CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH..................................................................................................1 1.Thông tin chung:...........................................................................................................1 2.Quá trình hình thành:....................................................................................................1 3.Ngành nghề kinh doanh:...............................................................................................3 4. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban của doanh nghiệp:...................4 5.Năng lực của doanh nghiệp: .........................................................................................4 CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG TÁC SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP.THI CÔNG ZONE 1.3 SÀN HẦM B2 DỰ ÁN KHU TMDVCĂN HỘ CAO TẦNG TẠI PHƯỜNG PHÚ MỸ QUẬN 7 – THE PEAK GARDEN ...............................................7 1.Giới thiệu chung về công trình:..................................................................................13 2.Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm của các phòng, ban có liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật thi công ..........................................................................................................7 3.Sơ đồ tổ chức hiện trường đổ bê tông và chức năng của từng bộ phận và hiện trạng đơn vị cung cấp bê tông.................................................................................................13 4.Mối liên hệ giữa nhà thầu thi công và các đơn vị thi công khác :..............................16 5.Các tiêu chuẩn quy trình , quy phạm nghiệm và nghiệm thu :...................................16 6.Đo bóc khối lượng sàn hầm B2 zone 1.3 ...................................................................18 7.Tổng tiến độ thi công tổng thể....................................................................................29 8.Tổ chức thi công chi tiết hạng mục thi công sàn hầm B2 zone 1.3:...........................34 + Cường độ kéo khi uốn của bê tông được xác định bằng giá trị cường độ trung bình của 3 viên trong nhóm mẫu nếu giá trị lớn nhất và nhỏ nhất không lệch quá 15% so với giá trị của viên trung bình. Nếu một trong hai giá trị trên lệch quá 15% so với viên trung bình thì loại bỏ cả hai kết quả lớn nhất và nhỏ nhất. Khi đó cường độ kéo khi uốn của bê tông được tính theo giá trị của viên trung bình còn lại. TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối Quy phạm thi công và nghiệm thu.: Việc kiểm tra chất lượng thi công bê tông toàn khối bao gồm các khâu: lắp dựng cốp pha đà giáo, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông và dung sai của các kết cấu trong công trình. Độ sụt của hỗn hợp bê tông được kiểm tra tại hiện trường theo các quy định sau: Đối với bê tông trộn tại hiện trường cần kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ bê tông đầu tiên. Đối với bê tông trộn sẵn tại các trạm trộn bê tông (bê tông thương phẩm) cần kiểm tra mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông. Khi trộn bê tông trong điều kiện thời tiết và độ ẩm vật liệu ổn định thì kiểm tra một lần trong một ca. Khi có sự thay đổi chủng loại và độ ẩm vật liệu cũng như khi thay đổi thành phần cấp phối bê tông thì phải kiểm tra ngay mẻ trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra thêm ít nhất một lần trong một ca. TCVN 3113:1993. Bê tông nặng. Phương pháp xác định độ hút nước: Đặt các viên mẫu vào thùng ngâm (các viên mẫu lăng trụ và khối trụ đặt nằm). Để nước ngập một phần ba chiều cao mẫu và ngâm như vậy trong một giờ. Tiếp đó đổ thêm nước ngập đến hai phần ba chiều cao mẫu và ngâm thêm một giờ nữa. Cuối cùng đổ nước ngập trên mặt trên của mẫu khoảng 5cm và giữ mức nước ở độ cao này cho tới khi mẫu bão hoà nước. Cứ sau mỗi 24 giờ ngâm nước thì vớt mẫu ra một lần, dùng dẻ ẩm lau ráo mặt ngoài rồi cân chính xác tới 0,5%. P a g e 17 | 42 Mẫu được coi là bão hoà nước khi sau hai lần cân kế tiếp nhau khối lượng mẫu chênh lệch nhau không quá 0,2%. Các viên mẫu sau khi bão hoà nước được đặt trong tủ sấy với nhiệt độ 105 110 độC để sấy khô đến khối lượng không đổi. Khối lượng không đổi là khối lượng mà chênh lệch giữa hai lần cân kế tiếp nhau (thời gian cân cách nhau 24 giờ) không vượt quá 0,2%. 6. Đo bóc khối lượng sàn hầm B2 zone 1.3 6.1 Bản vẽ mặt bằng tổng thể hầm B2 và mặt bằng zone 1.3
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
KHOA: KINH TẾ VẬN TẢI
BỘ MÔN KINH TẾ XÂY DỰNG
THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 CHUYÊN ĐỀ: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG HẠNG MỤC BÊ TÔNG
ZONE 1.3 SÀN B2 ĐƠN VỊ THI CÔNG: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA
BÌNH
GVHD: Th.S MAI BÁ NHẪN SVTH: Trần Quang Vinh
MSSV: 1954020173
Trang 2NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TP HCM, ngày tháng năm 2022
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ THỰC TẬP
GIÁM ĐỐC
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TP HCM, ngày tháng năm 2022
XÁC NHẬN CỦA GVHD ThS Mai Bá Nhẫn
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
XÂY DỰNG HÒA BÌNH 1
1.Thông tin chung: 1
2.Quá trình hình thành: 1
3.Ngành nghề kinh doanh: 3
4 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban của doanh nghiệp: 4
5.Năng lực của doanh nghiệp: 4
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG TÁC SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP.THI CÔNG ZONE 1.3 SÀN HẦM B2 DỰ ÁN KHU TMDV-CĂN HỘ CAO TẦNG TẠI PHƯỜNG PHÚ MỸ QUẬN 7 – THE PEAK GARDEN 7
1.Giới thiệu chung về công trình: 13
2.Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm của các phòng, ban có liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật thi công 7
3.Sơ đồ tổ chức hiện trường đổ bê tông và chức năng của từng bộ phận và hiện trạng đơn vị cung cấp bê tông 13
4.Mối liên hệ giữa nhà thầu thi công và các đơn vị thi công khác : 16
5.Các tiêu chuẩn quy trình , quy phạm nghiệm và nghiệm thu : 16
6.Đo bóc khối lượng sàn hầm B2 zone 1.3 18
7.Tổng tiến độ thi công tổng thể 29
8.Tổ chức thi công chi tiết hạng mục thi công sàn hầm B2 zone 1.3: 34
Trang 5CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
XÂY DỰNG HÒA BÌNH
1 Thông tin chung:
- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH
- Tên giao dịch quốc tế :HOA BINH CONSTRUCTION GROUP
- Trụ sở chính : Tòa nhà Pax Sky, 123 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Năm 1987- 1993: Xây dựng lực lượng – Xác định phương hướng
- Khởi nghiệp Văn phòng Xây dựng Hòa Bình vào năm 1987 với số lượng
nhân viên ít ỏi là 20 người, ban đầu chủ yếu nhận thiết kế và thi công công trình nhà
ở tư nhân Dù đội ngũ nhân viên có tuổi đời non trẻ song với khả năng sáng tạo
không ngừng, tinh thần cầu tiến học hỏi và tinh thần làm việc trách nhiệm cao, Hòa Bình bắt đầu nhận thi công nhiều công trình thương mại như nhà hàng, khách sạn, văn phòng,…
-Trong thời gian này, Hòa Bình đã thu hoạch được nhiều thành công ở nhiều công trình lớn như khách sạn Riverside, khách sạn International, Food Center of
Saigon, Tecasin Business Center and Serviced Apartments,… Từ đó, tên tuổi Hòa Bình được nhiều nhà đầu tư nước ngoài biết đến và mời tham gia dự thầu các dự án của họ Đây cũng là điều kiện để cho Hòa Bình tập hợp được lực lượng đông đảo kỹ
sư, kiến trúc sư, công nhân lành nghề và từ đó xác định phương hướng phát triển
Công ty: Chuyên sâu vào các công trình kỹ - mỹ thuật cao
2.2 Năm 1993-1997: Cải tiến quản lý và phát huy sở trường
-Hòa Bình mở rộng đầu tư các xưởng sản xuất, kết hợp máy móc công nghệ
hiện đại với dụng cụ giản đơn và các thợ thủ công truyền thống có tay nghề cao,
thành lập 2 xưởng Mộc Hòa Bình và Sơn Hòa Bình Đặc biệt, công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất Sơn đá nhãn hiệu HODASTONE, một loại vật liệu bảo vệ
Trang 6công trình kiến trúc có tuổi thọ và tính thẩm mỹ cao, được nhiều nước trên thế giới
sử dụng
-Cũng trong giai đoạn này, công ty bắt đầu nhận thi công các công trình lớn ở
xa thành phố Hồ Chí Minh Đáng kể nhất là công trình Cảng cá Cát Lở - Vũng Tàu, một công trình công nghiệp có quy mô lớn, đòi hỏi cao về mọi mặt: trình độ quản
lý, phương tiện thi công, năng lực tài chính, trong đó riêng khoản bảo lãnh hợp
đồng đã lên đến 300.000 USD
2.3 Năm 1997-2000 : Tăng cường tiềm lực – Nâng cao chất lượng
- Từ năm 1997, bên cạnh việc không ngừng đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất kỹ
thuật theo chiều sâu, Hòa Bình bắt đầu áp dụng quy trình ISO 9000 và quy trình
Quản lý Chất lượng toàn diện (TQM) nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng công
trình
-Năm 1998, công trình khách sạn Tân Sơn Nhất do Hòa Bình thiết kế và thi
công đã hoàn thành một cách tốt đẹp, được Bộ Xây dựng trao tặng Huy chương
Vàng Công trình Chất lượng cao
-Năm 1999, Hòa Bình thành công trong việc thực hiện công trình Nhà máy
nước ép trái cây Delta (Long An) với trong vai trò nhà thầu chính; công trình được chủ đầu tư và đơn vị tư vấn của Mỹ ngợi khen Qua các công trình này, Hòa Bình càng khẳng định trình độ tổ chức thi công có đẳng cấp quốc tế của mình
2.4 Năm 2000-2005 : Hoàn thiện tổ chức – Mở rộng thị trường
-Ngày 01/12/2000, Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa
Bình được thành lập với giấy phép do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp trên cơ sở kế thừa toàn bộ lực lượng của Văn phòng Xây dựng Hòa Bình -Năm 2001, hệ thống quản lý chất lượng về lĩnh vực thi công xây dựng của Hòa
Bình đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 được tổ chức quốc tế QMS cấp giấy chứng nhận Sau 3 năm áp dụng và cải tiến không ngừng, QMS tiếp tục cấp giấy
chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cho Hòa Bình ở lĩnh vực thi công điện nước và trang trí nội thất
2.5 Năm 2005-2015:Tăng cường hợp lực – Chinh phục đỉnh cao
-Ngày 27/12/2006, cổ phiếu Hòa Bình (mã cổ phiếu HBC) đã chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) giúp công ty kịp thời nắm bắt những cơ hội tốt và tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn Hòa Bình là nhà thầu
Trang 7xây dựng đầu tiên ở phía Nam tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam
-Đây là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước tiến lớn trong lịch sử chinh
phục đỉnh cao của Hòa Bình suốt 18 năm hoạt động, đưa tên tuổi Hòa Bình trở
thành Top 5 Nhà thầu tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam và có đẳng cấp quốc tế
2.6 Năm 2015-2024: Hợp chuẩn quốc tế - Định vị thương hiệu
Năm 2015 được xem là năm bản lề trong chiến lược phát triển giai đoạn mới 10 năm (2015 – 2024) để Hòa Bình hoàn thiện hệ thống quản lý, hoạch định chiến lược dài hạn; đồng thời triển khai những kế hoạch thực thi cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu vươn tầm
quốc tế và phát triển bền vững Tuyên ngôn chiến lược như sau:
Chọn ngành cốt lõi là Xây dựng với phương châm: "Tập trung cao" và "Chuyên biệt
để khác biệt"
- Tiếp tục duy trì và phát triển ngành liên quan là Địa ốc, bao gồm kinh doanh địa ốc
và quản lý tòa nhà để hỗ trợ cho ngành xây dựng
3 Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
- San lấp mặt bằng
- Tư vấn xây dựng
- Sản xuất mua bán vật liệu xây dựng , hàng trang trí nội thất
- Dịch vụ sửa chữa nhà và trang trí nội thất
- Kinh doanh bất động sản và phát triển khu công nghiệp
Trang 84 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban của doanh nghiệp:
5 Năng lực của doanh nghiệp:
5.1 Nhân sự:
Trang 95.2 Thiết bị :
5.3 Các dự án tiêu biểu :
5.3.1 The Peak - Mid Town
-Tổng thầu kết cấu - hoàn thiện và cơ điện
-Địa chỉ: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM
-Chủ đầu tư:Công ty CP Phát triển Phú Hưng Thái
-Quy mô:
Tọa lạc trên khu đất rộng 56,331 m2, khu phức hợp Phú Mỹ Hưng Midtown
gồm 4 công trình - 4 khu căn hộ với thiết kế khác biệt
The Peak là một trong 4 khu căn hộ thuộc Phú Mỹ Hưng Midtown và tọa lạc ở khu đất đẹp nhất của dự án này
-Thời gian triển khai: 2018
-Thời gian hoàn thành: 2020
5.3.2 Empire City:
Tổng thầu thi công kết cấu, hoàn thiện cơ bản khu Linden và Tilia
Địa chỉ: Thủ Thiêm, Quận 2, TP.HCM
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Empire City
Quy mô
Trang 10Empire City có tổng diện tích 657ha là tổ hợp gồm khu trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng với điểm nhấn là tòa nhà Empire Tower cao 86 tầng và cũng là tòa nhà cao nhất Việt Nam
Trong đó, khu Linden có quy mô gồm 2 tầng hầm, 2 block cao 34 tầng, và 2 block cao 7 tầng, với 510 căn hộ Khu Tilia có quy mô gồm 2 tầng hầm, 2 block cao
30 tầng, và 2 block cao 7 tầng, với 482 căn hộ
Thời gian triển khai: 09/2018
Thời gian hoàn thành: Tháng 12/2020
Trang 11CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG TÁC SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP.THI CÔNG ZONE 1.3 SÀN HẦM B2 DỰ ÁN KHU TMDV-CĂN HỘ CAO TẦNG TẠI
PHƯỜNG PHÚ MỸ QUẬN 7 – THE PEAK GARDEN
1 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm của các phòng, ban có liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật thi công
1.1 Cơ cấu tổ chức
1.2 Chức năng của các phòng ban :
Ban tổng giám đốc:
- Quản lý hoạt động chung của phòng kinh doanh
- Phối hợp với các chỉ huy trưởng lập và xây dựng kế hoạch thi công
- Tổ chức công tác quản lý dự án : đánh giá mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết
kế kỹ thuật, kết thúc công trình đưa vào sử dụng
- Nghiệm thu chất lượng công trình, kiểm tra hồ sơ khối lượng
- Điều hành hoạt động thi công xây lắp, quản lý kỹ thuật , các loại hồ sơ, tài
liệu kỹ thuật
- Làm việc trực tiếp với các cơ quan chức năng về thủ tục pháp lý
Giám đốc dự án (Chỉ huy trưởng):
Trang 12- Đốc thúc tiến độ thi công phần công việc trong phạm vi quản lý
- Họp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan công trình
- Quản lý tổng thể về kỹ thuật, khối lượng
- Kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có) theo tiến độ
- Báo cáo cấp trên về tiến độ thi công theo định kỳ
- Kiểm soát cán bộ kỹ thuật thực thi công tác thông qua họp nội bộ định kỳ
hoặc bất thường
Quản lý HSE:
- Đánh giá và đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường
- Xây dựng các tiêu chuẩn, chính sách về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe
- Quản lý các sự cố về an toàn lao động
- Giám sát, nhắc nhở nhân viên tuân thủ quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường
- Đào tạo và quản lý an toàn lao động
- Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và thủ tục
- Cập nhật những quy định và luật mới về an toàn, bảo vệ môi trường của nhà nước
Quản lý hợp đồng & QS
- Tính toán khối lượng các hạng mục công trình dựa theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo tính pháp lý của các hạng mục công việc cũng như khối lượng và đơn giá của các hạng mục
- Phối hợp với các bộ phận khác để kiểm tra và theo dõi các hạng mục phát sinh trong quá trình thực hiện dự án Đồng thời chịu trách nhiệm cập nhật khối lượng các hạng mục phát sinh vào tổng dự toán
- Quản lý đơn giá dự toán của các công trình và các dự án của doanh nghiệp
- Thực hiện việc khảo sát giá của các đơn vị khác trên thị trường
- Cung cấp danh mục thiết bị vật tư, khối lượng dự toán v à các tài liệu cần thiết khác cho phòng quản lý thầu để tiến hành hoạt động đấu thầu
- Có trách nhiệm giám sát tiến độ thực hiện hồ sơ chất lượng và khối lượng của từng dự án
Trang 13- Tiến hành phân bổ công việc cho các nhà thầu, kiểm tra, theo dõi quá trình thi công, đánh giá khối lượng công việc đã hoàn thành của nhà thầu và sắp xếp việc thanh toán cho các nhà thầu
- Lập hồ sơ thanh quyết toán cho từng hạng mục công trình và cho toàn
dự án theo đúng quy định
- Phân tích các khoản chi phí có liên quan đến việc sửa chữa, bảo trì các máy móc thiết bị thi công tại công trường
Chỉ huy phó thi công và chỉ huy phó văn phòng:
- Tiếp nhận phân công, công việc từ Chỉ huy trưởng
- Làm việc trực tiếp trên công trình
- Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng, tiến độ thi công tại
công trình
- Tổ chức triển khai thi công các công trình theo sự phân công của Chỉ huy trưởng
- Báo cáo, đề xuất ý kiến với Chỉ huy trưởng các vấn đề về công tác tổ chức thi
công công trình, các khó khăn, sự cố bất thường tại công trình để chỉ đạo giải
quyết nhằm thi công đúng tiến độ và đạt chất lượng
- Thực hiện thủ tục nghiệm thu bàn giao theo đúng quy định
- Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy Trưởng về công việc được giao
- Chi tiết công việc sẽ được trao đổi cụ thể khi phỏng vấn
- Các yêu cầu công việc phát sinh (nếu có)
Kế toán công trường:
- Tiến hành theo dõi, quản lý các hợp đồng, dự án xây dựng cho doanh nghiệp
- Dựa trên các thông tin về dự toán trúng thầu, hạch toán ngân sách, chi phí cho tổ chức
- Theo dõi chi phí xây dựng, công trình theo từng giai đoạn, thời kỳ, tiến độ dự án đang triển khai
- Theo dõi bảng lương của nhân công
- Xác định tính hợp lệ, tính chính xác của các chứng từ kế toán cho doanh nghiệp trước khi hạch toán
- Lập báo cáo theo quý, năm, tháng để tiến hành báo cáo kết quả với cấp trên
Trang 14- Xuất hóa đơn khi có yêu cầu cần thiết
- Triển khai các ý tưởng để tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp
- Lưu trữ sổ sách của việc làm kế toán công trình
- Kiểm tra các chứng từ và thực hiện việc nhập, xuất hàng trong kho
- Lưu trữ các phiếu nhập kho và phiếu xuất kho
- Định kỳ theo kế hoạch lập các phiếu yêu cầu mua hàng hoặc đơn hàng nhập khẩu (nếu có phòng mua hàng thì không phải làm)
- Theo dõi số lượng xuất nhập tồn hàng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu (Tùy theo mô hình công ty, có thể không phải làm)
- Theo dõi quá trình nhập hàng, đôn đốc việc mua hàng
- Sắp xếp hàng hóa trong kho theo đúng hướng dẫn, yêu cầu của nhà sản xuất
- Trực tiếp làm thủ tục mua hàng và theo dõi nhập hàng
- Sắp xếp hàng hóa trong kho một cách khoa học, hàng nhập trước xuất trước,
giảm tối đa hỏng hóc hàng hóa
- Định kỳ hàng tháng hoặc tuần kiểm tra lại các kệ hàng
- Tuyệt đối đảm bảo quy tắc PCCC trong kho
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến công việc cho
Ban Giám đốc (khi có yêu cầu)
Thư ký công trình:
- Thực hiện công tác quản trị hành chính, văn phòng trên công trường theo phân công của Giám đốc dự án / Chỉ huy trưởng: tổ chức họp, sắp xếp hệ thống giấy
tờ, kiểm soát giờ giấc làm việc và thực hiện các công tác giao nhận tài liệu nội
bộ, Chủ đầu tư và các đối tác khác trên công trường;
Trang 15- Tổng hợp và phân phối hồ sơ, tài liệu, thông tin kịp thời cho các bộ phận theo chỉ đạo của Giám đốc dự án / Chỉ huy trưởng Hỗ trợ các nhóm chức năng lưu trữ hồ
sơ và các công tác văn phòng khác
- Cập nhật báo cáo diễn biến các hoạt động ở công trường để phối hợp với các
phòng ban công ty hỗ trợ cho các công trường thi công;
- Chuẩn bị Biên bản họp, bảo quản hồ sơ theo dõi;
- Hỗ trợ Giám đốc Dự án khi cần trong công việc dự án;
- Theo dõi Hồ sơ Hợp đồng dự án
- Thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên giao trong phạm vi công việc và quyền
hạn của mình
- Quản lý quỹ công trình và chi các khoản theo yêu cầu đề xuất từ các bộ phận khi
có chấp thuận của chỉ huy trưởng
- Lập giải trình chi phí quỹ công trình, trình chỉ huy trưởng xác nhận chuyển cho Giám đốc Vùng, Giám đốc Khối xác nhận theo quy trình
- Tổ chức quản lý chặt chẽ và lưu trữ có hệ thống các hồ sơ, tài liệu liên quan tại công trường
- Tổng hợp từ các nhân sự BCH: lập các hồ sơ chất lượng, hồ sơ nghiệm thu trình chỉ huy trưởng xác nhận trước khi chuyển về Khối Kỹ thuật
Trưởng phòng QAQC:
- Quản lý chất lượng công trình
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng
- Phân tích các dữ liệu, thông tin đã thống kê
Kỹ sư giám sát
- Giám sát các điều kiện quy định một cách chặt chẽ gồm: Chi phí mua vật liệu
xây dựng, chi phí xây dựng thiết kế và thi công, tiến độ dự án., số lượng công
nhân viên, các loại bảo hiểm cho công nhân viên (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm an toàn lao động, …)
- Kiểm tra năng lực của nhà thầu:
Trang 16+ Kiểm tra năng lực của từng người trong đội ngũ thi công cũng như giám sát chặt chẽ các thiết bị, máy móc, kiểm tra nguồn gốc và chất lượng đầu vào để phục vụ công trình
+ Kiểm tra và quản lý chất lượng công trình nhà thầu đang thực hiện
+ Giám sát và kiểm tra thông tin giấy phép xây dựng để đảm bảo các loại máy
móc, thiết bị đạt yêu cầu về chất lượng
+ Kiểm tra và ghi nhận phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất cũng như các sản phẩm xây dựng phục vụ cho công trình
- Kiểm tra, giám sát chất lượng của vật liệu xây dựng:
+ Kiểm tra chất lượng của các nhà sản xuất, đánh giá sự uy tín, đồng thời chú trọng đến kết quả thí nghiệm chất lượng của các vật tư, kết cấu kiện có phù hợp với
tiêu chuẩn chung hay không
+ Trong trường hợp nghi ngờ về chất lượng, kỹ sư và chủ đầu tư cần bắt tay vào
kiểm tra trực tiếp nguyên vật liệu để tránh xảy ra các rủi ro khi thực hiện xây
dựng cũng như sau thời gian hoàn tất dự án
- Giám sát, theo dõi toàn bộ quá trình thi công:
+ Theo dõi chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu
+ Các kết quả kiểm tra phải được ghi rõ ràng vào biên bản và nhật ký thực hiện
công trình
+ Xác nhận bản vẽ hoàn công của dự án
+ Tiến hành nghiệm thu công trình
+ Kiểm tra toàn bộ tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu công trình, vật liệu, thiết bị, máy móc, từng hạng mục và hoàn thành công trình xây dựng
+ Báo về chủ đầu tư khi phát hiện sai sót để có thể chỉnh sửa kịp thời
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục nếu có nghi ngờ
về chất lượng
+ Phối hợp và chủ trì với các bên có vướng mắc, giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn phát sinh trong và sau khi thực hiện
Trang 17 Đội thi công MEP:
- Tiến hành thi công lắp đặt hệ thống điện như thiết kế
- Tiến hành lắp đặt hệ thống ống nước theo như thiết kế
Đội thi công:
Tiến hành thi công xây tường, bậc thang, tam cấp, … theo như thiết kế sau khi
đội xây lắp ba hoàn thiện hạng mục bê tông phần khung
Sau khi xây xong tiến hành trát tường, bả, sơn, lát nền, lát gạch đá các bề mặt,…
Tiến hành thi công các hạng mục theo đúng như thiết kế
Tùy vào trình tự thi công của từng hạng mục mà tiến hành lắp đặt ván khuôn, cốt thép rồi tiến hành đổ bê tông
Sau khi xây xong tiến hành trát tường, bả, sơn, lát nền, lát gạch đá các bề mặt
2 Giới thiệu chung về công trình:
Tên đầy đủ: DỰ ÁN KHU TMDV-CĂN HỘ CAO TẦNG TẠI PHƯỜNG PHÚ
MỸ QUẬN 7 – THE PEAK GARDEN
Chủ đầu tư: Công ty Hưng Lộc Phát
Vị Trí: Phạm Hữu Lầu, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Tổng diện tích: 5.2 Ha (111 BT, Nhà Phố + 2 Block căn hộ 26 tầng)
Quy mô: - Shophouse, Studio, Officetel
- Căn 2 phòng ngủ: 65m2 - 73m2
- Căn 3 phòng ngủ: 85m2 – 101m2
- Căn hộ Thông tầng Deplex - VIP
Bàn giao: Quý 3/2024
Hình thức sở hữu: Sở hữu sổ Hồng lâu dài
Pháp lý: Đã có GPXD, đã tiến hành thi công
3 Sơ đồ tổ chức hiện trường đổ bê tông và chức năng của từng bộ phận và
hiện trạng đơn vị cung cấp bê tông
3.1 Sơ đồ tổ chức hiện trường đổ bê tông và chức năng của từng bộ phận
Trang 18 Tổng chỉ huy:
- Quản lý chung về hoạt động đổ bê tông và công tác kiểm tra chất lượng bê tông
- Tổ chức và điều hành công tác đổ bê tông
Kiểm soát chất lượng:
- Chịu trách nhiệm quản lý quy trình kiểm tra chất lượng bê tông
Phụ trách lấy độ sụt, nhiệt độ
- Kiểm tra độ sụt và nhiệt độ của bê tông để đảm bảo chất lượng bê tông phù hợp
với yêu cầu của chủ đầu tư và TCVN
Phụ trách chất lượng tại trạm bê tông FICO
- Kiểm tra, đảm bảo chất lượng bê tông ở trạm trộn bê tông FICO
Thi Công:
- Quản lý công tác thi công đổ bê tông
- Tổ chức công tác tác đổ bê tông theo chỉ định của tổng chỉ huy
Trang 19 Điều phối bơm cần:
- Phụ trách việc điểu khiển máy bơm cần
- Tiến hành bơm bê tông
Điều phối máy bơm tĩnh
- Phụ trách lắp ráp các ống bơm bê tông
- Tiến hành bơm bê tông
Điều phối xe:
- Phụ trách quá trình lưu thông xe trộn bê tông vào công trình
- Phân bổ hợp lý các xe trộn bê tông đến các máy bơm cần và máy bơm tĩnh
Phụ trách an toàn và các an toàn viên:
- Đảm bảo an toàn lao động cho các công nhân viên tại công trường
- Nhắc nhớ các công nhân viên tại công trường thực hiện đúng công tác an toàn
lao động theo Luật An toàn và vệ sinh lao động của Việt Nam
3.2 Hiện trạng đơn vị cung cấp đổ bê tông :
Trang 204 Mối liên hệ giữa nhà thầu thi công và các đơn vị thi công khác :
- Chủ đầu tư : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN HƯNG LỘC
- Tư vấn cảnh quan : ONG&ONG PRIVATE LIMITED COMPANY
- Tư vấn quy hoạch kiến trúc : CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG DINH PHÁT
5 Các tiêu chuẩn quy trình , quy phạm và nghiệm thu :
TCVN 9338:2012, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông
kết :
+ Để xác định thời gian đông kết người ta dùng dụng cụ xuyên thử bao gồm: lực
kế và các kim xuyên tiêu chuẩn Lực kế có khả năng đo lực xuyên tối đa không
nhỏ hơn 600N Kim xuyên được lắp vào lực kế
TCVN 3119:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ chịu kéo khi
uốn:
Trang 21+ Cường độ kéo khi uốn của bê tông được xác định bằng giá trị cường độ trung bình của 3 viên trong nhóm mẫu nếu giá trị lớn nhất và nhỏ nhất không lệch quá 15% so với giá trị của viên trung bình Nếu một trong hai giá trị trên lệch quá
15% so với viên trung bình thì loại bỏ cả hai kết quả lớn nhất và nhỏ nhất Khi
đó cường độ kéo khi uốn của bê tông được tính theo giá trị của viên trung bình
còn lại
TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi
công và nghiệm thu.:
Việc kiểm tra chất lượng thi công bê tông toàn khối bao gồm các khâu: lắp dựng cốp pha đà giáo, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông và dung sai của các kết cấu
trong công trình
- Đối với bê tông trộn tại hiện trường cần kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ bê tông
đầu tiên
- Đối với bê tông trộn sẵn tại các trạm trộn bê tông (bê tông thương phẩm) cần
kiểm tra mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông
- Khi trộn bê tông trong điều kiện thời tiết và độ ẩm vật liệu ổn định thì kiểm tra
một lần trong một ca
- Khi có sự thay đổi chủng loại và độ ẩm vật liệu cũng như khi thay đổi thành phần cấp phối bê tông thì phải kiểm tra ngay mẻ trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra thêm ít
nhất một lần trong một ca
TCVN 3113:1993 Bê tông nặng Phương pháp xác định độ hút nước:
- Đặt các viên mẫu vào thùng ngâm (các viên mẫu lăng trụ và khối trụ đặt nằm)
Để nước ngập một phần ba chiều cao mẫu và ngâm như vậy trong một giờ Tiếp
đó đổ thêm nước ngập đến hai phần ba chiều cao mẫu và ngâm thêm một giờ nữa Cuối cùng đổ nước ngập trên mặt trên của mẫu khoảng 5cm và giữ mức nước ở độ cao này cho tới khi mẫu bão hoà nước
- Cứ sau mỗi 24 giờ ngâm nước thì vớt mẫu ra một lần, dùng dẻ ẩm lau ráo mặt ngoài rồi cân chính xác tới 0,5%