Trang 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ MÃ LONG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á+3
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
LÊ MÃ LONG
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á+3
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
BÌNH DƯƠNG - 2022
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
LÊ MÃ LONG
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á+3
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS TS VÕ XUÂN VINH
BÌNH DƯƠNG – 2022
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Học viên Lê Mã Long xin cam đoan luận văn Thạc Sĩ với đề tài “Các
nhân tố tác động đến chính sách tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại
các quốc gia Đông Nam Á +3” là công trình nghiên cứu của bản thân với sự
giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học là GS TS Võ Xuân Vinh Kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn
Học viên xin cam đoan nếu có vấn đề gì học viên sẽ chịu trách nhiệm
toàn bộ
Bình Dương, Ngày …28…Tháng…08….Năm 2022 Học viên thực hiện
Lê Mã Long
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô
Trường Đại Học Thủ Dầu Một, Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Chương trình Cao
học Quản Trị Kinh Doanh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian học tại trường
Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến GS TS Võ Xuân Vinh, người hướng dẫn
khoa học đã tận tình hướng dẫn học viên thực hiện đề tài này
Cuối cùng xin chân thành cám ơn đến ban lãnh đạo Công Ty CPPK &
NHÀ THÉP NHẤT, gia đình và bạn bè lớp CH20QT01 của Trường Đại Học
Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi, hổ trợ và động viên học viên trong
suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn
Trong quá trình thực hiện, học viên đã chủ động và cố gắng hết sức mình
để trao đổi, học hỏi, tiếp thu các ý kiến đóng góp của quý thầy cô, tham khảo
nhiều công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài cả trong nước và
quốc tế để hoàn thiện luận văn, song không thể tránh khỏi những sai sót nhất
định Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô
và bạn đọc
Bình Dương, Ngày …28…Tháng…08….Năm 2022 Học viên thực hiện
Lê Mã Long
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU xi
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu 5
1.6 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 6
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 6
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
1.7.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 7
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8
1.8 Bố cục đề tài nghiên cứu 8
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 9
Trang 6iv
2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái 9
2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái 10
2.2.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái 10
2.2.2 Nội dung của chính sách tỷ giá hối đoái 12
2.3 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái 14
2.3.1 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn 14
2.3.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong trung hạn và dài hạn 15
2.4 Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế 24
2.4.1 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại 24
2.4.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế 27
2.5 Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái tại các quốc gia/lãnh thổ 27
2.5.1 Chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam 28
2.5.2 Chính sách tỷ giá hối đoái tại Indonesia 29
2.5.3 Chính sách tỷ giá hối đoái tại Malaysia 30
2.5.4 Chính sách tỷ giá hối đoái tại Philippines 30
2.5.5 Chính sách tỷ giá hối đoái tại Singapore 31
2.5.6 Chính sách tỷ giá hối đoái tại Thái Lan 32
2.5.7 Chính sách tỷ giá hối đoái tại Hồng Kông (Trung Quốc) 33
2.5.8 Chính sách tỷ giá hối đoái tại Nhật Bản 34
2.5.9 Chính sách tỷ giá hối đoái tại Hàn Quốc 35
2.6 Các công trình nghiên cứu trước liên quan đến tỷ giá hối đoái 36
2.6.1 Các nghiên cứu trong nước 37
2.6.2 Các nghiên cứu quốc tế 41
Kết luận chương 2 46
Trang 7v
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
3.1 Mô hình nghiên cứu 47
3.2 Phương pháp nghiên cứu 49
3.3 Dữ liệu nghiên cứu 52
3.3.1 Nguồn dữ liệu và xây dựng các biến số 52
3.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu 54
3.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 54
3.5 Quy trình nghiên cứu thực nghiệm 55
3.6 Sơ đồ nghiên cứu 56
Kết luận chương 3 56
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 57
4.1 Kết quả mô hình nghiên cứu 1 (MHNC1) 57
4.1.1 Kết quả thống kê mô tả MHNC1 57
4.1.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong MHNC1 58
4.1.3 Kết quả hồi quy MHNC1 58
4.1.4 Bàn luận kết quả MHNC1 64
4.2 Kết quả mô hình nghiên cứu 2 (MHNC2) 65
4.2.1 Kết quả thống kê mô tả MHNC2 65
4.2.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong MHNC2 66
4.2.3 Kết quả hồi quy MHNC2 67
4.2.4 Bàn luận kết quả MHNC2 73
4.3 Tổng hợp kết quả của hai mô hình nghiên cứu 74
Kết luận chương 4 75
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 76
Trang 8vi
5.1 Kết luận 76
5.2 Hàm ý chính sách 77
5.2.1 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 77
5.2.2 Xây dựng chính sách tỷ giá hối đoái 78
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu đề tài trong tương lai 79
5.3.1 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 79
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai 80
Kết luận chương 5 81
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trong nước về tỷ giá hối đoái 1
PHỤ LỤC 2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu quốc tế về tỷ giá hối đoái 4
PHỤ LỤC 3: Dữ liệu các biến trong mô hình nghiên cứu 1 6
PHỤ LỤC 4: Dữ liệu các biến trong mô hình nghiên cứu 2 12
PHỤ LỤC 5: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 15
PHỤ LỤC 6: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu 1 17
PHỤ LỤC 7: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu 2 21
Trang 9vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
phương cực tiểu tổng quát khả thi
nội bình quân đầu người
13 IFS International Financial Statistic - Dữ liệu tài chính quốc tế
Trang 10viii
– Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Trang 11ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến trong MHNC1……… 57 Bảng 4.2 Thống kê ma trận tương quan các biến trong MHNC1………… 58 Bảng 4.3 Kết quả ước lượng mô hình FGLS – MHNC1……… 62 Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả hồi quy MHNC1 – Biến phụ thuộc logExRate…….63 Bảng 4.5 Kết quả thống kê mô tả các biến trong MHNC2…… ……… 66 Bảng 4.6 Thống kê ma trận tương quan các biến trong MHNC2………… 66 Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình FGLS – MHNC2……… 71 Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả hồi quy MHNC2 – Biến phụ thuộc logExRate…….72 Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả hồi quy của 2 mô hình nghiên cứu………….…… 74
Trang 12x
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Diễn biến tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn
2000 – 2020……….28 Hình 2.2 Diễn biến tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Indonesia giai đoạn
2000 – 2020……….29 Hình 2.3 Diễn biến tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Malaysia giai đoạn
2000 – 2020……….30 Hình 2.4 Diễn biến tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Philippines giai đoạn
2000 – 2020……….31 Hình 2.5 Diễn biến tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Singapore giai đoạn
2000 – 2020……….32 Hình 2.6 Diễn biến tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan giai đoạn
2000 – 2020……….33 Hình 2.7 Diễn biến tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Hồng Kông (Trung Quốc) giai đoạn 2000 – 2020……… 34 Hình 2.8 Diễn biến tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn
2000 – 2020……….35 Hình 2.9 Diễn biến tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc giai đoạn
2000 – 2020……….36 Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu của đề tài……….56 Hình 5.1 Diễn biến tỷ giá hối đoái tại các quốc gia/ lãnh thổ giai đoạn 2000 – 2020
……….78
Trang 13Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, tác giả đề xuất những khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và giúp các nhà hoạch định chính sách nói chung theo dõi sự chuyển động của các nhân tố đó để xây dựng chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp theo từng giai đoạn để nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới
ABSTRACT The main object of this study is to assess the macroeconomic factors that affect the exchange rate in Southeast Asian countries and some countries/ regions outside Southeast Asia selected from the period of 2000 – 2020 Through a
descriptive statistical analysis and regression model using panel data with FGLS estimation method using Stata 15.1, the results show that not all the macroeconomic factors have a similar impact in different countries/territories and regions From the research results, the author proposes solutions for Export-Import enterprises in particular and helps the policy-makers, in general, need to monitor the movement of those variables in each period in order to build an appropriate exchange rate policy to stabilize the macroeconomy in the coming time as well
Trang 141
Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác theo (Miskin, 1994) Về bản chất, tỷ giá hối đoái là khái niệm kinh tế có nguồn gốc từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp và quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia/khu vực Từ khái niệm trên có thể hiểu một cách tổng quát tỷ giá hối đoái
là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh của đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác giữa các quốc gia/ khu vực trên thế giới Tỷ giá hối đoái là công cụ quan trọng để so sánh sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ Từ đó đánh giá được giá cả hàng hóa trong nước và nước ngoài, năng suất lao động trong nước và nước ngoài Bên cạnh đó tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia, tỷ
lệ lạm phát, và tăng trưởng kinh tế
Kể từ năm 1993, tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN) - khu vực Mậu dịch
Tự do ASEAN (AFTA) được ký kết, AFTA là một hiệp định thương mai tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN Cho đến nay hàng loạt các FTA song phương và đa phương được ký kết giữa khối ASEAN và các quốc gia, khu vực trên thế giới như hiệp định ACFTA giữa ASEAN và Trung Quốc có hiệu lực từ năm 2003, hiệp định AKFTA giữa ASEAN và Hàn Quốc có hiệu lực từ năm
2007, hiệp định AJCEP giữa ASEAN và Nhật Bản có hiệu lực từ năm 2008, hiệp định AIFTA giữa ASEAN và Ấn Độ có hiệu lực từ năm 2010, hiệp định AANZFTA giữa ASEAN, Australia, và New Zealand có hiệu lực từ năm 2010, hiệp định AHKFTA giữa ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) có hiệu lực tại Hồng Kông (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ ngày 11/06/2019 và có hiệu lực đầy đủ với toàn bộ các nước thanh viên từ ngày 12/02/2021 và hiệp định RCEP giữa ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 đã cho thấy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, và các quốc gia đều nhận thấy việc sử dụng tỷ giá hối đoái như là công cụ hữu hiệu cho thương mại quốc tế
Trang 152
và nó là một biến số có tác động tương đối lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng Tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm và hấp thụ mọi tác động của các nhân tố vĩ mô khác trong quá trình mở cửa nền kinh tế của mỗi quốc gia
Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá hối đoái luôn song hành với chính sách tiền
tệ của mỗi quốc gia, nó bao gồm các hoạt động của chính phủ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một tỷ giá hối đoái hợp lý trong từng thời kỳ, để có thể tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về chính sách tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với các nhân tố kinh tế vĩ mô khác trong nền kinh tế bởi vì việc lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái tại mỗi quốc gia còn tùy phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó tại mỗi thời điểm khác nhau Nó được thay đổi theo hướng có lợi cho nền kinh tế và phù hợp với những mục tiêu mà quốc gia đó đề ra Do đó, nghiên cứu về chính sách tỷ giá hối đoái và các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại mỗi quốc gia/ lãnh thổ
và khu vực trên thế giới là đề tài nghiên cứu được các nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm Theo Achsani và cs (2010) trong đề tài nghiên cứu
“The relationship between Inflation and Real Exchange Rate: Comparative Study between ASEAN+3, the EU and North America” Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Lạm phát và Tỷ giá hối đoái thực: Nghiên cứu so sánh giữa khu vực Đông Nam Á +3 (Châu Á), Châu Âu và Bắc Mỹ (Không có Việt Nam) Theo Rajan (2012) công
bố đề tài nghiên cứu “Management of exchange rate regimes in emerging Asia” Nghiên cứu xem xét lại vấn đề chế độ tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Châu Á mới nổi trong thập kỷ 1999 - 2009 Một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố kinh tế
vĩ mô ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Nam Á của (Mohd và cs., 2016)
Đây không phải là một đề tài có hướng nghiên cứu mới, tuy nhiên với sự cần thiết và mức độ ý nghĩa quan trọng đó, một nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá
Trang 163
hối đoái theo từng thời điểm là hết sức cần thiết và lắp đầy khoảng trống các nghiên cứu trước Do hạn chế về mặt thời gian và số liệu, luận văn sẽ tập trung vào các nhân tố kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến biến động
tỷ giá hối đoái ở một số quốc gia Đông Nam Á +3 được lựa chọn giai đoạn 2000 – 2020 bao gồm lạm phát (theo chênh lệch chỉ số giá tiêu dùng - CPI), lãi suất cho vay, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, cán cân thanh toán quốc tế, và độ mở thương mại với đề tài nghiên cứu “Các nhân
tố tác động đến chính sách tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á +3” Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, cũng như giúp các nhà hoạch định chính sách theo dõi sự chuyển động của các nhân tố đó để xây dựng chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp theo từng giai đoạn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới
Sự phức tạp và cũng như sự thú vị của mối quan hệ giữa các nhân tố kinh
tế vĩ mô và tỷ giá hối đoái đã tạo động lực để tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến chính sách tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á +3” để tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá các nhân tố kinh tế vĩ mô nào có tác động đến sự biến động tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Đông Nam Á +3 trong giai đoạn 2000 - 2020 Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được để từ đó đề xuất các khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng khi xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh trung hạn và dài hạn, và các nhà hoạch định chính sách nói chung khi xây dựng chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp theo từng giai đoạn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới
Trang 174
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thứ nhất: Nghiên cứu đánh giá từng nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến sự biến động tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Nam Á +3 được lựa chọn trong giai đoạn 2000 - 2020, và luận giải làm sáng tỏ vai trò của chính sách tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế
- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng và diễn biến tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Nam Á +3 được lựa chọn trong giai đoạn 2000 – 2020
- Thứ ba: Sử dụng mô hình kinh tế lượng để lượng hoá mức độ tác động của các nhân tố đến sự biến động tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Nam Á +3 trong giai đoạn 2000 - 2020 Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đồng thời đề xuất các khuyến nghị
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, luận văn đưa ra những câu hỏi cần được trả lời như sau:
- Thứ nhất: Các nhân tố tác động đến sự biến động tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Nam Á +3 được lựa chọn diễn ra như thế nào trong giai đoạn 2000
- 2020?
- Thứ hai: Thực trạng và diễn biến tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Nam
Á +3 được lựa chọn diễn ra như thế nào trong giai đoạn 2000 – 2020?
- Thứ ba: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự biến động tỷ giá hối đoái như thế nào? Từ đó, những khuyến nghị nào cần đề xuất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng khi xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh trong trung hạn và dài hạn trong thời gian tới và các nhà hoạch định chính sách nói chung khi xây dựng chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp theo từng giai đoạn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời, luận văn hướng tới các đối tượng nghiên cứu như sau:
Trang 18- Các biện pháp điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp trong thời gian tới
- Về thời gian: giai đoạn 2000 - 2020
Luận văn chọn lựa sáu quốc gia có nền kinh tế phát triển tại khu vực Đông Nam Á, ngoài ra các quốc gia/ lãnh thổ ngoài khu vực Đông Nam Á được lựa chọn
là những đối tác thương mại lớn, có mối quan hệ song phương với khu vực Đông Nam Á và có nền kinh tế phát triển trên thế giới Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng thế giới – WB năm 2020, GDP của Nhật Bản đạt khoảng 5057 tỷ đô la Mỹ,
và GDP của Hàn Quốc đạt khoảng 1637 tỷ đô la Mỹ, và GDP của Hồng Kông (Trung Quốc) đạt khoảng 346 tỷ đô la Mỹ
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung nghiên cứu và để đạt kết quả đáng tin cậy, có ý nghĩa khoa học, luận văn sử dụng một số phương pháp khoa học sau:
Trang 196
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp hàng năm bao gồm:
- Số liệu để chạy mô hình kinh tế lượng được thu thập từ bộ dữ liệu tài chính quốc tế (International Financial Statistic - IFS) của Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF), Ngân hàng thế giới (World Bank - WB)
Do đơn vị tính của các biến số khác nhau và giảm sự sai lệch dữ liệu trong mô hình nghiên cứu, một số biến số sẽ được lấy dưới dạng tính logarit
- Số liệu để dẫn chứng, phân tích, so sánh được thu thập từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, các bài viết trên các tạp chí khoa học, luận án tiến sĩ đã được công bố, và các trang thông tin điện tử uy tín, IMF và World Bank
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
a) Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là phương pháp sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả tập hợp dữ liệu, một mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay biểu đồ trực quan Công cụ thường dùng nhất trong thống kê mô tả là trung bình cộng và độ lệch chuẩn Thống kê mô tả rất quan trọng trong nghiên cứu định lượng và làm cho
dữ liệu có độ tin cậy hơn
b) Phương pháp so sánh, đối chứng
Từ các số liệu thực tế có được, so sánh với những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
Từ đó đưa ra được kết luận cụ thể về những điểm đạt được và chưa đạt được trong các chính sách vĩ mô hướng đến ổn định tỷ giá hối đoái
c) Phương pháp mô hình hóa
Xây dựng hàm số để minh họa mối quan hệ giữa các đại lượng vĩ mô trong nền kinh tế Thêm vào đó là sử dụng các hình vẽ và sơ đồ để làm rõ hơn các phân tích định tính, nhằm làm cho các lập luận có tính thuyết phục và giá trị tin cậy hơn d) Phương pháp nghiên cứu định lượng
Trang 207
Luận văn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội với phương pháp bình phương cực tiểu Pooled OLS (Ordiary least square), phương pháp tác động cố định FEM (Fixed effects model), phương pháp tác động ngẫu nhiêu REM (Random effects model) và phương pháp bình phương cực tiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible Generalized least squares) để tìm ra mô hình tốt nhất nhằm khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan trong mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng (Beck and Katz, 1995) được hổ trợ chạy mô hình kinh tế lượng với phần mềm Stata 15.1
Luận văn cũng sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan theo nguyên tắc kế thừa để chứng minh và làm sáng tỏ thêm các luận điểm của luận văn
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn với đề tài “Các nhân tố tác động đến chính sách tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á +3” sử dụng bảy biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế tác động đến tỷ giá hối đoái là một điểm mới và lắp đầy khoảng trống của các nghiên cứu trước, khi đạt mục tiêu nghiên cứu ban đầu sẽ có một số đóng góp về nghiên cứu sâu hơn các nhân tố kinh tế vĩ
mô tác động đến tỷ giá hối đoái trên phương diện lý thuyết và cả mô hình khoa học, đồng thời dựa trên nghiên cứu này, đưa ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, cũng như giúp các nhà hoạch định chính sách theo dõi sự chuyển động của các nhân tố kinh tế đó để xây dựng chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp cho một nền kinh tế hướng xuất khẩu như Việt Nam cũng như các quốc gia được nghiên cứu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới
1.7.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến chính sách tỷ giá hối đoái và các nhân tố kinh tế vĩ mô
- Đóng góp chuyên sâu về chính sách tỷ giá hối đoái và các nhân tố kinh tế
vĩ mô khác cả trên phương diện lý thuyết và mô hình nghiên cứu khoa học
Trang 218
- Nghiên cứu sử dụng bảy nhân tố kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế tác động đến tỷ giá hối đoái Đây là cơ sở cần thiết để mở rộng các nghiên cứu về sau thêm các yếu tố khác như yếu tố nguyên vật liệu năng lượng như giá xăng dầu, yếu tố khủng hoảng tài chính - kinh tế, sự bất ổn chính trị…
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Là một tài liệu cần thiết cho công tác phát triển hệ thống tài chính và nâng cao tiếp cận tài chính toàn diện cho người dân Việt Nam – góp phần thúc đẩy phát triển xã hội
- Là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành kinh tế thuộc các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng như các cơ sở giáo dục đại học khác trong khu vực
- Ứng dụng kết quả phân tích cho việc xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời giúp xây dựng chính sách
tỷ giá hối đoái phù hợp cho một nền kinh tế hướng xuất khẩu như Việt Nam cũng như các quốc gia được nghiên cứu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.1.8 Bố cục đề tài nghiên cứu
Đề tài: “Các nhân tố tác động đến chính sách tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á +3”, ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục các hình vẽ - đồ thị, tóm tắt kết quả nghiên cứu, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận văn, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Trang 22tế, thông qua TGHĐ người ta có thể so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ của các quốc gia trên thế giới với nhau
Theo nhà kinh tế học Mishkin (1994) cho rằng “The price of one currency
in term of another is called the exchange rate” có nghĩa là “Giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác được gọi là tỷ giá hối đoái”
Trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010) được thông qua ngày 16/06/2010, Điều 6, khoản 5 ghi rõ “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”
Từ khái niệm trên có thể hiểu một cách tổng quát TGHĐ là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh của đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác giữa các quốc gia/ khu vực trên thế giới
Hiện nay, TGHĐ được niêm yết theo hai phương pháp chính như sau:
- Phương pháp yết giá trực tiếp: Có nghĩa là đồng nội tệ sẽ đóng vai trò là đồng yết giá và có đơn vị cố định là một đơn vị, còn đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng định giá, có số đơn vị thay đổi dựa theo thay đổi trên thị trường ngoại hối Ví
dụ tại Anh sẽ yết giá như sau: 1 GBP = 1.26 USD
- Phương pháp yết giá gián tiếp: Đây là cách yết giá tại quốc gia sở hữu đồng tiền yếu Khi đó đồng ngoại tệ sẽ đóng vai trò đồng yết giá, còn đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ là đồng định giá Ví dụ tại Việt Nam sẽ yết giá là 1 USD = 23.197 VND
Trang 2310
Trong phạm vi nghiên cứu này, TGHĐ sẽ được hiểu theo cách viết trên thị trường ngoại hối tại Việt Nam (USD/VND = 23.197 nghĩa là 1 USD = 23.197 VND), Indonesia (USD/IDR = 14,582 nghĩa là 1 USD = 14,582 IDR), Malaysia (USD/MYR = 4,2 nghĩa là 1 USD = 4,2 MYR), Philippines (USD/PHP = 49,62 nghĩa là 1 USD = 49,62 PHP), Singapore (USD/SGD = 1,379 nghĩa là 1 USD = 1,379 SGD), Thái Lan (USD/THB = 31,29 nghĩa là 1 USD = 31,29 THB), Hồng Kông (Trung Quốc) (USD/HKD = 7,85 nghĩa là 1USD = 7,85 HKD), Nhật Bản (USD/JPY = 106,77 nghĩa là 1 USD = 106,77 JPY), Hàn Quốc (USD/KRW = 1.180,266 nghĩa là 1 USD = 1.180,266 KRW) Nếu tỷ giá này tăng thì tiền nội tệ
sẽ giảm giá so với đồng đô la Mỹ và ngược lại khi tỷ giá này giảm thì tiền nội tệ
sẽ tăng giá so với đồng đô la Mỹ
2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái
2.2.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách Tỷ giá hối đoái luôn song hành cùng chính sách tiền tệ (CSTT) của mỗi quốc gia, nó bao gồm các hoạt động của chính phủ thông qua cơ chế điều hành TGHĐ và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một TGHĐ nhất định và có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xuất nhập khẩu tại quốc gia đó TGHĐ
có tác động tương đối lớn đến nền kinh tế đặc biệt là các quốc gia lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng kinh tế như Việt Nam Vì vậy, trong xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế (HNKTQT) sâu rộng như hiện nay, các quốc gia luôn sử dụng TGHĐ như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại quốc gia đó
Một chính sách TGHĐ cần phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thiết lập một cái neo rõ ràng và đáng tin cậy nhằm ổn định mức giá trong nước và
ổn định thị trường tài chính Song song, chính sách TGHĐ cũng phải chú trọng đến việc duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế cho hàng hóa xuất khẩu, vì thế nó gắn với các biến số về tăng trưởng kinh tế Từ đó, có thể khái quát được mục tiêu của chính sách TGHĐ như sau:
Trang 2411
- Ổn định sức mua của đồng nội tệ: Nếu giả định các yếu tố khác không đổi, thì khi TGHĐ tăng, sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn và làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng, đây là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát Điều này có thể thấy được từ công thức dưới đây, nếu gọi P là mức giá cả chung của nền kinh tế, thì P được tính như sau:
P = α𝑃 + (1 – α).E.P*, Trong đó:
α là tỷ trọng hàng hóa sản xuất tiêu dùng trong nước (non – traded products)
(1-α) là tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu
E là tỷ giá hối đoái
𝑃 là mức giá hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ
P* là giá hàng hóa nhập khẩu
Với giả định các yếu tố khác không đổi, thì khi Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) nâng giá nội tệ hay phá giá nội tệ sẽ tác động đến mức giá chung của nền kinh tế Khi lạm phát tăng cao sẽ khiến cho sức mua của đồng nội tệ giảm, nếu như TGHĐ không đổi, sẽ đưa đến áp lực làm cho hàng hóa trong nước đắt hơn hàng hóa bên ngoài, điều đó làm cho nhập khẩu tăng và làm mất cân bằng cán cân thương mại, tiếp theo sẽ là thiếu hụt ngoại tệ Để không diễn ra tình trạng này, thì phải bắt buộc có sự thay đổi của TGHĐ, chính xác trong trường hợp này là sự điều chỉnh giảm giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường xuất khẩu: Với giả định các điều kiện khác không đổi, khi NHTƯ phá giá đồng nội tệ sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Điều này trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân, từ công thức sau có thể thấy rõ điều này:
Y = C + I + G + (X – M), Trong đó: Y là thu nhập quốc dân, C là tiêu dùng, I là đầu tư, G là chi tiêu của chính phủ, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu
Trang 2512
Khi X tăng thì Y sẽ tăng và ngược lại Tuy nhiên, để có được điều này thì cần có điều kiện tiên quyết trong nền kinh tế như năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu và thị trường cho hàng xuất khẩu
- Cân bằng cán cân thương mại: TGHĐ là một công cụ vĩ mô để điều tiết cán cân thương mại (CCTM) quốc tế theo mục tiêu đã định trước của một quốc gia Việc thay đổi TGHĐ sẽ làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực, các doanh nghiệp có thu chi ngoại tệ, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế Với chính sách định giá đồng nội tệ thấp có thể giúp đưa CCTM từ trạng thái thâm hụt về cân bằng thông qua tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Mặt khác, khi chính sách TGHĐ định giá đồng nội tệ cao thì sẽ có tác dụng ngược với CCTM Tuy nhiên, chính sách TGHĐ thường chỉ liên quan đến khối lượng xuất nhập khẩu mà không liên quan đến giá trị xuất khẩu
2.2.2 Nội dung của chính sách tỷ giá hối đoái
Để đạt được những mục tiêu trên thì chính sách TGHĐ cần chú trọng hai việc quan trọng là lựa chọn chế độ TGHĐ và các công cụ can thiệp vào TGHĐ hợp lý trong từng thời kỳ để điều chỉnh TGHĐ cho phù hợp Để duy trì một TGHĐ hợp lý hay để TGHĐ biến động theo thị trường trong trường hợp cần thiết, NHTƯ cần phải có một chế độ TGHĐ rõ ràng và một hệ thống các công cụ can thiệp thích hợp
Chế độ tỷ giá hối đoái: Các quốc gia luôn xây dựng những quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết TGHĐ của riêng mình Vì vậy, chế độ TGHĐ là tập hợp các nguyên tắc, cơ chế xác định và điều tiết TGHĐ của NHTƯ nhằm điều tiết, quản lý nội tệ trong mối quan hệ với các đồng ngoại tệ
Theo International Monetary Fund (2004) (Qũy tiền tệ quốc tế - IMF) dựa trên cơ sở cơ chế TGHĐ thực tế của các nước thành viên đã phân loại chế độ TGHĐ của các quốc gia thành bảy nhóm Hệ thống phân loại này được xây dựng dựa từ những thông tin về bản chất của các chính sách TGHĐ thông qua thỏa thuận song phương với từng quốc gia, qua hệ thống báo cáo, qua các nghiên cứu về biến
Trang 26- Hội đồng tiền tệ: Đây có thể coi là chế độ tỷ giá hối đoái cố định, một quốc gia sẽ cam kết công khai việc sẽ cố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia đó với một đồng ngoại tệ nào đó Ngân hàng Trung Ương sẽ phải điều chỉnh mức cung tiền để giữ cho mức tỷ giá hối đoái cố định Điều này đồng nghĩa, đồng nội
tệ sẽ chỉ được phát hành khi có một lượng tài sản bằng ngoại tệ tương ứng Trong trường hợp này, Ngân hàng Trung Ương sẽ không thực hiện chức năng là người cho vay cuối cùng và cũng không có quyền tự quyết định chính sách tiền tệ của mình Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái vẫn có thể được điều chỉnh trong một khung dao động theo quy định của hội đồng tiền tệ
- Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: Trường hợp này thì đồng nội tệ được neo với một hoặc một rổ tiền tệ (rổ tiền tệ thường được bao gồm đồng tiền của các quốc gia là đối tác thương mại chính) Tỷ giá hối đoái được phép dao động trong một biên độ hẹp trong mức +/-1% xung quay tỷ giá hối đoái trung tâm do Ngân hàng Trung Ương công bố
- Chế độ neo tỷ giá hối đoái trong biên độ hẹp: Cho phép tỷ giá hối đoái được dao động lớn hơn mức +/-1% xung quay tỷ giá hối đoái trung tâm do Ngân hàng Trung Ương công bố
- Chế độ neo tỷ giá hối đoái với biên độ điều chỉnh: Trước tiên, tỷ giá hối đoái được cố định sau đó sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của nền kinh tế Mức độ điều chỉnh tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào diễn biến của lạm phát thời gian trước đó, hoặc được công bố dựa trên chênh lệch kỳ vọng về lạm phát trong thời gian tới Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương sẽ bị những ràng buộc nhất định
Trang 2714
- Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: Trong trường hợp này, Ngân hàng Trung Ương tác động vào tỷ giá hối đoái mà không đặt ra mục tiêu cụ thể Lúc này, việc điều hành tỷ giá hối đoái sẽ được dựa trên diễn biến của cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ, mức lạm phát bằng các công cụ trực tiếp hoặc gián tiếp
- Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn: Tỷ giá hối đoái sẽ hoàn toàn do cung và cầu trên thị trường ngoại hối quyết định Một sự can thiệp từ cơ quan điều hành tiền tệ chỉ cần thiết khi có những biến động đột ngột mang tính khách quan
từ bên ngoài, sự can thiệp này không mang tính áp đặt hay diễn ra thường xuyên đến tỷ giá hối đoái
Có thể thấy rằng, mỗi cơ chế tỷ giá hối đoái đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định Khi một quốc gia chọn một chế độ tỷ giá hối đoái cố định, thì chính phủ sẽ phải cố gắng điều tiết và duy trì cho tỷ giá hối đoái ở một mức hợp
lý nhất có thể Thường các quốc gia có nền kinh tế trong tình trạng không ổn định
sẽ chọn cơ chế tỷ giá hối đoái cố định Ngược lại, với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, thì tỷ giá hối đoái sẽ biến động theo những thay đổi của thị trường chứ không bởi sự can thiệp có chủ định của Nhà nước Các quốc gia có nền kinh tế mở và ổn định thường chọn tỷ giá hối đoái thả nổi
Hiện nay chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi
có quản lý do NHNNVN xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ
2.3 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái
2.3.1 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ trong ngắn hạn Trong ngắn hạn ở đây, có thể hiểu là những phản ứng tức thì của TGHĐ trong ngày hoặc trong một vài ngày
Tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư (NĐT): Theo Rosenberg (2003) và Westerhoff (2009) cho thấy “Tỷ giá hối đoái có thể chịu ảnh hưởng khi mức độ
Trang 2815
chấp nhận rủi ro và kỳ vọng của nhà đầu tư thay đổi” Khi mà NĐT cho rằng đồng nội tệ sẽ giảm giá thì họ sẽ thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư vào đồng nội tệ Nó có nghĩa là họ sẽ hạn chế và không sẵn sàng nắm giữ tài sản dưới dạng đồng nội tệ Ví dụ: khi đồng USD tăng giá, NĐT sẽ duy trì danh mục đầu tư của mình bằng đồng USD Vì thế trong ngắn hạn đồng USD sẽ được giữ ở mức cao Khối lượng đặt lệnh: Trong nghiên cứu của Evans and Loyns (2002) chỉ ra mối quan hệ giữa khối lượng đặt lệnh hàng ngày trong TGHĐ giữa đồng Mark Đức/ Yên Nhật Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi TGHĐ trong mô hình này là do sự thay đổi trong danh mục đầu tư của mỗi cá nhân do nhu cầu về phòng ngừa rủi ro và thanh khoản của họ Trên thị trường ngoại hối quốc tế có tồn tại sự biến động thuận chiều giữa TGHĐ giao ngay với dòng tiền giao dịch đưa vào thị trường của các trung tâm giao dịch hối đoái và khối lượng đặt lệnh của NĐT
Sự phản ứng đối với tin tức công bố: Trong nghiên cứu của Henriette and Marc (2005) về ảnh hưởng của tin tức đến tỷ giá Euro/USD cho rằng “Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn chịu tác động rất lớn của thông tin công bố (thông tin từ Ngân hàng Trung Ương, các chính trị gia)” Những thông tin về tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp tại Mỹ và Châu Âu sẽ nhanh chóng được thị trường tiếp nhận và truyền tải đến TGHĐ Thông tin tích cực từ Mỹ sẽ khiến cho các NĐT mua thêm đồng USD
và làm cho tỷ giá USD/Euro tăng lên, lực mua sẽ yếu dần cho đến khi đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn
Biến động giá vàng: Theo nghiên cứu của Sjaastad and Scacciavillani (1996) sử dụng lý thuyết hiệu quả nghiên cứu các quốc gia theo chế độ TGHĐ thả nổi, biến động TGHĐ có mối tương quan chặt chẻ với biến động của giá vàng, nhất là trong ngắn hạn Khi có sự biến động của giá vàng, thì các NĐT sẽ có sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư của mình từ các tài sản tài chính hoặc ngoại tệ sang vàng Nó nghĩa là sẽ tác động đến TGHĐ trên thị trường ngoại tệ do sự biến động của cung và cầu ngoại tệ tại thời điểm dịch chuyển cơ cấu
2.3.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong trung hạn và dài hạn
Trang 2916
Đối với các nhà hoạch định kinh tế và các doanh nghiệp thì những biến động của TGHĐ trung hạn và dài hạn nhận được nhiều quan tâm hơn những biến động trong ngắn hạn
a) Lạm phát
Lạm phát được các nhà kinh tế học nghiên cứu từ rất sớm và hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng “Lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục của mức giá chung trong một khoảng thời gian” Theo Samuelson (2004) cho rằng “Lạm phát xảy ra khi mức giá chung của giá cả và chi phí tăng lên” Mức giá chung được định nghĩa là mức giá trung bình của “giỏ hàng hóa và dịch vụ” của quốc gia đó Tại mỗi quốc gia đều có một giỏ hàng hóa và dịch vụ khác nhau phụ thuộc vào mức sống và thu nhập ở quốc gia đó Khi mức giá chung tăng lên, thì các thành phần trong nền kinh tế sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho chính loại hàng hóa và dịch
vụ trong giỏ đó, điều này chứng tỏ giá trị hay sức mua của đồng tiền tại quốc gia
đó bị giảm
Trong các chỉ số đo lường lạm phát thì đo lường lạm phát qua chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index, CPI) được sử dụng rộng rãi nhất CPI đo lường chi phí mua một rổ hàng hóa chuẩn tại những thời điểm khác nhau Rổ hàng hóa này bao gồm giá thực phẩm, quần áo, nhà cửa, xăng dầu, đi lại, dịch vụ y tế, học phí, các loại hàng hóa và dịch vụ khác được mua sắm cho cuộc sống hàng ngày Tất nhiên, giá của mỗi loại hàng hóa sẽ được gắn thêm một trọng số theo tầm quan trọng của hàng hóa đó trong nền kinh tế CPI được tính dựa trên công thức sau:
CPI = x 100% (k là số mặt hàng trong rổ hàng hóa) Trong đó: 𝑃 là giá sản phẩm i trong năm t, và 𝑃 , 𝑄 là giá và sản lượng của sản phẩm i trong năm cơ sở
Tốc độ tăng 𝐶𝑃𝐼 = x 100%, đây là tỷ lệ LP tính theo sự thay đổi của CPI
Trang 3017
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái, luận văn trích dẫn các công trình nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu này đã công bố theo mặt thời gian
Theo Mishkin (2004) công bố đề tài nghiên cứu “Inflation targeting in Asia”
đã cho thấy hai quốc gia thị trường mới nổi (emerging market) là Chile và Brasil
đã áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu và thu được những thành tựu nhất định, điều này sẽ mở ra một hướng đi mới cho chính sách tiền tệ tại các quốc gia thị trường mới nổi
Theo Achsani và cs (2010) trong nghiên cứu “The relationship between Inflation and Real Exchange Rate: Comparative Study between ASEAN+3, the
EU and North America” (Không có Việt Nam) cho rằng “Lạm phát luôn được xem xét là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản, và có mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại khu vực châu Á, nhưng không có quan hệ đó tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ” Theo Ewards (2011) đã kết luận rằng “Nếu chính sách tài khóa bền vững và Ngân hàng Trung Ương là độc lập (và chỉ tập trung đạt được những mục tiêu lạm phát của họ), lo sợ rằng tỷ giá linh hoạt sẽ dẫn đến lạm phát cao là đặt sai chổ” Theo nghiên cứu của Rajan (2012) về quản lý chế
độ tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Châu Á mới nổi trong thập kỷ 1999 - 2009 cho rằng “Mặc dù khu vực châu Á được xem là nơi có nhiều chế độ tỷ giá hối đoái trên thế giới, nhưng đang có dấu hiệu dịch chuyển dần dần theo hướng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn ở nhiều quốc gia trong khu vực Ở đó, có thấy bằng chứng về sự “Sợ tăng giá” được biểu hiện trong sự can thiệp của tỷ giá hối đoái bất đối xứng Nghĩa
là sẵn sàng cho phép giảm giá, miễn cưỡng cho phép tăng giá” Theo Hoàng Đình Minh (2014) kết luận rằng “Kiềm chế được lạm phát và ổn định được tỷ giá sẽ góp phần thu hút được vốn đầu tư từ thị trường quốc tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam tránh được rủi ro về tỷ giá và
có thể xây dựng được kế hoạch kinh doanh trong dài hạn”, Kết quả kiểm định trong nghiên cứu của Đào Thanh Bình và cs (2014) cho thấy “Nhân tố tác động mạnh nhất đến tỷ giá là lạm phát, dự trữ ngoại hối biến động ngược chiều với tỷ giá, và
Trang 3118
lãi suất có ảnh hưởng đến tỷ giá theo nguyên tắc cân bằng lãi suất trên thị trường vốn” Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Vũ Hà (2018) đã làm rõ chính sách điều hành và các công cụ phối hợp với chính sách TGHĐ thả nổi trong khuôn khổ lạm phát mục tiêu của Indonesia trong giai đoạn 2005 – 2017
Tuy nhiên, theo Mohd và cs (2016) kết luận rằng “Chỉ có một biến có thể được chấp nhận đó là xuất khẩu vì chỉ có biến xuất khẩu cho thấy mối quan hệ đáng kể với tỷ giá hối đoái Trong khi đó, lãi suất và lạm phát có mối quan hệ không đáng kể với tỷ giá hối đoái trong nghiên cứu tại các quốc gia Đông Nam Á”
b) Lãi suất
Trên thực tế, đồng tiền của một quốc gia sẽ có xu hướng tăng giá khi lãi suất tại quốc gia đó tăng so với lãi suất của những quốc gia khác và ngược lại Khi lãi suất trong nước tăng lên làm cho các NĐT nước ngoài mong muốn đầu tư vào quốc gia đó Các dòng vốn vào gia tăng, kéo theo việc đẩy giá trị tiền tệ của quốc gia này tăng lên, do NĐT nước ngoài cạnh tranh đầu tư vào thị trường tài chính tại quốc gia này
Từ hiệu ứng Fischer (1993) có thể thấy rõ hơn được mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái “Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát” Trên thực thế, lãi suất danh nghĩa và lạm phát tỷ lệ thuận với nhau nhằm đảm bảo lãi suất thực không đổi khi lạm phát tăng Triển vọng của lãi suất thực có ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư và chỉ tiêu của các thành phần trong nền kinh tế Sau khi thấy được kỳ vọng về lạm phát sẽ tăng, nếu các thành phần trong kinh tế tin rằng lãi suất danh nghĩa sẽ không thay đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ âm thì họ sẽ có xu hướng rút tiền gửi tiết kiệm hoặc chạy khỏi những tài sản tài chính được định giá bằng đồng tiền đó và chuyển sang đầu tư tài chính vào những tài sản tài chính khác không bị ảnh hưởng bởi lạm phát (vàng, bất động sản, ngoại tệ) Điều này sẽ tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái trung hạn và dài hạn dẫn đến giảm giá của đồng tiền của quốc gia có lạm phát kỳ vọng tăng Theo Kim and Roubini (2000) cho rằng “Hiện tượng kinh tế có thể bị ảnh hưởng
Trang 3219
bởi sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô Những thay đổi của hiện tượng kinh
tế cũng sẽ gây ra sự dịch chuyển tỷ giá hối đoái trong nước Biến số kinh tế vĩ mô chính như lãi suất sẽ gây ra những thay đổi trong chuyển động của tỷ giá hối đoái Hơn nữa, sự thay đổi tích cực của lãi suất danh nghĩa trong nước sẽ khiến đồng tiền được tăng giá và ngược lại”
c) Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng với một nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển, thể hiện qua một số điểm chủ yếu là: Thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc hiện đại hóa công nghệ của nền kinh tế, học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm quản lý hiện đại trên thế giới để phát triển kinh tế nhanh hơn và hiệu quả hơn, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần an sinh xã hội của một quốc gia, bên cạnh đó FDI cũng giúp thúc đẩy mở rộng giao thương quốc tế, phát triển thị trường và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2020) thể hiện vốn FDI tăng sẽ dẫn đến tỷ giá thực tăng Cho thấy vốn FDI là dòng vốn vào được chú trọng thu hút nhiều nhất ở khu vực Đông Á trong giai đoạn nghiên cứu Mặc dù đây được xem là dòng vốn dài hạn với ưu điểm giúp chuyển giao công nghệ và tạo nhiều việc làm Tuy nhiên, kết quả cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn vào này là làm xói mòn sức mạnh thương mại qua tác động làm tỷ giá tăng Theo nghiên cứu của Ifeakachukwu and Ditimi (2014) lại chưa tìm thấy mối quan hệ giữa dòng vốn vào (FDI và FPI) và tỷ giá hối đoái
d) Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (TTKT) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định TTKT còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời
Trang 3320
gian Khi TTKT, các hoạt động xuất khẩu sản phẩm cao hơn tốc độ tăng tỷ giá thì
tỷ lệ trao đổi về thương mại tăng Dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm và ngược lại Hầu hết các nhà kinh tế, nhà khoa học thường sử dụng biến tốc độ TTKT theo tăng trưởng GDP trong mô hình nghiên cứu vì tốc độ TTKT đo lượng sự gia tăng của mức sản xuất và các công trình nghiên cứu chủ yếu về các nhân tố kinh
tế vĩ mô tác động đến TTKT
Theo Barguellil và cs (2018) với đề tài nghiên cứu “Exchange Rate Volatility and Economic Growth” cho thấy sự biến động TGHĐ thực có tác động tiêu cực đến TTKT và ngoài ra, ảnh hưởng của TGHĐ phụ thuộc vào chế độ TGHĐ
và độ mở tài chính, tức là sự biến động có hại hơn khi các quốc gia áp dụng chế
độ tỷ giá linh hoạt và cởi mở tài chính Theo Nguyễn Thanh Bình và cs (2019) với
đề tài nghiên cứu “Tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế: Trường hợp các quốc gia Asean” Nghiên cứu tập trung phản ánh tác động của tỷ giá hiệu lực đa phương tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm quốc gia trong khu vực Asean bao gồm Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philippines, Malaysia trong giai đoạn
1989 - 2018 Bằng phương pháp ước lượng Prais – Winsten kết quả nghiên cứu cho thấy “Biến thu nhập bình quân đầu người năm trước, sự thay đổi của tỷ giá hiệu lực đa phương thực tế, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp FDI có ảnh hưởng tích cực với mức ý nghĩa thống kê 1% đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong mẫu nghiên cứu Biến tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ lệ độ mở thương mại (EI) có ảnh hưởng tiêu cực với mức ý nghĩa thống kê 1% đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Hệ số của các biến tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế (SAVE) không có ý nghĩa thống kê đến tốc độ tăng trưởng kinh tế”
e) GDP bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người (GDP per capita) là chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một quốc gia trong một năm GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể sẽ được tính bằng cách lấy GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội) của quốc gia tại thời điểm đó chia cho tổng số dân của quốc gia cũng tại
Trang 3421
thời điểm đó GDP bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội
tệ hoặc ngoại tệ, cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng và là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế Chỉ số GDP bình quân đầu người cao tỷ lệ thuận với mức thu nhập cũng như đời sống của người dân ở quốc gia đó, khi đó người dân trong nước sẽ có xu hướng muốn sử dụng các mặt hàng có chất lượng tốt từ bên ngoài Vì thế, nhu cầu
về ngoại tệ sẽ tăng, kéo theo tỷ giá hối đoái cũng tăng theo
Theo Nguyễn Văn Song (2020) nêu rõ “Khi tỷ giá hối đoái tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho xuất khẩu ròng tăng, điều này kéo theo thu nhập quốc dân tăng Và ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm cho xuất khẩu ròng giảm và làm cho thu nhập quốc dân giảm (trong điều kiện các yếu khác không đổi)”
f) Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payments, BoP) gọi tắt là cán cân thanh toán (CCTT) là một khái niệm phổ biến trong kinh tế học và là chỉ tiêu kinh
tế vĩ mô quan trọng, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô của mỗi quốc gia, phản ánh vị thế kinh tế của quốc gia đó trên thế giới Thông qua phân tích cán cân thanh toán thấy được thực trạng cán cân thanh toán của nước sở tại Nếu cán cân thanh toán ở tình trạng thâm hụt có thể tác động đến nền kinh tế bị rối loạn, gây ra bất ổn định về giá nội địa, khủng hoảng tài chính – tiền tệ, khủng hoảng kinh tế, và tác động xấu đến mối quan hệ quốc tế trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay Trong trường hợp cán cân thanh toán thặng dư thì các quốc gia thường sử dụng số thặng dư đó để tăng cường đầu
tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia
Theo International Monetary Fund (2009) - Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) hướng dẫn trong Cuốn Cẩm Nang phiên bản thứ 6 (BPM6), cán cân thanh toán được định nghĩa là bảng thống kê tóm tắt các giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú trong khoảng một thời gian nhất định, bao gồm cán cân hàng hóa và
Trang 3522
dịch vụ, cán cân thu nhập sơ cấp, cán cân thu nhập thứ cấp, cán cân vốn và cán cân tài chính Khái niệm cán cân thanh toán của Việt Nam được quy định tại Pháp lệnh ngoại hối và quy định chi tiết hơn tại Nghị định 16/2014/NĐ-CP (Nghị định 16), phù hợp với hướng dẫn của IMF
Theo Kenton (2019), cán cân thanh toán là một báo cáo, bao gồm tất cả các giao dịch kinh tế, tài chính, tài sản của một quốc gia với tất cả quốc gia trên thế giới trong một giai đoạn thời gian, thường là một năm hoặc một quý
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế vì mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách kinh tế là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng đối với mỗi quốc gia và do tính chất phức tạp của cán cân thanh toán quốc tế tại từng thời điểm và mỗi quốc gia đều khác nhau Do đó, nghiên cứu về cán cân thanh toán quốc tế luôn
là đề tài nghiên cứu được các nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm
Theo Batool và cs (2015) trong nghiên cứu cán cân thanh toán tại Pakistan cho rằng “Tỷ giá hối đoái thực tế ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đến cán cân thanh toán không chỉ trong dài hạn mà cả trong ngắn hạn trong trường hợp nghiên cứu tại Pakistan Lãi suất ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với cán cân thanh toán trong dài hạn, nhưng ảnh hưởng tích cực trong ngắn hạn GDP thực tế tăng giúp BOP chuyển theo hướng tích cực; cung tiền tăng ảnh hưởng tích cực đến BOP trong ngắn hạn nhưng ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn” Theo Basodan (2016) cho rằng “Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán có mối quan hệ chặt chẻ với nhau Tỷ giá hối đoái
có tác động rất lớn đến cán cân thanh toán Bất cứ khi nào tỷ giá hối đoái của một quốc gia nào giảm, có nghĩa là giá trị đồng tiền của quốc gia đó giảm, làm cho xuất khẩu rẻ hơn và nhập khẩu đắt hơn Điều này dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai
và có tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán Mặt khác, tăng tỷ giá hối đối của một loại tiền tệ sẽ giúp cho quốc gia đó cải thiện tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán” Cho rằng “Tỷ giá hối đoái và lạm phát có tác động tiêu cực với cán cân thanh toán trong giai đoạn nghiên cứu, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị các nhà
Trang 3623
hoạch định chính sách cần thúc đẩy năng suất và tăng cường/ khuyến khích xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn và nổ lực kiểm tra tốc độ gia tăng của lạm phát để khôi phục sự ổn định cho nền kinh tế Nigeria” theo nghiên cứu (Nwanekezie and Onyiro, 2018) Theo Nguyễn Phạm Anh (2021) trong nghiên cứu: Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn
2008 - 2020 cho rằng “Tỷ giá thực có tác động tiêu cực tới cán cân thương mại trong ngắn hạn Tỷ giá thực tăng, cán cân thương mại ngay lập tức thâm hụt ở 3 quý liên tục” Mặc dù trên lý thuyết, chính sách đồng nội tệ suy yếu có thể tác động nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của một nước, tuy nhiên, chính sách tỷ giá không nên chỉ thiên về riêng xuất khẩu, mà cần phải cân bằng lợi ích chung của nền kinh tế Phá giá mạnh sẽ tác động rất lớn đến sản xuất trong nước, nhất là các doanh nghiệp sản xuất với đầu vào là nguyên vật liệu nhập khẩu, phá giá mạnh khiến cho chi phí sản xuất tăng cao Phá giá mạnh làm tăng rủi ro và gánh nặng cho doanh nghiệp và chính phủ với các khoản vay bằng ngoại tệ g) Độ mở thương mại
Độ mở thương mại là mức độ mở của nền kinh tế sẽ tác động đến hoạt động thương mại và sự di chuyển của dòng vốn quốc tế đối với quốc gia đó Đối với những quốc gia có nền kinh tế mở hoàn toàn thì thường chọn TGHĐ thả nổi, vì nếu chọn TGHĐ cố định thì trong trường hợp xuất hiện những cú sốc bên ngoài thì các quốc gia này sẽ phải cố gắng duy trì mức TGHĐ cố định đã được công bố Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự do của nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường
Theo kết quả của nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên (2020) và Nguyễn Thị Hồng Vinh (2020) cho thấy độ mở thương mại giảm, tỷ giá có xu hướng tăng Điều này có thể lý giải do các hàng rào thương mại có thể khiến cán cân vãng lai xấu đi, làm nhu cầu và giá cả của hàng hóa phi thương mại tăng dẫn đến tỷ giá tăng
h) Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do
Trang 3724
Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) trên thị trường tự do (TTTD) được quyết định theo cung và cầu thị trường tự do, bao gồm: kiều hối, khách du lịch nước ngoài, buôn lậu, rửa tiền, và các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn ngoại tệ chính thức… Theo nghiên cứu của Oskooee and Goswami (2004), do cơ chế kiểm soát vốn, đặc biệt các quốc gia phát triển, sự tồn tại của thị trường ngoại hối tự do là rất phổ biến, còn gọi là thị trường chợ đen Thông thường TGHĐ trên TTTD cao hơn
so với TGHĐ chính thức, và TGHĐ chính thức tại các quốc gia này thường phải điều chỉnh theo kịp TGHĐ trên thị trường chợ đen
Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch giữa TGHĐ trên TTTD và TGHĐ niêm yết chính thức có thể bắt nguồn từ các ngân hàng không đáp ứng đủ ngoại tệ, chính sách kiểm soát của chính phủ và NHTƯ Trong ngắn hạn, TGHĐ trên TTTD có thể biến động mạnh hơn rất nhiều so với TGHĐ chính thức Tuy nhiên, trong dài hạn, TGHĐ trên TTTD và TGHĐ chính thức là cân bằng nhau, một phần vì các nhân tố tác động đến TGHĐ trên TTTD cũng sẽ tạo áp lực lên TGHĐ chính thức
và buộc NHTƯ phải điều chỉnh để lấp đầy khoảng trống giữa hai TGHĐ trên i) Các nguyên nhân khác
Ngoài các nhân tố trên, còn một số nguyên nhân có thể tác động đến tỷ giá hối đoái như sau:
- Tâm lý chuộng hàng ngoại
- Những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh…
- Khủng hoảng năng lượng
2.4 Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế
Trong thời kỳ HNKTQT như hiện nay, các quốc gia đều thấy được TGHĐ
là công cụ hữu hiệu cho thương mại quốc tế TGHĐ rất nhạy cảm, nó hấp thụ mọi tác động của các biến số kinh tế vĩ mô khác trong quá trình HNKTQT Ngược lại, chính sách TGHĐ cũng tác động đến CCTM, lạm phát, và tăng trưởng kinh tế 2.4.1 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại
Trang 3825
Trên phương diện lý thuyết thì TGHĐ, lạm phát, và chính sách thương mại
là những nhân tố tác động đến xuất nhập khẩu của một quốc gia, trong đó có thể coi TGHĐ là nhân tố tác động chính Khi các yếu tố khác không đổi, đồng nội tệ tăng giá làm cho hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn so với hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ khuyến khích nhập khẩu hàng hóa nước ngoài và hạn chế xuất khẩu hàng hóa trong nước đưa đến xuất khẩu ròng giảm Ngược lại, đồng nội tệ giảm giá sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa trong nước và hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài
Nếu NHTƯ phá giá tiền tệ, liệu hành động này có giúp tăng quy mô xuất khẩu và cải thiện được CCTM Có thể thấy rằng, giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn, khi phá giá tiền tệ thì làm cho TGHĐ thực tăng, điều này sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế Nhưng trên thực tế, điều này không phải bao giờ cũng đúng, để thấy được điều này diễn ra khi nào thì cần kiểm tra điều kiện Marshall – Lerner CCTM tính bằng nội
tệ được tính như sau:
TB = 𝑃 𝑋 – E.𝑃 𝑀 Trong đó: TB là cán cân thương mại được tính bằng nội tệ, 𝑃 là mức giá nội địa, 𝑋 là khối lượng hàng hóa xuất khẩu, E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, 𝑃
là mức giá nước ngoài và 𝑀 là khối lượng hàng nhập khẩu
𝑃 𝑋 là giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ gọi là X 𝑃 𝑀 là giá trị hàng nhập khẩu tính bằng ngoại tệ gọi là M, lúc này ta có:
TB = X – E.M Lấy đạo hàm hai vế theo E, ta có:
dTB = dX – EdM – MdE Chia cả hai vế cho dE, ta có:
Trang 3926
Lúc này sẽ có thêm hai khái niệm:
- Co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩu 𝜂 là phần trăm thay đổi của giá trị hàng xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1% và
𝜂 = 𝑑𝑋/𝑋𝑑𝐸/𝐸 tiếp theo có 𝑑𝑋 = 𝜂
𝑑𝐸 𝑋𝐸
- Co giãn của cầu hàng hóa nhập khẩu 𝜂 là phần trăm thay đổi của giá trị hàng nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1% và
𝜂 = −
𝑑𝑀𝑀𝑑𝐸𝐸
tiếp theo có 𝑑𝑀 = − 𝜂 𝑑𝐸 𝑀
𝐸Kết hợp hai hệ số co giãn vừa nhận được, ta có:
= 𝜂 + 𝜂 .𝑀 − 𝑀, nếu lấy M là thừa số, ta có:
tệ không hổ trợ xuất khẩu
Theo Goldstein and Kahn (1985) cho rằng “Tổng hệ số co giãn trong dài hạn luôn lớn hơn 1, còn trong ngắn hạn (dưới 6 tháng) thì tổng hệ số co giãn có xu hướng tiến đến 1” Các nhà nghiên cứu đều có chung nhận xét hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu trong ngắn hạn nhỏ hơn trong dài hạn
Trang 4027
Như vậy, TGHĐ đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép
so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại các quốc gia khác nhau Giá của hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia sẽ được tính theo giá của quốc gia nhập khẩu nếu biết TGHĐ giữa đồng tiền của hai quốc gia đó Vì thế, TGHĐ được sử dụng để điều tiết hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia có nền kinh tế mở cửa hội nhập
2.4.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế
Khi TGHĐ biến đổi liên tục sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh
tế Ở chiều ngược lại, diễn biến của nền kinh tế (tăng trưởng hay suy thoái) cũng tác động đến TGHĐ Tuy nhiên, mối quan hệ giữa TGHĐ và tăng trưởng kinh tế (TTKT) không phải là mối quan hệ trực tiếp như lạm phát và TTKT, ảnh hưởng của TGHĐ đến TTKT thường là gián tiếp
TGHĐ thường tác động đến TTKT thông qua các kênh sau:
- TGHĐ tác động đến tổng cầu từ đó tác động đến TTKT
- TGHĐ tác động đến tổng cung, khi sự thay đổi của TGHĐ làm thay đổi nguồn vốn đầu tư, các khoản nợ tính bằng ngoại tệ…từ đó ảnh hưởng đến TTKT Một trong những động cơ thúc đẩy TTKT là mở rộng đầu tư Trong khi, TGHĐ có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo (Kiat, 2008) Việc phá giá thực của đồng nội tệ sẽ làm gia tăng tài sản của nhà đầu
tư nước ngoài so với nhà đầu tư trong nước dẫn đến gia tăng FDI Đối với các quốc gia có nền kinh tế nhỏ và mở thì FDI là một động lực để tăng trưởng kinh tế Vì thế, FDI tăng cũng sẽ tác động tích cực đến TTKT của quốc gia đó
2.5 Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái tại các quốc gia/lãnh thổ
Theo Rajan (2012) công bố đề tài nghiên cứu “Management of exchange rate regimes in emerging Asia” Nghiên cứu xem xét lại vấn đề chế độ tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Châu Á mới nổi trong thập kỷ 1999 - 2009 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng “Mặc dù khu vực châu Á được xem là nơi có nhiều chế độ tỷ giá hối đoái trên thế giới, nhưng đang có dấu hiệu dịch chuyển dần dần theo hướng tỷ