BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN VĂN EM KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG[.]
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các hồ sơ bệnh án (mục tiêu nghiên cứu 1) và phiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 2) được thu thập tại Trung tâm
Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng Cả 2 mục tiêu đều thực hiện cùng 1 đối tượng nghiên cứu.
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 01/06/2020 đến 01/12/2020
- Thời gian thực hiện: Sau 6 tháng tính từ ngày bảo vệ đề cương.
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định là đái tháo đường típ 2 theo mã ICD10; được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại trú
- Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp bằng Tiếng Việt.
- Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú, từ 18 tuổi trở lên.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân phải điều trị một bệnh khác có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị đái tháo đường như nhiễm trùng nặng, bệnh tuyến tuỵ ngoại tiết, bệnh lý nội tiết hay dùng thuốc điều trị HIV, thuốc chống thải ghép.
- Đơn thuốc có thuốc từ dược liệu.
- Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn.
- Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu (mục tiêu 1), dữ liệu tiến cứu (mục tiêu 2), không can thiệp, thu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin và kèm dữ liệu hồi cứu dựa trên phiếu khảo sát
2.2.2 Mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo ước lượng một tỉ lệ n = Ζ 1−α/2 2 p x (1 – p) d 2 n: Kích thước mẫu cần xác định z: Giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Hệ số tin cậy là trị số tùy thuộc vào mức tin cậy mong muốn của ước lượng; mức tin cậy mong muốn là 95%, Z=1,96. p: Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Đức Thái và cs về khảo sát tuân thủ điều trị và rào cản trong sử dụng insulin của bệnh nhân đái tháo đường týp 2, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 là 59% [84] Vậy đề tài chọn p = 0,59. d: Sai số cho phép hay còn gọi là sai số mong muốn giữa tỷ lệ từ mẫu và tỷ lệ thật của quần thể; trong nghiên cứu này, chọn mức sai số d = 0,05.
Thay các giá trị vào công thức: n = 1,96 2 x 0, 59 x (1-0,59 )
Dựa theo kết quả trên, cỡ mẫu tương ứng được tính theo công thức là ≈ 372 Để đảm bảo tính đại diện cho quần thể nghiên cứu, tác giả thu thập thêm ít nhất 5% cỡ mẫu (23 mẫu) Do đó, cỡ mẫu được làm tròn trong nghiên cứu là 395 mẫu.
Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống những bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đến khám tại phòng khám tại trung tâm Tiến hành thu thập số liệu trong 8 tuần, số ngày thực hiện nghiên cứu là 5 ngày/tuần x 8 tuần = 40 ngày Mỗi ngày chọn 395/40 ≈ 10 mẫu Trung tâm mỗi ngày có khoảng 40 (N) người bệnh đến khám, áp dụng công thức chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: k = N/n (k: khoảng cách chọn; N @; n = 8) ≈ 5 nên khoảng cách mẫu được lấy là 5
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Phần mềm quản lý trung tâm Đối tượng nghiên cứu là các hồ sơ bệnh án (mục tiêu nghiên cứu 1) và phiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 2) được thu thập tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh
Bệnh nhân phải điều trị một bệnh khác có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị đái tháo đường như nhiễm trùng nặng, bệnh tuyến tuỵ ngoại tiết, bệnh lý nội tiết hay dùng thuốc điều trị HIV, thuốc chống thải ghép. Phụ nữ có thai. Đơn thuốc có thuốc từ dược liệu.
Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn.
Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định là đái tháo đường tuýp 2 theo mã
ICD10; được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại trú
Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp bằng Tiếng Việt.
Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, từ 18 tuổi trở lên. Đồng ý tham gia nghiên cứu.
395 mẫu Thu thập số hồ sơ bệnh án và thu thập số liệu theo phụ lục
Nhập số liệu trên file Excel 365 và phân tích trên phần mềm
CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Tuổi: Được phân thành 4 nhóm tuổi, tính theo tuổi dương lịch (lấy năm ghi nhận từ hồ sơ trừ năm sinh) [93]
Giới tính: Được phân thành 2 nhóm [92].
Trình độ học vấn: Được phân thành 3 nhóm [93].
+ Cao đẳng, đại học trở lên
Dân tộc: Được phân thành 2 nhóm.
Hoàn cảnh sống : Được phân thành 2 nhóm.
Nghề nghiệp: Được phân thành 7 nhóm.
Thể trạng bệnh nhân – BMI (kg/m 2 ): Áp dụng cho người trưởng thành khu vực
+ Trung bình (BMI trong khoảng 18,5–22,9)
+ Thừa cân (BMI trong khoảng 23–25)
+ Béo phì độ I (BMI trong khoảng >25–29,9)
+ Béo phì độ II (BMI ≥30)
Thời gian điều trị bệnh : Được phân thành 3 nhóm [91].
Số lượng thuốc được sử dụng trong một hồ sơ bệnh án: Được phân thành 2 nhóm
Số bệnh mắc kèm: Được phân thành 2 nhóm [84]
Bệnh lý đi kèm: Được phân thành 6 nhóm [91].
+ Thiếu máu cục bộ cơ tim
+ Bệnh lý về hệ tiêu hoá
2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2
Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 gặp trong nghiên cứu [84]
Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu
+ Đơn trị liệu là điều trị dùng 1 thuốc.
+ Đa trị liệu là dạng phối hợp >2 thuốc) Đường dùng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2
+ Kết hợp tiêm và uống
Khảo sát liều dùng insulin trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (IU)
Khảo sát liều dùng metformin trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (mg)
Khảo sát liều dùng gliclazid trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (mg)
Khảo sát liều dùng glimepirid trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (mg)
Các biến cố bất lợi gặp trong quá trình nghiên cứu [93]
+ Dị ứng (mẩn ngứa, ban đỏ ngoài da)
Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu
Giữa các thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 với các thuốc điều trị bệnh mắc kèm,
Sử dụng tính năng tra cứu tương tác thuốc trên ít nhất 2 phần mềm, lấy kết luận chung nhất đánh giá tương tác cho thuốc (nếu có tương tác thuốc xảy ra)
Một tương tác có ý nghĩa lâm sàng trong y tế là quá trình tương tác tích cực, thông tin, hiểu biết và tư vấn giữa các chuyên gia y tế và bệnh nhân Nó dựa trên sự trao đổi thông tin chặt chẽ, sự tôn trọng và sự tham gia chung để đạt được quyết định lâm sàng tốt nhất cho sức khỏe và trạng thái lâm sàng của bệnh nhân
Kết quả đồng thuận trong một tương tác có ý nghĩa lâm sàng đề cập đến sự thống nhất và thỏa thuận chung giữa bệnh nhân và các chuyên gia y tế về quyết định và hướng đi lâm sàng Điều này có thể cải thiện hiệu quả điều trị và mang lại sự hài lòng cho tất cả các bên tham gia Nghiên cứu dựa trên các phần mềm mới nhất sau:
- Drug Interactions Checker (www.drugs.com) (DRUG)
Phần mềm tra cứu trực tuyến Drug Interactions Checker được cung cấp miễn phí bởi Drugsite Trust/New Zealand Phần mềm này cung cấp các thông tin về tương tác thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn Nguồn dữ liệu tra cứu được tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu Micromedex, Cerner Multum, Wolters Kluwer Công cụ Drug Interactions Checker cung cấp hai lựa chọn kết quả tra cứu dành cho bệnh nhân hoặc dành cho cán bộ y tế. Đối với phần dành cho cán bộ y tế, kết quả tra cứu cho biết các thông tin tóm tắt về mức độ nặng của tương tác (nghiêm trọng, trung bình, nhẹ), cơ chế tương tác, hướng dẫn xử trí và các tài liệu tham khảo (Drugsite Trust/ New Zealand Drug Interactions Checker, 2022) Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.1 [85].
Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG [85]
Mức độ nặng của tương tác Ý nghĩa
Nghiêm trọng Tương tác có ý nghĩa rõ rệt trên thực hành lâm sàng/Tránh kết hợp, nguy cơ tương tác thuốc cao hơn lợi ích.
Trung bình Tương tác có ý nghĩa trên thực hành lâm sàng/Thường tránh kết hợp, chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng Tương tác có thể làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại nhưng thường không cần thay đổi thuốc điều trị.
Multi-drug Interaction Checker (www.medscape.com) (MED)
Phần mềm tra cứu trực tuyến Multi-drug Interaction Checker được cung cấp miễn phí bởi Medscape LLC/Mỹ Phần mềm này cung cấp các thông tin về tương tác thuốc-thuốc, thuốc-thực phẩm chức năng Kết quả tra cứu cho biết các thông tin tóm tắt về mức độ nặng của tương tác (chống chỉ định, nghiêm trọng, theo dõi chặt chẽ và nhẹ), cơ chế tương tác, hướng dẫn xử trí (Medscape LLC/America Multi-drug Interaction Checker, 2022) Phân loại mức độ nặng của tương tác được thể hiện cụ thể trong Bảng 2.2 [86].
Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED [86]
Mức độ nặng của tương tác Ý nghĩa
Chống chỉ định Tương tác có ý nghĩa lâm sàng Nguy cơ thường lớn hơn lợi ích khi sử dụng kết hợp Nhìn chung, chống chỉ định kết hợp.
Tương tác có ý nghĩa lâm sàng Cần đánh giá bệnh nhân để cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích Cần có các biện pháp can thiệp để tối thiểu hóa độc tính do sử dụng kết hợp 2 thuốc, bao gồm: theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh liều hoặc sử dụng thuốc khác thay thế.
Tương tác có ý nghĩa lâm sàng Lợi ích thường lớn hơn nguy cơ khi sử dụng kết hợp Tuy nhiên, cần có kế hoạch theo dõi thích hợp để phát hiện các tác hại tiềm ẩn Điều chỉnh liều một hoặc hai thuốc có thể cần thiết. Nhẹ Tương tác không có ý nghĩa lâm sàng.
2.3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân
- Sử dụng bộ câu hỏi Morisky (MMAS-8) [72].
Bộ câu hỏi này đã được chuyển ngữ để phù hợp với dân số Việt Nam bởi NguyễnHương Thảo và Nguyễn Thắng năm 2015 [87].
Bảng 2.3 Bộ câu hỏi MMAS – 8
BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC
Bộ câu hỏi Có Không
1 Đôi khi ông (bà) quên uống thuốc điều trị đái tháo đường?
2 Trong 2 tuần vừa qua, ông (bà) có quên sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường không?
3 Có bao giờ ông (bà) giảm hoặc ngừng uống thuốc mà không báo cho bác sĩ biết vì cảm thấy tồi tệ hơn khi sử dụng nó?
4 Khi ông (bà) đi công tác hoặc rời khỏi nhà dài ngày, có khi nào ông (bà) quên mang thuốc theo không?
5 Ông (bà) đã uống thuốc điều trị đái tháo đường của ngày hôm qua chưa?
6 Khi cảm thấy đường huyết dưới mức cần kiểm soát, ông (bà) có ngưng sử dụng thuốc không?
7 Uống thuốc điều trị đái tháo đường là một sự bất tiện với nhiều người, ông (bà) có cảm thấy phiền về việc gắn với kế hoạch điều trị lâu dài không?
8 Tần suất gặp khó khăn khi phải nhớ uống nhiều thuốc lần?
A Không bao giờ/ hiếm khi
B Một lần trong khoảng thời gian điều trị
Phân tích tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc: Tốt/trung bình/kém (Khi đánh giá lại ở luận văn này, tác giả chia lại thành 2 mức độ: Tuân thủ (tuân thủ tốt và tuân thủ trung bình), và tuân thủ kém (không tuân thủ).
-Khảo sát sự tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân qua bảng câu hỏi.
Tỷ lệ trả lời có/không cho mỗi câu hỏi trong bộ câu hỏi.
-Cách tính điểm tuân thủ cho bệnh nhân:
+ Câu 1,2,3,4,6,7: Bệnh nhân chọn không được tính 1 điểm, chọn có được tính
+ Câu 5: Bệnh nhân chọn có được tính 1 điểm, chọn không được tính 0 điểm + Câu 8: Có giá trị từ 0-4, tính điểm chung bằng cách chia cho 4
- Cách đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân:
+ Tuân thủ tốt: Bệnh nhân đạt 8 điểm
+ Tuân thủ trung bình: Bệnh nhân đạt 6-7 điểm
+ Tuân thủ thấp: Bệnh nhân đạt từ 5 điểm trở xuống.
Trong quá trình đánh giá độ tin cậy sự cải thiện của bệnh nhân, bộ câu hỏi đánh giá tuân thủ thuốc cũng được đồng thời đánh giá lại, để đảm bảo bộ câu hỏi này thực sự phù hợp với nhóm đối tượng bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường típ 2 (vì bộ câu hỏi của Morisky được chuyển ngữ và thẩm định trên nhóm đối tượng bệnh nhân sau Hội chứng vành cấp) [87] Dùng các phép kiểm thống kê đánh giá mức độ tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và các yếu tố có liên quan.
2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ của bệnh nhân đái tháo đường
-Liên quan giữa nhóm tuổi của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [84].
-Liên quan giữa giới tính của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [84].
-Liên quan giữa dân tộc của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [28].
-Liên quan giữa hoàn cảnh sống của bệnh bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [98].
-Liên quan giữa trình độ học vấn của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [98].
-Liên quan giữa nghề nghiệp của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [98].
-Liên quan giữa thời gian điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [84].
-Liên quan giữa số bệnh mắc kèm của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [92].
-Liên quan giữa số lượng thuốc/đơn thuốc của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [84].
-Liên quan giữa phác đồ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [84].
-Liên quan giữa đường dùng của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với sự tuân thủ sử dụng thuốc [84].
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Bảng thu thập số liệu, phiếu thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng (Phụ lục 1 và 2).
Chọn phiếu thu thập thông tin phù hợp với tiêu chí chọn mẫu
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số Để kiểm soát sai lệch thông tin trong quá trình nghiên cứu, các biện pháp sau được áp dụng:
Kiểm soát sai lệch thông tin từ người phỏng vấn:
Liệt kê và định nghĩa cụ thể từng biến số được sử dụng trong nghiên cứu.
Thu thập thông tin đầy đủ, không bỏ sót, và kiểm tra hoàn tất toàn bộ câu hỏi khi hoàn thành cuộc phỏng vấn.
Sử dụng các thang đo đã được lượng giá về độ tin cậy và tính giá trị để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập.
Tiến hành phỏng vấn thử trên ít nhất 30 đối tượng và hiệu chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp trước khi tiến hành khảo sát thực tế.
Kiểm soát sai lệch thông tin từ người được phỏng vấn:
Giải thích rõ về mục tiêu của nghiên cứu và vấn đề bảo mật thông tin cho những bệnh nhân đến khám.
Yêu cầu những bệnh nhân đồng ý và ký xác nhận trên giấy tham gia nghiên cứu trước khi tiếp tục thực hiện phỏng vấn. Đảm bảo việc thu thập thông tin từ người được phỏng vấn được tiến hành một cách đúng đắn và không có sự tác động ngoại vi.
Tuân thủ quy định về bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo an toàn thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.
Kiểm soát sai lệch thông tin từ người được phỏng vấn:
Khuyến khích bệnh nhân nói thật, không ép buộc bệnh nhân phải trả lời Tạo môi trường thoải mái và không đe dọa để bệnh nhân cảm thấy tự do chia sẻ thông tin.
Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng về từ ngữ, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ trả lời Cấu trúc bộ câu hỏi nên được xây dựng chặt chẽ để tránh hiểu nhầm hoặc sự mơ hồ trong câu trả lời.
Giải thích rõ mục đích nghiên cứu cho người được phỏng vấn Làm cho bệnh nhân hiểu rõ lợi ích và ý nghĩa của việc tham gia nghiên cứu, từ đó khuyến khích sự chia sẻ chân thật và hợp tác.
Kiểm soát sai lệch chọn lựa: Định nghĩa rõ ràng đối tượng nghiên cứu dựa vào tiêu chí loại ra Xác định rõ những đặc điểm, tiêu chí để xác định đối tượng nghiên cứu phù hợp và loại trừ những trường hợp không phù hợp.
Quan sát tên chẩn đoán và phần điều trị ngoại trú của bệnh nhân trong phần chẩn đoán của bác sĩ và chẩn đoán trong sổ khám bệnh của bệnh nhân Điều này giúp xác định những bệnh nhân có đủ điều kiện và phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu.
Loại bỏ những bộ câu hỏi không đầy đủ 100% Đảm bảo rằng các bộ câu hỏi được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đủ thông tin và toàn diện, không bỏ sót thông tin quan trọng.
-Các thông tin thu thập được, được xử lý để khảo sát và đánh giá mức độ tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và các yếu tố có liên quan.
-Dữ liệu thu thập được thống kê và trình bày bằng chương trình Microsoft Excel
365 và Phầm mềm SPSS version 26.0 Độ tin cậy thiết lập là 95%
-Phần thống kê mô tả sẽ xác định tần số, tỷ lệ % cho các biến định danh và định cấp
-Phần kiểm định tương quan sẽ kiểm tra mức độ tuân thủ thuốc của bệnh nhân.
-Phần kiểm định mô hình hồi quy logistic sẽ xác định các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện CùLao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu và không làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như hạn chế gây phiền toái cho bệnh nhân.
Tất cả đối tượng nghiên cứu được cung cấp thông tin tóm tắt về nghiên cứu Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc chấm dứt nghiên cứu ở bất kỳ giai đoạn nào Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu được mã hóa, giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BN THAM GIA NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học
Các đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân tham gia nghiên cứu bao gồm nhóm tuổi, giới tính, dân tộc, hoàn cảnh sống, trình độ học vấn và bảo hiểm y tế được trình bày trong Bảng 3.1:
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân tham gia nghiên cứu Đặc điểm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Trung học cơ sở trở xuống 152 38,5
Cao đẳng, đại học trở lên 84 21,3
*Các nghề tự do, nhận viên phục vụ, nội trợ
Trong số 395 hồ sơ bệnh án được khảo sát có 256 bệnh nhân nữ chiếm 64,8%, bệnh nhân nam chỉ có 139 chiếm 35,2% Độ tuổi từ 60-79 trong mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,4%, độ tuổi từ 40-59 chiếm 30,1%, còn lại là trên 80 tuổi và là dưới 40 tuổi lần lược là 12,4% và 2%, với độ tuổi trung bình là 64,83±11,60 tuổi. Dân tộc trong mẫu nghiên cứu có 80,8% là người Kinh còn 19,2% còn lại là người Khmer. Đa số bệnh nhân sống cùng với gia đình chiếm 85,1% Trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu, chiếm tỷ lệ cao nhất là trung học phổ thông là 40,3%, trung học cơ sở trở xuống có 38,5% và cao đẳng, đại học chiếm thấp nhất 21,3% Về nghề nghiệp thì đa số bệnh nhân đã nghỉ hưu chiếm 37,5%, tiếp đến là nông dân với 22%, công nhân 13,2%, nhân viên văn phòng 10,4%, nhân viên y tế và giáo viên, giảng viên chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 3,3% và 3%, các nghề nghiệp khác như nhân viên phục vụ, nội trợ,các nghề tự do có tỷ lệ là 10,6%.
Chỉ số khối cơ thể BMI của các bệnh nhân được trình bày trong Bảng 3.2:
Bảng 3.2 Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu
Phân loại BMI Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Chỉ số BMI trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 24,40±3,75 kg/m 2 Nhóm trạng bình thường với tỷ lệ cao nhất là 36,2% nhóm có thể trạng béo phì độ 1 có tỷ lệ khá cao là 29,1%; nhóm bệnh nhân thừa cân chiếm 23%; béo phì độ 2 là 9,6% và thấp nhất là nhóm có thể trạng gầy với tỷ lệ 2%.
3.1.3 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân
Khảo sát một số đặc điểm bệnh nhân như thời gian điều trị bệnh, số lượng thuốc trên đơn thuốc và số bệnh mắc kèm được trình bày ở Bảng 3.3:
Bảng 3.3 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân tham gia nghiên cứu Đặc điểm Số bệnh nhân
Thời gian điều trị bệnh
Số lượng thuốc/ đơn thuốc
Tỷ lệ bệnh nhân điều trị bệnh trên 5 năm là cao nhất chiếm 55,4% mẫu nghiên cứu Tỷ lệ bệnh nhân điều trị bệnh khoảng từ 1 đến 5 năm là 39% Số bệnh nhân điều trị bệnh dưới 1 năm chiếm tỷ lệ 5,6% Số lượng thuốc/ đơn thuốc từ 5 thuốc trở xuống điều trị chiếm 53,4%, trên 5 thuốc chiếm 46,6% Trong đó số bệnh mắc kèm lớn hơn 2 là 88,9%, và nhỏ hơn 2 bệnh là 11,1%.
3.1.4 Các bệnh lý kèm theo
Khảo sát một số bệnh lý mắc kèm trên bệnh nhân được trình bày trong Bảng 3.4: Bảng 3.4 Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân
Bệnh lý đi kèm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Thiếu máu cục bộ cơ tim 280 70,9
Bệnh lý về hệ tiêu hoá 133 33,7
Trong số các bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp mắc kèm là lớn nhất chiếm 76,5% tiếp theo là về bệnh lý thiếu máu cục bộ cơ tim chiếm 70,9%, rối loạn lipid máu 40,5%, bệnh lý về hệ tiêu hoá 33,7%, bệnh lý gan và bệnh lý thận đều có tỷ lệ rất thấp cùng chiếm 0,3%.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 gặp trong nghiên cứu Đặc điểm các loại thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 được trình bày trong Bảng 3.5:
Bảng 3.5 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng
Nhóm thuốc Hoạt chất Số bệnh nhân (n)
Các thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm Biguanid, Sulfonylure và Insulin Trong đó, insulin chiếm 6,8%, metformin có tỷ lệ cao nhất với 85,8%, nhóm sulfonylure gồm gliclazid 34,2% và glimepirid 38,2%.
3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu
Các phác đồ điều trị đái tháo đường típ 2 trong mẫu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.6:
Bảng 3.6 Các phác đồ điều trị đái tháo đường típ 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu
Phác đồ Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Đơn trị liệu 138 34,9
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tất cả 6 kiểu phác đồ được áp dụng trong đó có 3 kiểu đơn trị liệu và 3 kiểu đa trị liệu
Phác đồ đơn trị liệu chiếm 34,9%, trong đó insulin chiếm 4,6%, metformin 20,8% và gliclazid 9,6%
Các phác đồ đa trị liệu chiếm 65,1%, trong đó metformin+glimepirid chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,2%, metformin+gliclazid là 24,6%, còn insulin+metformin có tỷ lệ thấp với 2,3%.
3.2.3 Đường dùng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2
Bảng 3.7 Đường dùng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 Đường dùng Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Kết hợp tiêm và uống 9 2,3
Ghi nhận tỷ lệ đường dùng thuần uống điều trị đái tháo đường típ 2 là chủ yếu với 93,2%, thuần tiêm là 4,6% và kết hợp vừa tiêm vừa uống có tỷ lệ thấp nhất với2,3%.
3.2.4 Khảo sát liều dùng các thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trong mẫu nghiên cứu
Các liều dùng của insulin, metformin, gliclazid và glimepirid chia sáng và chiều được trình bày trong Bảng 3.8, Bảng 3.9, Bảng 3.10, và Bảng 3.11:
Bảng 3.8 Khảo sát liều dùng insulin trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
Buổi sáng liều dùng insulin 15 IU chiếm tỷ lệ cao nhất 22,2%, tiếp đến là liều 18
IU 18,5%, liều lượng cao nhất là 35 IU, được sử dụng bởi 3 người chiếm 11,1%, còn liều lượng thấp nhất là 12 IU, được sử dụng bởi 2 người chiếm 7,4% Buổi chiều liều lượng phổ biến nhất là 10 IU, được sử dụng bởi 10 người chiếm 37,0%, Liều lượng thứ hai phổ biến nhất là 15 và 16 IU, mỗi liều được sử dụng bởi 4 người chiếm 14,8%.
Liều lượng cao nhất là 28 IU, liều 35 IU (11,1%) và liều lượng thấp nhất là 8 IU (3,7%).
Bảng 3.9 Khảo sát liều dùng metformin trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
Trong mẫu nghiên cứu liều dùng sáng và chiều của metformin giống nhau đều sử dụng nhiều nhất là liều 500 mg chiếm 56,3%, tiếp đó là 850 mg với 26% và liều 1000 mg được sử dụng ít nhất chỉ có 17,7%.
Bảng 3.10 Khảo sát liều dùng gliclazid trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
Bảng 3.10 ghi nhận liều dùng của glicalzid chỉ dùng buổi sáng và được chia làm
30 mg với 64,4% và 60 mg với 35,6%.
Bảng 3.11 Khảo sát liều dùng glimepirid trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
Liều dùng glimepirid trong mẫu nghiên cứu chỉ có 2 mg được dùng cho cả sáng và chiều.
3.2.5 Các biến cố bất lợi gặp trong quá trình nghiên cứu
Kết quả về các biến cố bất lợi hay tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 (insulin, metformin, gliclazid, glimepirid) trên bệnh nhân nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.12 sau:
Bảng 3.12 Các biến cố bất lợi gặp trong quá trình nghiên cứu
Các biến cố bất lợi Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Dị ứng (mẩn ngứa, ban đỏ ngoài da) 5 1,3
Sưng, viêm tại chỗ tiêm 3 0,8
Kết quả cho thấy các biến cố bất lợi nghi nhận được nhiều nhất là mệt mỏi chiếm31,9%, sau đó là chướng bụng, đầy hơi chiếm 20,8%; nôn, buồn nôn chiếm 14,7%;chán ăn, đắng miệng chiếm 7,8%; hoa mắt, chóng mặt chiếm 7,1% Chỉ có 1,3% dị ứng với các biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngoài da và sưng, viêm tại chỗ tiêm là 3 người chiếm 0,8%.
3.2.6 Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.13 Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu
Các biến cố bất lợi Drug Med Tần số Tỷ lệ (%) Hậu quả
Giám sát chặt chẽ 3 0,8 Tăng tác dụng hạ đường huyết
Giám sát chặt chẽ 4 1,0 Tăng tác dụng hạ đường huyết
Giám sát chặt chẽ 6 1,5 Tăng tác dụng hạ đường huyết
Giám sát chặt chẽ 14 3,5 Tăng tác dụng hạ đường huyết
Giám sát chặt chẽ 8 2,0 Tăng tác dụng hạ đường huyết
Giám sát chặt chẽ 6 1,5 Tăng tác dụng hạ đường huyết
Dựa trên kết quả nghiên cứu về các tương tác thuốc ở đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy rằng không xuất hiện trường hợp tương tác nghiêm trọng hoặc chống chỉ định Đa số các tương tác thuốc đều nằm trong loại cần cẩn trọng, đòi hỏi việc giám sát định kỳ nồng độ glucose trong máu để điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp, tùy thuộc vào tình hình lâm sàng của từng bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân Để đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tác giả sử dụng thang đánh giá MMAS–8 (phụ lục 2) Kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.14 Tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân dựa trên bảng câu hỏi (n95)
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Trong thời gian điều trị thỉnh thoảng có quên dùng thuốc điều trị đái tháo đường
Quên dùng thuốc điều trị đái tháo đường trong tuần qua
Tự ý ngừng thuốc điều trị đái tháo đường khi cảm thấy khó chịu
Quên mang theo thuốc điều trị đái tháo đường khi xa nhà
Có uống thuốc điều trị đái tháo đường ngày hôm qua
Tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy đường huyết được kiểm soát
Cảm thấy phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc điều trị đái tháo đường
Cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống các loại thuốc điều trị đái tháo đường hàng ngày
Không bao giờ/ hiếm khi 266 67,3
Về kết quả tuân thủ điều trị ở bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân cho biết đã từng quên uống thuốc khá cao chiếm 44,3%, trong 2 tuần gần đây có lúc quên uống thuốc là 90 bệnh nhân chiếm 22,8%, giảm hoặc ngưng uống thuốc mà không nói với bác sỹ là 5,3%, quên mang thuốc khi đi xa là 4,1%, chưa uống thuốc ngày hôm qua 14,2% ngừng thuốc khi thấy đường huyết ở dưới mức cần kiểm soát là 15,2%, Cảm thấy phiền khi phải điều trị dài ngày là 48,9%
Gặp khó khăn khi phải nhớ uống thuốc nhiều lần: Không bao giờ/ hiếm khi có tỷ lệ cao nhất là 67,3%, tiếp đến là lâu lâu với 21,8%, thỉnh thoảng có 7,1%, thường xuyên xuyên là 3% và luôn luôn là 0,8%
3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Về đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của mỗi bệnh nhân được đánh giá qua tổng điểm bệnh nhân đạt được sao khi hoàn thành thang đánh giá mức độ tuân thủ MMAS - 8 Mức độ tuân thủ được chia thành các mức tuân thủ tốt, tuân thủ trung bình và tuân thủ kém Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3.15:
Bảng 3.15 Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Mức độ tuân thủ Tổng điểm
Số bệnh nhân (n95) Tỷ lệ (%)
Trong nghiên cứu đa số bệnh nhân có mức độ tuân thủ là trung bình chiếm53,9%, tuân thủ kém có tỷ lệ 31,6%, và thấp nhất là tuân thủ tốt với 14,4% Tính theo thang điểm, bệnh nhân được xem là tuân thủ dùng thuốc khi từ 6 điểm trở lên chiếm68,4% còn là là không tuân thủ với 31,6%
3.3.3 Tuân thủ điều trị dùng thuốc với một số yếu tố liên quan
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình - xã hội
Các yếu tố Tuân thủ Không tuân thủ p OR 95% CI
Trung học cơ sở trở xuống
Cao đẳng, Đại học trở lên
Ghi nhận ở bảng 10 trong các yếu tố liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình - xã hội, có 2 yếu tố có liên quan với tuân thủ điều trị đạt ý nghĩa thống kê là hoàn cảnh sống với p=0,0000,05) với tuân thủ điều trị.
BÀN LUẬN
VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu học
Giới tính: Trong số 395 hồ sơ bệnh án được khảo sát có 256 bệnh nhân nữ chiếm
64,8%, bệnh nhân nam chỉ có 139 chiếm 35,2% Khá tương đồng với một số nghiên cứu như: Nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Anh và Nguyễn Thị Tuyến khảo sát bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú ở bệnh viện Bạch Mai có 57,2% là nữ, 42,8% là nam [88] Nguyên cứu của Lý Thành Anh Tuấn và cs cũng có tỷ giới tính nữ (60%) cao hơn tỷ lệ giới tính nam (40%) Tỷ lệ này lại khác so với nghiên cứu của Trần Tiến Thành với nam (51%) và nữ (49) Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có rủi ro cao hơn phát triển đái tháo đường típ 2 so với đàn ông, nhưng mức độ rủi ro này có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác [89] Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ sau mãn kinh có rủi ro cao hơn về đái tháo đường típ 2, có thể do sự thay đổi trong cân nặng và hàm lượng estrogen Một nghiên cứu năm 2013 công bố trên Diabetes Care đã chỉ ra rằng phụ nữ sau mãn kinh có rủi ro cao hơn về đái tháo đường típ 2 so với phụ nữ chưa mãn kinh, ngay cả khi điều chỉnh theo độ tuổi và BMI [90] Ở Việt Nam, phụ nữ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và thường xuyên kiểm tra sức khỏe hơn nam giới Điều này có thể giải thích vì sao có nhiều bệnh nhân nữ hơn trong mẫu nghiên cứu.
Nhóm tuổi: Độ tuổi từ 60-79 trong mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là
55,4%, độ tuổi từ 40-59 chiếm 30,1%, còn lại là trên 80 tuổi và là dưới 40 tuổi lần lược là 12,4% và 2%, với độ tuổi trung bình là 64,83±11,60 tuổi Tỷ lệ của nghiên cứu khá tương đồng với nghiên cứu của Đặng Thị Thuỳ Giang khảo sát tuân thủ điều trị ở Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ với độ tuổi trung bình của cả hai giới là 63,89±13,38 tuổi, bệnh nhân có độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ đa số với 83,0% và tiếp theo là nhóm bệnh nhân 41-50 là 11,7% [91] Hay trong nghiên cứu của Trần Tiến Thành khảo có độ tuổi trung bình là 62,2 tuổi (62,2 ± 0,7), trong đó đa số thuộc về trung niên và người lớn tuổi (chiếm quá nửa số bệnh nhân), có quá nửa số bệnh nhân có độ tuổi từ 61 trở lên [92] Trong nghiên cứu của Lý Thành Anh Tuấn độ tuổi từ 40-
59 trong mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,5%, độ tuổi từ 60-79 chiếm 40%,còn lại là trên 80 tuổi và là dưới 40 tuổi lần lượt là 4,9% và 2,5%, với độ tuổi trung bình là 59,52±11,476 tuổi [93] Các nghiên cứu đều cho thấy một sự tương đồng về phân bố độ tuổi của các bệnh nhân Điều này cho thấy độ tuổi nguy cơ của các bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2, cho dù có sự khác biệt về địa điểm nghiên cứu Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân đều ở khoảng 60 tuổi, và đa số các bệnh nhân thuộc độ tuổi từ 40 đến 79 Điều này cho thấy rằng đái tháo đường típ 2 thường xuất hiện ở người trung niên và người cao tuổi, điều này phù hợp với lý thuyết y học rằng nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi.
Dân tộc: Trong mẫu nghiên cứu có 80,8% là người Kinh còn 19,2% còn lại là người Khmer Sóc Trăng là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi có sự đa dạng về dân tộc Dân tộc Kinh là dân tộc lớn nhất ở Việt Nam và cũng chiếm đa số ở Sóc Trăng, người Khmer là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở Sóc Trăng Do đó, trong mẫu nghiên cứu có thể phản ánh tỷ lệ dân tộc ở Sóc Trăng.
Trình độ học vấn: Trong mẫu nghiên cứu, chiếm tỷ lệ cao nhất là trung học phổ thông là 40,3%, trung học cơ sở trở xuống có 38,5% và cao đẳng, đại học chiếm thấp nhất 21,3% Tỷ lệ có sự chênh lệch so với nghiên cứu của Lý Thành Anh Tuấn và cs khi trình độ từ trung học cơ sở trở xuống 64,5%, trung học phổ thông 22,2%, cao đẳng và đại học trở lên 13,3% [93] Hay nghiên cứu của Tô Lộc Ninh ghi nhận trung học cơ sở trở xuống 41,9%, trung học phổ thông 31,6%, cao đẳng và đại học trở lên 26,5%
[84] Có sự khác biệt đáng kể về phân bố trình độ học vấn giữa các nghiên cứu, điều này có thể phản ánh sự khác biệt về đặc điểm dân số, môi trường văn hóa và giáo dục ở các địa điểm nghiên cứu khác nhau Trong tất cả các nghiên cứu trên, tỷ lệ bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống đều chiếm tỷ lệ đáng kể, từ 38,5% đến 64,5% Điều này cho thấy rằng một phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường típ 2 có mức độ học vấn thấp Trái lại, tỷ lệ bệnh nhân có trình độ học vấn cao (cao đẳng, đại học) trong các nghiên cứu đều thấp hơn, chỉ từ 13,3% đến 26,5%. Điều này có thể cho thấy rằng người có trình độ học vấn cao có thể có kiến thức tốt hơn về việc duy trì lối sống lành mạnh và quản lý bệnh tật, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 Nhận thức về mức độ học vấn của các bệnh nhân có thể giúp trong việc phát triển các chiến lược giáo dục sức khỏe và can thiệp điều trị hiệu quả Người có trình độ học vấn thấp có thể cần những hướng dẫn và hỗ trợ cụ thể hơn để quản lý bệnh của mình.
Nghề nghiệp: Người đã nghỉ hưu (37,5%): Đây là nhóm có tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu của bạn, điều này không bất ngờ vì đái tháo đường típ 2 thường gặp ở người lớn tuổi Người đã nghỉ hưu có thể có nguy cơ cao hơn do họ thường ít vận động hơn, cộng thêm việc chế độ ăn không điều độ và tăng cân do tuổi tác có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Nông dân (22%) và công nhân (13,2%): Những người làm việc ngoài trời hoặc vận động nhiều như nông dân và công nhân thường có mức độ hoạt động thể lực cao hơn, điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Tuy nhiên, nếu họ không có chế độ ăn uống lành mạnh, nguy cơ mắc bệnh vẫn có thể cao Nhân viên văn phòng (10,4%): Công việc văn phòng thường liên quan đến thời gian ngồi lâu, ít vận động, điều này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 Nhân viên y tế và giáo viên, giảng viên (3,3% và 3%): Mặc dù những người trong nhóm này có thể có kiến thức tốt hơn về sức khỏe, nhưng áp lực công việc có thể dẫn đến lối sống không lành mạnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Nhân viên phục vụ, nội trợ, các nghề tự do (10,6%): Tùy thuộc vào loại hình cụ thể của công việc, những nhóm này có thể có mức độ hoạt động thể chất và áp lực công việc khác nhau, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh khác nhau.
Chỉ số khối cơ thể BMI: Chỉ số BMI trung bình của các đối tượng nghiên cứu là
24,40±3,75 kg/m 2 , nhóm có thể trạng bình thường với tỷ lệ cao nhất là 36,2% nhóm có thể trạng béo phì độ 1 có tỷ lệ khá cao là 29,1%, nhóm bệnh nhân thừa cân chiếm 23%, béo phì độ 2 là 9,6% và thấp nhất là nhóm có thể trạng gầy với tỷ lệ 2% Khá tương đồng với nghiên cứu của Đặng Thị Thuỳ Giang với tỷ lệ bệnh nhân thừa cân và béo phì là 18%, 34%, ở nhóm có BMI bình thường là 38% và thấp nhất là nhóm có thể trạng gầy với tỉ lệ 10% và chỉ số BMI trung bình à 24,01±5,37 kg/m 2 [91] Có một sự khác biệt tỷ lệ với nghiên cứu của Lý Thành Anh Tuấn và cs với tỷ lệ bệnh nhân bình thường là 28%, gầy 26,4%, béo phì độ 1 là 22,5%, thừa cân chiếm 15,6% và béo phì độ 2 là 7% và chỉ số BMI trung bình là 22,63±5,02 kg/m 2 [93.] Cả ba nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ giữa tình trạng thừa cân/béo phì và đái tháo đường típ 2 Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng thể trạng bình thường, thừa cân và béo phì đều khác nhau giữa các nghiên cứu, có thể phản ánh sự khác biệt về môi trường, lối sống, di truyền, hoặc phương pháp lấy mẫu giữa các nghiên cứu Dù BMI không phản ánh hoàn toàn về sức khỏe và tình trạng thể chất của một người, nhưng nó là một chỉ số quan trọng để nhận biết nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và các bệnh liên quan khác Việc nhiều bệnh nhân trong các nghiên cứu này có tình trạng thừa cân hoặc béo phì càng khẳng định mối liên hệ này.
4.1.2 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân
Thời gian điều trị bệnh: Trong mẫu nghiên cứu hơn một nửa (55,4%) bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đã được điều trị hơn 5 năm Điều này cho thấy rằng bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cần một thời gian điều trị dài hạn, đặc biệt là vì đây là một tình trạng mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn Điều này cũng phản ánh tầm quan trọng của việc kiểm soát bệnh lý lâu dài để ngăn chặn các biến chứng Tỷ lệ bệnh nhân điều trị từ 1 đến 5 năm là 39% Điều này cũng phù hợp với thực tế rằng đái tháo đường típ 2 thường được phát hiện ở những người trưởng thành hoặc người cao tuổi, và thường cần một khoảng thời gian điều trị nhất định để kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết.
Cuối cùng, 5,6% bệnh nhân điều trị dưới 1 năm có thể là những trường hợp mới được chẩn đoán hoặc những người có bệnh nhẹ hơn so với phần còn lại của mẫu.
Số lượng thuốc trong đơn: Đa số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang sử dụng từ
5 thuốc trở xuống trong đơn thuốc của mình, chiếm 53,4% mẫu Điều này cho thấy rằng đa số bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh lý của mình thông qua một lượng thuốc hợp lý Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng có 46,6% bệnh nhân đang sử dụng hơn 5 loại thuốc Có thể cho thấy rằng họ có những tình trạng sức khỏe phức tạp hơn hoặc bệnh nặng hơn, yêu cầu nhiều loại thuốc hơn để kiểm soát Điều này có thể tạo ra thách thức về việc tuân thủ chế độ điều trị, vì bệnh nhân có thể cảm thấy khó khăn khi phải nhớ và quản lý việc sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.
Số lượng bệnh mắc kèm: Có tới 88,9% bệnh nhân có số bệnh mắc kèm lớn hơn 2. Điều này phản ánh thực tế rằng đái tháo đường típ 2 thường liên quan đến nhiều biến chứng và tình trạng sức khỏe kèm theo Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện trong việc quản lý sức khỏe của bệnh nhân.
Các bệnh lý kèm theo: Các bệnh lý mắc kèm phổ biến nhất ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 trong mẫu nghiên cứu là tăng huyết áp (76,5%) và thiếu máu cục bộ cơ tim (70,9%) Điều này không gây ngạc nhiên vì đái tháo đường và tăng huyết áp thường đi cùng nhau, cả hai đều liên quan đến rối loạn chuyển hóa và đều tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm thiếu máu cục bộ cơ tim Rối loạn lipid máu (40,5%) và các bệnh lý hệ tiêu hóa (33,7%) cũng khá phổ biến Rối loạn lipid máu thường đi kèm với đái tháo đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch Còn các bệnh lý hệ tiêu hóa bao gồm một loạt các vấn đề từ viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản đến hội chứng ruột kích thích Trong khi đó, tỷ lệ bệnh lý gan và bệnh lý thận đều rất thấp, cùng chiếm 0,3% Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cả hai bệnh này đều có thể là biến chứng nghiêm trọng của đái tháo đường kéo dài và không được kiểm soát tốt Những thông tin này cho thấy rằng việc quản lý đái tháo đường típ 2 không chỉ đòi hỏi việc kiểm soát lượng đường huyết mà còn cần chú trọng đến việc quản lý và phòng ngừa các bệnh lý mắc kèm và biến chứng Tỷ lệ trên cũng khá tương đồng với nghiên cứu của
Lý Thành Anh Tuấn và cs với tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp mắc kèm là lớn nhất chiếm 72,9% tiếp theo là về bệnh lý thiếu máu cục bộ cơ tim chiếm 33,3%, bệnh lý về hệ tiêu hoá 19,6%, bệnh lý gan chiếm 3,5%, và tỷ lệ thấp nhất là mắc bệnh lý thận chiếm 1,5% [93].
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
4.2.1 Tỷ lệ các thuốc đái tháo đường típ 2 được điều trị trong nghiên cứu:
Các loại thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 phổ biến nhất trong mẫu nghiên cứu ở trung tâm y tế Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng bao gồm: Biguanid (metformin), sulfonylure (gliclazid và glimepirid) và insulin
Metformin: Một loại thuốc thuộc nhóm biguanid, có tỷ lệ sử dụng cao nhất với
85,8% bệnh nhân Điều này không gây ngạc nhiên bởi metformin thường là lựa chọn điều trị đầu tiên cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 Bởi một số lý do [2], [30], [31]:
Hiệu quả: Metformin giúp giảm sự sản xuất glucose (đường) của gan và cải thiện khả năng cơ thể sử dụng insulin, điều này giúp giảm đường huyết mà không gây ra tăng cân.
An toàn: Metformin có ít tác dụng phụ nghiêm trọng Mặc dù một số người có thể trải qua các tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc buồn nôn khi bắt đầu sử dụng, những tác dụng này thường giảm đi sau một thời gian Đối với hầu hết mọi người, metformin rất an toàn để sử dụng.
Không gây hạ quá mức đường huyết: Một số loại thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây ra tình trạng hạ quá mức đường huyết (hypoglycemia) nhưng metformin thì ít có khả năng gây ra tình trạng này.
Lợi ích về tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy metformin có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một lo ngại lớn đối với những người mắc đái tháo đường.
Giá cả phải chăng: Metformin là một loại thuốc kinh điển, nên giá cả thường phải chăng hơn so với các loại thuốc mới hơn.
Nhóm thuốc Sulfonylure: Bao gồm gliclazid (34,2%) và glimepirid (38,2%), cũng được sử dụng rộng rãi Thuốc này hoạt động bằng cách kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn, giúp giảm lượng đường trong máu Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể phản ứng với loại thuốc này bằng cách tăng cân
Insulin: Chỉ được sử dụng ở một tỷ lệ tương đối thấp (6,8%) so với các loại thuốc khác Điều này có thể phản ánh thực tế rằng insulin thường chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc khi bệnh nhân có tình trạng nặng hoặc biến chứng như ketoacidosis Nhìn chung, dữ liệu này phản ánh xu hướng điều trị đái tháo đường típ 2 ở Việt Nam, với sự ưu tiên cho metformin và các loại thuốc sulfonylure, cùng với việc sử dụng insulin ở một số trường hợp cụ thể.
Trong nghiên cứu của Đặng Thị Thuỳ Giang tại Khoa nội tiết Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ các thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm biguanid, sulfonylure và insulin Trong đó, insulin là thuốc được sử dụng nhiều nhất (chiếm 84,7%) gồm các nhóm insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng kéo dài Metformin là thuốc được sử dụng tương đối nhiều (chiếm 28,3%) Tiếp đó, thuốc điều trị dạng uống nhóm sulfonylure gồm gliclazid (chiếm 22,3%) và glimeprid (chiếm 7%) [91]
Trong nghiên cứu của Lý Thành Anh Tuấn và cs tại Trung tâm y tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang thì insulin chiếm 26,5% Metformin là thuốc được sử dụng nhiều chiếm nhất 74,3% Tiếp đó, thuốc điều trị nhóm sulfonylure gồm gliclazid (48,9%) và glimepirid (12,1%) [92].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Pho và cs tại 12 trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Đồng Tháp đã ghi nhận việc chỉ định metformin là 94% và các sulfonylure là 41,5% Phác đồ đơn trị liệu chiếm 64,5% (Metformin hay sulfonylure) và phác đồ đa trị liệu chiếm 35,5% [98].
Sự khác biệt tỷ lệ ở các nghiên cứu trên có thể được giải thích bởi các yếu tố sau: Bệnh nhân ở các trung tâm y tế khác nhau có thể có mức độ nghiêm trọng khác nhau của bệnh Ví dụ, bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ có thể chăm sóc cho bệnh nhân nặng hơn so với trung tâm y tế ở Cù Lao Dung và Châu Thành, đòi hỏi việc sử dụng insulin nhiều hơn Các hướng dẫn điều trị ở từng nơi có thể khác nhau, tùy thuộc vào các phác đồ lựa chọn Điều này có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc Hay tình hình cung cấp thuốc có thể khác nhau giữa các địa phương, điều này có thể ảnh hưởng đến lựa chọn thuốc.
4.2.2 Phân tích phác đồ sử dụng trong nghiên cứu
Phác đồ đơn trị liệu (34,9%):
Metformin đơn trị liệu (20,8%): Metformin là một loại thuốc thuộc nhóm biguanid, hoạt động bằng cách giảm sản xuất glucose của gan và cải thiện độ nhạy cảm với insulin ở cơ Sự lựa chọn này là lý tưởng cho những bệnh nhân mới chẩn đoán đái tháo đường típ 2 hoặc những bệnh nhân có khả năng kiểm soát lượng đường huyết qua chế độ ăn uống và vận động.
Gliclazid đơn trị liệu (9,6%): Gliclazid thuộc nhóm thuốc sulfonylurea, kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin Điều này có thể hữu ích đối với những bệnh nhân mà cơ thể vẫn có khả năng sản xuất insulin nhưng không đủ.
Insulin đơn trị liệu (4,6%): Trường hợp này khá hiếm vì insulin thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả Tuy nhiên, có thể có một số trường hợp đặc biệt mà insulin là lựa chọn tốt nhất, chẳng hạn như những người bị đái tháo đường típ 2 nặng hoặc những người có nguy cơ cao phát triển các biến chứng.
Phác đồ đa trị liệu (65,1%):
PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
Bằng việc sử dụng thang điểm MMAS-8 để đánh giá mức độ tuân thủ của 395 bệnh nhân Mỗi bệnh nhân được phỏng vấn 1 lần và tính tổng điểm sau khi hoàn thành bài phỏng vấn Tuân thủ dùng thuốc là một yếu tố rất quan trọng trong quản lý bệnh đái tháo đường típ 2 Đáng tiếc là, kết cho thấy tỷ lệ tuân thủ không cao như mong đợi.
Cụ thể, 44,3% bệnh nhân từng quên uống thuốc và 22,8% bệnh nhân quên uống thuốc trong 2 tuần gần đây Những chỉ số này cho thấy sự cần thiết của việc cải thiện giáo dục và hỗ trợ cho bệnh nhân về việc tuân thủ dùng thuốc Một số bệnh nhân có xu hướng tự điều chỉnh liệu pháp dựa trên kết quả kiểm tra đường huyết của họ mà không tư vấn với bác sĩ Cụ thể, 15,2% bệnh nhân ngừng dùng thuốc khi thấy đường huyết của họ ở dưới mức cần kiểm soát Điều này cần được khắc phục vì có thể dẫn đến việc điều trị không hiệu quả và tăng rủi ro các biến chứng liên quan đến bệnh Tần suất dùng thuốc hàng ngày cũng là một thách thức với bệnh nhân 67,3% bệnh nhân cho biết họ không bao giờ hoặc hiếm khi gặp khó khăn khi nhớ dùng thuốc nhiều lần trong ngày, trong khi 21,8% bệnh nhân thỉnh thoảng gặp khó khăn và 3,8% bệnh nhân thường xuyên hoặc luôn luôn gặp khó khăn Điều này cũng đề xuất rằng cần có thêm hỗ trợ để giúp bệnh nhân nhớ dùng thuốc đúng cách Cuối cùng, về mức độ tuân thủ dùng thuốc, chỉ có 14,4% bệnh nhân tuân thủ tốt, trong khi 53,9% bệnh nhân tuân thủ ở mức trung bình và 31,6% bệnh nhân tuân thủ kém Điều này cho thấy rằng cần có nhiều biện pháp hơn nữa nhằm cải thiện mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của Lê Thu Thuỷ và cs khi đánh giá về tuân thủ sử dụng thuốc theo 3 mức độ tốt-trung bình-kém thì tại bệnh viện đại học Y Hà Nội tỉ lệ này tương ứng là 37,1%; 42,2% và 20,7% [97] Nghiên cứu của Ong Tú Mỹ và cs khảo sát 408 bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu có 84,31% bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc và 15,69% bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2
[77] Tại An Giang, nghiên cứu của Lý Thành Anh Tuấn và cs khi khảo sát mức độ tuân thủ điều trị của 100 bệnh nhân, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt chiếm phần lớn nhất là 51 bệnh nhân (chiếm 51%), số bệnh nhân tuân thủ trung bình có 30 bệnh nhân chiếm 30% và tuân thủ kém có 19 bệnh nhân chiếm 19% [93] Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Pho và cs (2023) ghi nhận tỷ lệ tuân thủ là 57% và khộng tuân thủ là 43% [99].
Tỷ lệ tuân thủ trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ thấp hơn so với các nghiên cứu khác Một số giải pháp để cải thiện khả năng tuân thủ của bệnh nhân:
Bệnh nhân quên uống thuốc: Đây là một vấn đề phổ biến mà nhiều bệnh nhân gặp phải Có một số cách để giải quyết vấn đề này: Sử dụng các công cụ nhắc nhở như là báo thức trên điện thoại di động, ứng dụng chăm sóc sức khỏe hoặc các thiết bị nhắc nhở uống thuốc thông thường Đặt lịch uống thuốc theo các hoạt động hàng ngày: Ví dụ, uống thuốc ngay sau khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ
Bệnh nhân tự điều liều lượng hay ngưng thuốc: Cần tăng cường giáo dục về tầm quan trọng của việc tuân thủ liệu pháp do bác sĩ chỉ định Đồng thời, khuyến khích bệnh nhân thảo luận với bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng hoặc ngừng dùng thuốc
Khó nhớ dùng thuốc nhiều lần trong ngày: Nếu có thể, bác sĩ có thể xem xét việc chỉ định các loại thuốc cần dùng một lần mỗi ngày Ngoài ra, việc sử dụng hộp thuốc hằng ngày cũng có thể giúp bệnh nhân nhớ dùng thuốc đúng cách
Cải thiện mức độ tuân thủ dùng thuốc: Cần có sự hỗ trợ liên tục từ đội ngũ y tế, gia đình và cộng đồng Việc cung cấp thông tin rõ ràng về tác dụng của thuốc và tầm quan trọng của việc tuân thủ liệu pháp, cũng như việc giải quyết các khó khăn cá nhân mà bệnh nhân có thể gặp phải khi tuân thủ điều trị, có thể giúp cải thiện mức độ tuân thủ dùng thuốc.
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Để phân tích sâu hơn về tình hình tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 trong mẫu nghiên cứu chúng ta cần hiểu rằng những yếu tố này không độc lập mà liên quan mật thiết với việc quản lý bệnh trạng.
Nhóm tuổi: Chỉ số p lớn hơn 0,05 (p=0,657) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa các nhóm tuổi OR = 0,931, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,681 đến 1,274, cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về khả năng tuân thủ điều trị giữa các nhóm tuổi.
Giới tính: Chỉ số p nhỏ hơn 0,05 (p=0,024), cho thấy có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa nam và nữ OR = 0,604, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,390 đến 0,935, cho thấy phụ nữ có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 0,604 lần so với nam giới Điều này cho thấy giới tính có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị.
Dân tộc: Chỉ số p lớn hơn 0,05 (p=0,593) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa các dân tộc OR = 1,156, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,680 đến 1,963, cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về khả năng tuân thủ điều trị giữa các dân tộc.
Hoàn cảnh sống: Chỉ số p nhỏ hơn 0,05 (p=0,000), cho thấy có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa những người sống một mình và những người sống cùng gia đình OR = 0,273, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,154 đến 0,483, cho thấy những người sống một mình có khả năng tuân thủ điều trị thấp hơn 0,273 lần so với những người sống cùng gia đình Điều này cho thấy sự hỗ trợ từ gia đình có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ điều trị.
Trình độ học vấn: Chỉ số p nhỏ hơn 0,05 (p=0,000), cho thấy có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa các cấp độ học vấn khác nhau OR = 0,550, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,406 đến 0,743, cho thấy những người có trình độ học vấn cao hơn (Cao đẳng, Đại học trở lên) có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 0,550 lần so với những người có trình độ học vấn thấp hơn Điều này cho thấy trình độ học vấn có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị.
Nghề nghiệp: Chỉ số p lớn hơn 0,05 (p=0,284) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa các nghề nghiệp khác nhau OR = 0,934, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,825 đến 1,058, cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về khả năng tuân thủ điều trị giữa các nghề nghiệp.
Thời gian điều trị: Chỉ số p=0,187, cao hơn 0,05, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa các nhóm với thời gian điều trị khác nhau.
OR = 0,791, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,559 đến 1,121, cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về khả năng tuân thủ điều trị giữa các nhóm với thời gian điều trị khác nhau.
Số bệnh mắc kèm: Chỉ số p=0,509, > 0,05, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa các nhóm với số bệnh mắc kèm khác nhau OR 1,266, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,629 đến 2,550, cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về khả năng tuân thủ điều trị giữa các nhóm với số bệnh mắc kèm khác nhau.
Số lượng thuốc/ đơn thuốc: Chỉ số p=0,701, > 0,05, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa các nhóm với số lượng thuốc/ đơn thuốc khác nhau OR=1,087, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,711 đến 1,662, cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về khả năng tuân thủ điều trị giữa các nhóm với số lượng thuốc/ đơn thuốc khác nhau.
Phác đồ điều trị: Chỉ số p=0,672, > 0,05, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa các nhóm với các loại phác đồ điều trị khác nhau. OR=1,027, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,908 đến 1,162, cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về khả năng tuân thủ điều trị giữa các nhóm với các loại phác đồ điều trị khác nhau. Đường dùng: Chỉ số p=0,633, > 0,05, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ điều trị giữa các nhóm với các đường dùng khác nhau OR=0,821, trong khoảng tin cậy 95% từ 0,366 đến 1,843, cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về khả năng tuân thủ điều trị giữa các nhóm với các đường dùng khác nhau.
Tóm lại, có ba yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân là giới tính, hoàn cảnh sống và trình độ học vấn Điều này cung cấp cho chúng ta thông tin quý giá trong việc xây dựng các chương trình hỗ trợ nhằm cải thiện mức độ tuân thủ điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2.