Tình huống 2 (Quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất )

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nghiên cứu công tác ra quyết định quản trị của nhà quản trị trong doanh nghiệp apple (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP APPLE

2.3. Tình huống 2 (Quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất )

Foxconn - tập đoàn công nghệ sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới, cũng là đối tác lớn nhất và lâu đời nhất của Apple. Phần lớn các nhà máy lắp ráp và sản xuất iPhone, iPad,... đều được đặt tại Đài Loan và Trung Quốc nhưng những năm gần đây đã có sự thay đổi.

Apple và Foxconn đã tăng cường nỗ lực mở rộng chuỗi cung ứng của họ bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở Ấn Độ và Việt Nam, hai nơi đẩy mạnh sản xuất trong nước. Khi căng thẳng eo biển Đài Loan leo thang, Foxconn mở rộng sản xuất iPhone tại Ấn Độ, bổ sung thêm năng lực sản xuất iPhone cho một nhà máy ở Ấn Độ như nỗ lực đa

dạng hóa chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc. Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam.

Vậy lý do nào khiến cho Apple có quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất tại Ấn Độ và Việt Nam?

2.3.2. Phân tích tình huống 2

Quyết định mở rộng sản xuất ra nước ngoài của Apple là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều yếu tố được xem xét trước khi đưa ra quyết định. Dưới đây là các bước cụ thể trong quá trình ra quyết định của Apple:

● Xác định và nhận diện vấn đề

Trong tình hình căng thẳng eo biển Đài Loan leo thang có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn hàng cũng như quá trình vận chuyển các sản phẩm của Apple. Theo các nhà phân tích, hơn 90% sản phẩm của Apple như iPhone, iPad và máy tính xách tay MacBook hiện đang được sản xuất tại Trung Quốc. Các nhà phân tích cho biết sự phụ thuộc quá nhiều của Apple vào quốc gia này là một rủi ro tiềm tàng trong bối cảnh xung đột công nghệ Mỹ - Trung và dịch Covid-19. Các chính sách phong tỏa ở Thượng Hải và các thành phố khác nằm trong chính sách chống Covid-19 của Trung Quốc đã gây ra tắc nghẽn chuỗi cung ứng cho nhiều công ty phương Tây. Vì để giảm thiểu những rủi ro trong trường hợp xấu nhất, Apple đã hướng đến những chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc.

● Tìm ra và đánh giá các phương án:

Apple nhìn nhận Ấn Độ là quốc gia tương tự và có thể trở thành một Trung Quốc thứ 2, do dân số đông và chi phí thấp. Theo các nhà phân tích, cơ sở người tiêu dùng ngày càng tăng của Ấn Độ có thể giúp nước này có lợi thế hơn so với Việt Nam - quốc gia cũng đang thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất điện tử. Các nhà phân tích và nhà cung cấp cho biết một vấn đề với Ấn Độ là việc các nhà lắp ráp có trụ sở tại Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thiết lập nhà máy ở đó vì mối quan hệ căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh. Quân đội hai nước đã xảy ra một cuộc đụng độ dọc theo biên giới tranh chấp của họ vào năm 2020 và gần đây đã xảy ra tranh chấp ngoại giao về cách đối xử của các cơ quan quản lý Ấn Độ đối

với nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc - Xiaomi Corp. Vì lý do đó, các nhà thầu sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc của Apple đang hướng đến Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. Việt Nam có cơ hội trở thành một trong những cứ điểm sản xuất máy tính của thế giới. Thực tế Việt Nam cũng đã có sự cạnh tranh tốt với các nước, thu hút được nhiều ông lớn vào đặt nhà máy sản xuất đã dần dần hình thành được chuỗi cung ứng phụ trợ đi kèm, tạo ra cơ hội để thu hút thêm đầu tư mới trong lĩnh vực này.

Apple cũng có ý định đặt nhà máy sản xuất tại Mỹ do có rất nhiều nhà cung cấp của Apple đều ở đó nhưng đều bất khả thi vì nếu iPhone sản xuất ở Mỹ sẽ có chi phí bán ra đắt hơn rất nhiều so với ở Trung Quốc bởi chi phí thuê nhân công, chi phí vận chuyển vật liệu, linh kiện từ nơi khác về…, thậm chí điều này là không thể khi một số vật liệu hiếm không tồn tại trong lãnh thổ nước Mỹ. Theo 3 nguồn tin từng làm việc trong dự án sản xuất máy tính tại Mỹ của Apple tiết lộ Apple đã phải rất chất vật để tìm kiếm đủ ốc vít đáp ứng được tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình. Nguồn tin cho biết việc thiếu hụt ốc vít là một trong những nguyên do khiến cho Apple buộc phải trì hoãn bán sản phẩm ra thị trường trong nhiều tháng.

Lựa chọn phương án tối ưu và thực hiện quyết định

Sau khi đưa ra quyết định, Apple đã triển khai các kế hoạch để thực hiện việc mở rộng sản xuất ra nước ngoài tại Ấn Độ và Việt Nam. Họ đã phối hợp với các đối tác nhà cung cấp tại các quốc gia này để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được đáp ứng và sản xuất được thực hiện theo kế hoạch, cụ thể đó là:

Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam; nhiều hãng khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam… Apple ban đầu đã thử nghiệm việc sản xuất Apple Watch tại Việt Nam vào đầu năm nay, trước khi quyết định chuyển cả việc sản xuất MacBook của mình sang đó. Ngoài hai sản phẩm này, Apple cũng sẽ bắt đầu sản xuất HomePods tại nhà máy Việt Nam.

Apple đã mở rộng đầu tư sản xuất tại Ấn Độ kể từ khi bắt đầu triển khai lắp ráp iPhone tại nước này thông qua Wistron và sau đó

là Foxconn, trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước. Theo đó, Apple đã xây tổng cộng 11 cơ sở, nhà máy sản xuất tại Ấn Độ.

● Đánh giá quyết định

Quyết định lựa chọn Việt Nam và Ấn Độ trở thành địa điểm sản xuất là một bước đi vô cùng đúng đắn của Apple, đem lại nhiều sự thành công vượt trên kì vọng.

Ngoài việc sản xuất thiết bị điện tử, Apple cũng đã mở các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam và Ấn Độ để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Việc này giúp cho Apple đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng tại địa phương và tăng cường tầm nhìn và thị phần của Apple trong các thị trường mới nổi này. Vào năm 2020, Apple đã mở cửa hàng đầu tiên tại Ấn Độ trong khu mua sắm Ambience Mall ở Thành phố Gurugram. Việc mở cửa hàng bán lẻ này giúp cho Apple đáp ứng nhu cầu của người dùng tại Ấn Độ và giúp tăng cường thương hiệu và sự hiện diện của Apple trong thị trường Ấn Độ.

Ngoài ra, việc đầu tư của Apple vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam và Ấn Độ cũng giúp tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển của họ trong các thị trường này. Vào năm 2019, Apple đã mở trung tâm phát triển phần mềm tại Bengaluru, Ấn Độ, với mục tiêu tập trung vào các ứng dụng cho iOS và macOS.

Việc này giúp Apple thu hút các nhà phát triển tài năng và có được sản phẩm tốt hơn cho người dùng tại địa phương và trên toàn cầu.

Tuy nhiên, ngoài những lợi ích trên, việc sản xuất tại các quốc gia như Việt Nam và Ấn Độ cũng đặt ra một số thách thức như đối mặt với các vấn đề liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng và chất lượng sản phẩm, vấn đề về hạ tầng. Tuy nhiên, với các chiến lược đầu tư hợp lý, Apple đã có được thành công khi sản xuất tại Việt Nam và Ấn Độ và giúp họ tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nghiên cứu công tác ra quyết định quản trị của nhà quản trị trong doanh nghiệp apple (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)