1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

9A Nguyễn Thị Thanh Vân- Đã Check.docx

118 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng sử dụng thuốc và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân
Người hướng dẫn PGS. TS. Hà Minh Hiển
Trường học Trường Đại Học Tây Đô
Chuyên ngành Dược lý và Dược lâm sàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ Dược học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 531,99 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (17)
    • 1.1 TĂNG HUYẾT ÁP KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (17)
      • 1.1.1 Định nghĩa (17)
      • 1.1.2 Phân loại tăng huyết áp và đái tháo đường (17)
      • 1.1.3 Các yếu tố nguy cơ (18)
      • 1.1.4 Chẩn đoán (18)
    • 1.2 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (20)
      • 1.2.1 Nguyên tắc điều trị (20)
      • 1.2.2 Mục tiêu điều trị huyết áp (20)
      • 1.2.3 Phương pháp điều trị không dùng thuốc (22)
      • 1.2.4 Điều trị dùng thuốc (22)
    • 1.3 THUỐC KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ ĐƯỜNG HUYẾT (23)
      • 1.3.1 Thuốc kiểm soát huyết áp (23)
      • 1.3.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường (27)
    • 1.4 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ (29)
      • 1.4.1 Định nghĩa (29)
      • 1.4.2 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị (29)
      • 1.4.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ điều trị (30)
      • 1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới (30)
      • 1.5.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam (31)
    • 1.6 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH (31)
  • CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (33)
      • 2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (33)
      • 2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn (33)
      • 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ (33)
    • 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
      • 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu (34)
      • 2.2.2 Mẫu nghiên cứu (34)
      • 2.2.2 Cỡ mẫu (34)
      • 2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu (35)
    • 2.3. NỘI DUNG VÀ BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU (35)
    • 2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU (42)
      • 2.5.1 Công cụ thu thập (42)
      • 2.5.2 Kỹ thuật thu thập (42)
      • 2.5.3 Người thu thập (42)
      • 2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số (42)
      • 2.5.5 Xử lý số liệu (43)
    • 2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU (43)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (44)
      • 3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học (44)
      • 3.1.2 Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân (46)
      • 3.1.2 Đặc điểm về bệnh mắc kèm trong nghiên cứu (46)
      • 3.1.4 Các yếu tố nguy cơ tim mạch (48)
      • 3.1.5 Đặc điểm về số lượng thuốc của bệnh nhân trong nghiên cứu (48)
      • 3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong nghiên cứu (50)
      • 3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu (51)
      • 3.2.3 Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường gặp trong nghiên cứu (52)
      • 3.2.4 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu (52)
      • 3.2.5 Tác dụng không mong muốn của thuốc (53)
    • 3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN (53)
      • 3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân (53)
      • 3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (55)
    • 3.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ (56)
  • CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN (59)
    • 4.1 VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (59)
    • 4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (66)
    • 4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN (71)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (75)
  • KẾT LUẬN (6)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN THỊ THANH VÂN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NGOẠI TRÚ TẠ[.]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu 1) được thu thập trong năm 2023 vàphiếu khảo sát trên bệnh nhân ngoại trú (mục tiêu nghiên cứu

2) được thu thập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.

2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: 01/01/2023 đến 01/06/2023. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.

- Bệnh án của bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán xác định là THA có kèm ĐTĐ típ 2 và chỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc THA và ĐTĐ

- Bệnh án của bệnh nhân đã có tiền sử bệnh tiếp tục được điều trị

- Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng toàn diện, làm các xét nghiệm, thăm dò chức năng thường quy (đường huyết tĩnh mạch lúc đói, HbA1c, cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, ASAT, ALAT, creatinin, ure máu).

- Bệnh nhân điều trị từ 18 tuổi trở lên.

- Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp bằng tiếng Việt.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Bệnh án ghi nhận bệnh nhân đang điều trị một bệnh khác có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị THA kèm ĐTĐ.

- Các thể đái tháo đường khác, ngoài đái tháo đường típ 2

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

- Bệnh nhân mắc HIV/AIDS.

- Bệnh nhân mới bắt đầu điều trị tại thời điểm phỏng vấn.

- Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được.

- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp cắt ngang, hồi cứu, lấy mẫu thuận tiệnthu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin (mục tiêu 1) và phiếu khảo sát (mục tiêu 2).

Trong đó: n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu (số bệnh nhân được phỏng vấn). α: Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số Z=1,96. p = Trị số mong muốn của tỉ lệ Lấy p = 0,39 (39,0% là tỷ lệ không tuân thủ điều trị dùng thuốc theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuý Hằng ở bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường [64] d: Sai số tuyệt đối, chọn d = 0,05

Kỹ thuật chọn mẫu: Mỗi ngày thu thập 8 mẫu, thu thập 5 ngày mỗi tuần trong 10 tuần, mỗi bệnh nhân được tiến hành phỏng vấn trong khoảng 15 - 20 phút Hàng ngày các bệnh nhân thường đến sớm để nhận số thứ tự và khoảng 7h30 bác sĩ sẽ bắt đầu khám bệnh, phỏng vấn viên tiến hành lấy mẫu từ 7h sáng cho đến khi đủ số lượng bệnh nhân trong một ngày.

Kết quả lấy mẫu sau 10 tuần: Lấy đến khi đủ số mẫu là 366 mẫu.

Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

NỘI DUNG VÀ BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU

Thông tin cần thu thập (biến số) Định nghĩa biến số Phân loại biến

Phương pháp thu thập Đặc điểm chung của bệnh nhân

Tuổi Gồm có 4 giá trị:

+ ≥80 tuổi. Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Giới tính Gồm có 2 giá trị:

+ Nam + Nữ. Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Trình độ học vấn Gồm có 3 giá trị: Định tính Phiếu khảo sát

Chọn theo tiêu chuẩn Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu Không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu

Mời tham gia nghiên cứu Không tham gia nghiên cứu Đồng ý tham gia nghiên cứu

Nhập và xử lý số liệu

Thu thập số liệu theo các phụ lục kèm theo

Thông tin cần thu thập (biến số) Định nghĩa biến số Phân loại biến

Trung học cơ sở trở xuống

Cao đẳng, đại học trở lên Hoàn cảnh sống Gồm có 2 giá trị:

+ Sống 1 mình + Sống cùng gia đình Định danh Phiếu khảo sát

Nghề nghiệp Gồm có 5 giá trị:

+ Công nhân, nông dân + Buôn bán, dịch vụ + Công chức, viên chức + Nghỉ hưu

+ Khác* Định danh Phiếu khảo sát

Thời gian mắc bệnh Gồm có 3 giá trị:

+ Dưới 5 năm + 5 - 10 năm + Trên 10 năm Định tính Phiếu khảo sát

Số lượng bệnh mắc kèm

+ 0 bệnh + 1 bệnh + 2 bệnh + 3 bệnh + 4 bệnh + 5 bệnh Định lượng Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Bệnh mắc kèm Gồm có 4 giá trị:

+ Bệnh tim thiếu máu cục bộ + Bệnh lý thận

+ Bệnh lý về hệ tiêu hoá + Cơn đau thắt ngực Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Các yếu tố nguy cơ Gồm có 4 giá trị:

+ Tuổi cao (>60 tuổi) Định danh Phiếu khảo sát

Thông tin cần thu thập (biến số) Định nghĩa biến số Phân loại biến

+ Ít hoạt không vận động thể lực.

+ Béo bụng hoặc béo phì + Căng thẳng lo âu quá mức.

+ Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp

+ Rối loạn lipid máu + Có bệnh đái tháo đường + Hiện hút thuốc lá/thuốc lào + Chế độ ăn mặn

Số lượng thuốc/ đơn thuốc

+2 thuốc +3 thuốc +4 thuốc +5 thuốc +6 thuốc +7 thuốc +8 thuốc +9 thuốc Định lượng Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Thực trạng sử dụng thuốc điều trị ở bệnh nhân

Nhóm thuốc THA Gồm có 5 giá trị:

+ Nhóm chẹn kênh canxi + Nhóm ức chế men chuyển + Nhóm ức chế thụ thể + Nhóm lợi tiểu + Nhóm chẹn giao cảm beta Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

THA Gồm có 11 giá trị: Định danh Hồi cứu thông tin

Thông tin cần thu thập (biến số) Định nghĩa biến số Phân loại biến

Phác đồ đơn trị liệu

 ƯCTT Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Phác đồ đa trị liệu (2 thuốc)

+ CCB+ƯCMC + CCB+ƯCTT + CCB+Lợi tiểu + CCB+Chẹn  + ƯCMC+ƯCTT + ƯCMC+Chẹn  + ƯCTT+Lợi tiểu Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Phác đồ đa trị liệu (3 thuốc)

 CCB+ƯCTT+Lợi tiểu Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc Đặc điểm các nhóm thuốc đái tháo đường

 Sulfonylure Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Thông tin cần thu thập (biến số) Định nghĩa biến số Phân loại biến

Phương pháp thu thập Đặc điểm các hoạt chất đái tháo đường típ 2

 Glimepirid Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 đơn trị

 Gliclazid Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 đa trị

 Metformin + glimepirid Định danh Hồi cứu thông tin từ đơn thuốc

Tác dụng không mong muốn

 Mệt mỏi Định danh Phiếu khảo sát

Mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân

Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân Được chia làm 3 mức:

+ Tốt + Trung bình + Kém Định tính Phiếu khảo sát

Mối liên quan giữa tuân thủ Đặc điểm nhân khẩu học bao gồm: nhóm tuổi, giới tính, hoàn cảnh sống, trình độ học

Phân tích đơn biến và mô hình

Dựa vào các dữ liệu đã nhập và

Thông tin cần thu thập (biến số) Định nghĩa biến số Phân loại biến

Phương pháp thu thập điều trị dung thuốc với đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân vấn, nghề nghiệp hồi quy logistic đa biến về các yếu tố liên quan khảo sát ở bệnh nhân THA nghiên cứu. tính ra ở trước đó.

Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc với đặc điểm về bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân. Đặc điểm bệnh điều trị của bệnh nhân bao gồm; thời gian mắc bệnh, số lượng thuốc được sử dụng, số bệnh mắc kèm.

Phân tích đơn biến và mô hình hồi quy logistic đa biến về các yếu tố liên quan khảo sát ở bệnh nhân THA nghiên cứu.

Dựa vào các dữ liệu đã nhập và tính ra ở trước đó. Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân Để khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân, có thể sử dụng bảng câu hỏi MMAS-8 (Morisky Medication Adherence Scale-8) để thu thập thông tin từ bệnh nhân và phân tích tỷ lệ trả lời có/không cho mỗi câu hỏi Các câu hỏi trong MMAS-8 liên quan đến hành vi tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân, ví dụ như "Bạn có quên uống thuốc không?" hoặc "Bạn có ngừng uống thuốc khi bạn cảm thấy tốt hơn không?".

Sau khi thu thập thông tin từ bệnh nhân và có kết quả trả lời cho từng câu hỏi, có thể phân tích tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc dựa trên số câu hỏi mà bệnh nhân trả lời "có" hoặc "không" Tỷ lệ này có thể được chia thành các nhóm tốt, trung bình và kém để đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân. Để khảo sát và phân tích sự tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân,cần xây dựng một bảng câu hỏi tương tự như MMAS-8 nhưng liên quan đến việc tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống (không dùng thuốc) Bảng câu hỏi này có thể được sử dụng để thu thập thông tin từ bệnh nhân và sau đó phân tích tỷ lệ trả lời có/không cho mỗi câu hỏi Tỷ lệ tuân thủ không dùng thuốc cũng có thể được phân loại thành đạt và không đạt, tương tự như phân loại tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc.

Qua việc khảo sát và phân tích sự tuân thủ dùng thuốc và không dùng thuốc của bệnh nhân, có thể đánh giá mức độ tuân thủ và những yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị.

- Sử dụng bộ câu hỏi Morisky (MMAS-8) [65].

Bộ câu hỏi này đã được chuyển ngữ để phù hợp với dân số Việt Nam bởi Nguyễn Hương Thảo và Nguyễn Thắng năm 2015 [66].

Bảng 2.1 Bộ câu hỏi MMAS – 8

BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC

Bộ câu hỏi Có Không

1 Đôi khi ông (bà) quên uống thuốc điều trị tăng huyết áp không?

2 Trong 2 tuần vừa qua, ông (bà) có quên sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp không?

3 Có bao giờ ông (bà) giảm hoặc ngừng uống thuốc mà không báo cho bác sĩ biết vì cảm thấy tồi tệ hơn khi sử dụng nó?

4 Khi ông (bà) đi công tác hoặc rời khỏi nhà dài ngày, có khi nào ông (bà) quên mang thuốc theo không?

5 Ông (bà) đã uống thuốc điều trị tăng huyết áp của ngày hôm qua chưa?

6 Khi cảm thấy đường huyết dưới mức cần kiểm soát, ông (bà) có ngưng sử dụng thuốc không?

7 Uống thuốc điều trị tăng huyết áp là một sự bất tiện với nhiều người, ông (bà) có cảm thấy phiền về việc gắn với kế hoạch điều trị lâu dài không?

8 Tần suất gặp khó khăn khi phải nhớ uống nhiều thuốc lần?

A Không bao giờ/ hiếm khi

B Một lần trong khoảng thời gian điều trị

- Cách tính điểm tuân thủ cho bệnh nhân:

+ Câu 1,2,3,4,6,7: Bệnh nhân chọn không được tính 1 điểm, chọn có được tính 0 điểm

+ Câu 5: Bệnh nhân chọn có được tính 1 điểm, chọn không được tính 0 điểm + Câu 8: Có giá trị từ 0-4, tính điểm chung bằng cách chia cho 4

- Cách đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân:

+ Tuân thủ tốt: Bệnh nhân đạt 8 điểm

+ Tuân thủ trung bình: Bệnh nhân đạt 6-7 điểm

+ Tuân thủ thấp: Bệnh nhân đạt từ 5 điểm trở xuống.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các phương pháp và công cụ thu thập và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu của bạn đã được mô tả chi tiết như sau:

Sử dụng bảng thu thập số liệu và hồ sơ bệnh án của đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.

Chọn lọc hồ sơ bệnh án phù hợp với tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu.

Tác giả luận văn là người thu thập dữ liệu trong nghiên cứu.

2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số:

Sai số thông tin được kiểm soát bằng cách yêu cầu cán bộ điều tra tự điền và ghi chép thông tin khảo sát. Để khắc phục sai số, đã được thực hiện thử nghiệm trước khi thu thập dữ liệu chính thức.

Người thu thập số liệu phải nắm vững nội dung cần thu thập và các sai sót có thể xảy ra trong quá trình thu thập Việc thu thập số liệu được tiến hành cẩn thận và chính xác để tránh nhầm lẫn và sai sót.

Các số liệu thu thập được theo một mẫu phiếu điều tra thống nhất và sau đó được nhập vào phần mềm Microsoft Office Excel 365 để xử lý.

Xử lý số liệu sử dụng phần mềm SPSS 26.0.

Kết quả được chia thành 2 phần:

Phần thống kê mô tả: Lập bảng phân bố tần số của các biến số.

Phần thống kê phân tích: Xác định mối liên quan giữa việc tuân thủ điều trị thuốc và tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống (không dùng thuốc) với các yếu tố như đặc trưng nhân khẩu học, đặc điểm về bệnh tăng huyết áp, chế độ điều trị tăng huyết áp và dịch vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú bằng kiểm định chi bình phương (X2).

ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu và không làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như hạn chế gây phiền toái cho bệnh nhân.

Tất cả đối tượng nghiên cứu được cung cấp thông tin tóm tắt về nghiên cứu Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc chấm dứt nghiên cứu ở bất kỳ giai đoạn nào Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu được mã hóa, giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 3.1 dưới đây trình bày về sự phân chia giữa nam và nữ, với thông tin cụ thể về tần số và tỷ lệ phần trăm của mỗi nhóm.

Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính (n66)

Giới tính Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân giới tính nữ là 56,3% cao hơn tỷ lệ giới tính nam với 43,7%.

Bảng 3.2 Đặc điểm nhóm tuổi (n66)

Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 66,15±10,37, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 38 và lớn tuổi nhất là 93 Trong đó nhóm tuổi từ 60-79 có tỷ lệ cao nhất với 68,3%, kế đến nhóm tuổi từ 40-59 tuổi với 21,6%, nhóm từ 80 tuổi trở lên với 9,0%, tỷ lệ nhóm tuổi từ 18-39 là thấp nhất với 1,1%.

Bảng 3.3 Đặc điểm hoàn cảnh sống (n66)

Hoàn cảnh sống Tần số Tỷ lệ (%)

Hoàn cảnh sống Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Trong nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân sống cùng gia đình là 94,0% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân sống một mình với chỉ 6,0%.

Bảng 3.4 Đặc điểm trình độ học vấn (n66)

Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%)

Trung học cơ sở trở xuống 161 44,0

Cao đẳng, đại học trở lên 19 5,2

Nhận xét: Trong nghiên cứu phần lớn bệnh nhân có trình độ học vấn là trung học phổ thông với 50,8%, kế đến là các bệnh nhân có trình độ trung học cơ sở trở xuống với 44,0%, trình độ cao đẳng, đại học trở lên có tỷ lệ thấp với 5,2%.

Bảng 3.5 Đặc điểm về nghề nghiệp (n66)

Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu đã nghỉ hưu với 45,6%, kế đến là các bệnh nhân có nghề nghiệp buôn bán, dịch vụ với 27,6%, công nhân, nông dân chiếm 12,8%, công chức, viên chức chiếm 9,0% và có 4,9% bệnh nhân có nghề nghiệp khác như nội trợ, thất nghiệp…

3.1.2 Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân

Bảng 3.6 Đặc điểm thời gian điều trị (n66)

Thời gian mắc bệnh Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Trong nghiên cứu đa số bệnh nhân đã mắc bệnh trên 10 năm với

49,2%, từ 5-10 năm là 34,4%, còn các bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm là 16,4%.

3.1.2 Đặc điểm về bệnh mắc kèm trong nghiên cứu

Bảng 3.7, Bảng 3.8 và Hình 3.1 trình bày về đặc điểm bệnh mắc kèm trong mẫu nghiên cứu, bao gồm 366 đối tượng tham gia Cung cấp thông tin về tần số cũng như tỷ lệ phần trăm cụ thể

Bảng 3.7 Đặc điểm bệnh mắc kèm của đối tượng nghiên cứu (n66)

Bệnh mắc kèm Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận bệnh mắc kèm trung bình là 1,71±1,07, tỷ lệ bệnh nhân có 2 bệnh mắc kèm là cao nhất với 41,0%, kế đến là 1 bệnh mắc kèm với 26,2%, bệnh nhân 0 bệnh mắc kèm chiếm 13,9%, có 3 bệnh mắc kèm chiếm 13,7%, có

4 bệnh mắc kèm là 4,1% và có tỷ lệ thấp nhất là 5 bệnh mắc kèm với 1,1%

>2 bệnh ≤2 bệnh Hình 3.1 Biểu đồ đặc điểm bệnh mắc kèm

Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có nhiều hơn 2 bệnh kèm có 69 bệnh nhân chiếm 18,9% thấp hơn rất nhiều so với nhóm có 2 bệnh kèm hoặc ít hơn với

Bảng 3.8 Các bệnh mắc kèm thường gặp trong nghiên cứu (n66)

Bệnh mắc kèm Tần số Tỷ lệ (%)

Bệnh tim thiếu máu cục bộ 36 9,8

Bệnh lý về hệ tiêu hoá 50 16,2

Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận bệnh nhân có bệnh mắc kèm là cơn đau thắt ngực có tỷ lệ cao nhất với 35,8%, các bệnh nhân có bệnh lý về tiêu hoá chiếm 16,2%,bệnh tim thiếu máu cục bộ 9,8% và thâp nhất là các bệnh nhân có bệnh lý thận với chỉ2,2%.

3.1.4 Các yếu tố nguy cơ tim mạch

Các yếu tố nguy cơ tim mạch được trình bày trong Bảng 3.9:

Bảng 3.9 Các yếu tố nguy cơ tim mạch (n66)

Các yếu tố Tần số Tỷ lệ (%)

Tuổi cao (>60 tuổi) 225 61,5 Ít hoặc không vận động thể lực 222 60,7

Béo bụng hoặc béo phì 192 52,5

Căng thẳng lo âu quá mức 71 19,4

Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp 188 51,4

Hiện hút thuốc lá/thuốc lào 60 16,4

Nhận xét: Kết quả bảng 3.9 ghi nhận về các yếu tố nguy cơ tim mạch tỷ lệ được ghi nhận nhiều nhất là những bệnh nhân cao tuổi với 61,5%, kế đến là ít hoặc không vận động thể lực với 60,7%, béo bụng hoặc béo phì 52,5%, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp 51,4%, có chế độ ăn mặn 39,3%, uống nhiều rượu bia 35,5%, có bệnh rối loạn lipid máu với 20,5%, bị căng thẳng lo lâu quá mức với 19,4%, và thấp nhất là bệnh nhân hiện có hút thuốc là hay thuốc lào với 16,4%.

3.1.5 Đặc điểm về số lượng thuốc của bệnh nhân trong nghiên cứu

Bảng 3.10 mô tả phân bố số lượng thuốc trên mỗi đơn thuốc trong mẫu nghiên cứu, bao gồm 366 đối tượng Bảng này cung cấp thông tin chi tiết về tần số và tỷ lệ phần trăm của các đơn thuốc chứa từ 2 đến 9 loại thuốc khác nhau Ngoài ra, bảng còn trình bày số lượng thuốc trung bình trên mỗi đơn thuốc.

Bảng 3.10 Đặc điểm số lượng thuốc trên đơn thuốc của đối tượng nghiên cứu (n66)

Số lượng thuốc/ đơn thuốc Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Trung bình số thuốc trong mỗi đơn thuốc là 5,15±1,67 Tỷ lệ đơn thuốc có 6 thuốc là cao nhất với 22,1%, kế đến là 5 thuốc với 19,7%, có 7 thuốc là 18,9%, có 4 thuốc là 17,2%, đơn thuốc có 3 thuốc là 10,1%, đơn thuốc có 2 thuốc chiếm 7,7% và có tỷ lệ thấp nhất là đơn thuốc có 8 và 9 thuốc với 2,2%.

>5 thuốc ≤5 thuốc Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ đặc điểm số lượng thuốc

Nhận xét: Tỷ lệ đơn thuốc dùng nhiều hơn 5 loại thuốc có 166 đơn chiếm 45,4% nhỏ hơn so với nhóm dùng 5 loại thuốc hoặc ít hơn với 200 đơn chiếm 54,6%.

3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong nghiên cứu

Bảng 3.11 dưới đây liệt kê một số hoạt chất thuốc được sử dụng trong điều trị các vấn đề về huyết áp trong nghiên cứu của 366 đối tượng nghiên cứu Trong nhóm chẹn calci gồm có amlodipin và nifedipin Nhóm ức chế men chuyển bao gồm captopril, enalapril, lisinopril, và perindopril Trong nhóm ức chế thụ thể gồm có irbesartan và losartan Các thuốc lợi tiểu gồm có furosemid và hydroclorothiazid Cung cấp thông tin về tần số cũng như tỷ lệ phần trăm cụ thể.

Bảng 3.11 Đặc điểm các loại thuốc điều trị tăng huyết áp bệnh nhân sử dụng (n66)

Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

NHÓM ỨC CHẾ MEN CHUYỂN 61 16,7

NHÓM ỨC CHẾ THỤ THỂ 22 6,0

NHÓM CHẸN GIAO CẢM BETA 11 3,0

Nhận xét: Nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là nhóm chẹn kênh calci với 87,4% trong đó amlodipin chiếm 86,1% và nifedipin 1,4% Kế đến là nhóm ức chế men chuyển với 16,7% trong đó captopril 0,8%, enalapril 15,3%, lisinopril 0,3% và perindopril 0,3% Nhóm ức chế thụ thể có 6,0%, trong đó irbesartan 1,1% và losartan 4,9% Nhóm lợi tiểu có 1,4% bao gồm furosemid 0,3% và hydrochlorothiazid 1,1% Nhóm chẹn giao cảm beta chỉ có bisoprolol với 3,0%.

3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu

Các phác đồ điều trị tăng huyết áp được sử dụng trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.12.

Bảng 3.12 Các phác đồ điều trị tăng huyết áp áp dụng trong mẫu nghiên cứu (n66)

Phác đồ Tần số Tỷ lệ (%) Đơn trị liệu 314 85,8

CCB 277 75,7 ƯCMC 31 8,5 ƯCTT 6 1,6 Đa trị liệu (2 thuốc) 51 13,9

CCB+Chẹn  7 1,9 ƯCMC+ƯCTT 2 0,5 ƯCMC+Chẹn  4 1,1 ƯCTT+Lợi tiểu 3 0,8 Đa trị liệu (3 thuốc) 1 0,3

Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận đa số bệnh nhân sử dụng phác đồ đơn trị liệu với tỷ lệ là 85,8% cao hơn nhiều so với phác đồ đa trị liệu 2 thuốc là 13,9%, 3 thuốc là 0,3% Nhóm thuốc được lựa chọn cho phác đồ đơn trị liệu nhiều nhất: Chẹn kênh calci 75,7%, ƯCMC với 8,5%, ƯCTT 1,6% Phối hợp hai thuốc chiếm đa số là nhóm CCB+ƯCMC 6,6%, nhóm CCB+ƯCTT 2,7%, nhóm CCB+ chẹn  1,9%, nhóm ƯCMC+chẹn  có 1,1% nhóm ƯCTT+lợi tiểu là 0,8%, nhóm ƯCMC+ƯCTT 0,5%, nhóm CCB+lợi tiểu 0,3% và đa trị liệu 3 thuốc CCB+ƯCTT+Lợi tiểu chỉ có 1 bệnh nhân chiếm 0,3%.

3.2.3 Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường gặp trong nghiên cứu Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng được trình bày trong Bảng 3.13. Bảng 3.13 Đặc điểm các loại thuốc đái tháo đường bệnh nhân sử dụng (n66)

Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Kết quả ghi nhận các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm biguanid, sulfonylure Trong đó, metformin là thuốc được sử dụng nhiều chiếm tỷ lệ là 97,5% Tiếp đó, thuốc điều trị nhóm sulfonylure gồm: Gliclazid, glimepirid lần lượt là 28,7% và 0,5%.

3.2.4 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu

Các phác đồ điều trị áp dụng trong mẫu nghiên cứu bao gồm đơn trị liệu và đa trị liệu được trình bày trong Bảng 3.14.

Bảng 3.14 Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu (n66)

Nhóm thuốc Hoạt chất Tần số Tỷ lệ (%) Đơn trị 268 73,3

Sulfonylure Gliclazid 9 2,5 Đa trị 2 thuốc 98 26,7

Biaguanid+ Metformin + gliclazid 96 26,2 sulfonylure Metformin + glimepirid 2 0,5

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN

3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân Đánh giá việc tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và thang đánh giá MMAS–8 Tiến hành phỏng vấn bệnh nhân trực tiếp trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2023 đến 01/6/2023 Kết quả được trình bày trongBảng 3.16:

Bảng 3.16 Tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc của bệnh nhân dựa trên bảng câu hỏi (n66)

Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)

Trong thời gian điều trị thỉnh thoảng có quên uống thuốc hạ huyết áp Có 168 45,9

Quên uống thuốc hạ huyết áp trong tuần qua

Tự ý ngừng thuốc hạ huyết áp khi cảm thấy khó chịu

Quên mang theo thuốc hạ huyết áp khi xa nhà

Có uống thuốc hạ huyết áp ngày hôm qua Có 355 97,0

Tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy huyết ápt được kiểm soát

Cảm thấy phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc hạ huyết áp.

Cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống các loại thuốc hạ huyết áp hằng ngày

Không bao giờ/ hiếm khi

Nhận xét: Có 45,9% bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc hạ huyết áp trong thời gian điều trị 28,4% bệnh nhân đã quên uống thuốc hạ huyết áp trong tuần qua Có 7,4% bệnh nhân tự ý ngừng thuốc hạ huyết áp khi cảm thấy khó chịu Bệnh nhân quên mang thuốc khi xa nhà có 17,8% Có 97,0% bệnh nhân đã uống thuốc hạ huyết áp ngày hôm qua Tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy huyết áp được kiểm soát chiếm 20,2%.

Có 48,6% bệnh nhân cảm thấy phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc hạ huyết áp Có 60,1% bệnh nhân không bao giờ hoặc hiếm khi cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống các loại thuốc hạ huyết áp hàng ngày.

3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc bao gồm: Tốt, trung bình và kém của mỗi bệnh nhân qua tổng số điểm bệnh nhân đạt được sau khi hoàn thành thang đánh giá mức độ tuân thủ MMAS - 8 Kết quả đánh giá được thể hiện trong Bảng 3.17:

Bảng 3.17 Mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân (n66)

Mức độ tuân thủ Tổng điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Phân loại bệnh nhân trên mức độ tuân thủ dùng thuốc: 11,5% bệnh nhân có mức độ tuân thủ tốt, 49,5% tuân thủ ở mức trung bình và 39,1% tuân thủ kém.

Không tuân thủ Tuân thủ Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc

Nhận xét: Bệnh nhân được đánh giá có tuân thủ điều trị dùng thuốc khi có từ 6 điểm trở lên và không tuân thủ dùng thuốc khi nhỏ hơn 6 điểm Trong nghiên cứu có

223 bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc chiếm 60,9% và 143 bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc chiếm 39,1%.

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ

Nghiên cứu khảo sát về các yếu tố liên quan đến tuân thủ thuốc điều trị tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường bao gồm mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với nhiều yếu tố được trình bày trong Bảng 3.18 và Bảng 3.19:

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình - xã hội (n66)

Các yếu tố Không tuân thủ Tuân thủ p OR

95%CI Tần số (%) Tần số (%)

Nhận xét: Ghi nhận trong các yếu tố liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình - xã hội, có 1 yếu tố có liên quan với tuân thủ điều trị thuốc có ý nghĩa thống kê là hoàn cảnh sống với p=0,0000,05 nên không mang ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm điều trị bệnh của bệnh nhân (n66)

Không tuân thủ Tuân thủ p OR

95%CI Tần số (%) Tần số (%)

Nhận xét: Kết quả ghi nhận trong các yếu tố liên quan đến các đặc điểm điều trị của bệnh nhân, thì có 1 yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị thuốc có ý nghĩa thống kê là số lượng thuốc trên đơn thuốc với p=0,0010,05 nên không mang ý nghĩa thống kê.

BÀN LUẬN

VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Về giới tính: Nghiên cứu của tác giả ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân nữ là 56,3% cao hơn tỷ lệ nam với 43,7% Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Gia Hoàng Anh ghi nhận nam chiếm 45,2%, trong khi nữ chiếm 54,8% Nguyễn Thu Hằng và cs cũng ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam là 58,7% [67] Nghiên cứu của Nguyễn Minh Nhựt ghi nhận nhóm nam chiếm 42,1%, trong khi nhóm nữ chiếm 57,9% Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại ghi nhận tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ giới như nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp chủ yếu là nam giới 96 bệnh nhân, chiếm 73,3%, và có 35 bệnh nhân là nữ giới chiếm 26,7% [20] Huỳnh Thị Thúy Quyên ghi nhận 55,5% nam, 44,5% nữ [68] Nghiên cứu của Vũ Trí Thanh và Võ Huyền Diễm Tú ghi nhận 50,3% nam và 49,7% nữ [69] Các kết quả này và nhiều nghiên cứu khác đã xác định mối liên quan giữa giới tính và tăng huyết áp, những nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc tăng huyết áp có thể tăng cao hơn ở phụ nữ, đặc biệt khi họ tiếp xúc với các yếu tố rủi ro như béo phì, thiếu hoạt động thể chất, hút thuốc, stress và chế độ ăn không lành mạnh Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ ảnh hưởng của giới tính đối với sức khỏe. Một điểm đáng chú ý khác là nam giới thường ít quan tâm đến sức khỏe và ít khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, dẫn đến việc tăng huyết áp ở họ thường được phát hiện và điều trị chậm hơn so với phụ nữ Điều này có thể giải thích tại sao tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thấp hơn và khó khăn trong việc phát hiện và điều trị bệnh sớm Sự liên quan giữa giới tính và tăng huyết áp đang trở thành chủ đề quan trọng trong nghiên cứu sức khỏe, và việc nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của giới tính lên tăng huyết áp là cần thiết để cải thiện quản lý và phòng ngừa bệnh cho cả nam và nữ.

Về nhóm tuổi: Nghiên cứu của tác giả có độ tuổi trung bình là 66,15±10,37, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 38 và lớn tuổi nhất là 93 Trong đó nhóm tuổi từ 60-79 có tỷ lệ cao nhất với 68,3%, kế đến nhóm tuổi từ 40-59 tuổi với 21,6%, nhóm từ 80 tuổi trở lên với 9,0%, tỷ lệ nhóm tuổi từ 18-39 là thấp nhất với 1,1% So với các nghiên cứu khác:Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận nhóm tuổi từ 60-79 chiếm nhiều nhất67,9%, Tuổi cũng là yếu tố quyết định nguy cơ tăng huyết áp trên bệnh nhân, nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi càng lớn thì tỷ lệ mắc tăng huyết áp càng cao, tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 66,1±10,5 [20] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Hoàng ghi nhận tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 61,96±12,31 tuổi [70] Người cao tuổi hay bị cao huyết áp là do thành động mạch bị lão hóa, giảm tính đàn hồi, động mạch trở nên cứng hơn, tăng tích lũy mỡ dẫn đến xơ mỡ động mạch, ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như môi trường sống, chế độ ăn uống, trạng thái thần kinh, các bệnh kết hợp (tiểu đường, gout ) Nghiên cứu của Nguyễn Gia Hoàng Anh ghi nhận độ tuổi trung bình là 64,25±11,22, người nhỏ tuổi nhất là 19 và lớn tuổi nhất là

92 Nhóm tuổi từ 60-79 có tỷ lệ cao nhất với 180 người (chiếm 58,1%); nhóm tuổi từ 40-59 tuổi có 91 người (chiếm 29,4%); nhóm từ 80 tuổi trở lên có 31 người (chiếm 10,0%), tỷ lệ nhóm tuổi dưới 40 là thấp nhất với 2,6% Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và Trần Thị Anh Thơ khi tỷ lệ người cao tuổi (≥60 tuổi) bị tăng huyết áp là 69,7% [71] Nghiên cứu của Lưu Hồng Liên và cs cũng có tỷ lệ người cao tuổi là 64,9% và độ tuổi trung bình là 68,74±10,26 [28] [72] Nghiên cứu của Lê Trường Giang và cs khá tương đồng với nghiên cứu khi có tuổi trung bình là 68,1±12,6 [73]

Từ các nghiên cứu này, có thể thấy rằng: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong các nghiên cứu thường dao động quanh mức 65-69 tuổi Nhóm tuổi từ 60-79 chiếm tỷ lệ cao nhất trong hầu hết các nghiên cứu, phản ánh rằng đây là nhóm tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp Các nghiên cứu đều nhấn mạnh đến mối liên quan giữa tuổi tác và nguy cơ tăng huyết áp, với sự tăng tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi Tất cả các nghiên cứu đều đã xác định một mối liên quan đáng kể giữa tuổi tác và tình trạng tăng huyết áp Nguy cơ mắc tăng huyết áp tăng theo sự gia tăng tuổi, và hiện tượng này có thể được giải thích bằng quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể và sự xơ vữa trong thành động mạch Sự xơ vữa này làm giảm tính đàn hồi của động mạch và dẫn đến tăng áp huyết tâm thu Điều này thống nhất với những nghiên cứu trước đó và chỉ ra rằng tuổi tác là một yếu tố không thể thay đổi đối với tình trạng tăng huyết áp Khi con người lão hóa, cấu trúc và chức năng của các mạch máu thay đổi Cụ thể, sự đàn hồi của động mạch giảm, làm cho chúng trở nên cứng hơn Điều này khiến tim phải làm việc nặng nhọc hơn để bơm máu qua các động mạch, gây tăng huyết áp Xơ vữa động mạch là một quá trình mà trong đó mỡ, cholesterol, và các chất khác tích tụ trên thành động mạch Điều này gây ra sự tăng dần của các mảng xơ vữa, làm hẹp và cứng hóa động mạch Sự hẹp và cứng của động mạch góp phần làm tăng huyết áp Huyết áp tâm thu là áp lực trong động mạch khi tim co bóp Khi động mạch trở nên cứng và hẹp, áp lực cần thiết để đẩy máu qua chúng tăng lên, dẫn đến tăng áp huyết tâm thu Nói chung, tăng huyết áp ở người cao tuổi là kết quả của nhiều thay đổi phức tạp trong cơ thể, không chỉ giới hạn ở sự lão hóa tự nhiên và sự xơ vữa của động mạch, mà còn bao gồm các yếu tố môi trường và lối sống Điều này làm tăng sự cần thiết của việc quản lý huyết áp hiệu quả trong nhóm tuổi này.

Về hoàn cảnh sống: Trong nghiên cứu của tác giả ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân sống cùng gia đình là 94,0% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân sống một mình với chỉ 6,0% So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Hoàn Anh ghi nhận bệnh nhân sống một mình chiếm 8,7%, sống cùng gia đình chiếm 91,3% [74] Tỷ lệ sống cùng gia đình người thân cao hơn nhiều so với sống một mình Nghiên cứu của Nguyễn Minh Nhựt ghi nhận bệnh nhân sống một mình chiếm tỷ lệ 7,7%, bệnh nhân sống cùng gia đình chiếm tỷ lệ 92,3% [75] Nghiên cứu của Vũ Thị Đào và cs, đa số bệnh nhân sống cùng gia đình, chiếm tỷ lệ 98% [76] Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và Trần Thị Anh Thơ cũng có tỷ lệ sống cùng gia đình chiếm đa số với 77,7% [71] Quả thực, việc sống cùng gia đình có thể mang lại nhiều lợi ích cho người cao tuổi, đặc biệt là những người mắc các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp Dưới đây là một số lợi ích chính của việc sống cùng gia đình mà các nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ ra gia đình cung cấp một mạng lưới hỗ trợ xã hội quan trọng, giúp đảm bảo rằng người cao tuổi nhận được sự chăm sóc cần thiết Điều này bao gồm việc giúp họ trong các hoạt động hàng ngày, quản lý tình trạng sức khỏe của họ và cung cấp sự an ủi tinh thần Sống cùng gia đình cho phép người cao tuổi được giám sát sức khỏe một cách thường xuyên hơn Thân nhân có thể nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm của vấn đề sức khỏe và đảm bảo rằng họ nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời Gia đình có thể hỗ trợ việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối và tập luyện thường xuyên Điều này đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, nơi mà chế độ ăn uống và vận động có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp Sống cùng gia đình cũng giúp giảm bớt cảm giác cô đơn và trầm cảm, vốn là vấn đề phổ biến trong số người cao tuổi Sự gần gũi với gia đình mang lại cảm giác thuộc về và tình yêu thương, điều này rất quan trọng cho sức khỏe tinh thần Ở Việt Nam và nhiều nền văn hóa Á Đông khác, sống cùng gia đình là một phần quan trọng của truyền thống Điều này không chỉ phản ánh quan điểm về gia đình và sự tôn trọng dành cho người cao tuổi mà còn góp phần duy trì mối liên kết mạnh mẽ giữa các thế hệ Tóm lại, việc sống cùng gia đình cung cấp một môi trường ổn định và hỗ trợ mạnh mẽ cho người cao tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh tăng huyết áp Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn có lợi cho tinh thần và cảm xúc của họ.

Về trình độ học vấn: Trong nghiên cứu phần lớn bệnh nhân có trình độ học vấn là trung học phổ thông với 50,8%, kế đến là các bệnh nhân có trình độ trung học cơ sở trở xuống với 44,0%, trình độ cao đẳng, đại học trở lên có tỷ lệ thấp với 5,2% So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Hoàng Anh ghi nhận đa số bệnh nhân có trình độ trung học phổ thông chiếm 47,1%, tiếp theo là trình độ trung học cơ sở với 40,3%, cao đẳng, đại học trở lên chiếm 8,1% và thấp nhất là có trình độ tiểu học trở xuống với4,5% [74] Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận những bệnh nhân tới thăm khám chủ yếu đều có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên với 55% (trung học phổ thông 48,9%, cao đẳng, đại học, sau đại học 6,1%) [20] Trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Thuý Quyên ghi nhận đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn sau trung học phổ thông là 64,83%, trung học phổ thông là 30,51%, trung học cơ sở là 4,24% [68] Trình độ trung học phổ thông là mức độ học vấn phổ biến nhất trong các nghiên cứu, chiếm tỷ lệ lớn trong số bệnh nhân Có một tỷ lệ đáng kể của bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống, điều này có thể phản ánh về mức độ tiếp cận giáo dục trong nhóm dân số này Tỷ lệ bệnh nhân có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thường thấp trong các nghiên cứu Điều này có thể liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cả mức độ phổ cập giáo dục đại học và sự khác biệt trong việc tiếp cận dịch vụ y tế giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thuý Quyên là ngoại lệ với tỷ lệ cao hơn nhiều ở nhóm có trình độ học vấn sau trung học phổ thông, điều này có thể phản ánh một đặc điểm cụ thể của mẫu nghiên cứu hoặc khu vực nghiên cứu Từ các kết quả này, có thể thấy rằng trình độ học vấn có sự biến đổi trong các nhóm bệnh nhân khác nhau và có thể ảnh hưởng đến việc hiểu biết và quản lý tình trạng sức khỏe của họ Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin và hỗ trợ y tế phù hợp với trình độ học vấn của bệnh nhân.

Về nghề nghiệp: Tác giả ghi nhận bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu đã nghỉ hưu với 45,6%, kế đến là các bệnh nhân có nghề nghiệp buôn bán, dịch vụ với 27,6%, công nhân, nông dân chiếm 12,8%, công chức, viên chức chiếm 9,0% và có 4,9% bệnh nhân có nghề nghiệp khác như nội trợ, thất nghiệp…Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Hoàng Anh ghi nhận đa số bệnh nhân trong nghiên cứu đã nghỉ hưu với 37,1%, kế đến là nông dân với 21,3%, công nhân 11,6%, nhân viên văn phòng 11,0%, các ngành nhân viên y tế, giáo viên và giáo viên, giảng viên có tỷ lệ thấp lần lượt chiếm 3,5% và 3,2% [74] Một số bệnh nhân có ngành nghiệp khác như làm việc tự do, buôn bán dịch vụ… chiếm tỷ lệ 12,3% Tỷ lệ cao của bệnh nhân đã nghỉ hưu trong cả hai nghiên cứu cho thấy một mối liên hệ giữa tuổi tác và tình trạng sức khỏe, cụ thể là tăng huyết áp. Điều này phù hợp với thông tin về nguy cơ tăng huyết áp cao hơn ở người lớn tuổi Sự khác biệt trong tỷ lệ nghề nghiệp giữa hai nghiên cứu có thể phản ánh sự khác biệt trong quần thể mẫu hoặc khu vực địa lý mà nghiên cứu được tiến hành Tỷ lệ thấp của những người làm việc trong các ngành như y tế và giáo dục trong cả hai nghiên cứu có thể liên quan đến việc họ có kiến thức sức khỏe tốt hơn và khả năng tiếp cận thông tin về phòng chống và quản lý tăng huyết áp Sự phân bố nghề nghiệp cũng phản ánh mức độ tiếp cận và ý thức về chăm sóc sức khỏe trong các nhóm nghề nghiệp khác nhau Ví dụ, những người làm việc tự do hoặc trong ngành buôn bán, dịch vụ có thể có nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác biệt so với những người đã nghỉ hưu Việc phân tích sự liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng sức khỏe có thể cung cấp thông tin quan trọng cho việc phát triển các chiến lược can thiệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả, nhất là trong việc giáo dục và hỗ trợ các nhóm dân số có nguy cơ cao.

Về thời gian mắc bệnh: Trong nghiên cứu tác giả ghi nhận đa số bệnh nhân đã mắc bệnh trên 10 năm với 49,2%, từ 5-10 năm là 34,4%, còn các bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm là 16,4% Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ là 44,3%, trên 10 năm là 51,1% và dưới 5 năm là 4,6% [20] Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Hoàng Anh ghi nhận đa số cho biết là đã bị bệnh trên 10 năm với 51,6%, các bệnh nhân bị từ 5-10 năm cũng có tỷ lệ cao là 41,6%, còn thời gian mắc bệnh dưới 5 năm có tỷ lệ thấp với 6,8% [74] Trong tất cả ba nghiên cứu, tỷ lệ cao nhất là nhóm bệnh nhân mắc bệnh trên 10 năm, điều này cho thấy một xu hướng lâu dài của bệnh tình trong cộng đồng Có một tỷ lệ đáng kể của bệnh nhân trong mỗi nghiên cứu mắc bệnh từ 5-10 năm, phản ánh rằng tăng huyết áp có thể không được chẩn đoán hoặc quản lý hiệu quả ở giai đoạn đầu Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh dưới 5 năm thấp hơn nhiều so với các nhóm khác, cho thấy rằng một khi mắc bệnh, tình trạng này thường tồn tại lâu dài Sự phổ biến của tình trạng mắc bệnh trên 10 năm trong các nghiên cứu cũng phản ánh về thách thức trong việc quản lý tăng huyết áp lâu dài và cần thiết của việc can thiệp sớm và liên tục Kết quả từ các nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm tăng huyết áp, cũng như cần thiết phải có các chiến lược can thiệp hiệu quả lâu dài để quản lý tình trạng này Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc ngăn chặn các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến tăng huyết áp.

Về số bệnh mắc kèm: Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có nhiều hơn 2 bệnh kèm có 69 bệnh nhân chiếm 18,9% thấp hơn rất nhiều so với nhóm có 2 bệnh kèm hoặc ít hơn với 297 bệnh nhân chiếm 81,1% Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận số bệnh mắc kèm lớn hơn 2 chiếm 86,3% và nhỏ hơn hoặc bằng 2 chiếm tỷ lệ 13,7% [20].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Hoàng Anh ghi nhận tỷ lệ người có nhiều hơn 2 bệnh kèm (39,0%) thấp hơn đáng kể so với nhóm có 2 bệnh kèm hoặc ít hơn (61,0%) [74].

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Nhựt ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có nhiều hơn 2 bệnh kèm (84,6%) cao hơn đáng kể so với nhóm có 2 bệnh kèm hoặc ít hơn (15,4%)

[75] Sự khác biệt lớn giữa các nghiên cứu về tỷ lệ bệnh nhân mắc nhiều hơn 2 bệnh kèm cho thấy có thể có sự đa dạng trong tình trạng sức khỏe của bệnh nhân giữa các môi trường và cộng đồng khác nhau Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc và Nguyễn Minh Nhựt cho thấy tỷ lệ cao của bệnh nhân mắc nhiều hơn 2 bệnh kèm, điều này có thể chỉ ra rằng trong cộng đồng này, các vấn đề sức khỏe phức tạp hơn và yêu cầu một sự quản lý y tế kỹ lưỡng hơn Ngược lại, nghiên cứu của tác giả và nghiên cứu củaNguyễn Gia Hoàng Anh có tỷ lệ thấp hơn của những bệnh nhân mắc nhiều hơn 2 bệnh kèm, điều này có thể phản ánh một môi trường với ít vấn đề sức khỏe phức tạp hơn Sự khác biệt này cũng có thể phản ánh sự khác biệt trong cách tiếp cận và phương pháp điều trị y tế, cũng như sự khác biệt về nguồn lực y tế và chất lượng dịch vụ y tế tại các địa phương khác nhau.

Nghiên cứu của tác giả ghi nhận bệnh nhân có bệnh mắc kèm là cơn đau thắt ngực có tỷ lệ cao nhất với 35,8%, các bệnh nhân có bệnh lý về tiêu hoá chiếm 16,2%, bệnh tim thiếu máu cục bộ 9,8% và thâp nhất là các bệnh nhân có bệnh lý thận với chỉ 2,2% So với nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận tỷ lệ ghi nhận nhiều nhất là bệnh lý gan và bệnh lý về hệ tiêu hoá lần lượt là 43,5% và 42,7%, chiếm tỷ lệ thấp hơn còn lại là cơn đau thắc ngực là 34,4%, bệnh lý thận 16%, thiếu máu tim cục bộ là 11,5%, bệnh liên quan đến thần kinh và gút chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 9,2%, 8,4%.

Trong nghiên cứu của tác giả, cơn đau thắt ngực chiếm tỷ lệ cao nhất, trong khi đó, nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc lại ghi nhận tỷ lệ cao nhất là bệnh lý gan và tiêu hoá [20] Điều này có thể phản ánh sự khác biệt trong mẫu nghiên cứu hoặc các yếu tố môi trường và lối sống khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe Cả hai nghiên cứu đều cho thấy sự đa dạng trong các bệnh mắc kèm với bệnh nhân, điều này phản ánh tính phức tạp trong quản lý sức khỏe của những bệnh nhân này Các bệnh mắc kèm như bệnh tim, bệnh lý thận, và bệnh lý tiêu hoá thường có mối liên quan với nhau và với tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân Ví dụ, cơn đau thắt ngực và thiếu máu cơ tim cục bộ thường liên quan đến các vấn đề về tim mạch Sự phân bố khác nhau của các bệnh mắc kèm yêu cầu một cách tiếp cận cá nhân hóa trong việc quản lý và điều trị, đặc biệt là với những bệnh nhân mắc nhiều bệnh cùng lúc Kết quả từ các nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và xác định các bệnh mắc kèm để có thể cung cấp một phương pháp điều trị

Về các yếu tố nguy cơ tim mạch: Nghiên cứu của tác giả ghi nhận về các yếu tố nguy cơ tim mạch tỷ lệ được ghi nhận nhiều nhất là những bệnh nhân cao tuổi với61,5%, kế đến là ít hoặc không vận động thể lực với 60,7%, béo bụng hoặc béo phì52,5%, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp 51,4%, có chế độ ăn mặn 39,3%,uống nhiều rượu bia 35,5%, có bệnh rối loạn lipid máu với 20,5%, bị căng thẳng lo lâu quá mức với 19,4%, và thấp nhất là bệnh nhân hiện có hút thuốc là hay thuốc lào với16,4% Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận bệnh nhân mắc các yếu tố nguy cơ tim mạch như: Ăn mặn 28,2%; hút thuốc lá 31,3%; đái tháo đường 100%; rối loạn lipid máu 71,8%; tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp 45%; tuổi cao 73,3%; béo bụng hoặc béo phì 9,2%; uống nhiều rượu bia 35,9%; ít vận động thể lực 34,4%; căng thẳng lo âu quá mức 17,6% [20] Nghiên cứu của Trần Thị Loan ăn mặn 9,5%; hút thuốc lá 22,9%; đái tháo đường 11,4%; rối loạn lipid máu 57,1%; tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp 37.6%; tuổi cao 59,5%; béo bụng hoặc béo phì 13,8%; uống nhiều rượu bia 32,4%; ít vận động thể lực 41,0%; căng thẳng lo âu quá mức 8,1% [77]. Nghiên cứu của Đào Ngọc Sử ghi nhận yếu tố nguy cơ tim mạch như ăn mặn 8,6%; hút thuốc lá 15,2%; đái tháo đường 13,8%; rối loạn lipid máu 55,2%; tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp 58,6%; tuổi cao 62,9%; béo bụng hoặc béo phì 15,7%; uống nhiều rượu bia 36,7%; ít vận động thể lực 41,9%; căng thẳng lo âu quá mức 8,6% [78]. Các nghiên cứu khác nhau ghi nhận tỷ lệ đa dạng về các yếu tố nguy cơ, điều này có thể phản ánh sự khác biệt về môi trường sống, lối sống, và di truyền Cả bốn nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ cao ở người cao tuổi và những người ít hoặc không vận động thể lực, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống hoạt động và việc quản lý sức khỏe ở người cao tuổi Tỷ lệ béo bụng hoặc béo phì khác nhau đáng kể giữa các nghiên cứu, với tỷ lệ cao nhất là 52,5% trong nghiên cứu của tác giả và thấp nhất là 9,2% trong nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc Điều này có thể phản ánh sự khác biệt trong chế độ ăn uống và lối sống giữa các quần thể khác nhau Có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ hút thuốc và uống rượu bia giữa các nghiên cứu, phản ánh các thói quen và văn hóa khác nhau Căng thẳng và lo âu cũng là các yếu tố nguy cơ được ghi nhận, nhưng với tỷ lệ khác nhau trong các nghiên cứu, cho thấy mức độ stress và tác động của nó trên sức khỏe tim mạch có thể khác nhau tùy theo quần thể Kết quả từ các nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch một cách toàn diện và cá nhân hóa, và cần thiết phải có chiến lược phòng ngừa và quản lý rủi ro tim mạch dựa trên các yếu tố nguy cơ cụ thể Điều này bao gồm việc thay đổi lối sống, cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất, cũng như quản lý stress và lo âu hiệu quả.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Về các loại thuốc điều trị tăng huyết áp: Nghiên cứu của tác giả ghi nhận nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là nhóm chẹn kênh calci với 87,4% trong đó amlodipin chiếm 86,1% và nifedipin 1,4% Kế đến là nhóm ức chế men chuyển với 16,7% trong đó captopril 0,8%, enalapril 15,3%, lisinopril 0,3% và perindopril 0,3% Nhóm ức chế thụ thể có 6,0%, trong đó irbesartan 1,1% và losartan 4,9% Nhóm liệu tiểu có 1,4% bao gồm furosemid 0,3% và hydrochlorothiazid 1,1%. Nhóm chẹn giao cảm beta chỉ có bisoprolol với 3,0% So với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là nhóm ức chế thụ thể chiếm tỉ lệ rất cao (52,2%); tiếp đến là nhóm chẹn kênh calci (48,1%) và chẹn beta giao cảm (45,1%) cũng được dùng khá phổ biến; các nhóm lợi tiểu (32,1%); chẹn giao cảm alpha (0,8%) nhóm ức chế men chuyển (22,2%) [20] Nghiên cứu của Nguyễn Minh Nhựt ghi nhận nhóm chẹn canxi: Có 69 bệnh nhân trong nhóm này (chiếm 35,4%), trong đó 67 bệnh nhân dùng amlodipin besylat 5 mg (34,4%) và 2 bệnh nhân dùng diltiazem (1,0%) Nhóm lợi tiểu: Có 45 bệnh nhân trong nhóm này (chiếm 23,1%), trong đó tất cả đều dùng hydroclorothiazid. Chỉ có 2 bệnh nhân dùng furosemid 40 mg (1,0%) Nhóm ức chế men chuyển: Có 13 bệnh nhân trong nhóm này (chiếm 6,7%), trong đó 9 bệnh nhân dùng enaladopril (4,6%) và 4 bệnh nhân dùng perindopril (2,1%) Nhóm ức chế thụ thể: Có 158 bệnh nhân trong nhóm này (chiếm 81,0%), trong đó 40 bệnh nhân dùng irbesartan (20,5%),

101 bệnh nhân dùng losartan 100 mg (51,8%), và 37 bệnh nhân dùng telmisartan 40 mg (19,0%) Nhóm chẹn giao cảm beta: Có 36 bệnh nhân trong nhóm này (chiếm 18,5%), tất cả đều dùng bisoprolol [75] Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Hoàng Anh ghi nhận nhóm chẹn calci: Có 37 người trong nhóm này (chiếm 11,9%), trong đó

20 người dùng amlodipin besylat (6,5%), 5 người dùng diltiazem (1,6%), 11 sử dụng laccidipin 4 mg chiếm 3,5% và nifedipin 20 mg chỉ có 1 người sử dụng chiếm 0,6%.Nhóm ức chế men chuyển: Có 63 người trong nhóm này (chiếm 20,3%), trong đó ramipril 5 mg có tỷ lệ cao nhất với 13,2% còn lại là captopril 25 mg (3,2%), enalapril

5 mg (2,6%) và perindopril 5 mg (1,3%) Nhóm ức chế thụ thể: Có 215 người trong nhóm này (chiếm 69,4%) có tỷ lệ sử dụng cao nhất trong nghiên cứu, trong đó 124 người dùng irbesartan 150 mg (40%) cũng là thuốc điều trị tăng huyết áp sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu, candesartan có 33 người sử dụng chiếm 10,6%, losartan

100 mg và telmisartan 40 mg cùng có tỷ lệ là 9,4% Nhóm chẹn giao cảm beta: Có 103 người trong nhóm này (chiếm 33,2%), trong đó carvedilol chiếm 19,4% còn bisoprolol 2,5 mg chiếm 13,9% Nhóm lợi tiểu: Có 160 người trong nhóm này (chiếm 51,6%), trong đó có tới 154 người dùng hydroclorothiazid chiếm 49,7% và chỉ có 9 người dùng furosemid 40 mg chiếm 2,9% [74] Nghiên cứu của Đào Ngọc Sử ghi nhận nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là nhóm ức chế men chuyển, chiếm tỉ lệ rất cao (70,0%); tiếp đến là nhóm chẹn kênh Calci (34,9%) và chẹn beta giao cảm (27,7%) cũng được dùng khá phổ biến; các nhóm lợi tiểu (14,3%); chẹn alpha giao cảm (11,9%) nhóm ức chế thụ thể (6,2%) và nhóm kết hợp (5,3%) được sử dụng ít hơn [78].

Các nghiên cứu khác nhau cho thấy sự khác biệt trong việc ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc, với nghiên cứu của tác giả và của Nguyễn Minh Nhựt ưu tiên nhóm chẹn kênh calci, trong khi nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc và Đào Ngọc Sử lại ưu tiên nhóm ức chế men chuyển Mỗi nhóm thuốc có cơ chế tác động khác nhau, phản ánh sự đa dạng trong cách tiếp cận điều trị tăng huyết áp Sự khác biệt này có thể phản ánh tính chất đặc thù của từng quần thể bệnh nhân, bao gồm các yếu tố như độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh, sự hiện diện của các bệnh mắc kèm và yếu tố di truyền Sự khác biệt về sự ưu tiên các nhóm thuốc cũng cho thấy nhu cầu của việc tính cá nhân hóa trong điều trị tăng huyết áp Điều này có thể bao gồm việc chọn lựa nhóm thuốc dựa trên hiệu quả, dung nạp và sự xuất hiện của các bệnh mắc kèm Những khác biệt này cũng có thể phản ánh sự thay đổi trong các hướng dẫn lâm sàng và cách tiếp cận điều trị tại các khu vực khác nhau hoặc trong các khoảng thời gian khác nhau Việc sử dụng nhiều nhóm thuốc khác nhau đòi hỏi sự cẩn trọng trong việc quản lý nguy cơ tương tác thuốc và đảm bảo tuân thủ điều trị của bệnh nhân Tóm lại, những kết quả từ các nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự đa dạng trong việc lựa chọn các nhóm thuốc để điều trị tăng huyết áp Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét đến từng cá nhân bệnh nhân khi quyết định phác đồ điều trị, bao gồm cả việc xem xét đến các yếu tố như đặc điểm cá nhân, mức độ bệnh lý, và sự hiện diện của các bệnh mắc kèm.

Về phác đồ điều trị: Nghiên cứu của tác giả ghi nhận đa số bệnh nhân sử dụng phác đồ đơn trị liệu với tỷ lệ là 85,8% cao hơn nhiều so với phác đồ đa trị liệu 2 thuốc là 13,9%, 3 thuốc là 0,3% Nhóm thuốc được lựa chọn cho phác đồ đơn trị liệu nhiều nhất: Chẹn kênh calci 75,7%, ƯCMC với 8,5%, ƯCTT 1,6% Phối hợp hai thuốc chiếm đa số là nhóm CCB+ƯCMC 6,6%, nhóm CCB+ƯCTT 2,7%, nhóm CCB+ chẹn

 1,9%, nhóm ƯCMC+chẹn  có 1,1% nhóm ƯCTT+lợi tiểu là 0,8%, nhóm ƯCMC+ƯCTT 0,5%, nhóm CCB+lợi tiểu 0,3% và đa trị liệu 3 thuốc CCB+ƯCTT+Lợi tiểu chỉ có 1 bệnh nhân chiếm 0,3% So với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận tỷ lệ phác đồ đơn trị liệu là 33,7% so với phác đồ đa trị liệu là 2 thuốc là 39%, 3 thuốc là 23,8%, 4 thuốc là 3,1% và 5 thuốc là 0,8% Nhóm thuốc được lựa chọn cho phác đồ đơn trị liệu nhiều nhất: Chẹn kênh calci 11,5% và ƯCTT với 10,7% Phối hợp hai thuốc chiếm đa số là nhóm ƯCTT+Chẹn  và nhóm ƯCTT+Lợi tiểu với tỷ lệ lần lượt là 11,5%, 10,7% Phác đồ phối hợp 3 thuốc chủ yếu là ƯCMC+CCB+Chẹn, ƯCTT+Chẹn β+Lợi tiểu, ƯCTT+CCB+Lợi tiểu lần lượt là 6,9%, 6,9%, 6,1%, phối hợp 4 thuốc CCB+ƯCTT+Lợi tiểu+Chẹn β với tỷ lệ 3,1% và 5 thuốc CCB+ƯCTT+Lợi tiểu+Chẹn α+Chẹn β 0,8% [20] Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Hoàng Anh ghi nhận có 37,7% bệnh nhân là sử dụng phác đồ đơn trị liệu Trong đó ƯCTT có tỷ lệ cao nhất với 14,5%, kế tiếp là ƯCMC với tỷ lệ tương đương với 14,2%, các thuốc chẹn beta, CCB và lợi tiểu được sử dụng ít hơn với tỷ lệ lần lượt là 5,8%, 2,9% và 0,3% Đối với phác đồ đa trị liệu: Bao gồm đa trị phối hợp 2 thuốc có tỷ lệ cao nhất với 39,0%, đa trị phối hợp 3 thuốc chiếm 22,3% và đa trị phối hợp 4 thuốc có tỷ lệ thấp nhất với 1,0%. Phối hợp 2 thuốc (39,0%): Bao gồm ƯCTT+LT chiếm tỷ lệ cao nhất với 27,1% Các phối hợp khác có tỷ lệ thấp hơn như CCB+ƯCMC (2,9%), CCB+ƯCTT (1,0%), Chẹn beta+LT (1,3%), ƯCMC+Chẹn beta (2,6%), ƯCTT+Chẹn beta (4,2%) Phối hơn 3 thuốc (22,3%): Trong đó ƯCTT+Chẹn beta+LT chiếm đa số với 17,4% còn lại là CCB+ƯCTT+Chẹn beta (0,3%), CCB+ƯCTT+LT (3,9%) và ƯCMC+Chẹn beta+LT (0,6%) Phối hợp 4 thuốc (1,0%): Đó là sự phối hợp của các thuốc CCB+ƯCTT+Chẹn beta+LT với 3 bệnh nhân sử dụng chiếm 1,0% [74] Nghiên cứu của tác giả ưu tiên cao cho phác đồ đơn trị liệu, trong khi các nghiên cứu khác có xu hướng sử dụng phác đồ đa trị liệu nhiều hơn Trong nghiên cứu của tác giả, nhóm chẹn kênh calci được sử dụng nhiều nhất trong đơn trị liệu, trong khi các nghiên cứu khác có sự đa dạng hơn về lựa chọn nhóm thuốc, bao gồm sự phối hợp giữa các nhóm thuốc khác nhau Sự khác biệt giữa các nghiên cứu cho thấy nhu cầu của việc tính cá nhân hóa trong điều trị tăng huyết áp, tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân của bệnh nhân và tình trạng bệnh lý Sử dụng phác đồ đa trị liệu đòi hỏi sự cẩn trọng trong việc quản lý đa dược lý và nguy cơ tương tác thuốc Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh nhân để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, cũng như cần thiết phải có sự theo dõi và điều chỉnh liên tục trong quá trình điều trị.

Về các loại thuốc đái tháo đường có trong nghiên cứu: Nghiên cứu của tác giả ghi nhận các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm biguanid, sulfonylure Trong đó, metformin là thuốc được sử dụng nhiều chiếm tỷ lệ là 97,5% Tiếp đó, thuốc điều trị nhóm sulfonylure gồm: Gliclazid, glimepirid lần lượt là 28,7% và 0,5% Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận các thuốc điều trị ĐTĐ típ

2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm biguanid, sulfonylure và insulin Trong đó, insulin chiếm 6,1%, metformin là thuốc được sử dụng nhiều chiếm tỷ lệ là 56,5%. Tiếp đó, thuốc điều trị nhóm sulfonylure gồm: Gliclazid, glimepirid lần lượt là 38,9%, 6,1% [20].

Cả hai nghiên cứu đều ghi nhận metformin là thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị ĐTĐ típ 2 Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng metformin cao hơn nhiều trong nghiên cứu của tác giả so với nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc cũng ghi nhận việc sử dụng insulin, một biện pháp điều trị quan trọng trong ĐTĐ típ 2, đặc biệt trong những trường hợp không kiểm soát được bằng thuốc uống Cả hai nghiên cứu đều ghi nhận việc sử dụng nhóm sulfonylurea, với tỷ lệ cao hơn trong nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc Điều này có thể phản ánh sự khác biệt trong mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc các hướng dẫn điều trị tại thời điểm đó Sự khác biệt trong lựa chọn và tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc phản ánh nhu cầu của việc tính cá nhân hóa trong điều trị ĐTĐ típ 2, dựa trên các yếu tố như độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh, sự dung nạp thuốc và sự hiện diện của các bệnh mắc kèm. Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá kỹ lưỡng tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, cũng như cần thiết phải có sự theo dõi và điều chỉnh liên tục trong quá trình điều trị ĐTĐ típ 2.

Về phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường có trong nghiên cứu: Nghiên cứu của tác giả ghi nhận phác đồ đơn trị liệu chiếm 73,1%; trong đó metformin chiếm đa số với 70,8% và gliclazid là 2,5% Phác đồ đa trị liệu 26,8% gồm có metformin + gliclazid 26,2% và metformin + glimepirid 0,5% Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận phác đồ đơn trị liệu chiếm 43,5%; trong đó insulin chiếm 4,6%; metformin và sulfonylure lần lượt là 24,4% và 14,5% Các phác đồ đa trị liệu chiếm 32,1%; trong đó metformin + sulfonyure chiếm tỷ lệ cao nhất là 30,6%; insulin + metformin là 1,5%. Kết quả ghi nhận thêm 32 trường hợp bệnh nhân không có thuốc điều trị đái tháo đường là 24,4% [20] Cả hai nghiên cứu đều cho thấy metformin là thuốc được ưu tiên trong phác đồ đơn trị liệu, nhưng nghiên cứu của tác giả có tỷ lệ sử dụng cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc Trong khi nghiên cứu của tác giả tập trung chủ yếu vào sự kết hợp giữa metformin và gliclazid, nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc cho thấy sự đa dạng hơn với việc sử dụng kết hợp metformin với sulfonylure và insulin Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận việc sử dụng insulin cao hơn, có thể phản ánh mức độ nghiêm trọng hơn của ĐTĐ trong mẫu nghiên cứu này Sự xuất hiện của một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân không sử dụng thuốc trong nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc có thể liên quan đến các yếu tố như việc quản lý ĐTĐ bằng chế độ ăn và lối sống, hoặc khó khăn trong việc tiếp cận điều trị Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh nhân để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho ĐTĐ típ 2, cũng như cần thiết phải có sự theo dõi và điều chỉnh liên tục trong quá trình điều trị Điều này bao gồm việc cân nhắc giữa lựa chọn điều trị đơn trị liệu và đa trị liệu dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự dung nạp thuốc của bệnh nhân.

Về tác dụng không mong muốn: Nghiên cứu của tác giả ghi nhận tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường ghi nhận được trong nghiên cứu: Mệt mỏi 32,5%, đau đầu 22,4%, ho khan 10,9%, buồn nôn 8,2%, tăng kali trong máu và tiểu nhiều có tỷ lệ ít nhất cùng có 1,4%.

Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị tăng huyết áp ghi nhận được trong nghiên cứu: Mệt mỏi 16,0%, đau đầu 14,5%, ho khan 9,9%, tiểu nhiều 9,2%, buồn nôn 7,6%, tăng kali trong máu là 6,9% [20].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Hoàng Anh ghi nhận trong nhóm bệnh nhân được khảo sát, triệu chứng mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất với 21,0%, kế tiếp là đau đầu với 14,5%, tăng axit uric (sưng, nóng, đỏ, đau khớp) 2,3% và thấp nhất là ho khan với 1,6% [74].

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN

Về kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân: Nghiên cứu của tác giả ghi nhận có 45,9% bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc hạ huyết áp, thuốc đái tháo đường trong thời gian điều trị 28,4% bệnh nhân đã quên uống thuốc hạ huyết áp, thuốc đái tháo đường trong tuần qua Có 7,4% bệnh nhân tự ý ngừng thuốc hạ huyết áp, thuốc đái tháo đường khi cảm thấy khó chịu Bệnh nhân quên mang thuốc khi xa nhà có 17,8% Có 97,0% bệnh nhân đã uống thuốc hạ huyết áp ngày hôm qua Tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy huyết áp được kiểm soát chiếm 20,2% Có 48,6% bệnh nhân cảm thấy phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc hạ huyết áp Có 60,1% bệnh nhân không bao giờ hoặc hiếm khi cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống các loại thuốc hạ huyết áp hàng ngày.

Nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc ghi nhận trong thời gian điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc hạ huyết áp chiếm tỷ lệ là 42,7%, quên uống thuốc hạ huyết áp trong tuần qua là 35,1%, tự ý ngừng thuốc hạ huyết áp khi thấy khó chịu là 30,5%, quên mang thuốc hạ huyết áp khi đi xa nhà là 26%, ngày hôm qua quên uống thuốc hạ huyết áp là 18,3%; tự ý ngừng thuốc hạ huyết áp khi thấy huyết áp đã được kiểm soát chiếm 40,5% Có 57 bệnh nhân cho rằng họ ít khi cảm thấy phiền toái khi phải uống thuốc hạ huyết áp chiếm 50,4%, gần một nửa 60,3% bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc hạ huyết áp hàng ngày [20].

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Nhựt ghi lại tần suất và tỷ lệ phần trăm của các thái độ và hành vi khác nhau liên quan đến việc sử dụng thuốc hạ huyết áp Có 44,1% bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc hạ huyết áp trong thời gian điều trị 23,1% bệnh nhân đã quên uống thuốc hạ huyết áp trong tuần qua Chỉ 1,5% bệnh nhân tự ý ngừng thuốc hạ huyết áp khi cảm thấy khó chịu Bệnh nhân quên mang thuốc khi xa nhà có 3,1% Tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy huyết áp được kiểm soát chiếm 12,8%.

Có 82,6% bệnh nhân đã uống thuốc hạ huyết áp ngày hôm qua 47,2% bệnh nhân cảm thấy phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc hạ huyết áp 74,9% bệnh nhân không bao giờ hoặc hiếm khi cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống các loại thuốc hạ huyết áp hàng ngày [75].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Hoàng Anh ghi lại tần suất và tỷ lệ phần trăm của các thái độ và hành vi khác nhau liên quan đến việc sử dụng thuốc hạ huyết áp Bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc hạ huyết áp trong thời gian điều trị có46,5% Bệnh nhân đã quên uống thuốc hạ huyết áp trong 2 tuần qua có 20,3% Bệnh nhân tự ý ngừng thuốc hạ huyết áp khi cảm thấy khó chịu có 1,3% Bệnh nhân quên mang thuốc khi xa nhà có 2,3% Có 86,8% bệnh nhân đã uống thuốc hạ huyết áp ngày hôm qua Bệnh nhân tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy huyết áp được kiểm soát chiếm có 12,3% Có tới 44,8% bệnh nhân cảm thấy phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc hạ huyết áp Hầu hết bệnh nhân không bao giờ hoặc hiếm khi cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống các loại thuốc hạ huyết áp hàng ngày 74,9%, lâu lâu chiếm 16,1%, thỉnh thoảng 8,4%, thường xuyên là 2,3% và không có trường hợp nào luôn luôn cảm thấy khó khăn và phiền toái khi uốn thuốc hằng ngày [74].

Có một tỷ lệ đáng kể của bệnh nhân thỉnh thoảng quên uống thuốc hoặc cảm thấy phiền toái khi phải uống thuốc hàng ngày trong tất cả các nghiên cứu Điều này cho thấy thách thức trong việc duy trì tuân thủ điều trị, một yếu tố quan trọng trong quản lý hiệu quả bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường Tỷ lệ tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy huyết áp được kiểm soát hoặc khi cảm thấy khó chịu khác nhau giữa các nghiên cứu. Điều này có thể phản ánh sự khác biệt về mức độ hiểu biết của bệnh nhân về bệnh lý và tầm quan trọng của việc duy trì điều trị liên tục Tỷ lệ bệnh nhân quên uống thuốc trong tuần qua tương đối cao, đặc biệt trong nghiên cứu của Trần Hoàng Phúc, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị Một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân cảm thấy phiền toái khi phải uống thuốc mỗi ngày, điều này có thể ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục bệnh nhân về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, cũng như cung cấp các biện pháp hỗ trợ như nhắc nhở uống thuốc để cải thiện tuân thủ Cần chú trọng đến việc quản lý lối sống, bao gồm chế độ ăn và hoạt động thể chất, để giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc và cải thiện tổng thể sức khỏe của bệnh nhân Tóm lại, những kết quả từ các nghiên cứu này cho thấy sự cần thiết của việc quản lý chặt chẽ và hỗ trợ bệnh nhân trong việc tuân thủ điều trị, cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục bệnh nhân về quản lý bệnh tình hiệu quả.

Về tỷ lệ tuân thủ: Nghiên cứu của tác giả ghi nhận bệnh nhân được đánh giá có tuân thủ điều trị dùng thuốc khi có từ 6 điểm trở lên và không tuân thủ dùng thuốc khi nhỏ hơn 6 điểm Trong nghiên cứu có 223 bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc chiếm60,9% và 143 bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc chiếm 39,1% Nghiên cứu củaTrần Hoàng Phúc ghi nhận ghi nhận kết quả điều tra về mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt chiếm 7,6%, tuân thủ trung bình chiếm 50,4% và tuân thủ kém chiếm 42% [20] Nghiên cứu của tác giả NguyễnGia Hoàng Anh ghi nhận 10,3% bệnh nhân có mức độ tuân thủ tốt, 66,5% tuân thủ ở mức trung bình và 23,2% tuân thủ kém [74] Nghiên cứu của Nguyễn Minh Nhựt ghi nhận 13,8% bệnh nhân có mức độ tuân thủ tốt, 58,5% tuân thủ ở mức trung bình và27,7% tuân thủ kém Có 72,3% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc và 27,7% bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc [75].

Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc giữa các nhóm bệnh nhân Nghiên cứu của tác giả và của Nguyễn Minh Nhựt ghi nhận tỷ lệ tuân thủ cao hơn so với hai nghiên cứu còn lại Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy một tỷ lệ đáng kể của bệnh nhân không tuân thủ hoặc chỉ tuân thủ ở mức trung bình, điều này làm tăng nguy cơ kết quả điều trị không tốt Kết quả từ các nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ bệnh nhân trong việc duy trì tuân thủ điều trị, thông qua giáo dục bệnh nhân, nhắc nhở uống thuốc, và xác định các rào cản có thể ảnh hưởng đến tuân thủ Những kết quả này cung cấp thông tin quan trọng trong việc xác định những yếu tố có thể góp phần vào việc tuân thủ kém và cải thiện chất lượng quản lý bệnh tại cơ sở y tế và trong cộng đồng.

Về các yếu tố liên quan: Nghiên cứu của tác giả ghi nhận trong các yếu tố liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ gia đình - xã hội, có 1 yếu tố có liên quan với tuân thủ điều trị thuốc có ý nghĩa thống kê là hoàn cảnh sống với p=0,000

Ngày đăng: 03/02/2024, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w