1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

7A- Nguyễn Huân- In Nhủ Vàng.docx

117 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lipid Máu Tại Bệnh Viện Đa Khoa Năm Căn, Tỉnh Cà Mau Năm 2020
Tác giả Nguyễn Huân
Người hướng dẫn GS. TS. Trần Công Luận
Trường học Trường Đại học Tây Đô
Chuyên ngành Dược lý – Dược lâm sàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 460,57 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (18)
    • 1.1 TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU (18)
      • 1.1.1 Định nghĩa (18)
      • 1.1.2 Nguyên nhân (18)
      • 1.1.3 Phân loại (20)
      • 1.1.4 Điều trị rối loạn lipid máu (21)
      • 1.1.5 Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu (23)
    • 1.2 TƯƠNG TÁC THUỐC (29)
      • 1.2.1 Khái niệm (29)
      • 1.2.2 Phân loại tương tác thuốc (29)
      • 1.2.3 Cơ sở tra cứu tương tác thuốc (31)
    • 1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ (32)
      • 1.3.1 Định nghĩa tuân thủ điều trị (32)
      • 1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị (33)
      • 1.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ điều trị (34)
    • 1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC, TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐẾN BỆNH RỐI LOẠN LIPID MÁU (35)
    • 1.5 VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU (38)
  • CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (40)
      • 2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (40)
      • 2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn (40)
      • 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ (40)
    • 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (41)
      • 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu (41)
      • 2.2.2 Mẫu nghiên cứu (41)
    • 2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (41)
      • 2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (41)
      • 2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân rối loạn lipid máu (43)
      • 2.3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân (47)
      • 2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ của bệnh nhân (49)
    • 2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU (49)
      • 2.5.1 Công cụ thu thập (49)
      • 2.5.2 Kỹ thuật thu thập (50)
      • 2.5.3 Người thu thập (50)
      • 2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số (50)
      • 2.5.5 Xử lý số liệu (51)
    • 2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU (52)
    • 2.7 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU (53)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (54)
    • 3.1 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ RLLM (54)
      • 3.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới tính, BMI, BHYT của bệnh nhân (54)
      • 3.1.2 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân (57)
    • 3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN (62)
      • 3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân (62)
      • 3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (64)
      • 3.3.3 Tuân thủ điều trị dùng thuốc với một số yếu tố liên quan (65)
  • CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN (67)
    • 4.1 VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (67)
    • 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU (69)
      • 4.2.1 Tỷ lệ các thuốc điều trị rối loạn lipid máu được điều trị trong nghiên cứu (69)
      • 4.2.2 Phân tích phác đồ sử dụng trong nghiên cứu (72)
      • 4.2.3 Liều lượng và thời gian của thuốc điều trị rối loạn lipid máu trong nghiên cứu (72)
      • 4.2.4 Các biến cố bất lợi gặp trong quá trình nghiên cứu (75)
      • 4.2.5 Các tương tác thuốc điều trị rối loạn lipid máu gặp trong quá trình nghiên cứu (76)
    • 4.3 PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN (77)
    • 4.4 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN (78)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (79)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN HUÂN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN[.]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các hồ sơ bệnh án (mục tiêu nghiên cứu 1) và phiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 2) được thu thập tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn Cả 2 mục tiêu đều thực hiện cùng 1 đối tượng nghiên cứu.

2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 01/06/2020 đến 01/12/2020

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Năm Căn.

- Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán rối loạn lipid máu và được kê đơn sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu khi bắt đầu theo dõi

- Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp bằng Tiếng Việt.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Hồ sơ bệnh án không ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân, thông tin về thuốc điều trị.

-Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

-Đơn thuốc có thuốc từ dược liệu.

-Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn.

-Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu (mục tiêu 1), dữ liệu tiến cứu (mục tiêu 2), không can thiệp, thu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin và trên phiếu khảo sát

2.2.2 Mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo ước lượng một tỉ lệ n = Ζ 1−α/2 2 p x (1 – p) d 2 n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu α: Xác suất sai sót loại 1, chọn α=0,05.

Z1−α/2α/2: Phân vị của phân phối chuẩn bình thường (ở mức tin cậy 95% =1,96). p: Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu hợp lý (p=0,844 theo kết quả nghiên cứu của Lê Phú Nguyên Thảo (2020) [77] d: Sai số cho phép 5% (d=0,05) Thay thế vào công thức tính được n 2

Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống những bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tiến hành thu thập số liệu trong 4 tuần, số ngày thực hiện nghiên cứu là 5 ngày/tuần x 4 tuần = 20 ngày Mỗi ngày chọn 202/20 ≈ 11 mẫu Trung tâm mỗi ngày có khoảng 40 (N) người bệnh đến khám, áp dụng công thức chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: k = N/n (k: khoảng cách chọn; N @; n = 4) = 10, nên khoảng cách mẫu được lấy là 10.

CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

Tuổi: Được phân thành 4 nhóm tuổi, tính theo tuổi dương lịch (lấy năm ghi nhận từ hồ sơ trừ năm sinh).

Giới tính: Được phân thành 2 nhóm.

Nghề nghiệp: Được phân thành 6 nhóm.

Bảo hiểm y tế: Được phân thành 2 nhóm.

Thể trạng bệnh nhân – BMI (kg/m 2 ): Áp dụng cho người trưởng thành khu vực

+ Trung bình (BMI trong khoảng 18,5–22,9)

+ Thừa cân (BMI trong khoảng 23–25)

+ Béo phì độ I (BMI trong khoảng >25–29,9)

+ Béo phì độ II (BMI ≥30)

Số bệnh mắc kèm: Được phân thành 2 nhóm

Số lượng thuốc được sử dụng: Được phân thành 2 nhóm

Phân loại RLLM của đối tượng nghiên cứu: Được phân thành 3 nhóm.

+Tăng lipid máu hỗn hợp

+Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tình trạng tăng lipid máu khác

+Tăng lipid máu, không đặc hiệu Đặc điểm bệnh lý mắc kèm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu: Được phân thành 3 nhóm.

+ Bệnh tim thiếu máu cục bộ

2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân rối loạn lipid máu

Nhóm thuốc: Được phân thành 2 nhóm.

Hoạt chất: Được phân thành 4 nhóm.

Liều dùng: Được phân thành 5 nhóm.

Thời gian dùng: Được phân thành 4 nhóm.

Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu: Được phân thành 2 nhóm.

+Đơn trị liệu là điều trị dùng 1 thuốc.

+Đa trị liệu là dạng phối hợp >2 thuốc)

Số ngày uống: Được phân thành 12 nhóm.

Các biến cố bất lợi gặp trong quá trình nghiên cứu: Được phân thành 5 nhóm.

Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu

Khi xem xét tương tác giữa các thuốc điều trị rối loạn lipid máu và các thuốc khác được sử dụng để điều trị các bệnh khác, việc sử dụng ít nhất hai phần mềm tra cứu tương tác thuốc để đạt được một kết luận tổng quát về tương tác thuốc (nếu có) là khá hợp lý.

Tương tác có ý nghĩa lâm sàng trong ngành y học được hiểu là quá trình tương tác, trao đổi thông tin, tư vấn giữa các chuyên gia y tế và bệnh nhân Điều này dựa trên việc trao đổi thông tin chi tiết, tôn trọng và tham gia của tất cả các bên để đạt được quyết định lâm sàng tốt nhất cho sức khỏe và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Kết quả đồng thuận trong tương tác lâm sàng có ý nghĩa nói đến sự thống nhất và thỏa thuận giữa bệnh nhân và các chuyên gia y tế về quyết định và phương hướng điều trị Điều này có thể tăng cường hiệu quả của phác đồ điều trị và mang lại sự hài lòng cho mọi người tham gia Các nghiên cứu sẽ dựa trên các phần mềm tra cứu tương tác thuốc mới nhất:

- Drug Interactions Checker (www.drugs.com) (DRUG)

Phần mềm tra cứu trực tuyến "Drug Interactions Checker" được cung cấp miễn phí bởi Drugsite Trust/New Zealand Nó cung cấp thông tin về tương tác giữa các loại thuốc và giữa thuốc và thức ăn, với dữ liệu được tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu như Micromedex, Cerner Multum, và Wolters Kluwer Phần mềm này cung cấp hai lựa chọn cho kết quả tra cứu: một dành cho bệnh nhân và một dành cho cán bộ y tế Trong phần dành cho cán bộ y tế, kết quả tra cứu cung cấp thông tin tóm tắt về mức độ nặng của tương tác (nghiêm trọng, trung bình, nhẹ), cơ chế của tương tác, hướng dẫn xử lý, và các tài liệu tham khảo (Drugsite Trust/ New Zealand Drug Interactions Checker,

2022) Mức độ nặng của tương tác được phân loại cụ thể trong Bảng 2.1 [26].

Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG [26]

Mức độ nặng của tương tác Ý nghĩa

Nghiêm trọng Tương tác có ý nghĩa rõ rệt trên thực hành lâm sàng/Tránh kết hợp, nguy cơ tương tác thuốc cao hơn lợi ích.

Trung bình Tương tác có ý nghĩa trên thực hành lâm sàng/Thường tránh kết hợp, chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.

Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng Tương tác có thể làm tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại nhưng thường không cần thay đổi thuốc điều trị.

Multi-drug Interaction Checker (www.medscape.com) (MED)

Phần mềm "Multi-drug Interaction Checker" từ Medscape LLC/Mỹ được cung cấp miễn phí và cho phép người dùng tra cứu tương tác giữa các loại thuốc và giữa thuốc với thực phẩm Kết quả từ phần mềm này bao gồm thông tin tóm tắt về mức độ tác động của tương tác - từ chống chỉ định, nghiêm trọng, đến yêu cầu theo dõi chặt chẽ, và tác động nhẹ Nó cũng cung cấp chi tiết về cơ chế của tương tác cũng như hướng dẫn về cách xử lý (Medscape LLC/America Multi-drug Interaction Checker,

2022) Mức độ nặng của tương tác được phân loại chi tiết trong Bảng 2.2 [53].

Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED [53]

Mức độ nặng của Ý nghĩa tương tác

Chống chỉ định Tương tác có ý nghĩa lâm sàng Nguy cơ thường lớn hơn lợi ích khi sử dụng kết hợp Nhìn chung, chống chỉ định kết hợp.

Tương tác có ý nghĩa lâm sàng Cần đánh giá bệnh nhân để cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích Cần có các biện pháp can thiệp để tối thiểu hóa độc tính do sử dụng kết hợp 2 thuốc, bao gồm: theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh liều hoặc sử dụng thuốc khác thay thế.

Tương tác có ý nghĩa lâm sàng Lợi ích thường lớn hơn nguy cơ khi sử dụng kết hợp Tuy nhiên, cần có kế hoạch theo dõi thích hợp để phát hiện các tác hại tiềm ẩn Điều chỉnh liều một hoặc hai thuốc có thể cần thiết. Nhẹ Tương tác không có ý nghĩa lâm sàng.

2.3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân

- Sử dụng bộ câu hỏi Morisky (MMAS-8) [56].

Bộ câu hỏi này đã được chuyển ngữ để phù hợp với dân số Việt Nam bởi NguyễnHương Thảo và Nguyễn Thắng năm 2015 [78].

Bảng 2.3 Bộ câu hỏi MMAS – 8

BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC

Bộ câu hỏi Có Không

1 Trong thời gian điều trị thỉnh thoảng có quên dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu?

2 Trong 2 tuần vừa qua, ông (bà) có quên sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu không?

3 Quên dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trong tuần qua ?

4 Khi ông (bà) đi công tác hoặc rời khỏi nhà dài ngày, có khi nào ông (bà) quên mang thuốc theo không?

5 Tự ý ngừng thuốc điều trị rối loạn lipid máu khi cảm thấy khó chịu ?

6 Tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy bệnh được kiểm soát ?

7 Quên mang theo thuốc điều trị rối loạn lipid máu khi xa nhà ?

8 Tần suất gặp khó khăn khi phải nhớ uống nhiều thuốc lần?

A Không bao giờ/ hiếm khi

B Một lần trong khoảng thời gian điều trị

Phân tích tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc: Tốt/trung bình/kém (Khi đánh giá lại ở luận văn này, tác giả chia lại thành 2 mức độ: Tuân thủ (tuân thủ tốt và tuân thủ trung bình), và tuân thủ kém (không tuân thủ).

-Khảo sát sự tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân qua bảng câu hỏi.

Tỷ lệ trả lời có/không cho mỗi câu hỏi trong bộ câu hỏi.

-Cách tính điểm tuân thủ cho bệnh nhân:

+ Câu 1,2,3,4,6,7: Bệnh nhân chọn không được tính 1 điểm, chọn có được tính

+ Câu 5: Bệnh nhân chọn có được tính 1 điểm, chọn không được tính 0 điểm + Câu 8: Có giá trị từ 0-4, tính điểm chung bằng cách chia cho 4

- Cách đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân:

+ Tuân thủ tốt: Bệnh nhân đạt 8 điểm

+ Tuân thủ trung bình: Bệnh nhân đạt 6-7 điểm

+ Tuân thủ thấp: Bệnh nhân đạt từ 5 điểm trở xuống.

Trong quá trình đánh giá độ tin cậy sự cải thiện của bệnh nhân, bộ câu hỏi đánh giá tuân thủ thuốc cũng được đồng thời đánh giá lại, để đảm bảo bộ câu hỏi này thực sự phù hợp với nhóm đối tượng bệnh nhân bị mắc bệnh rối loạn lipid máu (vì bộ câu hỏi của Morisky được chuyển ngữ và thẩm định trên nhóm đối tượng bệnh nhân sau Hội chứng vành cấp) [87] Dùng các phép kiểm thống kê đánh giá mức độ tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lipid máu và các yếu tố có liên quan.

2.3.4 Phân tích mối liên quan của một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ của bệnh nhân

-Liên quan giữa nhóm tuổi của bệnh nhân rối loạn lipid máu với sự tuân thủ sử dụng thuốc.

-Liên quan giữa giới tính của bệnh nhân rối loạn lipid máu với sự tuân thủ sử dụng thuốc.

-Liên quan giữa số bệnh mắc kèm của bệnh nhân rối loạn lipid máu với sự tuân thủ sử dụng thuốc.

-Liên quan giữa số lượng thuốc/đơn thuốc của bệnh nhân rối loạn lipid máu với sự tuân thủ sử dụng thuốc.

-Liên quan giữa phác đồ điều trị của bệnh nhân rối loạn lipid máu với sự tuân thủ sử dụng thuốc.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Bảng thu thập số liệu, phiếu thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn (Phụ lục 1 và 2).

Chọn phiếu thu thập thông tin phù hợp với tiêu chí chọn mẫu

2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số Để đảm bảo độ chính xác trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp sau đây: Để kiểm soát sai lệch từ phía người phỏng vấn:

Tất cả các biến sử dụng trong nghiên cứu sẽ được liệt kê và định rõ.

Việc thu thập thông tin sẽ được thực hiện một cách đầy đủ, không bỏ sót, và kiểm tra để đảm bảo hoàn thành toàn bộ câu hỏi sau mỗi cuộc phỏng vấn.

Chúng tôi sẽ sử dụng các thang đo đã được kiểm định về độ tin cậy và độ hữu ích, nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin thu thập.

Một cuộc phỏng vấn thử nghiệm sẽ được tiến hành trên ít nhất 30 đối tượng và câu hỏi sẽ được điều chỉnh cho phù hợp trước khi tiến hành khảo sát thực tế. Để kiểm soát sai lệch từ phía người được phỏng vấn:

Mục tiêu của nghiên cứu và vấn đề bảo mật thông tin sẽ được giải thích rõ ràng cho bệnh nhân.

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu đồng ý và ký xác nhận trên giấy tham gia nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn.

Việc thu thập thông tin từ người được phỏng vấn sẽ được thực hiện một cách chính xác, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi.

Chúng tôi sẽ tuân thủ quy định về bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo an toàn thông tin cá nhân của người được phỏng vấn. Để kiểm soát sai lệch từ phía người được phỏng vấn:

Chúng tôi khuyến nghị bệnh nhân trung thực trong việc chia sẻ thông tin, không áp đặt câu trả lời và tạo ra một môi trường thoải mái và không gây áp lực để bệnh nhân có thể tự do bày tỏ.

Bộ câu hỏi được thiết kế phải phù hợp với mục tiêu, sử dụng từ ngữ rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ trả lời Cấu trúc của bộ câu hỏi cần được xây dựng một cách chặt chẽ để tránh hiểu lầm hoặc mơ hồ trong phản hồi.

Mục đích của nghiên cứu sẽ được giải thích rõ ràng cho người được phỏng vấn. Bệnh nhân sẽ được giáo dục về lợi ích và ý nghĩa của việc tham gia nghiên cứu, nhằm khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ thông tin một cách trung thực. Để kiểm soát sai lệch chọn lựa:

Chúng tôi sẽ định rõ đối tượng nghiên cứu dựa trên tiêu chí loại trừ, xác định các đặc điểm và tiêu chí để lựa chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp và loại bỏ những trường hợp không phù hợp.

Chúng tôi sẽ xem xét chẩn đoán và phần điều trị ngoại trú của bệnh nhân trong hồ sơ chẩn đoán của bác sĩ cũng như chẩn đoán trong sổ khám bệnh của bệnh nhân. Điều này giúp xác định những bệnh nhân đủ điều kiện và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Chúng tôi sẽ loại bỏ những bộ câu hỏi không hoàn chỉnh 100% Đảm bảo rằng tất cả câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu đều có đủ thông tin và toàn diện, không bỏ sót thông tin quan trọng.

Thông tin được thu thập sẽ được xử lý để phân tích và đánh giá mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc cho bệnh nhân bị rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan.

Dữ liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, phân loại và trình bày thông qua chương trình Microsoft Excel 365 và Phần mềm SPSS phiên bản 26.0 Mức độ tin cậy được thiết lập là 95%.

Trong phần thống kê mô tả, chúng tôi sẽ xác định tần số và tỷ lệ phần trăm cho các biến định danh và định cấp.

Phần kiểm định tương quan sẽ được sử dụng để kiểm tra mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân.

Phần kiểm định mô hình hồi quy logistic sẽ được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Năm Căn.

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu và không làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như hạn chế gây phiền toái cho bệnh nhân.

Tất cả đối tượng nghiên cứu được cung cấp thông tin tóm tắt về nghiên cứu Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc chấm dứt nghiên cứu ở bất kỳ giai đoạn nào Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu được mã hóa, giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ RLLM

3.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới tính, BMI, BHYT của bệnh nhân

Các đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân tham gia nghiên cứu bao gồm nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, BMI, bảo hiểm y tế được trình bày trong Bảng 3.1, Bảng 3.2, Bảng 3.3, Bảng 3.4, Bảng 3.5:

Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân

Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ (%)

Trong số 202 hồ sơ bệnh án được thu thập, ghi nhận nhóm bệnh nhân có độ tuổi 60-79 chiến chỉ lệ nhiều nhất với 54,5%, kế tiếp là nhóm bệnh nhân 40-59 tuổi chiếm tỷ lệ 35,1%, nhóm ≥80 tuổi chiếm 6,4% và nhóm thấp nhất là 2 bệnh là 64,4%.

Bảng 3.7 Số lượng thuốc của bệnh nhân tham gia nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Số lượng thuốc trung bình được ghi nhận là 4,64±1,80 với ≤5 thuốc chiếm tỷ lệ 73,3%, >5 thuốc chiếm 26,7% Số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng ít nhất là 1 thuốc và nhiều nhất là 12 thuốc.

Bảng 3.8 Phân loại RLLM của đối tượng nghiên cứu

Loại RLLM Tần số Tỷ lệ (%)

Tăng lipid máu hỗn hợp 187 92,6

Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và 10 5,0 tình trạng tăng lipid máu khác

Tăng lipid máu, không đặc hiệu 5 2,4

Kết quả ghi nhận tăng lipid máu hỗn hợpvới tỷ lệ là 92,6%, rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tình trạng tăng lipid máu khác là 5%, tăng lipid máu, không đặc hiệu với 2,4%.

Bảng 3.9 Đặc điểm bệnh lý mắc kèm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

Bệnh lý Tần số Tỷ lệ (%)

Tăng huyết áp 165 81,7 Đái tháo đường 113 55,9

Bệnh tim thiếu máu cục bộ 43 21,3

Bệnh mắc kèm được ghi nhận được trong mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh tăng huyết áp với 81,7%, đái tháo đường 55,9%, còn lại là bệnh tim thiếu máu cục bộ với 21,3%.

3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU Đặc điểm các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu được trình bày trong Bảng 3.9:

Bảng 3.10 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng

Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm statin và ezetimibe Trong đó với nhóm statin hoạt chất atorvastatin chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,9%, tiếp đến là fluvastatin với 37,6% và cuối cùng là lovastatin là 1,5%. nhóm ezetimibe với tỷ lệ ghi nhận là 53,5%.

Bảng 3.11 Liều dùng thuốc điều trị rối loạn máu của bệnh nhân tham gia nghiên cứu

Atorvastatin Lovastatin Fluvastatin Ezetimibe Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ

Atorvastatin với liều dùng 20 mg chiếm 7,7%, 40 mg chiếm 92,3%, lovastatin với 100% liều dùng 10 mg, fluvastatin với 100% liều dùng 20 mg và ezetimibe với 100% liều dùng là 10 mg.

Bảng 3.12 Thời gian dùng thuốc điều trị rối loạn máu của bệnh nhân tham gia nghiên cứu

Thời gian Sáng Trưa Chiều Tối dùng

Thời gian dùng thuốc ghi nhận tất cả các bệnh nhân đều uống thuốc điều trị lipid máu vào các buổi tối.

Bảng 3.13 Phác đồ điều trị của bệnh nhân tham gia nghiên cứu

Phác đồ Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Đơn trị liệu 94 46,5

Phác đồ điều trị đơn trị liệu ghi nhận atorvastatin với 7,4%, lovastatin với 1,5%, fluvastatin với 37,6% Đa trị liệu với atorvastatin + ezetimibe chiếm 53,3%.

Bảng 3.14 Số ngày uống thuốc điều trị rối loạn lipid máucủa bệnh nhân tham gia nghiên cứu

Thời gian Atorvastatin Lovastatin Fluvastatin Ezetimibe

Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ

Atorvastatin: Thời gian sử dụng thuốc trên 30 ngày chiếm đa số với 57,7%, tiếp đến từ 21-30 ngày là 35,8%, thấp nhất là từ 20 ngày trở xuống chiếm 6,5% Thời gian trung bình dùng thuốc atorvastatin là 30,15±5,04, có số ngày sử dụng ngắn nhất là 10 ngày và lâu nhất là 34 ngày

Lovastatin: Thời gian sử dụng thuốc trên 30 ngày chiếm 100% Với thời gian trung bình dùng thuốc lovastatin là 33,00±1,00, có số ngày sử dụng ngắn nhất là 32 ngày và lâu nhất là 34 ngày.

Fluvastatin: Thời gian sử dụng của thuốc này chủ yếu từ 21-30 ngày chiếm 76,3%, trên 30 ngày là 14,5%, từ 20 ngày trở xuống là 9,2% Thời gian trung bình dùng thuốc fluvastatin là 27,11±5,95, có số ngày sử dụng ngắn nhất là 7 ngày và lâu nhất là 32 ngày

Ezetimibe: Thời gian sử dụng thuốc trên 30 ngày chiếm đa số với 59,3%, tiếp đến từ 21-30 ngày là 34,3%, thấp nhất là từ 20 ngày trở xuống chiếm 6,5% Thời gian trung bình dùng thuốc ezetimebe là 30,33±5,05, có số ngày sử dụng ngắn nhất là 10 ngày và lâu nhất là 34 ngày.

Bảng 3.15 Các biến cố bất lợi gặp trong quá trình nghiên cứu

Các biến cố bất lợi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Đau cơ 11 5,4 Đầy hơi, khó tiêu 6 3,0

Các biến cố bất lợi được ghi nhận chiếm tỷ lệ cao nhất là mệt mỏi, khó chịu với 20,3%, đau cơ với 5,4%, đầy hơi, khó tiêu với 3%, mẩn ngứa, vàng da với 1,5%.

Bảng 3.16 Tương tác thuốc điều trị rối loạn lipid máu gặp trong nghiên cứu

Các biến cố bất lợi Mức độ Tần số Tỷ lệ

Diltiazem có thể làm tăng nồng độ atorvastatin trong máu Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như tổn thương gan.

Amlodipine có thể làm tăng nồng độ atorvastatin trong máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như tổn thương gan.

Amlodipine có thể làm tăng nồng độ lovastatin trong máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như tổn thương gan

Tương tác thuốc ghi nhận có 3 loại tương tác với 18 trường hợp với mực độ trung bình cụ thể, amlodipin+atorvastatin chiếm tỷ lệ cao nhất với 7,4%,diltiazem+atorvastatin và amlodipin vs lovastatin đồng tỷ lệ với 1,0%.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN

3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân Để đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tác giả sử dụng thang đánh giá MMAS–8 Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.17 Tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc của bệnh nhân dựa trên bảng câu hỏi

Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)

Trong thời gian điều trị thỉnh thoảng có quên dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu.

Quên dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trong tuần qua

Tự ý ngừng thuốc điều trị rối loạn lipid máu khi cảm thấy khó chịu

Quên mang theo thuốc điều trị rối loạn lipid máu khi xa nhà

Có uống thuốc điều trị rối loạn lipid máu ngày hôm qua

Tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy bệnh được kiểm soát

Cảm thấy phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc điều trị rối loạn lipid máu.

Cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu hàng ngày

Không bao giờ/ hiếm khi 144 71,3

Về kết quả tuân thủ điều trị ở bệnh nhân trước vào viện, tỷ lệ bệnh nhân cho biết đã từng quên uống thuốc khá cao chiếm 43,6%, trong tuần qua có lúc quên uống thuốc là 47 bệnh nhân chiếm 23,3%, giảm hoặc ngưng uống thuốc mà không nói với bác sỹ là 2,5%, quên mang thuốc khi đi xa là 2,5%, có uống thuốc ngày hôm qua 82,7% ngừng thuốc khi thấy bệnh được kiểm soát là 13,4%, Cảm thấy phiền khi phải điều trị dài ngày là 48,5%

Gặp khó khăn khi phải nhớ uống thuốc nhiều lần: Không bao giờ/ hiếm khi có tỷ lệ cao nhất là 71,3%, tiếp đến là lâu lâu với 18,8%, thỉnh thoảng có 6,9%, thường xuyên xuyên là 2,3% và luôn luôn là 0,5%

3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

Về đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của mỗi bệnh nhân được đánh giá qua tổng điểm bệnh nhân đạt được sao khi hoàn thành thang đánh giá mức độ tuân thủ MMAS - 8 Mức độ tuân thủ được chia thành các mức tuân thủ tốt, tuân thủ trung bình và tuân thủ kém Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3.18:

Bảng 3.18 Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân

Mức độ tuân thủ Tổng điểm Số bệnh nhân (202) Tỷ lệ (%)

Trong nghiên cứu đa số bệnh nhân có mức độ tuân thủ là trung bình chiếm 59,4%, tuân thủ kém có tỷ lệ 28,7%, và thấp nhất là tuân thủ tốt với 11,9% Tính theo thang điểm, bệnh nhân được xem là tuân thủ dùng thuốc khi từ 6 điểm trở lên chiếm 71,3% còn là là không tuân thủ với 28,7%.

3.3.3 Tuân thủ điều trị dùng thuốc với một số yếu tố liên quan

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với đặc điểm nhân khẩu học

Các yếu tố Tuân thủ Không tuân thủ p OR 95% CI

Trong các yếu tố liên quan đến nhân khẩu học có 1 yếu tố ghi nhận có ý nghĩa thống kê với p=0,006 < 0,05 là giới tính, ngoài ra ở biến tuổi không ghi nhận ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với đặc điểm bệnh nhân rối loạn lipid máu

Tuân thủ Không tuân thủ p OR 95% CI

Số lượng thuốc/ đơn thuốc

Trong các yếu tố liên quan đến đặc điểm bệnh nhân thì không ghi nhận yếu tố liên quan với p>0,05 giữa tuân thủ điều trị và số bệnh mắc kèm, số lượng thuốc/đơn thuốc.

BÀN LUẬN

VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tuổi: Nhóm bệnh nhân có độ tuổi 60-79 chiến chỉ lệ nhiều nhất với 54,5%, kế tiếp là nhóm bệnh nhân 40-59 tuổi chiếm tỷ lệ 35,1%, nhóm ≥80 tuổi chiếm 6,4% và nhóm thấp nhất là

Ngày đăng: 03/02/2024, 22:07

w