sự tương tác của khách hàng hiệu quả là một vấn đề chủ quan, nhưng người mua yêu thích các sản phẩm của Apple và trở thành khách hàng trung thành
- Đội ngũ tiếp thị tạo ra những câu chuyện, những điều đơn giản để trao đổi với khách hàng rằng họ rất xứng đáng với việc sở hữu một sản phẩm của Apple Điều đó khiến họ trở thành một người tốt hơn, giúp khách hàng nhận ra rằng những sản phẩm họ đang dùng có thể thực hiện được nhiều tính năng có giá trị và giúp ích cho họ rất nhiều trong đời sống hàng ngày.