CHƯƠNG I Chuyên đề thực tập GVHD GS TS Đàm Văn Nhuệ MỤC LỤC Lời mở đầu 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ 1 SỬ DỤNG VỐN 1 1 1 Khái niệm, phân loại và vai trò của vốn 1 1 1 1 Khá[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ
Khái niệm, phân loại và vai trò của vốn
Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn Các doanh nghiệp luôn đặt ra câu hỏi làm sao để có đủ vốn và sử dụng vốn ra sao cho thực sự hiệu quả Vậy vốn là gì? Có nhiều quan niệm về vốn như:
Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đích kiếm lời, tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ Nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ với mục đích là thu về số tiền lớn hơn ban đầu Do đó vốn mang lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp Quan điểm này đã chỉ rõ mục tiêu của quản lý là sử dụng vốn nhưng mang tính trừu tượng, hạn chế về ý nghĩa đối với việc hạch toán và phân tích quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Theo nghĩa hẹp thì vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân,mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia
Theo nghĩa rộng thì vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hóa, dịch vụ như tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, các kiến thức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp, trình độ quản lý và tác nghiệp của cán bộ quản lý, cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác hiệu quả của vốn trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó khăn và phức tạp nhất là khi nước ta hiện nay trình độ quản lý kinh tế chưa cao và pháp luật chưa hoàn thiện.
Theo quan điểm của Mark thì vốn chính là tư bản, là giá trị mang lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất Tuy nhiên Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế Đây là một hạn chế trong quan điểm của Mark.
Theo David Begg , Stenley Richer, Rudiger Darubused trong cuốn kinh tế học thì vốn hiện vật là giá trị của hàng hóa đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ khác.Ngoài ra còn có vốn tài chính Bản thân vốn là một hàng hóa nhưng được tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo. Quan điểm này đã cho thấy nguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn nhưng hạn chế là chưa cho thấy mục đích của việc sử dụng vốn.
Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Một số nhà kinh tế học khác lại cho rằng vốn có nghĩa là phần lượng tạm thời phải hy sinh cho tiêu dùng hiện tại của nhà đầu tư, để đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng cho tương lai Quan điểm này chủ yếu phản ánh động cơ về đầu tư nhiều hơn là nguồn vốn và biểu hiện của nguồn vốn Do vậy quan điểm này cũng không đáp ứng được nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như phân tích vốn.
Có thể thấy các quan điểm khác nhau về vốn ở trên, một mặt thể hiện được vai trò, tác dụng trong điều kiện lịch sử cụ thể với các yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụ thể Mặt khác, trong cơ chế thị trường hiện nay, đứng trên phương diện hạch toán và quản lý, các quan điểm đó chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về quản lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích các quan điểm về vốn ở trên, khái niệm về vốn cần thể hiện được các vấn đề sau đây:
- Nguồn gốc sâu xa của vốn kinh doanh là một bộ phận của thu nhập quốc dân được tái đầu tư để phân biệt với vốn đất đai, vốn nhân lực.
- Trạng thái của vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là tài sản vật chất ( tài sản cố định và tài sản dự trữ ) và tài sản tài chính (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các chứng khoán, các tín phiếu…là cơ sở đề ra các biện pháp quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hiệu quả.
- Phải thể hiện được mục đích sử dụng vốn đó là tìm kiếm các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội mà vốn đem lại, vấn đề này sẽ định hướng cho quá trình quản lý kinh tế nói chung, quản lý vốn doanh nghiệp nói riêng.
Từ những vấn đề nói trên, có thể nói quan niệm về vốn là: Phần thu nhập quốc dân dưới dạng tài sản vật chất và tài chính được cá nhân, các doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích.
Có nhiều cách phân loại vốn
1.1.2.1 Căn cứ vào thời gian huy động vốn
Vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất thường xuyên, dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn của doanh nghiệp.
Vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn dưới 1 năm mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bạn hàng.
1.1.2.2 Căn cứ vào nguồn hình thành ban đầu
Vốn chủ sở hữu là số vốn do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng mà không phải cam kết thanh toán.
Vốn chủ sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau tùy theo loại hình doanh nghiệp:
- Đối với doanh nghiệp nhà nước vốn bao gồm ngân sách nhà nước cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp tự tích lũy.
- Đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp dưới hình thức mua cổ phiếu.
- Đối với công ty TNHH, vốn do các thành viên đóng góp.
- Đối với công ty liên doanh, vốn do các bên tham gia liên doanh đóng góp.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân, vốn do một cá nhân đầu tư.
Vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Nguồn vốn kinh doanh: thể hiện số tiền đầu tư mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động sử dụng vào kinh doanh…
- Các quỹ của doanh nghiệp: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi…
- Nguồn vốn xây dựng cơ bản: là nguồn chuyên dùng đầu tư, mua sắm tài sản cố định và đổi mới công nghệ.
- Nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối.
Vốn đi vay để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do phần lớn vốn tự có của doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn nên doanh nghiệp thường vay vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau Doanh nghiệp có thể vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, vay từ các tổ chức xã hội, từ các cá nhân.Vay vốn một mặt giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, một mặt là giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính trong nền kinh tế.
1.1.2.3 Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị
Hiệu quả, phân loại, những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
vốn và những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng, quản lý nguồn vốn làm cho chúng sinh lời tối đa nhằm tối đa hóa mục tiêu sinh lời của chủ sở hữu.
Về mặt định lượng, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được từ lượng vốn đó mang lại với lượng vốn bỏ ra Mối tương quan đó thường được biểu hiện bằng công thức:
Chỉ tiêu này dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn đến kết quả kinh tế.
Chỉ tiêu này là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực.
Về mặt định tính, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trình độ khai thác, quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Từ công thức trên, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn càng cao khi kết quả thu về càng lớn hơn số vốn bỏ ra Do đó, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải sử dụng triệt để không để vốn nhàn rỗi, tiết kiệm vốn không sử dụng lãng phí phải phù hợp với mục đích và quản lý chặt chẽ nhất để tránh thất thoát, tham nhũng, lợi dụng chức quyền sử dụng vốn sai mục đích.
1.2.2 Phân loại hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả toàn bộ và hiệu quả bộ phận:
- Hiệu quả toàn bộ thê hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với số vốn bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh Nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung của doanh nghiệp.
- Hiệu quả bộ phận phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được của từng bộ phận vốn: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu, vốn vay Việc phân tích này chỉ ra hiệu quả sử dụng của từng loại vốn và ảnh hưởng của hiệu quả từng bộ phận vốn đối với hiệu quả sử dụng vốn chung của doanh nghiệp.
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp
Một là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp Khả năng thanh toán cao giúp hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp và doan nghiệp mới có thể phát triển được Hơn nữa, sử dụng vốn hiệu quả giúp doanh nghiệp có uy tín, huy động vốn tài trợ dễ dàng.
Hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình trên thị trường, cải thiện đời sống của người lao động Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì tác động tích cực không chỉ tăng việc làm tăng thu nhập cho người lao động mà còn đóng góp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường kèm theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt Cạnh tranh là quy luật tất yếu, cạnh tranh để tồn tại Khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề cao
Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chi mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, cho người lao động mà còn mang lại hiệu quả xã hội, tác động tới cả nền kinh tế.
1.2.4 Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
1.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn chung của doanh nghiệp:
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp:
Doanh thu ( doanh thu thuần ) trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn = ――――――—―—―—―—―—―—
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả toàn bộ vốn hay tài sản của doanh nghiệp. Cho biết cứ một đồng vốn mà doanh nghiệp đầu tư có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu ( doanh thu thuần ) trong kỳ.
- Chỉ tiêu hệ số doanh lợi tổng số vốn:
Hệ số doanh lợi vốn = ――――――—―—
Là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn Phản ánh một đồng vốn tại ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
- Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu
Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu = ――――――—―
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh việc thực hiện mục tiêu.
- Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu
Hệ số doanh lợi doanh thu = ――――――—―
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định trong kỳ:
Doanh thu (doanh thu thuần) trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn cố định = ―—―—―—―—―—―—―—―—― Vốn cố định bình quân trong kỳ
Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ = ―—―—―—―—―—―—―—―—― 2
Nguyên giá Số tiền khấu hao Vốn cố định đầu kỳ (cuối kỳ) = TSCĐ - lũy kế đầu kỳ đầu kỳ (cuối kỳ) (cuối kỳ)
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền khấu hao lũy kế = khấu hao + khấu hao - khấu hao cuối kỳ đầu kỳ tăng trong kỳ giảm trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu ( doanh thu thuần ) trong kỳ.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Doanh thu (doanh thu thuần) trong kỳ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = ―—―—―—―—―—―—―—―— Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu ( doanh thu thuần).
- Hàm lượng vốn cố định:
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Hàm lượng vốn cố định = ―—―—―—―—―—―—―—―—
Doanh thu (doanh thu thuần) trong kỳ
Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Phản ánh một đồng doanh thu (doanh thu thuần) cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = ―—―—―—―—―—―—―—
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hệ số hao mòn tài sản cố định:
Số tiền khấu hao lũy kế
Hệ số hao mòn TSCĐ = ―—―—―—―—―—―—―—―—―—―—― Nguyên giá tài sản cố định tại thời điểm đánh giá
Phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ so với thời điểm đầu tư ban đầu.
- Kết cấu tài sản cố định:
Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ tại thời điểm đánh giá.
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị trong tổ chức.
1.2.4.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = —―—―—―—―—―—―—―—
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Số lần luân chuyển vốn lưu động (vòng quay vốn lưu động):
Mức luân chuyển vốn (doanh thu thuần) trong kỳ Vòng quay VLĐ trong kỳ = ―—―—―—―—―—―—―—―—―—― Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Mức luân chuyển vốn trong kỳ phản ánh tổng giá trị luân chuyển được thực hiện trong kỳ được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản thuế gián thu và phải nộp NSNN.
Phản ánh vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Các doanh nghiệp luôn phải tìm cách để tăng vòng quay vốn lưu động vì điều này có thể giúp các doanh nghiệp giảm được vốn vay, mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở số vốn hiện có.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động (Số ngày của một vòng quay vốn lưu động):
Kỳ luân chuyển vốn lưu động = ―—―—―—―—―—―—―—―
Vòng quay vốn lưu động trong kỳ
Phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động.
Vốn lưu động bình quân trong kỳ x 365 ngày Kỳ luân chuyển VLĐ = ―—―—―—―—―—―—―—―—―—―—― Mức luân chuyển vốn (doanh thu thuần) trong kỳ
- Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.
Tổng số ngày trong 1 kỳ
Kỳ thu tiền bình quân = ―—―—―—―—―—―—―—―—―
Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ
Doanh thu bán hàng trong kỳ
Vòng quay khoản phải thu trong kỳ = ―—―—―—―—―—―—―
Các khoản phải thu bình quân
1.2.4.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Tổng vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp có bao nhiêu phần do vay nợ mà có.
Hệ số nợ dài hạn = ―—―—―—―—―—―—
Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp vốn vay dài hạn chiếm bao nhiêu.
Hệ số nợ vốn chủ sở hữu = ―—―—―——―
Mỗi hệ số nợ cho phép nhìn nhận kết cấu vốn của doanh nghiệp ở mỗi khía cạnh khác nhau Việc phân tích kết cấu vốn của doanh nghiệp giúp người quản lý doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đúng đắn đồng thời có kế hoạch cho việc tổ chức, huy động và sử dụng vốn trong kỳ tiếp theo.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY
Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Lịch sử phát triển của công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần xây dựng và cơ giới Vạn Thắng
2.1.1.1.Địa chỉ trụ sở chính :
- Thôn10 ,xã Tiêu Sơn , huyện Đoan Hùng ,tỉnh Phú Thọ
2.1.1.2.Địa chỉ văn phòng đại diện :
- Số 2497 ,đại lộ Hùng Vương ,thành phố Việt Trì ,tỉnh Phú Thọ
2.1.1.3.Người đại diện theo pháp luật :
Chủ tịch hội đồng quản trị – Giám đốc công ty : Nguyễn Bá Lực
2.1.1.4.Nơi thành lập và năm thành lập
+Nơi thành lập : tỉnh Phú Thọ
Công ty cổ phần xây dựng và cơ giới Vạn Thắng có giấy chứng nhận kinh doanh Công ty cổ phần số 18 03 000 033 , đăng ký lần đầu ngày 27/06/2002 , đăng lý thay đổi lần thứ hai ngày 21/06/2006 do Phòng đăng ký kinh doanh , Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.
Tại PGD Nông Trang – Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
+Vốn điều lệ : 6.000.000.000 đồng ( Bằng chữ : sáu tỷ đồng chẵn )
2.1.2: Lĩnh vực hoạt động của công ty
- Chuẩn bị mặt bằng công trình xây dựng
- Xây dựng các công trình dân dụng , giao thông , thủy lợi , cấp thoát nước , hạ tầng kỹ thuật vừa và nhỏ
- Xây dựng đường điện đến 35Kv và lắp đặt trạm biến áp đến 560 KVA
- Trang trí nội ngoại thất
- Kinh doanh vận tải hàng hóa và dịch vụ xếp dỡ hàng hóa đường bộ , đường thủy
- Sản xuất kinh doanh đồ mộc dân dụng và xây dựng
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng ,cấu kiện bê tông đúc sẵn
- Khoan , thăm dò , khai thác đất đá (có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp )
2.1.3 : Đặc điểm lao động của công ty :
Trong bất cứ một ngành nghề nào thì yếu tố lao động cũng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng bậc nhất Lao động là nguồn gốc sáng tạo ra sản phẩm, là nhân tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất kinh doanh Nhờ có lao động và thông qua các phương tiện sản xuất mà các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu có thể kết hợp với nhau tạo ra thực thể sản phẩm Như vậy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố lao động.
Chất lượng lao động của công ty được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 2.1: Chất lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật năm 2010 Đơn vị: Người
Stt Cán Bộ chuyên môn và kỹ thuật
Theo thâm niên công tác (Năm)
>5 >10 >15 Ghi chú Đại học và trên Đại học 20
6 Cử nhân kinh tế-tài chính 3 1 2
II Cao Đẳng và Trung cấp 30
2 CĐ Ngân hàng -Kế toán 5 2 3
4 TC Tài chính-Tiền lương 2 1 1
Bảng 2.2: Chất lượng công nhân kỹ thuật Đơn vị: Người
Công nhân kỹ thuật theo nghề Số lượng
1 Công nhân nề + bê tông 11 3 4 3 1
6 Công nhân vận hành máy
Qua bảng trên ta thấy số cán bộ công nhân viên của công ty đến nay có
178 người , trong đó trình độ đại học 20 người ,cao đẳng 15 người ,trung cấp
15 người ,công nhân kỹ thuật 128 người
2.1.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Sản phẩm xây lắp là các công trình , vật kiến trúc có quy mô lớn phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng lâu dài nên việc tổ chức quản lý hạch toán sản phẩm phải được dự toán trước sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán, theo thoả thuận giữa các bên, tính chất hàng hoá của sản phẩm không thể hiện rõ.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện để sản xuất thì thay đổi theo địa điểm đặt sản phẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng hạch toán tài sản, vật tư dễ mất mát hư hỏng.
Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại được chia nhỏ thành nhiều công việc khác nhau Do vậy việc quản lý phải chặt chẽ sao cho đảm bảo tiến độ thi công công trình đúng thời hạn đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nhiệm vụ của Công ty thì ngoài các nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện Công ty còn tự đặt ra cho mình các nhiệm vụ Để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra Như:
+ Nghiên cứu nhu cầu khả năng của thị trường về ngành xây lắp xây dựng công trình giao thông Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp theo ngành nghề đã đăng ký, thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với các đơn vị kinh tế khác.
+ Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng công trình Phù hợp với thị hiếu của khách hàng Sử dụng các thiết bị máy móc để thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng mỹ thuật, đạt hiệu quả kinh tế cao
+ Chấp hành luật pháp Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý vốn, vật tư, tài sản, thực hiện hạch toán kinh tế bảo toàn và phát triển vốn.
+ Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, quản lý toàn diện đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty Nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động.
Công ty CP Xây Dựng và cơ giới Vạn Thắng đã hoàn thành tốt được số công trình đảm bảo chất lượng tốt cả về mỹ thuật và kỹ thuật Nhờ đó Công ty đã tạo được uy tín trong thị trường xây dựng Để tham gia tiếp tục vào đấu thầu các công trình có quy mô và khối lượng lớn hơn Một số công trình mà Công ty đã hoàn thành như xây dựng công trình đường GTNT Phú Thọ , xây dựng hạ tầng khu đô thị Nam Đồng Mạ thành phố Việt Trì , xây dựng công trình đường huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai và một số công trình khác
2.1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ĐỘI TB CƠ GIỚI ĐỘI THI CÔNG SỐ 1 ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 ĐỘI THI CÔNG SỐ 3
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH
PHÒNG HC - QT PHÒNG TÀI VỤ
SƠ ĐỒ 2.1 TỔ CHỨC CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ CƠ GIỚI VẠN THẮNG Đứng đầu Công ty là Hội đồng quản trị , Ban Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng chức năng.
Hội đồng quản trị gồm các thành viên sáng lập công ty, hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, lợi ích của Công ty
Ban Giám đốc do hội đồng thành viên bầu ra gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc chuyên trách Trong đó Giám đốc đồng thời cũng là chủ tịch hội đồng thành viên và là người đại diện trước pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt Thay mặt cho Công ty trong các Giao dịch thương mại là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty Giám đốc Công ty có các quyền và nhiệm vụ sau:
+ Tiếp nhận vốn, sử dụng hiệu quả và phát triển vốn.
+ Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Tổ chức việc xây dựng các định mức kinh tế, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các định mức này trong Công ty.
+ Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Xây dựng phương án, tổ chức bộ máy quản lý, điều chỉnh và phát triển bộ máy quản lý của Công ty Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch đầu tư và phát triển, công tác kinh doanh, tuyển dụng lao động, công tác tài chính kế toán…
Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty
2.2.1 Đánh giá kết quả hoạt động chung của công ty
Bảng 2.3: Danh sách các công trình có giá trị trên 5 tỷ đồng công ty đã thi công trong 5 năm gần đây
TỔNG GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN
TÊN CƠ QUAN KÝ HỢP ĐỒNG
1 San lấp mặt bằng khu đô thị mới phía Đông
TT Vân Đồn – tỉnh
CP tập thể thương binh Minh Thành
2 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường 279 đoạn đèo
3 Xây dựng tuyến đường số 4 thuộc dự án xây dựng rừng quốc gia Đền
Chi cục phát triển lâm nghiệp – tỉnh Phú Thọ
Ban QLDA giảm nghèo tỉnh Lào Cai
5 Cải tạo nâng cấp đường từ
XN chế biến rác qua xã
Ban QLDA xây dựng công trình hạ tầng TP Việt Trì
Thọ trình ATK huyện Thanh Sơn
QLDA chương trình ATK huyện Thanh Sơn
8 Nâng cấp cải tạo tuyến đường NTT vào khu định cư đồi
Ban QLDA tỉnh Phú Thọ
9 San nền mặt bằng dự án khu nhà ở Nam Đồng Mạ –
CP đầu tư và phát triển đô thịLILAMA
Thi công đường giao thông, cây xanh ký hiệu NĐM
– 04 thuộc dự án khu nhà ở Nam Đồng Mạ –
CP đầu tư và phát triển đô thị LILAM A
Ban QLDA ATK(22 9) huyện Yên Lập 1
2 Đường trục chính thị trấn Bắc Hà
Bắc Hà – tỉnh Lào
QLDA XDCB huyện Bắc Hà – Lào Cai 1
QLDAXDCB huyệnBắc Hà– LàoCai
Bảng 2.4: Danh sách các công trình công ty đang thi công
TỔNG GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN
TÊN CƠ QUAN KÝ HỢP ĐỒNG
GT, cây xanh Ký hiệu
04 thuộc dự án khu nhà ở Nam Đồng
CP đầu tư xây dựng và phát triển đô thị LILAMA (LILAM
2 Đường nối tỉnh lộ ĐT
BanQLDAXDCB huyệnBắc Hà –Lào Cai
3 Nền, mặt đường, hệ thống thoát nước
XD CT hạ tầng
TP Việt Trì – tỉnh Phú Thọ
4 San nền mặt bằng dự án khu đô thị
XD CT hạ tầng
TP ViệtTrì – tỉnhPhú Thọ
Bảng 2.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 và 2010
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuÇn vÒ cung cÊp dịch vụ
.605 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
043 Doanh thu hoạt động tài chính 3.511.313 13.788.060
Chi phí quản lý kinh doanh 1.520.246
164 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
6 Tổng lợi nhuận kế toán trớc thuÕ
2.2.2 Tình hình cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
2.2.2.1 Căn cứ vào nguồn hình thành ban đầu
Bảng 2.6 : Cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn đi vay tiêuChỉ
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền (đồng) trọngTỷ trong% nguồtổng n vốn
Số tiền (đồng) trọngTỷ trong% nguồtổng n vốn
B.Nguồ n vốn chủ sở hữu
Ta thấy vốn kinh doanh của công ty năm 2010 không có biến động lớn,tăng so với năm 2009 là 666.760.443 đồng bằng 2,66% Nguyên nhân tăng chủ yếu do vay ngắn hạn tăng Mức vay nợ dài hạn của công ty rất ít trong tổng nguồn vốn, chỉ chiếm 5,57% năm 2009 và 6,29% năm 2010, nợ phải trả chiếm 75,75% năm 2009 và 75,83% năm 2010 Chủ yếu là nợ ngắn hạn (69,46% năm 2009;70,26% năm 2010 trong tổng nguồn vốn).
Nhìn vào cơ cấu vốn của từng năm, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chỉ chiếm xấp xỉ 25
%, vốn vay chiếm xấp xỉ 75% trong tổng số vốn cho thấy tính tự chủ về mặt tài chính của công ty không cao Tuy nhiên đặc thù của công ty là hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng Mà đặc điểm riêng có của ngành xây dựng là chu kỳ kinh doanh dài, tổ chức sản xuất theo kiểu dự án, quy trình sản xuất không đồng bộ, sản phẩm dở dang có giá trị lớn, dự trữ nguyên vật liệu nhiều Do vậy nhu cầu về vốn lưu động là tương đối lớn
Thêm nữa chi phí sử dụng vốn tự có thường lớn hơn cả chi phí vốn vay Mặt khác không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp của mình bằng nguồn vốn tự có, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nên việc huy động nhiều nguồn vốn tài trợ là tất yếu.
2.2.2.2 Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị
Bảng 2.7: Cơ cấu tỷ trọng vốn cố cố định và vốn lưu động
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền trọng Tỷ trong tổng tài (%) sản
Số tiền trọng Tỷ trong tổng tài (%) sản
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
II.Các khoản phải thu 10.528.130.81
1 41,98 9.980.010.730 38,76 -548.120.081 -5,21 III.Hàng tồn kho 7.300.932.003 29,11 10.396.071.8 03 40,38 3.095.139.80
B.TSCĐ, đầu tư dài hạn 4.708.831.910 0,1878 4.513.320.040 0,175
Nhận thấy, tỷ trọng vốn lưu động của công ty khá cao so với tỷ trọng vốn cố định Tỷ trọng vốn lưu động trong 2 năm 2009, 2010 ở mức trên 80%, vốn cố định ở mức gần 20% so với tổng vốn và có xu hướng tăng tỷ trọng vốn lưu động, giảm tỷ trọng vốn cố định Vốn lưu động tăng nguyên nhân chủ yếu ở tăng các hàng tồn kho Điều này không tốt do lượng vốn của công ty bị ứ đọng nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật không được tăng cường
Tiền mặt của công ty ở mức thấp năm 2009 chỉ chiếm 2,38% tổng tài sản của công ty Năm 2009, lượng tiền mặt tăng lên nhưng không đáng kể, chiếm 3,18% trong tổng tài sản của công ty.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của công ty Năm 2009 tỷ trọng các khoản phải thu là 29,11% thì năm 2010 tỷ trọng các khoản phải thu là 40,38% tăng lên 42,39% so với năm 2009 Các khoản phải thu nhiều làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nên muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải có biện pháp giảm các khoản phải thu.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau các khoản phải thu Trong đó tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho của công ty là chi phí SXKD dở dang do giai đoạn cuối năm 2009 và 2010 công ty đang thi công nhiều công trình dở dang và có một số công trình phải tạm dừng thi công do điều kiện thời tiết nên chi phí sản xuất kinh doanh của công ty mới lớn như vậy Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của công ty gây ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Nguyên vật liệu tồn kho của công ty tương đối lớn Do đặc thù của ngành xây dựng điều này cũng là tất yếu Việc dự trữ nguyên vật liệu của công ty giúp cho hoạt động sản xuất của công ty thực hiện liên tục và không bị gián đoạn do không kịp cung ứng nguyên vật liệu Tuy nhiên, các công trình công ty thực hiện ở nhiều địa điểm xa kho dự trữ nguyên vật liệu nên chi phí lưu kho, vận chuyển nguyên vật liệu đến chân công trình sẽ lớn nên sẽ cân nhắc đến vấn đề này ở phần sau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Tài sản lưu động khác của công ty năm 2010 giảm 98,11% so với năm
2009 Tài sản lưu động khác bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước Cụ thể theo bảng cân đối kế toán tài sản lưu động khác giảm nhiều do giảm tạm ứng của công ty.
2.2.3 Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty
2.2.3.1 Cơ cấu vốn cố định
Vốn cố định của công ty bao gồm giá trị của tài sản cố định hữu hình: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị văn phòng.
Tài sản cố định chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản của công ty nhưng tài sản cố định lại rất quan trọng, góp phần mang lại doanh thu, lợi nhuận, giúp thu hồi vốn đầu tư cho công ty Cơ cấu tài sản cố định sẽ cho biết tỷ trọng từng loại tài sản cố định công ty đầu tư công ty thể hiện trong bảng sau
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng)
1.Nhà cửa vật kiến trúc
3.Phương tiện vận tải truyền dẫn
Máy móc thiết bị của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản cố định (vốn cố định) Năm 2010 công ty mua sắm thêm 1 máy móc thiết bị trị giá là : 1.958.853.752 đồng và thanh lý 1 phương tiện vận tải truyền dẫn trị giá : 410.176.000 đồng.
Công ty không có tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng, không có tài sản chờ thanh lý hay tài sản chưa sử dụng Tất cả các tài sản đều được sử dụng liên tục.
Máy móc thiết bị của công ty sử dụng đều là máy móc được nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc chất lượng tốt và đáp ứng tốt yêu cầu về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật.
2.2.3.2 Tình hình khấu hao tài sản cố định
Công ty áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng Toàn bộ giá trị tài sản được phân bổ theo thời gian sử dụng
Tính đến thời điểm cuối năm 2010, tài sản cố định của công ty có:
- Giá trị hao mòn lũy kế: 7.359.876.056 đồng
Hệ số Tổng giá trị còn lại TSCĐ 4.513.320.040 hao mòn = —―—―—―—―—―—―— = —―—―—―— = 38,01%
VCĐ Tổng nguyên giá TSCĐ 11.873.196.096
Vậy số vốn còn phải thu hồi nguyên giá TSCĐ của công ty đến thời điểm cuối năm 2010 là 38,01%.
2.2.4 Công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty
2.2.4.1 Cơ cấu vốn lưu động
Căn cứ vào quá trình luân chuyến của vốn lưu động em chia vốn lưu động thành vốn lưu động trong lưu thông, vốn lưu động trong dự trữ, vốn lưu động trong sản xuất Tỷ trọng của từng loại được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.8.Cơ cấu vốn lưu động
Số tiền (đồng) trọng Tỷ trong % VLĐ tổng trọng Tỷ trong % từng phần
Số tiền (đồng) trọng Tỷ trong % VLĐ tổng
A.Tài sản lưu động trong lưu thông
2.Tiền gửi ngân hàng 186.509.455 348.612.986
II.Các khoản phải thu 10.528.130.811 80,56 9.980.010.730 92,11 -530.120.081
1.Phải thu của khách hàng 8.975.798.013 7.322.167.715 -1.653.630.298
2.Trả trước cho người bán 1.465.811.786 2.558.343.851 1.101.532.065
III.Tài sản lưu động khác 1.945.091.084 14,88 36.854.747 0,34 -1.908.236.337
3.Các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn
B.Tài sản lưu động trong sản xuất
1.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
C.Tài sản lưu động trong dự trữ
1.Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
2.Thành phẩm tồn kho 528.080.000 33,04 607.292.000 33,04 79.212.000
Năm 2010 vốn lưu động của công ty tăng 862.272.313 đồng so với năm
2009 nguyên nhân tăng do vốn lưu động trong khâu sản xuất và khâu dự trữ tăng, còn vốn lưu động trong khâu lưu thông lại giảm
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chung
1.Hiệu suất sử dụng vốn 20.233.266.648
2.Hệ số doanh lợi vốn 2.112.526.800
3.Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu
4.Hệ số doanh lợi doanh thu
Hiệu suất sử dụng vốn năm 2010 cao hơn năm 2009, thể hiện sức sản xuất vốn năm 2010 cao hơn năm 2009 Năm 2009, cứ 1 đồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh mang lại cho công ty 0,81 đồng doanh thu Năm 2010, 1 đồng vốn đầu tư đem lại 0,9 đồng doanh thu.
Nếu năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn của công ty vẫn như năm 2009 thì công ty có doanh thu là : 25.745.491.709 x 0,81 = 20.853.848.284
Nhờ công tác quản lý sử dụng vốn tốt, công ty đã không lãng phí doanh thu là: 23.268.256.645 - 20.853.848.284 = 2.414.408.361 đồng
- Hệ số doanh lợi vốn phản ánh sức sinh lợi của vốn, thể hiện cứ 1 đồng vốn đầu tư mang lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Năm 2009, 1 đồng vốn đầu tư mang lại cho công ty 0,084 đồng lợi nhuận ròng Năm 2010, 1 đồng vốn đầu tư đem về cho công ty 0,085 đồng lợi nhuận ròng.
Giả sử năm 2010, sức sinh lời của công ty vẫn như năm 2009, thì lợi nhuận của công ty là : 25.745.491.709 x 0,084 = 2.162.621.304 đồng. Thực tế lợi nhuận ròng của công ty năm 2010 là 2.188.041.201 đồng.
- Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu thể hiện sức sinh lời vốn chủ sở hữu, thể hiện cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Năm 2009, 1 đồng vốn chủ sở hữu mang về 0,347 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2010, con số này tăng lên là 0,352.
- Hệ số doanh lợi doanh thu cho thấy 1 đồng doanh thu năm 2010 mang lại lợi nhuận thấp hơn năm 2009 Năm 2009, 1 đồng doanh thu mang lại 0,104 đồng lợi nhuận ròng Năm 2010, 1 đồng doanh thu mang lại 0,094 đồng lợi nhuận ròng.
Giả sử năm 2010, hệ số doanh lợi doanh thu vẫn như năm 2009 thì với mức doanh thu năm 2010 công ty thu về được lợi nhuận ròng là : 23.268.256.645 x 0,104 = 2.419.898.691 đồng
Công ty bị thất thoát lợi nhuận là :
Năm 2010 công ty sử dụng vốn tốt hơn mang lại hệ số doanh lợi lớn hơn nhưng tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm điều này thể hiện công ty đã cố gắng hơn trong công tác sử dụng vốn nhưng chi phí của công ty quá cao làm giảm lợi nhuận Tốc độ tăng lợi nhuận vẫn chậm hơn tốc độ tăng doanh thu.
Nên muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngoài các biện pháp nâng cao hệ số sử dụng vốn cần có biện pháp giảm chi phí không cần thiết.
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.Tỷ suất sinh lợi VCĐ 2.112.526.800
4.Tỷ suất sinh lợi TSCĐ 2.112.526.800
Vốn cố định của công ty chỉ bao gồm tài sản cố định nên các nhóm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định với hiệu suất sử dụng tài sản cố định; tỷ suất sinh lời vốn cố định với tỷ suất sinh lợi tài sản cố định là như nhau.
- Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2010 tốt hơn năm 2009, thể hiện:
Năm 2009, bình quân cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,435 đồng lợi nhuận ròng.
Năm 2010, bình quân 1 đồng vốn cố định bình quân được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh mang lại 0,475 đồng lợi nhuận ròng.
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định thể hiện sức sản xuất của vốn cố định (tài sản cố định) của công ty Năm 2009, trung bình 1 đồng vốn cố định đưa vào sản xuất kinh doanh mang lại 4,169 đồng doanh thu Năm 2010, trung bình 1 đồng vốn cố định sử dụng mang lại 5,046 đồng doanh thu Năm
2010, sức sản xuất của vốn cố định tăng lên đáng kể.
Nếu năm 2010, sức sản xuất của vốn cố định vẫn là 4,169 như năm 2009 thì doanh thu của công ty năm 2010 chỉ là :
Công ty sẽ lãng phí : 23.268.256.645 - 19.223.575.574 = 4.044.681.071 đồng
Nếu năm 2010, sức sinh lời của vốn cố định vẫn như năm 2009 thì lợi nhuận ròng của công ty năm 2010 là:
Nhưng thực tế năm 2010, lợi nhuận ròng của công ty là 2.188.041.201 đồng. Như vậy, sức sản xuất của vốn cố định tăng lên là nguyên nhân làm tăng sức sinh lời của vốn cố định
- Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định hay còn gọi là suất hao phí vốn cố định cho biết cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn cố định mới tạo ra được 1 đồng doanh thu Năm 2009, cần 0,24 đồng vốn cố định để tạo ra 1 đồng doanh thu; năm 2010, cần 0,198 đồng vốn cố định để tạo ra 1 đồng doanh thu. Giả sử suất hao phí tài sản cố định năm 2010 vẫn như năm 2009 thì công ty muốn tạo ra được lượng doanh thu như vậy thì phải đầu tư vốn cố định là : 23.268.256.645 x 0,24 = 5.584.381.595 đồng
Nhờ tăng sức sản xuất vốn cố định công ty đã tiết kiệm được:
2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.Tỷ suất lợi nhuận VLĐ 2.112.526.800
4.Vòng quay các khoản phải thu
10.254.070.770 5.Kỳ thu tiền bình quân 365
- Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động biểu hiện sức sản xuất của vổn lưu động, mang ý nghĩa mỗi đồng vốn lưu động đầu tư mang lại mấy đồng doanh thu, hay nói cách khác, mỗi đồng vốn lưu động luân chuyển được bao nhiêu vòng trong 1 kỳ Năm 2009, 1 đồng vốn lưu động của công ty luân chuyển được 1,032 vòng Năm 2010, 1 đồng vốn lưu động của công ty luân chuyển 1,119 vòng Nếu năm 2010 tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty vẫn như năm 2009, thì doanh thu công ty năm 2010 là 20.801.035.510 x 1,032 = 21.466.668.646 đồng, thực tế doanh thu năm 2010 là 23.268.256.645
- Số vòng quay vốn lưu động của năm thấp tương ứng với số ngày của 1 vòng luân chuyển vốn lưu động cao Năm 2009, phải 354 ngày vốn lưu động mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển, con số này ở năm 2010 là 326 ngày.
Năm 2010, ngày 1 vòng quay vốn lưu động giảm so với năm 2009 là 354– 326
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động thể hiện sức sinh lời của vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động được sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Năm 2009, trung bình 1 đồng vốn lưu động đem lại 0,108 đồng lợi nhuận ròng cho công ty Năm 2010, trung bình 1 đồng vốn lưu động mang lại 0,105 đồng lợi nhuận ròng Năm 2010, sức sinh lời của vốn lưu động giảm mặc dù vòng quay của vốn lưu động đã tăng lên, làm tăng doanh thu Điều này là do tốc độ tăng doanh thu nhiều hơn tốc độ tăng lợi nhuận Như vậy, công ty đã hiệu quả hơn trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động nhưng vấn đề chi phí đã làm giảm rất nhiều hiệu quả của nó.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2010 đã tốt hơn năm
2009 Công tác quản lý và sử dụng vốn đã bắt đầu tốt lên đối với cả vốn cố định và vốn lưu động mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn hơn cho công ty Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu vẫn lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận là biểu hiện của chi phí cao Vòng quay các khoản phải thu tăng lên nhưng nhìn chung tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động của công ty vẫn lớn Công ty cần cải thiện tình trạng bị ứ đọng vốn trong các khoản phải thu thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ tăng lên đáng kể.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong công ty rất thấp, nhưng tỷ số sinh lời của vốn chủ sở hữu cao Chứng tỏ hiệu quả của đòn bẩy tài chính.
2.4.1 Điểm mạnh trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty Điểm mạnh nổi bật trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty là công tác quản lý và sử dụng vốn cố định.
- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã chú trọng đến việc đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý hiện đại và thực hiện chế độ bảo dưỡng nghiêm Công ty tiến hành thanh lý, nhượng bán số máy móc cũ, lạc hậu Sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho công ty có được một cơ cấu tài sản hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công ty quy định rõ trách nhiệm vất chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
- Công ty chủ động các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh : mua bảo hiểm cho các tài sản.
- Việc quản lý tài sản của công ty khá là chặt chẽ Với mỗi tài sản là máy móc đều được kế toán theo dõi và cập nhật vào cuối ngày về số giờ hoạt động , số nguyên nhiên liệu sử dụng , năng suất hoạt động nên việc sử dụng tài sản của công ty sai mục đích hầu như không có
- Trong 2 năm 2009 và 2020, tỷ trọng vốn cố định giảm, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tảng lên, tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng thể hiện công ty đã tiết kiệm được số vốn cố định trong việc sử dụng.
- Trong công tác quản lý tiền mặt tại công ty được thực hiện tốt Mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải được thực hiện thông qua quỹ, không bộ phận nào được thu chi ngoài quỹ, tự thu tự chi Có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt Kế toán quỹ và thủ quỹ phân định rõ ràng Công ty quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt Các đối tượng tạm ứng có sự xác định rõ, quy định mức tạm ứng,quy định thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời
2.4.2 Điểm yếu trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty
Từ những phân tích ở trên cho thấy: tỷ lệ vốn lưu động trong cơ cấu vốn của công ty cao chiếm hơn 80% trong cơ cấu vốn của công ty nhưng hiệu suất sinh lợi, hiệu suất sử dụng kém vốn cố định gần 4 lần Khả năng thanh toán của công ty trong 2 năm ở mức thấp Rõ ràng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty còn nhiều hạn chế Đó là những hạn chế về:
- Hoạt động quản lý các khoản phải thu: Các khoản phải thu cua công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn lưu động của công ty, xấp xỉ 50% trong cả 2 năm Các khoản phải thu lớn làm ản hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của công ty Lượng tiền mặt của công ty bị ứ đọng tại các đơn vị chủ đầu tư, tại các khách hàng không thu được lãi trong khi nhu cầu vốn lưu động trong công ty liên tục phát sinh, công ty phải sử dụng đến các hình thức huy động vốn khác, nhưng phải trả lãi Hơn nữa, công ty cũng bị mất nhiều cơ hội đầu tư do thiếu vốn.
- Hoạt động quản lý tiền mặt: tỷ suất khả năng thanh toán tức thời của công ty ở mức quá thấp Khi công ty có khoản nợ đến hạn hoặc có chi phí phát sinh bất thường trong khi lượng tiền dự trữ của công ty quá thấp công ty sẽ gặp khó khăn.
Ngoài ra, công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng Phương pháp này không hợp lý bởi những năm đầu sử dụng tài sản cố định hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị cao hơn những năm cuối, mang lại hiệu quả kinh doanh cho những năm đầu lớn hơn.
Công tác phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh tế của công ty chưa được quan tâm Công tác này chỉ thực hiện trên 1 số chỉ tiêu về tài chính, còn các hoạt động khác thì chưa thực hiện Khi chưa phân tích kỹ càng công ty không phát hiện ra thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn của mình, nguyên nhân gây ra hiệu quả sử dụng vốn kém và biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên Không làm được công tác phân tích này, các biện pháp đưa ra mang tính kinh nghiệm, cảm tính, không nâng cao hiệu suất sử dụng vốn đầu tư đến mức tốt nhất.
- Đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình được thực hiện với giá thành công trình lớn, thời gian thi công dài, chịu ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên, sau khi hoàn thành cần thời gian theo dõi chất lượng cồng trình Do vậy các cơ quan chủ đầu tư chưa thanh toán ngay hết giá trị của các công trình Hơn nữa, phần lớn công trình công ty thi công là do các chủ đầu tư thuộc cơ quan nhà nước nên thủ tục nghiệm thu, thanh toán còn phức tạp mất nhiều thời gian.
- Cũng là do đặc điểm của ngành xây dựng, các công trình công ty trúng thầu, tùy từng chủ đầu tư, tùy từng công trình mà chủ đầu tư sẽ ứng trước 1 phần giá trị hợp đồng cho công ty, và sau mỗi giai đoạn thực hiện hoàn thành, chủ đầu tư mới tiến hành nghiệm thu và thanh toán từng giai đoạn cho công ty. Đến giai đoạn cuối cùng, chủ đầu tư cũng giữ lại 1 tỷ lệ nhất định trong giá trị hợp đồng hết thời gian theo dõi, bảo hành công ty mới được thanh toán hết Do vậy mà trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao giờ cũng có giai đoạn nhất định các khoản phải thu của công ty rất lớn và vay ngắn hạn của công ty rất lớn.
Những phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
3.1.1 Mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty để giành được nhiều công trình có giá trị lớn
Trước tình hình hiện nay, có quá nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, như: các công ty xây dựng của nước ngoài, công ty xây dựng có vốn của nhà nước, công ty do các chủ sở hữu là tư nhân bỏ vốn Nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực này rất lớn, tỷ suất lợi nhuận doanh thu của mỗi công ty trong ngành này đều phải giảm để cạnh tranh nhau Do đó muốn tăng hiệu quả sử dụng vốn chỉ có thể dùng biện pháp tăng doanh thu cho công ty.
Thị trường của công ty là tập hợp những khách hàng hiện tại và tiềm năng của công ty Mở rộng thị trường là công ty tìm kiếm những đối tượng khách hàng mới, mở rộng phạm vi trên những địa bàn mới, đa dạng hóa các ngành nghề.
Vì thế công ty cần chú trọng hoạt động marketing tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho công ty Có các giải pháp về kỹ thuật, nhân lực,… để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh cho công ty, nâng cao khả năng thắng thầu cho công ty trong các cuộc đấu thầu.
3.1.2 Chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng tổng vốn đầu tư của công ty hay vốn cố định, vốn lưu động của công ty đều phụ thuộc vào việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển của vốn đó Và hiệu quả sử dụng vốn của từng bộ phận đều ảnh hưởng đến hiệu quả toàn bộ Công tác quản lý vốn lưu động là khâu yếu nhất trong công tác quản lý vốn tại công ty nên công ty cần thực hiện giải pháp tăng cường hiệu quả vốn lưu động, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, có thể dùng một số biện pháp như sau:
- Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cần dùng trong từng giai đoạn của quá trình kinh doanh để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động chính xác Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở kỳ trước Dựa trên số vốn lưu động đã xác định, lên kế hoạch huy động vốn cho công ty Công ty phải so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
- Trong trường hợp công ty đang hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, công ty nên linh hoạt tìm ra cac nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp.
- Tổ chức tốt quá trình hạch toán các khoản nợ để có kế hoạch theo dõi đốc thúc Tránh trường hợp các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn không thanh toán được.
- Việc hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động cho thấy lượng hàng hóa mua cũng như gửi tại các đại lý còn nhiều Cần lên kế hoạch rõ ràng nhu cầu vật tư trong kỳ để thu mua Không để thiếu vật tư phải dừng thi công, nhưng phải tính toán chặt chẽ để không bị dư thừa vốn trong nguyên vật liệu tồn kho.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập nguyên vật liệu trước sự biến động của thị trường.
- Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư Vật tư trong xây dựng có giá trị lớn nên khả năng mất mát rất cao, mất mát vật tư gây tổn thất cho công ty, thiệt hại đến chi phí, lại gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, làm giảm uy tín của công ty.
- Tổ chức hợp lý quá trình lao động, nhằm nâng cao năng suất lao động của máy móc, nhân công, tiết kiệm được chi phí.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác, điều này sẽ tạo nên nhiều cơ hội kinh doanh cho công ty Mối quan hệ được xây dựng dựa trên cơ sở là uy tín của công ty thế nên công ty phải tạo dựng được uy tín của mình
3.1.3 Phấn đấu làm giảm tối thiểu các khoản chi phí
Như trên đã phân tích doanh thu của công ty năm 2010 tăng so với năm
2009, hiệu suất sử dụng vốn tăng nhưng tỷ suất sinh lời của vốn giảm là do chi phí của công ty cao Do đó công ty cần có các biện pháp làm giảm chi phí để tăng lợi nhuận của công ty lên Có thể dùng các biện pháp như là:
- Xây dựng định mức nguyên vật liệu để tránh tiêu hao, lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động bằng các hình thức khoán và khuyến khích về vật chất.
- Điều chỉnh lại quy trình thi công công trình, giảm thiểu số nhân viên ở các phòng ban sao cho phù hợp, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý vừa không ngừng gia tăng doanh thu.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
3.2.1 Xây dựng và áp dụng các giải pháp tốt hơn nhằm xử lý lượng vốn bị các chủ đầu tư chiếm dụng
Lượng vốn bị chiếm dụng của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản Làm giảm tốc độ luân chuyển vốn của công ty và gây giảm hiệu quả sử dụng vốn rất nhiều lần Trước mắt, công ty phải thực hiện biện pháp nhanh chóng giải quyết lượng vốn bị chủ đầu tư chiếm dụng và sau đó thực hiện các biện pháp để hạn chế tình trạng này trong những giai đoạn sau:
- Đối với những khoản phải thu của công ty hiện nay: giao trách nhiệm theo dõi, đốc thúc việc thanh toán các khoản nợ cho một cá nhân cụ thể Kế toán trưởng giao trách nhiệm mỗi nhân viên kế toán phụ trách một tài khoản công nợ, theo dõi và liên hệ với các chủ công trình để đôn đốc thanh toán đối với khoản nợ phải thu Có chế độ khuyến khích vật chất đối với mỗi cá nhân khi thu được các khoản nợ này, đặc biệt là nợ khó đòi Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của công ty mà còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan khác như thiện chí, tình hình tài chính của bên A, ngân sách nhà nước nhưng động lực thúc đẩy cá nhân của công ty sẽ mang lại hiệu quả hơn Đối với những công trình do ngân sách nhà nước cấp vốn, tùy từng công trình vướng mắc trong thanh toán ở khâu nào công ty cần có biện pháp cụ thể để xúc tiến nhanh việc thanh toán.
- Đối với các khoản nợ khó đòi, công ty có thể thu hồi bằng cách tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nợ hoặc mua tài sản cố định của doanh nghiệp nợ.Khi quyết định mua lại tài sản cố định của doanh nghiệp nợ, công ty cần nghiên cứu kỹ càng giá trị của tài sản đó có bằng hoặc gần tương xứng với khoản nợ không Nếu tài sản là máy móc thì vẫn phải sử dụng được, không quá lạc hậu và phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việc thực hiện giải pháp này thường thì công ty phải chịu tổn thất một phần chi phí, không thể thu hồi được giá trị bằng giá trị khoản nợ phải thu Tuy nhiên, đối với khoản nợ khó đòi thực hiện giải pháp này là cần thiết để nhanh chóng thu hồi lại số nợ khó đòi bởi để thời gian lâu hơn rủi ro với khoản nợ này càng lớn hơn.
- Hiện nay, đã xuất hiện các tổ chức tài chính, công ty mua bán nợ và được pháp luật công nhận Công ty có thể sử dụng dịch vụ này bằng cách bán các khoản phải thu cho tổ chức, công ty này để huy động vốn, giảm các khoản phải thu Bên mua nợ sẽ tự chịu trách nhiệm trong việc thu hồi các khoản nợ của công ty đã bán cho họ mà công ty không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì đối với các khoản nợ đã bán Tổ chức, công ty mua bán nợ tự chịu rủi ro đối với khoản nợ đã thu mua Tuy nhiên, chi phí cho dịch vụ này khá cao.
Các công trình xây dựng thường có giá trị rất lớn và thường công ty phải tự bỏ vốn ít nhất 50% để mua nguyên vật liệu, vật tư, trả lương cho người lao động và thanh toán các khoản chi phí để tiến hành xây dựng kể từ khi ký kết hợp đồng đến khi được thanh toán Do vậy công ty cần điều tra, nghiên cứu kỹ về chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư để đảm bảo về khả năng thanh toán đối với công trình công ty dự định thi công Dưới đây là các biện pháp thực hiện lâu dài của công ty để hạn chế khoản nợ phải thu:
- Đối với nguồn vốn đầu tư do nhà nước cấp hay do một tổ chức nước ngoài tài trợ công ty cần tìm hiểu quyết định cấp vốn và các khâu cấp vốn để từ đó tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất, hạn chế qua các khâu trung gian làm phát sinh những khoản chi phí không đáng có Đối với vốn đầu tư do chủ đầu tư là tư nhân cần tìm hiểu về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của họ thông qua các báo cáo tài chính của họ qua các năm, thông qua các thông tin thu thập được từ nhiều phía về tình hình tài chính của chủ đầu tư đó Đối với chủ đầu tư là tư nhân, công ty càng phải thận trọng trong xem xét đánh giá.
- Tìm hiểu về chủ đầu tư công ty tìm hiểu về phẩm chất, tư cách tín dụng của chủ đầu tư Đó là tìm hiểu về lịch sử thanh toán của chủ đầu tư với các doanh nghiệp khác Trong quá khứ, chủ đầu tư có thanh toán đúng hạn hay không, thủ tục thanh toán có phiền hà, gây cản trở cho nhà thầu không.
- Trong hợp đồng ký kết xây dựng, công ty cần quy định chặt chẽ các điều khoản về mức tiền ứng trước, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, các điều khoản về mức phạt thanh toán chậm so với quy định Công ty cũng có thể áp dụng mức chiết khấu nếu bên A thanh toán trước thời hạn, các điều khoản nếu xảy ra tranh chấp.
- Với những hợp đồng thi công với khối lượng nhỏ, công ty thực hiện chính sách “ mua đứt bán đoạn” không để nợ hoặc thời hạn nợ ngắn Với những hợp đồng thi công lớn, trước khi ký hợp đồng công ty cần phân loại tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của chủ đầu tư.
- Mở sổ theo dõi các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi Như vậy công ty sẽ dễ dàng theo dõi được các khoản nợ nào sắp đến hạn để có thể có biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khoản nợ về số lượng và thời gian thanh toán. Tránh tình trạng các khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
- Với các khoản thanh toán chậm công ty cần theo xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như : thời gian gia hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ cơ quan chức năng can thiệp khi các biện pháp trên không mang lại kết quả.
3.2.2 Nâng cao năng lực thắng thầu trong đấu thầu xây dựng Đất nước ta hiện nay đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho nên xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế là rất lớn Nhà nước đã có kế hoạch hàng năm trích 1 phần ngân sách cho xây dựng hạ tầng của nền kinh tế Do đó cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng hiện nay rất nhiều Tuy nhiên, sức cạnh tranh trong lĩnh vực này của các doanh nghiệp là rất lớn Để tồn tại và đứng vững mỗi doanh nghiệp phải tự nỗ lực vươn lên bằng chính khả năng sức lực của mình.
Hiện nay, đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường cạnh tranh giữa các nhà thầu, đảm bảo cho sự thành công của chủ đầu tư Vì vậy mà đấu thầu được các chủ đầu tư thực hiện phổ biến hiện nay để tìm ra nhà thầu tốt nhất Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức của công ty Chính vì vậy, công ty phải tìm cách để luôn là nhà thầu có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của chủ đầu tư.
Việc đánh giá, xếp hạng các nhà thầu dựa trên cơ sở đánh giá các bộ hồ sơ thầu theo tiêu chuẩn đã định trước với những nội dung sau: tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng; tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu; tiêu chuẩn tài chính, giá cả; tiêu chuẩn tiến độ thi công. Để đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư, công ty phải tự hoàn thiện trên nhiều phương diện:
- Nâng cao năng lực máy móc thiết bị: Đầu tư máy móc thiết bị của công ty cần có trọng điểm, chú trọng đến yếu tố công nghệ của máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là lợi thế của công ty khi cạnh tranh với các nhà thầu khác Bởi vì, máy móc thiết bị hiện đại dễ dàng đáp ứng yêu cầu cao về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình thi công, an toàn cho người lao động hơn các máy móc thiết bị lạc hậu Hiện nay công ty có một số máy móc đã sử dụng trong thời gian dài, đổi mới trang thiết bị là một yêu cầu cấp bách hiện nay.