1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

7B-Tôn Nguyễn Phương Trang.docx

111 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Sử Dụng Kháng Sinh Trong Điều Trị Viêm Phổi Mắc Phải Cộng Đồng Ở Người Lớn Tại Bệnh Viện Đa Khoa Năm Căn, Tỉnh Cà Mau Năm 2022
Tác giả Tôn Nguyễn Phương Trang
Người hướng dẫn GS. TS Bùi Tùng Hiệp
Trường học Trường Đại Học Tây Đô
Chuyên ngành Dược lý - Dược lâm sàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Dược Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 277,88 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (18)
    • 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG (18)
      • 1.1.1 Định nghĩa (18)
      • 1.1.2 Dịch tễ (18)
      • 1.1.3 Các yếu tố rủi ro (19)
      • 1.1.4 Phân loại (20)
      • 1.1.5 Căn nguyên gây bệnh (21)
      • 1.1.6 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng (22)
      • 1.1.7 Chẩn đoán mức độ nặng CAP (24)
    • 1.2 DƯỢC LÝ LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG (26)
      • 1.2.1 Lựa chọn kháng sinh dựa trên phổ kháng khuẩn (26)
      • 1.2.2 Lựa chọn và tối ưu hóa chế độ liều dựa trên đặc điểm dược động học/dược lực học và chức năng thận của bệnh nhân (26)
      • 1.2.3 Lựa chọn kháng sinh dựa trên khả năng xâm nhập vào cơ quan đích (27)
      • 1.2.4 Cân nhắc về tương tác thuốc khi lựa chọn kháng sinh (27)
      • 1.2.5. Nguyên tắc chuyển đổi kháng sinh đường tĩnh mạch sang đường uống (28)
      • 1.2.6 Điều trị (29)
    • 1.3 TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI (30)
      • 1.3.1 Định nghĩa và phân loại kháng sinh (30)
      • 1.3.2 Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn (32)
      • 1.3.3 Kháng sinh dùng trong viêm phổi (32)
    • 1.4 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU (36)
  • CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (38)
      • 2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (38)
      • 2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn (38)
      • 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ (38)
    • 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
      • 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu (38)
      • 2.2.2 Cỡ mẫu (38)
      • 2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu (39)
    • 2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (40)
      • 2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (40)
      • 2.3.2 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị (41)
    • 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU (45)
      • 2.4.1 Công cụ thu thập (45)
      • 2.4.2 Kỹ thuật thu thập (45)
      • 2.4.3 Người thu thập (45)
      • 2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số (45)
      • 2.4.5 Xử lý số liệu (46)
    • 2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU (46)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN CÓ SỬ DỤNG KHÁNG (0)
      • 3.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới của bệnh nhân nghiên cứu (47)
      • 3.1.2 Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân nghiên cứu (48)
      • 3.1.3 Một số đặc điểm đơn thuốc (50)
    • 3.2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN (51)
      • 3.2.1 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị (51)
      • 3.2.2 Đánh giá tính hợp lý của đơn thuốc theo dược thư quốc gia Việt Nam 2022. 44 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN (60)
    • 4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN CÓ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN (63)
    • 4.2 VỀ THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN (66)
      • 4.2.1 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị (66)
      • 4.2.2 Đặc điểm về liều lượng, thời gian dùng và số ngày sử dụng kháng sinh trong nghiên cứu (71)
      • 4.2.2 Đặc điểm phác đồ kháng sinh trong nghiên cứu (73)
    • 4.3 ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA ĐƠN THUỐC KHÁNG SINH THEO DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM (75)
    • 4.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU (76)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ TÔN NGUYỄN PHƯƠNG TRANG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH[.]

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng được thu thập tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: 01/06/2022 – 31/12/2022. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau

-Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng

-Được kê đơn ít nhất một loại kháng sinh trong thời gian điều trị.

-Nằm viện ít nhất 48 giờ.

- Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm phổi mắc phải tại bệnh viện hoặc không có chẩn đoán viêm phổi trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm nhập viện.

- Bệnh nhân có đơn thuốc không đầy đủ thông tin khảo sát.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập kết quả dựa trên hồi cứu.

Cỡ mẫu và cách thức chọn mẫu: cỡ mẫu của nghiên cứu là toàn bộ bệnh án của các bệnh nhân có chẩn đoán viêm phổi, thỏa mãn đồng thời tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, có thời gian nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau.Mẫu thực tế 173 mẫu.

Phương pháp thu thập số liệu:

Mô tả cụ thể quá trình thu thập: Từ phần mềm quản lý bệnh viện, lọc lấy danh sách các bệnh nhân có ngày nhập viện trong khoảng từ 1/1/202 đến 1/6/2022, được chẩn đoán viêm phổi Loại trừ những bệnh án có thời gian nằm viện dưới 48 giờ, dưới

16 tuổi Sau đó, tiến hành tìm kiếm bệnh án được lưu trữ tại phòng Kế hoạch Tổng hợp của Bệnh viện theo danh sách đã lọc ra Tiếp tục loại bỏ các bệnh án được chẩn đoán viêm phổi sau 48 giờ nhập viện, các bệnh án không sử dụng kháng sinh Tiến hành thu thập số liệu từ các bệnh án đã chọn vào Phiếu thu thập số liệu

Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

Chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn

Không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu

Nhập và xử lý số liệu Đánh giá-phân tích số liệu

CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

-Giới tính: Được chia làm 2 nhóm, phân loại biến định tính, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.

-Tuổi: Tính theo năm sinh (năm dương lịch) của bệnh nhân đến thời điểm điều tra Được chia làm 3 nhóm, phân loại biến định tính, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc

- Số bệnh nền mắc phải: Được chia làm 2 nhóm, phân loại biến định tính, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.

-Các bệnh mắc kèm ảnh hưởng đến viêm phổi trong mẫu nghiên cứu Biến phân loại Mỗi bệnh có thể được mã hóa làm 2 giá trị: 0 (không mắc bệnh) và 1 (mắc bệnh).

+Bệnh tim thiếu máu cục bộ

+Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

-Trình độ bác sĩ kê đơn trong đơn thuốc Biến phân loại Mỗi trình độ bác sĩ có thể được mã hóa làm giá trị riêng biệt (ví dụ: 0 cho bác sĩ đa khoa và 1 cho bác sĩ chuyên khoa I).

-Số lượng thuốc/ đơn thuốc: Được chia làm 2 nhóm, phân loại biến định tính, thu thập hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án/đơn thuốc.

2.3.2 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị

- Phân bố bệnh nhân theo nhóm kháng sinh sử dụng Biến phân loại.

- Tỷ lệ các loại kháng sinh được chỉ định sử dụng Biến phân loại.

- Đặc điểm phối hợp kháng sinh trong sử dụng Biến phân loại.

- Tỷ lệ sử dụng 1 loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm phổi.

- Tỷ lệ phối hợp 2 loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm phổi. Biến phân loại.

- Liều sử dụng của từng loại kháng sinh 1 ngày trong nghiên cứu Biến định lượng.

- Thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân ở từng loại kháng sinh Biến định lượng.

- Số ngày sử dụng của từng loại kháng sinh trong nghiên cứu Biến định lượng.

- Đường sử dụng kháng sinh Biến phân loại.

- Tỷ lệ tương tác của kháng sinh với các thuốc khác của từng đơn trong nghiên cứu Biến định lượng.

- Đánh giá tính hợp lý của một số đặc điểm trong đơn thuốc theo dược thư quốc gia Việt Nam Biến phân loại. Đánh giá tính hợp lý của đơn thuốc theo dược thư quốc gia Việt Nam

Phân tích tính phù hợp trong việc sử dụng kháng sinh điều trị CAP

- Phân tích sự phù hợp của việc lựa chọn phác đồ kháng sinh khởi đầu theo kinh nghiệm so với Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị CAP ở người lớn theo dược thư quốc gia Việt Nam

- Phân tích sự phù hợp về liều dùng của kháng sinh trong nghiên cứu.

- Phân tích sự phù hợp nhịp đưa thuốc kháng sinh trong nghiên cứu

Bảng 2.1 Liều dùng của các kháng sinh ở người lớn được sử dụng trong nghiên cứu theo dược thư quốc gia Việt Nam 2022

Tên kháng sinh Liều sử dụng hợp lý

Amoxicilin Đường uống: 250 mg/125 mg mỗi 8 giờ hoặc 500 mg/125 mg mỗi 12 giờ, có thể tăng liều tới 500 mg/125 mg mỗi 8 giờ hoặc 875 mg/125 mg mỗi 12 giờ trong các nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn hô hâp dưới; nêu bệnh nhân khó nuốt, có thể thay viên nén 500 mg/125 mg bằng hỗn dịch uống amoxicilin/kali clavulanat chứa 125 mg hoặc 250 mg amoxicilin/5 ml và thay viên nén 875 mg/125 mg bằng hỗn dịch uống amoxicilin/kali clavulanat chứa 200 hoặc 400 mg amoxicilin/5 ml.

Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch: 1 000 mg/200 mg amoxicilin/acid clavulanic mỗi 8 giờ.

Azithromycin Đối với viêm phổi cộng đồng: Liều thông thường là liều đơn 500 mg vào ngày đầu tiên, sau đó dùng liều 250 mg 1 lần/ngày vào ngày 2 - 5 (tổng liều 1,5 g trong 5 ngày) Trong trường hợp sử dụng hỗn dịch giải phóng kéo dài, dùng liều 2 g duy nhất.

Cefaclor Dạng giải phóng tức thì: 250-500 mg/lần, 8 giờ một lần;

Dạng giải phóng kéo dài: 500 mg/lần cho mỗi 12 giờ.

Cefixim Liều thường dùng là 400 mg uổng 1 lần/ngày hoặc 200 mg uống 2 lần càch nhau 12 giờ.

Người cao tuổi: Bệnh nhân cao tuổi có thể sừ dụng liều giống như liều của bệnh nhân người lớn Tuy nhiên nên đánh giá chức năng thận của bệnh nhân Nếu bệnh nhân suy giảm chức năng thận, cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp.

Cefpodoxim Viêm họng và/hoặc viêm amidan: 100 mg mỗi 12 giở (tổng liều 1 ngày là 200 mg) trong 5 đến 10 ngày.

Viêm phổi: 200 mg mỗi 12 giờ (tổng liều 1 ngày là 400 mg) trong 14 ngày. Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 200 mg mỗi 12 giờ (tổng liều 1 ngày là 400 mg) trong 10 ngày.

Lậu không biến chứng (nam và nữ) và nhiễm trùng trực tràng do lậu cầu (nữ): Liều duy nhất 200 mg.

Da và tổ chức da: 400 mg mỗi 12 giờ (tổng liều 1 ngày là 800 mg) trong

Viêm xoang hàm cấp tính: 200 mg mỗi 12 giờ (tổng liêu 1 ngày là 400 mg) trong 10 ngày.

Nhiễm trừng tiết niệu không biến chứng: 100 mg mồi 12 giờ (tổng liều 1 ngày là 200 mg) trong 7 ngày.

Tên kháng sinh Liều sử dụng hợp lý

Cefradin Liều uống: 250 mg hoặc 500 mg, 4 lần/ngày; 500 mg hoặc 1 g, ngày 2 lần Đối với viêm phổi nặng: uống 500 mg, ngày 4 lần; hoặc 1 g, ngày 2 lần.

Tiêm bắp hoặc tiêm/truyền tĩnh mạch: 500 mg, 4 lần/ngày, có thể tăng liều bằng cách dùng thuốc mỗi 4 giờ/iần hoặc tăng liều dùng cùa mỗi lần trong ngày, tối đa 8 g/ngày.

Cefuroxim Liều uống thông thường: 250 mg/lần, 2 lần /ngày, gấp đôi liều cho nhiễm khuẩn hô hấp dưới nặng hoặc nghi ngờ viêm phổi Liều tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch: 750 mg cho mỗi 6 - 8 giờ, trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều lên đến 1,5 g cho mỗi 6 - 8 giờ.

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng cho bệnh nhân ngoại trú: Uống 500 mg, 12 giở một lần Thời gian điều trị 10 - 14 ngày

Ciprofloxacin Uống: 250 - 750 mg, cách 12 giờ/lần.

Tiêm tĩnh mạch: 200 - 400 mg cách 12 giờ/lần

Clarithromycin Liều uống: 250 - 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần hoặc viên giái phóng kéo dài 1 000 mg (2 viên 500 mg)/lần 1 lần/ngày; trong 7-14 ngày.

Tiêm truyền: 500 mg/lần, 2 lần/ngày Tiêm truyền trong 2 - 5 ngày, sau đó có thể chuyển sang uống.

Moxifloxacin Liều thường dùng là 400 mg/lần/ngày

Spiramycin 6,0 - 9,0 triệu đvqt/ngày, chia 2 - 3 lần Liều có thể lên tới 15,0 triệu đvqt/ngày chia làm nhiều lần đối với nhiễm khuẩn nặng.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Bảng thu thập số liệu, đơn thuốc của đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Chọn lọc đơn thuốc phù hợp với tiêu chí chọn mẫu

2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số

Nghiên cứu do cán bộ điều tra tự điền, ghi chép thông tin khảo sát.

- Khi thu thập thông tin, làm thử nghiệm trước khi tiến hành chính thức

- Người thu thập số liệu phải nắm vững nội dung cần thu thập, các sai số trong quá trình thu thập, thu thập số liệu cẩn thận, chính xác, tránh sai lệnh nhằm lẫn

Các số liệu sau khi được thu thập theo một mẫu phiếu điều tra thống nhất, được nhập bằng phần mềm Microsoft Office Excel 365 và xử lí bằng phần mềm SPSS 26.0.Các số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (X±SD)Các biến số phân hạng được trình bày bảng tỉ lệ (%).

ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được chấp nhận bởi Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện không làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như hạn chế gây phiền toái cho bệnh nhân.

Nghiên cứu được tiến hành theo đúng các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y học Đảm bảo bí mật và khách quan cho dữ liệu nghiên cứu, số liệu thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu của đề tài, không ảnh hưởng đến lợi ích của người bệnh, uy tín của đồng nghiệp hay đơn vị nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN

3.2.1 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị

Bảng 3.7 thể hiện phân bố bệnh nhân dựa trên nhóm kháng sinh mà họ sử dụng, bao gồm Beta-lactam (với hai nhóm con: Cephalosporin và Penicillin), Fluoroquinolon, và Macrolid Bảng này cung cấp số lượng và tỷ lệ bệnh nhân sử dụng từng nhóm kháng sinh.

Bảng 3.7 Phân bố bệnh nhân theo nhóm kháng sinh sử dụng

Tên nhóm kháng sinh Tần số Tỷ lệ

Bảng 3.7 Ghi nhận trong các đơn thuốc thì kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm đa số gồm nhóm cephalosporin (61,8%) và nhóm penicilin (19,1%) Kế tiếp là nhóm kháng sinh macrolid với 24,9% và có tỷ lệ thấp nhất là nhóm fluoroquinolon với 10,4%.

Bảng 3.8 thể hiện tỷ lệ các loại kháng sinh được chỉ định sử dụng trong mẫu nghiên cứu Bảng này phân loại kháng sinh theo nhóm lớn (như betalactam, fluoroquinolon, macrolid) và tiếp tục chia nhỏ theo nhóm con (như cephalosporin thế hệ 1, 2, 3 và penicilin trong nhóm betalactam) Đối với mỗi loại kháng sinh, bảng cung cấp số lượng (tần số) bệnh nhân được chỉ định loại kháng sinh đó và tỷ lệ phần trăm so với tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 3.8 Tỷ lệ các loại kháng sinh được chỉ định sử dụng

Nhóm Tên kháng sinh Tần số Tỷ lệ (%)

Nhóm cephalosporin thế hệ 1 Cefradin 10 5,8

Nhóm cephalosporin thế hệ 2 Cefaclor 4 2,3

Nhóm cephalosporin thế hệ 3 Cefixim 47 27,2

Cefixim có tỷ lệ cao nhất trong với 27,2%, tiếp đến là amoxicilin, azithromycin,cefpodoxim và cefuroxim lần lượt là 19,1%, 17,9%, 15% và 11,6% Các kháng sinh moxifloxacin (9,8%), cefradin (5,8%), clarithromycin (3,5%), spiramycin (3,5%) và cefaclor (2,3%) đều chiếm tỷ lệ thấp Ciprofloxacin có tỷ lệ thấp nhất trong danh sách với chỉ 0.6%, có thể đây là loại kháng sinh ít được sử dụng hơn trong tình huống cụ thể của tập hợp này.

Bảng 3.9 mô tả đặc điểm về việc phối hợp sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu Bảng này chia thành hai hình thức sử dụng: "Đơn trị liệu" (sử dụng một loại kháng sinh) và "Phối hợp 2 kháng sinh" Đối với mỗi hình thức, bảng cung cấp số lượng (tần số) bệnh nhân sử dụng theo hình thức đó và tỷ lệ phần trăm so với tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 3.9 Đặc điểm phối hợp kháng sinh trong sử dụng

Cách sử dụng Tần số Tỷ lệ (%) Đơn trị liệu 145 83,8

Bảng 3.9 ghi nhận bệnh nhân được điều trị viêm phổi ở người lớn trong nghiên cứu đa số đều là phác đồ kháng sinh đơn trị liệu với 83,8%, còn lại 16,2% là phối hợp

Bảng 3.10 thể hiện tỷ lệ sử dụng một loại kháng sinh đối với bệnh nhân mắc viêm phổi trong mẫu nghiên cứu.

Bảng này phân loại kháng sinh theo nhóm lớn như Beta-lactam, Fluoroquinolon và Macrolid Trong mỗi nhóm lớn, kháng sinh còn được chia thành nhóm con hoặc loại cụ thể dựa trên hoạt chất, ví dụ như trong nhóm Beta-lactam có Kháng sinh Cephalosporin và Kháng sinh Penicillin. Đối với mỗi hoạt chất kháng sinh, bảng cung cấp tần số (số lượng bệnh nhân được chỉ định sử dụng) và tỷ lệ (phần trăm so với tổng số bệnh nhân mắc viêm phổi trong mẫu nghiên cứu).

Bảng 3.10 Tỷ lệ sử dụng 1 loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm phổi

Nhóm kháng sinh Hoạt chất Tần số Tỷ lệ

Nhóm Beta-lactam Kháng sinh Cefaclor 4 2,3

Nhóm kháng sinh Hoạt chất Tần số Tỷ lệ

Trong nghiên cứu ghi nhận bệnh nhân đa số sử dụng đơn trị liệu kháng sinh beta- lactam với 72,3%, kế đến là nhóm macrolid với 10,4%, thấp nhất là nhóm fluroquinolon với 1,2% Khảo sát kháng sinh đơn trị liệu cho thấy cefixim có tỷ lệ cao nhất với 20,8%, kế tiếp là amoxicilin với 17,9%, cefpodoxim 14,5%, cefuroxim 11,6% Các kháng sinh cefradin, azithromycin, clarithromycin, cefaclor và spriamycin đều chiếm tỷ lệ thấp với tỷ lệ lần lượt là 5,2%, 4,6%, 3,5%, 2,3% và 2,3% Tỷ lệ kháng sinh đơn trị liệu thấp nhất là moxifloxacin với 1,2%.

Bảng 3.11 thể hiện tỷ lệ phối hợp sử dụng hai loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm phổi.

Bảng này chia dựa trên sự kết hợp của hai nhóm kháng sinh, như "Kháng sinh cephalosporin+kháng sinh fluoroquinolone", "Kháng sinh cephalosporin+kháng sinh macrolide", và các kết hợp khác Trong mỗi sự kết hợp nhóm kháng sinh, bảng liệt kê các phác đồ đa trị liệu cụ thể dựa trên hoạt chất, như "Cefpodoxim+moxifloxacin" hoặc "Cefixim+azithromycin". Đối với mỗi phác đồ đa trị liệu, bảng cung cấp tần số (số lượng bệnh nhân được chỉ định sử dụng phác đồ đó) và tỷ lệ (phần trăm so với tổng số bệnh nhân mắc viêm phổi trong mẫu nghiên cứu).

Bảng 3.11 Tỷ lệ phối hợp 2 loại kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân mắc viêm phổi

Phác đồ đa trị liệu Tần số Tỷ lệ

Kháng sinh cephalosporin+kháng sinh fluoroquinolone Cefpodoxim+moxifloxacin 1 0,6

Kháng sinh cephalosporin+kháng sinh macrolide

Kháng sinh penicillin+kháng sinh fluoroquinolone Moxifloxacin+amoxicilin 1 0,6 Kháng sinh penicillin+kháng sinh macrolide Azithromycin+amoxicilin 1 0,6

Kháng sinh fluoroquinolon+kháng sinh macrolide

Bảng 3.11 ghi nhận tỷ lệ phác đồ phối hợp kháng sinh fluoroquinolon+ kháng sinh macrolide chiếm cao nhất với 7,6% trong đó moxifloxacin+azithromycin chiếm6,4% và moxifloxacin+spiramycin chiếm 1,2% Kế đến là phác đồ kết hợp kháng sinh cephalosporin+kháng sinh macrolide với 7% trong đó cefixim+azithromycin chiếm 5,8%, cefixim+ciprofloxacin và cefradin+azithromycin đều có tỷ lệ là 0,6% Các phác đồ phối hợp khác là kháng sinh cephalosporin+kháng sinh fluoroquinolone (cefpodoxim+moxifloxacin), kháng sinh penicillin+kháng sinh fluoroquinolone (moxifloxacin+amoxicilin) và kháng sinh penicillin+kháng sinh macrolide (azithromycin+amoxicilin) đều chiếm tỷ lệ thấp với 0,6%.

Bảng 3.12 thể hiện liều lượng sử dụng của từng loại kháng sinh trong một ngày trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 3.12 Liều sử dụng của từng loại kháng sinh 1 ngày trong nghiên cứu

Tên thuốc Liều lượng Số lượng (n) Tỷ lệ %

Bệnh nhân sử dụng amoxicilin: Có hai loại liều lượng được sử dụng Đa số bệnh nhân (60,6%) sử dụng liều 1000 mg còn 39,4% sử dụng liều 1750 mg.

Bệnh nhân sử dụng azithromycin: 100% sử dụng liều lượng 500 mg.

Bệnh nhân sử dụng cefaclor: Có hai liều lượng được sử dụng là 500 mg và 1000 mg và cả hai đều có tỷ lệ 50%.

Bệnh nhân sử dụng cefixim: 100% sử dụng liều lượng 500 mg.

Bệnh nhân sử dụng cefpodoxim: Liều 400 mg được sử dụng nhiều hơn (69,2%) so với liều 200 mg (30,8%).

Bệnh nhân sử dụng cefradin: 100% sử dụng liều lượng 400 mg.

Bệnh nhân sử dụng cefuroxim: Liều 1000 mg được sử dụng nhiều hơn (90%) so với liều 500 mg (10%).

Bệnh nhân sử dụng ciprofloxacin: 100% sử dụng liều lượng 1000 mg.

Bệnh nhân sử dụng clarithromycin: 100% sử dụng liều lượng 1000 mg.

Bệnh nhân sử dụng moxifloxacin: 100% sử dụng liều lượng 400 mg.

Bệnh nhân sử dụng spiramycin: Đa số bệnh nhân (83,3%) sử dụng liều 6 M.I.U còn lại 16,7% sử dụng liều 3 M.I.U.

Bảng 3.13 thể hiện thời gian sử dụng từng loại kháng sinh của bệnh nhân, chia thành hai buổi: "Sáng" và "Sáng và chiều" Bảng giúp ta biết số lượng bệnh nhân tuân thủ lịch trình dùng thuốc theo từng loại kháng sinh.

Bảng 3.13 Thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân ở từng loại kháng sinh

Tên thuốc Sáng Sáng và chiều

Hầu hết các bệnh nhân sử dụng kháng sinh amoxicilin, cefaclor, cefixim, cefpodoxim, cefradin, cefuroxim, ciprofloxacin, clarithromycin, spiramycin được dùng vào thời gian cả sáng và chiều Chỉ có bệnh nhân sử dụng azithromycin và moxifloxacin là sử dụng buổi sáng.

Bảng 3.14 thể hiện số ngày mà bệnh nhân sử dụng từng loại kháng sinh trong mẫu nghiên cứu Bảng liệt kê tên thuốc, số ngày sử dụng, số lượng bệnh nhân sử dụng thuốc trong khoảng thời gian đó, và tỷ lệ phần trăm so với tổng số bệnh nhân Bảng này giúp ta hiểu về thời gian điều trị bằng kháng sinh của bệnh nhân.

Bảng 3.14 Số ngày sử dụng của từng loại kháng sinh trong nghiên cứu

Tên thuốc Số ngày sử dụng Số lượng (n) Tỷ lệ %

Tất cả các bệnh nhân sử dụng kháng sinh amoxicilin, azithromycin, cefaclor, cefixim, cefpodoxim, cefradin, cefuroxim, ciprofloxacin, clarithromycin, spiramycin đều có số ngày sử dụng là 7 ngày Bệnh nhân sử kháng sinh moxifloxacin có 94,1% là sử dụng trong 7 ngày còn lại có 1 bệnh nhân chiếm 5,9% sử dụng trong 10 ngày.

Bảng 3.15 thể hiện đường sử dụng kháng sinh của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Bảng này phân loại việc sử dụng kháng sinh qua ba hình thức: "Tiêm suốt thời gian điều trị", "Uống suốt thời gian điều trị", và "Vừa tiêm vừa uống" Đối với mỗi hình thức, bảng cung cấp tần số và tỷ lệ phần trăm so với tổng số bệnh nhân Bảng này giúp ta hiểu rõ về phương pháp sử dụng kháng sinh của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 3.15 Đường sử dụng kháng sinh Đường sử dụng Tần số Tỷ lệ (%)

Tiêm suốt thời gian điều trị 0 0,0

Uống suốt thời gian điều trị 173 100,0

Tất cả các bệnh nhân sử dụng kháng sinh đều bằng đường uống.

VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN CÓ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN

Giới tính: Phần lớn bệnh nhân viêm phổi người lớn được khảo sát là nữ giới, chiếm tỷ lệ 56,1%, bệnh nhân là nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn 43,9% Tỷ lệ có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng với 57,7% là nam giới và 42,3% [31]. Tương tự nguyên cứu của Lê Thị Kim Nhung khảo sát viêm phổi mắc phải ở người lớn tuổi có tỷ lệ nam giới là 69,6% và nữ là 30,4% [39] Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh và cs có tỷ lệ nam là 52,2% và nữ là 47,8% [4] Nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Anh và cs cũng cho thấy tỷ lệ nam giới 59,57% cao hơn tỷ lệ nữ giới là 40,43% [6] Từ dữ liệu của các nghiên cứu trên, một tình trạng thực đáng chú ý đã được nêu ra rằng tỷ lệ nam giới mắc bệnh viêm phổi cao hơn so với tỷ lệ nữ giới Điều này thường được giải thích bằng một tập hợp các yếu tố văn hóa, sinh lý và hành vi.Một mặt, nam giới thường có xu hướng tham gia vào các thói quen nguy hại như hút thuốc và tiêu thụ cồn nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến việc suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng khả năng nhiễm trùng Các thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cơ thể, mà còn làm tác động đến sự kháng cự của phổi trước các tác nhân gây bệnh [7] Ngoài ra, trong môi trường làm việc hiện đại, nam giới thường phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại và tác nhân gây viêm phổi hơn so với nữ giới Các ngành công nghiệp nặng và môi trường làm việc yêu cầu tiếp xúc thường xuyên với bụi, hạt nhỏ và các tác nhân gây kích ứng đặc biệt, thể hiện sự tương quan rõ ràng về việc mắc bệnh phổi ở nam giới [60] Tuy nhiên, trong nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai Theo sự thống kê, tỷ lệ nữ mắc bệnh viêm phổi tại đây lại cao hơn so với tỷ lệ nam Điều này có thể đánh dấu một hướng đi mới trong việc hiểu về việc mắc bệnh ở hai giới Có thể lý giải rằng ở đây, nữ giới thường có xu hướng quan tâm chăm chỉ đến sức khỏe bản thân hơn, thường xuyên tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ.Thái độ này dẫn đến việc phát hiện bệnh sớm hơn, từ đó làm tăng khả năng chữa trị và cải thiện dự đoán kết quả Tổng cộng, việc tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao hơn ở nam giới thường được giải thích bằng các thói quen nguy hại và môi trường làm việc.

Tuổi: Nghiên cứu ghi nhận tuổi trung bình của các bệnh nhân là 52,20±17,40 với tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 97 Nhóm người từ 40-49 chiếm tỷ lệ cao nhất 37%. Tiếp đến là nhóm người cao tuổi (trên 60) chiếm 35,3% và nhóm từ 16-39 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 27,7% Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng có tuổi trung bình là 47,5, tuổi thấp nhất là 31, cao nhất là 66 tuổi và nhóm người cao tuổi (trên 60) cũng có tỷ lệ tương tự với 34,5% [31] Tỷ lệ cao hơn của bệnh nhân người lớn tuổi mắc viêm phổi trong các nghiên cứu có thể được giải thích bằng các yếu tố như hệ thống miễn dịch yếu hơn Trong quá trình lão hóa, hệ thống miễn dịch cơ thể có thể trở nên dẫn đến sự suy yếu dần đối với các tác nhân gây bệnh Các tế bào miễn dịch mất đi khả năng nhận diện và tiêu diệt các tác nhân bệnh tật một cách hiệu quả như trong tuổi trẻ Sự giảm cường độ này có thể dẫn đến khả năng nhiễm trùng cao hơn và tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó viêm phổi cũng nằm trong danh sách Hệ thống miễn dịch yếu hơn có thể không thể ngăn chặn và kiểm soát vi khuẩn hoặc virus tấn công phổi một cách hiệu quả như ở người khỏe mạnh [23] Ngoài ra, người lớn tuổi thường gắn liền với việc tích tụ các yếu tố rủi ro qua thời gian Thói quen sống chơi một vai trò quan trọng trong việc tích tụ yếu tố rủi ro Các thói quen như hút thuốc, tiêu thụ cồn, và không duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể tích luỹ lên qua thời gian, ảnh hưởng tiêu biểu đến sức khỏe phổi và hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi Thêm vào đó, tiếp xúc liên tục với môi trường như bụi, khói xe, khói thuốc… có thể tích luỹ các tác nhân gây viêm phổi Bệnh nền cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển viêm phổi ở người lớn tuổi Những vấn đề về tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về hệ hô hấp làm yếu đi hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng [23], [24] Các yếu tố này tương tác với nhau, tạo nên một môi trường nảy sinh cho việc phát triển viêm phổi Như vậy, tỷ lệ cao hơn của người lớn tuổi mắc bệnh viêm phổi trong các nghiên cứu không chỉ là một con số, mà thể hiện sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố, từ hệ thống miễn dịch yếu hơn, sự tích tụ các yếu tố rủi ro, tình trạng sức khỏe nền và khả năng tiếp xúc với nguy cơ nhiễm trùng. Đặc điểm bệnh mắc kèm: Đa số bệnh nhân viêm phổi tại bệnh viện đa khoa Năm

Căn có bệnh mắc kèm từ 3 bệnh trở lên chiếm 61,8% Nhóm bệnh nhân có ít hơn 3 bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ thấp hơn (38,2%) Trong đó, bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất với 23,1%, tiếp đến là đái tháo đường với tỷ lệ 6,9% Các bệnh liên quan đến rối loạn lipid máu chiếm 4% trong khi bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tỷ lệ thấp lần lượt là 1,7% và 0,6% Đáng chú ý là không có bất kỳ bệnh nhân nào được chẩn đoán mắc bệnh suy thận Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng bệnh tăng huyết áp cũng chiếm tỷ lệ cao với 31,9%, đái tháo đường típ 2 có 11,2%, còn chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh lý thần kinh 37,9% [31] Ở nghiên cứu của Lê Thị Kim Nhung tỷ lệ đái tháo đường cao hơn trong nghiên cứu của tác giả với tỷ lệ là 20,5% [39] Bệnh mắc kèm không chỉ đơn thuần là các tình trạng y tế đồng thời tồn tại cùng viêm phổi, mà còn có khả năng tác động đa chiều và tạo ra các hiệu ứng phức tạp trên cơ thể của bệnh nhân Mỗi bệnh mắc kèm mang trong mình những tác động độc lập, đồng thời có thể tương tác với viêm phổi tạo nên một hệ thống yếu tố tác động chồng chéo Chẳng hạn, tăng huyết áp và đái tháo đường, hai trong số các bệnh thường đi kèm với viêm phổi, có thể tác động tiêu biểu đến hệ thống miễn dịch của cơ thể Sự gia tăng áp lực trong mạch máu và tình trạng viêm nhiễm đã có thể gây ra sự suy giảm chức năng miễn dịch, làm mất cân bằng cơ động giữa các tế bào miễn dịch và giảm khả năng ứng phó với các tác nhân gây nhiễm trùng Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân dễ bị mắc các viêm nhiễm nặng hơn và khó khăn trong quá trình phục hồi [48]. Rối loạn lipid máu, mặc dù thường không được quan tâm nhiều, cũng có thể có tác động sâu sắc đối với viêm phổi Sự tăng lipid máu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng tỷ lệ viêm nhiễm và ngăn cản quá trình thoát khỏi viêm, từ đó kéo dài thời gian phục hồi và gia tăng nguy cơ tái phát Các vấn đề tim mạch và hô hấp liên quan cũng đóng góp vào tình trạng phức tạp của bệnh nhân mắc viêm phổi [18] Bệnh tim thiếu máu cục bộ và tắc nghẽn phổi mãn tính không chỉ tác động lên khả năng hoạt động hàng ngày mà còn tác động đến hiệu suất miễn dịch và cơ động của cơ thể Sự tương tác giữa viêm phổi và các vấn đề tim mạch, hô hấp tạo ra một tình trạng tổng thể phức tạp và đòi hỏi sự theo dõi và quản lý toàn diện từ phía đội ngũ chăm sóc sức khỏe Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc đánh giá toàn diện sức khỏe của bệnh nhân mắc viêm phổi Quản lý bệnh không chỉ dừng lại ở viêm phổi mà còn phải xem xét và kiểm soát các bệnh mắc kèm, nhằm duy trì sự cân bằng sức khỏe và tối ưu hóa quá trình phục hồi.

Trình độ bác sĩ kê đơn: Các đơn thuốc điều trị viêm phổi ở bệnh viên đa khoa

Năm Căn trong nghiên cứu có trình độ bác sĩ kê đơn chủ yếu là bác sĩ đa khoa với54,3% còn lại là bác sĩ chuyên khoa I với 45,7% Trình độ chuyên môn của bác sĩ có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết và kiến thức về viêm phổi và liệu trình điều trị tương ứng Điều này có thể tạo ra một tương quan giữa loại bác sĩ kê đơn và quyết định về việc sử dụng các loại thuốc cụ thể

Số lượng thuốc trong đơn: Việc phân tích về số lượng thuốc được kê trong mỗi đơn cũng là một thông tin quan trọng Có thể thấy rằng đa số các đơn thuốc có từ 5 loại thuốc trở lên (chiếm 78%), trong khi chỉ có 22% các đơn có ít hơn 5 loại thuốc Sự đa dạng về số lượng thuốc trong mỗi đơn có thể thể hiện sự phức tạp của tình trạng bệnh và mức độ tùy chỉnh của liệu trình điều trị cho từng bệnh nhân.

VỀ THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN

4.2.1 Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị

Nhóm kháng sinh: Trong nghiên cứu kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm ưu thế với 80,9%, chủ yếu bao gồm nhóm cephalosporin (61,8%) và nhóm penicilin (19,1%) Các loại thuốc kháng sinh nhóm macrolid đứng thứ hai với tỷ lệ 24,9%, và nhóm có tỷ lệ thấp nhất là kháng sinh fluoroquinolon với 10,4% Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn thực hiện tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An thì kháng sinh nhóm β-lactam cũng được sử dụng nhiều nhất (63,7%) [53] Ở nghiên cứu của Lê Thị Kim Nhung thì kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3 có tỷ lệ cao nhất với 73,2% [39].

Sự ưa chuộng và sử dụng phổ biến của kháng sinh nhóm beta-lactam trong điều trị viêm phổi ở người lớn trong các nghiên cứu có thể được giải thích bởi một số yếu tố quan trọng [13], [14], [41]: Độ phổ rộng của tác động: Kháng sinh nhóm beta-lactam, bao gồm cả nhóm cephalosporin và penicilin, thường có tác động phổ rộng đối với nhiều loại vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp Điều này cho phép chúng hiệu quả trong việc tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau, làm giảm khả năng phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc

Hiệu suất điều trị: Kháng sinh nhóm beta-lactam đã được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều năm, giúp tích luỹ thông tin về hiệu suất và tác động phụ của chúng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm Việc có sẵn dữ liệu chất lượng này có thể tạo sự tin tưởng và ưa chuộng từ phía cả bác sĩ và bệnh nhân

An toàn và tác động phụ ít hơn: Trong số các loại kháng sinh, kháng sinh beta- lactam thường có ít tác động phụ và được xem là an toàn hơn đối với nhiều bệnh nhân. Điều này làm cho chúng trở thành lựa chọn ưa thích trong các trường hợp viêm phổi, nơi việc duy trì sự an toàn và sức khỏe của bệnh nhân là yếu tố quan trọng

Giảm nguy cơ kháng thuốc: Do kháng sinh beta-lactam được sử dụng rộng rãi và có đa dạng trong cơ chế tác động, việc sử dụng chúng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển kháng thuốc Sự đa dạng này làm cho vi khuẩn khó hơn trong việc phát triển khả năng kháng thuốc đối với một loại kháng sinh cụ thể

Khả năng tổ hợp điều trị: Kháng sinh beta-lactam thường có thể được kết hợp với các loại kháng sinh khác để tăng cường tác động và đạt hiệu suất tối ưu trong điều trị. Điều này có thể làm cho chúng trở thành lựa chọn phổ biến trong các chương trình điều trị tổ hợp.

Kháng sinh: Khảo các kháng sinh điều trị viêm phổi người lớn ở bệnh viện đa khoa Năm Căn ghi nhận cefixim có tỷ lệ cao nhất trong với 27,2%, tiếp đến là amoxicilin, azithromycin, cefpodoxim và cefuroxim lần lượt là 19,1%, 17,9%, 15% và 11,6% Các kháng sinh moxifloxacin (9,8%), cefradin (5,8%), clarithromycin (3,5%), spiramycin (3,5%) và cefaclor (2,3%) đều chiếm tỷ lệ thấp Ciprofloxacin có tỷ lệ thấp nhất trong danh sách với chỉ 0.6%.

Cefixim: Đứng đầu danh sách với sự phổ biến cao nhất trong nghiên cứu, cefixim thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3 Cefixim có khả năng tác động lên một loạt các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả những vi khuẩn kháng kháng sinh Điều này giúp đảm bảo rằng kháng sinh sẽ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả Cefixim thường được sử dụng trong cả bệnh nhân nằm viện và ngoại trú Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn linh hoạt trong việc điều trị viêm phổi ở người lớn, không phụ thuộc vào môi trường điều trị Cefixim thường được coi là một trong những loại kháng sinh có ít tác dụng phụ và ít gây kích ứng Điều này giúp bệnh nhân thoải mái trong quá trình điều trị.

Amoxicilin: Đây là một loại kháng sinh thuộc nhóm penicilin, thường được sử dụng rộng rãi trong điều trị các nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác ở người lớn Loại kháng sinh này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển và tái tạo của vi khuẩn, từ đó ngăn chặn sự lan rộng và gây tổn thương Cũng như cefixim thjif amoxicilin thường được sử dụng trong cả bệnh nhân nằm viện và ngoại trú Và amoxicilin cũng là một trong những loại kháng sinh có ít tác dụng phụ và ít gây kích ứng Điều này giúp bệnh nhân thoải mái trong quá trình điều trị.

Azithromycin: Kháng sinh macrolid như Azithromycin thường được lựa chọn vì khả năng tác động đa dạng đối với vi khuẩn gây viêm nhiễm, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp Loại kháng sinh này hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất protein trong vi khuẩn, từ đó làm giảm khả năng tổng hợp và phát triển của chúng Một trong những ưu điểm của Azithromycin là khả năng tương tác hiệu quả với các vi khuẩn một cách nhanh chóng và duy trì tác dụng kéo dài sau khi kết thúc điều trị Điều này giúp giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng [28].

Cefpodoxim và cefuroxim: Hai loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác ở người lớn Cả hai loại này có cơ chế tương tự nhau, hoạt động bằng cách ngăn chặn việc tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, dẫn đến sự giảm sự phát triển và sinh sản của chúng Cả hai có khả năng tác động lên nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả những vi khuẩn kháng kháng sinh thế hệ thứ nhất Tác dụng phụ hay gặp của cefpodoxim và cefuroxim là tiêu chảy, đau bụng hoặc phản ứng dị ứng.

Moxifloxacin: Một loại kháng sinh fluoroquinolon, thường được chọn khi kháng thuốc đối với các loại kháng sinh khác hoặc khi cần tác động mạnh hơn Lựa chọn này có thể dựa trên khả năng tương tác mạnh mẽ với vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng kháng sinh Moxifloxacin hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn bằng cách ức chế enzyme DNA gyrase và topoisomerase IV, cần thiết cho việc sao chép và sửa chữa DNA trong vi khuẩn Điều này làm cho moxifloxacin thường được lựa chọn cho các trường hợp nhiễm trùng đặc biệt phức tạp hoặc kháng nhiều loại kháng sinh khác Tác dụng phụ của moxifloxacin có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày và hiếm khi là tác dụng phản ứng dị ứng.Moxifloxacin thường được dự phòng cho các trường hợp nhiễm trùng kháng kháng sinh khác hoặc khi cần tác động mạnh hơn Tuy nhiên, do khả năng gây ra tình trạng không mong muốn như kháng thuốc và tác dụng phụ, việc sử dụng moxifloxacin cần được thực hiện dưới sự giám sát của các nhân viên y tế [51].

Cefradin: Một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ nhất. Cefradin hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn Nó làm điều này bằng cách tấn công thành vách tế bào của vi khuẩn, làm cho chúng yếu hơn và dễ bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch Tác dụng phụ của cefradin có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, và trong một số trường hợp hiếm hơn, tình trạng dị ứng Cefradin tác động lên nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp Tuy nhiên hiện nay cần lưu ý rằng một số vi khuẩn đã phát triển kháng kháng sinh đối với cefradin.

Clarithromycin: Một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid Clarithromycin hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn Nó ảnh hưởng đến khả năng vi khuẩn tạo ra protein cần thiết cho sự sống sót và phát triển, dẫn đến sự suy yếu và tiêu diệt của chúng Clarithromycin tác động lên một loạt các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả vi khuẩn kháng kháng sinh như Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumoniae Cũng giống như các kháng sinh trên tác dụng phụ của clarithromycin có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, và trong một số trường hợp hiếm hơn, tình trạng dị ứng [25].

Spiramycin: Đây cũng là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid Cơ chế của spiramycin cũng tương tự như các kháng sinh macrolid khác, hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất protein cần thiết cho sự sống sót và phát triển của vi khuẩn Điều này dẫn đến sự suy yếu và giảm khả năng sinh sản của vi khuẩn, giúp kiểm soát nhiễm trùng Cũng giống như các kháng sinh trên tác dụng phụ của spiramycin có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, và trong một số trường hợp hiếm hơn, tình trạng dị ứng.

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA ĐƠN THUỐC KHÁNG SINH THEO DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM

Các đơn thuốc có liều lượng hợp lý chiếm đa số với 82,1%, thời gian sử dụng hợp lý là 100%, số ngày sử dụng hợp lý là 55,5% Kết quả nghiên cứu ghi nhận các đơn thuốc hợp lý có tỷ lệ cao hơn chiếm 55,5% so với các đơn thuốc chưa hợp lý chiếm 44,5%.

Liều lượng và thời gian sử dụng hợp lý: Tỷ lệ 82,1% cho thấy các bác sĩ kê đơn có trình độ cao để đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng hợp lý

Số ngày sử dụng hợp lý: Tuy tỷ lệ 55,5% còn khá thấp Trường hợp này chủ yếu do các đơn thuốc có cefpodoxim và cefuroxim có số ngày sử dụng không hợp lý theo khuyến cáo dược thư quốc gia Việt Nam 2022 điều trị ở bệnh nhân viêm phổi Điều này có thể giải thích rằng trong trường hợp cụ thể của cefpodoxim và cefuroxim, bác sĩ có thể xem xét tùy chỉnh liều dùng, số ngày sử dụng dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Nếu tình trạng nhẹ và ổn định nhanh hơn dự kiến, việc rút ngắn thời gian sử dụng có thể được xem xét, mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.

Tầm quan trọng của đơn thuốc hợp lý: Tỷ lệ cao hơn của các đơn thuốc hợp lý so với không hợp lý (55,5% so với 44,5%) có thể cho thấy tầm quan trọng của việc chọn đúng loại và liều lượng kháng sinh trong điều trị viêm phổi Điều này có thể ảnh hưởng đến sự đạt được của kết quả điều trị và giảm nguy cơ phát triển kháng thuốc.

Ngày đăng: 03/02/2024, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w