1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ Phần đầu tư xây dựng và vận tải Trung Sơn

38 906 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 490,5 KB

Nội dung

Vốn kinh doanhcủa một doanh nghiệp bao gồm :Vốn cố định và vốn lưu động.Khác vớivốn cố định là số vốn ứng trước hình thành nên tài sản cố định thì vốn lưuđộng là loại vốn linh hoạt,như d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

VÀ VẬN TẢI TRUNG SƠN HOÀNG MAI – HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn : GVC Lê Văn Chắt Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khắc Hà Lớp : TC 14 - 13

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động 2

1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động 3

1.2.3 Phân loại căn cứ vào nguồn hình thành của vốn lưu động 4

1.2.4 Phân loại căn cứ vào thời gian huy động của vốn lưu động 5

1.3 Nhu cầu VLĐ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ 6

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động 8

1.5 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 9

1.5.1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 9

1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 9

1.5.3 Một số chỉ tiêu phân tích khác 11

1.5.4 Quản lý và bảo toàn vốn lưu động 12

1.5.5 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 13

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI TRUNG SƠN - HOÀNG MAI - HÀ NỘI 14

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vận tải Trung Sơn- Hoàng Mai - Hà Nội 14

2.1.1 Tên đơn vị thực tập, tên giao dịch, địa chỉ 14

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 14

2.1.3 Các ngành nghề kinh doanh và nhiệm vụ của công ty 15

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 16

2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán 17

2.2 Kết quả hoạt động SXKD và tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và vận tải Trung Sơn 20

Trang 3

2.2.1 Phân tích thực trạng hoạt động kinh của doanh nghiệp 20

2.2.2 Đánh giá cơ cấu tài sản của công ty 22

2.2.3 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn của công ty 24

2.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty 26

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNGVLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI TRUNG SƠN HOÀNG MAI - HÀ NỘI 28

3.1 Đánh giá chung về kết quả sản xuất kinh doanh và công tác quản lý,sử dụng VLĐ của công ty năm 2010 - 2012 28

3.1.1 Những kết quả đã đạt được trong 3 năm của công ty cổ phần xây dựng và vận tải Trung Sơn, Hoàng Mai - Hà Nội 28

3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 29

3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 29

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sxkd của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vận tải Trung Sơn 30

3.2.1 Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn lưu động 30

3.2.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vận tải Trung Sơn 30

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 4

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Vốn là một yếu tố không thể thiếu với sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung Vốn kinh doanhcủa một doanh nghiệp bao gồm :Vốn cố định và vốn lưu động.Khác vớivốn cố định là số vốn ứng trước hình thành nên tài sản cố định thì vốn lưuđộng là loại vốn linh hoạt,như dòng máu luôn vận động nuôi sống doanhnghiệp.Sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trườngtuy là hệ quả của nhiều yếu tố song đặc biệt phải thừa nhận đến vai tròcủa quản trị vốn lưu động

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề,qua nghiên cứu tìm hiểuthực cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Văn Chắt và các cán bộ côngnhân viên trong phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Cổ Phần đầu tư xây

dựng và vận tải Trung Sơn,em quyết định chọn đề tài :" Vốn lưu động và

một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ Phần đầu tư xây dựng và vận tải Trung Sơn" để làm đề tài

luận văn tốt nghiệp của mình,nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhnói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng Đồng thời đưa ranhững biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Cổ phần đầu tư xây dựng và vận tải Trung Sơn - Hoàng Mai,Hà Nội

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.

Chương II: Kết quả hoạt động SXKD và tình hình sử dụng VLĐ của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vận tải Trung Sơn trong 3 năm.

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vận tải Trung Sơn.

Trang 6

CHƯƠNG I VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động

1.1.1 Khái niệm

Vốn lưu động là yếu tố quan trọng gắn liền quá trình sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn mà doanh

nghiệp đã sử dụng để mua sắm , hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh ở một thời điểm nhất định.

Qua một chu kì sản xuất,kinh doanh vốn lưu động chuyển hóa thànhnhiều hình thái khác nhau Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất vốnlưu động thể hiện dưới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua các giaiđoạn nó dần chuyển thành sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm Giai đoạncuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hóavào sản phẩm cuối cùng Khi sản phẩm này được bán trên thị trường sẽ thu vềtiền tệ hay trạng thái ban đầu của vốn lưu động nhưng lớn hơn

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

- Vốn lưu động lưu chuyển nhanh

- Vốn lưu động chuyển dịch một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh

- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn khi hoàn thành một vòngsản xuất kinh doanh

Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kì khép kín từ hìnhthái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơnhình thái ban đầu Chu kì vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả

Trang 7

năng thanh toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp.

Điều khác biệt lớn nhất của vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cốđịnh chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, cònvốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kìsản xuất , kinh doanh

1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1.Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động

Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 2 loại:

- Vốn vật tư hàng hóa: bao gồm nguyên vật liệu chung, vật liệu phụ, sảnphẩm dở dang,bán thành phẩm

- Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đangchuyển, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõi khả năngthanh toán, đánh giá mức tồn kho dự trữ, nắm bắt chặt chẽ và đưa ra nhữngchính sách tín dụng thương mại hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng, nâng cao doanh số bán hàng cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốnlưu động

1.2.2.Phân loại căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất

Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phânthành 3 loại:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ: bao gồm vốn nguyên vật liệuchính,vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu,vốn phụ tùng thay thế,vốn vật liệu đónggói, vốn công cụ dụng cụ

- Loại vốn này cần thiết để đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh

Trang 8

nghiệp được tiến hành liên tục.

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm vốn sản phẩm đang chếtạo, vốn bán thành phẩm tự chế, vốn chi phí trả trước

- Loại vốn này được dùng cho quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trìnhsản xuất của các bộ phận sản xuất trong dây chuyền công nghệ được liên tục,hợp lý

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm vốn thành phẩm, vốnbằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán

Loại vốn này dùng để dự trữ sản phẩm, đảm bảo cho tiêu thụ thườngxuyên, đều đặn theo nhu cầu của khách hàng

Việc phân loại vốn lưu động theo phương pháp này giúp cho việc xemxét, đánh giá tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quátrình chu chuyển vốn lưu động Thông qua đó, nhà quản lý sẽ có nhưng biệnpháp thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng tốc độ luânchuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.3.Phân loại căn cứ vào nguồn hình thành của vốn lưu động

Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 2 loại:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn được hình thành từ một hoặcnhiều chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp như: nhà nước, các cổ đông, tư nhân,thành viên đầu tư góp vốn, hộ gia đình Nguồn vốn này được hình thành từđầu và bổ sung thêm trong quá trình phát triển

- Nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng ổn định, thường xuyên chủ độngtheo thẩm quyền của chủ sở hữu

- Nợ phải trả: Là nguồn vốn được hình thành từ các chủ nợ khác nhaunhư: Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, của công chúng, của các nhà đầu

tư trong và ngoài nước, các khoản tạm thời sử dụng chưa đến hạn thanh toán,tài sản thừa chờ xử lý

- Nợ phải trả là nguồn vốn bổ sung cho vốn kinh doanh, có tính kỳ hạn,

Trang 9

doanh nghiệp không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng theo nhữngđiều kiện nhất định do chủ nợ qui định.

Việc phân loại này giúp cho ta có thể thấy được kết cấu các nguồn hìnhthành nên vốn lưu động của doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp có thể chủđộng đưa ra các biện pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệuquả hơn.

1.2.4.Phân loại căn cứ vào thời gian huy động của vốn lưu động

Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 2 loại:

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp cóthể sử dụng dài hạn vào hoạt động kinh doanh, ít nhất là trên 1 năm

Nguồn VLĐ thường xuyên = Giá trị TS lưu động - Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử

Trang 10

dụng trong thời gian ngắn từ 1 năm trở lại Nguồn vốn này bao gồm cáckhoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắnhạn khác chủ yếu dùng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốnlưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo như phân tích trên ta có thể xác định nguồn vốn lưu động và tài sảnlưu động của doanh nghiệp như sau:

Nguồn VLĐ = Nguồn VLĐ thường xuyên - Nguồn VLĐ tạm thời

1.2.5.Phân loại căn cứ theo phạm vi vốn lưu động

Căn cứ vào phạm vi vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn bêntrong và bên ngoài doanh nghiệp

- Nguồn vốn bên trong: là số vốn huy động bên trong doanh nghiệp nhưvốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế,các khoản dự phòng,thu từ thanhlý,nhượng bán tài sản cố định,tiền khấu hao tài sản cố định

- Nguồn vốn bên ngoài: là số vốn của doanh nghiệp có thể huy động từnguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh như vay các tổ chức tín dụng,tổ chức kinh tế

1.3.Nhu cầu VLĐ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ

1.3.1.a Nhu cầu vốn lưu động

Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc phân loại vốn lưu động để quản lý,

Trang 11

còn xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanhkhông thừa, không thiếu vốn.

– Các khoản phải trả người cung cấp

Trong doanh nghiệp nhu cầu vốn lưu động chia làm 2 loại:

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

- Nhu cầu vốn lưu động tạm thời

1.3.1.b.Phương pháp xác định nhu cầu Vốn lưu động

1.3.1.1 Phương pháp trực tiếp

Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đểxác định nhu cầu từng khoản vốn lưu động trong tùng khâu rồi tổng hợp lạitoàn bộ thành nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Trình tự của việc xácđịnh nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này như sau:

- Xác định lượng hàng tồn kho cần thiết

- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và các khoản tín dụng cung cấpcho khách hàng

- Xác định các khoản nợ phải trả cho người cung cấp

- Tổng hợp và xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp

1.3.1.2 Phương pháp gián tiếp.

Nội dung của phương pháp này là dựa vào kết quả thống kê kinh

nghiệm về vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch.Phương pháp này được chia làm 2 trường hợp:

- Trường hợp 1: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùngloại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình

Trang 12

- Phương pháp này xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốntrong từng khâu kinh doanh, do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sửdụng vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng Tuy nhiên, do vật tư sửdụng có nhiều loại, quá trình sản xuất kinh doanh thường qua nhiều khâu

vì thế việc tính toán nhu cầu vốn theo phương pháp này tương đối phức tạp,mất nhiều thời gian

- Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời

kỳ trước của doanh nghiệp và tình hình năm kế hoạch để xác định nhu cầu vềvốn lưu động cho các năm tiếp theo Phương pháp này được thực hiện theotrình tự sau:

+ Xác định số dư bình quân các khoản phải thu, nợ phải trả,vật tưtồn kho

+ Xác định tỉ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần cả năm, trên cơ

sở đó xác định nhu cầu vốn lưu động với doanh thu

+ Xác định nhu cầu vốn lưu động của kỳ sau

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của vốn lưu động, tuy nhiên

có thể chia làm 3 nhóm nhân tố chủ yếu sau:

- Các nhân tố về mặt sản xuất: phụ thuộc vào đặc điểm kĩ thuật, côngnghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độdài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức qui trình sản xuất

- Các nhân tố về mặt dự trữ vật tư: phụ thuộc vào khoảng cách giữadoanh nghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giaohàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụcủa chủng loại vật tư cung cấp

- Các nhân tố về mặt thanh toán: Phụ thuộc vào phương thức thanh toánđược lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấphành kỷ luật thanh toán

Trang 13

1.5.Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

1.5.1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn là yếu tố rất quan trọng để giúp các doanh nghiệp đạt được mụctiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận Hiệu quả sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả sử sụng vốn lưu động là cơ sở mở rộng quy môsản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động

Tổ chức quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúpdoanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giá thành sản phẩm hạ, chất lượng sảnphẩm cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, tăng uy tíntrên thương trường

Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động diễn ra thường xuyên vàliên tục do đó việc đảm bảo lượng vốn lưu động thường xuyên là rất cần thiếtvới các công ty bằng cách là tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn lưu động

1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu

động của doanh nghiệp

a.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nói lên tình hình tổ chức các mặt côngtác mua sắm dự trữ, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không tốt, cáckhoản chi phí trong quá trình sản xuất cao hay thấp, tiết kiệm hay lãng phí.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được đo bằng 2 chỉ tiêu

-Số vòng quay vốn lưu động: là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân trong

kỳ sẽ tham gia và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Trang 14

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn lưu động vận động nhanh, đây lànhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp.

- Thời gian một vòng quay vốn lưu động: cho biết số ngày cần thiết đểvốn lưu động quay được 1 vòng

Thời gian một vòng quay VLĐ

360 ngày

Thời gian một vòng quay VLĐ càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn

Từ sự phân tích tốc độ vận chuyển VLĐ và kỳ vận chuyển VLĐ ta có thểxem xét ảnh hưởng của chúng tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí VLĐ sử dụngtrong kỳ kinh doanh

Mức lãng phí (+)hoặc Doanh thu thuần (M 1 ) Kỳ luân Kỳ luân

tiết kiệm(-) VLĐ = x chuyển VLĐ - chuyển

do ảnh hưởng của tốc độ 360 ngày kỳ này kỳ trước luân chuyển VLĐ

Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

Trang 15

c.Hệ số sinh lời vốn lưu động.

Là chỉ tiêu cho biết 1 đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồnglợi nhuận.

Lợi nhuận thuần

Hệ số sinh lời vốn lưu động =

b Số vòng quay các khoản phải thu.

Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặtcủa doanh nghiệp

Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh,doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại

c Kỳ thu tiền trung bình

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết mà doanh nghiệp thuđược tiền về kể từ khi bán hàng hóa dịch vụ đi

Trang 16

Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh, doanhnghiệp ít bị chiếm dụng vốn.

d Hệ số khả năng thanh toán.

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Là chỉ tiêu cho biết khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả

Tổng giá trị TSLĐ và đầu tư

ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tổng nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trảtrong thời gian ngắn mà không cần phải tiêu thụ vật tư, hàng hóa

Giá trị TSLĐ –Giá trị Hàng tồn kho

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tổng nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạntrả của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc giải phóng hàng tồn kho

và các khoản phải thu

Tiền + các khoản tương đương tiền

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tổng nợ ngắn hạn

1.5.4.Quản lý và bảo toàn vốn lưu động

Quản lý vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lí hoạtdộng tài chính của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp nên chú trọng đảm bảo

Trang 17

sử dụng vốn lưu động hợp lí, tiết kiệm để góp phần thúc đẩy tiêu thụ sảnphẩm và thanh toán các khoản công nợ kịp thời Vốn lưu động thường bị tácđộng của nhiều nhân tố khiến vốn lưu động giảm sút nên việc bảo toàn vốnlưu động là một vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.

- Hàng hóa bị ứ đọng, kém phẩm chất hay mất phẩm chất hoặckhông phù hợp với nhu cầu thị trường, không tiêu thụ được hoặc tiêuthụ với giá thấp

- Những rủi ro trong kinh doanh

- Kinh doanh thua lỗ kéo dài, vốn bị thiếu hụt do doanh nghiệp thu bánhàng không bù đáp vốn lưu động

- Lạm phát làm giá cả tăng nhanh sau mỗi vòng luân chuyển vốn lưuđộng mất dần do trượt giá

- Vốn bị chiếm dụng lớn trong thanh toán

Chính các nhân tố trên sẽ làm vốn lưu động giảm sút dần, vì vậy nếudoanh nghiệp sử dụng vốn lưu động không tốt, không đảm bảo được vốn làmảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, vốn chậm luân chuyển, quy môvốn bị thu hẹp, hiệu quả sử dụng vốn thấp và tất yêu doanh nghiệp hoạt độngkém hiệu quả Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm khả năng kinh doanhcủa doanh nghiệp

1.5.5 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Tài sản lưu động chiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị tài sản củadoanh nghiệp Do đó sử dung hợp lí các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rấtquan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn doanh nghiệp.Vốn lưu động đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpdiễn ra liên tục từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng cùa quá trình sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giáviệc sử dụng vốn lưu động của nhà quản lý doanh nghiệp rút ra được những vấn

đề then chốt để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với doanh nghiệp củamình.đánh giá kết quả quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trang 18

CHƯƠNG II KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI TRUNG SƠN - HOÀNG MAI - HÀ NỘI

2.1.Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vận tải

Trung Sơn- Hoàng Mai - Hà Nội

2.1.1 Tên đơn vị thực tập, tên giao dịch, địa chỉ

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ VẬN

TẢI TRUNG SƠN Tên viết tắt : Công ty C.P.X.D&V.T Trung Sơn

Địa chỉ: Số 7A, ngõ 710, đường Nguyễn Khoái, Quận Hoàng Mai,Hà Nội Điện thoại: 04.37713862

Tài khoản: 10201000206602 tại Ngân hàng Công thương Hà Nội

và đúng tiến độ, chất lượng cao

Vào thời gian đầu, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự chămchỉ làm việc và tập trung thời gian tâm sức của toàn bộ cán bộ công nhân viêntrong công ty mà ngày nay, công ty đang trên đà phát triển ngày một vữngchắc hơn Năm 2009 tổng số vốn mà công ty có đã tăng lên 10,5 tỷ đồng, đápứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh

Trang 19

Tất cả nhằm mục tiêu đảm bảo sự tăng trưởng thường xuyên của công ty,đảm bảo nghĩa vụ thuế với Nhà nước, không ngừng cải thiện điều kiện làmviệc và đời sống cho người lao động trong công ty.

Công ty quản lý và duy trì trên hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn,cùng với bề dày kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên kỹ thuật được đào tạotoàn diện về nghiệp vụ chuyên môn, các thiết bị máy móc chuyên ngành vàphương thức điều hành tiên tiến Công ty có đủ khả năng thi công nhiều loạihình công trình vừa và lớn

Công ty C.P.D.T.X.D&V.T Trung Sơn có đủ điều kiện để liên kết vớicác công ty cùng lĩnh vực để triển khai dự án liên quan đến ngành nghề kinhdoanh, bảo đảm công trình thi công đúng trình tự theo qui định hiện hành vềxây dưng cơ bản của Nhà nước nhằm đạt đúng tiến độ và chất lượng cao nhất

2.1.3 Các ngành nghề kinh doanh và nhiệm vụ của công ty

a.Ngành nghề kinh doanh

Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi,các công trình hạ tầng, san lấp mặt bằng

Sửa chữa và lắp đặt các hệ thống cung cấp điện nước, lắp đặt và sửachữa thiết bị điện máy

Kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng kim khí, thiết bị phụ tùng, hàng vật

tư công nghiệp

Vận tải vật liệu xây dựng,hàng hóa theo hợp đồng ngắn hạn

b Nhiệm vụ hàng năm của công ty.

- Căn cứ vào nguồn lực về tài chính,lao động và kết quả của những nămtrước,công ty xây dựng bản phương hướng kế hoạch,chỉ tiêu cụ thể sẽ đạtđược trong năm tiếp theo

- Trên cơ sở nắm bắt thị trường,đấy mạnh tham gia đấu thầu mang vềcho công ty những hợp đồng mới

- Tổ chức điều hành sản xuất thi công nhũng công trình còn dở dang

- Tổ chức điều hành quản lý vốn có hiệu quả,bao gồm cả VLĐ và VCĐ

- Thực hiện báo cáo quyết toán với các cơ quan nhà nước cấp trên

Ngày đăng: 21/03/2015, 22:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp trường ĐH KDCN Hà Nội Khác
2. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp trường ĐH KDCN Hà Nội Khác
3. Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp trường ĐH KDCN Hà Nội Khác
4. Tài chính trong doanh nghiệp – Nhà xuất bản tài chính Khác
5. Bảng phân tích hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vận tải Trung Sơn.6. Luận văn khóa trước Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w