1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạh định hiến lượ marketing ho dịh vụ kỹ thuật dầu khí ủa công ty dịh vụ dầu khí vũng tàu

121 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạch Định Chiến Lược Marketing Cho Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Của Công Ty Dịch Vụ Dầu Khí Vũng Tàu
Tác giả Hồ Xuân Dũng
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Văn Thuận
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Vai trò của Marketing được hiểu một cách thấu đáo trong việc triển khai kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp ở các phương diện chủ yếu sau: • Thứ nhất, Marketing cung cấp một phối cảnh c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

- oOo -

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ CỦA CÔNG TY

DỊCH VỤ DẦU KHÍ VŨNG TÀU

NGHÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ :

HỒ XUÂN DŨNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN VĂN THUẬN

HÀ NỘI 2006

17080940503423d1fd247-6dfc-40b3-8e10-dd57abb3f3ed

1708094050342be1f46d1-0d34-44b5-9145-4508e8f3159f

17080940503426dfd2f87-ab18-4bd6-90cf-67f47a4f078c

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

4 ÝÙ NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LẬP LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH MARKETING 5

1.3.3 Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu và 16

xác định vị trí sản phẩm

1.3.6 Tổ chức, thực hiện và kiểm tra nỗ lực Marketing 19

Trang 3

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ

VIỆT NAM

2.1.1 Hoạt động cơ bản của các công ty dịch vụ dầu khí chủ yếu 31

2.1.2 Công ty dịch vụ dầu khí Vũng tàu và dịch vụ kỹ thuật dầu khí 38

dầu khí

2.2.1 Phân tích môi trường ngoại vi của công ty 44

2.2.2 Phân tích phạm vi nội bộ công ty

62

2.2.3 Ma trận SWOT và các chiến lược đề nghị 66

2.3.1 Phân khúc thị trường

69

2.3.5 Chiến lược Marketing cho công ty dịch vụ 78

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 84

Trang 4

3.1 DỰ BÁO NHU CẦU 84

3.1.1 Đặc điểm dịch vụ dầu khí trong giai đoạn 2006-2010 84

3.1.2 Dự báo nhu cầu dịch vụ dầu khí tại Việt nam 2006-2010 86

DVKT CỦA OSC VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2006-2010

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:

Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động trực tiếp vào các hoạt động của doanh nghiệp trên con đường tồn tại và phát triển Hoạt động Marketing là không thể thiếu được và đóng vai trò then chốt trong quá trình đó

Vai trò của Marketing được hiểu một cách thấu đáo trong việc triển khai kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp ở các phương diện chủ yếu sau:

• Thứ nhất, Marketing cung cấp một phối cảnh có tác dụng dẫn dắt cho việc hoạch định chiến lược - chiến lược công ty phải được xây dựng để đạt được lợi thế cạnh tranh cùng một sản phẩm của một lĩnh vực hoạt động

• Thứ hai, Marketing cung cấp nhập lượng cho nhà chiến lược, giúp họ nhận ra các cơ may thị trường hấp dẫn và đánh giá được tiềm năng của công ty để tận dụng được cơ hội đó

• Thứ ba, là trong từng đơn vị kinh doanh chiến lược (Strategic Business Unit - SBU), nhiệm vụ của Marketing là vạch ra những chiến lược để hoàn thành các mục tiêu của SBU

Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường luôn thay đổi và phức tạp Việc hoạch định chiến lược Marketing giúp các công ty thích nghi và nắm bắt được các cơ hội thị trường, chọn thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng trong phạm vi khả năng và nguồn lực hiện hữu lẫn khả năng của mình trong bối cảnh thường xuyên biến động của các yếu tố bên

Trang 6

ngoài Doanh nghiệp lường trước và ứng phó nhanh với những đổi thay của hoàn cảnh và dự bị tốt hơn cho những phát triển bất ngờ

2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI :

Mục tiêu đề ra của đề tài:

• Xác định nhiệm vụ chiến lược và các mục tiêu của công ty làm nền tảng cho công tác hoạch định chiến lược

• Phân tích môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài nhằm nghiên cứu các điểm mạnh điểm yếu; cơ hội và rủi ro trong quá trình hoạt động của công ty Phân tích hoạt động dịch vụ kỹ thuật dầu khí của công ty để có cơ sở hoạch định chiến lược Marketing

• Xây dựng chiến lược tiếp thị hỗn hợp

• Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để thực hiện các mục tiêu của công ty

3 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu và phân tích các hoạt động của một số công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí tại Việt nam

Hoạch định chiến lược Marketing cho dịch vụ kỹ thuật dầu khí của CÔNG TY DỊCH VỤ DẦU KHÍ VŨNG TÀU (viết tắt là OSC Vũng Tàu) Chiến lược Marketing được xây dựng cho giai đoạn 2006 - 2010

4 ÝÙ NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

Việc hoạch định một số chiến lược ở Công Ty OSC Vũng Tàu trong đó chiến lược Marketing làm vai trò nòng cốt, nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và tỷ trọng dịch vụ của công ty cung cấp cho hoạt động dầu khí trong và ngoài nước Trong giới hạn với vai trò phụ trách lĩnh vực dịch vụ kỹ

Trang 7

thuật của công ty và những kiến thức đúc kết được trong chương trình cao học Quản Trị Kinh Doanh, tác giả muốn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị chiến lược Marketing cho công ty trong thời gian tới trong hoạt động dịch

vụ kỹ thu t Tham khảo luận văn để vận dụng những vấn đề đã đánh giá, ậphân tích trong đề tài vào lĩnh vực hoạt động của công ty Mặt khác, mục tiêu nâng cao tỷ trọng dịch vụ, trong đó có dịch vụ kỹ thuật dầu khí nằm trong chiến lược tổng thể của quốc gia nên việc hoạch định các chiến lược Marketing dài hạn cho lĩnh vực này là nhiệm vụ hàng đầu của các công ty dịch vụ

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Hoạch định chiến lược Marketing cho công ty dựa trên lý thuyết Marketing, quản trị Marketing và Marketing dịch vụ

Nghiên cứu thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp đang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của công ty, thu thập các tài liệu về sự phản hồi của khách hàng , các báo cáo đánh giá về thị trường của bộ phận nghiên cứu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, kênh phân phối…

Dựa trên các dữ liệu của công ty qua hơn 10 năm kinh nghiệm ở thị trường Việt nam trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí và các khách hàng liên quan, tiến hành phân tích môi trường kinh doanh, phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm Trên cơ sở đó hoạch định một số chiến lược Marketing và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cho công ty

Trang 8

Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Lý thuyết chiến

lược Marketing

Hệ thống thông tin

Đặt vấn đềMục đích nghiên cứu

Nghiên cứu trong môi trường Marketing

Giải pháp Kiến nghịNhững điểm mạnh,

điểm yếu

Trang 9

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LẬP LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH MARKETING

1.1 CÁC KHÁI NIỆM:

1.1.1 Khái niệm về Marketing:

Trong cuộc sống, chúng ta biết rất nhiều về tiếp thị, nó có ở khắp nơi xung quanh ta Các hàng hoá trong các quầy hàng, siêu thị là kết quả của tiếp thị, những quảng cáo hiện diện trên màn ảnh truyền hình, tạp chí… khắp nơi từ công sở, nhà ở cho đến nhà trường, nơi vui chơi giải trí… hầu như làm bất cứ việc gì đều tiếp cận với Marketing Thế nhưng, Marketing theo quan điểm ngày nay không chỉ có làm cho vừa lòng đôi mắt hững hờ của người tiêu thụ Đằng sau đó là cả một mạng lưới đồ sộ, bao gồm đội ngũ con người, những hoạt động để làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng Vậy Marketing là gì? Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội, qua đó cá nhân cũng như đoàn thể đạt được những gì họ cần và họ muốn, thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm cũng như giá trị với những cá nhân khác, đoàn thể khác Để hiểu rõ hơn về Marketing hiện đại, chúng

ta xem xét các yếu tố chính trong một hệ thống tiếp thị hiện đại ở hình vẽ 1.1

Hình 1.1: Những nhân tố và lực lượng chính trong hệ thống tiếp thị hiện đại

Công ty (người tiếp thị)

Các đối thủ cạnh tranh

Các trung gian tiếp thị

Trang 10

1.1.2 Marketing trong kinh doanh:

Trong quản trị kinh doanh, Marketing là chiến lược thị trường, là chiến lược cạnh tranh và đòi hỏi phải có Marketing vì các lý do sau:

- Không có hàng hóa và dịch vụ cho mọi người mà chỉ có hàng hoá và dịch vụ tốt nhất cho một nhóm người mà thôi

- Doanh nghiệp ngày càng nhỏ bé hơn trên thương trường, cho nên ngày càng phải tìm ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng khó tính của khách hàng và vì vậy, phải cần có Marketing trong thực tế cạnh tranh

- Khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua hàng hóa và dịch vụ mà họ đã biết nên yêu cầu về Marketing chào hàng và quản lý sản phẩm là rất cần thiết

Hiệp hội Marketing Mỹ đã đưa ra định nghĩa sau:" Quản trị Marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hoá, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thoả mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ chức".Như vậy, quản trị Marketing bao hàm quản lý nhu cầu, và quản lý nhu cầu thì có nghĩa là quản lý công việc giao tiếp với khách hàng

1.1.3 Dịch vụ:

Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu Sản phẩm của dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất

Trang 11

Để hiểu sâu hơn dịch vụ, chúng ta nghiên cứu thêm các loại hình dịch vụ, bao gồm :

- Dịch vụ cơ bản: là hoạt động dịch vụ tạo ra giá trị thỏa mãn lợi ích cốt lõi của người tiêu dùng Đó chính là mục tiêu tìm kiếm của người mua

- Dịch vụ bao quanh: là những dịch vụ phụ của các khâu độc lập của dịch vụ, được hình thành nhằm mang lại giá trị phụ thêm cho khách hàng Dịch vụ bao quanh có thể nằm trong hệ thống của dịch vụ cơ bản và tăng thêm lợi ích cốt lõi hoặc có thể là những dịch vụ độc lập mang lại lợi ích phụ thêm

- Dịch vụ sơ đẳng: bao gồm dịch vụ chăm sóc và dịch vụ bao quanh của doanh nghiệp phải đạt tới một mức độ nào đó và tương ứng người tiêu dùng nhận được một chuỗi giá trị xác định nào đó phù hợp với chi phí khách hàng đã thanh toán Dịch vụ sơ đẳng gắn liền với cấu trúc dịch vụ, với các mức và quy chế dịch vụ của những nhà cung cấp

1.1.4 Marketing dịch vụ:

Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trường dịch vụ, bao gồm quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thoả mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu bằng hệ thống các chính sách, các biện pháp tác động vào toàn bộ quá trình tổ chức sản xuất cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thông qua phân phối các nguồn lực của tổ chức

Marketing được duy trì trong sự năng động qua lại giữa sản phẩm dịch vụ với nhu cầu người tiêu dùng và những hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên nền tảng cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội

Trang 12

Do sự cạnh tranh dịch vụ ngày càng quyết liệt, nên ngày càng cần mức độä tinh tế hơn trong Marketing Một trong những nhân tố thách thức quan trọng là người làm Marketing sản phẩm thâm nhập vào ngành dịch vụ Khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, quy luật giá trị và giá trị thặng

dư phát huy đến cực điểm, sự cạnh tranh trong kinh doanh gay gắt hơn, nhiều vấn đề kinh tế xã hội xuất hiện làm cho cạnh tranh tàn khốc hơn Hơn nữa, nhiều yếu tố hướng ngoại phát sinh bên ngoài thị trường mang lại những nguy cơ cho toàn nhân loại Do đó vấn đề đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh được đặt ra đối với Marketing và Marketing đã bao hàm các hoạt động thị trường và ngoài thị trường Nó vừa có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp và ý nghĩa đối với xã hội

Hoạt động Marketing dịch vụ diễn ra trong toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ, bao gồm giai đoạn trước tiêu dùng, tiêu dùng và sau tiêu dùng

Hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày nay, các công ty dịch vụ đang đứng trước ba nhiệm vụ là tăng cường sự khác biệt để cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng năng suất của mình

1.2 DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ

1.2.1 Khái niệm:

Dịch vụ kỹ thuật dầu khí là toàn bộ các hoạt động hỗ trợ cho công tác thăm dò và khai thác dầu khí, bao gồm dịch vụ đời sống và dịch vụ kỹ thuật

Để phục vụ quá trình hoạt động của công ty dầu khí, cần sử dụng rất nhiều loại hình dịch vụ trong đó dịch vụ kỹ thuật dầu khí đóng vai trò quan

Trang 13

trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất Tổng doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng năm của các công ty dịch vụ thuộc Petrovietnam và ngoài ngành chiếm khoảng 20% doanh thu toàn ngành, ước tính khoảng 450 triệu USD Tuy nhiên, đây vẫn là con số hạn chế so với tỷ trọng giá trị dịch vụ của cả nước đến năm 2005 là 38,1% ( kế hoạch là 41%-42%) và mục tiêu của các công ty dịch vụ là phải nâng cao tỷ trọng này trong thời gian tới

1.2.2 Phạm vi và đặc điểm của dịch vụ kỹ thuật dầu khí:

1.2.2.1 Phạm vi:

Xét về góc độ địa lý, hoạt động dịch vụ kỹ thuật dầu khí diễn ra trên đất liền, trên biển bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động như: cung cấp vật tư thiết bị, chế tạo lắp đặt, bảo trì sửa chữa, đào tạo cấp chứng chỉ, vận tải, cung ứng nhân lực…

1.2.2.2 Đặc điểm:

Đòi hỏi công nghệ cao: có thể nói công nghiệp dầu khí là ngành ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhất, cho nên ngành dịch vụ cũng phải đáp ứng trình độ đó để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thực tế đặt ra Công nghệ luôn đòi hỏi nâng cao và được kiểm soát một cách khắt khe, như các phương pháp xác định cấu trúc mỏ, thiết bị khoan khai thác, hệ thống các thiết bị đo lường, thí nghiệm và tự động hóa, hệ thống mô phỏng, định vị….phục vụ cho quá trình thăm dò và khai thác dầu khí Mặt khác, để một hệ thống hoạt động đòi hỏi rất nhiều lĩnh vực kết hợp lại, tạo ra rất nhiều dịch vụ cốt lõi và dịch vụ bao quanh

Dịch vụ kỹ thuật tạo ra doanh thu lớn: trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư lớn và chi phí vận hành, bảo dưỡng,

Trang 14

sửa chữa, thay thế rất cao, kể cả việc thuê chuyên gia Ngành công nghiệp dầu khí đã mang lại nguồn thu rất lớn cho quốc gia và tạo nên hàng loạt dịch vụ đi kèm theo nó.Vì vậy các hoạt động dịch vụ cũng tạo ra một khoản doanh thu lớn và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và cho quốc gia nói chung

Dịch vụ kỹ thuật đòi hỏi chất lượng rất cao: chất lượng dịch vụ cao là tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động công nghiệp dầu khí Dịch vụ kỹ thuật mang lại cho các nhà sản xuất dầu khí những lợi ích như: chất lượng công trình cao và đúng tiến độ, chi phí cho đầu tư thiết bị thấp, sử dụng công nghệ hợp lý đáp ứng được công suất và tiết kiệm chi phí Tất cả khách hàng trong lĩnh vực này đều đặt chất lượng là mối quan tâm hàng đầu và đánh giá khắt khe về các dịch vụ đi kèm trong quá trình sử dụng dịch vụ

Dịch vụ kỹ thuật đòi hỏi tính chuyện nghiệp cao: bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau trong một hệ thống nhưng mỗi một lĩnh vực đều đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao riêng biệt: Các loại thiết bị khác nhau đòi hỏi sự hiểu biết khác nhau và có kiến thức chuyên sâu về loại thiết bị đó Ngoài việc thiết kế, lắp đặt, vận hành… còn có các dịch vụ sau bán hàng đòi hỏi đội ngũ chuyên nghiệp để theo dõi quá trình của dự án và hoạt động của thiết bị Để thỏa mãn những đòi hỏi khắt khe của các công ty dầu khí thì các nhà dịch vụ kỹ thuật dầu khí phải có đầy đủ phương tiện và đội ngũ con người mang tính chuyên nghiệp cao

1.2.2.3 Các loại dịch vụ:

Trang 15

Trong dịch vụ kỹ thuật dầu khí có rất nhiều nhóm dịch vụ được triển khai để phục vụ quá trình hoạt động của các công ty dầu khí, ở đây trong

phạm vi của đề tài, tác giả muốn đề cập đến các loại hình dịch vụ sau:

• Dịch vụ cung cấp vật tư thiết bị

• Dịch vụ bảo trì và sửa chữa

• Dịch vụ đào tạo

• Dịch vụ xây lắp

• Dịch vụ cung ứng lao động và chuyên gia kỹ thuật

1.3 NỘI DUNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING

Hoạch định chiến lược (Strategic Planning) là tiến trình triển khai và duy trì sự thích ứng chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của công ty và một bên là những cơ may tiếp thị đầy thay đổi Nhờ dựa trên việc xác định một sứ mệnh rõ ràng, việc thành lập các mục tiêu mang tính hỗ trợ, việc thiết lập một khối kinh doanh vững chắc, và việc phối hợp các chiến lược hoạt động là sự hoạch định chiến lược của doanh nghiệp Chiến lược tiếp thị (Marketing Strategy) là lô-gíc tiếp thị nhờ đó đơn

vị kinh doanh hy vọng đạt được mục tiêu tiếp thị của mình Nó bao gồm những chiến lược chuyên biệt về thị trường trọng điểm, định vị, phương thức tiếp thị và những mức chi tiêu tiếp thị Chiến lược tiếp thị phải phù hợp với phân khúc thị trường mà công ty sẽ nhằm vào Những phân khúc này khác nhau về nhu cầu và ước muốn, khác nhau về mức độ đáp ứng đối với tiếp thị và khác nhau về khả năng sinh lợi Cách tốt nhất là công ty tập trung tài lực của mình vào những phân khúc mà mình có thể phục vụ tốt

Trang 16

Quảng cáo

Khuyến mãi bán hàng

Lực lượng bán hàng

Phân phối Phục vụ

Mua ngoài Tự làm Định giá Phát triển

dịch vụ

Phát triển sản phẩm

Định vị trí giá trị

Quảng cáo khuyến mãi Bán

Định giá Tự làm

Thu mua Thiết kế

Mỗi thị trường có những mong muốn, nhận thức, sở thích và tiêu chuẩn mua sắm riêng Vì vậy những đối thủ cạnh tranh khôn ngoan phải thiết kế cho mình sản phẩm cho từng thị trường mục tiêu được xác định rõ ràng Quan điểm này được thể điện trong Hình 1.2b, trong đó Marketing được xếp ở phần đầu của quá trình lập kế hoạch của công ty

(a) Tuần tự của quá trình vật chất truyền thống

(b) Tuần tự sáng tạo và cung ứng giá trị

Hình 1.2 So sánh hai quan điểm về việc tạo ra giá trị

Giai đoạn đầu tiên, lựa chọn giá trị, là phần chuẩn bị mà bộ phận Marketing phải thực hiện trước khi sản phẩm ra đời Phân khúc thị trường

Trang 17

xác định thị trường mục tiêu, xác định vị trí giá trị của sản phẩm là nội dung cốt yếu của Marketing chiến lược

Quá trình Marketing bao gồm việc phân tích những cơ hội Marketing, nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết kế các chiến lược Marketing, hoạch định các chương trình Marketing cùng tổ chức, thực hiện và kiểm tra nỗ lực Marketing

Hình 1.3 Quá trình quản lý Marketing 1.3.2 Phân tích các cơ hội của thị trường:

Để đánh giá các cơ hội của mình, công ty cần phải có một hệ thống thông tin Marketing tin cậy vì rằng công ty chỉ có thể phục vụ tốt các thị trường khách hàng của mình sau khi nghiên cứu những nhu cầu và mong muốn của họ, tình hình tiêu thụ, ngành và quy mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hệ thống phân phối…

Hoạch định các chương

trình Marketing Tổ chức thực hiện và kiểm tra nỗ lực Marketing

Phân tích các cơ hội

Trang 18

Mục tiêu nghiên cứu là thu thập những thông tin quan trọng về môi trường Marketing của công ty Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đó là nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, tự nhiên, dân số, kỹ thuật công nghệ,… có ảnh hưởng đến tương lai của chủng loại sản phẩm, tác động rất mạnh đến hoạt động Marketing của công ty Các yếu tố môi trường vi mô và vĩ mô là các yếu tố bên ngoài công ty tạo ra các cơ hội hay đe doạ cho công ty

Môi trường bên trong công ty tạo nên điểm yếu hay mạnh của công

ty Vì vậy phân tích môi trường sẽ giúp cho nhà quản trị Marketing nhận biết được những điểm mạnh, yếu, cơ hội và đe dọa của công ty Phương pháp phân tích môi trường này gọi là phân tích SWOT (strengths, weaknesses, opportunities và threats) Phân tích SWOT là cơ sở của trường phái thiết kế trong hoạch định chiến lược

Bảng ma trận SWOT gồm có 9 ô , trong đó 4 ô chứa các yếu tố S, W,

O, T và 4 ô chiến lược là S-O, W-O, S-T, W-T và 1 ô để trống.Xây dựng

ma trận SWOT gồm 8 bước sau :

Bước 1 : Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài doanh nghiệp

Bước 2 : Liệt kê các mối đe doạ bên ngoài doanh nghiệp

Bước 3 : Liệt kê các điểm mạnh bên trong doanh nghiệp

Bước 4 : Liệt kê những điểm yếu bên trong doanh nghiệp

Trang 19

Bước 5 : Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược S-O thích hợp.Chiến lược này phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội

Bước 6 : Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược W-O thích hợp Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội

Bước 7 : Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược S-T Chiến lược này nhằm lợi dụng thế mạnh của mình để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài

Bước 8 : Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược W-T Chiến lược này nhằm tối thiểu tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước các mối đe doạ từ bên ngoài

Biểu đồ của ma trận SWOT được biểu thị ở Hình 1.4

MA TRẬN SWOT

Những điểm mạnh – S (Liệt kê những điểm

mạnh)

………

Những điểm yếu – W (Liệt kê những điểm yếu)

……… Các cơ hội – O

(Liệt kê các cơ hội)

………

Phương án chiến lược S-O (Phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội)

………

Phương án chiến lược W-O (Khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội)

……… Các nguy cơ – T

(Liệt kê các mối đe dọa)

Phương án chiến lược S-T (Lợi dụng thế mạnh để đối

Phương án chiến lược W-T (Tối thiểu hóa tác dụng của

Trang 20

(Fred R.David, Khái luận về quản trị chiến lược.)

S: Strengths = những mặt mạnh O: Opportunities = các cơ hội

Cơ hội và nguy cơ là hai khái niệm khác nhau song chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau Cơ hội của doanh nghiệp này nếu không được khai thác sẽ trở thành nguy cơ nếu đối thủ cạnh tranh khai thác chúng Cũng tương tự như việc phân tích môi trường bên ngoài, quá trình đánh giá và phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp phải rút ra được những nhân tố cốt lõi ảnh hưởng tới vị thế cạnh tranh của công ty Vai trò của kỹ thuật phân tích ma trận SWOT là giúp chúng ta đề ra các biện pháp chiến lược khả thi có thể lựa chọn chứ không giúp chọn lựa hay quyết định chiến lược nào đó tốt nhất Do đó, không phải tất cả các chiến lược S-O, S-T, W-O, W-T trên ma trận SWOT đều sẽ được chọn lựa để thực hiện trong thực tế kinh doanh

1.3.3 Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu và xác định vị trí sản phẩm:

Công ty đứng trước nhiều cơ hội của thị trường và phải đánh giá chúng một cách thận trọng trước khi chọn thị trường mục tiêu của mình Những nhà quản trị Marketing cần phải biết cách đo lường và dự báo quy

Trang 21

mô, mức tăng trưởng, khả năng sinh lời và rủi ro của các cơ hội thị trường cạnh tranh

Những kết quả lượng định và dự báo về thị trường trở thành đầu vào mấu chốt để quyết định phải tập trung vào thị trường và những sản phẩm mới nào Thực tiễn Marketing hiện đại đòi hỏi phải phân chia thị trường thành những khúc thị trường chủ yếu, đánh giá chúng rồi lựa chọn và tập trung vào những khúc thị trường nào mà công ty có thể phục vụ tốt nhất Việc phân khúc thị trường có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau Đối với từng khúc tuyến những nhà quản trị Marketing có thể lượng định mức độ hấp dẫn của khúc thị trường và thế mạnh kinh doanh của công

ty

Định vị thương hiệu trên thị trường là một công việc có tầm quan trọng rất cao cho sự thành công của một thương hiệu Các chương trình Marketing cụ thể như xây dựng, đánh giá thương hiệu, quảng cáo, phân phối đều phụ thuộc vào vị trí của thương hiệu đã xác định trên thị trường mục tiêu

Sau khi định vị thương hiệu, công việc tiếp theo là phải xây dựng thương hiệu phù hợp với vị trí của nó trong thị trường mục tiêu công ty đã chọn Xây dựng và định vị thương hiệu phải dựa vào nguyên tắc dị biệt nghĩa là phải làm cho thương hiệu của mình khác biệt với thương hiệu cạnh tranh nhưng có ý nghĩa với khách hàng mục tiêu Thương hiệu phải có những đặc tính khác biệt phù hợp với vị trí của nó đã xác định

1.3.4 Thiết kế chiến lược Marketing:

Trang 22

Công ty cần xây dựng một chiến lược tạo đặc điểm khác biệt và xác định vị trí đối với thị trường mục tiêu của mình Việc tạo đặc điểm khác biệt cho phép công ty tính giá cao hơn dựa trên cơ sở giá trị trội hơn mà khách hàng nhận thức được và được cung ứng

Treacy và Wiersema đã nêu lên ba chiến lược dẫn đến đặc điểm khác biệt thành công và vị trí dẫn đầu thị trường Đó là:

• Hoạt động tuyệt hảo: cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hay dịch vụ tin cậy với giá cạnh tranh và đảm bảo dễ tìm

• Quan hệ thân thiết với khách hàng: hiểu biết sâu sắc khách hàng và có khả năng đáp ứng những nhu cầu đặc thù và chuyên biệt của họ

• Dẫn đầu về sản phẩm: cung ứng cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đổi mới, tăng thêm lợi ích cho khách hàng và hơn hẳn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh

Như vậy, một công ty có thể thắng bằng cách kinh doanh tốt hơn, hiểu biết khách hàng của mình tốt hơn và luôn luôn sản xuất ra sản phẩm tốt hơn

Sản phẩm và thị trường đều có chu kỳ sống đòi hỏi phải thay đổi chiến lược Marketing theo thời gian Ngoài ra, việc lựa chọn chiến lược Markeitng còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của công ty là người dẫn đầu, thách thức, theo hay nép góc thị trường

1.3.5 Hoạch định các chương trình Marketing:

Chiến lược Marketing phải được thể hiện thành những chương trình Marketing Việc này được thực hiện bằng cách thông qua những quyết

Trang 23

định cơ bản về chi phí cho Marketing, Marketing Mix, và phân bổ kinh phí cho Marketing

Marketing Mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình trên thị trường mục tiêu

McCarthy đã đưa ra một cách phân loại các công cụ trong Marketing Mix theo bốn yếu tố gọi là bốn P Đó là sản phẩm (Product), giá cả (Price), tiêu thụ/ phân phối (Place) và khuyến mãi (Promotion) Những biến Marketing cụ thể của mỗi yếu tố P được liệt kê trong Hình 1.4

Cần lưu ý là 4P thể hiện quan điểm của người bán về các công cụ Marketing có thể sử dụng để tác động đến người mua Theo quan điểm của người mua thì mỗi công cụ Marketing đều có chức năng cung ứng một ích lợi cho khách hàng Robert Lauterborn cho rằng 4P tương ứng với 4C (Customer needs and want, Cost to the customer, Convenience, Communication) của khách hàng

Sản phẩm Nhu cầu và mong muốn của khách hàng Giá cả Chi phí đối với khách hàng

Phân phối Sự thuận tiện

Khuyến mãi Thông tin

Trang 24

Vì vậy những công ty giành thắng lợi là những công ty có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế, thuận tiện và có thông tin hữu hiệu

Hình 1.5 Bốn P của Marketing Mix

1.3.6 Tổ chức, thực hiện và kiểm tra nỗ lực Marketing:

Những nhà quản trị Marketing phải xây dựng những chiến lược có hiệu quả cũng như thực hiện chúng thành công Thực hiện Marketing là một quá trình biến các kế hoạch thành những nhiệm vụ hành động nêu rõ

ai làm gì, khi nào làm và làm như thế nào Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cần có những kỹ năng phân bổ, theo dõi, tổ chức và tác động qua lại ở các cấp độ chức năng Marketing chương trình và chính sách

Kiểm tra chiến lược là nhiệm vụ đánh giá xem chiến lược Marketing của công ty có còn phù hợp với thị trường nữa không Do môi trường Marketing có những thay đổi nhanh chóng, nên công ty cần đánh giá định kỳ lại hiệu quả Marketing của mình

Kênh Phạm vi Danh mục hàng hoá Địa điểm

Dự trữ Vận chuyển

Kích thích tiêu thụ Quảng cáo

Lực lượng bán hàng Quan hệ với công chúng Marketing trực tiếp

Giá quy định

Chiết khấu

Bớt giá

Kỳ hạn thanh toán

Điều kiện trả chậm

Marketing Mix

Trang 25

Hình 1.6 trình bày tóm lược quá trình Marketing và các yếu tố định hình chiến lược Marketing của công ty Thông qua các hệ thống thể hiện trong Hình 1.6 công ty theo dõi và thích ứng với môi trường Marketing Công ty thích ứng với môi trường vi mô của mình gồm các lực lượng gần gũi với công ty, đang ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của công ty, nội bộ công ty, các nhà cung cấp, các công ty thuộc kênh tiếp thị, thị trường khách hàng, đối thủ cạnh Công ty cũng thích ứng với môi trường vĩ mô gồm những lực lượng xã hội rộng lớn đang ảnh hưởng đến toàn cục môi trường vi mô- các lực lượng dân số, kinh tế, thiên nhiên, công nghệ, chính trị và văn hoá Công ty phải tính đến những tác nhân và những lực lượng trong môi trường Marketing khi hoạch định chiến lược của mình để phục vụ thị trường mục tiêu

Môi trường công nghệ/ vật chất

Môi trường

nhân khẩu/

kinh tế

Trang 26

Hình 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing của công ty

1.3.6.1 Môi trường vi mô của công ty

Công việc của quản trị Marketing là thu hút và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng bằng cách tạo ra giá trị và sự hài lòng ở khách hàng.Tuy nhiên, bản thân các nhà quản trị Marketing không thể đơn độc hoàn thành được nhiệm vụ này Sự thành công của họ còn phụ thuộc vào môi trường vi mô của công ty, các phòng ban khác trong công ty, các nhà cung cấp, các trung gian tiếp thị, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các giới khác

- Môi trường nội bộ công ty :

R&D Mại Vụ

S

Trang 27

Hình 1.7 Môi trường nội bộ của công ty Khi thiết kế các kế hoạch Marketing, nhà quản trị phải tính đến các bộ phận liên quan trong công ty như ban lãnh đạo công ty, bộ phận tài vụ, nghiên cứu và phát triển ( R & D), sản xuất Tất cả những bộ phận liên quan tạo thành môi trường nội bộ, như hình 1.7

- Các nhà cung cấp : các nhà cung cấp là một mắt xích quan trọng trong toàn "hệ thống phân phối giá trị" đến khách hàng của công

ty Họ cung cấp tài nguyên mà công ty cần đến để làm ra sản phẩm và dịch vụ

- Các trung gian tiếp thị: Đó là những tổ chức giúp công ty quảng cáo, bán và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đầu cuối; họ bao gồm các nhà trung gian, các công ty kho vận, công ty dịch vụ quảng cáo và các trung gian tài chính

Trang 28

- Khách hàng : Công ty nhất thiết phải nghiên cứu cặn kẽ các thị trường khách hàng của mình do mỗi loại thị trường đều có những đặc trưng riêng, thể hiện ở hình 1.8

Hình 1.8 Các loại thị trường khách hàng

- Các đối thủ cạnh tranh : Quan điểm trọng tiếp thị cho rằng, công ty phải luôn cung cấp cho khách hàng giá trị và sự hài lòng nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh để tồn tại và phát triển Công ty phải giành được lợi thế chiến lược bằng cách định vị các cống hiến của mình vững vàng hơn so với đối thủ cạnh tranh trong suy nghĩ của khách hàng

- Các giới khác : Môi trường marketing của công ty cũng bao gồm các giới khác mà chúng ta có thể hiểu đó là bất cứ nhóm nào đang có lợi ích hay tác động thực sự hoặc tiềm tàng đến khả năng đạt thành mục tiêu của một tổ chức, biểu hiện ở hình 1.9

Truy

ền

thông Giơùi co

Giới địaphương

Giới hoạt động xã hội

Công ty C

g doanh

th

ương

C ác

thị

trư

ơ øn g

q u o ác

teá

C ác thị

trươ øng công

q uyeàn

Các thị trường mua

đi bán lại

Trang 29

Hình 1.9 Các loại giới

1.3.6.2 Môi trường vĩ mô của công ty :

Hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng của mội trường vĩ mô rộâng lớn, bao gồm những lực lượng chính tạo ra cơ may và mối đe doạ, thể hiện ở hình 1.10

Hình 1.10 Các lực lượng chính trong môi trường vĩ mô của công ty

1.4 CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI CÔNG TY DỊCH VỤ

1.4.1 Quản lý sự khác biệt:

Những khó khăn lớn nhất của người làm Marketing dịch vụ là đảm bảo dịch vụ của mình khác biệt với những dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Cách giải quyết vấn đề cạnh tranh giá cả là tạo ra sản phẩm khác biệt, cách giao hàng khác biệt và hình ảnh khác biệt Sản phẩm chào bán

q o

ác te

C ác lưïc

lư ợng

ch ính trị

Các lưïclượng coâng ngheä

Các lựclượng tư nhieân

Trang 30

có thể có những tính chất mới làm cho nó khác biệt với sản phẩm chào bán của đối thủ cạnh tranh Cái mà khách hàng mong đợi được gọi là phần dịch vụ cơ bản và nó có thể được bổ sung thêm những tính chất dịch vụ phụ Thực hiện sự khác biệt dịch vụ là một trong những nội dung quan trọng của chính sách sản phẩm dịch vụ Yếu tố cơ bản quyết định sự khác biệt đó là việc xác định rõ hiệu quả giữa các dịch vụ và mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng

Công ty dịch vụ có thể tạo điểm khác biệt cho việc cung ứng dịch vụ của mình theo ba cách, cụ thể là thông qua con người, môi trường vật chất và thông qua quy trình (ba phần trong Marketing dịch vụ) Đó là nhờ có đội ngũ nhân viên giỏi và tin cậy, tạo ra một môi trường vật chất hấp dẫn hơn tại nơi cung ứng dịch vụ và cuối cùng là thiết kế được quy trình cung ứng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình

1.4.2 Quản lý chất lượng dịch vụ:

Một trong những cách chủ yếu để tạo ra những điểm khác biệt cho một công ty dịch vụ là thường xuyên cung ứng chất lượng dịch vụ cao hơn

so với đối thủ cạnh tranh, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng mục tiêu Những mong đợi được hình thành từ những kinh nghiệm trong quá khứ, những lời truyền miệng và quảng cáo của công ty dịch vụ Trên cơ sở đó khách hàng lựa chọn người cung ứng và sau khi nhận được dịch vụ đó họ so sánh dịch vụ nhận được với dịch vụ mong đợi Nếu dịch vụ nhận được đáp ứng vượt quá những mong đợi thì khách hàng quan tâm, lựa chọn và ngược lại

Trang 31

Theo một số nhà nghiên cứu về Marketing dịch vụ, có năm yếu tố quyết định chiến lược dịch vụ và được xếp thứ tự theo tầm quan trọng được khách hàng đánh giá (theo thang điểm 100)

a Mức độ tin cậy: khả năng đảm bảo dịch vụ đã hứa hẹn một cách chắc chắn và chính xác (32)

b Thái độ nhiệt tình: thái độ sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đảm bảo nhanh chóng (22)

c Sự đảm bảo: trình độ chuyên môn và thái độ nhã nhặn của nhân viên và khả năng của họ gây được tín nhiệm và lòng tin (19)

d Sự thông cảm: thái độ lo lắng, quan tâm đến từng khách hàng (16)

e Yếu tố hữu hình: bề ngoài của các phương tiện vật chất, trong thiết bị, con người và tài liệu thông tin (11)

1.4.3 Quản lý năng suất:

Các công ty dịch vụ chịu sức ép rất lớn về yêu cầu nâng cao năng suất vì thông thường các công ty dịch vụ sử dụng nhiều lao động, chi phí tăng cao cho nên nâng cao năng suất dịch vụ là một trong những mục tiêu của doanh nghiệp

Các phương pháp để nâng cao năng suất dịch vụ:

- Có đội ngũ cung ứng dịch vụ làm việc cần cù và có trình độ nghề nghiệp cao

- Tăng số lượng dịch vụ bằng cách giảm bớt phần nào chất lượng trong chừng mực cho phép

Trang 32

- “Công nghiệp hoá dịch vụ” bằng cách bổ sung trang thiết bị và tiêu chuẩn hoá sản xuất

- Thiết kế dịch vụ hiệu quả hơn

Tuy nhiên, các công ty dịch vụ phải tránh chạy theo tăng năng suất quá mức làm ảnh hưởng đến chất lượng Một số biện pháp nâng cao năng suất bằng cách tiêu chuẩn hoá chất lượng đã nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng

1.4.4 Quản lý dịch vụ hỗ trợ sản phẩm:

Trong thực tế, dịch vụ hỗ trợ sản phẩm đang trở thành chiến trường chính giành giật ưu thế cạnh tranh Những công ty sản xuất ra sản phẩm tốt nhưng không đảm bảo tốt việc hỗ trợ sản phẩm hiện tại thì sẽ mất lợi thế cạnh tranh Và đó cũng là chướng ngại chính của các công ty nước ngoài không thể xây dựng một hệ thống hỗ trợ sản phẩm tại chỗ hoàn hảo được mà phải thông qua các công ty dịch vụ

Những doanh nghiệp làm dịch vụ tốt có thể lấy giá cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn dựa trên thế mạnh và chất lượng dịch vụ của mình cao hơn

Doanh nghiệp xác định nhu cầu của khách hàng một cách thận trọng khi thiết kế sản phẩm cũng như hệ thống hỗ trợ sản phẩm Điều khách hàng quan tâm lo lắng là sự gián đoạn dịch vụ mà họ hy vọng có được cho sản phẩm

Trong thực tế, điều mà khách hàng thường xuyên quan tâm đó là:

- Tần suất hỏng hóc của máy móc, thiết bị

Trang 33

- Thời gian ngưng việc càng lâu thì chi phí càng cao cho nên khách hàng cũng quan tâm đến sự đáp ứng nhanh chóng của dịch vụ

- Chi phí bảo trì và sữa chữa, thay thế phụ tùng…

Vì vậy doanh nghiệp cần lên kế hoạch chung về thiết kế sản phẩm và những qui định về danh mục dịch vụ Thiết sản phẩm tốt sẽ làm giảm khối lượng dịch vụ cần thiết sau này, sản phẩm có thể sữa chữa và thay thế dễ dàng hơn với chi phí dịch vụ tối thiểu và triễn khai tốt dịch vụ sau bán hàng cho từng khu vực

1.4.5 Chiến lược dịch vụ hậu mãi:

Các nhà sản xuất thường chuyển giao phần lớn dịch vụ bảo trì và sửa chữa cho các nhà phân phối, đại lý cùng quyền Những người trung gian này gần gũi với khách hàng hơn, hoạt động ở nhiều địa điểm hơn, và có thể cung ứng dịch vụ nhanh hơn Nhà sản xuất sẽ kiếm được lợi nhuận trong việc bán phụ tùng thay thế, nhưng giành cho những người trung gian của mình lợi nhuận trong dịch vụ…

Những người làm Marketing phải tìm cách “hữu hình hoá” cái vô hình, nâng cao năng suất của người cung ứng, những người không thể tách rời khỏi sản phẩm, tiêu chuẩn hoá để khắc phục tính không ổn định và tác động đến những biến động của nhu cầu và khả năng cung để khắc phục tính không lưu giữ được dịch vụ

Tóm lại, các ngành dịch vụ thường tụt hậu so với các công ty sản xuất trong việc chấp nhận và vận dụng khái niệm Marketing, nhưng giờ đây đã có bước chuyển biến mới Chiến lược Marketing dịch vụ đòi hỏi không những tiến hành Marketing đối ngoại, mà còn phải tiến hành Marketing

Trang 34

nội bộ để động viên nhân viên và Marketing hỗ tương để bồi dưỡng kỹ năng cho những người cung ứng dịch vụ Khách hàng sẽ sử dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật và chức năng để đánh giá chất lượng dịch vụ Để thành công, những người làm Marketing dịch vụ phải sáng tạo ra những đặc điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đảm bảo chất lượng dịch vụ cao và tìm cách nâng cao năng suất dịch vụ Ngay bản thân nhà sản xuất cũng phải cung ứng và quản lý nhiều loại dịch vụ để phục vụ khách hàng của mình Trên thực tế phần dịch vụ đó có thể quan trọng hơn cả sản phẩm trong việc tìm kiếm và giành giật khách hàng do hiện nay khách hàng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm tương đồng và họ sẽ quyết định mua sản phẩm có dịch vụ

đi kèm tốt nhất

Trang 35

CHƯƠNG 2 : CÔNG TY DỊCH VỤ DẦU KHÍ VŨNG TÀU VÀ PHÂN

TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ

2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM

Dịch vụ dầu khí nói chung và dịch vụ kỹ thuật nói riêng là một ngành kinh tế cộng sinh với nền công nghiệp dầu khí, được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn Theo các chuyên gia dầu khí, quá trình hình thành và phát triển dịch vụ dầu khí có thể chia thành ba giai đoạn :

- Giai đoạn 1975-1980 : Đây là thời kỳ hình thành dịch vụ dầu khí, một số loại hình dịch vụ xuất hiện như : dịch vụ đời sống, dịch vụ căn cứ, dịch vụ trực thăng nhưng tất cả các loại hình dịch vụ đang ở quy mô nhỏ

- Giai đoạn 1981-1989 : Thời kỳ dịch vụ dầu khí bắt đầu phát triển, các dịch vụ chủ yếu phục vụ cho Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Vietsovpetro và công ty Shell, Mobil Hoạt động dịch vụ còn mang tính bao cấp và mất cân đối về cung cầu, có một số loại hình dịch vụ thiết kế công suất dư thừa Các loại hình dịch vụ phát triển trong giai đoạn này : dịch vụ đời sống, dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ khoan, xây lắp

Trang 36

- Giai đoạn 1990 đến nay : Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước cùng với sự ra đời của luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động tìm kiếm thăm dò trên toàn bộ thềm lục địa Việt nam, hoạt động dịch vụ dầu khí trở nên sôi động Đây là giai đoạn dịch vụ dầu khí phát triển nhanh và đa dạng, đặc biệt là dịch vụ kỹ thuật Ngoài các loại hình dịch vụ có từ trước đã được khẳng định, nhiều loại dịch vụ đã hình thành và mang lại hiệu quả cao như : dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị, dịch vụ khảo sát, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, … Tất cả các hoạt động dịch vụ trong thời kỳ này chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, mang tính chuyên nghiệp cao, không những đáp ứng nhu cầu dịch vụ trong nước mà còn thâm nhập vào thị trường các nước Đông Nam Á Hiện nay, ở Việt nam đang có nhiều công ty dịch vụ trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động dịch vụ dầu khí làm cho hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng sôi động hơn, tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn

2.1.1 Hoạt động cơ bản của các công ty dịch vụ dầu khí chủ yếu :

Trong thực tế các công ty dịch vụ dầu khí ra đời phục vụ nền công nghiệp dầu khí gồm hai bộ phận : các công ty trong ngành và các công ty ngoài ngành dầu khí bao gồm cả các công ty nước ngoài

2.1.1.1 Các công ty DVDK thuộc tổng công ty dầu khí Việt nam :

a Công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí ( PTSC ):

* Chức năng và nhiệm vụ chính : Sản xuất kinh doanh dịch vụ dầu khí, xuất-nhập khẩu vật tư thiết bị kỹ thuật dầu khí, cung cấp vật tư thiết bị và

Trang 37

lao động cho ngành dầu khí, kinh doanh khách sạn, nhà ở và văn phòng Hiện nay công ty đang cung cấp các dịch vụ chủ yếu sau :

- Dịch vụ căn cứ hậu cần trên bờ

- Dịch vụ cung ứng tàu thuyền

- Dịch vụ cơ khí sửa chữa

- Dịch vụ vận hành, bảo dưỡng ( O & M )

- Dịch vụ đời sống sinh hoạt, cung ứng lao động

* Doanh thu bình quân năm giai đoạn 2001-2005 : 2.670 tỷ đồng/năm

* Lợi nhuận bình quân : 140,8 tỷ đồng (nguồn : Báo cáo Petrovietnam 2005)

Các loại dịch vụ mang lại doanh thu và lợi nhuận cao : Dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị, dịch vụ cơ khí, dịch vụ cảng và cung ứng lao động

b Công ty thiết kế và xây dựng dầu khí :

* Chức năng và nhiệm vụ theo điều lệ : Nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư, xây dựng, sửa chữa các công trình dầu khí, cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp và dân dụng

* Các dịch vụ đang cung cấp :

- Gia công lắp đặt các kết cấu kim loại ( giàn khoan, phương tiện nổi )

- Gia công, lắp đặt bồn bể, ống công nghệ, đường ống

- Bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí

* Doanh thu bình quân năm giai đoạn 2001-2005 : 397 tỷ đồng / năm

* Lợi nhuận bình quân : 6,2 tỷ đồng / năm (nguồn : báo cáo Petrovietnam 2005)

Trang 38

Trong đó các loại dịch vụ mang lại hiệu quả cao là bảo dưỡng sửa chữa các công trình dầu khí, dịch vụ gia công lắp đặt các kết cấu kim loại

c Công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( PV Drilling ):

* Các dịch vụ đang cung cấp :

- Dịch vụ khoan và cung ứng nhân lực

- Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan

- Dịch vụ cơ khí sửa chữa thiết bị, dụng cụ khoan

- Dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu

- Dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị dầu khí

* Doanh thu bình quân năm giai đoạn 2002-2005 : 420 tỷ đồng / năm

* Lợi nhuận bình quân : 39 tỷ đồng / năm " nguồn : Petrovietnam 2005" Trong đó các dịch vụ mang lại hiệu quả cao : Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan, dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị, dịch vụ cung ứng lao động

d Công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí :

* Các dịch vụ cung cấp :

- Sản xuất, cung ứng hóa phẩm phục vụ khoan thăm dò, khai thác dầu khí

- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hóa chất phục vụ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí

- Dịch vụ dung dịch khoan

* Doanh thu bình quân năm giai đoạn 2001-2005 : 155 tỷ đồng / năm

* Lợi nhuận bình quân : 8,5 tỷ đồng / năm (nguồn : Petrovietnam 2005) Doanh thu dịch vụ chủ yếu là từ sản xuất, cung ứng hoá phẩm, dịch vụ dung dịch khoan hầu như chưa phát triển được

Trang 39

Trên đây là một số công ty dịch vụ chủ yếu trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt nam, ngoài ra để tìm hiểu sâu rộng hơn trong lĩnh vực này, chúng ta đề cập đến những công ty dịch vụ trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt nam trong đó có Công ty dịch vụ dầu khí Vũng tàu ( OSC Vũng Tàu )

2.1.1.2 Các công ty DVDK ngoài ngành dầu khí Việt nam :

a Các công ty trong nước :

Bao gồm nhiều công ty TNHH, công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực cung cấp vật tư thiết bị, bảo trì và sửa chữa, đại diện cho các nhà sản xuất phân phối sản phẩm tại thị trường Việt nam và khu vực : Công ty Shell Việt nam, Vietubes, Công ty cổ phần vật tư thiết bị Vũng tàu, Công

ty công nghệ và thiết bị kỹ thuật, Công ty TNHH Đại dương, Công ty đóng tàu và dịch vụ dầu khí, Công ty TNHH Gia Khương, … Hiện nay hệ thống công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí có mặt tại khắp

ba miền của lãnh thổ Việt nam, tham gia vào nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, hỗ trợ đắc lực cho các công ty dầu khí đang hoạt động ở Việt nam

b Các công ty nước ngoài điển hình :

Công ty Mitsubishi Corporation, Santafe Global, Trans Ocean, Sumitomo Corporation, Amigos, BJ Services, Baker Huge, Samsung Heavy Industry, Huyndai , …

Hiện nay ngày càng nhiều công ty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này một cách trực tiếp hoặc thông qua các văn phòng đại diện ở Việt nam Trong số đó, có một số công ty đã xây dựng được các căn cứ dịch vụ của mình tại Việt nam Sự tham gia của các công ty này đã hỗ trợ cho quá trình

Trang 40

thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt nam đồng thời làm cho thị trường DVKTDK ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn và các loại hình dịch vụ phát tiển đa dạng hơn

2.1.1.3 Đánh giá chung về hoạt động cung cấp dịch vụ dầu khí :

Tại nhiều hội thảo ngành của ngành dầu khí và tổng kết hoạt động dịch vụ dầu khí đã đưa ra một số đánh giá về tình hình dịch vụ dầu khí như sau :

• Đã phát triển ở hầu hết các lĩnh vực của hoạt động công nghiệp dầu khí, song chiếm tỷ trọng về giá trị còn rất nhỏ bé (10 - 20% tổng chi phí hoạt động dầu khí)

• Đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội đáng kể Bước đầu hình thành các tổ chức và đội ngũ làm dịch vụ dầu khí có tính chuyên nghiệp, theo các tiêu chuẩn quốc tế và có uy tín trên thị trường

• Đã hình thành được cơ sở vật chất (tổng vốn bình quân của 11 đơn vị dịch vụ trong ngành cho tới hết 2003 là trên 2.700 tỷ đồng, tương đương

172 triệu USD) tạo tiền đề quyết định cho việc thực hiện dịch vụ dầu khí

• Các công ty dịch vụ ngoài ngành kể cả công ty nước ngoài đã tham gia vào lĩnh vực này ngày càng đông đảo và có chất lượng dịch vụ cao; đã đưa vào ứng dụng các công nghệ và thiết bị kỹ thuật cao mang lại hiệu quả kinh tế và an toàn trong sản xuất

• Dịch vụ kỹ thuật hoạt động ngày càng sôi động, mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn và đáp ứng kịp thời cho quá trình hoạt động của ngành dầu khí

Kết quả đạt được của một số loại hình dịch vụ chủ yếu trong DVKTDK trong giai đoạn 2001-2005 được thể hiện trong bảng 2.1 và hiệu

Ngày đăng: 17/02/2024, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN